Thanh toán quốc tế - - Đề tài Phương thức nhờ thu - Nhờ thu trơn

docx 44 trang nguyendu 5680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thanh toán quốc tế - - Đề tài Phương thức nhờ thu - Nhờ thu trơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxthanh_toan_quoc_te_de_tai_phuong_thuc_nho_thu_nho_thu_tron.docx

Nội dung text: Thanh toán quốc tế - - Đề tài Phương thức nhờ thu - Nhờ thu trơn

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÍN DỤNG  TIỂU LUẬN MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐỀ TÀI 6: PHƯƠNG THỨC NHỜ THU-NHỜ THU TRƠN GVHD: Nguyễn Minh Sáng LỚP ĐH23A7 NHÓM 8: Bùi Thị Ngọc Diệp Nguyễn Thị Minh Hải Vũ Thị Ngọc Lan Nguyễn Thị Ngọc Mai Trần Thị Kiều Oanh Lê Thị Thu Thảo Phạm Minh Trí TP.Hồ Chí Minh, 04/2010 1
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 I. Phương thức nhờ thu 4 1. Khái niệm và văn bản pháp lý nhờ thu 4 2. Các bên tham gia và mối quan hệ giữa chúng 5 3. Phân loại 8 4. Đơn yêu cầu nhờ thu và lệnh nhờ thu: 10 5. Quy trình nhờ thu 16 5.1. Quy trình nhờ thu xuất 16 5.2. Quy trình nhờ thu nhập 21 6. Ưu nhược điểm của phương thức nhờ thu: 25 7. Trách nhiệm của ngân hàng trong phương thức nhờ thu: 27 8. Đọc các bức điện Swift 30 II. Nhờ thu phiếu trơn 37 1. Quy trình nhờ thu trơn: 37 2. Rủi ro của quy trình nhờ thu phiếu trơn: 38 3. Tình huống có thể xảy ra tranh chấp: 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA NHÓM 8 – ĐỀ TÀI 6 44 2
  3. LỜI MỞ ĐẦU Giao thương giờ đây không chỉ diễn ra trong phạm vi một nước mà giữa nhiều nước với nhau. Để việc kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, thanh toán quốc tế trở nên quan trọng và ngày càng phổ biến với nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Phương thức nhờ thu là một trong những phương thức thanh toán quốc tế không chỉ phổ biến ở Việt Nam hiện nay, mà còn được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia khác. Với phương thức này nó sẽ hạn chế những bất cập giữa phương thức tín dụng thư và phương thức ghi sổ. Qua nhờ thu bạn có thể loại trừ rất nhiều những rắc rối xuất khẩu, thông tin chi tiết nhờ thu hiệu quả, tăng sự kiểm soát những thu nhập xuất khẩu và điều hành vòng quay tiền mặt tốt hơn. So với phương thức thanh toán sử dụng L/C, sử dụng phương thức nhờ thu giúp giảm chi phí. So với thanh toán ghi sổ, tốc độ thanh toán bằng phương thức nhờ thu (trả ngay) nhanh hơn. Vì là một phương thức thanh toán phổ biến và quan trọng, nên việc tìm hiểu và nắm bắt nó là rất cần thiết. Hy vọng đề tài của nhóm sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về phương thức này. 3
  4. I. Phương thức nhờ thu: 1. Khái niệm và văn bản pháp lý nhờ thu: a. Khái niệm: Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng (NH) đại lý cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. Theo điều 2 của URC 522, “Nhờ thu” là nghiệp vụ của các NH trong việc xử lý các chứng từ được quy định tại mục (b) của điều khoản này theo đúng các Chỉ thị nhận được, nhằm: được thanh toán và/hoặc chấp nhận; hoặc trao chứng từ khi được thanh toán và/hoặc khi được chấp nhận; hoặc trao chứng từ kèm các điều khoản và điều kiện khác. “Chứng từ” bao gồm các chứng từ tài chính và/hoặc chứng từ thương mại. Ví dụ: Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng, lập bộ chứng từ cùng với đơn yêu cầu nhờ thu gửi cho ngân hàng phục vụ mình. Ngân hàng kiểm tra toàn bộ chứng từ sau đó chuyển bộ chứng từ cùng một “ lệnh nhờ thu “ ( Collection Order) cho ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu để xuất trình và trao cho nhà nhập khẩu khi được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện khác. Nghĩa là sau khi nhà nhập khẩu thanh toán hay chấp nhận thanh toán thì bộ chứng từ mới được trao cho nhà nhập khẩu để đi nhận hàng. Sau khi khấu trừ các chi phí phát sinh, ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu chuyển toàn bộ khoản thu từ nhà nhập khẩu cho ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu; và sau khi khấu trừ mọi chi phí phát sinh, ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chuyển khoản thu còn lại cho nhà xuất khẩu. b. Văn bản pháp lý điều chỉnh nhờ thu: Quy tắc thống nhất về nhờ thu (The ICC Uniform rules for collections) được phát hành lần đầu bởi ICC vào năm 1956; sau đó được tái bản vào các năm 1967, 1978, và tái bản sau cùng được hội đồng của ICC chấp thuận vào tháng 6 năm 1995, với tiêu đề “ICC Uniform rules for collections, Publication No 522” (viết tắt URC 522). 4
  5. Các phiên bản URC mang tính chất pháp lý tùy ý. Điều này được thể hiện ở chỗ: 1) Tất cả các phiên bản URC còn nguyên giá trị, nghĩa là các phiên bản không phủ nhận nhau mà độc lập với nhau. Điều này là hoàn toàn ngược với các quy tắc của các nguồn luật quốc gia hay quốc tế. 2) Các bên được tự do thỏa thuận áp dụng hay không áp dụng URC để điều chỉnh nhờ thu. Vì tất cả các phiên bản đều còn nguyên hiệu lực, nên khi lựa chọn áp dụng thì phải nói rõ là áp dụng phiên bản nào. Thông thường, phiên bản mới nhất được các bên lựa chọn áp dụng bằng việc dẫn chiếu trong “Đơn yêu cầu nhờ thu” và “Lệnh nhờ thu” câu: “This Collection is subject to the Uniorm Rules for Collection, 1995 Revision ICC Pub. No. 522”. Khi đã có dẫn chiếu như vậy, thì URC 522 trở thành văn bản pháp luật bắt buộc thực hiện đối với tất cả các bên liên quan. 3) Các bên có thể thỏa thuận: -Loại trừ (không áp dụng) một hay một số điều khoản của URC. -Bổ sung một hay một số điều khoản khác mà URC không điều chỉnh. -Thay đổi, điều chỉnh nội dung của một hay một số các điều khoản của URC. Chính vì vậy, khi xử lý nhờ thu thì những quy định cụ thể trong lệnh nhờ thu phải được ưu tiên thực hiện trước các điều khoản của URC. 4)Tính chất pháp lý của URC là dưới luật quốc gia. Nếu có xung đột giữa URC với luật quốc gia thì luật quốc gia được ưu tiên vượt lên trên về pháp lý. Do đó, khi áp dụng URC, các bên liên quan còn phải tính đến đặc điểm luật pháp của các quốc gia liên quan đến nhờ thu. 2. Các bên tham gia và mối quan hệ giữa chúng: NHNT=Ngân hàng nhờ thu (Remitting Bank). NHTH=Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank). NHXT=Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank). 5
  6. 2.1. Các bên tham gia: (1) Người ủy thác thu (Principal hay “người ủy nhiệm thu”): là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (NHNT) thu hộ tiền,và có các vai trò: - Là mắt xích đầu tiên trong dây chuyền nhờ thu. - Là người quy định nội dung giao dịch nhờ thu. - Là người phát ra các chỉ thị cho tất cả các bên thực hiện. - Là người có quyền thụ hưởng nhờ thu. - Là người chịu chi phí cuối cùng về nhờ thu. Như vậy, nhờ thu là nhờ thu của người ủy thác, do đó, quy tắc xuyên suốt trong nhờ thu là: “mọi chỉ thị liên quan đến nhờ thu đều phải do người ủy thác đưa ra. Các ngân hàng có quyền và chỉ thu được phí dịch vụ khi làm đúng các chỉ thị này bất luận kết quả nhờ thu là như thế nào. Nếu làm không đúng gây hậu quả thì phải bồi thường.” (2) NHNT (Remitting Bank, Sending Bank-“NH gửi nhờ thu”): là ngân hàng, theo yêu cầu của Người ủy thác, chấp nhận chuyển nhờ thu đến ngân hàng đại lý (NHTH) ở gần và thuận tiện với người trả tiền. NHNT là ngân hàng phục vụ người ủy thác; và trong quá trình xử lý nhờ thu, NHNT chịu trách nhiệm với Người ủy thác. (3) NHTH (Collecting Bank): thông thường đây là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của NHNT có trụ sở ở nước Người trả tiền. NHTH nhận nhờ thu từ NHNT và thực hiện thu tiền từ Người trả tiền theo các chỉ thị ghi trong Lệnh nhờ thu. Sau khi thu được tiền, NHTH phải chuyển trả cho NHNT. NHTH phải chịu trách nhiệm về nhờ thu với NHNT. (4) NHXT (Presenting Bank): - Nếu người trả tiền có quan hệ tài khoản với NHTH, thì NHTH sẽ xuất trình Nhờ thu trực tiếp cho Người trả tiền, trong trường hợp này thì NHTH đồng thời là NHXT. - Nếu Người trả tiền không có quan hệ tài khoản với NHTH, thì có thể chuyển Nhờ thu cho một ngân hàng khác có quan hệ tài khoản với người trả tiền để xuất 6
