Luận văn Phát triển hoạt động tạo lập thị trường trái phiếu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam

pdf 17 trang nguyendu 3910
Bạn đang xem tài liệu "Luận văn Phát triển hoạt động tạo lập thị trường trái phiếu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phat_trien_hoat_dong_tao_lap_thi_truong_trai_phieu.pdf

Nội dung text: Luận văn Phát triển hoạt động tạo lập thị trường trái phiếu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt; hoạt động đầu tư vốn của ngân hàng luôn có rủi ro thường trực. Nhằm đối phó với các loại rủi ro trong quá trình mở rộng đầu tư vốn, các ngân hàng thường sử dụng nghiệp vụ bảo lãnh. Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là một trong những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, trong những năm gần đây các ngân hàng thương mại Việt Nam đang ngày càng sử dụng nghiệp vụ này nhiều. Với việc áp dụng nghiệp vụ này các doanh nghiệp Việt Nam đã có được sự hỗ trợ đắc lực để phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời giảm thiểu rủi ro từ các đối tác, nhất là các đối tác từ nước ngoài. Bên cạnh đó, các NHTM đa dạng hoá được các sản phẩm dịch vụ của mình, tăng cường mối quan hệ với các khách hàng, tăng doanh thu cho ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng vẫn là một nghiệp vụ phức tạp, nên mức độ phát triển của nó trong những năm qua vẫn còn rất chậm so với yêu cầu và đòi hỏi của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại các NHTM Việt Nam là hết sức cần thiết trước nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong xu thế hội nhập. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng nằm trong tình hình chung đó. Từ đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập” làm mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá lý luận về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại các NHTM. - Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. - Đưa ra các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam từ năm 2005 - 2008. Đưa ra các giải pháp nhằm góp phần phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác – Lê nin . Theo đó, chuyên đề sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, luận giải, 5. Kết cấu chuyên đề
  2. 2 Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh trong hoạt động của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG * Nghiệp vụ huy động vốn. * Nghiệp vụ sử dụng vốn. * Các nghiệp vụ trung gian. 1.2. NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng * Khái niệm bảo lãnh Bảo lãnh là sự cam kết của người bảo lãnh thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh nếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những cam kết đối với bên yêu cầu bảo lãnh. * Khái niệm bảo lãnh ngân hàng. Từ khái niệm chung về bảo lãnh, có thể hiểu bảo lãnh ngân hàng dưới nhiều góc độ khác nhau: + Xét theo khía cạnh học thuật, bảo lãnh ngân hàng là 1 hình thức tín dụng chữ ký, là hoạt động không dùng đến vốn của ngân hàng. + Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng là 1 hình thức tài trợ ngoại thương, nhằm chống đỡ những tổn thất của người thụ hưởng bảo lãnh do sự vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác liên quan. + Xét theo cách tiếp cận cụ thể hơn: Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của TCTD (Bên bảo lãnh) với bên có quyền (Bên nhận bảo lãnh) về
