Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 06: Séc quốc tế và thẻ ngân hàng

doc 10 trang nguyendu 5630
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 06: Séc quốc tế và thẻ ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_chuong_06_sec_quoc_te.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 06: Séc quốc tế và thẻ ngân hàng

  1. Câu 1: Séc là gì? Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định bằng tiền mặt hay chuyển khoản. Nội dung phát hành Séc: Mặt trước của Séc: - Tiêu đề của séc - Số tiền xác định. ( số tiền ghi bằng số phải bằng với số tiền ghi bằng chữ, có kí hiệu đơn vị tiền tệ. Nếu khác nhau thì séc không có giá trị thanh toán) - Tên của Ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán , là người bị kí phát - Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người kí phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán séc theo lện của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán séc cho người nắm giữ. - Địa điểm thanh toán - Ngày kí phát - Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân và chữ kí của người kí phát. Séc nếu thiếu các nội dung trên thì sẽ không có giá trị, trừ trường hợp sau đây : + Địa điểm thanh toán không ghi, thì được coi là thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người bị kí phát ( Luật CCCN Việt Nam ) Ngoài các nội dung qui định ở trên, các tổ chức phát hành séc có thể đưa thêm các nội dung khác mà không làm phát sinh thêm nghĩa vụ pháp lí của các bên như : số hiệu tài khoản của người kí phát, địa chỉ người bị kí phát, và các nội dung khác. Trường hợp séc được thanh toán qua trung tâm thanh toán bù trừ, thì trên séc phải có thêm các nội dung theo qui định của trung tâm thanh toán bù trừ. Mặt sau của séc: được sử dụng để ghi các nội dung chuyển nhượng séc. Câu 2: Những phương tiện thanh toán quốc tế nào có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ? Nêu đặc điểm của nó? Trả lời: Những phương tiện thanh toán quốc tế có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ bao gồm: Thẻ thanh toán ngân hàng, séc. 1. Thẻ thanh toán là 1 công cụ tín dụng do tổ chức tài chính phát hành và cấp cho khách hàng ( gọi là chủ thẻ) trong đó dành quyền cho khách hàng có thể dùng nó nhiều lần để rút tiền mặt cho chính mình hoặc ra lệnh rút một số hoặc tất cả số tiền hiện có trên tài khoản mở ở tổ chức phát hành thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho các đơn vị chấp nhận thẻ ( người cung ứng dịch vụ, hàng hóa). Những đặc điểm của thẻ thanh toán: a) Tính tiện ích : là công cụ thay cho tiền mặt chấp hành chức năng lưu thông. Trong lĩnh vực thanh toán quốc tế thẻ có thể dùng để thanh toán ở bất cứ nơi đâu mà không cần đem theo tiền mặt hay séc du lịch , không phụ thuộc vào qui mô số tiền mà họ cần thanh toán.
  2. b) Tính an toàn và nhanh chóng : chủ thẻ có thể trực tiếp tiếp cận với tài khoản của mình mở ở ngân hàng từ hệ thống chuyển tiền điện tử. Các ngân hàng kết nối hệ thống thanh toán qua thẻ giữa khắp các ngân hàng trong và ngoài nước khiên cho việc thanh toán trở nên hết sức nhanh chóng. c) Tính linh hoạt: Ngân hàng cung cấp nhiều loại thẻ khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu của từng đối tượng khác nhau. 2. Séc: Séc giấy + séc điện tử a) Khi thanh toán bằng séc, người chủ séc sẽ ghi số tiền cần thanh toán vào séc và kí tên đưa cho người nhận thanh toán. Người này sau đó sẽ đến ngân hàng nắm giữ TK của người kí séc để rút tiền mặt hoặc chuyển sang tài khoản của mình tại cùng ngân hàng hoặc