Tiểu luận Thực trạng và nguyên nhân thất bại của một số dự án đầu tư

docx 15 trang nguyendu 6910
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Thực trạng và nguyên nhân thất bại của một số dự án đầu tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtieu_luan_thuc_trang_va_nguyen_nhan_that_bai_cua_mot_so_du_a.docx
  • pptxBai thao luan.Thuc trang - nguyen nhan that bai mot so du an dau tu cong tinh den dau 2011.pptx

Nội dung text: Tiểu luận Thực trạng và nguyên nhân thất bại của một số dự án đầu tư

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG o0o BÀI TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ GV hướng dẫn: Trần Thị Thu Hường Thực hiện: Nhóm Volcano (lớp 03 Ca 4 chiều thứ 4 D7) Hà Nội, tháng 4 - 2011 1
  2. MỤC LỤC trang Lời nói đầu 3 Dự án số 1: Đề án 112-Tin học hóa hành chính Nhà nước 4 Dự án số 2: Dự án trồng 1000 ha điều ở Bình Dương 8 Dự án số 3: Dự án nhà máy điện diesel Cái Lân 11 Kết luận 14 Nguồn tài liệu tham khảo 15 Danh sách nhóm Volcano 15 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam đang trong quá trình phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao so với trung bình của khu vực và thế giới. Trong quá trình đó, hàng loạt các dự án lớn, nhỏ được lập ra và thực hiện. Có nhiều dự án thành công, đem lại hiệu quả kinh tế cao, làm thay đổi bộ mặt của đất nước, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người dân nhưng cũng có vô số các dự án thất bại do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, gây lãng phí lớn nguồn lực của đất nước, làm ô nhiễm môi trường. Dưới đây, nhóm Volcano sẽ trình bày phần nghiên cứu của mình về ba dự án thất bại tiêu biểu, đều là ba dự án sử dụng ngân sách Nhà nước để thực hiện được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây nhằm đưa ra một góc nhìn về thực trạng các dự án đã và đang triển khai của Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, mong cô và các bạn góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn. 3
  4. DỰ ÁN SỐ 1: ĐỀ ÁN 112 – TIN HỌC HÓA HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC I. Giới thiệu dự án Đề án 112 hay còn gọi là Đề án Tin học hóa hành chính nhà nước của Chính phủ nhằm mục đích xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam. Đây là một chương trình hiện đại hóa hành chính của chính quyền Việt Nam giai đoạn từ 2001 - 2010 về cải cách thủ tục hành chính nhà nước.  Thời gian thực hiện: 2001- 2010, Giai đoạn 1 đến hết năm 2005.  Nguồn vốn đầu tư: Từ ngân sách nhà nước, tổng đầu tư lên đến 3800 tỉ đồng.  Quy mô: Thực hiện trên tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Mục tiêu của đề án là xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước; đến cuối năm 2005 đưa hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ vào hoạt động; thúc đẩy mạnh mẽ việc hiện đại hoá công nghệ hành chính, thực hiện tin học hoá các quy trình phục vụ nhân dân trong các lĩnh vực dịch vụ công, nâng cao năng lực của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân và doanh nghiệp được thuận tiện, nhanh gọn và chất lượng cao; đào tạo tin học cho cán bộ, công chức nhà