Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 03: Những vấn đề về tỷ giá hối đoái

docx 17 trang nguyendu 9550
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 03: Những vấn đề về tỷ giá hối đoái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_chuong_03_nhung_van_d.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 03: Những vấn đề về tỷ giá hối đoái

  1. CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Câu 1: tỷ giá hối đoái là gì?ý nghĩa trong thanh toán quốc tế? a/tỷ giá hối đoái là gì? Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của 2 nước với nhau, hay là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia. Như vậy bản chất của tỷ giá là một loại giá cả nhưng là giá cả của 1 loại hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ. Ví dụ: tỷ giá USD/VND = 20.610 ( hiểu là 20.610 VND mua được 1USD ) b/ ý nghĩa của tỷ giá hối đoái - So sánh sức mua giữa các đồng tiền Tỷ giá phản ánh tương quan giá trị giữa hai đồng tiền, thông qua đó có thể so sánh giá cả thị trường trong nước và trên thế giới, đánh giá năng suất lao động , giá thành sản phẩm trong nước với các nước khác. - Kích thích và điều chỉnh xuất nhập khẩu Thông qua cơ chế tỷ giá, chính phủ đã tác động đến xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ, khuyến khích những ngành hàng, chủng loại hàng hóa tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại, hạn chế nhâpl khẩu nhằm thực hiện định hướng phát triển cho từng giai đoạn. - Điều tiết thu nhập trong hoạt động kinh tế đối ngoại phân phối lại thu nhập giữa các ngành hàng có liên quan đến kinh tế đối ngoại và giữa các nước có liên quan về kinh tế với nhau ví dụ : khi tỷ giá cao có tác dụng giúp nhà xuất khẩu có thêm lợi thế cạnh tranh về giá từ đó tăng thêm thu nhập cho nhà xuất khẩu. - Là công cụ sử dụng trong cạnh tranh thương mại Đó là biện pháp phá giá đồng tiền.ví dụ : Mỹ đã dùng công cụ tỷ giá để cản trở sự xuất khẩu các hàng hóa của Nhật sang Mỹ( đặc biệt là xe hơi). Câu 2: các phương pháp yết giá và ý nghĩa của chúng. So sánh sự khác nhau? a/các phương pháp yết giá
  2. - Phương pháp yết giá trực tiếp:là phương pháp quy định giá ngoại tệ khi niêm yết được thể hiện trực tiếp ra bên ngoài ( áp dụng trừ ở Anh, Hoa Kỳ). Ý nghĩa: khi nhìn vào tỷ giá yết theo pp trực tiếp ta thấy ngay 1 đơn vị ngoại tệ bằng bao nhiêu đơn vị nội tệ. Ví dụ:USD/VND= 20,016 có nghĩa là 1USD=20,016VND - Phương pháp yết giá gián tiếp: là pp quy định giá ngoại tệ khi niêm yết không thể hiện trực tiếp ra bên ngoài ( áp dụng ở Anh, Hoa Kỳ ) Ý nghĩa :tỷ giá gián tiếp chỉ thể hiện gián tiếp giá của ngoại tệ, muốn biết giá của ngoai tệ ta phải lấy nghịch đảo của tỷ giá. Ví dụ: tỷ giá ở Anh GBP/USD=1,5357 có nghĩa là 1USD = 1/1,5357GBP=0,6511GBP b/ sự khác biệt: Pp trực tiếp Pp gián tiếp 1.vị trí các đồng tiền - đồng tiền ngoại tệ đứng - đồng nội tệ đứng trước, trước, đồng nội tệ đứng sau đồng ngoại tệ đứng sau - Hầu hết các nước trừ Anh, - Anh, Mỹ, thành viên EMU Mỹ, thành viên EMU 2.Nơi áp dụng - 1 đơn vị ngoại tệ=tỷ giá trực tiếp*1 đơn vị nội tệ - 1 đơn vị ngoại tệ = 1/tỷ giá gián tiếp*1 đơn vị nội tệ 3. ý nghĩa Câu 3: các loại tỷ giá Các loại tỷ giá hối đoái: a/ căn cứ vào công cụ thanh toán quốc tế - Tỷ giá chuyển tiền bằng điện(T/T rate) hay tỷ giá điện hối:là tỷ giá ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng+trách nhiệm chuyển ngoại tệ cho người thụ hưởng bằng phương tiện chuyển tiền điện tử (EFT) + là tỷ giá cơ bản của 1 quốc gia
  3. + tốc độ thanh toán nhanh + chi phí cao - Tỷ giá chuyển tiền bằng thư(M/T) hay tỷ giá thư hối: là tỷ giá ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng không kèm lệnh chuyển tiền bằng phương tiện điện tử mà ngân hàng sẽ chuyển lệnh thanh toán ra bên ngoài bằng con đường thư tín thông thường + không thông dụng trong ttqt + tốc độ thanh toán rất chậm + chi phí rẻ - Tỷ giá séc: là tỷ giá NH bán séc ngoại tệ cho KH kèm theo trách nhiệm chuyển séc đến người thụ hưởng + tỷ giá séc=tỷ giá điện hối – tiền lãi phát sinh trên tỷ giá điện hối kể từ khi mua séc đến khi séc được trả tiền tính theo lãi