Tiểu luận Thực trạng và đánh giá chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng trung ương từ năm 2001 đến nay

doc 62 trang nguyendu 4711
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Thực trạng và đánh giá chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng trung ương từ năm 2001 đến nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu_luan_thuc_trang_va_danh_gia_chinh_sach_quan_ly_ngoai_ho.doc

Nội dung text: Tiểu luận Thực trạng và đánh giá chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng trung ương từ năm 2001 đến nay

  1. MỤC LỤC MỤC LỤC 1 1. MỞ ĐẦU 4 2. NỘI DUNG 4 2.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI 4 2.1.1. Khái niệm chính sách ngoại hối 4 2.1.2. Vai trò của quản lý dự trữ ngoại hối 5 2.1.3. Mục đích quản lý ngoại hối 6 2.1.3.1. Điều tiết tỷ giá để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 6 2.1.3.2. Bảo tồn dự trữ ngoại hối Nhà nước 6 2.1.3.3. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế 7 2.1.4. Hoạt động ngoại hối của NHTW 7 2.1.4.1. Hoạt động giao dịch ngoại hối 7 2.1.4.1.a. Mua bán trên thị trường trong nước 8 2.1.4.1.b. Mua bán trên thị trường quốc tế 8 2.1.4.1.c. Các hình thức giao dịch ngoại hối của NHTW 9 2.1.4.2. Hoạt động quản lý ngoại hối của NHTW 10 2.1.4.2.a. Đối tượng của chính sách quản lý ngoại hối 10 2.1.4.2.b. Nội dung của chính sách quản lý ngoại hối 11 2.1.4.2.c. Chính sách tỷ giá 11 2.1.4.2.d. Quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia 13 2.1.4.2.e. Cơ cấu dự trữ ngoại hối 15 2.1.4.2.f. Chính sách quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam 16 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NHTW TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 22 1
  2. 2.2.1. Tình hình quản lý ngoại hối 22 2.2.1.1. Về chính sách lãi suất ngoại tệ 22 2.2.1.2. Về chính sách tỷ giá 23 2.2.1.2.a. Thực trạng 23 2.2.1.3. Về công cụ dự trữ bắt buộc 40 2.2.1.4. Về chính sách kết hối 41 2.2.1.5. Về quy định trạng thái ngoại tệ 41 2.2.1.6. Về chính sách kiều hối 42 2.2.1.7. Tình trạng đô la hóa 42 2.2.1.8. Về cơ chế quản lý, chỉ đạo điều hành và việc đào tạo đội ngũ nhân viên của NHTW 45 2.2.1.8.a. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đổi mới cơ chế chỉ đạo điều hành 45 2.2.1.8.b. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin họcvà đào tạo để nâng cao chất lượng quản lý ngoại hối 46 2.2.2. Những hạn chế còn tồn tại 46 2.2.2.1. Về chính sách tỷ giá: 46 2.2.2.1.a. Cơ chế xác định tỷ giá hối đoái của Việt Nam hiện nay còn thiếu linh hoạt, biên độ dao động nhỏ 46 2.2.2.1.b. Việc sử dụng các công cụ điều hành của chính sách tỷ giá chưa hiệu quả 47 2.2.2.1.c. Các công cụ tài chính phái sinh chưa phát huy được chức năng .48 2.2.2.2. Thị trường ngoại tệ “chợ đen” đang mạnh dần và khó kiểm soát 48 2.2.2.3. Dự trữ ngoại hối còn thấp 49 2.2.2.4. Tình trạng đô la hóa 49 2.2.2.5. Rổ tiền tệ chưa hợp lý 49 2
  3. 2.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI HỐI 50 2.3.1. KINH NGHIỆM TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐÔNG Á (1997-1998) - TÁC HẠI NẶNG NỆ CỦA VIỆC NEO TỶ GIÁ TRONG MỘT THỜI GIAN DÀI 50 2.3.2. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC – THÀNH CÔNG TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI HỐI 51 2.3.2.1. Về chính sách tỷ giá 52 2.3.2.2. Về dự trữ ngoại hối 55 2.4. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 56 2.4.1. Thông thoáng chính sách ngoại hối, thu hút tối đa nguồn ngoại tệ vào trong nước: 57 2.4.2. Khắc phục tình trạng đô la hóa 57 2.4.3. Sử dụng tố đa nguồn ngoại tệ sẵn có trong nước, hạn chế luồng ngoại tệ chảy ra nước ngoài: 58 2.4.4. Đổi mới chính sách về trạng thái ngoại hối của các tổ chức tín dụng: 59 2.4.5. Đổi mới cơ chế chính sách quản lý ngoại hối liên quan đến hoàn thiện và mở rộng thị trường hối đoái: 59 2.4.6. Tự do hóa chính sách quản lí ngoại hối theo hướng hội nhập quốc tế:.60 2.4.7. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn b ản về chính sách quản lí ngoại hối: 60 3. KẾT LUẬN 62 3
  4. 1. MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các giao dịch kinh tế và phi kinh tế giữa các quốc gia và lãnh thổ ngày càng phát triển. Theo đó, các giao dịch tiền tệ quốc tế cũng sôi động và không ngừng phát triển. Mỗi quốc gia đều có đồng tiền riêng của mình. Đồng tiền ấy tượng trưng cho chủ quyền quốc gia. Các chức năng của đồng tiền quốc gia như phương tiện trao đổi, thanh toán, cất trữ chỉ có giá trị trong phạm vi quốc gia đó. Ra khỏi lãnh thổ đất nước đó, đồng bản tệ phải thích nghi với những quy định và thông lệ quốc tế thì mới có tác dụng trao đổi. Đối với các nước có đồng tiền mạnh, chính phủ của họ sẽ tập trung duy trì sức mạnh của đồng tiền trên thị trường quốc tế. Còn đối với những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, việc ổn định giá trị đồng tiền được đặt lên hàng đầu. Bài tiểu luận nhằm đánh giá chính sách quản lý ngoại hối của NHTW từ năm 2001 đến nay, trong đó tập trung vào chính sách tỷ giá – một trong những công cụ quan trọng nhất của chính sách ngoại hối của NHNN để điều hành ổn định nền kinh tế. 2. NỘI DUNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI 2.1.1. Khái niệm chính sách ngoại hối Ngoại hối là phương tiện thiết yếu trong quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới. Ngoại hối bao gồm tiền nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài. Trong đó, đặc biệt là ngoại tệ, đóng vai trò rất quan trọng vì nó là phương tiện dự trữ của cải, phương tiện để mua, để thanh toán và hạch toán quốc tế. Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng thì bất cứ quốc gia nào cũng không thể khép kín mọi hoạt động, tự mình giải quyết mọi vấn đề, càng không thể phát triển đất nước một cách đơn độc, riêng lẻ, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay – khi nền kinh tế thị trường đang ngày một sôi động, đòi hỏi sự hợp tác và liên minh giữa các quốc gia. Dự trữ ngoại hối, vì thế, là phương tiện đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế nhằm thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu; mở rộng đầu tư, hợp tác kinh tế với nước ngoài. Bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối còn là cơ sở cho việc phát hành tiền và được sử dụng như là một lực lượng để can thiệp và điều tiết thị trường tiền tệ theo những mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô. Với tầm quan trọng như vậy, yêu cầu quản lý dự trữ ngoại hối có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế và Ngân hàng Trung ương là cơ quan được Nhà nước giao cho nhiệm vụ này. Về nguồn gốc sâu xa, dự trữ ngoại hối chính là kết quả, là biểu hiện của sức mạnh tiềm lực kinh tế quốc gia. Dự trữ ngoại hối để đảm bảo sự cân bằng khả năng thanh toán quốc tế, thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu phục vụ phát triển kinh tế và cải thiện đời sống người dân trong nước, mở rộng hoạt động đầu tư, hợp tác kinh tế với các nước khác nhằm phục vụ mục tiêu chính sách kinh tế mở. 4
  5. Quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước bao gồm: + Ngoại tệ tiền mặt + Số dư ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ở nước ngoài + Hối phiếu và các giấy chứng nhận nợ của Chính phủ, ngân hàng nước ngoài, của các tổ chức tài chính tiền tệ hoặc ngân hàng quốc tế phát hành, bảo lãnh. + Vàng tiêu chuẩn quốc tế, các loại ngoại hối khác của Nhà nước. Quỹ dự trữ ngoại hối được hình thành từ hai nguồn: Thứ nhất, là từ các hoạt động xuất nhập khẩu, khi xuất khẩu tăng, có thặng dư trong cán cân thanh toán quóc tế thì nguồn thu bằng ngoại tệ đã hình thành nên quỹ dự trữ ngoại hối. Thứ hai, là do luồng tư bản di chuyển vào trong nước dưới dạng kiều hối, đầu tư, vay nợ để cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Không phải toàn bộ luồn ngoại hối chảy vào trong nước đều được tập trung vào quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước mà có một phần đáng kể được lưu hành trong các tầng lớp dân cư, trôi nổi trên thị trường. Vì thế, các hoạt động thu hút lượng ngoại tệ trôi nổi trên thị trường về quỹ dự trữ ngoại hối và điều chỉnh cơ cấu dự trữ ngoại hối là hết sức quan trọng nhằm tạo nên một quỹ dự trữ ngoại hối tập trung cho các mục đích điều tiết của nhà nước. 2.1.2. Vai trò của quản lý dự trữ ngoại hối Dự trữ ngoại hối Nhà nước biểu hiện là tài sản nợ đối với nền kinh tế và là tài sản chung trên bảng cân đối tài sản của NHTW. Ở đó, NHTW được giao quyền sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để tiến hành mua bán trên thị trường ngoại hối nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Dự trữ ngoại hối được sử dụng nhằm tài trợ cho sự mất cân bằng cán cân thanh toán, hoặc gián tiếp tác động thông qua việc can thiệp trên thị trường ngoại hối, giữ vai trò ngăn ngừa những biến động trong nguồn thu từ xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu, cũng như chu chuyển quá lớn luồng vốn đối với một quốc gia. Có dự trữ ngoại hối, tức là có cơ sở cho việc phát hành tiền, đảm bảo cho mối tương quan giữa tiền và hàng trong nước. Nhà nước có thể chủ động sử dụng ngoại hối như một lực lượng để can thiệp, điều tiết thị trường tiền tệ theo những mục tiêu và kế hoạch của mình. Đối với những nước mà đồng tiền không được tự do chuyển đổi, dự trữ ngoại hối là lực lượng để can thiệp thị trường nhằm duy trì sự ổn định tỷ giá hối đoái của đồng bản tệ. Dự trữ ngoại hối có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế nên được nhà nước tiến hành quản lý và Ngân hàng nhà nước (NHTW) là cơ quan được nhà nước giao cho thực hiện nhiệm vụ này. Điều đó quy định tại Điều 30, Pháp lệnh NHTW ban hành năm 1990 và Điều 38 luật NHTW ban hành năm 1997. 5
  6. Với tư cách là cơ quan duy nhất có nhiệm vụ phát hành tiền, xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ, lập và theo dõi cán cân thanh toán quốc tế, NHTW đã tiến hành quản lý dự trữ ngoại hối – cụ thể là áp dụng các chính sách, biện pháp tác động vào quá trình thu, xuất ngoại hối (đặc biệt là ngoại tệ) và sử dụng ngoại hối theo những mục tiêu nhất định. 2.1.3. Mục đích quản lý ngoại hối 2.1.3.1. Điều tiết tỷ giá để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Trong điều kiện duy trì cơ chế tỷ giá linh hoạt có điều tiết, NHTW có nghĩa vụ can thiệp thường xuyên trên thị trường ngoại hối trong nước nhằm duy trì mức tỷ giá mục tiêu, tạo điều kiện thuận lợi cho chính sách xuất, nhập khẩu nói riêng và sự ổn định kinh tế vĩ mô nói chung. Để có thể chủ động can thiệp trên thị trường ngoại hối, NHTW phải nắm trong tay một lượng dự trữ ngoại hối đủ lớn để có khả năng ảnh hưởng tới quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường, qua đó mà đạt được mức tỷ giá mục tiêu đã được xác định. Một quỹ dự trữ ngoại hối quá mỏng sẽ cản trở khả năng can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối trong những trường hợp quan hệ cung cầu căng thẳng. Tình trạng này có thể dẫn tới những biến động thị trường vượt khỏi khả năng can thiệp của NHTW. NHTW thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy tập trung các nguồn ngoại hối (đặc biệt là ngoại tệ) vào tay mình, để thông qua đó, nhà nước sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả cho các nhu cầu phát triển kinh tế và hoạt động đối ngoại. Điều đó có nghĩa, NHTW sẽ trực tiếp điều hành và quản lý dự trữ ngoại hối nhằm mục đích ngăn ngừa trong ngắn hạn sự dao động lớn của tỷgiá gây ra bởi những biến động trên thị trường. Vì vậy, mục đích của việc quản lý dự trữ ngoại hối là để đảm bảo cho một quốc gia luôn trong trạng thái có thể thanh toán các khoản nợ đúng hạn và có thể giải quyết những dao động về tỷ giá đối đoái trong ngắn hạn. Đồng thời, sử dụng chính sách ngoại hối như một công cụ có hiệu lực để thực hiện chính sach tiền tệ, thông qua mua bán ngoại hối trên thị trường để can thiệp vào tỷ giá khi cần thiết, nhằm ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền. 2.1.3.2. Bảo tồn dự trữ ngoại hối Nhà nước NHTW quản lý quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước thông qua việc sử dụng quỹ một cách hiệu quả nhằm bảo tồn và phát triển giá trị của quỹ. Trong thời gian nhàn rỗi, quỹ dự trữ ngoại hối thường được duy trì dưới dạng một danh mục đầu tư sinh lời với mức rủi ro thấp và có tính lỏng cao. Các khoản mục này có thể tồn tại dưới hình thức số dư tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại các ngân hàng lớn trên thế giới; trái phiếu, tín phiếu chính phủ hoặc các chứng từ có giá với độ an toàn cao hoặc dưới dạng tiền mặt, vàng Với năng lực quản lý của mình, NHTW thường xuyên thay đổi kết cấu danh mục đầu tư để duy trì một danh mục đầu tư tối ưu phù hợp với điều kiện và các cơ hội đầu tư quốc tế trong từng thời kỳ. 6
