Tiểu luận Phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Á châu qua Báo cáo tài chính

pdf 24 trang nguyendu 4480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Á châu qua Báo cáo tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_luan_phan_tich_tinh_hinh_hoat_dong_cua_ngan_hang_thuong.pdf

Nội dung text: Tiểu luận Phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Á châu qua Báo cáo tài chính

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Bài tiểu luận: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU QUA BÁO CÁO TÀI CHÍNH Nhóm thực hiện: Nhóm Quản trị viên trẻ GVHD: TS. Đỗ Kim Hảo Hà Nội, Tháng 11/2011
  2. DANH SÁCH NHÓM QUẢN TRỊ VIÊN TRẺ (Thứ 2 – Ca 2 – H410) STT Họ và tên Lớp Nhiệm vụ Chương I: E 1 Nguyễn Văn Hiếu (Nhóm trưởng) K11NHTMI + Tổng hợp 2 Trần Hữu Hùng K11NHTMI Chương II: S 3 Phan Đức Thành K11NHTMI 4 Đỗ Thùy Chi K11NHTMI Chương III: L 5 Lê Thị Thùy Dương K11NHTMI Email: lamviecnhomqtnh@gmail.com SĐT nhóm trưởng: 0168.998.6151
  3. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu MỤC LỤC DANH SÁCH NHÓM QUẢN TRỊ VIÊN TRẺ 2 LỜI NÓI ĐẦU 4 PHẦN I: PHÂN TÍCH ROE CỦA ACB DỰA VÀO MÔ HÌNH DUPONT 4 1.1. PHÂN TÍCH ROA 5 1.1.1. Phân tích thu nhập 5 1.1.2. Phân tích chi phí 8 1.2. PHÂN TÍCH HỆ SỐ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH 10 KẾT LUẬN 11 PHẦN II: PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT 12 Số liệu tại ngày 31/12/2008 12 Số liệu tại ngày 31/12/2009 14 Số liệu tại ngày 31/12/2010 15 GAP duy trì qua các năm của ACB 18 Phần III: PHÂN TÍCH TRẠNG THÁI THANH KHOẢN 19 3.1. Trạng thái tiền mặt 20 3.2. Trạng thái ngân quỹ 21 3.3. Chứng khoán thanh khoản 21 3.4. Hệ số năng lực 22 3.5. Cấu trúc tiền gửi 23 3.6. Tỷ số đầu tư ngắn hạn trên vốn nhạy cảm 23 KẾT LUẬN 24 Nhóm Quản trị viên trẻ 3
  4. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu LỜI NÓI ĐẦU Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Bên cạnh đó những biểu hiện bất ổn liên quan đến lạm phát và tỷ giá như hệ quả của những yếu điểm trong cấu trúc nền kinh tế đất nước có phần trở nên gay gắt hơn. Trong bối cảnh mới bước ra khỏi cuộc khủng hoảng 2008 – 2009 với những chương trình nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng, nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng phải điều chỉnh sang chính sách thắt chặt để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô cuối năm 2010. Điều này đã khiến cho chính sách và môi trường kinh doanh ngân hàng biến động liên tục. Trong bối cảnh ấy, ACB là một trong số ít ngân hàng điều chỉnh hoạt động linh hoạt để đảm bảo an toàn và duy trì hiệu quả sản xuất kinh doanh. Dưới đây, nhóm Quản trị viên trẻ xin trình bày những phân tích của mình về khả năng sinh lời (E), độ nhạy với lãi suất (S) và chiến lược quản trị thanh khoản (L) của ACB bên cạnh việc so sánh với các ngân hàng khác như STB, TCB để làm rõ nhận định trên. PHẦN I PHÂN TÍCH ROE CỦA ACB DỰA VÀO MÔ HÌNH DUPONT ROE = ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính ROE năm 2010 của ACB là 21,73% giảm -2,92% so với năm 2009 do: - ROA giảm -0,36% làm cho ROE giảm -0,36% x 15,28 = -5,52% - Do hệ số đòn bẩy tài chính tăng 2,08 làm cho ROE tăng 1,25% x 2,08 = 2,60% So với các ngân hàng khác, ROE của ACB cao hơn STB (15,55%) nhưng thấp hơn TCB (24,81%). Lợi nhuận trước thuế của ACB năm 2010 chỉ đạt 86,2% kế hoạch (đạt 3 102 tỷ đồng so với kế hoạch là 3600 tỷ đồng). Tuy nhiên hoạt động ngân hàng thương mại đạt 100% kế hoạch. Việc không đạt kế hoạch của cả tập đoàn chủ yếu do công ty chứng khoán ACBS không đạt chỉ tiêu do diễn biến thị trường bất lợi. Nhóm Quản trị viên trẻ 4
