Đề cương bài giảng Quản lý danh mục cho vay

pdf 93 trang nguyendu 5290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương bài giảng Quản lý danh mục cho vay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_bai_giang_quan_ly_danh_muc_cho_vay.pdf

Nội dung text: Đề cương bài giảng Quản lý danh mục cho vay

  1. DỰ ÁN QUỸ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (SMEDF) Liên minh Châu Âu CHXHCN Việt Nam Khoá Đào Tạo Quản Lý Danh Mục Cho Vay Download tại: www.ub.com.vn Tài liệu này được Phái đoàn Uỷ Ban Châu Âu tại Việt Nam tài trợ thông qua Dự án Quỹ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) Dịch Anh – Việt: Công ty Đào tạo Nghiệp vụ Ngân Hàng - BTC Soạn thảo: Dickerson Knight Group, Inc. 2003 Bản quyền thuộc về Dickerson Knight Group, Inc. Tài liệu này chỉ được tái sử dụng với sự đồng ý bằng văn bản của Dickerson Knight Group, 275 Madison Avenue, 6th floor New York, NY 10016. SMEDF được đồng ý sử dụng tài liệu này
  2. Đề cương bài giảng Quản lý danh mục cho vay Ngày 1 Buổi sáng: Khái quát – Cho vay thương mại Nội dung phần này được thiết kế nhằm mục đích nhìn lại hoạt động cho vay thương mại và những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của một tổ chức cho vay. Ngoài ra, trong phần này, chúng tôi cũng sẽ trình bày về những công cụ khác nhau mà một nhà phân tích tài chính thường sử dụng để đánh giá tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại, trong đó đặc biệt lưu ý đến chất lượng tài sản có. A. Khái quát về cho vay thương mại Vai trò của các ngân hàng thương mại B. Rủi ro gắn liền với hoạt động cho vay thương mại và các công cụ quản lý rủi ro Rủi ro tín dụng Rủi ro thanh khoản Rủi ro lãi suất Rủi ro vay nợ và rủi ro về khả năng thanh toán Rủi ro vận hành Các công cụ quản lý i. Quản lý tài sản có và tài sản nợ ii. Quản lý mức chênh C. Đánh giá chất lượng hoạt động của một ngân hàng thương mại Phân tích các chỉ tiêu CAMELS D. Chất lượng tài sản có Các thuật ngữ và khái niệm kế toán Dự phòng nợ cho vay bị tổn thất (tầm quan trọng và xác định mức độ đầy đủ) Các tỷ lệ Buổi chiều : Khái quát về quản lý danh mục Nội dung phần này được thiết kế nhằm mục đích giới thiệu với học viên về những khía cạnh cơ bản của việc quản lý danh mục đầu tư, cũng như những khái niệm thường được sử dụng để xác định và quản lý rủi ro trong khuôn khổ danh mục cho vay thương mại. Trong phần này, các học viên cũng sẽ được giới thiệu về những phương pháp khác nhau để xây dựng và quản lý một danh mục các khoản cho vay thương mại. A. Thuật ngữ sử dụng trong việc quản lý danh mục cho vay Các phương pháp tiếp cận khác nhau đối với việc quản lý danh mục cho vay Danh mục ngẫu nhiên và danh mục theo kế hoạch Những khó khăn đối với phương pháp tiếp cận ngẫu nhiên Những thách thức đối với phương pháp tiếp cận theo kế hoạch B. Khái niệm sử dụng trong việc quản lý danh mục cho vay thương mại Đa dạng hoá Hệ thống phân loại © Dickerson Knight Group, Inc., 2003 trang 1 / 93
  3. Rủi ro tập trung tín dụng Các tiêu chuẩn cấp tín dụng Ngày thứ hai Buổi sáng: Những dấu hiệu cảnh báo sớm đối với việc quản lý các khoản cho vay và danh mục cho vay Nội dung phần này được thiết kế nhằm giới thiệu cho học viên những nguyên nhân chính gây ra các khoản cho vay có vấn đề, những phương pháp tiếp cận cơ bản thường được sử dụng để tái cơ cấu các khoản cho vay. Ngoài ra, học viên cũng sẽ được giới thiệu về tầm quan trọng của việc phát triển và nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm cho biết chất lượng một khoản cho vay hoặc danh mục các khoản cho vay bị suy giảm, cần được chú ý quản lý. Nội dung phần này cũng trình bày khái niệm về hợp đồng vay vốn, cũng như tầm quan trọng của hệ thống thông tin điều hành hiệu quả (EIS). A. Các khoản cho vay có vấn đề Nguyên nhân phát sinh các khoản cho vay có vấn đề Tái cơ cấu các khoản cho vay có vấn đề B. Các công cụ giám sát khoản cho vay - Hợp đồng Khái niệm về hợp đồng vay vốn Những yếu tố chịu ảnh hưởng của hợp đồng Ví dụ về những hợp đồng hiệu quả C. Các công cụ giám sát danh mục cho vay - Hệ thống thông tin điều hành (EIS) Nhu cầu thông tin của người quản lý Sử dụng EIS nhằm: - Giám sát các khoản có khả năng rủi ro, ví dụ như dư nợ cho vay, các cam kết và thanh toán - Chất lượng danh mục cho vay (xếp hạng rủi ro, dự phòng các khoản cho vay bị tổn thất, rủi ro tập trung tín dụng) - Phù hợp với hợp đồng (tình hình tài chính, bảo đảm và đại diện) - Tài sản đảm bảo (sự tồn tại của tài sản đảm bảo và giá trị) Buổi chiều: Áp dụng quản lý danh mục với các chính sách và quy trình tín dụng hiệu quả Nội dung phần này nhằm giới thiệu với học viên về tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện các chính sách, quy trình chung của tổ chức liên quan đến những vấn đề như trách nhiệm của cán bộ tín dụng, chuẩn mực bảo lãnh, quy trình chấp nhận cho vay, thẩm quyền cho vay, tập trung danh mục cho vay, hệ thống xếp hạng rủi ro, định gia khoản cho vay, lưu trữ hồ sơ tín dụng và những trường hợp ngoại lệ. Đến cuối ngày, học viên sẽ cùng nhau xây dựng Kế hoạch hành động nhằm tăng cường những kỹ năng chuyên môn, và bản kế hoạch này sẽ được gửi về cơ quan của học viên. A. Áp dụng quản lý danh mục với các chính sách và quy trình tín dụng hiệu quả Khái niệm về chính sách tín dụng Chính sách tín dụng được xây dựng và/hoặc được cho phép như thế nào Ích lợi của việc xây dựng các chính sách tín dụng Chính sách tín dụng được truyền đạt như thế nào trong nội bộ một tổ chức Các chính sách chịu tác động như thế nào từ những thay đổi của môi trường hay thị trường? Sổ tay chính sách tín dụng © Dickerson Knight Group, Inc., 2003 trang 2 / 93
  4. Mẫu chính sách tín dụng B. Kế hoạch hành động nhằm tăng cường các kỹ năng chuyên môn – Bài tập © Dickerson Knight Group, Inc., 2003 trang 3 / 93
  5. Chương trình đào tạo Quản lý Danh mục Cho vay (MTLP) Bài tập trước khoá đào tạo © Dickerson Knight Group, Inc., 2003 trang 4 / 93
  6. Thư chào mừng Các bạn học viên thân mến, Xin chúc mừng các bạn đã được lựa chọn tham dự chương trình đào tạo về Quản lý Danh mục Cho vay Trung hạn (MTLP), do Tập đoàn Dickerson Knight Group, Inc thiết kế và cung cấp dưới sự tài trợ của Quỹ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) - một dự án do Uỷ ban Châu Âu tài trợ. Chương trình MTLP là một chương trình cao cấp, kéo dài trong hai ngày, và được xây dựng nhằm trang bị cho cán bộ chuyên quản lý danh mục cho vay tại các ngân hàng Việt Nam những hiểu biết cơ bản về khái niệm, công cụ được sử dụng trong quá trình quản lý danh mục cho vay, cũng như những vấn đề liên quan đến việc xây dựng và triển khai chính sách tín dụng. Chương trình sẽ bao gồm các bài giảng, bài tập theo nhóm và các ví dụ thực tiễn. Phần tài liệu tham khảo nghiên cứu trước khóa học sẽ tóm tắt một số khái niệm, thuật ngữ được dùng trong công tác quản lý danh mục cho vay. Các Báo cáo tài chính mẫu của một ngân hàng thương mại Việt Nam được đưa ra nhằm ôn lại kiến thức cho những học viên nào đã lâu không có điều kiện xem lại báo cáo tài chính của một ngân hàng thương mại. Ví dụ thực tiễn về một Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn được thiết kế nhằm giúp các bạn suy nghĩ về tầm quan trọng của việc phải trích lập đủ dự phòng cho các khoản cho vay tổn thất, và về việc những sự kiện/giao dịch khác nhau sẽ ảnh hưởng đến số tiền dự phòng như thế nào. Chủ đề của tài liệu tham khảo trước khoá đào tạo và của Ví dụ thực tiễn về một Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn sẽ tiếp tục được thảo luận trong ngày đầu tiên của chương trình đào tạo. Đề nghị lưu ý là trong ngày đầu tiên của chương trình đào tạo, học viên sẽ phải trình bày câu trả lời của mình đối với câu hỏi kèm theo phần Ví dụ thực tiễn về một Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn. Khi tham dự chương trình đào tạo này, chúng tôi rất mong các bạn đem theo một bản: − Báo cáo thường niên; và − Hướng dẫn về chính sách tín dụng của ngân hàng nơi các bạn làm việc. Các bạn sẽ không phải chia sẻ tài liệu trên với những người không làm cùng ngân hàng mình. Tài liệu đem theo sẽ giúp các bạn liên hệ những nội dung trình bày trên lớp học với công việc và ngân hàng của mình. Công việc thực hiện trước khi tham dự chương trình đào tạo Trước khi đến tham dự chương trình đào tạo, các bạn cần: - Đọc tài liệu tham khảo trước khoá học; - Xem lại bản Báo cáo tài chính mẫu của một ngân hàng thương mại Việt Nam; - Xem lại các báo cáo tài chính của ngân hàng mình; đề nghị chú ý đọc các phần chú thích kèm theo báo cáo tài chính vì chúng sẽ giúp các bạn hiểu hơn thông tin đưa ra trong các báo cáo; - Đọc Ví dụ thực tiễn về một Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn (RSJB) và hoàn tất bài tập đưa ra trong ví dụ này; và - Cố gắng đem theo một bản Hướng dẫn Chính sách tín dụng và Báo cáo thường niên của ngân hàng mình. © Dickerson Knight Group, Inc., 2003 trang 5 / 93
  7. Tài liệu tham khảo trước khoá học Để có thể tham gia thảo luận một cách hiệu quả về chủ đề quản lý danh mục cho vay thì cần hiểu rõ các khái niệm, thuật ngữ khác nhau. Sau đây là phần tóm tắt về những khái niệm, thuật ngữ khác nhau sử dụng trong việc quản lý danh mục cho vay. Đề nghị xem lại những khái niệm, thuật ngữ này trước khi tham gia chương trình đào tạo, và suy nghĩ xem bạn có thể sử dụng chúng như thế nào để quản lý danh mục cho vay thương mại của ngân hàng mình. Từ đỉển Webster’s định nghĩa danh mục đầu tư như sau: “Những tài sản thuộc sở hữu của một tổ chức hoặc của một người và được quản lý chung nhằm đến các mục tiêu đầu tư cụ thể.” Quản lý danh mục bao gồm những kỹ năng lãnh đạo cần thiết để áp dụng các nguyên tắc bắt buộc nhằm có được một danh mục cho vay đem lại lợi nhuận ổn định cho ngân hàng. Các nguyên tắc thì có thể học được; nhưng kỹ năng lãnh đạo cần phải được thực hiện trong cuộc sống. Nguyên tắc danh mục đầu tư đòi hỏi phải làm việc hết sức tập trung, và nói chung thường gây ra một số lo lắng trong thời gian ngắn do có nhiều biến động phát sinh trong thực tế. Chính những lo lắng này là nguyên nhân dẫn đến sự e ngại khi phải thay đổi, mà muốn vượt qua được thì đòi hỏi vai trò lãnh đạo phải rất mạnh. Các nguyên tắc liên quan đến việc quản lý danh mục cho vay thương mại chưa được xây dựng, phát triển như đối với các danh mục đầu tư tài chính khác, ví dụ như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu và cho vay tiêu dùng. Có thể thấy rằng nguyên nhân của sự chậm chễ này là : - Bản thân ngân hàng không có khả năng phân tán rủi ro; - Phương pháp tiếp cận hạn chế đối với hình thức phân tích tín dụng truyền thống; và - Cách thức triển khai áp dụng hệ thống thông tin điều hành trong ngân hàng cho vay. Trước đây, các quy định pháp lý thường hạn chế ngân hàng cho vay đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình về mặt địa lý. Những quy định hạn chế này làm giảm số lượng khách hàng vay vốn tiềm năng (cơ hội thị trường) của ngân hàng cho vay, và điều này dẫn đến việc ngân hàng cho vay duy trì trạng thái lớn hơn (tập trung vào) khách hàng vay vốn cá nhân và coi đây chính là phương thức tăng dư nợ cho vay. Hình thức phân tích tín dụng truyền thống thường tập trung vào từng khoản tín dụng đơn lẻ, chứ không lưu tâm đến toàn bộ danh mục cho vay. Hoạt động cho vay thương mại trước đây cũng thường đi kèm với giả định rằng người cho vay có đủ khả năng dự báo được kết quả của từng khoản tín dụng, và do vậy không cần quản lý một danh mục các khoản cho vay ở mức độ rủi ro chấp nhận được. Càng tìm hiểu kỹ về hoạt động của công ty thì người cho vay càng cảm thấy hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của mình trong việc dự kiến tình hình hoạt động trong tương lai của người vay. Kết quả là họ ngày càng cảm thấy hài lòng với những khoản cho vay rất lớn đối với từng người vay. Vì lý do này, và còn nhiều lý do khác nữa, danh mục cho vay của các ngân hàng thương mại trở nên kém đa dạng hơn. Thêm nữa, do tỷ lệ tăng trưởng của danh mục cho vay thương mại trước đây thường không cao, nên các ngân hàng cho vay cũng chậm chễ trong việc tự động hóa hoạt động của bộ phận hỗ trợ, một công việc đáng ra sẽ đóng góp được cho quá trình phát triển những kỹ thuật thông tin quản lý mới. Trên thực tế, các ngân hàng thương mại lại dành ưu tiên cho việc tự động hóa hoạt động của bộ phận xử lý khoản cho vay và kế toán, thay vì bộ phận chịu trách nhiệm giám sát và quản lý danh mục cho vay. Do vậy, hệ thống thông tin cần có để giám sát danh mục cho vay thương mại lại chưa được phát triển một cách nhanh chóng như đối với các danh mục đầu tư tài chính khác, ví dụ như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu và cho vay tiêu dùng. © Dickerson Knight Group, Inc., 2003 trang 6 / 93
