Bài giảng môn Phân tích tài chính doanh nghiệp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Phân tích tài chính doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghiep.pdf
Nội dung text: Bài giảng môn Phân tích tài chính doanh nghiệp
- 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Mục tiêu và đối tượng của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp cho những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng lại quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau. Do nhu cầu về thông tin tài chính của doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu của các đối tượng quan tâm. Chính điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho phân tích tài chính ra đời, ngày càng hòan thiện và phát triển nhưng đồng thời cũng tạo ra sự phức tạp của phân tích tài chính. Phân tích tài chính đối với nhà quản lý doanh nghiệp nhằm đáp ứng những mục tiêu sau: - Tạo ra nhưng chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro trong doanh nghiệp - Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, như quyết định về đầu tư, tài trọ, phân phối lợi nhuận - Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tài chính - Phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động trong doanh nghiệp. Như vậy phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho nhà quản lý lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với thực trạng họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2. Đối tượng của phân tích tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Về hình thức, tài chính doanh nghiệp phản ánh sự vận động và chuyển Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 1
- hóa của các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Quá trình vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính trong tiến trình phân phối để tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp diễn ra như thế nào, kết quả kinh tế tài chính của sự vận động và chuyển hóa ra sao, có phù hợp với mục tiêu mong muốn của các đối tượng quan tâm đến tài chính của doanh nghiệp là đối tượng nghiên cứu cụ thể của phân tích tài chính doanh nghiệp Kết quả kinh tế tài chính thuộc đối tượng nghiên cứu của phân tích tài chính doanh nghiệp, có thể là kết quả của từng khâum, từng bộ phận, từng quan hệ kinh tế, từng quyết định kinh tế như mua vào, bán ra, bộ phân A, B; quan hệ kinh tế nội sịnh, ngoại sinh, quyết định sử dụng vốn chủ sở hữu, vốn vay cũng có thể là kết quả tổng hợp của cả quá trình vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính DN. Thông thường, mọi họat động kinh tế của mọi đối tượng đều có mục tiêu, kế hoạch cụ thể. Vì vậy phân tích tài chính doanh nghiệp hướng vào việc kết quả thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đặt ra hoặc là kết quả đã đạt được ở các kỳ trước đồng thời xác định kết quả có đạt được trong tương lai hay không. 1.2. Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Để phân tích tài chính DN có thể sử dụng một hay tổng hợp các phương pháp khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp. Những phân tích tài chính sử dụng phổ biến là: phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp đồ thị, phương pháp tóan tài chính Tuy nhiên hiện nay khi phân tích tài chính có thể sử dụng một số phương pháp cơ bản sau 1.2.1. Phương pháp đánh giá Đây là phương pháp hay sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp đồng thời được sử dụng trong nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình phân tích. Thông thường để đánh giá người ta có thể sử dụng các phương pháp sau: a. Phương pháp so sánh: đây là phương pháp được sử dụng phổi biến trong phân tích kinh tế nói chung, phân tích tài chính nói riêng. Trong phân tích thường hay sử dụng 2 kỹ thuật so sánh - Kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối: để thấy được sự biến động về số tuyệt đối cảu chỉ tiêu phân tích - Kỹ thuật so sánh bằng số tương đối: để thấy được thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu % b. Phương pháp phân chia Đây là phương pháp được sử dụng để chia nhỏ quá trình và kết quả thành những bộ phận khác nhau phục vụ cho mục tiêu nhận thức quá trình và kết quả đó Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 2
- dưới những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của đối tượng phân tích trong từng thời kỳ. Thông thường trong quá trình phân tích, người ta thường chi tiết quá trình phát sinh và kết quả đạt được qua những chỉ tiêu kinh tế theo các tiêu thức sau: - Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu: là việc chia nho chỉ tiêu nghiên cứu thành các bộ phận cấu thành nên bản thân chỉ tiêu đó - Chi tiết theo thời gian phát sinh quá trình và kết quả kinh tế: là việc chia nhỏ quá trình và kết quả theo trình tự thời gian phát sinh và phát triển - Chi tiết theo không gian phát sinh của hiện tượng và kết quả kinh tế: là việc chia nhỏ quá trình và kết quả theo địa điểm phát sinh và phát triển của chỉ tiêu nghiên cứu. c. Phương pháp liên hệ đối chiếu: là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình thực hiện các hoạt động. 1.2.2. Phương pháp phân tích nhân tố là phương pháp được sử dụng để thiết lập công thức tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở mối quan hệ giữa chỉ tiêu được sử dụng để phân tích và các nhân tố ảnh hưởng mà sử dụng hệ thống các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và phân tích tính chất ảnh hưởng của cấc nhân tố đến chỉ tiêu phân tích a. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: là phương pháp được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu. Thông thường trong phân tích tài chính thường sử dụng 3 phương pháp sau: - Phương pháp thay thế liên hòan: được sử dụng khi chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng phương trình tích hoặc thương số. - Phương pháp số chênh lệch: đây hệ quả của phương pháp thay thế liên hòan, được áp dụng khi nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích - Phương pháp cân đối: đây là phương pháp được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nếu chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu số b. Phương pháp phân tích tính chất của các nhân tố Sau khi xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, để có thể đánh giá và dự đoán hợp lý, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định và cách thực hiện các quyết định cần tiến hành phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố. Việc phân tích được thực hiện thông qua việc chỉ rõ và giải quyết các vấn đề như: chỉ rõ mức độ ảnh hưởng, xác định tính chất chủ quan, khách quan của từng nhân tố ảnh hưởng, Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 3