  5. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu ROE 50,00% 45,00% 40,00% 35,00% ACB STB TCB 30,00% 25,00% 20,00% 15,00% 10,00% 5,00% 0,00% 2009 2010 2009 2010 2009 2010 ROE 24,63% 21,74% 18,25% 15,55% 46,42% 24,81% 1.1. PHÂN TÍCH ROA Dựa vào mô hình Dupont ta thấy ROA giảm -0,36% do tỷ lệ thu nhập tăng 0,16% trong khi tỷ lệ chi phí tăng với mức lớn hơn là 0,53% cho thấy ngân hàng đã không kiểm soát chi phí tốt. Trong 2 năm 2009 và 2010, ROA của ACB đều thấp hơn STB và TCB; năm 2010 đạt 1,25%, thấp hơn STB (1,49%) và TCB (1,71%) 1.1.1. Phân tích thu nhập Tỷ lệ thu nhập của ACB tăng 0,16% do tỷ lệ thu nhập lãi tăng 0,98% trong khi tỷ lệ thu nhập ngoài lãi lại có mức giảm -0,82%. a. Thu nhập lãi Tỷ lệ thu nhập lãi của ACB năm 2010 tăng so với năm 2009 từ mức 7,04% lên mức 8,02% tuy nhiên vẫn thấp hơn STB (9,21%) và TCB (9,00%). Về quy mô, lãi ở tất cả các hoạt động tín dụng đều tăng. Về kết cấu, so với năm 2009, xét 3 khoản mục chính thì tỷ trọng lãi từ cho vay & tạm ứng, tỷ trọng lãi từ đầu tư không đổi (29%) trong khi lãi từ cho vay các TCTD khác giảm. Điều này cho thấy tỷ lệ thu nhập lãi tăng chủ yếu do lãi từ cho Nhóm Quản trị viên trẻ 5
  6. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu vay & tạm ứng tăng. Thu nhập lãi tăng cũng một phần do lãi suất tăng mạnh, đặc biệt trong những tháng cuối năm 2010 với lãi suất cho vay chạm 19 – 20%. Thu nhập lãi của ACB chiếm 90,38% tổng thu nhập năm 2010, tỷ trọng này cao hơn năm 2009 và cao hơn các ngân hàng khác là STB (86,28%) và TCB (84,79%). Điều này cho thấy thu nhập của ACB năm 2010 phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng truyền thống, rủi ro gặp phải khi có những biến động không thuận lợi của hoạt động tín dụng sẽ lớn hơn ngân hàng khác. Tuy quy mô tín dụng tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu của ACB luôn được duy trì ở mức tốt nhất so với các ngân hàng khác. Tại 31/12/10, tỷ lệ nợ xấu của ACB là 0,33% (năm 2009 là 0,41%) trong khi STB là 0,57% (năm 2009 là 0,64%) và TCB là 2,29% (năm 2009 là 2,49%) thể hiện công tác thẩm định tín dụng, quản lý tín dụng được thực hiện rất tốt. b. Thu nhập ngoài lãi Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ACB năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009 (-0,82%) bởi hầu hết các khoản mục đều giảm trong đó giảm mạnh nhất là tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ (- 0,20%), tỷ lệ thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư (-0,36%), tỷ lệ lãi thuần từ kinh Nhóm Quản trị viên trẻ 6
  7. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu doanh ngoại hối & vàng (-0,21%), chỉ có tỷ lệ thu nhập góp vốn & mua cổ phần tăng nhẹ 0,02%. Các ngân hàng khác cũng có mức giảm tương tự là STB (2,45% xuống còn 1,46%) và TCB (2,02% xuống còn 1,62%). Điều này phản ánh những khó khăn của các ngân hàng trong việc tìm kiếm nguồn thu nhập ngoài lãi năm 2010. Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập của ACB giảm mạnh từ 19,20% năm 2009 xuống 9,62% năm 2010, STB giảm từ 22,83% xuống 13,72%, TCB giảm từ 18,23% xuống 15,21% cho thấy những khó khăn chung của các ngân hàng. Tỷ lệ thu từ dịch vụ giảm do thu nhập từ môi giới và dịch vụ khác giảm. Do những khó khăn của thị trường chứng khoán, thu nhập của các công ty chứng khoán chủ yếu đến từ hoạt động tự doanh trong đó có ACBS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập từ dịch vụ của ACB. Tỷ lệ lãi thuần từ KD ngoại hối & vàng giảm là do có khoản lỗ thuần từ đánh giá lại ngoại tệ (những biến động khó lường của tỷ giá) trong khi lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ & vàng vẫn tăng mạnh. STB chịu lỗ cả ở hoạt động kinh doanh cũng như đánh giá lại ngoại tệ & vàng. Điều này cho thấy cố gắng của ACB trong bối cảnh cuối tháng 3/2010, hoạt động của sàn vàng bị chấm dứt. Tỷ lệ lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh giảm, thậm chí năm 2010, ACB chịu lỗ từ hoạt động này. Điều này là do mặc dù thu nhập từ mua bán CKKD tăng mạnh và tăng với giá trị cao hơn mức tăng của chi phí mua bán CKKD nhưng năm 2010, ACB có khoản chi phí dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh lớn. Điều này là cần thiết trong bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm như hiện nay. STB và TCB cũng có kết quả tương tự. Nhóm Quản trị viên trẻ 7
