Ứng dụng mô hình cổ điển và mô hình điểm số Z với một doanh nghiệp
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng mô hình cổ điển và mô hình điểm số Z với một doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ung_dung_mo_hinh_co_dien_va_mo_hinh_diem_so_z_voi_mot_doanh.doc
- bao cao 2009 công ty Kinh Đô.doc
- Bao cao 2010 công ty Kinh Đô.doc
Nội dung text: Ứng dụng mô hình cổ điển và mô hình điểm số Z với một doanh nghiệp
- Tiểu luận tín dụng ngân hàng Lớp NHA 401_1 Giảng viên: Nguyễn Thị Lan Người thực hiện: Lê Tấn Đạt Mã SV: 0853000164 Phạm Xuân Sơn Mã SV: 0953030247 Đề bài:Ứng dụng mô hình cổ điển và mô hình điểm số Z với một doanh nghiệp
- I/Giới thiệu Công ty Kinh Đô là cái tên quen thuộc và nổi tiếng trong lĩnh vực chế biến và sản xuất thực phẩm ở Việt Nam và cũng là công ty chúng em trọn để thực hiện việc phân tích tín dụng. Sau đây là giới thiệu chung về công ty: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH o Công ty Cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993 theo Quyết định số 216 GP-UB ngày 27/02/1993 của Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh và Giấy phép Kinh doanh số 048307 do Trọng tài Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 02/03/1993. o Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m2 tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, với 70 công nhân và vốn đầu tư 1,4 tỉ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack - một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước. o Đến năm 1994, sau hơn một năm kinh doanh thành công với sản phẩm bánh snack, Công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng và nhập dây chuyền sản xuất snack trị giá 750.000 USD từ Nhật. o Thành công của bánh snack Kinh Đô với giá rẻ, mùi vị đặc trưng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước đã trở thành bước đệm quan trọng cho sự phát triển không ngừng của Công ty Kinh Đô sau này. o Năm 1999, Công ty nâng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, đồng thời thành lập trung tâm thương mại Savico - Kinh Đô tại Quận 1, đánh dấu một bước phát triển mới của Kinh Đô sang các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài bánh kẹo. o Cũng trong năm 1999, Công ty khai trương hệ thống bakery đầu tiên, mở đầu cho một chuỗi hệ thống của hàng bánh kẹo Kinh Đô từ Bắc vào Nam sau này. o Sau 12 năm hoạt động và phát triển, quy mô vốn và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh không ngừng tăng trưởng đến năm 2005 trở thành doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đầu ở Việt Nam với vốn điều lệ 250 tỷ đồng và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- LĨNH VỰC KINH DOANH o Chế biến nông sản thực phẩm. o Sản xuất bánh kẹo, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây (không sản xuất tại khu dân cư tập trung tại Tp.HCM). o Bánh khô các loại: bánh cookies (45% thị phần), bánh cracker (52% thị phần), bánh quế, bánh Snack, bánh mì công nghiệp. o Bánh trung thu: 75-80% thị phần. o Kẹo các loại. o Mua bán nông sản thực phẩm, công nghệ phẩm, vải sợi, hàng may mặc, giày dép, túi xách, đồng hồ, mắt kính, mỹ phẩm, kim khí điện máy, điện lạnh, thủ công mỹ nghệ, dụng cụ học tập và giảng dạy, văn phòng phẩm, vật tư ngành ảnh, rau quả tươi sống. o Đại lý mua bán, ký gởi hàng hóa. o Dịch vụ quảng cáo. o Mua bán hàng điện tử - điện gia dụng, vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm (không kinh doanh nông sản thực phẩm tại trụ sở), thực phẩm công nghiệp, hóa mỹ phẩm, đồ chơi (trừ đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn xã hội), đồ gia dụng, máy ổn áp, thiết bị điện gia dụng, hàng trang trí nội thất, thiết bị văn phòng, rượu, bia (không kinh doanh dịch vụ ăn uống), máy tính, máy in và hiết bị phụ tùng. o Dịch vụ rửa xe và giữ xe. o Mua bán thẻ internet và thẻ điện thoại. o Cho thuê mặt bằng, quầy hàng. o Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp. o Dịch vụ quản lý bất động sản. o Nhà hàng ăn uống. o Dịch vụ lưu trú: khách sạn (không kinh doanh nhà hàng, khách sạn tại trụ sở). o Tư vấn đầu tư (trừ tưn vấn tài chính, kế toán). o Kinh doanh bất động sản.