- phương pháp đánh giá và dự đoán cụ thể, đổng thời xác định ý nghĩa của nhân tố tác động đến chỉ tiêu đang nghiên cứu và xem xét 2. MỘT SỐ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2.1. Phân tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện qua cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số. Thông quan tỷ trọng của từng nguồn vốn chẳng những đánh giá được chính sách tài chính của doanh nghiệp, mức độ mạo hiểm tài chính thông qua chính sách đó mà còn cho phép thấy được khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng nguồn vốn của chủ sở hữu càng nhỏ chứng tỏ sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại. Mỗi loại nguồn vốn của doanh nghiệp lại bao gồm nhiểu bộ phận khác nhau, những bộ phận đó có ảnh hưởng không giống nhau đến mức độ độc lập hay phụ thuộc và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với từng nguồn vốn ấy cũng không giống nhau. Việc tổ chức huy động vốn trong kỳ của doanh nghiệp như thế nào, có đủ đáp ứng nhu cầu SXKD hay không được phản ánh thông qua sự biến động của nguồn vốn và chính sự biến động khác nhau giữa các loại nguồn vốn cũng sẽ làm cơ cấu nguồn vốn thay đổi. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn để khái quát đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính DN, xác định mức độ độc lập tự chủ trong SXKD hoặc những khó khăn mà DN gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn. Phương pháp phân tích là so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, xác định và so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm về tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng số để xác định chênh lệch cả về số tiền, tỷ lệ và tỷ trọng. Nếu nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của DN là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngược lại, Tuy nhiên khi xem xét cần để ý đến chính sách tài trợ của DN và hiệu quả KD mà DN đạt được, những thuận lợi và khó khăn trong tương lai Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 4
- Ví dụ: Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán của một công ty, ta tiến hành lập bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn như sau: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN Bảng 1 Đơn vị tính: Triệu Đồng Số đầu năm Số cuối kỳ Tăng, giảm Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ % Tỷ trọng A. NỢ PH ẢI TRẢ 7 650 27.47 6 780 23.40 - 870 -11.37 -4.07 I- Nợ ng ắn hạn 4 420 57.78 3 880 57.23 - 540 -12.22 -0.55 1. Vay ngắn hạn 1 900 42.99 1 570 40.46 - 330 -17.37 -2.52 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 100 2.26 150 3.87 50 50.00 1.60 3. Phải trả cho người bán 1 750 39.59 1 700 43.81 - 50 -2.86 4.22 4. Ngườ i mua trả tiền trước 100 2.26 50 1.29 - 50 -50.00 -0.97 5. Thuế và các khỏan phải nộp NN 150 3.39 100 2.58 - 50 -33.33 -0.82 6. Phải trả công nhân viên 50 1.13 40 1.03 - 10 -20.00 -0.10 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 150 3.39 120 3.09 - 30 -20.00 -0.30 8. Các khỏan phải trả, phải nộp khác 220 4.98 150 3.87 - 70 -31.82 -1.11 II- Nợ dài hạn 2 830 36.99 2 600 38.35 - 230 -8.13 1.35 1. Vay d ài hạn 2 700 95.41 2 500 96.15 - 200 -7.41 0.75 2. Nợ d ài hạn 130 4.59 100 3.85 - 30 -23.08 -0.75 III- Nợ khác 400 5.23 300 4.42 - 100 -25.00 -0.80 1. Chi p hí phải trả 200 50.00 150 50.00 - 50 -25.00 0.00 2. Tài s ản thừa chờ xử lý 50 12.50 30 10.00 - 20 -40.00 -2.50 3. Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn 150 37.50 120 40.00 - 30 -20.00 2.50 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 20 200 72.53 22 200 76.60 2 000 9.90 4.07 I- Nguồ n vốn, quỹ 20 100 99.50 22 050 99.32 1 950 9.70 -0.18 1. Nguồ n vốn kinh doanh 15 190 75.57 16 600 75.28 1 410 9.28 -0.29 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 150 0.75 200 0.91 50 33.33 0.16 3. Chênh lệch tỷ giá 100 0.50 150 0.68 50 50.00 0.18 4. Quỹ đầu tư phát triển 250 1.24 350 1.59 100 40.00 0.34 5. Quỹ dự phòng tài chính 150 0.75 200 0.91 50 33.33 0.16 6. Lợi nhuận chưa phân phối 460 2.29 550 2.49 90 19.57 0.21 7. Nguồ n vốn đầu tư XDCB 3 800 18.91 4 000 18.14 200 5.26 -0.76 II- Nguồ n kinh phí, quỹ khác 100 0.50 150 0.68 50 50.00 0.18 1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 100 100.00 150 100.00 50 50.00 TỔNG C ỘNG NGUỒN VỐN 27850 28 980 1 130 4.06 Số liệu trên bảng 1 cho ta thấy: - Tổng nguồn vốn của Cty trong kỳ tăng 1130 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 4,06% trong đó nguồn vốn CSH tăng 2000 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 9,9%. Nợ phải trả giảm 870 triệu đồng với tỷ lệ giảm 11,37%. Tỷ trọng nguồn vốn của CSH đầu năm là 72,53%, cuồi kỳ là 76,60% tăng 4,07%. Điều đó cho thấy chính sách tài trợ của công ty là sử dụng nguồn vốn của bản thân và tình hình tài chính của công Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 5
- ty đã được cải thiện vào cuối năm. Số vay mượn giảm đi trong khi nguồn vốn của bản thân công ty thì tăng. - Nguồn vốn CSH tăng ở tất cả các bộ phận nhưng chủ yếu và nhiều nhất là nguồn vốn kinh doanh (tăng 1410 triệu với tỷ lệ tăng là 9,28%), tiếp sau đó là nguồn vốn đầu tư XDCB (tăng 200 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 5,26%) điều đó thể hiện công ty đã chú ý đến tổ chức khai thác và huy động các nguồn vốn của chính mình . Tuy nhiên trong thời kỳ lãi suất kinh doanh cao hơn lãi suất vay mượn thì điều này không khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận của CSH - Nguồn vốn CSH tăng, công ty giảm được các khỏan nợ cả ngắn hạn (nợ ngắn hạn giảm 540 triệu đồng với tỷ lệ giảm 12,22%), nợ dài hạn (giảm 230 triệu với tỷ lệ giảm 8,13%) lẫn nợ khác (giảm 100 triệu). Đặc biệt là vay ngắn hạn (giảm 330 triệu với tỷ lệ giảm 17,37%) và vay dài hạn (giảm 200 triệu với tỷ lệ giảm 7,41%) Nếu không có khoản nợ phải trả nào quá hạn thanh toán thì điều đó cho thấy công ty đã chấp hành tốt kỷ luật thanh toán, kỷ luật tín dụng, quan tâm tới việc giữ uy tín trong quan hệ với khách hàng Tuy nhiên, khỏan nợ dài hạn đến hạn trả cuối kỳ là 150 triệu, Công ty cần phải thanh toán ngay 2.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm TSLĐ và TSCĐ. Để hình thành 2 loại tài sản này phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà DN sử dụng trong khoảng thời gian dưới 1 năm cho HĐSXKD, bao gồm các khỏan nợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác. Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn DN sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh, bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay nợ trung, dài hạn Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành TSLĐ. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hay giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên. Có thể khái quát nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh qua sơ đồ sau: Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 6