ở ngân hàng khác. Đặ điểm của Séc là tốc độ thanh toán cao, an toàn , đơn giản. Tiết kiệm được chi phí giáo dịch do giảm bớt việc phải chuyển tiền thực giữa các ngân hàng, tiết kiệm cho việc thanh toán vì có thể viết ra bất kỳ lượng tiền nào cho đến hết số dư trên tài khoản, do đó việc thanh toán những món tiền lớn trở nên dễ dàng thực hiện hơn. b) Séc điện tử cho phép người sử dụng Internet có thể thanh toán hóa đơn qua Internet mà không cần phải gửi những tờ séc giấp như trước nữa. Những người này có thể biết một tờ séc điện tử hợp pháp trên máy tính của mình rồi gửi cho người được thanh toán. Người này sẽ chuyển tờ séc điện tử đó tới ngân hàng của mình. Ngân hàng sau khi kiểm tra tính hợp lệ của séc sẽ tiến hành thực hiện chuyển tiền từ tài khoản của người kí phát sang người được thanh toán. Câu 3. Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa Séc cá nhân, Séc du lịch, Séc ngân hàng. Sự gống nhau: Các loại séc này đều là những công cụ thanh toán dùng để lệnh cho 1 ngân hàng đứng ra trả tiền cho người thụ hưởng được chỉ định trên séc. Do đó cả 3 loại này đều phải có nội dung phù hợp với yêu cầu được qui định trong luật về các công cụ chuyển nhượng, ví dụ như : tiêu đề séc, số tiền, tên ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ, tên người thụ hưởng, địa điểm thanh toán, ngày kí phát. tên và chữ kí đối với người kí phát. - Ngoài ra cả 3 loại séc này đều được qui định giống nhua về các nghiệp vụ xuất trình và thanh toán, cũng như nghiệp vụ về bảo đảm thanh toán, người thụ hưởng đều tiến hành xuất trình thanh toán đối với những người bị kí phát. Khác nhau: Séc cá nhân Séc Ngân Hàng Séc Du lịch Mục đích sử Người kí phát kí séc để hoàn thành Người thụ hưởng yêu cầu Ngân Ngân hàng phát hành séc cho người dụng nghĩa vụ thanh toán đối với người thụ hàng phát hành kí phát séc cho 1 thụ hưởng để họ tiến hành rút tiền hưởng ngân hàng đại lí nắm giữ tài khoản trong khi đi du lịch, xuất ngoại, tránh của mình để trả tiền cho người thụ phải mang theo nhiều tiền mặt trong hưởng có tên trên Séc,với mục đích người. vay nợ ngân hàng chứ ko phải mục đích rút ,chuyển tiền trong tài
  3. khoản của mình Người thụ hưởng Là người được ngân hàng trả tiền theo Là người yêu cầu ngân hàng phát Là người có chữ kí ở trên séc mà yêu cầu của người kí phát hành séc,là con nợ,là người NK ngân hàng phát hành ,chủ đầu tư ,người cần chuyển vốn ra nước ngoài Chữ kí của người Không cần Không cần Người thụ hưởng phải có chữ kí trên thụ hưởng séc su dịch Người phát hành Người phát hành là chủ các tài khoản Người phát hành séc là các ngân Là loại séc do các Ngân Hàng phát mở tại các ngân hàng nắm giữ tài khoản hàng hành Người bị kí phát Là các ngân hàng nắm giữ các tài khoản Là các ngân hàng đại lí nắm giữ tài Là các ngân hàng đại lí hoặc chi ( là người trả tiền của người phát hành khoản của của ngân hàng phát hành nhánh của các ngân hàng phát hành. ) Địa điểm thanh Tại địa điểm kinh doanh của các chi Là địa điểm kinh doanh của các chi Địa điểm được ghi trên séc, ghi rõ toán nhánh ngân hàng nắm giữ tài khoản của nhánh của ngân hàng kí phát khu vực các ngân hàng trả tiền, ngoài người kí phát khu vực đó sẽ không có giá trị Thời hạn hiệu Có hạn Có hạn Vô hạn lực ,thời hạn xuất trình Thanh toán séc Người thụ hưởng séc xuất trình tại ngân Người thụ hưởng xuất trình séc tại Người thụ hưởng phải kí tên tại chỗ hàng được thụ hưởng để được thanh ngân hàng đại lí để được thanh toán để ngân hàng đối chiếu chữ kí so với toán chữ kí trên séc, nếu đúng mới tiến hành trả tiền.
