Phân tích tín dụng - Đánh giá thông tin, tài liệu phân tích

ppt 94 trang nguyendu 4700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phân tích tín dụng - Đánh giá thông tin, tài liệu phân tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptphan_tich_tin_dung_danh_gia_thong_tin_tai_lieu_phan_tich.ppt

Nội dung text: Phân tích tín dụng - Đánh giá thông tin, tài liệu phân tích

  1. KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG Module: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Người trình bày:
  2. YÊU CẦU VÀ MỤC ĐÍCH ▪ YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC VIÊN + Nắm cơ bản về nguyên lý kế toán. + Nắm kiến thức, kỹ năng về phân tích hoạt động & tài chính DN, khả năng nhận diện rủi ro tín dụng. ▪ MỤC ĐÍCH + Kiểm tra tính trung thực, đánh giá năng lực tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng cơ sở để quyết định cấp tín dụng. + Qua phân tích hồ sơ, khách hàng vay vốn để tìm kiếm những khả năng có thể dẫn đến rủi cho ngân hàng trong việc cấp tín dụng từ đó đưa ra giải pháp hạn chế. Phân tích tín dụng 2
  3. NỘI DUNG BÀI GIẢNG Phần 1: ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN, TÀI LIỆU PHÂN TÍCH. Phần 2: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ DN. Phần 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH, TÀI CHÍNH DN. Phần 4: ĐẰNG SAU BÁO CÁO TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN SÁNG TẠO VÀ RỦI RO Phần 5: DẤU HIỆU CẢNH BÁO TÍN DỤNG. Phần 6: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC Phân tích tín dụng 3
  4. PHẦN 1 ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN, TÀI LIỆU PHÂN TÍCH Phân tích tín dụng 4
  5. ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN, TÀI LIỆU PHÂN TÍCH Những thông tin tài chính về DN được chuẩn bị như thế nào? Ai lập báo cáo? Có đáng tin cậy không? ???? Có đầy đủ không? Có được kiểm toán? Nguồn số liệu sử dụng để phân tích: ➢ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. ➢ Báo cáo thuế. ➢ Báo cáo nội bộ của DN. Phân tích tín dụng 5
  6. ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN, TÀI LIỆU PHÂN TÍCH Các tài liệu cần cho phân tích: + Báo cáo tài chính 2 năm hoặc năm gần nhất (tùy theo thời gian hoạt động) và quý gần nhất. + Tờ khai VAT hàng tháng. + Tài liệu nội bộ của DN về sản lượng nhập xuất hàng, doanh số bán hàng, chi phí mua hàng, số lao động, trả lương. + Hợp đồng đầu vào, đầu ra điển hình. + Thông tin của một số các đơn vị sản xuất cùng ngành với hoạt động chính của DN, các thông số ngành. + Tình hình quan hệ với các TCTD; thông tin CIC. + Kết quả phỏng vấn khách hàng về hoạt động kinh doanh, quan hệ, kế hoạch kinh doanh. + Một số tài liệu khác (nếu có). Phân tích tín dụng 6
  7. ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN, TÀI LIỆU PHÂN TÍCH ◼ Thẩm định tính hợp lý của báo cáo nội bộ/báo cáo thực tế của DN: - Thông tin, tài liệu dùng để thẩm định: + Sổ ghi chép của DN về sản lượng nhập xuất hàng, doanh số bán hàng, chi phí mua hàng, số lao động, trả lương. + Hợp đồng đầu vào, đầu ra. + Các thông tin về các đơn vị sản xuất cùng ngành với hoạt động chính của DN, các thông số ngành. + Kết quả phỏng vấn khách hàng về hoạt động kinh doanh, quan hệ, kế hoạch kinh doanh. – Cách thức thẩm định: + Thiết lập bảng cân đối kế toán với các khoản mục chính và thường xuyên biến động như: Tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho, phải trả người bán, vay ngắn hạn. Trong một số trường hợp các khoản mục như: Đầu tư tài chính, nợ khác chiếm tỷ trọng lớn thì thêm vào các khoản mục này. Phân tích tín dụng 7
  8. ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN, TÀI LIỆU PHÂN TÍCH − Cách thức thẩm định (tt): + Xác định các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh cần thẩm định như doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý chung, khấu hao. + Đối với các khoản mục trên báo cáo kế toán, trên cơ sở báo cáo nội bộ của DN, thực hiện phỏng vấn khách hàng. Khi có sự biến động lớn so với báo cáo thuế của các khoản mục trên thì thực hiện phỏng vấn DN về các khoản mục có liên quan như tài sản cố định, vốn chủ sở hữu, vay mượn bên ngoài,để bảo đảm cân đối giữa nguồn vốn và tài sản trên Bảng cân đối + Đối với doanh thu: Dựa trên sản lượng tiêu thụ, công suất khai thác, mạng lưới phân phối, theo sổ ghi chép, hoặc kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất. Tùy trường hợp cụ thể sử dụng tiêu chí để tính toán cho phù hợp. + Đối với giá vốn hàng bán, các chi phí hoạt động: Dựa trên đặc thù của từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của các DN mà đã có thông tin, theo tỷ lệ % để xác định cho DN cần thẩm định, cần lưu ý những điểm khác biệt giữa DN cần thẩm định với DN lấy thông tin để điều chỉnh cho phù hợp Phân tích tín dụng 8
  9. NGUỒN THÔNG TIN Từ bên trong: -Thông tin liên quan đến khách hàng, TSBĐ, khả năng kinh doanh -Các mối quan hệ giao dịch của khách háng với bộ phận khác trong Ngân hàng -Thông tin lưu trữ theo các hồ sơ vay trước -Các nguồn sẵn có khác Phân tích tín dụng 9
  10. NGUỒN THÔNG TIN Từ bên ngoài: -Thông tin từ CIC -Đối thủ cạnh tranh của khách hàng -Đối tác của khách hàng -Các TCTD khác mà khách hàng có quan hệ -Ấn phẩm chuyên ngành, báo chí, internet Phân tích tín dụng 10
  11. PHỎNG VẤN KHÁCH HÀNG Trong quá trình phỏng vấn khách hàng, Ngân hàng sẽ phát hiện nhiều thông tin hữu ích . Nhân viên tín dụng cần ghi chép cẩn thận các thông tin nhận được từ khách hàng để phục vụ phân tích. Phân tích tín dụng 11
  12. PHỎNG VẤN KHÁCH HÀNG Xác định nhu cầu, thời gian, mục đích vay Xác định rõ tên, Mục Xác định năng lực pháp lý của tài sản điều hành, sxuất, bảo đảm nợ vay đích cạnh tranh sphẩm Xác định khả năng trả nợ qua đánh giá năng lực tài chính; hiệu quả phương án kdoanh/dự án đầu tư Phân tích tín dụng 12
