Bài tập môn Quản trị ngân hàng thương mại

doc 7 trang nguyendu 42000
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Quản trị ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_mon_quan_tri_ngan_hang_thuong_mai.doc

Nội dung text: Bài tập môn Quản trị ngân hàng thương mại

  1. Câu 3: Bảng tổng kết tài sản của NHTM cổ phần A đầu ngày 1/8 có tình hình sau: Đơn vị tính: triệu đồng TÀI SẢN CÓ SỐ TIỀN TÀI SẢN NỢ SỐ TIỀN 1. Tiền mặt 800 1.TG của khách hàng 6000 2. Tiền gửi NHNN 3000 2.Tiết kiệm 14000 3. TG NHTM khác 300 3.Chứng chỉ tiền gửi 10500 4. Tín dụng 25000 4.Tiền vay 2000 5. Đầu tư 8000 5.Vốn tự có 3500 6. Tài sản cố định 1000 6.Tài sản nợ khác 2700 7. Tài sản có khác 600 Cộng 38700 38700 Yêu cầu: 1. Hãy tính hệ số H1, H3 vào cuối ngày và cho nhận xét tình hình đảm bảo yêu cầu vốn chủa NHTM cổ phần A 2. Giả sử vào cuối ngày, một khách hàng đến Ngân hàng xin vay số tiền 9500 bằng tín chấp, Ngân hàng có nên cho vay hay không để đảm bảo hệ số H3 8%. Nếu cho vay thì cho vay bao nhiêu? Biết rằng: a. Trong đầu tư có 3000 là dự trữ thứ cấp (trái phiếu chính phủ thời hạn dưới 1 năm), phần còn lại là trái phiếu công ty. b. Trong Tín dụng có 20% là chiết khấu thương phiếu, 30% là tín dụng có đảm bảo bằng bất động sản và còn lại là tín dụng không đảm bảo. c. Trong ngày, ngân hàng thu nợ 300, trong đó tín dụng có đảm bảo bằng bất động sản là 100, tín dụng không đảm bảo là 200. d. Tài khoản ngoại bảng: - Bảo lãnh vay: 2500 - Bảo lãnh thanh toán: 3500 - Bảo lãnh dự thầu: 4000 Bài làm: 1. Tính hệ số H1 và H3 vào cuối ngày: 1.1. Tính hệ số H1 CT: H1 = VTC/Tổng nguồn vốn huy động x 100%. Trong đó: - Vốn tự có VTC (cấp I) = 3.500 - Tổng nguồn vốn huy động = Tiền gửi + Tiết kiệm + Chứng chỉ tiền gửi = 6.000 + 14.000 + 10.500 = 30.500 Vậy H1 = 3.500/30.500 x 100% = 11,47% * Nhận xét: Hệ số H1=11,47% thể hiện mức huy động vốn của ngân hàng này ở mức độ an toàn khá cao (so với mức tối thiểu mà các nhà quản trị đưa ra là H1=5%). Tổng nguồn vốn huy động bằng xấp xỉ 8,71 lần vốn tự có.
  2. 1.2. Tính hệ số H3 CT: H3 = Vốn tự có/ Tổng tài sản “Có” rủi ro x 100%. Trong đó: * Vốn tự có VTC = VTC cấp I + VTC cấp II = 3.500 + 0 = 3.500 * Tổng tài sản “Có” rủi ro = Tài sản “Có” rủi ro nội bảng + Tài sản “Có” rủi ro ngoại bảng. Trong đó: - Tài sản “có” rủi ro nội bảng được tính: Tài sản “có” rủi ro nội bảng = TS có nội bảng x Hệ số rủi ro Phân nhóm TS nội bảng theo hệ số rủi ro: + Tài sản có hệ số rủi ro 0%:4.100. Gồm: Tiền mặt (bao gồm cả thu nợ trong ngày): 800 + 300 Tiền gửi NHNN: 3.000 Đầu