suất huy động nội tệ - Tỷ giá hối phiếu ngân hàng trả ngay: là tỷ giá NH bán hối phiếu ngoại tệ trả ngay cho khách hàng là người thụ hưởng hối phiếu + khách hàng sẽ ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho người khác mà khách hàng có nghĩa vụ trả ngoại tệ + người này đem hối phiếu trên đến NH chỉ định trên hối phiếu sẽ được nhận tiền ngay sau khi xuất trình. + tỷ giá hp trả tiền ngay=tỷ giá điện hối – lãi phát sinh kể từ khi mua hối phiếu đến khi hối phiếu được trả tiền tính theo lãi suất huy động ngoại tệ - Tỷ giá hối phiếu ngân hàng trả chậm: là tỷ giá NH bán HP ngoai tệ trả chậm cho khách hàng là người thụ hưởng HP - Tỷ giá:giống HP tra ngay. Thời hạn tính lãi = thời hạn trả tiền ghi trên HP+thời gian chuyển tờ HP từ NH bán đến NH trả tiền. b/ căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng: - Tỷ giá mua và tỷ giá bán +tỷ giá mua(bid rate) là tỷ giá NH mua ngoại tệ + tỷ giá bán(ák rate) là tỷ giá NH bán noai tệ + khi niêm yết, tỷ gía mua đứng trước, tỷ giá bán đứng sau
  4. +lợi nhuận trước thuế của NH=giá bán – giá mua - Tỷ giá giao ngay(spot rate) và tỷ giá kỳ hạn(forward rate) +tỷ giá giao ngay là tỷ giá mà NH có nghĩa vụ giao ngoại tệ ngay sau khi ký H Đ và nhận được tiền thanh toán trong một số ngày nhất định. Tùy theo tập quán thị trường thời hạn này có thể là T+3 hoặc T+2 hoặc T+1(T là ngày ký H Đ) + tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá mà NH có nghĩa vụ giao ngoại tệ sau ngày ký kết H Đ 1 thời gian quy định. Thời hạn=thời hạn giao ngay+thời hạn của HD mua bán ngoại tệ kỳ hạn - Tỷ giá mở cửa(opening rate) và tỷ giá đóng cửa (closing rate) + tỷ giá mở cửa là tỷ giá của HD mua bán ngoại tệ đầu tiên trong 1 ngày +tỷ giá đóng cửa là tỷ giá của HD mua bán ngoại tệ cuối cùng trong ngày - tỳ giá ngoại tệ tiền mặt(cash rate) và tỷ giá ngoại tệ chuyển khoản(transfer rate) + tỷ giá ngoại tệ tiền mặt là tỷ giá NH bán ngoại tệ tiền mặt cho KH(tiền mặt: tiền giấy, tiền kim loại,séc du lịch, thư tín dụng du lịch) + tỷ giá ngoại tệ chuyển khoản là tỷ giá mà NH bán ngoại tệ cho KH +trách nhiệm chuyển ngoại tệ đó cho người thụ hưởng của 1 tài khoản chỉ định. +tỷ giá chuyển khoản thường cao hơn tỳ giá tiền mặt do tính phí chuyển khoản c/ căn cứ vào cơ chế quản lý ngoại hối - TG cố định và TG thả nổi +TG cố định:là TG do NHTW công bố cố định trong một biên độ dao động hẹp + TG thả nổi:là TG được thả nổi có thể hoàn toàn theo cung cầu thị trường hoặc có sự can thiệp của nhà nước theo hướng có lợi cho nền kinh tê - TG chính thức và TG chợ đen +TG chính thức: do NHTW công bố phản ánh chính thức giá trị đối ngoại của đồng nội tệ +TG chợ đen: được hình thành bên ngoài hệ thống NH, do cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định - Tỷ giá cơ bản và TG NHTM - TG thường và TG ưu đãi - TG đơn và TG phức
  5. Câu 4:phương pháp tính tỷ giá chéo và cho vd minh họa? Pp tính chéo tỷ giá:đứng ở góc độ của khách hàng, luôn bị mua đắt bán rẻ a/xác định TG của 2 tiền tệ ở vị trí định giá của 2 cặp TG khác nhau Bid=ask/bid Ask=bid/ask ví dụ: USD/GBP=(a, b) USD/AUD=(c, d) Suy ra : GBP/AUD=USD/AUD:USD/GBP=(d/a, c/b) b/ xác định TG của 2 tiền tệ ở vị trí yết giá của 2 cặp TG khác nhau Bid =ask/bid Ask=bid/ask Ví dụ: EURO/USD=(a, b) GBP/USD=(c, d) Suy ra : EURO/GBP=EURO/USD:GBP/USD=(b/c, a/d) c/ xác định TG của 2 tiền tệ ở vị trí yết giá và định giá của 2 cặp TG khác nhau Bid = ask*ask Ask=bid*bid Ví dụ: AUD/USD=(a, b) USD/ VND=(c, d) Suy ra : AUD/VND= AUD/USD*USD/VND=(b*d, a*c) Câu 5: cơ chế tỷ giá hiện nay của VN được điều hành như thế nào? Cơ chế tỷ giá của Việt Nam:
  6. - Cơ chế tỷ giá hối đoái là cách thức một nền kinh tế quản lý đồng tiền và xác định giá trị đồng tiền của mình thông qua một đồng tiền khác. NHTW quản lý tỷ giá bằng những quy định pháp luật và điều tiết thông qua thị trường ngoại hối. - Hiện tại về mặt chính thức Việt Nam đang áp dụng Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết. Tiền VND được neo vào đồng USD, tỷ giá giữa VND và các đồng tiền khác được quy đổi chéo thông qua tỷ giá giữa USD với các đồng tiền quốc gia khác. Tỷ giá niêm yết chính thức tối đa bằng tỷ giá bình quân liên ngân hàng theo công bố của NHNN cộng trừ với biên độ theo quy định. Trong quyết định điều chỉnh tỷ giá ngày 11/02/2011, NHNN đã giảm biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%. Trước đó NHNN đã nhiều lần thay đổi biên độ, mức tối đa trước đó là 10%, có thời điểm chỉ còn +/-0.1%. - Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết được nhiều chuyên gia đánh giá là phù hợp với tình hình của Việt Nam. Song trong thực tế quá trình điều hành vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Một số tổ chức quốc tế vẫn xem cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam là cơ chế tỷ giá cố định. - Đeo đuổi cơ chế tỷ giá theo hướng cứng, kém linh hoạt, VN đã phải đối mặt với áp lực điều chỉnh lớn bất thường khi nền kinh tế đối mặt với bất ổn trong cán cân thanh toán vì duy trì tỷ giá cứng khá lâu. Kết quả là chính những lần điều chỉnh lớn “bất thường” đã làm gia tăng rủi ro tỷ giá, tăng chi phí giao dịch, tác động tiêu cực đến việc khuyến khích hoạt động thương mại và đầu tư. Vì vậy, thay vì cố định cứng rất kém linh hoạt như thời gian qua, VN nên sớm thay đổi cơ chế theo hướng gia tăng khả năng linh hoạt. đồng thời VN cần xác định và công bố kĩ thuật tính toán tỷ giá, đa dạng hóa đồng tiền thanh toán trong thương mại để tránh phụ thuộc vào đồng USD cũng như chính sách tiền tệ của Mỹ, triển khai và phát triển các sản phẩm phái sinh(H Đ kỳ hạn,tương lai,hoán đổi, quyền chọn )để giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỷ giá Câu 6: phân biệt tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường chợ đen/ có thể để 2 tỷ giá này cùng tồn tại không? Liên hệ với VN? a/ phân biệt tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường chợ đen: Tỷ giá chính thức Tỷ giá phi chính thức - Là tỷ giá liên ngân - Là tỷ giá điều chỉnh hàng do nhà nước theo quan hệ cung điều chỉnh cầu trên thị trường chợ đen - Áp dụng tại các quầy
  7. thu đổi ngoại tệ :giao dịch giữa quầy và - Áp dụng trong mua khách hàng bán ngoại tệ giữa các ngân hàng và giữa các khách hàng khi đến ngân hàng - Thường cao hơn tỷ giá chính thức - Thường thấp hơn tỷ giá phi chính thức b/ có nên để 2 tỷ giá cùng tồn tại? - Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hình thành thị trường chợ đen là do cung ngoại tệ trên thị trường chính thức không đáp ứng đủ cầu. Do đó thị trường chợ đen ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tế như nhu cầu thanh toán ngoại tệ của doanh nghiệp, du lịch, du học, chữa bệnh ở nước ngoài, mua các sản phẩm bán theo ngoại tệ, Tuy nhiên, khi thị trường này tồn tại và hoạt động, nó đã gây tình trạng bất ổn về tỷ giá do không đồng nhất với thị trường chính thức, cụ thể là cao hơn. Do đó gây hiện tượng đầu cơ giữa 2 thị trường, tăng tình trạng đô la hóa do người dân có đôla thích bán cho thị trường chợ đen hoặc găm giữ, tạo điều kiện cho hoạt động buôn lậu Như vậy chúng ta cần phải xóa bỏ thị trường này nhưng đồng thời thị trường chính thức phải cung cấp đủ nhu cầu ngoại tệ cho các đối tượng có nhu cầu. c/ Liên hệ với VN: - Thị trường “chợ đen” của Việt Nam phát triển vì nhu cầu đầu tư và sử dụng ngoại tệ của các cá nhân không được thị trường liên ngân hàng và hệ thống NHTM đáp ứng. Trên thực tế, thời gian qua, tỷ giá chợ đen đã làm nhiễu thị trường ngoại tệ. Đáng chú ý là, trước và sau mỗi lần NHNN thông báo điều chỉnh tỷ giá hối đoái, lạm dụng tâm lý của thị trường, các nhà đầu cơ đã lũng đoạn đẩy tỷ giá trên thị trường tự do tăng, tác động xấu đến tỷ giá, cũng như tâm lý người tiêu dùng.Do đó, điều quan trọng nhất trong năm 2011, là việc Chính phủ đã bắt đầu đưa ra những cơ chế để xây dựng thị trường hối đoái chính thức làm nền tảng để chấm dứt tình trạng các ngân hàng nhận tiền gửi và cho vay bằng ngoại tệ, thay vào đó là hoạt động mua và bán ngoại tệ, với một lộ trình từ nay cho đến năm 2013; tăng đường cung để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ, điều chỉnh tỷ giá để tỷ giá giữa 2 thị trường gần nhau phản ánh đúng quan hệ cung cầu về ngoại tệ từ từ xóa bỏ hẳn thị trường chợ đen.