  7. Nói cách khác, là cơ quan quản lý tài sản quốc gia, NHTW phải quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước. Tuy nhiên, không chỉ bảo quản, cất trữ mà còn sử dụng để phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế, luôn bảo đảm an toàn để không bị ảnh hưởng bởi rủi ro về tỷ giá ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Vì thế, NHTW cần phải mua, bán, chuyển đổi ngoại tệ để phát triển, chống thất thoát, xói mòn quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, bảo vệ độc lập chủ quyền về tiền tệ. 2.1.3.3. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện thu – chi của một quốc gia với nước ngoài. (kiểm tra lại định nghĩa này). Khi cán cân thanh toán quốc tế thặng dư, lượng ngoại tệ chảy vào trong nước tăng dẫn đến khả năng cung ứng về ngoại tệ cao hơn nhu cầu ngoại tệ. Ngược lại, khi cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt, lượng ngoại tệ trong nước chạy ra nước ngoài nhiều, dẫn đến nhu cầu về ngoại tệ cao hơn khả năng cung ứng. Trong cả hai trường hợp cán cân thanh toán bội thu hay bội chi, nếu không có sự can thiệp của NHTW, tỷ giá sẽ tăng giảm theo nhu cầu ngoại hối trên thị trường. Tuy nhiên, ở nhiều nước, NHTW đóng vai trò điều tiết tỷ giá để thực hiện mục tiêu của chính sách kinh tế. Nếu NHTW muốn xác lập một tỷ giá ổn định nghĩa là giữ cho tỷ giá không tăng hay không giảm, thì NHTW hoặc là phải mua vào số ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào trong nước, và làm cho quỹ dự trữ ngoại hối tăng lên tương ứng; hoặc NHTW sẽ bán ngoại tệ ra để đáp ứng nhu cầu của thị trường khi có luồng ngoại tệ chảy ra nước ngoài, và quỹ dự trữ vì vậy mà giảm xuống tương ứng. Theo đó, mục đích của quản lý dự trữ ngoại hối là đển đảm bảo cho một quốc gia luôn trong trạng thái có thể thanh toán các khoản nợ đúng hạn và có thể giải quyết những dao động về tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn. 2.1.4. Hoạt động ngoại hối của NHTW 2.1.4.1. Hoạt động giao dịch ngoại hối NHTW có thể tham gia trực tiếp vào thị trường ngoại hối trong nước hoặc quốc tế với tư cách là một thành viên tham gia thị trường và tuân thủ các luật chơi của thị trường nhằm đạt được mục đích quản lý ngoại hối, NHTW nhằm vào các mục tiêu khác nhau tùy vào đối tác và thị trường giao dịch ngoại hối được lựa chọn. NHTW tham gia vào hoạt động mua, bán ngoại hối với tư cách là người can thiệp, giám sát, điều tiết nhưng đồng thời cũng là người mua và người bán cuối cùng. Thông qua việc mua bán, NHTW thực hiện giám sát và điều tiết thị trường theo mục tiêu của chính sách tiền tệ, đồng thời theo dõi diễn biến tỷ giá đồng bản tệ để chủ động quyết định hoặc phối hợp các NHTW các nước khác củng cố sức mua của các đồng tiền, đảm bảo trật tự trong quan hệ quốc tế có lợi cho nước mình. 7
  8. 2.1.4.1.a. Mua bán trên thị trường trong nước NHTW tham gia trên thị trường ngoại hối trong nước nhằm mục đích điều chỉnh tỷ giá hoặc vì mục tiêu ngắn hạn của chính sách tiền tệ, chứ không vì mục tiêu kinh doanh. NHTW là người mua, bán cuối cùng và chủ yếu thực hiện giao dịch với các NHTM, đôi khi các giao dịch cũng được thực hiện giữa NHTW với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn. Các giao dịch của NHTW trên thị trường ngoại hối có thể ảnh hưởng đến cung cầu ngoại hối và vì thế mà có khả năng điều chỉnh tỷ giá. Mặt khác, mỗi giao dịch loại này của NHTW cũng sẽ làm thay đổi lượng tiền cơ sở (MB), vì thế mà ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát tiền tệ của NHTW tại thời điểm đó. Nghĩa là, thông qua việc mua bán NHTW thực hiện việc cung ứng tiền tệ hoặc rút bớt tiền tệ ra khỏi lưu thông, trên cơ sở đó ổn định tỷ giá hối đoái của đồng bản tệ. Điều này đòi hỏi các hoạt động can thiệp trên thị trường trong nước phải được tiến hành một cách cẩn trọng trên cơ sở xem xét tới sự cân đối giữa mục tiêu điều chỉnh tỷ giá và mục tiêu điều tiết lượng tiền cơ sở. Đến lượt nó, sự cân đối này phụ thuộc vào cơ chế tỷ giá đang được duy trì. Trong điều kiện cơ chế tỷ giá thả nổi, sự biến động tỷ giá do thị trường quyết định. NHTW không có nghĩa vụ can thiệp tỷ giá. Điều này có thể mâu thuẫn với mục tiêu kiểm soát khối tiền cơ sở và khối tiền cung ứng. Vì vậy, trong cơ chế tỷ giá này, mỗi hành vi can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối phải dựa trên những dự báo chính xác chiều hướng biến động của tỷ giá và đảm bảo sự ổn định tối đa cho các điều kiện tiền tệ thông qua việc sử dụng phối hợp hệ thống công cụ CSTT trong các hoạt động can thiệp triệt tiêu khi cần thiết. Đối với những nước phát triển, thị trường hối đoái đã được quốc tế hóa thì tỷ giá được thả nổi. NHTW chỉ can thiệp khi thị trường có sự biến động lớn hoặc trong những trường hợp đặc biệt. Việc giao dịch, mua bán của NHTW với các ngân hàng thương mại trên thị trường ngoại hối chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống điện thoại, telex hoặc hệ thống máy tính có nối mạng giữa NHTW với các NHTM (Lưu ý, phần này bổ sung từ cô Thị trường tài chính rất tốt) Ngoài ra, NHTW cũng có thể hoạt động thông qua việc mua bán trực tiếp với khách hàng không phải là doanh nghiệp như các cơ quan hành chính hoặc các tổ chức khác. 2.1.4.1.b. Mua bán trên thị trường quốc tế Với nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối, NHTW thực hiện mua bán trên thị trường quốc tế nhằm bảo tồn và phát triển quỹ dự trữ ngoại hối. NHTW phải tính toán xem gửi ngoại hối ở nước nào có lợi mà vẫn bảo đảm an toàn, nghiên cứu lãi suất thực tế và xu hướng tăng lên của lãi suất ngoại tệ để kinh doanh có lãi. Thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ do chênh lệch tỷ giá thì phần chênh lệch đó hình thành lợi nhuận của ngân hàng. 8
  9. NHTW thực hiện việc mua bán ngoại hối sẽ tác động trực tiếp đến lượng tiền của NHTW. Nghiệp vụ này ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Như vậy, NHTW đã thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ can thiệp vào thị trường nhằm đạt được tỷ giá mong muốn. NHTW phải tuân thủ các quy tắc của thị trường và nắm vững kỹ thuật quản lý danh mục đầu tư để luôn duy trì quỹ dự trữ ngoại hối dưới dạng một danh mục đầu tư tối ưu. 2.1.4.1.c. Các hình thức giao dịch ngoại hối của NHTW Có nhiều hình thức giao dịch được thực hiện trên thị trường ngoại hối. Cùng với sự phát triển của thị trường ngoại hối, các hình thức giao dịch ngày càng phong phú, đa dạng. Thực hiện mua bán ngoại hối, NHTW cũng thực hiện các hình thức giao dịch ngoại hối như các thành viên khác của thị trường ngoại hối. Dưới đây là một số hình thức giao dịch ngoại hối cơ bản nhất: - Giao dịch ngoại hối giao ngay (Spot): là nghiệp vụ mua hay bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hay chậm nhất là trong hai ngày làm việc kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán. Nghiệp vụ này diễn ra trên thị trường giao ngay và được thực hiện trên cơ sở tỷ giá giao ngay (spot rate), tức là tỷ giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch. Giao dịch giao ngay nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ giao ngay của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư và các ngân hàng thương mại. - Giao dịch ngoại hối kỳ hạn (Forward): là giao dịch mua hay bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ sẽ được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể từ khi thỏa thuận hợp đồng. Thị trường giao dịch kỳ hạn là nơi cung cấp phương tiện phòng chống rủi ro hối đoái, tức là rủi ro phát sinh do sự biến động bất thường của tỷ giá. Với tư cách là một công cụ phòng chống rủi ro, hợp đồng giao dịch kỳ hạn được sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã biết trước, bất chấp sự biến động của tỷ giá trên thị trường. - Giao dịch ngoại hối hoán đổi (Swap): Là một loại giao dịch kỳ hạn theo đó hai bên đồng ý hoán đổi một lượng ngoại tệ nhất định vào một ngày xác định nào đó và sau đó hoán đổi ngược lại ở một ngày trong tương lai theo một tỷ giá khác với tỷ giá hoán đổi lần đầu. Như vậy, giao dịch Swap gồm hai lần hoán đổi ngoại tệ, trong đó phần lớn hoán đổi lần đầu là giao dịch giao ngay và giao dịch swap như vậy gọi là giao dịch hoán đổi giao ngay – kỳ hạn (Spot-forward swap). Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi kỳ hạn – kỳ hạn (forward-forward swap), tức là hoán đổi ngoại tệ có kỳ hạn ở lần đầu và lần sau, cũng khá phổ biến. Giao dịch hoán đổi có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài trợ và phòng ngừa rủi ro. Thông qua hoán đổi, người ta có thể chuyển dịch rủi ro ở một thị trường hay một loại ngoại tệ nào đó sang thị trường hay loại ngoại tệ khác. Mặt khác, hoán đổi ngoại tệ sang nội tệ còn là một nghiệp vụ bổ sung vốn khả dụng nội tệ cho các NHTM khi cần thiết. 9
  10. - Giao dịch ngoại hối giao sau: (Future): Hợp đồng giao sau là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ theo một tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch của các hợp đồng này. Tuy nhiên, khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau chỉ sẵn sang cung cấp với một vài ngoại tệ mà thôi. Chẳng hạn, thị trường Chicago chỉ cung cấp hợp đồng giao sau với sáu loại ngoại tệ mạnh đó là GBP, CAD, DEM, JPY, CHF và AUD. Giao dịch giao sau chính là giao dịch ngoại tệ kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa về loại ngoại tệ giao dịch, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngày chuyển giao ngoại tệ. - Hợp đồng quyền chọn (Option): là một công cụ tài chính cho phép người mua có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua (call) hay bán (put) một loại ngoại tệ ở một mức giá và thời hạn được xác định trước. Người bán hợp đồng quyền chọn phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nếu người mua muốn. Do quyền chọn là một tài sản tài chính nên nó có giá trị và người mua phải trả một khoản chi phí nhất định (premium cost) khi mua nó. Có hai loại hợp đồng quyền chọn: Quyền chọn mua cho phép người mua có quyền nhưng không bắt buộc, được mua một số lượng ngoại tệ ở một mức giá và trong thời hạn được xác định trước, còn quyền chọn bán cho phép người mua có quyền, nhưng không bắt buộc được bán một số lượng ngoại tệ ở một mức giá và trong thời hạn được xác định trước. 2.1.4.2. Hoạt động quản lý ngoại hối của NHTW Chính sách quản lý ngoại hối là một bộ phận của chính sách tiền tệ quốc gia, là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế, có liên quan mật thiết đến hoạt động kinh tế đối ngoại. Nó được thể hiện dưới dạng những quy định về pháp lý, những thể chế của Chính phủ trong vấn đền quản lý ngoại tệ, quản lý các chứng từ có giá bằng ngoại tệ và các loại ngoại hối khác trong việc sử dụng, trao đổi, mua, bán trên trên thị trường nội địa và quan hệ thanh toán với nước ngoài. Mục tiêu cơ bản của chính sách quản lý ngoại hối là ổn định giá trị đồng tiền quốc gia, tạo sự cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối. Chính vì vậy, một chính sách quản lý ngoại hối phù hợp sẽ tác động tích cực đến các luồng vốn và qua đó đến tỷ giá. 2.1.4.2.a. Đối tượng của chính sách quản lý ngoại hối Chính sách quản lý ngoại hối được phân biệt giữa người cư trú và người không cư trú. Người cư trú là toàn bộ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp được thành lập theo luật hiện hành của mỗi nước, hoạt động kinh doanh trên phạm vi lãnh thổ nước đó, hoặc đặt đại diện nước ngoài; các doanh nghiệp được thành lập theo luật của nước ngoài được phép hoạt động kinh doanh tại nước đó. Người không cư trú được hiểu là những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp được thành lập theo luật của nước ngoài và hoạt động kinh doanh tại nước ngoài; các tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo luật trong nước nhưng lại hoạt động ở nước ngoài, các cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế, các Chính phủ khác đặt tại nước đó. 10
  11. 2.1.4.2.b. Nội dung của chính sách quản lý ngoại hối Chính sách quản lý ngoại hối nhằm vào các nội dung sau: - Hệ thống quy định đối với các giao dịch vãng lai, bao gồm: hoạt động chuyển ngoại tệ giữa các nước; quyền mua, bán ngoại tệ của các đối tượng là người cư trú và người không cư trú bao gồm tổ chức và cá nhân. - Hệ thống các quy định đối với các giao dịch vôn, bao gồm: di chuyển ngoại tệ hình thành từ các giao dịch vốn giữa các nước, quản lý vay và trả nợ nước ngoài; quản lý đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp vào các chứng từ có giá; quản lý ngoại hối trong các trường hợp định cư. - Hệ thống các quy định về hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng bao gồm: quy định về cấp giấy phép hoạt động ngoại hối, quy định về phạm vi và điều kiện hoạt động ngoại hối; cho vay, thu nợ bằng ngoại tệ trong nước; phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; các quy định về trạng thái ngoại tệ - Hệ thống quy định nhằm quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm các quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của NHTW về quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế cũng như quy định đối với việc sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế. - Các quy định về cơ chế tỷ giá cũng như nguyên tắc xác định và công bố tỷ giá. 2.1.4.2.c. Chính sách tỷ giá Tỷ giá hối đoái (gọi tắt là tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước; hay nói cách khác là giá của một đồng tiền này tính bằng một đồng tiền (quốc gia) khác. Tỷ giá có thể được xác định bởi thị trường trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, được gọi là tỷ giá thị trường. Tỷ giá cũng có thể được xác định bởi các cơ quan hữu trách trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Ở nhiều nước, trong đó có VN, cả thị trường lẫn cơ quan hữu trách cùng tham gia quy định tỷ giá. Trong chính sách tỷ giá cố định, sau khi được quy định, tỷ giá không thay đổi trong một thời gian tương đối dài. Nếu tỷ giá thấp, nghĩa là đồng nội tệ được định giá quá cao, ảnh hưởng đến xuất khẩu, có thể dẫn đến tình trạng đất nước bị thâm hụt cán cân thanh toán. Lúc đó Chính phủ có thể phá giá đồng tiền, cố định mức độ tỷ giá hối đoái ở mức thấp hơn làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn và hàng xuất khẩu rẻ hơn. Ngược lại, nếu đồng tiền trong nước bị định giá quá thấp, xuất khẩu có lợi sẽ đạt thặng dư cán cân thanh toán, nhà nước có thể tăng giá đồng nội tệ, cố định tỷ giá ở mức mới cao hơn, làm cho nhập khẩu rẻ hơn. Trong chính sách tỷ giá thả nổi, tỷ giá tự do biến động hàng ngày, nó xuống giá hoặc lên giá cùng với những biến động của thị trường, góp phần làm cho cán cân thanh toán liên tục ở trạng thái cân bằng. 11
