Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương II: Chế độ quản lý ngoại hối ở Việt Nam (câu 1 đến câu 23)
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương II: Chế độ quản lý ngoại hối ở Việt Nam (câu 1 đến câu 23)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_chuong_ii_che_do_quan.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương II: Chế độ quản lý ngoại hối ở Việt Nam (câu 1 đến câu 23)
- Chương II : chế độ quản lý ngoại hối ở VN Câu 1 : Ngoại hối bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế. trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ có sẵn để chi trả, thanh toán lẫn cho nhau. Các loại ngoại hối theo pháp lệnh ngoại hối năm 2005 của VN : ( 5 loại) - Đồng tiền của các quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực. - Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác. - Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác. - Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú, vàng dưới khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang ra và mang vào lãnh thổ việt nam. - Đồng tiền của nước CHXHCNVN tr trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ VN hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Tại sao phải quản lý ngoại hối? (3 lý do) - Tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo lợi ích hợp pháp cho tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia nhằm ổn định sức mua của đồng ngân hàng việt nam, tiến tới việc chuyển đổi từng phần và toàn phần đồng ngân hàng VN chống nạn “ngoại tệ hóa” mà điển hình là nạn “đô la hóa” ở VN để cho trên lãnh thổ VN chỉ có 1 thước đo giá trị duy nhất đó là VND - Tăng cường hiệu lực, hoàn thiện hệ thống và cơ chế quản lý nhà nước về quản lý ngoại hối của VN để VN thực hiện có hiệu quả các cam kết của mình trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Câu 2 : Tiền tệ vn trong những điều kiện nào được coi là ngoại hối ? Đồng tiền của nước CHXHCNVN trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ việt nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế thì được coi là ngoại hối.
- Câu 3: Nguyên tắc quản lý ngoại hối trong giao dịch vãng lai là tự do hóa trong khuôn khổ của pháp lệnh ngoại hối năm 2005 và những cam kết của VN khi thành thành viên của WTO và những cam kết khu vực hoặc song phương của chính phủ VN với chính phủ các nước khác. Câu 4: Nguyên tắc quản lý ngoại hối đối với giao dịch vốn là khuyến khích dòng vốn đầu tư của nước ngoài vào VN, quản lý có hiệu quả các dòng vốn đầu tư của VN ra nước ngoài. Câu 5: Chính sách và biện pháp tác động đến cung và cầu ngoại hối trên thị trường ngoại hối : - Cán cân thanh toán quốc tế - Mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia khác nhau. - Sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. o Biện pháp hành chính o Chính sách hối đoái o Chính sách chiết khấu o Chính sách điều chỉnh giá trị tiền tệ - Đầu cơ - Lạm phát - Tình hình chính trị - Tăng trưởng kinh tế Câu 6: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến cung ngoại hối? cho ví dụ minh họa ở VN. Cung ngoại hối là khoản tiền nhận được từ bên ngoài do xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, nhận đầu tư, đi vay, kiều hối Cầu ngoài hối là những khoản tiền phải chi trả cho bên ngoài như thanh toán nhập khẩu, đầu tư bên ngoài, cho vay Các nhân tố ảnh hưởng tới tăng cung ngoại hối: - Nghị quyết 11/NQ – CP ngày 24/2/2011 khuyến khích xuất khẩu, khống chế lãi suất tiền gửi ngoại tệ ở mức không quá 3%/năm (một biện pháp khuyến khích doanh nghiệp bán ngoại tệ cho ngân hàng thay vì chỉ nhận được lãi suất tiền gửi thấp).