  3. 3 việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (Bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết vơí bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD số tiền đã được trả thay. 1.2.2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng * Bảo lãnh là một cam kết mang tính chất bảo đảm gián tiếp. * Cam kết bảo lãnh ngân hàng phải được lập bằng văn bản. * Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh số tiền đã trả thay. * Tính độc lập tương đối trong nhiệm vụ bảo lãnh. 1.2.3. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng * Đối với các doanh nghiệp Với bên thụ hưởng bảo lãnh, khi có sự bảo lãnh của ngân hàng, rủi ro đối với doanh nghiệp sẽ được giảm thiểu tới mức thấp nhất. Với bên được bảo lãnh, họ tiết kiệm được một khoản vốn đáng kể và có thêm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động với chi phí nhỏ hơn so với việc phải vay ngân hàng. * Đối với ngân hàng bảo lãnh - Tạo điều kiện để tăng thêm thu nhập cho ngân hàng. - Làm đa dạng hoá hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. * Đối với nền kinh tế Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng có vai trò như một chất xúc tác tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển. 1.2.4. Phân loại nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại Hiện nay trên thế giới áp dụng rất nhiều các loại hình bảo lãnh. Căn cứ vào những tiêu thức khác nhau có thể phân chia bảo lãnh làm nhiều loại, một số cách phân loại bảo lãnh cơ bản của các NHTM như sau: * Phân loại theo bản chất của bảo lãnh a. Bảo lãnh đồng nghĩa vụ b. Bảo lãnh độc lập * Phân loại theo mục đích bảo lãnh. a. Bảo lãnh vay vốn. b. Bảo lãnh dự thầu. c. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng d. Bảo lãnh hoàn thanh toán
  4. 4 đ. Các loại bảo lãnh khác * Phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh a. Bảo lãnh trực tiếp b. Bảo lãnh gián tiếp. c. Bảo lãnh được xác nhận d. Đồng bảo lãnh * Phân loại theo điều kiện thanh toán của bảo lãnh a. Bảo lãnh theo yêu cầu. b. Bảo lãnh kèm chứng từ. c. Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tài hoặc toà án 1.2.5. Rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng * Đối với bên bảo lãnh Rủi ro của người bảo lãnh là rủi ro gián tiếp và chủ yếu xuất phát từ rủi ro của khách hàng. * Đối với bên được bảo lãnh Rủi ro của người được bảo lãnh là rủi ro trong kinh doanh, thương mại đơn thuần. * Đối với bên thụ hưởng bảo lãnh Rủi ro cũng có thể xảy ra đối với người thụ hưởng trong trường hợp có sự ảnh hưởng của các nhân tố chính trị của nước phát hành bảo lãnh, rủi ro hối đoái, trình độ của cán bộ giao dịch của doanh nghiệp và thậm chí cả rủi ro của người được bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh. 1.2.6. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại. * Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh Quy trình bảo lãnh của NHTM được bắt đầu từ khi ngân hàng nhận được nhu cầu bảo lãnh của khách hàng cho đến khi ngân hàng hoàn thành việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh, bao gồm các bước chủ yếu sau: Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ bảo lãnh Bước 2: Thẩm định hồ sơ bảo lãnh Bước 3: Quyết định bảo lãnh Bước 4: Phát hành bảo lãnh Bước 5: Giám sát hợp đồng bảo lãnh Bước 6: Thanh lý hợp đồng bảo lãnh
