Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương I: Tổng quan về thanh toán quốc tế (câu 10 đến câu 16)
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương I: Tổng quan về thanh toán quốc tế (câu 10 đến câu 16)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_chuong_i_tong_quan_ve.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương I: Tổng quan về thanh toán quốc tế (câu 10 đến câu 16)
- Chương I – Tổng quan về thanh toán quốc tế Câu 16: Phân biệt người trả tiền trong các phương thức thanh toán: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, bảo lãnh (L/G), tín dụng chứng từ (L/C)? - Chuyển tiền (remittance): Người trả tiền là người nhập khẩu, người bị ký phát, người chi trả các chi phí dịch vụ, người trả cổ tức, trái tức, lãi vay NH, người trả tiền phạt, bồi thường - Ghi sổ (open accout): người trả tiền là người được ghi sổ. - Bảo lãnh (L/G): người trả tiền là người bảo lãnh khi người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. - Nhờ thu (collection): người trả tiền là người bị ký phát. - Tín dụng chứng từ (L/C): người trả tiền là ngân hàng mở thư tín dụng. Câu 17: Trong các phương thức thanh toán, phương thức nào đảm bảo quyền lợi hơn cho người xuất khẩu? Phương thức chuyển tiền bằng điện ứng trước: người mua (người nhập khẩu) có nghĩa vụ thanh toán cho người bán (người xuất khẩu) toàn bộ giá trị hoặc một phần giá trị của hợp đồng vào một ngày qui định trước khi giao hàng. Câu 18: Trong các phương thức thanh toán, phương thức nào đảm bảo quyền lợi hơn cho người nhập khẩu? - Phương thức ghi sổ: nhà xuất khẩu sẽ phải gánh chịu rủi ro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. - Phương thức nhờ thu trơn: Nhà xuất khẩu giao hàng và gửi trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu. Như vậy thông thường hoạt động này diễn ra trước thời điểm thanh toán. Đây có thể là một bất lợi cho nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu chưa phải thanh toán tiền hàng nhưng đã nắm
- giữ được chứng từ để nhận hàng từ nhà chuyên chở nhưng sau đó cố ý chiếm dụng vốn, thanh toán chậm, thiếu, từ chối thanh toán. Ngân hàng chỉ là một tổ chức trung gian thu hộ và có thể bị nhà nhập khẩu từ chối. Câu 19: Điều kiện thanh toán nào là phù hợp với điều kiện cơ sở giao hàng EXW, FAS, FCA? - Chuyển tiền - Bảo lãnh - Ghi sổ - Nhờ thu trơn - Stand by L/C Việc thanh toán chỉ dựa vào thực tế giao hàng, quyền lợi của người mua được đảm bảo hơn Câu 20: Điều kiện thanh toán nào là phù hợp với điều kiện cơ sở giao hàng FOB, CIF? - Nhờ thu kèm chứng từ - Tín dụng chứng từ - Thư ủy thác mua Việc thanh toán dựa vào chứng từ gắn thanh toán quốc tế với giao nhận vận tải quốc tế, quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn. Câu 21: Điều kiện nào sử dụng tập quán quốc tế quy định trong hệ thống văn bản pháp lý của Việt Nam
- Chương VII – Chuyển tiền & Ghi sổ Câu 1: Khái niệm, các loại chuyển tiền và quy trình thanh toán của phương thức chuyển tiền? - Khái niệm: Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng quy định - Có hai loại chuyển tiền: + Chuyển tiền bằng điện (T/T): là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin mạng viễn thông như SWIFT. + Chuyển tiền bằng thư (M/T): là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung bức thư mà ngân hàng này yêu cầu ngân hàng thanh toán thực hiện.Nó là chỉ thị của ngân hàng chuyển tiền với ngân hàng thanh toán theo yêu cầu NH này chi trả một khoản tiền được ấn định cho người thụ hưởng được chỉ định trong thư. - Có hai loại thời điểm chuyển tiền : + Chuyển tiền trước khi người hưởng lợi hoặc người được trả tiền thực hiện nghĩa vụ quy định trong hiệp định, hợp đồng hoặc các thỏa thuận khác. + Chuyển tiền sau khi người hưởng lợi hoặc người được trả tiền đã hoàn thành nghĩa vụ quy định trong hiệp định hợp đồng hoặc các thỏa thuận khác. - Quy trình thanh toán của phương thức chuyển tiền: + Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ quy định trong hiệp định, hợp đồng hoặc các thỏa thuận khác.