  7. trình. Trong trường hợp này ngân hàng phục vụ người trả tiền trở thành NHXT và chịu trách nhiệm trực tiếp với NHTH. (5) Người trả tiền hay người thụ trái (Drawee): là người mà Nhờ thu được xuất trình để thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Người trả tiền trong ngoại thương là nhà nhập khẩu. Lưu ý: (1) Đối với Nhờ thu nội địa, nếu cả người mua và người bán đều có tài khoản tại một NH, thì NH này vừa đóng vai trò là NHNT, NHTH và NHXT. (2) Tên (thuật ngữ) dùng cho các bên tham gia không quyết định đến nội dung và tính chất của nghiệp vụ nhờ thu, điều cơ bản là phải nắm được sự di chuyển của chứng từ và của tiền tệ trong Nhờ thu là như thế nào. 2.2.Mối quan hệ giữa các bên: (1) Người ủy thác và NHNT: Người ủy thác chuyển bộ chứng từ cùng đơn yêu cầu nhờ thu cho NHNT. Với vai trò là đại lý cho người ủy thác, nên NHNT phải hành động đúng theo các chỉ thị trong đơn yêu cầu nhờ thu. Nếu các chỉ thị không hoàn chỉnh hoặc NHNT không thể tuân thủ các chỉ thị, thì ngay khi nhận được đơn yêu cầu nhờ thu, NHNT phải cùng với người ủy thác làm rõ ràng mọi vấn đề nhằm giúp cho nhờ thu có thể thực hiện được. Mối quan hệ cơ bản, theo đó NHNT hành động với chức năng là đại lý cho người ủy thác bao gồm: - NHNT không được có hành động khác với các chỉ thị trong đơn yêu cầu nhờ thu do người ủy thác đưa ra. - Nếu NHNT có hành động khác với các chỉ thị do người ủy thác đưa ra, phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người ủy thác, nếu có. Trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thường của NHNT có thể lớn hơn giá trị nhờ thu. - Nếu NHNT hành động đúng các chỉ thị do người ủy thác đưa ra, thì không chịu bất cứ trách nhiệm gì trong bất cứ hoàn cảnh nào, và người ủy thác chịu trách nhiệm trả mọi chi phí phát sinh liên quan đến nhờ thu cho NHNT. 7
  8. Ví dụ: nếu người ủy thác chỉ thị cho NHNT gửi chứng từ nhờ thu đến ngân hàng A, nhưng NHNT lại chuyển đến ngân hàng B mà không được phép của người ủy thác; như vậy NHNT đã có hành động không được ủy quyền bởi người ủy thác. Tuy nhiên, nếu người ủy thác không chỉ định NHTH, và NHNT tự ý chuyển chứng từ đến cho ngân hàng C có quan hệ đại lý với mình, thì NHNT không cần có sự cho phép của người ủy thác, bởi vì theo quy tắc của URC thì điều đó là được phép. (2) NHNT và NHTH: NHNT phải chuyển nguyên vẹn chứng từ và các chỉ thị của người ủy thác cho NHTH, NHTH phải hành động theo đúng các chỉ thị này bất kể mối quan hệ riêng của mình với người trả tiền là như thế nào. NHTH chịu trách nhiệm bồi thường cho NHNT nếu hành động không đúng các chỉ thị nhận được từ NHNT. NHNT chịu trách nhiệm trả mọi khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc thực hiện đúng các chỉ thị nhờ thu. (3) NHTH và NHXT: Đôi khi nhờ thu được chuyển tiếp bởi NHTH qua NHXT cho nhà nhập khẩu. Trong trường hợp này NHXT phải hành động đúng các chỉ thị nhận được từ NHTH bất kể mối quan hệ riêng của mình với nhà nhập khẩu là như thế nào. Nếu NHXT hành động không đúng các chỉ thị thì chịu trách nhiệm bồi thường cho NHTH; ngược lại nếu hành động đúng các chỉ thị thì được NHTH trả đầy đủ các khoản phí và chi phí phát sinh liên quan đến nhờ thu. (4) Người ủy thác và Người trả tiền (Người XK và người NK): Quan hệ cơ bản giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu chính là các điều khoản quy định trong hợp đồng mua bán. Tóm lại, trong từng mối quan hệ nêu trên, nghĩa vụ hành động và trách nhiệm bồi thường phụ thuộc các bên có hành động đúng theo sự ủy quyền trong đơn và trong lệnh nhờ thu hay không. Đây là cơ sở cho mối quan hệ giữa các bên trong nghiệp vụ nhờ thu. 3. Phân loại: Trong thương mại quốc tế, nhờ thu thực chất là quy trình thu hộ tiền từ người mua trả cho người bán. Phân loại nhờ thu phụ thuộc tính chất chứng từ mà người mua 8
  9. yêu cầu làm căn cứ trả tiền, căn cứ vào tính chất chứng từ yêu cầu,nhờ thu bao gồm 2 loại: CLEAN COLLECTION COLLECTIONS DOCUMENTARY COLLECTION 3.1. Nhờ thu phiếu trơn – Clean Collection: Nhờ thu phiếu trơn là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, còn các chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu không thông qua ngân hàng. Theo điều 2 URC 522, thì chứng từ bao gồm các chứng từ tài chính và chứng từ thương mại: + Chứng từ tài chính bao gồm: hối phiếu, kỳ phiếu, séc, hoặc các phương tiện tương tự khác sử dụng trong việc chi trả, thanh toán tiền. + Chứng từ thương mại bao gồm: hóa đơn, chứng từ vận tải,các chứng từ có tiêu đề hoặc các chứng từ tương tự khác, hoặc bất kì chứng từ nào khác không phải chứng từ tài chính. 3.2. Nhờ thu kèm chứng từ: Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu gồm: - Hoặc chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính; hoặc - Chỉ chứng từ thương mại không có chứng từ tài chính. NHTH chỉ trao bộ chứng từ cho người trả tiền khi người này đã trả tiền, chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác quy định trong lệnh nhờ thu. Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ có 02 loại: 9
  10. - Nhờ thu trả ngay D/P: (Documents against payment): được sử dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay, khi người mua trả tiền thì NH mới trao bộ chứng từ thanh toán để nhận hàng. - Nhờ thu trả chậm D/A: (Documents against acceptance): được sử dụng trong trường hợp mua bán có kỳ hạn hay mua bán chịu, chỉ khi nào người mua chấp nhận trả tiền trên hối phiếu ( hối phiếu có kỳ hạn) thì NH mới giao bộ chứng từ để nhận hàng. Đến hạn thanh toán hối phiếu, người mua có nhiệm vụ thanh toán đúng hạn cho người cầm hối phiếu. Cho đến nay, hầu hết các ngân hàng chỉ chú ý áp dụng URC vào nhờ thu chứng từ, còn nhờ thu phiếu trơn được thực hiện theo quy chế riêng của từng ngân hàng, nên thường không có dẫn chiếu URC. 4. Đơn yêu cầu nhờ thu và lệnh nhờ thu: a. Đơn yêu cầu nhờ thu ( Application for collection): Sau khi gửi hàng, nhà xuất khẩu tiến hành lập bộ chứng từ (chứng từ thương mại và/hoặc chứng từ tài chính) cùng với một đơn yêu cầu gửi chứng từ nhờ thu hàng xuất gửi cho ngân hàng phục vụ mình. Mẫu đơn yêu cầu nhờ thu: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU GỬI CHỨNG TỪ NHỜ THU HÀNG XUẤT Kính gửi: .(tên ngân hàng) Tên đơn vị: Số phone, fax: . Chúng tôi gửi kèm theo đây một bộ chứng từ giao hàng gồm: Drafts Invoice P. list B/L 10
  11. Người trả tiền (tên, địa chỉ đầy đủ): Đề nghị Quý ngân hàng gửi nhờ thu qua Ngân hàng (tên, địa chỉ đầy đủ): . Theo hình thức nhờ thu sau: D/P at sight Invoice No: D/P at .sight B/L No: D/A after days from/ after Trị giá nhờ thu: D/OT Phí trong nước trừ : người hưởng (Drawer) người trả tiền (Drawee) Phí ngoài nước trừ : người hưởng (Drawer) người trả tiền (Drawee) Đề nghị ngân hàng ghi Có số tiền thu được ( sau khi đã trừ phí của ngân hàng) vào tài khoảncủa chúng tôi số: .tại ngân hàng: . Nhờ thu này được thực hiện theo “quy tắc thống nhất về nhờ thu xuất bản số 522 của phòng thương mại quốc tế”. Đề nghị ngân hàng chuyển chứng từ theo phương thức: Dịch vụ gửi nhanh (Courier Express). Gửi đảm bảo (Registered Airmail). Gửi thư thường (Airmail). ., ngày thàng năm . Khi cần liên hệ với: KẾ TOÁN TRƯỞNG (nếu có) CHỦ TÀI KHOẢN Số điện thoại: . ( Ký tên) (Ký tên, đóng dấu) Ngân hàng ký nhận giờ , ngày Tên người nhận: Số điện thoại: 11
  12. GIẤY YÊU CẦU GỬI CHỨNG TỪ HÀNG XUẤT , ngày .tháng .năm Kính gửi: Tên công ty: Địa chỉ: Ngày .tháng .năm .chúng tôi đã giao lô hàng như sau: Hóa đơn số: Trị giá hóa đơn: Vận đơn số: Trị giá bộ chứng từ đòi tiền: Chứng từ xuất trình gồm: Bill of Bill of Packing Certificate Inspec Insurance Qlty/Quty Invoice lading/Ai exchange of origin . Cert Policy/Cert List rway Bill Certificate Chứng từ khác:  Đề nghị ngân hàng gửi chứng từ theo hình thức nhờ thu: [ ] D/P [ ] D/A Ngân hàng nhờ thu: Người trả tiền: Nhờ thu này tuân theo “quy tắc thống nhất về nhờ thu URR 522 Phòng thương mại quốc tế “ ban hành. Khi ngân hàng nước ngoài trả tiền, đề nghị thanh toán số tiền trên bằng cách ghi Có vào tài khoản của chúng tôi số: tại ngân hàng Đề nghị ngân hàng liên hệ: Ông/ bà : THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tel : (Ký tên, đóng dấu) Ngân hàng nhận Lúc .giờ ngày / / Ký và ghi rõ họ tên Đơn yêu cầu nhờ thu thường được các ngân hàng in sẵn với các nội dung và các điều khoản đã được tiêu chuẩn hóa. Khi khách hàng có yêu cầu thì chỉ việc điền thông tin và các chỉ thị vào các ô thích hợp rồi chuyển cho ngân hàng phục vụ mình. Sau khi 12