- - TSCĐ hữu hình Vốn chủ sở hữu - TSCĐ vô hình Thường TSCĐ - TSCĐ thuê mua - Vay dài hạn, trung hạn xuyên - Đầu tư dài hạn - Nợ dài hạn, trung hạn Tổng tài - v.v Nguồn sản - Tiền - Vay ngắn hạn tài trợ - Nợ phải thu - Nợ ngắn hạn Tạm TSLĐ - Đầu tư ngắn hạn - Chiếm dụng bất hợp pháp thời - Hàng tồn kho - v.v Mức độ an tòan của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của VLĐ thường xuyên. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho HĐSXKD ta cần tính toán và so sánh giữa nguồn vốn với tài sản + Khi Nguồn vốn dài hạn TSCĐ hoặc TSLĐ > Nguồn vốn ngắn hạn có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên 0, nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào TSCĐ, phần dư thừa đó đầu tư và TSLĐ. Đồng thời TSLĐ > Nguồn vốn ngắn hạn do đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Vốn lưu động thường xuyên = 0 có nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho TSCĐ, TSLĐ đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của DN như vậy là lành mạnh Ngoài việc phân tích VLĐ thường xuyên, khi phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho HĐSXKD ta cần phân tích thêm chỉ tiêu nhu cầu VLĐ thường xuyên Nhu cầu VLĐ thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn DN cần để tài trợ cho một phầnn TSLĐ, đó là hàng tồn kho và các khỏan phải thu Thực tế có thể xảy ra các trường hợp sau đây + Nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0 điều đó có nghĩa là hàng tồn kho và các khoản phải thu > nợ ngắn hạn. Tại đây các tài sản ngắn hạn của DN lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà DN có được từ bên ngoài, do đó DN phải dùng nguồn vốn Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 7
- dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Giải pháp trong trường hợp này là nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và giảm các khoản phải thu ở khác hàng + Nhu cầu VLĐ thường xuyên =0 nghĩa là đảm bảo tài trợ TSCĐ bằng nguồn vốn dài hạn. Nếu nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0 thi phải tìm cách giảm hàng tồn kho, tăng thu từ các khỏan phải thu của khách hàng; Nếu nhu cầu VLĐ thường xuyên < 0 thì phái có các biện pháp hạn chế vay ngắn hạn từ bên ngòai. Để phân tích ta lập bảng phân tích sau: Bảng phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho SXKD Đvt: Tr.đ - Về vốn lưu động thường xuyên Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm 1. Tài sản cố định 2. Vốn chủ sở hữu 3. Nợ dài hạn VLĐ thường xuyên - Về nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm 1. Khoản phải thu 2. Hàng tồn kho 3. Nợ ngắn hạn Nhu cầu VLĐ thường xuyên - Vốn bằng tiền Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm 1. VLĐ thường xuyên 2. Nhu cầu VLĐ thường xuyên Vốn bằng tiền 2.3. Phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn Tổng số vốn của DN bao gồm 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động. Vốn nhiều hay ít, tăng hay giảm, phân bổ cho từng khâu, từng giai đoạn hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của DN. Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ vốn là để đánh giá tình hình tăng giảm vốn, từ đó đánh giá việc sử dụng vốn của DN có hợp lý hay không. Để phân tích có thể tiến hành theo các bước sau: Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 8
- - Thứ nhất: xem xét sự biến động của Tổng tài sản (vốn) cũng như từng loại tài sản thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối của tổng tài sản cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản. Qua đó thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của DN. Khi xem xét vấn đề này, cần quan tâm để ý đến tác động của từng loại tài sản đối với quá trình kinh doanh và chính sách tài chính của DN trong việc tổ chức huy động vốn. Cụ thể là: + Sự biến động của tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng ứng phó đối với các khỏan nợ đến hạn + Sự biến động của hàng tồn kho chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình SXKD từ khâu dự trữ sản xuất đến khâu bán hàng + Sự biến động của các khỏan phải thu chịu ảnh hưởng của công việc thanh toán và chính sách tín dụng của DN đối với khách hàng. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc quản lý và sử dụng vốn + Sự biến động của tài sản cố định cho thấy quy mô và năng lực sản xuất hiện có của DN - Thứ hai: xem xét cơ cấu vốn có hợp lý hay không? Cơ cấu vốn đó tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh. Thông qua việc xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản đồng thời so sánh tỷ trọng của từng loại giữa cuối kỳ với đầu năm để thấy được sự biến động của cơ cấu vốn. Điều này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi để ý đến tính chất ngành nghề kinh doanh của DN, xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình KD và hiệu quả KD đạt được trong kỳ. Có như vậy mới đưa ra được quyết định hợp lý về việc phân bổ nguồn vốn cho từng giai đoạn, từng loại tài sản của DN Để thưc hiện hai nội dung phân tích trên ta lập bảng phân tích sự biến động và tình hình phân bổ vốn (cơ cấu vốn). Khi phân tích cần kết hợp phân tích tình hình đầu tư trong DN Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 9
