Luận văn Giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_gia_va_phuong_phap_tinh_gia_ban_san_pham_cua_cong_t.doc
Nội dung text: Luận văn Giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông
- Lời mở đầu Từ khi kinh tế Việt Nam chuyển mình sang nền kinh tế thị trường đã có rất nhiều sự thay đổi trong cách nghĩ, cách làm của mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Giờ đây, doanh nghiệp phải tự mình vật lộn để tồn tại, phát triển trong một môi trường cạnh tranh đầy gay go không kém phần quyết liệt. Để tồn tại và phát triển một cách bền vững, không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình, hoàn thiện cách thức và phương pháp sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả nhất. Muốn đạt được như vậy, doanh nghiệp phải không ngừng lập và thay đổi các chiến lược sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với từng thời kỳ khác nhau của nền kinh tế. Tuy nhiên có một chiến lược mà bất biến, xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đó chính là chiến lược về giá. Định giá bán sao cho hợp lý, tối ưu là một điều vô cùng quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì tầm quan trọng đó, sau một thời gian thực tập tại công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, tôi đã chọn đề tài: “Giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề được chia làm 3 chương Chương 1: Lý luận chung về giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm Chương 2: Thực trạng giá bán sản phẩm của công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông Chương 3: Phương hướng và biện pháp hoàn thiện giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của GS – TS Đặng Đình Đào và các cô chú, anh chị em trong công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông đặc biệt phòng thị trường đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. 1
- Chương i Lí luận chung về giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm I. Lí luận chung về giá 1. Tầm quan trọng của giá trong nền kinh tế nói chung và đối với mỗi một doanh nghiệp nói riêng Hiện nay nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn hình thành và phát triển cơ chế thị trường có sự quản lí và điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một trong những vấn đề quan tâm của cơ chế thị trường là giá cả. Giá cả chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau như giá trị, quan hệ cung- cầu, sức mua của tiền Nhưng giá cả cũng tác động tới sản lượng, cung- cầu cũng như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Trong mỗi một doanh nghiệp, giá cả của hàng hoá bán ra là yếu tố quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp đó. Nếu giá cả của doanh nghiệp đưa ra mà được thị trường chấp nhận điều đó có nghĩâ là thị trường chấp nhận hàng hoá của doanh nghiệp, hàng hoá của doanh nghiệp sẽ bán được, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận hay sẽ thực hiện được mục tiêu kinh doanh của mình, có thể cạnh tranh được trên thị trường đó. Ngược lại, nếu giá cả bán hàng hoá của doanh nghiệp không được thị trường chấp nhận, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đang tiến gần hơn một bước tới sự phá sản. 2. Lí luận chung về giá bán sản phẩm Giá cả là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh, phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời cũng biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung- cầu hàng hoá, tích luỹ và tiêu dùng, cạnh tranh Giá trị hàng hoá là giá trị thị trường, giá trị được thừa nhận của người mua. Giá trị luôn quyết định giá cả thị trường, là nội dung, là bản chất của giá cả. Ngược lại, giá cả là hình thức, là hiện tượng của giá trị. Giá cả là quan hệ 2