  8. Việc quản lý danh mục cho vay tiêu dùng lại tiến bộ hơn so với quản lý danh mục cho vay thương mại. Trong khi hoạt động quản lý cho vay thương mại vẫn còn tập trung chú ý vào từng khoản tín dụng đơn lẻ thì hoạt động quản lý cho vay tiêu dùng lại quan tâm đến toàn bộ danh mục cho vay. Quản lý cho vay tiêu dùng bao gồm các yếu tố: - Các chuẩn mực bảo đảm thống nhất hơn, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật cho điểm tín dụng; - Mức độ phân tán rủi ro rộng hơn; và - Có một quy trình chuẩn hóa thứ tự từng bước để giải quyết các trường hợp không trả nợ. Có một nghịch lý ở đây là danh mục đầu tư cần được kiểm soát nhiều hơn để tránh tổn thất (cho vay thương mại) lại thường ít được chú ý hơn. Các phương pháp tiếp cận đối với hoạt động quản lý danh mục: Có hai phương pháp tiếp cận cơ bản để quản lý danh mục cho vay thương mại, đó là phương pháp tiếp cận ngẫu nhiên và phương pháp tiếp cận theo kế hoạch. Trong phương pháp tiếp cận ngẫu nhiên thì danh mục cho vay sẽ được tạo ra hoặc tập hợp một cách ngẫu nhiên. Ngân hàng chấp nhận và phê duyệt từng khoản cho vay đơn lẻ, và sau đó những khoản cho vay này sẽ chịu tác động của các chu kỳ kinh tế không dự báo trước được. Danh mục cho vay biến thành một tập hợp đặc biệt các giao dịch (quyết định) với mức rủi ro có thể rất cao kèm theo việc định giá và cơ cấu kém. Còn trong phương pháp tiếp cận theo kế hoạch thì danh mục cho vay hình thành do : - Ngân hàng tự xây dựng một phương thức (hệ thống) để tạo ra một danh mục cho vay thương mại theo kế hoạch với những kết quả có thể dự báo được; - Ngân hàng tiến hành kiểm tra, đa dạng hóa và hạn chế rủi ro tập trung tín dụng; và - Ngân hàng sử dụng hệ thống thông tin điều hành như là một công cụ thường xuyên. Đa dạng hóa: Lý thuyết quản lý danh mục hiện đại cho rằng có thể hạn chế, giảm bớt rủi ro (hay mức độ biến động) của danh mục đầu tư thông qua quá trình đa dạng hóa. Lý thuyết này dựa trên giả định là chỉ có hai loại rủi ro cơ bản, đó là rủi ro hệ thống và rủi ro không mang tính hệ thống. Rủi ro mang tính hệ thống (hay rủi ro thị trường) thể hiện mức độ biến động của một loại chứng khoán hay của một danh mục đầu tư tùy theo biến động chung của thị trường. Yếu tố rủi ro hệ thống đo lường mức độ biến động tương đối của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư so với thị trường nói chung. Do vậy, mục tiêu của công tác phân tích là nhằm xác định xem một loại tài sản, hay một danh mục, sẽ có tính chất ổn định nhiều hơn, ít hơn hay giống như thị trường. Công cụ sử dụng để đo lường mức độ biến động tương đối của một loại tài sản hay danh mục so với thị trường được gọi là “beta”. Rủi ro không mang tính hệ thống thể hiện rủi ro xảy ra “biến cố” ảnh hưởng đến một công ty đơn lẻ, ví dụ như thay đổi trong bộ máy quản lý, đối thủ cạnh tranh mới hoặc công nghệ mới hoặc xảy ra hỏa hoạn tại một cơ sở sản xuất của công ty. Lý thuyết về đa dạng hóa đảm bảo rằng những rủi ro không mang tính hệ thống như vậy sẽ được hạn chế rất nhiều bằng cách phân tán rủi ro đó trên một số lượng đủ lớn các tài sản không ràng buộc với nhau. Lý thuyết này cũng khẳng định là không thể hạn chế được rủi ro hệ thống nếu chỉ thực hiện đa dạng hóa. Như vậy, thông qua việc đa dạng hóa, rủi ro (độ biến động) của toàn bộ danh mục đầu tư sẽ ít hơn so với rủi ro (độ biến động) của từng loại chứng © Dickerson Knight Group, Inc., 2003 trang 7 / 93
  9. khoán (khoản cho vay) nhờ giảm bớt được rủi ro không mang tính hệ thống. Việc đa dạng hóa đòi hỏi phải phân loại toàn bộ danh mục (các khoản cho vay) theo những tiêu chí khác nhau. Quá trình này buộc ngân hàng phải đưa ra được một bức tranh toàn cảnh về danh mục đầu tư và về thị trường, Quá trình này cũng khuyến khích việc thảo luận kỹ càng. Sau khi đã phân chia danh mục đầu tư thành những nhóm thích hợp thì ngân hàng sẽ có thể đánh giá mức độ đa dạng thực sự của danh mục đầu tư đó. Quá trình này hỗ trợ cho việc xác định rủi ro hệ thống trong danh mục đầu tư. Hệ thống phân loại: Việc phân loại bao gồm sắp xếp từng khoản cho vay đơn lẻ theo những tiêu chí xác định, ví dụ như phân ngành kinh tế, khu vực địa lý, hay loại hình sản phẩm cho vay (ngắn hạn hay dài hạn). Phân loại các khoản cho vay được coi là điều kiện tiên quyết để triển khai một chương trình đa dạng hóa. Mặc dù rất nhiều ngân hàng sử dụng một hệ thống sắp xếp theo ngành đã chuẩn hóa để phân loại các khoản cho vay của mình (theo ngành kinh tế), nhưng cũng cần xác định xem nếu chỉ phân loại dựa trên các tiêu chí ngành kinh tế chuẩn hóa thì có đầy đủ hay không. Thông thường thì sẽ cần phải có thêm một số điều chỉnh hoặc phân đoạn nữa. Ngoài ra, trong quá trình phân loại danh mục đầu tư, người quản lý cũng thường nhận thấy rằng hệ thống thông tin của ngân hàng mình còn chưa đầy đủ và cần được nâng cấp. Rủi ro tập trung tín dụng: Tập trung tín dụng trong một danh mục đầu tư chính là yếu điểm của người cho vay. Không gì có thể phá hỏng mọi nỗ lực và lợi ích của quản lý rủi ro tín dụng một cách nhanh chóng hơn việc tập trung quá mức vào một khoản tín dụng đơn lẻ, vào một ngành kinh tế hay một khu vực địa lý. Dù người quản lý có cố gắng đa dạng hóa danh mục cho vay của mình đến đâu thì vẫn có thể xảy ra tình trạng tập trung tín dụng do nhiều quy định pháp lý đã hạn chế phạm vi hoạt động của tổ chức cho vay. Có ba lĩnh vực chính có thể và cần phải quản lý việc đa dạng hóa, đó là: - Khu vực địa lý - Ngành kinh tế - Từng khách hàng vay vốn đơn lẻ Quản lý tài sản có và tài sản nợ: Quản lý tài sản có và tài sản nợ là quá trình ngân hàng thực hiện quản lý tài sản có và tài sản nợ của mình nhằm tối đa hóa lợi nhuận thu về cho cổ đông. Việc quản lý tài sản có và tài sản nợ bao gồm một quá trình được lập kế hoạch và thiết kế để: - Đáp ứng nhu cầu của ngân hàng về thanh khoản; - Tránh rủi ro vỡ nợ; - Xây dựng lịch trình các kỳ hạn khác nhau của tài sản có và tài sản nợ nhằm hạn chế rủi ro lãi suất; và - Kiểm soát mức lãi suất cho vay và lãi suất huy động để đảm bảo duy trì mức chênh lệch đủ giữa chi phí và thu nhập của nguồn vốn. © Dickerson Knight Group, Inc., 2003 trang 8 / 93
  10. Quản lý mức chênh: Quản lý mức chênh là quá trình kiểm soát các kỳ hạn khác nhau của tài sản có và tài sản nợ để duy trì mối liên hệ mong muốn, hay còn gọi là “mức chênh”, giữa hai loại tài sản này. Mức chênh (mức chênh nguồn vốn) là chênh lệch (tính bằng VND hoặc USD) giữa các tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng (những loại tài sản này thường phải định giá lại). Về cơ bản, để tính toán mức chênh của một ngân hàng, người ta thường dựa trên các khung kỳ hạn khác nhau. Mức chênh “dương” xuất hiện khi tài sản có ngắn hạn lớn hơn tài sản nợ ngắn hạn. Mức chênh “âm” xuất hiện khi tài sản nợ ngắn hạn nhiều hơn tài sản có ngắn hạn. Chính sách quản lý trạng thái mức chênh của ngân hàng (tức là duy trì trạng thái mức chênh dương, âm hay cân bằng) có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào đánh giá của ngân hàng về triển vọng lãi suất thị trường. Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh khi một khoản cho vay không được thanh toán hoặc sẽ không được thanh toán đúng hạn. Mức độ rủi ro tín dụng có mối liên hệ trực tiếp với chất lượng danh mục cho vay của ngân hàng. Một ngân hàng có số lượng các khoản cho vay không thu hồi được nhiều một cách không bình thường sẽ được coi như có danh mục cho vay với mức độ rủi ro tín dụng cao. Cách phòng ngừa rủi ro tín dụng tốt nhất là thực hiện tốt việc quản lý danh mục, bao gồm cả việc xây dựng các điều kiện tiêu chuẩn cấp tín dụng và chính sách đa dạng hóa phù hợp. Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là khả năng suy giảm về thu nhập ròng và giá trị thị trường do ngân hàng gặp khó khăn không có được nguồn tiền mặt với mức giá hợp lý thông qua việc bán tài sản hay đi vay. Rủi ro thanh khoản là lớn nhất khi ngân hàng không thể dự kiến được nhu cầu vay vốn mới hay nhu cầu rút tiền gửi, và ngân hàng không thể tiếp cận được đến các nguồn bổ sung tiền mặt, ví dụ như thông qua một hạn mức tín dụng đã ký kết. Rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất phát sinh khi khoản cho vay hay đầu tư của tổ chức tài chính đem lại tỷ lệ sinh lời thấp hơn lãi suất phải trả cho bên tài sản nợ của tổ chức đó. Rủi ro vay nợ hoặc rủi ro thanh toán: Rủi ro vay nợ hoặc rủi ro thanh toán thừa nhận khả năng ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Một ngân hàng sẽ bị coi là mất khả năng thanh toán về mặt kỹ thuật nếu giá trị ròng của ngân hàng hay vốn cổ đông là một số âm. Giá trị ròng kinh tế của một công ty là chênh lệch giữa giá trị thị trường của toàn bộ tài sản có và tài sản nợ của công ty đó. Ngân hàng luôn hoạt động với mức độ rủi ro thanh khoản hoặc rủi ro tín dụng rất cao, điều này đồng nghĩa với việc cần phải có nhiều vốn hơn để bù đắp mức độ rủi ro cao hơn. Những ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và nhanh chóng sụp đổ. Xét về mặt vận hành, đối với một ngân hàng bị vỡ nợ thì nguồn tiền thu nợ của khách hàng, số tiền đi vay ròng và bán tài sản sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán các loại chi phí hoạt động, rút tiền và các nghĩa vụ nợ đến hạn. Do vậy, khái niệm rủi ro vay nợ hay rủi ro thanh toán nhằm đo lường phần giá trị tài sản có ròng bị suy giảm mà ngân hàng có thể bù đắp được trước khi giá trị kinh tế của ngân hàng bằng 0. © Dickerson Knight Group, Inc., 2003 trang 9 / 93
  11. Một ngân hàng có vốn cổ phần bằng 10% tổng tài sản có sẽ có thể bù đắp được tỷ lệ phần trăm suy giảm giá trị tài sản có ròng lớn hơn so với một ngân hàng chỉ có vốn tương đuơng với 6% tài sản có. Rủi ro về nguồn vốn: Đây là rủi ro phát sinh khi tổ chức cho vay không thể duy trì nguồn cung ứng sẵn sàng số vốn đầy đủ để thực hiện các hoạt động cho vay và đầu tư của mình do bên cung ứng vốn (người gửi tiền, cho vay và các nhà đầu tư) không thu được mức lợi nhuận cần thiết tương ứng với mức rủi ro hiện hữu. Nếu nguồn vốn không đủ hoặc không dự kiến được trước thì có thể nói rằng rủi ro về nguồn vốn đang tăng cao. Rủi ro về nguồn vốn không gây ra nhiều khó khăn cho một ngân hàng có khả năng sinh lời tốt với một danh mục đầu tư, cho vay đa dạng kèm theo mức độ rủi ro tín dụng vừa phải. Thông qua việc chấp thuận những khoản cho vay được các bên cung ứng vốn quan tâm nhiều nhất, tổ chức cho vay có thể góp phần đảm bảo nguồn vốn sẽ luôn sẵn sàng được cung ứng trong tương lai. © Dickerson Knight Group, Inc., 2003 trang 10 / 93
  12. CAMELS – Phân tích: Phân tích theo chỉ tiêu CAMELS là một phương pháp hoặc một công cụ dùng để phân tích tình hình hoạt động và rủi ro của một ngân hàng. Phân tích theo chỉ tiêu CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một ngân hàng, đó là : Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản và Mức độ nhạy cảm thị trường (viết tắt bằng tiếng Anh là CAMELS). C=Mức độ an toàn vốn Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn cổ đông sẵn có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro (ví dụ như trong phạm vi một danh mục cho vay) thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn cổ đông để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn. A=Chất lượng tài sản có Chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân hàng. Thông thường điều này xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính sách cho vay – cả trước kia cũng như hiện nay. Nếu thị trường biết rằng chất lượng tài sản kém thì sẽ tạo áp lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, và điều này có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, hoặc dẫn đến tình trạng đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng. M=Quản lý rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro tổn thất do những biến động bất lợi ảnh hưởng đến khả năng của người vay, người phát hành hay đối tác trong việc đáp ứng nghĩa vụ tài chính của mình theo kế hoạch. Có hai phương pháp cơ bản để quản lý rủi ro, đó là phòng tránh và kiểm soát tổn thất. Phương pháp phòng tránh bao gồm việc xây dựng các chính sách xác định cụ thể những lĩnh vực hay hoạt động nào được coi là phù hợp và nên đầu tư. Phương pháp kiểm soát tổn thất lại chú ý đến việc duy trì mức độ đa dạng trong cấu trúc của danh mục đầu tư, các điều kiện tiêu chuẩn cấp tín dụng đúng đắn, sử dụng các chứng từ và quy trình hiệu quả để giám sát tài sản đảm bảo. Quản lý Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống phân tích CAMELS, bởi vì quản lý đóng vai trò quyết định đến thành công trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, các quyết định của người quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tố như: - Chất lượng tài sản có - Mức độ tăng trưởng của tài sản có - Mức độ thu nhập Đặc điểm của việc quản lý ngân hàng thành công - Năng lực - Lãnh đạo - Tuân thủ các quy định - Khả năng lập kế hoạch © Dickerson Knight Group, Inc., 2003 trang 11 / 93
