Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương I: Tổng quan về thanh toán quốc tế (câu 1 đến câu 15)

docx 17 trang nguyendu 4670
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương I: Tổng quan về thanh toán quốc tế (câu 1 đến câu 15)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_chuong_i_tong_quan_ve.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương I: Tổng quan về thanh toán quốc tế (câu 1 đến câu 15)

  1. Thanh toán quốc tế Chương I TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ Câu 1: Trình bày khái niện về TTQT. Sự khác nhau giữa TTQT và thanh toán quốc nội là gì? ‐ Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán (bao gồm chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ và các phương thức thanh toán ) tạo thành thanh toán quốc tế giữa các quốc gia. ‐ TTQT khác thanh toán quốc nội là ở yếu tố ngoại quốc: Những hoạt động thanh toán nào có yếu tố ngoại quốc thì gọi là hoạt động thanh toán quốc tế, và ngược lại thì gọi là hoạt động thanh toán quốc nội. Các thành tố thể hiện yếu tố ngoại quốc: ˚ Chủ thể tham gia thanh toán là những người cư trú và người phi cư trú, không phân biệt quốc tịch. ˚ Tiền thanh toán được chuyển khoản từ tài khoản người phi cư trú sang tài khoản người cư trú hoặc tài khoản của hai người phi cư trú với nhau. ˚ Tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế là ngoại tệ đối với 1 trong 2 nước hoặc là nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ. Tiền có nguồn gốc ngoại tệ là: + Người nước ngoài XK hàng hóa vào một nước khác bằng tiền tệ của nước đó và sau đó dùng đồng nội tệ này để thanh toán tiền hàng Nk từ nước này. +Các chủ đầu tư nước ngoài chia lãi bằng nội tệ và được quy đổi ra bất cứ loại ngoại tệ nào. Số nội tệ này có nguồn gốc ngoại tệ. +Theo phương thức Thư ủy thác mua. Câu 2: Phân tích những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán quốc tế?(chủ thể tham gia thanh toán, các công cụ thanh toán và phương thức thanh toán) 1
  2. a) Chủ thể tham gia thanh toán quốc tế: (SGK tr12-tr16) _ Ngân hàng trung ương (cental bank- state bank): + Thay mặt chính phủ kí kết và thực hiện các hiệp định về tiền tệ và tín dụng quốc tế. + Là ngân hàng của các ngân hàng trong hoạt động tiền tệ và thanh toán quốc tế. _ Ngân hàng thương mại (commercial bank): + Trung gian tín dụng –chức năng cơ sở. + Trung gian thanh toán. + Tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng thay thế cho tiền mặt (thực hiện có hiệu quả chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ). _ Các chủ thể khác : + Pháp nhân, thể nhân hoạt động trong lĩnh vực phi ngân hàng: kinh doanh XNK hàng hóa, XK lao động và chuyên gia, du lịch, vận tải, bảo hiểm => Tham gia TTQT với tư cách là ủy thác cho NH thu và chi hộ. b) Các công cụ thanh toán: sgk tr37-tr38 - Thương phiếu : kỳ phiếu và hối phiếu. - Séc trong thanh toán quốc tế. - Thẻ ngân hàng. - Chứng chỉ tiền gửi, thư bảo lãnh. - Cổ phiếu, trái phiếu. - Hợp đồng phái sinh => Các công cụ lưu thông tín dụng không có giá trị nội tại của nó, cho nên nó không thể thay thế tiền mặt chấp hành chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ. Nó được sử dụng để thay thế cho tiền mặt thực hiện chức năng phương tiện lưu 2