- Ví dụ: Từ số liệu trong bảng cân đối kế toán của một công ty, lập bảng phân tích sự biến động và tình hình phân bổ vốn như sau: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH PHÂN BỔ VỐN Bảng 2 ĐVT: Triệu đồng Số đầu năm Số cuối kỳ Tăng, giảm Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ % Tỷ trọng A. T SLĐ và đầu tư ngắn hạn 16 200 58.17 16 190 55.87 - 10 -0.06 -2.30 I - Tiền 4 550 28.09 5 050 31.19 500 10.99 3.11 II - Đầ u tư tài chính ngắn hạn 2 800 17.28 3 100 19.15 300 10.71 1.86 III - Các khoản phải thu 2 340 14.44 1 820 11.24 - 520 -22.22 -3.20 IV - Hàng tồn kho 6 210 38.33 6 020 37.18 - 190 -3.06 -1.15 V - TSCĐ khác 300 1.85 200 1.24 - 100 -33.33 -0.62 B. T SCĐ và đầu tư dài hạn 11 650 41.83 12 790 44.13 1 140 9.79 2.30 I - T ài sản cố định 8 900 76.39 9 800 76.62 900 10.11 0.23 II - Đầu tư tài chính dài hạn 2 000 17.17 2 340 18.30 340 17.00 1.13 III - Chi phí XDCB dở dang 600 5.15 500 3.91 - 100 -16.67 -1.24 IV - CK ký cược, kỹ quỹ dài hạn 150 1.29 150 1.17 -0.11 Tổn g cộng tài sản 27 850 28 980 1 130 4.06 Qua bảng phân tích trên cho ta thấy - Cuối kỳ tổng tài sản của DN đang quản lý và sử dụng là 28980 triệu đồng, trong đó TSLĐ và ĐTNH là 16190 triệu chiếm 44,13%. So với đầu năm, tổng tài sản tăng lên 1130 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 4,06% (TSCĐ và ĐTDH tăng 1140 triệu còn TSLĐ và ĐTNH giảm 10 triệu). Điều đó cho thấy quy mô về vốn của DN tăng lên về cuối kỳ, quy mô sản xuất kinh doanh của DN đã được mở rộng. - Xem xét từng loại tài sản ta thấy: + TSCĐ và các khỏan ĐTDH của DN tăng lên, đặc biệt là TSCĐ của DN tăng 900 triệu với tỷ lệ tăng là 10,11%, riêng TSCĐ hữu hình tăng về nguyên giá là 400 triệu, điều này cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của DN đã được tăng cường, chi phí XDCB giảm 100 triệu cho biết một số công trình XDCB đã hòan thành, được bàn giao và đưa vào sử dụng làm tăng giá trị TCSĐ. Khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 340 triệu đồng với tỷ lệ tăng 17% thể hiện tiềm lực tài chính hiện tại của DN khá dồi dào, DN đã dùng vào việc đầu tư tài chính dài hạn và hy vọng tìm kiếm nguồn lợi tức lâu dài và điều này cũng phù hợp với xu thể chung là đa dạng hóa các hoạt động để giảm rủi ro tài chính Tỷ trọng của TSCĐ và đầu tư dài hạn trong tổng TS tăng 2,30% (tỷ trọng của TSCĐ và ĐTDH đầu năm là 41,83%, cuối kỳ là:44,13% ) cho thấy DN quan tâm đến đầu tư để tăng NLSX. Đó là hiện tượng khả quan đối với DN sản xuất + Trong khi TSCĐ của DN tăng thì TSLĐ và ĐTNH cuối kỳ so với đầu năm giảm 10 triệu đồng với tỷ lệ giảm 0,06% nhưng quan bảng phân tích cho thấy số Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 10
- giảm đó chủ yếu là do giảm các khỏan phải thu, còn tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn lại tăng lên về cuối kỳ. Điều này cho thấy ở thời điểm cuối năm, khả năng thanh toán nhanh của DN đã được tăng lên, DN có điều kiện thuận lợi để thực hiện các giao dịch cần tiền. Tuy nhiên dự trữ tiền quá nhiều và lâu dài thì chưa hẳn đã tốt. Các khỏan đầu tư tài chính ngắn hạn cũng tăng thể hiện DN đã chú ý đến điều này, không dự trữ quá nhiều tiền. Các khoản phải thu giảm nhiều (520 triệu đồng với tỷ lệ giảm 22,22%) dẫn đến tỷ trọng các khỏan phải thu đầu năm là 14,44% trong tổng TSLĐ và ĐTNH cuối kỳ chỉ còn 11,24% , giảm 3,20%. Điều này thể hiện DN đã tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, giảm bớt hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, hạn chế việc chiếm dụng vốn. + Hàng tồn kho giảm 190 triệu với tỷ lệ giảm 3,06% chủ yếu là giảm thành phần tồn kho và hàng gửi bán, điều này chứng tỏ DN đã chú trọng đến việc bán hàng để thu hồi vốn. Nguyên vật liệu trong kho tăng, điều đó phù hợp với việc tăng TSCĐ vì NLSX tăgn thì mức tiêu hao vật liệu cũng tăng lên và như vậy việc tăng nguyên liệu dữ trữ là đúng đắn. Điều đó tạo điều kiện cho SX được liên tục và nhịp nhàng. Kết luận: Như vậy việc phân bổ vốn ở DN có sự cải thiện rõ rệt: tăng các loại TS cần thiết để mở rộng quy mô, tăng NLSX, giảm các loại TS không cần thiết, tạo điều kiện sử dụng vốn hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến khả năng thanh tóan của khác hàng có quan hệ làm ăn, hạn chế rủi ro phát sinh trong khâu thanh toán, dự trữ tiền và hàng tồn kho vừa phải đủ và phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh và thực hiện các giao dịch cần tiền, tăng tốc độ luân chuyển vốn 2.4. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ. Trong quá trình SX, vốn lưu động của DN liên tục vận động qua các giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Mỗi giai đoạn hình thức biểu hiện của vốn lưu động sẽ thay đổi, đầu tiên là Vốn tiền tệ -> Vốn dự trữ SX -> Vốn SX -> Vốn trong thanh toán và quay trở lại vốn tiền tệ. Quá trình đó diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại tao thành một chu trình luân chuyển của VLĐ. VLĐ của DN quay vòng nhanh có ý nghĩa quan trọng bới nó thể hiện với một đồng vốn ít hơn, DN có thể tạo ra một kết quả như cũ hay cùng đồng vốn như vậy, nếu quay vòng nhanh hơn sẽ tạo ra nhiều kết quả hơn. Để phân tích tốc độ luân chuyển VLĐ, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau a. Số vòng luân chuyển vốn lưu động (V) Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 11
- Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ nghiên cứu, VLĐ của DN quay được bao nhiêu vòng. Số vòng luân chuyển của VLĐ càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển của VLĐ càng nhanh và ngược lại. Số vòng luân chuyển của VLĐ càng cao thì số ngày cần thiết để VLĐ quay được 1 vòng càng giảm và ngược lại b. Số ngày luân chuyển VLĐ Chỉ tiêu này cho biết bình quân VLĐ của DN quay 1 vòng hết bao nhiêu ngày. Ngược với số vòng luân chuyển VLĐ, số ngày luân chuyển VLĐ càng nhỏ chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn càng tăng và ngược lại. 2.5. Phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích kết qủa kinh doanh, trước hết tiến hành đánh giá chung báo cáo kết quả kin doanh (BCKQKD), sau đó đi sâu phân tích chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ BCKQKD là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước trong một kỳ kế toán Thông qua các chỉ tiêu trên BCKQKD, có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán CPSX, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán. Đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của DN đối với nhà nước, đánh giá xu hướng phát triển của DN qua các kỳ khác nhau 2.5.1. Đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Đánh giá chung kết quả kinh doanh của DN được tiến hành thông qua phân tích, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên BCKQHĐKD giữa kỳ này với kỳ trước dựa vào việc so sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu phân tích Đồng thời phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt chú ý đến sự biến động của doanh thu thuần, tổng lợi nhuận từ họat động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế và lợi Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 12
