Tiểu luận Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô

doc 37 trang nguyendu 8540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu_luan_phan_tich_tin_dung_cong_ty_kinh_do.doc

Nội dung text: Tiểu luận Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô

  1. TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY KINH ĐÔ Thành viên nhóm 11: 1. Lưu Hồ Trung (Nhóm trưởng) MSV: 0853030185 2. Phan Thị Mai Liên MSV: 0853030091 3. Nguyễn Thị Thúy Linh MSV: 0853030096 4. Ngô Thùy Linh MSV: 0853030097 5. Nguyễn Thu Thảo MSV: 0853030162 Giáo viên: TS. Nguyễn Thị Lan
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH ĐÔ 4 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 4 1.2 Hoạt động kinh doanh 5 II. PHÂN TÍCH CÔNG TY 7 2.1 Phân tích SWOT 7 2.2 Phân tích các chỉ số tài chính 9 2.2.1 Nhóm chỉ số khả năng thanh toán 9 2.2.2 Nhóm chỉ số cơ cấu vốn 13 2.2.3 Nhóm chỉ số hoạt động 18 2.2.4 Nhóm chỉ số khả năng sinh lời 24 2.3 Phân tích theo mô hình điểm số Z: 29 III. ĐÁNH GIÁ 34 KẾT LUẬN 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 2
  3. LỜI MỞ ĐẦU Phân tích tín dụng của một doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng cho việc ra quyết định đứng trên giác độ của ngân hàng thương mại. Có thể nói, hầu hết những quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài chính có hiệu quả đều xuất phát từ những phân tích khoa học và khách quan. Trên phương diện là chủ nợ, ngân hàng thương mại phân tích tín dụng doanh nghiệp để ra quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp cần vốn để hoạt động sản xuất, đồng thời ngân hàng còn có thể dự đoán được khả năng trả nợ của doanh nghiệp nhằm phòng tránh rủi ro tín dụng. Nhóm chúng tôi lựa chọn Tập đoàn Kinh Đô (KDC) để phân tích. Trong bài tiểu luận, chúng tôi sẽ phân tích và đánh giá theo mô hình cổ điển và mô hình điểm số Z (Z-score), từ môi trường vĩ mô, môi trường ngành đến phân tích trực tiếp nội lực của công ty để từ đó có thể đưa ra những nhận xét khái quát và khách quan nhất về công ty, giúp ngân hàng thương mại có được những quyết định hợp lý nhất. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 3
  4. I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH ĐÔ 1.1 . Lịch sử hình thành và phát triển Xuất phát là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập vào năm 1993, Kinh Đô nhanh chóng phát triển và chiếm lĩnh thị trường để trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo và chế biến thực phẩm tại Việt Nam hiện nay. Những cột mốc đáng nhớ: Năm 1993: Thành lập Công ty TNHH XD& chế biến thực phẩm Kinh Đô, vốn điều lệ 1.4 tỷ đồng. Năm 1994: Tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng Năm 1996: Di dời nhà máy về Quận Thủ Đức và mở rộng diện tích nhà xưởng lên 60000 m2 Năm 1999: Tăng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng. Xây dựng Trung tâm thương mại Savico – Kinh Đô. Khai trương cửa hàng Kinh Đô Bakery hiện đại đầu tiên Năm 2000: Tăng vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng. Thành lập CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc và nhà máy tại Hưng Yên Năm 2001: Được cấp giấy chứng nhận ISO 9002. Năm 2002:CTCP Kinh Đô được thành lập với vốn điều lệ 150 tỷ đồng (Công ty TNHH XD&chế biến thực phẩm Kinh Đô góp 50 tỷ đồng). Thay teieu chuẩn ISO 9002 bằng 9001:2000. Năm 2003: Chính thức mua lại nhà máy kem Wall’s của tập đoàn Unilever tại Việt Nam, thay thế bằng nhãn hiệu kem Kido’s. Năm 2004: Thành lập CTCP Kinh Đô Bình Dương. Thành lập CTCP Thực phẩm Kinh Đô Sài Gòn. Năm 2005: Đầu tư vào Tribeco. Niêm yết trên sàn HOSE với mã KDC. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 4
  5. Năm 2007: Trở thành đối tác chiến lược với Eximbank. Xây dựng nhà máy Tribeco miền Bắc tại Hưng Yên. Trở thành đối tác chiến lược với Nutifood. Đầu tư và tham gia điều hành vào Vinabico. Năm 2008: Chính thức khánh thành và đi vào hoạt động nhà máy Kinh Đô Bình Dương. Năm 2010: Dời trụ sở về 141 Nguyễn Du, p.Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Sáp nhập CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (NKD) và CTCP Kido. 1.2. Hoạt động kinh doanh Bốn hoạt động kinh doanh chiến lược: - Chế biến thực phẩm. - Bán lẻ. - Bất động sản. - Đầu tư tài chính. Hoạt động chính của Kinh Đô thuộc lĩnh vực sản xuất chế biên thực phẩm. Cơ cấu sản phẩm của Kinh Đô cung cấp cho thị trường đa dạng về chủng loại và có nhiều dòng sản phẩm khác nhau bao gồm: bánh cookie, bánh trung thu, bánh cracker, bánh mì công nghiệp, bánh bông lan, bánh quế và chocolate. Khoảng hơn 90% doanh số đến từ thị trường trong nước và gần 10% còn lại đến từ xuất khẩu. Thị trường trong nước trải dài từ Bắc vào Nam. Các thị trường xuất khẩu chính bao gồm Nhật, Mỹ, Campuchia và Đài Loan. Hiện tại KDC đang dẫn đầu thị trường bánh kẹo Việt Nam với thị phần khoảng 28%. Kinh Đô có mạng lưới phân phối rộng khắp trên cả nước với khoảng 200 nhà phân phối, 31 cửa hàng Kinh Đô Bakery, hơn 120,000 điểm bán lẻ, 30,000 điểm bán kem và sản phẩm từ sữa, 100,000 điểm bán giải khát và hơn 1,800 nhân viên bán hàng trên cả nước. Mạng lưới phân phối của KDC được đánh giá là một trong những hệ thống phân phối mạnh trên cả nước. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 5
  6. Về hoạt động bán lẻ, Kinh Đô tận dụng được mạng lưới phân phối hiện có, tiến hành mua franchise của chuỗi cửa hàng lớn trên thế giới, tiến hành bán franchise để mở rộng hệ thống không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Hoạt động kinh doanh BĐS của KDC tập trung vào mảng cao ốc văn phòng cho thuê và mặt bằng bán lẻ. Hoạt động đầu tư tài chính tập trung vào hai lĩnh vực là đầu tư vào các công ty thực phẩm và góp vốn vào các dự án BĐS tiềm năng. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 6