  13. được ngân hàng chấp thuận, thì đơn yêu cầu nhờ thu trở thành văn bản pháp lý với chức năng là hợp đồng dịch vụ giữa ngân hàng với khách hàng. b. Lệnh nhờ thu ( Collection order): Trên cơ sở đơn yêu cầu nhờ thu, ngân hàng lập một lệnh nhờ thu với các chỉ thị không được mâu thuẫn với đơn yêu cầu nhờ thu rồi gửi cho NHTH. Như vậy, các chỉ thị nhờ thu từ người ủy thác, cuối cùng sẽ được NHTH xuất trình cho người trả tiền. Theo quy tắc của URC 522, thì: (1) Tất cả chứng từ gửi đi nhờ thu phải kèm theo một lệnh nhờ thu, trong đó ghi rõ rằng nhờ thu được áp dụng quy tắc URC 522 và phải bao gồm các chỉ thị hoàn chỉnh, chính xác và rõ ràng. Các ngân hàng chỉ được phép hành động theo đúng các chỉ thị như ghi trong lệnh nhờ thu, và phải tuân thủ quy tắc URC 522. (2) Ngân hàng không kiểm tra chứng từ làm căn cứ thụ lý nhờ thu. (3) Trừ khi có ủy quyền khác trong lệnh nhờ thu, ngân hàng sẽ không xem xét bất kì chỉ thị nào của bất kì bên/ngân hàng nào, khác bên/ngân hàng mà từ đó nhận được bộ chứng từ nhờ thu. (4) Lệnh nhờ thu phải bao gồm các thông tin thích hợp sau đây: a. Chi tiết về ngân hàng mà từ đó nhờ thu được gửi đi, bao gồm: tên đầy đủ, địa chỉ bưu điện và địa chỉ SWIFT, telex và số tham chiếu. b. Chi tiết về người ủy thác,bao gồm: tên đầy đủ, địa chỉ bưu điện, và nếu có thì cả số telex, số điện thoại và số fax. c. Chi tiết về người trả tiền, bao gồm: tên đầy đủ, địa chỉ bưu điện hoặc nơi nhờ thu được xuất trình, và nếu có thì cả số telex, số điện thoại và số fax. d. Chi tiết về NHXT (nếu có), bao gồm: tên đầy đủ, địa chỉ bưu điện, và nếu áp dụng thì cả số telex, số điện thoại và số fax. e. Số tiền và loại tiền nhờ thu. f. Danh mục chứng từ và số lượng mỗi chứng từ gửi đi. 13
  14. g. Các điều khoản nhờ thu theo đó thanh toán, chấp nhận thanh toán được thực hiện. h. Các điều kiện trao chứng từ đối với thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc các điều kiện khác. Trách nhiệm của bên lập lệnh nhờ thu là phải đảm bảo rằng các điều kiện để trao chứng từ là rõ ràng và không mơ hồ; ngược lại ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm về bất kì hậu quả nào phát sinh từ các chỉ thị trên. i. Các khoản phí phải thu, phải ghi rõ ràng là chúng có được miễn hay không. j. Lãi suất phải thu (nếu có), phải ghi rõ ràng là nó có thể được miễn hay không, bao gồm: mức lãi suất, thời hạn và cơ sở tính lãi suất tùy từng trường hợp. k. Phương thức trả tiền và hình thức thông báo trả tiền. l. Các chỉ thị trong trường hợp từ chối thanh toán, từ chối chấp nhận hoặc không tuân thủ các chỉ thị khác. (5) Lệnh nhờ thu phải ghi rõ ràng và đầy đủ tên người trả tiền hoặc nơi chứng từ được xuất trình. Nếu ghi địa chỉ không rõ ràng hoặc không chính xác, thì NHTH có thể tự mình xác định địa chỉ thích hợp, mà không chịu trách nhiệm gì về hành động của mình. NHTH được miễn trách nhiệm về bất kì sự chậm trễ nào phát sinh do việc cung cấp địa chỉ không đầy đủ, không chính xác. Như vậy, theo quy tắc URC 522, thì tất cả chứng từ gửi đi nhờ thu phải kèm theo một lệnh nhờ thu, ngân hàng chỉ được thực hiện theo các chỉ thị quy định trong lệnh nhờ thu. Nếu nhờ thu mà không có một lệnh nhờ thu gửi kèm thì ngân hàng sẽ từ chối nhờ thu này. Ngoài ra, NHTH chỉ chấp nhận xử lý nhờ thu khi nhận được nhờ thu từ NHNT gửi đến, nghĩa là việc người ủy thác gửi trực tiếp nhờ thu đến NHTH sẽ không được xử lý. 14
  15. Mẫu lệnh nhờ thu: (Tên ngân hàng) Postal address: Cable address: Tel : Fax: Telex: Code Swift: Place and date: DOCUMENTARY COLLECTION Please quote our ref: . To: Drawer: . Drawee: Tenor: Dear Sirs, We beg to hand you here – with the following documents for collection: Documents Drafts Invoice B/L 1st mail 2st mail Covering shipment of: Amount: Shipped per: Instructions: Deliver documents against acceptance. Deliver documents against payment. Advise the date of acceptance and payment, maturity by Tested Telex/ Swift. In case of non – acceptance or non – payment please notify us by Tested Telex/ Swift. Charges to be collected from drawee. Special instructions: Please cover the proceeds to our A/C No: With .under advice to us quoting our ref. 15
  16. This collection is subject to the “ ICC Uniform Rules for Collection, Publication No.522”. Yours faithfully (Tên ngân hàng) Ghi chú: Về thuật ngữ tiếng Anh, Lệnh nhờ thu được thể hiện theo một trong các cách sau đây: Collection Order, Collection Instruction, Collection Schedule, Covering Schedule, Covering Letter. Theo cách gọi của ICC trong URC, Lênh nhờ thu bằng tiếng Anh là “Collection Instruction”, nghĩa là “Chỉ thị nhờ thu”. Vì trong “Chỉ thị nhờ thu” bao gồm nhiều “chỉ thị” khác, do đó, để phân biệt “Chỉ thị nhờ thu” và các “Chỉ thị” nằm trong “Chỉ thị nhờ thu” chúng ta thống nhất gọi là “Lệnh nhờ thu”, trong thuật ngữ tiếng Anh người ta thường dùng đan xen với nhau. 5. Quy trình nhờ thu: 5.1. Quy trình nhờ thu xuất: a.Sơ đồ: Nhà xuất khẩu: Thanh toán viên: Trưởng phòng: Xuất trình bộ chứng từ - Kiểm tra lại loại và số lượng chứng từ Ký kiểm soát và giấy yêu cầu nhờ thu. - Thực hiện đòi tiền, ký kiểm soát. - Gửi chứng từ - Căn cứ báo có của ngân hàng nước ngoài để lập yêu cầu chi ngoại tệ, thu phí. 16
  17. b. Các bước thực hiện: Nhận được hồ sơ yêu cầu gửi chứng từ nhờ thu, Ngân hàng tiến hành các bước sau: -Bước 1: Tiếp nhận chứng từ + Khách hàng xuất trình bộ chứng từ và giấy yêu cầu nhờ thu (2 liên). + Thanh toán viên kiểm (TTV) tra số lượng chứng từ, loại chứng từ, ghi ngày giờ xuất trình và đóng dấu RECEIVED ký nhận của ngân hàng (NH) và trả lại khách hàng (KH) 1 liên giấy yêu cầu nhờ thu. -Bước 2: Thực hiện đòi tiền + Thanh toán viên lập coversheet, thư, điện đòi tiền (nếu có). PL-NT01 Hướng dẫn đòi tiền bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất như sau: (1) Căn cứ Giấy yêu cầu nhờ thu. (2) Sau khi ghi sổ theo dõi và ghi số tham chiếu chứng từ, thanh toán viên lập chỉ thị nhờ thu. Chỉ thị nhờ thu tự động dẫn chiếu tới URC 522 trừ khi chỉ thị nhờ thu qui định khác. (3) Trưởng phòng kiểm soát và ký duyệt bao gồm : Giấy yêu cầu nhờ thu kèm bộ chứng từ, chỉ thị nhờ thu. (4) TTV gửi bằng đường bưu điện (qua công ty chuyển phát nhanh quốc tế có uy tín) bộ chứng từ kèm chỉ thị nhờ thu đến NH đại lý theo yêu cầu của KH trên giấy yêu cầu nhờ thu. Nếu khách hàng không chỉ ra Ngân hàng nhờ thu, thanh toán viên lựa chọn ngân hàng đại lý để gửi chứng từ. Nếu ngân hàng do khách hàng yêu cầu không có quan hệ đại lý, không có số telex, thanh toán viên thương lượng với khách hàng để chọn lựa ngân hàng đại lý. 17
  18. (5) Theo dõi bộ chứng từ nhờ thu: Nếu sau 5 ngày kể từ ngày gửi chứng từ nhờ thu mà không có điện trả lời của ngân hàng nhờ thu về việc thanh toán/ chấp nhận thanh toán, thanh toán viên lập điện MT420 tra soát để nắm được tình trạng bộ chứng từ nhờ thu. Nếu sau 60 ngày kể từ ngày gửi chứng từ nhờ thu mà không nhận được điện trả lời ngân hàng nhờ thu về việc thanh toán/ chấp nhận thanh toán, thanh toán viên thông báo cho khách hàng để có ý kiến xử lý bộ chứng từ. Trường hợp ngân hàng thu hội thông báo từ chối toàn bộ hoặc 1 phần bộ chứng từ, thanh toán viên thông báo cho khách hàng để có ý kiến bằng văn bản: xử lý theo đề nghị của khách hàng và thu phí phát sinh. Khi nhận được MT422 thông báo trả lời điện MT420, thanh toán viên sẽ thông báo cho khách hàng để có hướng xử lý. + Trưởng phòng thanh toán quốc tế ký kiểm soát. +Thanh toán viên gửi chứng từ. + Theo dõi và tra soát. -Bước 3 : Thanh toán : căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng nước ngoài : + Thanh toán viên vào chương trình quản lý lập yêu cầu chi ngoại tệ, thu phí (lập điện MT910/950/202). + Trưởng phòng ký kiểm soát. -Bước 4 : Hạch toán kế toán -Bước 5 : Lưu hồ sơ. Theo hướng dẫn PL-NT02 lưu hồ sơ thanh toán quốc tế tuân theo những nguyên tắc: (1) Nguyên tắc chung:  Đối với các giao dịch thanh toán quốc tế đã hoàn tất và đưa vào lưu trữ: Lưu toàn bộ chứng từ do KH xuất trình có liên quan đến giao dịch, chứng từ do phòng TTQT lập căn cứ trên căn cứ cơ sở chứng từ của KH, căn cứ theo thông lệ quốc tế sau khi đã chuyển các phòng ban có liên quan (thông báo, 18