  13. - Khả năng ứng phó với những thay đổi về môi trường xung quanh - Chất lượng của các chính sách và khả năng kiểm soát việc tuân thủ các chính sách E=Lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý thành công hay thất bại và các hoạt động chiến lược của nhà quản lý. Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn, đây là điều hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong tương lai từ phía các nhà đầu tư. Lợi nhuận còn cần thiết để bù đắp các khoản cho vay bị tổn thất và trích dự phòng đầy đủ. Bốn nguồn thu nhập chính của ngân hàng là: - Thu nhập từ lãi - Thu nhập từ lệ phí, hoa hồng - Thu nhập từ kinh doanh mua bán - Thu nhập khác L=Thanh khoản Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng. Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu nợ đối với những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn. Lòng tin của người gửi tiền Thanh khoản ảnh hưởng đến lòng tin của người gửi tiền và người cho vay. Thanh khoản kém, chứ không phải là chất lượng tài sản có kém, là nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các trường hợp đổ vỡ ngân hàng. Đánh giá những hạn chế Rất khó có thể xây dựng một thước đo duy nhất để định lượng được hay bao quát được tất cả các yếu tố về thanh khoản, mức độ đủ vốn, chất lượng tài sản có và lợi nhuận, do có nhiều khác biệt về quy mô, hoạt động giữa các ngân hàng khác nhau, cũng như do ảnh hưởng của điều kiện thị trường khu vực, quốc gia và quốc tế. Không có một tỷ lệ nào thực sự bao hàm được các khía cạnh khác nhau của yếu tố thanh khoản đối với tất cả các ngân hàng với quy mô và loại hình khác nhau. Các yếu tố về thanh khoản Nói chung có thể đánh giá mức độ thanh khoản dựa trên khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động của mình. Những yếu tố cần xem xét bao gồm mức độ biến động của tiền gửi, mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro, khả năng sẵn có của những tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt, khả năng tiếp cận đến thị trường tiền tệ, mức độ hiệu quả nói chung của chiến lược, chính sách quản lý tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng, tuân thủ với các chính sách thanh khoản nội bộ ngân hàng, nội dung, quy mô và khả năng sử dụng dự kiến của các cam kết cấp tín dụng. © Dickerson Knight Group, Inc., 2003 trang 12 / 93
  14. S=Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường được thể hiện bằng chữ cái S (Sensitivity) trong hệ thống phân tích CAMELS. Phân tích S nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay cổ phiếu. Phân tích S chú ý đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung. Phân tích mức chênh: Trong điều kiện không có nhiều các tỷ lệ thanh khoản khác nhau thì có một cách hữu hiệu hơn để đánh giá thanh khoản là xây dựng bản mô tả tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng (theo kỳ hạn) để tính toán mức chênh giữa các tài sản có đến hạn và tài sản nợ đến hạn. Việc phân tích mức chênh nhằm định lượng sự mất cân đối về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ. Tình trạng mất cân đối này phát sinh khi kỳ hạn của bên nguồn vốn khác với kỳ hạn của bên sử dụng vốn. Việc phân tích mức chênh còn giúp lượng hoá được ảnh hưởng của những thay đổi về lãi suất thị trường đến lợi nhuận và giá trị tài sản có ròng của ngân hàng. Tóm tắt về CAMEL: Hệ thống phân tích CAMEL được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình. Tiêu chí an toàn được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng (tài sản có) và chất lượng quản lý. Khả năng sinh lời là việc ngân hàng có thể đạt được một tỷ lệ thu nhập từ số tiền chủ sở hữu đầu tư hay không. Thanh khoản là khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu theo kế hoạch hoặc bất thường về vốn. Cần luôn luôn lưu ý là các báo cáo tài chính không thể cung cấp đầy đủ mọi thông tin mà người phân tích muốn có để đánh giá mức độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. Do đó, cần kết hợp việc phân tích theo CAMEL với những đánh giá định tính của ngân hàng để có thể thu đuợc kết quản phân tích ngân hàng kỹ lưỡng và hữu ích. © Dickerson Knight Group, Inc., 2003 trang 13 / 93
  15. Mẫu báo cáo tài chính của một ngân hàng Việt Nam Mặc dù nhiều nhà quản lý ngân hàng đã tự mình phân tích vô số báo cáo tài chính của những công ty hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau, nhung không có nhiều người trong số họ có cơ hội hoặc dành thời gian nghiên cứu báo cáo tài chính của một ngân hàng thương mại. Do chương trình đào tạo này liên quan đến việc quản lý một tài sản quan trọng của ngân hàng, đó là danh mục cho vay, nên chúng tôi cũng cho rằng học viên cần được làm quen kỹ hơn với các báo cáo tài chính của một ngân hàng thương mại. Đề nghị cùng nhau xem lại mẫu báo cáo tài chính sau đây. Các bạn hãy lưu ý đến những khoản mục khác nhau trên bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập và đảm bảo là các bạn hiểu rõ chúng. Đồng thời, các bạn cũng hãy nhân dịp này xem lại báo cáo tài chính của ngân hàng nơi mình đang làm việc. Chúng tôi đề nghị các bạn hãy đọc phần chú thích kèm theo báo cáo tài chính, vì chúng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn các báo cáo này. Các khái niệm và thuật ngữ kế toán: Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng là một khoản mục trên bảng cân đối tài sản, được xây dựng nhằm công nhận một thực tế là khoản cho vay sẽ không được thanh toán toàn bộ. Số tiền quỹ dự phòng sẽ tăng lên định kỳ tương ứng với tổng số tiền cho vay dự kiến không thu hồi được. Khoản mục này giảm đi khi thực hiện xoá nợ. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là một khoản mục trên báo cáo thu nhập (có nghĩa là một khoản khấu trừ khỏi thu nhập kỳ hiện tại), thể hiện đánh giá, ước tính của ban lãnh đạo ngân hàng về khả năng tổn thất trong tương lai khi phát sinh rủi ro tín dụng. Việc đánh giá về khả năng tổn thất trong tương lai của ban lãnh đạo ngân hàng dựa trên lịch sử tổn thất cho vay thực tế của ngân hàng và dự báo của ban lãnh đạo về triển vọng kinh tế. Số tiền dự phòng đã trích sẽ được đưa vào quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để hình thành nên nguồn cần thiết bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất do rủi ro tín dụng. Xử lý rủi ro tín dụng (còn gọi là xử lý nợ xấu hoặc xoá nợ): Khi người cho vay không còn trông đợi thu được nợ nữa thì số tiền này sẽ được coi là nợ xấu, và ngân hàng sẽ đưa ra khỏi bảng cân đối tài khoản (xoá nợ). Quá trình xoá nợ (hoặc xử lý nợ) bao gồm việc ghi nợ tài khoản quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và ghi có vào tài khoản cho vay. Thu hồi nợ: Việc thu hồi nợ xảy ra khi ngân hàng nhận được khoản thanh toán cho nghĩa vụ mà mình đã xử lý (xóa) trước đó. Số tiền thu hồi được có thể là do người vay trả nợ, hoặc do thanh lý tài sản đảm bảo. Do giá trị khoản cho vay đã được bù đắp từ tài khoản dự phòng (Dự phòng rủi ro tín dụng) nên số tiền thu hồi nợ này hoặc sẽ được ghi có vào tài khoản Dự phòng rủi ro tín dụng, hoặc được tính vào thu nhập trước thuế. © Dickerson Knight Group, Inc., 2003 trang 14 / 93
  16. Mẫu báo cáo tài chính của một Ngân hàng thương mại Việt Nam Ngân hàng thương mại Việt Nam ABC triệu đồng Tài sản có 2005 2006 Tiền mặt và kim loại quý 1,532,492 553,659 Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 988,784 727,117 Tiền gửi tại các ngân hàng ở nước ngoài 427,153 161,821 Tiền gửi lại các tổ chức tín dụng trong nước 5,926,745 3,846,155 Cho vay đối với các tổ chức tín dụng trong nước 181,407 61,238 Chứng khoán kinh doanh 39,218 6,999 Cho vay đối với khách hàng 9,381,517 6,698,437 Trừ đi dự phòng tổn thất cho vay đối với khách hàng (20,825) -26,027 Đầu tư vào các chứng khoán nợ Sẵn sàng để bán 456,515 157,287 Giữ đến hạn 4,367,252 2,734,463 Đầu tư vào các công ty và liên doanh 11,713 611 Đầu tư vào các doanh nghiệp khác 125,003 50,662 Tài sản cố định hữu hình 257,880 104,532 Tài sản cố định vô hình 12,470 14,467 Bất động sản đang xây và mua tài sản cố định 224,128 152,847 Tài sản có khác 361,412 175,266 Tổng tài sản có 24,272,864 15,419,534 Tài sản nợ 2005 2006 Vay Ngân hàng Nhà nước 967,312 68,670 Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng trong nước 1,123,576 1,000,806 Vốn nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác 265,428 243,950 Tièn gửi của khách hàng 19,984,920 13,040,340 Tài sản nợ khá 630,026 345,212 Thuế thu nhập phải nốp 18,396 10,558 Tổng tài sản nợ 22,989,658 14,709,536 Vốn cổ đông Vốn điều lệ 948,316 481,138 Quỹ dự trữ 138,973 197,845 Lợi nhuận để lại 195,917 31,015 Tổng vốn cổ đông 1,283,206 709,998 Tổng tài sản nợ và vốn cổ đông 24,272,864 15,419,534 Các tài sản nợ và cam kết bất thường khác 816,930 533,196 © Dickerson Knight Group, Inc., 2003 trang 15 / 93
  17. Ngân hàng thương mại Việt Nam ABC triệu đồng Báo cáo thu nhập hợp nhất 2005 2006 Thu nhập từ lãi và các khoản tương tự 1,354,980 855,738 Chi phí trả lãi và các khoản tương tự (840,715) (505,443) Thu nhập ròng từ lãi 514,265 350,295 Thu nhập từ lệ phí, tiền hoa hồng 112,807 92,776 Chi trả lệ phí, tiền hoa hồng (15,599) (15,924) Thu nhập ròng từ lệ phí, tiền hoa hồng 97,208 76,852 Thu nhập từ cổ tức 30,778 2,065 Thu nhập ròng từ kinh doanh ngoại tệ 14,640 8,782 Thu nhập ròng từ kinh doanh chứng khoán 2,626 9,516 Các khoản thu nhập hoạt động khác 28,137 28,118 Các khoản thu nhập khác 76,181 48,481 Chi trả lương và các khoản có liên quan (108,538) (71,035) Khấu hao (25,520) (17,874) Các chi phí hoạt động khác (157,255) (93,064) Các chi phí khác (291,313) (181,973) Trích Dự phòng rủi ro tín dụng (12,201) (16,027) Thu nhập từ thu hồi nợ xấu 7,614 4,338 Dự phòng giảm giá trị và đầu tư (1,405) Lợi nhuận hoạt động 390,349 281,966 Lãi được chia từ góp vốn, liên doanh 1,201 172 Lợi nhuận trước thuế 391,550 282,138 Thuế thu nhập doanh nghiệp (92,349) (68,057) Lợi nhuận ròng của năm 299,201 214,081 © Dickerson Knight Group, Inc., 2003 trang 16 / 93
  18. Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn – Bài tập Hôm nay là ngày 1/12/20X1. Ông Nguyễn Văn Anh – Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn (RJSB) và một đồng nghiệp đang đề nghị bạn giúp đỡ. Bên cạnh việc cung cấp một vài số liệu tài chính dưới đây, ông Anh còn cho bạn biết những thông tin sau về RJSB. Các thông tin khác về hoạt động: Tỷ lệ lãi bình quân thu được danh mục cho vay là 12.5% Chi phí bình quân của nguồn vốn sử dụng cho danh mục cho vay là 6.75% Mức lệ phí bình quân thu được từ danh mục cho vay: 2.00% Tỷ lệ lập Quỹ Dự phòng rủi ro tín dụng trong danh mục cho vay dự kiến là 5.00% Thu nhập từ tiền lãi thể hiện các điều khoản và điều kiện của hợp đồng vay vốn, không phải là số tiền thực thu. Để duy trì mức dự trữ nợ cho vay bị mất ở con số dự kiến mà ban lãnh đạo ngân hàng cho là thích hợp thì Ngân hàng đã theo đuổi chính sách trích lập dự phòng với tỷ lệ tốt thiểu 5% thu nhập ròng từ lãi để bù đắp các khoản tổn thất có thể phát sinh trong tương lai. Số tiền xóa nợ của hai năm 20X0 và 20X1 là 4.000 và 49.000 Số tiền thu hồi nợ đã xử lý của hai năm 20X0 và 20X1 là 2.800 và 34.000. Có hai khả năng xảy ra (kịch bản) có thể ảnh hưởng đáng kể đến kết quả tài chính của RSJB trong năm 20X1. Dưới đây là phần mô tả chi tiết những khả năng có thể xảy ra này. Đề nghị nghiên cứu các kịch bản này và thực hiện bài tập có liên quan. Kịch bản I: Do tình hình kinh tế nói chung đang suy thoái ,và điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến khách hàng vay của RSJB nên Ban lãnh đạo RSJB quyết định tăng mức Dự phòng rủi ro tín dụng từ 5% lên 8.75% tổng danh mục cho vay. Yêu cầu 1: Hãy giúp ông Anh lượng hóa tác động của việc tăng Dự phòng rủi ro tín dụng từ 5% lên 8.75% tổng danh mục cho vay đến lợi nhuận sau thuế của RSJB. Giả thiết là tất cả những điều kiện khác nêu trên đều không thay đổi. Hãy sử dụng bảng đính kèm để đưa ra câu trả lời của mình. Kịch bản II: Một trong những khoản cho vay của RSJB đã được xóa từ 3 năm trước. Mặc dù khoản cho vay đó đã được xóa, nhưng RSJB vẫn nỗ lực tìm cách thu hồi. Gần đây, trong hoạt động kinh doanh của người vay đã có nhiều biến chuyển tích cực đáng khích lệ. Và hiện tại thì chắc chắn là người vay sẽ thanh toán một khoản tiền là 88.500 (thu hồi nợ) trong vòng hai tuần sắp tới. Bài tập 2: Hãy giúp ông Anh lượng hóa tác động của số tiền 88.500 nợ thu hồi được đến lợi nhuận sau thuế của RSJB. Giả thiết là tất cả những điều kiện khác nêu trên đều không thay đổi. Hãy sử dụng bảng đính kèm để đưa ra câu trả lời của mình. © Dickerson Knight Group, Inc., 2003 trang 17 / 93