tư (dự trữ thứ cấp- trái phiếu Chính phủ): 3.000 + Tài sản có hệ số rủi ro 20%:300 (Gồm tiền gửi NHTM 300) + Tài sản có hệ số rủi ro 50%: 7.500 - 100 = 7.400. Gồm: Tín dụng có bảo đảm bằng bất động sản: 25.000 x 30% = 7.500 (Trừ đã thu nợ trong ngày đối với tín dụng có bảo đảm bằng bất động sản: 100) + Tài sản có hệ số rủi ro 100%: 23.900. Gồm: Tài sản cố định: 1.000 Tài sản có khác: 600 Tín dụng là chiết khấu thương phiếu: 25.000 x 20% = 5.000 Đầu tư trái phiếu công ty: 8.000 - 3000 = 5.000 Tín dụng không đảm bảo: 25.000 - 5.000 - 7.500 = 12.500 (Trừ đã thu nợ trong ngày đối với tín dụng không đảm bảo: 200) Vậy TS “Có” rủi ro nội bảng = 4.100 x 0% + 300 x 20% + 7.400 x 50% + 23.900 x 100% = 27.660 - Tài sản “Có” rủi ro ngoại bảng được tính: Tài sản “Có” rủi ro ngoại bảng = TS có ngoại bảng x Hệ số chuyển đổi x Hệ số rủi ro. Phân nhóm TS theo hệ số chuyển đổi và hệ số rủi ro như sau: + Hệ số chuyển đổi 100%, hệ số rủi ro 100%: 2.500 + 3.500 (bảo lãnh vay và bảo lãnh thanh toán). + Hệ số chuyển đổi 50%, hệ số rủi ro 100%: 4.000 (bảo lãnh dự thầu). Vậy TS “Có” rủi ro ngoại bảng = 6.000 x 100% x 100% + 4.000 x 50% x 100% = 8.000 → Tổng TS “Có” rủi ro = 27.660 + 8.000 = 35.660 → Hệ số H3 = 3.500/35.660 x 100% = 9,8% * Nhận xét: Hệ số H3 được các nhà quản trị ngân hàng đưa ra để đảm bảo ngân hàng có khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng của NHTM thì H3 ≥ 9%. Ở đây ngân hàng này có hệ số H3 = 9,8% cho thấy khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đảm bảo mức độ an toàn tín dụng.
  3. 2. Nếu cho vay để đảm bảo hệ số H3 ≥ 8% thì số tiền cho vay là: Gọi số tiền cho vay là Y (vay bằng tín chấp). Đây là nhóm TS có hệ số rủi ro 100% → TS “Có” rủi ro nội bảng = 27.660 + Y Tổng TS “Có” rủi ro = 27.660 + Y + 8.000 = 35.660 + Y Ta có phép tính: H3 = 3.500/35.660 + Y ≥ 8% ↔ Y ≤ 8.090 Vậy, nếu cho vay để đảm bảo hệ số H3 ≥ 8% thì số tiền cho vay là ≤ 8.090 Trong nguyên tắc quản trị tài sản có quy định về giới hạn vốn cho vay một khách hàng: Dư nợ cho vay ≤ 15% VTC ↔ Dư nợ cho vay ≤ 15% x 3.500 = 525. Vì vậy để đảm bảo thanh toán các khoản nợ có thời hạn và an toàn trong hoạt động tín dụng thì ngân hàng nên cho vay tối đa với khách hàng này là 525. Câu 4: Có số liệu các báo cáo tài chính của ngân hàng ACB như sau: Yêu cầu: 1. Anh chị có nhận xét gì về kết cấu tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng Á Châu? 2. Anh chị hãy đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thông quan một số chỉ tiêu phân tích tài chính đã được nghiên cứu?