  19. chấp thuận, yêu cầu ), điện thư giao dịch và thanh toán do chi nhánh gửi đi hoặc nhận về. Hồ sơ được lưu theo loại giao dịch thể hiện qua số tham chiếu giao dịch theo quy chế nghiệp vụ TTQT. Ví dụ: hồ sơ LC nhập khẩu theo số tham chiếu OD 01 đến số tham chiếu cuối cùng của năm, hồ sơ chuyển tiền điện số tham chiếu OT 01 đến số tham chiếu cuối cùng của năm, Thời gian lưu trữ: hồ sơ TTQT lưu theo năm tài chính. Định kỳ mỗi năm 2 lần, thực hiện lưu trữ hồ sơ đã xử lý xong và tất toán, đưa vào kho lưu trữ. Thời gian lưu trữ hồ sơ TTQT thực hiện theo Quy trình lưu trữ hồ sơ do NH Thực hành Quốc tế Việt Nam ban hành. Hồ sơ đang theo dõi: hồ sơ đang theo dõi thực hiện giao dịch được sắp xếp một cách khoa học tại phòng nghiệp vụ sao cho. Dễ tìm kiếm, tra soát phục vụ KH. Thuận lợi cho việc quản lý và điều hành công việc trong phòng. (2) Nhờ thu kèm chứng từ: mỗi giao dịch nhờ thu hành nhập hoặc hàng xuất được lập thành 1 hồ sơ. Tuy nhiên, tùy theo lượng chứng từ của giao dịch nhiều hay ít mà có thể nhóm 3-5 giao dịch trong một bìa hồ sơ theo số tham chiếu OC hay IC. Ngoài bìa hồ sơ ghi rõ số tham chiếu nhờ thu, số tiền và các ghi chú khác nếu cần thiết, thuận tiện cho tìm kiếm và tra soát sau này. - Trường hợp chứng từ thất lạc trên đường đi, thực hiện: (1) Cung cấp thông tin liên quan đến việc gửi chứng từ khi KH yêu cầu. (2) Trường hợp người ủy thác yêu cầu hỗ trợ, NHNT có thể: Thông báo ngay cho NHTH về việc mất chứng từ và các thông tin khác, đề nghị được thanh toán bằng bộ chứng từ sao, hoặc đề nghị NHTH phát hành thư bảo lãnh nhận hàng trong trường hợp vận đơn theo lệnh của NHTH. (3) Theo dõi NHTH thanh toán nhờ thu:  NH thu hộ từ chối nhờ thu: Nhận được điện/thư từ chối thanh toán, NHNT báo ngay cho người ủy thác và yêu cầu có ý kiến bằng văn bản về việc xử lý chứng từ. Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo cho người ủy thác, nếu không nhận được ý kiến về việc xử lý bộ chứng từ, NHNT yêu cầu NHTH gửi trả lại 19
  20. chứng từ. Khi nhận được chứng từ, NH hủy bỏ hồ sơ nhờ thu, giao lại chứng từ cho người ủy thác.  Chấp nhận thanh toán: Khi nhận được điện có mã từ NHTH chấp nhận thanh toán nhờ thu có kỳ hạn, lập Thông báo gửi KH về việc NHTH thông báo chấp nhận thanh toán của người trả tiền vào ngày đáo hạn. Đối với nhờ thu D/P có kỳ hạn, ngày làm việc tiếp theo NHTH phải thanh toán, nếu chưa nhận được Báo có/thông báo thanh toán, thì lập điện/thu tra soát, nội dung nêu rõ: đề nghị người trả tiền thanh toán lãi trả chậm lãi suất kể từ ngày  Không thanh toán nhờ thu khi đến hạn: nhờ thu đã chấp nhận nhưng không thanh toán khi đến hạn, NHNT vẫn tiến hành các thủ tục nghiệp vụ cần thiết để giúp KH như: Tra soát, nhắc NHTH yêu cầu người mua như cam kết. Thông báo cho KH chi tiết thông tin nhận được từ NHTH. Yêu cầu KH làm việc trực tiếp với người mua. Sau 60 ngày kể từ ngày kể từ ngày đáo hạn mà bộ chứng từ vẫn chưa được thanh toán, NHNT thông báo cho KH lần cuối để hủy hồ sơ. 20
  21. 5.2. Quy trình nhờ thu nhập: a.Sơ đồ quy trình nhờ thu nhập: + Gửi thông báo nhờ thu đến KH. + Xử lý bộ chứng từ theo yêu cầu của KH + Giao chứng từ cho KH (nếu thỏa các điều kiện) + Nhận bộ chứng từ từ Kiểm soát và ký NH nhà xuất khẩu duyệt các giấy tờ có liên quan. + Căn cứ chỉ thị nhờ thu, TTV lập Thông báo nhờ thu và chứng từ thu phí b. Các bước thực hiện: - Bước 1: Thanh toán viên (TTV) nhận bộ chứng từ từ Ngân hàng nhờ thu (NHNT), đóng dấu RECEIVE ghi rõ ngày, tháng, năm nhận bộ chứng từ. Mở sổ theo dõi theo ngày nhận chứng từ. - Bước 2: Thông báo bộ chứng từ nhờ thu (gồm 5 bước nhỏ) (1) Trước tiên, kiểm tra số lượng chứng từ so với liệt kê trên chỉ thị nhờ thu và tài liệu dẫn chiếu. Kiểm tra tên, địa chỉ của ngân hàng thu hộ (NHTH): nếu tên NHTH không phải là NH nhận bộ chừng từ, thì điện báo cho NHNT và yêu cầu trả điện phí thông báo kèm cước phí chuyển trả chứng từ. Nếu chứng từ nhờ thu được người 21
  22. ủy thác gửi trực tiếp không qua NHNT (chứng từ không được điều chỉnh bởi URC 522), NH xem xét thực hiện hoặc từ chối thu hộ. Kiểm tra tên, địa chỉ của người trả tiền. Kiểm tra Chỉ thị nhờ thu, hình thức nhờ thu trên Lệnh nhờ thu. Nếu chỉ thị nhờ thu không rõ ràng, không dẫn chiếu URC 522, hình thức nhờ thu không thực hiện được thì phải điện báo ngay cho NHNT. Kiểm tra loại và số lượng từng loại chứng từ so với liệt kê chứng từ trên Lệnh nhờ thu và số tiền trên Lệnh nhờ thu. Trường hợp chứng từ nhận được thiếu hoặc khác so với chỉ thị nhờ thu hoặc không chấp nhận tài liệu dẫn chiếu, hoặc số tiền không khớp đúng: TTV lập điện MT499 thông báo cho NH đại lý đã gửi chứng từ biết và chờ chỉ dẫn. Chứng từ không được liệt kê trong chỉ thị nhờ thu, TTV không chịu trách nhiệm kiểm tra về loại, số lượng các chứng từ đã nhận được. (2) Căn cứ chỉ thị nhờ thu TTV sẽ: + Đăng ký vào sổ theo dõi, ghi số tham chiếu giao dịch. + Thông báo nhờ thu (theo mẫu BM-NT05) + Chứng từ thu phí (theo mẫu BM-NT04). (3) Trưởng phòng kiểm soát và ký duyệt gồm: Chỉ thị nhờ thu kèm bộ chứng từ, thông báo nhờ thu, chứng từ thu phí. (4) Thông báo nhờ thu tới khách hàng bằng điện thoại, fax, gửi bưu điện. Lưu bằng chứng đã thông báo tới khách hàng bằng văn bản (thông báo nhờ thu được in thành 3 bản, 2 bản gửi người trả tiền và 1 bản lưu lại tại NH). (5) Xác nhận với NH đại lý về việc đã nhận bộ chứng từ nhờ thu (lập điện MT410). - Bước 3: Xử lý bộ chứng từ theo ý kiến của khách hàng (lập điện MT456). Theo PL-NT03 hướng dẫn nhận và xử lý bộ chứng từ nhờ thu hàng nhập theo từng trường hợp như sau (TTV tiếp nhận ý kiến của KH bằng văn bản BM-NT07):  Trường hợp KH không chấp nhận bộ chứng từ: Lập điện MT456 thông báo cho NH nhờ thu. Thực hiện xử lý bộ chứng từ theo chỉ dẫn từ NH nhờ thu và thu phí (gồm phí dịch vụ + điện phí + cước phí bưu điện nếu phát sinh). 22
  23. Nếu sau 60 ngày kể từ ngày thông báo mà không nhận được chỉ dẫn từ NH nhờ thu, TTV thực hiện đóng hồ sơ.  Trường hợp KH chấp nhận 1 phần giá trị bộ chứng từ: Lập điện MT456 thông báo cho NH nhờ thu. Nếu NH nhờ thu không chấp nhận: thực hiện xử lý bộ chứng từ theo chỉ dẫn từ NH nhờ thu và thu phí. Nếu NH nhờ thu chấp nhận: thực hiện như điểm 3.  Trường hợp KH chấp nhận thanh toán: + D/P (Documentary against Payment)-Nhờ thu trả ngay: Khi có đủ tiền thanh toán theo URC 522, thực hiện trao chứng từ cho KH (BM-NT07) theo đúng quy định URC điều 16-17-18. Thực hiện thanh toán nhờ thu. Lập điện MT 202/400. +D/A (Documentary against Acceptance)-Nhờ thu trả chậm: Lập điện MT412 thông báo cho NH nhờ thu. Giao bộ chứng từ cho KH (BM-NT07). 5 ngày trước khi đến hạn thanh toán, lập thông báo nộp tiền (BM-NT08). Đến hạn thanh toán, thực hiện thanh toán nhờ thu. - Bước 4: Giao chứng từ cho khách hàng: TTV giao chứng từ nhờ thu nhập khẩu cho khách hàng khi có đủ điều kiện: + Giấy đề nghị xử lý bộ chứng từ của khách hàng, ghi rõ chấp nhận bộ chứng từ. + Có đủ tiền trên tài khoản để thanh toán hoặc đã hoàn tất thủ tục nhận nợ vay với NH đối với D/P, văn bản của khách hàng cam kết thanh toán bộ chứng từ nhờ thu khi đến hạn đối với D/A. Khi giao chứng từ NH lưu 1 bản sao hóa đơn và vận đơn (nếu có), yêu cầu người trả tiền ký nhận, ghi họ tên và ngày giờ nhận. Sau đó, theo dõi các bộ chứng từ đã giao cho người trả tiền nhưng chưa đến hạn thanh toán. - Bước 5: thanh toán nhờ thu: gồm 2 bước (1) TTV thực hiện: + Kiểm tra nguồn thanh toán: 23