  4. Chuyển nhượng Séc cá nhân chuyển nhượng bằng hình Không chuyển nhượng Séc du lịch không được phép chuyển thức kí hậu nhượng, chỉ những người thụ hưởng có tên trên séc và có mẫu chữ kí đúng với chữ kí trên séc mới được thanh toán Câu4: Các qui trình thanh toán séc cá nhân và sec ngân hàng. Qui trình thanh toán séc cá nhân: TH1: Lưu thông séc qua 1 Ngân Hàng ( dùng thanh toán nội địa) (1) Người bán giao hàng cho người mua (2) Người mua phát hành séc thanh toán cho người bán (3) Người bán chuyển séc đến ngân hàng thanh toán (4) Ngân hàng Báo Có cho người hưởng lợi séc (5) Quyết toán séc giữa ngân hàng với người mua. TH2: Lưu thông séc qua 2 Ngân Hàng.( dùng trong thanh toán quốc tế) (1) Người bán giao hàng cho người mua (2) Người mua phát hành séc thanh toán cho người bán (3) Người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền ghi trên séc (4) Ngân hàng thu tiền hộ số tiền trên séc
  5. (5) Ngân hàng trả tiền cho người hưởng séc (6) Quyết toán séc giữa ngân hàng với người mua. Qui trình thanh toán séc ngân hàng (1) Thực hiện nghĩa vụ (2) Mua séc ngoại tệ (3) Ghi nợ nội tệ (4) Phát hành séc (5) Xuất trình Séc (6) Trả tiền (7) Thanh toán và quyết toán giữa 2 Ngân Hàng Câu 5: Séc thương mại? Người kí phát séc thương mại? Điều kiện để phát hành séc thương mại? Séc thương mại là séc do người mua phát hành để trả tiền cho người bán khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ qui định trong trong hợp đồng mua bán thương mại cơ sở. Người phát hành là người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ Điều kiện để phát hành séc thương mại là: Người bán thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình như trong hợp đồng
  6. Câu 6: So sách sự giống và khác nhau giữa séc thương mại và séc du lịch.  Giống nhau: : chúng đều là séc nên phải tuân thủ theo những quy tắc , nội dung phát hành séc theo luật CCCNVN a. Khác nhau Điểm so sánh Séc thương mại Séc du lịch Mục đích sử dụng Trong thương mại, mua bán Trong du lịch, học tập hàng hóa Trường hợp áp dụng Thanh toán các khoản nợ Thanh toán các khoản chi thương mại và dịch vụ. tiêu khi bên nước ngoài. Thường thi 2 bên mua bán Thường áp dụng cho các giao hàng trực tiếp cho nhau. người đi du lịch, du học sinh nước ngoài. Người phát hành Là các tổ chức mở tài khoản Do Ngân hàng phát hành cho khách hàng (thường là các Ngân hàng) Người kí phát Chủ tài khoản có tại khoản Chủ tài khoản có tại khoản tại các tổ chức nêu trên tại các tổ chức nêu trên Thời hạn hiệu lực Có thời hạn Vô thời hạn - Trả ngay: 8 ngày kể từ ngày phát séc - 20 ngày làm việc nếu lưu thông ngoài nước trong cùng một châu, là 70 ngày nếu séc được trả ở một nước không cùng châu Điều kiện phát hành Số tiền trên séc <= số tiền trong tài khoản đã mở ở các tổ chức (trừ trường hợp thấu chi over draft) Mệnh giá Bằng mệnh giá hóa đơn Có nhiều mức mệnh giá nhất định (phải đc trả bằng tiền mặt) Câu 7: Yêu cầu về nội dung và hình thức của ký hậu. a. Nội dung: - Người kí hậu là Người thụ hưởng hiện hành ghi trên séc. - Ký hậu có hiệu lực khi Người thụ hưởng kế tiếp nhận séc. - Mục đích là để trả nợ cho người thụ hưởng tiếp theo, nghĩa vụ nợ hoàn thành khi người thụ hưởng kế tiếp nhận được tiền từ NH.