  4. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT TẠI NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2006 2006 2005 Ghi chú Triệu đồng Triệu đồng TÀI SẢN Tiền, kim loại quý và đá quý 4 2.284.848 1.532.492 Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 5 1.562.926 988.784 Tiền gửi tại các ngân hàng nước ngoài 6 2.839.850 427.153 Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước 7 13.212.586 5.926.745 Cho vay các tổ chức tín dụng trong nước 8 349.393 181.407 Chứng khoán kinh doanh 9 640.195 39.218 Cho vay và tạm ứng cho khách hàng 10 17.014.419 9.381.517 Trừ: dự phòng rủi ro tín dụng 10.7 (60.305) (20.825) Đầu tư chứng khoán nợ 11 - sẵn sàng để bán 11.1 11.061 456.515 - giữ đến ngày đáo hạn 11.2 4.217.560 4.367.252 Đầu tư vào các công ty liên kết và liên doanh 12 130.964 11.713 Đầu tư vào các đơn vị khác 13 312.494 125.003 Tài sản cố định hữu hình 14 574.440 257.880 Tài sản cố định vô hình 15 17.133 12.470 Xây dựng cơ bản dở dang và mua sắm tài sản cố định 16 405.374 224.128 Tài sản khác 17 1.132.101 361.412 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 44.645.039 24.272.864 NGUỒN VỐN Tiền vay từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 18 941.286 967.312 Tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng trong nước 19 3.249.941 1.123.576 Vốn nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác 21 288.532 265.428 Tiền gửi của khách hàng 20 33.606.013 19.984.920 Trái phiếu chuyển đổi phát hành 22 1.650.069 - Nợ khác 23 3.173.049 630.026 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 39.634 18.396 TỔNG NỢ 42.948.524 22.989.658 VỐN VÀ CÁC QUỸ Vốn và các quỹ của chủ sở hữu Ngân hàng mẹ Vốn góp 24 1.100.047 948.316 Các quỹ dự trữ 25 187.727 138.973 Lợi nhuận chưa phân phối 25 366.213 195.917 1.653.987 1.283.206 Cổ đông thiểu số 2.2 (ii) 42.528 - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 44.645.039 24.272.864 CÁC CAM KẾT VÀ NỢ TIỀM TÀNG 40 1.366.019 816.930 Chủ tịch Trần Mộng Hùng Tổng Giám đốc Kế toán trưởng Ngày 05 tháng 3 năm 2007 Lý Xuân Hải Nguyễn Văn Hòa 52 Báo cáo thường niên 2006
  5. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP NHẤT CHO NĂM KẾT THÚC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2006 2006 2005 Ghi chú Triệu đồng Triệu đồng Thu nhập lãi và các khoản tương tự thu nhập lãi 26 2.490.616 1.354.980 Chi phí lãi và các khoản tương tự chi phí lãi 27 (1.670.044) (840.715) THU NHẬP LÃI RÒNG 820.572 514.265 Thu nhập từ các khoản phí và dịch vụ 28 172.980 112.807 Chi trả phí và dịch vụ 29 (24.645) (15.599) THU PHÍ VÀ DỊCH VỤ THUẦN 148.335 97.208 Thu cổ tức 34.649 30.778 Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 30 23.514 14.640 Thu nhập thuần từ đánh giá lại ngoại tệ và vàng 31 46.806 24.961 Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán 32 97.277 2.626 Thu nhập từ hoạt động khác 33 112.827 805 THU NHẬP KHÁC 315.073 73.810 Tiền lương và chi phí có liên quan 34 (197.211) (108.538) Chi phí khấu hao 14, 15 (47.509) (25.520) Chi phí hoạt động khác 35 (321.071) (154.884) CHI PHÍ KHÁC (565.791) (288.942) Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 10.7 (40.597) (12.201) Thu nhập từ thu hồi các khoản nợ khó đòi 6.137 7.614 Chi phí d ự phòng giảm giá các khoản đầu tư - (1.405) (34.460 (5.992) THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 683.729 390.349 Lợi nhuận được hưởng từ các công ty liên kết và liên doanh 3.490 1.201 THU NHẬP TRƯỚC THUẾ 687.219 391.550 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 37 (181.643) (92.349) LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ (148) - LỢI NHUẬN RÒNG TRONG NĂM 505.428 299.201 Lãi trên cổ phiếu phân bổ cho cổ đông sở hữu của Ngân hàng mẹ trong năm: Lãi cơ bản trên cổ phiếu (được tính trên số lượng cổ phiều hiện hành) 38(a) 4.527 3.811 Lãi trên cổ phiếu có tính pha loãng (được tính dựa trên giả định rằng 38(b) 3.569 3.811 các trái phiếu chuyển đổi đã được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong năm nhưng trong thực tế việc này chưa diễn ra). Chủ tịch Tổng Giám đốc Kế toán trưởng Trần Mộng Hùng Lý Xuân Hải Nguyễn Văn Hòa Ngày 05 tháng 3 năm 2007 Báo cáo thường niên 2006 53
