Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 7: Các phương thức thanh toán không kèm chứng từ

pdf 18 trang nguyendu 4430
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 7: Các phương thức thanh toán không kèm chứng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_chuong_7_cac_phuong_t.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 7: Các phương thức thanh toán không kèm chứng từ

  1. Nhóm TTQT 2011 CHƯƠNG 7: CÁC PHƯƠNG THỨC TT KHÔNG KÈM CHỨNG TỪ Phương thức thanh toán chuyển tiền và ghi sổ: Câu 1. a. Khái niệm phương thức chuyển tiền: Là phương thức mà trong đó khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác(người hưởng lợi) ở một thời điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng quy định. b. Các loại chuyển tiền: Có 2 dạng của phương thức này. Bao gồm là một bộ phận của phương thức thanh toán khác (thường là kết thúc của các phương thức khác). Ngoài ra còn phương thức độc lập, phương thức này thường được áp dụng trong thanh toán phi thương mại.Gồm: - Chuyển tiền thanh toán cung ứng dịch vụ cho nước ngoài. - Chuyển tiền kiều hối, tiền cho du học sinh. - Chuyển đầu tư ra nước ngoài. - Chuyển kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở nước ngoài. - Chuyển tiền viện trợ tài chính không hoàn lại cho nước ngoài. - Chuyển tiền phát sinh từ các thu nhập yếu tố. - Chuyển tiền lãi vay nợ Ngân hàng, cổ tức, trái tức ra nước ngoài. - Chuyển tiền bị phạt, bồi thường thiệt hại ra nước ngoài c. Quy trình thanh toán. Bao gồm 5 bước 5 Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng trả tiền 4 3 2 6 Người yêu cầu 1 Người hưởng lợi (1). Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ quy định trong hiệp định, hợp đồng hoặc các thỏa thuận. (2). Người yêu cầu chuyển tiền ra lệnh cho Ngân hàng của nước mình chuyển ngoại tệ ra bên ngoài. (3). Ngân hàng chi chuyển tiền báo nợ TK ngoại tệ của người yêu cầu chuyển tiền. (4). Ngân hàng chuyênt tiền phát lệnh thanh toán cho Ngân hàng trả tiền ở nước người hưởng lợi. (5). Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoảng Ngân hàng chuyển tiền. (6). Ngân hàng trả tiền báo có TK người hưởng lợi. Cocghe266 Page 1
  2. Nhóm TTQT 2011 Câu 2. a. Khái niệm phương thức ghi sổ: là một phương thức trong đó quy định rằng Người ghi sổ sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ của mình quy định trong hợp đồng cơ sở sẽ mở một quyển sổ nợ để ghi nợ Người được ghi sổ bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến từng định kì nhất định do hai bên thỏa thuận(tháng,quý ) người ghi sổ sẽ sử dụng phương thức chuyển tiền để thanh toán cho Người ghi sổ. b. Quy trình. 5 Ngân hàng nước Ngân hàng nước Người ghi sổ Người được ghi sổ 4 6 2 3 Người ghi sổ 1 Người được ghi sổ (1). Người ghi sổ cung ứng dịch vụ và mở tài sổ cái ghi nợ Người được ghi sổ. (2). Người được ghi sổ yêu cầu Ngân hàng chuyển tiền để thanh toán theo định kỳ. (3). Ghi nợ tài khoản Người được ghi sổ. (4). Phát lệnh chuyển tiền cho Ngân hàng trung gian (Ngân hàng đại lý). (5). Ngân hàng trung gian báo Nợ TK Ngân hàng chuyển tiền. (6). Ngân hàng trung gian báo Có TK Người ghi sổ. Câu 3. Phân tích ưu nhược điểm củ phương thức chuyển tiền? Trường hợp áp dụng? Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mỡnh chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi tại một thời điểm nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Ưu điểm: Thanh toán đơn giản, quy trỡnh nghiệp vụ dễ dàng. Tốc độ nhanh chóng( nếu thực hiện bằng T/T) Cocghe266 Page 2
  3. Nhóm TTQT 2011 Chi phí thanh toán qua ngân hàng tiết kiệm hơn thanh toán LC. Bên mua không bị đọng vốn kí quỹ LC. Chứng từ hàng hóa không phải làm cẩn thận như thanh toán LC. Không phải chịu rủi ro về sức ép phát sinh và có thể thu được tiền ngay nếu thực hiện bằng phương pháp điện chuyển tiền, Chuyển tiền trả trước thuận lợi cho người xuất khẩu vỡ nhận được tiền trước khi giao hàng nên không sợ bị thiệt hại do nhà nhập khẩu trả tiền chậm. Chuyển tiền trả sau thuận lợi cho người nhập khẩu vỡ nhận được hàng trước khi trả tiền nên không sợ thiệt hại do nhà xuất khẩu giao hàng chậm hoặc hàng kém chất lượng. Trong phương thức chuyển tiền, ngân hàng chỉ là trung gian của việc thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng thủ tục phí và không bị ràng buộc gỡ cả. Nhược điểm: Phương thức thanh toán này