Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ Tín dụng ngân hàng
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ Tín dụng ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cau_hoi_va_bai_tap_nghiep_vu_tin_dung_ngan_hang.doc
Nội dung text: Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ Tín dụng ngân hàng
- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP NGHIỆP VỤ TDNH Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG I. CÂU HỎI 1. Trình bày những giai đoạn chủ yếu của quy trình tín dụng. Theo bạn một khoản tín dụng được cấp có phải trải qua tất cả các giai đoạn của quy trình không? Giải thích tại sao? 2. Anh chị hãy trình bày những hồ sơ - tài liệu mà khách hàng cần phải nộp khi có nhu cầu vay tại ngân hàng trong các trường hợp sau: a) Vay mua nhà trả góp; b) Vay mua ô tô trả góp; c) Sử dụng thẻ tín dụng; d) Vay xây dựng văn phòng cho thuê. 3. Anh/ chị hãy trình bày nội dung phân tích đánh giá khách hàng trước khi cho vay. 4. Anh/ chị hãy trình bày các cơ sở xác định thời gian cho vay, mức cho vay và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại. 5. Hãy trình bày các nguyên tắc và điều kiện cho vay vốn tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. 6. Hãy trình bày khái quát quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại. 7. Hãy trình bày các nội dung và ý nghĩa hoạt động giám sát khách hàng sau khi cho vay trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. 8. Hãy trình bày cơ sở và các phương pháp giải ngân trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Chương 2 ĐẢM BẢO TÍN DỤNG Câu 1: Ông Lê Hùng sở hữu một ngôi nhà 5 tầng tại quận Ba Đình- Hà nội, có giá trị khoảng 7 tỷ đồng. Ông sử dụng ngôi nhà đó để thế chấp vay 1,7 tỷ đồng tại NHNNo&PTNT Việt Nam và 1,5 tỷ đồng tại Techcombank. Khoản vay 1,7 tỷ tại NHNNo&PTNT Việt Nam đến hạn vào ngày 30/11/2010. Đến ngày 30/11/2010 ông Hùng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ với NHNNo&PTNT Việt Nam, còn khoản vay 1,5 tỷ đồng tại Techcombank sẽ đến hạn vào ngày 30/04/2011. Vậy khi NHNNo&PTNT Việt Nam xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ thì khoản vay 1
- 1,5 tỷ đồng tại Techcombank có được coi là đến hạn không và Techcombank có được tham gia xử lý tài sản thế chấp đó không? Câu 2: Ông A được phép xd nhà ở 4 tầng, nhưng xây đến tầng thứ 2 đã làm cho nhà ông B bên cạnh bị lún, nứt. Ông B yêu cầu ông A khắc phục và ngừng ngay việc thi công tiếp vì có nguy cơ tiếp tục gây ra thiệt hại cho mình. Ông A cho rằng ông được cấp phép xây dựng nhà ở 4 tầng nên ông có quyền xây dựng và tiếp tục xây. Sau khi xây xong, ông A sử dụng ngôi nhà đó để thế chấp vay vốn tại Ngân hàng thương mại X. Sau khi xem xét đề nghị của ông A, NHTM X chấp nhận ngôi nhà đó làm tài sản thế chấp cho khoản vay của ông A tại ngân hàng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc nhận ngôi nhà của ông A như trên đảm bảo đảm cho khoản vay của NHTM X có đúng không? Câu 3: Ông A cầm cố tài sản đi vay tại NHTM B mà đến hạn ông A không thực hiện được nghĩa vụ và trong hợp đồng bảo đảm không có thỏa thuận về cách thức xử lý tài sản cầm cố. NHTM B cho rằng tài sản cầm cố đó đương nhiên thuộc về mình, NHTM B có toàn quyền trong việc xử lý tài sản cầm cố