Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 7: Phương thức thanh toán

docx 8 trang nguyendu 7260
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 7: Phương thức thanh toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_chuong_7_phuong_thuc.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 7: Phương thức thanh toán

  1. CHƯƠNG VII 1. -Khái niệm chuyển tiền: là một phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định trong một thời gian nhất định v bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng đề ra. -Phân loại: +Chuyển tiền bằng điện +Chuyển tiền bằng thư +Hiện nay có chuyển tiền bằng SWIFT -Quy trình thanh toán: +Xuất khẩu giao hàng và chứng từ +NK kiểm tra chứng từ,thấy hợp lệ thì ra lệnh cho ngân hàng của mình chuyển tiền cho XK +NH của NK chuyển tiền sang NH đại lý ở nước ngoài để trả cho XK +NH đại lý trả tiền cho XK 2. -Khái niệm phương thức ghi sổ: Phương thức này được thực hiện bằng cách người bán mở một tài khoản ghi nợ bên mua từ việc cung cấp hàng hoá đến cung ứng dịch vụ mà 2 bên sẽ thoả thuận theo định kỳ (quý, năm) người mua sẽ dùng phương thức chuyển tiền trả tiền cho người bán. -Quy trình: + Thực hiện nghĩa vụ và mở TK ghi sổ +Yêu cầu chuyển tiền để thanh toán theo định kỳ +Báo nợ TK của người được ghi sổ
  2. +Phát lệnh chuyển tiền cho NH đại lý +Báo nợ TK ngân hàng chuyển tiền +Báo có TK người hưởng lợi 3. -Ưu điểm của chuyển tiền: thủ tục đơn giản,thanh toán nhanh gọn,thuận tiện. -Nhược điểm:Rủi ro với cả 2 bên XK và NK: +Bên XK: giao hàng và chứng từ xong có thể ko được bên NK chuyển tiền thanh toán. +Bên NK: chuyển tiền xong mà bên XK giao hàng chậm,thiếu về số lượng hoặc kém về chất lượng. -Trường hợp áp dụng: +2 bên hoàn toàn tin cậy vào nhau. +Khi phương thức chuyển tiền là 1 bộ phận cấu thành của 1 phương thức khác +Sử dụng chủ yếu trong giao dịch phi thương mại. 4. -Trường hợp áp dụng chuyển tiền: như trên. -Những điểm lưu ý: +Bên yêu cầu chuyển tiền phải xuất trình chứng từ hợp pháp làm bằng chứng cho việc chuyển tiền để ngân hàng kiểm tra. +Lệnh chuyển tiền phải đầy đủ nội dung do ngân hàng quy định. 5. -Trường hợp áp dụng phương thức ghi sổ: +Chủ yếu được áp dụng khi thanh toán giữa các công ty mẹ và công ty con. +Các công ty có quan hệ lâu dài trong buôn bán
  3. +Số lượng hàng hoá không lớn, thanh toán tiền hoa hồng và tiền gửi bán. -Điểm lưu ý: -Dựa vào bộ chứng từ của người bán gửi để ghi sổ.Đây cũng là căn cứ nhận nợ. - Trên cơ sở người mua nhận hàng hóa và thông báo cho người bán biết để người bán ghi sổ. - Quy định định kỳ mà người mua thanh toán cho người bán hay thời hạn tín dụng mà người bán bán chịu cho người mua. - Quy định giá bán chịu,thông thường cao hơn giá thường vì bao gồm phí rủi ro và lãi suất. - Quy định phương thức chuyển tiền khi thời hạn kết thúc. 6. Yêu cầu về chuyển tiền theo Pháp lệnh Ngoại hối 2005: Điều 7. Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ 1. Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thanh toán nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. 2. Người cư trú phải chuyển toàn bộ ngoại tệ có từ việc xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép ở Việt Nam; trường hợp có nhu cầu giữ lại ngoại tệ ở nước ngoài thì phải được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 3. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện thông qua tổ chức tín dụng được phép. 7. -Quy trình chuyển tiền trước khi giao hàng: (1) Bên XK ra lệnh chuyển tiền. (2) Ngân hàng của XK báo mail/điện cho NH của NK (3) NH XK báo có cho XK (4) NH NK báo nợ NK