  3. thông của tiền tệ, nhờ đó mà giảm thiểu được chi phí và rủi ro trong chuyên chở, bảo quản, giám định tiền tệ c) Các phương thức thanh toán: sgk tr39-tr41. - Căn cứ vào việc thanh toán có kèm theo các chứng từ thực hiện nghĩa vụ là điều kiện thanh toán hay không: + Nhóm phương thức thanh toán không kèm chứng từ thực hiện nghĩa vụ: ˚ Chuyển tiền - Remittance. ˚ Ghi sổ – Open Accounce. ˚ Nhờ thu phiếu trơn – Clean Collection. ˚ Thư bảo lãnh – Letter of guarantee. ˚ Thư tín dụng dự phòng – Standby L/C. + Nhóm phương thức thanh toán kèm theo chứng từ thương mại: ˚ Nhờ thu kèm chứng từ – Documentary Collection; ˚ Tín dụng chứng từ – Documetary Credit; ˚ Thư ủy thác mua - Letter of Authoritt to Purchase; - Căn cứ vào vai trò của Ngân hàng trong phương thức thanh toán: + Nhóm phương thức thanh toán trực tiếp: ˚ Chuyển tiền – Remittance; ˚ Ghi sổ – Open Accounce; ˚ Nhờ thu – Collection. + Nhóm phương thức thanh toán gián tiếp: ˚ Thư bảo lãnh – Letter og Guarantee; ˚ Thư tín dụng dự phòng - Standby L/C; 3
  4. ˚ Tín dụng chứng từ – Documetary Credit; ˚ Thư ủy thác mua - Letter of Authoritt to Purchase; - Căn cứ vào phương tiện chuyển các lệnh thu tiền và lệnh chuyển tiền hoặc trả tiền là thư hay bằng điện: + Nhóm phương thức thanh toán bằng thư truyền thống: ˚ Chuyển tiền bằng thư – Mail Tranfer; ˚ Ghi sổ – Open Accounce; ˚ Nhờ thu bằng thư – Collection by mail; ˚ Tín dụng chứng từ bằng thư – Documentary Credit by Mail; ˚ Thư bảo lãnh – Letter og Guarantee by Mail; ˚ Thư ủy thác mua - Letter of Authoritt to Purchase by Mail. + Nhóm phương thức thanh toán điện tử: ˚ Chuyển tiền bằng điện – Telegraphic Transfer; ˚ Telex; ˚ Fax; ˚ Swift MT 100& 200; ˚ EFT – electronic Funds Transfer; ˚ Thanh toán bằng séc – SWIFT MT 110; ˚ Nhờ thu bằng điện – Collection by MT 400; ˚ Tín dụng chứng từ bằng điện – Documentary Credit by MT 700; ˚ Thư bảo lãnh – Letter og Guarantee by MT 600. Câu 3: phân tích đặc điểm của thanh toán quốc tế? sgk tr41 – tr44 4
  5. - Thanh toán quốc tế khác thanh toán quốc nội ở yếu tố ngoại quốc( Chủ thể tham gia thanh toán, tiền tệ thanh toán, ngoại tệ được dùng để thanh toán); - H/đ thanh toán quốc tế là một loại dịch vụ mà NH cung ứng cho khách hàng: Đặc điểm chung: + dịch vụ mang tính vô hình; + quá trình cung ứng và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời; + không thể lưu trữ được dịch vụ. Đặc điểm riêng: + cung ứng dịch vụ qua biên giới quốc gia; + tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài; + hình thành đại lý dịch vụ ở nước người tiêu dùng dịch vụ. - H/đ thanh toán quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn: Không gian thanh toán quốc tế rộng, thời gian tương đối dài, cơ sở vật chất khoa học kĩ thuật còn chưa đồng đều, môi trường pháp lí quốc tế còn thiếu, chưa đồng bộ, nguồn nhân lực giữa các quốc gia chênh lệch. - Hệ thống thanh toán quốc tế phát triển ngày một hoàn thiện, thanh toán quốc tế điện tử sẽ có chỗ đứng thích đáng vào cuối thế kỉ này và dần dần thay thế cho thanh toán quốc tế bằng chứng từ truyền thống. Câu 4: phân tích vai trò của thanh toán quốc tế trong nền kinh tế quốc dân? - Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước: Giúp cho quốc gia phát huy lợi thế so sánh, kết hợp giữa sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế. - TTQT là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân. TTQT là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy hanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Nếu 5