  19. Bài tập tình huống: Ngân hàng cổ phần nông thôn Ngân hàng cổ phần nông thôn (RSJB) Một vài số liệu tài chính Lịch sử Ban đầu Bảng cân đối tài khoản 12/31/X0 12/31/X1 Danh mục cho vay: 400,000 560,000 Trừ Dự phòng rủi ro tín dụng: 20,000 28,000 Danh mục cho vay thuần: 380,000 532,000 Lịch sử Ban đầu Báo cáo thu nhập 12/31/X0 12/31/X1 Thu từ lãi 50,000 70,000 Chi trả lãi 27,000 37,800 Thu nhập ròng từ lãi 23,000 32,200 Hoa hồng và phí 8,000 11,200 Tổng thu nhập 31,000 43,400 Chi phí hoạt động 25,000 35,000 Trích Dự phòng rủi ro tín dụng (1,200) (23,000) Lợi nhuận hoạt động ròng 4,800 (14,600) Lợi nhuận trước thuế 4,800 (14,600) Thuế 1,632 (4,964) Lợi nhuận sau thuế 3,168 (9,636) Chú thích báo cáo tài chính Lịch sử Ban đầu Thay đổi về dự trữ nợ cho vay bị mất 12/31/X0 12/31/X1 Số dư quỹ dự trữ tại thời điêmr 1/1: 20,000 20,000 Giảm trừ Xoá nợ: 4,000 49,000 Trừ số tiền thu hồi nợ: 2,800 34,000 Số tiền xóa nợ thuần (1,200) (15,000) Tăng thêm Dự phòng nợ cho vay tổn thất trích vào chi phí: 1,200 23,000 © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 18 / 93
  20. Ngân hàng cổ phần nông thôn – ví dụ thực tế Bảng trả lời (Kịch bản I) Tăng dự trữ nợ cho vay bị mất từ 5% lên 8,75% tổng danh mục cho vay do điều kiện kinh tế suy thoái Lịch sử Theo tính toán Bảng cân đối tài khoản 12/31/X0 12/31/X1 Danh mục cho vay: 400,000 ___ Trừ dự trữ nợ cho vay bị mất: 20,000 ___ Danh mục cho vay thuần: 380,000 ___ Lịch sử Theo tính toán Báo cáo thu nhập 12/31/X0 12/31/X1 Thu từ lãi 50,000 ___ Chi trả lãi 27,000 ___ Thu nhập ròng từ lãi 23,000 ___ Hoa hồng và phí 8,000 ___ Tổng thu nhập 31,000 ___ Chi phí hoạt động 25,000 ___ Dự phòng nợ cho vay bị tổn thất (1,200) ___ Lợi nhuận hoạt động ròng 4,800 ___ Lợi nhuận trước thuế 4,800 ___ Thuế 1,632 ___ Lợi nhuận sau thuế 3,168 ___ Chú thích báo cáo tài chính Lịch sử Theo tính toán Thay đổi về dự trữ nợ cho vay bị mất 12/31/X0 12/31/X1 Số dư quỹ dự trữ tại thời điểm 1/1: 20,000 ___ Giảm trừ ___ Xoá nợ: 4,000 ___ Trừ số tiền thu hồi nợ: 2,800 ___ Số tiền xóa nợ thuần (1,200) ___ Tăng thêm ___ Dự phòng nợ cho vay tổn thất trích vào chi phí: 1,200 ___ Số dư quỹ dự trữ tại thời điểm 31/12: 20,000 ___ © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 19 / 93
  21. Ngân hàng cổ phần nông thôn – ví dụ thực tế Bảng trả lời (Kịch bản II) Thể hiện số tiền 88.500 thu hồi được từ khoản cho vay đã được xóa trước đây Lịch sử Theo tính toán Bảng cân đối tài khoản 12/31/X0 12/31/X1 Danh mục cho vay: 400,000 ___ Trừ dự trữ nợ cho vay bị mất: 20,000 ___ Danh mục cho vay thuần: 380,000 ___ Lịch sử Theo tính toán Báo cáo thu nhập 12/31/X0 12/31/X1 Thu từ lãi 50,000 ___ Chi trả lãi 27,000 ___ Thu nhập ròng từ lãi 23,000 ___ Hoa hồng và phí 8,000 ___ Tổng thu nhập 31,000 ___ Chi phí hoạt động 25,000 ___ Dự phòng nợ cho vay bị tổn thất (1,200) ___ Lợi nhuận hoạt động ròng 4,800 ___ Lợi nhuận trước thuế 4,800 ___ Thuế 1,632 ___ Lợi nhuận sau thuế 3,168 ___ Chú thích báo cáo tài chính Lịch sử Theo tính toán Thay đổi về dự trữ nợ cho vay bị mất 12/31/X0 12/31/X1 Số dư quỹ dự trữ tại thời điểm 1/1: 20,000 ___ Giảm trừ ___ Xoá nợ: 4,000 ___ Trừ số tiền thu hồi nợ: 2,800 ___ Số tiền xóa nợ thuần (1,200) ___ Tăng thêm ___ Dự phòng nợ cho vay tổn thất trích vào chi phí: 1,200 ___ Số dư quỹ dự trữ tại thời điểm 31/12: 20,000 ___ © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 20 / 93
  22. Mục Lục Contents Đề cương bài giảng 1 Quản lý danh mục cho vay 1 Ngày 1 1 Các tiêu chuẩn cấp tín dụng 2 Ngày thứ hai 2 Thư chào mừng 5 Công việc thực hiện trước khi tham dự chương trình đào tạo 5 Tài liệu tham khảo trước khoá học 6 Các phương pháp tiếp cận đối với hoạt động quản lý danh mục: 7 Đa dạng hóa: 7 Hệ thống phân loại: 8 Rủi ro tập trung tín dụng: 8 Quản lý tài sản có và tài sản nợ: 8 Quản lý mức chênh: 9 Rủi ro tín dụng: 9 Rủi ro thanh khoản: 9 Rủi ro lãi suất: 9 Rủi ro vay nợ hoặc rủi ro thanh toán: 9 Rủi ro về nguồn vốn: 10 CAMELS – Phân tích: 11 C=Mức độ an toàn vốn 11 A=Chất lượng tài sản có 11 M=Quản lý rủi ro tín dụng 11 E=Lợi nhuận 12 L=Thanh khoản 12 S=Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường 13 Phân tích mức chênh: 13 Mẫu báo cáo tài chính của một ngân hàng Việt Nam 14 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn – Bài tập 17 Khái quát về 26 cho vay thương mại 26 Vai trò của các ngân hàng thương mại 27 Trung gian 27 Phi trung gian 27 Chức năng trung gian và vai trò của tổ chức cho vay 28 Rủi ro gắn liền với 29 hoạt động cho vay thương mại 29 và các công cụ quản lý rủi ro 29 Rủi ro trong cho vay thương mại: 30 Rủi ro tín dụng 30 Rủi ro thanh khoản 30 © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 21 / 93
  23. Rủi ro lãi suất 30 Rủi ro trong cho vay thương mại (tiếp theo): 31 Rủi ro vay nợ hoặc rủi ro thanh toán 31 Rủi ro hoạt động 31 Các công cụ quản lý 32 Quản lý tài sản nợ và tài sản có 32 Quản lý mức chênh 32 Đánh giá chất lượng hoạt động của 33 một ngân hàng thương mại 33 CAMELS – Phân tích: 34 Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn) 34 Asset Quality (Chất lượng tài sản có) 34 Management (Quản lý) 35 Earnings (Lợi nhuận) 35 Liquidity (Thanh khoản) 35 Sensitivity to Market Risk (Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường) 36 Phân tích mức chênh 36 Tóm tắt về CAMEL : 36 Chất lượng tài sản có 38 Các khái niệm và thuật ngữ kế toán 39 Tác động của tổn thất nợ cho vay đến chất lượng hoạt động của tổ chức cho vay 40 Bài tập về dự phòng rủi ro tín dụng 41 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn – Bài tập tình huống 42 Bài tập tình huống: Ngân hàng cổ phần nông thôn 43 Ngân hàng cổ phần nông thông – Bài tập tình huống 44 Ngân hàng cổ phần nông thông – ví dụ thực tế 45 Các tỷ lệ đánh giá 46 chất lượng tài sản có 46 Các tỷ lệ đánh giá chất lượng tài sản có 47 Thuật ngữ sử dụng trong 48 quản lý danh mục cho vay 48 Danh mục (Portfolio\ pôrt-`fô-lê ô): 49 Các phương pháp tiếp cận đối với hoạt động quản lý danh mục 49 Phương pháp quản lý danh mục ngẫu nhiên 49 Phương pháp quản lý danh mục theo kế hoạch 49 Một số vấn đề của phương pháp tiếp cận ngẫu nhiên 49 Với phương pháp tiếp cận ngẫu nhiên 49 Khái niệm sử dụng trong 51 quản lý danh mục cho vay 51 Đa dạng hóa 52 Hệ thống phân loại 52 Rủi ro tập trung tín dụng 52 Các chuẩn mực phê duyệt 53 Ngân hàng Tiền mới – Bài tập ví dụ thực tiễn 54 Ngày thứ hai 55 Các khoản cho vay có vấn đề 57 © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 22 / 93
  24. Nguyên nhân phát sinh các khoản cho vay có vấn đề 58 Nguyên nhân bên ngoài 58 Nguyên nhân bên trong: 58 Nguyên nhân từ phía người cho vay: 58 Cơ cấu lại kỳ hạn các khoản cho vay có vấn đề 58 Các công cụ giám sát khoản cho vay 66 Hợp đồng 67 Hợp đồng là gì? 67 Những yếu tố mà hợp đồng tác động đến bao gồm: 67 Các ví dụ về hợp đồng hiệu quả 68 Các công cụ giám sát khoản cho vay 69 Hệ thống thông tin điều hành (EIS) 69 Nhu cầu thông tin của người quản lý 70 Các mẫu báo cáo EIS 72 Mẫu báo cáo rủi ro, theo ngành 72 Mẫu báo cáo rủi ro, theo từng chủ thể kinh doanh 72 Mẫu báo cáo rủi ro, theo loại tiền tệ 73 Mẫu báo cáo rủi ro theo kỳ hạn cho vay (ngắn hạn – trung hạn – dài hạn) 73 Mẫu báo cáo rủi ro theo kỳ hạn cho vay và trạng thái bảo đảm (có bảo đảm – không có bảo đảm) 74 Mẫu báo cáo rủi ro theo thời gian đến hạn các khoản cho vay – các khoản cho vay trong hạn 75 Mẫu báo cáo rủi ro theo chất lượng – Nợ quá hạn 75 Mẫu báo cáo rủi ro theo xếp hạng rủi ro 76 Áp dụng quản lý danh mục 77 với các chính sách và 77 quy trình tín dụng hiệu quả 77 Chính sách tín dụng là gì? 78 Chính sách tín dụng được hình thành và/hoặc phê duyệt như thế nào 78 Ích lợi của chính sách tín dụng 78 Chính sách tín dụng được tuyên truyền, phổ biến trong nội bộ tổ chức như thế nào 78 Thay đổi trong môi trường hoặc thương trường tác động thế nào đến chính sách tín dụng? 78 Sổ tay chính sách tín dụng 79 Những nội dung thường được nêu trong sổ tay chính sách tín dụng 81 Mẫu các tuyên bố trong chính sách tín dụng 83 Tuyên bố về tầm nhìn 83 Tuyên bố về sứ mệnh 83 Các mục tiêu cụ thể 83 Tập trung tín dụng 83 Các khoản cho vay hợp lệ, không hợp lệ và bị cấm 84 Khoản cho vay hợp lệ có thể được định nghĩa là: 84 Khoản cho vay không hợp lệ có thể được định nghĩa là: 84 Các khoản cho vay bị cấm hoặc không được phép bao gồm: 84 Các loại hình cho vay 85 Cho vay thương mại ngắn hạn 85 Cho vay thương mại dài hạn 85 © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 23 / 93
  25. Quy trình xét duyệt cho vay 86 Phê duyệt từng lần (One-Up) 86 Hệ thống xếp hạng rủi ro 87 Xung đột quyền lợi 87 Bài tập 89 Lập Kế Hoạch Hành Động nhằm 89 tăng cường các kỹ năng chuyên môn 89 © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 24 / 93
  26. Ngày thứ nhất Buổi sáng: Khái quát – Cho vay thương mại Nội dung phần này được thiết kế nhằm mục đích nhìn lại hoạt động cho vay thương mại và những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của một tổ chức cho vay. Ngoài ra, trong phần này, chúng tôi cũng sẽ trình bày về những công cụ khác nhau mà một nhà phân tích tài chính thường sử dụng để đánh giá tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại, trong đó đặc biệt lưu ý đến chất lượng tài sản có. A. Khái quát về cho vay thương mại Vai trò của các ngân hàng thương mại B. Rủi ro gắn liền với hoạt động cho vay thương mại và các công cụ quản lý rủi ro Rủi ro tín dụng Rủi ro thanh khoản Rủi ro lãi suất Rủi ro vay nợ và rủi ro về khả năng thanh toán Rủi ro hoạt động Các công cụ quản lý - Quản lý tài sản có và tài sản nợ - Quản lý mức chênh C. Đánh giá chất lượng hoạt động của một ngân hàng thương mại Phân tích các chỉ tiêu CAMELS D. Chất lượng tài sản có Các thuật ngữ và khái niệm kế toán Dự phòng nợ cho vay bị tổn thất (tầm quan trọng và xác định mức độ đầy đủ) Các tỷ lệ Buổi chiều : Khái quát về quản lý danh mục Nội dung phần này được thiết kế nhằm mục đích giới thiệu với học viên về những khía cạnh cơ bản của việc quản lý danh mục đầu tư, cũng như những khái niệm thường được sử dụng để xác định và quản lý rủi ro trong khuôn khổ danh mục cho vay thương mại. Trong phần này, các học viên cũng sẽ được giới thiệu về những phương pháp khác nhau để xây dựng và quản lý một danh mục các khoản cho vay thương mại. A. Thuật ngữ sử dụng trong việc quản lý danh mục cho vay Các phương pháp tiếp cận khác nhau đối với việc quản lý danh mục cho vay Danh mục ngẫu nhiên và danh mục theo kế hoạch Những khó khăn đối với phương pháp tiếp cận ngẫu nhiên Những thách thức đối với phương pháp tiếp cận theo kế hoạch B. Khái niệm sử dụng trong việc quản lý danh mục cho vay thương mại Đa dạng hoá Hệ thống phân loại Rủi ro tập trung tín dụng Các chuẩn mực cấp tín dụng © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 25 / 93
  27. Khái quát về cho vay thương mại © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 26 / 93
  28. Vai trò của các ngân hàng thương mại Trung gian Khái niệm này được hiểu là việc nguồn vốn chu chuyển từ người cho vay cuối cùng đến người vay cuối cùng thông qua một tổ chức tài chính. Ví dụ, một tổ chức tài chính đóng vai trò trung gian tín dụng khi tổ chức tài chính đó nhận vốn từ người gửi tiền, người cho vay và các nhà đầu tư để sau đó cho các khách hàng vay. Phi trung gian Đây là khái niệm chỉ việc rút vốn (ví dụ như tiền gửi hay tiền cho vay) khỏi một tổ chức tài chính. Quá trình phi trung gian có thể xảy ra khi lãi suất ngắn hạn của những khoản đầu tư ngắn hạn như trái phiếu chính phủ và thương phiếu lại cao hơn lãi suất mà tổ chức tài chính chi trả. Phi trung gian còn có thể xảy ra khi cảm nhận của người gửi tiền, người cho vay và nhà đầu tư về rủi ro của tổ chức tài chính vượt quá mức lợi nhuận mà tổ chức đó cam kết đem lại hoặc khi các cơ hội đầu tư khác trên thị trường hứa hẹn một mức lợi nhuận lớn hơn trong điều kiện rủi ro tương tự. © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 27 / 93
  29. Chức năng trung gian và vai trò của tổ chức cho vay VND VND Cho vay Người VND VND gửi Cho vay tiền TỔ Cho vay CHỨC CHO VND VAY Cho vay Người VND cho vay Cho vay VND Nhà Cho vay đầu tư VND BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN P&L Tiền mặt Tiền gửi Thu lãi Chi trả lãi Chi phí hoạt động Đi vay Cho vay Dự phòng Lợi nhuận trước thuế Thuế Vốn Tài sản cố định Lợi nhuận sau thuế © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 28 / 93
  30. Rủi ro gắn liền với hoạt động cho vay thương mại và các công cụ quản lý rủi ro © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 29 / 93
