Bài thuyết trình học phần tín dụng ngân hàng - Thẩm định tín dụng của công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk

doc 18 trang nguyendu 10760
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình học phần tín dụng ngân hàng - Thẩm định tín dụng của công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thuyet_trinh_hoc_phan_tin_dung_ngan_hang_tham_dinh_tin_d.doc

Nội dung text: Bài thuyết trình học phần tín dụng ngân hàng - Thẩm định tín dụng của công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk

  1. BÀI THUYẾT TRÌNH HỌC PHẦN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Đề Tài: Thẩm định tín dụng của công ty cổ phần sữa Việt Nam- Vinamilk Danh sách nhóm 25: 1. Vũ Xuân Hội 2. Nguyễn Khôi Nguyên 3. Nguyễn Thanh Hiếu 4. Nguyễn Quang Nghĩa 5. Phạm Trần Hương Giang
  2. MỞ ĐẦU Công ty sữa Vinamilk là một trong những công ty sản xuất kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa hàng đầu Việt Nam trong nhiều năm qua. Do đó công ty trở thành một khách hàng đầy tiềm năng đối với các công ty tài chính đặc biệt là ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể cấp tín dụng cho việc sản xuất cũng như kinh doanh sản phẩm, các ngân hàng gặp phải vấn đề là: Liệu tình hình tài chính của công ty Vinamilk có được như trong báo cáo của họ không? Công ty có gặp phải vấn đề phát sinh nào đó không? Để trả lời được những câu hỏi trên, trước khi cấp tin dụng cho công ty, các nhân viên ngân hàng phải xem xét, cân nhắc và phân tích một cách kĩ lưỡng báo cáo tài chính của công ty Vinamilk các năm gần đây. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định có cho vay hay không của ngân hàng bởi vì như chúng ta đã biết, tín dụng là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của ngân hàng và trong đó khâu thẩm định tín dụng là bước quan trọng nhất. Do đó, trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất sữa như công ty Vinamilk, việc cấp tín dụng liệu có an toàn hay không? Điều này sẽ được làm sang tỏ trong bài thuyết trình của nhóm chúng tôi qua hai mô hình: mô hình cổ điển thông qua các chỉ số, và mô hình điểm số Z. Nhóm phân tích hi vọng có thể mang lại cho người đọc cái nhìn tổng quan nhất về tình hình tài chính của công ty Vinamilk và có những chính sách cũng như hạn mức cấp tín dụng cho công ty một cách hợp lí. Bài viết được chia làm ba phần chính: - Phần giới thiệu chung - Phần phân tích tín dụng - Phần so sánh hai mô hình Phần giới thiệu chung sẽ cho người đọc cái nhìn chung nhất về công ty, lich sử hình thành, sơ đồ tổ chức và cơ cấu cũng như kế hoạch đầu tư của công ty Phần hai bao gồm phân tích công ty qua hai mô hình đã đề cập ở trên. Qua đó người đọc có thể hiểu được tình hình tài chính và có chính sách đúng đắn khi cấp tín dụng cho công ty Vinamilk.
  3. Phần ba nêu lên một số điểm tương đồng cũng như các điểm khác biệt về việc sử dụng hai mô hình cổ điển và mô hình điểm số Z. Vì vậy có thể thấy rõ hơn mục đích sử dụng của từng loại mô hình và lựa chọn sử dụng cho phù hợp.
  4. PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) được thành lập trên cơ sở quyết định số 155/2003QĐ-BCN ngày 01/10/2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty số 4103001932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 20/11/2003. - Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Tên viết tắt: VINAMILK - Logo: - Trụ sở: 36 - 38 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh - Văn phòng giao dịch: 184–186–188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh - Điện thoại: (08) 9300 358 Fax: (08) 9305 206 - Web site: www.vinamilk.com.vn - Email: vinamilk@vinamilk.com.vn 1. Sơ đồ tổ chức và cơ cấu tổ chức của công ty Vinamilk.