  12. Tỷ giá hối đoái đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế. Chính vì vậy, tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều tiết chính sách khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa của một nước. Tỷ giá hối đoái là một vấn đề phức tạp, là một trong những công cụ cơ bản của Nhà nước trong quản lý và điều hành vĩ mô, nó đang là một chủ đề được tranh luận nhiều và sôi nổi vào bậc nhất của kinh tế học. Cho đến nay, đã có rất nhiều lý thuyết giải thích sự hình thành và dự đoán sự biến động của tỷ giá. Tuy nhiên, trong khi nhiều chủ đề của kinh tế vĩ mô đã đạt được sự nhất trí cao của các nhà kinh tế học thì vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh chủ đề tỷ giá hối đoái, vẫn chưa có một lý thuyết hoàn chỉnh về tỷ giá hối đoái. Sự chưa hoàn chỉnh xuất phát từ những thị trường đơn lẻ như thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ, thị trường vốn Trong khi đó, tỷ giá lại chịu tác động qua lại của nhiều yếu tố với các mức độ khác nhau: từ các yếu tố thực, có thể đo lường được đến các yếu tố tâm lý, kỳ vọng. Hơn nữa, bản thân các yếu tố này lại có tác động qua lại lẫn nhau và chịu tác động trở lại của tỷ giá trong một khuôn khổ biến động. Vì lẽ đó, việc điều hành chính sách tỷ giá cũng gặp rất nhiều khó khăn, là một bài toán hóc búa mà bao nhiêu NHTW phải luôn cân nhắc để có lời giải tối ưu nhất. Nhìn lại chính sách tỷ giá xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển của nền kinh tế, cơ chế tỷ giá đã thay đổi rất nhiều,đi từ chỗ quản lý hoàn toàn đến thả nổi, tự do tỷ giá. - Cơ chế nhà nước thực hiện quản lý hoàn toàn Theo cơ chế này, nhà nước độc quyền ngoại thương và độc quyền ngoại hối. Nhà nước thực hiện các biện pháp hành chính áp đặt nhằm tập trung tất cả hoạt động ngoại hối vào tay mình. Tỷ giá do nhà nước quy định yêu cầu tất cả các giao dịch ngoại hối phải chấp hành, các tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nếu bị lỗ do tỷ giá sẽ được nhà nước cấp bù; ngược lại nếu kinh doanh có lãi thì nộp cho nhà nước. Cơ chế này chỉ thích hợp với nền kinh tế tập trung. Tuy nhiên, khi nền kinh tế sản xuất được mở rộng, thị trường cạnh tranh gay gắt, nền kinh tế đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, cơ chế này không còn phù hợp nữa. Bởi lẽ, nó không khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vì lợi nhuận từ việc kinh doanh đều phải nộp cho nhà nước. Mặt khác, cơ chế này còn tạo ra tình trạng rủi ro đạo đức trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối. Với những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, nếu bị lỗ do tỷ giá thì đã được Nhà nước bù lỗ, điều này chẳng những không khuyến khích hoạt động của doanh nghiệp mà còn gây ra tâm lý ỷ lại vào Nhà nước của các doanh nghiệp, khiến cho hoạt động kinh doanh ngoại hối trở nên trì trệ và không lành mạnh, cản trở sự phát triển của nền kinh tế. 12
  13. - Cơ chế quản lý tỷ giá có điều tiết Khắc phục sự áp đặt đã nêu trên, nhà nước đã tiến hành điều tiết nhưng gắn với thị trường, chỉ kiểm soát ở một mức độ nhất định nhằm phát huy tính tích cực của thị trường, đồng thời không buông lỏng quản lý để hạn chế những nhược điểm do thị trường gây ra, tạo điều kiện cho kinh tế trong nước phát triển ổn định, đồng thời ngăn chặn những ảnh hưởng xấu từ bên ngoài. - Cơ chế tự do tỷ giá Cơ chế tự do tỷ giá nghĩa là được tự do lưu thông trên thị trường, cân bằng ngoại hối do thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của nhà nước, do vậy tỷ giá – giá cả ngoại hối phù hợp với sức mua của đồng tiền trên thị trường. Tỷ giá thả nổi dẫn đến lãi suất, luồng vốn vào và ra hoàn toàn do thị trường chi phối. Căn cứ vào cơ chế tỷ giá đã được xác định, NHTW có nhiệm vụ xây dựng chính sách điều hành tỷ giá nhằm sử dụng tỷ giá một cách có hiệu quả cho mục tiêu điều tiết vĩ mô nói chung và chính sach tiền tệ nói riêng. Trong cơ chế tỷ giá linh hoạt có điều tiết, NHTW các nước thực hiện xây dựng chính sách tỷ giá theo các nguyên tắc: + Xác định biên độ dao động của tỷ giá bán lẻ xoay quanh tỷ giá bình quân được xác định trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Sự thay đổi biên độ dao động tỷ giá phản ánh chiều hướng can thiệp của NHTW + Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa chính sách tỷ giá và chính sách lãi suất + Điều hành tỷ giá trong mối quan hệ chặt chẽ với việc sử dụng phối hợp hệ thống công cụ chính sách tiền tệ: tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, nghiệp vụ swap ngoại tệ. 2.1.4.2.d. Quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia Dự trữ ngoại hối là phần tài sản bằng ngoại hối, bao gồm cả vàng, thuộc sở hữu quốc gia thường được giao cho NHTW quản lý để thực hiện chính sách tiền tệ và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Mục đích cơ bản của việc quản lý dự trữ ngoại hối là nhằm tạo điều kiện cho NHTW có khả năng tác động vào tỷ giá giữa đồng bản tệ với các ngoại tệ thông qua việc can thiệp vào thị trường ngoại hối. Các nước khác nhau có động lực khác nhau trong việc xây dựng quy mô dự trữ. Các nhà kinh tế học đã chỉ ra những nhân tố sau đây có tác động đến việc xác định quy mô dự trữ, đó là: - Nhu cầu giao dịch - Nhu cầu dự phòng và can thiệp - Nhu cầu tài sản hay đầu tư đối với nguồn dự trữ ngoại hối 13
  14. Việc xác định quy mô của dự trữ ngoại hối là bao nhiêu còn tùy thuộc vào kinh nghiệm. Nếu chỉ đảm bảo các nhu cầu giao dịch thông thường thì các NHTW thường xác định mức dự trữ ngoại hối tương đương một số tuần hoặc tháng nhập khẩu nhất định (mức dự trữ ngoại hối từ 6 đến 8 tuần nhập khẩu được coi là đủ). Trong trường hợp NHTW muốn theo đuổi một chính sách tỷ giá nhất định thì đòi hỏi phải có quy mô dự trữ lớn hơn nhiều. Đa số các nước đang phát triển khó có thể tích lũy được một khối lượng của cải lớn dưới dạng dự trữ ngoại hối, và họ cũng không có một thị trường hối đoái đủ lớn cho các can thiệp hàng ngày với mục đích điều hành tỷ giá. Do đó tỷ giá hối đoái thường được gắn với một vài đồng ngoại tệ hay một rổ đồng tiền và nguồn dự trữ ngoại hối sẵn có thường được sử dụng cho các giao dịch cán cân thanh toán thông thường. Trong trường hợp không có lượng dự trữ ngoại hối thích hợp, tỷ giá hối đoái sẽ trở nên biến động và có xu hướng trôi nổi theo một con đường suy giảm cố định, gây khó khăn cho NHTW thực hiện ổn định đồng bản tệ. Việc nắm dự trữ ngoại hối cũng làm phát sinh một mức chi phí nhất định. Do phải đảm bảo tính thanh khoản cao, NHTW phải duy trì một số lượng tài sản dự trữ nhất định dưới dạng tiền mặt hay các công cụ tài chính có độ an toàn và thanh khoản cao, trong khi đó những tài sản này thường không sinh lời hoặc có mức lợi nhuận thấp. Chi phí cơ hội này cần phải được tính đến khi dự trữ ngoại hối được sử dụng để trả nợ nước ngoài. So sánh chi phí lãi suất của khoản nợ với mức lợi nhuận thu được từ những tài sản thanh khoản cao cho thấy chi phí của việc nắm giữ dự trữ ngoại hối là rất cao, nhất là đối với những nước nhỏ đang phát triển, lãng phí các nguồn lực dành cho tăng trưởng kinh tế do phải tích lũy ngoại hối chỉ chịu đựng ở mức có giới hạn. Một mức dự trữ thích hợp là điều kiện tiên quyết đối với hầu hết các nước đang tìm cách tận dụng nguồn tiết kiệm của các quốc gia khác (thông qua vay nợ, đầu tư nước ngoài) để phát triển kinh tế của nước mình. Vấn đề đặt ra là chính những nước nhỏ này cần phải tạo lập được dự trữ ngoại hối từ những nỗ lực phát triển kinh tế và tích lũy qua nguồn tiết kiệm của mình trước khi tìm đến nguồn tiết kiệm của các nước khác, cần phải có một lượng ngoại hối dự trữ đủ lớn để tạo lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này khiến cho NHTW các nước buộc phải tính đến việc tận dụng các nguồn dự trữ ngoại hối thông qua việc tiến hành các hoạt động đầu tư linh hoạt trên các thị trường tài chính. BIẾN ĐỘNG QUY MÔ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CỦA MỘT SỐ NƯỚC Tên nước 1986 1996 Các nước châu Á đang phát triển 1 Hong Kong 11,4 62,7 2 Ấn Độ 10,5 22,9 14
  15. 3 Indonesia 5,3 16,2 4 Philippines 2,6 9,1 5 Singapore 12,9 71,0 6 Đài Loan 48,5 89,5 7 Thái Lan 3,8 39,7 Các nước khác 8 Australia 10,3 15,1 9 Phần Lan 2,5 7,1 1 Na Uy 13,0 26,4 0 1 Nam Phi 2,3 2,9 1 Nguồn: Tạp chí Thống kê Tài chính Quốc tế của IMF, năm 1996 Trong những năm gần đây, chúng ta thấy rằng quy mô dự trữ quốc tế của NHTW các nước đang phát triển tăng lên nhanh chóng, trong khi dự trữ quốc tế ở các nước công nghiệp vẫn duy trì ở mức cũ hay có phần suy giảm. Những con hổ Châu Á là nơi gia tăng dự trữ quốc tế mạnh nhất. Một số thay đổi, có thể nói là kỳ diệu, của những nước chỉ những năm trước đây hầu như không có dự trữ, thì giờ đây đã có hàng tỷ đô la dự trữ, có nước đã tăng lên gấp hai mươi lần, chủ yếu trong giai đoạn từ năm 1986. Nguyên nhân làm tăng dự trữ ngoại hối kể trên là do tác động của một tập hợp các nhân tố bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư vào các thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ trong nước và vay mượn ở các thị trường vốn quốc tế, thêm vào đó là thặng dư cán cân thanh toán ở một số nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc. 2.1.4.2.e. Cơ cấu dự trữ ngoại hối 15
  16. Đối với nhiều nước, nhiệm vụ chính của hoạt động quản lý cơ cấu dự trữ ngoại hối là việc quyết định giữ thăng bằng những ngoại tệ nào và khối lượng bao nhiêu trong dự trữ. Ngược lại với khả năng có thể tự do chuyển đổi của một số đồng tiền, chênh lệch lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái đã trở thành những động lực chính ảnh hưởng đến quyết định trên. Sự vận động mạnh của vốn đầu tư ngắn hạn phải thường xuyên được đối phó bằng các can thiệp chính thức của NHTW trên các thị trường hối đoái, và cơ cấu dự trữ ngoại hối không chỉ được xác định trên cơ sở cơ cấu xuất nhập khẩu của đất nước, hoặc cam kết trả nợ vốn vay, mà còn phải tính đến cả khả năng thanh toán cần theist phục vụ cho các mục đích can thiệp thị trường thường kỳ. Sự biến động mạnh của các đồng tiền cũng chính là một động lực thúc đẩy sự đa dạng hóa và quản lý tài sản dự trữ tích cực hơn ở các nước, nhất là các nước đang phát triển. Xu hướng biến động dự trữ ngoại hối và vàng của các NHTW tăng lên không ngừng. Tỷ trọng đôla trong tổng dự trữ ngoại hối của tất cả các nước gần như không thay đổi nhiều, khoảng 60% (bảng 2). Cơ cấu dự trữ ngoại hối chịu tác động mạnh bởi mức độ và đồng tiền vay nợ nước ngoài, nhất là đối với các nước vay nợ nước ngoài nhiều. Còn những nước không mắc nợ thì cơ cấu dự trữ chịu tác động bởi các nhân tố như tỷ trọng các loại đồng tiền trong quan hệ ngoại thương, loại ngoại tệ sử dụng để can thiệp thị trường ngoại hối và loại ngoại tệ tham chiếu. Tuy nhiên, một số NHTW xác định cơ cấu dự trữ bằng cách phân bổ dự trữ vào các loại ngoại tệ sao cho đầu tư có lợi nhất. Các loại ngoại tệ được dự trữ nhiều nhất ở hầu hết các nước bao gồm: đô la Mỹ, Bảng Anh, Mác Đức, Franc Pháp, Franc Thụy Sĩ, Guilder Hà Lan, Yên Nhật, ECU, và Euro 2.1.4.2.f. Chính sách quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam NHTW thực hiện chính sách quản lý ngoại hối như: - Quản lý, điều hành thị trường ngoại hối, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bằng cách áp dụng các quy chế gia nhập thành viên, quy chế hoạt động, quy định biên độ tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường - Tham gia xây dựng các dự án pháp luật và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành về quản lý ngoại hối. NHTW được giao nhiệm vụ ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể để phục vụ cho việc quản lý của mình được thống nhất. - Cấp giấy phép và thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối. Dựa vào luật pháp và điều kiện cụ thể trong từng thời gian, NHTW đưa ra các quy định cần thiết để cấp giấy phép cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân có hoạt động ngoại hối. - Kiểm tra giám sát việc xuất nhập khẩu ngoại hối của các tổ chức tín dụng. - Lập cán cân thanh toán Luật Ngân hàng nhà nước đã quy định cụ thể về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối của NHNN. Tại chương III, mục 5, điều 37 đã quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN về quản lý ngoại hối. 16