nước, tạo khả năng tiếp cận, sử dụng công nghệ mới trong công việc thường xuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu cao về hiệu quả và chất lượng công việc. Mục tiêu của đề án 112: 1. Tiến hành tin học hóa quan hệ hành chính trong nội bộ cơ quan hành chính giữa chính phủ với các bộ, ngành, với chính phủ địa phương; 2. Tin học hóa mối quan hệ giữa chính phủ với công dân trong giải quyết các dịch vụ công, tạo thuận lợi hơn, hiện đại hơn cho quan hệ này; 3. Đào tạo đội ngũ công chức chính phủ, để thông qua tin học nâng cao chất lượng quản lý công. 4
  5. II. Thực tế thực hiện đề án. Đề án 112 được Thủ tướng Chính phủ quyết định vào năm 2001 (Quyết định 112 ngày 25/7/2001), thực hiện giai đoạn 1 đến năm 2005. Tuy đầu tư lớn như vậy nhưng Đề án 112 đã không đạt được mục tiêu đề ra. Nhiều sai phạm xảy ra trong quá trình thực hiện như chi tiêu tuỳ tiện, quản lý lỏng lẻo, chất lượng đào tạo cũng như thiết bị chất lượng thấp đặc biệt là tình trạng cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây thất thoát lãng phí lớn cho ngân sách. Sau khi kết thúc giai đoạn 1 của đề án 112, tất cả các mục tiêu cụ thể mà đề án đặt ra đều chưa được hoàn thành hoàn chỉnh. Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng (Bộ Công an) đã quyết định khởi tố Vũ Đình Thuần – nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, trưởng ban điều hành đề án 112 cùng nhiều người khác liên quan đến tiêu cực và tham nhũng. Trước khi bị khởi tố, bắt giam, ông Lương Cao Sơn - Thư ký Ban điều hành đề án - cho biết: Chỉ riêng ngân sách trung ương đề án đã giải ngân được 680 tỉ đồng, trong đó 410 tỉ đồng giao trực tiếp cho địa phương mua sắm máy móc thiết bị, hạ tầng mạng, số còn lại hơn 100 tỉ đồng được dành cho việc đào tạo Trước tình trạng trên, ngày 19.4.2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về Đề án 112 và sau đó Thủ tướng đã quyết định: Không tiếp tục thực hiện Đề án 112. Thủ tướng cũng yêu cầu Ban điều hành 112 hoàn chỉnh báo cáo tổng kết, nghiêm túc kiểm điểm những mặt được và chưa được. Thực hiện kiểm toán, quyết toán tài chính Đề án 112. Sau đó, Cơ quan điều tra Bộ Công an vào cuộc và việc khởi tố bắt giam 8 cán bộ trên là giai đoạn bắt đầu cho việc xử lý các cá nhân có sai phạm trong việc thực hiện Đề án 112. III. Nguyên nhân thất bại của dự án 3.1 – Thất bại ngay từ việc xác định mục tiêu Mục tiêu chính của Đề án này là “đến cuối 2005, đưa hệ thống thông tin điện tử của Chính Phủ vào hoạt động”, “thúc đẩy mạnh mẽ việc hiện đại hóa công nghệ hành chính”,”thực hiện tin học hóa các quy trình dịch vụ công ”, “hoàn thiện và 5
  6. thống nhất áp dụng các phần mềm dùng chung và xây dựng, tích hợp các cơ sở dữ liệu quốc gia ”. Đây là những mục tiêu đúng, cần thiết nhưng lại quá lớn và không xác định rõ mục tiêu chính nằm ở đâu. Đề án 112 đã xác định một mục tiêu quá lớn trong khi hoàn toàn không đủ khả năng và nhân lực để thực hiện. Từ đây, việc thực hiện đề án lại được chia thành những phần nhỏ để mỗi nơi thực hiện một kiểu. Chính vì thế, nơi có khả năng kinh tế và nhân lực có trình độ, Đề án 112 đã thành công, trong đó có TP.Hải Phòng với cổng thông