  7. II. PHÂN TÍCH CÔNG TY 2.1. Phân tích SWOT STRENGTHS Định hướng, chiến lược phát triển rõ ràng phù hợp với tình hình thực tế trên thị trường và nhu cầu của khách hàng trong từng giai đoạn. Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp với hệ thống hơn 200 nhà phân phối mạnh, 31 cửa hàng Kinh Đô Bakery và 120,000 điểm bán lẻ và 1,800 nhân viên bán hàng. Lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường về chủng loại, quy cách, giá cả, chất lượng, mẫu mã, hương vị cho hơn 400 mẫu sản phẩm. Nhiều nhãn hàng chiếm thị phần áp đảo trên thị trường như Bánh trung thu 75% (có thời điểm lên tới 90%), các sản phẩm như bánh quy chiếm 25%, bánh cracker chiếm 34%, bánh mì công nghiệp 29%. Kinh đô còn là công ty sản xuất bánh cracker đầu tiên và đây là lợi thế của công ty trong việc giành thị phần. Khả năng tiếp cận và chuyển giao công nghệ vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành. Kinh Đô là một trong số ít các doanh nghiệp đầu tư lớn vào các dây chuyền sản xuất bánh kẹo như dây chuyền sản xuất Cracker, Bánh trung thu, cookies Thương hiệu của Kinh Đô được khẳng định trong suốt 16 năm qua, công ty không ngừng đầu tư vào các chiến dịch Marketing để phát triển thương hiệu, khẳng định uy tín trong suốt thời gian tồn tại. Trong khi các công ty như Hải Hà, Hữu nghị, Bibica hầu như không có nhiều những đợt quảng cáo và hoạt động marketing rầm rộ thì Kinh Đô không ngừng đầu tư cho các chương trình truyền hình và dựng những clip quảng cáo có thể nói là “ ấm lòng người Việt”. Kinh Đô hiện đang sở hữu những dự án BĐS nằm ở những vị trí đẹp. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 7
  8. WEAKNESSES Chưa có đặc điểm nổi bật để phân biệt hàng giả nên người tiêu dùng có thể bị nhầm lẫn. Năng lực xuất khẩu chưa đủ mạnh. Hoạt động đầu tư tài chính tiềm ẩn khá nhiều rủi ro khi lợi nhuận mang lại không ổn định, dòng tiền thực âm qua các năm do chịu nhiều biến động từ thị trường tài chính. Nguyên vật liệu đầu vào chưa chủ động được hoàn toàn, phải nhập khẩu một số mặt hàng nên chịu sự phụ thuộc vào giá thế giới. Một số các sản phẩm chính như snack đã có thời gian tồn tại tương đối dài nên bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm lại, thậm chí là đánh mất thị phần. OPPORTUNITIES Kinh tế ngày càng phát triển, sự gia tăng dân số, đặc biệt là dân số trẻ rất ưa dùng các sản phẩm bánh kẹo giàu chất dinh dưỡng. Tiềm năng phát triển tại thị trường nội địa, nơi Kinh Đô thu về 90% doanh số với mức tăng trưởng doanh thu bình quân là 18-20% và nhu cầu tiêu thụ lương thực thực phẩm trong nước là rất lớn do tăng trưởng GDP và dân số. Lợi thế thu được từ các bất động sản trong tương lai gần: Dự án Tân An Phước, dự án SJC Tower. Phát triển chiều rộng cũng như chiều sâu lĩnh vực chế biến thực phẩm thông qua các hoạt động M&A. Sự sáp nhập giữa Kinh Đô với Kido và NKD, và Vinabico sẽ giúp cho Kinh Đô tăng thêm sức mạnh tài chính và giá trị doanh nghiệp. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 8
  9. THREATS Giá nguyên liệu đầu vào tăng, đặc biệt giá những nguyên liệu nhập khẩu trên thế giới tăng cao, trong khi đó VND phá giá, giảm sức mua. Cạnh tranh trong ngành ngày một gay gắt hơn, sự cạnh tranh đến từ những doanh nghiệp mạnh trong nước, cũng như các công ty nước ngoài, trong đó đáng chú ý là Cty TNHH thực phẩm Orion Việt Nam. Hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn đang chiếm một phần khá lớn(khoảng 10%) sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của Công ty. Yếu tố lạm phát sẽ ảnh hưởng tới sức mua của khách hàng. Những biến động kinh tế bất lợi như hiện nay cũng gây rất nhiều khó khăn cho Công ty. 2.2. Phân tích các chỉ số tài chính 2.2.1 Nhóm chỉ số khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi ), các khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanh nghiệp, các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán. Trong phần phân tích này có sử dụng các công thức và giải trình sau: 1. Tỷ lệ thanh toán hiện hành = 2. Tỷ lệ thanh toán nhanh = Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 9
  10. 3. Tỷ lệ tiền mặt = EBIT 4. Khả năng chi trả lãi vay = Chi phí lãi vay TỶ LỆ KDC BBC HHC 2007 2008 2009 2010 QII -2011 2010 QII -2011 2010 QII -2011 Thanh 3.7508 2.221 1.537 2.253 1.861 1.815 2.307 1.678 1.932 toán hiện hành Tỷ lệ thanh toán hiện hành dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho) Tỷ số thanh toán hiện hành của KDC tại Qúy II – 2011. Hệ số này nằm trong khoảng (1.861) vẫn đảm bảo khả năng chi trả cho Kinh Đô. Tuy nhiên hệ số này đã sụt giảm nhiều so với thời điểm đầu năm 2011 là 2.253. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn của công ty giảm, chủ yếu xuất phát do khoản mục tiền và tương đương tiền giảm sút, trong khi tổng các khoản nợ ngắn hạn của công ty tăng nhẹ. Tỷ số thanh toán hiện hành quý 2 – 2011 của KDC thấp hơn của BBC và HHC. Cán bộ tín dụng cần chú ý tới chỉ số này trong khi kết hợp quan sát các chỉ số khác, vì đây chính là phương pháp giản đơn, bước đầu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 10
  11. TỶ LỆ KDC BBC HHC 2007 2008 2009 2010 QII -2011 2010 QII - 2010 QII -2011 2011 Thanh 3.4595 1.947 1.438 1.833 1.453 1.176 1.162 0.598 0.761 toán nhanh Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn. Con số này bằng 1.453 nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1.453 đồng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn. Con số này lớn hơn 1 và cao hơn hẳn các công ty khác trong cùng ngành cho biết công ty có thể đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì công ty có khả năng chuyển các tài sản lưu động khác thành tiền mặt. Hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán hiện thời không nhiều cho thấy lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thanh khoản. TỶ LỆ KDC BBC HHC 2007 2008 2009 2010 QII -2011 2010 QII -2011 2010 QII -2011 Tiền mặt 2.2509 1.192 0.920 0.807 0.137 0.730 0.785 0.304 0.348 Chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Hay nói cách khác chỉ số thanh toán tiền mặt của KDC cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 0.137 đồng tiền mặt và chứng khoán tương đương tiền đảm bảo chi trả. Cũng như đa số các doanh nghiệp, KDC không có đủ số tiền mặt và các khoản tương đương tiền để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt tại quý II-2011 chỉ là 0.137 (nhỏ hơn 1), tuy nhiên chỉ số này vẫn nằm trong khả năng có thể đảm bảo luồng tiền thanh toán nhanh cho các khoản Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 11