  8. Câu 7: các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động tỷ giá hối đoái của VN. Liên hệ thực tiễn tại VN Các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của tỷ giá USD/VND và liên hệ thực tiễn ở VN: a/ tình hình cung cầu USD trên thị trường: - Tình hình dư thừa hay thiếu hụt của CCTTQT: +thâm hụt: cầu USD>cung USD khiến TG cao +thặng dư:cầuUSD<cung USD khiến TG thấp Tỷ giá USD/VND luôn ở mức cao do CCTT của nước ta thường xuyên ở trạng thái thâm hụt - Thu nhập bằng USD của người cư trú và người không cư trú: nếu thu nhập của người cư trú tăng tương đối với thu nhập của người không cư trú làm tăng nhập khẩu ròng, tăng cầu USD dẫn đến TG tăng. Ngược lại - Nhu cầu USD bất thường:động đất, song thần, làm cầu ngoại tệ tăng nên TG tăng b/ mức chênh lệch lạm phát giữa VN và M: - Trong ngắn hạn, tỷ giá có thể chịu tác động đột biến của cung – cầu nhưng về dài hạn, tỷ giá sẽ vận hành theo sự chênh lệch giữa lạm phát trong nước và nước ngoài. Điều này đã được minh chứng trong diễn biến tỷ giá những năm trở lại đây. Trong giai đoạn 2004 – 2008, mỗi năm Việt Nam đón nhận lượng vốn đầu tư nước ngoài rất lớn chảy vào làm cho nguồn cung USD tăng cao, nguồn cung USD cao đã kìm giữ tỷ giá danh nghĩa chỉ tăng 3,5%. Tuy nhiên, sự tích tụ của lạm phát trong nước giai đoạn này đã làm chênh lệch lạm phát trong nước và nước ngoài lên đến hơn 40%. Kết quả của sự chênh lệch lạm phát này là áp lực phá giá liên tục đè nặng lên tiền đồng. Mặc dù áp lực này đã làm tiền đồng bị phá giá 30% từ năm 2008 đến nay, nhưng theo logic này thì áp lực phá giá sẽ tiếp tục tăng bởi mức chênh lệch lạm phát từ năm 2004 cho đến nay đã lên đến 70%. c/ mức chênh lệch lãi suất giưa VN và M - Hiện nay lãi suất ở VN cao hơn ở M đã thu hút dòng vốn ngắn hạn vào nước, cung ngoại tệ lớn dẫn tới TG giảm d/ các yếu tố mang tính chính sách như thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp sau khi VN gia nhập WTO thì các chính sách thuế quan và hạn ngạch đã giảm và được dỡ bỏ, cũng như những chính sách trợ cấp cho hàng xuất nhập khẩu thúc đẩy nhập khẩu khiến cầu ngoại tệ và hiện nay tỷ giá ngoại tệ cao ngoài ra còn các yếu tố về tâm lý, môi trường kinh doanh, yếu tố kinh tê, chính trị
  9. Câu 8: các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hiện nay ở VN: Chính sách chiết khấu - Đây là chính sách mà ngân hàng Trung Ương bằng cách thay đổi lãi suất cho vay chiết khấu của mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. - Khi muốn cho tỷ giá hối đoái giảm xuống, ngân hàng Trung Ương sẽ thực hiện biện pháp nâng cao lãi suất, làm cho lãi suất huy động trên thị trường tăng lên. Khi đó việc tham gia gửi tiền vào ngân hàng trở nên sinh lợi tốt hơn, bên cạnh đó thị trường ngoại hối cũng sẽ có bước chuyển mình khi dòng vốn ngoại tệ ngắn hạn trên thị trường lập tức được chuyển vào ngân hàng để được hưởng mức lãi suất cao hơn các khu vực khác. Lượng vốn nước ngoài chảy vào sẽ xoa dịu sự căng thẳng của cơn khát ngoại tệ, do đó làm cho tỷ giá giảm xuống. - Còn khi ngân hàng Trung Ương muốn cho tỉ giá tăng lên thì sẽ làm ngược lại bằng cách giảm lãi suất chiết khấu xuống thấp hơn đến khi dòng vốn ngoại tệ chảy sang các quốc gia khác – những nơi có lãi suất cao hơn. Chính sách hối đoái - Đây là chính sách mà Ngân hàng trung ương thường sử dụng để can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua bán ngoại tệ trên thị trường. - Khi tỷ giá đồng nội tệ tăng cao hơn so với một số đồng tiền ngoại tệ khác, điều này sẽ khiến cho mặt hàng của quốc gia đó kém cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác. Lúc này ngân hàng Trung ương sẽ hành động bằng cách tăng cường bán ra lượng ngoại hối ( đồng tiền cần bán ra để hạ tỷ giá so với đồng tiền đó) ra thị trường làm cung ngoại hối của đồng tiền đó trên thị trường tăng lên do đó làm giảm bớt áp lực về cung cầu ngoại hối trên thị trường và hệ quả là tỷ giá với đồng tiền vừa bán ra sẽ tụt xuống. - Ngoài ra Chính phủ còn điều chỉnh bằng quy định hạn chế đối tượng mua ngoại tệ, mục đích sử dụng ngoại tệ, hạn chế số lượng mua ngoại tệ, thời điểm được mua ngoại tệ nhằm giảm cung, tránh đầu cơ, ổn định giá cả Chính sách thuế quan, hạn ngạch, giá cả: - Thuế quan cao có tác dụng hạn chế nhập khẩu, giảm cầu ngoại tệ từ đó giảm tỷ giá và ngược lại - Hạn ngach : hạn chế nhập khẩu, giảm cầu ngoại tệ - Gía cả:chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược, làm khối lượng xuất khẩu tăng, tăng cung ngoại tệ, tỷ giá giảm. Nếu muốn tăng TG chính phủ trợ giá cho hàng nhập khẩu thiết yếu để tăng nhập khẩu, tăng cẩu ngoại tệ.