- - Xuất khẩu trong quý I/2011 tăng mạnh mẽ do nền kinh tế thế giới phục hồi. kim ngạch xuất khẩu trong quý I/2011 là 19.2 tỉ USD tăng 33.7% so với cùng kì năm ngoái. -ở vn với lượng lao động xuất khẩu lớn hàng năm, việc chuyển tiền và đầu tư về vn có xu hướng thuận lợi do sự thông thoáng và cởi mở trong chính sách kiều hối làm tăng lượng kiều hối chuyển về nước.(dưới 7000USD thì không phải khai báo, cho phép kiều bào tham gia mua bán bất động sản) - phi thương mại/dịch vụ khá phát triển, tạo điều kiện cung ngoại hối tăng. - Trong quý I/2011 tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 171.5 ngàn tỉ đồng trong đó vốn đầu tư nước ngoài 49.5 ngàn tỉ đồng chiếm 28.9% tăng 3.83% so với cùng kì. - Hàng năm nhận được viện trợ bên ngoài - Vn vẫn là quốc gia nhập siêu, cán cân thương mại bị thâm hụt nên vẫn phải đi vay bên ngoài để bù đắp giữa xk và nk. Các nhân tố ảnh hưởng đến giảm cung ngoại hối : - Lạm phát : lạm phát ở vn cao gây áp lực bất ổn kinh tế, lo ngại từ phía đầu tư nước ngoài. Chính phủ với chính sách kiềm chế lạm phát, NHTW tăng lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn làm hạn chế khả năng cho vay. Bên cạnh đó, đồng vn mất giá kép tác động không nhỏ đến nhà đầu tư nước ngoài. - Tình hình bất ổn ở bắc phi và thiên tai ở Nhật bản làm cho hàng trăm ngàn lao động đã và sẽ hồi hương làm giảm cung ngoại hối (nguồn kiều hối) - Trận động đất ở Nhật Bản làm giảm hoạt động thương mại giữa hai nước, tác động tiêu cực đến xuất khẩu và du lịch. - Đầu tư từ Nhật Bản vào VN (vốn ODA, FDI ) giảm do họ phải tạp trung vốn xây dựng lại đất nước. Câu 7: Yếu tố ảnh hường đến cầu ngoại hối. cho ví dụ minh họa ở vn. Các nhân tố ảnh hường tăng cầu ngoại hối: - Nhập khẩu : NK máy móc, xăng dầu và các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho làm hàng XK tăng lên. Kim ngạch NK tăng 23.8% so với cùng kì. - Lòng tin vào đồng nội tệ giảm, tình trạng dô la hóa nền kinh tế ở mức cao. Việc tiền đồng liên tục mất giá do lạm phát tăng đã kích hoạt nhu cầu nắm giữ ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp dẫn đến việc người dân tăng cường nắm giữ ngoại tệ khiến tình trạng đô la hóa nền kinh tế làm tăng cầu ngoại tê.
- Các nhân tố ảnh hường giảm cầu ngoại hối : - Chính phủ xiết chặt quản lý nhằm giảm tình trạng nắm giữ vàng trong dân(cấm kinh doanh vàng miếng), giảm hoạt động đầu cơ và nhập khẩu vàng lậu. từ đó giảm nhu cầu gom góp ngoại tệ để nhập lậu vàng làm giảm cầu ngoại tê. - Nỗ lực chống đô la hóa và ổn định tỉ giá. NHNN kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu đổi ngoại tệ. thị trường tự do ở các thành phố lớn ngừng giao dịch. Đồng thời chính phủ cũng tạo ra sự chênh lệch lãi suất cao giữa USD và VND để hướng dân cư và các tổ chức kinh doanh tài chính sẽ chuyển sang mục nội tệ nằm kìm nhu cầu ngoại tệ. - Thực hiện tăng mức dự trữ bắt buộc trên tiền gửi ngắn hạn và dài hạn, đồng thời các tổ chức tín dụng không sử dụng quá 80% số vốn huy động lãi suất cho vay đối với ngoại tệ lớn hạn chế cầu ngoại tệ. - Chính sách điều chỉnh giá trị tiền tệ : giảm giá tiền đồng để hạn chế NK, du lịch nước ngoài, luồng vốn đầu tư ra nước ngoài - Biện pháp hành chính : quy định về số ngoại tệ tối đa để giảm cầu ngoại tệ.(người cư trú chỉ được phép mang ra nước ngoài không phải khai báo hải quan tối đa là 5000USD). Câu 17: nghiệp vụ bảo lãnh ttrong lưu thông hối phiếu theo ULB 1930 Việc thanh toán một hối phiếu có thể được đảm bảo bởi một sự “bảo lãnh” đối với toàn bộ hoặc một phần số tiền của hối phiếu. sự bảo đảm này do một người thứ 3 hoặc thậm chí do một người đã kí như một bên liên quan đến hối phiếu đưa ra. Sự bảo lãnh có thể được ghi hoặc là ở ngay trên hối phiếu hoặc là một mảnh giấy đính kèm. Nó được diễn đạt bằng chữ “để bảo lãnh’ hoặc bất kì một câu nào tương tự và phải được người “bảo lãnh” kí. Sự bảo lãnh xem như được thành lập bằng chữ kí đơn thuần của người bảo lãnh ghi trên mặt hối phiếu. ngoại trừ trường hợp chữ kí của người kí phát hoặc ng bị ký phát. Người bảo lãnh bị ràng buộc trách nhiệm giống như người được anh ta bảo lãnh. Cam kết của người bảo lãnh có hiệu lực ngay ki cả trách nhiệm mà anh ta bảo lãnh không có hiệu lực đối với bất cứ lý do nào trừ trường hợp có sai sót về hình thức. Khi thanh toán một hối phiếu, người bảo lãnh có những quyền hạn phát sinh từ hối phiếu đối với người được bảo lãnh và đối với những ngời chịu trách nhiệm với những người ké tiếp sau này ghi trên hối phiếu. Nghiệp vụ bảo lãnh trong lưu thông hối phiếu theo CCCN2005