  17. a. Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án về quản lý ngoại hối; ban hành các quy phạm pháp luật về quản lý ngoại hối theo thẩm quyền b. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối. c. Tổ chức, điều hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại hối trong nước. d. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. e. Kiểm soát hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng. f. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác về quản lý ngoại hối theo quy định của pháp luật. 2. Điều 38: quy định quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước a. Quy định dự trữ ngoại hối: ngoại tệ tiền mặt, số dư ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ở nước ngoài, hối phiếu và các chứng nhận nợ của nước ngoài bằng ngoại tệ, vàng b. NHTW quản lý dự trữ ngoại hối của nhà nước, của nước CHXHCN Việt Nam theo quy định của chính phủ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn dự trữ ngoại hối nhà nước. c. Sử dụng ngoại hối nhà nước cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của nhà nước do thủ tướng chính phủ quyết định. d. NHTW báo cáo Chính phủ và UBTV Quốc Hội về tình hình biến động dự trữ ngoại hối nhà nước. e. Bộ Tài chính kiểm tra việc dự trữ ngoại hối nhà nước. Điều 39: Quy định về hoạt động ngoại hối của NHNN Ngày 17/08/1998, Chính phủ đã ban hành nghị định số 63/1998/NĐ-CP quy định quản lý ngoại hối. Sau đó, ngày 16/04/1998 NHTW có thông tư số 01/1999/NHTW7 hướng dẫn thi hành nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối. Ngày 30/08/1999, Chính phủ đã ban hành nghị định số 86/1999/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước. Nội dung cơ bản của quy chế quản lý ngoại hối như: - Đối tượng và phạm vi quản lý tổ chức cá nhân có hoạt động ngoại hối - Cơ quan quản lý: Chính phủ giao cho ai? Ví dụ, NHTW hoặc thành lập riêng một cơ quan để giao nhiệm vụ - Quy định về nội dung quản lý ngoại hối, người cư trú, người không cư trú, các hoạt động ngoại hối. - Quy định về mở tài koản, sử dụng ngoại tệ của người không cư trú và người cư trú - Quy định về các giao dịch vãng lai 17
  18. - Quy định về giao dịch vốn - Các điều khoản khác. Luật NHTW ra đời đã quy định rõ nhiệm vụ cũng như quyền hạn của NHTW trong việc điều hành chính sách quản lý ngoại hối, giúp NHTW linh hoạt hơn và hoạt động có hiệu quả hơn rất nhiều. Tóm lại, hoạt động quản lý ngoại hối của NHTW là rất cần thiết đặc biệt ở các nước đang phát triển, song để đưa ra được một chính sách quản lý phù hợp, có hiệu quả thì còn phụ thuộc vào môi trường kinh tế trong nước và chính sách đối ngoại của từng quốc gia trong mối quan hệ quốc tế. Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và chính sách điều hành tỷ giá đến thị trường ngoại hối và xuất khẩu -Tác động đến thị trường ngoại hối + Tác động của chính sách quản lý ngoại hối: Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá đến thị trường ngoại hối nói chung có thể thấy được qua việc thúc đẩy hoạt động của thị trường liên ngân hàng, hạn chế sự can thiệp của NHTW, góp phần ổn định tỷ giá và góp phần tăng dự trữ quốc gia. Một số chính sách về các hoạt động liên quan đến ngoại tệ như chính sách thu hút kiều hối củng có tác động nhất định trong việc đảm bảo cung ngoại tệ trên thị trường hay chính sách quản lý mở L/C trả chậm góp phần tiết kiệm sử dụng ngoại tệ lên tỷ giá .vv NHTW đã thực hiện rất nhiều các biện pháp nhằm ổn định thị trường ngoại hối như:quyết định số 37/1998/QĐ-TTg ngày 14/2/1998 của thủ tướng chính phủ đã ban hành kịp thời, giải quyết vấn đề ách tắc cung cầu ngoại tệ, tập trung ngoại tệ vào ngân hàng, chống găm giữ, lãng phí không sử dụng ngoại tệ, góp phần đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ cần thiết của doanh nghiệp nhập khẩu, đẩy mạnh hoạt động trên thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định tỷ giá. Với sự chỉ đạo kiên quyết và triệt để của chính phủ việc thực hiện chính sách kết hối thống nhất của các NHTM đã đạt dược những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy hoạt động trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Cùng với việc điều hành tỷ giá vào tháng 8/1998, tỷ giá trên thị trường đã dần ổn định, tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do không còn chênh lệch nhiều như trước nữa.Tuy nhiên việc thực hiện kết nối còn một số hạn chế nhất định như: - Chính sách kết hối mang tính hành chính, bắt buộc, không có tính kinh tế nên không thể áp dụng lâu dài nhất là vì cần từng bước tạo điều kiện tiền đề tiến tới mục tiêu đồng Việt Nam là đồng tiền có khả năng chuyển đổi. - Không đảm bảo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài không được chính phủ đảm bảo hỗ trợ cân đối ngoại tệ thì không phải thực hiện nghĩa vụ bán ngoại tệ và được quyền mua ngoại tệ cho các giao dịch 18
  19. vãng lai và các giao dich được phép theo qui định. Các doanh nghiệp thiệt thòi do chênh lệch tỷ giá khi bán cho ngân hàng và khi mua lại. - Yếu tố tâm lý không thuận lợi cho các doanh nghiêp, các nhà đầu tư nước ngoài. Tâm lý lo ngại không mua lại được ngoại tệ sau khi đã bán cho ngân hàng phát sinh. - Các doanh nghiệp không được tự chủ, chủ động trong vấn quản lý vốn ngoại tệ, khó khăn khi sử lý các nghiệp vụ kinh doanh khác. - Viêc bóc tách các ngoại tệ phải bán (vãng lai) với các nguồn ngoại tệ khác cũng gặp phải những khó khăn nhất định. + Tác động của các biện pháp điều hành tỷ giá hối đoái Trước hết, tác động của việc điều hành tỷ giá từ năm 1994 đến nay đến thị trường ngoại hối có thể thấy được qua diễn biến thị trường ngoại hối thay đổi tỷ giá qua các năm, đặc biệt là việc tỷ giá công bố chính thức sát với thực tế hơn, phù hợp với tương quan cung cầu, do đó tăng khả năng điều tiết thị trường của tỷ giá do nhà nước quy định, giảm khoảng cách giữa tỷ giá thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và tỷ giá thị trường tự do. Tỷ giá ổn định cả trên thị trường chính thức và thị trường tự do. Trong những năm đầu việc điều hành tỷ giá còn nhiều hạn chế. Mặc dù tỷ giá chinh1 thức mà NHTW công bố cũng dựa trên tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường, nhưng tỷ giá gần như không được điều chỉnh linh hoạt. Những năm sau NHTW đã có những điều chinh biên độ tỷ giá khác nhau. Việc NHTW tăng tỷ giá chính thức và biên độ giao dịch đã góp phần điều chỉnh tỷ giá linh hoạt trện thị trường, phản ánh đúng sức mua của đồng tiền Việt Nam hơn. Biên độ dao đông tỷ giá hiện nay do NHTW quy định đang ở mức 5%. Việc điều chỉnh tỷ giá hợp lý cũng như các chính sách khuyến khích khác góp phần giải quyết tình trạng ngưng trệ của thị trường ngoại tệ lịên ngân hàng, doanh số giao dịch của thị trường liên ngân hàng tăng lên, cung ngoại tệ được tăng lên và đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nên kinh tế. Việc điều chỉnhtỷ giá đã giảm bớt sức ép đối với nguồn dự trữ của nhà nước, NHNN không những đã hạn chế việc bán ngoại tệ để duy trì tỷ giá như trước đây mà còn tranh thủ mua ngoại tệ tăng dự trữ quốc tế. Hơn nữa, thông qua thị trường liên ngân hàng, NHTW đã nắm bắt tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường để thực hiện can thiệp vơi mức độ phù hợp. Ngoài ra cùng các biện pháp về quản lý ngoại hối, cũng như chính sách thu hút kiều hối, việc điều hành chính sách tỷ giá trong những năm qua đã có tác động tích cực tới việc tăng dự trữ ngoại tệ cho đất nước (thông qua việc góp phần thúc đẩy xuất khẩu dẫn đến tăng cung ngoai tệ). Dự trữ ngoại tệ Việt Nam trong những năm qua đã tăng dần. - Tác động đối với xuất khẩu Trong những năm qua việc đổi mới quản lý ngoại hối và điều chỉnh linh hoạt tỷ giá hối đoái đã góp phần kích thích xuất khẩu, kiểm soát nhâp khẩu ,cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại tệ cho đất nước . 19
  20. + Tác động của chính sách ngoại hối Tác động rõ nét của các biện pháp tăng cường quản lý ngoại hối cũng như các chính sách quản lý ngoại hối nói chung có thể thấy được chủ yếu thông quatác động của các biện pháp chính sách này đến việc xóa bỏ tình trạng mất cân đối cung cầu ngoại tệ trên thị trường, giải quyết khó khăn về cung ngoại tệ đáp ứng nhu câù cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp, giảm sức ép lên tỷ giá hối đoái. Từ đó, các chính sách này tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu các nước. Tuy nhiên, một điều có thể thấy rõ là ngoài các tác động gián tiếp tới các hoạt động thương mại gián tiếp nêu trên, một số chính sách về quản lý các hoạt động liên quan đến ngoại hối như quản lý vay trả nợ ngắn hạn của doanh nghịêp, đặc biệt là quan lí mở L/C trả chậm đã co tác động trực tiếp đến việc kiểm sóat nhập khẩu, hạn chế nhập siêu. +Tác động của tỷ giá hối đoái Rõ ràng tỷ giá hối đoái là một yếu tố hết sức nhạy cảm, phản ánh sức mua giữa đồng tiền quốc gia này với quốc gia khác thông qua thương mại quốc tế. Nhiều ý kiến cho rằng việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo hướng nâng giá đồng ngoại tệ (tức giảm giá đồng nội tệ) sẽ đảm bảo mục tiêu kích thích xuất khẩu. Tuy nhiên khả năng xuất khẩu của một nước còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và của các mặt hàng đó trên thị trường quốc tế, chủng loại chất lượng mặt hàng và dịch vụ, trình độ công nghệ và khả năng tiếp thị, tỷ giá hối đoái cũng là yếu tố quan trọng song không phải là yếu tố quyết định đến khả năng xuất khẩu của một nước. Điều này có thể chứng minh qua các năm khi đồng yên Nhật vá Mác Đức liên tục tăng giá so với đồng USD nhưng kim nghạch xuất khẩu của nước đó vẫn tăng. Hay trường hợp Thái Lan kể cả khi đồng Baht mất giá so với USD nhiều như giai đoạn khủng hoảng song kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan cũng không tăng. Một số công trình nghiên cứu cho thấy việc phá giá đồng bản tệ có tác động đến hoạt động xuất khẩu theo đường cong chữ J (J-Curve). Do đó, không nhất thiết việc phá giá đồng bản tệ lúc nào cũng làm cải thiện cán cân thương mại. Hơn nữa, cần phải thấy rằng trong cơ cấu hàng xuất của Việt Nam, ba nhóm hàng chủ yếu là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông sản. Đại diện cho ba nhóm trên là dầu thô hàng may mặc và giày dép, gạo là những mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên một điểm cần lưu ý là hầu hết hàng xuất khẩu của Việt Nam là hàng nguyên liệu thô có độ co giãn theo giá thấp trên thị trường quốc tế. Đối với hàng xuất khẩu như gạo, sản lượng xuất khẩu tăng mạnh qua các năm nhưng chất lượng gạo thấp nên thường bán với giá thấp. Do đó kim ngạch xuất khẩu không đạt cao. Hàng may mặc và giày dép tuy đạt kim ngạch cao nhưng đây là những mặt hàng đòi hỏi nhiều nguyên liệu nhập khẩu. Thu từ xuất khẩu mặt hàng này chỉ hiếm 20%trong tổng giá trị xuất khẩu. Từ những đặc điểm trên, trước hết có thể đưa ra một nhận xét là việc điều chỉnh tỷ giá trong những năm qua theo hướng nâng giá đồng USD so với đồng Việt Namcó tác đông nhất định đến việc đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu nhưng tác động đó chỉ ở mức độ hạn chế đối với tình hình xuất nhập khẩu ròng, hay nói cách khác là đối với cán cân thương mại. 20
  21. Việc điều chỉnh tỷ giá trong những năm qua nhất là trong thời kì khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực và quốc tế đã có tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu thông qua đó giảm bớt khó khăn cho người làm hàng xuất khẩu và tác động tích cực đến việc đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cụ thể, việc điều chỉnh tỷ giá đã có tác động tích cực lên một số loại hàng hóa xuất khẩu như: gạo, cà phê, thủy hải sản . Ngoài ra việc điều chỉnh tỷ giá còn giúp cho một số doanh nghiệp xuất khẩu thu được mức lãi cao hơn như đối với gạo và thậm chí đang bị lỗ chuyển sang lãi hoặc giảm lỗ như cao su, dầu thô, than Đặc biệt, tác động chung của việc thực hiện điều chỉnh tỷ giá linh hoat, kịp thời đến hoạt động xuất khẩu có thể thấy rõ nhất qua kết quả thực tế hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Điều chỉnh tỷ giá có tác dụng kiểm soát nhập khẩu: tỷ giá điều chỉnh cao hơn trước đã buộc các nhà nhập khẩu phải tính toán trước khi nhập, hạn chế nhập những mặt hàng không thiết yếu. Nhập khẩu giảm sẻ khuyến khích sử dụng những nguyên nhiên vật liệu đã có sẵn, có thể thay thế và hàng hóa sản xuất trong nước do chi phí nhập khẩu tăng. Điều này thấy rõ nhất đối với các nhà kinh doanh xăng dầu, sản phẩm phài nhập bằng ngoại tệ, bán trong nước thu đồng Việt Nam trong khi đó giá bán không tăng. Vì vậy, đối với các sản phẩm như vậy càng nhập khẩu nhiều để bán ra trong nước nhiều thì càng bị giảm lợi nhuận, số tiền VNĐ thu về do bán hàng cân đối không đủ số ngoại tệ tái tạo cho việc nhập khẩu tiếp theo. 21