chứa đựng nhiều rủi ro vỡ việc trả tiền phụ thuộc vào ý chớ của người mua. Do đó nếu dùng phương thức này thỡ quyền lợi bên xuất khẩu chưa đảm bảo. Phương thức trả tiền trước mang lại nhiều rủi ro cho người mua vỡ bờn xuất khẩu có thể không chuyển hàng ngay khi tiền đó được thanh toán, làm cho cả nhà nhập khẩu rơi vào tỡnh trạng bị động. Phương thức này gây nhiều khó khăn về dũng tiền và tăng rủi ro cho người mua nên thông thường họ ít khi chấp nhận trả tiền trước khi nhận hàng. Phương thức chuyển tiền trả sau: + Bất lợi cho nhà xuất khẩu bởi nếu nhà nhập khẩu chậm lập lệnh trả tiền( do gặp khó khăn tài chính hoặc thiếu thiện chí thanh toán) gửi cho ngõn hàng thỡ nhà xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền thanh toán mặc dù hàng hóa đó được giao. + Trường hợp nhà nhập khẩu không nhận hàng thỡ nhà xuất khẩu mất tiền vận chuyển, phải bán rẻ hoặc tái xuất. Phương thức chuyển tiền trả trước: + Bất lợi cho nhà nhập khẩu khi mà đó thanh toỏn tiền hàng nhưng nhà xuất khẩu có thể giao hàng muộn. Trường hợp áp dụng: Loai này ít được sử dụng trong thanh toán ngoại thương vỡ việc thanh toán phụ thuộc vào ý chớ người mua. Do vậy chỉ nên sử dụng trong các trường hợp sau: Cocghe266 Page 3
  4. Nhóm TTQT 2011 + trường hợp 2 bên có sự tin cậy, hợp tác lâu dài, tín nhiệm lẫn nhau và thnah toán các khoản tương đối nhỏ như thanh toán chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu, chi phí vận chuyển bảo hiểm,bồi thường thiện hại,hoặc dùng trong thanh toán phí mậu dịch, chuyển vốn, chuyển lợi nhuận đầu tư về nước + Khi phương thức này trở thành một bộ phận cấu thành của phương thức thanh toán khác. +Chỉ nên áp dụng trong những trường hợp giao dịch phi thương mại. Câu 4. Các trường hợp áp dụng 1. Hiện trên quốc tế chưa có luật quốc tế cũng như các tập quán quốc tế của ICC điều chỉnh. Chuyển tiền sẽ được điều chỉnh bằng luật quốc gia và các thỏa thuận của các bên liên quan. 2. + Là một bộ phận của phương thức thanh toán khác, thường là kết thúc của phương thức thanh toán khach. +Nếu là phương thức thanh toán độc lập, phương thức này thường được áp dụng trong thanh toán phi thương mại. 3. Thời điểm chuyển tiền phải được quy định rõ trong hiệp đinh, hợp đồng hoặc các thỏa thuận khác. Có 2 loại: chuyên tiền trước và sau khi người hưởng lợi hoặc người được trả tiền thực hiện nghĩa vụ quy định trong hiệp đinh,hợp đồng. 4. Quy định rõ phương tiện chuyển tiền bằng điện or bằng thư. Đồng thời quy định trách nhiệm trả tiền phí của các bên tham gia. 5. Trong thanh toán thương mại quốc tế, phương thức chuyển tiền chỉ có lợi cho người nhập khẩu. Vì thế, người xuất khẩu cần tìm ra giải pháp phòng ngừa rủi ro do người nhập khẩu, nhưng không trả tiền, hoặc trả tiền chậm, không đủ. 6. Chỉ nên áp dụng phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế phi thương mại. Câu 5. Trường hợp áp dụng và điểm lưu ý khi sử dụng phương pháp ghi sổ. a. Trường hợp áp dung. - Hai bên hợp đồng cơ sở phải thực sự tin cậy nhau. - Dùng cho phương thức hàng đổi hàng, gửi bán, đại lý kinh tiêu, nhiều lần, thường xuyên trong một thời kì nhất định (6 tháng, một năm). - Phương thức này chỉ có lợi cho Người ghi sổ. - Dùng trong thanh toán phi thương mại như: Tiền cước phí vận chuyển, tiền phí bảo hiểm b. Những điểm chú ý khi áp dụng. - Chưa có luật và tập quán quốc tế ICC điều chỉnh phương thức thanh toán ghi sổ. Khi áp dụng cần vận dụng luật quốc gia của nước mở sổ cái và hoặc thỏa thuận Ngân hàng đại lý gữa hai Ngân hàng nước, nếu có. - Quy định thống nhất đồng tiền ghi nợ trên sổ cái của Người ghi sổ. Cocghe266 Page 4
  5. Nhóm TTQT 2011 - Căn cứ nhận nợ của Người ghi sổ, hoặc dựa vào giá trị hóa đơn thực hiện hoặc là dựa vào kết quả tiếp nhận dịch vụ tại địa điểm quy định. - Phương thức chuyển tiền hoặc bằng thư, hoặc bằng điện cần phải thỏa thuận thống nhất giữa hai bên. - Nếu áp dụng trong hợp đồng thương mại, thì giá hàng trong phương thức ghi sổ này thường cao hơn giá hàng bán tiền ngay. Chênh lệch này là tiền lãi phát sinh ra của số tiền ghi sổ trong khoảng thời gian bằng định kì thanh toán theo mức lãi suất được người nhập khẩu chấp nhận. - Việc chuyển tiền thanh toán chậm của Người được ghi sổ được giải quyết như thế nào, có phạt chậm trả không, mức phạt bao nhiêu, tính từ lúc nào. - Nếu phát sinh sự khác nhau giữa số tiền ghi nợ trên sổ cái của Người ghi sổ và số tiền nhận nợ của Người được ghi sổ thì giải quyết thế nào? Câu 6. Các yêu cầu về chuyển tiền theo quy định của luật quản chế ngoại hối của Việt Nam 2005. Theo điều 7 và điều 8 Pháp lệnh ngoại hối của ủy ban thường vụ quốc hội số 25/2005/PL-UBTVQH11 quy định về các vấn đề liên quan đến phương thức chuyển tiền như sau: Điều 7. Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ 1. Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thanh toán nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. 2. Người cư trú phải chuyển toàn bộ ngoại tệ có từ việc xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép ở Việt Nam; trường hợp có nhu cầu giữ lại ngoại tệ ở nước ngoài thì phải được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 3. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện thông qua tổ chức tín dụng được phép. Điều 8. Chuyển tiền một chiều 1. Ngoại tệ của người cư trú là tổ chức ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều phải được chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép. 2. Ngoại tệ của người cư trú là cá nhân ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được sử dụng cho mục đích cất giữ, mang theo người, gửi vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép; trường hợp là công dân Việt Nam thì được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép. 3. Người cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp. 4. Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản được chuyển ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài. Câu 7. Quy định chuyển tiền trước và sau khi giao hàng. Cocghe266 Page 5
  6. Nhóm TTQT 2011 - Chuyển tiền trước khi người hưởng lợi hoặc người được trả tiền thực hiện nghĩa vụ quy định trong hiệp định, hợp đồng hoặc các thỏa thuận khác, ví dụ: + Chuyển tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng xuất khẩu, đảm bảo dự thầu, hợp đồng xây dựng. + Chuyển tiền ứng trước cho người xuất khẩu trước khi giao hàng. + Chuyển tiền thanh toán trước một phần trước khi người xuất khẩu giao hàng để thanh toán tiền sản xuất thử, thiết kế mẫu - Chuyển tiền sau khi người hưởng lợi hoặc người được trả tiền đã hoàn thành nghĩa vụ quy định trong hiệp đinh, hợp đồng hoặc các thỏa thuận khác. Câu 8. . Hồ sơ và thủ tục chuyển tiền (thanh toán chuyển tiền bằng điện) của Ngân hàng Đông Á: Hồ sơ chuyển tiền 2 bản chính Lệnh chuyển tiền (theo mẫu của Ngân hàng Đông Á) -Bản sao hoá đơn nhập khẩu -Bản sao hợp đồng ngoại thương -Bản sao hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhập uỷ thác) -Bản sao tờ khai hải quan nhập hàng (khách hàng xuất trình bản chính để Ngân hàng Đông Á đối chiếu) Thủ tục thanh toán -Khách hàng nộp đầy đủ hồ sơ như trên cho Ngân hàng Đông Á -Nhân viên TTQT kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và xác nhận số lượng ngoại tệ khách hàng cần mua để thanh toán (nếu khách hàng chưa có ngoại tệ thanh toán) -Khách hàng sẽ nhận được công điện thanh toán ngay trong ngày nếu tài khoản đủ số dư ngoại tệ và gửi hồ sơ hợp lệ trước 15:30. Sau thời gian trên công điện thanh toán sẽ được nhận vào sáng hôm sau Câu 9. Các rủi ro ( chính là nhược điểm) bao gồm Các rủi ro trong phương thức chuyển tiền: -Đối với người bán: việc chuyển tiền và giao hàng là độc lập, người bán sẽ gặp phải rủi ro khi ng mua đã nhận hàng nhưng không chuyển tiền hoặc chậm trễ trong việc chuyển tiền, cố tình chiếm dụng vốn -Đối với người mua: rủi ro của ng mua đối với việc chuyển tiền xảy ra trong phương thức trả trước, người mua trả trước một phần tiền hàng để đảm bảo thực hiện hoặc cấp tín dụng chon g bán, nhưng khi chuyển tiền trước như vậy thì người mua sẽ không chắc chắn được người bán liệu có giao hàng cho mình và có trả tiền đặt cọc cũng như lãi phát sinh đúng như quy định Cocghe266 Page 6