  5. 5 Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam là ngân hàng thương mại Nhà nước,được thành lập ngày 26/03/1988 theo nghị định số 53/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. NHNo&PTNT VN được tổ chức và hoạt động theo mô hình Tổng công ty, là DNNN hạng đặc biệt hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN VN. 2.1.2. Khái quát một số kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT VN là ngân hàng có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng nhất Việt Nam: có trụ sở chính tại Hà Nội, Văn phòng đại diện miền Trung và Văn phòng đại diện miền Nam; hơn 2.200 chi nhánh và phòng giao dịch tại tất cả các tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, liên xã trên cả nước. Ngoài ra, NHNo&PTNT VN còn có 08 công ty trực thuộc và có vốn đầu tư trong ngân hàng liên doanh Vinasiam, 2 ngân hàng thương mại cổ phần và 2 công ty khác. Đồng thời qui mô hoạt động cũng ngày càng được mở rộng. - Vốn tự có và tài sản: Tại thời điểm 31/12/2008, vốn điều lệ là 10.924 tỷ VNĐ; Tổng tài sản đạt 396.993 tỷ VNĐ; là NHTM NN có vốn điều lệ lớn nhất của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, - Về khách hàng: NHNo&PTNT VN là ngân hàng có số lượng khách hàng nhiều nhất Việt Nam; đến 31/12/2008, có quan hệ với hơn 2.000 DNNN, hơn 21.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hơn 500 hợp tác xã và hơn 10 triệu hộ nông dân và nhiều khách hàng khác. NHNo&PTNT VN có quan hệ đại lý với 996 ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính ở hơn 110 quốc gia, lãnh thổ trên khắp thế giới, với hơn 60 tài khoản Nostro và Vostro tại các ngân hàng trong và ngoài nước. - Về sản phẩm và dịch vụ: Hoạt động kinh doanh đa năng, cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện lợi phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng tài sản 205.763 252.110 321.444 396.993 Tổng nguồn vốn 190.657 231.826 305.671 375.003
  6. 6 % tăng trưởng 20,14 21,59 31,8 22,69 Tổng dư nợ 161.106 186.230 246.118 294.697 % tăng trưởng 13,22 15,58 32,15 22,75 Tổng thu nhập 39.966 44.474 55.592 69212 Tổng chi phí 38.708 42.764 53.027 64.692 Lợi nhuận 1.258 1.710 2.565 4.254 Nguồn: Báo cáo NHNo&PTNT VN NHNo&PTNT VN đã có bước tiến vượt bậc, từ một ngân hàng yếu kém nhất trong 5 ngân hàng thương mại nhà nước đã trở thành ngân hàng có vốn, có thị phần lớn nhất, hoạt động có hiệu quả. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.2.1. Khái quát các nghiệp vụ hoạt động chủ yếu * Huy động vốn Xem bảng 2.2. Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT VN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng NVHĐ 190.657 231.826 305.671 375.033 Theo loại tiền tệ 190.657 231.826 305.671 375.033 VND 171.674 202.370 268.436 333.886 Ngoại tệ quy đổi 18.983 29.456 37.235 41.147 Theo thời gian 190.657 231.826 305.671 375.033 Ngắn hạn 107.321 100.602 141.600 176.112 Trung, dài hạn 83.336 131.224 164.071 198.921 Nguồn: Báo cáo NHNo&PTNT VN Qua bảng 2.2 cho thấy, trong 5 năm trở lại đây nguồn vốn huy động tăng với tốc độ cao với xu hướng năm sau cao hơn năm trước: từ năm 2005 trở lại đây bình quân khoảng 30%/năm. Tốc độ này cho thấy qui mô hoạt động được mở rộng, công tác huy động vốn đã có những bước phát triển vượt bậc, cũng như thể hiện được sự tín nhiệm của NHNo&PTNT VN đối với khách hàng, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của NHNo&PTNT VN trên thị trường huy động vốn.
  7. 7 * Sử dụng vốn - Hoạt động cho vay vốn tín dụng đối với nền kinh tế. Trong hoạt động đầu tư vốn của NHNo&PTNT VN, cho vay đối với nền kinh tế luôn chiếm giá trị và tỷ trọng lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại nguồn thu chính cho NHNo&PTNT VN. Xem bảng 2.3. Bảng 2.3: Dư nợ cho vay đối với nền kinh tế của NHNo&PTNT VN Đơn vị: Tỷ đồng 2005 2006 2007 2008 Dư nợ nền KT 161.105 186.230 246.118 294.697 Tổng tài sản 206.763 252.110 321.444 396.993 % DN/tổng tài sản 77,91 73,90 76,56 74,23 Nguồn: Báo cáo NHNo&PTNT VN Dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đã ngày càng được mở rộng qua các năm. Cơ cấu tín dụng phù hợp, chất lượng tín dụng được đảm bảo. Bảng 2.4 : Cơ cấu tín dụng và và chất