đó. Quan điểm đó của NHTM B có đúng với quy định hiện hành không? Câu 4: Ông B có nhu cầu vay vốn tại NHTM X, tài sản thế chấp là ngôi nhà ở đang cho thuê thuộc sở hữu của ông. Vậy hàng tháng NHTM có được thu tiền thuê nhà không? Câu 5: Ông Nguyễn văn A thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại NHTM X để vay 100 triệu đồng. Đến hạn ông A không trả nợ cho NHTM X và bị ngân hàng phát mại tài sản bằng cách mang bán đấu giá để thu hồi nợ. Trên mảnh đất đó lại có ngôi nhà mái bằng, 1 tầng, không ghi là tài sản thế chấp. NHTM X cho rằng khi thế chấp quyền sử dụng đất không cần phải thỏa thuận thế chấp về nhà vì nhà phải theo đất. Vậy quan điểm của NHTM X trong trường hợp trên là đúng hay sai? Câu 6: Ông Thắng và ông Hoàng cùng bảo lãnh cho ông Tâm vay 300 triệu đồng tại ngân hàng ABC. Ông Thắng và ông Hoàng không có thỏa thuận về các phần bảo lãnh độc lập. Đến hạn trả nợ cho NH ABC, ông Tâm không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình, NH ABC yêu cầu ông Hoàng trả nợ toàn bộ số tiền gốc và lãi. Ngân hàng ABC thực hiện như vậy có đúng không? Câu 7: Ông Trần Đức đề nghị sử dụng căn hộ chung cư làm tài sản thế chấp để vay tiền tại ngân hàng Techcombank để mua sắm đồ dùng gia đình. Căn hộ được ngân hàng định giá là 3 tỷ. Ông Đức đề nghị sử dụng căn hộ trên đề vay tại Techcombank 0,8 tỷ đồng. Sau đó, do có nhu cầu mua xe ôtô, ông Đức tiếp tục dùng căn hộ trên để vay Vietcombank 0,5 tỷ đồng. 2
- Yêu cầu trên của ông Đức có thể được Techcombank và Vietcombank đáp ứng không? Theo luật pháp Việt Nam hiện nay, các ngân hàng có thể gặp rủi ro pháp lý gì khi khách hàng dùng một tài sản để bảo đảm để thế chấp vay vốn tại nhiều ngân hàng? Chương 3 PHÂN TÍCH TÍN DỤNG Câu 1: Nội dung quan trọng nhất trong các phân tích tín dụng quyết định khả năng hoàn trả nợ vay của doanh nghiệp là: 1. Năng lực của người vay nợ (Capacity) 2. Uy tín và tính cách của người vay (Character) 3. Khả năng tạo ra tiền để trả nợ (Cash) 4. Quyền sở hữu các tích sản (Collateral) 5. Các điều kiện kinh tế (Conditions) 6. Khả năng kiểm soát các khoản vay (Control) Chọn phương án hợp lý nhất và giải thích tại sao chọn phương án đó. Câu 2: Yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng cho vay của Ngân hàng đối với một khách hàng là: a) Con người vay vốn (Person) b) Mục đích vay vốn (Purpose) c) Nguồn trả nợ (Payment Source) d) Chính sách kinh doanh (Policy) e) Quyền sở hữu các tài sản (Properties Câu 3: Để có tính đúng đắn và hiệu quả trong phân tích tín dụng, yêu cầu nhà phân tích ngân hàng phải: a) Phân tích các chỉ số một cách riêng lẻ, hiện tại b) Kết hợp các chỉ số c) Phân tích xu hướng d) So sánh chúng trên cùng nền tảng e) Kết hợp với diễn biến đang xảy ra tại doanh nghiệp f) Cả a, b, c và d. 3
- Câu 4: Để có tính đúng đắn và hiệu quả trong phân tích tín dụng, yêu cầu nhà phân tích ngân hàng phải: a) Phân tích tình hình tài chính của khách hàng theo các nhóm chỉ số hiện tại b) Phân tích theo mô hình điểm số Z c) Kết hợp cả 2 phương pháp trên. Chương 4 TÍN DỤNG NGẮN HẠN CHO VAY DOANH NGHIỆP I. CÂU HỎI 1. Trình bày nội dung nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá? Tại sao chiết khấu là một nghiệp vụ được các ngân hàng thương mại ưa chuộng? Cho ví dụ minh họa? 2. Những rủi ro đặc trưng của nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu và những biện pháp hạn chế rủi ro đó? 3. Hãy trình bày các phương thức cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam? 4. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa cho vay ứng trước từng lần và thấu chi? 5. Hãy phân tích cơ sở xác định thời hạn cho vay, mức cho vay, và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại? II. BÀI TẬP A. BÀI TẬP CHIẾT KHẤU THƯƠNG PHIẾU Bài tập 1: Ngày 20/1/2010 Công ty A là người sở hữu các chứng từ dưới đây đã đến ngân hàng X xin chiết khấu: 1. Hối phiếu; Số tiền 150.000.000 đ; Ngày thanh toán 20/7/2010. 2. Trái phiếu; MG 100.000.000 đ; Thời hạn 1 năm; Lãi suất 12%/năm; Ngày đến hạn: 10/9/2010. Vốn gốc và lãi được thanh toán 1 lần khi đến hạn. 3. Trái phiếu chính phủ; MG 100.000.000 đ; Thời hạn 1 năm; Lãi suất 10%/năm; Ngày đến hạn: 30/4/2010. Trả lãi trước. Kiểm tra các chứng từ trên NH X đã đồng ý chiết khấu. 4
- Lãi suất cho vay là 1,5%/tháng; Tỷ lệ hoa hồng chiết khấu là 0,05% trên mệnh giá; Phí cố định thu 50.000 đ/chứng từ. Yêu cầu: 1. Tính số tiền chiết khấu NH X nhận được? 2. Xác định số tiền còn lại thanh toán cho công ty A? Bài tập 2: Ngày 30/6/2010, Cty A đến NH Techcombank xin vay chiết khấu các chứng từ sau: 1. Trái phiếu; MG: 300.000.000 đ; Thời hạn: 2 năm; Lãi suất: 14%/năm. Ngày đáo hạn: 10/1/2011; Lãi và vốn gốc thanh toán một lần khi đến hạn. 2. Trái phiếu chính phủ; MG 500.000.000 đ; Thời hạn 2 năm; Lãi suất 10%; Trả lãi trước. Ngày đáo hạn 9/3/2011. NH Techcombank chấp nhận chiết khấu; Lãi suất cho vay: 1,5%/tháng; Tỷ lệ hoa hồng phí: 0,05%. Hoa hồng cố định là 50.000 đ/chứng từ Yêu cầu: 1. Tính số tiền chiết khấu NH Techcombank được hưởng? 2. Giá trị còn lại thanh toán cho Cty A? Bài 3: Ngày 13/6/2011 doanh nghiệp A gửi đến NH bảng kê chứng từ kèm theo các chứng từ xin chiết khấu như sau: Số tiền Chứng từ Ngày phát hành Ngày đến hạn (triệu đồng) Hối phiếu 003 120 30/4/2011 30/7/2011 Tín phiếu Kho bạc 60 15/4/2011 15/7/2011 Lệnh phiếu 001 30 14/5/2011 14/8/2011 Trái phiếu Kho bạc 100 20/7/2006 20/7/2011 Hối phiếu 005 72 20/3/2011 20/6/2011 Lệnh phiếu 002 80 1/6/2011 1/10/2011 Yêu cầu: 1. Hãy xem xét quyết định việc chiết khấu các chứng từ trên (có giải thích) 2. Tính toán chiết khấu đối với những chứng từ NH nhận chiết khấu. Biết rằng: - Khả năng nguồn vốn NH đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng. 5
- - Theo quy định ngân hàng chỉ nhận chiết khấu những chứng từ có thời hạn còn lại không dưới 20 ngày và không quá 90 ngày. - Lãi suất chiết khấu: 9%/năm, tỷ lệ hoa hồng ký hâu: 0,06%/mẹnh giá, tối thiểu là 40.000 đ; hoa hồng phí cố định là 30.000 đ cho mỗi phiếu. - Hạn mức chiết khấu tối đa ấn định cho khác hàng là 300 triệu đồng; dư nợ tài khoản chiết khấu tại thời điểm khách hàng xin chiết khấu: 120 triệu đồng. - Doanh nghiệp A là khách hàng có tín nhiệm với ngân hàng và nội dung kinh tế của hối phiếu đảm bảo tốt. - Ngân hàng thực hiện chiết khấu ngày 16/5/2011. B. BÀI TẬP CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG Bài 3: Đầu tháng 1 năm 2010, Công ty A gửi hồ sơ vay VLĐ tại NHTM X với nhu cầu vay theo HMTD là 500 triệu đồng. Trong hồ sơ xin vay có các tài liệu như sau: 1. Bảng cân