  7. Nhóm TTQT 2011 - Đối với ngân hàng chuyển tiền: người chuyển tiền có thể lợi dụng ngân hàng để chuyển tiền bất hợp pháp. -Biện pháp: + Chỉ áp dụng phương thức này khi cả hai bên là các bạn hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin cậy lẫn nhau. +Xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền: Ví dụ: chuyển trước bao nhiêu % tại thời điểm nào,thanh toán nốt phần còn lại tại thời điểm nào +Thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng. +Quy định rõ về phương tiện chuyển tiền, chi phí chuyển tiền ai chịu. + Đối với trường hợp gian lận thì ngân hàng chỉ còn có biện pháp là quản lý chặt chẽ, phải có yêu cầu về chứng minh nguồn gốc ngoại tệ và mục đích sử dụng trong yêu cầu chuyển tiền. Câu 10: Rủi ro có thể xảy ra với tất cả các bên tham gia phương thức ghi sổ: -Với người xuất khẩu: rủi ro phụ thuộc hoàn toàn vào người nhập khẩu. Người xuất khẩu sẽ rất khó khiếu nại do không có sự tham gia của Ngân hàng và các chứng từ của ngân hàng. Là người xuất khẩu, bạn có thể phải thu tiền hàng ở nước ngoài, mà việc này rất khó và tốn nhiều chi phí. Ngoài ra, việc theo dõi và xử lí các khoản phải thu gặp rất nhiều khó khăn do không sử dụng hối phiếu hay bất kì chứng từ ghi nợ nào. Nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. -Với người nhập khẩu: hoàn toàn không có rủi ro Phòng ngừa rủi ro : - Sử dụng L/G hoặc standby L/C, đặt cọc, -Phương thức này chỉ thuận tiện và an toàn trong trường hợp hai bên thực sự tin cậy lẫn nhau, đã mua bán hàng nhiều lần và người mua có uy tín thanh toán. Phương thức thanh toán bảo lãnh và thư tín dụng dự phòng: Câu 1: Khái niệm bảo lãnh theo URDG 758, ICC và theo quyết định 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Việt Nam : a.Theo URDG 758 : Bảo lãnh theo yêu cầu (gọi tắt là bảo lãnh ) là bất cứ sự bảo lãnh, cam kết hoặc đảm bảo thanh toán nào khác dù được gọi và mô tả như thế nào, do một ngân hàng, 1 công ty bảo hiểm và 1 cơ quan hay Cocghe266 Page 7
  8. Nhóm TTQT 2011 1 người nào đó ( người bảo lãnh ) viết ra để thanh toán 1 số tiền khi xuất trình bản yêu cầu thanh toán và các chứng từ khác qui định trong bảo lãnh, trong các cam kết tương tự phù hợp với các điều khoản và điều kiện của bảo lãnh đó: i. Khi có yêu cầu hoặc theo chỉ thị và với trách nhiệm của 1 bên (người yêu cầu bảo lãnh) hoặc ii. Khi có yêu cầu hoặc theo chỉ thị với trách nhiệm của 1 ngân hàng, công ty bảo hiểm hoặc với bất kỳ 1 cơ quan hoặc 1 người nào khác (bên ra chỉ thị) hành động theo chỉ thị của người yêu cầu bảo lãnh với bên kia (người hưởng lợi) b. Theo 26/2006/QĐ-NHNN : “Bảo lãnh ngân hàng”: Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. “Cam kết bảo lãnh”: Là văn bản bảo lãnh của tổ chức tín dụng, bao gồm: a. “Thư bảo lãnh”: là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. b. “Hợp đồng bảo lãnh”: Là thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. . “Hợp đồng cấp bảo lãnh”: là văn bản thoả thuận giữa tổ chức tín dụng với khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho khách hàng Khái niệm thư tín dụng dự phòng theo ISP 98, ICC. Các loại thư tín dụng dự phòng : “ Cam kết không huỷ ngang, độc lập, bằng văn bản và ràng buộc khi được phát hành” ”Người phát hành cam kết với người hưởng lợi thanh toán chứng từ xuất trình trên bề mặt phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng dự phòng theo đúng qui tắc này” “người phát hành phải thanh toán chứng từ xuất trình bằng việc chuyển đổi số tiền theo phương thức trả tiền ngay hoặc chấp nhận hối phiếu của người hưởng hoặc cam kết trả tiền sau hoặc chiết khấu” ( tr 254 giáo trình). 3 nhóm thư tín dụng dự phòng cơ bản: - Thư tín dụng dự phòng thương mại chứng từ: dùng cho các hợp đồng thương mại - Thư tín dụng dự phòng nghĩa vụ tài chính - Thư tín dụng dự phòng đảm bảo thực hiện Cocghe266 Page 8
  9. Nhóm TTQT 2011 (Các bạn xem thêm trong sgk nhé T255) Câu 3: Mối quan hệ giữa bảo lãnh và hợp đồng cơ sở Hợp đồng cơ sở là căn cứ để thực hiện bảo lãnh. Nếu người được bảo lãnh không hoàn thành các nghĩa vụ với người thụ hưởng theo như trong hợp đồng thì người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ với người thụ hưởng. Tóm lại, Nếu hợp đồng cơ sở không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì bảo lãnh được thực hiện. Căn cứ vào tính chất của hợp đồng cơ sở bảo lãnh được phân ra thành 6 loại: bảo lãnh đấu thầu, thực hiện hợp đồng, bảo hành, thanh toán, tiền đặt cọc, tín dụng. - Việc yêu cầu bảo lãnh không liên quan đến các nội dung trong hợp đồng cơ sở. Câu 4: Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo lãnh 4.1 Bên bảo lãnh Theo điều 23 1. Bên bảo lãnh có quyền: a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của khách hàng hoặc của bên bảo lãnh đối ứng; b. Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho khách hàng; c. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có); d. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh (nếu cần); đ. Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận; e. Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay. g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật. h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; i. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng khác nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản. 2. Bên bảo lãnh có nghĩa vụ: a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh; b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến hành thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh. Cocghe266 Page 9