  10. Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM: - Khi ngoại tệ khan hiếm trên thị trường ngoại hối:tăng tỳ lệ dự trữ bắt buộc đối với vốn huy động bằng ngoại tệ,chi phí sử dụng vốn tăng, buộc phải hạ lãi suất huy động làm tăng cung ngoại tệ, giảm tỷ giá Chính sách lãi suất: - Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn cho tiền gửi bằng ngoai tệ để tăng cung ngoại tệ Câu 9. Phá giá tiền tệ là gì? Khi nào chính phủ thực hiện phá giá tiền tệ? tác dụng của phá giá tiền tệ với nền kinh tế a/ phá giá tiền tệ là việc đánh tụt sức mua của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ, thấp hơn sức mua thực tế của nó b/ tác động của phá giá tiền tệ - Xuất khẩu hàng hóa tăng, nhập khẩu hang hóa giảm, tác độn tích cực đến cán cân thanh toán - NK vốn tăng, XK vốn giảm, tác động tích cực đến cán cân vốn - Khuyến khích du lịch vào trong nước - Tuy nhiên tác động của phá giá tiền tệ thì còn phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện kinh tế tích lũy sẵn có trong nền kinh tế : năng lực sản xuất hướng về xuất khẩu, năng lực sản xuất thay thế nhập khẩu, tâm lý tiêu dùng của người dân, sự linh hoạt của mức tiền lương và cơ cấu hàng hóa của nước đó. Cụ thể trong thời gian đầu phá giá tiền tệ thì đối với một nước mà có tỷ trọng hàng hóa đạt tiêu chuẩn có khả năng tham gia vào thương mại QT – ITG cao thì sau khi phá giá tác động cải thiện cán cân thương mại là rõ ràng Còn đói với những nước mà tỷ trọng hàng hóa đạt tiêu chuẩn kém (có nhiều hàng hóa không đủ tiêu chuẩn tham gia vào thương mại quốc tế) thì thông thường sau khi phá giá tác động sẽ ngược chiều tức là cán cân càng thâm hụt còn tác động trong thời gian dài mới là cải thiện cán cân và thời gianm, mức độ của sự thâm hụt này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác - Tác động tiêu cực: tước đoạt 1 phần giá trị thực tế của người có tiền bị phá giá c/ Chính phủ phá giá tiền tệ khi
  11. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái (vì khả năng cạnh tranh kém nên cầu xuất khẩu ròng giảm dẫn đến tổng cầu giảm) đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh tăng lên (do tiền lương, giá cả giảm xuống đến mức có khả năng cạnh tranh). Chính phủ các nước thường sử dụng chính sách phá giá tiền tệ khi có một cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thương mại. Trong trường hợp cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dữ trữ để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ. Câu 10 : phân tích tác động của phá giá với nền kinh tế vĩ mô a/ phân tích tác động của phá giá với ổn định kinh tế vĩ mô: - Trong ngắn hạn:việc phá giá tiền tệ sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thực tế thay đổi, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia do đó làm tăng xuất khẩu ròng vì hàng xuất khẩu rẻ đi một cách tương đối trên thị trường quốc tế , hàng nhập khẩu đắt lên tương đối tại thị trường nội địa. Tuy vậy có những yếu tố làm cho xu hướng này không phát huy tức thì: các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ, người mua cần có thời gian để điều chỉnh hành vi trước mức giá mới và quan trọng hơn là việc dồn các nguồn lực vào và tổ chức sản xuất không thể tiến hành nhanh chóng được. Như vậy trong ngắn hạn thì số lượng hàng xuất khẩu không tăng mạnh và số lượng hàng nhập khẩu không giảm mạnh. Nếu giá hàng xuất khẩu ở trong nước cứng nhắc thì kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng không nhiều đồng thời giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng lên do tỷ giá đã thay đổi dẫn đến cán cân thanh