  12. nợ ngắn hạn do công ty có thể chi trả nợ ngắn hạn bằng các tài sản khác (khoản phải thu khách hàng, thanh lý hàng tồn kho ). So với các năm từ 2007 trở về đây, tình hình nắm giữ tiền mặt của KDC giảm dần, đó không phải vì công ty hao hụt nguồn tiền mặt mà thể hiện rằng KDC đã sử dụng nguồn tiền mặt một cách hợp lý hơn. Một doanh nghiệp giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việc làm không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả (Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn, ví dụ cho vay ngắn hạn). Theo nhận định chung, mặc dù chỉ số này phản ánh được mức thanh khoản cao nhất của tài sản doanh nghiệp, nhưng tính khả dụng của nó lại tương đối hạn chế. Chỉ số cuối cùng được đề cập đến trong nhóm chỉ số thanh khoản là khả năng thanh toán lãi vay Chỉ số 2007 2008 2009 2010 Quí II- 2011 Khả năng chi trả lãi 8.016 (0.178) 14.079 16.874 2.066 vay Hệ số này cho biết, một công ty có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ lãi đến mức nào.Hệ số càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty càng lớn. Qua số liệu của các giai đoạn, có thể thấy, duy chỉ có năm 2008, Kinh Đô gặp vấn đề trong việc chi trả lãi vay. Điều này có thể do những tác động của cuộc khủng hoảng thế giới 2008 lên nền kinh tế của các nước nói chung và hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp của từng nước nói riêng. Chỉ tiêu này trong các năm còn lại khá tốt và an toàn. Năm 2009 là 14 lần, năm 2010 con số này đã tăng lên gần 17 lần. Tuy nhiên, nếu so sánh kết quả hoạt động kinh doanh quý II năm 2011 và cùng kỳ năm 2010 chúng ta sẽ thấy một sự giảm sút đáng kể của chỉ số khả năng chi trả lãi vay (giảm hơn 9 lần; khả năng chi trả lãi vay 6 tháng đầu năm 2010 là 19.988). Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 6 tháng đầu năm 2011 chỉ đạt mức ~ 56 tỷ đồng, trong khi con số này năm 2010 lên tới hơn 400 Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 12
  13. tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh chung trên thị trường: lãi suất cho vay quá cao, Kinh Đô cũng gặp phải nhiều khó khăn trong việc vay vốn bù đắp cho tài sản lưu động và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Chi phí lãi vay tăng lên mức 52 tỷ đồng tính đến 6 tháng đầu năm 2011, tăng hơn 2 lần so với chi phí lãi vay năm 2010 là 22 tỷ đồng. Có thể thấy, tình hình tài chính và khả năng chi trả của công ty Kinh Đô trong năm 2011 đang gặp nhiều khó khăn so với các năm trước. 2.2.2 Nhóm chỉ số cơ cấu vốn Nhóm chỉ số này đo lường mức độ sử dụng vốn của doanh nghiệp trong mối tương quan giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu, khả năng thanh toán lãi vay và các khoản phải trả cố định hàng năm. Trong phần phân tích này có sử dụng các công thức và giải trình sau: Nợ phải trả 5. Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn Nguồn vốn chủ sở hữu 6. Tỷ suất tự tài trợ = Tổng nguồn vốn Nợ phải trả 7. Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu 8. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định = Tài sản dài hạn Tài sản dài hạn 9. Tỷ suất đầu tư = Tổng tài sản 10. Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 13
  14. Cơ cấu nguồn vốn Quí II năm 2011 của KDC,BBC, HHC (Đơn vị: ngàn VND) Nguồn vốn KDC BBC HHC Nợ phải trả 1,365,287,973 143,414,785 80,482,740 Nợ ngắn hạn 1,179,009,501 116,881,377 76,984,167 Nợ dài hạn 186,278,472 26.533.407 3,498,573 VCSH 3,765,025,491 540,231,177 176,580,852 Lợi ích của cổ đông 34,692,531 thiểu số Tổng nguồn vốn 5,165,005,995 683,645,962 257,063,593 Kinh Đô đang dẫn đầu là tập đoàn sản xuất và kinh doanh bánh kẹo có thị phần lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. So sánh trong tương quan ngành, cụ thể với hai doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Bibica và Hải Hà, Kinh Đô là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn lớn nhất lên tới hơn 5,000 tỷ, gấp hơn 7 lần với BBC và hơn hẳn 20 lần so với quy mô nguồn vốn của HHC. 2007 2008 2009 2010 Q2/2011 Chỉ số KDC BB HH KDC BB HH KDC BB HH KDC BB HH KDC BBC HHC C C C C C C C C Hệ số 19% 45 47% 28% 18 47% 42% 29 39 24% 28 43% 26% 20.9% 31.3% nợ % % % % % Tỷ suất 80% 55 53% 70% 82 53% 57% 71 61 74% 72 57% 72.9 79 % 68.7% tự tài trợ % % % % % % Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 14
  15. Hệ số 24% 82 89% 40% 22 89% 73% 41 64 32% 39 76% 36.2 26.5% 45.6% nợ/ % % % % % % VCSH Đánh giá nhóm chỉ số cơ cấu vốn trong năm 2010 và quý II năm 2011 có thể thấy: KDC có tỷ trọng nợ thấp nhất trong số 3 công ty (24% - 26% tổng nguồn vốn), trong khi đó HHC tỷ trọng nợ chiếm tới 31.3% - 43%, lớn hơn rất nhiều so với KDC và BBC. Theo số liệu mới nhất, tính đến hết Quý II/2011, cơ cấu nguồn vốn vay của Kinh Đô tăng đôi chút. Có thể thấy mức sử dụng đòn bẩy tài chính của KDC là khá thấp: hệ số nợ/VCSH là 36.2%, nguồn tài trợ chủ yếu cho nguồn vốn của công ty là vốn chủ sở hữu (hơn 3,700 tỷ ~ 72.9% tổng nguồn vốn). Cơ cấu nguồn vốn này cho thấy Kinh Đô rất độc lập và tự chủ về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hoàn toàn có thể bù đắp được nguồn nợ phải trả, nói một cách khác đứng trên phương diện những người cho vay thì chỉ số đòn bẩy tài chính của KDC là rất an toàn. Với tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn thấp, KDC cũng sẽ không mất nhiều chi phí trả lãi vay nhất là khi tình trạng thiếu hụt tín dụng, lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lên tới 22 - 23%/năm như hiện nay. Tuy nhiên, như vậy, KDC đã không tận dụng được hiệu quả “tấm lá chắn thuế” khi sử dụng nguồn vốn nợ, đặc biệt khi xem xét trên quan điểm của các cổ đông thì công ty này đã không sử dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính (gia tăng lợi nhuận cho các cổ đông). Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 15
  16. Biểu đồ: Cơ cấu nguồn vốn của KDC qua các năm (Đơn vị:Ngàn VND) Xem xét cơ cấu vốn của KDC qua các năm từ 2007 đến quý II năm 2011, có một vài nhận xét như sau: tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn của công ty tăng đều từ 2007 đến 2009 (2007: 19%; 2008: 28%; 2009: 42%) nhưng đến năm 2010 thì tỷ trọng này chỉ còn lại 24%. Lý giải về điều này ta có thể chú ý đến nguyên nhân: sau khủng hoảng 2008, năm 2009 công ty cần nhiều vốn để phục hồi và mở rộng sản xuất nên hệ số nợ tăng đột biến. Còn một nguyên nhân khác là: năm 2010, vốn chủ sở hữu của Kinh Đô đã tăng lên 1,325,084,230,000 đồng (tăng 55% so với năm 2009) sau khi tiến hành sáp nhập CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc và CTCP Kido, tăng vốn điều lệ lên 1,195,178,810,000 đồng từ mức 795,462,590,000 (năm 2009); thặng dư vốn cổ phần tăng; khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái lớn. Trong khi đó thì nguồn vốn nợ chỉ giảm 586,879,264,000 đồng. Do đó, tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn của tập đoàn Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 16
