Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, Chi nhánh huyện Quỳnh Lưu

doc 50 trang nguyendu 6410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, Chi nhánh huyện Quỳnh Lưu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluan_van_giai_phap_nang_cao_chat_luong_tin_dung_tai_ngan_han.doc

Nội dung text: Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, Chi nhánh huyện Quỳnh Lưu

  1. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế phát triển Công nghiệp hóa Hiện đại hóa và Toàn cầu hóa hiện nay, mục tiêu phát triển kinh tế, củng cố cơ sở hạ tầng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên Thế giới là mục tiêu hàng đầu của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Xuất phát từ mục tiêu đó, nhu cầu về vốn cho nền kinh tế ngày càng lớn và tín dụng Ngân hàng trở thành một kênh cung ứng vốn hiệu quả cho nền kinh tế, là đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng không chỉ có ý nghĩa với nền kinh tế mà nó còn có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng thì hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bảng tổng kết tài sản của một ngân hàng và đem lại thu nhập nhiều nhất. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Chính vì vậy mà việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng thương mại và các nhà quản lý kinh tế. Nếu chất lượng tín dụng không tốt dễ dẫn đến rủi ro và làm giảm lợi nhuận cũng như ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đồng nghĩa với việc làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế. Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Lưu nói riêng đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Đặc biệt, năm 2009 NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An (Agribank Nghệ An) vinh dự được bình chọn là 1 trong 100 đơn vị trong cả nước được trao cúp vàng “ Doanh nghiệp hội nhập và phát triển”. Quỳnh Lưu là huyện địa đầu xứ Nghệ, một huyện giàu tiềm năng về sản xuất nông, lâm, thủy, hải sản, cùng với sự hỗ trợ của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Quỳnh Lưu những năm trở lại đây kinh tế huyện có nhiều khởi sắc đánhg mừng, làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, nguồn vốn của Ngân hàng có hạn nhưng nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn, chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, Chi nhánh huyện Quỳnh Lưu” làm báo cáo thực tập của mình. Đinh Thị Thanh Võn 1 MSSV:0854027451
  2. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh 2. Mục đích nghiên cứu - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng của Ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Quỳnh Lưu. - Đề xuất những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn góp phần giải quyết những vấn đề còn hạn chế để nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Quỳnh Lưu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu chủ yếu hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quỳnh Lưu. Số liệu được sử dụng để nghiên cứu là số liệu trong 3 năm 2009, 2010, 2011. Thời gian tiến hành đề tài từ 06/02/2012 đến 26/03/2012. Theo luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam thì hoạt động tín dụng bao gồm nhiều hoạt động như chiết khấu, bảo lãnh, cho vay, cho thuê tuy nhiên, do thời gian và kinh nghiệm của cá nhân còn hạn hẹp nên trong bản báo cáo này em xin phép chỉ đề cập đến chất lượng tín dụng ở góc độ cho vay. 4. Phương pháp nghiên cứu Báo cáo sử dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận và phương pháp luận. Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, phân tích tổng hợp, logic, phương pháp lý luận phân tích hoạt động kinh tế và xử lý hệ thống. 5. Kết cấu bài báo cáo Kết cấu của bài báo cáo ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung báo cáo gồm có 2 phần chính: Phần 1: Tổng quan về NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An, Chi nhánh huyện Quỳnh Lưu Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An, Chi nhánh huyện Quỳnh Lưu Đinh Thị Thanh Võn 2 MSSV:0854027451
  3. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Phần 1 Tổng quan về NHNo&PTNT Tỉnh Nghệ An, Chi nhánh huyện quỳnh lưu 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Thực hiện quyết định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng bộ trưởng về thành lập các ngân hàng chuyên doanh ở Việt Nam, ngày 14/11/1990 Chủ tịch HĐBT ký quyết định số 400/CT về việc thành lập NHNo & PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Nghệ An cũng được thành lập trong thời gian đó. NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Quỳnh Lưu là một chi nhánh NHTM trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Nghệ An, có trụ sở tại Khối 1 thị trấn Cầu Giát , huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Quỳnh Lưu gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, đã trải qua nhiều thăng trầm với nhiều dấu ấn đáng ghi nhớ, với nhiều tên gọi khác nhau gắn với những nhiệm vụ khác nhau của từng thời kỳ phát triển kinh tế đất nước, kể từ ngày 06 tháng 05 năm 1951 – Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Vốn là một phòng giao dịch của Chi nhánh Ngân hàng Diễn - Yên - Quỳnh được thành lập từ tháng 05 năm 1953 nhằm phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và đầu tư vốn phục vụ đẩy mạnh nền kinh tế phát triển, phục vụ kháng chiến kiến Quốc. Đến thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế 1958 – 1960, chi điểm Ngân hàng Nhà nước huyện Quỳnh Lưu đã đươc thành lập tháng 02 năm 1958 với chức năng đầy đủ và hoàn thiện, Ngân hàng huyện Quỳnh Lưu đã đầu tư thúc đẩy nhanh chóng việc khôi phục và phát triển nền kinh tế xã hội với thành phần là: Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Năm 1965, giặc Mỹ đánh phá ra miềm Bắc, cả nước có chiến tranh, chi điểm NHNN huyện Quỳnh Lưu chuyển thành Chi nhánh nghiệp vụ. Một trong những Chi nhánh hoạt động mạnh trên lĩnh vực Tiền tệ - Tín dụng của NHNN tỉnh Nghệ An, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thông nhất nước nhà. Đinh Thị Thanh Võn 3 MSSV:0854027451
  4. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Tháng 3 năm 1988, từ một Chi nhánh của ngân hàng nhà nước, chuyển giao sang Ngân hàng phát triển Nông nghiệp. Kể từ đây, lịch sử hoạt động ngân hàng huyện Quỳnh Lưu sang một trang mới: Ngân hàng thương mại- Hoạt động chuyên nghành. Sau 24 năm hình thành và phát triển, NHNo&PTNT Quỳnh Lưu đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, từ việc giải quyết tồn tại của tác động thời bao cấp đến việc chuyển sang cho vay kinh tế hộ và đặc biệt là những thử thách của cơ chế thị trường, đến nay đã có những bước phát triển vững vàng, mạnh mẽ về nhiều phương diện như: tổ chức cán bộ, kinh doanh, dịch vụ, chiến lược khách hàng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, ứng dụng tin học và công nghệ mới vào hoạt động để Ngân hàng ngày một mở rộng và phát triển. 1.2. Đặc điểm hoạt động NHNo&PTNT Quỳnh Lưu trực thuộc NHNo&PTNT Nghệ An nằm trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, là một bộ phận của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. Quỳnh lưu là huyện địa đầu xứ nghệ. Phía Bắc giáp Tĩnh Gia (Thanh Hóa) phân cách bởi khe nước lạnh, phía Tây giáp huyện Nghĩa Đàn, phía Nam giáp huyện Diễn Châu, phía Đông là bờ biển dài 34km. Diện tích tự nhiên 595km2. Quỳnh lưu được chia làm 3 vùng rõ rệt: - Vùng núi trung du bán sơn địa chiếm 70% diện tích tự nhiên (gồm 10 xã). Vùng này thuận lợi cho trồng cây công nghiệp như mía, dứa, cây ăn quả và hoa màu. - Vùng đồng bằng (gồm 17 xã và 2 thị trấn: Cầu Giát và Hoàng Mai). Đây là vựa thóc lớn của huyện và là trung tâm văn hóa, chính trị và xã hội của huyện. Có khu công nghiệp vừa và nhỏ, có đường sắt và quốc lộ chạy dọc huyện, có đường 48 lên Nghĩa Đàn và các huyện vùng cao, có hệ thống nông giang từ Đô Lương chạy về tưới tiêu thuận lợi cho vùng lúa, ngoài ra còn có nhiều hồ đập lớn như Vự Mấu khoảng 150 triệu m 3 nước tưới quanh năm cho vùng Bắc Quỳnh Lưu. - Vùng màu (Bãi Ngang, Bãi Dọc) và vùng ven biển. Vùng màu là một dải đất cát chạy dọc ven biển phù sa bồi lắng thành những bãi đất pha cát trải dài Đinh Thị Thanh Võn 4 MSSV:0854027451
  5. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh chạy dọc dãy núi xước đến xã Quỳnh Thọ, Diễn Hùng. Vùng ven biển có 3 cửa lạch tạo thành một ngư trường đánh cá và nuôi trồng thủy hải sản trù phú. Quỳnh Lưu là một huyện kinh tế đa dạng và phong phú, dân số đông. Có 367.285 người, trong đó khu vực nông nghiệp nông thôn là 365.250 người, 77.968 hộ gia đình gồm: nông dân (53.505 hộ), ngư dân (6.869 hộ), lâm nghiệp (52 hộ), thương nghiệp và dịch vụ (5.375 hộ), khác (5.884). Với tổng số hộ nghèo là 10.580 hộ, 84% là hộ gia đình thuộc khu nông nghiệp nông thôn, là khách hàng lớn và quan trọng mà NHNo&PTNT Quỳnh Lưu hướng tới. Bên cạnh những thuận lợi , Quỳnh Lưu cũng gặp những khó khăn sau: - Ba năm gần đây thiên tai diễn ra thường xuyên (rét đậm rét hại, dịch bệnh gia súc gia cầm) làm cho sản xuất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng. - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ tới sản xuất cũng như đời sống của người dân. Giá cả mặt hàng tăng cao làm cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. - Chuyển dịch cơ cấu còn chậm, thu nhập thực tế của nông dân còn thấp. - Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh tế phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, thị trường đầu ra còn hạn chế và bị động. - Lao động nông nhàn còn chiếm tỉ lệ cao. 1.3. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy NHNo&PTNT Quỳnh Lưu Ban GĐ Phòng tín Phòng kế Bộ phận hành Các chi nhánh dụng toán ngân Nh cấp iii quỹ chính nhân sự PGD PGD PGD Hoàng Mai Quỳnh Châu Sơn Hải (Nguồn số liệu: Phòng hành chính nhân sự NHNN&PTNT Quỳnh Lưu) Đinh Thị Thanh Võn 5 MSSV:0854027451
  6. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNN Chi nhánh huyện Quỳnh Lưu được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. ‚ Chức năng các phòng ban: * Ban giám đốc gồm: - Giám đốc ngân hàng: Giám đốc NHNo&PTNN Quỳnh Lưu do Giám đốc NHNo&PTNN tỉnh Nghệ An bổ nhiệm, phụ trách chung một số công việc ngân hàng, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện về quy định cụ thể hóa chủ trương đường lối, chính sách, thể lệ, chế độ vào thực tế điều kiện kinh tế xã hội của địa phương nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. - Phó giám đốc phụ trách tín dụng: Có trách nhiệm tổ chức tốt việc giao dịch với khách hàng về huy động vốn, cho vay, thu nợ, nộp lĩnh tiền mặt đảm bảo các giao dịch được thực hiện thuận tiện, an toàn và đạt kết quả cao. - Phó giám đốc phụ trách kế toán: Có trách nhiệm nắm vững chủ trương chính sách, chủ động đề xuất và tích cực triển khai các biện pháp nhằm không ngừng tăng cường vốn, mở rộng cho vay, đảm bảo chất lượng, cơ cấu phù hợp với chính sách, đáp ứng yêu cầu kinh doanh; trực tiếp xét duyệt các món vay theo hạn mức phán quyết của giám đốc. * Các phòng ban: • Phòng kế toán ngân quỹ: (Có 12 người: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 10 cán bộ kế toán). Phòng kế toán được xem là “bộ mặt” của Ngân hàng vì trực tiếp giao dịch với khách hàng trong các khâu huy động tiền gửi, chuyển đổi tiền, cho vay, thu nợ Phòng kế toán làm nhiệm vụ: + Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, thanh toán theo quy định của NHNN và NHNo&PTNN Việt Nam + Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ phù hợp với các quy định của ngân hàng + Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định, kết hợp với các phòng, ban để thực hiện tốt nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng liên quan. Đinh Thị Thanh Võn 6 MSSV:0854027451
