Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương học VIII: Phương thức thanh toán kèm chứng từ thương mại (câu 22 đến câu 37)

doc 32 trang nguyendu 4680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương học VIII: Phương thức thanh toán kèm chứng từ thương mại (câu 22 đến câu 37)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_chuong_hoc_viii_phuon.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương học VIII: Phương thức thanh toán kèm chứng từ thương mại (câu 22 đến câu 37)

  1. 22. Khi thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ, doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý những điều gì? Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng - ngân hàng mở thư tín dụng - theo yêu cầu của khách hàng - người yêu cầu mở thư tín dụng - sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác - người hưởng lợi số tiền của thư tín d ụng - hoặc chấp nhận hối phiếu do ngư ời này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù h ợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Trong phương thức tín dụng chứng từ thì quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn như: đảm bảo thu tiền về an toàn; giá trị hợp đồng thu về không bị mất giá trong trường hợp tiền tệ biến động; mở rộng qua hệ buôn bán; trong những điều kiện thương mại giống nhau thì thu tiền càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, người xuất khẩu cũng sẽ gặp phải những rủi ro nhất định và cần lưu ý những điểm sau. 1. Người hưởng lợi L/C kiểm tra nội dung L/C, nếu chấp nhận thì tiến hành giao hàng, ngược lại thì yêu cầu ngân hàng phát hành tu chỉnh L/C cho phù hợp với hợp đồng và luật lệ có liên quan mà hai bên áp dụng. Những yêu cầu kiểm tra như sau Khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành Nội dung L/C không trái với nội dung của hợp đồng Những yêu cầu của ngân hàng phát hành L/C đối với người hưởng lợi phải có tính khả thi, không trái với luật lệ có liên quan đến L/C mà 2 bên đang áp dụng Vì chứng từ xuất trình phải phù hợp về bề mặt với các điều kiện và điều khoản của L/C, cho nên, phải kiểm tra kỹ lưỡng hình thức câu chữ ghi trong L/C, câu chữ nào không rõ ràng, mơ hồ mà cho thể hiểu bằng nhiều cách khác nhau, cần yêu cầu ngân hàng phát hành làm rõ. 1
  2. 2. Người hưởng lợi L/C ngoài hợp đồng, còn phải nghiên cứu nội dung L/C để chỉ đạo giao hàng cho đúng các yêu cầu của L/C, bởi vì chỉ có như thế mới nhận được các chứng từ giao hàng phù hợp với L/C. 3. Người hưởng lợi lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C để xuất trình đòi tiền ngân hàng phát hành L/C. Bộ chứng từ gồm có: Hối phiếu hoặc hóa đơn(nếu không dùng hối phiếu), các chứng từ thương mại, thư yêu cầu đòi tiền theo L/C. 4. 5 cách đòi tiền được quy định trong L/C: Nguời hưởng lợi đòi tiền ngân hàng thông báo Nguời hưởng lợi đòi tiền ngân hàng thứ ba Nguời hưởng lợi đòi tiền ngân hàng chiết khấu chỉ định Nguời hưởng lợi đòi tiền bằng điện Nguời hưởng lợi đòi tiền ngân hàng phát hành Chọn cách nào là hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận các bên trong đàm phán và ký kết hợp đồng. 5. Trong giao dịch L/C không xác nhận, người xuất khẩu có thể phải chịu rủi ro không được thanh toán nếu : (i) xảy ra các biến cố không thuận lợi ở quốc gia nơi ngân hàng phát hành đặt trụ sở hoạt động, hoặc (ii) ngân hàng phát hành gặp khó khăn về khả năng thanh toán. Vì vậy, nếu người xuất khẩu không thể đánh giá mức độ rủi ro liên quan đến ngân hàng phát hành, thì người xuất khẩu nên yêu cầu ngân hàng xác nhận vì mức độ an toàn cho người xuất khẩu sẽ cao hơn. Để được ngân hàng xác nhận, người xuất khẩu nên tham khảo ý kiến của ngân hàng trước khi tham gia vào một giao dịch xuất khẩu nào đó. 23. Khi thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ, doanh nghiệp nhập khẩu cần lưu ý những điều gì? 2
  3. 1. Trước khi mở L/C, người mua cần thỏa thuận cụ thể với người bán về các khoản thanh toán, lịch giao hàng, phương tiện giao hàng, và các chứng từ cần xuất trình. 2. Người mua phải nhận thức rằng L/C không phải là hình thức thanh toán an toàn tuyệt đối vì ngân hàng chỉ giao dịch trên chứng từ chứ không biết đến hàng hóa. Nếu chứng từ phù hợp với các điều kiện, điều hoản của L/C thì người mua phải trả tiền mặc dù hàng hóa đã giao không đúng với hợp đồng. 3. Đảm bảo chắc chắn là L/C phù hợp với hợp đồng 4. Các điều kiện của L/C phải đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, không nên đưa vào L/C các nội dung quá chi tiết và các quy cách kỹ thuật quá phức tạp. 5. Trong quá trình giao dịch nếu có nghi ngờ, người xuất khẩu nên liên hệ ngay với NH để phối hợp xử lý. 6. Người mua cầm xem xét để tránh rủi ro do biến động tỷ giá ngoại tệ. 24. Theo UCP600, Khi thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành cần lưu ý những điều gì? Trước hết, đối với ngân hàng mở L/C, căn cứ vào đơn xin mở L/C của người nhập khẩu để phát hành L/C và tìm cách thông báo L/C đó cùng với việc gửi bản gốc L/C cho người xuất khẩu. Thông thường việc thông báo v à gửi L/C phải thông qua một ngân h àng đ ại lý của nó ở nước người xuất khẩu. Cũng có thể ngân hàng này gửi thẳng bản gốc L/C cho người xuất khẩu. Nếu có yêu cầu sửa đổi, bổ sung của người xin mở L/C của người xuất khẩu đối với L/C, ngân hàng tiến hành sưả đổi, bổ sung khi có văn bản chính thức của khách hàng gửi đến. Ngân hàng có trách nhi ệm kiểm tra chứn g từ của người xuất khẩu gửi đến, nếu chứng từ phù hợp với những điều quy định trong L/C và không mâu thu ẫn lẫn nhau thì trả tiền cho người xuất khẩu và đòi tiền 3