- Bảo lãnh hối phiếu là việc người thứ 3(ng bảo lãnh) cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ or 1 phần số tiền ghi trên hối phiếu nếu đã đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh không thanh toán or thanh toán không đầy đủ. Việc bảo lãnh được thực hiện bằng cách người bảo lãnh ghi cụm từ bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người dc bảo lãnh trên hối phiếu hoặc trên tờ phụ đính kèm hối phiếu. Trong trường hợp bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là bảo lãnh cho người ký phát. Câu 18: ký hậu hối phiếu : ký hậu là hành vi thể hiện bằng ngôn ngữ ở mặt sau hối phiếu của Người thụ hưởng đồng ý chuyển nhượng quyền hưởng lợi của mình cho một người khác được chỉ định trên hối phiếu. ký hậu là một thủ tục chuyển nhượng hối phiếu. Ký hậu để trắng Ký hậu theo lệnh đích danh Là việc ký hậu không chỉ định tên người là cách ký hậu trong đó chỉ định người bị thụ hưởng kế tiếp do thủ tục ký hậu mang ký phát hoặc trả cho ai đó hoặc trả theo lại. có 2 cách ký hậu để trắng : lệnh của ai đó. VD trả theo lệnh công ty G - Người ký hậu chỉ ký tên – công ty A ký. - Người ký hậu ký tên kèm theo câu Với cách ký hậu này người thụ hưởng hối “trả cho” hoặc câu trả theo lệnh bất phiếu có thể là công ty G. ký hậu theo cứ ai lệnhtạo điều kiện đẻ hối phiếu được chuyển Với cách ký hậu này, việc chuyển nhượng nhượng liên tục từ người này sang người hối phiếu không cần phải ký hậu nữa, mà khác bằng cách ký hậu nối tiếp. tuy nhiên chỉ bằng cách trao tay, ai nhặt được hối việc chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu phiếu thì người đó sẽ đương nhiên trở thành cuối cùng phải được thực hiện trước khi hối người thụ hưởng hối phiếu. vì vậy, bên phiếu đến hạn thanh toán. cạnh ưu điểm là dễ dàng lưu thông, còn có Trong thanh toán quốc nội cũng như quốc nhược điểm là rủi ro quá lớn, nếu để hối tế, ký hậu theo lệnh rất phát triển và đã trở phiếu rơi vào tay nười khác. thành một tập quán trong chuyển nhượng các công cụ chuyển nhượng. Câu 19 : * So sánh phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: - Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có nhiều ưu điểm hơn so với phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ. Cụ thể là:
- + Với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì người bán không bị lệ thuộc vào khả năng thanh toán của người mua mà chủ động trong việc giao hàng, nhận tiền. Còn phương pháp thanh toán nhờ thu kèm chứng từ thì người bán thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt hàng hoá của người mua, chứ chưa khống chế được việc trả tiền của người mua; người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể không trả tiền cũng được khi tình hình thị trường bất lợi cho họ. + Với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì vai trò của ngân hàng được nâng lên một bước quan trọng, có trách nhiệm trong mua bán giữa hai bên. Còn phương pháp thanh toán nhờ thu kèm chứng từ thì ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian thu tiền hộ, còn không có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua. + Với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì người mua có thể nhận được tiền ngay nếu ngân hàng chấp nhận thanh toán sau khi thấy bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các quy định của L/C. Còn phương pháp thanh toán nhờ thu kèm chứng từ thì việc trả tiền còn quá chậm chạp, từ lúc giao hàng đến lúc nhận được tiền có khi kéo dài vài tháng hoặc nửa năm. Câu 20 : Tình hình sử dụng hối phiếu trong thanh toán ở Việt Nam hiện nay còn chưa phổ biến. đó là vì Thứ nhất, chưa tạo dựng một hành lang pháp lý cho sự tồn tại và cho việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu được an toàn và thuận