  17. giảm tương đối so với năm 2009. Xét đến hết quý II năm 2011, tỷ trọng nợ trên tổng nguồn vốn có phần tăng nhẹ (từ 24% lên 26%) Nói rõ hơn về việc sáp nhập KDC, NKD và Kido. Đây có thể nói là một trong những sự kiện quan trọng nhất mang tính bước ngoặt không chỉ với KDC mà cả 3 công ty trong năm 2010. Việc sáp nhập giúp Kinh Đô mở rộng quy mô nguồn vốn và tài sản. Tập đoàn sẽ có khả năng điều tiết tài chính giữa các thành viên nên hạn chế được việc sử dụng vốn vay ngân hàng. Sau sáp nhập, Kinh Đô cũng sẽ tăng khả năng huy động vốn và giảm thiểu chi phí vốn từ các cá nhân, tổ chức bên ngoài do uy tín lớn từ việc mở rộng quy mô, nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh và tận dụng được hệ thống phân phối rộng khắp từ cả 3 công ty. 2007 2008 2009 2010 QII -2011 Chỉ số KDC BBC HHC KDC BBC HHC KDC BBC HHC KDC BBC HHC KDC BBC HHC Hệ số 1.87 1.03 1.25 1.38 2.42 1.38 1.41 1.32 1.75 1.38 1.28 1.89 1.25 1.3 1.63 tự tài trợ TSCĐ Tỷ 43% 53% 43% 51% 34% 38% 40% 54% 35% 54% 56% 43% 58.5% 60.5% 42.1% suất đầu tư Hệ số tự tài trợ tài sản cố định của cả 3 đại gia lớn trong ngành bánh kẹo đều lớn hơn 1 và khá ổn định qua các năm. Tỷ suất này phản ánh số vốn chủ sở hữu được sử dụng cho việc mua sắm tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Có thể thấy khả năng tài chính của Kinh Đô là rất vững vàng, ổn định, nguồn vốn tài trợ cho tài sản dài hạn rất lành mạnh. Tỷ suất đầu tư hay chính là tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn trong tổng tài sản của công ty qua các năm từ 2007 đến hết quý II/2011 hầu hết đều trên 40%. Những con số này thuộc vào mức trung bình chung của ngành. Có thể thấy, so sánh với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bánh kẹo, Kinh Đô có cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, hiện đại, công nghệ cao, năng lực sản xuất lớn và xu hướng phát triển trong dài hạn cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là rất đáng chú ý. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 17
  18. Chỉ số 2007 2008 2009 2010 QII -2011 Vốn lưu động thường 1,286,828,498 810,549,075 894,370,517 1,295,539,757 957,430,961 xuyên (đv: ngàn VND) Vốn lưu động thường xuyên của Kinh Đô là rất lớn, cao hơn hẳn so với Bibica (2010: 149,682,227 ngàn VND ; QII/2011: 152,772,910 ngàn VND) và Hải Hà (2010: 63,387,300 ngàn VND; QII/2011: 71,723,955 ngàn VND). Chỉ số này cho thấy tính ổn định trong sản xuất kinh doanh của Kinh Đô rất vững chắc. Tập đoàn này luôn duy trì khoản vốn lưu động thường xuyên lớn để tài trợ cho các tài sản lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc sản xuất kinh doanh liên tục, không bị ngừng trệ do những tác động từ việc thiếu nguồn vốn tài trợ mua sắm các tài sản lưu động, không thể huy động các khoản cho vay từ bên ngoài Khi đó, doanh nghiệp sẽ tránh được việc sử dụng vốn sai mục đích hay thậm chí là tình trạng mất khả năng thanh khoản, cho thấy sự an toàn và lành mạnh về mặt tài chính. 2.2.3 Nhóm chỉ số hoạt động Nhóm chỉ số này đo lường hiệu quả hoạt động quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Mức độ đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp đã hợp lý hay chưa? Ở nhóm chỉ số này ta sẽ tập trung vào việc xác định hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu. Trong phần phân tích này có sử dụng các công thức và giải trình sau:  Hiệu suất sử dụng tài sản: 1. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = 2. Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động = 3. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =  Vòng quay hàng tồn kho và số ngày tồn kho bình quân: Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 18
  19. 1. Vòng quay hàng tồn kho = 2. Số ngày tồn kho bình quân =  Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân: 1. Vòng quay các khoản phải thu = 2. Kỳ thu tiền bình quân =  Vòng quay các khoản phải trả, kỳ trả tiền bình quân: 1. Vòng quay khoản phải trả = 2. Kỳ trả tiền bình quân = QII -2011 KDC KDC KDC 2010 TỶ LỆ 2007 2008 2009 KDC HHC BBC KDC HHC BBC Hiệu suất sử dụng 0.94 1.96 2.35 2.07 10.02 1.97 1.44 6.16 1.01 tài sản cố định Hiệu suất sử dụng 0.71 0.99 0.61 0.83 3.38 2.38 0.71 1.97 1.45 tài sản lưu động Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho biết số doanh thu thực hiện được trên mỗi đồng tài sản cố định. Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay tài sản cố định của công ty. Số vòng quay tài sản cố định của công ty là 2.071792 có nghĩa là Kinh Đô đã tạo được 2.071792 đồng doanh thu trên mỗi đồng tài sản cố định. So với năm 2008 thì hệ số này tăng lên 0.114499 đồng nhưng so với năm 2008 thì đã giảm sút 0.274281 đồng. Tuy nhiên, so với đối thủ cùng ngành là Hải Hà thì con số này có vẻ khá thấp. Trong năm 2010, một điểm đáng quan tâm là khoản đầu tư dài hạn vào Eximbank. KDC đầu tư 3.7 triệu cổ phần trị giá 243.677 tỷ Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 19
  20. đồng vào công ty Đồng Tâm và 4,348,296 cổ phần Eximbank trị giá 135.54 và công ty đã phải trích lập dự phòng với khoản đầu tư này khiến cho công ty phải chịu lỗ 31.5 tỷ đồng. Trung bình, vòng quay tài sản cố định của KDC khá ổn định qua các năm, giao động với mức nhỏ và là doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tài sản cố định thứ 2 sau HHC, vượt qua BBC. Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động năm 2010 tăng hơn so với năm 2009. Bên cạnh hoạt động chính là chế biến thực phẩm thì hoạt động đầu tư tài chính của KDC cũng khá lớn. Khoản mục đầu tư tài chính của KDC chiếm 41% giá trị tài sản. Đầu tư ngắn hạn của KDC chủ yếu là các khoản vốn góp vào các công ty trong ngành đáng chú ý là đầu tư vào NKD trị giá 587 tỷ đồng. Tuy nhiên có thể nhận thấy rõ trong quý 2 năm 2011, cả KDC, HHC, BBC, đều có hiệu suất sử dụng tài sản cố định thấp. Chỉ số này của KDC và BBC ở dưới mức 1. Cùng kỳ năm 2010, hiệu suất sử dụng tài sản này của KDC là 1.07 nhưng tới năm nay chỉ còn 0.68 tức là giảm sút gần một nửa. Nhưng chúng ta không thể dựa vào điều này để cho rằng công ty sử dụng tài sản kém hiệu quả bởi có sự khác biệt khá lớn giữa doanh thu và đầu tư tài sản cố định của KDC, BBC và HHC. Cụ thể là trong 2 quý đầu năm 2011 thì doanh thu của KDC là 1524 tỷ/1058 tỷ tài sản cố định, HHC là 293.4 tỷ doanh thu/148.7 tỷ tài sản cố định, còn BBC là 391.5 tỷ doanh thu/388.4 tỷ tài sản dài hạn. Tuy nhiên, thực sự hiệu quả sử dụng tài sản cố định của KDC cũng chưa cao do một đồng đầu tư vào tài sản cố định để thu về một đồng doanh thu có xu hướng giảm qua các năm. Với tài sản lưu động cũng chứng kiến một sự sụt giảm tương tự. Theo báo cáo quý 2 năm 2011, tỷ lệ này cũng dừng lại ở 0.71 tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với HHC và BBC. Nguyên nhân chính là do giảm các khoản tiền và tương đương tiền được dùng để trả nợ và trả cổ tức thường niên trong thời gian này. QII -2011 KDC KDC KDC 2010 TỶ LỆ 2007 2008 2009 KDC HHC BBC KDC HHC BBC Hiệu suất sử dụng 0.40 0.49 0.36 0.38 2.36 1.04 0.3 1.14 0.57 Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 20