  6. 1. Nhận xét về kết cấu tài sản và nguồn vốn của ngân hàng Á Châu Tại bảng cân đối kế toán hợp nhất 31/12/2006: 1.1. Về tài sản gồm các thành phần chính như sau: * Ngân quỹ: gồm tiền, kim loại và đá quý; tiền gửi các loại Năm 2005: 8.875.174 = 36,56% tổng TS Năm 2006: 19.900.210 = 44,57% tổng TS * Cho vay các TCTD: Năm 2005: 181.407 = 0,74% tổng TS Năm 2006: 349.393 = 0,78% tổng TS * Cho vay và tạm ứng cho khách hàng: Năm 2005: 9.381.517 = 38,65% tổng TS Năm 2006: 17.014.419 = 38,11% tổng TS * Đầu tư trực tiếp: gồm đầu tư vào các công ty liên kết và các đơn vị khác Năm 2005: 136.716 = 0,56% tổng TS Năm 2006: 443.458 = 0,99% tổng TS * Đầu tư gián tiếp: gồm đầu tư chứng khoán kinh doanh và đầu tư chứng khoán nợ Năm 2005: 4.862.985 = 20,03% tổng TS Năm 2006: 4.868.816 = 10,90% tổng TS * Tài sản cố định: gồm TSCĐ hữu hình, vô hình và XDCB dở dang, mua sắm TSCĐ Năm 2005: 494.478 = 2,03% tổng TS Năm 2006: 996.947 = 2,23% tổng TS Nhận xét: Ngân hàng Á Châu đã đầu tư vào khá nhiều lĩnh vực: - Ngân quỹ của ngân hàng chiếm tỷ lệ trong tổng TS khá cao, năm 2006 cao hơn năm 2005 (36,56% và 44,57% trong tổng TS). Đây là nhóm TS có khả năng thanh khoản cao, tuy nhiên khả năng sinh lời thấp hoặc không có; - Cho vay các tổ chức tín dụng chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng TS (0,74% và 0,78% trong tổng TS); - Cho vay và tạm ứng cho khách hàng: cả 2 năm đều duy trì tỷ lệ khoảng 38% trong tổng TS, tuy nhiên năm 2006 tăng 81,36% so với năm 2005 và tỷ trọng cho vay và tạm ứng này năm 2006 vẫn thấp hơn tỷ trọng của ngân quỹ trong tổng TS (38,11% so với 44,57%). Đây là khoản mục tài sản chủ yếu cần quan tâm hàng đầu trong hoạt động của ngân hàng và phải chiểm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ TS Có của ngân hàng; - Đầu tư gián tiếp trong 2 năm duy trì về số tuyệt đối, năm 2005 chiểm tỷ trọng cao trong tổng TS (20,03%); năm 2006 có xu hướng giảm và chỉ còn chiểm 10,90% trong tổng TS; - Đầu tư trực tiếp và mua sắm TSCĐ chiểm tỷ lệ nhỏ trong tổng TS. 1.2. Về nguồn vốn gồm các thành phần chính như sau: * Tiền vay: gồm vay NHNN và các tổ chức tín dụng Năm 2005: 2.090.888 = 8,61% tổng NV Năm 2006: 4.191.227 = 9,38% tổng NV * Tiền gửi của khách hàng
  7. Năm 2005: 19.984.920 = 82,33% tổng NV Năm 2006: 33.606.013 = 75,27% tổng NV Nhận xét: Đây là 2 khoản mục chính trong nguồn vốn của ngân hàng. Trong đó tiền vay ngân hàng đã duy trì ở tỷ lệ khoảng 9%; Tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ lệ cao, đây là thành phần chủ yếu trong tài sản Nợ của ngân hàng, tuy nhiên tiền gửi năm 2006 đã giảm về tỷ trọng so với năm 2005 (75,27% so với 82,33%). 2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng: * Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROA = Lợi nhuận ròng/Tài sản Có bình quân x 100%. Tài sản Có bình quân = (44.645.039+24.272.864)/2 = 34.458.952. ROA = 505.428/34.458.952 x 100% = 1,46%. Tỷ lệ ROA trên cho thấy NH Á Châu hoạt động kinh doanh tốt. * Chỉ tiêu Lợi nhuận ròng trên vốn tự có ROE = Lợi nhuận ròng/Vốn tự có bình quân x 100%. Vốn tự có = Vốn và các quỹ chủ sở hữu + Vốn góp của cổ đông thiểu số Vốn tự có bình quân = (1.653.987+42.528)+1.283.206)/2 = 1.489.861 ROE = 505.428/1.489.861 = 33,92%. Hiệu quả sử dụng vốn của NH rất cao. Từ các chỉ tiêu cơ bản trên cho thấy Ngân hàng Á Châu có hiệu quả kinh doanh được xác định bằng lợi nhuận ròng so với nguồn vốn tự có và tài sản có là khá cao.