  4. người nhập khẩu, ngược lại thì từ chối thanh toán. Khi kiểm tra chứng từ của người xuất khẩu gửi đến, ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra “bề ngoài” của chứng từ có phù hợp với L/C hay không chứ không chịu trách nhiệm về kiểm tra tính chất pháp lý và tính chính xác của chứng từ v.v Mọi sự tranh chấp về tính chất “bên trong” của chứng từ là do người nhập khẩu và xuất khẩu tự giải quyết. Ngân hàng được miễn trách nhiệm trong trường hợp ngân hàng rơi vào đúng các bất khả kháng như chiến tranh, đình công, nổi lọan, lụt lội, động đất v.v Nếu L/C hết hạn giữa lúc đó, ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến vào dịp đó, trừ khi đã có những quy định dự phòng. Mọi hậu quả sinh ra do lỗi của mình, ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm. Ngân hàng được hưởng một khoản thủ tục phí mở L/C thông thường từ 0,125% đến 0,5% trị giá của L/C. 25. Theo UCP600, Khi thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng thông báo cần lưu ý những điều gì? Đối với ngân hàng thông báo. Ngân hàng thông báo là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở L/C ở nước người xuất khẩu. Khi thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng thông báo cần lưu ý những điều như sau: Khi nhận được điện thông báo L/C của ngân hàng mở L/C, ngân hàng này sẽ chuyển toàn bộ nội dung L/C đã nhận cho người xuất khẩu dưới hình thức văn bản. Ngân hàng thông báo chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguy ên văn bức điện đó chứ không chịu trách nhiệm phải dịch, diễn giải các từ chuyên môn ra tiếng địa ph ương. Nếu ngân hàng thông báo sai những nội dung điện đã nhận được thì ngân hàng ph ải chịu trách nhiệm. Vì vậy trong cuối bức thư báo L/C bao giờ cũng có câu ”Xin lưu ý, chúng tôi không 4
  5. chịu trách nhiệm về bất cứ một sự lỗi lầm hay thiếu sót trong chuyển và dịch bức điện này”. Khi nhận được bộ chứng từ của người xuất khẩu gửi đến, ngân hàng phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó cho ngân hàng mở L/C. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do sự chậm trễ và/hoặc mất mát chứng từ trên đường đi đến ngân hàng mở L/C, miễn là chứng minh rằng mính đã chuyển nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ đó qua bưu điện. 26. Trình bày điểm khác biệt trong quy trình thanh toán tín dụng chứng từ của các ngân hàng thương mại VN theo UCP? Quy trình thanh toán tín dụng: 8 bước (2) Ngân hàng thông báo Ngân hàng mở L/C (5) Chi nhánh NHPH L/C (4) (8) (7) (1) (6) (5) (3) (6) Người nhập khẩu Người xuất khẩu (1) Người nhập khẩu l àm đơn xin m ở thư tín dụng gửi đến ngân h àng của mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng (2) Căn cứ vào đơn xin m ở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một th ư tín d ụng và thông qua ngân hàng đ ại lý của mình ở n ước người xuất khẩu thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu (3) Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở th ư tín d ụng đó, khi nhận đ ược bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu (4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận th ư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng 5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở thư tín dụng 5
  6. xin thanh toán (6) Ngân hàng m ở thư tín d ụng kiểm tra bộ chứng t ừ, nếu thấy ph ù hợp với thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu (7) Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán (8) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy ph ù hợp với thư tín dụng thì hoàn trả tiền lại cho ngân hàng mở thư tín dụng, nếu không thì có quyền từ chối trả tiền Một số khác biệt trong quy trình thanh toán tín dụng chứng từ của các ngân hàng thương mại VN 1. Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ Người xin mở th ư tín d ụng Ngân hàng mở thư tín dụng Người hưởng lợi thư tín dụng Ngân hàng thông báo thư tín dụng Ngoài 4 đối tượng trên, trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ còn có thể xuất hiện th êm hai ngân hàng, đó là ngân hàng xác nhận nếu là loại thư tín dụng xác nhận v à ngân hàng thanh toán nếu ngân hàng mở thư tín d ụng không trực tiếp thanh toán mà chỉ định một ngân hàng khác thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu. 2. Trong quy trình 1. Thực tế, người nhập khẩu Việt Nam không thể yêu cầu trực tiếp ngân hàng phát hành(mẹ) phát hành L/C mà phải thông qua chi nhánh của nó có hộ khẩu thường trú cùng với người nhập khẩu. Trong trường hợp này, vai trò của chi nhánh ngân hàng phát hành là ngân hàng yêu cầu phát hành L/C(applicant bank) 3. Quy trình 5, xuất trình chứng từ. L/C thường có quy định một thời hạn hiệu lực hợp lý tối thiểu là 21 ngày sau khi giao hàng. Tuy nhiên, để giảm thời hạn hiệu lực và thu được tiền sớm thì bên xuất trình có thể lập trước 1 số chứng từ có thể không nhất thiết phải để sau ngày giao hàng như C/O, C/I, Khi xuất trình chứng từ để kiểm tra phải nằm trong thời hạn 6
  7. xuất trình tuy nhiên có thể xảy ra trường hợp sai sót cần chu chỉnh lại vì vậy trên thực thế thì thời hạn kéo dài thêm 1,2 ngày vẫn chấp nhận được. 4. Trong bước 6, 7, Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho người yêu cầu và tiếp theo là người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán. Tuy là 2 bước riêng rẽ nhưng trong thực thế diễn ra là quá trình kiểm tra chứng từ kép bao gồm bản gốc bộ chứng từ do người hưởng lợi xuất trình và bộ bản sao chứng từ được lập theo quy định trong UCP600. Trong đó thời gian ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ trong 2-3 ngày và thời gian còn lại giành cho người nhập khẩu 5. Quy trình (6,7,8) chấp nhận hoặc từ chối thanh toán: Ngân hàng phát hành Việt Nam thông báo kết quả kiểm tra chứng từ bằng văn bản cho người yêu cầu và quy định người yêu cầu trả lời bằng văn bản trong vòng 48 tiếng, nếu quá thời hạn, coi như đồng ý với kết quả kiểm tra của ngân hàng phát hành 27. Trình bày quy trình phát hành L/C. Ngân hàng phát hành thư tín dụng có thể gặp những rủi ro gì khi thanh toán tín dụng chứng từ? Để tránh rủi ro, Ngân hàng phải làm gì? QUI TRÌNH MỞ L/C Qui trình mở L/C bắt đầu từ lúc đơn vị nhập khẩu lập giấy đền nghị mở L/C gửi vào ngân hàng và kết thúc khi đơn vị nhập khẩu nhận được L/C do ngân hàng thông báo chuyển đến.Toàn bộ qui trình này liên quan đến bốn bên : Đơn vị nhập khẩu, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo và đơn vị nhập khẩu, trong đó đơn vị nhập khẩu mở L/C và ngân hàng mở L/C đóng vai trò chủ động .Chi tiết qui trình mở L/C thể hiện trong sơ đồ sau: L/C NH NH mở L/C thông báo L/C 7 Giấy đề nghị (3) L/C mở L/C Người yêu Hợp Người hưởng cầu mở L/C đồng lợi L/C (XK)