  22. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NHTW TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 2.2.1. Tình hình quản lý ngoại hối Trên lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách quản lý ngoại hối không ngừng được đổi mới để phù hợp với thông lệ quốc tế và thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, và đã đạt được những thành tựu nhất định, bên cạnh những hạn chế cần phải tiếp tục sửa đổi cho phù hợp. 2.2.1.1. Về chính sách lãi suất ngoại tệ Từ ngày 03/01/ 2001 đến ngày 25/6/2003, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã 13 lần hạ lãi suất chủ đạo từ 6,5% xuống 1%/năm. Lãi suất khu vực đồng Euro giảm từ 2,5% xuống còn 2%/năm. Lãi suất Sibor cũng giảm. Lãi suất quốc tế giảm đã ảnh hưởng lớn đến việc điều hành chính sách lãi xuất trong nước. Những tháng đầu năm 2001, lãi suất cho vay ngoại tệ của các NHTM Việt Nam đối với cho vay ngắn hạn là dựa trên cơ sở lãi suất Sibor 3 tháng +1%/năm; đối với cho vay trung dài hạn là lãi suất Sibor 6 tháng + 2,5%/năm. Theo dõi diễn biến tình hình tiền tệ quốc tế, từ 01/06/2001, NHTW xoá bỏ cơ sở dựa vào lãi suất Sibor, cho phép các tổ chức tín dụng căn cứ vào lãi suất thị trường quốc tế và quan hệ cung cầu vốn ngoaị tệ trong nước để thoả thuận với khách vay ngoại tệ mức lãi suất cho vay. Xét về thực chất, động thái này là việc tự do hoá lãi suất cho vay ngoại tệ - một bước ngoặt cơ bản của NHTW về chính sách lãi suất. Năm 2002, lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được điều chỉnh theo các mức: Không kỳ hạn: 1,2%/năm; 3 tháng: 1,4%/năm; 6 tháng: 1,6?%/năm; 12 tháng: 2,2%/năm (mức này xê dịch tuỳ theo từng ngân hàng). Lãi suất cho vay ngoại tệ ngắn hạn của các NHTM phổ biến ở mức 3,5 - 4,5%/năm; trung dài hạn ở mức 4,5%/năm. Riêng đối với lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các pháp nhân tại các tổ chức tín dụng, NHTW vẫn tiếp tục khống chế ở mức thấp: không kỳ hạn 1%/năm, có kỳ hạn đến 6 tháng là 1,5%/năm, trên 6 tháng 2%/năm, nhằm hạn chế việc găm giữ USD trên tài khoản. Nói chung lãi suất ngoại tệ trong 2 năm 6 tháng vừa qua (từ 01/01/2001 30/6/2003) chịu ảnh hưởng của biến động lãi suất quốc tế và tỉ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) bằng ngoại tệ do NHTW quy định từng thời kỳ. 22
  23. Do tác động của lãi suất, tốc độ tăng huy động vốn nói chung của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2002 đạt 19,4%/năm, thấp hơn so với tốc độ tăng 25,1% của năm 2001. Nguyên nhân do lãi suất tiền gửi ngoại tệ thấp dẫn đến tốc độ tăng huy động vốn ngoại tệ chỉ đạt 5,6% (2001 là 25,98%). Trong khi đó, lãi suất tiền gửi VND duy trì ở mức cao (loại kỳ hạn 12 tháng từ 0,62 - 0,67%/tháng, tương đương 8,04%/năm) khiến nhiều người giữ tiết kiệm bằng ngoại tệ đã chuyển sang VND. Kết quả là, năm 2002, vốn huy động bằng VND tăng 29,22%, cao hơn so với tốc độ tăng 24,4% năm 2001. Tốc độ tăng trưởng tín dụng (dư nợ) năm 2002 đạt 22,2%. Trong đó tín dụng bằng ngoại tệ tăng mạnh 25,13% so với mức tăng 12,7% của năm 2001. Tín dụng ngoại tệ tăng chủ yếu do lãi suất cho vay ngoại tệ thấp (do ảnh hưởng của lãi suất quốc tế ). Thậm chí có doanh nghiệp vay vốn ngoại tệ không đưa vào sản xuất, kinh doanh mà lại bán ra thị trường tự do lấy VND gửi vào ngân hàng hưởng lãi suất cao (có thời điểm lãi suất tiền gửi VND cao gấp 3 - 4 lần lãi suất tiền gửi ngoại tệ) Bên cạnh đó, dù đã có những tích cực trong chính sách điều hành lãi suất, ta cũng phải thừa nhận một thực trạng là trong một thời gian dài giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ đã có một khoảng chênh lệch quá lớn, đã làm nảy sinh sự chuyển dịch vốn của khách hàng từ nội tệ sang ngoại tệ và ngược lại. Ngân hàng bỏ ra nhiều công sức mà không được thu được lợi, lại tạo cơ hội và kẽ hở cho những người có nhiều tiền gửi và những doanh nghiệp khôn ngoan kiếm lời bằng chênh lệch lãi suất. 2.2.1.2. Về chính sách tỷ giá 2.2.1.2.a. Thực trạng Chính sách tỷ giá là một trong những chính sách quan trọng nhất của NHNN trong việc quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế, cần tập trung nghiên cứu thực trạng điều hành chính sách tỷ giá hơn so với những chính sách khác. Tháng 2/1999, với sự ra đời của quyết định 64/QĐ-NHNN7 ngày 25/02/1999, cơ chế tỷ giá của Việt Nam có bước cải cách triệt để hơn. Từ tháng 2/1999 về trước, cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam là cơ chế can thiệp trực tiếp bằng cách ấn định tỷ giá chính thức với biên độ giao dịch có lúc lên đến ± 10%. Nhưng bắt đầu từ 25/02/1999, NHNN đã bãi bỏ việc công bố tỷ giá chính thức và thay vào đó là việc “thông báo” tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng. Các NHTM được phép xác định tỷ giá mua bán đối với USD không được vượt quá ± 0.1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng của ngày giao dịch trước đó, sau đó, từ ngày 1/7/2002, biên độ này được mở rộng lên ± 0.25%. Xét về mặt lý thuyết, đây là bước cải cách có ý nghĩa rất lớn vì nó chuyển từ cơ chế tỷ giá xác định một cách chủ quan theo ý chí của NHNN sang một cơ chế tỷ giá xác định khách quan hơn trên cơ sở cung cầu của thị trường, đó là cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết. Cụ thể, tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 2001 đến nay: 23
  24. Giai đoạn 2001-2003: Ngày 26/2/1999, tỷ giá hối đoái chính thức được NHNN công bố hàng ngày, được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân mua bán thực tế trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Động thái này đã giúp thị trường ngoại hối linh hoạt lên rất nhiều: - Giúp cho các NHTM chủ động hơn trong việc tự quy định tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác mà không cần phải có USD. - Tỷ giá do NHNN công bố hàng ngày dựa trên tỷ giá bình quân mua bán thực tế nên nó phản ánh tỷ giá đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở thị trường. Nó còn phản ánh tương đối khách quan sức mua của đồng Việt Nam so với ngoại tệ. Các doanh nghiệp chủ động hơn nhưng vẫn giữ vai trò quản lí của nhà nước. - Trước đây do NHNN công bố tỷ giá cứng nhắc, nó không phản ánh được quan hệ cung cầu trong thị trường ngoại tệ. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho thị trường chợ đen phát triển. Đây là nơi mà người bán có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn và cũng là nơi mà mà người mua dễ dàng thỏa mãn nhu cầu của mình. Chỉ cần một vài biến động nho nhỏ trên thị trường cũng cũng làm cho tỷ giá trên thị trường tự do và ngân hàng cách xa nhau. Nhưng từ khi nhà nước thay đổi cơ chế quản lí, điều hành tỷ giá phù hợp với cơ chế thị trường thì nó đã làm cho thị trường chợ đen hạ nhiệt, khoảng cách tỷ giá giữa ngân hàng và thị trường tự do giảm đáng kể. - Với cơ chế quản lí tỷ giá trước đây, các doanh nghiệp thiếu tính thanh khoản đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng với chính sách diều hành mới này, nhà nước đã giúp cho các doanh nghiệp tăng khả năng thanh khoản, giúp cho việc buôn bán với nước ngoài thuận lợi hơn, tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp Việt Nam. Và chính những doanh nghiệp này đã tạo nên cung cầu trên thị trường ngoại tệ, là cơ sở hình thành nên tỷ giá hàng ngày. - Trước đây, tỷ giá không được xuất phát từ quan hệ cung cầu nên mỗi khi nhà nước công bố tỷ giá sẽ là một bước nhảy trên thị trường, gây tâm lý hoang mang cho thị trường. nhiều người tận dụng cơ hội này để đầu tư hay nắm giữ ngoại tệ để kiếm lời theo như kì vọng của họ trong tương lai. Nhưng với cơ chế tỷ giá được công bố hàng ngày như hiện nay làm cho tỷ giá ổn định hơn, nhà nước cũng dễ dàng trong việc điều chỉnh tỷ giá bằng cách mua hay bán ngoại tệ trên thị trường, giảm bớt tâm lý hoang mang cuả thị trường. - So với trước đây, cơ chế tỷ giá có phần mền dẻo và linh hoạt hơn, nó phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần tăng cường sự hòa nhập kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, cũng cần phải nhìn nhận những nhược điểm sau: + việc xác định tỷ giá chính thức là mức giao dịch bình quân giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán của ngày giao dịch gần nhất trước đó nên tỷ giá này có tính hợp lý hơn trước kia chứ không thực sự có ý nghĩa kinh tế trên thị trường. + việc khống chế biên độ tỷ giá trên thị trường chính thức quá hẹp (+/0,1%) sẽ có tác động xấu đến thị trường khi có những đột biến về cung-cầu. cụ thể là giao dịch của ngày hôm đó bị ràng buộc bởi tỷ giá của ngày hôm trước cộng với biên độ hẹp làm cho thị trường bị đóng băng, đình trệ, những ngày tiếp theo cũng bị ngưng trệ và kết quả là gây ra khủng hoảng thị trường. + Ngoài ra do TTLNH phát triển chưa hoàn hảo, chưa phản ánh được tất cả các mối quan hệ cung cầu ngoại tệ của đất nước, bản thân dự trữ bỏ ra để can thiệp vào tỷ 24
  25. giá của NHNN là hết sức hạn hẹp. Do đó vào những lúc mà thị trường biến động mạnh thì NHNN sẽ mất đi quyền chủ động can thiệp. Biên độ giao động tỷ giá ở nước ta trong giai đoạn này ở mức thấp +/-0,1% và hằng năm đồng Việt Nam mất giá khoảng 2,64%. Năm Tỷ giá bình quân (DVT: VND Chính thức Tự do 2001 14769 14853 2002 15235 15305 2003 15560 15575 2004 15690 15705 + Chính phủ cần phải bổ sung và hoàn chỉnh các giải pháp bổ trợ cho cách điều hành tỷ giá hối đoái mới. Tâm lý đón chờ phá giá đồng nội tệ luôn luôn thường trực. chính vì thế NHNN phải thường xuyên dùng ngoại tệ để giữ tỷ giá giao dịch thực tế của thị trường liên ngân hàng không tăng thêm. NHNN vừa phải chịu áp lực vì thị trường ngoại tệ căng thẳng, vừa phải chịu áp lực vì dự trữ ngoại tệ rất mỏng manh. + Việc bỏ hẳn ấn định tỷ giá hối đoái danh nghĩa mang lại nhiều khó khăn trong việc xác định tổng cung, tổng cầu, thu chi ngân sách, cán cân thanh toán vãng lai, mức lãi suất danh nghĩa hàng năm. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư. + Ở nước ta, công cụ nghiệp vụ thị trường mở để điều hành tỷ giá hối đoái chưa được sử dụng hiệu quả. Bởi vì dự trữ ngoại hối của nước ta rất thấp và luôn thiếu. So với kim ngạch xuất nhập khẩu trong giai đoạn này thì tỷ lệ dự trữ ngoại hối là rất thấp, chỉ chiếm khoảng 1/6 đến 1/5 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. như vậy, nhu cầu bức thiết đặt ra với Việt Nam trong giai đoạn này là phải tăng dự trữ ngoại hối để nâng cao năng lực của nghiệp vụ thị trường mở. Giai đoạn từ 2004-2006: Nhìn chung hệ thống chính sách tỷ giá đã được điều chỉnh càng sát với thực tiễn phù hựp với biến động thị trương và với thông lệ quốc tế. Trong năm 2004 hoạt động trên TTLNH có phần sôi động hơn năm 2003, doanh số giao dịch giữa các ngân hàng tăng đến 14% , doanh số hoán đổi tăng gấp đến 6 lần so với năm 2003. Nguyên nhân tăng trưởng chủ yếu là do môi trường kinh doanh ngoại tệ đã thông thoáng hơn trước. Từ tháng 12/ 2004 quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN về điều chỉnh giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng có hiệu lực thi hành và có những đổi mới quan trọng về lĩnh vực này. 25
  26. Trước hết là mở rộng quyền giao dịch ngoại tệ: cho phép khách hàng là cá nhân thực hiện giao dịch ngoại hối kì hạn và chuyển ngoại tệ. Tiếp đến là ban hành quy định mới thông thoáng hơn về kỳ hạn giao dịch được mở rộng đến 365 ngày và các TCTD có quyền tự thoả thuận với khách hàng về kỳ hạn giao dịch ngoại hối. Bỏ yêu cầu xuất trình giấy phép đối với giao dịch kì hạn hoán đổi, quyền chọn của các TCTD được phép hoạt động kinh doanh ngoại tệ (chỉ yêu cầu xuất trình giấy phép đối với giao ngay và chuyển đổi ngoại tệ). Thông qua các giao dịch về quyền chọn tiền tệ - Option, những quy định này thực sự có hiệu quả ngay từ đầu năm 2005 tạo điều kiện thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển lên một bước mới, phù hợp với thông lệ quốc tế về giao dịch hối đoái, thị trường vốn đầu tư nước ngoài và thu hút khách du lịch quốc tế, thu hút kiều hối vào Việt Nam. Những đổi mới nêu trên của NHNN đã hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ qua đó làm cho cung cầu ngoại tệ trên thị trường dần được trở lại sự cân bằng, hoạt động mua bán ngoại tệ ngày càng thông thoáng và sôi động. Tỷ giá bình quân hoạt đọng mua bán ngoại tệ giữa USD và VND trên TTLNH tăng nhẹ ở mức 0,84% . Tỷ giá của các ngân hàng thương mại cũng theo sát tối đa mức tỷ giá trần cho phép (bằng với tỷ giá chính thức cộng với biên độ cho phép là 0,25%). Năm 2004 lãi suất tiền gửi USD thấp hơn nhiều so với lãi suất VND. Nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu và thu kiều hối tăng mạnh cũng đã góp phần giúp cho việc giữ ổn định tỷ giá. Có thể khẳng định rằng trong giai đoạn này diến biến tỷ giá phản ánh sát thực tế quan hệ cung cầu, rút ngắn chênh lệch tỷ giá trên thị trường chính thức và thị trường liên tự do. Ngân hàng nhà nước đã thực hiện tốt vai trò là người mua bán cuối cùng, đáp ứng đủ nhu cầu mau ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán cho các đối tác nước ngoài cũng như nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Cơ chế điều hành với những đổi mới quan trong đã rất phù hợp với thực tế và với diễn biễn của TTLNH. Trong hai năm 2003 và 2004 hai nghiệp vụ option và bảo hiểm rủi ro trong giao dịch giá vàng đã được NHNN cho phép các NHTMCP xuất nhập khẩu thực hiện thí điểm .Đến năm 2005 có 4 ngân hàng được pháp thuẹc hiện chính thức là Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, NHTMCP Á Châu và NHTMCP Xuất Nhập Khẩu. Việc thực hiện những nghiệp vụ này bước đầu mang tính ổn định chuyên nghiệp và thực sự đem lại những hiệu quả đáng kể. Ngày 13/12/2005 uỷ ban thường vụ quốc hội thông qua pháp lệnh ngoại hối có hiệu lực từ ngày 1/6/2006 về việc thống nhất các hoạt động ngoại hối, hướng tới một thị trường ngoại hối mở, tự do. Điều 22 pháp lệnh ngoại hối quy định: trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện băng ngoại hối, trừ các giao dịch đối với các tổ chức tín dụng, trong trường hợp thanh toán qua trung gian gồm việc thu hộ uỷ thác đại lý và các trường hợp cần thiết khác được thủ tướng chính phủ cho phép. 26