tin điện tử haiphong.gov.vn. Tuy nhiên, nơi không đủ những điều kiện này thì thất bại hoàn toàn. Tại một thị trấn của Gia Lai, lãnh đạo địa phương này cho rằng: Sau nhiều năm thực hiện ĐA112, cái được lớn nhất là nhận thức. Vị lãnh đạo của thị trấn cũng thừa nhận không dám sử dụng máy vi tính vì sợ động vào sẽ hỏng. Kết quả của việc mang ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đến nơi không có "công dân CNTT" là hơn 300 triệu đồng đã sử dụng không hiệu quả, mục tiêu dự án thất bại. 3.2 Về hạ tầng kỹ thuật Đề án được xây dựng khi mà chưa có nền tảng về CNTT, cụ thể là các phần mềm dùng chung và tương thích. Khái niệm “phần mềm dùng chung” sinh ra từ nhận xét đúng đắn là bộ máy hành chính trong cả nước sẽ mạnh hơn nhiều nếu tất cả các đơn vị hành chính cấp bộ, ngành và địa phương đều sử dụng chung một số phần mềm phục vụ quản lý hành chính nhà nước. Các phần mềm dùng chung chỉ có nghĩa khi chúng được thiết kế dựa trên các quy trình quản lý hành chính nhà nước chuẩn. Hiện nay các quy trình đó dều đang trong trạng thái cải cách (chưa chuẩn) thì các phần mềm dùng chung sẽ không thể được xây dựng.Điều đó dẫn đến việc mỗi địa phương tự xây dựng một hệ thống riêng của mình Có những phần mềm dùng chung được lấy qua đấu thầu, nhưng cũng có những phần mềm do địa phương tự xây dựng. Đã có rất nhiều tỉnh đề nghị là được sử dụng phần mềm của họ chứ không sử dụng phần mềm chung đã có trước đây. 6
  7. Kết quả là ý tưởng xây dựng những phần mềm dùng chung, thống nhất trên cả nước của đề án 112 bị đổ vỡ. Tuy nhiên, ngay cả những phần mềm “dùng chung” vẫn không tương thích với nhau. Cụ thể là những phần mềm dùng chung được đề án 112 triển khai còn kém hơn những phần mềm đã triển khai ở một số đơn vị của TP.HCM. Đã gọi là phần mềm dùng chung nhưng lại do các công ty phần mềm khác nhau xây dựng và triển khai tại các tỉnh. Hiện nay các phần mềm dùng chung đã chỉnh sửa nhiều lần nhưng vẫn chưa dùng được. Hệ thống cơ sở dữ liệu chưa được chuẩn hóa, cơ sở dữ liệu nền chưa được hình thành, không thể tích hợp được trong một hệ thống tổng thể. 3.3 Về quản lý dự án Theo Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường Quốc hội, sở dĩ đề án 112 không đạt được mục tiêu bởi dù ban điều hành không có chức năng quản lý nhà nước về CNTT nhưng vẫn tổ chức thẩm định các dự án phần mềm và hướng dẫn ban điều hành các tỉnh thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, trái với nghị định, qui định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tạo nên tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong đầu tư CNTT. Thậm chí, Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT cũng không chỉ đạo, bao quát được đề án 112. Trả lời chất vấn bằng văn bản của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết về trách nhiệm của Chính phủ trong điều hành đề án 112, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết, tại phiên họp thường kỳ tháng 9, Chính phủ đã kiểm điểm nghiêm túc việc thực hiện đề án 112, thấy có một số sai lầm. Thứ nhất, đề án 112 rất lớn, tổng vốn đầu tư tới 3.800 tỷ đồng, song Chính phủ đã lựa chọn cơ quan triển khai không chính xác. Văn phòng Chính phủ là cơ quan tham mưu, chứ không phải là cơ quan chức năng triển khai nhiệm vụ. Thứ hai, Ban điều hành đề án 112 hoạt động quá lỏng lẻo. Ban do một Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đứng đầu, thành viên còn lại là thứ trưởng các bộ, hoạt động kiêm nhiệm và đến năm 2005, phần lớn thứ trưởng đã về hưu, nhưng 7