  5. Đại diện : Bà Mai Kiều Liên- Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám Đốc. Tốt nghiệp Đại Học từ năm 1976 về chế biến thịt và sữa tại Moscow, Nga. Bà cũng tốt nghiệp chứng chỉ quản lí kinh tế thuốc Đại học kỹ sư kinh tế Leningrat, Nga và chứng chỉ quản lí chính trị của Học Viện chính trị quốc gia, Việt Nam. Năm 20105, bà Liên được phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới . 3. Hoạt động của công ty: Ngành, nghề kinh doanh và các sản phẩm chính: sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác. Ngoài ra, công ty Vinamilk còn kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất, nguyên liệu; kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; kinh doanh kho bãi, bến bãi; kinh doanh vận tải bằng ô tô, bốc xếp hàng hóa; sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang – xay – phin – hòa tan; và sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề khác theo phạm vi cho phép của pháp luật. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty: Công ty có trụ sở chính tại 36-38 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp.HCM. Công ty có 8 nhà máy sữa, trong đó có 3 nhà máy và 1 xí nghiệp kho vận tại Tp.HCM
  6. cùng 5 nhà máy đặt tại các tỉnh như: Đồng Nai, Cần Thơ, Quy Nhơn, Nghệ An, Hà Nội. 4. Kế hoạch đầu tư Với tốc độ tăng trưởng của Công ty cùng với chiến lược thâm nhập vào thị trường quốc tế, Công ty có kế hoạch đầu tư mới một số dây chuyền sản xuất, xây dựng nhà máy. Đồng thời để mở rộng hoạt động kinh doanh, Công ty cũng đầu tư vào một số lĩnh vực mới. Kế hoạch đầu tư phát triển như sau: - Xây dựng thêm các nhà máy sữa ở một số địa phương có tiềm năng phát triển về thị trường tiêu thụ và có nguồn nguyên liệu sữa bò tươi. - Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và trang thiết bị cho các đơn vị hiện có. - Xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm mới như bia, cà phê - Liên doanh xây dựng cao ốc nhằm đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh
  7. PHẦN II. PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY VINAMILK I.Phân tích theo mô hình cổ điển: Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu của công ty 1.Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Loại tỷ số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1.Hệ số thanh toán ngắn hạn = TSLĐ/ Nợ 2.7612 3.2649 2.2381 Ngắn Hạn 2.Hệ số thanh toán nhanh = (TSLĐ- Hàng tồn 1.4522 2.4201 1.3492 kho)/ Nợ Ngắn Hạn Nhận Xét: a)Ta thấy tỷ số thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp của công ty từ năm 2008 đến 2010 đều lớn hơn 2. Năm 2010 tỷ số này là 2.2381, cho thấy doanh nghiệp quản trị thanh khoản khá tốt, khi các chủ nợ đòi nợ Vinamilk đủ khả năng sử dụng tài sản lưu động để thanh toán cho chủ nợ. b)Tỷ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp qua các năm đều lớn hơn 1,3 cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải thanh lí hàng tồn kho của mình. 2.Nhóm chỉ tiêu quản lí tài sản Loại tỷ số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1.Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ 3.25 7.13 4.49 GT hàng tồn kho bình quân 2.Số ngày tồn kho=Số ngày trong năm/ Vòng quay 112.23 51.16 81.13 hàng tồn kho 3.Kỳ Thu tiền bình quân= Khoản phải thu/ Doanh 28.74 24.71 29.06 thu/ 360 4. Vòng quay Tài Sản cố định= Doanh Thu/ GT tài 4.23 4.21 4.59 sản cố định ròng