  13. PHẦN 2 PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP Phân tích tín dụng 13
  14. CHU KỲ KINH DOANH Một hoạt động kinh doanh được vận hành như thế nào ? Tiền Thu tiền Mua nguyên nhiên bán hàng vật liệu, nguồn lực Bán hàng Sản xuất/cung ứng Phân tích tín dụng 14
  15. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP 1. Thị trường đầu vào - đầu ra (Thị trường trong nước hay nước ngoài, có bị cạnh tranh không, có lệ thuộc nhiều vào đối tác không, mức độ ảnh hưởng khi thay đổi chính sách ngoại thương của nhà nước,) 2. Đối thủ cạnh tranh chính (Vị trí của DN trên thị trường, có những đối thủ cạnh tranh chính nào, khả năng tồn tại của DN,) 3. Mức độ chịu ảnh hưởng của DN với những tác động của ngành, nền kinh tế trong nước và khu vực/thế giới 4. Điểm mạnh/Yếu của DN (Về địa bàn, năng lực điều hành, mạng lưới, sản phẩm, khả năng thay đổi và thích ứng với điều kiện mới,) Phân tích tín dụng 15
  16. THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN PHẨM Mức độ đa dạng hoá thị trường: ▪ Các thị trường trong và ngoài nước; ▪ Các thị trường mục tiêu (quy mô lớn, thị trường bình dân, mức độ thu nhập và nhân khẩu, thị hiếu, bão hoà). Biến động thị trường: ▪ Sản phẩm có dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động về giá không? và cầu co giãn như thế nào? ▪ Biến động mang tính chu kỳ hay theo mùa vụ? ▪ Tính khả biến của giá bán – Thị trường có hay biến động không? Phát triển sản phẩm: ▪ Ở vị thế dẫn đầu? ▪ Nghiên cứu thị trường hiệu quả? Phân tích tín dụng 16
  17. THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN PHẨM Danh mục sản phẩm: ▪ Liệu DN có một danh mục sản phẩm đa dạng hay đặc biệt phụ thuộc vào một danh mục sản phẩm hạn hẹp? ▪ Liệu các sản phẩm của DN có được xem là có giá bán cạnh tranh trong phân đoạn thị trường của nó hay không? ▪ Các sản phẩm đó có hay bị ảnh hưởng bởi các rủi ro về thị hiếu hay không? ▪ Các sản phẩm của DN được xem là hàng hoá thiết yếu hay hàng hoá xa xỉ? ▪ Liệu đó có phải là một dòng sản phẩm mới? ▪ Dòng sản phẩm đó có dễ bị ảnh hưởng do sức mua giảm hay không? ▪ Có khó khăn gì trong việc điều chỉnh hay cắt giảm sản xuất để đối phó với các vấn đề? ▪ Sản phẩm có phản ánh các xu hướng về công nghệ không? và liệu có rủi ro về sự lỗi thời hay không? Phân tích tín dụng 17
  18. THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN PHẨM Các kênh phân phối: ▪ DN có hệ thống phân phối riêng không hay là phụ thuộc vào các nhà bán buôn độc lập? ▪ DN có lực lượng bán hàng riêng hay là sử dụng các đại lý? ▪ Liệu sản phẩm của DN có đặc quyền kinh doanh hay không hay cấp phép cho DN khác Phân tích tín dụng 18
  19. KHÁCH HÀNG Danh mục khách hàng thường xuyên: • Khách hàng là nhà sản xuất trung gian/ nhà phân phối hay người tiêu dùng cuối cùng? • Đâu là thị trường chính và địa bàn tập trung khách hàng? • Liệu có khả năng xảy ra một sự kiện nào đó mà ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của DN trên thị trường? • Tính khả biến của cầu – Nhu cầu có ổn định không? • Doanh thu bán hàng có bị tác động bởi các thay đổi trong truyền thống và thị hiếu xã hội và chính trị không? • Nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm đó có giảm trong tương lai vì một nguyên nhân nào đó? Phân tích tín dụng 19
  20. KHÁCH HÀNG Mức độ tín nhiệm của khách hàng: ❖ Đó là những khách hàng nào và số lượng bao nhiêu? ❖ Liệu doanh thu của DN có tập trung nhiều vào một số ít khách hàng hay một địa bàn nhân khẩu nào đó mà có thể bị ảnh hưởng bởi những suy thoái kinh tế trong nước? ❖ Khách hàng chấp hành nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho DN từ trước tới nay như thế nào? ❖ Họ là khách hàng của DN bao lâu rồi? ❖ Liệu có rủi ro tập trung nào vào những khách hàng đặc biệt hay không? ❖ Có nhiều bên nợ ở những nước dễ biến động về chính trị hay không? ❖ Liệu một phần lớn doanh thu bán hàng của DN là ở những nước có các quy định hạn chế về ngoại hối không? ❖ Có bao nhiêu khoản vay đã được DN thanh toán? ❖ DN có xuất khẩu hay không? Có bảo hiểm hay bất kỳ hình thức bảo đảm nào khác không? ❖ Thời hạn của các khoản phải thu là bao nhiêu và liệu có bất kỳ điều kiện kinh tế nào có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng không? Phân tích tín dụng 20
  21. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH • Những đối thủ cạnh tranh chính của DN là ai? • Địa điểm (trong/ ngoài nước)? • Liệu các đối thủ cạnh tranh có thể thay thế vị trí của DN trên thị trường hay không? • Thị phần của DN so với các đối thủ cạnh tranh như thế nào? • Các đối thủ cạnh tranh đã có bề dày lịch sử hoạt động và đảm bảo về tài chính không? Liệu DN có thể chịu đựng được cạnh tranh giá kéo dài hay không? • Mức độ cạnh tranh? Phân tích tín dụng 21
  22. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH • DN có lợi thế cạnh tranh nào và yếu thế cạnh tranh nào? (giá cả, nhiều lựa chọn hơn, những nhân tố khác) • Liệu DN có một phân đoạn thị trường riêng hay không? • Sự kiện nào có thể ảnh hưởng đến khả năng của DN duy trì lợi thế cạnh tranh? • Quy mô của các đối thủ cạnh tranh (Liệu đối thủ cạnh tranh lớn có thể đánh bại DN hay không?) • Các bằng phát minh sáng chế và thương hiệu? • Số năm hoạt động còn lại? • Khuynh hướng, khả năng sao chép bắt chước sản phẩm từ đơn vị khác? Phân tích tín dụng 22
  23. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH • Sản phẩm chính của DN có được đánh giá là vượt trội về kỹ thuật so với của đối thủ cạnh tranh hay không? • Có những sản phẩm thay thế có tính cạnh tranh đối với các sản phẩm của DN hay không? • Trong ngành có hay xảy ra các cuộc chiến về giá? • Liệu ngành đó có lâm vào cảnh khủng hoảng thừa do một số nhà sản xuất phụ trội tham gia rồi lại rút lui khỏi thị trường một cách thường xuyên dẫn đến mất ổn định giá cả và biến động trong thu nhập của ngành hay không? Phân tích tín dụng 23