  21. tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản qua các năm của KDC là tương đối thấp, chỉ dừng lại dưới mức 0.5, trong khi ở BBC và HHC con số này đều lớn hơn 0.5, thậm chí là hơn 2 với HHC . Giá trị này có nghĩa là với KDC 1 VNĐ tài sản có thể tạo ra 0.4 VNĐ doanh thu. Trong 3 năm, con số này của KDC hầu như xoay quanh 0.4. Điều này cho thấy KDC đã bị giảm khả năng sinh lời từ tổng tài sản. Mặc dù, trên thực tế, các doanh nghiệp ngành bánh kẹo đều có số vòng quay tài sản khá cao, họ đều hoạt động với công suất lớn và muốn mở rộng sản xuất, nhưng có thể thấy, KDC không chỉ sản xuất, kinh doanh bánh kẹo mà còn đầu tư tài chính và bất động sản trong khi 2 lĩnh vực này chưa dem lại doanh thu lớn cho công ty. Trong năm 2010, Kinh Đô tăng hàng tồn kho lên 4 lần so với 2009, tăng mạnh các khoản như tài sản ngắn hạn tăng hơn 3 lần, đầu tư tài chính dài hạn, các tài sản dài hạn khác và đặc biệt là đầu tư vào bất động sản đầu tư mà trong 2009 không xuất hiện trên bản cân đối kế toán. Tóm lại, dù doanh thu hàng năm đều tăng đều đặn song tốc độ tăng lên đó nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản và tài sản cố định nên vòng quay các loại tài sản này đều giảm xuống từ năm 2005 tới nay (2010). Cụ thể: Tăng tổng tài sản 792,263,177 Tỷ lệ tăng=196% Tăng doanh thu 403,585,584 Theo báo cáo quý 2 cũng tương tự. KDC luôn là doanh nghiệp có tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản thấp nhất. Trong 6 tháng đầu năm mà mới dừng lại ở mức 0.3 thì rất có khả năng, chỉ số này của KDC tới hết năm tài chính sẽ ở mức dưới 0.3. Doanh thu trong quý thấp kéo theo tỷ số giảm mạnh . Điều này được giải thích bởi tính chất mùa vụ của ngành bánh kẹo đặc biệt là KDC khi mà các sản phẩm chủ chốt của công ty bắt đầu tiêu thụ được vào các ngày lễ đặc biêt: Bánh Trung Thu, bánh hộp cookies cao cấp. Thông thường, vào quý III, IV mới là vào vụ tiêu thụ sản phẩm do có dịp Tết Trung thu, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 21
  22. 2010 QII -2011 KDC KDC KDC TỶ LỆ 2007 2008 2009 KDC HHC BBC KDC HHC BBC Vòng quay hàng 6.67 5.98 6.30 2.87 4.44 4.92 2.09 2.77 2.12 tồn kho Số ngày tồn kho 54.72 61.05 57.91 127.00 82.11 74.11 87.32 65.88 86.08 bình quân Nhìn vào bảng số vòng quay hàng tồn kho trong 3 năm của KDC và so sánh với BBC và HHC ta có thể thấy số vòng quay hàng tồn kho của KDC trong năm 2010 thấp hơn hẳn so với BBC và HHC trong khi con số của năm 2008, 2009 là khá ổn định và ngang tầm với 2 đối thủ trên. Điều này cũng tương đương với việc số ngày tồn kho bình quân của KDC cũng lâu hơn, phải mất thời gian dài hơn mới tiêu thụ hết. Số vòng quay hàng tồn kho của KDC biến động ít trong năm 2008 và 2009 nhưng lại sụt giảm mạnh vào 2010 cụ thể là từ 6.3 xuống còn 2.9 chưa bằng ½ so với BBC và HHC. Điều này được giải thích là do công ty tăng lượng hàng hóa tồn kho lên 4 lần so với năm 2009. Lượng hàng tồn kho này chủ yếu lại là nguyên vật liệu chiếm 70% mà công ty mua để dự trữ phòng ngừa biến động giá cả, mùa vụ, tỷ giá trên thị trường. Tình hình quý 2 năm 2011, vòng quay hàng tồn kho của KDC, HHC và BBC gần bằng nhau do tính chất mùa vụ, nửa đầu năm không có dịp lễ tết lớn, dân chúng không có nhu cầu tiêu thụ bánh mứt kẹo là ngành hàng kinh doanh chủ lực của 3 công ty. 2010 QII -2011 KDC KDC KDC TỶ LỆ 2007 2008 2009 KDC HHC BBC KDC HHC BBC Vòng quay các 2.2 2.99 1.86 1.91 22.16 10.11 2.04 12.79 12.13 khoản phải thu Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 22
  23. Kỳ thu tiền bình 165.15 121.83 195.68 191.32 16.47 36.11 89.46 14.27 15.05 quân Vòng quay các khoản phải thu thể hiện hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng với bạn hàng của mình. Hệ số khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh và có khả năng chuyển đổi từ nợ sang tiền mặt phục vụ sản xuất kinh doanh. Vòng quay các khoản phải thu của KDC tương đối thấp khiến cho số ngày thu tiền từ hoạt động bán hàng càng ngày càng tăng lên chứng tỏ chính sách tín dụng thương mại ngày càng được mở rộng với khách hàng. Vòng quay khoản phải thu của KDC bắt đầu sụt giảm trong giai đoạn 2006-2007. Trong 2 năm 2009, 2010 vòng quay các khoản phải thu chỉ dao động dưới mức 2.0. Lý do có thể do các bạn hàng của KDC đều là các công ty trong nội bộ tập đoàn như Tribeco, Kinh đô miền Bắc, Kido Điều này khiến cho Kinh Đô giảm khả năng quay vòng vốn lưu động của doanh nghiêp. Theo số liệu của quý 2 năm nay, vòng quay các khoản phải thu của KDC tăng lên 2.04. Có một sự giảm đáng kể trong mục khoản phải thu của KDC, giảm từ 1018 tỷ VND xuống chỉ còn 748 tỷ VND. Công ty đã thu hồi được các khoản cho khách hàng nợ, tạo cơ hội cho việc sử dụng nguồn vốn lưu động này. Tuy nhiên, kỳ thu tiền bình quân vẫn còn ở mức cao (xấp xỉ 6 lần) so với 2 doanh nghiệp cùng ngành. 2010 QII -2011 KDC KDC KDC TỶ LỆ 2007 2008 2009 KDC HHC BBC KDC HHC BBC Vòng quay 5.81 10.18 8.04 4.60 9.15 6.01 3.55 8.42 4.95 khoản phải trả Số ngày các 62.78 35.85 45.41 79.35 39.91 60.73 51.41 21.67 36.87 khoản phải trả Vòng quay các khoản phải trả của KDC biến động trong năm 2007 tới 2009. Đây là do ảnh hưởng của khủng hoảng, kiến các đối tác của KDC phải nhanh Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 23