  8. lại không được tổ chức lại. Thứ ba, ngay khi có Bộ Bưu chính Viễn thông (thành lập năm 2002), Chính phủ đã không giao cho bộ này quản lý đề án. Sai lầm cuối cùng, theo Phó thủ tướng, là Chính phủ đã buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát việc triển khai đề án. "Sơ suất và buông lỏng quản lý đã tạo điều kiện cho Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, kiêm Trưởng ban điều hành lạm quyền, gây thất thoát cho nhà nước. Thủ tướng và Chính phủ đã nhận trách nhiệm và coi đây là bài học sâu sắc trong công tác điều hành", ông Hùng nói. Với những nguyên nhân đã được phân tích ở trên, đề án 112 đã hoàn toàn thất bại. Đây là một bài học lớn trong việc xem xét, thẩm định và đầu tư dự án, đặc biệt là những dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia. Từ thất bại của đề án 112, Chính phủ sẽ rút ra được kinh nghiệm để triển khai các dự án CNTT nói riêng cũng như các dự án khác nói chung nhằm đạt được các mục đích đề ra, từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác điều hành đất nước. DỰ ÁN SỐ 2: DỰ ÁN TRỒNG 1000 HA ĐIỀU Ở BÌNH DƯƠNG I/ Mục tiêu của dự án: Năm 2000, Dự án cải tạo và trồng mới 10.000 ha điều cao sản ở tỉnh Bình Dương sản có tổng số vốn 20 tỉ đồng nằm trong chương trình trồng 5 triệu ha rừng do Trung ương đầu tư nguồn vốn triển khai trong 20 năm (từ năm 2000 đến 2020) được giao cho tỉnh Bình Dương quản lý và triển khai ký hợp đồng với hàng chục ngàn hộ dân 4 huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bến Cát và Tân Uyên. Dự án có mục đích chung là phủ xanh đồi núi trọc, ngoài ra còn là để bảo vệ các đập phòng hộ đầu nguồn và tạo điều kiện để xóa đói, giảm nghèo cho các hộ dân ở tỉnh Bình Dương. II/ Nguyên nhân thất bại: 8
  9. Trong thời gian 5 năm đầu, mọi việc diễn ra suôn sẻ, người dân đã trồng loại điều cao sản trên diện tích hơn 9.000 ha và cây điều đã cho thu hoạch vài vụ đầu. Nhưng từ năm 2006 trở lại đây, mọi việc đã thay đổi khi diện tích điều đột ngột bị thu hẹp mạnh, từ 9.000 ha trồng ban đầu chỉ còn lại lơ thơ vài trăm ha. Điều trớ trêu là trên diện tích của các hộ dân hợp đồng trồng điều cao sản, bây giờ không còn bóng dáng của cây điều, mà toàn là cây cao su. Như vậy, dự án triển khai phát triển cây điều kéo dài 20 năm (từ năm 2000 đến 2020), nhưng mới qua 9 năm đã “nửa đường gãy gánh”.Chính thức đến năm 2009, dự án bị phá sản hoàn toàn. Điều lo ngại là nguồn vốn do Trung ương rót xuống đầu tư cho dự án này đến nay chưa thu về được một xu nào. DA đã hoàn toàn “phá sản” khi diện tích cây điều đã và đang “giảm không phanh”, nhiều hộ gia đình và đơn vị xin rút lui khỏi DA. Chúng ta sẽ đi xem xét các nguyên nhân khiến cho dự án bị thất bại: Nguyên nhân chính -Lý do lớn nhất là người dân đã chủ động chặt cây điều để trồng