  24. CÔNG NGHỆ/ MÁY MÓC SẢN XUẤT ▪ Tình trạng chung của nhà máy và thiết bị của DN như thế nào: tân tiến hay đã lạc hậu? ▪ DN làm thế nào để theo kịp các thay đổi công nghệ và họ có thể thay đổi đủ nhanh không? ▪ DN làm thế nào để kiểm soát sự lỗi thời? ▪ DN có theo kịp với các tiến bộ công nghệ hay đối thủ cạnh tranh có lợi thế hơn? ▪ Loại năng lượng nào, và đòi hỏi bao nhiêu để vận hành nhà máy, và liệu có xảy ra khả năng thiếu hụt năng lượng hay giá cả tăng? Phân tích tín dụng 24
  25. CÔNG NGHỆ/ MÁY MÓC SẢN XUẤT ▪ Hiệu quả của quy trình sản xuất như thế nào? ▪ Các yêu cầu về kỹ thuật là gì và những yêu cầu đó liệu có thay đổi? Thay đổi đó có cần thiết không? ▪ Chi phí cho các yêu cầu về công nghệ? ▪ Chi phí cho công nghệ thay thế? ▪ Tuổi thọ, công suất và việc sử dụng của các phương tiện vật chất? ▪ Liệu nhà máy có bị đóng cửa do không tuân thủ các quy định về môi trường? ▪ Các yêu cầu về kỹ thuật là gì và những yêu cầu đó liệu có thay đổi? Thay đổi đó có cần thiết không? ▪ Chi phí cho các yêu cầu về công nghệ? ▪ Chi phí cho công nghệ thay thế? ▪ Tuổi thọ, công suất và việc sử dụng của các phương tiện vật chất? Phân tích tín dụng 25
  26. NGUỒN CUNG ỨNG ĐẦU VÀO ▪ Các nhà cung ứng nguyên liệu chủ yếu của DN là ai? ▪ Nguyên liệu được mua trực tiếp hay qua trung gian? ▪ DN có nhiều nhà cung ứng hay chỉ một? (nếu mất một nhà cung ứng chủ yếu, liệu có những nhà cung ứng khác có khả năng cung ứng các nguyên liệu cần thiết không?) ▪ Những nhân tố ảnh hưởng đến giá cả nguyên vật liệu? (triển vọng giá cả như thế nào?) ▪ Giá cung có phải là nhân tố nhạy cảm hay không? Phân tích tín dụng 26
  27. NGUỒN CUNG ỨNG ĐẦU VÀO ▪ Giá cả có dễ biến động không? Có thể không làm ngưng trệ chu kỳ chuyển đổi tài sản, nhưng có thể làm giảm tiềm năng tạo tiền mặt của DN. ▪ Liệu có những nguyên liệu có thể thay thế được không? ▪ Các tác động của nguyên liệu thay thế tới chi phí sản xuất, chất lượng và nhu cầu đối với sản phẩm? ▪ Nhà máy có ở gần nhà cung ứng không? ▪ Nguyên liệu có dễ hỏng không? Kho tàng sẵn có không? ▪ Nhà cung ứng có luôn luôn đủ nguyên liệu hay không? Có sự kiện tiềm năng nào có thể ngăn trở DN nhận nguyên liệu như: đình công, gián đoạn vận tải, quy định về môi trường, các sự kiện chính trị hoặc tình hình quốc tế? Phân tích tín dụng 27
  28. NGUỒN CUNG ỨNG ĐẦU VÀO ▪ Có nhân tố nào ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của các nhà cung ứng trong việc thu gom và bán lại nguyên liệu, chẳng hạn như: chính sách giá của chính phủ hay nguồn cung ngoại hối? ▪ Liệu có rủi ro về việc nguyên liệu bị hư hỏng trước khi được chuyển giao cho DN để chế biến? ▪ Liệu hàng cung ứng có trở nên đắt đỏ hơn hay rẻ hơn không? ▪ Liệu nhà sản xuất có thể tránh được các rủi ro giá của các loại hàng cung ứng thiết yếu? ▪ Nguồn cung ứng có phải là từ các khu vực nhạy cảm về chính trị trên thế giới hay không? Phân tích tín dụng 28
  29. QUAN HỆ VỚI CÔNG NHÂN ▪ Nếu DN sử dụng nhiều nhân công, liệu có rủi ro không đủ số nhân công khi cần thiết hay không? ▪ Có khả năng xảy ra đình công không? ▪ Tính khả biến của chi phí nhân công? ▪ Kinh nghiệm của DN về quan hệ với công nhân? ▪ Giáo dục, đào tạo Phân tích tín dụng 29
  30. QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Các chuẩn mực dự báo và kế toán thích hợp và đáng tin cậy: ▪ Các sổ sánh chứng từ kế toán có phù hợp với quy mô và độ phức tạp của công việc kinh doanh không? ▪ Chất lượng của các sổ sách chứng từ kinh doanh có đủ để phân tích không? Kế hoạch dòng tiền và kế hoạch khả năng sinh lời và kiểm soát: ▪ Việc lập kế hoạch ngân sách và kiểm soát có diễn ra thường xuyên hay không? ▪ Các khoản nợ trước đây có được hoàn trả đúng hạn hay không? Chiến lược và lập kế hoạch kinh doanh: ▪ Liệu khách hàng đã lập một kế hoạch kinh doanh lành mạnh thể hiện việc sử dụng vốn và thời hạn hoàn trả đáng tin cậy? ▪ Các dự báo về hoạt động kinh doanh trong tương lai có căn cứ theo kết quả hoạt động trong quá khứ? ▪ Ban lãnh đạo sử dụng công nghệ thông tin tốt như thế nào? ▪ Ban lãnh đạo đã đối phó với các vấn đề và các thay đổi trong ngành như thế nào? Phân tích tín dụng 30
  31. ĐÁNH GIÁ BAN ĐIỀU HÀNH Quản trị - Chất lượng quản trị của DN đi vay là một yếu tố then chốt đối với đánh giá rủi ro. Một số khía cạnh của năng lực quản lý có thể dễ dàng nhận biết được như: thành tích trong quá khứ của nhiều DN được biết rõ trên thương trường, và một DN kinh doanh càng tốt, đặc biệt là trong những giai đoạn khó khăn, thì Ban điều hành càng được kính trọng. Trình độ của ban quản trị cũng quan trọng như kinh nghiệm, những lĩnh vực thể hiện tài năng và những công việc trước đây. Nhưng quan trọng nhất là sự chính trực. Phân tích tín dụng 31
  32. ĐÁNH GIÁ BAN ĐIỀU HÀNH Chính trực: ▪ Liệu tất cả thông tin cung cấp được cho là trung thực? Nếu thông tin giả, phản ánh sự thiếu chính trực. ▪ Trước đây, bên đi vay đã từng vay vốn hay chưa và có trả nợ đúng hạn không? ▪ Cam kết với các giao dịch và nợ như thế nào? ▪ Bên đi vay đã từng bị phá sản chưa? ▪ Người vay và gia đình của người đó có phải là một thành viên chính thức của cộng đồng? ▪ Người vay có được coi là lãnh đạo cộng đồng? ▪ Uy tín của cộng đồng? ▪ Các tham chiếu khác (kiểm tra những thông tin chưa được người vay cung cấp) ▪ Bên vay có cổ phần trong những DN khác có quan hệ kinh doanh với chính bên vay hay không? Phân tích tín dụng 32
  33. ĐÁNH GIÁ BAN ĐIỀU HÀNH Sự ổn định ▪ Độ tuổi trung bình sắp đến tuổi nghỉ hưu? Sự kế tục? Sự luân chuyển? ▪ Ban điều hành có bị chi phối bởi một hay hai cá nhân chủ chốt? Danh tiếng ▪ Danh tiếng đối với đội ngũ nhân viên. Kinh nghiệm: ▪ Bên đi vay có kinh nghiệm kinh doanh liên quan hay không? ▪Kỹ năng và trách nhiệm của những cá nhân chủ chốt khác (ngoài chủ DN)? ▪Kết quả hoạt động trong quá khứ và dự kiến so với của các DN tương tự và các chuẩn mực của ngành? ▪Ban điều hành đã gắn bó với DN bao lâu và tuổi đời của những lãnh đạo chủ chốt? ▪Thành tích quá khứ của Ban điều hành trong quản lý quá trình sản xuất? Phân tích tín dụng 33
