Tiểu luận Phân tích tín dụng công ty Trần Anh

doc 13 trang nguyendu 9840
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Phân tích tín dụng công ty Trần Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu_luan_phan_tich_tin_dung_cong_ty_tran_anh.doc

Nội dung text: Tiểu luận Phân tích tín dụng công ty Trần Anh

  1. TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY TRẦN ANH Thành viên trong nhóm: Họ tên Mã sinh viên 1. Nguyễn Phương Anh 0853030004 2. Lê Thị Minh Hạnh 0853030049 3. Đỗ Quỳnh Phương 0853030138 4. Vũ Nguyệt Anh 0853030006 5. Bùi Thị Thu Hoài 0853030061 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lan Hà Nội – Tháng 9 năm 2011 Lớp NHA401.1_LT
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRẦN ANH 4 PHẦN II: PHÂN TÍCH THEO MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN 6 PHẦN III: PHÂN TÍCH TÍN DỤNG THEO MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI 10 (MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z) 10 KẾT LUẬN 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 2
  3. LỜI MỞ ĐẦU Lý luận cũng như thực tiễn phát triển kinh tế Thế giới cho thấy hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển nguồn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn của nền kinh tế nói chung và là hoạt động xương sống của ngân hàng nói riêng. Hoạt động tín dụng đã giúp bôi trơn nền kinh tế để nó có thể vận hành hiệu quả thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia và của cả Thế giới. Trong xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ, Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế khu vực và Thế giới. Đặc biệt sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 11/2006 đã đánh dấu bước ngoặt phát triển của kinh tế Việt Nam. Các ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng Á Châu nói riêng đang đứng trước thách thức đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt về cả thị phần huy động vốn, cung cấp tín dụng và các dịch vụ trong nền kinh tế. Để đảm bảo cung cấp những khoản tín dụng có hiệu quả, an toàn mà vẫn sinh lợi, ngân hàng cần thực hiện công tác thẩm định tín dụng tốt, bởi có như vậy, ngân hàng mới tránh được các rủi ro gây ra bởi những khoản cho vay không đạt tiêu chuẩn. Để hoạt động tín dụng đạt được hiệu quả cao, cán bộ tín dụng cần nắm vững quy trình thẩm định tín dụng, đặc biệt là các mô hình cổ điển và hiện đại. Dưới góc nhìn của một cán bộ tín dụng, nhóm thuyết trình đã chọn công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh để thực hiện phân tích tín dụng qua các báo cáo tài chính của 3 quý: IV/2010, I/2011,II/2011theo mô hình Cổ điển và Hiện đại. Bài tiểu luận gồm 3 phần: Phần I: Giới thiệu chung về công ty Trần Anh Phần II: Phân tích tín dụng công ty Trần Anh theo mô hình cổ điển và hiện đại. Phần III: Đánh giá chung 3
  4. PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRẦN ANH Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH Tên giao dịch viết tắt : TRANANH DIGITAL WORLD., JSC Địa chỉ : 1174 Đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội Giấy CNĐKKD và mã số doanh nghiệp số: 0101217009 – đăng ký thay đổi lần thứ 3 – do sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 25/5/2010 Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Ông Trần Xuân Kiên – Chủ tịch HĐQT 1. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trần Anh được thành lập theo quyết định số 0102004703 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 11/03/2002. Công ty đã chính thức chuyển đổi từ mô hình công ty TNHH sang mô hình công ty cổ phần với tên gọi mới là: Công ty cổ phần thế giới số Trần Anh kể từ ngày 08/08/2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103018927 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Ngày đầu thành lập, Trần Anh chỉ có 05 người làm việc trong một cửa hàng diện tích lớn hơn 60m2. Sau 7 năm hoạt động, hiện nay quy mô công ty tăng lên với gần 500 nhân viên và 2 địa điểm kinh doanh có diện tích gần 7000m2. Gắn liền quá trình hoạt động và phát triển của Trần Anh là những sự kiện và chính sách kinh doanh mang tính đột phá, tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị máy vi tính như: chính sách kinh doanh "bán giá bán buôn đến tận tay người tiêu dùng", chính sách bảo hành "1 đổi 1 trong vòng 6 tháng" & "bảo hành cả trong trường hợp IC bị cháy, nổ", chính sách "cam kết hoàn tiền khi có biến động giá" Qua đó, Trần Anh luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, toàn diện về mọi mặt một cách bền vững và đáng kinh ngạc so với các công ty kinh danh cùng lĩnh vực. Hiện nay Trần Anh là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khách hàng luôn tin tưởng Trần Anh bởi các chính sách, cam kết, dịch vụ mà rất nhiều công ty máy tính khác không làm được. Sau một thời gian khẳng định được tên tuổi trên các lĩnh vực kinh doanh Máy tính – linh kiện, Thiết bị giải trí số, Thiết bị văn phòng và Điện thoại di động, ngày 10/10/2009, Trần Anh đã mở rộng sang lĩnh vực Điện tử, Điện lạnh, thiết bị gia dụng với hệ thống Siêu thị Điện máy – IT. Hệ thống siêu thị Điện máy – IT Trần Anh có 4
  5. không gian rộng, phong cách bài trí gian hàng khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thăm quan và lựa chọn sản phẩm. Công ty Trần Anh có một đội ngũ nhân viên hùng hậu và có trình độ chuyên môn rất cao (hơn 50% đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng chuyên ngành Kinh tế, Kỹ thuật), đủ khả năng để có thể đáp ứng mọi yêu cầu dù là khắt khe nhất của quí khách hàng. 2. Lĩnh vực kinh doanh: - Từ ngày 11/3/2002 – 10/10/2009: Kinh doanh Máy tính – linh kiện, Thiết bị giải trí số, Thiết bị văn phòng và Điện thoại di động; - Từ ngày 10/10/2009 tới nay: Mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực Điện tử, Điện lạnh, Thiết bị gia dụng 3. Tầm nhìn của công ty Trần Anh: - Trở thành công ty có hệ thống Siêu thị Điện máy – IT có qui mô, chuyên nghiệp và lớn nhất Việt Nam. - Xây dựng Trần Anh trở thành một môi trường làm việc chuyên nghiệp nơi mà mọi cá nhân có thể phát huy tối đa sức sáng tạo, khả năng lãnh đạo và cơ hội làm chủ thực sự với một tinh thần dân chủ rất cao. - Xây dựng Trần Anh trở thành một ngôi nhà chung thực sự cho mọi cán bộ nhân viên trong công ty bằng việc cùng nhau chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ một cách công bằng và minh bạch nhất. 4. Giá trị cốt lõi của công ty Trần Anh: - Kỷ luật hướng vào tính chuyên nghiệp; - Hoàn thiện tổ chức hướng tới dịch vụ hàng đầu; - Năng động hướng tới tính sáng tạo tập thể; - Cam kết nội bộ và với cộng đồng, xã hội; - Làm việc và hành động trung thực; 5. Triết lý kinh doanh của công ty Trần Anh: - Văn hóa công ty là nền tảng và trụ cột phát triển, tập hợp và tôn vinh tất cả những yếu tố nhân bản trong kinh doanh hướng tới sự phát triển hài hòa và bền vững. - Tích kết vào trong mọi chính sách và dịch vụ mà công ty đưa ra thị trường tất cả các giá trị cơ bản tạo nên hình ảnh về một công ty kinh doanh điện máy, thiết bị số cần phải có: Tiên phong + Tối ưu + Tiêu chuẩn. 5