  24. chóng thu hồi nợ. Cho tới năm 2010, số ngày thu được tiền gấp khoảng hơn 2 lần so với số ngày phải thanh toán các khoản phải trả. Điều nay chứng tỏ KDC bị chiếm dụng vốn từ các đối tác tương đối lớn và sẽ làm giảm vòng quay vốn của công ty. Tuy nhiên, dấu hiêu khả quan cho tình hình này là năm 2010 số vòng quay khoản phải trả đã giảm xuống khá nhiều so với 2008, 2009. Tới quý 2 năm 2011, vòng quay khoản phải trả với KDC chỉ còn 3.55, khiến kỳ trả nợ được kéo dài hơn tới 51 trong khi đó kỳ thu tiền bình quân lên đến gần 90 ngày. So với BBC và HHC 2 công ty này có khả năng thu hồi các khoản phải thu khá nhanh và vòng quay các khoản phải trả cũng thấp tương ứng. Vì thế, tương quan giữa 3 công ty KDC, BBC, HHC thì KDC vẫn trong tình trạng có quá nhiều vốn bị chiếm dụng. 2.2.4 Nhóm chỉ số khả năng sinh lời Đo lường khả năng có lãi và mức sinh lời của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng tài sản, nợ vay và vốn chủ sở hữu. Trong phần phân tích này có sử dụng các công thức và giải trình sau: 1. Hệ số doanh thu ròng cận biên( Net Profit Margine) Lợi nhuận ròng NPM = Doanh thu 2. Hệ số sinh lời của tài sản Lợi nhuận ròng ROA = Tổng tài sản 3. Hệ số sinh lời của vốn CSH Lợi nhuận ròng ROE = VCSH Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 24
  25. Từ những công thức trên, ta có bảng số liệu sau: KDC BBC HHC Chỉ ĐVT số QII/201 QII/201 QII/201 2007 2008 2009 2010 2010 2010 1 1 1 NPM % 17.58 -4.1 33.97 30.25 2.8 5.3 3.22 3.56 2.36 ROA % 7.47 -2.03 12.31 11.65 0.64 5.5 1.84 8.43 2.7 ROE % 8.93 -2.94 21.62 15.71 0.88 7.67 2.33 34.54 3.93 EPS VNĐ/CP 4.763 -1.081 6.660 5.745 - 2.709 - 3.454 - DPS VNĐ/CP 1.608 -2.532 1.258 1.101 - 922.13 - 734.77 - Dựa vào bảng số liệu có thể thấy: Năm 2008, nhóm chỉ số sinh lời của công ty đều âm. Đây là năm mà hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới phải trải qua một thời kỳ khó khăn do những ảnh hưởng lớn từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cũng chịu chung tình trạng này, năm 2008, kết quả hoạt động kinh doanh của Kinh Đô lỗ sau thuế lên tới 60,602,026,000 đồng. Nhóm chỉ số sinh lời năm 2009 cao nhất trong 4 năm từ 2007 đến 2010. Năm 2009, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục trải qua những khó khăn chung của nền kinh tế do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đã có những dấu hiệu cho sự phục hồi nhưng nhu cầu tiêu dùng, sức mua của toàn xã hội vẫn rất thấp và còn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Mặc dù vậy doanh thu và lợi nhuận của công ty vẫn tăng khá cao, kéo theo nhóm chỉ số sinh lời cũng tăng cao. Có được kết quả như vậy là do công ty đã thực hiện 3 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm giúp công ty vượt qua khủng hoảng: tập trung, thâm nhập, quản trị. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 25
  26. Hệ số doanh thu ròng cận biên của KDC tăng trưởng khá nhanh nhưng không đều qua các năm. NPM năm 2010 tăng gấp 1,72 lấn so với năm 2007, gần 8 lần so với năm 2008, nhưng chỉ bằng 89,04% so với năm 2009. Năm 2010 là một năm khó khăn với các doanh nghiệp Việt Nam do tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động, nền kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của kinh tế thế giới cùng với tỷ lệ lạm phát nằm ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ ( 11,73%), nhưng bằng nỗ lực và vị thế của mình, Công ty không những vượt qua được khó khăn mà còn duy trì được kết quả kinh doanh theo kế hoạch. Doanh thu năm 2010 đạt 1.942.808.210.000 VNĐ, tăng 26% so với năm 2009, 32,5% so với năm 2008, 56% so với năm 2007. Có được kết quả kinh doanh như vậy là do trong năm 2010, các chương trình khuyến mãi, quảng cáo và hoạt động xây dựng thương hiệu của Kinh Đô tập trung,hiệu quả hơn nhờ đưa vào sử dụng hệ thống Business Intelligence (hệ thống thu thập thông tin bán hàng từ hàng trăm nhà phân phối và phân tích dự báo kết quả kinh doanh). Ngoài ra, KDC còn mạnh dạn đầu tư mua các thông tin thị trường của các công ty hàng đầu thế giới. Có trong tay những thông tin khách quan, kịp thời, các nhà quản lý công ty Kinh Đô đã có thể đánh giá chính xác hiệu quả và ROI của các chương trình, cũng như có cái nhìn tổng quan về thị trường, đối thủ, người tiêu dùng, giúp phân tích đưa ra quyết định kinh doanh nhanh chóng và chính xác Do đó mà chi phí bán hàng của công ty năm 2010 cũng tăng 2,28 lần so với năm 2009, cùng với giá vốn hàng bán của công ty cung tăng cao do giá nguyên liệu đầu vào cuối năm 2010 tăng cao nên lợi nhuận ròng của công ty chỉ tăng 10,64% so với năm 2009.Vì thế hệ số NPM năm 2010 thấp hơn năm 2009 Tuy nhiên hệ số này của KDC cao hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành (gấp 5,7 lần so với Bibica, 8,5 lần so với Hải Hà). Điều đó cho thấy doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn rất nhiều so với các công ty khác.Có được điều này một phần là do lợi ích từ quy mô, Kinh Đô là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường, chiếm 28% thị phần, trong khi đó Bibica chỉ có 8%, Hải Hà là 6,5%. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 26
  27. Hệ số NPM năm 2008 của Công ty là một số âm. Nguyên nhân là do chi phí mà công ty phải bỏ ra trong năm là rất lớn, đặc biệt là chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là năm khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu nên các doanh nghiệp trong đó có KDC phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ là điều dễ hiểu. Tỷ số NPM quý II năm 2011 thấp hơn BBC và HHC. Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ quý II năm nay cao gấp đôi năm ngoái nhưng doanh thu từ hoạt động tài chính quý II năm 2010 rất cao( gần bằng doanh thu bán hàng và cao gấp 24 lần doanh thu từ hoạt động tài chính năm nay). Do đó doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế của doanh ngiệp cao hơn rất nhiều so với quý II năm nay. Đó là nguyên nhân vì sao tỷ số doanh thu ròng cận biên QII năm 2011 rất thấp so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ số này cho thấy hoạt động kinh doanh những tháng đầu năm 2011 không đạt hiệu quả như năm trước và cũng kém hơn các đối thủ cạnh tranh. Chỉ số ĐVT 2007 2008 2009 2010 Bbica Hải Hà ROA % 7,47 -2,03 12,31 11,65 5,5 8,43 Tỷ số ROA của công ty khá cao so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Cứ đầu tư 100 đồngtài sản, KDC thu về 11,65 đồng doanh thu, trong khi Bibica là 5,5 đồng, Hải Hà là 8,43 đồng. Như vậy Công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn so với Bibica và Hải Hà, hay nói cách khác các cấp lãnh đạo của Kinh Đô quản lý có hiệu quả hơn so với các công ty khác. Tỷ số ROA của KDC năm 2010 tăng khá nhanh so với năm 2007, 2008 nhưng vẫn thấp hơn năm 2009. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng trưởng tài sản năm 2007, 2008. Tuy nhiên năm so với năm 2009, tốc độ tăng tài sản( do tăng hàng tồn kho ở tài sản ngắn hạn và tăng tài sản dài hạn) nhanh hơn tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Năm 2010, lợi nhuận ròng chỉ tăng 1.106 lần, trong khi đó tổng tài sản tăng 1,18 lần so với năm 2009. Sự chênh lệch không đáng kể nên hệ số ROA năm 2010 chỉ thấp hơn năm trước 0,66%. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 27