  8. (2) (1) (1) Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương (hoặc hóa đơn chào hàng) đơn vị nhập khẩu viết giấy đề nghị mở thư tín dụng đến ngân hàng phục vụ mình (nơi đơn vị mở tài khoản ngoại tệ để yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho người bán, đơn vị xuất khẩu hưởng). Khi viết giấy đề nghị mở L/C, đơn vị nhập khầu cần chú ý: - Viết đúng mẫu giấy đề nghị mở L/C do ngân hàng mở L/C ấn hành. - Đơn vị nhập khẩu cần thận trọng và cân nhắc kĩ khi đưa ra những ràng buộc bên xuất khẩu vào L/C. - Tôn trọng những điều khoản trong hợp đồng tránh tình trạng mâu thuẫn. Tuy nhiên khi cần điều chỉnh hợp đồng cũng có thể thay đổi một số nội dung đã kí. - Viết tối thiểu 2 bản giấy đền nghị mở L/C. Đây là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp giữa đơn vị nhập khẩu và ngân hàng mở L/C và cũng là cơ sở để ngân hàng viết thư tín dụng gửi cho đơn vị xuất khẩu. Ngoài giấy đề nghị mở L/C, nhà nhập khẩu còn phải gửi kèm cá chứng từ sau: - Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp 8
  9. - Giấy phép nhập khẩu lô hàng hay quota nhập khẩu. - Hợp đồng ngoại thương. - Phương án sản xuất kinh doanh - Báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các giấy tờ khác (2) Căn cứ giấy đề nghị mở L/C của nhà nhập khẩu và các chứng từ có liên quan, ngân hàng trích tài khoản của đơn vị nhập khẩu để thực hiện kí quỹ (mức ký quỹ tùy thuộc vào việc thẩm định hồ sơ của ngân hàng mở L/C). Khi quyết định mở L/C, ngân hàng mở L/C phải hiểu rằng chính ngân hàng mở L/C là người thanh toán cho người thụ hưởng L/C cho dù người mở L/C có tiền hay không,còn tồn tại hay phá sản. Do đó, NH mở L/C phải đánh giá khả năng kinh doanh, tài chính của người mở. Đặc biệt là hiệu quả của phương án nhập khẩu hàng hóa. Sau khi lập L/C NH sẽ gửi cho đơn vị xuất khẩu thông qua NH thông báo tại nước xuất khẩu.Việc chuyển thư được thực hiện bằng đường hàng không bưu chính hoặc bằng điện tín, hệ thống Swift. Ngân hàng phát hành L/C thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người hưởng lợi L/C và ngân hàng đại lý này có vai trò là ngân hàng thông báo L/C. Trong trường hợp, ngân hàng thông báo không có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành thì phải qua 1 ngân hàng thứ 3 có quan hệ đại lý với cả hai ngân hàng thông báo và ngân hàng phát hành theo quy trình phát hành như sau (1) Ngân hành phát hành phát hành L/C qua ngân hàng đại lý (2) Ngân hàng đại lý thông báo L/C cho ngân hàng thông báo. Có 3 hình thức phát hành L/C - Phát hành bằng thư - Phát hành bằng điện: Telex, Fax, SWIFT MT 700. 9
  10. - Phát hành hỗn hợp: vừa bằng thu, vừa bằng điện. L/C được coi như hoàn thành việc phát hành một khi bản thân L/C đó thoát ra khỏi tầm kiểm soát của ngân hàng phát hành. Rủi ro đối với NH phát hành (NH mở L/C- issuing bank): NH phát hành là NH đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu. NH này thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Rủi ro đối với NH phát hành là ở chỗ NH phát hành vẫn phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán hay không có khả năng thanh toán. Biện pháp: Trước khi chấp nhận phát hành L/C, NH cần thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng. 28. Trình bày quy trình thông báo L/C. Ngân hàng thông báo thư tín dụng có thể gặp những rủi ro gì khi thanh toán tín dụng chứng từ? Để tránh rủi ro, Ngân hàng phải làm gì? Tiếp nhận L/C Thông báo L/C đến Tiếp nhận & kiểm Kiểm tra L/C nhà xuất khẩu tra BCT Bất hợp lệ Hợp lệ Trả lại BCT cho nhà Chuyển BCT đến xuất khẩu Thanh toán Qui trình nghiệp vụ ngân hàng thông báo L/C trong phương thức tín dụng chứng từ Quy trình thông báo L/C 10
  11. Qui trình thông báo L/C bắt đầu từ bước (3). Khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng mở L/C gởi đến, ngân hàng thông báo sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng, rồi chuyển bản chính L/C cho đơn vị xuất khẩu dưới hình thức văn bản nguyên văn. Việc thông báo L/C có thể thực hiện qua hai ngân hàng. Trình tự của qui trình này như sau: Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thật của L/C Kiểm tra nội dung của L/C Thông báo L/C và kèm theo xác nhận L/C Thu phí L/C 1. Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thật của L/C Ngân hàng thông báo tiếp nhận L/C (các tu chỉnh L/C nếu có) từ một trong những ngân hàng sau: - Ngân hàng phát hành L/C ở nước ngoài - Ngân hàng thông báo ở nước ngoài - Ngân hàng thông báo trong nước. Sau khi nhận L/C dưới hình thức thư, telex, swift, ngân hàng phải ghi ngày giờ nhận và đóng dấu RECEIVED. Sau đó Ngân hàng tiến hành kiểm tra tính chân thật bề ngoài L/C như sau: 1.1 Nếu L/C mở bằng thư: Trên L/C phải có chữ kí ủy quyền của ngân hàng phát hành L/C. Ngân hàng thông báo kiểm tra tính xác thực chữ kí trên L/C, bằng cách so sánh đối chiếu với mẫu chữ kí mà ngân hàng phát hàng L/C nước ngoài cung cấp trước đó phải khớp đúng. Có hai trường hợp xảy ra: Nếu chữ kí trên L/C đúng với chữ kí mẫu mà ngân hàng mở L/C đã đăng kí tại ngân hàng thông báo, ngân hàng này sẽ tiến hành kiểm tra nội dung L/C và thông báo cho người xuất khẩu. 11
  12. Nếu chữ kí trên L/C không đúng hoặc chưa đăng kí chữ kí mẫu tại ngân hàng thông báo, ngân hàng này phải điện cho ngân hành phát hàng L/C để xác minh tính chân thật của L/C, đồng thời báo cho người xuất khẩu biết tính chân thật của L/C đã được xác minh. Sau khi nhận được điện xác minh chữ kí của ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng thông báo phải kiểm tra mã test nhận được và báo cho người xuất khẩu biết. 1.2 Nếu L/C mở bằng Telex Khi nhận được L/C mở bằng telex, ngân hàng kiểm tra Testkey đúng thì thực hiện các bước tiếp theo. Nếu Testkey sai, ngân hàng điện tra soát để thông báo cho ngân hàng phát hành L/C biết và yêu cầu ngân hàng này cung cấp Test đúng. 1.3 Nếu L/C mở bằng SWIFT Khi nhận được L/C mở bằng SWIFT coi như đã xác thực tại ngân hàng vì hệ thống SWIFT tự động giải mã khi nhận được thông tin từ ngân hàng mở L/C ở nước ngoài. Một số qui định của UCP 600 về việc thông báo L/C( Điều 9): c. Ngân hàng thông báo có thể sử dụng dịch vụ của một ngân hàng khác để thông báo thư tín dụng và bất kì tu chỉnh nào đến người thụ hưởng. Thông qua việc thông báo thư tín dụng, ngân hàng thông báo thư hai cho thấy rằng nó đã xác định tính chân thật bề mặt của thông báo mà nó nhận được và thông báo đó phản án chính xác các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng. d. Nếu một ngân hàng được yêu cầu thông báo một thư tín dụng mà nó không làm vậy thì nó phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng mà tại đó nó nhận được thư tín dụng . 2. Kiểm tra nội dung của L/C Kiểm tra nội dung của L/C nhằm giúp ngân hàng thông báo chú ý các điều kiện đặc biệt, các sai sót hoặc bất hợp lệ ( nếu có) trong quá trình 12