  7. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh • Phòng tín dụng: (10 người: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 8 cán bộ tín dụng). Phòng tín dụng tham gia xây dựng chiến lược kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của các đơn vị vay vốn. Là nơi lập, thẩm định hồ sơ vay vốn và đề xuất cho vay hay không trước khi trình ban giám đốc phê duyệt. Phòng tín dụng bao gồm các công việc cụ thể sau: + Giới thiệu và tư vấn cho khách hàng về các hình thức vay nợ. + Phân tích tín dụng và các hợp đồng vay nợ của khách. + Chẩn các chứng từ liên quan tới các khoản nợ được nhận. + Thông báo cho giám đốc của chi nhánh và trụ sở chính xin ý kiến và thừa nhận đối với các khoản vay. + Thực hiện các mẫu chứng từ về việc phát hành L/C bảo đảm. + Thực hiện và quản lý các khoản cho vay. + Phát hành các bảo lãnh NH (trừ bảo lãnh vận chuyển). + Thực hiện các chứng từ bảo đảm cho việc phát hành thẻ tín dụng. + Điều chuyển vốn trong nước hàng ngày. + Thường xuyên kiểm tra, thu thập thông tin, báo cáo về tình hình kinh doanh của khách hàng và khả năng có thể trả nợ của khách hàng cho ban giám đốc chi nhánh. + Thường xuyên cập nhật thông tin vầ các văn bản luật, về tình hình kinh tế, đầu tư trong nước, ngoài nước và các thông tin có liên quan tới việc kinh doanh cua NH. + Điều chỉnh về thời hạn, điều kiện vay nợ, lãi suất cho vay cho khách để phù hợp với sự thay đổi lãi suất trên thị trường. + Lập báo cáo về hoạt động tín dụng. • Phòng hành chính nhân sự: Có trách nhiệm xây dựng mô hình và trang bị cơ sở vật chất ở các cơ sở phù hợp với yêu cầu phục vụ kinh doanh, xây dựng các nội quy, quy chế của cơ quan và tổ chức; đôn đốc thực hiện các nội quy, quy chế đó; xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ * Các ngân hàng cấp III: Các ngân hàng cấp III có nhiệm vụ tổ chức huy động vốn theo số lượng và chất lượng mà ngân hàng huyện giao, cho vay các thành phần kinh tế theo chủ trương chính sách và theo hạn mức phán quyết, tổ chức chính xác các khoản tiền vay, trả nợ, thu lãi, chi hoa hồng cho các tổ chức cá nhân làm ủy nhiệm, chấp hành các chế độ theo quy định. NHNo&PTNT Chi nhánh Quỳnh Lưu hiện Đinh Thị Thanh Võn 7 MSSV:0854027451
  8. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh có ba chi nhánh cấp III là Chi nhánh Quỳnh Châu, Chi nhánh Bãi Ngang và Chi nhánh Sơn Hải. * Tổng số cán bộ công chức: 57 người, trong đó: + Trình độ đại học, cao đẳng 36 người chiếm 63,16% + Trình độ trung cấp: 16 người chiếm 28,07% + Đào tạo khác: 5 người chiếm 8.77% + Đảng viên: 27 người chiếm 49%. 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Quỳnh Lưu trong thời gian qua. 1.4.1. Hoạt động huy động vốn Bảng 1.1 : Tình hình huy động vốn qua các năm Đơn vị: Triệu đồng 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Tỉ trọng Tỉ trọng Tỉ trọng Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) Tổng vốn huy động 381.415 100 455.728 100 509.568 100 1.Phân theo thành phần kinh tế - TG từ dân cư 361.810 94,86 429.752 94,30 486.739 95,52 - TG từ các TCKT 18.384 4,82 24.928 5,47 21.962 4,31 - TG, TV từ các TCTD 1.221 0,32 1.048 0,23 867 0,18 2. Phân theo thời gian - Vốn không kì hạn 25.554 6,7 26.797 5,88 18.548 4,07 - Vốn ngắn hạn 244.907 64,21 277.447 60,88 365.949 80,3 - Vốn trung và dài hạn 110.954 29,09 151.484 33,24 82.031 15,63 3. Phân theo đơn vị tiền tệ - Nội tệ 347.583 91,13 411.705 90,34 488.981 95,96 - Ngoại tệ 33.832 8,87 44.023 9,66 20.587 4,04 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả HĐKD các năm 2009- 2011) Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản và có ý nghĩa to lớn đối với bản thân ngân hàng và đối với xã hội bởi các nguồn vốn mà ngân hàng huy động được tạo thành nguồn vốn để ngân hàng cung cấp cho các nghiệp vụ sinh Đinh Thị Thanh Võn 8 MSSV:0854027451
  9. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh lời chủ yếu - hoạt động tín dụng. Nói cách khác, kết quả của hoạt động huy động vốn là tạo ra nguồn tài nguyên để ngân hàng đáp ứng các nhu cầu cho nền kinh tế. Bảng số liệu thể hiện nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm 2009 - 2011 liên tục tăng, từ 381.415 triệu đồng năm 2009 lên 455.728 triệu đồng năm 2010, tăng 74.313 triệu đồng tương đương mức tăng trưởng 19,48% và đạt 509.568 triệu đồng năm 2011, tăng 53.840 triệu đồng so với năm 2010, tương đương mức tăng trưởng 11,81%. Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn đã được NHNo&PTNT Quỳnh Lưu chú ý quan tâm. † Phân theo thành phần kinh tế: Một điều dễ dàng nhận thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là từ dân cư. Vì thế nguồn vốn của NHNo&PTNT Quỳnh Lưu luôn tăng trưởng ổn định vững chắc, chủ động được vốn trong thanh toán. Năm 2009 nguồn vốn huy động từ dân cư là 361.810 triệu đồng chiếm tỷ trọng 94,86% trong nguồn vốn huy động. Năm 2010 nguồn vốn từ dân cư tăng lên 429.752 triệu đồng, tăng 67.942 triệu đồng so với năm 2009, tương đương 18,78%. Đến năm 2011 số tiền huy động từ nguồn này là 486.739 triệu đồng, tăng 56.987 triệu đồng so với năm 2010 tương đương 13,26%. Trong hai năm 2010 và 2011, NHNo&PTNT Quỳnh Lưu đã có những chỉ đạo cụ thể và quyết liệt trong công tác huy động vốn, luôn vận dụng linh hoạt các hình thức huy động vốn tiết kiệm như: Tiền gửi tiết kiệm thông thường, Tiết kiệm gửi góp, Tiết kiệm học đường, Tiết kiệm dự thưởng bằng vàng, Tiết kiệm dự thưởng chào mừng 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Kỳ phiếu dự thưởng, Chứng chỉ dự thưởng . Ngoài ra, Ngân hàng không ngừng quảng cáo, tuyên truyền các sản phẩm tiền gửi của Agribank, tiện ích, thuận lợi. Tiếp thị tận nhà các khách hàng có nguồn vốn nhàn rỗi, tư vấn cho khách hàng nên gửi loại tiết kiệm theo thời gian nào cho phù hợp với mục đích sử dụng trong công việc sắp tới của gia đình, thành lập tổ thu tiền tận nhà, phù hợp với tâm lý của từng đối tượng khách hàng. Khoán chỉ tiêu huy động vốn cho tất cả cán bộ, nhân viên, gắn với chi trả tiền lương. Nên mặc dù gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn nhưng NHNo&PTNT Quỳnh Lưu đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư tăng lên 18,78% và 13,26% với năm trước. Đinh Thị Thanh Võn 9 MSSV:0854027451
  10. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Tuy nhiên, nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế (TCKT) và nguồn tiền gửi, tiền vay từ các tổ chức tín dụng (TCTD) là nguồn vốn có chi phí rẻ nhưng chỉ chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng nguồn vốn huy động được. Năm 2009, số tiền huy động từ các nguồn này đạt 19.605 triệu đồng, chiếm 5,14% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2010 nguồn vốn từ các TCKT và các TCTD tăng và đạt 25.976 triệu đồng, tương đương mức tăng trưởng 32,50%, chiếm 5,70% trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Năm 2011, nguồn vốn này chỉ đạt 22.829 triệu đồng, mức tăng trưởng giảm còn 12,12%. Điều này thể hiện tại NHNo Quỳnh Lưu nguồn vốn rẻ là rất ít làm ảnh hưởng đến thu nhập tài chính của Ngân hàng, như vậy việc vận động lôi kéo các tổ chức TD, các DN mở tài khoản cần phải quan tâm hơn nữa. Phân theo thời gian: Tiền gửi không kì hạn và ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn này có nhược điểm là khó kế hoạch hoá vì thời gian ngắn, nhưng có ưu điểm lớn là tiết kiệm chi phí vì lãi suất thấp và tránh được rủi ro về lãi suất. Năm 2009, tiền gửi huy động từ nguồn này đạt 267.461 triệu đồng chiếm tỉ trọng 70,91% trong tổng nguồn vốn. Năm 2010 và 2011 số tiền huy động tăng lên lần lượt là 304.244 triệu đồng chiếm tỉ trọng 66,76% và 384.497 triệu đồng chiếm tỉ trọng 84,37% trong tổng nguồn vốn huy động, tương đương mức tăng trưởng 13,75% và 26,38%. Ngược lại nguồn tiền gửi trên 12 tháng có ưu điểm là giúp cho Chi nhánh chủ động được nguồn vốn để đầu tư trung và dài hạn, song lại có nhược điểm là tiềm ẩn rủi ro về lãi suất lớn, nhất là trong giai đoạn hiện nay, Ngân hàng Nhà nước luôn luôn thay đổi lãi suất cơ bản nên Chi nhánh vẫn khuyến khích thu hút nguồn tiền gửi này nhưng có chính sách lãi suất phù hợp. Do đó, số tiền gửi trên 12 tháng vẫn tăng từ 100.954 triệu đồng năm 2009 lên 151.484 triệu đồng năm 2010, tăng 40.530 triệu đồng, tương đương mức tăng trưởng 36,53%. Đến năm 2011, số huy động từ nguồn này giảm còn 82.031 triệu đồng, giảm 69.450 triệu đồng so với năm 2010, tương đương mức giảm sút 45,85 %. Sự tăng trưởng vượt trội của nguồn vốn tiền gửi ngắn hạn và sự giảm sút của nguồn vốn trung và dài hạn của năm 2011 so với năm 2010 là do trong Đinh Thị Thanh Võn 10 MSSV:0854027451
  11. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh năm 2011 tâm lý người dân không ổn định, lo sợ lạm phát tăng, đồng tiền mất giá, làm cho tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn lớn. Do đó, cán bộ cơ quan NHNo&PTNT Quỳnh Lưu nhận định cần có giải pháp để khắc phục, tăng cường công tác huy động vốn trung và dài hạn có hiệu quả hơn. Phân theo đơn vị tiền tệ: Qua số liệu trên ta thấy công tác huy động vốn ngoại tệ và nội tệ có mức tăng trưởng rõ nét, nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng của nội tệ nhanh hơn so với ngoại tệ, nội tệ chiếm vị trí chủ đạo trong nguồn vốn huy động,chiếm trên 90% tỷ trọng nguồn vốn chi nhánh. Cụ thể năm 2010 nguồn vốn huy động từ nội tệ là 411.705 triệu đồng chiếm tỷ trọng 90,34%, tăng 64.122 triệu đồng tương đương 18,45% so với năm 2009. Năm 2011 nguồn vốn huy động từ nội tệ đạt 488.981 triệu đồng, chiếm 95,96% trong tổng nguốn vốn, tăng 77.267 triệu đồng tương đương 18,77% so với năm 2010. Nguồn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, chỉ chiếm không đến 10% nguồn vốn huy động nhưng nó giữ vai trò khá quan trọng trong nguồn vốn Ngân hàng. Năm 2010, nguồn vốn ngoại tệ quy đổi ra nội tệ là 44.023 triệu đồng, chiếm 9,66%, tăng 10.200 triệu đồng so với năm 2009, tương đương mức tăng trưởng 30,25%. Đến năm 2011, nguồn vốn ngoại tệ có sự giảm sút còn 20.587 triệu đồng, giảm 23.436 triệu đồng, tương đương 53,24%. Sự giảm sút này là do sự bất ổn về kinh tế thế giới và kinh tế trong nước tác động. 1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn Bảng 1.2 : Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tín dụng Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm Năm Mức độ tăng trưởng (%) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Doanh số cho vay 465.513 540.041 638.691 16,01 18,27 Doanh số thu nợ 441.793 494.263 540.397 11,88 9,33 Dư nợ cuối kì 355.730 402.143 499.351 13,05 24,17 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả HĐKD các năm 2009- 2011) Đinh Thị Thanh Võn 11 MSSV:0854027451