- II/Phân tích và đánh giá Công ty Kinh đô (KDC) Phân tích tín dụng định lượng( mô hình cổ điển) I/Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán: Loại tỷ số 2009 2010 Khả năng thanh toán hiện thời 1,67 4,25 Vốn lưu động thuần -28.027.661.470 1.295.539.757 Khả năng thanh toán nhanh 1,47 3,89 Khả năng thanh toán tiền mặt 0,2 0,37 Thanh toán lãi vay 7,6 15,87 .Nhận xét: Ta thấy chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của KDC tăng trưởng mạnh qua 2 năm và đều lớn hơn 1, điều đó chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty là rất tốt. Tuy nhiên có sự chêch lệch lớn về khả năng thanh toán nhanh và thanh toán bằng tiền mặt do KDC đã tập trung một phần tài sản ngắn hạn để vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm khoảng 10% tổng tài sản của KDC nhưng kết quả thu được không cao nên đây là điều công ty cần chú ý điều chỉnh. II/Nhóm tỷ số kết cấu tài chính Loại tỷ số 2009 2010 Tỷ số nợ 0,56 0,23 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữư 1,27 0,31 Hệ số tự tài trợ 0,44 0,74 Hệ số nhân vốn chủ sở hữu 2,23 1,35 Tỷ số nợ dài hạn 0,06 0,03 .Nhận xét: Tỷ số nợ trong 2 năm cuả KDC đều ở mức tương đối thấp và hầu hết là các khoản nợ ngắn hạn nên cũng không có gì đáng lo ngại. Tỷ số nợ trên vốn
- chủ sở hữư giảm mạnh qua 2 năm sẽ giúp công ty bớt được nhiều chi phí trả lãi nhưng cũng làm công ty không sử dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính song đây cũng là điều hợp lí vì nền kinh tế thế giới và Việt Nam vừa gặp nhiều khó khăn trong 2 năm 2009 – 2010. III/Nhóm tỷ số hoạt động: Loại tỷ số 2009 2010 Hiệu quả sử dụng tài sản 1,34 0,42 Kỳ thu tiền bình quân 20,71 142,68 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho 8,47 4,18 .Nhận xét: Tỷ số vòng quay hàng tồn kho giảm đi hẳn một nửa chứng tỏ số tiền thu được từ hoạt động bán hàng đang tăng mạnh, công ty đang mở rộng chính sách tín dụng với khách hàng. Bù lại, việc hiệu quả sử dụng tài sản giảm đi và kỳ thu tiền bình quân tăng lên chứng tỏ KDC bị chiếm dụng vốn từ các đối tác tương đối lớn và sẽ làm giảm vòng quay vốn của công ty. Tuy nhiên doanh thu hàng năm của công ty vẫn tăng đều đặn, dù tốc độ tăng có giảm nhưng điều này không ảnh hưởng gì nhiều tới vị trí của công ty trong nền kinh tế. IV/Nhóm tỷ số khả năng sinh lời: Loại tỷ số 2009 2010 Tỷ suất lợi nhuận 0,10 0,3 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài 0,13 0,12 sản Tỷ suất lợi nhuận thuần trên 0,30 0,15 vốn chủ sở hữư .Nhận xét: Thông qua bảng trên ta thấy các tỷ số khả năng sinh lời của công ty tương đối tốt qua các năm nên có thể thấy nếu KDC mở rộng sản xuất với tốc độ tăng trưởng ổn định thì lợi nhuận trong những năm tới sẽ tiếp tục được đảm bảo và củng cố vị trí của KDC trong lĩnh vực chế biến và sản xuất thực phẩm ở Việt Nam.
- V/Nhóm tỷ số giá trị thị trường; Loại tỷ số 2009 2010 Tỷ số giá trên thu nhập 9,54 9,92 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 6,445 5,19 Tỷ số giá trên giá trị sổ sách 2,02 1,53 .Nhận xét: Tỷ số giá trên thu nhập ở mức tương đối cao và không biến động nhiều chứng tỏ các nhà đầu tư vẫn rất tin tưởng vào KDC. Tỷ số giá trên giá trị sổ sách luôn cao hơn 1 chứng tỏ công ty làm ăn hiệu quả và giành được nhiều sự tín nhiệm của khách hàng.