  6. hoạt động TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến hoạt động lưu thông hàng hóa tiền tệ giữa người mua, người bán diễn ra trôi chảy, an toàn hơn. - TTQT làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. - Hoạt động TTQT làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam. Câu 5: Phân biệt tiền tệ quốc tế và tiền tệ quốc gia? Sgk tr18 & tr25 Tiền tệ quốc tế: Là tiền tệ chung của một khối kinh tế quốc tế. Tiền tệ quốc tế hay còn gọi là tiền hiệp định, bởi nó ra đời từ một hiệp định tiền tệ kí kết giữa các nước thành viên.VD: EURO, SDR, USD Tiền tệ quốc gia: Là tiền tệ của từng quốc gia riêng biệt như USD, JPY, VND Được phát hành, tồn tại và lưu thông là do Luật tiền tệ của từng nước quy định. Tồn tại dưới 3 hình thức: tiền mặt, tiền tín dụng bằng giấy, tiền điện tử. Câu 6: phân biệt sự giống và khác nhau giữa các loại tiền tệ: tiền tệ tự do chuyển đổi, tiền tệ chuyển khoản, tiền tệ clearing.( căn cứ vào khả năng chuyển đổi).  Giống nhau: + Đều là tiền tệ của một quốc gia hoặc một khu vực. + Đều nói lên khả năng chuyển đổi của tiền tệ trong thanh toán quốc tế.  Khác nhau: Tiền tệ tự do chuyển đổi: Là tiền tệ mà luật tiền tệ của nước hoặc khối kinh tế có tiền tệ đó cho phép bất cứ ai có thu nhập tiền tệ này đều có quyền yêu cầu hệ thống NH nước đó chuyển đổi tự do tiền tệ nước này các tiền tệ nước khác mà không cần có giấy phép. - Tiền tệ tự do chuyển đổi từng phần: việc chuyển đổi phụ thuộc vào một trong 3 yếu tố sau đây: 6
  7. + Chủ thể chuyển đổi: thường người phi cư trú thì không cần giấy phép chuyển đổi, người cư trú thì cần giấy phép; + Mức độ chuyển đổi: từng hạng mức do luật quy định; + Nguồn thu nhập tiền tệ: những nguồn thu nhập của người phi cư trú từ h/đ kinh doanh thương mại và dịch vụ quốc tế, từ h/đ đầu tư nước ngoài tại nước có tiền tệ đó sẽ được tự do chuyển đổi, còn các nguồn thu khác phi thương mại, dịch vụ, phi đầu tư muốn chuyển đổi phải có giấy phép. - Tiền tệ tự do chuyển đổi toàn phần có thể chuyển đổi ra bất cứ loại tiền quốc gia nào mà không cần phải thỏa mãn một điều kiện nào, một số đồng tiền tự do chuyển đổi toàn phần thông dụng trên thế giới: USD, EURO, GBP, JPY, AUD, CAD Hầu hết đó đều là các đồng tiền mạnh của các nền kinh tế phát triển và ổn định. Tiền tệ chuyển khoản: Là tiền tệ mà luật tiền tệ của một nước hoặc của một khối kinh tế quy định những khoản thu nhập bằng tiền tệ này sẽ được ghi vào tài khoản mở tại các NH chỉ định sẽ dược quyền chuyển khoản sang các tài khoản chỉ định của một bên khác cùng một NH hoặc một NH ở nước khác khi có yêu cầu mà không cần giấy phép. Tiền tệ chuyển khoản không thể tự do chuyển đổi sang ngoại tệ khác, nó chỉ được quyền chuyển nhượng quyền sở hữu tiền tệ từ người này sang người khác trên hệ thống tài khoản mở tại một Nh hoặc một hay một số NH khách ở nước khác.  Tiền tệ tự do chuyển đổi đã hàm chứa khái niệm chuyển khoản, còn ngược lại tiền tệ chuyển khoản không chứa đựng khái niệm tự do chuyển đổi. Tiền tệ clearing: Là tiền tệ quy định trong hiệp định thanh toán bù trừ hai bên kí kết giữa CP hai nước với nhau. Tiền tệ clearing không được chuyển đổi sang tiền tệ khác, không được chuyển khoản sang các tài khoản khác, chỉ được ghi Có và Nợ trên tài khoản clearing do hiệp định quy định, cuối năm sẽ tiến hành bù trừ bên Có và bên Nợ của tài khoản, bên nào dư nợ sẽ phải trả bằng ngoại tệ tự do hoặc chuyển sang tài khoản vay nợ năm sau hoặc trợ nợ bằng hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của nước chủ nợ. Câu 7: Khi đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu, người XK thường chọn loại tiền tệ nào? Phân tích tại sao? 7