  24. Nhờ thu thanh toán bằng vốn tự có: kiểm tra số dư trên tài khoản của người trả tiền. Nhờ thu thanh toán bằng vốn vay NH: kiểm tra xác nhận cho vay của NH, bao gồm số tài khoản và số tiền. + Lập chấp nhận thanh toán nhờ thu + Lập chứng từ thu phí (nếu phí thanh toán do người trả tiền chịu – lập điện MT202/103), phí thanh toán theo biểu phí dịch vụ. + Lập điện thanh toán + Thông báo thanh toán cho NH đại lý (lập điện MT400). Đảm bảo thanh toán đúng ngày giá trị đối với chứng từ nhờ từ D/P mà NHNT đã thông báo về chấp nhận thanh toán. + Ủy quyền nhận hàng/ký hậu vận đơn theo nhờ thu: NHNT chỉ ủy quyền nhận hàng/ký hậu vận đơn đối với nhờ thu D/P và người trả tiền ký quỹ 100% hoặc được cho vay để thanh toán. Thực hiện nhận hàng/ký hậu vận đơn theo quy định. (2) Trưởng phòng thanh toán quốc tế kiểm soát và ký duyệt. Theo PL-NT04 hướng dẫn kiểm soát điện, chứng từ giao dịch theo các bước sau: + Bước 1: trên cơ sở hồ sơ giao dịch, TTV lập điện, chứng từ giao dịch trình trưởng phòng thanh toán quốc tế (TP.TTQT) ký duyệt. + Bước 2: TP. TTQT thực hiện kiểm soát  Đối với điện giao dịch: Kiểm tra tính phù hợp của bức điện so với các chỉ dẫn, phát hiện những thiếu sót, bất lợi đối với giao dịch mà TTV không phát hiện ra. Kiểm tra tính phù hợp của bức điện so với các mẫu điện SWIFT. Kiểm tra tính hợp pháp của giao dịch và phù hợp với thông lệ quốc tế.  Đối với chứng từ giao dịch: Kiểm tra tính phù hợp của chứng từ so với các mẫu biểu quy định. Kiểm tra tính đúng đắn của nội dung chứng từ so với hồ sơ giao dịch và các quy định của NH Thực hành Quốc tế Việt Nam. + Bước 3: Trưởng phòng ký duyệt. 24
  25. - Bước 6: Hạch toán: hạch toán thanh toán theo nguồn vốn thanh toán, chú ý trừ các khoản phí do người thụ hưởng chịu - Bước 7: Lưu hồ sơ: sau khi hạch toán, thu phí và hoàn tất hồ sơ thì lưu hồ sơ theo quy định và hướng dẫn PL-NT02. - Các bước trên được tiến hành khi NHTH chấp nhận nhờ thu: NHTH từ chối nhờ thu trong trường hợp: + Nhờ thu D/A bộ chừng từ có B/L theo lệnh của NHTH, trừ trường hợp NHNT tuyên bố NHTH được miễn trách nhiệm khi ký hậu B/L. + Người trả tiền không có tài khoản giao dịch tại NHTH. NHTH thông báo từ chối nhờ thu và chuyển trả chứng từ theo chỉ định của NHNT. Đề nghị NHNT trả điện phí thông báo kèm cước phí chuyển trả chứng từ. - Trường hợp từ chối thanh toán và trả chứng từ nhờ thu: + Từ chối thanh toán: Khi nhận được từ chối thanh toán một phần hoặc toàn bộ nhờ thu của người trả tiền, NHTH thực hiện: lập điện thông báo ngay cho NHNT và ghi rõ: “Chúng tôi đang giữ chứng từ chờ sự định đoạt của các ông (Sử dụng MT422 nếu bằng Swift)”. Sau 60 ngày kể từ ngày thông báo mà vẫn không nhận được chỉ thị của NHTH, NHTH thực hiện hủy hồ sơ nhờ thu. + Trả chứng từ cho NHNT: Đòi cước phí chuyển trả chứng từ. Lập điện/thư gửi NHNT thông báo việc chuyển trả chứng từ. Đóng hồ sơ nhờ thu. 6. Ưu nhược điểm của phương thức nhờ thu: a. Ưu điểm: Phương thức nhờ thu hạn chế được những bất cập giữa phương thức tín dụng thư và phương thức ghi sổ. - So với phương thức L/C, phương thức nhờ thu có chi phí thấp hơn. Chi phí ở đây bao gồm các chi phí về thủ tục, giấy tờ, lưu kho 25
  26. - So với thanh toán ghi sổ, tốc độ thanh toán bằng phương thức nhờ thu nhanh hơn. Đối với nhà xuất khẩu: giảm rủi ro thanh toán cho nhà xuất khẩu vì chứng từ và hàng hóa chỉ được chuyển giao cho nhà nhập khẩu sau khi nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng hoặc đã ký hối phiếu chấp nhận thanh toán. Đối với nhà nhập khẩu: sử dụng phương thức nhờ thu sẽ tiết kiệm và đơn giản hơn so với phương thức tín dụng thư, vì ngân hàng thu hộ không thực hiện bất kì cam kết hay hưởng các lợi ích tài chính nào khác, nhờ đó các thủ tục sẽ giảm bớt. Ngoài ra khi hàng hóa đã được chuyển đến địa phương mình, đồng thời họ đã nhận được bộ chứng từ thương mại, nhà nhập khẩu có thể làm thủ tục nhận hàng ngay, tạo điều kiện giảm thiểu chi phí lưu kho. Hơn nữa nhà nhập khẩu chỉ thanh toán tiền hàng khi các chứng từ gửi hàng phù hợp với các qui định trong hợp đồng, nếu các chứng từ đều phù hợp thì nhà nhập khẩu cũng an tâm rằng lô hàng họ sắp nhận được sẽ đúng theo yêu cầu của mình và các qui định trong hợp đồng. b. Nhược điểm: Mặc dù phương thức nhờ thu có nhiều lợi thế như trên, phương thức này cũng bộc lộ khá nhiều hạn chế. Chúng ta đều biết mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà xuất khẩu sau khi đã thực hiện nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa cho nhà nhập khẩu chính là việc nhận tiền của họ. Mối quan tâm này vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để dù cho đó có là nhờ thu kèm chứng từ đi chăng nữa, bởi lẽ ngân hàng vẫn không thể khống chế được nghĩa vụ trả tiền của nhà nhập khẩu. Việc nhận tiền thanh toán đối với người xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí trả tiền cũng như năng lực tài chính của nhà nhập khẩu, vì vậy nhà xuất khẩu có thể gặp rất nhiều rủi ro. Đối với phương thức nhờ thu trơn, do việc nhận hàng và thanh toán tiền của nhà nhập khẩu không bị ràng buộc lẫn nhau nên nhà nhập khẩu có thể nhận được hàng rồi không chịu trả tiền hoặc không trả đủ hoặc chậm trễ thanh toán. Nhà nhập khẩu cũng có thể vì nhiều lý do mà không muốn nhận hàng và họ cũng sẽ không thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu. Ngoài ra, nhà nhập khẩu cũng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, không thể chi trả được dù cho hối phiếu đã chấp nhận đến hạn thanh toán. 26
  27. Ngược lại, nhà nhập khấu cũng có thể gặp tình thế bất lợi cho quyền lợi của họ. Chẳng hạn như, khi hối phiếu được chuyển đến trước để đòi tiền, nhà nhập khẩu phải thanh toán tiền trong khi chưa biết được hàng hóa chuyển giao có đáp ứng được các điều kiện như trong hợp đồng thỏa thuận hay không. Đối với phương thức nhờ thu kèm chứng từ, quyền lợi của nhà xuất khẩu được đảm bảo tốt hơn, bởi lẽ nhà nhập khẩu chỉ có thể nhận được bộ chứng từ thương mại sau khi đã trả tiền hoặc làm thủ tục chấp nhận trả tiền trên hối phiếu có kỳ hạn. Tuy nhiên với phương thức này nhà xuất khẩu vẫn chưa thật sự yên tâm. Nhà nhập khẩu thiếu thiện chí hoặc vì lý do nào đó vẫn có thể chậm thanh toán, trì hoãn thanh toán hoặc không nhận hàng và không trả tiền. 7. Trách nhiệm của ngân hàng trong phương thức nhờ thu: Ngân hàng với vai trò của mình sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trên các góc độ: - Nếu doanh nghiệp bạn là người xuất khẩu, ngân hàng cung cấp dịch vụ lập và chuyển chứng từ đến ngân hàng nhà nhập khẩu để yêu cầu thực hiện việc thanh toán theo phương thức trả ngay hoặc trả chậm. Ngoài ra, ngân hàng sẽ thay mặt doanh nghiệp theo dõi, nhắc nhở thanh toán, chuyển tiền và báo có vào tài khoản của doanh nghiệp khi nhà nhập khẩu thanh toán. - Nếu doanh nghiệp của bạn là nhà nhập khẩu, ngân hàng cung cấp dịch vụ nhận, kiểm tra, thông báo chứng từ cùng với các điều kiện đi kèm và thực hiện thanh toán theo lệnh của doanh nghiệp bạn. Trách nhiệm cũng như việc miễn trách nhiệm của ngân hàng trong phương thức nhờ thu được qui định rõ trong URC 522, từ điều 9 đến điều 15, bao gồm việc qui định cụ thể trách nhiệm của ngân hàng trong khi tham gia thanh toán nhờ thu cũng như trách nhiệm thanh toán của ngân hàng: - Hàng hóa không được gửi trực tiếp đến địa chỉ của NH hoặc giao cho NH hoặc giao theo lệnh của NH mà không có sự chấp nhận trước của NH này. Tuy nhiên, trong trường hợp hàng hóa được gửi trực tiếp tới địa chỉ của NH hoặc giao cho NH hoặc giao theo lệnh của NH cho người trả tiền theo điều kiện D/P hay D/A hoặc theo điều kiện khác mà không có sự chấp nhận trước của NH này, thì NH 27