- + Người yêu cầu chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng của nước mình chuyển ngoại tệ ra bên ngoài. + Ngân hàng chuyển tiền báo nợ tài khoản ngoại tệ của người yêu cầu chuyển tiền. + Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho ngân hàng trả tiền ở nước người hưởng lợi. + Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản ngân hàng chuyển tiền. + Ngân hàng trả tiền báo có tài khoản người hưởng lợi. Câu 2: Khái niệm và quy trình thanh toán của phương thức ghi sổ? - Khái niệm: phương thức thanh toán ghi sổ là một phương thức trong đó quy định rằng người ghi sổ sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ của mình quy định trong hợp đồng cơ sở sẽ mở một quyển sổ nợ để ghi nợ. Người được ghi sổ bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến từng định kì nhất định do hai bên thỏa thuận (tháng, quý, nửa năm) người được ghi sổ sẽ sử dụng phương thức chuyển tiền để thanh toán cho người ghi sổ. - Quy trình thanh toán của phương thức ghi sổ : + Người ghi sổ cung ứng dịch vụ và mở sổ cái ghi nợ người được ghi sổ. + Người được ghi sổ yêu cầu ngân hàng nước người được ghi sổ chuyển tiền để thanh toán theo định kì. + Ngân hàng nước người được ghi sổ ghi nợ tài khoản người được ghi sổ. + Ngân hàng nước người được ghi sổ phát lệnh chuyển tiền cho ngân hàng trung gian (ngân hàng đại lý). + Ngân hàng trung gian báo nợ tài khoản ngân hàng chuyển tiền. + Ngân hàng trung gian báo có tài khoản người ghi sổ.
- Câu 3: Phân tích ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền? Trường hợp áp dụng? - Ưu điểm của phương thức chuyển tiền: + Là phương thức thanh toán đơn giản, ít khâu, ít chứng từ : người nhập khẩu chỉ cần yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người xuất khẩu ở một địa điểm xác định trong một thời gian nhất định. Khách hàng mở tài khoản một nơi nhưng có thể giao dịch chuyển tiền tại bất kỳ chi nhánh nào của ngân hàng và khi khách hàng có nhu cầu sẽ luôn được cung cấp đầy đủ ngoại tệ để thanh toán. + Tiết kiệm thời gian: thời gian phát hành và xử lý chứng từ thanh toán quốc tế tối đa 01 ngày. + Đối với người bán: thu được tiền hàng một cách an toàn và chắc chắn nhất, đảm bảo số tiền hàng không bị sụt giá trong những trường hợp đồng tiền bị phá giá, sụt giá - Nhược điểm của phương thức chuyển tiền: + Yêu cầu hai bên xuất khẩu và nhập khẩu phải có uy tín, sự tin tưởng cao với đối phương, và sự ổn định của đất nước đối tác. + Ít được áp dụng trong thanh toán ngoại thương vì thường chỉ có lợi cho người nhập khẩu hơn khi thanh toán bằng phương thức chuyển tiền trả trước vì người nhập khẩu nhận hàng xong mới phải chuyển tiền trả cho người xuất khẩu, nên người xuất khẩu cần cẩn trọng phòng ngừa rủi ro khi người nhập khẩu nhận hàng nhưng không trả tiền hoặc trả tiền chậm, không đủ. - Trường hợp áp dụng phương thức chuyển tiền: + Bên bán và mua hoàn toàn tin cậy nhau, người mua tin vào việc giao hàng của người bán, người bán tin vào việc trả tiền của người mua. + Khi phương thức này trở thành một bộ phận cấu thành của các phương thức khác. + Chỉ nên áp dụng phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế phi thương mại, bởi vì đặc trưng của giao dịch phi thương mại là chỉ sau khi có kết quả của việc hoàn thành nghĩa vụ giao dịch phi thương