  8. Khi đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu, người XK thường chọn loại tiền tệ tự do chuyển đổi để tránh rủi ro xuống giá và linh hoạt đổi ra bất cứ tiền nước nào nếu người xuất khẩu muốn. Câu 8: Có thể dùng vàng để thay ngoại tệ tính giá không? Tại sao? Sgk tr26 Tất cả tiền tệ quốc gia kể từ sau khi hệ thống tiền tệ Bretton wood sụp đổ cho đến ngày nay đều không được đổi ra vàng thông qua hàm lượng vàng. Vì vậy hàm lượng vàng của tiền tệ do CP các nước tuyên bố là không có ý nghĩa kinh tế. Vì vậy, không được dùng vàng để thay ngoại tệ tính giá. Câu 9: Phân biệt các loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế, cho VD minh họa (căn cứ vào phạm vi sử dụng)?sgk tr17 – tr28. Căn cứ vào phạm vi sử dụng tiền tệ, có thể chia ra làm ba loại tiền tệ sau: a) Tiền tệ thế giới (World currency): - Là tiền tệ đước các quốc gia đương nhiên thừa nhận làm phương tiện thanh toán quốc tế, phương tiện dự trữ quốc tế mà không cần có sự thừa nhận trong các hiệp định kí kết giữa các CP nhiều bên hoặc hai bên. Đồng tiền đó chỉ có thể là vàng. Chưa có một vật nào có thể thay thế vàng thực hiện chức năng tiền tệ thế giới. Vàng là tiền tệ thế giới trong thời đại ngày nay có đặc điểm sau: + Không dùng vàng để thể hiện giá cả cũng như tính toán tổng giá trị hiệp định hoặc/và hợp đồng. + Không dùng vàng để thanh toán hàng ngày của các gd phát sinh giữa các quốc gia. + Tiền giấy không được đổi ra vàng một cách tự do thông qua hàm lượng vàng của tiền tệ. + Vàng là tiền dự trữ của một quốc gia trong thanh toán quốc tế. + Vàng chỉ được dùng làm tiền tệ chi trả giữa nước mắc nợ nước chủ nợ cuối cùng sau khi không tìm được các công cụ trả nợ khác thay thế. b) Tiền tệ quốc tế ( International currency): 8
  9. Là tiền tệ chung của một khối kinh tế quốc tế. Tiền tệ quốc tế hay còn gọi là tiền hiệp định, bởi nó ra đời từ một hiệp định tiền tệ kí kết giữa các nước thành viên.VD: EURO, SDR, USD c) Tiền tệ quốc gia (National money): Là tiền tệ của từng quốc gia riêng biệt. Được phát hành, tồn tại và lưu thông là do Luật tiền tệ của từng nước quy định. Tồn tại dưới 3 hình thức: tiền mặt, tiền tín dụng bằng giấy, tiền điện tử. VD: USD, JPY, VND Câu 10: Thế nào là đồng tiền tính toán, đồng tiền thanh toán? Các quy định đồng tiền tính toán, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán quốc tế (căn cứ vào mục đích sử dụng)? Đồng tiền tính toán: là đồng tiền sử dụng để tính giá trị hợp đồng. Đồng tiền thanh toán: là đồng tiền sử dụng tại thời điểm thanh toán. Nếu 2 loại này khác nhau về loại tiền thì cần phải quy định thời điểm quy đổi tỷ giá, ở đâu, thị trường nào? Câu 11: Điều kiện đảm bảo hối đoái trong HĐ mua bán quốc tế là gì? Tại sao trong hợp đồng mua bán quốc tế cần thiết phải quy định điều kiện đảm bảo hối đoái? - Điều kiện đảm bảo hối đoái trong