  8. 5.Vòng quay tổng tài sản= Doanh Thu/ GT tổng tài 1.38 1.25 1.46 sản Nhận Xét a) Số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp có xu hướng biến động, trong năm 2008 tỷ số này là 3.25 vòng, trong năm 2009 là 7.13 vòng và trong năm 2010 là 4.49 vòng. Việc tỷ số này biến động trong các năm, có thể do nhu cầu của thị trường trong các năm khác nhau, doanh nghiệp có các chính sách quản trị hàng tồn kho qua các năm là khác nhau. b) Kỳ thu tiền bình quân của Vinamilk giao động ổn định xung quanh từ 24 ngày đến 29 ngày từ năm 2008-2010. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang có chính sách quản trị khoản phải thu hợp lí, ổn định. c)Vòng quay tài sản cố định ròng của doanh nghiệp từ năm 2008 -2010 khá ổn định, trong năm 2008 tỷ số này 4.23, trong năm 2009 là 4.21, và trong năm 2010 tỷ số này tăng lên là 4.59. Cho thấy qua các năm hiệu quả sử dụng các tài sản cố định của doanh nghiệp là hợp lí và đạt mức ổn định. d)Vòng quay tổng tài sản của Vinamilk qua 3 năm giao động ở mức từ 1.35 đến 1.46, chỉ số này cho thấ hiệu quả sử dụng tài sản nói chung của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu là khá ổn định 2/ Tỷ số khả năng sinh lợi: Năm Nhóm chỉ số khả năng Công thức sinh lợi 2008 2009 2010 1.Hệ số lãi gộp EBIT/Doanh thu 0.1671 0.2573 0.2699 2.Hệ số lãi ròng EAT/Doanh thu 0.1523 0.2239 0.2296 3.Khả năng sinh lợi căn EBIT/Tổng tài sản bình bản quân 0.2407 0.3781 0.4416 4.ROA EAT/Tổng tài sản bình quân 0.2195 0.3289 0.3756 5.ROE EAT/Vốn chủ sở hữu 0.2625 0.3580 0.4540
  9. Năm 2010 4,251,207,423,608 a)Hệ số lãi gộp = EBIT/Doanh thu = =0.2699 15,752,865,999,425 3,616,185,949,180 b)Hệ số lãi ròng = EAT/Doanh thu = =0.2296 15,752,865,999,425 Như vậy có thể nhận xét rằng, sức sinh lợi của công ty khá cao, cứ 1 đồng doanh thu cho xấp xỉ 0.23 đồng lãi sau thuế, cho thấy khả năng quản lý chi phí rất tốt, từ các chi phí trong quá trình hoạt động đến các chi phí liên quan thuế và lãi vay, Qua so sánh có thể thấy, các chỉ tiêu này đều tăng về giá trị tuyệt đối so với năm trước, nhưng nhìn chung biến động không nhiều, thể hiện tình hình hoạt động ổn định, hiệu quả. c)Khả năng sinh lợi căn bản = EBIT / Giá trị tổng tài sản bình quân = 4,251,207,423,608 =0.4416 (10,773,032,295,860 8,482,035,850,502) 2 Đây là chỉ số phản ánh sức sinh lợi của công ty khi chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính, chỉ số này năm 2010 xấp xỉ bằng năm 2009. d)Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản = ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường / Giá trị tổng tài sản bình quân = 3,616,185,949,180 =0.3756 (10,773,032,295,860 8,482,035,850,502) 2 e)Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu = ROE = Lợi nhuận dành cho cổ 3,616,185,949,180 đông thường / Vốn chủ sở hữu = =0.4540 7,964,436,590,282