- nhuận sau thuế. Xem xét và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận dựa vào công thức: Trong đó: + LN: Lợi nhuận kinh doanh + DT: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ + GV: Giá vốn hàng bán + Dtc: Doanh thu từ hoạt động tài chính + Ctc: Chi phí hoạt động tài chính +CB: Chi phí bán hàng + CQ: Chi phí quản lý doanh nghiệp Nếu thu thập được thông tin kế hoạch của DN về các chỉ tiêu DT thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí QLDN thì có thể tiến hành so sánh giữa thực tế với kế hoạch Ví dụ: Từ các số liệu về kết quả HĐSXKD của 1 doanh nghiệp ta tiến hành lập bảng phân tích sau: BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT: Triệu đồng Tăng giảm Chỉ tiêu Mã số Kỳ trước Kỳ này Số tiền Tỷ lệ Tổ ng doanh thu về bán hàng và CCDV 01 14 000 20 000 6 000 42.86 Trong đó: DT hàng XK 02 CK Giảm trừ 03 280 700 420 150.00 + Gi ảm giá hàng bán 05 200 630 430 215.00 + Hàng bán bị trả lại 06 80 70 - 10 -12.50 1. D oanh thu thuần 10 13 720 19 300 5 580 40.67 2. Gi á vốn hàng bán 11 13 000 18 200 5 200 40.00 3. Lợi nhuận gộp 20 720 1 100 380 52.78 4. D oanh thu hoạt động tài chính 21 300 300 0.00 5. Chi phí tài chính 22 200 210 10 5.00 Trong đó trả lãi vay 23 200 210 10 5.00 6. C hi phí bán hàng 24 400 500 100 25.00 7. Chi phí quản lý DN 25 200 200 0.00 8. L ợi nhuận thuần HĐKD 30 220 490 270 122.73 9. T hu nhập khác 31 260 260 10. Chi phí khác 3 180 180 11. Lợi nhuận khác 40 80 80 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 220 570 350 159.09 13. Thuế TNDN phải nộp 51 61.60 159.60 98 159.09 14. Lợi nhuận sau thuế 60 158.40 410.40 252 159.09 Từ bảng phân tích cho ta thấy: Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 13
- + Tổng lợi nhuận sau thuế tăng 252 triệu đồng với tỷ lệ tăng 159,09%, con số này cho thấy kết quả kinh doang của Cty năm nay tốt hơn năm trước. Điều đó thể hiện sự cố gắng của Cty trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời nó cũng cho thấy sự phát triển của Cty trong quá trình kinh doanh. Kết quả trong bảng phân tích cũng cho thấy các chỉ tiêu về lợi nhuận đều tăng, cụ thể như sau - Lợi nhuận thuần từ HDKD tăng 270 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 122,73% - Lợi nhuận khác tăng 80 triệu đồng, tổng lợi nhuận trước thuế tăng 350 triệu đồng với tỷ lệ tăng 159,09%. + Xem xét các chỉ tiêu phản ánh doanh thu và chi phí ta thấy - Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 6000 triệu đồng với tỷ lệ tăng 42,86%. Có thể thấy đây là sự cố gắng của DN trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Điều này chẳng những làm tăng Dthu thuần, tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận kinh doanh mà còn giúp DN thu hồi được vốn, gia tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm. - Doanh thu thuần tăng 5.580 triệu với tỷ lệ tăng 40,67%, nguyên nhân là do doanh thu bán hàng tăng tuy nhiên giảm giá hàng bán lại tăng. Điều này chứng tỏ trong chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp đang bán còn nhiều sản phẩm kém chất lượng buộc DN phải giảm giá hàng bán để tiêu thụ. - Do khối lượng hàng tiêu thụ tăng nên giá vốn hàng bán tăng 5.2000 triệu với tỷ lệ tăng 40% - Doanh thu hoạt động tài chính không thay đổi. Trong khi đó chi phí tài chính tăng 10 triệu đồng với tỷ lệ tăng 5%, điều này chứng tỏ trong năm DN đã sử dụng các nguồn vốn vay với lãi suất cao hơn kỳ trước. - Chi phí bán hàng tăng 100 triệu đồng với tỷ lệ tăng 25% đã làm lợi nhuận thuần từ HĐKD giảm 100 triệu đồng. Chi phí bán hàng tăng nếu không có khỏan chi nào lãng phí bất hợp lý thì điều đó sẽ làm gia tăng doanh thu bán hàng và thực tế doanh thu bán hàng của DN đã tăng 42,86% - Chi phí quản lý DN không thay đổi trong khi lượng hàng tiêu thụ tăng thể hiện hiệu quả quản lý HĐSXKD của DN là khá tốt. 2.5.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí và các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 2.5.2.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí a. Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 14
- Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu được thì giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu % hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại. b. Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần DN phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ DN đã tiết kiệm được chi phí bán hàng , kinh doanh doanh ngày càng có hiệu quả và ngược lại c. Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý DN. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản trị doanh nghiệp càng cao và ngược lại. 2.5.2.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh Ngoài các chỉ tiêu thể hiện trên BCKQHĐSXKD như: doanh thu thuần, lợi nhuận từ HĐKD,lợi nhuận sau thuế khi phân tích cần xác định và phân tích thêm một số chỉ tiêu sau a. Tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD trên doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho ta biết trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. b. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế (lợi nhuận kế toán) trên doanh thu thuần Tỷ suất này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 15
- c. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần Tỷ suất này phản ánh kết quả cuối cùng của HĐSXKD, chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế 2.6. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp Tài liệu phân tích chủ yếu là số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây là báo cáo cung cấp thông tin cho người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản , khả năng thanh toán và khả năng của DN trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động KD của DN và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được ảnh hưởng của các phương pháp kế tóan khác nhau cho cùng một giao dịch và hiện tượng. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời hạn và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền, kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả. Về thực chất đây là bảng cân đối thu chi tiền tệ thể hiện vòng lưu chuyển tiền tệ trong doanh nghiệp, Phương trình cân đối của quá trình lưu chuyển tiền tệ là: Vòng lưu chuyển tiền tệ ở doanh nghiệp có thể biểu diễn đơn giản qua sơ đồ sau: Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 16