  34. ĐÁNH GIÁ BAN ĐIỀU HÀNH Đổi mới: ▪Hăng hái trong việc đa dạng hoá khi cần thiết? Đủ dũng khí thực hiện tái cơ cấu/đình chỉ những lĩnh vực kinh doanh thua lỗ, lạc hậu khi cần thiết? ▪Chất lượng chuyên môn tiếp thị như thế nào? ▪Ban điều hành đã đối phó với các vấn đề và những thay đổi của ngành như thế nào? Quan hệ với ngân hàng: ▪Họ có nhiệt tình không? có sẵn sàng hợp tác không (cởi mở, nhanh và đáp ứng chính xác)? Phân tích tín dụng 34
  35. PHẦN 3 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1. Báo cáo thu nhập 2. Bảng cân đối kế toán 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Phân tích tín dụng 35
  36. TRÌNH TỰ PHÂN TÍCH PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÂN TÍCH CƠ CẤU: −Bảng số liệu phân tích. + Bảng tổng kết tài sản + Báo cáo kết quả kinh doanh −Kỹ thuật thực hiện : Thực hiện nhập các báo cáo trên excel để tính toán mức độ thay đổi và tỷ lệ thay đổi giữa các kỳ báo cáo −Yêu cầu phân tích: + Đối với Bảng tổng kết tài sản: Phân tích từ tổng quát đến cụ thể. Phân tích sâu vào những khoản mục có biến động lớn hoặc chiếm tỷ trong lớn trong tổng khoản mục nêu nguyên nhân của những biến động nàỵ + Đối với Báo cáo kết quả kinh doanh: Phân tích tỷ lệ thay đổi và tỷ trọng giữa các khoản mục chi phí trên doanh thu/ tỷ lệ giữa lợi nhuận của các hoạt động trên tổng lợi nhuận. Phân tích tín dụng 36
  37. TRÌNH TỰ PHÂN TÍCH PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH:  Các bước thực hiện phân tích chỉ số tài chính: + Xác định đúng công thức của từng chỉ số + Xác định số liệu cần thiết cho việc tính toán. + Giải thích ý nghĩa và đánh giá kết quả của từng chỉ số  Kỹ thuật phân tích: Nhập công thức trên bảng số liệu excel liên kết với bảng số liệu đã dùng trong phân tích tăng trưởng (Bảng tổng kết tài sản/Báo cáo kết quả kinh doanh). Phân tích tín dụng 37
  38. MỤC TIÊU PHÂN TÍCH Các tỉ số không mang lại những câu trả lời cho việc phân tích nhưng chúng ta giúp tập trung và định hướng quá trình nghiên cứu. Những thay đổi của các tỉ số =>> thay đổi và tác động đến năng lực trả nợ vay. Việc nhận thấy giá trị của một tỉ lệ cụ thể là quá cao, quá thấp hoặc vừa phải phụ thuộc vào tiêu chuẩn của nhà phân tích và tùy thuộc vào ngành và lĩnh vực kinh doanh của DN. Nếu một tỉ lệ nào đó của DN có khác biệt với chuẩn mực của ngành đó thì cần phải điều tra lý do có sự khác biệt đó để đánh giá tác động của nó tớ mức độ tín nhiệm của DN được xem xét. Phân tích tín dụng 38
  39. CƠ CẤU & NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO THU NHẬP ▪ Cơ cấu báo cáo thu nhập ▪ Phải chăng doanh nghiệp này đã và đang thành công? GVHB Doanh thu bán hàng CPHĐ GVHB – Giá vốn hàng bán LN trước thuế CPHĐ – Chi phí hoạt động ▪ DN này Doanh thu GVHB thành công bán hàng + như thế nào? CPHĐ Lỗ ròng Phân tích tín dụng 39
  40. BÁO CÁO THU NHẬP • Đo lường lợi nhuận • Báo cáo thu nhập • Doanh thu 2000 Giá vốn • Giá vốn hàng bán 1400 Hàng • Lãi gộp 600 bán 1400 • Chi phí hoạt động 300 Doanh • Lợi nhuận từ hoạt 300 thu động kinh doanh Chi phí 2000 300 trước thuế • Thu nhập hoặc chi phí 0 Lợi nhuận Lãi phi hoạt động kinh ròng Gộp trước thuế doanh • Lợi nhuận ròng trước thuế 300 Phân tích tín dụng 40
  41. ĐỊNH NGHĨA KHẢ NĂNG SINH LỜI ▪ Lợi nhuận và chi phí phi hoạt động kinh doanh ❖ Thu nhập phi hoạt động kinh doanh: Khoản mục này phát sinh từ các hoạt động kinh doanh không cốt lõi của DN như cho thuê tài sản không dùng đến, thu hồi được các khoản nợ xấu, tiền thu từ thanh lý tài sản ✓Mối quan tâm chính là DN phụ thuộc như thế nào vào thu nhập phi hoạt động kinh doanh ✓Mức độ có thể sẽ lại xuất hiện lợi nhuận phi hoạt động kinh doanh trong tương lai ✓Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cần phải là yếu tố chính đóng góp cho lợi nhuận của DN bởi vì đã sử dụng đầu tư và năng lực quản lý. ❖ Chi phí phi hoạt động kinh doanh: là những chi phí phát sinh ngoài hoạt động thông thường. Chúng bao gồm chi phí như tổn thất do cháy nổ không được bảo hiểm, chi phí thanh lý tài sản Phân tích tín dụng 41
  42. ĐỊNH NGHĨA KHẢ NĂNG SINH LỜI ▪ Lãi gộp ❖ Doanh số bán – giá vốn hàng bán ❖ Mức lãi biên do chấp nhận rủi ro kinh doanh ❖ Mức lãi biên cao hơn đối với kinh doanh nhiều rủi ro, và ngược lại ▪ Lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh Chất ❖ Lợi nhuận gộp Lượng ❖ Nỗ lực của ban quản lý DN và hiệu quả của ❖ Thu nhập vì chấp nhận rủi ro đầu tư Kết quả kinh doanh ▪ Lợi nhuận ròng trước thuế ??? ❖ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ròng ❖ Thu nhập phi hoạt động kinh doanh ❖ Chi phí phi hoạt động kinh doanh Phân tích tín dụng 42
  43. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI BÁO CÁO THU NHẬP • Các vấn đề của việc tính toán lợi • Tô vẽ báo cáo thu nhập nhuận – Việc ghi nhận thu nhập • Thu nhập chưa nhận được • Ghi sổ thu nhập vượt thực Chi phí tế Thu nhập Lợi – Việc ghi nhận chi phí nhuận • Chi phí trả chậm • Dự phòng quá mức Chi phí Thu nhập Lợi nhuận Phân tích tín dụng 43
  44. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI BÁO CÁO THU NHẬP • Yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN – Giá bán • Cạnh tranh • Hỗn hợp sản phẩm • Rủi ro/thu nhập – Chi phí sản xuất / bán hàng • Nguyên liệu • Chi phí trực tiếp / gián tiếp – Chi phí hoạt động • Chi phí gián tiếp Phân tích tín dụng 44
  45. CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN ❖ Mức sinh lời trên doanh thu (Profit margin on sales ratio = Return On Sales): Đo lường khả năng sinh lời trên một đồng doanh thu ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán + Doanh Chi phí DN A: thu hoạt = 20 / 200 hay 10% động 200 180 Lợi nhuận ròng 20 Phân tích tín dụng 45