  12. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Huy động vốn là điều kiện cần để tiến hành các hoạt động kinh doanh, còn hoạt động sử dụng vốn là hoạt động chính mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng, nó đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động cho vay nên trong thời gian qua NHNo&PTNT Quỳnh Lưu đã có nhiều biện pháp nhằm mở rộng quy mô gắn liền với nâng cao chất lượng cho vay, đảm bảo an toàn vốn, hạn chế rủi ro. Năm 2010, doanh số cho vay tăng 16.01% và doanh số thu nợ tăng 11,88% so với năm 2009. Trong năm này, Ngân hàng gặp khó khăn trong việc một số khách hàng vay nhỏ lẻ đã chuyển sang vay ngân hàng chính sách với lãi suất thấp hơn, mặt khác do các nguyên nhân khách quan khác như ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ toàn cầu, làm cho lãi suất tăng cao, dẫn đến việc cho vay gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên do Chính Phủ có chính sách hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn, Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn thay cho quyết định 67 mở rộng đối tượng cho vay và nâng mức tín chấp đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã giúp Ngân hàng có được sự tăng trưởng như trên. Đến năm 2011 doanh số cho vay tăng 18,27%, nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2011 kinh tế huyện có sự chuyển biến mạnh mẽ, nhiều trang trại được xây dựng, các dự án chăn nuôi bò lai sin, bò sữa, dứa, mía được mở rộng và các dự án kinh doanh của các tiểu thương chợ Giát mang lại nhu cầu cao về vốn , doanh số thu nợ tăng 9,33% so với năm 2010. Cùng với doanh số cho vay thì tổng dư nợ của Chi nhánh cũng diễn ra theo chiều hướng tương tự. Dư nợ năm 2010 đạt 402.143 triệu đồng, tăng 46.413 triệu đồng so với năm 2009, tương đương mức tăng trưởng 13,05%. Đến năm 2011, dư nợ cuối kỳ đạt 499.351 triệu đồng , tức tăng 97.208 triệu đồng so với năm 2010, tương đương mức tăng trưởng 24,17%. Các chỉ tiêu trên cho ta thấy hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng tăng trưởng đều đặn qua các năm. Đây cũng là kết quả khá khả quan so với các ngân hàng đóng trên địa phương. Có được kết quả như vậy là nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo và sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh. Đinh Thị Thanh Võn 12 MSSV:0854027451
  13. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh 1.4.3 Kết quả tài chính Bảng 1.3: Kết quả tài chính Đơn vị : Triệu đồng 2010/2009 2011/2010 Năm Năm Năm Số Số Chỉ tiêu Số tuyệt Số tuyệt 2009 2010 2011 tương đối tương đối đối đối (%) (%) Tổng doanh thu 106.446 117.630 135.746 11.148 10,5 18.116 15,40 Tổng chi phí 99.710 109.996 126.060 10.286 10,32 16.064 14,60 Lợi nhuận 6.736 7.634 9.686 898 13,33 2.052 26,88 (Nguồn Báo cáo kết quả tài chính của NHNo&PTNT Quỳnh Lưu) Lợi nhuận của Chi nhánh tăng dần qua các năm: Năm 2009 doanh thu thu được không được cao, tổng doanh thu là 106.446 triệu đồng, tổng chi năm này là 99.710 triệu đồng. Do đó, lợi nhuận mà Chi nhánh được hưởng là 6.736 triệu đồng. Tới năm 2010, doanh thu đạt 117.630 triệu đồng tăng so với tổng thu năm 2009 là 11.148 triệu đồng, tương đương mức tăng trưởng 10,5%. Tổng chi năm này là 109.996 triệu đồng, tăng 10.286 triệu đồng so với năm 2009, tương đương 10,32%, do vậy lãi mà Chi nhánh có được trong năm 2010 là 7.634 triệu đồng, tăng 898 triệu đồng, tương đương mức tăng trưởng 13.36%. Đến năm 2011, tổng thu là 135.746 triệu đồng tăng thu so với năm 2010 là 18.116 triệu đồng, tương đương mức tăng trưởng 15,40%; tổng chi năm này là 126.060 triệu đồng, lãi của năm 2011 là 9.686 triệu đồng tăng 2.052 triệu đồng, tương đương mức tăng trưởng 26,88%. Mặc dù lợi nhận của Ngân hàng vẫn tăng hằng năm, tuy nhiên ta có thể thấy tổng chi phí hàng năm khá cao, các chi phí giành cho hoạt động quản lý, công cụ và tài sản chiếm tương đối cao, trong đó phải kể đến việc Chi nhánh đã trang bị thêm một số máy móc và phần mềm IPCAS II nên chi phí này có phần chuyển biến lớn. Bên cạnh đó chi phi dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng cũng là chi phí khá quan trọng vì nó sẽ góp phần giảm rủi ro cho ngân hàng nhất là trong thời điểm khủng hoảng như thời gian qua. Chi phí là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận và là khoản không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh nhưng làm thế nào để hạn chế các chi phí một Đinh Thị Thanh Võn 13 MSSV:0854027451
  14. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh cách tối thiểu là vấn đề cần đặt ra. Vì vậy ngân hàng nên có những biện pháp tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết, nó sẽ góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Giai đoạn 2009 - 2011 là giai đoạn đầy biến động và thách thức đối với toàn nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, qua phân tích ta thấy Chi nhánh NHNo&PTNT Quỳnh Lưu đã kinh doanh có lợi nhuận trong 3 năm và đạt mức chỉ tiêu được giao, chứng tỏ rằng Chi nhánh NHNo&PTNT Quỳnh Lưu vẫn hoạt động có hiệu quả ngay cả trong thời kỳ khó khăn. Đinh Thị Thanh Võn 14 MSSV:0854027451
  15. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Phần 2 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh nghệ an, chi nhánh huyện quỳnh lưu 2.1. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng của NHNo&PTT Chi nhánh huyện Quỳnh Lưu . 2.1.1. Các chỉ tiêu định tính Trong những năm qua hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Quỳnh Lưu gặp không ít khó khăn. Kinh tế thế giới cũng như trong nước diễn biến phức tạp, khó lường, giá cả hàng hóa có nhiều biến động, nhất là vàng, USD và bất động sản, lạm phát tăng cao. Thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng, khô hạn, bão lũ, thiếu điện diễn ra trên diện rộng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh. Dịch bệnh gia súc, gia cầm tái bùng phát gây thiệt hại đối với đời sống dân cư. Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ hoạt động thiếu ổn định, lãi suất biến động khôn lường. Hơn nữa, có rất nhiều Chi nhánh của các Ngân hàng đối thủ khác trên địa bàn, tạo sự cạnh tranh quyết liệt. Trước tình hình đó, nền kinh tế trên địa bàn vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, chính trị ổn định, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Uỷ ban nhân dân huyện vẫn tiếp tục có chính sách hỗ trợ lãi suất cho hộ sản xuất vay vốn Ngân hàng để thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm của Tỉnh, của Huyện. Nhận thức được những khó khăn thuận lợi trên, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quỳnh Lưu đã xác định mục tiêu và định hướng phát triển theo chỉ đạo của cấp trên, nhanh chóng ổn định tổ chức, đổi mới nghi thức cho cán bộ thực hiện tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế, quy định, nhiệm vụ của ngành. Phát triển hoạt động dịch vụ tại Chi nhánh cả về số lượng và chất lượng, các sản phẩm chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn, tăng tỷ trọng tiền gửi thanh toán, tiền gửi của các tổ chức kinh tế được giảm lãi suất đầu vào, kiểm Đinh Thị Thanh Võn 15 MSSV:0854027451
  16. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh soát nợ, tích cực thu hồi nợ quá hạn, kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng, đảm bảo giới hạn quy định tăng trưởng tuyệt đối an toàn, đồng thời cơ cấu lại nợ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh. Bằng những kết quả đạt được, Chi nhánh mở rộng thương hiệu đã có, khẳng định vị thế và uy tín của NHNo&PTNT nói chung và của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng. Chi nhánh hoàn thành tốt những nhiệm vụ trọng tâm đã được xây dựng thực hiện theo đúng mục tiêu định hướng phát triển về chất lượng và sản phẩm, để nâng cao uy tín tiếp tục những hoạt động đã và đang có, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ có chất lượng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh được giao. Trong những năm qua, các hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng nói riêng đã và đang đi đúng định hướng mục tiêu phát triển, quy mô và chất lượng ngày càng được nâng lên, tạo ra lợi nhuận đáng kể, đảm bảo và nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên của Chi nhánh, đồng thời góp phần phát triển kinh tế tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân và toàn xã hội. 2.1.2. Các chỉ tiêu định lượng 2.1.2.1. Tình hình doanh số cho vay Doanh số cho vay là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số tiền ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Bên cạnh đó, thấy được khả năng hoạt động cho vay qua các năm, do đó có thể thấy được khả năng mở rộng quy mô cho vay. Doanh số cho vay thể hiện quy mô tuyệt đối của hoạt động tín dụng của ngân hàng, còn tốc độ tăng doanh số thể hiện khả năng mở rộng quy mô cho vay qua các thời kỳ. Doanh số cho vay lớn và tốc độ tăng nhanh cho thấy khả năng mở rộng tín dụng cho vay của ngân hàng là rất tốt và ngược lại doanh số cho vay nhỏ và tốc độ tăng chậm cho thấy khả năng mở rộng tín dụng cho vay của ngân hàng khó khăn, tuy nhiên đó mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ để khẳng định chất lượng tín dụng của ngân hàng mà cần phải kết hợp xem xét tổng hợp các chỉ tiêu khác. Đây là cơ sở phản ánh sự tương quan giữa huy động vốn và cho vay vốn, nó thúc đẩy hoạt động huy động vốn phát triển. Đinh Thị Thanh Võn 16 MSSV:0854027451
  17. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh a. Doanh số cho vay theo thời gian: Bảng 2.1: Doanh số cho vay theo thời gian Đơn vị: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng +/- (%) +/- (%) (%) (%) (%) Doanh số cho vay 465.513 100 540.041 100 638.691 100 74.528 16,01 98.650 18,27 - Ngắn hạn 364.031 78,2 412.051 76,3 472.631 74 48.020 13,19 60.580 14,70 -Trung và dài hạn 101.482 21,8 127.990 23,7 166.060 26 26.508 26,12 38.070 29,74 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả HĐKD các năm 2009- 2011) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay của ngân hàng. Tuy tỷ trọng có giảm trong các năm nhưng giá trị thì liên tục tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng muốn sử dụng vốn ngắn hạn với lãi suất thấp hơn để thu được lợi nhuận cao hơn. Về phía ngân hàng cũng muốn hạn chế rủi ro tín dụng, và sớm thu hồi nợ, đồng thời cũng phù hợp với cơ cấu của Chi nhánh chủ yếu là nguồn vốn dưới 12 tháng như đã phân tích ở trên. Năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 364.031 triệu đồng; năm 2010 tăng lên 412.051 triệu đồng, tăng 48.020 triệu đồng so với năm 2009, tương đương mức tăng trưởng 13,19%. Đến năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 472.631 triệu đồng, tăng 60.580 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tốc độ tăng trưởng 14,70%. Bên cạnh đó, doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng dần qua các năm và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2011. Năm 2010 đạt 127.990 triệu đồng, tăng 26.508 triệu đồng, tương đương 26,12% so với năm 2009 và đến năm 2011 là 166.060 triệu đồng, tăng 38.070 triệu đồng so với năm 2010, tương đương mức tăng trưởng 29,74%. Cho vay trung và dài hạn có ưu điểm là lãi suất cao nhưng nhược điểm lại là rủi ro tín dụng lớn, trong điều kiện nền kinh tế có Đinh Thị Thanh Võn 17 MSSV:0854027451
  18. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh nhiều biến động như hiện nay thì Ngân hàng nên hạn chế cho vay trung và dài hạn để hạn chế rủi ro. b. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế: Bảng 2.2: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng +/- % +/- % (%) (%) (%) Doanh số cho vay 465.513 100 540.041 100 638.691 100 74.528 16,01 98.650 18,27 - DNNQD 31.189 6,7 38.883 7,2 52.373 8,2 7.694 24,67 13.490 34,69 - Hộ sản xuất 424.082 91,1 487.657 90,3 562.048 88 63.575 14,99 74.391 15,25 - Các cá nhân và 10.242 2,2 13.501 2,5 24.270 3,8 3.259 31,82 10.769 79,77 TPKT khác (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả HĐKD các năm 2009- 2011) Nếu xét về hoạt động sự dụng vốn của chi nhánh phân theo thành phần kinh tế thì ta thấy doanh số cho vay giữa các thành phần kinh tế có sự chênh lệch khá lớn. Kinh tế hộ sản xuất (HSX) vẫn là thế mạnh của vùng, luôn chiếm tỷ trọng vốn vay trên 88%. Năm 2009 doanh số cho vay HSX là 424.082 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 91,1% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2010 tăng 63.575 triệu đồng so với năm 2009, đạt 487.657 triệu đồng. Đến năm 2011 doanh số đạt 652.048 triệu đồng, tăng 74.391 triệu đồng, tương đương mức tăng trưởng 15,25% so với năm 2010. Bên cạnh đó thành phần kinh tế Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh (DNNQD) cũng phát triển nhanh và mạnh, với doanh số vay vốn lớn thứ hai tại ngân hàng. Những năm gần đây, khu vực tư nhân có sự đa dạng về ngành nghề làm cho doanh số cho vay tăng từ 31.189 triệu đồng năm 2009 lên 38.883 triệu đồng năm 2010, tăng 7.694 triệu đồng, tương đương mức tăng trưởng 24,67%. Đến năm 2011 doanh số cho vay của DNNQD là 52.373 triệu đồng, tăng 13.490 triệu đồng so với năm 2010, tương đương mức tăng trưởng 34,69%. Sự gia tăng Đinh Thị Thanh Võn 18 MSSV:0854027451