toán vãng lai có thể xấu đi. - Trong trung hạn: GDP hay chính là tổng cầu gồm các thành tố chi cho tiêu dùng của dân cư, chi cho đầu tư, chi cho mua hàng của chính phủ và xuất khẩu ròng. Việc phá giá làm tăng cầu về xuất khẩu ròng và tổng cung sẽ điều chỉnh như sau: Nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực nhàn rỗi sẽ được huy động và làm tăng tổng cung. Nếu nền kinh tế đã ở mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực không thể huy động thêm nhiều và do đó tổng cung cũng chỉ tăng lên rất ít dẫn đến việc tăng tổng cầu kéo theo giá cả, tiền lương tăng theo và triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của việc phá giá. Vì thế trong trường hợp này, muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt mục tiêu tăng xuất ròng thì chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính thắt chặt (tăng thuế hoặc giảm mua hàng của chính phủ) để tổng cầu không tăng nhằm ngăn chặn sự tăng lên của giá cả trong nước.
  12. - Trong dài hạn : Nếu như trong trung hạn, phá giá tiền tệ kèm theo chính sách tài chính thắt chặt có thể triệt tiêu được áp lực tăng giá trong nước thì trong dài hạn các yếu tố từ phía cung sẽ tạo ra áp lực tăng giá. Hàng nhập khẩu trở nên đắt tương đối và các doanh nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu sẽ có chi phí sản xuất tăng lên dẫn đến phải tăng giá; người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu với giá cao hơn sẽ yêu cầu tăng lương và gây áp lực làm cho tiền lương tăng. Cuối cùng việc tăng giá cả và tiền lương trong nước vẫn triệt tiêu lợi thế cạnh tranh do phá giá. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy lợi thế cạnh tranh do phá giá bị triệt tiêu trong vòng từ 4 đến 5 năm b/ Việt Nam có nên phá giá tiền tệ hay không? - Rõ ràng phá giá tiền tệ có những tác động tích cực đến nền kinh tế như cải thiện cán cân thanh toán, cán cân vốn, phát triển du lich, dich vụ, nâng cao đời sống nhờ hàng hóa nhập khẩu đa dang - Tuy nhiên hiệu quả của phá giá phụ thuộc vào dự trữ hàng hóa cho XK, môi trường đầu tư thuận lợi, và sự bí mật để tránh đầu cơ Do đó, Việt Nam có nên phá giá tiền tệ không, phá giá ở mức nào thì còn phụ thuộc vào năng lực, tình hình kinh tế chính trị của quốc gia cũng như môi trường thế giới. Khi dự trữ hàng hóa đủ lớn và đủ khả năng cạnh tranh với hàng hóa các nước khác, môi trường và quan hệ kinh tế trên thế giới thuận lợi thì phá giá tiền tệ là 1 biện pháp hiệu quả để phát triển kinh tế giông như những gì mà TQ đã làm và đạt được. Quá trinh nay diễn ra từ từ, lâu dài và bí mật. Câu 11 : nâng giá tiền tệ? khi nào chính phủ thực hiện nâng giá tiền tệ? tác dụng với nền kinh tế? a/ Nâng giá tiền tệ:là việc nâng sức mua tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, cao hơn sức mua thực tế của nó b/tác dụng: ngược với phá giá c/ chính phủ nâng giá tiền tệ khi: - Do áp lực của các nước khác buộc phải nâng giá nội tệ để cạnh tranh công bằng - Tránh tiếp nhận vốn là những đồng Đô la từ Anh, Mỹ chảy vào - Hạ nhiệt nền kinh tế đang phát triển quá nóng - Xây dưng ảnh hưởng của nước mình thông ra bên ngoài( tăng cường đầu tư và xuất khẩu vốn ra nước ngoài) Câu 12: Phân biệt TG giao ngay và Kỳ hạn:
  13. spot forward - Được hình thành từ - K được hình thành từ quan hệ cung cầu cung cầu thị trường trên thị trường, luôn ,phải tính toán từ các có sẵn thông số có sẵn trên thị trường như:tỷ giá kỳ hạn, lãi suất - Áp dụng cho hợp - Áp dụng cho HD kỳ đồng giao ngay có hạn với nhiều kỳ hạn ngày giá trị là sau khác nhau có ngày ngày kí HD từ 1 đến giá trị là : ngày kí 3 ngày. HD+kỳ hạn+1 đến 3 ngày - Câu 13: Phân biệt hợp đồng giao ngay và kỳ hạn Spot Forward 1. Mục đích sử - Phục vụ nhu cầu - Phục vụ nhu cầu dụng mua bán ngoại tệ mua bán ngoại tệ hiện tại trong tương lai - Có thể artbitrage - Phòng ngừa rủi ro để kiếm lợi và đầu cơ kiếm lợi - Tỷ giá kỳ hạn (phụ 2. Tỷ giá áp dụng thuộc vào tỷ giá - Tỷ giá giao ngay giao ngay tại thời điểm kí kết HD, lãi suất, kỳ hạn)