  10. Nhóm TTQT 2011 4.2 Bên được bảo lãnh ( Khách hàng ) Theo điều 26 1. Khách hàng có quyền: a. Đề nghị tổ chức tín dụng cấp bảo lãnh cho mình; b.Yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện đúng cam kết bảo lãnh và các thoả thuận trong Hợp đồng cấp bảo lãnh; c. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi tổ chức tín dụng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; d. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản. 2. Khách hàng có nghĩa vụ: a. Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các tài liệu và các thông tin theo yêu cầu của tổ chức tín dụng bảo lãnh; b. Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; c. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng theo thoả thuận; d. Nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay, bao gồm cả gốc, lãi và các chi phí trực tiếp phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; e. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát và báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo lãnh cho tổ chức tín dụng bảo lãnh. Theo URDG 458 Người bảo lãnh: - Điều 10. a. Một Người bảo lãnh sẽ có thời gian hợp lý mà trong thời gian đó anh ta phải kiểm tra bản yêu cầu thanh toán theo Bảo lãnh và phải quyết định thanh toán hay từ chối thanh toán chứng từ đó. b. Nếu Người bảo lãnh quyết định từ chối thanh toán bản yêu cầu thanh toán, anh ta sẽ phải thông báo ngay lập tức sự từ chối đó cho Người thụ hưởng bằng phương tiện viễn thông hoặc nếu điều này không thể thực hiện được thì bằng phương tiện hoả tốc khác . Bất cứ các chứng từ nào được xuất trình theo Bảo lãnh sẽ được giữ lại để chờ Người thụ hưởng định đoạt. - Kiểm tra với sự cẩn thận thích đáng để đảm bảo rằng các chứng từ có thể xuất hiện trên bề mặt là phù hợp với những điều kiện của Bảo lãnh. Từ chối nếu những chứng từ đó thể hiện trên bề mặt của chúng là không phù hợp với các điều kiện của Bảo lãnh và có các mâu thuẫn lẫn nhau (Điều 9) - Ðiều 11 Những Người bảo lãnh và Các bên ra chỉ thị phát hành không có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm về hình thức, sự Cocghe266 Page 10
  11. Nhóm TTQT 2011 hoàn bị, tính chính xác, tính chân thực, sự giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của bất kỳ các chứng từ nào xuất trình cho họ, không có và không chịu trách nhiệm về các tuyên bố chung hoặc riêng quy định trong các chứng từ cũng như sự thiện chí hoặc các hành vi hoặc sự thiếu sót của bất cứ người nào khác. - Ðiều 12 Những Người bảo lãnh và các bên ra chỉ thị không có trách nhiệm hoặc nghĩa vụ đối với những hậu quả phát sinh từ việc chậm trễ hoặc mất mát trong việc chuyển giao bất kỳ bức điện, thư, bản yêu cầu thanh toán hoặc các chứng từ nào hoặc về việc chậm trễ, cắt xén hoặc những sai sót khác phát sinh trong việc chuyển thông tin qua đường viễn thông, những Người bảo lãnh và các Bên chỉ thị không chịu trách nhiệm những lỗi về dịch thuật hoặc việc giải thích các thuật ngữ và dành quyền chuyển đi nội dung của Bảo lãnh hoặc bất cứ các nội dung nào của nó mà không cần dịch. - Ðiều 13 Những người bảo lãnh và Bên ra chỉ thị không chịu trách nhiệm hoặc nghĩa vụ đối với những hậu quả phát sinh từ việc gián đoạn công việc kinh doanh của họ do thiên tai, bạo động, dân biến, nổi dậy, chiến tranh hay vì bất cứ nguyên nhân nào khác vượt khỏi tầm kiểm soát của mình hoặc đình công, bế xưởng. - Những Người bảo lãnh và Bên ra chỉ thị không chịu trách nhiệm hoặc nghĩa vụ về việc chỉ thị mà họ chuyển đi không được thực hiện ngay cả khi chính họ đã giành quyền trong việc lựa chọn bên kia. (Điều 14 b) - Ðiều 15 Những Người bảo lãnh và các Bên ra chỉ thị không được miễn trừ trách nhiệm hoặc hoặc nghĩa vụ theo những điều khoản của các