  31. Rủi ro trong cho vay thương mại: Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh khi một khoản cho vay không được thanh toán hoặc sẽ không được thanh toán đúng hạn. Giữa mức độ rủi ro tín dụng và chất lượng danh mục cho vay của ngân hàng có mối liên hệ trực tiếp. Một ngân hàng có số lượng các khoản cho vay không thu hồi được nhiều một cách bất thường sẽ được coi như có danh mục cho vay với mức độ rủi ro tín dụng cao. Cách phòng ngừa rủi ro tín dụng tốt nhất là thực hiện tốt việc quản lý danh mục, bao gồm cả việc xây dựng các chuẩn mực cấp tín dụng và chính sách đa dạng hóa phù hợp. Rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản là khả năng suy giảm về thu nhập ròng và giá trị thị trường do ngân hàng gặp khó khăn không có được nguồn tiền mặt với giá hợp lý thông qua việc bán tài sản hay đi vay. Rủi ro thanh khoản là lớn nhất khi ngân hàng không thể dự kiến được nhu cầu vay vốn mới hay nhu cầu rút tiền gửi, và ngân hàng không thể tiếp cận được đến các nguồn bổ sung tiền mặt, ví dụ như thông qua một hạn mức tín dụng đã ký kết. Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất phát sinh khi khoản cho vay hay đầu tư của tổ chức tài chính đem lại tỷ lệ sinh lời thấp hơn lãi suất phải trả cho bên tài sản nợ của tổ chức đó. © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 30 / 93
  32. Rủi ro trong cho vay thương mại (tiếp theo): Rủi ro vay nợ hoặc rủi ro thanh toán Rủi ro vay nợ hoặc rủi ro thanh toán thừa nhận khả năng ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Một ngân hàng sẽ bị coi là mất khả năng thanh toán về mặt kỹ thuật nếu giá trị ròng của ngân hàng hay vốn cổ đông là một số âm. Giá trị ròng kinh tế của một công ty là chênh lệch giữa giá trị thị trường của toàn bộ tài sản có và tài sản nợ của công ty đó. Ngân hàng luôn hoạt động với mức độ rủi ro thanh khoản hoặc rủi ro tín dụng rất cao, điều này đồng nghĩa với việc cần phải có nhiều vốn hơn để bù đắp mức độ rủi ro cao hơn. Những ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và nhanh chóng sụp đổ. Xét về mặt vận hành, khi một ngân hàng bị vỡ nợ thì nguồn tiền thu nợ của khách hàng, số tiền đi vay ròng và bán tài sản sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán các loại chi phí hoạt động, rút tiền và các nghĩa vụ nợ đến hạn. Do vậy, khái niệm rủi ro vay nợ hay rủi ro thanh toán nhằm đo lường phần giá trị tài sản có ròng bị suy giảm mà ngân hàng có thể bù đắp được trước khi giá trị kinh tế của ngân hàng bằng 0. Một ngân hàng có vốn cổ phần bằng 10% tổng tài sản có sẽ có thể bù đắp được tỷ lệ phần trăm suy giảm giá trị tài sản có ròng lớn hơn so với một ngân hàng chỉ có vốn tương đuơng với 6% tài sản có. Rủi ro hoạt động Rủi ro hoạt động liên quan đến trường hợp chi phí hoạt động biến động mạnh so với dự kiến, dẫn đến thua lỗ hoặc giảm thu nhập ròng. Rủi ro hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với những yếu tố như gánh nặng chi tiêu cho số lượng phòng ban hay chi nhánh của ngân hàng; số lượng nhân viên của ngân hàng. © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 31 / 93
  33. Các công cụ quản lý Quản lý tài sản nợ và tài sản có Quản lý tài sản có và tài sản nợ là quá trình ngân hàng thực hiện quản lý tài sản có và tài sản nợ của mình nhằm tối đa hóa lợi nhuận thu về cho cổ đông. Việc quản lý tài sản có và tài sản nợ bao gồm một quá trình được lập kế hoạch và thiết kế để: - Đáp ứng nhu cầu của ngân hàng về thanh khoản; - Tránh rủi ro vỡ nợ; - Xây dựng lịch trình các kỳ hạn khác nhau của tài sản có và tài sản nợ nhằm hạn chế rủi ro lãi suất; và - Kiểm soát mức lãi suất chào và lãi suất thanh toán để đảm bảo duy trì mức chênh lệch đủ giữa chi phí và thu nhập của nguồn vốn. Quản lý mức chênh Quản lý mức chênh là quá trình kiểm soát các kỳ hạn khác nhau của tài sản có và tài sản nợ để duy trì mối liên hệ mong muốn, hay còn gọi là “mức chênh”, giữa hai loại tài sản này. Mức chênh (mức chênh nguồn vốn) là chênh lệch (tính bằng VND hoặc USD) giữa các tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng (những loại tài sản này thường phải định giá lại). Về cơ bản, để tính toán mức chênh của một ngân hàng, người ta thường dựa trên các khung kỳ hạn khác nhau. Mức chênh “dương” xuất hiện khi tài sản có ngắn hạn lớn hơn tài sản nợ ngắn hạn. Mức chênh “âm” xuất hiện khi tài sản nợ ngắn hạn nhiều hơn tài sản có ngắn hạn. Chính sách quản lý trạng thái mức chênh của ngân hàng (tức là duy trì trạng thái mức chênh dương, âm hay cân bằng) có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào đánh giá của ngân hàng về triển vọng lãi suất thị trường. © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 32 / 93
  34. Đánh giá chất lượng hoạt động của một ngân hàng thương mại © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 33 / 93
  35. CAMELS – Phân tích: Phân tích theo chỉ tiêu CAMELS là một phương pháp hoặc một công cụ dùng để phân tích tình hình hoạt động và rủi ro của một ngân hàng. Phân tích theo chỉ tiêu CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một ngân hàng, đó là : Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản và Mức độ nhạy cảm thị trường (viết tắt bằng tiếng Anh là CAMELS). Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn) Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro (ví dụ như trong phạm vi một danh mục cho vay) thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn. Asset Quality (Chất lượng tài sản có) Chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân hàng. Thông thường điều này xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính sách cho vay – cả trước kia cũng như hiện nay. Nếu thị trường biết rằng chất lượng tài sản kém thì sẽ tạo áp lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, và điều này có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, hoặc dẫn đến tình trạng đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng. Quản lý rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro tổn thất do những biến động bất lợi ảnh hưởng đến khả năng của người vay, người phát hành hay đối tác trong việc đáp ứng nghĩa vụ tài chính của mình theo kế hoạch. Có hai phương pháp cơ bản để quản lý rủi ro, đó là phòng tránh và kiểm soát tổn thất. Phương pháp phòng tránh bao gồm việc xây dựng các chính sách xác định cụ thể những lĩnh vực hay hoạt động nào được coi là phù hợp và nên đầu tư. Phương pháp kiểm soát tổn thất lại chú ý đến việc duy trì mức độ đa dạng trong cấu trúc của danh mục đầu tư, các chuẩn mực cấp tín dụng đúng đắn, sử dụng các chứng từ và quy trình hiệu quả để giám sát tài sản đảm bảo. © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 34 / 93
  36. Management (Quản lý) Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống phân tích CAMELS, bởi vì quản lý đóng vai trò quyết định đến thành công trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, các quyết định của người quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tố như: - Chất lượng tài sản có - Mức độ tăng trưởng của tài sản có - Mức độ thu nhập Đặc điểm của việc quản lý ngân hàng thành công - Năng lực - Lãnh đạo - Tuân thủ các quy định - Khả năng lập kế hoạch - Khả năng ứng phó với những thay đổi về môi trường xung quanh - Chất lượng của các chính sách và khả năng kiểm soát việc tuân thủ các chính sách Earnings (Lợi nhuận) Lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà quản lý thành công hay thất bại. Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn, đây là điều hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong tương lai từ phía các nhà đầu tư. Lợi nhuận còn cần thiết để bù đắp các khoản cho vay bị tổn thất và trích dự phòng đầy đủ. Bốn nguồn thu nhập chính của ngân hàng là: - Thu nhập từ lãi - Thu nhập từ lệ phí, hoa hồng - Thu nhập từ kinh doanh mua bán - Thu nhập khác Liquidity (Thanh khoản) Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng. Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn. © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 35 / 93
  37. Lòng tin của người gửi tiền Thanh khoản ảnh hưởng đến lòng tin của người gửi tiền và người cho vay. Thanh khoản kém, chứ không phải là chất lượng tài sản có kém, mới là nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các trường hợp đổ vỡ ngân hàng. Đánh giá những vướng mắc Rất khó có thể xây dựng một thước đo duy nhất để định lượng được hay bao quát được tất cả các yếu tố về thanh khoản, mức độ đủ vốn, chất lượng tài sản có và lợi nhuận, do có nhiều khác biệt về quy mô, hoạt động giữa các ngân hàng khác nhau, cũng như do ảnh hưởng của điều kiện thị trường khu vực, quốc gia và quốc tế. Không có một tỷ lệ nào thực sự bao hàm được các khía cạnh khác nhau của yếu tố thanh khoản đối với tất cả các ngân hàng với quy mô và loại hình khác nhau. Các yếu tố về thanh khoản Nói chung có thể đánh giá mức độ thanh khoản dựa trên khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động của mình. Những yếu tố cần xem xét bao gồm mức độ biến động của tiền gửi, mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro, khả năng sẵn có của những tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt, khả năng tiếp cận đến thị trường tiền tệ, mức độ hiệu quả nói chung của chiến lược, chính sách quản lý tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng, tuân thủ với các chính sách thanh khoản nội bộ ngân hàng, nội dung, quy mô và khả năng sử dụng dự kiến của các cam kết cấp tín dụng. Sensitivity to Market Risk (Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường) Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường được thể hiện bằng chữ cái S (Sensitivity) trong hệ thống phân tích CAMELS. Phân tích S nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Phân tích S quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung Phân tích mức chênh Trong điều kiện không có nhiều các tỷ lệ thanh khoản khác nhau thì có một cách hữu hiệu hơn để đánh giá thanh khoản là xây dựng bản mô tả tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng (theo kỳ hạn) để tính toán mức chênh giữa các tài sản có đến hạn và tài sản nợ đến hạn. Việc phân tích mức chênh nhằm định lượng sự mất cân đối về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ. Tình trạng mất cân đối này phát sinh khi kỳ hạn của bên nguồn vốn khác với kỳ hạn của bên sử dụng vốn. Việc phân tích mức chênh còn giúp lượng hoá được ảnh hưởng của những thay đổi về lãi suất thị trường đến lợi nhuận và giá trị tài sản có ròng của ngân hàng. Tóm tắt về CAMEL : Hệ thống phân tích CAMEL được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 36 / 93
  38. chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình. Tiêu chí an toàn được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng (tài sản có) và chất lượng quản lý. Khả năng sinh lời là việc ngân hàng có thể đạt được một tỷ lệ thu nhập từ số tiền đầu tư của chủ sở hữu hay không. Thanh khoản là khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn theo kế hoạch hoặc bất thường. Cần luôn luôn lưu ý là các báo cáo tài chính không thể cung cấp đầy đủ mọi thông tin mà người phân tích muốn có để đánh giá mức độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. Do đó, cần kết hợp việc phân tích theo CAMEL với những đánh giá định tính của ngân hàng để có thể thu đuợc kết quả phân tích ngân hàng kỹ lưỡng và hữu ích. © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 37 / 93
  39. Chất lượng tài sản có © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 38 / 93
  40. Các khái niệm và thuật ngữ kế toán Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng là một khoản mục trên bảng cân đối tài sản, được xây dựng nhằm công nhận một thực tế là khoản cho vay sẽ không được thanh toán toàn bộ. Số tiền quỹ dự phòng sẽ tăng lên định kỳ tương ứng với tổng số tiền cho vay dự kiến không thu hồi được. Khoản mục này giảm đi khi thực hiện xoá nợ. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là một khoản mục trên báo cáo thu nhập (có nghĩa là một khoản khấu trừ khỏi thu nhập kỳ hiện tại), thể hiện đánh giá, ước tính của ban lãnh đạo ngân hàng về khả năng tổn thất trong tương lai khi phát sinh rủi ro tín dụng. Việc đánh giá về khả năng tổn thất trong tương lai của ban lãnh đạo ngân hàng dựa trên lịch sử tổn thất cho vay thực tế của ngân hàng và dự báo của ban lãnh đạo về triển vọng kinh tế. Số tiền dự phòng đã trích sẽ được đưa vào quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để hình thành nên nguồn cần thiết bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất do rủi ro tín dụng. Xử lý rủi ro tín dụng (còn gọi là xử lý nợ xấu hoặc xoá nợ): Khi người cho vay không còn trông đợi thu được nợ nữa thì số tiền này sẽ được coi là nợ xấu, và ngân hàng sẽ đưa ra khỏi bảng cân đối tài khoản (xoá nợ). Quá trình xoá nợ (hoặc xử lý nợ) bao gồm việc ghi nợ tài khoản quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và ghi có vào tài khoản cho vay. Thu hồi nợ: Việc thu hồi nợ xảy ra khi ngân hàng nhận được khoản thanh toán cho nghĩa vụ mà mình đã xử lý (xóa) trước đó. Số tiền thu hồi được có thể là do người vay trả nợ, hoặc do thanh lý tài sản đảm bảo. Do giá trị khoản cho vay đã được bù đắp từ tài khoản dự phòng (Dự phòng rủi ro tín dụng) nên số tiền thu hồi nợ này hoặc sẽ được ghi có vào tài khoản Dự phòng rủi ro tín dụng, hoặc được tính vào thu nhập trước thuế. © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 39 / 93