lượng tín dụng Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng dư nợ 161.105 186.230 246.118 294.697 1. Loại cho vay : 161.105 186.230 246.118 294.697 Ngắn hạn 89.689 106.274 145.995 161.832 Trung, dài hạn 71.416 79.956 100.123 132.865 Tỷ trọng nợ TDH so 44,33 42,9 40,68 45,08 tổng dư nợ (%) 2. Nợ xấu 3.075 3.503 4.589 5.884 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,30 1,9 1,9 2 Nguồn: Báo cáo NHNO&PTNT VN - Hoạt động đầu tư khác: Xem bảng 2.5 Bảng 2.5: Hoạt động đầu tư. Đơn vị tính : Tỷ đồng Các hoạt động đầu tư và hoạt 2005 2006 2007 2008 động khác 1. Các khoản đầu tư (góp vốn đồng
  8. 8 tài trợ, đầu tư và TCTD khác) 4.358 6.918 4.980 6.075 2. Đầu tư trái phiếu, tín phiếu KB và TG NHNN 14.573 18.437 34.709 42.344 Nguồn: Báo cáo NHNo&PTNT VN Nhìn chung các khoản đầu tư vốn trên là không lớn, chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư. Trong tương lai, xu hướng các khoản đầu tư khác sẽ ngày càng tăng cả qui mô và tỷ trọng. 2.2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam * Cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. - Các quy định của Chính phủ và NHNN: Đó là Luật các TCTD và hàng loạt các quy định dưới luật về hoạt động ngân hàng được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý cho các TCTD hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả. - Các quy định của NHNo&PTNT VN: NHNo&PTNT VN đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh ngân hàng. Các văn bản này quy định chi tiết quy trình nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của toàn hệ thống NHNo&PTNTVN. * Quy trình nghiệp vụ cơ bản về bảo lãnh tại NHNo&PTNT VN Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của NHNo&PTNT VN, quy trình nghiệp vụ bảo lãnh hoạt động trong hệ thống NHNo&PTNT VN thực hiện chủ yếu qua các bước sau: - Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh - Thẩm định các điều kiện bảo lãnh - Thẩm định biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh - Lập tờ trình thẩm định và trình duyệt khoản bảo lãnh - Cấp bảo lãnh và ký kết hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm, giao nhận TSBĐ và giấy tờ liên quan đến TSBĐ - Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh và xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh - Giải toả bảo lãnh và thanh lý hợp đồng bảo lãnh * Tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Bảng 2.6: Tình hình hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNTVN Đơn vị:Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/05 31/12/06 31/12/07 31/12/08 Doanh số bảo lãnh 25,612.7 32,221.0 42,855.9 45,824.2 % tăng 22.0% 25.8% 33.0% 6.9%
  9. 9 a-Bảo lãnh trong nước 14,343.1 12,566.2 17,999.5 22,453.9 % tăng 13.0% -12.4% 43.2% 24.7% - Ngắn hạn 11,331.1 9,927.3 14,219.6 17,738.5 - Trung, dài hạn 3,012.1 2,638.9 3,779.9 4,715.3 b-Bảo lãnh vay vốn nước ngoài 11,269.6 19,654.8 24,856.4 23,370.3 % tăng 15.0% 74.4% 26.5% -6.0% - Ngắn hạn 10,142.6 16,706.6 19,636.6 20,565.9 - Trung, dài hạn 1,127.0 2,948.2 5,219.8 2,804.4 Nguồn: Báo cáo NHNo&PTNT VN và tính của tác giả Tại NHNo&PTNT VN, mấy năm gần đây nghiệp vụ bảo lãnh trong nước đã phát triển nhanh. Bảng 2.7: Tình hình bảo lãnh trong nước tại NHNo&PTNTVN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Doanh số bảo lãnh trong nước 25,613 32,221 42,856 45,824 1- Bảo lãnh thực hiện HĐ - Số món 11,520 10,020 12,300 13,050 - Doanh số bảo lãnh 17,417 22,877 24,856 25,203 2- Bảo lãnh dự thầu - Số món 9,530 8,980 12,680 15,320 - Doanh số bảo lãnh 4,098 5,478 8,357 9,165 3- Bảo lãnh tạm ứng - Số món 9,530 8,980 12,680 15,320 - Doanh số bảo lãnh 2,817 2,900 8,143 10,081 4- Bảo lãnh bảo hành - Số món 11,630 9,230 8,933 9,833 - Doanh số bảo lãnh 1,281 967 1,500 1,375