  8. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu Tỷ lệ lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm khá mạnh chủ yếu do thu nhập từ mua bán CKĐT giảm mạnh từ 461 tỷ xuống còn 97 tỷ kèm theo một khoản dự phòng giảm giá chứng khoán. STB thậm chí còn có kết quả thấp hơn ở hoạt động này, duy chỉ có TCB là có lãi nhưng mức lãi giảm rất mạnh và chỉ bằng gần một nửa so với năm 2009. Tỷ lệ thu nhập góp vốn, mua cổ phần có mức tăng nhẹ do tăng thu nhập từ cổ tức từ các khoản đầu tư dài hạn trong khi thu nhập cổ tức từ chứng khoán vốn đầu tư giảm mạnh. Nhìn chung, hoạt động tạo ra thu nhập ngoài lãi của ACB và các ngân hàng khác đều gặp khó khăn trong năm 2010. 1.1.2. Phân tích chi phí Theo mô hình Dupont, so với năm 2009, tỷ lệ chi phí tăng 0,53% từ 7,10% lên 7,62% chủ yếu do tỷ lệ chi phí lãi tăng cao (0,80%) trong khi các tỷ lệ chi phí khác đều giảm. a. Chi phí lãi So với năm 2009, tỷ lệ chi phí lãi tăng 0,80% tuy nhiên mức tăng này nhỏ hơn mức tăng của tỷ lệ thu nhập lãi. Nhờ đó tỷ lệ thu nhập lãi ròng/TTS bq của ACB được cải thiện, tăng từ 2,05% năm 2009 lên 2,23% năm 2010. Tuy vậy, tỷ lệ này vẫn thấp hơn STB (2009: 2,67%, 2010: 3,04%) và TCB (2009: 3,29%, 2010: 2,62%). Chi phí lãi tăng do năm 2010, nguồn thu chủ yếu của ACB tập trung vào hoạt động tín dụng trong khi thu nhập từ hoạt động phi tín dụng bị thu hẹp. Chi phí lãi của ACB phần lớn được dùng để trả lãi tiền gửi (chiếm 85,19%), chi phí lãi khác chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhóm Quản trị viên trẻ 8
  9. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu Chi phí lãi (tỷđ) 2010 2009 11 Chi phí tín dụng khác 8 850 Lãi trái phiếu và CCTG 912 726 Lãi tiền vay NHNN 208 9209 Lãi tiền gửi 5685 b. Chi phí ngoài lãi Tỷ lệ chi phí ngoài lãi giảm -0,13% chủ yếu do tỷ lệ chi phí quản lý chung giảm (- 0,17%). Tỷ lệ chi phí ngoài lãi giảm nhưng mức giảm nhỏ hơn rất nhiều mức giảm của tỷ lệ thu nhập ngoài lãi (-0,82%) Tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ giảm -0,02% trong khi tỷ lệ chi phí dịch vụ giảm -0,01% cho thấy ACB chưa quản lý tốt chi phí dịch vụ. Mặc dù thu nhập phí dịch vụ khác giảm mạnh nhưng chi phí dịch vụ khác lại tăng. Nhóm Quản trị viên trẻ 9
  10. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu Tỷ lệ chi phí quản lý chung giảm từ 1,32% xuống còn 1,16% cho thấy ACB quản lý khá tốt khoản chi phí này, chi về tài sản và chi cho nhân viên chỉ tăng nhẹ. Chi cho nhân viên vẫn tăng đều qua các năm vừa do yếu tố lạm phát, số nhân viên tăng vừa là cam kết của ACB với người lao động nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả (tỷ lệ chi phí quản lý chung giảm). Các ngân hàng STB và TCB cũng có mức giảm tương tự. c. CP dự phòng tổn thất tín dụng Tỷ lệ chi phí dự phòng tổn thất tín dụng giảm mạnh (gần 50%) cho thấy chất lượng tín dụng của ACB ngày càng được nâng cao. ACB luôn là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong những năm qua. Năm 2010, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ACB chỉ là 0,12% trong khi STB là 0,25% và TCB là 0,32%. 1.2. PHÂN TÍCH HỆ SỐ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH Hệ số đòn bẩy tài chính của ACB cùng với STB tăng năm 2010 trong khi hệ số này của TCB giảm mạnh năm 2010. Xét trong năm 2010, hệ số đòn bẩy tài chính của ACB cao nhất trong số 3 ngân hàng đồng thời với xu hướng tăng của hệ số này, có thể thấy ACB sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính cao để gia tăng ROE cho mình, bù lại sự giảm sút của ROA. Điều này kéo theo mức độ an toàn vốn giảm. Năm 2009, tỷ lệ VCSH bq/TTS bq là 6,54% và tỷ lệ VCSH bq/Dư nợ bq là 18,39% nhưng sang đến năm 2010, các tỷ lệ này chỉ còn 5,76% và 14,36%. Tỷ lệ an toàn vốn của ACB 31/12/10 giảm chỉ còn 10,6% so với mức 12,4% năm 2008. Nhóm Quản trị viên trẻ 10