  19. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh này một phần là do địa phương đã có các chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh trên địa bàn. Doanh số cho vay của các thành phần kinh tế khác chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay, cũng tăng nhanh qua các năm. Doanh số cho vay năm 2009 là 10.242 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,2% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2010 tăng 3.259 triệu đồng so với năm 2010, đạt 13.501 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,5%. Đặc biệt năm 2011 tăng 10.769 triệu đồng, tương đương mức tăng trưởng 79,77% so với năm 2010, đạt 24.270 triệu đồng. c. Doanh số cho vay theo cơ cấu ngành: Bảng 2.3: Doanh số cho vay theo cơ cấu ngành Đơn vị: triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng +/- % +/- % (%) (%) (%) Doanh số cho vay 465.513 100 540.041 100 638.691 100 74.528 16,01 98.650 18,27 - Nông - lâm - ngư 186.671 40,1 224.117 41,5 207.575 32,5 34.446 20,06 (16.542) (7,38) nghiệp - CN,tiểu thủ CN 99.154 21,3 126.369 23,4 100.274 15,7 27.215 27,45 (26.095) (20,65) - Thương mại dvụ 119.637 25,7 154.452 28,6 253.560 39,7 34.851 29,10 99.108 64,17 - Ngành khác 60.051 12,9 35.103 6,5 77.282 12,1 (24.948) (41,54) 42.179 120.16 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả HĐKD các năm 2009- 2011) Doanh số cho vay ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp của Chi nhánh dường như không có sự biến động lớn, nằm trong khoảng 186.671 triệu đồng năm 2009 đến 224.117 triệu đồng năm 2010 và 207.575 triệu đồng năm 2011, nguyên nhân là do khách hàng trong lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư là khách hàng truyền thống và chính yếu của Chi nhánh, đã có thị trường tương đối ổn định. Ngành Công nghiệp và tiểu thủ Công nghiệp cũng không biến động nhiều, sự tăng giảm qua các năm không phải là quá lớn. Tuy nhiên, điều này đặt ra cho Chi nhánh NHNo&PTNT Quỳnh Lưu yêu cầu cần phải có biện pháp mở rộng thị trường trong lĩnh vực CN, tiểu thủ CN, Nông - Lâm - Ngư ngiệp hơn nữa, để mở rộng quy mô tín dụng trong các ngành này. Đinh Thị Thanh Võn 19 MSSV:0854027451
  20. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Đối với ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác, doanh số cho vay có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2009, doanh số cho vay ngành thương mại dịch vụ là 119.637 triệu đồng, chiếm 25,7%; Năm 2010 là 154.452 triệu đồng, chiếm 28,6% tổng doanh số cho vay; năm 2011 tăng mạnh lên 253.560 triệu đồng, chiếm 39,7% tổng doanh số cho vay, tương đương mức tăng trưởng 64,17% so với năm 2010. Cho vay ngành thương mại dịch vụ tăng phù hợp với chính sách trong chuyển dịch kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Doanh số cho vay các ngành khác cũng trong xu thế phát triển tương tự, cụ thể năm 2009 đạt được là 60.051 triệu đồng, chiếm 12,9%; năm 2010 là 35.103 triệu đồng, chiếm 6,5%, năm 2011 tăng mạnh lên 77.282 triệu đồng, chiếm 12,1% doanh số cho vay, tương đương mức tăng trưởng 120,16% 2.1.2.2. Tình hình doanh số thu nợ Doanh số thu nợ là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ khoản cho vay của ngân hàng, kể cả khoản cho vay đó được phát ra ở kỳ hiện tại hay kỳ trước đó. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu nợ của ngân hàng bằng con số tuyệt đối, nếu đem so sánh với doanh số cho vay, ta sẽ được con số tương đối để đánh giá khả năng thu nợ của ngân hàng. a. Doanh số thu nợ theo thời gian Bảng 2.4: Doanh số thu nợ theo thời gian Đơn vị: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng +/- % +/- % (%) (%) (%) Doanh số thu nợ 441.790 100 494.263 100 540.397 100 52.473 11,88 46.134 9,33 - Ngắn hạn 360.942 81,7 385.031 77,90 429.237 79,43 24.089 6,67 44.206 11,48 - Trung và dài hạn 80.848 18,3 109.232 22,10 111.160 20,57 28.384 35,11 1.928 1,77 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả HĐKD các năm 2009- 2011) Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh số thu nợ, tăng dần qua các năm cùng với sự tăng trưởng của qui mô cho vay. Năm 2010 doanh số thu nợ ngắn hạn là 385.031 triệu đồng, tăng 24.089 triệu đồng so Đinh Thị Thanh Võn 20 MSSV:0854027451
  21. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh với năm 2009, tương đương mức tăng trưởng 6,67%. Năm 2011 là 429.237 triệu đồng, tăng 49.206 triệu đồng so với năm 2010, đạt mức tăng trưởng 11,48%. Doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng tăng dần qua các năm. Năm 2009 đạt 80.848 triệu đồng, năm 2010 đạt 109.232 triệu đồng, tăng 28.384 triệu đồng so với năm 2009, tương đương mức tăng trưởng 35,11%. Và năm 2011 đạt 111.160 triệu đồng, tăng 1.928 triệu đồng so với năm 2010, tương đương mức tăng trưởng 1,77%. b. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế: Bảng 2.5: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng +/- % +/- % (%) (%) (%) Doanh số thu nợ 441.793 100 494.263 100 540.397 100 52.473 11,88 46.134 9,33 - DNNQD 39.761 9,0 30.447 6,16 25.453 4,71 (9.314) (23,42) (4.994) (16,40) - Hộ sản xuất 395.405 89,5 455.068 92,07 502.839 93,05 59.663 15,09 47.771 10,50 - Các thành phần 6.627 1,5 8.748 1,77 12.105 2,24 2.121 32,01 3.357 38,37 khác. (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả HĐKD các năm 2009- 2011) Hộ sản xuất hoạt động và phát triển tốt, vẫn giữ thế mạnh cả về doanh số cho vay lẫn thu nợ, chiếm tỷ trọng trên 90% và tăng dần qua các năm. Doanh số thu nợ HSX năm 2010 đạt 455.068 triệu đồng tăng 59.663 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số thu nợ HSX là 502.839 triệu đồng, tăng 47.771 triệu đồng so với năm 2010, với tốc độ tăng trưởng là 10,50%. Doanh số thu nợ của các DNNQD chiếm tỷ trọng cao thứ hai, nhưng có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2009 đạt 39.761 triệu đồng, năm 2010 đạt 30.447 triệu đồng, giảm 9.317 triệu đồng, tương đương mức giảm sút 23,42% so với năm 2009. Và năm 2011 giảm xuống còn 25.453 triệu đồng, giảm 4.994 triệu đồng, tương đương mức giảm sút 16,40% so với năm 2010. Đinh Thị Thanh Võn 21 MSSV:0854027451
  22. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Doanh số thu nợ của các cá nhân và thành phần khác chiềm tỉ trọng khiêm tốn nhưng ngày càng tăng. Năm 2009 là 6.627 triệu đồng; năm 2010 là 8.748 triệu đồng, tăng 2.121 triệu đồng so với năm 2009, tương đương mức tăng trưởng 32,01%; năm 2011 là 12.105 triệu đồng, tăng 3.357 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 38,37% so với năm 2010. c. Doanh số thu nợ theo cơ cấu ngành: Bảng 2.6: Doanh số thu nợ theo cơ cấu ngành Đơn vị: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng +/- % +/- % (%) (%) (%) Doanh số thu nợ 441.793 100 494.263 100 540.397 100 52.437 11,88 46.134 9,33 - Nông, lâm, ngư nghiệp 192.180 43,5 217.723 44,05 223.832 41,42 25.543 13,29 6.109 2,81 - CN, tiểu thủ CN 95.427 21,6 112.445 22,75 114.564 21,2 17.018 17,83 2.119 1,88 - Thương mại dvụ 110.448 25,0 121.589 24,6 170.928 31,63 11.141 10,09 49.338 40,58 - Ngành khác 43.738 9,9 42.506 8,6 31.073 5,75 (1.232) (2,82) (11.433) (2,69) (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả HĐKD các năm 2009- 2011) Chiếm trên 40% doanh số thu nợ thuộc về ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Qui mô cho vay lớn đồng thời doanh số thu nợ từ ngành này cũng khá cao. Năm 2010 doanh số đạt 217.723 triệu đồng, tăng 25.543 triệu đồng, tương đương mức tăng trưởng 13,29% so với năm 2009 và đến năm 2011 doanh số tăng thêm 6.109 triệu đồng và đạt 223.832 triệu đồng, tương đương mức tăng trưởng 2,81% so với năm 2010. Đối với ngành thương mại dịch vụ, doanh số thu nợ năm 2009 là 110.448 triệu đồng, năm 2010 là 121.589 triệu đồng, tăng 11.141 triệu đồng, tương đương mức tăng trưởng 10,09% so với năm 2009. Năm 2011 là 170.927 triệu đồng, tăng 49.338 triệu đồng so với năm 2010, tương đương mức tăng trưởng 40,58%. Nhìn chung doanh số thu nợ từ ngành này tăng khá mạnh mẽ. Doanh số thu nợ của ngành CN, tiểu thủ CN cũng tăng dần qua các năm. Năm 2010 đạt 112.445 triệu đồng tăng 17.018 triệu đồng so với năm 2009, Đinh Thị Thanh Võn 22 MSSV:0854027451
  23. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh tương đương mức tăng trưởng 17,83%. Năm 2011 đạt 114.564 triệu đồng, tăng 2.119 triệu đồng so với năm 2010, tương đương mức tăng trưởng 1,88%. Các ngành khác (tiêu dùng, cầm đồ ) thì doanh số thu nợ năm 2010 là 42.506 triệu đồng, giảm1.232 triệu đồng tương đương 2,82% so với năm 2009, và năm 2011 đạt 31.073 triệu đồng, giảm 11.433 triệu đồng, tương đương mức giảm sút 10,8% so với năm 2010. 2.1.2.3. Tình hình dư nợ a. Dư nợ phân theo thời gian: Bảng 2.7: Tình hình dư nợ theo thời gian Đơn vị: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng +/- % +/- % (%) (%) (%) Doanh số dư nợ 355.730 100 402.143 100 499.351 100 46.413 13,05 97.208 24,17 - Ngắn hạn 330.936 93,03 363.135 90,3 408.619 81,83 32.199 9,73 45.484 12,53 - Trung và dài hạn 24.794 6,97 39.008 9,7 90.732 18,17 14.214 57,33 51.724 132,60 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả HĐKD các năm 2009- 2011) Xét về cơ cấu thời hạn cho vay thì tỷ trọng của tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh có tỷ lệ cao nhưng giảm dần theo thời gian. Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011 tỷ trọng của tín dụng ngắn trong tổng doanh số thu nợ chiếm lần lượt 93,03% vào năm 2009; 90,3% vào năm 2010 nhưng đến năm 2011 thì giảm còn 81,83%. Mức độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn tương đối chậm. Mức tăng trưởng của năm 2010 so với năm 2009 là 9,73%; mức tăng trưởng của năm 2011 so với năm 2010 là 12,53%. Trong khi đó, số dư nợ trung và dài hạn cũng tăng dần nhưng với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ hơn so với số dư nợ ngắn hạn. Năm 2010 đạt 39.008 triệu đồng, tăng 14.214 triệu đồng so với 2009 tương đương tôc độ tăng trưởng 57,33%; năm 2011 đạt 90.732 triệu đồng, tăng 51.724 triệu đồng, tương đương 132,60% so với năm 2010. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong Đinh Thị Thanh Võn 23 MSSV:0854027451
  24. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh tổng dư nợ có phần thấp hơn so với dư nợ ngắn hạn nhưng có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2009 và 2010, số dư nợ trung và dài hạn chỉ chiếm lần lượt 6,97% và 9,7%, đến năm 2011 đã tăng lên 18,17% trong tổng dư nợ của Ngân hàng. b. Dư nợ phân theo thành phần kinh tế: Bảng 2.8: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng +/- % +/- % (%) (%) (%) Doanh số dư nợ 355.730 100 402.143 100 499.351 100 46.413 13,05 92.208 24,17 - DNNQD 13.162 3,7 20.107 5.0 39.948 8,0 6.945 52,77 19.841 98,68 - Hộ sản xuất 330.473 92,9 365.548 90,9 423.450 84,8 35.075 10,61 57.902 15,84 - Các thành phần 12.095 3,4 16.488 4,1 35.953 7,2 4.353 35,99 19.465 118,06 khác. (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả HĐKD các năm 2009- 2011) Nhìn vào bảng số liệu, nếu so sánh năm sau với năm trước thì dư nợ của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ sản xuất và các cá nhân và TPKT khác đều có xu hướng tăng dần. Hoạt động trên địa bàn huyện với thế mạnh là kinh tế HSX nên dư nợ HSX của Chi nhánh chiếm tỷ trọng cao nhất, với qui mô cho vay và thu nợ cũng cao nhất. Dư nợ HSX là 330.473 triệu đồng năm 2009. Năm 2010 dư nợ HSX là 365.548 triệu đồng, tăng 10,61 %so với năm 2010 và đến năm 2011 thì tốc độ tăng trưởng dư nợ HSX là 15,84% và đạt 423.450 triệu đồng, tăng 57.902 triệu đồng so với năm 2010. DNNQD những năm gần đây ngày càng đa dạng hóa loại hình dịch vụ, hoạt động SXKD tốt nên dư nợ cũng không ngừng tăng lên. Đặc biệt năm 2011 dư nợ cho vay tăng đến 98,68% đạt 39.948 triệu đồng. Trong quá trình thắt chặt tín dụng đối với các DNNN hoạt động không hiệu quả thì Chi nhánh lại thực hiện gia tăng tín dụng đối với bộ phận HSX và DNNQD. Việc cấp phát tín dụng đối với thành phần kinh tế có Đinh Thị Thanh Võn 24 MSSV:0854027451