  10. 10 Cộng 21,515 26,743 34,499 36,659 Nguồn: Báo cáo NHNO&PTNT VN và tính của tác giả Qua số liệu bảng 2.7 cho thấy trong toàn bộ nghiệp vụ bảo lãnh trong nước, nghiệp vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng thực hiện nhiều nhất tại hệ thống NHNO&PTNT VN, năm 2008, bảo lãnh thực hiện hợp động chiếm tỷ trọng gần 55 % trong tổng doanh số bảo lãnh trong nước. Bảng 2.8: Cơ cấu bảo lãnh trong nước tại NHNo&PTNTVN Đơn vị: % Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 1-BL thực hiện hợp đồng 68.0% 71.0% 58.0% 55.0% 2- BL dự thầu 16.0% 17.0% 19.5% 20.0% 3- BL tạm ứng 11.0% 9.0% 19.0% 22.0% 4- BL bảo hành 5.0% 3.0% 3.5% 3.0% Cộng 100% 100% 100% 100% Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT VN và tính của tác giả - Chất lượng của nghiệp vụ bảo lãnh Nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNO&PTNT VN những năm gần đây thực sự an toàn, hiệu quả. Như phân tích ở trên, nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNO&PTNT VN chủ yếu là ngắn hạn. Tuy nhiên, cho đến nay tình hình xảy ra trường hợp phải trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh là rất hạn chế (nếu có cũng không đáng kể). 2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.3.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp Thông qua nghiệp vụ bảo lãnh của NHNo&PTNT VN đã giúp các doanh nghiệp thu hút vốn và công nghệ nước ngoài . Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao được uy tín của mình cũng như tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu trong các quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài. Bảo lãnh ngân hàng cũng là một công cụ đảm bảo hữu hiệu cho các giao dịch kinh tế, thương mại trong nước. Từng bước tiêu chuẩn hoá các bước thực hiện hợp đồng theo thông lệ
  11. 11 quốc tế Thứ hai, đối với NHNo&PTNT VN - Nghiệp vụ bảo lãnh đã phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng: Góp phần tăng thêm thu nhập cho NHNo&PTNT VN. - Nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng phát triển đa dạng: Góp phần phát triển nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại tại các chi nhánh. - Trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao, từ đó nâng cao uy tín của NHNo&PTNT VN. 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân Thứ nhất, hạn chế trong nghiệp vụ bảo lãnh - Nghiệp vụ bảo lãnh vẫn chưa thực sự phát triển đúng tầm Mặc dù doanh số bảo lãnh tăng nhanh trong mấy năm qua nhưng doanh số bảo lãnh còn khá thấp, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng đầu tư cho vay của toàn hệ thống NHNo&PTNT VN. Bảng 2.9: Cơ cấu bảo lãnh trong tổng dư nợ tại NHNo&PTNT VN Đơn vị: % Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 1- Tổng dư nợ 100 100 100 100 2. Bảo lãnh (%) 18.0% 20.0% 23.0% 19.0% Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT VN - Nghiệp vụ bảo lãnh chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Thứ hai, do ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng a. Cơ chế chính sách của Nhà nước, NHNN vẫn còn những bất cập - Về quy hoạch, cấp giấy phép đầu tư; - Về cơ chế, chính sách. b. Nguyên nhân về phía khách hàng - Khách hàng của NHNo&PTNT VN hiện nay chủ yếu vẫn là doanh nghiệp Nhà nước. Trong số các DNNN có nhiều doanh nghiệp có tình trạng tài chính yếu kém; - Nhiều doanh nghiệp đang trong quá trình xắp xếp lại, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá - Trình độ thẩm định, lập phương án/dự án của một số doanh nghiệp rất yếu.