  13. thực hiện L/C và báo cho người xuất khẩu biết để yêu cầu người nhập khẩu sửa đổi trước khi tiến hành thực hiện L/C. Ngân hàng giúp người xuất khẩu phát hiện các bất lợi mà họ không thể thực hiện được khi nhà nhập khẩu sửa đổi hoặc thêm bớt các điều khoản trong L/C không phù hợp với hợp đồng thương mại đã kí giữa hai bên. Để kiểm tra L/C tốt, ngân hàng phải dựa trên hai đòi hỏi sau: - Nội dung các điều khoản của L/C phải rõ ràng, đầy đủ và chính xác - Các nội dung của L/C sẽ không gây bất lợi cho nhà xuất khẩu Thông thường thì ngân hàng sẽ kiểm tra các nội dung sau: Nơi và ngày phát hành L/C Ngân hàng mở L/C (ngân hàng thanh toán) Ngân hàng mở là ngân hàng đại diện cho nhà nhập khẩu đứng ra cam kết thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu nên ngân hàng thông báo phải xét đến uy tín, khả năng tài chính của ngân hàng mở L/C để khuyến cáo nhà xuất khẩu đề nghị nhà nhập khẩu mở L/C xác nhận, tức được một ngân hàng khác có uy tín hơn xác nhận. Số và loại L/C Tên và địa chỉ của các đối tượng trong L/C Trị giá của L/C: số tiền ghi trên L/C có đúng với lô hàng không. Thông thường số tiền L/C không nên là số tuyệt đối mà nên kèm theo khoảng chênh lệch hơn hoặc kém. Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C Các L/C nhận được đều qui định địa điểm hết hiệu lực tại nước người mua, nước người bán, hoặc tại nước thứ ba. Thông thường L/C quy định địa điểm hết hiệu lực của L/C tại nước người bán vì nó có điểm lợi là giúp người bán dễ xuất trình chứng từ để thanh toán. 13
  14. Khi kiểm tra ngày hết hiêu lực ngân hàng lưu ý ngày hết hiệu lực phải sau ngày mở L/C và sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý. Khoảng thời gian này phải bằng tổng số các ngày như sau: - Số ngày mà người xuất khẩu giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán. - Số ngày chuyển bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng giao dịch. - Số ngày lưu giữ bộ chứng từ tại ngân hàng giao dịch Vì thế nếu L/C quy định nơi hết hiệu lực tại nước nhà nhập khẩu hoặc tại ngân hàng phát hành, ngân hàng cần lưu ý khách hàng nên tính toán dự trù thời gian chuyển bộ chứng từ ra nước ngoài để xuất trình chứng từ hết ngày hết hiệu lực. Ngày giao hàng Thông thường ngày giao hàng trên L/C thường là: latest shipmment date. Ngày giao hàng muộn nhất phải trong thời gian hiệu lực L/C. Vì thế cần phải kiểm tra khách hàng có đủ thời gian lập chứng từ xuất trình cho ngân hàng không? Ngày giao hàng muộn nhất phải trước ngày hết hiệu lực L/C một khoảng thời gian hợp lý cho nhà xuất khẩu có thể chuẩn bị giao hàng đầy đủ và kịp thời. Đây cũng là điều quan trọng đối với nhà xuất khẩu vì nếu L/C được mở sớm và cách xa ngày giao hàng thì sẽ thuận lợi cho nhà xuất khẩu trong việc chuẩn bị hàng và giao hàng đúng thời gian quy định. Nếu không giao hàng như thời gian quy định vì quá ngắn, nhà xuất khẩu phải yêu cầu nhà nhập khẩu xem xét, sửa đổi, hay gia hạn thời gian giao hàng trong L/C. Mô tả hàng hóa Ngân hàng phải kiểm tra đối chiếu tổng số tiền trong mục mô tả hàng hóa với trị giá của L/C. Tên gọi, quy cách, số lượng, chất lượng, trọng lượng, bao bì đóng gói phải phù hợp với hợp đồng ngoại thương. Vấn đề giao nhận và vận tải 14
  15. Kiểm tra trong L/C có cho phép giao hàng từng phần và được phép chuyển tải hay không? Ví dụ giao hàng nhiều lần cùng với thời gian quy định và số lượng quy định hoặc giao hàng nhiều lần với số lượng như nhau. Còn việc chuyển tải có thể do người vận chuyển chọn ở bất cứ cảng nào hoặc do người vận chuyển hay nhà nhập khẩu chọn tại một cảng nhất định, Các chứng từ yêu cầu Ngân hàng cần lưu ý nhà xuất khẩu cần đáp ứng được đầy đủ các chứng từ mà phía nước ngoài yêu cầu về số lượng và loại chứng từ liên quan đến hàng hóa, và thời gian các cơ quan cấp chứng từ có thể đáp ứng được kịp để xuất trình chứng từ. Ngân hàng trả tiền Nếu ngân hàng phát hành là ngân hàng trả tiền thì mục DRAWEE: ghi là ISSUING BANK. Nếu ngân hàng phát hành ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền thì trong L/C ở mục drawee sẽ ghi tên ngân hàng khác trả tiền. Cam kết thanh toán của ngân hàng mở L/C. Luật áp dụng: L/C phải ghi rõ áp dụng UCP nào. 3. Thông báo L/C cho khách hàng Ngân hàng lập thư thông báo thư tín dụng, sau khi đã xác thực L/C và ghi chú những yếu tố có thể gây bất lợi cho khách hàng. Có thể thông báo bằng thư nếu ở xa và bằng điện thoại nếu ở gần và liên hệ với khách hàng đến ngân hàng để nhận L/C. Ngân hàng giao L/C bản gốc cho khách hàng sau khi thu phí. 4. Thu phí Ngân hàng tự động ghi nợ tài khoản tiền gửi để thu phí, mức phí sẽ được tính theo biểu phí hiện hành cộng với 10% thuế VAT, gồm: phí thông báo, phí xác nhận, điện báo 15
  16. Rủi ro: NH thông báo là NH được NH mở yêu cầu thông báo một L/C do NH mở phát hành cho người bán. NH thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện ) trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro đối với NH thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì NH thông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan. Biện pháp: Ngân hàng thông báo làm đúng các bước quy định về kiểm tra L/C trước khi gửi thông báo cho người xuất khẩu Ngân hàng thông báo chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện từ ngân hàng mở đến người xuất khẩu Ngân hàng thông báo là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành L/C chịu trách nhiệm thông báo L/C đến người xuất khẩu, mọi sửa đổi liên quan đến L/C phải độc lập, và có quyết định cũng như xác minh từ ngân hàng phát hành khi đã có sự thống nhất giữa người yêu cầu và người hưởng lợi. Vì vậy, ngân hàng thông báo phải cẩn trọng khi thông báo L/C cũng như sửa đổi L/C. Khi nhận được bộ chứng từ của người xuất khẩu gửi đến, ngân hàng phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó cho ngân hàng mở L/C. 29. Trình bày quy trình xác nhận L/C. Ngân hàng xác nhận thư tín dụng có thể gặp những rủi ro gì khi thanh toán tín dụng chứng từ? Để tránh rủi ro, Ngân hàng phải làm gì? Ngân hàng xác nhận là ngân hàng thứ 3 theo yêu cầu của ngân hàng phát hành L/C đứng ra cùng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi L/C 16