- Phân tích mô hình điểm số Z I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong kinh doanh ngân hàng việc các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề là làm thế nào để các ngân hàng hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Trả lời câu hỏi này, các nhà quản trị ngân hàng thường vận dụng các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng như: mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng, mô hình chất lượng, mô hình Moody’s và Standard & Poor’s, mô hình điểm số Z Mục đích chủ yếu của bài viết này là ứng dụng mô hình điểm số Z của E.I.Altman để đo lường rủi ro tín dụng của công ty cổ phần banh keo ki. Kết quả sẽ là cơ sơ sở cho các nhà quản trị ngân hàng có những quyết định đúng đắn trước khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm giúp cho doanh nghiệp thận trọng hơn trong việc sử dụng vốn vay nợ. Trong phần II, sinh viên sẽ đi tìm hiểu cơ sở lí luận của Mô hình điểm số Z trong việc xếp hạng rủi ro tín dụng. Phần III sẽ Ứng dụng mô hình điểm số Z phân tích rủi ro tín dụng của Công ty cổ phần bánh k ẹo Kinh Đô thông qua Báo cáo tài chính năm 2009, 2010. Phần IV là một số đề xuất đối với ngân hàng và doanh nghiệp khi sử dụng hệ số Z. Và phần V là Kết luận. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z: 1. Khái niệm: Xếp hạng tín dụng hay xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng. Mô hình điểm số Z là phương pháp xếp hạng tín dụng, hay là mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng 2. Nguồn gốc: Chỉ số Z được xây dựng bởi Edward I. Altman (1968), Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng lớn các công ty khác nhau tại Mỹ.
- 3. Cách tính: Chỉ số này dựa trên phương pháp thống kê với công cụ phân tích biệt số đa yếu tố. Mô hình này phụ thuộc vào: (1) chỉ số các yếu tố tài chính của người vay – X; (2) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau: Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5 X1 Vốn luân X1= chuyển Tổng tài sản Vốn luân chuyển(Vốn lưu động ròng) = tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn Những khoản thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sẽ làm giảm tỷ sốX1 X2 Lợi nhuận X2 = giữ lại Tổng tài sản Tỷ số này đo lường lợi nhuận giữ lại tích lũy qua thời gian. Sự trưởng thành của công ty cũng được đánh giá qua tỷ số này. Các công ty mới thành lập thường có tỷ số này thấp vì chưa có thời gian để tích lũy lợi nhuận. Theo một nghiên cứu của Dun & Bradstreet (1993), khoảng 50% công ty phá sản chỉ hoạt động trong 5 năm. X3 EBIT X3 = Tổng tài sản Lợi nhuận trước lãi vay và thuế, trên tổng tài sản: Sự tồn tại và khả năng trả nợ của công ty sau cùng đều dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận từ các tài sản của nó. Vì vậy, tỷ số này, theo Atlman thể hiện tốt hơn các thước đo tỷ suất sinh lợi. X4 Giá thị trường của vốn cổ phần X = 4 Giá sổ sách của nợ
- Vốn chủ sở hữu trên tổng nợ Nợ = nợ ngắn hạn + nợ dài hạn Vốn cổ phần = cổ phần thường + cổ phần ưu đãi Tỷ số này cho biết giá trị tài sản của công ty sụt giảm bao nhiêu lần trước khi công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Đây là một phiên bản đã được sửa đổi của một trong các biến được Fisher sử dụng khi nghiên cứu tỷ suất sinh lợi của trái phiếu (1959). Nếu tỷ số này thấp hơn 1/3 thì xác suất công ty phá sản là rất cao. Đối với công ty chưa cổ phần hóa thì giá trị thị trường được thay bằng giá trị sổ sách của vốn cổ phần. X5 Doanh thu X = 5 Tổng tài sản Đo lường