  12. 12 Thứ ba, do chủ quan của NHNo&PTNT VN - Xuất hiện hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, để thu hút khách hàng các ngân hàng đã nới lỏng điều kiện bảo lãnh; - Nhận thức về bảo lãnh ở một số ngân hàng chưa đúng mức, coi bảo lãnh không có rủi ro như cho vay. Vì vậy, việc phát hành bảo lãnh chưa được chú trọng cả về nội dung và hình thức. - Các ngân hàng chưa phối kết hợp với nhau trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. - Năng lực cán bộ chưa đáp ứng được yêu của nghiệp vụ bảo lãnh - Thiếu quy trình nghiệp vụ cụ thể. - Trình độ công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín của các NHTM trong hoạt động bảo lãnh đối với nước ngoài còn chưa cao. Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 3.1.1. Định hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam * Thời cơ và thách thức. - Đối với hệ thống ngân hàng Vịêt Nam, hội nhập quốc tế mở ra thời cơ để trao đổi, hợp tác quốc tế. - Hội nhập quốc tế trong hoạt động ngân hàng sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và nâng cao tính minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực hiện cam kết với các định chế tài chính và tổ chức thương mại quốc tế. Thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam là vai trò, vị thế của nhóm ngân hàng nước ngoài ngày càng tăng, nhờ sức mạnh về vốn, công nghệ, dịch vụ và quy mô hoạt động toàn cầu. * Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. NHNo&PTNT VN phát huy vị thế là một trong 5 NHTMNN hàng đầu tại Việt Nam, có vị thế chủ đạo tại thị trường nông nghiệp nông thôn, với mạng lưới chi nhánh qui mô, số lượng khách hàng lớn nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, từng bước tiến tới tự bền vững về tài
  13. 13 chính, nắm bắt các cơ hội phát triển ở khu vực thành thị bằng việc tập trung vào thực hiện thành công các chiến lược phát triển ngắn, trung dài hạn: 3.1.2. Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Một là, lấy hiệu quả kinh tế và hiệu quả của nghiệp vụ bảo lãnh là điều kiện quyết định cho việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Gắn chặt hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp với hiệu quả nghiệp vụ bảo lãnh của NHNo&PTNTVN. Hai là, phát triển nghiệp vụ bảo lãnh phải đặt trong định hướng phát triển tín dụng chung của toàn ngành, đó là: Mở rộng đầu tư tín dụng; đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả đối với các thành phần kinh tế và các ngành kinh tế. Ba là, phát triển nghiệp vụ bảo lãnh trên cơ sở vừa phải đảm bảo kế thừa những mặt đã đạt được của nghiệp vụ bảo lãnh. Mặt khác, vừa nghiên cứu, chọn lọc, áp dụng kinh nghiệm bảo lãnh của các nước và nhanh chóng tiếp cận công nghệ ngân hàng tiên tiến cho việc thực hiện nghiệp vụ này. 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Từ thực trạng hoạt động bảo lãnh chương 2 và phương hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNo&PTNTVN. 3.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển khách hàng và mở rộng thị trường Cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể về đối tượng khách hàng, ngành hàng cần phải mở rộng cho vay, bảo lãnh. Đối với khách hàng chiến lược cần phải có chính sách ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ, mức ký quỹ, đơn giản thủ tục, phục vụ kịp thời và đầy đủ, 3.2.2. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh * Tìm hiểu và thu thập thông tin về khách hàng; * Thẩm định khách hàng. 3.2.3. Hoàn thiện quản trị điều hành và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực * Quản trị điều hành: - Nhanh chóng thực hiện các chuẩn mực quốc tế vào quản lý và cung ứng dịch vụ ngân hàng. - Hướng các hoạt động ngân hàng đến khách hàng. - Bảo đảm tổ chức và hoạt động ngân hàng phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cả nước.