  11. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của ACB đang ở mức rất tốt nhưng nếu duy trì chính sách này thì ACB sẽ gặp rủi ro cao nếu tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Theo tiêu chuẩn của Basel 3 thì tỷ lệ VCSH bq/TTS bq phải đạt tối thiểu 4,5% năm 2015 do đó ACB không nên tiếp tục giảm tỷ lệ này trong những năm tới hay nói cách khác phải gia tăng VCSH trong tương lai. KẾT LUẬN Nguyên nhân chính gây ra sự sụt giảm trong khả năng sinh lời của ACB là việc thu nhập ngoài lãi giảm mạnh, cụ thể mức giảm xảy ra thu nhập từ dịch vụ, thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư và lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối & vàng. Điều này đòi hỏi ACB cần phải có những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo duy trì lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng ổn định, góp phần phân tán rủi ro cho hoạt động tín dụng trong thời gian tới. Đặc biệt, do NHNN đưa ra mục tiêu giảm tăng trưởng tín dụng xuống mức 23% và cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng tăng thì thu nhập ngoài lãi càng cần được cải thiện để đạt ROE như mong đợi. Hệ số đòn bẩy tài chính tăng tuy chưa gây rủi ro ngay cho ngân hàng và làm cho ROE tăng nhưng ACB cần hết sức chú ý khoản mục này, cần có lộ trình tăng VCSH phù hợp để đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình. Nhóm Quản trị viên trẻ 11
  12. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu PHẦN II PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT Nhận xét về chiến lược quản lý chênh lệch của ACB: Số liệu tại ngày 31/12/2008 Đơn vị: triệu đồng. Ngân hàng ACB MB SACOMBANK EXIMBANK Kỳ hạn 1 tháng RSA 11,722,433 16,278,930 13,575,264 15,613,558 RSL 27,903,044 23,230,313 31,022,701 18,605,612 - GAP 16,180,611 -6,951,383 -17,447,437 -2,992,054 Di -2.84% -2.84% -2.84% -2.84% NII 459,529 197,419 495,507 84,974 1-3 tháng RSA 5,573,527 10,446,593 8,789,867 7,113,746 RSL 11,646,718 9,199,420 17,467,635 7,742,126 GAP -6,073,191 1,247,173 -8,677,768 -628,380 Nhóm Quản trị viên trẻ 12
  13. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu Di -4.66% -4.66% -4.66% -4.66% NII 283,011 -58,118 404,384 29,283 3-6 tháng RSA 5,523,611 4,071,961 15,752,611 4,861,606 RSL 4,896,447 894,582 5,101,261 2,190,284 GAP 627,164 3,177,379 10,651,350 2,671,322 Di 0.32% 0.32% 0.32% 0.32% NII 2,007 10,168 34,084 8,548 6-12 tháng RSA 10,128,557 1,419,151 6,627,100 4,283,708 RSL 38,880,538 2,271,141 4,196,232 4,779,920 - GAP 28,751,981 -851,990 2,430,868 -496,212 Di 2.94% 2.94% 2.94% 2.94% NII -845,308 -25,049 71,468 -14,589 - Ở tất cả các kỳ hạn các ngân hàng ACB, MB, SACOM, EXIM đều lựa chon chiến lược quản lý năng động (chủ động duy trì sự bất cân xứng). - Ở hầu hết các kỳ hạn ACB đều duy trì GAP phù hợp với sự biến động lãi suất của thị trường, chỉ trừ ở kỳ hạn từ 6-12 tháng khi ACB duy trì GAP âm trong khi lãi suất thị trường ở kỳ hạn này lại tăng, điều này đã làm cho thu nhập ròng của ACB giảm. - Lượng GAP duy trì của ACB so với các ngân hàng khác là khá lớn ở các kỳ hạn khác nhau (thậm chí có những thời điểm lớn hơn rất nhiều_kỳ hạn 6-12 tháng). Nhóm Quản trị viên trẻ 13
  14. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu Số liệu tại ngày 31/12/2009 Đơn vị: triệu đồng. Ngân hàng ACB MB SACOMBANK EXIMBANK Kỳ hạn 1 tháng RSA 15,793,321 30,549,398 51,173,932 16,962,342 RSL 34,359,355 41,414,227 47,684,895 30,062,272 - - GAP 18,566,034 10,864,829 3,489,037 -13,099,930 Di 1.48% 1.48% 1.48% 1.48% NII -274,777 -160,799 51,638 -193,879 1-3 tháng RSA 25,466,134 18,532,228 18,460,805 21,271,927 RSL 22,140,880 10,184,538 25,388,372 13,510,761 GAP 3,325,254 8,347,690 -6,927,567 7,761,166 Di 1.58% 1.58% 1.58% 1.58% NII 52,539 131,894 -109,456 122,626 3-6 tháng RSA 22,996,926 8,095,387 3,297,254 5,863,483 RSL 7,763,138 3,026,879 6,113,054 2,547,421 GAP 15,233,788 5,068,508 -2,815,800 3,316,062 Di 2.11% 2.11% 2.11% 2.11% Nhóm Quản trị viên trẻ 14