  25. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh tính chủ động, có trách nhiệm với đồng vốn bỏ ra, những doanh nghiệp buộc phải làm ăn có hiệu quả để đảm bảo sự sống còn, sẽ làm tăng hiệu quả của đồng vốn tín dụng mà ngân hàng cấp phát. Qua việc này, Chi nhánh đã gián tiếp góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển. Tuy nhiên, việc tăng cấp phát tín dụng đối với bộ phận này cũng đặt Chi nhánh dưới những thách thức lớn, đó là có thể gặp phải những rủi ro đạo đức của khách hàng gây ảnh hưởng tới ngân hàng. Vì vậy mà việc đưa ra được chuẩn mực xếp loại khách hàng sẽ là ưu tiên phát triển trong thời gian tới của Chi nhánh. Dư nợ cho vay cá nhân và các TPKT khác tại Chi nhánh cũng có sự tăng trưởng rõ rệt. Năm 2009, dư nợ là 12.095 triệu đồng chiếm 3,4% tổng dư nợ. Năm 2010, mức tăng trưởng là 35,99% so với năm 2009, đạt 16.488 triệu đồng. Năm 2011, mức tăng trưởng đạt 118,06% so với năm 2010, với số dư nợ là 15.756 triệu đồng, chiếm 7,2% tổng dư nợ. c. Dư nợ phân theo cơ cấu ngành: Bảng 2.9: Tình hình dư nợ theo cơ cấu ngành Đơn vị: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng +/- % +/- % (%) (%) (%) Doanh số dư nợ 355.730 100 402.143 100 499.531 100 46.143 13,05 97.208 24,17 - Nông, lâm, ngư 105.075 30,1 113.123 28,13 76.978 15,41 8.048 7,66 (36.145) (31,95) nghiệp - Thủy sản, muối 88.039 22,5 84.933 21,12 77.927 15,6 (3.106) (3,53) (7.006) (8,25) - CN, tiểu thủ CN 48.735 13,7 60.241 14,98 48.604 9,73 11.506 23,61 (11.637) (19,38) - Thương mại 101.383 28,5 131.501 32,7 215.348 43,11 30.118 29,71 83.847 63,76 dịch vụ - Ngành khác 18.498 5,2 12.345 3,07 80.924 16,2 (6.153) (33,26) 86.579 555,52 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả HĐKD các năm 2009- 2011) Đinh Thị Thanh Võn 25 MSSV:0854027451
  26. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Hoạt động trên địa bàn với ngành sản xuất chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp nên dư nợ của ngành này chiểm tỷ trọng cao nhất. Năm 2009 tổng dư nợ là 105.075 triệu đồng, năm 2010 đạt 113.123, tăng 8.048 triệu đồng, tương đương mức tăng trưởng 7,66% so với năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ ngành này là 76.978 triệu đồng, giảm 36.145 triệu đồng, tương đương mức giảm sút 31,95% so với năm 2010. Ngành Thương mại dịch vụ chiếm dư nợ cao thứ hai trong tổng dư nợ và không ngừng tăng qua các năm. Đặc biệt năm 2011, mức dư nợ là 215.348 triệu đồng, tăng 83.847 triệu đồng so với năm 2010, tương đương mức tăng trưởng là 63,76%. Cũng nằm trong xu hướng tăng trưởng như ngành thương mại dịch vụ, các ngành khác bao gồm tiêu dùng, cầm đồ, xuất khẩu lao động cũng tăng mạnh vào năm 2011. Cụ thể, dư nợ các ngành khác năm 2011 là 80.924 triệu đồng, chiếm 16,2 trong tổng cơ cấu dư nợ, tăng so với năm 2010 là 86.579 triệu đồng, tương đương 555,52%. 2.1.2.4. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn tín dụng. Doanh số thu nợ trong kỳ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân trong kỳ Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân trong kỳ = 2 Bảng 2.10: Vòng quay vốn tín dụng Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Doanh số thu nợ 441.793 494.263 540.397 Dư nợ vay bình quân 374.401 378.937 450.747 Vòng quay vốn tín dụng(vòng) 1,18 1,30 1,20 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả HĐKD các năm 2009- 2011) Đinh Thị Thanh Võn 26 MSSV:0854027451
  27. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Vòng quay vốn tín dụng phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Chỉ tiêu này được tính toán để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng, giải quyết hợp lý giữa 3 lợi ích: nhà nước, khách hàng và ngân hàng. Doanh số thu nợ năm 2009 đạt 441.793 triệu đồng, dư nợ vay bình quân đạt 374.401 triệu đồng nên số vòng quay vốn là 1,18 vòng. Sau đó vào năm 2010, doanh số thu nợ đạt 494.263 triệu đồng, dư nợ bình quân đạt 378.937 triệu đồng khiến cho vòng quay vốn tín dụng tăng 0,22 vòng so với năm 2009 và đạt 1,30 vòng. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì nó thể hiện vốn đầu tư được quay vòng nhanh. Tuy nhiên đến năm 2011, doanh số thu nợ đạt 540.397 triệu đồng, dư nợ vay bình quân đạt 450,747 triệu đồng nên vòng quay vốn tín dụng là 1,20 vòng, giảm so với năm 2010 là 0,1 vòng. Như vậy năm 2011 vốn đầu bị động hơn so với năm 2010. Nhìn chung vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng còn chưa được cao và phát triển không ổn định vì vậy NHNo&PTNT Quỳnh Lưu cần phải đẩy mạnh vòng quay vốn tín dụng hơn nữa để nâng cao chất lượng tín dụng. 2.1.2.5. Phân tích tình hình cho vay, thu nợ Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay Bảng 2.11 : Hệ số thu nợ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh số cho vay 465.513 540.041 638.691 Doanh số thu nợ 441.793 494.263 540.397 Hệ số thu nợ 1,05 1,09 1,18 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2009-2011) Hệ số thu nợ của Ngân hàng trong năm 2009 - 2011 là tương đối tốt, có xu hướng tăng lên. Năm 2009 doanh số cho vay đạt 465.513 triệu đồng, doanh số thu nợ đạt 441.793 triệu đồng do vậy chỉ tiêu hệ số thu nợ là 1,05 lần. Năm 2010 doanh số cho vay là 540.041 triệu đồng, doanh số thu nợ là 494.263 triệu Đinh Thị Thanh Võn 27 MSSV:0854027451
  28. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh đồng nên hệ số thu nợ là 1,09 lần. Năm 2011 hệ số thu nợ đạt 1,18 lần; tăng vượt bậc so với năm 2010 do doanh số cho vay đạt 638.691 triệu đồng, doanh số thu nợ đạt 540.397 triệu đồng. Như vậy có thể thấy công tác thu nợ của NHNo&PTNT Quỳnh lưu tương đối tốt, tuy nhiên Ngân hàng cũng như đội ngũ nhân viên tín dụng cần phải không ngừng cố găng, nỗ lực hơn nữa để chỉ tiêu này đạt được kết quả tốt hơn. 2.1.2.6. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn Tổng dư nợ Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng nguồn vốn huy động Hiệu suất sử dụng vốn phản ánh việc ngân hàng đã cho vay bao nhiêu phần của nguồn vốn huy động được. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng hoạt động bình thường. Nếu chỉ tiêu này bằng 1 tức là ngân hàng huy động được bao nhiêu thì cho vay bấy nhiêu, lúc này nguy cơ rủi ro thanh khoản đã bắt đầu xuất hiện vì khách hàng có thể đến rút tiền bất cứ lúc nào. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 có nghĩa ngân hàng đã sử dụng các nguồn khác để cho vay, lúc này rủi ro thanh khoản đã trở nên tương đối cao. Bảng 2.12 : Hiệu suất sử dụng vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng dư nợ 355.730 402.143 499.351 Tổng nguồn vốn huy động 381.415 455.428 509.568 Hiệu suất sử dụng vốn (%) 0,93 0,83 0,98 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả HĐKD các năm 2009- 2011) Hiệu suất sử dụng của Ngân hàng đạt yêu cầu, cho thấy Ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả đồng vốn huy động được. Năm 2009 hiệu suất sử dụng vốn đạt 0,93%; năm 2010 đạt 0,83% và năm 2011 đạt 0,98%. Nhưng nếu chỉ dùng chỉ tiêu này để đánh giá chất lượng tín dụng thì chưa đủ và có phần chưa chính xác vì trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì có hơn 60% là nguồn vốn nhận điều chuyển từ cấp trên do đó mà chỉ tiêu này chỉ phản ánh một phần nào đó chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. Ngân hàng cần có nhiều giải pháp tích cực Đinh Thị Thanh Võn 28 MSSV:0854027451
  29. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh để tăng nguồn vốn huy động giá rẻ, giảm hiệu suất sử dụng vốn xuống thấp hơn nữa. 2.1.2.7. Phân tích tình hình nợ quá hạn và nợ xấu Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không có khả năng trả cho Ngân hàng lãi và vốn gốc khi đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng và có khả năng mất vốn. Tỷ lệ này cho ta biết tại thời điểm xác định cứ 100 đồng ngân hàng đã cho vay thì có bao nhiêu đồng ngân hàng không thể thu hồi. Tổng nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ Bảng 2.13: Tình hình nợ quá hạn Đơn vị: Triệu đồng 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 +/- % +/- % Tổng dư nợ 355.730 402.143 499.351 46.143 13,05 97.208 24,17 Nợ quá hạn 7.680 8.060 12.689 380 4,9 4.629 57,43 Tỷ lệ nợ quá hạn 2,16 2,00 2,54 (0,16) (7,4) 0,54 27 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả HĐKD các năm 2009- 2011) Xét tình hình nợ quá hạn trong 3 năm qua ta thấy tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh là tương đối lớn. Năm 2009, nợ quá hạn là 7.680 triệu đồng, chiếm 2,16% tổng dư nợ. Đến năm 2010, tỉ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn 2,00% tức 8.060 triệu đồng, tương đương 33,75% so với năm 2009. Năm 2011, nợ quá hạn tăng nhanh so với năm 2010 là 12.689 triệu đồng, chiếm 2,54% tổng dư nợ, nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng của đợt rét đậm rét hại kéo dài, dịch bệnh diễn biến phực tạp làm cho công tác thu nợ từ người dân gặp khó khăn, nạn đề hụi trên địa bàn huyện, xã xuất hiện nhiều trường hợp vỡ hụi dẫn đến nợ mất khả năng thanh toán dây chuyền. Điều này đặt ra cho NHNo&PTNT Quỳnh Lưu yêu cầu cấp thiết phải nâng cao nghiệp vụ thu nợ, cho vay để hạn chế tình trạng nợ quá hạn. Đinh Thị Thanh Võn 29 MSSV:0854027451
  30. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Bảng 2.14: Tình hình nợ quá hạn theo cơ cấu Đơn vị: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Tỉ Tỉ Tỉ Số Số Số trọng trọng trọng +/- (%) +/- (%) tiền tiền tiền (%) (%) (%) Nợ quá hạn 7.680 100 8.060 100 12.689 100 380 4,95 4.629 57,43 - Nhóm 2 4.665 60,74 5.268 65,36 8.811 69,44 603 12,93 3.543 67,25 - Nhóm 3 661 8,61 1.057 13,12 244 1,92 396 59,91 (813) (76,91) - Nhóm 4 1.511 19,67 1.241 15,4 2.279 17,96 (270) (17,87) 1.038 83,64 - Nhóm 5 843 10,98 493 6,12 655 5,16 (350) (41,52) 162 32,86 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả HĐKD các năm 2009- 2011) Nợ nhóm 2 hay còn gọi là nợ cần chú ý, là các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, tuy đã quá hạn nhưng vẫn có khả năng thu hồi cao và chiếm tỷ trọng lớn trong nợ quá hạn. Năm 2009 nợ cần chú ý là 4.665 triệu đồng, chiếm 60,74% tổng nợ quá hạn. Đến năm 2010, nợ cần chú ý tăng 603 triệu đồng, tương đương mức tăng trưởng 12,93% so với năm 2009, đạt 5.268 triệu đồng và chiếm 65,36% tổng nợ quá hạn. Năm 2011 nợ cần chú ý tăng lên mạnh, đạt 8.811 triệu đồng, tăng 3.543 triệu đồng so với năm 2010, tương đương mức tăng trưởng 67,25%. Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) là các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày cần phải thu hồi. Năm 2009 nợ dưới tiêu chuẩn là 661 triệu đồng. Đến năm 2010, nợ cần dưới tiêu chuẩn tăng 396 triệu đồng, tương đương mức tăng trưởng 59,91% so với năm 2009, đạt 1057 triệu đồng. Năm 2011 nợ dưới tiêu chuẩn là 1.051 triệu đồng, giảm 813 triệu đồng, tương đương 76,91% so với năm 2010 . Nợ nhóm này giảm nguyên nhân là do một phần nợ đã được thu hồi. Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) là khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Năm 2009 nợ nghi ngờ là 1.511 triệu đồng, chiếm 19,67% tổng nợ quá hạn. Đến năm 2010, nợ nghi ngờ đạt 1.241 trệu đồng, giảm 270 triệu đồng, tương đương 17,87% so với năm 2009 và chiếm 15,4% trong tổng nợ quá hạn. Năm 2011 nợ cần chú ý tăng lên mạnh, đạt 2.279 triệu đồng, tăng 1.038 triệu đồng so với năm Đinh Thị Thanh Võn 30 MSSV:0854027451