điều 11, 12, và 14 trong quy tắc này vì họ hành động thiếu thận trọng và thiếu sự thiện chí. - Ðiều 16 Một Người bảo lãnh phải chịu trách nhiệm với Người thụ hưởng chỉ theo điều khoản quy định trong Bảo lãnh và bất cứ sự tu chỉnh nào của nó và theo Quy tắc này, chỉ chịu trách nhiệm đến một số tiền không vượt quá số tiền đã ghi trong Bảo lãnh hay bất cứ các tu chỉnh nào của nó. Người yêu cầu bảo lãnh: - Ðiều 14 a. Những Người bảo lãnh và các Bên ra chỉ thị sử dụng các dịch vụ của một bên khác nhằm thực hiện các chỉ thị của Người yêu cầu bảo lãnh thì chi phí và rủi ro là do Người yêu cầu bảo lãnh phải gánh chịu. c. Người yêu cầu Bảo lãnh sẽ phải bồi thường cho Người bảo lãnh hoặc Bên ra chỉ thị theo những nghĩa vụ và trách nhiệm mà luật lệ và tập quán nước ngoài đã quy định. Người thụ hưởng: - Chuẩn bị chứng từ cần thiết chứng minh người được bảo lãnh đã vi phạm hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ để yêu cầu người bảo lãnh bồi thường Câu 5: Các loại bảo lãnh Cocghe266 Page 11
  12. Nhóm TTQT 2011 5.1 Căn cứ theo tính chất của hợp đồng cơ sở : - Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn. - Bảo lãnh dự thầu: là cam kết của bên bảo lãnh với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. - Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: là cam kết của của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. - Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. 5.2 Căn cứ theo hình thức sử dụng: - Bảo lãnh có điểu kiện : người bảo lãnh chỉ bồi thường cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng có đầy đủ các chứng từ chứng minh mình đã thực hiện nghĩa vụ cụ thể, hay chứng minh người được bảo lãnh đã vi phạm các qui định trong thư bảo lãnh - Bảo lãnh vô điều kiện : người bảo lãnh sẽ bồi thường ngay cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng có bản tuyên bố đầu tiên , kèm với 1 lệnh thanh toán chứng minh rằng người được bảo lãnh đã vi phạm nghĩa vụ qui định trong thư bảo lãnh, mà ko có sự đồng ý của người được bảo lãnh 5.3 Căn cứ hình thức phát hành thư bảo lãnh: - Bảo lãnh trực tiếp : người bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi thường trực tiếp cho người thụ hưởng. Tức là người bảo lãnh sẽ phát hành chứng thư cho người thụ hưởng mà không thông qua tổ chức trung gian. Áp dụng trong bảo lãnh nội địa. có thể áp dụng trong bảo lãnh quốc tế nếu như áp dụng cơ chế bảo lãnh đối ứng. - Bảo lãnh gián tiếp : người bảo lãnh dựa vào quyền thụ hưởng của 1 bảo lãnh mà một người bảo lãnh ở nước khác phát hành cho mình hưởng để phát hành một bảo lãnh trực tiếp cho người thụ hưởng nước mình hưởng. 5.4 Các loại bảo lãnh khác: 5.4.1 Bảo lãnh vận đơn Cocghe266 Page 12
  13. Nhóm TTQT 2011 - Bảo về những người có quyền lợi chính đáng trước sự lợi dụng vận đơn để làm những điều bất hợp pháp của người khác. - Trị giá bảo lãnh từ 100-150% - 2 loại + Người xuất khẩu là người đề nghị phát L/G: Người bảo lãnh cam kết với nhà nhập khẩu sẽ bồi thường mọi thiệt hại phát sinh đối với người nhập khẩu do việc vận đơn gốc không được xuất trình hoặc xuất trình không kịp thời + Người nhập khẩu là người đề nghị phát hành L/G: Người bảo lãnh yêu cầu người chuyên chở giao hàng cho người nhập khẩu không có vận đơn gốc và cam kết sẽ hoàn trả vận đơn gốc khi nhận được, nếu không sẽ phải bồi thường mọi thiệt hại cho người chuyên chở có liên quan đến vận đơn 5.4.2 Bảo lãnh thuế quan Bảo lãnh nhằm đảm bảo cho hàng hóa nhằm mục đích trưng bày tại triển lãm hay tham dự hội chợ hoặc hàng hóa gia công(ko phải nộp thuế nhập khẩu). Nếu quá thời hạn đã đăng ký mà hàng hóa hay máy móc đó không tái xuất thì hải quan sẽ có quyền yêu cầu người bảo lãnh thanh toán tiền thuế nhập khẩu và tiền phạt. 5.4.3 Bảo lãnh sai sót chứng từ nhờ thu Theo đề nghị của nhà nhập khẩu, người bảo lãnh đứng ra cam kết với nhà nhập khẩu sẽ bù đắp cho những thiệt hại phát sinh trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ do việc xuất trình chứng từ không phù hợp với những điều khoản của hợp đồng mua bán, hoặc số lượng chứng từ thiếu không được gửi bổ sung 5.4.4 Bảo lãnh thanh toán kỳ phiếu Là sự cam kết của người bảo lãnh sẽ trả tiền cho người hưởng lợi kỳ phiếu khi kỳ phiếu đến hạn trả tiền mà người được bảo lãnh không trả tiền Có thể được thực hiện bằng L/G hoặc bằng chữ ký bảo lãnh trực tiếp của người bảo lãnh trên bề