  14. 3. Thời điểm - Ngày giá trị =ngày chuyển giao kí HD+kỳ hạn+1,2 ngoại tệ đến 3 ngày - Ngày giá trị thường là sau ngày kí kết hợp đồng 1, 2 đến 3 ngày Câu 14: những loại tỷ giá được sử dụng trong thanh toán quốc tế ở Việt Nam: Ứng với các hình thức trong thanh toán quốc tế có các loại tỷ giá sau: - tỷ giá điện hối - tỷ giá thư hối - tỷ giá séc - tỷ giá hối phiếu ngân hàng cụ thể như đã làm ở câu 3 Câu 15 - Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng cũng như của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu (inflows) phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi ngân lưu chi (outflows) phát sinh một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá. Rủi ro tỷ giá thể hiện ở chỗ khi tỷ giá thay đổi làm cho ngân lưu thay đổi theo. - Có thể nói rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi ro tỷ giá thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản phải thu hoặc phải trả bằng ngoại tệ trong tương lai. Điều này khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể và nghiêm trọng hơn có thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh. - Trong hoạt động xuất khẩu, vì lý do cạnh tranh và nhiều lý do khác khiến doanh nghiệp thường xuyên bán hàng trả chậm trong một khoảng thời gian nhất định. Ở thời điểm ký kết hợp đồng, tỷ giá ngoại tệ so với VND đã biết. Nhưng đến thời điểm thanh toán, tỷ giá như thế nào doanh nghiệp chưa biết. Chính sự chưa biết rõ tỷ giá này tiềm ẩn rủi ro tỷ giá, đó là tại thời điểm thanh toán mà tỷ giá giảm so với thời điểm ký kết HD thì số tiền doanh nghiệp thu về tính bằng nội tệ sẽ bị giảm.
  15. - Trong hoạt động nhập khẩu, vì lý do thiếu hụt vốn và nhiều lý do khác khiến doanh nghiệp thường xuyên nhập khẩu hàng trả chậm trong một khoảng thời gian nhất định. Ở thời điểm ký kết hợp đồng, tỷ giá ngoại tệ so với VND đã biết. Nhưng đến thời điểm thanh toán, tỷ giá như thế nào doanh nghiệp chưa biết. Do đó tỷ giá này tiềm ẩn rủi ro tỷ giá, đó là nếu tại thời điểm thanh toán tỷ giá cao hơn thời điểm kí HD, số tiền doanh nghiệp phải bỏ ra tính bằng nội tệ tăng.  Một số biện pháp phòng ngừa - Chọn những đồng tiền ổn định trong thanh toán quốc tế - Đa dạng hóa các đồng tiền thanh toán để những biến động tích cưc và tiêu cực từ các đồng tiền khác nhau sẽ bù trừ lẫn nhau - Sử dụng các công cụ phái sinh(hợp đồng tiền tệ kỳ hạn, tương lai, quyền chọn, hoán đổi ) Câu 16. Rủi ro trong thanh toán quốc tế mà ngân hang thương mại có thể gặp phải trong thực tế: - Rủi ro tín dụng quốc tế: Đây là rủi ro xuất hiện khi bên đối tác không thực hiện trách nhiệm.Rủi ro tín dụng quốc tế gồm có rủi ro thực hiện và rủi ro thanh toán (đối tác không thực hiện trách nhiệm khi đến hạn thanh toán). Do sự chênh lệch về thời gian thanh toán giữa các đồng tiền nên các NH khó kiểm soát được khoản tiền khách hàng đã vào tài khoản của mình hay chưa. Trong khi đó, NH đã phải chuyển tiền cho khách hàng theo như hợp đồng đã thoả thuận. Thời gian cut off time (đóng cửa) của các giao dịch cũng là trở ngại của NH trong quá trình chuyển tiền. ngày làm việc của ngân hang ở các nước là khác nhau do đó rất có thể xảy ra việc thanh toán chậm do tập quán khác nhau. Tuy nhiên, rủi ro này có thể tránh khỏi nếu các bên đều sử dụng hệ thống thanh toán bù trừ. - Rủi ro tài chính (Financial risk): Khi trạng thái ngoại tệ không cân bằng thì rủi ro này xuất hiện. Trong trường hợp, trạng thái ngoại tệ cân bằng nhưng khác nhau về thời gian thì rủi ro tỷ lệ Swap xảy ra. Nhu cầu khách hàng rất đa dạng và phong phú, khách hàng cần loại ngoại tệ khác nhau, thời gian mua bán khác nhau nên rủi ro này thường xảy ra.Đôi khi, rủi ro xảy ra chỉ vì tại thời điểm giao dịch của khách hàng, các đối tác của NH không giao dịch vì thế NH phải tự yết giá cho khách hàng. Rủi ro tài chính là rủi ro dẫn đến tổn thất do thị trường tài chính mang lại như rủi ro về lãi suất, tỷ giá, rủi ro về biến động giá chứng khoán, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản. Trừ rủi ro kinh doanh là bất khả kháng, rủi ro về tài chính thường được kiểm soát chặt chẽ để hạn chế rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh do chính ngân hàng không phòng ngừa.