- Sơ đồ trên cho thấy: Lợi nhuận không đồng nhất với tiền mặt, các hình thức biến đổi theo thời gian của tiền như hàng tồn kho, các khoản phải thu và quy trở lại thành tiền là mạch máu của doanh nghiệp, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là nguồn thông tin hữu ích cho sự đánh giá về khả năng tạo tiền, khả năng thanh toán hoặc nhu cầu vay vốn của một doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bảng trả lời tóm tắt câu hỏi " Tiền từ đâu mang lại và tiền được chi cho mục đích gì?" đồng thời cũng cho phép lý giải: Tại sao doanh nghiệp đang làm ăn có lãi mà vẫn phải đi vay tiền để nộp thuế, vẫn có thể bị phá sản vì không có tiền để trả nợ Trong phân tích BCLCTT thường tiến hành theo các nội dung phân tích sau 2.6.1. Phân tích và đánh giá khả năng tạo tiền Việc phân tích được thực hiện trên cơ sở xác định tỷ trọng dòng tiền thu của từng hoạt động trong tổng dòng tiền thu trong kỳ của doanh nghiệp theo công thức Tỷ trọng này thể hiện mức độ đóng góp của từng hoạt động trong việc tạo tiền của DN, nói cách khác đó chính là khả năng tạo tiền của từng hoạt động Nếu tỷ trọng dòng tiền thu từ HĐKD cao thể hiện tiền được tạo ra chủ yếu từ HĐKD bằng việc bán hàng được nhiều, thu tiền từ khách hàng lớn, giảm các khoản phải thu để tránh rủi ro. Nếu tỷ trọng tiền thu từ hoạt động đầu tư cao chứng tỏ DN đã thu được lãi từ các hoạt động đầu tư, nhượng bán TSCĐ nếu do thu lãi thì điều đó là bình Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 17
- thường, nếu do thu hồi tiền đầu tư hoặc nhượng bán TSCĐ thì điều đó chứng tỏ có thể DN đang chuẩn bị giảm quy mô SX hoặc NLSX bị thu hẹp Nếu tiền thu được chủ yếu từ hoạt động tài chính thông qua việc phát hành cổ phiếu hoặc đi vay thì điều đó cho thấy trong DN đã sử dụng vốn từ bên ngòai nhiều hơn Việc nghiên cứu và phân tích các nghiệp vụ thu chi của từng hoạt động cho thấy: nếu dòng tiền thu vào trong kỳ chủ yếu được tạo ra không phải bởi HĐSXKD thì đó là điều không bình thường, cần tìm hiểu kỹ các nguyên nhân khác. 2.6.2. Phân tích khả năng chi trả thực tế trong doanh nghiệp Người ta có thể căn cứ vào Bảng cân đối kế toán để xem xét và đánh giá khái quát khả năng thanh toán của DN, song những hệ số này phản ánh khả năng thanh toán được tính toán dựa vào số liệu trên BCĐKT chỉ là những hệ số tĩnh tại, trong 1 thời điểm cụ thể do không xét đến tốc độ lưu chuyển tài sản và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Trong thực tế, khi phân tích khả năng chi trả thực tế thường sử dụng các hệ số thanh toán dựa vào lượng tiền thuần nhiều hơn bởi nó cho biết khả năng thực tế về các nguồn tiền mà DN có thể huy động để trả các khỏan nợ khi đến hạn Các chỉ tiêu được sử dụng là * Hệ số khả năng trả ngắn hạn Hệ số này cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ hay không từ lượng tiền thu được của HĐSXKD. Hệ số này càng cao thì khả năng trả nợ càng cao * Hệ số trả lãi Hệ số này cho thấy tình hình thực tế DN có khả năng trả lãi vay hay không? Nếu DN có vốn vay nhiều thì hệ số này có giá trị thấp và ngược lại. Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 18
- 2.7. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 2.7.1. Phân tích tình hình thanh toán Tình hình thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ kéo dài. Để phân tích tình hình thanh toán ta tiến hành tính và so sánh giữa kỳ gốc và kỳ phân tích các chi tiêu sau * Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả (%) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản DN bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng và được xác định theo công thức sau: Nêu tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả lớn hơn 100%, chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này < 100% chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đi chiếm dụng. Thực tế cho thấy, số đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số bị chiếm dụng đều phản ánh một tình hình tài chính không lành mạnh. * Tỷ lệ các khỏan nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu (%) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản DN đi chiếm dụng so với các khoản bị chiếm dụng và được tính theo công thức sau: Nếu tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu lớn hơn 100% chứng tỏ số vốn của DN đi chiếm dụng lớn hơn số vốn mà DN bị chiếm dụng và ngược lại. Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu trên, khi phân tích tình hình thanh toán còn phải phân tích tình hình thanh toán các khoản phải thu và các khoản phải trả. Nếu hoạt động tài chính của DN tốt và lành mạnh thì DN sẽ thanh toán kịp thời các khoản nợ phải trả cũng như thu kịp thời các khoản nợ phải thu, tránh được tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau cũng như tình trạng công nợ dây dưa kéo dài, tình trạng tranh chấp, mất khả năng thanh toán. Để phân tích ta lập bảng phân tích sau: Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 19
- Phân tích tình hình thanh toán các khỏan nợ phải thu Số nợ phải thu Chỉ tiêu So sánh Đầu nămCuối năm +/- % 1. Phải thu của khách hàng 2. Tr ả trước cho người bán 3. Ph ải thu nội bộ ngắn hạn 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng XD 5. C ác khỏan phải thu khác 6. D ự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi Tổng cộng Phân tích tình hình thanh toán các khỏan nợ phải trả Số nợ phải trả Chỉ tiêu So sánh Đầu nămCuối năm +/- % I. Nợ ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Ph ải trả người bán 3. Ng ười mua trả tiền trước 4. Thuế và các khỏan phải nộp NN 5. Ph ải trả người lao động 6. C hi phí phải trả 7. Phải trả nội bộ 8. Ph ải trả theo tiến độ KH HĐ XD 9. C ác khỏan phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn II. N ợ dài hạn 1. Ph ải trả dài hạn người bán 2. Phải trả dài hạn nội bộ 3. Ph ải trả dài hạn khác 4. V ay và nợ dài hạn 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 7. D ự phòng phải trả dài hạn Tổng cộng 2.7.2. Phân tích khả năng thanh toán Xét về mặt thời gian thì doanh nghiệp có các khỏan nợ sau: nợ ngắn hạn, nợ trung và dài hạn. Vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, các chủ nợ là liệu số vốn họ bỏ ra đầu tư có thu hồi lại được hay không mức độ rủi ro là bao nhiêu. Để trả lời câu hỏi đó, trong phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 20
