Thẩm định dự án đầu tư - Tìm hiểu chung

ppt 21 trang nguyendu 8810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thẩm định dự án đầu tư - Tìm hiểu chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttham_dinh_du_an_dau_tu_tim_hieu_chung.ppt

Nội dung text: Thẩm định dự án đầu tư - Tìm hiểu chung

  1. KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TÌM HIỂU CHUNG Biên soạn bởi: TRUNG TÂM TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP KHỐI DOANH NGHIỆP Người trình bày:
  2. SỰ CẦN THIẾT 1. Ngăn chặn các dự án xấu. 2. Bảo vệ các dự án tốt không bị bác bỏ. 3. Xác định các thành phần của dự án có thống nhất với nhau không? 4. Đánh giá khả năng và mức độ rủi ro của dự án. 5. Xác định làm cách nào để giảm rủi ro và chia sẻ rủi ro một cách hữu hiệu. 6. Là cơ sở để Ngân hàng đưa ra các nội dung/điều kiện khi cấp tín dụng. Phân tích tín dụng 2
  3. QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH PHÂN TÍCH KINH TẾ - + - BÁC BỎ ??? ??? CHẤP THUẬN + + PHÂN TÍCH TÀI TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH Phân tích tín dụng 3
  4. QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH (tt) Tổng đầu tư Chủ đầu tư Kinh tế Ngân sách Tùy vị trí của người thẩm định mà đưa ra các tiêu chí quan tâm khác nhau Quan điểm tổng đầu tư – Quan điểm ngân hàng Phân tích tín dụng 4
  5. QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH (tt) Tổng đầu tư (quan điểm ngân hàng) A = Lợi ích trực tiếp - Chi phí trực tiếp - Chi phí cơ hội của các nguồn lực hiện có Chủ đầu tư B = A - Trả lãi và nợ vay Ngân sách C = Thuế và phí sử dụng trực tiếp & gián tiếp - Trợ cấp và phí sử dụng trực tiếp & gián tiếp Kinh tế D= Lợi ích – Chi Phí (theo giá kinh tế) Phân tích tín dụng 5
  6. CÁC GIAI ĐOẠN THẨM ĐỊNH ▪ CÁC GIAI ĐOẠN ❖Ý tưởng đầu tư (Nhu cầu đầu tư có từ đâu, phù hợp với điều kiện, tình hình). ❖Nghiên cứu tiền khả thi (Khái toán tổng quát trên cơ sở dữ liệu khảo sát thứ cấp của thị trường, ngành. Tùy theo quy mô dự án: có thể có hoặc không). ❖Nghiên cứu khả thi (Chi tiết dựa trên tình hình cụ thể của địa phương, DN). ❖Thiết kế chi tiết (Cụ thể hóa các bước thực hiện trên căn cứ thực tế). ❖Thực hiện dự án. => Đối với ngân hàng, chủ trọng chủ yếu vào giai đoạn nghiên cứu khả thi của Dự án. Phân tích tín dụng 6
  7. CÁC BƯỚC THẨM ĐỊNH ▪ Đánh giá khái quát về dự án: ❖Những vấn đề mang tính hệ thống: ✓Ngành nghề hoạt động đang trong giai đoạn tăng trưởng hay suy thoái. ✓Đang có những khó khăn, thuận lợi gì? ❖Những vấn đề mang tính cá thể: ✓Tình hình hoạt động kinh doanh của DN, có gì đáng lưu ý. ✓Kế hoạch hoạt động trong tương lai. => Có đủ khả năng thực hiện dự án không ? => Có nên tiếp tục thẩm định các bước tiếp theo không? Phân tích tín dụng 7
  8. CÁC BƯỚC THẨM ĐỊNH (tt) ▪ Thẩm định pháp lý dự án. Pháp lý về trình tự quyết định đầu tư Pháp lý về quy hoạch ngành Pháp lý về đất đai Pháp lý về tiêu chuẩn, chất lượng, điều kiện hoạt động Phân tích tín dụng 8