  15. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu NII 321,433 106,946 -59,413 69,969 6-12 tháng RSA 18,130,844 1,616,094 1,708,113 2,798,413 RSL 22,642,495 3,080,379 4,160,712 3,379,366 GAP -4,511,651 -1,464,285 -2,452,599 -580,953 Di -1.59% -1.59% -1.59% -1.59% NII 71,735 23,282 38,996 9,237 - Ở tất cả các kỳ hạn các ngân hàng ACB, MB, SACOM, EXIM đều lựa chon chiến lược quản lý năng động (chủ động duy trì sự bất cân xứng). - Tại mức kỳ hạn 1 tháng mức duy trì GAP của ACB là lớn nhất so với tất cả các kỳ hạn còn lại, tuy nhiên so với thực tế diễn biến lãi suất thị trường thì dự đoán của ACB là không chính xác; ở mức kỳ hạn này chỉ có Sacom là dự đoán chính xác khi ngân hàng này đã chủ động duy trì GAP dương trong lúc thực tế diễn biến lãi suất của thị trường là tăng. - Ở các mức kỳ hạn còn lại ACB đã dự đoán đúng, đặc biệt ta có thể thấy ở kỳ hạn 6-12 tháng tất cả các ngân hàng đều chủ động duy trì GAP <0 và thực tế diễn biến lãi suất thị trường cũng giảm_điều này đã làm cho thu nhập ròng của các ngân hàng đều tăng. Số liệu tại ngày 31/12/2010 Đơn vị: triệu đồng Ngân hàng ACB MB SACOMBANK EXIMBANK TECHOMBANK Kỳ hạn 1 tháng Nhóm Quản trị viên trẻ 15
  16. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu RSA 23,387,010 56,841,647 40,942,572 36,495,411 75,479,195 RSL 91,953,065 68,099,668 73,692,878 41,978,052 88,165,750 - - GAP 68,566,055 11,258,021 -32,750,306 -5,482,641 -12,686,555 Di 0.38% 0.38% 0.38% 0.38% 0.38% NII -260,551 -42,780 -124,451 -20,834 -48,209 1-3 tháng RSA 72,932,509 20,238,929 55,560,581 50,609,550 18,029,481 RSL 55,220,700 17,599,197 33,659,480 31,859,231 20,275,816 GAP 17,711,809 2,639,732 21,901,101 18,750,319 -2,246,335 Di 4.20% 4.20% 4.20% 4.20% 4.20% NII 743,896 110,869 919,846 787,513 -94,346 3-6 tháng RSA 27,657,963 12,731,847 10,258,855 13,234,273 14,547,995 RSL 16,355,491 5,767,597 7,763,647 10,541,742 12,963,487 GAP 11,302,472 6,964,250 2,495,208 2,692,531 1,584,508 Di 1.80% 1.80% 1.80% 1.80% 1.80% NII 203,444 125,357 44,914 48,466 28,521 6-12 tháng RSA 18,569,287 2,657,419 8,250,658 9,317,853 19,565,444 RSL 7,815,677 2,584,576 10,832,109 4,474,598 10,278,511 Nhóm Quản trị viên trẻ 16
  17. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu GAP 10,753,610 72,843 -2,581,451 4,843,255 9,286,933 Di 1.45% 1.45% 1.45% 1.45% 1.45% NII 155,927 1,056 -37,431 70,227 134,661 - Từ bảng trên ta thấy Ngân hàng ACB và các NH khác (MB, SACOM, EXIM, TECHCOM) đều không lựa chọn chiến lược quản lý chênh lệch mang tính bảo vệ (tức là duy trì sự cân xứng) thay vào đó các Ngân hàng đều lựa chọn chiến lược quản lý chênh lệch năng động (chủ động duy trì sự bất cân xứng). - Ở kỳ hạn 1 tháng ACB đã duy trì GAP<0 làm cho thu nhập ròng của Ngân hàng giảm xuống khi sự thay đổi lãi suất ở kỳ hạn này là ngược dấu so với dấu của lượng GAP. Ở kỳ hạn này các Ngân hàng khác như MB, SACOM, EXIM, TECHCOM đều có dự đoán giống như ACB và đều bị giảm thu nhập ròng. - Ở các kỳ hạn còn lại (1-3 tháng, 3-6 tháng, 6-12 tháng) ACB đều duy trì GAP dương và sự thay đổi lãi suất ở các kỳ hạn này đều là tăng do vậy thu nhập ròng của ngân hàng ở các kỳ hạn này là tăng do ngân hàng có sự dự báo chính xác về sự biến đổi lãi suất của thị trường. Các ngân hàng như MB, SACOM, EXIM, TECHCOM đa số đều có những sự dự báo chính xác như vậy chỉ trừ trong một số trường hợp (như TECHCOM ở kỳ hạn 1-3 tháng, SACOM ở kỳ hạn 6-12 tháng). - Ở các kỳ hạn khác nhau ACB duy trì các mức GAP khác nhau, ta có thể nhận thấy kỳ hạn càng tăng thì mức GAP duy trì của ACB thường là giảm_điều này có thể là xuất phát từ việc lo ngại về sự biến động lãi suất thiếu sự ổn định của ACB ở những khoảng thời gian dài, ở các ngân hàng còn lại lượng GAP duy trì không có sự giảm ở các mức kỳ hạn tăng; đồng thời so với các Ngân hàng khác ACB thường duy trì lượng GAP lớn hơn khá nhiều. - Lượng GAP duy trì của ACB so với các ngân hàng khác thường là lớn nhất ở các kỳ hạn khác nhau. Nhóm Quản trị viên trẻ 17