cao su và để chuyển nhượng đất cho người khác, khiến mất 145ha điều. Việc người dân chặt điều để trồng cao su là dễ hiểu, bởi vì cây điều không còn chỗ đứng, không mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân và buộc phải nhường cho cây khác có giá trị kinh tế cao hơn là điều tất yếu. - Chi phí cơ hội của việc trồng điều là quá lớn: theo tính toán, hiện nay, chưa trừ chi phí, người dân thu được cao nhất là 12 triệu đồng/1ha/1 năm, trong khi con số này phải gấp 5-7 lần khi trồng cây cao su. Trước đây giá 1 ký điều thu được 15 – 16.000 đồng, nhưng hai năm trở lại đây chỉ còn 9 – 10.000 đồng. Với cây cao su người trồng thu được từ 30 – 50 triệu đồng/ha, còn cây điều chỉ dưới 10 triệu đồng/ha (nếu vụ mùa tốt), vì thế chuyện chặt điều để trồng cao su là tất yếu. Trong suốt 3 năm (từ năm 2005 đến 2008) năng suất điều chỉ tăng thêm có 40 kg/ha. 9
  10. Ngoài ra, giá vật tư, phân bón mấy năm gần đây tăng từ 1,5 – 1,8 lần so với năm 2005 (urê từ 8.000 đồng/kg lên 12.000 đồng/kg, DAP từ 15.000 đồng/kg lên 27.000 đồng/kg ) nên nông dân giảm lượng phân bón cho điều. Hơn nữa, giá thuê nhân công chăm sóc (làm cỏ, tạo tán, tỉa cành ) cũng tăng từ 35 – 40.000/ngày công lên 50 – 60.000 đồng/ngày công cũng là trở ngại cho khâu chăm sóc điều Ông Nguyễn Văn Tư, một nông dân ở huyện Tân Uyên cho biết: “Giá mủ cao su tăng nên chúng tôi phải đốn bỏ cây điều sang trồng cao su vì cây điều không còn là cây chủ lực xóa đói, giảm nghèo nữa. Trồng điều mỗi năm thu hoạch hạt chỉ được một mùa, lại phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết; năm nào cây ra bông mà gặp sương muối là coi như đi tong vụ năm đó. Còn với cây cao su, chúng tôi khai thác lấy mủ gần như quanh năm, thu nhập đều đặn quanh năm.” - Các hộ trồng điều ít hiểu biết, ham giá rẻ thường mua cây điều ghép không rõ nguồn gốc hoặc truyền tay nhau để trồng mới trong dân dẫn đến tình trạng sản xuất cây giống kém chất lượng khá phổ biến, sâu bệnh liện tục hoành hành. - Do một số rủi ro bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hạn hán - Đất nằm trong vùng quy hoạch: Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện phát triển “ồ ạt” các khu công nghiệp, đô thị khiến diện tích trồng điều nằm trong dựán giải tỏa đất cũng diện tích cây điều bị thu hẹp rất đáng kể”. -Ngoài các lý do trên, còn do chính quyền địa phương giao đất rừng cho người dân xong thì phó mặc cho dân. Công tác tuyên truyền vận động chưa thấu đáo, nhiều người cứ nghĩ Nhà nước đã cho rừng rồi thì muốn làm gì với khu rừng đó thì làm. Mặt khác, đa số những hộ dân được nhận đất rừng là những hộ nghèo, nhận thức còn hạn chế, nên họ chưa quan tâm đến làm sao để diện tích rừng ấy mang lại hiệu quả. Họ không thể có điều kiện đầu tư khoanh nuôi rừng nên không tạo ra và không khai thác được nguồn lợi từ rừng. Các cơ quan chức năng chưa làm tốt việc hướng dẫn cho người dân nên dự án đã "giảm không phanh". 10