  27. Trong năm 2005, trái ngược với xu hướng tăng cao của giá vàng, thị trường tiền tệ nóng lên, lãi suất tăng khá thì tỷ giá lại tương đối ổn định. Cán cân vốn và cán cân thanh toán quốc tế tăng mạnh. Thâm hụt cán cân vãng lai giảm rõ rệt. Dự trữ ngoại hối của quốc gia được tăng cường. Tình trạng đô la hoá có xu hướng giảm về tỷ trọng. Tính chung trên cả ba thị trường là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường giao dịch của ngân hàng thương mại với khách hàng và thị trường tự do, tỷ giá giữa VND so với một số loại ngoại tệ mạnh có sự biến động khác nhau, tăng so với USD và giảm so với các loại ngoại tệ mạnh khác. Sở dĩ tỷ giá giữa VND so với các loại ngoại tệ mạnh khác giảm là do USD lên giá mạnh so với các loại ngoại tệ đó; trong khi nhu cầu về EUR, JPY, GBP, AUD, ở trong nước không lớn. Ngược lại, khách quốc tế chi tiêu tại Việt Nam, một phần kiều hối chuyển về nước được thực hiện bằng các loại ngoại tệ mạnh khác. Trong khi đó, nguồn thu từ xuất khẩu, viện trợ của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu bằng USD, tỷ trọng này chiếm khoảng 87 - 88% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ giá VND/USD tương đối ổn định, chỉ tăng gần 0,8% trong cả năm 2005 là do các nguyên nhân sau: Một là, cơ chế quản lý ngoại hối dần được thông thoáng hơn, các giao dịch vãng lai được tự do hoá hơn; cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt. Trong năm 2005 trên cả thị trường tự do và thị trường giao dịch của NHTM với khách hàng không xảy ra bất kỳ đợt biến động đột xuất nào về tỷ giá. Hai là, cán cân thanh toán quốc tế và cán cân vốn năm 2005 của Việt Nam tiếp tục thặng dư, cán cân vãng lai giảm thâm hụt. Với những diễn biến tích cực nói trên, trong năm 2005 có những thời điểm nền kinh tế Việt Nam cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ. Trong những thời điểm đó, NHNN Việt Nam đã kịp thời can thiệp vào mua ngoại tệ, tăng cường quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước, đạt khoảng trên 10 tuần nhập khẩu. Năm 2006, cán cân thanh toán quốc tế, cán cân vốn tiếp tục thặng dư do các hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, do hoạt động du lịch quốc tế, do thu hút vốn FDI và vốn ODA, kiều hối tiếp tục phát triển mạnh. Cán cân vãng lai của Việt Nam tiếp tục giảm do đạt được tiến bộ của hai cán cân nói trên. Tỷ giá năm 2006 ổn định và xoay quanh mức của năm 2005. Đến cuối năm 2006 các NĐT gián tiếp đã chuyển vào Việt Nam trên 7 tỉ USD. Trên thị trường quốc tế, đồng USD có sự biến động mạnh theo chiều hường giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt khác. Giá vàng cũng biến động mạnh. Tuy nhiên tỷ giá giữa VND và USD trên thị trường liên ngân hàng chỉ tăng 1,36%. Tỷ giá trên thị trường giao dịch giữa các NHTM và khách hàng tương đối ổn định, chỉ tăng khoảng 0,88% trong cả năm 2006. Trong khi đó tỷ giá trên thị trường tự do có biến động lớn hơn, nhưng mức tăng cả năm 2006 cũng chỉ dừng ở tỷ lệ 1,0%. Để ổn định tỷ giá, NHNN tiếp tục duy trì tỷ lệ biên độ giao dịch trong mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng được giữ ổn định như các năm trước đây là ± 0,25% và từ đầu năm 2007 được nới rộng tăng lên ± 0,5%. Đến cuối năm 2007, biên độ tỷ giá đã tăng lên ± 0,75% và được áp dụng từ tháng 1/2008. Bên cạnh đó NHNN chủ động sẵn mua bán can thiệp trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thông qua đó tăng cường quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia lên 2,5 tỷ USD so với mức 2 tỷ USD của năm 2005, tương đương khoảng 12 tuần nhập khẩu. 27
  28. Tỷ giá ổn định còn được hỗ trợ bởi quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường cải thiện. Mặc dù thâm hụt cán cân thương mại ước tính cả năm 2006 lên tới khoảng 5 tỷ USD do kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh và lớn hơn nhiều kim ngạch xuất khẩu, nhưng do thặng dư cán cân vốn, nên thâm hụt cán cân vãng lai hầu như không còn. Tính chung cán cân thanh toán tổng thể năm 2006 thặng dư khoảng 3,4 tỷ USD; 1,3USD so với mức thặng dư của năm 2005 là 2,1 tỷ USD. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn thu ngoại tệ từ kiều hối cả năm 2006 đạt khoảng 4,2 tỷ USD, trong đó khoảng 80% được chuyển qua kênh ngân hàng. Quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia được tăng cường, đạt 13 tỷ USD tương đương khỏang trên 20 tuần nhập khẩu. Tỷ giá ổn định tạo thuận lợi cho cả nhập khẩu và vay nợ nước ngoài, đồng thời hạn chế tình trạng đô la hoá. Ngày 31/12/2006, biên độ tỷ giá đã được NHNN nới lỏng hơn từ +/-0,25% lên đến +/-0,5% giúp cho tỷ giá sát với thị trường hơn. Những quy định mới phù hợp với các chuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo những điều kiện cần thiết để Việt Nam gia nhập WTO như thực hiện tự do hoá các giao dịch vãng lai về ngoại tệ, xây dựng tỷ giá linh hoạt, phát riển một thị trường theo hướng mở. Trong giai đoạn này giá vàng trên thế giới đang tăng cao do nguồn cung giảm ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối Việt Nam. Điều này đã gây sức ép lên người tiêu dùng, và trong khi đồng USD của Mỹ đang bị mất giá do những biến động kinh tế chính trị ở nước này thì đồng USD ở thị trường trong nước lại tiếp tục lên giá. Tỷ giá biến động không lớn trong khi cơ chế quản lý ngoại hối ngày càng được hoàn thiện điều này làm có lợi cho xuất khẩu và nợ vay nước ngoài. Năm 2005 FED đã 8 lần nâng lãi suất USD lên làm cho lãi suất đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên , biến động USD phức tạp và giá vàng cũng có những diến biến khó dự đoán. Nhìn chung với cách điều hành tỷ giá theo cơ chế thả nổi có sự điều tiết trong thòi gian này tỷ giá USD tương đối ổn định. Diễn biến tỷ giá hối đoái VND/USD từ năm 2004-2006 (tỷ giá bán ra): Tháng 2004 2005 2006 1 15669 15783 15914 2 15730 15795 15923 3 15756 15812 15915 4 15729 15829 15240 5 15746 15845 15975 6 15734 15865 15997 7 15736 15871 15998 28
  29. 8 15763 15876 16010 9 15757 15884 16040 10 15760 15903 16067 11 15760 15896 16092 12 15777 15907 16067 BQ Năm 15743 15856 15937 Năm 2001 nền kinh tế Việt Nam đổi chiều từ giảm phát sang lạm phát .Tỷ giá năm 2001 là 14.725 USD/VND năm 2001 trong khi đó đém 2006 tỷ giá lên đến 15.994 USD/VND như vậy đồng Việt Nam mất giá 8,6% so với năm gốc. Tác dụng tích cực của cơ chế tỷ giá góp phần ổn định lạm phát và tăng kim ngạch xuấ khẩu từ đó cải thiện cán cân thanh toán. Giai đoạn này tỷ giá linh hoạt mềm dẻo hình thành theo cung cầu ngoại tệ thị trường đã thúc đẩy việc hội nhập nền kinh tế. Với cơ chế này NHNN đã khống chế được phần nào sự biến động bất thường của thị trường và tỷ giá USD/VND được điều chỉnh theo sức mua hàng hóa qua đó góp phần tạo ổn định tâm lý cho người dân. Giai đoạn hậu WTO Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại toàn cầu, đánh giấu bước ngoặt quan trọng của đất nước trên con đường hội nhập kinh tế thế giới. Qúa trình hội nhập kinh tế sâu rộng kéo theo đó là hội nhập về tỷ giá là điều hầu như không thể tránh khỏi. Ngày 31/12/2006 biên độ tỷ giá đã được NHNN nới lỏng từ +/-0,25% lên +/- 0,5% điều này cho thấy tỷ giá ngày càng có xuờng hướng xích lại gần thị trường hơn. Với quyết định số 2554/QĐ-NHNN ngày 02/01/2007 thay thế quyết định số 679/2003/QĐ-NHNN ngày 01/07/2003 vêf việc nới lỏng tỷ giá ngoại tệ đây là lần đầu tiên NHNN thực hiện việc nới lỏng biên độ tỷ giá sau 3 năm dừng ở mức +/-0,25%. Có thể thấy được việc nới lỏng biên độ này mở đầu cho chuỗi các biện pháp và công cụ để từng bước làm cho cơ chế ngày càng linh hoạt hơn trước biến động của thị trường. Ngoài ra NHNN cho phép các ngân hàng được mua USD không bị ràng buộc bởi tỷ giá liên ngân hàng cũng như biên độ. Thực chất mục đích của quyết định 2554 là tạo lập biên độ ảo nhằm nhắm tới cái đích xa hơn là tỷ giá thả nổi khi thị trương ngoại hối phát triển trong tương lai. Đánh giá viề việc thực hiện quyết định này xét trong giai đoạn hiện tại thì chưa thật sự phù hợp, tỷ giá ngoại tệ của các ngân hàng không tăng mà luôn rớt xuống mức sàn gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu và có lợi cho các nhà nhập khẩu. 29
  30. Năm 2007 sau khi gia nhập WTO Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong công cuộc phát triển kinh tế nhưng đây cũng là năm chứng kiến nhiều sự thay đổi của thế giới và điều đó tác động ít nhiều đến đất nước ta. Trong thời gian này, khả năng đáp ứng ngoại tệ của các NHTM không cao, thể hiện rõ nhất trong thời điểm đầu tháng 8/2007, một số NHTM, kể cả NHTM nhà nước thiếu ngoại tệ để đáp ứng đầy đủ cho khách hàng. Có dấu hiệu doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ. Tỷ giá VND/USD liên tục theo xu hướng tăng với biên độ cao hơn cùng kỳ các năm trước. Giá USD trên thị trường tự do cao hơn tỷ giá giao dịch bình quân liên NH Từ năm 2002 đến cuối năm 2006, tỷ giá VND/USD chỉ tăng từ 0,7% - 1%/năm. Tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do đến những ngày đầu đã tăng 1,4% trong khi tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường tiền tệ liên NH do NHNN công bố cùng thời kỳ lại chỉ tăng 0,6% Tuy nhiên, có thể thấy chính sách tỷ giá năm 2007 luôn biến động liên tục. Đầu năm, cung ngoại tệ tăng mạnh do nguồn kiều hố vào và chuyển đổi tài sản từ USD sang VND để đầu tư vào thị truờng chứng khoán làm cho USD trên thị trường chính thức lấn thị trương tự do giảm xuống. NHNN trước biến động này đẻ tránh tình trạng tỷ giá giảm gây bất lọi cho tăng trưỏng kinh tế nên đã thực hiện việc tăng mua USD trên thị trường liên ngân hàng nhằm hạn chế việc giảm giá của đồng USD. Hiệu quả là từ tháng 3/2007 đồng USD bắt đầu tăng giá, từ tháng 3 đến tháng 9/2007 tỷ giá tăng +260 VND/USD (+1,63%) và đạt đến đỉnh điểm vào ngày 06/09/2007 lúc này 1USD= 16.248 VND. Điều này làm cho tỷ giá trên thị trường chợ đen tăng cao, mức chênh lệch cũng tăng. Quỹ ngoại hối cũng tăng lượng dự trữ lên nhanh chỉ trong vòng một thời gian ngắn với việc mua USD, trong khi đó lượng VND do được tung ra để mua đồng USD nên làm cho lượng cung tiền tăng kéo theo đó tinhg trạng lạm phát cũng tăng lên. Sang tháng 10/2007 để bình ổn giá cả NHNN đã thực hiện chính sách giảm mua USD song lượng cung USD trên thị trường vẫn dồi dào do nguồn tăng từ ODA, FDI buộc các ngân hàng thương mại phải mau bán ngoại tệ ở các mức thấp nhất cho phép(-0,5% so với tỷ giá ngân hàng công bố). Trước tình hình đó NHNN đã thực hiện việc nới lỏng biên độ vào ngày 24/12/2007 cùng với quyết định do thống đốc NHNN ban hành 3039/QĐ-NHNN có hiệu lực từ ngày 24/12/2007 nới rộng biên đọ tỷ giá từ +/-0,5% lên +/-0,75% tăng 0,25% so tỷ giá chính thức . Động thái này đựoc thực hiện phù hợp với điều kiện thị trương và mục tiêu lâu dài là tự do tỷ giá hối đoái. Năm 2007 chứng kiến cuộc khủng hoảng nền kinh tế Mỹ, và Việt Nam nằm trong dòng chảy chung của nền kinh tế thế giới cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Để cứu vãn khủng hoảng tín dụng ở Mỹ, FED đã 3 lần điều chỉnh lãi suất ở mức từ 5,25% xuống còn 4,25%. USD liên tục giảm giá mạnh làm cho tỷ giá VND/USD liên tục giảm , bên cạnh đó VND lại yếu so với USD. Chỉ số giá tiêu dùng những tháng cuối năm giảm do ảnh hưởng từ các đầu tàu kinh tế là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản Trước tình hình này, NHNN đã điều hành chính sách tiển tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng một cách linh hoạt và đồng bộ. Trong năm 2008, NHNN đã ba lần điều chỉnh biên độ tỷ giá từ ± 0,75% lên đến ± 3%. Việc nới lỏng biên độ tỷ giá đã làm tăng tính độc lập của chính sách tiền tệ trước những tác động bên ngoài. 30
  31. Trong năm 2008, NHNN đã nhiều lần điều chỉnh tỷ giá VND/USD theo hướng từng bước phá giá VND theo các đồng tiền của đối tác thương mại; ước cả năm mức phá giá khoảng 10%. Ngày 6/11/2008, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 2635/QĐ-NHNN, cho phép các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối nới rộng biên độ tỷ giá cho giao dịch mua bán giao ngay USD từ ± 2% lên ± 3% so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN công bố. Việc nới rộng biên độ là một giải pháp để giá USD phản ánh sát hơn nhu cầu thị trường. Đến ngày 25/12/2008, NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng lên mức 16.989 VND/USD. Những sự thay đổi này đã làm tỷ giá biến động mạnh, chênh lệch giữa thị trường tự do và thị trường chính thức lớn. Trên thị trường chính thức kể từ đầu năm 2008 đến tháng 2/2008 tỷ giá VND/USD xuống dưới mức 16000 VND/USD. Nếu như thời điểm đầu năm 2008 cụ thể là ngày 04/01/2008 tỷ giá mua vào của các ngân hàng thương mại còn 15.985VND/USD- 15.987VND/USD, tỷ giá bán ra của các ngân hàng thương mại cũng chỉ còn 15.992VND/USD- 15.995VND/USD, thì đến ngày 18/02/2008 tỷ giá đã giảm tới 30- 40VND/USD, tương ứng với 0,35%. Bên cạnh đó tỷ giá trên thị trưòng liên ngân hàng cũng giảm xuống, tỷ giá mua và bán của các ngân hàng thương mại thấp hơn và bằng giới hạn tối thiểu biên độ -0,75% theo quy định so với mức tỷ giá của NHNN công bố. Đây là hiện tượng hiếm thấy trên thị trường nước ta từ trước đến nay, bới vì thông thường tỷ giá bán của các ngân hàng thương mại thường cao hơn so với tỷ giá của NHNN công bố hằng ngày. Trên thị trường tự do tỷ giá mua bán của các cửa hàng vàng bạc tư nha cũng giảm xuống dưới 16000VND/ USD. Cụ thể như chẳng hạn giá mua trong ngày 20/02/2008 chỉ còn 15.955-15960CND/USD và bán ra cũng chỉ còn 15.995VND/USD - đây cũng là mức thấp nhất trong thời gian qua. Biến động tỷ giánăm 2006-2008 (Đơn vị tính VND/USD) Nguồn: NHNN 31