  6. PHẦN II: PHÂN TÍCH THEO MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN I/ Nhóm chỉ sổ về khả năng thanh toán (Liquidity Ratios) Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi ), các khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanh nghiệp, các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán. Từ bảng cân đối kế toán của công ty Trần Anh qua các quý, các tỷ số trong nhóm tỷ số về khả năng thanh toán như sau: Tỷ số Quý IV/2010 Quý I/2011 Quý II/2011 Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu 4.021 3.034 4.002 động/Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu 3.026 2.340 3.133 động – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán tiền mặt = Tiền và 2.015 1.762 2.334 chứng khoán tương đương tiền/Nợ ngắn hạn Vốn lưu động thường xuyên thuần = Tài 1.84 x 1011 1.86 x 1011 1.99 x 1011 sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Dựa vào bảng trên ta có thể thấy, khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp có xu hướng giảm trong nửa đầu và tăng trong nửa sau của 3 quý, xu hướng chung là tăng nhẹ. Hệ số này sụt giảm trong 3 tháng đầu năm 2011 do tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm mà cụ thể là tiền mặt và hàng tồn kho. Sau đó, chỉ số này lại phục hồi. Dù vậy, tỷ lệ này luôn duy trì ở mức lớn hơn 1, mức suy giảm tạm thời không đáng kể cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp vẫn được duy trì cân đối, đối với những khoản nợ đến hạn thanh toán, doanh nghiệp đủ năng lực để trả nợ. Mặt khác, tỷ lệ này của doanh nghiệp cũng luôn cao hơn chỉ số trung bình ngành (2.56, 2.08, 2.57 lần lượt theo các quý) chứng tỏ khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp ở mức mạnh trong ngành Thương mại. Vốn lưu động thường xuyên thuần có xu hướng tăng đều và luôn > 0 cho thấy nguồn vốn được duy trì cân đối, vốn dài hạn thặng dư tạm thời tài trợ cho tài sản ngắn hạn. 6
  7. Mang xu hướng tương tự như khả năng thanh toán hiện hành là khả năng thanh toán nhanh và bằng tiền mặt. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng tiền mặt và hàng tồn kho bị biến động. Khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán bằng tiền mặt đều >1 chứng tỏ doanh nghiệp đủ khả năng trả nợ bằng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi thành tiền ngay khi đến hạn hoặc quá hạn. Đồng thời, các chỉ số này có xu hướng tăng cho biết một khi hàng tồn kho của doanh nghiệp bị ứ đọng hoặc mất giá, doanh nghiệp vẫn đủ tiền để trả các khoản nợ khi đến hạn. So với các chỉ số trung bình ngành : khả năng thanh toán nhanh: 2.05, 1.58, 1.92 ; khả năng thanh toán bằng tiền mặt: 1.11, 0.97, 1.19 , các chỉ số này đều cao hơn cho thấy khả năng tài chính của doanh nghiệp tương đối mạnh trong cùng ngành. II/ Tỷ số kết cấu tài chính/tỷ số nợ (Leverage ratios) Nhóm chỉ số này đo lường mức độ sử dụng vốn của doanh nghiệp trong mối tương quan giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu, khả năng thanh toán lãi vay và các khoản phải trả cố định hàng năm. Chỉ tiêu Quý IV/2010 Quý I/2011 Quý II/2011 Tỷ số nợ 0.245 0.322 0.245 Tỷ số nợ/Vốn chủ sở 0.325 0.476 0.325 hữu Hệ số tự tài trợ 0.755 0.678 0.755 Hệ số nhân vốn chủ 1.325 1.476 1.325 sở hữu Tỷ số nợ dài hạn 0.004 0.002 0.002 Xu hướng chung của các nhóm chỉ số này là tăng trong quý I/2011 và giảm về mức cũ vào cuối quý II/2011 ngoại trừ tỷ số nợ dài hạn với xu hưởng giảm. Doanh nghiệp luôn duy trì một cơ số trong tổng nguồn vốn khá ổn định,tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu luôn giữ ở mức thấp hơn 1, thấp hơn chỉ số ngành (1.48, 1.80, 1.58 lần lượt theo quý). Ở mức này, doanh nghiệp hoàn toàn đủ khả năng trả nợ khi có biến cố xảy ra, rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp rất thấp so với ngành. Tỷ trọng nguồn vốn tự tài trợ của doanh nghiệp luôn chiếm ở mức cao > 67% trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp và cao hơn trung bình ngành (lần lượt là 0.51, 0.46, 0.51). Như vây, nguồn vốn tự có dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong các trường khẩn cấp. Doanh nghiệp chủ yếu hoạt động dựa vào nguồn vốn tự có hơn là đi vay nợ. Vì vậy, rủi ro đối với việc cho vay với công ty là nhỏ. Ngoài ra, tỷ số nợ dài 7