  46. CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN ❖ Thu nhập trên vốn chủ sở hữu (Return on net worth ratio Return On Equity): Cho thấy tính hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn chủ sở hữu, bao gồm cả tính hiệu quả của cơ cấu tài chính. ROE =Lợi nhuận sau thuế/VCSH bình quân DN A = 20 / 100 hay 20% Báo cáo thu nhập Bảng cân đối Nợ Tài sản ngắn hạn ngắn hạn 30 40 Nợ dài hạn 20 Vốn chủ sở Tài sản Hữu Lợi dài hạn nhuận 100 110 sau thuế 20 Phân tích tín dụng 46
  47. CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN ❖ Thu nhập trên tổng tài sản (Return on total assets ratio ROA): Cho thấy tính hiệu quả của việc sử dụng các tài sản hiện hữu của DN ROA= Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân DN A = 20 / 150 hay 13,3% Báo cáo thu nhập Bảng cân đối Nợ Tài sản ngắn hạn ngắn hạn 30 40 Nợ dài hạn 20 Vốn chủ sở Tài sản Hữu Lợi dài hạn nhuận 100 110 ròng 20 Phân tích tín dụng 47
  48. TÍNH BỀN VỮNG CỦA KHẢ NĂNG SINH LỜI Lợi nhuận kiếm được không phải tách biệt với con người. Sự phát đạt của DN gắn liền với môi trường, những sản phẩm, các chiến lược và nỗ lực của ban quản lý DN. • Chu kỳ kinh doanh và chu kỳ • Vòng đời sản phẩm kinh tế ? 1990s 2000s Tăng trưởng Chín muồi Suy thoái Phân tích tín dụng 48
  49. CƠ CẤU VÀ NỘI DUNG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Các nguồn lực kinh doanh Tình trạng tài trợ Tài sản & Vốn tự có Nguồn lực Tài sản Vốn tự có Nợ Nợ Phân tích tín dụng 49
  50. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN • Nội dung bảng cân đối kế toán Các nguồn tài Sử dụng tài chính chính Nợ ngắn Tài sản hạn Ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn Tài sản tự có dài hạn Phân tích tín dụng 50
  51. NHÓM CHỈ TIÊU THANH KHOẢN Khả năng thanh toán hiện hành (Khh Current Ratio). Khh = Giá trị Tài sản ngắn hạn/Giá trị Nợ ngắn hạn Ý nghĩa: Một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm thanh toán bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Để đảm bảo DN hoạt động bình thường, chỉ tiêu này phải > 1. Khả năng thanh toán nhanh (Kn Quick Ratio Acid Test Ratio) Kn = (Giá trị TSNH - Giá trị hàng tồn kho)/Giá trị Nợ NH. Ý nghĩa: Việc loại trừ giá trị HTK trong giá trị TSNH để tính khả năng thanh toán nhanh nhằm chọn lại những khoản mục có khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh. Bình thường, > 0.5. Phân tích tín dụng 51
  52. NHÓM CHỈ TIÊU THANH KHOẢN Khả năng thanh toán tức thời(Kn Acid Test Ratio) Thực tế trong các khoản mục còn lại như Khoản phải thu, Tài sản ngắn hạn khác cũng có nhiều khoản khó đòi, khó thu hồị Ktt = Tiền/Giá trị Nợ ngắn hạn Ý nghĩa: Một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm thanh toán bằng bao nhiêu tiền., nhưng nếu chỉ số này quá cao có thể làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của DN. Khả năng thanh toán lãi vay (Interest Coverage Ratio): Khả năng thanh toán lãi vay = (LN trước thuế & lãi vay)/LV Lãi vay (LV): Lãi vay phải trả trong năm Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho các chủ nợ. Bình thường > 1. Phân tích tín dụng 52
  53. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÒN CÂN NỢ Hệ số Nợ trên Vốn(Debt-equity Ratio): Đo lường mức độ sử dụng nợ so với vốn chủ sở hữụ ‏ Hệ số nợ trên vốn = Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu ‏ Chỉ số nợ ở mức bao nhiêu là chấp nhận được phụ thuộc vào đặc thù từng ngành, quy mô DN. Bình thường < 3 là có thể chấp nhận được. Hệ số nợ trên tổng tài sản(Debt to total assets ratio): Đo lường mức độ sử dụng nợ so với tổng tài sản. Hệ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ / Tổng tài sản Tương tự như chỉ số nợ trên vốn, chỉ số nợ trên tổng tài sản bao nhiêu tùy ngành, loại hình DN, tuy nhiên ở mức < 0,75 là có thể chấp nhận được. Phân tích tín dụng 53
  54. NHÓM CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG Vòng quay khoản phải thu (Receivable Turnover RT): Phản ánh khả năng quản lý công nợ phải thu, tình hình bán chịu RT = Doanh thu thuần/ Khoản phải thu bình quân. Số ngày thu hồi khoản phải thu bình quân = 365/Vòng quay khoản phải thu Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover IT): Phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho, tình hình dự trữ hàng tồn kho IT = Giá vốn hàng bán / hàng tồn kho bình quân Số ngày tồn kho bình quân= 365/Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay khoản phải trả (Payable Turnover PT): phản ánh tình hình chiếm dụng vốn. PT = Giá vốn hàng bán/ khoản phải trả bình quân Số ngày phải trả bình quân = 365/Vòng quay khoản phải trả. Phân tích tín dụng 54
  55. NHÓM CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG Vòng quay tài sản lưu động (Working Asset Turnover - WAT: Phản ánh khả năng 01đồng tài sản ngắn hạn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu WAT = Doanh thu thuần / Tài sản ngắn hạn bình quân Vòng quay tổng tài sản (Total Asset Turnover - TAT): Phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu TAT = Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân. Lưu ý : Khi phân tích các chỉ tiêu hoạt động phải so sánh với các năm trước, các DN cùng ngành. Phân tích tín dụng 55
  56. RỦI RO BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN – Chỉ số chính phản ánh công • Mức độ vay nợ cao so với thấp nợ tài chính là hệ số đòn bẩy (gearing hay leverage). Đòn bẩy cao Đòn bẩy thấp 3:1 1:3 – Chỉ số này được tính bằng Tổng nợ Nợ ngắn hạn + Nợ Vốn sở hữu Nợ dài hạn ngắn – Một tỉ lệ cao chỉ ra rằng mức hạn độ lớn các khoản vay, nhận + tín dụng và nợ khác. TS Nợ dài TS hạn VCSH – Một tỉ lệ đòn bẩy thấp gợi ý một chính sách tài chính thận trọng hơn, và một điều VCSH kiện an toàn hơn cho bên cấp tín dụng. Phân tích tín dụng 56