  28. Chỉ số ĐVT 2007 2008 2009 2010 Bbica Hải Hà ROE % 8,93 -2,94 21,62 15,71 7,67 34,54 Tỷ số ROE của KDC thuộc vào mức trung bình so với các đối thủ lớn trên thị trường, khoảng gấp đôi so với Bibica, nhưng chỉ bằng 1 nửa so với Hải Hà. Năm 2010 công ty đã thực hiện kế hoạch sáp nhập Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc(NKD) và công ty KIDO nên đã làm tăng vốn CSH của công ty lên đáng kể. Do đó hệ số ROE năm 2010 giảm khá nhiều so với năm 2009. Tỷ số ROE của Kinh Đô luôn cao hơn tỷ số ROA, có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông. Tỷ số ROA và ROE quý II năm nay rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với quý II năm 2010( ROA: 9,3%; ROE: 12,9%) và thấp hơn BBC và HHC. Do lợi nhuận sau thuế năm nay thấp hơn 27,3 lần quý II năm ngoái, trong khi tài sản và vốn chủ sở hữu được tích lũy từ năm này qua năm khác. Xét theo quy mô, có thể thấy BBC và HHC sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu có hiệu quả hơn KDC trong những tháng đầu năm. Như vậy, BBC và HHC đang là những đối thủ lớn, là thách thức lớn đối với KDC. 2.2.5. Nhóm chỉ số giá thị trường Các nhóm tỷ số khả năng thanh toán, cơ cấu vốn, hiệu quả hoạt động như đã trình bày ở các phần trước chỉ phản ánh tình hình quá khứ và hiện tại của công ty. Giá trị tương lai của công ty như thế nào còn tùy thuộc vào kỳ vọng của thị trường. Các chỉ số giá trị thị trường được thiết kế để đo lường kỳ vọng của NĐT dành cho doanh nghiệp. Các chỉ số giá trị thị trường bao gồm: 1. Tỷ số giá trên thu nhập (Price to Earnings – P/E) = Price Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 28
  29. EPS 2. EPS (Earning per share) Earning = Share 3. P/B (Price to Book price) Market Price = Book Price Số liệu ngày 21/09/2011 Số liệu KDC BBC HHC Giá (Ngàn VND) 34.8 12.0 16.1 EPS điều chỉnh (tính đến hết năm 2010) 3.156 3.221 3.126 P/E 11.03x 3.73x 5.15x P/B 1.10x 0.35x 0.75x ( Tỷ số P/E của KDC cho thấy: nhà đầu tư sẵn sàng trả 11.3 đồng để thu được 1 đồng lợi nhuận. So với 2 doanh nghiệp lớn cùng ngành thì P/E của Kinh Đô đạt mức cao nhất, trong khi BBC và HHC chỉ đạt trên 3x. Điều này có thể phản ánh nhà đầu tư kì vọng nhiều hơn vào tăng trưởng của cổ phiếu KDC so với BBC và HHC. Nhưng điều này cũng cho thấy giá của cổ phiếu KDC là tương đối đắt so với các cổ phiếu cùng ngành. Tỷ số P/B của Kinh Đô là 1.10x. Nhà đầu tư sẵn sàng mua cổ phiếu này với mức giá cao hơn một chút so với giá trị sổ sách. P/B của cả BBC và HHC chỉ đạt ở mức thấp (<1). Hiện nay, thị trường chứng khoán trong nước đang lao đao, mặt bằng chung các cổ phiếu đều giảm giá mạnh. Cổ phiếu KDC cũng không thoát khỏi tình cảnh này. Do đó, các chỉ số giá trị thị trường này chưa phản ánh chính xác những tiềm năng của công ty trong tương lai. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 29
  30. 2.3. Phân tích theo mô hình điểm số Z: Phân tích độ tín nhiệm (Altman Z Score Model) Dựa trên công thức tính độ tín nhiệm sau: Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 1.0X5 X 1 = Vốn lưu động ròng / tổng tài sản X 2 = Lợi nhuận giữ lại / tổng tài sản X 3 = EBIT/ tổng tài sản X 4 = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu / Giá trị sổ sách của nợ X 5 = Doanh thu bán hàng / tổng tài sản Trong đó:  Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động – nợ ngắn hạn  Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận chưa phân phối – Các quỹ được trích lập  EBIT = Tổng lợi nhuận trước thuế + Lãi vay  Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu = số cổ phiếu x giá cổ phiếu Ta có 2 bảng thống kê sau: Bảng 2.3.1: Các chỉ tiêu để tính được các biến số (đơn vị : ngàn VND) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Quý II/2011 Vốn lưu động 810,549,075 894,370,517 1,295,539,757 957,430,961 ròng Lợi nhuận -215,168,904 217,929,766 564,343,692 607,007,399 giữ lại Lợi nhuận trước thuế và -9,325,466 616,067,387 716,450,864 103,489,375 lãi vay Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 30
  31. (EBIT) Giá trị thị trường của 887,212,336 3,593,543,351 5,898,168,117 4,351,454,338 vốn chủ sở hữu Doanh thu 1,466,192,242 1,539,222,626 1,942,808,210 1,524,902,980 bán hàng Tổng tài sản 2,983,409,668 4,247,601,003 5,039,864,180 5,165,005,995 Giá trị sổ 835,925,921 1,767,439,812 1,185,451,713 1,365,287,973 sách của nợ Bảng 2.3.2: Các chỉ tiêu biến số Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Quý II/2011 X1 0.2717 0.2106 0.2571 0.1854 X2 -0.0721 0.0513 0.1120 0.1175 X3 -0.0031 0.1450 0.1422 0.0200 X4 1.0614 2.0332 4.9755 3.1872 X5 0.4914 0.3624 0.3855 0.2952 Z 1.3430 2.3854 4.3051 2.6607  Nhận xét: Năm 2008: Tình hình tài chính của KDC rất tồi tệ vì chỉ số Z chỉ bằng 1.3430 nhỏ hơn 1.81 và đang trong vùng nguy hiểm có nguy cơ phá sản cao, nguyên nhân là do X2 và X3 đều bị âm (bởi lợi nhuận giữ lại và EBIT đều bị âm), không những thế X 4 cũng thấp nhất trong các năm kể trên do giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu thấp (do giá cổ phiếu của KDC rớt giá Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 31