  14. 14 - Quản trị và điều hành theo hướng nâng cao kỹ năng quản lý rủi ro và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng. - Cải cách phương thức điều hành, phân cấp các khâu quản lý rõ ràng và khoa học hơn. * Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Cần có giải pháp về phát triển nhân lực để tạo ra đội ngũ cán bộ nghiệp vụ có trình độ cao, đủ năng lực tiếp nhận và kiểm soát công nghệ ngân hàng tiên tiến, thực hiện chất lượng hoạt động kinh doanh cao. 3.2.4. Hoàn thiện giám sát từ xa và kiểm tra, kiểm toán nội bộ Cần hoàn thiện giám sát từ xa và kiểm tra, kiểm toán nội bộ trên cơ sở hiện đại hóa hệ thống thông tin, chế độ báo cáo thống kê thống nhất, thông suốt từ cấp Trung ương đến các chi nhánh để đảm bảo an toàn tài sản cho hệ thống. 3.3.5. Đổi mới, đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bảo lãnh NHNo & PTNT Việt Nam phải quan tâm hơn nữa đến việc ứng dụng các sản phẩm phần mềm của công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng. Đồng thời xây dựng mối quan hệ thường xuyên với các công ty tin học để được tư vấn, hỗ trợ trong quá trình phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng. Đi đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin, đòi hỏi NHNo &PTNT Việt Nam phải xây dựng được cơ sở vật chất đồng bộ về máy móc, thiết bị, con người để thực hiện được các ứng dụng đó. 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành chức năng * Đảm bảo môi trường kinh tế ổn định * Tăng cường biện pháp quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp. * Môi trường pháp lý đối với nghiệp vụ bảo lãnh * Công tác tư pháp đối với nghiệp vụ bảo lãnh 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Không ngừng hoàn thiện hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của các chi nhánh trong hệ thống để quá trình bảo lãnh được an toàn, hiệu quả. - Có chính sách khách hàng hợp lý, thực hiện ưu đãi đối với những khách hàng chiến lược, khách hàng truyền thống, ngành hàng tốt. - Xây dựng mức ủy quyền phù hợp với khả năng quản lý của từng chi nhánh, đặc điểm của từng khu vực, phù hợp với từng loại khách hàng, ngành hàng. - Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra nội bộ trong toàn hệ thống.
  15. 15 - Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trực thuộc thiết lập mối quan hệ với nhau, với các ngân hàng ngoài hệ thống NHN0&PTNTVN để thực hiện đồng bảo lãnh những khoản bảo lãnh có giá trị lớn, phức tạp, thời hạn dài. Từ đó, các ngân hàng có thể phân tán rủi ro và học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình bảo lãnh. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu của 3 chương, chuyên đề đã hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là, hệ thống hoá những lý luận cơ bản về bảo lãnh ngân hàng, trong đó chuyên đề tập trung làm rõ khái niệm bảo lãnh, loại bảo lãnh, vai trò của bảo lãnh, những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động bảo lãnh, Đặc biệt chuyên đề đi sâu nghiên cứu nội dung và đặc điểm của từng loại bảo lãnh; quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại các NHTM. Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng về hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại NHNo&PTNTVN. Qua phân tích thực trạng của hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, qua đó, chuyên đề đã khẳng định những đóng góp tích cực của hoạt động bảo lãnh. Đồng thời chuyên đề cũng phân tích những hạn chế của hoạt động này và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng hoạt động bảo lãnh của NHNo&PTNTVN.
  16. 16 Ba là, từ cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng hoạt động bảo lãnh của NHNo&PTNTVN, chuyên đề đã kiến nghị một số vấn đề về định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của NHNo&PTNT VN. Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động bảo lãnh, chuyên đề đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nghiệp vụ bảo lãnh. Đồng thời chuyên đề kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan liên quan về việc phải tạo ra và hoàn thiện một số điều kiện chủ yếu để đảm bảo cho hoạt động bảo lãnh của các NHTM.