  4. (5) XK giao hàng -Quy trình chuyển tiền trả sau: (1) XK giao hàng hoá + chứng từ cơ bản (2) NK ra lệnh chuyển tiền + tờ khai NK + giấy phép NK + P/O + bộ chứng từ cho NH của NK. (3) NH của NK trích tài khoản để chuyển tiền. (4) NH của XK báo có (5) NH của NK báo nợ. 8. Hồ sơ và thủ tục chuyển tiền (thanh toán chuyển tiền bằng điện) của Ngân hàng Đông Á: Hồ sơ chuyển tiền 2 bản chính Lệnh chuyển tiền (theo mẫu của Ngân hàng Đông Á) -Bản sao hoá đơn nhập khẩu -Bản sao hợp đồng ngoại thương -Bản sao hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhập uỷ thác) -Bản sao tờ khai hải quan nhập hàng (khách hàng xuất trình bản chính để Ngân hàng Đông Á đối chiếu) Thủ tục thanh toán -Khách hàng nộp đầy đủ hồ sơ như trên cho Ngân hàng Đông Á -Nhân viên TTQT kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và xác nhận số lượng ngoại tệ khách hàng cần mua để thanh toán (nếu khách hàng chưa có ngoại tệ thanh toán) -Khách hàng sẽ nhận được công điện thanh toán ngay trong ngày nếu tài khoản đủ số dư ngoại tệ và gửi hồ sơ hợp lệ trước 15:30. Sau thời gian trên công điện thanh toán sẽ được nhận vào sáng hôm sau 9. -Rủi ro với 2 bên XK và NK trong phương thức chuyển tiền:
  5. +Bên XK: giao hàng và chứng từ xong có thể ko được bên NK chuyển tiền thanh toán. +Bên NK: chuyển tiền xong mà bên XK giao hàng chậm,thiếu về số lượng hoặc kém về chất lượng. -Biện pháp: + Chỉ áp dụng phương thức này khi cả hai bên là các bạn hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin cậy lẫn nhau. +Xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền: Ví dụ: chuyển trước bao nhiêu % tại thời điểm nào,thanh toán nốt phần còn lại tại thời điểm nào +Thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng. +Quy định rõ về phương tiện chuyển tiền, chi phí chuyển tiền ai chịu. 10. -Rủi ro của phương thức ghi sổ: Nhà xuất khẩu sẽ phải gánh chịu rủi ro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. -Biện pháp: + Chỉ áp dụng phương thức này khi cả hai bên là các bạn hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin cậy lẫn nhau. +Để bảo đảm an toàn cho nhà xuất khẩu, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm như thư bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng dự phòng, đặt cọc CHƯƠNG VIII: Câu 1/ -URC 522,ICC là văn bản quốc tế do ICC phát hành nhằm điều chỉnh phương thức thanh toán nhờ thu. -Tính chất pháp lý: +Được 168 nước áp dụng.
  6. +Là văn bản mang tính chất hướng dẫn và chỉ trở thành bắt buộc nếu các bên thỏa thuận áp dụng. +Được ghi vào chỉ thị nhờ thu,trừ những điều khoản trái với luật sở tại. -Nội dung: 26 điều quy định về: +Những quy định chung và các định nghĩa +Hình thức và nội dung của nhờ thu +Hình thức xuất trình +Nghĩa vụ và trách nhiệm +Thanh toán +Tiền lãi,lệ phí và các chi phí +Các điều khoản khác Câu 2/ Khoản a điều 2. "Nhờ thu" có nghĩa là các ngân hàng tiếp nhận các chứng từ như đã định nghĩa ở Điều phụ 2 (b) theo đúng các chỉ thị đã nhận được để: 1.Tiến hành thu tiền và/hoặc để yêu cầu chấp nhận thanh toán, hoặc: 2.Giao các chứng từ nếu được thanh toán và/hoặc chấp nhận thanh toán và/hoặc nếu được chấp nhận thanh toán, hoặc 3.Giao các chứng từ khi các điều kiện khác đặt ra được thực hiện. Khái niệm chứng từ ở khoản b điều 2. "Các chứng từ" là những chứng từ tài chính và/hoặc những chứng từ thương mại 1. "Các chứng từ tài chính" là bao gồm các hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các loại chứng từ tương tự khác dùng để thu tiền.
  7. 2. "Các chứng từ thương mại" gồm các hoá đơn, các chứng từ vận tải, các chứng từ về quyền sở hữu hoặc những chứng từ tương tự hoặc bất cứ chứng từ nào khác miễn là không phải là các chứng từ tài chính. Câu 3/ Phân biệt: -Nhờ thu phiếu trơn có nghĩa là nhờ thu các chứng từ tài chính không kèm theo các chứng từ(khoản c điều 2 URC 522) -Nhờ thu kèm chứng từ có nghĩa là nhờ thu: 1. Các chứng từ tài chính kèm theo các chứng từ thương mại; 2. Các chứng từ thương mại không kèm theo chứng từ tài chính. (khoản d) Câu 4: Vai trò của ngân hàng trong 2 phương thức nhờ thu: -Không kèm chứng từ:ngân hàng chỉ là trung gian đơn thuần,không có quyền giám sát,đôn đốc hay kiểm tra. -Kèm chứng từ:ngân hàng có vai trò quan trọng hơn,khống chế người mua bằng bộ chứng từ.