  41. Tác động của tổn thất nợ cho vay đến chất lượng hoạt động của tổ chức cho vay Chấp nhận được Không chấp nhận được Thu nhập từ lãi 12.50 % 12.50 % Chi phí trả lãi 8.25 % 8.25 % Thu nhập ròng từ lãi 4.25 % 4.25 % Dự phòng rủi ro tín dụng .50 % 1.50 % Thu nhập khác không từ lãi 2.10 % 2.10 % Chi phí khác, không phải chi trả lãi 4.18 % 4.18 % Thu nhập trước thuế 1.67 % 0.67 % Thu nhập sau thuế 1.10 % 0.44 % © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 40 / 93
  42. Bài tập về dự phòng rủi ro tín dụng (Tầm quan trọng và cách xác định mức độ trích dự phòng đầy đủ) Ngân hàng cổ phần nông thôn © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 41 / 93
  43. Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn – Bài tập tình huống Hôm nay là ngày 1/12/20X1. Ông Nguyễn Văn Anh – Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn (RJSB) và một đồng nghiệp đang đề nghị bạn giúp đỡ. Bên cạnh việc cung cấp một vài số liệu tài chính dưới đây, ông Anh còn cho bạn biết những thông tin sau về RJSB. Các thông tin khác về hoạt động: Tỷ lệ lãi bình quân thu được danh mục cho vay là 12.5% Chi phí bình quân của nguồn vốn sử dụng cho danh mục cho vay là 6.75% Mức lệ phí bình quân thu được từ danh mục cho vay: 2.00% Tỷ lệ lập Quỹ Dự phòng rủi ro tín dụng trong danh mục cho vay dự kiến là 5.00% Thu nhập từ tiền lãi thể hiện các điều khoản và điều kiện của hợp đồng vay vốn, không phải là số tiền thực thu. Để duy trì mức dự trữ nợ cho vay bị mất ở con số dự kiến mà ban lãnh đạo ngân hàng cho là thích hợp thì Ngân hàng đã theo đuổi chính sách trích lập dự phòng với tỷ lệ tốt thiểu 5% thu nhập ròng từ lãi để bù đắp các khoản tổn thất có thể phát sinh trong tương lai. Số tiền xóa nợ của hai năm 20X0 và 20X1 là 4.000 và 49.000 Số tiền thu hồi nợ đã xử lý của hai năm 20X0 và 20X1 là 2.800 và 34.000. Có hai khả năng xảy ra (kịch bản) có thể ảnh hưởng đáng kể đến kết quả tài chính của RSJB trong năm 20X1. Dưới đây là phần mô tả chi tiết những khả năng có thể xảy ra này. Đề nghị nghiên cứu các kịch bản này và thực hiện bài tập có liên quan. Kịch bản I: Do tình hình kinh tế nói chung đang suy thoái ,và điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến khách hàng vay của RSJB nên Ban lãnh đạo RSJB quyết định tăng mức Dự phòng rủi ro tín dụng từ 5% lên 8.75% tổng danh mục cho vay. Yêu cầu 1: Hãy giúp ông Anh lượng hóa tác động của việc tăng Dự phòng rủi ro tín dụng từ 5% lên 8.75% tổng danh mục cho vay đến lợi nhuận sau thuế của RSJB. Giả thiết là tất cả những điều kiện khác nêu trên đều không thay đổi. Hãy sử dụng bảng đính kèm để đưa ra câu trả lời của mình. Kịch bản II: Một trong những khoản cho vay của RSJB đã được xóa từ 3 năm trước. Mặc dù khoản cho vay đó đã được xóa, nhưng RSJB vẫn nỗ lực tìm cách thu hồi. Gần đây, trong hoạt động kinh doanh của người vay đã có nhiều biến chuyển tích cực đáng khích lệ. Và hiện tại thì chắc chắn là người vay sẽ thanh toán một khoản tiền là 88.500 (thu hồi nợ) trong vòng hai tuần sắp tới. Yêu cầu 2: Hãy giúp ông Anh lượng hóa tác động của số tiền 88.500 nợ thu hồi được đến lợi nhuận sau thuế của RSJB. Giả thiết là tất cả những điều kiện khác nêu trên đều không thay đổi. Hãy sử dụng bảng đính kèm để đưa ra câu trả lời của mình. © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 42 / 93
  44. Bài tập tình huống: Ngân hàng cổ phần nông thôn Ngân hàng cổ phần nông thôn (RSJB) Một vài số liệu tài chính Lịch sử Ban đầu Bảng cân đối tài khoản 12/31/X0 12/31/X1 Danh mục cho vay: 400,000 560,000 Trừ Dự phòng rủi ro tín dụng: 20,000 28,000 Danh mục cho vay thuần: 380,000 532,000 Lịch sử Ban đầu Báo cáo thu nhập 12/31/X0 12/31/X1 Thu từ lãi 50,000 70,000 Chi trả lãi 27,000 37,800 Thu nhập ròng từ lãi 23,000 32,200 Hoa hồng và phí 8,000 11,200 Tổng thu nhập 31,000 43,400 Chi phí hoạt động 25,000 35,000 Trích Dự phòng rủi ro tín dụng (1,200) (23,000) Lợi nhuận hoạt động ròng 4,800 (14,600) Lợi nhuận trước thuế 4,800 (14,600) Thuế 1,632 (4,964) Lợi nhuận sau thuế 3,168 (9,636) Chú thích báo cáo tài chính Lịch sử Ban đầu Thay đổi về dự trữ nợ cho vay bị mất 12/31/X0 12/31/X1 Số dư quỹ dự trữ tại thời điêmr 1/1: 20,000 20,000 Giảm trừ Xoá nợ: 4,000 49,000 Trừ số tiền thu hồi nợ: 2,800 34,000 Số tiền xóa nợ thuần (1,200) (15,000) Tăng thêm Trích Dự phòng rủi ro tín dụng: 1,200 23,000 © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 43 / 93
  45. Ngân hàng cổ phần nông thông – Bài tập tình huống Bảng trả lời (Kịch bản I) Tăng dự trữ nợ cho vay bị mất từ 5% lên 8,75% tổng danh mục cho vay do điều kiện kinh tế suy thoái Lịch sử Theo tính toán Bảng cân đối tài khoản 12/31/X0 12/31/X1 Danh mục cho vay: 400,000 ___ Trừ Dự phòng rủi ro tín dụng: 20,000 ___ Danh mục cho vay thuần: 380,000 ___ Lịch sử Theo tính toán Báo cáo thu nhập 12/31/X0 12/31/X1 Thu từ lãi 50,000 ___ Chi trả lãi 27,000 ___ Thu nhập ròng từ lãi 23,000 ___ Hoa hồng và phí 8,000 ___ Tổng thu nhập 31,000 ___ Chi phí hoạt động 25,000 ___ Trích Dự phòng rủi ro tín dụng (1,200) ___ Lợi nhuận hoạt động ròng 4,800 ___ Lợi nhuận trước thuế 4,800 ___ Thuế 1,632 ___ Lợi nhuận sau thuế 3,168 ___ Chú thích báo cáo tài chính Lịch sử Theo tính toán Thay đổi về dự trữ nợ cho vay bị mất 12/31/X0 12/31/X1 Số dư quỹ dự trữ tại thời điểm 1/1: 20,000 ___ Giảm trừ ___ Xoá nợ: 4,000 ___ Trừ số tiền thu hồi nợ: 2,800 ___ Số tiền xóa nợ thuần (1,200) ___ Tăng thêm ___ Trích Dự phòng rủi ro tín dụng: 1,200 ___ Số dư quỹ dự trữ tại thời điểm 31/12: 20,000 ___ © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 44 / 93
  46. Ngân hàng cổ phần nông thông – ví dụ thực tế Bảng trả lời (Kịch bản II) Thể hiện số tiền 88.500 thu hồi được từ khoản cho vay đã được xóa trước đây Lịch sử Theo tính toán Bảng cân đối tài khoản 12/31/X0 12/31/X1 Danh mục cho vay: 400,000 ___ Trừ Dự phòng rủi ro tín dụng:: 20,000 ___ Danh mục cho vay thuần: 380,000 ___ Lịch sử Theo tính toán Báo cáo thu nhập 12/31/X0 12/31/X1 Thu từ lãi 50,000 ___ Chi trả lãi 27,000 ___ Thu nhập ròng từ lãi 23,000 ___ Hoa hồng và phí 8,000 ___ Tổng thu nhập 31,000 ___ Chi phí hoạt động 25,000 ___ Trích Dự phòng rủi ro tín dụng: (1,200) ___ Lợi nhuận hoạt động ròng 4,800 ___ Lợi nhuận trước thuế 4,800 ___ Thuế 1,632 ___ Lợi nhuận sau thuế 3,168 ___ Chú thích báo cáo tài chính Lịch sử Theo tính toán Thay đổi về dự trữ nợ cho vay bị mất 12/31/X0 12/31/X1 Số dư quỹ dự trữ tại thời điểm 1/1: 20,000 ___ Giảm trừ ___ Xoá nợ: 4,000 ___ Trừ số tiền thu hồi nợ: 2,800 ___ Số tiền xóa nợ thuần (1,200) ___ Tăng thêm ___ Trích Dự phòng rủi ro tín dụng: 1,200 ___ Số dư quỹ dự trữ tại thời điểm 31/12: 20,000 ___ © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 45 / 93
  47. Các tỷ lệ đánh giá chất lượng tài sản có © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 46 / 93
  48. Các tỷ lệ đánh giá chất lượng tài sản có Nợ xấu = Nợ quá hạn tối thiểu 90 ngày + nợ không lũy kế ÷ Tổng dư nợ Tổng dư nợ Số tiền xóa nợ ròng = Tổng dư nợ xóa trong kỳ, trừ số tiền thu hồi ÷ Dư nợ cho vay bình quân Dư nợ cho vay bình quân Dự phòng rủi ro TD = Dự phòng rủi ro TD ÷ Tổng dư nợ cho vay Tổng dư nợ cho vay © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 47 / 93
  49. Thuật ngữ sử dụng trong quản lý danh mục cho vay © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 48 / 93
  50. Danh mục (Portfolio\ pôrt-`fô-lê ô): “Những tài sản thuộc sở hữu của một tổ chức hoặc của một người và được quản lý chung nhằm đến các mục tiêu đầu tư cụ thể.” Quản lý danh mục bao gồm những kỹ năng lãnh đạo cần thiết để áp dụng các nguyên tắc bắt buộc nhằm có được một danh mục cho vay đem lại lợi nhuận ổn định cho ngân hàng. Các nguyên tắc thì có thể học được; nhưng kỹ năng lãnh đạo cần phải được thực hiện trong cuộc sống. Các phương pháp tiếp cận đối với hoạt động quản lý danh mục Có hai phương pháp tiếp cận cơ bản để quản lý danh mục cho vay thương mại. Một danh mục cho vay có thể được quản lý theo cách thức ngẫu nhiên hoặc có kế hoạch. Phương pháp quản lý danh mục ngẫu nhiên Trong phương pháp tiếp cận này, danh mục cho vay sẽ được tạo ra hoặc tập hợp một cách ngẫu nhiên. Ngân hàng chấp nhận và phê duyệt từng khoản cho vay đơn lẻ, và sau đó những khoản cho vay này sẽ chịu tác động của các chu kỳ kinh tế không dự báo trước được. Danh mục cho vay biến thành một tập hợp các giao dịch (quyết định) đặc biệt với mức rủi ro có thể rất cao kèm theo việc định giá và cơ cấu kém. Phương pháp quản lý danh mục theo kế hoạch Theo phương pháp này, danh mục cho vay hình thành do: - Ngân hàng tự xây dựng một phương thức (hệ thống) để tạo ra một danh mục cho vay thương mại theo kế hoạch với những kết quả có thể dự báo được; - Ngân hàng tiến hành kiểm tra, đa dạng hóa và hạn chế rủi ro tập trung tín dụng; và - Ngân hàng sử dụng hệ thống thông tin điều hành như là một công cụ thường xuyên. Một số vấn đề của phương pháp tiếp cận ngẫu nhiên Về dài hạn vẫn luôn có rủi ro đáng kể, cho dù phương pháp tiếp cận ngẫu nhiên: - Dường như thành công hoàn toàn; - Yêu cầu ít hơn về quản lý để thực hiện và đạt được các mục tiêu; và - Tỏ ra rất ổn xét về ngắn hạn. Với phương pháp tiếp cận ngẫu nhiên - Chỉ có thể phát hiện ra tình trạng tập trung tín dụng sau khi điều này đã xảy ra trên thực tế; © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 49 / 93
  51. - Kinh tế địa phương hay kinh tế khu vực tăng trường mạnh có thể che đậy các vấn đề của một danh mục đang phát triển; Khi kinh tế địa phương hay khu vực bị suy thoái thì thực trạng danh mục kém và có mức rủi ro tập trung tín dụng cao mới được bộc lộ; và - Danh mục cho vay chính là tấm gương phản chiếu thị trường rộng lớn hơn, chứ không phải chỉ là một số vị trí thích hợp trên thị trường nơi mà tổ chức cho vay đã chắc chắn có những thế mạnh nhất định (Thị trường Mục tiêu). © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 50 / 93
  52. Khái niệm sử dụng trong quản lý danh mục cho vay © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 51 / 93
  53. Đa dạng hóa Lý thuyết quản lý danh mục hiện đại cho rằng có thể hạn chế, giảm bớt rủi ro (hay mức độ biến động) của danh mục đầu tư thông qua quá trình đa dạng hóa. Lý thuyết này dựa trên giả định là chỉ có hai loại rủi ro cơ bản, đó là rủi ro hệ thống và rủi ro không mang tính hệ thống. Rủi ro mang tính hệ thống (hay rủi ro thị trường) thể hiện mức độ biến động của một loại chứng khoán hay của một danh mục đầu tư theo biến động chung của thị trường. Yếu tố rủi ro hệ thống đo lường mức độ biến động tương đối của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư so với thị trường nói chung. Do vậy, mục tiêu của công tác phân tích là nhằm xác định xem một loại tài sản, hay một danh mục, sẽ có tính chất ổn định nhiều hơn, ít hơn hay giống như thị trường. Công cụ sử dụng để đo lường mức độ biến động tương đối của một loại tài sản hay danh mục so với thị trường được gọi là “beta”. Rủi ro không mang tính hệ thống là rủi ro xảy ra “biến cố” ảnh hưởng đến một công ty đơn lẻ, ví dụ như thay đổi trong bộ máy quản lý, đối thủ cạnh tranh mới hoặc công nghệ mới hoặc có hỏa hoạn tại một cơ sở sản xuất của công ty. Lý thuyết về đa dạng hóa đảm bảo rằng những rủi ro không mang tính hệ thống như vậy sẽ được hạn chế rất nhiều bằng cách phân tán rủi ro đó trên một số lượng đủ lớn các tài sản không ràng buộc với nhau. Lý thuyết này cũng khẳng định là không thể hạn chế được rủi ro hệ thống nếu chỉ thực hiện đa dạng hóa. Như vậy, thông qua việc đa dạng hóa, rủi ro (độ biến động) của toàn bộ danh mục đầu tư sẽ ít hơn so với rủi ro (độ biến động) của từng loại chứng khoán (khoản cho vay) nhờ giảm bớt được rủi ro không mang tính hệ thống. Việc đa dạng hóa đòi hỏi phải phân loại toàn bộ danh mục (các khoản cho vay) theo những tiêu chí khác nhau. Quá trình này buộc ngân hàng phải đưa ra được một bức tranh toàn cảnh về danh mục đầu tư và về thị trường, Quá trình này cũng khuyến khích việc thảo luận kỹ càng. Sau khi đã phân chia danh mục đầu tư thành những nhóm thích hợp thì ngân hàng sẽ có thể đánh giá mức độ đa dạng thực sự của danh mục đầu tư đó. Quá trình này hỗ trợ cho việc xác định rủi ro hệ thống trong danh mục đầu tư. Hệ thống phân loại Việc phân loại bao gồm sắp xếp từng khoản cho vay đơn lẻ theo những tiêu chí xác định, ví dụ như phân ngành kinh tế, khu vực địa lý, hay loại hình sản phẩm cho vay (ngắn hạn hay dài hạn). Phân loại các khoản cho vay được coi là điều kiện tiên quyết để triển khai một chương trình đa dạng hóa. Mặc dù rất nhiều ngân hàng sử dụng một hệ thống sắp xếp theo ngành đã chuẩn hóa để phân loại các khoản cho vay của mình (theo ngành kinh tế), nhưng cũng cần xác định xem nếu chỉ phân loại dựa trên các tiêu chí ngành kinh tế chuẩn hóa thì có đầy đủ hay không. Thông thường thì sẽ cần phải có thêm một số điều chỉnh hoặc phân đoạn nữa. Ngoài ra, trong quá trình phân loại danh mục đầu tư, người quản lý cũng thường nhận thấy rằng hệ thống thông tin của ngân hàng mình còn chưa đầy đủ và cần được nâng cấp. Rủi ro tập trung tín dụng Tập trung tín dụng trong một danh mục đầu tư chính là điểm yếu của người cho vay. Không gì có thể phá hỏng mọi nỗ lực và lợi ích của quản lý rủi ro tín dụng một cách nhanh chóng hơn việc tập trung quá mức vào một khoản tín dụng đơn lẻ, vào một ngành kinh tế hay một khu vực địa lý. Dù người quản lý có cố gắng đa dạng hóa danh mục cho vay của mình đến đâu thì © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 52 / 93