mặt của kỳ phiếu 5.4.5 Bảo lãnh phát hành chứng khoán Được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh phát hành ký kết giữa tổ chức phát hành và công ty chứng khoán Câu 6: Khái niệm Standby L/C Tham khảo: L/C dự phòng là một tín dụng chứng từ hay là dàn xếp tương tự, thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc: - Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước. - Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng. - Bồi thường những thiệt hại do người mở L/C dự phòng không thực hiện nghĩa vụ của mình. - Do đó L/C dự phòng được xem như là phương tiện thanh toán thứ yếu. Sự khác nhau về L/C thương mại và L/C dự phòng là L/C thương mại hoạt động trên cơ sở thực hiện hợp đồng của người bán. Ngược lại, L/C dự phòng đảm bảo cho người thụ hưởng trong trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện Hoặc: Cocghe266 Page 13
  14. Nhóm TTQT 2011 Để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận được L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trước nhưng không có khả năng giao hàng, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong L/C, đòi hỏi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành 1 L/C trong đó cam kết với người nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại tiền đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhà nhập khẩu. 1 L/C như vậy được gọi là L/C dự phòng (P233- Cẩm nang thanh toán L/C Nguyễn Văn Tiến) Câu 7: So sánh L/G và L/C Giống nhau: đều là những hình thức của bảo lãnh, Bảo đảm quyền lợi của người thụ hưởng tránh được rủi ro phát sinh khi người yêu cầu phát hành không hoàn thành nghĩa vụ đối với người thụ hưởng Khác nhau: L/G Standby L/C Sử dụng ít hơn Công cụ tài trợ phổ biến và được sử dụng trong các hoạt động tài chính và thương mại rộng rãi, Những vấn đề về tiến hành và thủ tục ít khi gặp liên quan đến đến cách tiến hành và thủ tục(xác phải trong mối quan hệ với bảo lãnh theo yêu nhận, phát hành, xuất trình chứng từ ). Đòi cầu hỏi chi tiết và phù hợp hơn Chỉ được sử dụng hợp lý khi người người được Tín dụng dự phòng trả tiền trực tiếp không bảo lãnh có vi phạm quan tâm đến việc có xảy ra vi phạm hay ko. Được điều chỉnh bởi URDG Được điều chỉnh bởi UCP, ISP 98 Bảo đảm cho cả người mua và người bán Bảo vệ người bán Rủi ro nhiều hơn Rủi ro ít hơn Nguồn : Câu 8: Mối quan hệ giữa hợp đồng cơ sở và Standby L/C - Nếu hợp đồng cơ sở không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì standby L/C được thực hiện - Standby L/C độc lập với hợp đồng cơ sở Cocghe266 Page 14
  15. Nhóm TTQT 2011 Trong thư tín dụng dự phòng trả tiền trực tiếp, người hưởng lợi căn cứ vào thời hạn của hợp đồng cơ sở đòi tiền ngân hàng phát hành mà không cần biết có vi phạm gì từ phía người xin mở thư tín dụng dự phòng hay không. Câu 9: Các loại Standby L/C - Tín dụng dự phòng đảm bảo thực hiện : đảm bảo cho nghĩa vụ thực hiện hợp đồng chứ ko phải nghĩa vụ trả tiền, bao gồm cả mục đích trang trải các khoản thiệt hại phát sinh do vi phạm cảu người xin mở tín dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng cơ sở - Tín dụng dự phòng cho khoản ứng trước : đảm bảo trách nhiệm với khảon tiền ứng trước mà người thụ hưởng đã cấp cho người xin mở tín dụng thư - Tín dụng dự phòng đảm bảo đấu thầu hay dự thầu : đảm bảo cho trách nhiệm phải thực hiện hợp đồng của người yêu cầu mớ thư tín dụng dự phòng - Tín dụng dự phòng đối ứng: bảo lãnh việc phát hành một thư tín dụng riêng biệt hay một cam kết của chính người hưởng lợp qui định trong thư tín dụng dự phòng đối ứng - Tín dụng dự phòng tài chính: bảo lãnh trách nhiệm trả tiền, bao gồm bất kì chứng từ nào chứng minh một trách nhiệm trả lại khoản tiền đã vay - Tín dụng dự phòng trả tiền trực tiếp : đảm bảo thanh toán khi nghĩa vụ thanh toán hợp đồng cơ sở đến hạn. Nó có đặc trưng tương đương thư tín dụng dự phòng tài chính, nhưng ko quan tâm đến việc có xảy ra vi phạm hay ko - Tín dụng dự phòng bảo hiểm bảo đảm nghĩa vụ bảo hiểm , hoặc tái bảo hiểm của người xin phát hành tín dụng thư - Tín dụng dự phòng thương mại : bảo lãnh cho trách nhiệm của người xin mở tín dụng phải thanh toán cho hàng hàng hoá, hay dịch vụ trong trường hợp ko thanh toán bằng các phương thức thanh toán khác. Hoặc các bạn học theo bản này: 1.1. Tín dụng dự phòng đảm bảo thực hiện (Performance Standby) Đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của người xin mở L/C trong đó kèm theo cả trách nhiệm bồi thường trong trường hợp xảy ra vi phạm Lĩnh vực áp dụng: Thương mại, đầu tư, xây dựng 1.2. Tín dụng dự phòng cho khoản ứng trước (advance payment standby) Đảm bảo trách nhiệm đối với khoản tiền ứng trước mà người thụ hưởng đã cấp cho người xin mở tín dụng thư 1.3. Tín dụng dự phòng đảm bảo đấu thầu hay dự thầu (Bid bond/ Tender bond standby) Cocghe266 Page 15