  17. NH xác nhận thường là NH lớn có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế hoặc có quan hệ tiền gửi, tiền vay với NH mở, được NH mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như NH mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Ngân hàng xác nhận có thể thực hiện quy trình xác nhận theo 2 nghĩa Guarantee or Acceptance + Guarantee: NH mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như NH mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình + Acceptance: NH xác nhận chấp nhận thanh toán ngay. Rủi ro đối với NH xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của NH mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho NH mở L/C do NH mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản. Biện pháp: Đối với NH xác nhận, khi tham gia xác nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên. Vì vậy, nếu ngân hàng phát hành không phải là ngân hàng đại lý hoặc chưa có mối quan hệ tin cậy, ngân hàng xác nhận yêu cầu ngân hàng phát hành L/C phải ký quỹ xác nhận 100% giá trị L/C. 30. Trình bày thương lượng thanh toán bộ chứng từ theo L/C. Ngân hàng thương lượng bộ chứng từ (negotiating bank) có thể gặp rủi ro gì khi thương lượng thanh toán bộ chứng từ theo L/C? Để tránh rủi ro, ngân hàng phải làm gì? Thương lượng thanh toán bộ chứng từ là việc ngân hàng chỉ định mua các hối phiếu(ký phát đòi tiền ngân hàng khác, trừ ngân hàng chỉ định) và/ hoặc các chứng từ khi xuất trình phù hợp bằng cách trả tiền trước hoặc ứng trước cho người thụ hưởng vào hoặc trước ngày làm việc của ngân 17
  18. hàng mà vào ngày đó, ngân hàng được chỉ định hoàn trả tiền.(Điều 2, UCP600) Rủi ro đối với NH thương lượng bộ chứng từ được chỉ định: Mặc dù NH được chỉ định không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ NH phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, các NH được chỉ định thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu để trợ giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó, NH này thường phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành hoặc nhà xuất khẩu. Biện pháp: Các NH được chỉ định ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi (with recourse) Yêu cầu ngân hàng phát hành phải có ngân hàng xác nhận cam kết hoàn trả tiền cho ngân hàng đã thương lượng thanh toán cho một xuất trình phù hợp và đã chuyển giao chứng từ. Vì vậy, việc hoàn trả số tiền của một chứng từ phù hợp có giá trị thanh toán bằng chấp nhận hoặc trả tiền sau vào lúc đáo hạn, dù cho ngân hàng thương lượng đó đã trả tiền hoặc đã mua trước hạn hay không. 31.Khi làm thủ tục mở L/C, người nhập khẩu cần lưu ý gì? để tránh rủi ro cần làm gì? Commented [1T1]: rủi ro liên quan đến làm thủ tục mở L/C hay là rủi ro đối với người nhâp khẩu trong tín dụng chứng từ? Giao dịch tín dụng chứng từ độc lập với các giao dịch khác. Tr ên quan điểm của ngân h àng, thư tín d ụng độc lập với hợp đồng giữa người mở v à người hưởng mặc dù thư tín d ụng cụ thể hoá nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên: bên mua và bên bán, trong đó bên mua yêu cầu ngân hàng đ ảm bảo thanh toán cho bên bán, bên bán phải giao hàng đúng qui định theo hợp đồng, đúng thời hạn, thiết lập chứng từ hoàn chỉnh và hợp lệ, thông báo cho người mua và các điều kiện khác đã thoả thuận. Tuy nhiên trên phương diện tổng thể tính độc lập của thư tín dụng chỉ là tương đối, bởi vì đối với người mua v à người bán, th ư tín d ụng phải l à những giao dịch li ên quan chặt chẽ với các giao dịch của hợp đồng 18
  19. thương mại, mặc dù trong quan hệ với ngân hàng họ phải thừa nhận hai loại giao dịch là tách biệt. Lưu ý khi làm thủ tục xin mở thư tín dụng nhập khẩu: 1. Người nhập khẩu muốn mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng trước hết phải viết yêu cầu mở thư tín dụng gửi đến Ngân hàng phát hành.Viết giấy xin mở thư tín dụng theo mẫu in sẵn của Ngân hàng phát hành và theo thủ tục hiện hành của ngân hàng quy định. Thực ra đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng theo mẫu chuẩn quốc tế (Standafo, Standaci) nên nhà nhập khẩu chỉ phải điền nội dung cần thiết vào chỗ trống và xóa đi những thông tin không cần thiết. Để bảo đảm tính chính xác của đơn và sau này là thư tín dụng (L/C), nhà nhập khẩu phải dựa trên cơ sở các nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để lập đơn, tránh mọi sự sai khác. 2. Vì Ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu, do vậy người nhập khẩu nên xem xét kỹ nội dung của hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào L/C không bị mâu thuẫn vì nếu có mâu thuẫn tức là người nhập khẩu vi phạm hợp đồng. Nói chung, Hồ sơ mà người nhập khẩu phải gửi đến ngân hàng mở thư tín dụng bao gồm: (1) Yêu cầu mở thư tín dụng nhập khẩu, 2 bản (2) 2 ủy nhiệm chi, một để trả thủ tục phí mở L/C, một để ký quỹ mở L/C. (3) Hợp đồng thương mại (bản sao) (4) Giấy phép nhập khẩu hoặc quota đối với những hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch (5) Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng (bản sao) (6) Giấy phép kinh doanh (bản sao) (7) Báo cáo tài chính của đơn vị xin mở thư tín dụng (8) Số dư tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng mở L/C tối thiểu 500USD 19