  18. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu GAP duy trì qua các năm của ACB Ngân hàng ACB (2008) ACB (2009) ACB (2010) Kỳ hạn 1 tháng RSA 11,722,433 15,793,321 23,387,010 RSL 27,903,044 34,359,355 91,953,065 GAP -16,180,611 -18,566,034 -68,566,055 Di -2.84% 1.48% 0.38% NII 459,529 -274,777 -260,551 1-3 tháng RSA 5,573,527 25,466,134 72,932,509 RSL 11,646,718 22,140,880 55,220,700 GAP -6,073,191 3,325,254 17,711,809 Di -4.66% 1.58% 4.20% NII 283,011 52,539 743,896 3-6 tháng RSA 5,523,611 22,996,926 27,657,963 RSL 4,896,447 7,763,138 16,355,491 Nhóm Quản trị viên trẻ 18
  19. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu GAP 627,164 15,233,788 11,302,472 Di 0.32% 2.11% 1.80% NII 2,007 321,433 203,444 6-12 tháng RSA 10,128,557 18,130,844 18,569,287 RSL 38,880,538 22,642,495 7,815,677 GAP -28,751,981 -4,511,651 10,753,610 Di 2.94% -1.59% 1.45% NII -845,308 71,735 155,927 - ACB chủ động duy trì sự bất cân xứng theo chiến lược quản lý chênh lệch năng động, ta có thể thấy được việc dự báo của ACB là khá chính xác qua thực tế các năm 2009, 2010, 2011, và thường ở kỳ hạn 1 tháng ACB duy trì lượng GAP khá lớn. PHẦN III PHÂN TÍCH TRẠNG THÁI THANH KHOẢN Bảng các chỉ số thanh khoản của ACB: STT Chỉ số 2010(%) 2009(%) 2008(%) 1 Trạng thái TM 5.31% 4.03% 8.84% 2 Trạng thái ngân quỹ 23.29% 26.92% 33.81% 3 Chứng khoán thanh khoản 4.70% 8.13% 50.36% Nhóm Quản trị viên trẻ 19
  20. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu 4 Hệ số năng lực 37.94% 31.04% 5 Tỷ số ĐTNH/Vốn nhạy cảm 6.05 6 Cấu trúc tiền gửi 42.78% 87.03% Bảng so sánh chỉ tiêu thanh khoản của ACB với Sacombank và Techcombank: Ngân hàng ACB Sacombank Techcombank Năm 2009 2010 2009 2010 2009 2010 Trạng thái TM 4.03% 5.31% 8.37% 8.32% 2.13% 2.87% Trạng thái ngân quỹ 26.92% 23.29% 25.51% 24.61% 33.44% 35.86% Chứng khoán thanh khoản 8.13% 4.70% 0.00% 2,52% 0.00% 5.08% Hệ số năng lực 31.04% 37.94% 52.42% 49.23% 38.78% 26.12% Tỷ số ĐTNH/Vốn nhạy cảm 6.05 2.65 3.80 Cấu trúc tiền gửi 87.03% 42.78% 150.76% 54.56% 18.80% 19.23% 3.1. Trạng thái tiền mặt = Tỷ số này đánh giá tỷ trọng TS có tính thanh khoản cao nhất trong tổng TS của Ngân hang, tỷ số này càng cao cho thấy, khả năng thanh toán tức thời càng tốt. Theo bảng trên ta thấy rằng trạng thái tiền mặt của ACB có xu hướng giảm từ 8,84% năm 2008 xuống 4.03% năm 2009 và tăng nhẹ trong 2010 lên 5.31% tỷ lệ này thấp hơn Sacombank( trên 8%) nhưng lại cao hơn Techcombank ( khoảng trên 2%) có thể thấy khẩu vị rủi ro của 3 ngân hàng này rất khác nhau. Tổng tài sản tăng mạnh trong năm 2009 (59.42%) và giảm xuống (22,17%) trong 2010, tiền mặt cũng tăng nhiều hơn so với 2009 làm tỷ sô TTTM tăng lên nhẹ song nhìn chung tỷ số này có xu hướng giảm kể từ 2008. Có thể do: Nhóm Quản trị viên trẻ 20
  21. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu Uy tín của ngân hàng này ngày càng tốt hơn. Thị trường thoát khỏi khủng hoảng 2008 và đi vào ổn định. Ngân hàng chuyển hướng đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh khoản thấp cũng như là các chứng khoán kinh doanh. Thật vậy CKKD tăng từ 226 lên 978 tỷ đồng ( từ 2008 đến 2010), CKĐT sẵn sàng để bán tăng từ 716(năm 2008) lên 2153 tỷ đồng (năm 2010) Đây là một sự thay đổi tốt vừa giúp ngân hàng kiếm lời để gia tăng thu nhập tư kinh doanh chênh lệch giá, lãi đầu tư vừa cung ứng nguồn thanh khoản bên cạnh nguồn sơ cấp. 3.2. Trạng thái ngân quỹ = = Nhìn chung tỷ lệ này giảm nhẹ qua các năm (2008 đến 2010) 33,81% xuống 23,29% và cũng khá tương đồng so với 2 ngân hàng cùng nhóm. Ngân quỹ đều tăng qua các năm song tốc độ tăng không cao bắng tốc độ tăng của tổng tài sản nên trạng thái ngân quỹ giảm. được biết khả