  16. Nhóm TTQT 2011 Đảm bảo cho trách nhiệm phải thực hiện hợp đồng của người yêu cầu mở thư tín dụng dự phòng khi anh ta trúng thầu Là cam kết của ngân hàng sẽ thanh toán một khoản tiền cho người hưởng lợi trong trường hợp người xin mở L/C trúng thầu nhưng rút lui không thực hiện. Khoản thanh toán thư tín dụng dự phòng này sẽ giúp người hưởng lợi trang trải thiệt hại do chậm trễ tiến độ thi công hay chi phí để tổ chức 1 buổi đấu thầu khác Số tiền và thời hạn thư tín dụng thường do người mua quy định. Thường thời hạn của thư tín dụng dự phòng đảm bảo dự thầu kéo dài tới thời điểm người dự thầu trúng thầu và kí kết hợp đồng thương mại. Trường hợp người dự thầu không trúng thầu thì thư tín dụng dự phòng cũng tự động hết hiệu lực 1.4. Tín dụng dự phòng đối ứng (Counter Stanby) Phát hành nhằm bảo lãnh cho việc phát hành 1 thư tín dụng riêng biệt hay 1 cam kết khác của chính người hưởng lợi quy định trong thư tín dụng dự phòng đối ứng. Cơ chế hoạt động: Người ủy nhiệm (người xin phát hành) lập chỉ thị gửi ngân hàng mình(ngân hàng chỉ thị), yêu cầu ngân hàng của đối tác (ngân hàng phát hành) phát hành 1 thư tín dụng dự phòng cho đối tác hưởng lợi. Ngân hàng chỉ thị phát hành 1 thư tín dụng dự phòng đối ứng cho ngân hàng phát hành hưởng. Khi nhận được đòi tiền ngân hàng phát hành thanh toán cho người hưởng lợi và thu lại số tiền này từ ngân hàng chỉ thị theo đúng như cam kết trong thư tín dụng dự phòng đối ứng. Người trả tiền vẫn là người ra chỉ thị đầu tiên, hai ngân hàng hành động là người cung cấp dịch vụ và tài trợ cho ngân hàng. 1.5. Tín dụng dự phòng tài chính (Financial Standby) Bảo lãnh trách nhiệm trả tiền cho một khoản tiền đã vay bao gồm bất kỳ chứng từ nào chứng minh 1 trách nhiệm trả lại khoản tiền đã vay. Phạm vi bảo lãnh rộng và hay được sử dụng. Phù hợp với chức năng của ngân hàng thương mại. Giá trị thư tín dụng có thể lên đến 100% giá trị hợp đồng cơ sở 2.6. Tín dụng dự phòng trả tiền trực tiếp (Direct – pay standby) Đảm bảo thanh toán khi đến hạn theo quy định của hợp đồng cơ sở Không quan tâm có xảy ra vi phạm hay không Chưa có hình thức bảo lãnh Ngân hàng tương ứng Cocghe266 Page 16
  17. Nhóm TTQT 2011 Người hưởng lợi được quyền đòi tiền ngân hàng phát hành khi đến hạn thanh toán hợp đồng cơ sở mà ko cần biết có xảy ra vi phạm hay không từ phía người xin mở thư tín dụng dự phòng. Vì vậy tín dụng thư dự phòng này gần như không còn mang tính chất dự phòng nữa mà chắc chắn được thực hiện 2.7. Tín dụng dự phòng bảo hiểm (insurance standby) Là cam kết của ngân hàng phát hành sẽ thanh toán khoản phí bảo hiểm nếu người yêu cầu mở thư tín dụng dự phòng không nộp phí bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm đúng hạn. 2.8. Tín dụng dự phòng thương mại (Commercial standby) Bảo lãnh cho trách nhiệm của người xin mở thư tín dụng phải thanh toán cho hàng hóa hay dịch vụ trong trường hợp không thanh toán bằng các phương thức thanh toán khác. Người bán đòi tiền người mua và chỉ khi người mua không thanh toán mới thì người bán mới xuất trình chứng từ yêu cầu thanh toán đến ngân hàng. Câu 10: So sánh bảo lãnh có điều kiện và bảo lãnh vô điều kiện 1. Giống nhau: đều là hình thức bảo lãnh (bên thứ ba cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ) 2. Khác nhau: Về điều kiện bồi thường: -Bảo lãnh có điều kiện: người bảo lãnh chỉ bồi thường cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng có đầy đủ các chứng từ chứng minh mình đã thực hiện nghĩa vụ cụ thể, hay chứng minh người được bảo lãnh đã vi phạm các qui định trong thư bảo lãnh - Bảo lãnh vô điều kiện: người bảo lãnh sẽ bồi thường ngay cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng có bản tuyên bố đầu tiên , kèm với 1 lệnh thanh toán chứng minh rằng người được bảo lãnh đã vi phạm nghĩa vụ qui định trong thư bảo lãnh, mà ko có sự đồng ý của người được bảo lãnh Cocghe266 Page 17
  18. Nhóm TTQT 2011 Cocghe266 Page 18