  20. hoặc ngoại tệ tưong đương. (9) Một số chứng từ khác có liên quan (tuỳ theo từng ngân hàng yêu cầu khác nhau) Tuỳ từng ngân hàng sẽ yêu cầu một số thủ tục khác nhau nhưng có một số thủ tục chung là: Hợp đồng ngoại thương; Đơn xin mở L/c; Hợp đồng mua ngoại tê; Thoả thuận cung cấp dịch vụ( đây là phần phí chênh lệch tỷ giá bán ngoại tệ của NH ). Riêng đối với L/C nhập khẩu bằng vốn vay của Chính Phủ, ODA, ngoài những qui định đã nêu ở trên người nhập khẩu cần gửi cho Ngân hàng những giấy tờ như: Phê duyệt sử dụng vốn vay Chính phủ, ODA của bộ Tài chính; phê duyệt Hợp đồng của Tổ chức tài trợ vốn vay. 3. Khi điền vào đơn yêu cầu phát hành L/C cần chú ý như sau: 3.1. Thư tín d ụng có thể mở bằng điện hay bằng thư. Nếu mở bằng th ư thì khi nhận đ ược điện báo, ngân hàng thông báo ở nước người xuất khẩu phải xác nhận bằng văn bản và bản gốc L/C sẽ chuyển cho người hưởng lợi L/C. Nếu mở bằng điện, ngân hàng mở L/C sẽ chuyển bản telex hoặc fax L/C gốc cho người hưởng lợi, không cần thông báo L/C nữa 3.2. L/C mở qua ngân hàng nào thì người nhập khẩu phải ghi rõ ràng, cụ thể v à theo s ự thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, nếu chưa có s ự thỏa thuận tr ước thì để cho ngân hàng phát hành tự lựa chọn trong số ngân hàng đại lý của họ. 3.3. Căn cứ v ào quy định của hợp đồng mà xác đ ịnh loại L/C và xóa bỏ những chữ không cần thiết. Ghi rõ tên, địa chỉ đầy đủ và địa chỉ điện tín của người hưởng lợi thư tín dụng. 3.4. Số tiền của thư tín dụng cần phải ghi rõ loại ngoại tệ, bằng số và bằng chữ. Thanh toán bằng hối phiếu trả tiền ngay thì xóa chỗ bỏ trống giữa chữ “at sight”, còn thanh toán bằng hối phiếu X ngày thì điền chữ và số vào chỗ trống đó, ví dụ “at ni nety (90) days after ” 20
  21. 3.5. Chứng từ thanh toán mỗi loại tối thiểu l à 3 bản, nếu cần nhiều hơn thì ghi vào Yêu cầu mở L/C để ngân hàng đưa vào điều kiện mở L/C. 3.6. Về các loại chứng từ cần chú ý mấy điểm sau đây: Vận đ ơn ghi “Freight to collect” đối với giá FOB, ghi “Freight prepaid” áp dụng với giá CFR hoặc CIF. Các vận đơn phải làm theo lệnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và phải thông báo cho người nhập khẩu ở nước ta. Hóa đơn thương mại nếu cần là hóa đơn chi tiết thì phải điền thêm chữ DETAILED trước chữ commercial. Bảo hiểm đ ơn chỉ cần khi mua theo giá CIF, nếu mua theo giá FOB và CFR thì xóa đi. Cần ghi rõ điều kiện bảo hiểm nào, bao nhiêu % trị giá hóa đơn, thanh toán bằng loại tiền nào v.v Giấy chứng nhận kiểm nghiệm do ai cấp, xí nghiệp sản xuất, người xuất khẩu hay cơ quan kiểm nghiệm, giám định của Nhà nước hoặc tư nhân v.v tùy theo sự thỏa thuận trong hợp đồng. Giấy chứng nhận xuất xứ thông thường do Phòng Thương mại của nước người xuất khẩu cấp hoặc có thể do người xuất khẩu tự cấp, nhưng ít thông dụng. Bảng kê chi tiết đóng gói bao bì thường là do người xuất khẩu hay người sản xuất tự cấp, tất nhiên cũng phải quy định trong hợp đồng. Những nội dung về hàng hóa như tên hàng, trọng lượng, quy cách phẩm chất, ký mã hiệu, giá đơn vị đều phải được ghi vào Yêu cầu mở L/C. Cách vận tải, giao nhận, nơi giao hàng, nơi bốc h àng v.v trong hợp đồng quy định như thế nào thì ghi vào Yêu cầu mở L/C như thế. Hợp đồng mua bán làm cơ sở để mở thư tín dụng cần ghi rõ số hiệu, ngày ký hợp đồng và hai bên ký kết. Các đi ều kiện khác là những điều kiện mà người nhập khẩu đề ra đối với người xuất khẩu và yêu cầu thực hiện. Các điều kiện này 21
  22. thường không có nêu ở trên hoặc là để cụ thể hóa những điều kiện nêu ở trên. Chữ ký của giám đốc các đơn vị kinh doanh nhập khẩu và kế toán trưởng. 4. Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết nhưng nhà nhập khẩu có thể thêm một số nội dung có lợi cho mình. 5. Trên đơn phải có chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu. Nếu thực hiện nhập khẩu uỷ thác thì trên đơn xin mở L/C phải có đầy đủ 4 chữ ký: chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu uỷ thác và chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng của đơn vị nhận uỷ thác 6. Ðể tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập khẩu có thể fax đơn xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến. 7. Nhà nhập khẩu nên xem L/C bản gốc và đề nghị tu chỉnh nếu cần để bảo vệ quyền lợi cho mình. Khi làm thủ tục mở L/C để tránh rủi ro người nhập khẩu cần phải: 1. Chọn ngân hàng phát hành uy tín về thanh toán quốc tế 2. Quy định rõ các ngân hàng xác nhận, thông báo, thanh toán, chiết khấu thuận lợi cho người xuất khẩu và giảm chi phí thanh toán. 3. Không nên phụ thuộc quá nhiều vào ngân hàng, người nhập khẩu phải nắm được kỹ năng trong thanh toán quốc tế để giảm thiểu tối đa rủi ro từ phía ngân hàng. 4. Ðể tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập khẩu có thể fax đơn xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến. 5. Khi có sửa đổi tu chỉnh L/C cần xác minh rõ ràng sửa đổi đó giữa ngân hàng phát hành, thông báo, và sự chấp thuận từ người hưởng lợi. 22
  23. Rủi ro người nhập khẩu gặp khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng và biện pháp Commented [1T2]: Tớ tìm đc cái rủi ro này thấy nó không thừa nên cứ để ở đây nhé 1. Rủi ro do người xuất khẩu không cung cấp hàng hoá Biện pháp: - Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng - Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuất khẩu - Quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ - Yêu cầu cả hai bên ký quĩ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng - Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond ( chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu 2. Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ Biện pháp: - Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chung chung. - Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp - Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu ( đối với lô hàng có giá trị lớn) - Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc ( bản chính) thẳng tới nhà nhập khẩu - Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự ( Consular’s invoice) 23