  28. không chịu trách nhiệm phải nhận hàng hóa đó, mà rủi ro và trách nhiệm về hàng hóa vẫn thuộc về bên đã gửi hàng (điều 10a). - NH không chịu trách nhiệm phải có bất kỳ hành động nào đối với hàng hóa mà bộ chứng từ nhờ thu đại diện, kể cả lưu kho và mua bảo hiểm cho hàng hóa ngay cả khi có các chỉ thị cụ thể về việc này. NH chỉ hành động như vậy và trong chừng mực xét thấy cần thiết đối với từng trường hợp cụ thể. - Trong trường hợp NH có hành động bảo vệ hàng hóa dù được yêu cầu hay không, thì cũng không chịu trách nhiệm về tình trạng và/hoặc điều kiện của hàng hóa, sai sót của bên thứ ba ủy thác trông coi bảo vệ hàng hóa. Nhưng NH thu hộ phải thông báo cho NHNT mà từ đó nhận được Lệnh nhờ thu gửi đến về mọi biện pháp và hành động đã thực hiện của mình. Mọi khoản phí và chi phí phát sinh đối với NH liên quan đến hành động bảo vệ hàng hóa do bên chuyển chứng từ đến gánh chịu. - Bất kể quy định tại điều 10(a), khi hàng hóa được giao cho NH hoặc giao theo lệnh của NH thu hộ và người đã tiền đã thực hiện thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện khác và NHTH đã làm các thủ tục chuyển giao hàng hóa cho người trả tiền thì NH gửi nhờ thu đã ủy thác cho NHTH xử lý các nghiệp vụ nêu trên. Khi NHTH theo chỉ thị của NHNT hoặc làm theo điều khoản này làm thủ tục chuyển giao hàng hóa, thì NHNT phải hoàn trả cho NHTH mọi tổn thất và chi phí. - NH sử dụng dịch vụ của một hay nhiều NH khác để thực hiện các chỉ thị của người ủy nhiệm thu thì mọi chi phí và rủi ro thuộc về người ủy nhiệm thu. - NH không chịu trách nhiệm về các chỉ thị do mình truyền đi mà không được thực hiện, ngay cả khi NH này tự ý đề xuất các NH khác để làm dịch vụ cho mình. Bên đưa ra chỉ thị phải chịu trách nhiệm bồi hoàn cho bên được chỉ thị về mọi chi phí và tổn thất do luật pháp và tập quán nước ngoài quy định. - NH phải xác định xem các chứng từ nhận được có đúng, đủ với danh mục chứng từ ghi trong lệnh nhờ thu và phải thông báo không chậm trễ bằng viễn thông hoặc nếu không thể, thì bằng các phương tiện nhanh chóng khác cho bên gửi nhờ thu về bát cứ chứng từ nào bị thiếu hoặc không đúng với danh mục ghi trong lệnh nhờ thu. Ngoài ra, NH không chịu trách nhiệm gì hơn. Nếu chứng từ 28
  29. không thể hiện như ghi trong thư nhờ thu thì NHNT mất quyền khiếu nại về số loại và số lượng mỗi chứng từ gửi tới NHTH. - NH không chịu trách nhiệm về hình thức, sự hoàn thiện, tính chính xác, tính chân thực, sự giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của bất lỳ chứng từ nào, hoặc về các điều kiện chung và/hoặc riêng được quy định trong chứng từ hoặc được ghi thêm; NH cũng không chịu trách nhiệm về mô tả hàng hóa, khối lượng, trọng lượng, chất lượng, chất lượng, tình trạng, bao bì, giao hàng, giá trị hoặc sự tồn tại của hàng hóa mà bất cứ chứng từ nào đại diện, hoặc về thiện chí và hành động và/hoặc sai sót, khả năng thanh toán, tình trạng hoạt động hoặc vị thế của người gửi hàng, người chuyên chở, người giao nhận, người nhận hàng hoặc người bảo hiểm hàng hóa hay bất cứ người nào khác. - NH không chịu trách nhiệm về các hậu quả phát sinh do chậm trễ và/hoặc mất mát trong việc truyền và chuyển giao bất kỳ bức điện, thư từ hay chứng từ nào, hoặc do sự chậm trễ, cắt xén hoặc các lỗi khác phát sinh trong quá trình liên lạc viễn thông hoặc do các lỗi dịch thuật và/hoặc giải thích các thuật ngữ kỹ thuật. NH cũng không chịu trách nhiệm về bất kỳ sự chậm trễ nào phát sinh từ sự cần thiết phải làm rõ bất kỳ chỉ thị nào nhận được. - NH không chịu trách nhiệm về các hậu quả phát sinh do gián đoạn kinh doanh vì thiên tai, nổi loạn, dân biến, nổi dậy, chiến tranh hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác ngoài tầm kiếm soát của NH hoặc bởi đình công hoặc bế xưởng. - Trong phương thức nhờ thu trơn: Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian là thu hộ tiền cho nhà xuất khẩu. - Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ: Theo phương thức này ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn là người khống chế bộ chứng từ hàng hóa, nói cách khác ngân hàng có quyền định đoạt đối với việc nhận hàng của nhà nhập khẩu. Với cách khống chế này quyền lợi của nhà xuất khẩu được đảm bảo hơn. Ngân hàng gửi nhờ thu (Remitting Bank) khi nhận chứng từ nhờ thu của nhà xuất khẩu có trách nhiệm kiểm tra kỹ chỉ dẫn nhờ thu: D/P – trả ngay hay D/A - trả chậm; người trả tiền, ngân hàng nhờ thu Nếu thực hiện sai chỉ dẫn của khách hàng, gửi bộ chứng từ không đúng địa chỉ, không đòi được tiền, hoặc làm thất lạc chứng từ của 29
  30. khách hàng trong quá trình xử lý nghiệp vụ, ngân hàng nhờ thu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nhà xuất khẩu. Chẳng hạn như tình huống sau: Ngân hàng nhận được bộ chứng từ nhờ thu với chỉ dẫn là D/P 30 days after sight (giao chứng từ trên cơ sở thanh toán 30 ngày sau ngày nhận được chứng từ). Cán bộ ngân hàng đã không đọc kĩ điều kiện D/P nên đã xử lý như chứng từ D/A, nghĩa là chỉ yêu cầu khách hàng chấp nhận hối phiếu trả chậm và trả chứng từ. Đến thời hạn 30 ngày phải thanh toán, nhà nhập khẩu từ chối thanh toán vì hàng không đúng chất lượng qui định. Khi làm điện thông báo từ chối gửi tới ngân hàng gửi tới ngân hàng gửi chứng từ nhờ thu, ngân hàng đã nhận được điện phản hồi yêu cầu thanh toán vì đó là chứng từ D/P. Như vậy ngân hàng phải trích tiền ra để thanh toán thay cho nhà nhập khẩu. 8. Đọc các bức điện Swift: a. Giới thiệu: Đặc điểm của các mẫu điện Swift trong giao dịch nhờ thu là tất cả các điện đều bắt đầu bằng số 4(MT 4XX), tùy theo từng mục đích sử dụng khác nhau mà 2 ký tự theo sau là khác nhau. Ví dụ: điện thông báo thanh toán MT400, thông báo chấp nhận bộ chứng từ D/A và xác định ngày thanh toán MT412, thông báo nhận được bộ chứng từ nhờ thu MT410, tra soát hỏi tình trạng bộ chứng từ MT420 Các bức điện truyền qua Swift có mã đương nhiên được áp dụng URC 522, trừ khi nói rõ là không áp dụng. Căn cứ bộ chứng từ và yêu cầu nhờ thu của nhà xuất khẩu ngân hàng gửi nhờ thu (Remitting Bank) tiến hành lập chỉ thị nhờ thu, chỉ dẫn thanh toán cùng bộ chứng từ gửi đến ngân hàng nhờ thu (Collecting Bank). Khi nhận được bộ chứng từ gửi nhờ thu: ngân hàng nhờ thu lập điện SWIFT MT410/499 hoặc MT999 có mã khoá testkey xác nhận đã nhận bộ chứng từ, đồng thời tiến hành liên hệ với nhà nhập khẩu: - Trường hợp khách hàng không chấp nhận bộ chứng từ : + Ngân hàng nhờ thu lập điện MT499 hoặc MT999 với mã khoá testkey 30
  31. thông báo cho ngân hàng gửi nhờ thu về tình trạng bộ chứng từ và chờ chỉ dẫn tiếp theo của ngân hàng gửi nhờ thu. +Thực hiện xử lý bộ chứng từ theo chỉ dẫn mới từ ngân hàng gửi nhờ thu. -Trường hợp khách hàng chấp nhận một phần giá trị bộ chứng từ: + Ngân hàng nhờ thu lập điện SWIFT MT499 hoặc MT999 có mã khoá testkey thông báo đến ngân hàng gửi nhờ thu. + Nếu ngân hàng gửi nhờ thu không chấp nhận, ngân hàng nhờ thu thực hiện theo chỉ dẫn từ ngân hàng gửi nhờ thu. + Nếu ngân hàng gửi nhờ thu chấp nhận, tiến hành thông báo cho nhà nhập khẩu và thực hiện nhờ thu như trường hợp khách hàng chấp nhận bộ chứng từ. -Trường hợp khách hàng chấp nhận thanh toán bộ chứng từ: + D/P (Documentary Against Payment) – nhờ thu trả ngay: ƒ Khi có đủ tiền thanh toán (tiền gửi và/hoặc tiền vay), ngân hàng nhờ thu trả chứng từ cho khách hàng, ký hậu vận đơn (nếu có) và giao chứng từ cho khách hàng. ƒ Thực hiện thanh toán nhờ thu: ngân hàng nhờ thu tiến hành lập điện thanh toán MT202 đến ngân hàng giữ tài khoản nostro yêu cầu trích tài khoản của mình thực hiện thanh toán theo chỉ dẫn cho ngân hàng hàng gửi nhờ thu, đồng thời lập điện thông báo thanh toán nhờ thu MT400/499 hoặc 999 trực tiếp đến ngân hàng gửi nhờ thu. + D/A (Documentary Against Acceptance) - nhờ thu trả chậm: Yêu cầu nhà nhập khẩu ký chấp nhận hối phiếu và cam kết thanh toán bộ chứng từ nhờ thu khi đến hạn. Lập điện SWIFT MT412/499 hoặc MT999 với mã khoá testkey gửi đến ngân hàng gửi nhờ thu thông báo cho họ biết ngày thanh toán và số tiền chấp nhận thanh toán. Ngân hàng nhờ thu trả chứng từ cho khách hàng, ký hậu vận đơn (nếu có) và giao chứng từ cho khách hàng. 31
  32. Khi đến hạn thanh toán ngân hàng nhờ thu tiến hành như trong trường hợp thanh toán nhờ thu trả ngay D/P. Khi nhận được thông báo thanh toán nhờ thu thông qua điện SWIFT MT400/499 hoặc 999 từ ngân hàng nhờ thu, ngân hàng gửi nhờ thu theo dõi khoản báo có từ ngân hàng phục vụ nhờ thu MT202/MT910, khi nhận được báo có tiến hành ghi có tài khoản khách hàng. Các mẫu điện trong xử lý nhờ thu bao gồm: Massages STT Massages Type Names Tiếng việt Types 01 MT400 Advice of Payment Thông báo thanh toán 02 MT410 Acknowledgement Thông báo nhận được chứng từ nhờ thu 03 MT412 Advice of Acceptance Thông báo chấp nhận thanh toán 04 MT420 Tracer Điện hối thúc 05 MT422 Advice of Fate and Request for Thông báo tình tranh Nhờ thu Instructors và yêu cầu các chỉ thị mới 06 MT430 Amendment of Instructions Sửa đổi các chỉ thị 07 MT450 Cash Letter Credit Advice Thư thông báo ghi có 08 MT455 Cash Letter Credit Adjustment Thư sửa đổi thông báo ghi có Advice 09 MT456 Advice of Dushonour Thông báo không thanh toán/ không chấp nhận thanh toán b. Các trường sử dụng trong các bức điện: Trường 20: Số tham chiếu Nhờ thu do Remiting Bank ấn định. Trường 21: Số tham chiếu nhờ thu của Collecting Bank, nếu không thể hiện thì ghi “SEE72” (xem trường 72). 32