  9. CÁC BƯỚC THẨM ĐỊNH (tt) ▪ Nguồn pháp lý cơ bản trong thẩm định pháp lý của dự án. ❖Các Nghị định, quy định Nhà nước về đầu tư XDCB; ❖Các luật liên quan: Trong đó các luật về đất đai, nhà ở, quy hoạch (gồm các văn bản hướng dẫn); Luật & quy định chuyên ngành; ❖Chiến lược và định hướng phát triển của ngành kinh tế. Phân tích tín dụng 9
  10. CÁC BƯỚC THẨM ĐỊNH (tt) ▪ Tìm hiểu thông tin về ngành nghề đầu tư của dự án ❖ Các thông tin cần tìm hiểu ❖Nguồn ❖Đánh giá, chọn lọc thông tin tìm hiểu => Đây là bước quan trọng và chiếm nhiều thời gian trong quá trình thẩm định dự án đầu tư. Phân tích tín dụng 10
  11. TÌM HIỂU THÔNG TIN ▪ Các thông tin cần tìm hiểu: ❖ Tình hình phát triển của sản phẩm/ngành của dự án (Đã có chưa, ). ❖ Nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng. ❖ Có phải là ngành, sản phẩm độc quyền hay được nhà nước bảo hộ. ❖ Định hướng phát triển của ngành. ❖ Yếu tố nào tác động đến hiệu quả của dự án (chính sách, triển vọng phát triển của những ngành/sản phẩm thay thế, khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm nhập khẩu, ) “Yếu tố nào tác động mạnh nhất đến hiệu quả của dự án”? ❖ Năng lực quản lý. ❖ Thị trường đầu vào. ❖ Thị trường đầu ra. ❖ Công nghệ. ❖ Vị trí đầu tư dự án. Phân tích tín dụng 11
  12. TÌM HIỂU THÔNG TIN (tt) ▪ Nguồn thông tin: ❖Các dự án tương tự đã thẩm định/đầu tư trước đây; ❖Internet (báo chí, bộ ngành, các hiệp hội, ); ❖Các bản tin ngành; ❖Tài liệu khảo sát của các tổ chức chuyên nghiệp: CBRE; VASEP; Hiệp hội nhựa/Dệt may ; ❖Thông tin từ các bạn bè/người quen; ❖ Và còn nguồn thông tin nào khác hãy chia sẻ ۩ Phân tích tín dụng 12
  13. TÌM HIỂU THÔNG TIN (tt) ▪ Đánh giá, chọn lọc thông tin tìm hiểu: ❖ Để đánh giá được độ tin cậy của thông tin cần: ✓Nguồn thông tin phải rõ ràng, có trích nguồn. ✓Thông tin tìm được từ nhiều nguồn phải được so sánh với nhau và các nguồn chính thống như : Định mức, quy hoạch, định hướng, ✓Ưu tiên các nguồn thông tin từ các DN cùng ngành kinh doanh với dự án. ❖ Chọn lọc thông tin đưa vào thẩm định dự án ✓Các thông tin được lấy ra từ các nguồn thông tin chính thống như chủ trương, định hướng của CP, các quyết định quy hoạch của các bộ, ban ngành, tỉnh, ✓Các thông tin có tính đồng nhất giữa các nguồn số liệu. ✓Đã được thực hiện ở các dự án đầu tư tương tự khác đã hoàn thành. Phân tích tín dụng 13
  14. KỸ THUẬT THẨM ĐỊNH ▪ Xác định các khoản mục phải thẩm định: ❖ Thẩm định chi phí đầu tư dự án (xem chi phí đầu tư dự án đưa ra có hợp lý không trên cơ sở so sánh với định mức/các dự án tương tự đã đầu tư/ ); ❖ Thẩm định thị trường đầu vào (nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân công, chi phí hạ tầng, ); ❖ Thị trường đầu ra (nhu cầu của thị trường về sản phẩm của dự án, khả năng cạnh tranh của dự án đối với các sản phẩm cùng loại, ); ❖ Chi phí sử dụng vốn (chi phí vốn trung bình của các nguồn vốn đầu tư dự án dựa trên khả năng sinh lời của từng ngành nghề trong suốt thời gian hoạt động của dự án); ❖ Tính khả thi của nguồn vốn đầu tư. ▪ Xác định yếu tố nào tác động mạnh đến hiệu quả của dự án để: ❖ Phân tích độ nhạy của dự án với từng yếu tố trên. ❖ Xác định mức độ rủi ro mà dự án có khả năng chịu đựng khi các yếu tố nào biến động => Đưa ra giải pháp hạn chế rủi ro cho dự án. Phân tích tín dụng 14