  31. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh 2010, tương đương 83,64%. Nguyên nhân do các khoản nợ trước chưa thu hồi được dẫn đến việc gia tăng khoản nợ này. Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) của Ngân hàng khá cao, đây là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Năm 2009 là 843 triệu đồng, chiếm 10,98% tổng nợ quá hạn. Năm 2010 giảm 350 triệu đồng còn 493 triệu đồng. Đến năm 2011, nợ có khả năng mất vốn là 655 triệu đồng, chiếm 5,16% dư nợ quá hạn, tăng 162 triệu đồng so với năm 2010 và tương đương với mức tăng trưởng 32,86%. Những khoản nợ đến 180 ngày là những khoản nợ vẫn nằm trong tầm kiểm soát, nghĩa là khả năng thu hồi còn rất cao. Ngoài việc thu hồi vốn gốc, Ngân hàng còn thu thêm khoản tiền lãi phạt. Riêng các khoản nợ còn lại, tuy Ngân hàng chưa thu được vốn đúng như dự kiến nhưng đây là những khoản nợ có tài khoản đảm bảo nên hoàn toàn có thể thu hồi được thông qua thanh lý đấu giá tài sản. Ngân hàng cần có sự phối hợp với cơ quan tòa án, cơ quan thi hành án để thực hiện việc phát mãi tài sản . Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ xấu Đơn vị: Triệu đồng 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 +/- % +/- % Tổng dư nợ 355.730 402.143 499.531 46.143 13,05 97.208 24,17 Nợ xấu 3.015 2.792 3.878 (223) (7,40) 1.086 38,90 Tỷ lệ nợ xấu 0,85 0,69 0,78 (0,16) (18,82) 0,09 13,04 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả HĐKD các năm 2009- 2011) Trong tổng dư nợ quá hạn thì dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 là nhóm nợ xấu. Năm 2009, nợ xấu 3.015 triệu đồng, chiếm 0,85% tổng dư nợ. Năm 2010, số nợ xấu là 2.792 triệu đồng, chiếm 0,69% trong tổng dư nợ, giảm 223 triệu đồng so với năm 2009, tương đương mức giảm sút 7,40%. Năm 2011, số nợ xấu là 3.878 triệu đồng chiếm 0,78% trong tổng dư nợ, tăng 1.086 triệu đồng so với năm 2010, tương đương mức tăng trưởng 38,90%. Đinh Thị Thanh Võn 31 MSSV:0854027451
  32. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Như vậy, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh tuy nằm trong mức có thể chấp nhận được nhưng vẫn còn cao, vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của NHNo Quỳnh Lưu. Ngân hàng cần đi sâu vào phân tích từng món nợ quá hạn, xác định nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, tìm ra đâu là nguyên nhân khách, quan nguyên nhân chủ quan, xem xét lại quy trình cho vay của cán bộ tín dụng, xem có vấn đề tiêu cực trong quy trình cho vay hay không và tìm ra hướng xử lý phù hợp, hiệu quả. 2.1.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại NHNN&PTNN Chi nhánh Quỳnh Lưu. 2.1.3.1. Những thành tựu đạt được Được thành lập từ rất sớm nên NHNo&PTNT huyện Quỳnh Lưu đã khẳng định được vị trí của mình trên địa bàn và có những thành công đáng khích lệ, nhất là trong lĩnh vực tín dụng thể hiện ở một số mặt sau:  Mức độ cấp tín dụng không ngừng được mở rộng với doanh số cho vay và dư nợ tín dụng qua các năm, nâng dần thị phần cấp tín dụng của Ngân hàng trên địa bàn. Cho vay được mở rộng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tại địa bàn tạo được công ăn việc làm cho người lao động, góp phần vào sự ổn định chung của xã hội.  Hoạt động của Ngân hàng đã đi vào quan hệ ổn định với khách hàng, đã thiết lập được các quan hệ với khách hàng truyền thống. Định hướng tạo dựng quan hệ đối với bộ phận doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày một tốt hơn. Việc tạo lập được quan hệ tốt với khách hàng trong đó có các công ty lớn giúp Ngân hàng nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng.  Nợ xấu tại Chi nhánh trong tổng dư nợ luôn đạt mức dưới 1%. Công tác thu nợ được đẩy mạnh. Quy trình thu nợ được xây dựng theo chuẩn chung và sẽ cho hiệu quả cao hơn trong công tác theo dõi khách hàng và thu nợ. Việc nợ xấu được duy trì ở tỷ lệ thấp có phần đóng góp từ định hướng thắt chặt cho vay trong thời gian qua. Tuy nhiên, nếu việc thắt chặt cho vay cứ kéo dài thì cũng là điều không tốt. Chi nhánh cần có những giải pháp cụ thể để giảm thắt chặt cho vay mà vẫn đảm bảo chất lượng cấp tín dụng.  Tuân thủ đúng đắn các quy định của pháp luật và các quy trình nghiệp vụ trong cho vay. Thủ tục hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng được cán bộ tín Đinh Thị Thanh Võn 32 MSSV:0854027451
  33. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh dụng hoàn thành nhanh chóng nhất có thể và khách hàng luôn được tạo điều kiện thuận lợi để có thể vay vốn ngân hàng.  Là một Chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh luôn thực hiện đúng và đầy đủ các mục tiêu mà Ngân hàng cấp trên đã đề ra. Chỉ đạo đúng đắn, nghiêm túc đối với các đơn vị cấp dưới trong mục tiêu, chiến lược kinh doanh đã được giao phó.  Phong cách làm việc của CBCNV trong Ngân hàng và các đơn vị trực thuộc luôn được đảm bảo đúng tác phong, thái độ lịch sự, hòa nhã đối với khách hàng, tạo được văn hóa làm việc chung cho đơn vị xứng với mục tiêu: “Vì sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành đạt của Ngân hàng”. Các thành công trên tuy chưa phải là nhiều nhưng cũng là đáng kể đối với NHNo&PTNT Quỳnh Lưu. Để có được những thành công này là sự phấn đấu hết mình của đội ngũ CBCNV toàn Ngân hàng, sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo và một phần rất lớn của việc cải tiến trang thiết bị công nghệ ngân hàng và đào tạo cán bộ. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng nhận được sự quan tâm và tạo điều kiện hết sức thuận lợi của Chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành Chính những yếu tố này đã đưa đến sự thành công cho Chi nhánh. 2.1.3.2. Hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại † Những mặt hạn chế: Để đạt được những thành công nêu trên tại Ngân hàng thì tập thể CBCNV đã không ngừng nỗ lực và cố gắng. Mặc dù mọi hoạt động của Chi nhánh đã được đánh giá là đạt tiêu chuẩn nhưng tại đây vẫn còn tồn tại một số vấn đề hạn chế cần được khắc phục như:  Về đối tượng khách hàng cấp tín dụng còn tập trung nhiều vào bộ phận khách hàng truyền thống là thành phần HSX, Chi nhánh cần chú ý tìm hiểu và khai thác các đối tượng khách hàng giàu tiềm năng như thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh hơn nữa Điều này làm cho cơ cấu tín dụng tại Chi nhánh cân bằng hơn nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng.  Phương thức cho vay chủ yếu là vay từng lần, mỗi lần vay người vay vốn phải lập hồ sơ vay từng lần và ngân hàng phải thực hiện đầy đủ quy trình vay vốn. Phương thức này chỉ phù hợp với những khách hàng có quan hệ tín dụng không thường xuyên, còn đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và vay với mục đích SXNN mang tính thời vụ thì phương thức này gây bất lợi cho khách hàng và ngân hàng. Đinh Thị Thanh Võn 33 MSSV:0854027451
  34. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh  Mặc dù trong giai đoạn 2009 - 2011 nguồn vốn nội tệ huy động liên tục tăng nhưng vẫn phải sử dụng vốn cấp trên nhiều nên chưa có sự chủ động trong việc cân đối nguồn vốn để cho vay phát triển kinh tế địa phương.  Tỷ lệ nguồn vốn trung và dài hạn còn quá thấp trong tổng dư nợ. Việc nắm bắt các thông tin tín dụng tại Chi nhánh còn rất hạn chế gây ảnh hưởng tới công tác thẩm định trước khi cho vay, theo dõi trong cho vay và duy trì quan hệ sau cho vay với khách hàng. Nguồn thông tin còn chưa cập nhật đã dẫn đến những hậu quả to lớn đối với chất lượng tín dụng của Chi nhánh.  Nợ quá hạn tại Chi nhánh tuy có tỷ lệ cao trong tổng dư nợ và tăng qua các năm, điều này làm cho lợi nhuận chung của Chi nhánh không cao cũng như có ảnh hưởng không tốt tới chất lượng tín dụng. Nợ quá hạn không giảm nhiều một phần cũng phải kể đến năng lực của cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định vẫn chưa cao nên khi xét duyệt cho vay đã không xác định đúng mức độ rủi ro của dự án. Đôi khi còn có hiện tượng tiêu cực trong cấp phát tín dụng dẫn đến cho vay đối với khách hàng không đủ tiêu chuẩn.  Số lượng cán bộ còn ít so với khối lượng công việc và địa bàn phụ trách. Với địa bàn hoạt động 33 xã và thị trấn, bình quân mỗi cán bộ tín dụng phụ trách gần 1000 khách hàng, có cán bộ phải phụ trách 2, 3 xã. Khối lượng công việc nhiều do đó quá trình thẩm định còn sơ sài, sự căng thẳng, quá tải nhiều khi khiến CBTD không thân thiện, nhiệt tình gây khó chịu cho khách hàng và có thể mất khách hàng vì phong cách phục vụ không tốt. † Nguyên nhân tồn tại những hạn chế :  Do ngân hàng hoạt động trên địa bàn nông thôn, trình độ của người dân còn hạn chế, khả năng tiếp cận thông tin với ngân hàng còn kém, thiếu kinh nghiệm sản xuất nên dẫn đến việc hiệu quả không cao dẫn đến việc không trả được nợ hay trả nợ không đúng hạn.  Ngân hàng chưa làm tốt công tác Maketing Ngân hàng , chưa đi sâu vào nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ, đa dạng hóa các hình thức đầu tư.  Sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản là hai nghành kinh tế chủ đạo trong huyện song đặc trưng của nghành sản xuất này là phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên tỷ lệ rủi ro cao hơn các nghành sản xuất khác. Đinh Thị Thanh Võn 34 MSSV:0854027451
  35. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh  Do trong khi nền kinh tế địa bàn không phải là vô hạn nhưng mật độ các ngân hàng mọc lên nhiều với quy mô lớn, làm cạnh tranh ngày càng cao và khó khăn về mọi hoạt động.  Do hiện nay sự biến động giá cả thị trường làm cho giá vàng tăng lên nên dân cư tập trung tiết kiệm bằng vàng thay vì gửi tiết kiệm.  Do các dự án chăn nuôi bò lai sin, bò sữa, dứa không có hiệu quả dẫn đến để nợ vay Ngân hàng tồn đọng chưa thu hồi được.  Do việc giao khoán các chỉ tiêu huy động vốn, thu nợ gắn với chi trả tiền lương đến cán bộ công nhân viên làm chưa triệt để, đạt hiệu quả không cao.  Do trình độ của các hộ cho vay còn hạn chế, khả năng lập dự án kém, cán bộ tín dụng phải hướng dẫn hay tự mình lập PAKD, tính toán các chi phí, sau đó tự mình thẩm định lại nên làm cho hoạt động thẩm định chỉ mang tính hình thức, các con số về chi phí và vốn cơ bản không phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của khách hàng mà chỉ là đánh giá chủ quan của CBTD. Để tiếp tục phát huy những thành công đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Quỳnh Lưu, đưa chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày một được nâng cao, cần nghiên cứu một số giải pháp trọng điểm cũng như xây dựng những định hướng phát triển cụ thể cho hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng. 2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Quỳnh Lưu. 2.2.1. Định hướng và mục tiêu hoạt động Trong thời gian tới, Ngân hàng Quỳnh Lưu tiếp tục thực hiện phương châm phát triển an toàn và hiệu quả nhằm khẳng định vị thế lớn mạnh của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Ngân hàng tiếp tục thực hiện đường lối kinh doanh theo hướng đã chọn. Cụ thể là: - Tăng trưởng đều và vững chắc, đảm bảo tăng trưởng gắn với phát triển. Đó là mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh gắn liền với nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh. - Đảm bảo tỷ trọng hợp lý giữa nguồn vốn và dư nợ. Thực hiện công tác cho vay có chọn lọc trong phạm vi khả năng kiểm soát của Chi nhánh. Đinh Thị Thanh Võn 35 MSSV:0854027451