  10. ROA và ROE của công ty ở mức khá cao, thể hiện rõ khả năng sinh lợi của tổng tài sản cũng như của tổng vốn chủ sở hữu. Một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thu về lợi nhuận tới hơn 0.45 đồng. Hai chỉ số này của công ty tăng khá mạnh qua các năm, thể hiện sự hoạt động hiệu quả, ổn định. 4/ Tỷ số Đòn bẩy tài chính: Năm Nhóm chỉ số đòn bẩy Công thức tài chính 2008 2009 2010 1.Hệ số nợ Tổng nợ/Tổng tài sản 0.1935 0.2124 0.2607 2.Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu 0.2424 0.2697 0.3526 Tổng tài sản/vốn chủ sở 3.Số nhân vốn chủ sở hữu hữu 1.2531 1.2697 1.3526 4.Hệ số nợ dài hạn Nợ dài hạn/Tổng tài sản 3.05% 3.04% 2.00% a)Hệ số nợ = Tổng nợ/Tổng tài sản TotalAssets TotalEquity 10,773,032,295,860 7,964,436,590,282 = 0.2607 TotalAssets 10,773,032,295,860
  11. Một cách tổng quát nhất có thể thấy hệ số nợ trên tài sản của công ty tăng dần qua các năm. Với đặc thù của một Doanh nghiệp sản xuất, hệ số nợ 0.2607 của Vinamilk ở mức bình thường, thể hiện công ty tài trợ cho tổng tài sản bằng nguồn vốn nợ là 26.07%. chỉ số này năm 2010 cao hơn 22% so với năm 2009, chủ yếu là do trong năm 2010 công ty tăng khoản mục vay và nợ ngắn hạn (tăng hơn 500 tỷ đồng) và tăng phải trả người bán (gần 300 tỷ đồng). b)Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ/Tổng vốn chủ sở hữu 2,808,595,705,578 = 0.3526 7,964,436,590,282 Như đã phân tích ở phần Hệ số nợ, trong năm 2010 công ty Vinamilk tăng vay và nợ ngắn hạn, tăng phải trả người bán, nên chỉ tiêu Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cũng tăng tương ứng khoảng 30%. c)Số nhân vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu 10,773,032,295,860 = 1.3526 7,964,436,590,282 Năm trước: 1.4426 Với hệ số nợ là 26.07% như trên đã phân tích, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của công ty Vinamilk là khoảng 74%. Chỉ số này tăng dần qua các năm với lí do là tổng nợ tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng tổng vốn chủ sở hữu. d)Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn/(Nợ dài hạn+Vốn chủ sở hữu) 163,583,454,306 = 0.02 163,583,454,306 7,964,436,590,282 Hệ số nợ dài hạn của công ty ở mức rất thấp (2%), trong tổng số nợ phải trả của công ty thì chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn, chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản phải trả người bán (chiếm 38.8% tổng nợ). Hệ số này của công ty giảm dần qua các năm.
  12. 5/Tỷ số giá thị trường Tỷ số 2008 2009 2010 1.Giá cổ phiếu 83.000 75.000 126.000 2.EPS 7.132 6.769 10.251 3.Giá trị sổ sách 26.619 18.685 22.541 4.Giá/Thu nhập (P/E) 11,64 11,08 12,29 5.Giá thị trường/Giá trị sổ sách (P/B) 3,12 4,01 5,59 Tỷ số giá trên thu nhập cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu để có được một đồng lợi nhuận của công ty. Tỷ số này của VNM trong ba năm lần lượt là 11,64; 11,08; 12,29. P/E (2009) giảm so với P/E (2008) nhưng sau đó tăng khá mạnh vào năm 2010, và tỷ số này biến động không nhiều trong ba năm, điều này chứng tỏ nhà đầu tư tin tưởng vào hoạt động của VNM, bởi công ty luôn là thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam trong nhiều năm qua. Với việc luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao qua nhiều năm liên tiếp với vị thế được củng cố khá vững chắc so với các đối thủ cạnh tranh trong nước, Vinamilk hứa hẹn sẽ tiếp tục là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sữa Việt Nam Tỷ số P/B (Price to Book ratio – Giá thị trường/giá trị sổ sách) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó. VNM có giá trị thị trường cao hơn hẳn giá trị ghi sổ và tăng liên tục qua các năm chứng tỏ công ty làm ăn hiệu quả, thu nhập trên tài sản cao.