  11. - Một nguyên nhân nữa khiến người dân không bảo vệ được rừng là do rừng được giao ở quá xa khu dân cư. DỰ ÁN NHÀ MÀY ĐIỆN DIESEL CÁI LÂN I. Giới thiệu về dự án Dự án Nhà máy Điện diesel Cái Lân được Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin) ký kết với Công ty Jacobsen từ tháng 3-2003 với nội dung thiết kế, xây dựng, lắp đặt hoàn thiện và chuyển giao Nhà máy Điện diesel công suất 39MW tại cụm công nghiệp tàu thủy Cái Lân với giá trị gần 36 triệu USD. Hợp đồng gồm nhà máy chính với sáu tổ máy phát có công suất 6,5MW/tổ, trạm kết nối phân phối điện cung cấp vào lưới điện quốc gia và Nhà máy cán nóng thép tấm Cái Lân.Khi dự án đi vào vận hành, nó là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu năm 2007 của Tập đoàn Vinashin Lần đầu tiên, hơn 100 triệu kwh điện năng do Công ty TNHH một thành viên Điện Cái Lân (đơn vị thành viên của Vinashin) sản xuất đã được hoà mạng vào lưới điện quốc gia. Mục tiêu của dự án 1. Nhằm đa dạng hoá ngành nghề của Vinashin, giúp Vinashin trở thành một trong những nhà cung cấp điện cho cả nước khi dự án được hòa lưới điện quốc gia. 2. Cung ứng điện cho nhà máy cán thép Cái Lân thuộc Vinashin II. Thực tế thực hiện dự án Việc ký kết hợp đồng, triển khai dự án từ năm 2003, hình thức đầu tư theo dạng chìa khóa trao tay và năm 2007 đi vào hoạt động. Thực tế nhà máy từ khi đưa vào vận hành (tháng 4/2007) đã thường xuyên gặp sự cố như bị lỗi mạch điều khiển, hoạt động không ổn định. Ngoài ra, độ bền 11
  12. thiết bị không cao, nhiên liệu bị rò rỉ nhiều, công suất nhà máy không đạt mức tối ưu phải dừng hoạt động để sửa chữa khắc phục. Chỉ 2 tổ máy có thể phát điện được nhưng cũng chỉ đạt 75% công suất định mức (tổ máy số 4 và số 5), 4 tổ máy còn lại bị sự cố không có khả năng hoạt động, các thiết bị thay thế không còn sản xuất trên thị trường. Tiêu hao nhiên liệu để sản xuất ra 1KWh điện lớn hơn nhiều so với thiết kế ban đầu. Không những thế, qua gần ba năm hoạt động, nhà máy đã lỗ hơn 62 tỉ đồng, các khoản nợ không có khả năng thanh toán lên tới 107,5 tỉ đồng, cùng với khoản nợ 15,8 triệu USD tại một ngân hàng ở tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, khoản 11,78 triệu USD từ Công ty Cho thuê tài chính công nghiệp tàu thủy Vinashin để đầu tư cho dự án đến nay cũng không có khả năng thanh toán Để nhà máy này tiếp tục hoạt động theo đúng thiết kế ban đầu phải đầu tư thêm 13 triệu Euro nữa để thay thế, nâng cấp thiết bị. Như vậy là cả một khối tài sản vài trăm tỷ đồng hao mòn hàng ngày vì xuống cấp và vì trả lãi ngân hàng. Những dự án như vậy đã "góp phần" làm cho Vinashin mắc nợ đầm đìa. III. Nguyên nhân thất bại Dự án thất bại do sai phạm của chủ đầu tư. Đây là một trong những dự án đầu tư không hiệu quả của tập đoàn Vinashin do sai phạm của những người đứng đầu doanh nghiệp. Cụ thể: 3.1. Thiết bị kỹ thuật: Theo báo Sài Gòn Tiếp thị, trong thời gian triển khai hợp đồng nhà máy điện diezen Cái Lân, ông Nghiêm – chỉ đạo dự án đã chỉ đạo nhập dây chuyền thiết bị có chất lượng, xuất xứ không đúng theo hợp đồng. Cụ thể, hợp đồng và dự án yêu cầu tình trạng kỹ thuật từng bộ phận phải mới, toàn bộ dây chuyền thiết bị phải có xuất xứ tại Na Uy và Italia, đã lắp đặt trên công trường nhưng chưa đưa vào vận hành. Nhưng căn cứ vào tài liệu giám định toàn bộ máy móc, thiết bị Dự án nhà 12