  32. Biến động tỷ giá trong năm 2008 và đầu 2009 Nguồn: Website “Thời báo kinh tế Việt Nam” VND lên giá đuợc giải thích bởi hai nguyên nhân chính: Do đồng USD xuống giá kéo dài so với các đồng tiền chủ chốt trên thế giới; lãi suất USD của cục dự trữ liên bang Mỹ liên tục bị cắt giảm kể từ giữa năm 2006; Tiếp đến là do nguồn cung vào ngoại tệ ở Việt Nam từ tháng 8/2007 tăng mạnh dẫn đến hiện tượng ứ động hạn chế sức mua của các ngân hàng thương mại. Ngày 10/03/2008 NHNN chính thức công bố việc mở rộng biên độ tỷ giá lên thêm 0,25% , tức là biên độ sẽ được cho phép là +/-1% cùng với quyết định ban hành kèm theo số 504/QĐ-NHNN. Ngay lập tức thị trường đãcó phản ứng lại với sư thay đổi này, ttỷ giá của các ngân hàng thương mại đã hạ sâu hơn so với trước. Tỷ giá này thấp hơn ca rthị trường tự do buộc các ngân hàng thương mại phải tìm biện pháp để ngăn dòng USD “ chảy ngược “ từ thị trường tự do vào các ngân hàng. Mục đích của việc nới lỏng biên độ lần này là tạo điều kiện cho nền kinh tế thích nghi dần với mức độ mở cửa và thực hiên theo chỉ đạo của thủ tướng chính phủ tại công văn số 319/TTG-KTTH vềtăng cường kiềm chế lạm phát năm 2008. Việc nới lỏng biên độ sẽtạo thêm quyền chủ động cho các ngân hàng trong việc kinh doanh ngoại tệ, các ngân hàng có thêm điều kiện để ấn định tỷ giá mua bán linh hoạt và yêu cầu các thành viên tham gia thị truờng ngoại hối sẽ nâng cao đựoc khả năng phongg ngừa rủi ro về biến động tỷ giá đê đảm bảo hiệu quả kinh doanh. \ Việc mở rộng biên độ tỷ giá làm cho tỷ giá giảm liên tục , người dân và doanh nghiệp đem USD đi bán, thị trường thừa đô la trong khi đó các doanh nghệp xuất khẩu lại gặp khó khăn, NHNN lại mua USD vào nhưng sau đó thị trường lại khan hiếm USD. Để ổn định tỷ giá NHNN lại bán USD nhằm ổn định thị trường. Chẳng hạn như 32
  33. ngày 7/5/2008 tỷ giá giao dịch là 1USD=16147VND tăng 22 VND so với mức đóng cửa các giao dịch trước kì nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Đây là mức tăng đột biến trong 4 tháng đầu năm và là mức biến động thứ hai kể từ đầu năm( đợt thứ nhất là từ 20/3-31/3). Mức giá bán ra của các ngân hàng thưong mại cũng đã kịch trần biên độ cho phép (1%) và trên thị trưòng tự do giá USD bán ra cũng tăng lên đến 16200VND. Từ tháng 6/2008 cơn sốt USD trên cả thị trường tự do và TTLNH, tỷ giá tăng đột ngột từ giữa tháng 6 đỉnh điểm lên đế 19400VND/USD vào ngày 18/6 cách hơn 2600 đồng so với mức trầng cho phép. Tâm lí hoang mang cộng với động thái đầu cơ của giới buôn ngoại tệ trên thị trường tự do đã đẩy USD cùng với giá vàng tăng lên đến 19000 đồng / lượng. Tỷ giá lên đỉnh ngày 18/6 sau đó giảm dần và ngày 27/6/2008 NHNN đã đẩy biên độ tỷ giá lên đến 2%. Nguyên nhân của tỷ giá tăng mạnh trrong giai đoạn này chủ yếu là do tâm lí bất ổn của người dân và các doanh nghiệp khi thấy đồng đô tăng mạnh và việc găm giữ ngoại tệ của các nhà đầu cơ. Nhu cầu mua ngoại tệ trong các giao dịch của nhà xuất nhập khẩu cùng với việc tăng nhập khẩu vàng do giá chênh lệch giữa vàng trong nước và trên thế giới. Có thể nói đây là giai đoạn diễn biến phức tạp của thị trường ngoại tệ, với những phản ứng nhạy cảm của thị trường trong và ngoài nước trước bién động của nền kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng từ cơn bão tài chính từ Mỹ lan rộng ra toàn thế giới. Các nhà đầu tư rút vốn khỏi Việt Nam trong thời gian này bằng việc bán trái phiếu chính phủ khi lo ngại về tình hình kinh tế và do tính thah khoản thấp trên thị trường thế giới đây nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao (bán ròng 0,86 tỷ USD). Trong khi đó cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thep quyết định số 09/2008QĐ-NHNN và vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu , vay thực hiện các dự án sản xuất xuất khẩu, giảm hiện tượng doanh nghiệp vay ngoại tệ bán lại trên thị trường. Trong giai đoạn từ 17/07 đến 15/10/2008 tỷ giá giảm mạnh và sau đó dần bình ổn. Trước tình trạng sốt USD cao ở mức báo động NHNN lần đẩu tiên đã công khai dự trữ ngoại hối của quốc gia là 20,7 tỷ USD nhằm tạo dựng niềm tin co người dân và doanh nghiệp khi các thông tin trên thị trường cho răng USD đang trở nên khan hiếm. Bên cạnh đó NHNN còn ban hành các biện pháp nhằm ổn định thị trường như việc cấm mua bán ngoại tệ trên thị truờng tự do không dăng kí với các ngân hàng thương mại, cấm việc mau bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ; cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng; bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các ngân hàng thương mại. Trong tháng 10 tỷ giá đột ngột tăng trở lai. NHNN thực hiện chính sách nới lỏng biên độ từ 2% lên 3% vào ngày 17/11/2008 và tỷ giá tăng lên đếm mức 17440VND/USD. Nguyên nhân chủ yếu là do nhà đầu tư nước ngoài bán trái phiếu 700 triệu USD và cổ phiếu 100 triệu USD trên thị trường chứng khoán. Nhu cầu mua ngoại tệ của các nhà đầu tư tăng cao nhằm phục vụ cho khả năng thanh toán tại chính quốc. Trên thị trường tự do diến biến hiện tưọng nhập khẩu vàng gia tăng và tăng nhu cấu dung USD vì đây là đồng tiền thanh toán chính thức. 33
  34. Năm 2008 được xem là năm bất ổn tài chính, sang năm 2009 tỷ giá USD được dự báo đến cuối năm sẽ tăng ở mức thấp, chậm lại và không có quá nhiều biến động. Theo tổng cục thống kê chỉ số giá đô la Mỹ (USD) đã tăng 6,125 kể từ đầu năm. Năm 2008 tỷ giá USD/VND tăng ở mức 9,1% và đến năm nay mức đọ tăng sẽ không thay đổi nhiều. Tính đến 9 tháng đầu năm tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng mạnh và đạt mức cao nhât từ16.976VND=1USD lên mức 16.994VND=1USD (tháng 9/2009) và tỷ giá mu u – bán ra USD/VND cũng ở mức cao nhất là 17.844 VND trong ngày 28/9/2009. Theo EIU, cơ quan dự báo thông tin kinh tế của tập đoàn báo chí The Economist của Anh thì tỷ giá USD/VND so với mức bình quân là 17.761VND trong năm 2009 và 18.200VND trong năm 2010. Và trong năm 2009 tỷ giá thực tế được dự tính tăng 7,4% . Tuy nhiên tỷ giá USD/VND tăng nhưng các nhà hoạch định chính sách trong nước cũng sẽ tìm cách ngăn chạn sự mất giá của đồng VND vì điều này không có lợi cho các khoản nợ bằng USD mà các công ty con trong nước có nghĩa vụ phải trả. Trong thời gian vừa qua tỷ giá được duy trì ở mức tăng vừa phải nhằm mục tiêu hỗ trợ cho xuất khẩu, NHNN đã thục hiện chính sách giảm lãi suất ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, điều này làm cho người dân thay vì găm giữ ngoại tệ như thời gian trước nay bán ngoại tệ đổi lấy nội tệ làm cho hiện tượng này giảm đi đáng kể tuy vậy lượng ngoại tệ vào ngân hàng vẫn còn khan hiếm. Hơn nữa, tỷ giá USD tăng sẽ góp phần giảm nhập siêu (tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu), kích thích tiêu dùng các mặt hàng sản xuất trong nước (vì hàng nhập khẩu trở nên đắt tương đối khi tỷ giá tăng), qua đó kích thích sản xuất trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đầu tháng 02 năm 2009, mặt bằng tỷ giá mới đã được xác lập: Tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng là: 1 USD = 16977 VND; và tỷ giá mua bán USD tại các NHTM phổ biển là: 1 USD = 17480/486 VND. Mức tỷ giá này được kỳ vọng sẽ góp phần hỗ trợ xuất khẩu, giảm nhập siêu và đảm bảo khả năng chịu đựng được của cán cân thanh toán quốc tế; đồng thời hạn chế tâm lý kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng cao quá nhanh, tạo điều kiện cho doang nghiệp chủ động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh ổn định. Các động thái của NHNN gần đây chứng tỏ NHNN đang cố gắng tiếp tục chủ động trong việc điều chỉnh tỷ giá theo định hướng trên. Theo con số thống kê xuất khẩu tháng 01 chỉ đạt 3, 8 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với tháng 01 và tháng 12 năm trước. Nhập khẩu tháng 1 cũng đạt ở mức thấp: 4,1 tỷ USD. Nhập siêu tháng 1/2009 chỉ ở mức 300 triệu USD, thấp nhất từ tháng 10/2008 đến nay. Tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu chỉ vào khoảng 7,9%. Dự báo khả năng xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu cả năm 2009 có thể ở mức thấp; tình hình có thể lặp lại như năm 1999, xu hướng tương tự. Kinh nghiệm cho thấy, hiệu quả của các giải pháp tiền tệ thường nhanh. Tuy nhiên, trong trường hợp phá giá đồng nội tệ nó sẽ làm tăng gánh nặng nợ cho nền kinh tế và các doanh nghiệp đang vay nợ ngoại tệ. Doanh nghiệp có thể bị phá sản khi gánh nặng nợ này tăng đột biến, quá sức chịu đựng được. Việc phá giá quá mạnh cũng có thể tác động đến luồng vốn vào như bài học của Thái Lan năm 1997. Như vậy, khi điều hành tỷ giá, vấn đề cứu doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu cũng đều cần được cân nhắc. Hơn thế, việc điều hành tỷ giá như thể nào để đảm bảo sự ổn định luồng vốn đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp) trong điều kiện Việt Nam hiện nay càng phải được tính toán cẩn trọng. 34
  35. Trong quý 1 năm 2009, NHNN vừa điều chỉnh biên độ tỷ giá giữa VND/USD thêm ± 2% (tăng từ mức ± 3% lên mức ± 5% áp dụng từ ngày 24/3/2009. Việc nới rộng biên độ tỷ giá VND/USD sẽ giúp cho tỷ giá biến động hai chiều linh hoạt hơn, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất kinh doanh trong năm 2009. Cùng với việc mở rộng biên độ này, NHNN cũng cảnh báo sẽ kiên quyết áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với mọi hành vi mua bán ngoại tệ có bản chất giao ngay vượt trần biên độ theo quy định. Ngoài ra, NHNN cũng sẽ chủ động áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế tâm lý găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc chu chuyển ngoại tệ lành mạnh trong nền kinh tế. Cán cân thương mại Việt Nam (2006-2008) Nguồn: Website Quỹ tiền tệ quốc tế www.imf.org Dựa vào biểu đồ trên, có thể nhận thấy, tình hình thâm hụt cán cân thương mại đã được khắc phục nhiều trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, một phần nhờ vào chính sách nới rộng biên độ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu. Tốc độ tăng GDP được dự báo chậm lại nhưng theo đánh giá mới đây của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), năm 2009 tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn được xếp cao nhất nhì khu vực châu Á. Tuy nhiên, tình hình lại diễn biến phức tạp ngay sau đó, do tình trạng găm giữ ngoại tệ ngày càng trầm trọng. Trong những tháng đầu năm 2009 tình hình tỷ giá USD/VND tiếp tục đà tăng đặc biệt sau khi ngân hàng trung ương thực hiện việc nới rộng biên độ lên +/-5% và hoạt động đầu cơ găm giữ ngoại tệ khiến cho tỷ giá ngày một tăng mạnh lên. Lượng ngoại tệ vào Việt Nam không được cung ứng ra thị trường đáp ứng các nhu cầu thanh toán, mà tập trung trên tài khoản tiền gửi chờ tỷ giá lên, còn DN chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ trả nợ vay trước hạn; đặc biệt, khi chương trình hỗ trợ lãi suất góp phần thu hẹp chênh lệch lãi suất VND và lãi suất USD, người dân chuyển từ tiền 35
  36. gửi VND sang tiền gửi ngoại tệ. Số dư tiền gửi ngoại tệ trong ngân hàng vào cuối tháng 4/2009 tăng 4,52% so với cuối năm 2008, trong khi đó số dư tiền vay ngoại tệ giảm 1,6% tương ứng.Trong khi nhu càu về ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu ngày một tăng cao còn các doanh nghiệp xuất khẩu không muốn bán USD ra vì lo sợ rủi ro tỷ giá rình rập. Tình trạng thị trường ngoai tệ đóng băng , sự măt cân đối giữa nguồn cung và cầu ngoại tệ làm cho thị trường ngoại hối ngày một xấu đi. Mặc dù các ngân hàng thương mại đã thực hiện những biện pháp tích cực nhằm khai thông thị trường như mạnh tay cẳt giảm lãi suất USD, các khoản vay ngắn hạn USD tại các ngân hàng thương mại Nhà nước phổ biến ở mức 3%/năm, các khoản vay trung hạn và dài hạn từ 3.5%-5%/năm.Lãi suất cho vay USD ngắn hạn của các ngân hàng thương mại cổ phần ở mức 3%-5%/năm, trung và dài hạn từ mức 4%-6% nhưng nhình chung các doạnh nghiệp vẫn chưa dám đi vay băng USD mà thay vào đó họ chọn cách vay ngoại tệ bằng VND với lãi suất hỗ được hỗ trợ 6%. Tình trạng căng thẳng USD thực chất đã diễn ra từ năm 2008 và sang năm 2009 tình hình đó tiếp tục ngày một phức tạp thêm. Năm 2008, thị trường ngoại hối từng có những đợt biến động mạnh và căng thẳng; tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do có lúc lên sát 19.000 VND. Những diễn biến này được đặt trong những áp lực cơ bản: nhập siêu tăng kỷ lục và lạm phát tăng rất mạnh. Có một thực trạng chung là nhiều doanh nghiệp xuất khẩu khi thu ngoại tệ về không chịu bán lại. Đây là một lựa chọn có mục đích chính là để dự phòng rủi ro tỷ giá trong tương lai (vốn đã có nhiều trường hợp phải trả giá đắt trong năm 2008), bởi chính các doanh nghiệp cũng cần ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho sản xuất để xuất khẩu; một mục đích khác là sự găm giữ có kỳ vọng tỷ giá sẽ tiếp tục tăng, hay nói cách khác mức giá các ngân hàng trả theo quy định hiện nay tỏ ra chưa hấp dẫn doanh nghiệp. Ngay cả trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhiều thông tin phản ánh gần đây đề cập đến những trường hợp “lách” trần tỷ giá thông qua ngân hàng thứ ba, ngoại tệ thứ ba. Họ buộc phải đi đường vòng bởi “đường thẳng” hiện tại không đáp ứng được yêu cầu của họ. Các ngân hàng liên tục duy trì việc niêm yết giá mua USD bằng giá bán. Việc tìm mua ngoại tệ tại nhiều ngân hàng khá khó khăn. Hiện dự trữ ngoại tệ ở khoảng trên dưới 22 tỷ USD. Tuy nhiên, nhà điều hành không thể dùng biện pháp đơn giản là tung một nguồn ngoại tệ lớn cho thị trường để xoa dịu sự căng thẳng của cầu vì hành động này sẽ kéo theo những hệ luỵ khác ảh hưởng đến việc đảm bảo sự cân đối các lợi ích và yêu cầu khác trong quản lý vĩ mô của nền kinh tế. Vấn đề chủ chốt ở đây là để giải toả được tâm lý găm giữ ngoại tệ của DN và người dân, ngoài việc đảm bảo chênh lệch hợp lý giữa lãi suất VND với USD, chấn chỉnh thị trường thì cần xem xét yếu tố vĩ mô. Đó là phải đảm bảo tỷ lệ lạm phát ở mức ổn định, người dân thấy đồng nội tệ được giữ giá phù hợp; chính sách về ngoại hối cần được thực hiện theo lộ trình, không có những cú “sốc”. Đồng thời, phải sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của DN, bởi khi khó mua ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán thì DN sẽ chọn cách găm giữ để khi cần là có ngay. Tình trạng diễn ra trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Tỷ giá tiền đồng/Đô la Mỹ thực mà các ngân hàng giao dịch với nhau cao hơn 3-3,5% so với tỷ giá trần công bố bởi Ngân hàng Nhà nước dù trên giấy trắng mực đen, mọi số liệu liên quan đến tỷ giá đều đúng quy định. Để hợp pháp 36