- mại thì mới có số liệu để quy ra số tiền phải thanh toán. Ví dụ : tiền điện, nước, điện thoại, internet, tiền phạt, tiền thưởng, tiền bồi thường phải chi trả chỉ có thể tính được căn cứ vào số lượng thực tế đã sử dụng thể hiện trên các phương tiện đo lường chuyên dụng. Câu 4: Trường hợp áp dụng và những điểm cần lưu ý khi áp dụng phương thức chuyển tiền? - Trường hợp áp dụng phương thức chuyển tiền: + Bên bán và mua hoàn toàn tin cậy nhau, người mua tin vào việc giao hàng của người bán, người bán tin vào việc trả tiền của người mua. + Khi phương thức này trở thành một bộ phận cấu thành của các phương thức khác. + Chỉ nên áp dụng phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế phi thương mại, bởi vì đặc trưng của giao dịch phi thương mại là chỉ sau khi có kết quả của việc hoàn thành nghĩa vụ giao dịch phi thương mại thì mới có số liệu để quy ra số tiền phải thanh toán. Ví dụ : tiền điện, nước, điện thoại, internet, tiền phạt, tiền thưởng, tiền bồi thường phải chi trả chỉ có thể tính được căn cứ vào số lượng thực tế đã sử dụng thể hiện trên các phương tiện đo lường chuyên dụng. - Những điểm cần lưu ý khi áp dụng phương thức chuyển tiền: + Phương thức này có thể được áp dụng độc lập, cũng có thể là một bộ phận của phương thức thanh toán khác, thường là kết thúc của phương thức thanh toán khác như nhờ thu, ghi sổ, bảo lãnh ngân hàng, tín dụng chứng từ, tín dụng dự phòng, thư ủy thác mua. Nếu được áp dụng độc lập thì nó thường được sử dụng trong thanh toán quốc tế phi thương mại. + Thời điểm chuyển tiền phải được quy định rõ trong hiệp định, hợp đồng hoặc các thỏa thuận khác. + Quy định rõ phương tiện chuyển tiền : bằng điện (T/T) hay bằng thư (M/T). Nếu là T/T thì ai có trách nhiệm trả điện phí.
- + Cần chú ý đến độ tin cậy cũng như sự ổn định tại đất nước của người xuất khẩu trong trường hợp chuyển tiền trước và của người nhập khẩu trong trường hợp chuyển tiền sau. + Cần quy định rõ việc chuyển tiền thanh toán chậm giải quyết như thế nào, có phạt chậm trả không, mức phạt bao nhiêu, tính từ lúc nào trong trường hợp áp dụng phương pháp chuyển tiền trả sau. + Xuất trình cho ngân hàng những chứng từ hợp pháp làm bằng chứng cho yêu cầu chuyển tiền để ngân hàng kiểm tra. + Trong lệnh chuyển tiền cần tuyên bố rõ loại tiền chuyển, tên và địa chỉ người hưởng lợi, số tài khoản nếu có yêu cầu, nội dung chi tiết chuyển tiền, cam kết của người yêu cầu chuyển tiền và ai chịu phí chuyển tiền trong nước/ ngoài nước. + Hiện nay trên quốc tế chưa có luật quốc tế cũng như các tập quán quốc tế của ICC điều chỉnh phương thức thanh toán này nên việc chuyển tiền tất nhiên sẽ được điều chỉnh bằng luật quốc gia của nước chuyển tiền và các thỏa thuận đại lý kí kết giữa ngân hàng các nước nếu có. Câu 5: Trường hợp áp dụng và những điểm cần lưu ý khi áp dụng phương thức ghi sổ? - Trường hợp áp dụng phương thức ghi sổ: + Hai bên kí hợp đồng cơ sở phải thực sự tin cậy lẫn nhau. + Dùng cho phương thức hàng đổi hàng, gửi bán, đại lý kinh tiêu, nhiều lần, thường xuyên trong một thời kỳ nhất định. + Phương thức này chỉ có lợi cho người ghi sổ. + Dùng trong thanh toán phi thương mại như : tiền cước phí vận chuyển, tiền phí bảo hiểm, tiền hoa hồng trong nghiệp vụ môi giới, ủy thác, tiền lãi cho vay và thu nhập từ đầu tư. + Chủ yếu được áp dụng khi thanh toán giữa công ty mẹ với công ty con hoặc các công ty có quan hệ làm ăn lâu năm trong buôn bán. - Những điểm cần lưu ý khi áp dụng phương thức ghi sổ :