  57. RỦI RO BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN • Một khía cạnh khác của rủi ro bảng cân đối là sự sẵn có tài • Điều gì xảy ra nếu giá trị tài sản sản của DN để đáp ứng tất cả giảm đi 30%? các nghĩa vụ nợ của DN nếu môi trường kinh doanh trở lên Nợ ngắn khó khăn. hạn + Nợ Nợ dài hạn ngắn hạn • Điều này có thể gợi ý nhà + TS Nợ dài TS phân tích hay tổ chức tín dụng hạn VCSH xem xét chất lượng tài sản và ước tính lượng tiền ròng có VCSH thể đáp ứng các yêu cầu. Phân tích tín dụng 57
  58. KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI • Khả năng thanh toán đầy • Kiểm tra mức hao hụt tài sản đủ các nghĩa vụ nợ khi bị Tài sản Giá trị sổ sách Giá trị còn lại ròng bắt buộc. 1.Đất đai 120 84 2.Ôtô 60 42 3.Hàng tồn 300 210 4.Phải phu 90 63 Nợ ngắn hạn Cộng 570 399 + TS Nợ dài Chi phí thanh lý - 20 hạn Ước tính giá trị 379 Tổn thất Tổng công nợ 427 TS VCSH Thặng dư / thâm hụt - 48 Kết luận : Bên cấp tín dụng có thể mất vốn Phân tích tín dụng 58
  59. SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ  Phân tích xu hướng tăng trưởng/ cơ cấu tài chính và các chỉ số tài chính theo năm và theo chỉ số ngành.  Các chỉ số tài chính thường sử dụng trong quá trình phân tích: 1. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán. - Khả năng thanh toán hiện hành - Khả năng thanh toán nhanh - Khả năng thanh toán lãi vay 2. Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ - Nợ trên vốn chủ sở hữu - Nợ trên tổng tài sản 3. Nhóm chỉ tiêu hoạt động - Vòng quay khoản phải thu - Vòng quay hàng tồn kho - Vòng quay khoản phải trả - Vòng quay VLĐ - Vòng quay tổng tài sản Phân tích tín dụng 59
  60. SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ 4. Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lờị - Lợi nhuận ròng /Doanh thu (ROS) - Lợi nhuận ròng/Vốn (ROE) - Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản (Tổng mức đầu tư)(ROA)  Cách thức thể hiện : Trình bày dưới dạng bảng.  Phân tích theo thời gian: Số liệu thể hiện của các khoản mục/chỉ số của ít nhất 2 năm (nếu không đủ số liệu báo cáo thì không thực hiện phân tích này).  Phân tích theo chỉ số ngành: Số liệu thể hiện của kỳ báo cáo gần nhất của cả DN và ngành (nếu có)  Việc so sánh và đánh giá các kết quả phân tích thực hiện ngay trong phần phân tích của chính phần đó. Phân tích tín dụng 60
  61. SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ  Đánh giá: + Xu hướng phát triển tổng thể của DN về tổng tài sản và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. + Sự hợp lý và biến động của cơ cấu của các khoản mục trong bảng cân đối tài sản. + Đánh giá năng lực tài chính của DN so với các đơn vị hoạt động trong cùng ngành với điều kiện tương tự/với các chỉ số bình quân ngành. Phân tích tín dụng 61
  62. HẠN CHẾ CỦA PHÂN TÍCH TỈ SỐ TÀI CHÍNH ▪ Độ tin cậy của số liệu ▪ Số liệu lịch sử so với dự báo ▪ Các tỉ số tài chính là những Nghĩ . con số, chỉ là những con số mà thôi ▪ Các tỉ số tài chính là tĩnh ▪ Đặc điểm riêng của những hoạt động kinh doanh Phân tích tín dụng 62
  63. TẠI SAO PHẢI PHÂN TÍCH LUỒNG TIỀN ▪ Câu hỏi trọng tâm mang tính chủ đạo trong phân tích tín dụng là nếu các TCTD cấp tín dụng, thì liệu nó sẽ được hoàn trả hay không? ▪ Các khoản vay phải được hoàn trả bằng tiền, vì thế việc phân tích tập trung vào khả năng tạo ra tiền và khả năng trả nợ của DN. ▪ Nói cách khác, một báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bảng tóm tắt về nguồn tiền và sử dụng tiền của một DN. Báo cáo Lưu chuyển Tiền tệ là một trong những công cụ quan trọng nhất của phân tích tín dụng Phân tích tín dụng 63
  64. PHÂN TÍCH LUỒNG TIỀN CÓ THỂ TRẢ LỜI CHO NHỮNG CÂU HỎI SAU: ▪ Sự chênh lệch giữa lợi nhuận và số tiền hiện có là như thế nào? ⚫ Nguồn tiền và chúng được sử dụng cho mục đích gì? ⚫ Nguồn vốn bằng tiền có đủ để trang trải cho những hoạt động hiện thời không? ⚫ Có đủ nguồn vốn cho mục đích đầu tư hay không? ⚫ Liệu DN có thể trang trải tài sản nợ ngắn hạn của mình, kể cả những khoản vay, từ các TCTD hay không? Phân tích tín dụng 64
  65. PHÂN TÍCH LUỒNG TIỀN CHO BIẾT ĐIỀU GÌ? Kết quả phân tích luồng tiền cho phép rút ra kết luận về những vấn đề sau: ⚫ Số tiền và nguồn tiền cần thiết và chúng được sử dụng cho những mục đích nào ⚫ Khả năng của DN trong việc đáp ứng các chi phí của mình bằng luồng tiền thu vào và khả năng này bền vững như thế nào ⚫ Khả năng của DN trong việc đáp ứng nhu cầu chi trả nợ ngắn hạn của mình ⚫ Thu nhập của DN và liệu thu nhập đó có đủ để thỏa mãn nhu cầu hiện thời của DN về tiền mặt hay không ⚫ Nguồn lực tự có của DN và liệu chúng đủ cho các hoạt động đầu tư hay không ⚫ Tại sao lại có sự khác biệt giữa lợi nhuận thu được và tổng số tiền mặt Phân tích tín dụng 65
  66. CƠ CẤU BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ ▪ Luồng tiền mặt tồi và xấu – đâu là tốt, xấu? Số thu tiền Số chi tiền ? của doanh của doanh nghiệp nghiệp 100 100 Số thu tiền Số chi tiền của doanh của doanh ? nghiệp nghiệp 70 Vay Bổ sung vốn 100 Bán tài sản Phân tích tín dụng 66
  67. CƠ CẤU BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ ▪ Dòng tiền có thể tốt, xấu và tồi tệ ▪ Bảng dưới đây cho thấy một điều kiện dòng tiền tốt, khi có số dư tiền mặt. Chi bằng tiền Thu tiền mặt của DN của DN • Trả cho nhà • Bán hàng thu cung cấp tiền mặt • Lương và tiền công • Thu tiền từ • Chi phí hoạt động bên nợ • Tiền lãi • Thu từ đi vay • Thuế • Vốn góp mới của • Trả nợ vay chủ sở hữu • Thiết bị mới • Bán tài sản 80 100 Số dư tiền mặt tăng thêm 20 Phân tích tín dụng 67
  68. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LUỒNG TIỀN Phương pháp trực tiếp và gián tiếp là những phương cách phân tích luồng tiền. Nguồn thông tin chủ yếu được sử dụng để phân tích luồng tiền là Báo cáo Lưu chuyển Tiền tệ, nó được sử dụng để kiểm soát khả năng của DN trong việc trả tiền (khả năng thanh toán tài chính), ra những quyết định về quản lý luồng tiền, và giải thích cho sự khác biệt giữa kết quả tài chính và những thay đổi về lượng tiền mặt. Phân tích luồng tiền xuất phát từ 3 hoạt động cơ bản của DN: hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, và hoạt động tài chính. Phân tích tín dụng 68