  16. - Rủi ro hoạt động: Đó là những yếu tố thuộc về con người như kiến thức tổng quát, kiến thức chuyên môn, khả năng phân tích, sức khỏe, trạng thái, yếu tố tâm lý, ngôn ngữ, phẩm chất, môi trường làm việc. Những yếu tố thuộc về máy móc: thiếu trang thiết bị, máy móc nghiệp vụ nên thiếu thông tin và cơ cấu tổ chức chưa phù hợp, nhiều nhân viên giao dịch không có khả năng thích ứng khi hoạt động KDNT phát triển. - Rủi ro kiểm soát: Rủi ro khi kiểm soát viên sai sót trong quá trình kiểm tra chứng từ, lập thiếu chừng từ trong mua bán ngoại tệ làm cho trạng thái ngoại tệ khác với thực tế, không quản lý được chính xác trạng thái ngoại tệ. Rủi ro có thể là do sự thay đổi quá nhanh của giá cả mà cũng có thể là rủi ro do thấu chi tài khoản. Câu 17. Tại Việt Nam thường áp dụng phương pháp yết giá ngoại tệ trực tiếp. theo đó giá của ngoại tệ được thẻ hiện trực tiếp ra bên ngoài, VND là đồng tiền định giá còn ngoại tệ là đồng tiền yết giá Câu 18. Tại New York tỷ giá USD/VND = 20,565/75 và 20,575/85 tức VND xuống giá và USD lên giá, nên tại New York thì tỷ giá hối đoái tang (đồng tiền định giá mất giá so với đồng tiền yết giá) Câu 19. Tại Việt Nam công bố tỷ giá GBP/VND = 23.450/23.550 là đúng. Đó là phương pháp yết giá trực tiếp thường được sử dụng ở Việt Nam cũng như nhiều nước có đồng tiền yếu, các nước đang phát triển khác Câu 20. Lãi suất để tính tỷ giá séc du lịch là lãi suất đi vay hay lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại, là lãi suất ngoại tệ hay nội tệ? Lãi suất huy động (đi vay) của ngân hàng thương mại, là lãi suất nội tệ. (xem VD trang 60 giáo trình TTQT) Câu 21. Lãi suất để tính tỷ giá hối phiếu ngân hàng là lãi suất nào, lãi suất ngoại tệ hay nội tệ? Lãi suất huy động ngoại tệ. (dòng đầu tiên trang 61 giáo trình TTQT) Câu 22. Ngày giao nhận và ngày thanh toán ngoại tệ là ngày nào, nếu tỷ giá kỳ hạn 30 ngày USD/VND là ngày 01-01-2010? Ngày giao nhận là ngày 31-01-2010, ngày thanh toán là ngày 02-02-2010 (trang 130-131 giáo trình KDNH)
  17. Câu 23. Tỷ giá giao ngay ở Hà Nội USD/VND là 20.000, tỷ giá kỳ hạn 3 tháng USD/VND là 20.500. Nếu 3 tháng tới, tỷ giá giao ngay USD/VND giảm còn 20.000, anh (chị) là nhà xuất nhập khẩu nên tiến hành giao dịch loại nào thì có lợi? Ký hợp đồng bán kỳ hạn 3 tháng để phòng ngừa rủi ro giá xuống. Câu 24. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng quyền chọn mua ngoại tệ trong những trường hợp nào? Cho ví dụ minh họa Doanh nghiệp nhập khẩu mua quyền chọn mua để phòng vệ và đầu cơ giá tăng. (phòng vệ và đầu cơ là cùng chiều, ngược với phòng chống rủi ro tỷ giá <<< thầy Fan Dzung) Doanh nghiệp xuất khẩu bán quyền chọn mua để phòng vệ và đầu cơ giá giảm. Câu 25. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng quyền chọn bán ngoại tệ trong những trường hợp nào? Cho ví dụ minh họa Doanh nghiệp nhập khẩu bán quyền chọn bán để phòng vệ và đầu cơ giá tăng Doanh nghiệp xuất khẩu mua quyền chọn bán để phòng vệ và đầu cơ giá xuống.