- + Phương thức này thường được áp dụng rộng rãi trong mậu dịch nội địa, ít dùng trong mậu dịch quốc tế vì nó không có sự đảm bảo đầy đủ cho người xuất khẩu thu tiền kịp thời + Chỉ mở sổ đơn biên, không mở sổ song biên. Nếu người được ghi sổ mở để theo dõi thì không có giá trị thanh quyết toán giữa hai bên. + Chỉ có hai thành phần tham gia phương thức thanh toán là người ghi sổ và người được ghi sổ, không thông qua ngân hàng. + Ghi sổ trên tài khoản là nghiệp vụ hoàn toàn do người bán tự đặt ra, không theo một nghiệp vụ có tính chất quốc tế hóa như ở ngân hàng. + Quy định thống nhất đồng tiền ghi nợ trên sổ cái của người ghi sổ và định kỳ mà người nhập khẩu phải thanh toán cho người xuất khẩu. + Căn cứ ghi nợ trên sổ cái là hóa đơn thực hiện. + Căn cứ nhận nợ của người được ghi sổ dựa vào giá trị hóa đơn thực hiện hoặc dựa vào kết quả tiếp nhận dịch vụ tại địa điểm quy định. + Cần thống nhất phương thức chuyển tiền giữa hai bên : hoặc là bằng thư hoặc bằng điện khi thời hạn tín dụng kết thúc. + Nếu áp dụng trong hợp đồng thương mại thì giá hàng trong phương thức ghi sổ này thường cao hơn giá hàng bán tiền ngay. Chênh lệch này chính là tiền lãi phát sinh của số tiền ghi sổ trong khoảng thời gian bằng định kỳ thanh toán theo mức lãi suất được người nhập khẩu chấp nhận. + Cần quy định rõ việc chuyển tiền thanh toán chậm của người ghi sổ được giải quyết như thế nào, có phạt chậm trả không, mức phạt bao nhiêu, tính từ lúc nào. + Nếu phát sinh sự khác nhau giữa số tiền ghi nợ trên sổ cái của người ghi sổ và số tiền nhận nợ của người được ghi sổ thì giải quyết như thế nào. + Hiện nay chưa có luật và tập quán quốc tế ICC điều chỉnh phương thức thanh toán ghi sổ, khi áp dụng cần vận dụng luật quốc gia của nước mở sổ cái và hoặc thỏa thuận ngân hàng đại lý giữa hai ngân hàng.
- Câu 6: Các yêu cầu về chuyển tiền theo quy định của Luật quản chế ngoại hối của Việt Nam 2005? - Điều 7. Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dịch vụ 1. Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng (TCTD) được phép để thanh toán nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. 2. Người cư trú phải chuyển toàn bộ ngoại tệ có từ việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ vào tài khoản ngoại tệ mở tại TCTD được phép mở tại Việt Nam ; trường hợp có nhu cầu giữ lại ngoại tệ ở nước ngoài thì phải được phép của ngân hàng nhà nước Việt Nam. 3. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện thông qua TCTD được phép. - Điều 8. Chuyển tiền một chiều. 1. Ngoại tệ của người cư trú là tổ chức ở Việt Nam thu được các khoản chuyển tiền một chiều phải được chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại TCTD được phép hoặc bán cho TCTD được phép. 2. Ngoại tệ của người cư trú là cá nhân ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được sử dụng cho mục đích cất giữ, mang theo người, gửi vào tài khoản ngoại tệ mở tại TCTD được phép hoặc bán cho TCTD được phép. 3. Người cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp 4. Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản được chuyển ra nước ngoài, trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài. Câu 7: Quy trình chuyển tiền trước và sau khi giao hàng? - Quy trình chuyển tiền trước khi giao hàng: + Người nhập khẩu ra lệnh cho ngân hàng của nước mình chuyển ngoại tệ ra bên ngoài.