  69. LUỒNG TIỀN THU VÀO/CHI RA– hoạt động sản xuất (DN sản xuất) Vay mượn Mua Tiền Trả tiền Tài khoản Hàng tồn kho Lao động + phải trả (Nguyên liệu thô) Quản lý Thu tiền Sản xuất Hàng tồn kho Bán hàng Tài khoản (hàng thành phẩm) phải thu Phân tích tín dụng 69
  70. BIỂU ĐỒ LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (DN sản xuất) Nguyên liệu trực tiếp Chi phí lao động và Bán thành phẩm những chi phí hoạt Thành phẩm động khác Tài khoản Tài khoản phải trả phải thu Tiền Trả lãi Hoạt động SXKD Khấu hao TSCĐ Thuế Phí bảo h iểm xã hội Bán TSCĐ Mua TSCĐ Hoạt động đầu tư Đầu tư vốn Những khoản vay Hoàn trả khoản vay Hoạt động tài chính Đầu tư tiền mặt của Trả cổ tức chủ sở hữu Tổng luồng tiền Phân tích tín dụng 70
  71. LUỒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG SXKD Luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh gồm những khoản thu nhập và chi phí bằng tiền cần thiết cho những hoạt động sản xuất và bán hàng cơ bản của DN “luồng thu vào” “luồng chi ra” Thanh toán cho các nhà Thu nhập bằng tiền hiện hành từ cung ứng và thầu phụ hoạt động bán hàng thu tiền mặt Tiền lương Thanh toán tài khỏan phải thu Các chi phí hoạt động khác Thu nhập bằng tiền từ việc bán hàng đổi hàng Thuế &các khoản phí bảo hiểm xã hội Những khoản ứng trước nhận được từ người mua hàng Thanh toán lãi vay ngân hàng Hoạt động sản xuất kinh doanh là nguồn mang lại lợi nhuận chủ yếu của DN, do đó đây cũng là nguồn tiền chủ yếu của DN. Phân tích tín dụng 71
  72. LUỒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Hoạt động đầu tư bao gồm những khoản thu nhập và chi phí bằng tiền từ các hoạt động mua, bán tài sản cố định và tiền từ các khoản đầu tư “luồng thu vào” “luồng chi ra” Bán tài sản cố định và Mua tài sản cố định Tài sản vô hình và tài sản hữu hình Tiền cổ tức, tiền lãi trên những Đầu tư vốn khoản đầu tư vốn dài hạn Một DN có khả năng sinh lời sẽ phấn đấu mở rộng và hiện đại hóa năng lực sản xuất của mình, do đó trong một khoảng tương lai ngắn, hoạt động đầu tư có thể là nguyên nhân của luồng tiền chi ra. Phân tích tín dụng 72
  73. LUỒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Hoạt động tài chính bao gồm luồng tiền thu vào từ những khoản cho vay, đầu tư của chủ sở hữu và những luồng chi ra liên quan đến việc chi trả nợ cho những khoản vay nợ trước đây và những khoản chi trả cố tức. “luồng thu vào” “luồng chi ra” Những khoản tín dụng Thanh toán những khoản và cho vay ngắn hạn tín dụng và vay ngắn hạn Những khoản tín dụng Thanh toán những khoản và cho vay dài hạn tín dụng và vay dài hạn Đầu tư bằng tiền trực tiếp Trả cổ tức của chủ sở hữu Những chương trình đặc biệt Trả nợ gốc và những khoản trợ cấp Kết quả của hoạt động tài chính có thể làm tăng tiền của DN và tiền này có thể được sử dụng trong hoạt động và đầu tư của DN đó. Phân tích tín dụng 73
  74. MỐI TƯƠNG QUAN GiỮA HĐ SXKD, HĐ ĐT & HĐ TC Hoạt động Đầu tư Mua tài sản cố Hoạt động Tài chính định Mua tài sản cố định Trả nợ và trả cổ tức Gián tiếp tạo ra dòng Mua tài sản ngắn hạn tiền từ khấu hao TSCĐ Hoạt động SXKD Phân tích tín dụng 74
  75. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH LUỒNG TIỀN Phương pháp trực tiếp dựa trên phân tích luồng tiền với những số liệu dựa trên các tài khoản của DN ⚫ Cho biết nguồn chủ yếu của luồng tiền thu vào và luồng tiền chi ra ⚫ Cung cấp khả năng đưa ra những kết luận về việc có đủ tiền để thực hiện những khoản thanh toán hiện thời hay không ⚫ Thiết lập sự liên quan giữa tổng thu nhập tích lũy và thu nhập bằng tiền trong giai đoạn báo cáo (kế toán) Phương pháp gián tiếp dựa trên phân tích những khoản mục của bảng tổng kết tài sản và báo cáo lãi lỗ ⚫ Hiển thị mối quan hệ giữa các loại hình hoạt động khác nhau của DN ⚫ Thiết lập mối quan hệ giữa thu nhập ròng và những thay đổi về tài sản có và tài sản nợ của DN trong một giai đoạn báo cáo. Phân tích tín dụng 75
  76. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Phương pháp trực tiếp) Số dư tiền đầu kỳ Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh Luồng thu vào: Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh Luồng chi ra: Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ; chi trả cho người lao động Tiền chi trả lãi vay Tiền chi nộp thuế thu nhập DN Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh Luồng tiền từ họat động đầu tư Luồng thu vào: Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia Luồng chi ra: Tiền chi để mua sắm, XD TSCĐ và các TS dài hạn khác Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác Luồng tiền từ hoạt động tài chính Luồng thu vào: Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được Luồng chi ra: Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của DN đã phát hành Tiền chi trả nợ gốc vay; Tiền chi trả nợ thuê tài chính Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu Phân tích tín dụng Số dư tiền cuối kỳ 76
  77. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Phương pháp gián tiếp) Số dư tiền đầu kỳ Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh = 1+2 +4 Lợi nhuận trước thuế (1) Điều chỉnh cho các khoản (2) Khấu hao TSCĐ (+); Tăng/giảm các khoản dự phòng (+/-); Lãi, lỗ chênh lệch tỷ gía chưa thực hiện (+/-) Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư (+/-); Chi phí lãi vay (+). Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động (3) = (1)+(2) Thay đổi vốn lưu động (4) Tăng, giảm các khoản phải thu (-/+); Tăng, giảm hàng tồn kho (-/+); Tăng, giảm các khoản phải trả (+/-) Tăng, giảm chi phí trả trước (-/+); Tiền lãi vay đã trả (-); Thuế thu nhập DN đã nộp (-) Tiền thu/chi khác từ họat động kinh doanh (+/-) Luồng tiền từ họat động đầu tư Luồng thu vào: Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác; Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia Luồng chi ra: Tiền chi để mua sắm, XD TSCĐ và các TS dài hạn khác Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác Luồng tiền từ hoạt động tài chính Luồng thu vào: Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được Luồng chi ra: Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của DN đã phát hành Tiền chi trả nợ gốc vay; Tiền chi trả nợ thuê tài chính Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu Phân tích tín dụng Số dư tiền cuối kỳ 77