  37. hóa, thường hai ngân hàng mua bán Đô la Mỹ với nhau thông qua một ngân hàng thứ ba và thông qua một đồng tiền thứ ba. Vì Ngân hàng Nhà nước không ấn định tỷ giá tiền đồng với các ngoại tệ khác, như Đô la Úc, Đô la Canada, Euro, Yên Nhật nên ngân hàng thứ ba có thể mua bán Đô la Mỹ, tiền đồng với ngân hàng thứ nhất và thứ hai thông qua một đồng tiền khác với bất cứ tỷ giá nào họ muốn. Ngân hàng Nhà nước hiện chỉ cấm hai bên (ngân hàng với ngân hàng hoặc ngân hàng với doanh nghiệp) mua bán Đô la Mỹ - tiền đồng thông qua một ngoại tệ thứ ba. Sự xuất hiện của một ngân hàng thứ ba trong một giao dịch ngoại tệ lại không nằm trong sự cấm đoán. Ngân hàng Nhà nước đang tích cực xử lý những trường hợp mua bán ngoại tệ vượt tỷ giá quy định cả đối với các tổ chức tín dụng và trên thị trường tự do. Những điểm thu đổi ngoại tệ nếu sai phạm sẽ bị rút giấy phép. Những ngân hàng mua bán ngoại tệ với doanh nghiệp mà tính thêm phí, dù là dưới hình thức nào, cũng sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Sự cứng nhắc của tỷ giá chính thức trong biên độ dao động hẹp đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định của thị trường tiền tệ. Các nhà đầu tư nước ngoài đang quay lưng với trái phiếu chính phủ, họ thậm chí còn bán ròng chừng 500 tỉ đồng trái phiếu trong hai tuần đầu tháng 7/2009. Lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam đang ở mức 8,5- 9,5%/năm tùy kỳ hạn, cao hơn so với lãi suất trái phiếu các nước lân cận. Trái phiếu vào dễ, ra khó vì tỷ giá, chứ không phải vì lợi tức thấp. Kênh phát hành trái phiếu đang tắc và gây tác động đến mặt bằng lãi suất tiền đồng. Lợi tức trái phiếu sẽ buộc phải tăng đến một mức nào đó đủ bù đắp rủi ro tỷ giá thì nhà đầu tư ngoại mới đổ vốn vào, khơi mào sự quay lại của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Tỷ giá đang là nút thắt của thị trường tiền tệ. Ngày 24/3/2009, nhằm tạo ra khả năng linh hoạt hơn trong mua bán ngoại tệ giữa khách hàng và ngân hàng, NHNN đã điều chỉnh biên độ giao dịch từ + 3% lên + 5%. Như vậy tính chung đến nay, NHNN đã cho phép khả năng VND mất giá tới 5%, hay nói một cách khác, nhằm tạo đà cho xuất khẩu, tránh tâm lý lo ngại việc mất giá mạnh của VND, tạo điều kiện ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, NHNN đã cấp trước “Quota tỷ giá” cho cả năm 2009. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì thông điệp “đang tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, điều hành tỷ giá ổn định, áp dụng các biện pháp can thiệp thích hợp để thị trường ngoại hối hoạt động tích cực hơn”. Trong tháng 8, theo thông tin từ lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, tình hình cung – cầu ngoại tệ trên thị trường đã bớt căng thẳng; doanh nghiệp và người dân cũng đã bắt đầu bán ra USD thay vì chủ yếu găm giữ trước đó. Nhu cầu vay ngoại tệ của doanh nghiệp cũng đã tăng lên. Trong tháng 7 và 8 vừa qua, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ (chủ yếu bằng USD) đã tăng khá nhanh; lần lượt tăng 1,2% và 1,52%. Lãi suất huy động USD từ cuối tháng 8 đến nay cũng đã tăng khá mạnh; một số ngân hàng đã đẩy mức cao nhất lên đến 4% - 4,15%/năm . Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá USD tháng 8/2009 đã tăng 6,36% so với tháng 12/2008, tăng 8,95% so với cùng kỳ năm 2008. Thị trường đang cần một môi trường để bên mua - bên bán thực sự gặp nhau, ở một mức giá có được sự đồng thuận, đáp ứng nhu cầu của cả hai bên. Và ở đây, quan hệ cung - cầu sẽ hình thành mức giá hợp lý. Tất nhiên, điều này không đồng nghĩa với sự thả nổi, mà nhà điều hành chính sách là người mua và bán cuối cùng, điều tiết, định 37
  38. hướng cung - cầu thông qua những lực lượng sẵn có. Yếu tố thị trường trong cơ chế này cũng không cô lập, mà có sự tương tác với thị trường tiền gửi, thị trường cho vay. Hai thị trường đó cũng nằm trong khả năng điều chỉnh, quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Việc giảm mạnh đồng loạt lãi suất cho vay USD vừa qua cũng là một sự tương tác điển hình trong mối quan hệ này, góp phần giải vây cho thị trường ngoại hối. Ngân hàng Nhà nước hiện đang thực hiện một loạt các chính sách quản lí cũng như biện pháp để bám sát diễn biến thị trường những tháng cuối năm để điều hành ổn định, linh hoạt thị trường ngoại hối.Ngân hàng nhà nước đã ban hành một loạt công văn thông báo các ngân hàng thương mại có đủ điều kiện để thực hiện việc mua và bán ngoại tệ tên thị trương trong và ngoài nước. Cụ thể là công văn ngày 15/9/2009 của ngân hàng Nhà nước cho phép ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á đã được phép cung cấp các giao dịch hối đoái, huy động vốn, cho vay bằng ngoại tệ và bảo lãnh dưới các hình thức theo quy định; phát hành các loại thẻ quốc tế, cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước cũng như thục hiện các hoạt động ngoại hối khác theo thông lệ quốc tế. Một loạt các ngân hàng như ngân hàng thương mại cổ phần Đại tín được đăng kí hoạt động cung ứng các dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế, ngân hàng Commonthwealth bank of Australia chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh được xác nhận đủ diều kiện cun ứng dịch vị ngoại hối, chấp nhận đề nghị được niêm yết cổ phiêu tại sở giao dich chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu.Việc chính phủ phát hành trái phiếu bằng đồng đô la nhằm bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và đầu tư cho các dự án trọng điểm. Bên cạnh đó các ngân hàng, cơ quan quản lí tích cực kiểm tra giám sát các hoạt động giao dịch đô la trên thị truờng tự do được đưa vào khuôn khổ hơn. Tình hình diễn biến trên thị trường ngoại tệ trong tháng 3 tháng gần đây, tháng 7, 8, 9 đã có những chuyển biến khả quan, thị truờng đã bớt căng thăng tuy vẫn con ở mức cao . Nguyên nhân là do nền kinh tế thế giới ngày càng phục hồi rõ nét hơn, hoạt động xuất nhập khẩu cũng khả quan hơn trước nên nguồn thu ngoại tệ do vậy cũng được cải thiện đáng kể, các doanh nhiệp cam kết bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại trong hợp đòng hỗ trợ vốn thì khi có nguồn sẽ bán cho các ngân hàng ngay đã làm cho thị trường và áp lực cung ngoại tệ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên nhu cầu mua ngoại tệ của các nhà nhập khẩu vẫn không giảm, cho dù dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đang có xu hướng tăng dần. Do đó, bài toán cung - cầu ngoại tệ vẫn tiềm ẩn sự căng thẳng. Mặt khác, vay ngoại tệ trong bối cảnh hiện nay cũng là bài toán được các doanh nghiệp cân nhắc khá kỹ, bởi lo ngại rủi ro biến động tỷ giá vẫn còn đó. 2.2.1.2.b. Đánh giá việc thực hiện chính sách tỷ giá trong thời gian qua Thành tựu Trong hai thập kỷ, chính sách tỷ giá của Việt Nam đã được thay đổi sao cho phù hợp với từng thời đoạn phát triển của nền kinh tế. Qua thực tế diễn biến tỷ giá tác động đến nền kinh tế có thể nhận thấy, nhìn chung, chính sách tỷ giá của nước ta đã đạt được những thành tựu như sau. 38
  39. Thứ nhất, đó là việc chuyển đổi từ cơ chế tỷ giá cố định đa tỷ giá sang tỷ giá linh hoạt có sự điều tiết của nhà nước là một bước tiến đáng kể trong quá trình điều hành chính sách tỷ giá gắn với công cuộc phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việc giữ ổn định giá trị đồng tiền cùng với những văn bản pháp luật ban hành về quản lý ngoại hối và Luật đầu tư nước ngoài cùng với sự mở cửa của nền kinh tế, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn vốn đầu tư các tổ chức và cá nhân nước ngoài vào Việt Nam ngày một gia tăng. Cơ chế tỷ giá mới dần theo sát với sự biến động của cung cầu ngoại tệ trong và ngoài nước, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, cải thiện được cán cân thanh toán quốc tế và đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu, phục vụ phát triển đất nước, góp phần tăng ngoại tệ cho đất nước. Và khoảng cách chênh lệch của tỷ giá trên thị trường chính thức và thị trường tự do cũng dần được thu hẹp hơn so với trước. Ngoài ra, với cơ chế này, việc thay đổi về cơ chế quản lý điều hành tỷ giá đã tạo quyền chủ động trong kinh doanh ngoại tệ cho các NHTM, song song vẫn đảm bảo vai trò kiểm soát của nhà nước. Tỷ giá mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, góp phần tăng cường sự hòa nhập của nền kinh tế nước ta vào cộng đồng kinh tế thế giới. Sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng làm thước đo đã phần nào tạo ra một số kết quả tích cực. Biên độ dao động tỷ giá của tỷ giá dần được giãn ra, và theo IMF, biên độ dao động tỷ giá phải từ ± 2% trở lên thì quốc gia đó mới được coi là có chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Cần phải kể đến đó là những văn bản quy phạm đã được ban hành đầy đủ và tương đối hoàn chỉnh, những chính sách thời kỳ bao cấp đã bị xóa bỏ nhiều, thay vào đó là các văn bản phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Thêm vào đó, NHNN đã có những động thái nhanh và phù hợp trước sự biến động của kinh tế thế giới, đặc biệt là trong thời kì khủng hoảng, nhanh chóng thay đổi định hướng mục tiêu nhằm có những đối sách thích hợp. Tỷ giá thường xuyên được điều chỉnh dựa trên tỷ giá bình quân liên ngân hàng và thay đổi biên độ tỷ giá. Tỷ giá đã thực sự mang tính thị trường một cách tương đối và được điều chỉnh theo hướng tự do hoá, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước. Cụ thể: - Năm 2002 biên độ giao đông tỷ giá được mở rộng từ 0,1% dến 0,25% và bãi bỏ chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán ( theo quyết định số 679/ QĐ- NHNN ngày 01/07/2002); - Năm 2003 tỷ lệ kết hối giảm từ 30%xuống còn 0%( theo quyết định số 46/2003/QĐ-NHNN ngày 02/04/2004); - Năm 2004 kỳ hạn các giao dịch ngoại hối được nới rộng từ 3 đến 365 ngày thay vì từ 7 đến 180 ngày như trứoc đây( theo quyết định số 1425/2004 QĐ- NHNN ngày 10/11/2004) và tháng 12/2005 pháp lệnh ngoại hối được quốc hối thông qua với các quy định rõ rang về quản ly ngoại hối. - Cuối năm 2005 NHNN tiếp tục cho htí điểm giao dịch quyền chọn với một số ngoại tệ mạnh và bên cạnh đó cũng cho phép thêm các đồng tiền khác vào rổ tiền tệ: USD, GPB, JPY điều này giúp chính sách khách quan hơn. 39
  40. Ngày 31/12/2006, quyết định 2554/QĐ-NHNN cho phép các TCTD được phép hoạt đông ngoại hối ấn định tỷ giá mua, tỷ giá bán và giao ngay cua VND với các ngoại tệ khác theo nguyên tắc đối vơi đô la Mỹ không vượt quá +/-0,5% tỷ giá bình quân trên TTLNH. Như vậy giai đoạn này cho thấy một loạt sự thay đổi trong chính sách để tỷ giá sát với cung cầu thị trường hơn, thể hiện cơ chê mở của thị trưong và thực hiện linh hoạt điều hành chính sách tỷ giá. Các công thực hiện chủ yếu của NHNN là công cụ hành chính, TTLNH vẫn chưa phát triển dủ mạnh để can thiệp vào thị trường. Hạn chế Tỷ giá giữa VND và các ngoại tệ ở VN đã có tính thị trường, nhưng còn hạn chế. Từ 1996 đến 2006, VND đã được điều chỉnh theo hướng hạ giá VND liên tục. Tuy nhiên, VND vẫn có những biểu hiện được đánh giá cao hơn thực tế. Đầu năm 2007 cho đến nay, VND có xu hướng lên giá liên tục do 2 nguyên nhân chính: nguồn cung ngoại tệ từ nước ngoài vào VN tăng mạnh và ứ đọng tại các NHTM; trên thế giới, đồng USD liên tục xuống giá kéo dài. Đến hết quý I năm 2008, tỷ giá VND/USD tiếp tục có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, mức giảm của tỷ giá hay sự lên giá của tiền đồng VN vẫn chưa đủ lớn để giúp nền kinh tế kiềm chế lạm phát. Hiện nay, VN theo đuổi chính sách tỷ giá linh hoạt, với biên độ dao động chưa đáng kể, chưa đủ thích ứng với môi trường bên ngoài. Bảng 1: Biên độ dao động của tỷ giá trong thời gian qua Năm Mở rộng biên độ Biên độ mới 01/07/2002 0,15% ±0,25% 31/12/2006 0,25% ±0,50% 24/12/2007 0,25% ±0,75% 07/03/2008 0,25% ±1,00% (Nguồn: Tổng hợp từ Internet) Có thể thấy, chính sách tỷ giá hiện nay đã ảnh hưởng hạn chế nhất định đối với nền kinh tế. Nếu mở rộng biên độ dao động, làm cho tỷ giá linh hoạt hơn, đồng thời mở rộng các thành phần tham gia vào việc xác định tỷ giá, thì tính thị trường của tỷ giá sẽ cao hơn sẽ góp phần gia tăng hiệu quả kiềm chế lạm phát trong tình hình hiện nay. 2.2.1.3. Về công cụ dự trữ bắt buộc Năm 2000 và những tháng đầu năm 2001, lãi suất tiền gửi ngoại tệ còn cao, vốn ngoại tệ chảy vào ngân hàng nhiều. Để ngăn chặn tình trạng đô la hoá tài sản nợ của các tổ chức tín dụng, từ tháng 5/2001, NHTW đã nâng tỉ lệ DTBB ngoại tệ từ 12% lên 15%. Do tri phí đầu vào cao, xu hướng tăng trưởng vốn huy động ngoại tệ giảm 40