năng dự báo cung cầu thanh khoản của ACB khá tốt họ chủ động trong việc tìm nguồn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời nên ACB có xu hướng giảm bớt trạng thái ngân quỹ để tái đầu tư sinh lời. Tuy nhiên việc chỉ số này giảm khả năng thanh toán của ACB trong trường hợp khách hàng rút tiền ồ ạt cũng giảm đi Nhìn chung việc duy trì trạng thái tiền mặt và ngân quỹ ở mức trung bình so với các ngân hàng cùng nhóm cho thấy ngân hàng đã chuyển hướng tái đầu tư nhằm tăng tính sinh lời, song ngân hang cần cân nhắc xem xét tình hình thị trường để đảm bảo an toàn vì khi có nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất, chắc chắn ngân hàng buộc phải vay trên thi trường tiền tệ với lãi suất cao. 3.3. Chứng khoán thanh khoản = Chứng khoán thanh khoản giảm rất mạnh từ 50,36% (năm 2008) xuống 8,13% (năm 2009) và giảm tiếp xuống 4,7% năm 2010. điều này là do chứng khoán chính phủ giảm nhiều đồng thời tổng tài sản lại tăng lên. Xét trong năm 2010 với 2 ngân hàng trong cùng Nhóm Quản trị viên trẻ 21
  22. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu nhóm thì tỷ lệ này (4,7%) cao hơn sacombank (2,52%) và thấp hơn techcombank ( 5,08%), có thể thấy ACB không ưa thích nắm giữ những chứng khoán chính phủ sau năm 2008 tuy rằng những chứng khoán này dễ mua bán và chắc chắn được thanh toán (trái phiếu kho bạc và tín phiếu kho bạc) nhưng lãi suất lại thấp , năm 2008 ACB nắm giữ rất nhiều vì đây là 1 năm khủng hoảng căng thẳng về vốn, nắm giữ nhiều việc xin tái cấp vốn và tái chiết khấu ở NHTW dễ dàng hơn, sau đó khi thị trường phục hồi thì ACB đã giảm nhanh chóng những chứng khoán này, thay vào đó là các chứng khoán khác nhằm sinh lời cao hơn. Việc giảm này là có lợi bởi vì so với trung bình của nhóm thì việc giảm là nên làm để đảm bảo tính sinh lời cho ngân hàng. 3.4. Hệ số năng lực = Hệ số này phản ánh tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản thấp nhất trên tổng tài sản. Hệ số này tăng thêm 37.1% từ 0.310 năm 2009 lên 0.425 năm 2010, cho thấy tỷ trọng tài sản kém tính thanh khoản của ngân hàng ACB tăng lên. Nguyên nhân là do Dư nợ cho vay và cho thuê ròng tăng nhanh hơn nhiều so với quy mô tổng tài sản. Trong bối cảnh năm 2010, lạm phát và lãi suất tăng cao, các ngân hàng đều nhất loạt đẩy mạnh hoạt động cho vay, do vậy hệ số năng lực cho vay giảm là xu hướng chung của toàn ngành. So với các ngân hàng cùng quy mô, hệ số này của ACB không chênh lệch nhiều. Nếu như nhìn vào các ngân hàng khác cùng quy mô với ACB vào cùng thời điểm, ta thấy: Sacombank và Techcombank cùng cho vay các TCTD khác nhiều hơn ACB, tuy nhiên các ngân hàng này lại phải vay từ các TCTD khác gấp nhiều lần. Và từ năm 2009 đến 2010, tỉ lệ này đều tăng lên, đặc biệt Techcombank năm 2010, tỉ lệ này là 2,791.568 lần. Điều này cho thấy, các NHTM khác có trạng thái thanh khoản biến động rất nhiều, dẫn tới lúc thì dư cung, phải cho vay các TCTD khác, lúc thì thiếu hụt trầm trọng, phải đi vay TCTD khác với số lượng lớn, chi phí đắt. Cơ cấu vốn của các ngân hàng này bị phụ thuộc nhiều vào thị trường liên ngân hàng. Đối với ACB, trong năm 2010, khối lượng cho vay khách hàng và cho vay TCTD khác đều tăng rất mạnh. Cho vay khách hàng tăng 24.837 tỷ từ 62.358 tỷ năm 2009 lên 87.195 tỷ năm 2010, tương ứng mức tăng 39.8%. Cho vay các TCTD cũng tăng rất mạnh, từ 4 tỷ năm 2009 lên 75.8 tỷ năm 2010, tương ứng mức tăng 17.95 lần. Đồng thời, trong cả hai năm 2009 và 2010, ACB đều không đi vay vốn của TCTD Nhóm Quản trị viên trẻ 22