khả năng quản trị của công ty để tạo ra doanh thu trước sức ép cạnh tranh của các đối thủ khác. Tỷ số này có mức ý nghĩa thấp nhất trong mô hình nhưng nó là một tỷ số quan trọng vì giúp khả năng phân biệt của mô hình được nâng cao. X5 thay đổi trên một khoảng rộng đối với các ngành khác nhau và các quốc gia khác nhau. Một số nghiên cứu vào thập niên 1960 chỉ ra rằng tỷ số dòng tiền trên nợ là tỷ số rất tốt để dự báo nhưng do trong giai đoạn này, dữ liệu về dòng tiền và khấu hao của các doanh nghiệp không nhất quán nên chỉ số Z của Altman không bao gồm các tỷ số có liên quan đến dòng tiền. Điều này khá phù hợp với thực trạng về thông tin tài chính của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, hơn nữa chỉ số Z đã được sử dụng hiệu quả ở Mỹ (dự báo chính xác 95% đối với mẫu dữ liệu) và nhiều nước khác thì rất có thể cũng sẽ thực hiện tốt tại Việt Nam trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm hay dự báo phá sản. 4. Cách đánh giá Mô hình 1: Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 1.00X5 Nếu Z > 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1.8 < Z < 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
- Nếu Z 2.9 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1.23 2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1.2 < Z’’ < 2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu Z’’ <1.1 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Trong đó: X1 = Vốn lưu động trên Tổng Tài Sản (Working Capitals/Total Assets). X2 = Lợi Nhuận Giữ Lại trên Tổng Tài Sản (Retain Earnings/Total Assets). X3 = Lợi Nhuận Trước Lãi Vay và Thuế trên Tổng Tài sản (EBIT/Total Assets). X4 = Vốn Chủ Sỡ Hữu trên Tổng Nợ (Total Equity/Total Liabilities). X5 = Doanh Số trên Tổng Tài Sản (Sales/Total Assets). * Theo cách tiếp cận này, chúng em đã thu thập số liệu của doanh công ty cổ phần sữa Vinamilk năm 2010, tính toán và phân tích các chỉ tiêu trong mô hình. Vì vậy, mô hình được sử dụng đối với công ty này là mô hình 1 – mô hình áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc ngành sản suất đã cổ phần hoá.
- III. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY CP BÁNH KẸO KINH ĐÔ: Áp dụng mô hình điểm số Z cho công ty đã cổ phần hoá Z = 1,2X1 + 1,4X2 +3,3X3 + 0,64X4 + X5 Năm Vốn lưu Lợi EBIT Giá trị Giá trị Doanh Tổng động ròng nhuận thị ghi sổ của thu tài sản giữ lại trường tổng số nợ 2009 - 85.194.3 100.25 3.925.0 334.683.5 776.65 599.05 28.027.66 90.029 9.963.5 00.000. 33.059 5.053.0 9.101.0 1.470 43 000 44 32 2010 1.295.539. 661.350. 673.99 7.190.6 1.185.451 1.942.8 5.039.8 757 276.000 2.789.0 40.000. .713.000 08.210. 64.180. 00 000 000 000 Năm X1 X2 X3 X4 X5 2009 -0,05 0,14 0,17 11,73 1,2 2010 0,03 0,13 0,13 6,06 0,38 .Nhận xét: Qua việc sử dụng mô hình điểm số Z của Giáo Sư Edward I. Altman để cho điểm tín dụng đối với công ty cổ phần Bánh kẹo Kinh Đô cả 2 năm ta thấy: Z > 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, không có nguy cơ phá sản. Năm 2009: Z=9,4 chứng tỏ tình hình tài chính của công ty rất tốt dù vốn lưu động ròng âm chứng tỏ công ty đang sử dụng các khoản vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn song X4= 11,73 chứng tỏ khách hàng vẫn rất tin tưởng KDC. Năm 2010: Z=4,9 tuy chỉ bằng khoảng một nửa so với năm 2009 nhưng đó là do quy mô tổng tài sản tăng lên mạnh do chiến lược sáp nhập của công ty, điều này cũng là nguyên nhân khiến giá cổ phiếu giảm xuống nhưng tình hình tài chính của côngty vẫn tăng trưởng ổn định.