  8. hạn của công ty trong 3 quý cũng có giảm cho thấy mức độ tự chủ trong kinh doanh của công ty. III/ Nhóm tỷ số hoạt động (Efficiency/Turnover ratios) Nhóm chỉ số này đo lường hiệu quả hoạt động quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Mức độ đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp đã hợp lý hay chưa? Ở nhóm chỉ số này ta sẽ tập trung vào việc xác định hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu. Chỉ tiêu Quý IV/2010 Quý I/2011 Quý II/2011 Vòng quay hàng tồn kho 5.75 5.64 4.65 Kì thu tiền bình quân (ngày) 0.99 0.72 0.99 Vòng quay tài sản cố định 73 67 56 Vòng quay hàng tồn kho của công ty qua các năm có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao so với các doanh nghiệp cùng ngành. Vòng quay tài sản cố định của công ty cho thấy công ty chủ yếu đầu tư ít vào tài sản cố định và mức này có xu hướng giảm dần. IV/ Nhóm tỷ số khả năng sinh lời (Profitability ratios) Chỉ tiêu Quý IV/2010 Quý I/2011 Quý II/2011 Tỷ suất lợi nhuận (PM) 0.03 0.12 0.09 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản 5.39% 5.04% 5.25% (ROA) Tỷ suất lợi nhuận thuần trên 7.14% 7.44% 6.96% VCSH (ROE) Dựa vào bảng trên có thể thấy các chỉ số đều có xu hướng giảm qua các quý ngoại trừ tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp tuy không cáo nhưng vẫn cao hơn trung bình ngành (0.35, 0.08, 0.06). Xu hướng giảm cho thấy doanh nghiệp ngày càng không tiết kiệm chi phí đối với doanh thu. Đối với tỷ số ROA, giảm từ 5.39% xuống 5.25% từ quý IV/2010 sang quý II/2011. Điều này cho thấy một đồng tài sản bỏ ra tạo được lợi nhuận ngày càng ít hơn. Tuy nhiên vẫn cao hơn trung bình ngành lần lượt là 4.23%, 3.7% và 4.1%. Như vậy so với các doanh nghiệp cùng ngành, Trần Anh có ROA tương đối cao. Vì đây là số liệu từng quý nên ROA của năm tính tương đối vào khoảng 20%, như vậy con số này cao 8
  9. hơn lãi cho vay của các ngân hàng thương mại. Vì vậy, nếu đi vay ngân hàng thương mại thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả đúng hạn và đầy đủ. ROE giảm từ 7.14% còn 6.96% và thấp hơn trung bình ngành là: 10.5%, 8.22%, 7.35%. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp bị suy giảm. Tuy nhiên, xét theo năm thì ROE vẫn có khả năng cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại nên khi cho vay, doanh nghiệp có thể hoàn trả được khoản vay cho ngân hàng. V/ Tỷ số giá trị thị trường Các nhóm tỷ số khả năng thanh toán, cơ cấu vốn, hiệu quả hoạt động như đã trình bày ở các phần trước chỉ phản ánh tình hình quá khứ và hiện tại của công ty. Giá trị tương lai của công ty như thế nào còn tùy thuộc vào kỳ vọng của thị trường. Các chỉ số giá trị thị trường được thiết kế để đo lường kỳ vọng của NĐT dành cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu Quý IV/2010 Quý I/2011 Quý II/2011 Số lượng cổ phiếu lưu hành 5,801,148 8,121,506 bình quân trong kỳ 5,801,148 Thị giá cổ phiếu 42,000 29,800 22,900 Giá trị thị trường của vốn 172,874,210,400 185,982,487,400 chủ sở hữu 243,648,216,000 EPS 2,486.41 2,346.80 3,543.75 P/E 12 6 18 Lợi nhuận duy trì trên mỗi cổ phiếu luôn tăng trưởng một cách ổn định quyền lợi cho cổ đông luôn được đảm bảo. Với bất cứ nhà đầu tư chứng khoán nào thì Trần Anh luôn là một mã hết sức an toàn và mức sinh lời cao, nơi trú ngụ và là kênh đầu tư hiệu quả cho mình. Nhận xét: Các chỉ tiêu tài chính về quy mô vốn và tài sản cho thấy Trần Anh là công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh và có khả năng hấp thụ vốn tốt. Điều này cho thấy tính hiệu quả của doanh nghiệp cao và hoàn toàn có khả năng tiếp tục tăng trưởng trong những năm 2011 và các năm tiếp theo. 9