  36. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh - Gắn công tác tổ chức cán bộ với đào tạo nâng cao trình độ cán bộ với mở rộng mạng lưới hoạt động. Đảm bảo ổn địng việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh. - Các chỉ tiêu phấn đấu: TT Nội dung Mục tiêu 1 Tổng nguồn vốn huy động tăng bình quân 20%/năm 2 Tổng dư nợ bình quân 20%/năm 3 Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ < 0,5% 4 Chênh lệch lãi suất 0,4% 5 Lợi nhuận tối thiểu bình quân tăng 5 - 10% 6 Tỷ lệ nợ xấu <1% Ngoài ra phải tăng cường mở rộng hoạt động dịch vụ, đảm bảo chất lượng tín dụng, chi tiêu hợp lý, phấn đấu hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế cho Nhà nước, Bảo hiểm xã hội, đủ lương, có thưởng và các chế độ cho người lao động. 2.2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Có nhiều giải pháp khác nhau để có thể nâng cao chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Tùy vào từng thực trạng tại mỗi Ngân hàng mà ta có thể đưa ra được những giải pháp cụ thể khác nhau. Và sau đây là một số giải pháp đối với NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Quỳnh Lưu. 2.2.2.1. Tăng cường công tác đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CBTD ngoài việc tinh thông nghiệp vụ cũng cần phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo và có sự am hiểu cần thiết đối với kiến thức khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp từ đó tư vấn, gợi ý và hướng dẫn người nông dân sản xuất. Cần phải tạo điều kiện thuận lợi để CBTD không ngừng đựơc đào tạo và tiếp thu những trình độ mới. Chi nhánh cần định kỳ tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ để phổ biến kiến thức mới và kinh nghiệm cho vay đến từng cán bộ tín dụng. Cần có việc kiểm tra giám sát chặt chẽ công tác đào tạo và nên thực hiện kiểm tra lại sau khi đào tạo cho cán bộ. Ngoài ra cũng cần phải giáo dục tư cách, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Những người làm công tác tín dụng là những người trực tiếp gặp gỡ Đinh Thị Thanh Võn 36 MSSV:0854027451
  37. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh khách hàng, thẩm định khách hàng, xem xét tài sản thế chấp Do đó phải thường xuyên làm công tác tư tưởng cho nhân viên tín dụng. 2.2.2.2 Cho vay tập trung có trọng điểm Cần đầu tư vốn tập trung có trọng điểm, đối với những khách hàng thuộc những ngành, vùng có tiềm năng lớn và phát triển bền vững. Để tránh rủi ro, nguyên tắc ‘thận trọng’ cần được Ngân hàng quan tâm. Vì vậy, Chi nhánh phải chọn lọc khách hàng một cách kỹ lưỡng. Chi nhánh cần giữ vững khách hàng truyền thống, chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại sản xuất có hiệu quả trên địa bàn. Bám sát vào các chương trình kinh tế trọng điểm của huyện như cho vay theo mô hình cánh đồng trên 50 triệu/ha/năm, cho vay nuôi bò thịt, lợn sữa, cho vay phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay phục vụ đời sống. Cho vay phải thực hiện đúng qui trình nghiệp vụ, nghiêm túc thực hiện chế độ giao khoán chỉ tiêu dư nợ, thu nợ, nợ xấu cho từng đơn vị, từng CBTD và trả lương theo kết quả hoàn thành chỉ tiêu được giao. 2.2.2.3. Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay  Định kì hàng tháng, hàng quý cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của ngân hàng thông qua sổ sách hạch toán theo dõi của khách hàng, hoá đơn chứng từ cũng như thông qua việc thị sát tiến độ thực hiện dự án, phương thức sản xuất kinh doanh của khách hàng.  Khi nhận được các báo cáo tài chính của khách hàng cán bộ tín dụng phải theo dõi, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng vay vốn để xác định các biến động ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng.  Đối với tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị, nhà xưởng cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra trên hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như: mất mát, hư hỏng, làm giảm giá trị, có sự chuyển nhượng người sở hữu, những biến động về giá trị thị trường của tài sản. Còn đối với trường hợp bảo đảm là bảo lãnh của bên thứ ba, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi năng lực tài chính của người bảo lãnh. Đinh Thị Thanh Võn 37 MSSV:0854027451
  38. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Bên cạnh công tác kiểm tra, kiểm soát khách hàng, Chi nhánh cũng phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nội bộ để có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. 2.2.2.4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng chính là cơ sở để hình thành các khoản vay tốt, có độ an toàn cao. Và để hình thành bước công việc này cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau: a. Nâng cao khả năng thu thập thông tin, khả năng đánh giá, phân tích khách hàng Nguồn thông tin mà cán bộ tín dụng nhận được chính là từ bộ hồ sơ vay vốn do khách hàng cung cấp. Tuy nhiên trong điều kiện Việt Nam hiện nay, tính chính xác của nguồn thông tin này thường không cao. Do đó, cán bộ tín dụng cần phải thu thập thêm các thông tin thông qua việc trực tiếp gặp gỡ khách hàng, phỏng vấn, tham quan nhà xưởng, xem xét tài sản thế chấp giúp ngân hàng có những nhận định chính xác hơn. Ngoài nguồn thông tin trên cán bộ tín dụng còn có thể thu thập thông tin từ các ngân hàng khác đã có quan hệ với người vay, những doanh nghiệp có quan hệ với người xin vay, đặc biệt là các doanh nghiệp bán nguyên vật liệu và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của khách hàng. Qua đó có thể thấy được rõ hơn về năng lực tài chính, năng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của khách hàng. Những người làm công tác cho vay cũng cần quan tâm đến nguồn thông tin từ trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, từ thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước, thông tin từ báo chí, internet b. Công tác quản lý nợ Chấp hành nghiêm túc các quyết định hiện hành về hoạt động tín dụng, phát hiện và kiến nghị kịp thời những điều bất hợp lý, không phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước, để có biện pháp khắc phục kịp thời, thực hiện tốt các điều khoản quy định trong chế độ, thể lệ tín dụng về quy trình, thủ tục xét duyệt cho vay, quản lý hồ sơ vay vốn, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng Chi nhánh cần tiến hành kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng có tài sản thế chấp, bảo đảm tài sản thế chấp phải có đầy đủ các yếu tố điều kiện (pháp lý, giá trị) để phát mại dễ dàng khi cần thiết. Cần phát hiện và ngăn chặn kịp thời Đinh Thị Thanh Võn 38 MSSV:0854027451
  39. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh hành vi của khách hàng làm ảnh hưởng đến mức độ an toàn của khoản tiền cho vay (như lừa đảo, vay của ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác ). Chi nhánh cần tăng cường trách nhiệm của các cấp, các bộ phận trong việc cấp tín dụng, theo dõi chặt chẽ việc hạn mức tín dụng theo hướng:  Thành lập thêm bộ phận quản lý rủi ro: bao gồm những người có trình độ chuyên môn tốt, có tích lũy kinh nghiệm trong công tác tín dụng.  Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các bộ phận trong việc tham gia xét duyệt cho vay. Thực hiện các biện pháp trên sẽ có tác dụng tăng cường trách nhiệm của các bộ phận độc lập trong việc phối hợp với nhau để xét duyệt cho vay. Nhờ đó có thể quản lý tốt các khoản cho vay ngay từ khâu đầu, tăng cường tính hợp pháp phối hợp giữa các bộ phận đơn vị trong Chi nhánh. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi cấp tín dụng ngày càng trở nên phức tạp với quy mô lớn. Đánh giá phân loại các khoản nợ để lượng định được rủi ro trong quá trình cho vay. Hầu hết tất cả các NHTM hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phân loại nợ theo quyết định 493/QĐ-NHNN-2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. c. Giải quyết nợ quá hạn Để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng tổn thất trong tương lai của ngân hàng, song song với việc thực hiện nghiêm túc về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng nhà nước, chi nhánh cần phân tích nguyên nhân, thực trạng nợ quá hạn để đưa ra các giải pháp khắc phục. Trong trường hợp khách hàng có khả năng tài chính khó khăn tạm thời song vẫn còn khả năng và ý chí trả nợ, chi nhánh nên áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay thêm, gia hạn nợ Điều này một mặt góp phần tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ, một mặt góp phần củng cố mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng. Trong trường hợp khách hàng cố tình chây ì không có khả năng trả nợ chi nhánh nên thực hiện chính sách thanh lý như bán tài sản thế chấp, phong toả tài sản thế chấp, trong trường hợp tài sản thế chấp không đủ để xử lý rủi ro tín dụng thì dùng nguồn dự phòng để xử lý. Song song với những biện pháp trên, Chi nhánh cũng nên chú ý đến việc tận thu nợ ngoại bảng. Việc tận thu nợ ngoại bảng hay đã xử lý rủi ro chính là góp phần lành mạnh hoá tài chính của Chi nhánh. Đồng thời trong quá trình tận Đinh Thị Thanh Võn 39 MSSV:0854027451
  40. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh thu nợ ngoại bảng ngân hàng cần chú trọng vấn đề bảo mật thông tin, không được tiết lộ thông tin cho khách hàng biết về việc đã xử lý rủi ro tín dụng, tránh tình trạng khách hàng biết cố tình chây ì không trả. 2.2.2.5. Các giải pháp hỗ trợ khác a. Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn tạo điều kiện cho hoạt hộng tín dụng của ngân hàng giúp cho ngân hàng có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Tính chất và đặc điểm của nguồn huy động được ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tín dụng của ngân hàng. Do đó cần phải đẩy mạnh hoạt động huy động vốn đồng thời xây dựng cơ cầu nguồn huy động hợp lý nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh. b. Nâng cao trình độ công nghệ ngân hàng Công nghệ ngân hàng là một yêu cầu hết sức cơ bản. Do kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt, nhu cầu về thông tin và xử lý thông tin một cách chính xác và hiệu quả là điều vô cùng quan trọng đối với ngân hàng. Do đó cần phải chú trọng nâng cao trình độ công nghệ ngân hàng từ đó phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh nói chung cũng như công tác tín dụng nói riêng. c. Cho vay gắn liền với sử dụng các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng (dịch vụ tài khoản thanh toán, phát hành thẻ tín dụng và dịch vụ ngân hàng điện tử) Đây là các dịch vụ bổ trợ cho hoạt động tín dụng nhằm giảm chi phí hoạt động cho ngân hàng và tăng thêm tiện ích cho khách hàng góp phần thu hút thêm khách hàng và việc quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng tốt hơn. d. Đẩy mạnh các hoạt động marketing Vai trò của marketing trong kinh doanh nói chung và trong kinh doanh ngân hàng nói riêng là không thể phủ nhận. Trước hết, marketing tham gia vào việc giải quyết những vấn đề cơ bản của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hoạt động marketing trở thành cầu nối gắn kết hoạt động của ngân hàng với thị trường. Đặc biệt hoạt động marketing tạo vị thế cạnh tranh cho ngân hàng. Do đó trong thời gian tới ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động marketing hơn nữa để thu hút khách hàng. Đinh Thị Thanh Võn 40 MSSV:0854027451