  54. vẫn có thể xảy ra tình trạng tập trung tín dụng do nhiều quy định pháp lý đã hạn chế phạm vi hoạt động của tổ chức cho vay. Tuy nhiên, trước hết có ba lĩnh vực chính có thể và cần phải quản lý việc đa dạng hóa, đó là: - Khu vực địa lý - Ngành kinh tế - Từng khách hàng vay vốn đơn lẻ Các chuẩn mực phê duyệt Không giống với các hình thức cho vay khác, hình thức cho vay thương mại không thể đưa ra một sản phẩm phù hợp với mọi yêu cầu của tất cả các công ty khác nhau. Tổ chức thực hiện cho vay thương mại phải thẩm định rất nhiều người vay khác nhau, mỗi người lại có những đặc điểm riêng không giống ai. Kết quả là việc phê duyệt cho vay thương mại luôn là một quá trình tự nhiên mang tính cá nhân hóa rất cao. Mặc dù vậy, ban lãnh đạo ngân hàng vẫn phải cố gắng đảm bảo tính khách quan trong toàn bộ quá trình, nhất là nếu như quá trình phân tích và phê duyệt lại đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc, khả năng nhận biết trực giác hoặc đánh giá chủ quan. Mặc dù trong quá trình ra quyết định, chúng ta không thể và cũng không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn những phân tích mang tính chủ quan và/hoặc định tính, nhưng quá trình này vẫn có thể và cần phải trở nên khách quan hơn, đơn giản là bằng cách đưa thêm một số lượng tối thiểu các tỷ lệ và kỹ thuật mà các công ty xếp hạng tín nhiệm vẫn sử dụng hàng ngày. Ngoài ra, nếu như hệ thống xếp hạng rủi ro danh mục được xem xét định kỳ thông qua việc so sánh kết quả xếp hạng rủi ro với các tiêu chí khác, ví dụ như các chỉ số tổng hợp và tỷ lệ không trả được nợ, sau đó sử dụng các chỉ số tổng hợp để xác định xếp hạng rủi ro ban đầu của công ty. © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 53 / 93
  55. Ngân hàng Tiền mới – Bài tập ví dụ thực tiễn Bốn tháng trước, bạn đuợc thuê làm Tổng giám đốc Ngân hàng Tiền mới (NMB). NMB là một ngân hàng cổ phần nông thôn, mới được thành lập cách đây 3 năm. NMB ra đời và được coi là giải pháp cho tình hình thiếu dịch vụ tài chính và ngân hàng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trên thị trường. NMB nổi tiếng là một ngân hàng được quản lý tốt, đang nỗ lực để “thực sự khác biệt”. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện nay NMB vẫn còn cách xa các mục tiêu hoạt động ban đầu của mình là cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, tạo công ăn việc làm. Bạn nhận thấy nếu như mọi người được biết về tình hình hoạt động hiện thời của ngân hàng thì sẽ rất không hay. Hội đồng quản trị trông đợi kinh nghiệm và các mối quan hệ trong ngành ngân hàng của bạn sẽ giúp xoay chuyển tình hình. Trong 8 tuần vừa qua, các mục tiêu của bạn là: - Giới thiệu bản thân với vai trò Tổng giám đốc mới của NMB; - Quảng bá về cam kết của NMB đối với phát triển kinh tế tại cộng đồng; và - Mở rộng hội đồng quản trị. Sau khi tham dự rất nhiều sự kiện tại cộng đồng, bạn cảm thấy rằng những nỗ lực của mình sẽ nhanh chóng được đền đáp. Trong buổi tiệc Giải thưởng thường niên của Phòng thương mại Tỉnh tổ chức hôm qua, bạn được giới thiệu với ngài Phú Ông. Phú Ông là một giám đốc tại Ngân hàng Tiền to, chịu trách nhiệm về mảng báo cáo và tuân thủ quy định của ngân hàng này. Trong bữa tiệc, bạn có nói chuyện về việc NMB đang cố gắng mở rộng hội đồng quản trị của ngân hàng mình. Phú Ông lập tức “vồ” lấy câu chuyện của bạn và nói rằng ông ta đặc biệt quan tâm đến việc được xem xét cho một vị trí trong hội đồng quản trị. Phải khó khăn lắm bạn mới không để lộ trạng thái phấn khích của mình và bình tĩnh nói với Phú Ông rằng bạn sẽ báo cáo lại với ông Chủ tịch về mong muốn của Phú Ông. Trong đầu bạn không có một chút nghi ngờ nào rằng một vị giám đốc của một ngân hàng nổi tiếng như Ngân hàng Tiền to sẽ là phần thưởng quan trọng dành cho bạn. Bạn cũng biết rằng hội đông quản trị của NMB với 8 thành viên (trong đó chỉ có 4 người thường xuyên tham dự đầy đủ các phiên họp hàng quý) sẽ được hưởng lợi rất nhiều nếu như có thêm thành viên có quan hệ mật thiết với một tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Tiền to. Những thành viên thường xuyên dự họp hội đồng quản trị cũng là những nhà lãnh đạo trong cộng đồng, có nhiều mối quan hệ chính trị với các mức độ quan trọng khác nhau. Bạn hy vọng rằng sự tham gia của Ngân hàng Tiền to vào NMB sẽ thu hút và/hoặc làm nhiều tổ chức tài chính khác quan tâm đến việc góp vốn và có thể đầu tư vào NMB. Khi các tổ chức tài chính có uy tín đã trở nên quen thuộc với NMB, thì sẽ có thêm nhiều khả năng nhận được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính. Điều này sẽ cho phép NMB đạt được, thậm chí là vượt, các mục tiêu hoạt động của mình. © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 54 / 93
  56. Khi tan buổi tiệc trao Giải thưởng, Phú Ông đề nghị bạn gửi một số thông tin về NMB đến văn phòng của ông ta. Bạn nói rằng ngày mai bạn sẽ gửi cho Phú Ông bản giới thiệu ngân hàng và báo cáo tài chính của NMB. Ông ta thực sự có ấn tượng về việc này. Ông ta nói :”Tôi vẫn thường nghe nói NMB được quản lý rất tốt. Tôi cho rằng điều này hoàn toàn đúng sự thật.” (Chỉ nghe giọng bạn cũng biết rằng ông ta đang ngày càng ấn tượng về bạn và ngân hàng của bạn). Tiếp đó, Phú Ông đề nghị bạn gửi thêm cho ông ta bản hướng dẫn chính sách tín dụng của NMB. Tim bạn dường như ngừng đập khi bạn nghĩ đến câu trả lời. Bạn hiểu rằng tốt hơn hết là nên trung thực. Bạn nói với Phú Ông là ban lãnh đạo NMB hiểu rõ tầm quan trọng của việc phải có văn bản quy định về các chính sách và quy trình của NMB; tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà có một số chính sách không chính thức mà ngân hàng đang thực hiện lại chưa hề được lập thành văn bản. Bạn nói với Phú Ông :”Tôi hy vọng là Ngân hàng Tiền to sẽ có thể hỗ trợ chúng tôi xây dựng một mẫu sổ tay chính sách.” Ngài Phú Ông khi đó bèn thông báo cho bạn biết rằng công việc của ông ta tập trung vào lĩnh vực tuân thủ pháp luật, chứ không phải là tín dụng hay quản lý tín dụng. Vì thế, ông ta có lẽ sẽ không giúp được gì nhiều cho bạn. Để “giải quyết” vấn đề này, ông đề nghị bạn gửi thêm một bản đề cương hướng dẫn chính sách tín dụng mà bạn sẽ đệ trình lên hội đồng quản trị NMB. Ông ta nói :“Tôi sẽ gửi đề cương của anh đến cho cô Trưởng bộ phận tín dụng xem. Cô ấy là người sẽ quyết định việc Ngân hàng Tiền to đầu tư vào các ngân hàng cổ phần nông thôn. Cô ấy sẽ có đủ khả năng đánh giá mức độ thích hợp, và cả phạm vi, của bản đề cương với việc ngân hàng tham gia vốn vào NMB.” Nhiệm vụ: Hãy xây dựng một bản đề cương hướng dẫn chính sách tín dụng mà bạn sẽ phải gửi đến Ngân hàng Tiền to. Trong quá trình soạn thảo đề cương, bạn cần lưu ý đến thứ tự những nội dung sẽ nói đến. Đồng thời, bạn cũng phải chuẩn bị các chi tiết cần thiết để làm rõ những nội dung này. Đây là điều đương nhiên vì bạn sẽ phải sẵn sàng bảo vệ bản đề án đệ trình lên hội đồng quản trị. Ngày thứ hai Buổi sáng: Những dấu hiệu cảnh báo sớm đối với việc quản lý các khoản cho vay và danh mục cho vay. Nội dung phần này được thiết kế nhằm giới thiệu cho học viên những nguyên nhân chính gây ra các khoản cho vay có vấn đề, những phương pháp tiếp cận cơ bản thường được sử dụng để tái cơ cấu các khoản cho vay. Ngoài ra, học viên cũng sẽ được giới thiệu về tầm quan trọng của việc phát triển và nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm cho biết chất lượng một khoản cho vay hoặc danh mục các khoản cho vay bị suy giảm, cần được chú ý quản lý. Nội dung phần này cũng trình bày khái niệm về hợp đồng vay vốn, cũng như tầm quan trọng của hệ thống thông tin điều hành hiệu quả. A. Các khoản cho vay có vấn đề © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 55 / 93
  57. Nguyên nhân phát sinh các khoản cho vay có vấn đề Tái cơ cấu các khoản cho vay có vấn đề B. Các công cụ giám sát khoản cho vay - Hợp đồng Khái niệm về hợp đồng vay vốn Những yếu tố chịu ảnh hưởng của hợp đồng Ví dụ về những hợp đồng hiệu quả C. Các công cụ giám sát danh mục cho vay - Hệ thống thông tin điều hành (EIS) Nhu cầu thông tin của người quản lý Sử dụng EIS nhằm: Giám sát các khoản có khả năng rủi ro, ví dụ như dư nợ cho vay, các cam kết và thanh toán Chất lượng danh mục cho vay (xếp hạng rủi ro, dự phòng các khoản cho vay bị tổn thất, rủi ro tập trung tín dụng) Phù hợp với hợp đồng (tình hình tài chính, bảo đảm và đại diện) Tài sản đảm bảo (sự tồn tại của tài sản đảm bảo và giá trị) Buổi chiều: Áp dụng quản lý danh mục với các chính sách và quy trình tín dụng hiệu quả Nội dung phần này nhằm giới thiệu với học viên về tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện các chính sách, quy trình chung của tổ chức liên quan đến những vấn đề như trách nhiệm của cán bộ tín dụng, tiêu chuẩn cấp tín dụng, quy trình xét duyệt cho vay, thẩm quyền phán quyết cho vay, tập trung danh mục cho vay, hệ thống xếp hạng rủi ro, định gia khoản cho vay, lưu trữ hồ sơ tín dụng và những trường hợp ngoại lệ. Đến cuối ngày, học viên sẽ cùng nhau xây dựng Kế hoạch hành động nhằm tăng cường những kỹ năng chuyên môn, và bản kế hoạch này sẽ được gửi về cơ quan của học viên. A. Áp dụng quản lý danh mục với các chính sách và quy trình tín dụng hiệu quả Khái niệm về chính sách tín dụng Chính sách tín dụng được xây dựng và/hoặc được cho phép như thế nào Ích lợi của việc xây dựng các chính sách tín dụng Chính sách tín dụng được truyền đạt như thế nào trong nội bộ một tổ chức Các chính sách chịu tác động như thế nào từ những thay đổi của môi trường hay thị trường? Sổ tay chính sách tín dụng Mẫu chính sách tín dụng B. Kế hoạch hành động nhằm tăng cường các kỹ năng chuyên môn – Bài tập © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 56 / 93
  58. Các khoản cho vay có vấn đề © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 57 / 93
  59. Nguyên nhân phát sinh các khoản cho vay có vấn đề Có thể phân chia những yếu tố (nguyên nhân) dẫn đến việc khoản cho vay tốt biến thành nợ xấu làm 3 nhóm chính: - Nguyên nhân bên ngoài; - Nguyên nhân bên trong; và - Nguyên nhân từ phía người cho vay. Nguyên nhân bên ngoài Nguyên nhân bên ngoài bao gồm những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của ban lãnh đạo công ty và người cho vay, ví dụ như suy thoái kinh tế, lãi suất cao, xuất hiện công nghệ mới hoặc đối thủ cạnh tranh mới, và các trường hợp “thiên định” bất khả kháng khác. Nguyên nhân bên trong: Nguyên nhân bên trong bao gồm những yếu tố do ban lãnh đạo công ty gây ra. Những nguyên nhân này thường xuất phát từ bất cập trong quản lý, ví dụ như thiếu kiểm tra về hoạt động và/hoặc về tài chính, sản phẩm suy giảm chất lượng, đánh mất thị phần, và gian lận. Nguyên nhân từ phía người cho vay: Nhóm này gồm những yếu tố do người cho vay gây ra, thường là xác định cơ cấu khoản cho vay không hợp lý, số tiền cho vay không đủ hoặc quá nhiều, không giám sát được khoản vay một cách đầy đủ. Nguyên nhân từ phía người cho vay cũng có thể là phân tích không chính xác báo cáo tài chính, tài sản bảo đảm không đủ, hồ sơ giấy tờ không đầy đủ, người cho vay thiết kinh nghiệm, và gian lận. Cơ cấu lại kỳ hạn các khoản cho vay có vấn đề Các công cụ và kỹ thuật sử dụng để cơ cấu lại kỳ hạn một khoản cho vay có vấn đề cũng tương tự như công cụ và kỹ thuật sử dụng để cơ cấu một khoản cho vay. Những vấn đề cần xem xét sơ bộ bao gồm: - Xác định mục đích tài trợ. Mục đích của khoản cho vay cần được xác định rõ ràng; - Xác định nguồn trả nợ quan trọng nhất. Cần làm rõ khoản cho vay sẽ được hoàn trả như thế nào; - Xác định những rủi ro trong kinh doanh có thể hạn chế khả năng trả nợ của người vay; - Thiết kế bản hợp đồng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của công ty thông qua quy định hạn chế ban lãnh đạo đầu tư vào tài sản, vay nợ, và rút tiền mặt khỏi công ty; © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 58 / 93