  7. - Người thụ hưởng hiện hành có thể ký hậu chuyển nhượng séc cho Người ký phát séc nếu cần chuyển nhượng quyền hưởng lợi séc cho Người ký phát séc hoặc có thể ký hậu chuyển nhượng cho bất cứ người nào đã ký trên tờ séc. - Thể hiện bằng ngôn ngữ ý chí chuyển nhượng quyền hưởng lợi séc cho một người khác. Có mấy loại ý chí chuyển nhượng. + Chuyển nhượng cho người đích danh. Cách này thì séc sẽ không được chuyển nhượng kế tiếp bằng thủ tục ký hậu tiếp theo. + Ký hậu để trắng ( ký hậu cho người cầm séc) Chuyển nhượng cho bất cứ ai cầm séc hoặc chỉ ký mà không chỉ định ai là Người thụ hưởng tiếp theo. Thường thì thực hiện bằng cách trao tay, không cần ký hậu tiếp nữa. Ký hậu trắng có thể biến thành ký hậu đích danh khi điền tên người khác vào trước chữ ký của người ký hậu. + Chuyển nhượng theo lệnh của một người đích danh. Cách này séc được ký hậu cho đến khi nào hết thời hạn xuất trình séc. - Ký hậu phải vô điều kiện . Nếu có kèm điều kiện thì coi như là không có điều kiện đó, ký hậu vẫn có hiệu lực ngoại trừ các điều kiện đã nêu. - Ký hậu phải chuyển nhượng toàn bộ quyền hưởng lợi của séc, việc chuyển nhượng một phần quyền hưởng lợi của séc là vô hiệu. Bởi vì không thể thực hiện chia sẻ quyền lợi phát sinh của séc cho nhiều người. - Ký hậu miễn truy đòi là loại ký hậu mà Người ký hậu ghi thêm vào ý chí chuyển nhượng là không được đòi tiền lại Người ký hậu. Trong trường hợp séc không được thanh toán thì người thụ hưởng vẫn có quyền đòi lại Người ký phát séc. - Người thụ hưởng séc quốc tế không thể tự mình thu tiền từ tờ séc, mà phải ủy quyền cho Ngân hàng thu hộ theo phương thức thanh toán nhờ thu. Ngân hàng muốn thu tiền thì phải chứng minh là được Người thụ hưởng ủy quyền đứng ra thu tiền séc, vì vậy, ký hậu ủy quyền phát sinh. Ký hậu ủy quyền không làm thay đổi quyền sở hữu séc từ người ký hậu sang Ngân hàng. Để tránh nhầm lẫn với ký hậu chuyển nhượng, ký hậu ủy quyền phải thể hiện ý chí ủy quyền của Người ký hậu. b. Hình thức: - Ký hậu vào mặt sau của séc, không ký vào mặt trước nhằm tránh với ký bảo lãnh thanh toán séc. - Có thể ký hậu vào một tiếp phiếu. - Người ký hậu chuyển nhượng séc phải ký bằng tay hay còn gọi là ký gốc tức là ký trực tiếp vào séc. Chữ ký của Người ký phát séc phải là chữ ký của người chủ tài khoản mà séc ra lệnh rút tiền từ tài khoản đó hoặc là chữ ký ủy quyền. Câu 8: Séc thương mại. Séc thương mại là loại séc được dùng với mục đích thương mại. Thường thì do các doanh nghiệp, cá nhân, thể nhân phát thành mà không phải do các Ngân hàng hay các tổ chức tài chính trung gian phát hành. - Trường hợp áp dụng: Thanh toán các khoản nợ thương mại, or khi hai bên mua bán giao hàng trực tiếp cho nhau. Thường được áp dụng trong phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn để thu tiền séc. Câu 9: Séc du lịch: là loại séc do Ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất kì một chi nhánh hay đại lí nào của Ngân hàng đó. Ngân hàng phát séc đồng thời cũng là Ngân hàng phát hành.Trên séc du lịch phải có chữ kí