  41. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Đối với Nhà nước và Chính phủ - Chính phủ cần hoàn chỉnh đề án nghiên cứu cải tiến cách định giá tài sản đảm bảo bằng việc xem xét khung giá đối với quyền sử dụng đất sao cho phản ánh được giá cả thị trường và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách trong việc đánh giá bất động sản. - Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên cơ chế bảo lãnh một phần nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng thông qua việc gánh chịu một phần rủi ro tín dụng. Mục tiêu trọng tâm của quỹ này là bảo lãnh cho các doanh nghiệp có các dự án, phương án hiệu quả, nhưng không có đủ tài sản đảm bảo. - Sớm ban hành luật sở hữu tài sản để thống nhất các chuẩn mực về giấy tờ sở hữu tài sản của tất cả các thành phần kinh tế. Thông qua đó thúc đẩy việc chuyển quyền sở hữu tài sản nhanh chóng, dễ dàng, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại trong việc nhận tài sản đảm bảo và phát mại tài sản đảm bảo. - Cải tiến công tác toà án, thi hành án, sớm chỉnh sửa pháp lệnh thi hành án để nâng cao hiệu lực pháp lý của các bản án đã có hiệu lực thi hành, rút ngắn thời gian tố tụng, thời gian thi hành án. - Phát triển thị trường chứng khoán hơn nữa cho tương xứng với vai trò của nó, tạo kênh huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho Ngân hàng tham gia kinh doanh, tìm kiếm thông tin trên thị trường chứng khoán. 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần hoàn thiện các quy chế, quy định và môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng. NHNN cần rà soát các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao chứ không đơn thuần là hướng dẫn nghiệp vụ. Nâng cao hiệu lực Thanh tra và quản lý của NHNN trong việc khắc phục những khuyết điểm, xử lý kiên quyết những sai phạm đã được phát hiện và chủ động có giả pháp đồng bộ với các ngành có liên quan. - Cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát; giúp cho trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng hoạt động hữu hiệu hơn nữa. - Ngân hàng Nhà nước nên áp dụng mức lãi suất khác nhau cho nợ quá hạn, phân theo nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Sẽ là không Đinh Thị Thanh Võn 41 MSSV:0854027451
  42. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh công bằng cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn khi nguyên nhân gây ra nợ quá hạn là các nguyên nhân khách quan như: Hạn hán, lũ lụt hay do những thay đổi của cơ chế chính sách của Nhà nước. 3.3.3. Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Sau một thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Quỳnh Lưu, em mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau với hy vọng NHNo&PTNT nói chung cũng như Ngân hàng Quỳnh Lưu nói riêng sẽ ngày càng phát triển, nâng cao chất lượng tín dụng hơn nữa và sẽ trở thành một địa chỉ tin cậy đối với mọi khách hàng. - Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam cần giao quyền cao hơn nữa về phí dịch vụ, lãi suất huy động cho Giám đốc Chi nhánh để phù hợp với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các TCTD hiện nay về thanh toán và huy động vốn. - NHNo&PTNT Việt Nam cần phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan ban hành những văn bản hướng dẫn dưới luật nhằm triển khai đồng bộ luật NHNN, luật các TCTD đồng thời phải nhanh chóng có những văn bản chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể để thi hành thống nhất trong toàn hệ thống. - NHNo&PTNT Việt Nam cần tăng thêm mức chi hoa hồng cho các tổ chức và cá nhân thu được nợ tồn đọng cho Ngân hàng, mức chi như hiện nay (3% số tiền thu được) là chưa hợp lý, chưa khuyến khích được người thu nợ. - Quy trình tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam cần được thay đổi, nâng cấp theo quy trình tín dụng chuẩn quốc tế. Theo đó, quá trình thẩm định, quá trình quyết định khoản vay và quá trình thu nợ được tách riêng và giao phó cho từng bộ phận riêng biệt để đảm bảo tính khách quan, hạn chế tiêu cực. Đinh Thị Thanh Võn 42 MSSV:0854027451
  43. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Kết luận ở bất kỳ giai đoạn nào, thời kỳ nào thì nâng cao chất lượng tín dụng luôn là vấn đề được Ngân hàng quan tâm hàng đầu, nhất là giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế thị trường đang diễn biến ngày càng phức tạp. Trong thời gian qua, hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Quỳnh Lưu đã góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện nhà; hoạt động tiền tệ, tín dụng đã và đang hoàn thiện dần tiến trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh, tăng tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh quốc tế. Qua thời gian nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực tiễn tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Quỳnh Lưu em nhận thấy đơn vị là một trong những Ngân hàng hiện nay có chất lượng tín dụng tương đối tốt, tuân thủ những nguyên tắc, quy chế của ngành. Tuy nhiên sự tăng trưởng lại không lớn và không ổn định giữa các năm. Ngoài ra, khi nghiên cứu em còn nhận thấy những dấu hiệu tiềm ẩn làm giảm chất lượng tín dụng trong tương lai. Việc đánh giá chất lượng tín dụng được xem xét dưới nhiều góc độ và luôn gắn liền với hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Để nâng cao chất lượng tín dụng, Ngân hàng phải hoạch định các chiến lược phù hợp với quy mô, cơ cấu, mục tiêu an toàn và sinh lời của bản thân Ngân hàng. Trong bài viết của mình em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản ở tầm vi mô và vĩ mô nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Quỳnh Lưu. Nhận thức được đây là một đề tài hết sức phức tạp, liên quan đến mọi mặt hoạt động của một Ngân hàng, với tầm nhìn, sự hiểu biết và khả năng có hạn nên những vấn đề nêu ra còn nhiều thiếu sót, em hy vọng những giải pháp, ý kiến đề xuất trong đề tài này sẽ nhận được những ý kiến góp ý của các thầy cô cũng như toàn thể ban đọc để có thể đóng góp một phần nhỏ trong tổng thể các giải pháp về hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An, Chi nhánh huyện Quỳnh Lưu sau này. Đinh Thị Thanh Võn 43 MSSV:0854027451
  44. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh LờI CảM ƠN Để hoàn thành được bài báo cáo thực tập này, lời đầu tiên em xin cảm ơn cô giáo Ths. Đoàn Thành Vinh - giảng viên trường Cao đẳng kinh tế đã nhiệt tình hướng dẫn và hỗ trợ em trong suốt quá trình làm đề tài. Những góp ý, nhận xét, sửa chữa, bổ sung của cô thực sự là những điều bổ ích giúp em có được bài báo cáo thực tập hoàn thiện như hiện nay. Em xin cảm ơn các cán bộ công nhân viên của Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh huyện Quỳnh Lưu đã giúp đỡ em trong việc thu thập, cung cấp tài liệu cũng như cho em những lời khuyên quý giá để bài viết có được số liệu cập nhật đầy đủ, chính xác và hoàn thiện, đặc biệt cảm ơn cán bộ tín dụng Nguyễn Thị Trung - là người trực tiếp hướng dẫn nơi em thực tập, đã tạo cơ hội cho em học hỏi và làm quen với các nghiệp vụ cơ bản của một cán bộ tín dụng. Sau nữa em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Vinh đã trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại trường, tạo điều kiện về không gian và thời gian để em hoàn thành tốt quá trình thực tập cũng như hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Vinh, ngày 26 tháng 03 năm 2012. Sinh viên thực hiện Đinh Thị Thanh Vân Đinh Thị Thanh Võn 44 MSSV:0854027451
  45. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Danh mục tài liệu tham khảo 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi “Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại” - Học viện tài chính. 2. “Giáo trình tín dụng ngân hàng” - Học viện Ngân hàng. 3. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Quỳnh Lưu. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2009, 2010 và 2011 4. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức tín dụng. 5. Nghị định 41/2010/NĐ-CP ban hành ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn . 6. Nghị quyết 11/NĐ-CP ngày 24/02/2011 của Chính Phủ về giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. 7. Sổ tay tín dụng NHNN&PTNT Việt Nam. 8. Tạp chí Ngân hàng - Thời báo ngân hàng. 9. Thời báo kinh tế Việt Nam. 10. Website của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: www.agribank.com.vn 10. Website của Ngân hàng Nhà nước: www.sbv.gov.vn 11. Website tin tức và kinh doanh tài chính: www.vneconomy.vn 12. Các website khác: www.kienthuctaichinh.com; www. tapchiketoan. com; www.webketoan.vn Đinh Thị Thanh Võn 45 MSSV:0854027451
  46. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Danh mục từ viết tắt TT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ 1 CLTD Chất lượng tín dụng 2 TDNH Tín dụng ngân hàng 3 CBCNV Cán bộ công nhân viên 4 DNNN Doanh nhiệp nhà nước 5 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 6 DN Doanh nghiệp 7 GĐ Giám đốc 8 NHNN Ngân hàng nhà nước 9 NHNo&PTNN Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 10 NHTM Ngân hàng thương mại 11 NQH Nợ quá hạn 12 KKH Không kỳ hạn 13 PGD Phòng giao dịch 14 KKH Không kỳ hạn 15 TCCB&ĐT Tổ chức cán bộ và đào tạo 16 TCKT Tổ chức kinh tế 17 TCTD Tổ chức tín dụng 18 TCXH Tổ chức xã hội 19 SGD Sở giao dịch 20 VNĐ Việt Nam đồng 21 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 22 WTO World Trade Organization Đinh Thị Thanh Võn 46 MSSV:0854027451
  47. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Danh mục bảng biểu Bảng Nội dung Trang 1.1 Tình hình huy động vốn qua các năm 8 1.2 Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tín dụng 12 1.3 Kết quả tài chính 13 2.1 Doanh số cho vay theo thời gian 17 2.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 18 2.3 Doanh số cho vay theo cơ cấu ngành 19 2.4 Doanh số thu nợ theo thời gian 20 2.5 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 21 2.6 Doanh số thu nợ theo cơ cấu nghành 22 2.7 Tình hình dư nợ theo thời gian 23 2.8 Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế 24 2.9 Tình hình dư nợ theo cơ cấu ngành 25 2.10 Vòng quay vốn tín dụng 26 2.11 Hệ số thu nợ 27 2.12 Hiệu suất sử dụng vốn 28 2.13 Tình hình nợ quá hạn 29 2.14 Tình hình nợ quá hạn theo cơ cấu 30 2.15 Tỷ lệ nợ xấu 31 Đinh Thị Thanh Võn 47 MSSV:0854027451
  48. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Phần 1: Tổng quan về NHNo&PTNT Tỉnh Nghệ An, Chi nhánh huyện quỳnh lưu 3 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 3 1.2. Đặc điểm hoạt động 4 1.3. Cơ cấu tổ chức 5 1.4.Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT Quỳnh Lưu trong thời gian qua 8 1.4.1. Hoạt động huy động vốn 8 1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn 11 1.4.3. Kết quả tài chính 12 Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh nghệ an, chi nhánh huyện quỳnh lưu 14 2.1. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng của NHNo&PTT Chi nhánh huyện Quỳnh Lưu 14 2.1.1. Các chỉ tiêu định tính 15 2.1.2. Các chỉ tiêu định lượng 16 2.1.2.1. Tình hình doanh số cho vay 16 2.1.2.2. Tình hình doanh số thu nợ 20 2.1.2.3. Tình hình dư nợ 23 2.1.2.4. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn tín dụng 26 2.1.2.5. Phân tích tình hình cho vay, thu nợ 27 2.1.2.6. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn 28 2.1.2.7. Phân tích tình hình nợ quá hạn và nợ xấu 29 2.1.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại NHNN&PTNT Chi nhánh Quỳnh Lưu 32 2.1.3.1. Kết quả đạt được 33 2.1.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 35 Đinh Thị Thanh Võn 48 MSSV:0854027451
  49. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh 2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNN&PTNT huyện Quỳnh Lưu 35 2.2.1. Định hướng và mục tiêu hoạt động 35 2.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng 36 2.2.2.1. Tăng cường công tác đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 36 2.2.2.2. Cho vay tập trung có trọng điểm 37 2.2.2.3. Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát sau khi vay 37 2.2.2.4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng 38 2.2.2.5. Các giải pháp hỗ trợ khác 40 2.2.3. Một số kiến nghị 41 2.2.3.1. Đối với Nhà nước và chính phủ 41 2.2.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 41 2.2.3.3.Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 42 Kết luận 43 Lời cảm ơn Danh mục tài liệu tham khảo Đinh Thị Thanh Võn 49 MSSV:0854027451
  50. Bỏo cỏo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh Đinh Thị Thanh Võn 50 MSSV:0854027451