Đề cương ôn tập môn học Thanh toán quốc tế

docx 5 trang nguyendu 7910
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn học Thanh toán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_hoc_thanh_toan_quoc_te.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn học Thanh toán quốc tế

  1. Câu 14: Những nguồn luật điều chỉnh đơn xin mở L/C ở Việt Nam bao gồm: - Luật thương mại Việt Nam 2005. - Pháp luật ngoại hối Việt Nam 2005. - Các luật điều chỉnh Ngân hàng phát hành và người yêu cầu. - UCP 600 2007 ICC, nếu có dẫn chiếu trong L/C. Trước hết, ta thấy cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Ở trong trường hợp cụ thể này, bên ngân hàng phát hành nhận được một khoản phí mở L/C và sau đó sẽ thực hiện dịch vụ là mở L/C, kiểm tra bộ chứng từ của người nhập khẩu và thanh toán. Còn bên người nhập khẩu đã thanh toán tiền cho ngân hàng phát hành và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Do đó, có thể coi đơn xin mở L/C là hợp đồng kinh tế dịch vụ giữa ngân hàng phát hành và người nhập khẩu. Câu 15: Ngân hàng phát hành sẽ có tối đa 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình để quyết định xem việc xuất trình có phù hợp hay không (điều 14 khoản b UCP 600). Ngày xuất trình phải nằm trong ngày làm việc ngân hàng (điều 33), vì thế việc trung tâm thư tín của ngân hàng phát hành nhận được bộ chứng từ vào lúc 13.30 thứ bẩy không thể tính là thời hạn xuất trình. Ngày bắt đầu tính thời hạn kiểm tra bộ chứng từ phải là thứ hai. Câu 16: Theo UCP 600 người phát hành L/C phải là ngân hàng thương mại (điều 2) Nếu người xuất khẩu nhận được một L/C được phát hành bởi công ty tài chính Hồng Kong thì có thể chấp nhận nếu không dẫn chiếu UCP 600 vào L/C, còn nếu dẫn chiếu UCP 600 vào L/C thì người xuất khẩu không được chấp nhận bởi công ty tài chính Hồng Kong chỉ là một định chế tài chính chứ không phải là ngân hàng thương mại. Câu 17: Tính chất pháp lý của UCP 600: - Là tập quán quốc tế. - Các quy phạm tùy ý lựa chọn áp dụng, không bắt buộc. Nếu áp dụng dẫn chiếu vào L/C.
  2. - Một số quy phạm bắt buộc không thể làm trái bản chất thanh toán của L/C. - Tính chất đồng thuận: + Tùy ý lựa chọn nhưng phải đồng thuận. + Mọi việc sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ các nội dung của L/C phải có sự đồng thuận. - Mối quan hệ giữa bộ tập quán về L/C và luật quốc gia: không được làm trái với các quy định của luật quốc gia có liên quan. Câu 18: Các chứng từ xuất trình đòi tiền ngân hàng phát hành L/C bao gồm: hóa đơn thương mại, vận tải đơn, giấy gửi hàng đường biển không chuyển nhượng, chứng từ vận tải, biên lai chuyển phát, biên lai bưu điện, chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm. Trong 7 loại chứng từ trên, 6 loại chứng từ đầu tiên có ngày phát hành trùng với ngày giao hàng. Chỉ có duy nhất chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm có thể có ngày phát hành sau ngày giao hàng. Trong trường hợp đó, nếu trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực từ ngày không chậm hơn ngày giao hàng thì vẫn được chấp nhận thanh toán. Còn nếu không thì sẽ bị từ chối thanh toán. Ví dụ, một bảo hiểm đơn có ghi ngày phát hành là 15/02/2007 nhưng ngày giao hàng được ghi là 13/02/2007 là bất hợp lệ (bởi ngày phát hành muộn hơn ngày giao hàng). Tuy nhiên, bảo hiểm đơn ghi như trên sẽ được xem là hợp lệ nếu ở đâu đó trên bề mặt của nó có ghi chú thêm rằng bảo hiểm này có giá trị hiệu lực kể từ ngày 13/02/2007, tức là không muộn hơn ngày giao hàng. Câu 19: Theo điều 9b UCP 600, tính chân thật bề ngoài của L/C được hiểu là các nội dung của