  8. của Người thụ hưởng. Thường là một sản phẩm tiền tệ in sẵn với mệnh giá cố định, phục vụ với mục đích đi du lịch, được thiết kế để cho phép người có tên ký trên séc thực hiện thanh toán vô điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa. Trường hợp áp dụng: sử dụng với mục đích du lịch, du học sinh. Khi lĩnh tiền tại Ngân hàng được chỉ định, Người thụ hưởng phải kí tại chỗ để Ngân hàng kiểm tra, nếu đúng, Ngân hàng mới trả tiền. Thời gian hiệu lực của séc du lịch là vô hạn. Trên séc du lịch có ghi rõ khu vực các Ngân hàng trả tiền, ngoài khu vực đó, sẽ không được có giá trị lĩnh tiền. Câu 10. a. Séc xác nhận: là loại séc được Ngân hàng xác nhận việc trả tiền. Mục đích của việc này là nhằm đảm bảo khả năng chi trả của tờ séc, chống phát séc khống, Ngân hàng xác nhận trên tờ séc với công thức như “ Xác nhận số tiền trả đến ngày tại Ngân hàng” kí tên. Bắt đầu từ lúc xác nhận séc, Ngân hàng sẽ trích số tiền của séc từ tài khoản của khách hàng sang lưu ký tại tài khoảng séc xác nhận trong suốt thời hạn hiệu lực của séc. b. Séc bảo chi: Câu 11. a. Thẻ ngân hàng: là một công cụ tín dụng do tổ chức tài chính phát hành và cấp cho khách hàng (gọi là chủ thẻ), trong đó dành quyền cho khách hàng có thể dùng nó nhiều lần để rút tiền mặt cho chính mình hoặc ra lệnh rút một số hoặc tất cả số tiền hiện có trên tài khoản mở ở tổ chức phát hành thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho các đơn vị chấp nhận thẻ(người cung ứng dịch vụ, hàng hóa). b. Ưu điểm và nhược điểm của thẻ Ngân hàng với Séc. - Sự khác biệt. (1). Séc có thời hạn xuất trình, thời hạn hiệu lực và người ký phát séc chỉ được sử dụng séc một lần từ địa điểm ký phát séc đến địa điểm trả tiền là séc hết hiệu lực. Nhưng, thẻ Ngân hàng không có quy định về thời hạn xuất trình và chủ thẻ được quyền sử dụng nó nhiều lần cho đến khi nào sử dụng hết số tiền trên tài khoản. (2). Người thụ hưởng “ séc theo lệch” có thể hoặc là nhận tiền bằng cách xuất trình séc để nhận tiền hoặc ký hậu chuyển nhượng séc cho một người khác nhằm mục đích thanh toán. Ngược lại, đơn vị chấp nhận thẻ chỉ có thể chấp nhận tiền từ thẻ và không thể chuyển nhượng quyền nhận tiền cho người khác. Thẻ Ngân hàng là loại thẻ đích danh, không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu như séc. (3). Séc và thẻ đều là tài sản vô hình. Do séc làm bằng giấy,ngôn ngữ viết và ký bằng tay. Khi trả tiền Ngân hàng sẽ kiểm tra bằng mắt nếu không có vấn đề gì thì Ngân hàng mới chấp nhận.( Khá rủi ro). Thẻ Ngân hàng làm bằng nhựa có gắn chíp điện tử, việc thực hiện thẻ được thực hiện bằng máy.( ít rủi ro hơn séc). - Từ những sự khác biệt ta có thể đưa ra nhưng ưu điểm của thẻ Ngân hàng.  Tiện ích: Thanh toán bất cứ đâu, không cần mang tiền mặt, séc.  An toàn, nhanh chóng: Sử dụng mã Pin, chủ thẻ tiếp cận trực tiếp với TK của mình.
  9.  Tính linh hoat: Đa dạng các loại thẻ cho mọi đối tượng. Câu 12. Nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. a. Phát hành thẻ. Hoạt động phát hành thẻ ở mỗi quốc gia, Ngân hàng có thể khác nhau. Tuy nhiên, một cách toàn diện thì nó bao gồm các nội dung sau: 1. Yêu cầu phát hành. Khi khách hàng có nhu cầu, Ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, chứng từ cần thiết. ( hồ sơ này có thể khác nhau ở từng quốc gia, Ngân hàng nhưng nhìn chung là để chứng minh nhân thân khách hàng,khả năng thanh toán cũng như các tổ chức quan hê). 2. Phát hành thẻ . Sau khi ra thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Ngân hàng sẽ phát hành thẻ cho khách hàng, đồng thời hướng dẫn cách sự dụng, bảo quản thẻ. b. Sử dụng thẻ ( thanh toán thẻ). Dùng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hay rút tiền mặt tại các cơ sở chấp nhận thẻ. Nhìn chung có 9 bước cơ bản sau: 1. Chấp nhận thẻ. ĐVCNT ( Đơn vị chấp nhận thẻ) kiểm tra khả năng thanh toán của thẻ. Nếu số tiền thanh toán nhỏ hơn hạn mức cho phép của NHTTT( NH thanh toán) thì ĐVCNT chỉ cần kiểm tra bảng tin cảnh giác ( warning bulletin) để đảm bảo tính hiệu lực của thẻ. Nếu số tiền lớn hơn hạn mức cho phép thì ĐVCNT cũng phải xin chuẩn chi của NHTTT bằng điện thoại, telex Các thông tin này sẽ đươc truyền qua mạng của tổ chức thẻ quốc tế về NHPHT và phản hồi cho ĐVCNT. 