đối kế toán (Ngày 31/12/2009) Đơn vị: triệu đồng Số cuối kỳ TÀI SẢN Số đầu kỳ (ước thực hiện) A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 600 750 I. Tiền 150 130 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 20 - III. Các khoản phải thu 100 205 IV. Hàng tồn kho 320 410 V. Tài sản lưu động khác 10 5 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 1.500 1.750 Tổng cộng tài sản 2.100 2.500 Số cuối kỳ NGUỒN VỐN Số đầu kỳ (ước thực hiện) A. Nợ phải trả 700 930 I. Nợ ngắn hạn 400 510 1. Vay ngắn hạn ngân hàng 200 320 2. Phải trả nhà cung cấp 120 100 6
- 3. Nợ ngắn hạn khác 80 90 II. Nợ dài hạn 300 420 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.400 1.570 Tổng cộng nguồn vốn 2.100 2.500 2. Yêu cầu: Xác định HMTD năm 2010 đối với Công ty A Biết rằng: Chính sách tín dụng của NH yêu cầu vốn lưu động ròng phải tham gia tối thiểu là 20% trên tài sản lưu động. Bài 4: Công ty X có phương án tài chính 31/12/2010 như sau: Tài sản Giá trị Nợ và VCSH Giá trị A. Tài sản lưu động 6.430 A. Nợ phải trả 9.230 Tiền 650 Vay ngắn hạn 3.050 Phải thu 2.300 Phải trả người bán 1.720 Hàng tồn kho 3.200 Phải trả khác 510 Tài sản lưu động khác 280 Nợ dài hạn 3.950 B. Tài sản cố định 6.600 Vốn tự có 3.800 Tổng cộng 13.030 Tổng cộng 13.030 Yêu cầu: Xác định hạn mức tín dụng vốn lưu động cho công ty A trên cơ sở phương án tài chính hợp lý. Biết rằng: Chính sách cho vay của ngân hàng quy định doanh nghiệp phải có vốn lưu động ròng tham gia tối thiểu là 20% trên tài sản lưu động. Bài 5: Phương án tài chính của một công ty có các dữ kiện (theo đơn vị trđ): - Các khoản phải thu: 8.200 - Hàng tồn kho: 10.500 - Các khoản phải trả người bán: 7.800 - Tiền: 1.200 - Các khoản nợ ngắn hạn khác: 3.100 - Tài sản lưu động khác: 800 7
- - Vốn lưu động ròng: 1.000 Chính sách tín dụng của ngân hàng quy định: vốn lưu động ròng phải tham gia ít nhất 25% trên mức chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn phi ngân hàng. Yêu cầu: 1. Lập phương án tài chính vay vốn cho doanh nghiệp. 2. Giải thích thành phần của các khoản: vốn lưu động ròng, nợ phi ngân hàng. 3. Xác định hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp (có giải thích) Chương 5: TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN I- CÂU HỎI: 1. Vì sao doanh nghiệp chọn vay vốn trung, dài hạn của ngân hàng? Để được vay vốn trung, dài hạn của NH thì doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện cơ bản gì? 2. Khi xác định hạn mức cho vay trung, dài hạn đối với một khách hàng là doanh nghiệp mà vượt quá giới hạn tín dụng do NHNN quy định thì ngân hàng xử lý theo những hướng nào? 3. Hãy xác định nguồn trả nợ trung, dài hạn của doanh nghiệp theo phương pháp FATSATL? 4. Căn cứ để lựa chọn phương án trả nợ? II- BÀI TẬP: Bài 1: Đầu tháng 3 năm 2010 Công ty A gửi đến ngân hàng BIDV chi nhánh Hà thành hồ sơ xin vay vốn trung dài hạn để thực hiện dự án mở rộng sản xuất (công trình tự làm). Sau khi kiểm tra thẩm định, ngân hàng BIDV đã thống nhất với doanh nghiệp về các số liệu sau: - Tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án: 5000 triệu đồng. - Vốn tự có tham gia thực hiện dự án bằng 20% tổng vốn đầu tư cho dự án và các nguồn vốn tham gia khác là 500 triệu đồng. - Giá trị tài sản thế chấp: 6000 triệu đồng. - Lợi nhuận thu được hàng năm của công ty trước khi thực hiện dự án: 1500 triệu đồng, dự tính sau khi đầu tư thực hiện dự án, lợi nhuận hàng năm của công ty sẽ tăng thêm 20%. Tại thời điểm ngân hàng xét duyệt cho vay Công ty A, ngân hàng lên kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng quý II/2010 như sau: 8