lợi. Mặc dù Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh thương phiếu có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2000 và Chính Phủ đã ban hành nghị định 32/2001/NĐ -CP ngày 5.7.2001 hướng dẫn thi hành pháp lệnh trên nhưng vẫn còn nhiều bất cập như chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế thứ hai,chưa có nhiều tổ chức tuyên truyền, phổ biến, thảo luận về hối phiếu và ích lợi của hối phiếu đến các doanh nghiệp, là những chủ thể chủ yếu trong quan hệ hối phiếu. thứ ba, hiệu lực hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)chưa cao dể có thể cung cấp chính xác và kịp thời năng lực chi trả, uy tín của các doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán hối phiếu, đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng. thứ tư, Nhà nước chưa có những ưu đãi hợp lý cho các doanh nghiệp cũng như các Tổ chức tín dụng có tham gia vào quan hệ hối phiếu. Và cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước chưa ban hành các thông tư hướng dẫn để các ngân hàng có thể mạnh dạn thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu như bảo lãnh
- Câu 21: 8 dk nội dung ký phát hối phiếu đòi nợ theo luật cccn 2005: - Cụm từ “hối phiếu đòi nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ - Yêu cầu thanh toán không điều kiện một số tiền xác định. - Thời hạn thanh toán - Địa điểm thanh toán - Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ của người bị ký phát. - Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ cho người cầm giữ. - Địa điểm và ngày ký phát - Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ ký của người ký phát. Câu 22 : so sánh hối phiếu đòi nợ và nhận nợ theo luật cccn 2005 Hối phiếu đòi nợ Hối phiếu nhận nợ - Khi số tiền ghi trên hối phiếu này được ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì số tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh toán. Trong trường hợp số tiền trên hối phiếu đòi nợ được ghi 2 lần trở lên bằng chữ hoặc bằng số và có sự khác nhau thì số tiền có giá trị nhỏ nhất được ghi bằng chữ có giá trị thanh toán. - Trong trường hợp hối phiếu không đủ chỗ để viết, hối phiếu đó có thể có thêm tờ phụ đính kèm. Tờ phụ đính kèm được sử dụng để ghi nội dung bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu. Người đầu tiên lập tờ phụ phải gắn lền tờ phụ với hối phiếu và ký tên trên chỗ giáp lai giữa tờ phụ và hối phiếu. - Giống nhau ở nội dung hối phiếu - Nghĩa vụ của người chuyển nhượng lần đầu hối phiếu nhận nợ giống như người ký phát hối phiếu đòi nợ - Thời hạn thanh toán không được ghi - Trường hợp địa điểm thanh toán trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu không được ghi trên hối phiếu nhận đòi nợ được thanh toán ngay khi nợ thì địa điểm thanh toán là địa chỉ xuất trình. của người phát hành. - Địa điểm thanh toán không được ghi - Trường hợp địa chỉ người phát hành trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu không được ghi trên hối phiếu nhận đòi nợ được thanh toán tại địa chỉ nợ thì địa điểm phát hành là địa chỉ của người bị ký phát. của người phát hành. - Địa điểm ký phát không được ghi cụ - Người phát hành có nghĩa vụ thể trên hối phiếu đòi nợ thì hối thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu phiếu đòi nợ được coi là ký phát tại nhận nợ cho người thụ hưởng khi địa chỉ của người ký phát. đến hạn thanh toán và có nghĩa vụ - Người ký phát có nghĩa vụ thanh khác như người chấp nhận hối phiếu
- toán số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ đòi nợ. cho người thụ hưởng khi hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán. Câu 23 Hối phiếu đích danh: Là loại hối phiếu ghi rõ tên người thụ hưởng, loại hối phiếu này không thể chuyển nhượng bằng nguyên tắc ký hậu Hối phiếu theo lệnh là một công cụ có thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như ký hậu đích danh hoặc ký hậu để trống. Ký hậu là thủ tục cần thiết trong giao dịch chiết khấu hoặc chuyển nhượng, là bằng chứng pháp lý thể hiện người thụ hưởng hối phiếu chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu cho người cầm giữ hối phiếu/người được chuyển nhượng