  13. II.PHÂN TÍCH CÔNG TY THEO MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z LN Giá trị Vốn lưu Lợi trước Giá trị sổ TT của Doanh Tổng tài Năm động nhuận thuế và sách của tổng thu sản ròng giữ lại lãi tổng nợ VSH (EBIT) 2008 2.215.103 803.037 1.371.313 1.752.757 8.380.563 5.966.959 1.154.432 2009 3.334.287 893.344 2.731.358 3.512.653 10.820.142 8.482.036 1.991.196 2010 3.274.791 1.909.022 3.642.656 3.530.721 16.081.466 10.773.032 2.808.596 Năm X1 X2 X3 X4 X5 Z 2008 0,3712 0,1345 0,2298 1,5183 1,4045 3,7683 2009 0,3931 0,1053 0,3220 1,7641 1,2757 4,0865 2010 0,3040 0,1772 0,3381 1,2571 1,4928 4,0260 Năm 2008:
  14. Z = 3,7683 > 2,99 chứng tỏ VNM có tình hình tài chính rất tốt. Năm 2009: Z = 4,0865 chứng tỏ VNM có tình hình tài chính tốt hơn năm 2008. Lợi nhuận trước thuế và lãi tăng gấp đôi cao hơn tốc độ tăng tổng tài sản nên X3 tăng khá mạnh, hơn nữa hệ số của X3 là 3,3 tác động làm tăng Z càng lớn. Trong khi đó tốc độ tăng của X1 và X4 bù lại tốc độ giảm của X2 và X5. Năm 2010: Z = 4,0260, giảm một chút so với năm 2009 nhưng vẫn > Z (2008) > 2,99, chứng tỏ tình hình tài chính của VNM vẫn rất tốt. Dù X2, X3, X5 nhưng không đủ bù lại tốc độ giảm của X1và X4.
  15. PHẦN III.SO SÁNH HAI PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH ĐIỂM SỐ Z 1. Điểm tương đồng: - Cả hai phương pháp phân tích đều thể hiện được rằng tình hình tài chính của công ty Vinamilk trong thời gian vừa qua là hết sức tốt đẹp. Các chỉ số tài chính quan trọng như hệ số thanh toán nhanh (1.349), hệ số lãi ròng (0.2239), ROA (0.3756), ROE (0.454), hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (0.3526) đều rất lạc quan. Tương tự, việc phân tích chỉ số Z cho thấy tình hình tài chính của công ty đang hết sức tốt đẹp, cả 3 năm qua chỉ số Z đều lớn hơn 2,99 đặc biệt là năm 2009 đạt tới 4,0865. - Cả hai phương pháp đều cho được cái nhìn tổng quát về tình hình của doanh nghiệp tuy nhiên do ở Việt Nam không có số liệu ngành chính xác để so sánh nên khó mà có được đánh giá hoàn toàn chính xác về doanh nghiệp. Ví dụ như ROE của công ty là 0.454, hệ số thanh toán nhanh là 1.349 và chí số Z là 4,026 trong năm 2010, ta có thể thấy được những chỉ số này đều rất cao. Tuy nhiên do không có chỉ số ngành để so sánh nên ta không thể đánh giá được những chỉ số đấy liệu có phù hợp hay không, liệu chúng có cao qua mức một cách bất hợp lí hay không? Cả hai phương pháp phân tích trên đều chưa giải quyết được vấn đề này. 2.Điểm khác biệt: - Chỉ số Z chỉ cho thấy được một đánh giá chung cho tình hình tài chính của công ty mà không cho thấy được một số vấn đề liên quan tới đánh giá riêng lẻ như việc phân tích các chỉ số tài chính. Ví dụ như hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp vào năm 2009 là 2.4201, đây là một mức cao khá bất thường và không hẳn đã là tốt cho doanh nghiệp do sẽ xuất hiện hiện tượng vốn chết. Nhưng khi xem xét chỉ số Z và X1 của năm 2009 thì ta không thể nhận thấy được sự bất thường này mà chỉ đánh giá là tình hình của công ty vẫn đang tốt đẹp. Chính vì vậy, để đánh giá được một doanh nghiệp một cách toàn diện, ti mỉ và chính xác thì phân tích các chỉ số tài chính sẽ đưa ra được kết quả rõ ràng hơn cho từng muc hoạt động của doanh nghiệp. - Ngược lại chỉ số Z thể hiện được mức độ quan trọng của từng tỉ lệ riêng lẻ đối với doanh nghiệp, điều mà việc phân tích các chỉ số tài chính không thôi không