  60. - Xác định thời gian trả nợ, số tiền trả nợ gốc và lãi để đảm bảo rằng nguồn tiền mặt công ty thu được sẽ đủ để trả nợ; và - Xác định và giành quyền đối với nguồn trả nợ thứ hai là tài sản đảm bảo (kể cả bảo lãnh), nếu cần thiết Khi đã rõ về mục đích, nguồn trả nợ và rủi ro tiềm tàng thì bạn cũng sẽ biết phải sử dụng những công cụ và kỹ thuật phân tích nào để chứng minh khả năng trả nợ của công ty. © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 59 / 93
  61. Hạn mức tín dụng ngắn hạn Nếu mục đích cho vay là tài trợ nhu cầu ngắn hạn hoặc tạm thời (ví dụ như nhu cầu mang tính thời vụ, mua nguyên liệu thô), thì khoản cho vay sẽ phải được hoàn trả khi nào các tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn vay được chuyển đổi thành tiền mặt Công cụ sử dụng: Chu kỳ chuyển đổi tài sản (Asset Conversion Cycle) để xác định kỳ hạn cho vay thích hợp và đánh giá rủi ro kinh doanh, phương thức giảm thiểu rủi ro. Tiền mặt Nguyên liệu thô Các khoản phải WIP thu Thành phẩm Bán hàng © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 60 / 93
  62. Cho vay dài hạn Nếu mục đích cho vay là tài trợ tài sản dài hạn hay nhu cầu dài hạn/thường xuyên (ví dụ như mua bất động sản, nhà xưởng, thiết bị; hoặc tăng lâu dài nguồn vốn lưu động), thì khoản cho vay sẽ phải được hoàn trả khi nào các tài sản được tài trợ tạo ra dòng tiền đủ để trả nợ. Công cụ sử dụng: Phân tích dòng tiền dựa trên báo cáo tài chính dự kiến (báo cáo chu chuyển tiền mặt) để xác định khả năng trả nợ của công ty; và phân tích ACC để đánh giá rủi ro kinh doanh và những phương thức giảm thiểu rủi ro. Kỳ hạn cho vay hiện tại Số tiền cho vay : 3,500,000 Kỳ hạn (năm): 5 Lịch trả nợ: Thanh toán hàng năm, số tiền thanh toán định kỳ như nhau Lãi suất : 10.0% Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Tiền gốc (triệu đồng) 3,500,000 2,800,000 2,100,000 1,400,000 700,000 Trả gốc 700,000 700,000 700,000 700,000 700,000 Trả lãi 350,000 315,000 245,000 175,000 105,000 Tổng số tiền phải trả 1,050,000 1,015,000 945,000 875,000 805,000 Luồng tiền thực tế/dự kiến 900,000 850,000 765,000 765,000 685,000 Thặng dư (thâm hụt) luồng tiền (150,000) (165,000) (180,000) (110,000) (120,000) Tỷ lệ sai số -16.7% -19.4% -23.5% -14.4% -17.5% © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 61 / 93
  63. Kịch bản tái cơ cấu 1 Lãi suất : 10.0% Kỳ hạn (năm:) 6 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Tiền gốc (triệu đồng) 3,500,000 2,916,667 2,333,333 1,750,000 1,166,667 583,333 Trả gốc 583,333 583,333 583,333 583,333 583,333 583,333 Trả lãi 350,000 320,833 262,500 204,167 145,833 87,500 Tổng số tiền phải trả 933,333 904,167 845,833 787,500 729,167 670,833 Luồng tiền thực tế/dự kiến 900,000 850,000 765,000 765,000 685,000 850,000 Thặng dư (thâm hụt) luồng tiền (33,333) (54,167) (80,833) (22,500) (44,167) 179,167 Sai số biên -3.7% -6.4% -10.6% -2.9% -6.4% 21.1% Kịch bản tái cơ cấu 2 Lãi suất : 10.0% Kỳ hạn (năm) : 7 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Tiền gốc (triệu đồng) 3,500,000 3,000,000 2,500,000 2,000,000 1,500,000 1,000,000 500,000 Trả gốc 500,000 500,000 500,000 500,000 500,000 500,000 500,000 Trả lãi 350,000 325,000 275,000 225,000 175,000 125,000 75,000 Tổng số tiền phải trả 850,000 825,000 775,000 725,000 675,000 625,000 575,000 Luồng tiền thực tế/dự kiến 900,000 850,000 765,000 765,000 685,000 850,000 900,000 Thặng dư (thâm hụt) luồng tiền 50,000 25,000 (10,000) 40,000 10,000 225,000 325,000 Sai số biên 5.6% 2.9% -1.3% 5.2% 1.5% 26.5% 36.1% © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 62 / 93
  64. Kịch bản tái cơ cấu 3 Lãi suất : 10.5% Kỳ hạn (năm) : 8 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Tiền gốc (triệu đồng) 3,500,000 3,062,500 2,625,000 2,187,500 1,750,000 1,312,500 875,000 437,500 Trả gốc 437,500 437,500 437,500 437,500 437,500 437,500 437,500 437,500 Trả lãi 367,500 328,125 284,375 240,625 196,875 153,125 109,375 65,625 Tổng số tiền phải trả 805,000 765,625 721,875 678,125 634,375 590,625 546,875 503,125 Luồng tiền thực tế/dự kiến 900,000 850,000 765,000 765,000 685,000 850,000 900,000 900,000 Thặng dư (thâm hụt) luồng tiền 95,000 84,375 43,125 86,875 50,625 259,375 353,125 396,875 Sai số biên 10.6% 9.9% 5.6% 11.4% 7.4% 30.5% 39.2% 44.1% © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 63 / 93
  65. Kịch bản tái cơ cấu 4 Lãi suất : 12.0% Kỳ hạn (năm): 9 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Tiền gốc (triệu đồng) 3,500,000 3,111,111 2,722,222 2,333,333 1,944,444 1,555,556 1,166,667 777,778 388,889 Trả gốc 388,889 388,889 388,889 388,889 388,889 388,889 388,889 388,889 388,889 Trả lãi 420,000 330,556 291,667 252,778 213,889 175,000 136,111 97,222 58,333 Tổng số tiền phải trả 808,889 719,444 680,556 641,667 602,778 563,889 525,000 486,111 447,222 Luồng tiền thực tế/dự kiến 900,000 850,000 765,000 765,000 685,000 850,000 900,000 900,000 900,000 Thặng dư (thâm hụt) luồng tiền 91,111 130,556 84,444 123,333 82,222 286,111 375,000 413,889 452,778 Sai số biên 10.1% 15.4% 11.0% 16.1% 12.0% 33.7% 41.7% 46.0% 50.3% © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 64 / 93
  66. Kịch bản tái cơ cấu 5 Lãi suất : 13.0% Kỳ hạn (năm) : 10 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Tiền gốc (triệu đồng) 3,500,000 3,150,000 2,800,000 2,450,000 2,100,000 1,750,000 1,400,000 1,050,000 700,000 350,000 Trả gốc 350,000 350,000 350,000 350,000 350,000 350,000 350,000 350,000 350,000 350,000 Trả lãi 455,000 332,500 297,500 262,500 227,500 192,500 157,500 122,500 87,500 52,500 Tổng số tiền phải trả 805,000 682,500 647,500 612,500 577,500 542,500 507,500 472,500 437,500 402,500 Luồng tiền thực tế/dự kiến 900,000 850,000 765,000 765,000 685,000 850,000 900,000 900,000 900,000 900,000 Thặng dư (thâm hụt) luồng tiền 95,000 167,500 117,500 152,500 107,500 307,500 392,500 427,500 462,500 497,500 Sai số biên 10.6% 19.7% 15.4% 19.9% 15.7% 36.2% 43.6% 47.5% 51.4% 55.3% © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 65 / 93
  67. Các công cụ giám sát khoản cho vay © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 66 / 93
  68. Hợp đồng Hợp đồng là gì? Hợp đồng là thỏa thuận hoặc lời hứa giữa hai hay nhiều bên, được lập thành văn bản, ký kết và giao cho mỗi bên, theo đó các bên cam kết thực hiện hay sẽ thực hiện một công việc cụ thể, hoặc quy định về tính xác thực của một số sự kiện cụ thể. - Hợp đồng cho phép người cho vay được quyền kiểm soát một số nội dung (quan trọng) trong hoạt động của người vay. Mục đích trước hết của hợp đồng là nhằm đảm bảo rằng tình hình tài chính của người vay được duy trì trong suốt thời hạn của khoản cho vay, qua đó bảo vệ người cho vay tránh được tổn thất do rủi ro kinh doanh và những biến động bất lợi. - Hợp đồng có thể mang tính chất khẳng định (affirmative – các bên cam kết sẽ thực hiện một số nghĩa vụ nhất định) hoặc phủ định (negative - các bên cam kết sẽ không thực hiện một số nghĩa vụ nhất định). Những yếu tố mà hợp đồng tác động đến bao gồm: - Công khai thông tin. - Duy trì tình hình tài chính, ví dụ như - Duy trì giá trị ròng; - Duy trì chất lượng tài sản có và khả năng thanh khoản của tài sản có; và - Duy trì khả năng trả nợ và quản lý lưu chuyển tiền tệ - Duy trì sự tồn tại cũng như những đặc điểm của công ty. © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 67 / 93
  69. Các ví dụ về hợp đồng hiệu quả Công khai thông tin Công khai thông tin là yếu tố quyết định để đưa ra các quyết định đúng thẩm quyền. Ví dụ về một hợp đồng được thiết kế nhằm tác động đến việc công khai thông tin: - Kịp thời cung cấp các thông tin tài chính Duy trì tình hình tài chính Duy trì giá trị ròng (vốn chủ sở hữu) Có thể thông qua giá trị ròng của một công ty để đánh giá hoặc định lượng sức mạnh tài chính, khả năng chống đỡ các rủi ro trong kinh doanh của công ty đó. Ví dụ về một hợp đồng được thiết kế nhằm tác động đến việc duy trì giá trị ròng: - Yêu cầu về giá trị ròng tối thiểu Duy trì khả năng thanh khoản và chất lượng tài sản có Việc duy trì giá trị tài sản có và hiệu quả (trong trường hợp hoạt động kinh doanh bình thường và khi thanh lý) sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của công ty. Ví dụ về một hợp đồng được thiết kế nhằm tác động đến việc duy trì chất lượng tài sản có và khả năng thanh khoản: - Tỷ lệ ngắn hạn (Current Ratio) tối thiểu Duy trì khả năng trả nợ và quản lý chu chuyển tiền mặt Khả năng trả nợ hay quản lý chu chuyển tiền mặt của một công ty là yếu tố then chốt quyết định việc khoản cho vay sẽ được thanh toán đúng hạn. Ví dụ về hợp đồng được thiết kế nhằm ảnh hưởng đến việc trả nợ: - Lợi nhuận trước chi trả lãi và thuế (EBIT) ÷ Chi phí trả lãi - Lợi nhuận trước chi trả lãi, thuế và khấu hao (EBITDA) ÷ (Chi trả lãi + và gốc) Duy trì sự tồn tại cũng như những đặc điểm của công ty Khi cơ cấu tổ chức hoặc đặc điểm pháp lý của công ty thay đổi thì cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ của công ty đó. Ví dụ về hợp đồng được thiết kế nhằm ảnh hưởng đến việc Duy trì sự tồn tại cũng như những đặc điểm của công ty : - Kéo dài (gia hạn) sự tồn tại của công ty. © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 68 / 93
  70. Các công cụ giám sát khoản cho vay Hệ thống thông tin điều hành (EIS) © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 69 / 93
  71. Nhu cầu thông tin của người quản lý Hệ thống thông tin điều hành (Executive Information System – EIS) là một hệ thống máy tính có chức năng hỗ trợ nhu cầu thông tin và ra quyết định của ban lãnh đạo điều hành cấp cao thông qua việc cho phép truy cập dễ dàng đến các nguồn thông tin nội bộ và bên ngoài cần thiết để phục vụ cho yêu cầu phải đáp ứng được những mục tiêu chiến lược của tổ chức. Điểm nhấn của EIS chính là những hiển thị dưới hình thức đồ họa và giao diện thân thiện với người sử dụng, cho phép thực hiện các chức năng báo cáo và kéo – thả (drill-down) rất mạnh. Nhìn chung, EIS là hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong phạm vi toàn doanh nghiệp, giúp lãnh đạo cấp cao phân tích, so sánh và nêu bật xu thế biến động của những biến số quan trọng, để từ đó họ có thể giám sát chất lượng hoạt động và xác định những cơ hội cũng như vấn đề cần giải quyết. Có thể sử dụng EIS để giám sát: - Nguy cơ phát sinh rủi ro, ví dụ như dư nợ cho vay, cam kết và thanh toán - Chất lượng danh mục (xếp hạng rủi ro, dự trữ nợ cho vay bị mất, rủi ro tập trung tín dụng) - Tuân thủ hợp đồng (tình hình tài chính, bảo đảm và đại diện) - Tài sản bảo đảm (sự tồn tại và giá trị) Cho dù EIS không chỉ đơn thuần là một hệ thống hạch toán (ghi chép vào sổ sách các khoản cho vay, lãi lũy kế, xử lý các khoản thanh toán và gắn kết với sổ cái), nhưng vẫn cần có một hệ thống hạch toán kế toán đầy đủ để có thể phát triển EIS hiệu quả. Một EIS phải phù hợp với các yêu cầu của tổ chức, kể cả những đặc điểm hết sức đặc thù như quy mô, thị trường, loại hình, văn hóa và khả năng phục hồi dữ liệu. Mặc dù quá trình này rất mất thời gian, nhưng người sử dụng cuối cùng hay người nhận (lãnh đạo điều hành cấp cao) cũng vẫn cần tham gia trực tiếp vào việc xây dựng EIS. Nếu thực hiện theo cách thức thụ động, tức là chỉ tiếp nhận và sử dụng một sản phẩm bày sẵn, thì sẽ có thể gây ra nhiều vấn đề hơn là đem lại lợi ích. EIS cần phải hỗ trợ ban lãnh đạo xác định xem đã đạt được các mục tiêu của danh mục cho vay hay chưa. Khi xây dựng một EIS mới hoặc quyết định mua loại EIS nào, chúng ta phải luôn lưu ý đến triết lý danh mục cho vay và mục đích sử dụng thông tin. Các mục tiêu của EIS phải bao gồm: - Xác định liệu có một cơ hội hợp lý nào hay không để danh mục cho vay đạt đến các chuẩn mực của tổ chức như khả năng sinh lời, chất lượng tài sản có và/hoặc các mục tiêu khác mà ban lãnh đạo đưa vào danh mục ưu tiên - Xác định xem danh mục cho vay có phản ánh đầy đủ không triết lý tín dụng mong muốn, văn hóa và các mục tiêu khác đã được nêu trong quá trình lập kế hoạch danh mục; - Tạo cơ hội để điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện; và - Tác động tích cực đến thái độ, hành vi của cán bộ cho vay. © Dickerson Knight Group, Inc. 2003 trang 70 / 93