- Sử dụng vốn Số tiền Nguồn vốn Số tiền Dự trữ và thanh toán 150000 Vốn huy động 1443000 Nghiệp vụ tín dụng 1465700 Huy động tiền gửi 987000 897500 Huy động kỳ phiếu, trái 456000 Cho vay ngắn hạn phiếu Cho vay trung hạn 568200 Vốn nhận điều hòa 256400 Sử dụng nguồn vốn khác 265800 Nguồn vốn khác 188100 Tổng số 1887500 Tổng số 1887500 Trong tháng 4 Công ty có phát sinh các nghiệp vụ kinh doanh như sau (theo đơn vị tính: trđ): Ngày 2/4: Vay mua xi măng và sắt xây dựng: 350 Vay chi thưởng 50 Ngày 12/4: Vay nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 60 Vay mua vải: 55 Vay trả tiền mua thiết bị 1750 Ngày 24/4: Vay trả tiền vận chuyển, xếp dỡ thiết bị 30 Yêu cầu: 1. Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay đối với dự án? 2. Giải quyết ngv kinh tế phát sinh trong tháng 4? Biết rằng: - Vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm 25% huy động tiền gửi, vốn huy động bằng phát hành trái phiếu là 148 tỷ đồng. - Ngân hàng thường cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp. - Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định 15%/năm. - Công ty cam kết dùng toàn bộ phần lợi nhuận tăng thêm sau khi thực hiện dự án để trả nợ ngân hàng. - Các nguồn khác dùng để trả nợ ngân hàng hàng năm: 30 triệu đồng. - Ngày 2/4/2010 ngân hàng bắt đầu cho vay dự án này (trước dự án này công ty không có dư nợ vay vốn cố định tại ngân hàng). - Dự án bắt đầu thực hiện từ 1/4/2010, hoàn thành đưa vào sử dụng 1/12/2010. Bài 2: 9
- Được sự bảo lãnh bằng tín chấp của Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, ngày 25/6/200X công ty kinh doanh XNK Hữu Nghị đã gửi đến NHTM A hồ sơ vay vốn với số tiền xin vay là 25 tỷ đồng, thời hạn 5 năm để thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất giấy dầu chống thấm. Sau khi xem xét và thẩm định ngân hàng đã xác định được các số liệu sau: - Chi phí XDCB: + Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng: 40 triệu đồng + Làm đường vào vị trí đất nhà máy: 60 triệu đồng. + Chi cho cơ sở hạ tầng: Điện: Làm trạm hạ thế và kéo đường dây vào nhà máy điện, dự trù kinh phí 30 trđ. Nước: Dùng giếng khoan, có bề lọc và hệ thống xe nước bằng dàn lọc để khử sắt tổng cộng kinh phí là 70 triệu đồng. Tôn nền: Chi phí để tôn nền cao 1,5 m là 390 triệu đồng. + Nhà xưởng, kho vật tư, kho thành phẩm, nhà xe, bể chứa: 3140 triệu đồng. + Khu văn phòng, nhà nghỉ công nhân, phòng bảo vệ: 1050 triệu đồng. - Chi phí XDCB khác: 60 triệu đồng. - Chi phí mua thiết bị: 20.000 triệu đồng. - VTC của chủ dự án tham gia để thực hiện dự án là 30% tổng nhu cầu vốn đầu tư cho dự án. - Vốn khác (thu được từ những khoản tận thu trên địa bàn): 168 triệu đồng. - Tỷ lệ KHCB hàng năm 15%. - Lợi nhuận và các nguồn khác khách hàng cam kết dùng để trả nợ hàng năm là: 2337 trđ. - Thời gian bắt đầu thực hiện dự án vào ngày 15/8/200X và hoàn thành vào ngày 15/2 năm sau và được đưa vào sử dụng ngay sau khi hoàn thành. Cũng vào thời điểm này ngân hàng lập kế hoạch cân đối vốn kinh doanh quý 3/200X cho thấy: tổng nguồn vốn của ngân hàng là 26.028.000 triệu đồng. Trong đó: + Vốn huy động: 21.658.000 triệu đồng (VHĐ dưới 24 tháng là 19.358.000 triệu đồng) + Vốn tự có: 1.074.395 triệu đồng + Vốn khác: 3.295.605 triệu đồng. Căn cứ vào khả năng đó ngân hàng bố trí cho công ty số dư nợ kế hoạch tố đa bằng 0,5% số vốn mà NHTM A dùng vào kinh doanh. Yêu cầu: 10