2. Cung cấp hàng hóa dịch vụ. Nếu nhận mã Pin chuẩn chi, ĐVCNT yêu cầu chủ thẻ ký tên lên hóa đơn và so sánh chữ ký đó và chữ ký mẫu trên thẻ. Sau đó đơn vị chấp nhận thẻ cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho chủ thẻ cùng với một liên hóa đơn. 3. Nộp hóa đơn. Với máy cà tay, ĐVCNT lập hóa đơn và bản sao kê nộp cho NHTTT( không quá 5 ngày kể từ thương vụ sảy ra). Với thiết bị đọc thẻ điện tử, dữ liệu thanh toán được truyền về NHTTT và hóa đơn nộp định kỳ. 4. Thanh toán cho ĐVCNT: NHTTT sau khi kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin trên hóa đơn, sẽ ghi nợ tạm ứng thanh toán thẻ, ghi có cho ĐVCNT. 5. Gửi thông tin dữ liệu. NHTTT tổng hợp toàn bộ hóa đơn, chứng từ về các giao dịch và gửi đến trung tâm (tổ chức thẻ quốc tế). 6. Xử lý bù trừ thanh toán. Trung tân ghi Nợ và báo Nợ cho NHPHT, ghi Có và báo Có cho NHTTT số tiền giao dịch sau khi trừ chi phí trao đổi thông tin. 7. NHPHT chấp nhận thanh toán. Sau khi nhận được thông tin từ trung tâm, nếu không có khiếu nại gì, NHPHT chấp nhận thanh toán cho trung tâm. 8. Thông báo cho chủ thẻ. Định kỳ hàng tháng, NHPHT lập bảng thông báo giao dịch gửi đến cho chủ thẻ và yêu vần chủ thẻ thanh toán. 9. Thanh toán cho NHPHT: Sauk hi nhận được bảng thông báo giao dịch, nếu không thấy có sai sót gì, chủ thẻ tiến hành thanh toán cho NHPHT. ( mọi khiếu nại tranh chấp trong các quá trình đều được các bên liên quan quá trình đó giải quyết). Câu 13. a. Các loại thẻ Ngân hàng. a.1. Theo công nghệ sản xuất. Bao gồm:
  10. + Thẻ khắc chữ nổi(Không còn sử dụng do dễ bị làm giả) + Thẻ từ tính( dễ bị lộ thông tin) + Thẻ thông minh(khó làm giả, giá thành cao) a.2. Theo tính chất thanh toán thẻ. + Thẻ tín dụng ( sử dụng hạn mức tín dụng) + Thẻ ghi nợ ( thanh toán bằng số dư tài khoản) + Thẻ rút tiền mặt + Thẻ thanh toán (có mệnh giá chuẩn, trừ dần) a.3. Theo mục đích sử dụng. + Thẻ công ty + Thẻ du lịch và giải trí a.4. Theo đối tượng sử dụng. + Thẻ chuẩn + Thẻ vàng b. Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ và thẻ ATM. + Thẻ tín dụng (Tiêu trước trả tiền sau) Cho phép chủ thẻ sử dụng với hạn mức tín dụng nhất định để thanh toán các nhu cầu sử dụng của mình mà không cần làm đơn vay Ngân hàng. Để khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ thì Ngân hàng phát hành thẻ thường cấp cho chủ thẻ một thời hạn ưu đãi không tính lãi khi sử dụng thẻ. Thời hạn này dài ngắn phụ thuộc chính sách tín dụng của Ngân hàng. + Thẻ ghi nợ (Nạp tiền trước) cho phép chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán cho nhu cầu sử dụng của mình toàn bộ hay một phần số dư tài khoản của tài khoản của mình tại Ngân hàng. Việc thanh toán trên cơ sở chuyển khoản. Thường thì chủ thẻ được chi tiêu trong phạm vi mình có, nhưng để tăng mức cạnh tranh thì các Ngân hàng có thể cung cấp cho chủ thẻ một mức thấu chi. + Thẻ rút tiền mặt ( ATM) Với chức năng chuyên biệt để rút tiền mặt tại các máy ATM or ở các Ngân hàng. Chủ thẻ phải chuyển tiền vào tài khoản mở ở Ngân hàng hoặc phải được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng thẻ được. Số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ dần vào số tiền trên tài khoản tiền gửi.