  23. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu khác. Cơ cấu vốn của ACB không bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường liên ngân hàng. 3.5. Cấu trúc tiền gửi = Tỷ lệ này đo lường tính ổn đinh của cơ sở tiền gửi mà ngân hàng sở hữu, tỷ lệ này giảm thể hiện tính ổn định cao hơn của vốn tiền gửi và do đó yêu cầu thanh khoản sẽ giảm. Từ năm 2009 đến năm 2010, tỉ lệ này của ngân hàng ACB giảm đi hơn 50% từ 0.870 xuống còn 0.428. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền gửi kì hạn tăng rất mạnh, tăng nhanh hơn nhiều so với tiền gừi giao dịch. Có thể thấy, sự tăng cung tiền và biến động lãi suất thị trường vào năm 2010 đã khiến lượng tiền gửi tăng lên trong toàn hệ thống ngân hàng, đặc biệt là sự tăng mạnh của tiền gửi kì hạn. Tính ổn định của tiền gửi tại ACB tăng lên từ 2009 đến 2010, tuy nhiên khi so sánh với các ngân hàng khác cùng quy mô, tỷ lệ cấu trúc vốn của ACB là khá cao, cho thấy tính ổn định của tiền gửi của ACB là thấp hơn. Ngay cả trong năm 2010, khi tỷ lệ này giảm mạnh thì nó vẫn cao hơn rất nhiều so với Techcombank và tốc độ giảm chậm hơn so với Sacombank. So với các ngân hàng khác là Techcombank và Sacombank, lượng tiền gửi giao dịch ở ACB chênh lệch không nhiều, song lượng tiền gửi có kì hạn tại ACB lại thấp, đặc biệt là tiền gửi có kì hạn của khách hàng. Điều này cho thấy, ACB huy động vốn ít hơn các ngân hàng khác, hay nói cách khác, hoạt động quản trị thanh khoản tại ACB thiên về quản trị tài sản nhiều hơn. Trong khi các ngân hàng khác ví dụ như Techcombank thiên về quản trị nguồn vốn nhiều hơn. 3.6. Tỷ số đầu tư ngắn hạn trên vốn nhạy cảm = Tỷ số này càng cao cho thấy trạng thái thanh khoản của ngân hàng đang được củng cố. Năm 2010, so với các ngân hàng cùng quy mô, tỷ số này của ACB là khá cao. Trạng thái thanh khoản của ACB đang tốt lên một cách tương đối so với các ngân hàng khác. Nguyên nhân là do đầu tư ngắn hạn của ACB cao hơn trong khi vốn nhạy cảm lại thấp hơn các ngân hàng khác. Như đã phân tích ở trên, vốn vay của ACB là thấp hơn rất nhiều so với 2 ngân hàng so sánh. Trong khi đó, tiền gửi không kì hạn tại các ngân hàng không chênh Nhóm Quản trị viên trẻ 23
  24. Phân tích tình hình hoạt động NHTMCP Á Châu lệch nhiều, do vậy vốn nhạy cảm của ACB là thấp nhất trong 3 ngân hàng so sánh. Đầu tư ngắn hạn của ACB lại cao nhất trong 3 ngân hàng so sánh. Điều này càng thể hiện rõ ACB quản trị thanh khoản tài sản, tìm kiếm sự an toàn nhiều hơn là lợi nhuận. Tóm lại Qua những chỉ số thanh khoản và sự phân tích có thể nói rằng ACB đang dần có xu hướng giảm trạng thái ngân quỹ ở mức an toàn để tái đầu tư ngắn hạn những chứng khoán có khả năng sinh lời. Điều này chỉ tốt khi mà thi trường ổn định nếu mà thị trường bất ổn thì việc duy trì điều này là thiếu an toàn, khó chuyển đổi tài sản này ra tiền mặt để đáo ứng nhu cầu thanh khoản tức thời, ngân hang nên cân nhắc kỹ lưỡng và có dự báo, kinh nghiệm để đưa ra quyết định phù hợp vừa đảm bảo an toàn cũng như khả năng sinh lời cho ngân hang. Cơ cấu vốn của ACB cho thấy NH không bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường tiền tệ, họ thiên về quản trị thanh khoản tài sản( nắm giữ các chứng khoán thanh khoản) hơn quản trị thanh khoản nguồn vốn là đi vay để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của mình. Năm 2010 không phải là một năm biến động nhiều, việc thiên về quản trị thanh khoản tài sản đã ảnh hưởng đến một phần lợi nhuận của ngân hang khi không tận dụng nguồn vốn để cho vay nhiều hơn nữa nhằm sinh lời cao. KẾT LUẬN ACB được đánh giá là một trong những NHTMCP tốt nhất Việt Nam hiện nay. Trong thời gian qua, ACB đã năng động và ứng phó nhanh với những biến động của thị trường nhằm đảm bảo sự ổn định của kết quả kinh doanh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính, ACB luồn duy trì khả năng sinh lời cao và hiệu quả hoạt động tốt. Tuy nhiên do quy mô VCSH còn khiêm tốn, chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng tài sản và dư nợ tín dụng làm hệ số an toàn vốn cũng như khả năng thanh khoản của ACB giảm trong năm 2010. Tuy nhiên, với lộ trình tăng vốn đã và đang được thực hiện cùng với việc duy trì hiệu quả hoạt động hiện thời, ACB được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai. Nhóm Quản trị viên trẻ 24