hợp đồng mua bán quốc tế là lựa chọn đồng tiền tương đối ổn định, xác định mối quan hệ tỷ giá với đồng tiền thanh toán để đảm bảo giá trị của tiền tệ thanh toán, để đảm bảo giá trị thực tế các khoản thu nhập bằng ngoại tệ trên hợp đồng. - Phải quy định điều kiện đảm bảo hối đoái để đảm bảo giá trị của đồng tiền thanh toán vì: + Trong điều kiện hiện nay, hàm lượng vàng của tiền tệ không còn có ý nghĩa thiết thực đối với việc xác định tỷ giá hối đoái, hệ thống tỷ giá cố định dưới mọi hình thức đã bị tan vỡ, tỷ giá trên thị trường thế giới biến đổi mạnh mẽ, sức mua của tiền tệ của nhiều nước giảm sút nghiêm trọng. 9
  10. + Khủng hoảng thu chi quốc tế của các nước làm cho tiền tệ thường xuyên biến động. Vì vậy, các khoản ngoại hối có thể bị tổn thất do ngoại hối đó sụt giá hoặc những khoản chi ngoại hối có thể tổn thất do ngoại hối đó tăng giá. Câu 12: Các cách đảm bảo hối đoái? Ưu nhược điểm của các loại đảm bảo hối đoái này? Trong điều kiện hiện nay nên sử dụng loại đảm bảo hối đoái nào? Những điều kiện bảo đảm hối đoái thường dùng là: điều kiện bảo đảm vàng, điều kiện bảo đảm ngoại hối, điều kiện đảm bảo theo “rổ” tiền tệ, điều kiện bảo đảm căn cứ vào tiền tệ quốc tế: SDR, ECU (hay EURO) và điều kiện bảo đảm căn cứ vào sự biến động của giá cả. Trong điều kiện hiện nay, nên sử dụng phương thức đảm bảo hạn chế được nhiều rủi ro nhất là phương thức kết hợp điều kiện bảo đảm vàng và điều kiện bảo đảm ngoại hối, còn gọi là điều kiện bảo đảm hỗn hợp. Với điều kiện này, trong hợp đồng quy định giá cả hàng hoá căn cứ vào một đồng tiền tương đối ổn định và xác định hàm lượng vàng của đồng tiền này. Đến lúc trả tiền nếu hầm lượng đã thay đổi thì giá cả hàng hoá phải được điều chỉnh lại một cách tương ứng. Đồng thời trả tiền tính bằng một đồng tiền khác căn cứ vào tỷ giá ngoại hối trung bình giữa tỷ giá cao và tỷ giá thấp giữa nó và đồng tiền thanh toán tại thị trường nước có đồng tiền tính toán vào ngày hôm trước hôm thanh toán. Ví dụ: giá hàng tính bằng bảng Anh có hàm lượng vàng là 2,13281 gam vàng nguyên chất, trả tiền bằng đồng tiền curon Thuỵ Điển căn cứ vào tỷ giá ngoại hối trung bình giữa tỷ giá cao và tỷ giá thấp giữa curon và bảng Anh tại London vào ngày hôm trước hôm trả tiền. Phần ưu nhược điểm tớ chưa tìm được, bạn nào có đáp án thì giúp t phần này với nhé! Thanks. Câu 13: Điều kiện thời gian thanh toán là gì? Có mấy cách quy định điều kiện thời gian trong hợp đồng mua bán quốc tế ? sgk tr30 – tr37. Điều kiện thời gian thanh toán (time of payment): Quy định thời gian trả tiền hàng của người mua hàng (người NK) cho người bán hàng (người XK). Có 4 cách quy định điều kiện thời gian thanh toán trong hợp đồng mua bán quốc tế: 10
  11. Thời gian trả tiền trước: Là việc trả toàn bộ hay từng phần giá trị hợp đồng sẽ xẩy ra hoặc là sau khi kí hợp đồng hoặc sau khi hợp đồng được phê duyệt hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu nhưng trước khi giao hàng một số ngày nhất định. - Trả tiền trước với mục đích cấp tín dụng: + Việc trả tiền sẽ được thực hiện x ngày sau ngày kí hợp đồng hoặc sau ngày hợp đồng có hiệu lực. + Số tiền ứng trước phụ thuộc vào khả năng cấp tín dụng của người NK cũng như nhu cầu vay vốn của người XK. + Thời gian cấp tín dụng tương đối dài trước khi người bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng, do đó tính lãi với số tiền ứng trước bằng cách chiết khấu vào giá bán hàng nhập khẩu. Công thức giảm giá: 퐏퐀 + { + 퐑}퐧 ― 푫푷 = 퐐 Trong đó: DP: Chiết khấu giá trị trên một đơn vị hàng hóa. PA: Số tiền ứng trước. R: Lãi suất (tháng, năm) N: Thời gian cấp tín dụng ứng trước (tháng, năm). Q: Số lượng hàng hóa của hợp đồng. - Trả tiền trước với mục đích là đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng: + Thời gian trả trước ngắn(10-15 ngày trước khi giao hàng) không tính lãi. + Số tiền ứng trước nhiều hay ít tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể: ˚ Nếu ký HĐ với giá cao hơn giá thị trường: Người XK yêu cầu người NK đặt cọc đảm bảo thực hiện HĐ: PA = Q . (HP – MP) PA: Tiền ứng trước; HP: Giá ký kết trong hợp đồng ở mức cao ; 11
  12. Q: Số lượng hàng hoá; MP: Giá bình quân trên thị trường. ˚ Trường hợp người XK không tin vào khả năng thanh toán của người NK, người XK yêu cầu người NK trả tiền ứng trước là: PA = TA . {(1 + R)N - 1} + Pe . PA: Tiền ứng trước; TA: Tổng trị giá hợp đồng TA . {(1 + R)N - 1}: Tiền lãi vay Ngân hàng; R: Lãi suất vay Ngân hàng ở nước người xuất khẩu; N: Thời hạn vay của người xuất khẩu ; Pe: tỷ lệ Tiền phạt vi phạm hợp đồng. Thời gian trả tiền ngay. COD COB D/P D/P x days COR - Cash on Delivery (C.O.D) : Người có nghĩa vụ trả tiền sẽ trả ngay khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng không trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng chỉ định. (EXW, FAS, DAF, FCA) người bán không chịu trách nhiệm bôc dỡ hàng hóa, sau khi giao hàng, người XK thông báo cho người NK những chứng từ như: Hóa đơn đã có xác nhận của người NK hoặc B/L “Received for shipment”, hoặc AWB,RWB, Post Receipt và yêu cầu trả tiền ngay. - Cash on board (C.O.B) : Người mua/người có nghĩa vụ trả tiền phải trả tiền ngay khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao ngay trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng quy định (thường liên quan đến giao hàng bằng đường biển, FOB,CFA,CIF) người bán phải lấy được vận đơn đã xếp hàng lên tàu, để lấy được tiền thì phải có bộ chứng từ chứng minh mình hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và thông báo hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người nhập khẩu. - At sight/Documents against payment (D/P) : Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người XK lập bộ chứng từ gửi hàng (Hóa đơn thương mại, Vận 12
  13. tải đơn hoặc chứng từ vận tải, giấy chứng nhận phẩm chất, bảo hiểm đơn, giấy chứng nhận xuất xứ )và chuyển đến người NK (bằng đường bưu điện quốc tế,qua người chuyên chở, chuyển trực tiếp cho người đại diện người NK tại nước người XK, qua hệ thống NH). Ngay khi nhận được chứng từ, người NK phải trả tiền ngay. Trao chứng từ: Vô điều kiện: gửi trực tiếp đến người nhận hàng( có tên chỉ định); Có điều kiện: thường theo lệnh ngân hàng. - D/P x days: Người mua trả tiền ngay sau khi nhận chứng từ từ 5-7 ngày. NH trao chứng từ hàng hóa cho người NK (trừ vận tải đơn) để kiểm tra chứng từ trong vòng từ 5-7 ngày, người NK trả tiền thì NH mới trao B/L hoặc kí hậu cho người NK. - Cash on receipt (C.O.R): Người NK thanh toán cho người XK ngay sau khi nhận hàng hóa tại nơi quy định hoặc tại cảng đến đến (người mua, bán, t3). Căn cứ vào biên lai