Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương I: Tổng quan về thanh toán quốc tế
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương I: Tổng quan về thanh toán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_chuong_i_tong_quan_ve.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương I: Tổng quan về thanh toán quốc tế
- CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ Câu 1:Trình bày khái niệm về TTQT. Sự khác nhau giữa TTQT và thanh toán nội địa là gì? a. TTQT là chỉ việc chi trả các nguồn tiền liên quan tới các hợp đồng kinh tế, tài chính giữa người cư trú và người phi cư trú mà kết quả của nó sẽ là làm tăng/ giảm ngoại hối của một quốc gia. b. Sự khác nhau giữa TTQT và thanh toán nội địa (trang 41) - Chủ thể tham gia: giữa người cư trú và phi cư trú. TTQT mua bán xuyên biên giới, hoạt động giữa các bên KD hàng hóa, DV giữa các quốc gia, thường có sự dịch chuyển hàng hóa giữa 2 qgia trừ mua bán trong khu chế xuất. - Mua bán có điều chỉnh, điều tiết, phải có sự cho phép của chính phủ còn phụ thuộc vào hạn ngạch, hàng rào, thuế quan, cấm vận - Tiền tệ dùng trong TTQT không còn là nội tệ của riêng 1 qgia mà là ngoại tệ đối với ít nhất 1 bên ký kết. Tiền tệ thanh toán được chuyển khoản từ người cư trú sang người không cư trú - Nguồn luật điều chỉnh TTQT chứa các yếu tố qte. Thứ tự ưu tiên về tính pháp lý theo thứ tự giảm dần là công ước và luật quốc tế, luật quốc gia, thông lệ và tập quán quốc tế. Câu 2:Những yếu tố cấu thành của cơ chế TTQT(trang 12) - Chủ thể tham gia thanh toán: + NHTW: Thay mặt chính phủ ký kết và thực hiện các hiệp định về tiền tệ, tín dụng quốc tế, điều chỉnh TGHĐ, chính sách ngoại hốinhằm mục tiêu ổn định kte ctri XH + NHTM: Trung gian tín dụng (vai trò quan trọng nhất), trung gian thanh toán, tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng thay thế cho tiền mặt (sec, CDs ) + Các chủ thể khác: Các DN, tổ chức cá nhân trong hoạt động XNK Ủy thác cho NH thu và chi hộ -Lựa chọn tiền tệ: dùng đồng tiền nước nào, đồng tiền thanh toán, đồng tiền tính toán - Các công cụ và phương thức thanh toán + Các công cụ: sec, hối phiếu, kỳ phiếu, thẻ thanh toán
- + Phương thức thanh toán: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, L/C . Câu 3:Đặc điểm hoạt động TTQT (trang 41) - Khác với thanh toán quốc nội - Là loại dịch vụ mà NH cung ứng cho khách hàng + Là loại dịch vụ mang tính vô hình + Quá trình cung ứng và tiêu thụ dịch vụ xảy ra đồng thời + Không thể lưu trữ được dịch vụ - Chứa đựng nhiều rủi ro - Hệ thông TTQT điện tử dần thay thế cho TTQT bằng chứng từ truyền thống Câu 4: Vai trò của TTQT trong nền kinh tế quốc dân: (trang 297 sách HVNH) - Bôi trơn và thúc đấy HĐXNK của nền kte như 1 tổng thể - Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp - Thúc đẩy và mở rộng HĐ dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế - Tăng cường, thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính - Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế Không có TTQT, hoạt động kinh tế đối ngoại không phát triển được. TTQT thúc đẩy việc mua bán nhanh hơn. Câu 5:Phân biệt tiền tệ thế giới và tiền tệ quốc gia (Trang 17) a. Tiền tệ thế giới - Là loại tiền được dùng làm phương tiện TTQT, phương tiện dự trữ quốc gia trên tất cả các nước trên TG mà không cần phải có sự thừa nhận của bất kỳ hiệp hội, tổ chức nào. - Hiện nay mới chỉ có vàng được coi là tiền tệ thế giới với những đặc điểm: + Không được dùng vàng để tính toán qui đổi giá trị HĐ + Không được dùng vàng để thanh toán hàng ngày giữa các qgia + Là dự trữ của các quốc gia trong TTQT + Không được quy đổi ra tiền giấy