  33. Trường 32a: Ngày đáo hạn, ký hiệu tiền tệ và số tiền. A = Ngày đến hạn là một ngày cố định B = Ngày đến hạn không xác định được C = Ngày đến hạn được thể hiện bằng một khoảng thời gian (60 ngày sau ngày nhìn thấy) Ký hiệu English Tiếng việt D060ST 60 days after sight 60 ngày sau khi nhìn thấy D000ST At sight Nhìn thấy D000FP First presentation Xuất trình lần đầu M001ID 1 month after invoice date 1 tháng sau ngày hóa đơn Trường 33A: Ngày giá trị, ký hiệu tiền tệ và giá trị hoàn trả Thông thường, giá trị thể hiện ở trường này bằng giá trị thể hiện ở trường 32a cộng với bất kỳ giá trị nào thể hiện ở trường 73, trừ đi bất kỳ giá trị nào thể hiện ở trường 71B. Trường 52A: Thể hiện chi nhánh hay NH xuất trình (trong trường hợp có NH xuất trình) Trường 53A: Thể hiện tài khoản hoặc chi nhánh của NH gửi điện, hoặc NH khác, thông qua đó NH gửi điện chuyển tiền thu hộ cho NH nhận điện. Nếu ở trường hợp này không thể hiện gì, có nghĩa là một tài khoản trực tiếp bằng đồng tiền nhờ thu giữa NH gửi điện và NH nhận điện được sử dụng. Trường 54A: thể hiện chi nhánh của NH nhận điện, hoặc NH khác, tại đó tiền thu hộ được ghi có cho NH nhận điện. Nếu ở trường 53a và 54a không thể hiện gì, có nghĩa là một tài khoản trực tiếp bằng đồng tiền nhờ thu giữa NH gửi điện và NH nhận điện được sử dụng. 33
  34. Trường 57A: chỉ sử dụng trong các trường hợp tiền nhờ thu được chuyển đến NH nhận điện qua một NH không phải là NH thể hiện ở trường 54a ( nghĩa là NH ở trường 54a sẽ chuyển tiền nhờ thu cho NH ở trường này để tiếp tục ghi có cho NH nhận điện). Trường 58A: Người thụ hưởng Thể hiện NH nhận điện đã khởi xướng nhờ thu. Đây là bên được ghi có tiền nhờ thu Trường 71B: thể hiện phần khấu trừ trừ phí được trừ từ số tiền nhờ thu (trường 32a). Trường 72: thông tin NH gửi điện cho NH nhận điện. /ALCHAREF/ = All charges have been refused by drawee(s) /OUCHAREF/ = Our charges have been refused by drawee(s) /UCHAREF/ = Your charges have been refused by drawee(s) Trường 73: Chi tiết của số tiền bổ sung vào số tiền gốc /INTEREST/ = Interest collected /RETCOMN/ = Return commission given by the NHNT /YOURCHAR/ = NHNT’s charges colleted VÍ DỤ MẪU ĐIỆN MT400 (thông báo thanh toán): Phạm vi: mẫu điện này được Collecting Bank gửi cho Remitting Bank, hoặc Presenting Bank gửi Collecting Bank. Mẫu điện chuẩn: STT Status/trạng Tag/trường Field Name/tên trường Content/options thái 01 M 20 Sending Bank’s TRN 16x 34
  35. 02 M 21 Related Reference 16x 03 M 32a Amount Collected A, B or K 04 M 33A Proceeds Remitted 6n3a15number 05 O 52a Ordering Bank A or D 06 O 53a Sender’s Correspondent A, B, or D 07 O 54a Receiver’s Correspondent A, B, or D 08 O 57a Account with Bank A or D 09 O 58a Beneficiary Bank A, B, or D 10 O 71B Detail of Charges 9Deductions) 6*35x 11 O 72 Sender to Receive Infomation 6*35x 12 O 73 Details of Amount Added 6*35x Trong đó: M = Madatory (trường bắt buộc phải thể hiện) O = Optional (trường này có thể thể hiện hoặc không) Ví dụ cụ thể: VCB Hà Nội gửi một thông báo thanh toán cho Citibank Newyork với các thông tin chi tiết như sau: Vietcombank’ reference COL567 Citibank Newyork’ reference RUY321 Amount Collected USD 1,000,000 Terms: Payable at sight Charges: USD 250 Amendment Fee USD 300 Stamp Duty Proceeds remitted: USD 999,450 Value Date: 15 August 2007 35
  36. Sơ đồ nghiệp vụ: SENDER RECEIVER (Collecting Bank- (Remitting Bank- Vietcombank Hanoi) MT400 Citibank Newyork) SWIFT MESSAGE: Explanation Format Sender VCBHanoi Code Message Type 400 Receiver CITIUS33 Message Text Sending Bank’s TRN :20:COL567 Related Reference :21:RUY321 Amount Collected :32K:D000STUSD1000000, Proceeds Remitted :33A:070815USD999450, Detail of Charges :71B:/STAMP/USD300, AMENDMENT FEE USD250 End of Message Text/Trailer II.Nhờ thu phiếu trơn: 36
  37. 1. Quy trình nhờ thu trơn: Sơ đồ trình tự nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn: (4) NH CHUYỂN GIAO NH XUẤT TRÌNH Remitting Bank Presenting Bank (7) (3) (8) (5) (6) (2) NGƯỜI XUẤT KHẨU NGƯỜI NHẬP KHẨU Exporter (1) Importer Chú thích: (1) Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu phiếu trơn”. (2) Nhà xuất khẩu giao hàng hóa và bộ chứng từ hàng hoá cho nhà nhập khẩu. (3) Nhà xuất khẩu lập hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu và Thư uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu (4) Ngân hàng chuyển giao (NH nhận uỷ thác) chuyển hối phiếu cho ngân hàng xuất trình, nhờ thu tiền nhà nhập khẩu ( hoặc yêu cầu ký chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn). (5) Ngân hàng Xuất trình đòi tiền nhà nhập khẩu ( hoặc yêu cầu ký chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn) (6) Nhà nhập khẩu thanh toán tiền ( hoặc ký chấp nhận thanh toán tiền trên hối phiếu kỳ hạn). 37
  38. (7) Chuyển tiền ( hoặc hối phiếu đã ký chấp nhận) qua NH chuyển giao. (8) Ngân hàng uỷ thác (NH chuyển giao) thanh toán tiền (hoặc trao hối phiếu đã chấp nhận) cho nhà xuất khẩu. 2. Rủi ro của quy trình nhờ thu phiếu trơn: Do việc trả tiền trong phương thức nhờ thu phiếu trơn không căn cứ vào chứng từ thương mại, mà chỉ dựa vào chứng từ tài chính, do đó:  Rủi ro chủ yếu thuộc về nhà xuất khẩu, bao gồm: - Nếu nhà nhập khẩu vỡ nợ, nhà xuất khẩu chẳng bao giờ nhận được tiền thanh toán. - Nếu năng lực tài chính của nhà nhập khẩu yếu kém, thì việc thanh toán sẽ dây dưa, chậm trễ và tốn kém. - Trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, họ vẫn nhận hảng nhưng từ chối thanh toán, hoặc từ chối chấp nhận thanh toán. - Đến hạn thanh toán hối phiếu kỳ hạn nhưng nhà nhập khẩu không thể thanh toán hoặc không muấn thanh toán ( do nhà nhập khẩu đang gặp khó khăn về tài chính hoặc chủ tâm lừa đảo) thì nhà xuất khẩu có thể kiện ra tòa nhưng rất tốn kém và không phải lúc nào cũng nhận được tiền.  Đối với nhà nhập khẩu: - Rủi ro phát sinh khi Lệnh nhờ thu đến trước hàng hóa và nhà nhập khẩu phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán trong khi hàng hóa không được gửi đi hoặc đã được gửi đi nhưng chưa tới, hoặc hàng hóa có thể là không đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại, số lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Như vậy rủi ro đối với nhà NK là rất lớn vì giữa việc nhận hàng và thanh toán của nhà nhập khẩu không có sự ràng buộc với nhau, cho nên nhờ thu phiếu trơn thường chỉ áp dụng trong trường hợp nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thực sự tin tưởng nhau, cụ thể: nhà XK có thiện chí giao hàng, nhà NK có thiện chí thanh toán. 38