  78. ĐÁNH GIÁ DÒNG TIỀN ▪ Các vấn đề cần đánh giá ❖Mức độ tạo tiền ❖Cơ cấu nguồn tiền và bản chất của chúng ❖Sử dụng tiền đã tạo ra ✓Đầu tư vào tài sản sinh lời: nhà xưởng & vốn lưu động ✓Đầu tư vào tài sản không sinh lời : chi tiêu không phù hợp ✓Mua lại nợ ❖ Chính sách dự trữ và duy trì tiền Phân tích tín dụng 78
  79. ĐÁNH GIÁ DÒNG TIỀN ▪ Mức độ tạo tiền : tiền từ các hoạt động Cần đánh giá mức độ tạo tiền từ hoạt động trong tương quan so sánh với tổng nhu cầu tiền của DN Cần dòng tiền bổ sung Tiền được tạo từ hoạt động kinh Nhu cầu doanh Vốn cần thiết Có tiền dư chưa sử dụng Tiền được tạo từ hoạt Nhu cầu động kinh Vốn cần thiết doanh Dư tiền mặt Phân tích tín dụng 79
  80. PHẦN 4 ĐẰNG SAU BÁO CÁO TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN SÁNG TẠO VÀ RỦI RO Phân tích tín dụng 80
  81. RỦI RO THÔNG TIN ▪ Việc phân tích tài chính và các kết luận là dựa trên những thông tin tài chính do DN cung cấp ▪ Nếu thông tin tài chính được cung cấp là không chính xác hoặc lừa dối thì các kết luận đưa ra từ sự phân tích các báo cáo tài chính sẽ là sai hoặc không có ý nghĩa. ▪ Điều này đòi hỏi những người sử dụng các báo cáo tài chính phải biết cơ bản về kế toán và việc công bố thông tin tài chính. ▪ Quá trình kiểm toán là một trong những lá chắn bảo đảm tính đầy đủ và việc công bố thông tin tài chính. Phân tích tín dụng 81
  82. KẾ TOÁN SÁNG TẠO ▪ Kế toán sáng tạo là thủ pháp kế toán và việc thiết kế công bố thông tin tài chính để tạo một ấn tượng khác cho những người sử dụng các báo cáo tài chính. ▪ Mục tiêu của kế toán sáng tạo thường là đánh lừa người đọc các báo cáo tài chính thông qua hạch toán không đúng và không để lộ thông tin. Phân tích tín dụng 82
  83. KẾ TOÁN SÁNG TẠO ▪ Lý do đằng sau có thể là - ✓Giảm thiểu thuế ✓Giữ lòng tin của các nhà cấp tín dụng ✓Thu hút thêm vốn mới và các nhà đầu tư mới ✓Một thực hành cơ cấu lại DN với các bên khác. ▪ Kế toán sáng tạo là – ✓Một đặc quyền quản lý ✓Lợi dung pháp luật Phân tích tín dụng 83
  84. TÔ VẼ BÁO CÁO TÀI CHÍNH – LÀM THẾ NÀO Báo cáo thu nhập Bảng cân đối – Tăng giá trị tài sản – Tăng lợi nhuận – Giảm giá trị tài sản – Tăng Nợ – Giảm lợi nhuận – Giảm Nợ Phân tích tín dụng 84
  85. SỰ ỨNG DỤNG KẾ TOÁN SÁNG TẠO • Kết quả trên báo cáo thu • Mục tiêu nhập – Giảm thiểu thuế giảm lãi – Lòng tin ngân hàng lãi cao hơn lãi do thiết kế – Nội bộ DN lãi do thiết kế – Quan hệ công chúng Phân tích tín dụng 85
  86. SỰ ỨNG DỤNG KẾ TOÁN SÁNG TẠO • Mục tiêu • Hành động trên bảng cân đối – Giảm thiểu thuế Giảm tài sản Tăng nợ Giảm nợ – Lòng tin ngân hàng Tăng giá trị tài sản Số liệu của người thiết kế – Nội bộ DN Số liệu của người thiết kế – Quan hệ công chúng Phân tích tín dụng 86
  87. CẢI THIỆN MỨC LỢI NHUẬN • Tăng thu nhập • Trì hoãn ghi nhận chi phí – Ghi nhận bán tương – Vốn hóa các chi phí lai – Tăng giá trị hàng lưu – Trì hoãn ghi nhận chi chưa bán phí – Các giao dịch nội bộ – Chuyển giá Phân tích tín dụng 87
  88. CẢI THIỆN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN • Cải thiện thanh khoản • Giá trị thay đổi – Phân loại lại tài sản dài hạn thành tài sản ngắn hạn TSNH Nợ ngắn hạn – Phân loại lại nợ ngắn hạn Nợ dài hạn TSDH thành nợ dài hạn + Vốn CSH Phân tích tín dụng 88
  89. CẢI THIỆN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN • Cải thiện khả năng tự chủ • Giá trị thay đổi tài chính – Tăng giá trị tài sản. (VD: đánh giá lại tài sản đất TSNH đai). Nợ ngắn hạn – Phân loại lại Nợ thành Vốn Nợ dài hạn CSH (VD: hạch toán tiền TSDH ứng trước mua bất động Vốn CSH sản của khách hàng vào vốn góp đầu tư dự án BĐS). Phân tích tín dụng 89
  90. PHẦN 5 DẤU HIỆU CẢNH BÁO TÍN DỤNG Phân tích tín dụng 90
  91. DẤU HIỆU CẢNH BÁO Cảnh báo liên quan khả năng sinh lời ❖Thu nhập giảm xuống. ❖ROA giảm. ❖Chi phí hoạt động tăng lên . ❖Giá trị khấu hao sụt giảm. ❖Cách thức trích dự phòng. ❖Đánh giá lại tài sản. ❖Thu nhập phi hoạt động lớn. Thu nhập không lặp lại. Phân tích tín dụng 91
  92. DẤU HIỆU CẢNH BÁO Cảnh báo liên quan bảng cân đối kế toán ❖Hệ số đòn bẩy tăng hoặc tăng vay nợ. ❖Tỉ số khả năng thanh toán giảm; có sử dụng vốn ngắn hạn. đầu tư tài sản cố định. ❖Số ngày lưu kho tăng. ❖Thời gian thu hồi nợ tăng. ❖Thời kỳ thanh toán cho các nhà cấp tín dụng tăng. ❖Vòng quay tài sản giả m. ❖Tài sản vô hình tăng. ❖Các khoản cam kết và nợ bất thường. ❖Giảm về tiền mặt hoặc gần như tiền mặt. ❖Chuyển nhượng lớn về tài sản. Phân tích tín dụng 92
  93. DẤU HIỆU CẢNH BÁO Dấu hiệu cảnh báo chung: ❖ Thấu chi được sử dụng như một phương tiện thường xuyên. ❖ Lối sống không tương xứng với khả năng sinh lời của DN theo báo cáo. ❖ Khó trả lời những câu hỏi liên quan đến dự báo sản xuất kinh doanh như doanh số bán, biên lợi nhuận, khả năng sinh lời, v.v ❖ Khó hay không thể cung cấp các báo cáo tài chính hay những dự báo trong tương lai, hay lảng tránh trả lời những câu hỏi về tình hình hoạt động gần đây của DN. ❖ Thể hiện sự không hài lòng với cách đối xử của ngân hàng khác hoặc với những nhà kiểm toán hiện nay. ❖ Không có sẵn những thông tin nội bộ, hoặc thông tin nội bộ kém chất lượng. ❖ Thay đổi nhà kiểm toán. ❖ Thay đổi cán bộ điều hành cao cấp. Phân tích tín dụng 93
  94. PHẦN 6 GIẢI ĐÁP THẮC MẮC Phân tích tín dụng 94