- + Được dùng làm công cụ chi trả nợ cuối cùng khi không tìm được phương tiện khác thay thế b. Tiền tệ quốc gia - Do 1 nước lập ra tuân theo luật tiền tệ của từng nước gọi là nội tệ với nước phát hành. - Có thể được sử dụng trong TTQT nhưng với mức độ khác nhau tùy thuộc vào uy tín của đồng tiền và sự lựa chọn của các bên trong TTQT. Câu 6:Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các loại tiền tệ: tiền tệ tự do chuyển đổi, tiền tệ chuyển khoản, tiền tệ clearing (trang 28) a. Giống nhau: -Đều có thể dùng trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và trong TTQT - Đều do hiệp định hoặc tổ chức chính phủ giữa 2 nước quy định, diễn ra giữa 2 nước hoặc nhiều nước. -Tiền tệ chuyển khoản và tiền tệ clearing đều không được tự do chuyển đổi sang các loại tiền tệ khác mà cần phải có giấy phép và tiền thu được trong hoạt động TTQT đều ghi vào tài khoản ở ngân hàng. b. Khác nhau: * Tiền tệ tự do chuyển đổi: -Là loại tiền tệ do 1 nước hoặc 1 tổ chức kinh tế quy định. Loại tiền này có thể tự do chuyển đổi sang tiền tệ của nước khác mà không cần phải có giấy phép. -Có 2 loại: + Chuyển đổi toàn bộ + Chuyển đổi từng phần -Chủ thể chuyển đổi: người phí cư trú có thể tự do chuyển đổi còn người cư trú phải có giấy phép do luật quản lý ngoại hối quy định - Nguồn thu nhập tiền tệ: thu được từ các hoạt động kte thương mại và phi thương mại. - Mức độ chuyển đổi: đến 1 hạn mức thanh toán nào đó cần có giấy phếp * Tiền tệ chuyển khoản:
- - Là 1 loại tiền tệ do nước hoặc tổ chức kte quy định mà thu nhập từ loại tiền tệ này phải được ghi vào tài khoản ở ngân hàng và có thể chuyển đổi sang tài khoản khác của cùng 1 ngân hàng hoặc sang NH ở các nước khác khi có yêu cầu mà không cần giấy phép - Không thể chuyển đổi sang các loại tiền tệ khác nhưng có thể chuyển đổi quyền sở hữu - Là một phần của tiền tệ tự do chuyển đổi * Tiền tệ clearing: - Loại tiền tệ quy định trong hiệp định đã ký kết giữa chính phủ 2 nước, dùng trong hoạt động thanh toán bù trừ - Không được tự do chuyển đổi sang các loại tiền tệ khác - Khi có hoạt động diễn ra thì ghi có và nợ vào tài khoản clearing để cuối năm quyết toán - Bên nào có số dư tài khoản nợ phải thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc trả bằng hàng hóa theo yêu cầu của nước chủ nợ hoặc chuyển sang tài khoản nợ năm sau, phụ thuộc vào hiệp định đã ký Câu 7:Khi đàm phán ký hợp đồng xuất khẩu, người xuất khẩu thường chọn loại tiền tệ nào? Tại sao? -Tiền mạnh để tránh khỏi RR tỷ giá, tiện cho việc thu tiền - Đồng tiền chung của HĐ XK sẽ hạn chế được sự tdoi về giá trị đồng tiền Câu 8:Có thể dùng vàng để thay ngoại tệ làm phương tiện tính giá không? Tại sao -Tiền giấy không được tự do chuyển đổi ra vàng, tính giá bằng vàng thì quy ra số tiền thanh toán là điều không thể, tỷ giá quy đổi không có - Biên độ biến động của giá vàng lớn, khó có thể kiểm soát, bất lợi về sự thay đổi giá trị trong HĐXNK Câu 9:Phân biệt các loại tiền tệ trong TTQT, cho ví dụ minh họa (trang 17) Có 3 cách phân loại a.Theo phạm vi sử dụng:
- - TT thế giới: vàng - TT quốc tế: USD trong Brettonwoods, EUR, Rúp chuyển khoản của hội đồng tương trợ kte các nước XHCN, SDR - TT quốc gia: b. Theo khả năng chuyển đổi: - Tự do: USD, EURO, GBP, JPY, AUD - Chuyển khoản (tự do chuyển nhượng): đồng rúp - Clearing: Hiệp định ký kết với Ấn Độ bằng đồng Rupi của Ấn, với Ai Cập bằng đồng Bảng Ai Cập c. Theo mục đích sử dụng trong TTQT: - Đồng tiền tính toán - Đồng tiền thanh toán Nếu khác nhau phải quy định thời điểm quy đổi tỷ giá d. Theo mức độ sử dụng: Mạnh, yếu e. Hình thái tồn tại: - Tiền mặt - Tiền tín dụng Câu 10:Định nghĩa đồng tiền tính toán và thanh toán, các quy định trong HĐ mua bán quốc tế: -Đồng tiền tính toán: là loại tiền được quy định trong HĐ mua bán dùng để tính giá trị các loại hàng hóa, dịch vụ - Đồng tiền thanh toán: để trả tiền, thanh toán HĐ, công nợ * Các quy định:
- - Đồng tiền tính giá hoặc thanh toán không còn là nội tệ của 1 quốc gia mà là ngoại tệ đối với ít nhất 1 bên ký kết, có thể là cùng chung 1 đồng tiền hoặc là 2 loại đồng tiền khác nhau, có thể là của nước XK, NK hoặc 1 nước thứ 3 - Việc lựa chọn phụ thuộc vào: + Tập quán sử dụng đồng tiền trong TTQT + Khu vực kte thế giới (EEC hay dùng EUR) + Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường thế giới + So sánh ưu thế của 2 bên Câu 11:Điều kiện đảm bảo hối đoái trong HĐ mua bán quốc tế là gì? Tại sao trong hợp đồng mua bán quốc tế cần thiết phải quy định điều kiện đảm bảo hối đoái Điều kiện đảm bảo hối đoái trong HĐ mua bán quốc tế là phương thức quy định trong HĐ nhằm đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu nhập không thay đổi dù cho TGHĐ biến động Tiền tệ thường xuyên biến động kể cả ngoại tệ mạnh, gây tổn thất cho các nhà XNK, tiền xuống giá, XK bị ảnh hưởng còn tiền lên giá thì có hại cho NK. Để đảm bảo thu nhập cho nhà XK cũng như các khoản chi của nhà NK cần có các điều kiện đảm bảo hối đoái. Câu 12:Các cách đảm bảo hối đoái? Ưu nhược điểm của các loại đảm bảo hối đoái này? Trong điều kiện hiện nay nên sử dụng điều kiện đảm bảo hối đoái nào? Có 3 cách a.Đảm bảo bằng vàng: - Trong chế độ bản vị vàng, mỗi đồng tiền đều gắn với 1 hàm lượng vàng nhất định, vì vậy tỷ giá luôn ổn định nên trong chế độ bản vị vàng thì các hợp đồng ngoại thương k cần thiết phải có điều kiện đảm bảo bằng vàng - Ngày nay đồng tiền thả nổi nên giá vàng thường xuyên biến động có khi tăng cao cũng có khi giảm thấp (Do nhiều nguyên nhân khác nhau) do đó 2 bên sẽ thỏa thuận với nhau nếu có biến động về giá vàng khi thanh toán so với giá vàng tại thời điểm ký kết hợp đồng thì 2 bên sẽ điều chỉnh hợp đồng phù hợp với giá trị hiện tại b. Đảm bảo ngoại hối
- - Điều kiện đảm bảo ngoại hối là lựa chọn một đồng tiền tương đối ổn định, xác định mối quan hệ tỷ giá với đồng tiền thanh toán để đảm bảo giá trị tiền tệ của hợp đồng thanh toán. - Có 2 cách: + Trong HĐ quy định đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán là một, và đồng thời xác định tỷ giá giữa đồng tiền đó và 1 đồng tiền khác (thường là đồng tiền tương đối ổn định). Khi trả tiền nếu tỷ giá đó thay đổi thì giá trị HĐ, hàng hóa cũng phải thay đổi tương ứng. + Trong hợp đồng quy định đồng tiền tính toán là một đồng tiền (thường là đồng tiền tương đối ổn định) và 1 đồng tiền khác dùng để thanh toán (tùy thuộc vào sử thỏa thuận trong HĐ). Khi trả tiền, căn cứ vào tỷ giá giữa 2 loại đồng tiền này để tính ra số tiền phải thanh toán -Cần chú ý tới vấn đề tỷ giá thanh toán là tỷ giá nào. Người ta thường lấy tỷ giá trung bình giữa tỷ giá cao nhất và tỷ giá thấp nhất của ngày trước hôm ngày trả tiền. Trong trường hợp 2 đồng tiền cùng sụt giá 1 mức độ như nhau thì đảm bảo ngoại hối mất tác dụng. - Ngoài ra người ta còn kết hợp đảm bảo bằng vàng và đảm bảo ngoại hối, gọi là đảm bảo hỗn hợp để đảm bảo giá trị tiền tệ của HĐ ngoại thương. Người ta sẽ chọn 1 loại làm đồng tiền tính giá và xác định hàm lượng vàng của đồng tiền đó. Khi thanh toán nếu giá vàng thay đổi thì giá trị của HĐ cũng được thay đổi theo. Sau đó số tiền thanh toán sẽ căn cứ vào tỷ giá giữa đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán. c. Đảm bảo bằng rổ tiền tệ: - Ngày nay TGHĐ biến động mạnh kể cả là ngoại tệ mạnh nên dùng rổ tiền tệ là thích hợp nhất. - Trong rổ tiền tệ, loại tiền này có thể tăng, loại khác có thể giảm mà mức độ tăng giảm khác nhau - Có 2 cách quy định: + Đồng tiền tính toán được dựa vào bình quân tỷ giá biến động của mỗi loại tiền tệ trong rổ. + Được dựa vào tỷ lệ biến động bình quân TGHĐ của cả rổ. d.Sử dụng các HĐ ngoại hối phái sinh Câu 13:Điều kiện thời gian thanh toán là gì? Có mấy cách quy định?(Trang 30)