  24. - Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu - Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương mại Việt Nam - Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra ( Certificate of inspection) 3. Các rủi ro khác như: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định Biện pháp: - Giành quyền chủ động thuê tàu ( nhập khẩu theo điều kiện nhóm F) - Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhà nhập khẩu - Mua bảo hiểm cho hàng hoá - Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed 32. Xuất trình phù hợp theo điều 2 của UCP? Nếu 1 xuất trình phù hợp thì ngân hàng phát hành/xác nhận/chỉ định phải làm gì theo điều 15 UCP? (Điều 2 UCP600) Xuất trình phù hợp nghĩa là việc xuất trình các chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng, với các điều khoản có thể áp dụng của các quy tắc UCP600, ISBP681 và với tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế. (Điều 15 UCP600): Khi một ngân hàng phát hành quyết định việc xuất trình chứng từ là phù hợp, thì nó phải thanh toán Khi một ngân hàng xác nhận quyết định việc xuất trình là phù hợp, thì nó phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán và chuyển giao các chứng từ đến ngân hàng phát hành 24
  25. Khi một ngân hàng chỉ định quyết định việc xuất trình là phù hợp và thanh toán hoặc thương lượng thanh toán, thì nó phải chuyển giao chứng từ đến ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng phát hành. 33. Nếu xuất trình không phù hợp thì ngân hàng phát hành/xác nhận/chỉ định phải làm gì theo điều 16 UCP? (Điều 16 UCP600) Chứng từ có sai biệt, bỏ qua sai biệt và thông báo Khi một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc ngân hàng phát hành quyết định việc xuất trình là không phù hợp thì ngân hàng đó có thể từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán Khi một ngân hàng phát hành quyết định việc xuất trình là không phù hợp, thì nó có thể theo cách thức riêng của mình tiếp xúc với người yêu cầu đề nghị bỏ qua sai biệt. Tuy nhiên, thì mỗi ngân hàng chỉ có 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình để quyết định xem việc xuất trình chứng từ có phù hợp hay không. Thời hạn này không bị rút ngắn hoặc không bị ảnh hưởng nào khác bởi sự cố xảy ra trong và sau khi ngày xuất trình rơi đúng vào ngày hết hạn hay ngày xuất trinh cuối cùng. Khi một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc ngân hàng phát hành quyết định từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán, thì nó phải gửi thông báo riêng về việc đó cho người xuất trình Thông báo phải nêu rõ: 1. Ngân hàng đang từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán 2. Từng sai biệt mà ngân hàng từ chối thanh toán và thương lượng thanh toán và ngân hàng đang giữ các chứng từ để chờ chỉ thị của người xuất trình 25
  26. ngân hàng phát hành đang giữ các chứng từ cho đến khi nó nhận được sự bỏ qua sai biệt từ người yêu cầu và đồng ý chấp nhận sai biệt, hoặc nhận được những chỉ thị khác từ người xuất trình trước khi đồng ý chấp nhận bỏ qua sai biệt ngân hàng đang chuyển trả lại chứng từ ngân hàng đang hành động theo những chỉ thị đã nhận được trước đây từ người xuất trình. Thông báo phải được thực hiện bằng phương tiện truyền thông hoặc bằng phương tiện nhanh chóng khác không được muộn hơn ngày làm việc ngân hàng thứ 5 tính từ ngày tiếp theo ngày xuất trình. Nếu thông báo trong trường hợp ngân hàng đang giữ các chứng từ để chờ chỉ thị của người xuất trình; ngân hàng phát hành đang giữ các chứng từ cho đến khi nó nhận được sự bỏ qua sai biệt từ người yêu cầu và đồng ý chấp nhận sai biệt, hoặc nhận được những chỉ thị khác từ người xuất trình trước khi đồng ý chấp nhận bỏ qua sai biệt; ngân hàng đang chuyển trả lại chứng từ thì có thể gửi trả các chứng từ cho người xuất trình vào bất kỳ thời gian nào Nếu ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận không hành động phù hợp với các điều khoản theo UCP600 thì sẽ mất quyền khiếu nại về xuất trình chứng từ không phù hợp Khi ngân hàng phát hành và xác nhận đã gửi thông báo cho người xuất trình từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán phù hợp theo đúng quy định thì ngân hàng đó có quyền đòi lại tiền, kể cả tiền lãi,hoặc bất cứ số tiền hoàn trả nào mà nó đã thực hiện. Tóm lại, Ngân hàng phát hành/xác nhận/chỉ định kiểm tra phát hiện chứng từ có sai biệt thì phải: - Thông báo không chậm trễ các sai biệt cho người hưởng lợi L/C biết, giữ chứng từ lại và chờ ý kiến định đoạt của người hưởng lợi - Có thể tranh thủ ý kiến của người yêu cầu về các sai biệt đó 26
  27. - Có thể được người hưởng lợi ủy quyền thương thảo về các sai biệt đó với người yêu cầu - Trong trường hợp không thể bỏ qua các sai biệt, ngân hàng phải trả lại chứng từ cho người xuất trình chứng từ không chậm trễ, nếu không sẽ mất quyền từ chối chứng từ có sai biệt. 34. Phân tích quyền lợi của người xuất khẩu và nhập khẩu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ? Lợi ích của việc sử dụng thư tín dụng (i). Trong các giao dịch xuất khẩu Nếu lựa chọn và sử dụng đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần thiết cho người xuất khẩu – đảm bảo là người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền. Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, người xuất khẩu nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định. Các lợi ích đối với người xuất khẩu - Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không - Người mua không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì - Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa - Thanh toán bằng thư tín dụng được thực hiện nhanh hơn so với nhờ thu - Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm). - Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng. (ii). Trong các giao dịch nhập khẩu Nếu lựa chọn và sử đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần thiết cho người nhập khẩu – đảm bảo là người xuất khẩu sẽ phải thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, người 27
  28. nhập khẩu nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định. Các lợi ích đối với người nhập khẩu - Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền. - Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền). 35. Phân tích điều 4 của UCP. Anh chị có bình luận gì về điều khoản này khi sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C? - L/C được hình thành dựa trên cơ sở của HĐMB, nhưng khi đã được hình thành thì độc lập hoàn toàn với HĐMB - HĐ là cơ sở của L/C: Nếu hợp đồng quy định thanh toán theo L/C thì L/C ra đời. Hợp đồng có trước(master), L/C có sau(baby) - L/C độc lập với hợp đồng: Khi ngân hàng trả tiền cho người bán, người mua khi hoàn trả tiền cho ngân hàng phải dựa vào chứng từ và L/C ngoài ra không dựa vào hợp đồng hay bất kỳ một hành vi thương mại nào khác. 36. Xuất trình phù hợp theo UCP600 là gì? Những nội dung cần kiểm tra đối với đối với hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) theo UCP 600 và ISBP681? (Điều 2 UCP600) Xuất trình phù hợp nghĩa là việc xuất trình các chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng, với các điều khoản có thể áp dụng của các quy tắc UCP600, ISBP681 và với tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế. HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI (Commercial Invoice) Một Thư tín dụng yêu cầu 1 “hóa đơn” mà không giải thích thêm thì bất cứ các loại hóa đơn nào xuất trình đều có thể đáp ứng yêu cầu. Ví 28