  16. làm được. Khi phân tích chỉ số Z, các chỉ số X đều được tính toán mức độ quan trọng thể hiện qua tỉ số của chúng, nhờ đó mà nhà đầu tư có được một đánh giá định lượng về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ như khi doanh thu của doanh nghiệp tăng nhưng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu lại giảm mạnh, sự kết hợp của hai việc này sẽ mang lại những ảnh hưởng tốt hay xấu cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ? Nếu chỉ phân tích theo phương pháp chỉ số tài chính thì việc đánh giá ảnh hưởng của hai sự việc này tới tình hình tài chính của công ty sẽ mang nặng tính chủ quan cảm tính của người đánh giá, tuy nhiên khi áp dụng phương pháp chỉ số Z thì thông qua những số liệu thống kê và nghiên cứu trước đây ta có được hai tỉ số đánh giá là 0,999 và 0.006. Từ đó ta sẽ đưa ra được một kết quả có tính định lượng về ảnh hưởng của hai sự việc này đối với tình hình tài chính của công ty. Do sự biến động về tài chính của doanh nghiệp là hết sức phức tạp và có nhiều ảnh hưởng khác nhau thậm chí là đối nghịch nên phương pháp chỉ số Z là hết sức hữu dụng khi cần phải đưa ra một đánh giá định lượng chung.
  17. KẾT LUẬN Bài phân tích tập trung vào phân tích công ty sản xuất sữa và kinh doanh sữa Vinamilk thông qua hai mô hinh: mô hình cổ điển và mô hình điểm số Z, nhằm đưa ra những phân tích cơ sở về tình hình tài chính của công ty và qua đó thể hiện khả năng vay vốn và khả năng trả nợ của công ty trong tương lai. Phương pháp phân tích điểm số Z cho ta thấy một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như khả năng xác định định lượng những ảnh hưởng của sự thay đổi về tài chính của công ty. Tuy nhiên phương pháp này lại không có được cái nhìn cận cảnh, đánh giá cụ thể được nhiều mặt trên một vấn đề như phương pháp phân tích chỉ số tài chính. Chính thế mà ngân hàng khi phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp cần phải áp dụng hợp lí cả hai phương pháp trên mới có thể đưa ra đánh giá chính xác nhất. Thông qua hai mô hình trên, ta có thể nhận thấy rằng tình hình tài chính của công ty Vinamilk khá là vững mạnh, độ rủi ro thấp. Ta có thể rút ra được một số kết luận sau: - Công ty Vinamilk có thể coi là người đi đầu trong lĩnh vực sản xuất sữa và kinh doanh sữa trên thị trường Việt Nam - Công ty sữa Vinamilk đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ rất lâu và trở thành thương hiệu phổ biến và được lòng của người tiêu dùng trong nhiều năm. Tuy dạo gần đây xuất hiện thêm một số đối thủ cạnh tranh như TH true milk nhưng nhìn chung doanh thu của công ty vẫn đạt mức ổn định - Tỷ số thanh toán ngắn hạn cũng như tỷ số thanh toán nhanh đều tốt, chứng tỏ công ty đủ tài sản lưu động để thanh toán cho chủ nợ, và không phải thanh lí hàng tồn kho của mình để trả các khoản nợ ngắn hạn - Doanh thu, chi phí và lợi nhuận ổn định. Các chỉ số ROA, ROE tăng mạnh qua các năm thể hiện công ty hoạt động có hiệu quả và không bị biến động.
  18. - Công ty sử dụng tốt sức mạnh cạnh tranh của mình qua các khoản trả chậm, hệ số nợ dài hạn giảm dần qua các năm - Dựa vào mô hình điểm số Z, công ty Vinamilk cũng có điểm số cao, thể hiện độ an toàn của công ty, ngoài ra còn thể hiện mức độ quan trọng của từng tỉ lệ riêng lẻ đối với doanh nghiệp. Vì vậy, các ngân hàng có thể khá là yên tâm khi cấp tín dụng cho công ty Vinamilk mà không phải quá lo vào khả năng vỡ nợ của họ trong tương lai.