- Theo anh/chị mức xin vay và thời hạn xin vay mà công ty đề nghị NHTM A có hợp lý hay không? Tại sao? Theo anh/chị mức cho vay và thời hạn cho vay bao nhiêu là hợp lý? Biết rằng: - Tỷ lệ DTBB là 5% và dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán là 8%. - Công ty không có nợ với các ngân hàng khác (các số liệu trên đều được giả định). Bài 3: Trước quý I/200X doanh nghiệp công nghiệp A gửi đến ngân hàng thương mại A hồ sơ xin vay vốn cố định để thực hiện dự án mở rộng sản xuất (dự án tự làm). Sau khi thẩm định ngân hàng đã nhất trí về các số liệu sau: - Tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án gồm: + Chi phí XDCB: 1.500 trđ + Chi phí XDCB khác: 300 trđ + Tiền mua thiết bị: 2.000 trđ + Chi phí vận chuyển thiết bị: 10 trđ - Vốn tư có của doanh nghiệp tham gia thực hiện dự án bằng 30% giá trị dự toán của dự án. - Lợi nhuận doanh nghiệp thu được hàng năm trước khi đầu tư là 1.200 trđ. Biết rằng sau khi đầu tư thực hiện dự án lợi nhuận tăng thêm 25% so với trước khi đầu tư. - Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định hàng năm: 15% - Các nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án: 167 trđ Yêu cầu: Hãy xác định mức cho vay và thời hạn cho vay đối với dự án. Biết rằng: - Toàn bộ lợi nhuận tăng thêm sau khi thực hiện dự án được dùng để trả nợ cho ngân hàng. - Các nguồn khác dùng để trả nợ ngân hàng hàng năm: 30,6 trđ. - Giá trị tài sản thế chấp: 3480 trđ - Khả năng nguồn vốn của ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu vay của doanh nghiệp. - Dự án khởi công ngày 1/1/200X và được hoàn thành đưa vào sử dụng sau 4 tháng kể từ ngày khởi công. Công ty không có nợ với các ngân hàng và các TCTD khác (các số liệu trên đều được giả định). 11
- Bài 4: Trước quý I/2010 Công ty Nhựa Tiền Phong gửi đến Ngân hàng Công thương hồ sơ vay vốn cố định để thực hiện dự án mở rộng phân xưởng sản xuất ống nước. Sau khi thẩm định ngân hàng nhất trí về các số liệu sau: - Tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án gồm: + Chi phí XDCB: 1.600 trđ + Chi phí XDCB khác: 350 trđ + Tiền mua thiết bị: 1.980 trđ + Chi phí vận chuyển thiết bị: 15 trđ - Vốn tư có của doanh nghiệp tham gia thực hiện dự án bằng 32% giá trị dự toán của dự án. - Lợi nhuận doanh nghiệp thu được hàng năm trước khi đầu tư là 1.350 trđ. Biết rằng sau khi đầu tư thực hiện dự án lợi nhuận tăng thêm 24% so với trước khi đầu tư. - Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định hàng năm: 15% - Các nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án: 159 trđ Yêu cầu: 1. Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay đối với dự án. 2. Giả sử ngân hàng xác định thời hạn cho vay là 3 năm, doanh nghiệp phải sử dụng nguồn khác để trả nợ ngân hàng hàng năm là bao nhiêu? Biết rằng: - Toàn bộ lợi nhuận tăng thêm sau khi thực hiện dự án được dùng để trả nợ cho ngân hàng. - Nguồn khác dùng để trả nợ hàng năm: 138,66 trđ. - Giá trị tài sản thế chấp: 4560 trđ - Khả năng nguồn vốn của ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu vay của doanh nghiệp. - Dự án khởi công ngày 1/1/2010 và được hoàn thành đưa vào sử dụng vào ngày 1/7/2010. Công ty không có nợ với với các tổ chức tín dụng khác. - Các số liệu trên đều được giả định. Chương 6: CHO THUÊ TÀI CHÍNH I- CÂU HỎI: 1. Hãy nêu những dấu hiệu nhận biết hoạt động cho thuê tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế? theo tiêu chuẩn Việt nam? 12
- 2. So sánh hoạt động cho thuê tài chính và thuê hoạt động? 3. Lợi ích và hạn chế của hoạt động cho thuê tài chính? 4. Các phương pháp xử lý tài sản khi chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính? II- BÀI TẬP: Bài 1: Doanh nghiệp X được Công ty cho thuê tài chính Y ký hợp đồng cho thuê tài sản theo những điều khoản sau: - Tổng số tiền tài trợ: 840 trđ - Thời hạn tài trợ: 5 năm - Lãi suất: 13%/năm - Kỳ hạn thanh toán tiền thuê: hàng năm - Tỷ lệ thu hòi vốn: 85% - Thời điểm thanh toán tiền thuê: Đầu mỗi kỳ hạn Yêu cầu: 1. Tính số tiền thuê doanh nghiệp X phải trả theo định kỳ? 2. Tính số tiền thuê trong thời hạn gia hạn, biết rằng: - Thời hạn gia hạn: 3 năm - Toàn bộ vốn gốc thu hồi hết trong thời gian này - Thời điểm thanh toán tiền thuê: cuối mỗi kỳ hạn - Các yếu tố khác giống như hợp đồng cho thuê trong thời hạn cơ bản. Bài 2: Công ty An Phú được Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng BIDV Việt Nam ký hợp đồng cho thuê tài sản theo những điều khoản sau: - Tổng số tiền tài trợ: 68000 USD - Thời hạn tài trợ: 3 năm - Lãi suất: 15%/năm - Kỳ hạn thanh toán tiền thuê: hàng năm - Tỷ lệ thu hòi vốn: 100% - Thời điểm thanh toán tiền thuê: Cuối mỗi kỳ hạn thanh toán tiền thuê 13
- Yêu cầu: 1. Tính số tiền thuê doanh nghiệp X phải trả định kỳ theo phương pháp niên kim cố định. 2. Thể hiện giao dịch thuê tài sản trên bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp X tại thời điểm cuối năm thứ nhất. Biết rằng: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Bài 3: Công ty Cổ phần Xe khách Hưng Long đến công ty cho thuê tài chính NH BIDV xin thuê 10 xe khách chát lượng cao. Công ty cho thuê tài chính đồng ý cho thuê với các thông tin sau: Giá bán một chiếc xe Ford 800 triệu đồng Thời hạn thuê 3 năm Lãi suất 8%/năm Tỷ lệ thu hồi vốn 90% Kỳ hạn thanh toán tiền thuê 6 tháng Yêu cầu: Hãy xác định tiền thuê thanh toán hàng kỳ theo phương pháp tiền thuê thanh toán cuối kỳ. Chương 7: TÍN DỤNG TIÊU DÙNG I- CÂU HỎI; 1. So sánh sự khác nhau giữa tín dụng tiêu dùng và tín dụng cho các doanh nghiệp? 2. Lợi ích và hạn chế của tín dụng tiêu dùng? 3. Hãy trình bày các hình thức cho vay tiêu dùng và ưu nhược điểm của từng phương thức? 4. Hãy hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay tiền mua nhà chung cư trả góp với tài sản bảo đảm là chính ngôi nhà hình thành từ vốn vay? 5. Anh/chị hãy hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay tiền tiêu dùng thông qua sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng? 6. Trình bày các kỹ thuật thẩm định trong vay tiêu dùng và ưu nhược điểm của các phương thức? 7. Hãy cho biết cơ sở để xây dựng hoạt động chấm điểm tín dụng và vai trò của hệ thống này đối với hoạt động của ngân hàng thương mại? II- BÀI TẬP: Bài 1: Ngân hàng tài trợ cho khách hàng mua một tài sản trong trường hợp sau: 14