L/C phải đầy đủ và không được sai phạm, ví dụ như tên người thụ hưởng, tên ngân hàng phát hành, tên người yêu cầu mở L/C, địa điểm mở L/C, ngày phát hành L/C, thời hạn hiệu lực Quan trọng nhất là ngân hàng thông báo phải xác nhận được mã (test key) hoặc chữ ký nhằm xác định tính chân thực của các điện (telex/swift). Câu 21: Ưu nhược điểm của phương pháp tín dụng chứng từ: a. Ưu điểm. Đối với người mua Phương thức thanh toán L/C giúp người mua có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hoá cho mình mà không phải tốn thời gian, công sức trong việc tìm đối tác uy tín và tin cậy. Bởi lẽ, hầu hết các
  3. giấy tờ chứng từ đều được Ngân hàng đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót này. Người mua được đảm bảo về mặt tài chính rằng bên bán giao hàng thì mới phải trả tiền hàng. Ngoài ra, các khoản ký quỹ mở L/C cũng được hưởng lãi theo quy định Đối với người bán. Người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ. Việc thanh toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Người bán sau khi giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ được thanh toán bất kể trường hợp người mua không có khả năng thanh toán. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh chóng, không bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành. Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, Ngân hàng thu được các khoản phí thủ tục, ngoài ra, Ngân hàng còn thu hút được một khoản tiền khá lớn (Khi có ký quỹ). Khi thực hiện nghiệp vụ này, Ngân hàng còn thực hiện được một số nghiệp vụ khác như cho vay xuấ t khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trò của Ngân hàng trên thị trương tài chính quốc tế được củng cố và mở rộ ng. b. Nhược điểm. Có thể nói, thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ là hình thức thanh toán an toàn và phổ biến nhất trong thương mại quốc tế hiện nay. Hình thức này có nhiều ưu vi ệt hơn hẳn các hình thức thanh toán quốc tế khác. Tuy nhiên, nó cũng không tránh khỏ i những nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất t ỷ mỷ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn. Câu 25: Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng thông báo cần lưu ý các điểm sau:
  4. - Ngân hàng thông báo cần kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C mà mình thông báo. Một L/C đảm bảo được tính chân thật của nó thì ngân hàng mới được phép thông báo, ngược lại, nếu ngân hàng cứ thông báo, thì hậu quả gây nên thiệt hại cho người hưởng lợi L/C từ việc thông báo đó sẽ do ngân hàng thông báo gánh chịu. - Ngân hàng thông báo không có trách nhiệm phải giải thích nội dung L/C. Mọi việc làm trái với quy định trên mà gây thiệt hại cho người hưởng lợi L/C thì ngân hàng thông báo phải chịu trách nhiệm. - Mọi sự sửa đổi L/C phải từ ngân hàng phát hành, còn nếu không sẽ không có hiệu lực. Điều 9 khoản d, e, f UCP 600. Câu 24: Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành cần lưu ý các điểm sau: - Ngân hàng phát hành không có trách nhiệm kiểm tra hình thức, nội dung, hiệu lực pháp lý, tính thật giả, tính chính xác, sự hoàn bị của bất cứ chứng từ nào. - Sau 5 ngày làm việc ngân hàng kể từ ngày nhận chứng từ để kiểm tra, ngân hàng mất quyền từ chối tiếp nhận chứng từ. - Khi phát hiện chứng từ có sai biệt so với các điều khoản và điều kiện của L/C, ngân hàng phát hành thông báo không chậm trễ các sai biệt cho người hưởng lợi biết. Trong trường hợp không thể bỏ qua các sai biệt, ngân hàng phát hành phải trả lại chứng từ cho người xuất trình chứng từ nếu không sẽ mất quyền từ chối chứng từ có sai biệt.