  29. dụ : hóa đơn thương mại, hóa đơn hải quan, Tuy nhiên hóa đơn “tạm thời”, “chiếu lệ” hoặc tương tự là không được chấp nhận. Hóa đơn thương mại nếu cần là hóa đơn chi tiết thì phải điền thêm chữ DETAILED trước chữ commercial ). Có khi L/C còn yêu cầu phải số giấy phép nhập khẩu vào hóa đơn và cách tính hóa đơn Hóa đơn thường lập thành nhiều bản theo quy định trong L/C. Tuy nhiên, thường là 5 bản, 1 bản gốc 4 bản sao. Theo ISBP 681: Mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện và nhưng yêu cầu chung có liên quan đền hóa đơn như sau:  Mô tả hàng hóa dịch vụ và các thực hiện trong hóa đơn phải phù hợp với mô tả trong Thư tín dụng.  Mô tả hàng hóa dịch vụ và các thực hiện trong hóa đơn phải phản ánh hàng hóa nào thực sự đã được giao hoặc đã được cung ứng. 1 hóa đơn mô tả toàn bộ hàng hóa như qui định trong Thư tín dụng sau đó ghi rõ là nhưng hàng nào đã được giao, cũng có thể chấp nhận được.  Một hóa đơn phải kê khai giá trị hàng hóa đã giao hoặc dịch vụ hoặc các thực hiện đã được cung ứng. Đơn giá, nếu có, và đồng tiền ghi trong hóa đơn phải phù hợp với đồng tiền trong Thư tín dụng. Hóa đơn phải thể hiện mọi chiết khấu và giảm giá đã được yêu cầu trong thư tín dụng.  Nếu điều kiện thương mại là 1 bộ phận của mô tả hàng hóa trong Thư tín dụng hoặc được ghi gằn liền với số tiền, thì hóa đơn phải ghi rõ điều kiện thương mại đó và nếu mô tả hàng hóa chỉ ra nguồn của các điều kiện thương mại, thì nó phãi chĩ rõ nguồn của các thương mại đó. 29
  30.  Trừ khi Thư tín dụng yêu cầu, hóa đơn không cần thiết phải ký và ghi ngày.  Số lượng, trọng lượng vả thể tích hàng hóa kê khai trong hóa đơn ko mâu thuẫn với kê khai trong chứng từ khác.  Hóa đơn không được thực hiện: . Nếu giao hàng hóa vượt quá hoặc không được yêu cầu trong Thư tín dụng. Ví dụ: hàng mẫu, vật phẩm quảng cáo thì hóa đơn không được thể hiện điều đó, ngay cả khi nói rõ là miễn phí.  Số lượng hàng hóa yêu cầu trong thư tín dụng có thể thay đổi trong 1 dung sai +/- 5% ( ngoại trừ những Thư tín dụng qui định số lượng không được tăng hoặc giảm; hoặc đơn vị tính là bao, gói ).Một sự thay đổi tăng lên +5% về số lượng hàng hóa không cho phép số tiền thanh toán vượt quá số tiền của Thư tín dụng.  Ngay cả khi cấm giao hàng từng phần, thì dung sai kém 5% trên số tiền của hóa đơn là được chấp nhận. Nếu Thư tín dụng không qui định số lượng thì hóa đơn coi như thanh toán cho toàn bộ số lượng.  Nếu Thư tín dụng yêu cầu giao hảng nhiều lần thì mỗi lần giao hàng phải phù hợp với lịch trình giao hàng. Những nội dung cần kiểm tra - Kiểm tra số bản được xuất trình có đúng quy định của L/C không? - Kiểm tra các dữ liệu về người bán, người mua ( tên công ty, địa chỉ, số điện thoại ) so với nội dung của L/C quy định có phù hợp không? - Hoá đơn có chữ ký xác nhận của người thụ hưởng hay không? Nếu hoá đơn không phải do người thụ hưởng lập thì hoá đơn được coi là hợp lệ khi 30
  31. L/C có quy định chấp nhận chứng từ do bên thứ ba lập: commercial invoice issued by third party is acceptable hay third party acceptable - Mô tả trên hoá đơn có đúng quy định của L/C hay không? - Kiểm tra số lượng, trọng lượng, đơn giá, tổng trị giá, điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá có mâu thuẫn với các chứng từ khác như phiếu đóng gói, vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không - Kiểm tra hoá đơn về các dữ kiện mà ngân hàng đã đề cập trong L/C, hợp đồng, giấy phép xuất nhập khẩu và các thông tin khác ghi trên hoá đơn: số L/C, loại và ngày mở L/C, tên phương tiện vận tải, cảng xếp, cảng dỡ hàng, số và ngày lập hoá đơn có phù hợp với L/C và các chứng từ khác hay không? Bất hợp lệ thường gặp khi kiểm tra hoá đơn thương mại: - Tên và địa chỉ của các bên có liên quan được ghi trên hoá đơn thương mại khác với L/C và các chứng từ khác - Số bản hoá đơn phát hành không đủ theo yêu cầu của L/C - Số lượng, đơn giá, mô tả hàng hoá, tổng trị giá, điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá trên hoá đơn không chính xác với nội dung của L/C - Số L/C và ngày mở L/C không chính xác - Các dữ kiện về vận tải hàng hoá không phù hợp với B/L - Không có chữ ký theo quy định của L/C 37. Phân tích điều 10 của UCP. Anh chị có bình luận gì về điều khoản này khi sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C? Sửa đổi L/C của nước ngoài gửi đến phải được ngân hàng phát hành L/C thông báo ngay cho đơn vị nhập khẩu Việc sửa đổi L/C phải được lập bằng văn bản và có sự xác nhận của ngân hàng phát hành L/C. văn bản sửa đổi đã được xác nhận trở thành một bộ phận cấu thành của L/C và hủy bỏ những nội dung cũ có liên 31
  32. quan. Việc sửa đổi thư tín dụng có thể xuất phát từ phía người xuất khẩu hoặc ngân hàng mở L/C, nhưng nội dung sửa đổi chỉ có giá trị thực hiện nếu thỏa mãn những yêu cầu sau: (1) Sửa đổi bổ sung L/C trong thời hạn hiệu lực của L/C (2) Các nội dung giao dịch có liên quan đến nội dung sửa đổi hay bổ sung L/C phải được tiến hành bằng văn bản như điện báo, thư từ, điện tín, telex v.v (3) Tất cả các giao dịch có liên quan đ ến nội dung sửa đổi hay bổ sung L/C có th ể tiến hành trực tiếp giữa hai người xuất khẩu và nhập khẩu, nhưng kết quả cuối cùng phải có sự xác nhận của Ngân hàng phát hành L/C và ngân hàng xác nhận L/C nếu có. Cụ thể là, khi đồng ý sửa đổi L/C, đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải gửi "giấy điều chỉnh thư tín dụng" có chữ ký của giám đốc đến ngân hàng phát hành L/C. Trên cơ sở này ngân hàng phát hành L/C mới tiến hành sửa đổi L/C 32