kết toán nhận hàng tại cảng đến. Thanh toán trả sau: Người bán có thiện chí cấp tín dụng cho người mua hoặc thị trường thuộc về người mua (thời gian trả ngay + thời hạn trả sau) ( NXK cho phép trả chậm). + Trả tiền sau x ngày kể từ ngày nhận được thông báo của người XK đã hoàn thành giao hàng không trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng quy định. + Trả tiền sau x ngày kể từ ngày người XK đã hoàn thành giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng quy định. + Trả tiền sau x ngày kể từ ngày nhận được chứng từ - D/A (Document against Accertance). + Trả tiền sau x ngày kể từ ngày nhận xong hàng hóa. Thanh toán hỗn hợp: Tùy theo tính chất của hợp đồng, tính chất của loại hàng hóa mà điều kiện thời gian thanh toán có thể vận dụng một trong các cách trên hoặc vận dụng tổng hợp các cách. Câu 14: Điều kiện phương thức thanh toán là gì? Căn cứ phân loại điều kiện phương thức thanh toán?sgk tr39 – tr41. 13
  14. Điều kiện phương thức thanh toán: Là nội dung và cách thức tiến hành việc thu và chuyển trả tiền giữa người bán và người mua được quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương.(How to pay? & By what to pay?). Căn cứ phân loại: - Căn cứ vào việc thanh toán có kèm theo các chứng từ thực hiện nghĩa vụ là điều kiện thanh toán hay không: + Nhóm phương thức thanh toán không kèm chứng từ thực hiện nghĩa vụ: ˚ Chuyển tiền - Remittance. ˚ Ghi sổ – Open Accounce. ˚ Nhờ thu phiếu trơn – Clean Collection. ˚ Thư bảo lãnh – Letter of guarantee. ˚ Thư tín dụng dự phòng – Standby L/C. + Nhóm phương thức thanh toán kèm theo chứng từ thương mại: ˚ Nhờ thu kèm chứng từ – Documentary Collection; ˚ Tín dụng chứng từ – Documetary Credit; ˚ Thư ủy thác mua - Letter of Authoritt to Purchase; - Căn cứ vào vai trò của Ngân hàng trong phương thức thanh toán: + Nhóm phương thức thanh toán trực tiếp: ˚ Chuyển tiền – Remittance; ˚ Ghi sổ – Open Accounce; ˚ Nhờ thu – Collection. + Nhóm phương thức thanh toán gián tiếp: ˚ Thư bảo lãnh – Letter og Guarantee; ˚ Thư tín dụng dự phòng - Standby L/C; 14
  15. ˚ Tín dụng chứng từ – Documetary Credit; ˚ Thư ủy thác mua - Letter of Authoritt to Purchase; - Căn cứ vào phương tiện chuyển các lệnh thu tiền và lệnh chuyển tiền hoặc trả tiền là thư hay bằng điện: + Nhóm phương thức thanh toán bằng thư truyền thống: ˚ Chuyển tiền bằng thư – Mail Tranfer; ˚ Ghi sổ – Open Accounce; ˚ Nhờ thu bằng thư – Collection by mail; ˚ Tín dụng chứng từ bằng thư – Documentary Credit by Mail; ˚ Thư bảo lãnh – Letter og Guarantee by Mail; ˚ Thư ủy thác mua - Letter of Authoritt to Purchase by Mail. + Nhóm phương thức thanh toán điện tử: ˚ Chuyển tiền bằng điện – Telegraphic Transfer; ˚ Telex; ˚ Fax; ˚ Swift MT 100& 200; ˚ EFT – electronic Funds Transfer; ˚ Thanh toán bằng séc – SWIFT MT 110; ˚ Nhờ thu bằng điện – Collection by MT 400; ˚ Tín dụng chứng từ bằng điện – Documentary Credit by MT 700; ˚ Thư bảo lãnh – Letter og Guarantee by MT 600. Câu 15: Ngân hàng là người trả tiền cho người XK trong những phương thức thanh toán nào? 15
  16. Ngân hàng là người trả tiền cho người XK trong các phương thức thanh toán: ˚ Thư bảo lãnh – Letter og Guarantee; ˚ Thư tín dụng dự phòng - Standby L/C; ˚ Tín dụng chứng từ – Documetary Credit; ˚ Thư ủy thác mua - Letter of Authoritt to Purchase. 16