  39. 3. Tình huống có thể xảy ra tranh chấp: - Tình huống 1: Sau khi ký kết hợp đồng giữa nhà xuất khẩu A( Mỹ) và nhà nhập khẩu E(Việt Nam), trong điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương pháp “nhờ thu trơn”. Ngân hàng nhờ thu đã chuyển bộ chứng tứ cùng lệnh nhờ thu cho ngân hàng thu hộ. Ngân hàng thu hộ đã thực hiện thu đối với nhà xuất khẩu bằng đồng VND. Nhưng khi chuyển về thì nhà xuất khẩu đã đòi ngân hàng thu hộ bồi thường khoản chênh lệch tỷ giá do lỗ là 500USD. Nhưng ngân hàng thu hộ không chịu vì đã bảo đảm làm xong nhiệm vụ và không chịu trách nhiệm nào hết. Theo điều 18 trong URC 522 thì chứng từ được thanh toán bằng đồng tiền không phải là đồng tiền của quốc gia thanh toán (ngoại tệ), thì ngân hàng xuất trình, trừ khi có quy định khác trong lệnh nhờ thu, chỉ trao chứng từ cho người trả tiền khi được thanh toán bằng ngoại tệ quy định và với điều kiện là ngoại tệ này được phép chuyển ngay ra nước ngoài theo đúng lênh nhờ thu. Nên trong trường hợp này, ngân hàng thu hộ sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho nhà xuất khẩu vì khoản chênh lệch tỷ giá. -Tình huống 2:Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “ Nhờ thu phiếu trơn”. Nhà xuất khẩu A gửi hàng hóa và bộ chứng từ thương mại trực tiếp cho nhà nhập khẩu E. A gửi đơn yêu cầu nhờ thu cho ngân hàng nhờ thu B để nhờ thu tiền từ E và trong lệnh nhờ thu có chỉ thị ngân hàng thu hộ C và ngân hàng xuất trình D. Khi bộ chứng từ đến ngân hàng thu hộ C, ngân hàng thấy khách hàng phải thu này có tài khoản tại ngân hàng mình nên giữ bộ chứng từ và sẽ thực hiện thu E. Nhưng trong bộ chừng từ này lại có lệnh cho ngân hàng xuất trình là sẽ gửi hàng tại ngân hàng này. Vì A thấy ngân hàng này có kho lưu hàng thuận tiện cho nhà nhập khẩu. Khi hàng hóa đến thì ngân hàng xuất trình không đồng ý chứa hàng vì chưa có một yâu cầu nào báo trước, nên thuyền trưởng phải để hàng hóa ở kho gần cảng, làm cho chí phí lưu kho tăng lên với giá trị là 1000USD. Khi đó chi phí sẽ thuộc về ai? Theo điều 10 URC 522 thì hàng hóa không được gửi trực tiếp tới địa chỉ của ngân hàng hoặc giao cho ngân hàng hoặc giao theo lệnh của ngân hàng mà không có sự chấp thuận trước của ngân hàng này. Nên ngân hàng xuất trình sẽ không chịu trách 39
  40. nhiệm cho khoản chi phí lưu kho này. Lỗi này sẽ thuộc về ngân hàng thu hộ vì đã thực hiện không theo đúng các chỉ thị trong Lệnh nhờ thu nhưng tạo ra sự cố phát sinh thêm chi phí và chịu trách nhiệm là 1000 USD. - Tình huống 3: (1) Các bên: Nguyên đơn: Doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu A Việt Nam. Bị đơn: Ngân hàng X ở Mỹ. (2) Các vấn đề được đề cập: Chất lượng hàng bị giảm phẩm chất. DN nhập khẩu Mỹ yêu cầu giảm giá số hàng giảm phẩm chất với số tiền 10000USD và được Nguyên đơn đồng ý. Nguyên đơn đòi Bị đơn thanh toán số tiền 100000USD. (3) Tóm tắt vụ việc: Nguyên đơn ký hợp đồng xuất khẩu hạt tiêu với công ty nhập khẩu của Mỹ, thanh toán theo phương thức nhờ thu trả tiền ngay. Điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức nhờ thu trơn bằng hối phiếu trả tiền ngay, tham chiếu Quy tắc thống nhất nhờ thu số 522 1995 của Phòng thương mại quốc tế ban hành (Uniform Rules for Collection, bản sửa đổi năm 1995, có hiệu lực 1/1/1996, xuất bản số 522, viết gọn URC 522). Nguyên đơn ủy thác cho Ngân hàng Y của Việt Nam thu hộ tiền từ DN nhập khẩu. Ngân hàng Y chuyển hối phiếu cho Bị đơn để thông báo và thu tiền DN nhập khẩu. Các bước trong quá trình nhờ thu trơn đều được các bên tham gia thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng, đã phát hiện một bộ phận hàng bị giảm phẩm chất. Nguyên nhân được tìm ra là do khâu bảo quản của Bị đơn, khi hàng đang chờ DN nhập khẩu Mỹ nhận hàng, không tốt. Trước đó Nguyên đơn đã có yêu cầu đối với các ngân hàng về việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển, Nguyên đơn cũng đã cam kết trả phí bảo quản. 40
  41. DN nhập khẩu của Mỹ yêu cầu Nguyên đơn giảm giá số hàng bị giảm phẩm chất. Nguyên đơn vì muốn giữ uy tín nên đã đồng ý. Tổng số tiền giảm giá là 10000USD. Nguyên đơn cho rằng việc hàng bị giảm phẩm chất là do Bị đơn thiếu trách nhiệm trong bảo quản nên yêu cầu Bị đơn thanh toán số tiền 10000USD. Bị đơn không chấp nhận thanh toán. Nguyên đơn khởi kiện Bị đơn ra Trọng tài. (4) Quyết định của trọng tài: Phương thức thanh toán nhờ thu áp dụng trong thương mại quốc tế là một phương thức mà nhà xuất khẩu có các khoản phải thu (hối phiếu hoặc kỳ phiếu), nhưng không thể tự mình đứng ra thu tiền trực tiếp từ nhà nhập khẩu, cho nên nhờ ngân hàng nước mình ủy thác cho ngân hàng nước nhập khẩu thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu. Trong hợp đồng mua bán giữa Nguyên đơn và DN nhập khẩu của Mỹ, điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức nhờ thu trơn bằng hối phiếu trả tiền ngay, tham chiếu Quy tắc thống nhất nhờ thu số 522 1995 của Phòng thương mại quốc tế ban hành (Uniform Rules for Collection, bản sửa đổi năm 1995, có hiệu lực 1/1/1996, xuất bản số 522, viết gọn URC 522) để xác định trách nhiệm về số hàng bị giảm chất lượng thuộc về ai. Sau khi xem xét, Hội đồng trọng tài nhận thấy trách nhiệm thuộc về Nguyên đơn. ĐIỀU 10: Các chứng từ đối với hàng hoá/ Dịch vụ/ Các thực hiện a. Hàng hóa không được gửi trực tiếp đến địa chỉ của một ngân hàng hoặc được chuyển đến hoặc được chuyển theo lệnh của một ngân hàng mà không có sự thoả thuận trước của ngân hàng đó. Tuy vậy, trong trường hợp hàng được gửi trực tiếp đến địa chỉ của ngân hàng hoặc được chuyển đến hoặc chuyển theo lệnh của một ngân hàng để trao cho người trả tiền khi họ thanh toán hoặc khi họ chấp nhận thanh toán hoặc khi những điều kiện khác được thực hiện mà không có sự thoả thuận khác hoặc không có sự thoả thuận trước của ngân hàng đó thì ngân hàng đó sẽ không có nghĩa vụ nhận hàng và rủi ro, trách nhiệm đối với hàng hoá vẫn thuộc về người gửi hàng. 41
  42. b. Các ngân hàng không có nghĩa vụ thực hiện bất cứ hành động nào đối với hàng hoá và phương thức nhờ thu kèm theo chứng từ có liên quan bao gồm việc lưu kho và bảo hiểm hàng hoá ngay cả khi chỉ thị nhờ thu nếu quy định cụ thể điều đó. Các ngân hàng sẽ chỉ làm điều đó nếu khi và ở chừng mực khi mà họ đồng ý là như vậy trong từng trường hợp. Dù cho có điều khoản ở Điều 1 (c), quy định này được áp dụng ngay cả khi không có bất cứ thông báo cụ thể nào về vấn đề này của ngân hàng thu. c. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng tiến hành bảo vệ hàng hoá, dù có chỉ thị hay không, các ngân hàng này cũng không chịu trách nhiệm về số phận và/hoặc tình cảnh của hàng hoá và/hoặc về mọi hành động và/hoặc về thiếu sót của bất kỳ bên thứ ba nào được uỷ nhiệm lưu kho và hoặc bảo vệ hàng hoá. Tuy nhiên, ngân hàng thu phải thông báo ngay cho ngân hàng đã gửi chỉ thị nhờ thu về bất kỳ hành động nào thuộc loại này. d. Mọi lệ phí và hoặc chi phí của các ngân hàng có liên quan tới bất cứ hành động nào trong việc bảo vệ hàng hoá sẽ do bên gửi chỉ thị nhờ thu gánh chịu. e.1. Dù cho có điều khoản trong Điều 10(a) nếu hàng hoá được gửi đến hoặc gửi theo lệnh của ngân hàng thu và người trả tiền đã thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc các điều kịên khác đã được thực hiện và ngân hàng thu bố trí việc giao hàng, thì ngân hàng chuyển sẽ phải cho phép ngân hàng thu làm như vậy. Căn cứ vào quy định của Điều 10 URC 522 nói trên, Hội đồng Trọng tài nhận thấy rằng, việc Bị đơn thiếu trách nhiệm trong quá trình bảo quản hàng dẫn đến bên Nguyên đơn phải giảm giá số hàng giảm chất lượng tuy vậy bên Bị đơn không phải chịu trách nhiệm về số tiền mà bên Nguyên đơn giảm giá (Theo điều 10c). Số tiền mà Nguyên đơn giảm giá cho DN nhập khẩu của Mỹ Bị đơn không phải thanh toán lại cho Nguyên đơn. (5) Kết luận: Bị đơn không phải thanh toán số tiền 10000USD cho Nguyên đơn, mà số tiền này chính Nguyên đơn phải chịu. 42
  43. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Đỗ Linh Hiệp, 2006, Giáo trình Thanh Toán Quốc Tế, Nhà xuất bản Thống Kê. 2. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2006, Giáo trình Thanh Toán Quốc Tế và Tài trợ ngoại thương, Nhà xuất bản Thống Kê. 3. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, 2009, Giáo trình thanh toán Quốc tế, NXB Thống kê. 4. Giáo trình thực hành nghiệp vụ thanh toán quốc tế, năm 2010, NXB Phương Đông, chủ biên TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo. 5. Diễn đàn giao nhận và vận tải Việt Nam. 43
  44. BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA NHÓM 8 – ĐỀ TÀI 6 I. Phương thức nhờ thu: 1.Khái niệm và văn bản pháp lý nhờ thu: Ngọc Diệp 2.Các bên tham gia và mối quan hệ giữa chúng: Ngọc Diệp 3.Phân loại: Ngọc Diệp 4.Đơn yêu cầu nhờ thu và lệnh nhờ thu: Ngọc Diệp 5.Quy trình nhờ thu: 5.1.Nhờ thu xuất: Thu Thảo 5.2.Nhờ thu nhập: Ngọc Mai 6.Ưu nhược điểm của phương thức nhờ thu: Kiều Oanh 7.Trách nhiệm của ngân hàng trong phương thức nhờ thu: Kiều Oanh 8.Đọc các bức điện Swift: Ngọc Mai II. Nhờ thu phiếu trơn: 1.Quy trình nhờ thu trơn: Ngọc Lan 2. Rủi ro trong phương thức này: Ngọc Lan 3. Tình huống có thể xảy ra tranh chấp: Minh Hải và Minh Trí Tổng hợp bài: Ngọc Mai Slide: Minh Trí 44