- Giá tài sản cần mua: 220 triệu đồng. Tỷ lệ vốn ngân hàng tham gia so với giá trị tài sản: 60% Tỷ lệ vốn của khách hàng tham gia so với giá trị tài sản: 40% - Thời hạn vay: 5 năm (60 tháng) Định kỳ thanh toán tiền vay: hàng tháng. Lãi suất: 12%/năm Yêu cầu: 1. Xác định số tiền mà khách hàng phải trả ngân hàng hàng tháng theo phương pháp lãi gộp 2. Xác định mức lãi suất hiệu dụng quy đổi để người vay có sự lựa chọn hợp lý. Bài 2: Techcombank tài trợ cho một khách hàng mua trả góp một chiếc xe máy tại Siêu thị Intimex với trị giá 80 triệu đồng. Theo hợp đồng khách hàng sẽ trả nợ cả gốc và lãi hàng tháng với lãi suất 1.2%/tháng trong vòng 1 năm. Tỷ lệ vốn ngân hàng tham gia so với giá tài sản là 80%. Yêu cầu: 1. Xác định số tiền khách hàng phải trả cho ngân hàng hàng tháng theo phương pháp gộp? 2. Theo phương pháp gộp, lãi suất hiệu dụng mà khách hàng phải trả cho ngân hàng là bao nhiêu? Bài 3: Ông bà A muốn vay 240 trđ để đóng tiền du học cho con với tài sản thế chấp là ngôi nhà họ đang ở. Ngân hàng X sẵn sàng cho vay và đánh giá giá trị ngôi nhà theo giá thị trường là 1.100 trđ. Ngân hàng quy định cho phép người vay sử dụng tối đa là 70% giá trị đánh giá của ngôi nhà làm cơ sở xin vay. Hiện tại gia đình ông bà A vẫn còn nợ 600 trđ trên ngồi nhà của họ Câu hỏi: 1. Ngân hàng có cho vay theo số tiền đề nghị của ông bà A không? 2. Để đáp ứng đủ nhu cầu vay của gia đình ông bà A, ngân hàng nên chấp nhận mức cho vai tối đa theo giá trị tài sản thế chấp ở mức bao nhiêu phần trăm? 3. Giả thiết rằng thị trường bất động sản tại địa phương có xu hướng đang đi xuống. Nhiều ngôi nhà quanh đó không bán được, trung bình phải mất khoảng 9 tháng mới bán được một ngôi nhà. Thông tin này có thể ảnh hưởng như thế nào đến quyết định cho vay của ngân hàng? Bài 4: 15
- Siêu thị Intimex bán chịu một chiếc xe máy Piagio LX với trị giá 65 triệu đồng cho một người tiêu dùng. Theo hợp đồng siêu thị tính lãi bán chịu theo phương pháp gộp, với lãi suất là 1,2%/tháng trong vòng 12 tháng. Ngay sau khi bán chịu xe máy, do thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh, công ty bán lẻ đã nhượng bán khoản tín dụng trên cho Techcombank. Ngân hàng chấp thuận mua khoản tín dụng này với mức lãi suất là 11%/tháng. Yêu cầu: Tính số tiền lãi Techcombank chuyển cho siêu thị Intimex, biết rằng theo thỏa thuận ngân hàng sẽ giữ lại 40% số tiền chênh lệch giữa phần lãi công ty bán lẻ tính cho người tiêu dùng và phần lãi ngân hàng được hưởng. Bài tập 4: Ngày 1/1/2010, Ông A được ngân hàng ACB cấp cho một thẻ tín dụng với hạn mức là 200 tr.đ. Với lãi suất 20%/năm. Việc tính lãi được thực hiện vào ngày cuối cùng hàng tháng. Số dư nợ vào ngày 01/03/2010 là 50 tr.đ. Ngày 10/03/2011 ông  nộp 20 tr.đ và ngày 29/03/2011 ông A nộp tiếp 20 tr.đ vào tài khoản vay ngân hàng. Hãy tính số lãi mà ông A phải trả trong tháng 3/2011 theo 3 phương pháp: (1) Lãi được tính trên số dư nợ đã được điều chỉnh (2) Lãi được tính trên số dư nợ trước khi được điều chỉnh (3) Lãi được tính trên số dư nợ bình quân. 16