  15. KỸ THUẬT THẨM ĐỊNH (tt) ▪ Lập bảng tính - Các bảng tính đề nghị ❖ Thông số - Số liệu cơ sở cho cả quá trình thẩm định dự án. ✓Công suất/sản lượng dự án, giá bán sản phẩm (căn cứ xác định doanh thu); ✓Định mức các chi phí hoạt động/tỷ lệ % trên doanh thu hoặc mức đầu tư cho từng hạng mục (Căn cứ xác định chi phí hoạt động); ✓Tổng mức đầu tư, Các hạng mục đầu tư; Kế hoạch khấu hao; ✓Thời gian hoạt động của dự án; ✓Chi phí vốn (chi phí tài chính); ✓Tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát Bảng thông số được thiết lập tùy đặc điểm của từng dự án ►Hạn chế tối đa nhập số (const) vào các bảng tính toán; tất cả các số liệu cơ sở nên được nhập đủ vào bảng thông số. Phân tích tín dụng 15
  16. KỸ THUẬT THẨM ĐỊNH (tt) ▪ Lập bảng tính (tt). ❖Doanh thu: Sản lượng, công suất, giá bán cho từng loại sản phẩm → Tổng doanh thu. ❖Chi phí hoạt động: chi phí sản xuất (không kể khấu hao, lãi vay), quản lý, bán hàng. ❖Khấu hao, phân bổ chi phí đầu tư dự án. ❖Nhu cầu vốn lưu động. ❖Lãi vay. ❖Kết quả kinh doanh của dự án. Phân tích tín dụng 16
  17. KỸ THUẬT THẨM ĐỊNH (tt) ▪ Lập bảng tính (tt). ❖Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (LCTT) quan điểm tổng đầu tư ✓LCTT từ hoạt động kinh doanh. ✓LCTT từ hoạt động đầu tư. ✓LCTT từ hoạt động tài chính. →LCTT HĐKD + HĐ đầu tư là số liệu để tính chỉ số hiệu quả của dự án NPV, IRR, thời gian hoàn vốn. ❖Phân tích độ nhạy dự án theo các yếu tố tác động. Phân tích tín dụng 17
  18. KỸ THUẬT THẨM ĐỊNH (tt) ▪ Lập bảng tính (tt). ❖ Trong một số trường hợp có thể thiết lập thêm “Bảng cân đối nguồn vốn đầu tư”. ✓Nhằm tính chính xác nhu cầu vốn cần tài trợ cho dự án ngoài vốn tự có. ✓Thường áp dụng trong trường hợp: – Thời gian đầu tư kéo dài và/hoặc – Vừa thực hiện đầu tư vừa triển khai kinh doanh các hạng mục đã hoàn thành – Nguồn vốn đầu tư dự án được lấy một phần từ nguồn thu hoạt động kinh doanh của dự án hoặc các dự án đầu tư theo phương thức cuốn chiếu. → Phổ biến đối với các dự án đầu tư khu công nghiệp, khu dân cư. Phân tích tín dụng 18
  19. MỘT SỐ LƯU Ý ▪ Nguồn thông tin ưu tiên trong việc thẩm định CSDL ban đầu của dự án: 1. Hoạt động hiện tại của chủ đầu tư (đã hoạt động trong lĩnh vực này chưa?) 2. Chủ đầu tư có từng liên kết, hoặc là nhà cung cấp của các công ty hoạt động trong lĩnh vực này? 3. Các tổ chức kinh tế đã hoạt động trong lĩnh vực này tại địa phương, khu vực, cả nước, các nước trong khu vực, 4. Nguồn thông tin khảo sát từ các tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp, hiệp hội, 5. Định hướng, quy hoạch phát triển bộ, ngành, chính phủ, 6. Phân tích tín dụng 19
  20. MỘT SỐ LƯU Ý (tt) ▪ Xác định được các yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả của dự án để ưu tiên thời gian cho việc thẩm định và phân tích độ nhạy: ❖ Yếu tố đầu vào, ra; ❖ Năng lực quản lý, khai thác, chi phí đầu tư, ▪ Tất cả các số liệu phục vụ cho quá trình chạy dự án phải được nhập vào bảng thông số. Tránh trường hợp nhập số liệu thô vào các bảng tính. Phân tích tín dụng 20
  21. KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP GIẢI ĐÁP THẮC MẮC