  32. rất thấp chỉ 15820 đồng/cổ phiếu vào ngày 31/12). Trong năm này, KDC có doanh thu bán hàng tốt nên X5 cao nhất trong các năm nhưng vì chi phí tài chính quá cao do khủng hoảng kinh tế và thị trường chứng khoán lao dốc trong năm này, trong khi đó KDC mới mở rộng sản xuất nên chi phí giá vốn còn cao, cho nên KDC không đủ bù lỗ. Năm 2009: Chỉ số Z của KDC bằng 2.3854, nhỏ hơn 2.99, chứng tỏ KDC đang nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản, bởi X 2 rất thấp đây là hậu quả từ năm 2008 để lại. Tuy nhiên, trong năm này, KDC đã có tình hình tài chính lạc quan hơn so với năm 2008, X 3 và X5 cao nhất trong các năm cho thấy việc sản xuất và kinh doanh của KDC rất tốt, ngoài ra, giá trị cố phiếu của KDC đã hổi phục rất nhanh chỉ trong năm này (tăng lên đến hơn 45000 đồng/cổ phiếu) nhưng do giá trị nợ sổ sách năm này cao nhất trong các năm nên X 4 còn thấp. Điều đó chứng tỏ tình hình tài chính của KDC đã có nhiều khả quan và hồi phục nhanh chóng. Năm 2010: Đây là năm mà KDC có tình hình tài chính tốt nhất với chỉ số Z bằng 4.3051 lớn hơn 2.99, lần đầu tiên sau 3 năm KDC nằm trong vùng an toàn. Nguyên nhân là do các chỉ số đều ở mức cao so với các năm còn lại, đặc biệt là X4 cao nhất trong các năm. Theo đà tăng từ năm 2009, đến năm này, doanh thu bán hàng và lợi nhuận trước thuế và lãi vay đều đạt đỉnh dù cho các chi phí hoạt động cũng như chi phí tài chính của KDC ở tăng mạnh. Quý II/2011: Chỉ số Z quay trở lại vùng cảnh báo, gần bằng 2.99, ở mức 2.6607. Nguyên nhân chính là do X1, X3 và X5 đều ở mức thấp nhất trong các năm. Trong đó, EBIT và doanh thu bán hàng (thấp nhất kể từ năm 2009) đều giảm nhanh chóng từ năm 2010, trong khi đó các chi phí của KDC đều tăng rất mạnh do bắt đầu từ cuối năm 2010 lạm phát tăng cao và các chính sách tiền tệ thắt chặt, cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh của KDC trong 6 tháng đầu năm đang gặp nhiều khó khăn, ngoài ra, thị trường cổ phiếu cũng bị ảnh hưởng xấu nhiều từ nền kinh tế nên cổ phiếu của KDC Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 32
  33. cũng đã bị giảm nhiều và làm cho X 3 giảm mạnh. Tuy nhiên, lợi nhuận giữ lại trong kỳ này lại cao nhất so với các năm trước nên X 1 đạt đỉnh và vốn lưu động ròng của KDC vẫn ở mức cao. Nhìn chung, kể từ năm 2008 đến quý II/2011, tình hình tài chính của KDC có nhiều biến động cũng như sự biến động của nền kinh tế nước ta. Nhưng khi mà nền kinh tế có nhiều khởi sắc, thì KDC cũng có sự tăng trưởng vượt bậc và khi nền kinh tế khó khăn thì cũng như các doanh nghiệp khác, việc sản xuất và kinh doanh của KDC cũng không được tốt. Vì thế, các ngân hàng cần tin tưởng và giúp đỡ cho doanh nghiệp vượt qua các thử thách trong giai đoạn lạm phát tăng cùng chính sách tiền tệ thắt chặt, sau đó, KDC sẽ có thể làm ăn tốt trở lại.  Xem xét 3 yếu tố Activity, Liquidity, Solvency  Activity: KDC là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh bánh kẹo tại Việt Nam. So với các doanh nghiệp niêm yết cùng ngành công ty có ưu thế vượt trội về quy mô hoạt động và công nghệ. KDC là doanh nghiệp có khả năng sinh lời không ổn định có tính mùa vụ, các chỉ số hoạt động đều khá thấp do có nhiều khoản đầu tư dài hạn, các khoản phải thu và phải trả khá cao, hay rơi vào tình trạng bị các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài chiếm dụng vốn, có chính sách tín dụng mở đối với khách hàng. Độ an toàn tài chính của KDC khá cao, rủi ro của việc đầu tư tài chính vào cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán thấp. Do đó, các ngân hàng thương mại cần xem xét kỹ lưỡng tình hình hoạt động và thời gian vay vốn của Kinh Đô.  Liquidity: Tính lỏng của KDC được thể hiện tốt qua các chỉ số thanh khoản. Các khoản vay ngắn hạn của KDC luôn tăng cùng tài sản ngắn hạn nên đảm bảo được thanh toán. Lượng hàng tồn kho của công ty được đảm bảo ở mức an toàn nhưng tỷ lệ dự trữ tiền mặt còn thấp. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại không nên quá lo ngại khi cấp vốn cho KDC vì tính lỏng của KDC vẫn được đảm bảo. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 33
  34.  Solvency : Khả năng thanh toán (solvency)là khả năng bảo đảm trả được các khoản nợ đến hạn bất cứ lúc nào. Khả năng thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng thu và chi hay giữa nguồn vốn kinh tế (capital) và nguồn lực sẵn có (resource). Khả năng thanh toán của KDC không được tốt trong quý II – 2011 nhưng so với các doanh nghiệp khác trong ngành là tốt hơn. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 34
  35. III. ĐÁNH GIÁ Qua phân tích và đánh giá các chỉ số tài chính giúp chúng tôi một cái nhìn tổng quan về KDC. KDC đang hoạt động sản xuất và kinh doanh rất tốt, xứng đáng với vị trí dẫn đầu thị trường. Khả năng thanh toán tốt, chỉ số đòn bẩy tài chính an toàn do doanh nghiệp rất độc lập và tự chủ về vốn, vấn đề quản lý và sử dụng tài sản đạt hiệu quả cao, các chỉ số thể hiện khả năng sinh lời đều tốt hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, tuy nhiên, hệ số tín nhiệm không được tốt, chưa chắc chắn về tài chính. Từ đó, có thể thấy, các ngân hàng thương mại vẫn nên cấp tín dụng cho Kinh Đô khi tập đoàn này cần vốn trong những hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhưng vẫn cần có sự giám sát, quản lý chặt chẽ về tình hình trả lãi và trả nợ gốc của Kinh Đô. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay cũng như chính sách tiền tệ thắt chặt thì các ngân hàng thương mại cần thận trọng khi cấp tín dụng, và có rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do thiếu vốn, vì vậy, các ngân hàng cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp vay vốn làm ăn, tạo ra lợi nhuận cho cả 2 bên. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 35
  36. KẾT LUẬN Các thông tin và nhận định trong tiểu luận này dựa vào các nguồn thông tin mà chúng tôi coi là đáng tin cậy, có sẵn và mang tính hợp pháp. Mọi nhận định đều mang tính chất chủ quan của nhóm thực hiện. Nếu muốn cấp tín dụng cho KDC, các ngân hàng thương mại nên xem xét kỹ lưỡng các yếu tố khác cùng với việc phân tích nền kinh tế vĩ mô theo tình hình kinh tế đầy biến động như hiện nay. Và chúng tôi tin tưởng rằng KDC luôn biết cách vượt qua khó khăn để tăng trưởng nhanh hơn và ngày càng mở rộng hơn. Vì thế, các ngân hàng hãy tạo điều kiện để giúp KDC khắc phục sự giảm sút về khả năng tài chính như bây giờ. Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 36
  37. TÀI LIỆU THAM KHẢO Mc GrawHill, Fundamentals of coporate finance, 3rd edition. Krishna G. Papelu, Paul M. Healy, Victor L. Bernard, Business Analysis and Valuation: Using financial statements, 2nd edition. Học viện Ngân hàng, Giáo trình tín dụng Ngân hàng www.kinhdo.vn www.bibica.com.vn www.haihaco.com.vn www.stox.vn www.cafef.vn www.cophieu68.com www.infotv.vn www.tvsi.com.vn www.businessmonitor.com www.vietstock.vn Phân tích tín dụng công ty Kinh Đô | 37