- + Ngân hàng chuyển tiền báo nợ tài khoản ngoại tệ của người xuất khẩu. + Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho ngân hàng trả tiền ở nước người xuất khẩu. + Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản ngân hàng chuyển tiền. + Ngân hàng trả tiền báo có tài khoản người hưởng lợi. + Người xuất khẩu thực hiện nghĩa vụ giao hàng quy định trong hiệp định, hợp đồng hoặc các thỏa thuận khác. - Quy trình chuyển tiền sau khi giao hàng : + Người xuất khẩu thực hiện nghĩa vụ giao hàng quy định trong hiệp định, hợp đồng hoặc các thỏa thuận khác. + Người nhập khẩu ra lệnh chuyển tiền cho ngân hàng của nước mình chuyển ngoại tệ ra bên ngoài. + Ngân hàng chuyển tiền báo nợ tài khoản ngoại tệ của người nhập khẩu. + Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho ngân hàng trả tiền ở nước người xuất khẩu. + Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản ngân hàng chuyển tiền. + Ngân hàng trả tiền báo có tài khoản xuất khẩu. Câu 8: Trình bày thủ tục chuyển tiền theo quy định hiện nay của một NHTM Việt Nam? - Xuất trình cho ngân hàng những chứng từ hợp lệ làm bằng chứng cho yêu cầu chuyển tiền để ngân hàng kiểm tra bao gồm lệnh chuyển tiền và các giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền là hợp pháp. - Điền vào lệnh chuyển tiền những nội dung ngân hàng quy định : + Tuyên bố rõ loại tiền chuyển : ngoại tệ tiền mặt, ngoại tệ chuyển khoản, séc quốc tế, hối phiếu ngân hàng quốc tế + Tên và địa chỉ người hưởng lợi, số tài khoản nếu có yêu cầu. + Tên ngân hàng trung gian. + Nội dung chi tiết chuyển tiền.
- + Phí chuyển tiền ở Việt Nam ai chịu. + Phí chuyển tiền ngoài Việt Nam ai chịu. + Cam kết của người yêu cầu chuyển tiền. - Trả mức phí theo quy định của từng ngân hàng. Câu 9: Các rủi ro khi sử dụng phương thức chuyển tiền đối với các bên tham gia và biện pháp phòng ngừa? - Khi sử dụng phương thức chuyển tiền trả trước: + Đối với người xuất khẩu: đây là hình thức có độ an toàn rất cao và hoàn toàn có lợi cho người xuất khẩu. + Đối với người nhập khẩu: có độ rủi ro khá cao do tiền đã chuyển trước cho đối phương, việc giao hàng đúng hẹn, đúng số lượng hoặc chất lượng hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của bên xuất khẩu, vì vậy chỉ nên áp dụng với các nhà xuất khẩu có quan hệ thường xuyên và độ tin cậy cao. - Khi sử dụng phương thức chuyển tiền trả sau: + Đối với người xuất khẩu: có độ rủi ro cao do hàng đã chuyển cho người xuất khẩu, còn tiền hàng có thể không được thanh toán, bị chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. + Đối với người nhập khẩu: hoàn toàn có lợi cho người nhập khẩu - Biện pháp phòng ngừa: + Cần xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền. Ví dụ: chuyển trước bao nhiêu % tại thời điểm nào? Thanh toán nốt phần còn lại tại thời điểm nào? + Thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng. + Quy định rõ về phương tiện chuyển tiền? Chi phí chuyển tiền ai chịu? + Cam kết phạt rõ ràng về việc vi phạm thời gian, số lượng tiền (hàng) phải thanh toán (giao nhận).
- Câu 10: Các rủi ro khi sử dụng phương thức ghi sổ đối với các bên tham gia và biện pháp phòng ngừa? - Đối với người bị ghi sổ: hoàn toàn có lợi do lợi dụng được vốn của người ghi sổ. Tuy nhiên cũng cần xem xét kĩ mức giá người ghi sổ đưa ra có phù hợp với khả năng thanh toán và kiểm tra lại cẩn thận số liệu trên sổ cái có sai khác so với thực tế ghi sổ hay không. - Đối với người ghi sổ: có độ rủi ro cao vì việc thanh toán đúng hạn và đầy đủ hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người bị ghi sổ. - Biện pháp phòng ngừa: + Phải nghiên cứu kĩ luật quốc gia của nước chọn vận dụng phương thức thanh toán này hoặc có thể thỏa thuận ngân hàng đại lý giữa hai ngân hàng nước người ghi sổ và người bị ghi sổ. + Cần xác định rõ ràng thời điểm trả tiền, phương thức trả tiền giữa hai bên. + Việc thanh toán chậm của người bị ghi sổ được giải quyết như thế nào? Có phạt chậm trả hay không? Mức phạt bao nhiêu? Tính từ lúc nào? + Cần xem xét kĩ những tình huống có thể nảy sinh trong thực tế như khi phát sinh sự khác giữa số tiền ghi nợ trên sổ cái và số tiền nhận nợ của người bị ghi sổ thì giải quyết như thế nào?