- Đánh giá Thông qua 2 mô hình phân tích ở trên ta thấy KDC, tập đoàn chế biến và sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam là một doanh nghiệp vững mạnh, có chiến lược quản trị, phát triển và đầu tư kinh doanh tốt,đã luôn giữ vững đà tiến của mình. Vì vậy đây là doanh nghệp nên đầu tư. IV. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT: Đối với ngân hàng: Ứng dụng mô hình điểm số Z trước khi quyết định tín dụng, Căn cứ vào chỉ số Z, các ngân hàng có thể phân loại các doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản; doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản; doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đây là cơ sở để các ngân hàng quyết định hạn mức tín dụng cần thiết đối với từng doanh nghiệp. Như vậy, mô hình điểm số Z có thể coi là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị ngân hàng có những quyết định đúng đắn trước khi cấp tín dụng. Đối với Doanh nghiệp: Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản của doanh nghiệp chỉ tiêu Z phụ thuộc chủ yếu vào tổng tài sản. Do đó, việc quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản của doanh nghiệp sẽ góp phần giảm thiểu khả năng phá sản của doanh nghiệp. Muốn vậy, các doanh nghiệp đang rơi vào trạng thái có nguy cơ phá sản cần phải phân loại và xác định tài sản nào không hoạt động, tức là những tài sản không góp phần trực tiếp hay gián tiếp tạo ra doanh số và thanh lý ngay những tài sản này. Bởi vì, khi thanh lý các tài sản này, doanh nghiệp sẽ chuyển hóa tài sản cố định thành tài sản ngắn hạn làm cho X1 sẽ tăng lên. Bên cạnh đó chi phí khấu hao cũng sẽ giảm xuống, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng, tức là X2 và X3 sẽ tăng theo và làm cho Z tăng lên, tức là giảm thiểu được khả năng phá sản. Tái cấu trúc tài chính theo hướng gia tăng vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu X4 của hầu hết các doanh nghiệp rơi vào trạng thái nguy cơ phá sản đều có giá trị nhỏ hơn 1 Nhờ gia tăng Vốn CSH mà chỉ tiêu X4 của công ty Vinamilk có giá trị lớn hơn 1. Do đó, việc tái cấu trúc tài chính theo hướng gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ góp phần giảm thiểu khả năng phá sản của các doanh nghiệp. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải để ý đến chính sách phân chia cổ tức cho nhà đầu tư. Cổ tức chia ít đi thì lợi nhuận giữ lại sẽ tăng lên làm vốn chủ sở hữu săng tăng lên và X3 sẽ tăng theo và làm cho Z tăng, tức là giảm thiểu được khả năng phá sản. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể giảm cổ tức đến mức quá
- thấp vì khi đó nhà đầu tư sẽ phản ứng, dẫn đến giá cổ phiếu thấp, lúc này sẽ gây ra tác động ngược lại sẽ làm giảm cả X3 và X4 sẽ kéo theo làm cho Z giảm xuống, tức là khả năng phá sản sẽ tăng. Mặt khác, tái cấu trúc tài chính theo hướng này, doanh nghiệp nên hạn chế việc vay nợ, thay vào đó có thể phát hành thêm cổ phiếu, tăng thị giá cổ phiếu khi có cơ hội. Thực hiện giải pháp này sẽ làm cho X4 tăng lên và dẫn đến Z tăng, tức là khả năng phá sản của doanh nghiệp sẽ giảm. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để tăng X2, X3 doanh nghiệp cần phải cân bằng giữa chi phí của việc tăng doanh số. Nếu chi phí tăng quá cao, thì tử số X1, X2, X3 sẽ giảm, khi đó việc tăng tử số X5 sẽ không đủ sức bù đắp cho sự giảm của các chỉ số X1, X2, X3 và tất nhiên Z sẽ giảm, tức là khả năng phá sản của doanh nghiệp gia tăng. V. KẾT LUẬN Từ kết quả cho thấy, chỉ số Z phản ánh gần sát với tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của công ty và cũng chứng minh tính hữu dụng của chỉ số Z nói riêng và mô hình toán học dự báo phá sản nói chung tại Việt Nam. Tuy nhiên, để ứng dụng tốt vào thực tế thì chỉ số Z hay các mô hình định lượng phải được hiệu chỉnh, được xây dựng trên dữ liệu của các doanh nghiệp Việt Nam, qua kiểm định cụ thể thì hiệu quả mới chính thức được công nhận và nâng cao.
- III/KẾT THÚC Trên đây là toàn bộ phần trình bày của chúng em về bài phân tích tình hình tài chính và tín dụng của công ty Kinh đô. Trong quá trình làm bài rất có khả năng phát sinh những sai sót trong tính toán hay sự chêch lệch thông tin. Mong cô bỏ qua và hướng dẫn cho chúng em. Xin chân thành cảm ơn cô.