- a. Hệ số thanh toán tổng quát Trong đó: + Tổng tài sản bao gồm toàn bộ TSCĐ và TSLĐ, đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn phục vụ cho hoạt động SXKD + Nợ ngắn hạn: là tòan bộ các khỏan nợ có thời gian đáo hạn (trả nợ) dưới 1 năm + Nợ dài hạn: là toàn bộ các khỏan nợ có thời gian đáo hạn (trả nợ) trên 1 năm * Ý nghĩa của hệ số: Hệ số này cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà DN đang quản lý, sử dụng với tổng nợ phải trả (gồm nợ ngắn hạn và dài hạn), nó phản ánh một đồng vay nợ có mấy đồng tài sản đảm bảo. + Khi giá trị của hệ số này nhỏ hơn 1 nghĩa là Tổng tài sản Tổng nợ và do đó công ty có khả năng thanh toán nợ. Nhưng nếu cao quá thì cần phải xem xét lại vì khi đó việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty sẽ kém hiệu quả * Ví dụ phân tích: - Hệ số thanh toán tổng quát: + Thời điểm đầu năm = (5.530/2.680) = 2,06 + Thời điểm cuối năm = (6.250/3.150) = 1,98 - Nhận xét: Vào thời điểm đầu năm, bình quân cứ 1 đồng nợ phải trả có 2,06 đồng tài sản đảm bảo, còn ở thời điểm cuối năm chỉ là 1,98 đồng. Hay nói cách khác vào thời điểm đầu năm công ty chỉ cần giải phóng 48,5% (= 2.680/5.530) tổng tài sản hiện có là đủ thanh toán tòan bộ nợ phải trả; còn ở thời điểm của năm phải giải phóng 50,4% (=3.150/6.250). Như vậy hành lang an tòan đã giảm từ 51,5% ở đầu năm xuống còn 49,6 % ở thời điểm cuối năm. Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 21
- b. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khỏan nợ phải thanh toán trong 1 năm, do vậy công ty phải dùng những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền để thanh toán. * Ý nghĩa của hệ số: + Nếu hê số này >= 1chứng tỏ sự bình thường trong họat động tài chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp này doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khỏan nợ ngắn hạn mà không cần phải đi vay mượn thêm Theo kinh nghiệm, và được đa số các chủ nợ chấp nhận khi cho doanh nghiệp vay thì hệ số này phải ³ 2. Tuy nhiên trên thực tế, việc đánh giá hệ số thanh toán ngắn hạn là cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể cần xem xét, như: Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp Cơ cấu tài sản lưu động. Hệ số luân chuyển vốn lưu động. Đối với loại hình sản xuất không cần dự trữ tồn kho nhiều thì hệ số này có thể < 2 vẫn được coi là tốt, trong khi đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có tính thời vụ, thì hệ số hợp lý phải là cao hơn. Các doanh nghiệp cần căn cứ vào các đặc điểm riêng đó để xây dựng một tiêu chuẩn đánh giá thích hợp. + Nếu hệ số này < 1 thì công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, đây là tình trạng xấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty * Ví dụ phân tích - Hệ số thanh toán ngắn hạn: + Thời điểm đầu năm = (1.910/1.730) = 1,1 + Thời điểm cuối năm = (1.990/2.060) = 0,97 - Nhận xét: Như vậy ở thời điểm cuối năm, hệ số thanh toán ngắn hạn bằng 0,97 < 1 có nghĩa là công ty đã sử dụng vốn sai mục đích. Do đó nguy cơ mất khả năng thanh toán là hiện thực Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 22
- c. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (tức thời) Thể hiện khả năng huy động về tiền mặt và các tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền (có tính thanh khoản cao) đáp ứng cho việc thanh toán nợ ngắn hạn mà các chủ nợ yêu cầu. So với hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn thì trong công thức xác định hệ số khả năng thanh toán tức thời không tính đến các khoản tồn kho, vì đó không phải là loại tài sản có khả năng dùng để thanh toán cao (đặc biệt là khi đó lại là hàng hóa ế ẩm khó bán). * Ý nghĩa của hệ số: Nhìn chung nếu hệ số này quá nhỏ thì công ty sẽ bị giảm uy tín với bạn hàng, gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Nếu hệ số này quá lớn lại phản ánh lượng tiền tồn quỹ nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Theo kinh nghiệm hệ số thanh toán tức thời được coi là bình thường khi dao động từ 0,5 ¸1. Khi hệ số này dưới 0,5 doanh nghiệp sẽ ở tình trạng căng thẳng, khó khăn trong việc trả nợ ngắn hạn đúng hạn. Ngoài ra, khi xem xét các hệ số thanh toán còn phải xét đến kỳ hạn thanh toán. Nếu kỳ hạn thanh toán theo các hợp đồng kinh tế là lớn (số ngày của kỳ hạn thanh toán lớn hơn), thì khả năng thanh toán (nếu so sánh cùng một trị số của hệ số khả năng thanh toán) là vẫn thuận lợi hơn, tốt hơn so với khi kỳ hạn thanh toán là ngắn. * Ví dụ phân tích - Hệ số thanh toán nhanh + Thời điểm đầu năm = [(1.910 - 980 )/ 1.730] = 0.54 + Thời điểm cuối năm = [(1.990 - 960 )/ 2.060] = 0.50 - Nhận xét: Như vậy hệ số thanh toán nhanh ở cả đầu năm và cuối năm là thấp, công ty gặp nhiều khó khăn trong việc trả các khỏan nợ ngắn hạn đúng hạn và có thể dễ xuất hiện các khỏan nợ quá hạn 2.8. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh 2.8.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Việc quản lý và sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các đối tượng có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp quan tâm và chú ý. Hiệu quả Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 23
- quản lý và sử dụng vốn ở doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các đối tượng có liên quan Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực tạo ra giá trị sản xuất, doanh thu và khả năng sinh lợi của vốn. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn thường sử dụng các chỉ tiêu sau: a. Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Chỉ số này càng cao càng đánh giá được đánh giá là tốt vì số tiền đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt được hiệu quả cao, tránh được tình trạng ứ động vốn. Nếu chỉ số này thấp phản ánh hàng tồn kho dữ trữ nhiều, sản phẩm không tiêu thụ được do chất lượng thấp không đáp ứng yêu cầu của thị trường. Sô vòng quay Giá vôn hàng bán = hàng tônkho Hàng tônkho bình quân trong ky Từ vòng quay hàng tồn kho, ta tính được số ngày trung bình thực hiện một vòng quay hàng tồn kho: Sô ngày môt vòng 360 = quay hàng tônkho Sô vòng quayhàng tônkho Ví dụ: Số vòng quay hàng tồn kho bình quân của công ty năm 2004 được xác định như sau: Sô vòng quay 12766 = = 13,16 vòng hàng tônkho (906 + 980) 2 Như vậy bình quân trong năm 2004, hàng tồn kho của công ty luân chuyển được 13,16 vòng. Điều này chứng tỏ trong năm công ty còn tồn kho nhiều loại hàng hóa, còn nhiều sản phẩm của công ty chưa tiêu thụ được. Con số 13,16 còn phản ánh số ngày bình quân trong kho của các loại hàng hóa bằng 27 ngày (=360/13,16). Điều này có nghĩa là kể từ ngày hàng hóa nhập kho cho tới khi xuất bán có độ dài bình quân là 27 ngày. b. Vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển các khoản phải thu ra tiền mặt. Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, vốn của doanh nghiệp không bị chiếm dụng và không phải đầu tư nhiều vào việc thu hồi các khỏan phải thu. Nếu vòng quay nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn gây ra thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải đi vay vốn từ bên ngoài. Vòng quaycác Doanh thu thuân = khoan phai thu Sô du bình quân cáckhoan phai thu Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 24