- Điều kiện thời gian thanh toán là điều kiện quan trọng ảnh hưởng tới lợi ích của các đơn vị XNK, quy định về thời gian thanh toán trong HĐ XNK, khi nào người NK phải trả tiền cho người XK Có 4 cách quy định: a.Trả tiền trước: - Ngay sau khi ký kết HĐ hoặc là sau khi tổ chức XK chấp nhận đơn đặt hàng NK trả 1 phần hoặc toàn bộ giá trị HĐ trong 1 tgian nhất định trước ngày giao hàng -Mục đích: Cấp tín dụng cho người XK, nó phụ thuộc vào khả năng của người NK và nhu cầu vay vốn của người XK - Thời gian cấp tín dụng dài, khoản tiền trả trước lớn, giá hàng bán sẽ giảm lúc thanh toán HĐ được tính như tiền lãi của tiền ứng trước. - Nó được coi như là 1 khoản đặt cọc đảm bảo nếu người NK không thực thiện HĐ thì mất tiền đặt cọc. + Bảo đảm thực hiện HĐ (thời gian trả trước ngắn, 10-15 ngày trước ngày giao hàng và không tính lãi tiền ứng trước) b.Thanh toán ngay 1. COD (cash on delivery): người mua trả tiền ngay khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng không trên phương tiện vận tải tịa nơi giao hàng chỉ định. 2. COB: khác với COD, thanh toán trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng chỉ định. 3. D/P: trả tiền ngay sau khi nhận được chứng từ 4. D/P x days (5-7 ngày): - Phù hợp với điều kiện thương mại, có thời gian để ktra chứng từ - NH trao chứng từ hàng hóa cho người NK ktra chứng từ nếu người NK trả tiền thì NH mới ký hậu hoặc trao B/L cho người mua 5. COR (cash on receipt): người NK trả tiền cho người XK ngay khi nhận xong hàng hóa tại nơi quy định hoặc tại cảng đến
- - Căn cứ thanh toán là biên lai kết toán nhận hàng c. Thanh toán trả tiền sau: - Là phương thức người bán có thiện chí cấp tín dụng cho người mua hoặc thị trường thuộc về người mua - Có các loại: + COD x days + COB x days + D/A x days: trả tiền sau x ngày nhận được chứng từ + COR x days d.Thanh toán hỗn hợp Câu 14:Điều kiện phương thức thanh toán là gì? Căn cứ phân loại phương thức thanh toán? Điều kiện phương thức thanh toán là những điều kiện về cách thức tiến hành việc đòi và trả tiền giữa người bán và người mua được quy định trong HĐ mua bán ngoại thương. Phân loại: -Không kèm chứng từ: chuyển tiền, ghi sổ, L/G, nhờ thu trơn (có lợi cho người mua) + Kèm chứng từ: Nhờ thu kèm chứng từ, L/C, A/P -Theo vai trò của NH + Nhóm phương thức thanh toán trực tiếp: chuyển tiền, mở tài khoản, nhờ thu + Nhóm phương thức thanh toán gián tiếp: L/G, thư tín dự phòng, L/C, A/P -Theo phương tiện chuyển các lệnh thu tiền hoặc trả tiền + Bằng thư truyền thống, bằng thư, bằng mail + Thanh toán điện tử bằng SWIFT, T/T, sec Câu 15:Ngân hàng là người trả tiền cho người XK trong những phương thức thanh toán nào
- - L/C, A/P - L/G, stand by L/C khi nhà NK không đủ khả năng chi trả 16._Người NK trả tiền trong các trường hợp: chuyển tiền , ghi sổ,nhờ thu _NH trả tiền trong trường hợp: bảo lãnh,tín dụng chứng từ 17.Trong các phương thức thanh toán phương thức đảm bảo quyền lợi cho người XK là thư bảo lãnh ,tín dụng chứng từ, thư tín dụng dự phòng, thư ủy thác mua 18.Trong các phương thức thanh toán phương thức đảm bảo quyền lợi cho người NK là chuyển tiền, ghi sổ ,nhờ thu 19.Điều kiện thời gian thanh toán phù hợp với điều kiện cơ sở giao hàng EXW,FAS,FCA là thời gian trả ngay 20.Với điều kiện cơ sở giao hàng FOB,CIF thì dùng điều kiện thời gian thanh toán là thời gian trả ngay