  13. máy điện này bắt đầu từ khi lô hàng máy móc, thiết bị được dỡ từ tàu lên cảng Cái Lân, vận chuyển về công trường nhà máy và trong quá trình lắp đặt, nghiệm thu nhà máy cho thấy toàn bộ thiết bị do nhà thầu nước ngoài Jacobsen cung cấp đã qua sử dụng và ngừng sử dụng trong một thời gian dài, một số thiết bị đã hỏng, hoen gỉ, gãy khiến nhà thầu phải thay thế, bảo dưỡng và sơn lại. Các thiết bị này đều được sản xuất từ những năm 1995, 1996 và do nhiều nước sản xuất Italia, Đức, Phần Lan, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam trong đó, rất nhiều thiết bị do Trung Quốc sản xuất. Toàn bộ thiết bị chính của Nhà máy được tháo dỡ từ một nhà máy điện diesel được lắp đặt, sử dụng và đã ngừng sản xuất trong một thời gian dài ở Trung Quốc, được chủ đầu tư chấp thuận cho nhà thầu Jacobsen tháo dỡ đem về lắp đặt tại dự án. 3.2. Quản lý dự án Tháng 6-2005, ông Tô Nghiêm đã ký một biên bản giao cho Công ty Jacobsen về việc dự án đã được hoàn thành đúng theo hợp đồng. Thực tế, thời điểm này nhà máy vẫn đang trong giai đoạn lắp đặt, năm 2007 mới được vận hành. Vì có biên bản do ông Nghiêm ký, ngân hàng đã chuyển cho nhà thầu 10% giá trị hợp đồng còn lại (gần 3,6 triệu USD) vào tháng 10-2005. Cơ quan điều tra cũng đã làm rõ việc ông Nghiêm đã cắt bỏ một số hạng mục như trạm kết nối và phân phối điện. Ông Nghiêm và ông Phạm Thanh Bình (nguyên Chủ tịch Tập đoàn Vinashin) đã chỉ đạo lập dự án xây dựng công trình đấu nối nhà máy điện vào lưới điện quốc gia, cung cấp cho dự án nhà máy cán nóng thép tấm Cái Lân. Dự án được lập sau này có giá trị trên 187 tỉ đồng và cũng do nhà thầu Jacobsen trúng thầu thực hiện. Điều này cho thấy, dự án này thực chất được “vẽ” ra để thanh toán cho Jacobsen hai lần tiền cho cùng một phần công việc. 13
  14. KẾT LUẬN Đây là các dự án điển hình cho những dự án thất bại trong thực tế về những dự án đầu tư công. Mỗi dự án đều được đầu tư nguồn vốn lớn, với thời gian thực hiện dài nhằm đạt được những mục tiêu lớn, song với nhiều lý do khác nhau, các dự án này đều gặp thất bại trong quá trình thực hiện, gây lãng phí lớn. Nghiên cứu và phân tích sự thất bại của các dự án đầu tư sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình lập, thẩm định và đầu tư dự án, từ đó rút được kinh nghiệm nhằm tránh được rủi ro từ các dự án không khả thi, gây lãng phí nguồn nhân lực và vật lực, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà. Mong rằng trong thời gian tới, các dự án đầu tư công của Việt Nam sẽ nâng cao được hiệu quả, đóng góp thiết thực vào quá trình đổi mới của đất nước; các dự án kém hiệu quả sẽ được rà soát, kiểm tra, thẩm định lại để không lặp lại những sai lầm đáng tiếc nữa. 14
  15. Nguồn tài liệu tham khảo Giáo trình Tài trợ dự án, Học viện Ngân Hàng 2008 DANH SÁCH NHÓM VOLCANO (lớp 03 Ca 4 chiều thứ 4 D7) STT Họ và tên Lớp Phân công nhiệm vụ 1 Nguyễn Văn Chức HTTTA K11 Nghiên cứu đề án 112 2 Mai Tấn Tài HTTTA K11 3 Đỗ Thị Thiên Hương NHI K11 Nghiên cứu dự án trồng 1000 4 Nguyễn Thanh Hoạt NHI K11 ha điều ở Bình Dương 5 Nguyễn Văn Hiếu (NT) NHI K11 Nghiên cứu dự án Nhà máy 6 Nguyễn Tá Hải NHI K11 điện Diesel Cái Lân Email: lamviecnhom.ttda@gmail.com 15