- c. Kỳ thu tiền trung bình Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày của một vòng quay các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại. Kỳ thu tiền trung bình cao có nghĩa là doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn trong thanh toán, khả năng thu hồi vốn chậm, doanh nghiệp cần phải có biện pháp cụ thề để thu hồi nợ. Khi xem xét chỉ tiêu này cũng phải tìm hiểu chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với khác hàng và chiến lược kinh doanh trong thời gian tới của doanh nghiệp. Sô du bình quân Ky thu tiên 360 ngày cáckhoan phai thu = = ´ 360 trung bình Vòng quay cáckhoan phai thu Doanh thu thuân Ví dụ: Kỳ thu tiền trung bình của công ty trong năm 2004 là Ky thu tiên (530 + 960)/ 2 = x 360 = 18 ngày trung bình 14960 Có nghĩa là trung bình cứ 18 ngày công ty có một lần thu được các khoản nợ thương mại Để quản lý các nhà phân tích còn chia nợ thành các loại nợ có kỳ hạn khác nhau. Ví dụ có 80% doanh thu được thanh toán 15 ngày, còn 20% doanh thu được thanh toán 30 ngày. Vậy kỳ thu tiền trung bình là: 15 ngày x 80% + 30 ngày x 20% = 18 ngày Giả sử con số 18 ngày là số ngày công ty chấp nhận cho thanh toán bán chậm, có nghĩa là có tới 20% doanh thu thanh toán quá hạn 12 ngày. Giả sử với lãi suất ngân hàng là 10%/năm thì số nợ quá hạn này làm lãi vay phải trả tăng thêm là: 14960 * 20% * (30-12) * (10%/360) = 9,97 triệu đồng d. Vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này có ý nghĩa cứ bình quân sử dụng một đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Nếu hệ số này càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao vì hàng hóa tiêu thụ nhạnh, vật tư tồn đọng thấp, ít có các khoản phải thu Ngược lại, nếu hệ số này thấp phản ánh hàng tồn kho lớn, lượng tiền tồn quỹ nhiều, doanh nghiệp không thu được các khoản phải thu từ đó doanh nghiệp phải xem xét lại tình hình tài chính của minh để có biện pháp khắc phục. Vòng quay Doanh thu thuân = vônluu đông Vônluu đông bình quân Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 25
- Nếu vòng quay vốn lưu động phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động thì kỳ luân chuyển vốn lưu động lại cho biết số ngày thực hiện một vòng quay vốn lưu động Ky luân chuyên 360 ngày = vônluu đông Sô vòng quay vônluu đông Chỉ tiêu này phản ánh số ngày một vòng quay vốn lưu động , chỉ tiêu này thấp là tốt, nếu cao chứng tỏ VLĐ bị ứ đọng hoặc bị chiếm dụng từ đó khả năng sinh lời của VLĐ là thấp. e. Vòng quay toàn bộ vốn Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn sử dụng bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được trình độ quản lý vốn có hiệu quả như thế nào. Vòng quay toàn bộ vốn càng lớn thì hiệu quả càng cao, lợi nhuận tăng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Vòng quay Doanh thu thuân = toàn bô vôn Vôn san xuât bình quân 2.8.1. Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh Khả năng sinh lời của vốn kinh doanh là một trong những tiêu thức để đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định và căn cứ để các nhà quản lý đưa ra những quyết định phù hợp với thực trạng tình hình SX và KD của doanh nghiệp. Do đó phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh luôn là một yêu cầu đặt ra khi phân tích tài chính của mỗi doanh nghiệp. Để phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh, thông thường trong phân tích thường sử dụng một số chỉ tiêu sau: a. Tỷ suất doanh lợi doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh cứ trong một đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần Tysuât doanh loi Loinhuân thuân = doanh thu thuân Doanh thu thuân b. Tỷ suất sinh lời của tài sản Chỉ tiêu này phản ánh khi sử dụng bình quân 1 đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ tiêu này là thước đo cho biết tài sản được sử dụng hiệu quả như thế nào. Tysuât sinh loi Loinhuân truocthuê = cua tàisan Tông TSbình quân Bằng việc cộng trở lại lãi vay vào lợi nhuận trước thuế, chúng ta có tổng thu nhập trước khi phân phối cho cả nhà cho vay và cổ đông. Sở dĩ phải làm như vậy vì Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 26
- mẫu số bao gồm các nguồn do cả người cho vay cà cổ đông cung cấp nên tử số phải bao hàm nguồn hoàn vốn cho cả 2. Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với người cho vay bởi lẽ lợi nhuận trước thuế và lãi vay là nguồn để trả lãi vay. Do đó nếu tỷ suất sinh lời của tài sản lớn hơn lãi suất vay chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, có khả năng thanh toán được lãi vay. Ngược lại, nếu tỷ suất này nhỏ hơn lãi suất vay, DN mất khả năng thanh toán lãi vay, sử dụng vốn không có hiệu quả. c. Tỷ suất doanh lợi tổng vốn Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư, phản ánh sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Giá trị của chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và ngược lại càng thấp càng kém hiệu quả. Tysuât doanh loi Loinhuân thuân = tông vôn VônSx bình quân Người ta đã tìm ra mối liên hệ giữa doanh lợi tổng vốn, doanh lợi doanh thu thu và vòng quay của vốn (Phương trình hòan vốn Dupont) như sau: Ví dụ: Chỉ tiêu hoàn vốn ROI năm 2004 của công ty được phân tích như sau 439 14970 439 ROI(2004) = = x = 2,54 x 2,93%= 7,45% 5890 5890 14970 Điều này có nghĩa là: khi sử dụng bình quân 1 đồng vốn tạo ra 0,0745 đồng lợi nhuận sau thuế là do các nhân tố sau: - Sử dụng bình quân 1 đồng vốn chỉ tạo ra được 2,54 đồng doanh thu - Thực hiện 1 đồng doanh thu chỉ tạo ra được 0,0293 đồng LN thuần d. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu Khả năng sinh lời của vốn CSH là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn CSH nói riêng và khả năng sinh lời của toàn bộ vốn của doanh nghiệp nói chung. Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được khả năng sinh lợi và hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng sinh lợi của vốn CSH được xác định theo công thức: Hệ số doanh lợi Lợi nhuận của vốn CSH = Vốn CSH bình quân Chỉ tiêu lợi nhuận ở đây là lợi nhuận thuần trước hoặc sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao và ngược lại Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 27
- Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 28
- Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp. Biên soạn: ThS. Đào Anh Tuấn. Hà nội 2004. 29