  10. PHẦN III: PHÂN TÍCH TÍN DỤNG THEO MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI (MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z) Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh là công ty cổ phần và hoạt động trong ngành thương mại và dịch vụ. Do vậy, mô hình sử dụng để chấm điểm tín dụng cho TAG là mô hình sau: Z’’ = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4 Trong đó: X1 = Tỷ số “Vốn lưu động /Tổng tài sản” (Working capital/Total Assets). X2 = Tỷ số “Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản” (Retain earning/Total Assets). X3= Tỷ số “Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản” (EBIT/Total Assets). X4 = Tỷ số “Thị giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của tổng số nợ” (Market value of Total Equity/Book values of total Liabilities) Các số liệu tính toán được trình bày như sau: STT Chỉ tiêu Quý IV/2010 Quý I/2011 Quý II/2011 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 122,446,585,418 161,326,802,716 155,263,923,336 2 Phải thu ngắn hạn 6,836,524,071 3,204,743,321 3,637,525,722 3 Hàng tồn kho 60,445,297,381 63,510,180,965 57,792,686,511 4 Nợ ngắn hạn 60,769,838,015 91,545,662,312 66,513,353,820 5 Vốn lưu động ròng = (1)+(2)+(3)-(4) 128,958,568,855 136,496,064,690 150,180,781,749 6 Tổng tài sản 252,278,611,360 285,712,919,589 273,182,018,515 X1 = (5)/(6) 0.511 0.478 0.550 7 Lợi nhuận giữ lại 13,614,140,587 14,424,055,948 28,780,576,122 X2 = (7)/(6) 0.054 0.050 0.105 8 Lợi nhuận trước thuế 18,152,217,044 19,232,074,598 38,773,411,877 9 Chi phí lãi vay 0 0 0 10 EBIT = (8)+(9) 18,152,217,044 19,232,074,598 38,773,411,877 X3 = (10)/(6) 0.072 0.067 0.142 Giá thị trường của cổ phiếu (giá đóng 11 42,000 29,800 22,900 cửa ngày cuối thời điểm) 12 Tổng số cổ phiếu lưu hành 5,801,148 5,801,148 8,121,506 Thị giá của cổ phiếu (Market value of 13 243,648,216,000 172,874,210,400 185,982,487,400 total equity) = (11)*(12) 14 Tổng số nợ 61,848,710,213 92,092,258,562 67,037,200,070 X4 = (13)/(14) 3.939 1.877 2.774 Z'' = 6.56X1 + 3.26X2 + 7.62X3 + 1.05X4 8.214 5.783 7.944 10
  11. Nhận xét: Quý IV/2010: Z’’ = 8.241 > 2.6  TAG nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Quý I/2011: Z’’ = 5.783 > 2.6  TAG vẫn nằm trong vùng an toàn Quý II/2011: Z’’ = 7.944 > 2.6 Mức độ an toàn của TAG tăng cao hơn so với quý trước Xét trong ba quý gần đây, điểm số tín dụng của TAG luôn nằm trong vùng an toàn (luôn lớn hơn 2.6), chứng tỏ công ty có tình hình tài chính tốt và tương đối ổn định. 11
  12. KẾT LUẬN Tất cả các phương pháp phân tích, đánh giá tình hình tài chính của người đi vay đều có những ưu điểm và nhược điểm nhưng hai phương pháp phân tích các tỷ số tài chính và phương pháp tính điểm số Z là hai phương pháp được áp dụng phổ biển và lâu đời nhất. Hai phương pháp này cung cấp cho cán bộ phân tích tín dụng những thông tin cơ bản và tương đối chính xác về tình hình tài chính, khả năng vỡ nợ của người đi vay, góp phần vào nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Các thông tin và nhận định trong tiểu luận này dựa vào các nguồn thông tin mà nhóm chúng tôi coi là đáng tin cậy, có sẵn và mang tính hợp pháp. Mọi nhận định đều mang tính chất chủ quan do nhóm thực hiện. Thực tế, nhóm cho rằng TAG có lợi thế hơn nhiều so với những ngành sản xuất khác do ngành thương mại dịch vụ ngày càng có tiềm năng và sức lan tỏa rộng lớn. Kết hợp với kết quả phân tích như trên, phân tích vĩ mô và những yếu tố khác, TAG hoàn toàn có thể là một đối tác xin cấp tín dụng đáng tin cậy của các ngân hàng. 12
  13. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. Báo cáo tài chính của công ty Trần Anh 3 quý gần nhất 4. www.stox.vn 5. www.cafef.vn 6. www.cophieu68.com 7. www.infotv.vn 8. www.tvsi.com.vn 9. www.businessmonitor.com 13