- về lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để các doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng kinh doanh. Hiện nay trên thị trường, ngoài cạnh tranh bằng giá cả, có các loại cạnh tranh khác tiên tiến hơn như cạnh tranh bằng chất lượng, bằng dịch vụ nhưng giá cả vẫn có một vai trò quan trọng. Hàng hoá sẽ không tiêu thụ được nếu như không được người tiêu dùng chấp nhận. Người tiêu dùng luôn quan tâm đến giá cả hàng hoá và coi đó là một tiêu chuẩn chỉ dẫn về chất lượng và các chỉ tiêu khác của hàng hoá, do vậy xác định một chính sách giá đúng có vai trò sống còn đối với bất kì một doanh nghiệp nào. Trong thực tế, cạnh tranh bằng chiến lược sử dụng giá cả là biện pháp cạnh tranh nghèo nàn nhất, vì khi gặp phải đối thủ có tiềm lực lớn, cạnh tranh bằng giá cả sẽ không phát huy tác dụng. Trong nhiều trường hợp, sự cạnh tranh này chỉ dẫn tới việc giảm bớt lợi nhuận của những người bánvà đem lại lợi ích cho phía người mua.Tuy nhiên cạnh tranh bằng giá cả có thể áp dụng thành công và có ưu thế trong xâm nhập vào thị trường mới. Đối với thị trường Việt Nam, thu nhập của dân cư chưa cao, yêu cầu về chất lượng và chủng loại lại thấp nên cạnh tranh bằng chiến lược giá cả vẫn được coi là vũ khí lợi hại. 3. Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm 3.1. Nguyên vật liệu đầu vào Nguyên vật liệu đầu vào bao gồm nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhiên liệu cho hoạt động của máy móc, có thể là điện nước. Giả sử cá yếu tố khác ván giữ nguyên nhưng giá nguyên vật liệu đàu vào tăng thì giá bán sản phẩm sẽ tăng, như vậy quan hệ biến đổi giữa giá của nguyên vật liệu đầu vào và giá bán sản phẩm là quan hệ tỷ lệ thuận. 3.2. Chi phí sản xuất Sự hiểu biết chính xác về chi phí bỏ ra để sản xuất ra hàng hooặc dịch vụ là rất quan trọng đối với công ty vì ba lí do sau: Giá thành là yếu tố quyết định giới hạn thấp nhất của giá bán. Các công ty đều mong muốn tính một nức giá để đủ trang trảI mọi chi phí bỏ ra trong 3
- sản xuất, phân phối, có lợi nhuận chính đáng cho những nỗ lực kd và gánh chịu rủi ro. Vì vậy, khi ấn định mức giá bán, giá thành được coi là cơ sở quan trọng. Khi xác định được chính xác và quản lí được chi phí, các nhà quản lí có thể tìm ra các giảI pháp thay đổi, hạ thấp chúng để gia tăng lợi nhuận, điều chỉnh giá một cách chủ động, tránh mạo hiểm. 3.3. Các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Mỗi một doanh nghiệp trong từng giai đoạn kinh doanh khác của mình thì có giá bán sản phẩm khác nhau. Nếu như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là dẫn đầu thị phần thì giá bán sản phẩm của doanh nghiệp sẽ hạ hơn so với giá bán của đối thủ cạnh tranh, nếu như mục tiêu dẫn đầu về chất lượng ( hoặc đôi khi là tối đa hoá lợi nhuận) thì giá bán sản phẩm của doanh nghiệp thường cao 3.4. Các yếu tố khác Ngoài các yếu tố trên, giá bán sản phẩm của doanh nghiệp thường chụi ảnh hưởng một số yếu tố khác bên trong doanh nghiệp, đó có thể là - Chu kì sống của sản phẩm - Tính phân biệt của sản phẩm - Tính dễ hư hỏng hay tính theo mùa của sản phẩm II. Lí luận chung về định giá bán sản phẩm 1. Tầm quan trọng của công tác định giá bán sản phẩm của một doanh nghiệp Giá bán sản phẩm, hàng hoá là nhân tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường với các qui luật vốn có bản chất của nó như qui luật cung- cầu, qui luật cạnh tranh, qui luật giá trị đã làm cho nhiều người lầm tưởng không cần qui định giá bán cho sản phẩm. Bởi họ quan niệm rằng đó là do thị trường tự điều tiết bởi cung- cầu, do sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Điều đó mới chỉ đúng phần nào. 4
- Với các doanh nghiệp nếu chỉ mặc thác cho quan niệm đó thì khó có thể tồn tại được nói gì tới nhu cầu phát triển để mà cạnh tranh, đứng vững trong thương trường. Thực tế, có thể có nhiều doanh nghiệp không cần quan tâm nhiều tới giá bán sản phẩm bởi sản phẩm của doanh nghiệp đó được sản xuất ra để cạnh tranh trên thị trường với mức giá bán có sẵn. Họ chỉ cần quan tâm tới khối lượng sản xuất ra là bao nhiêu: nhiều hay ít. Nhưng ngay cả trong trường hợp này, nếu không có chính sách định giá bán cho sản phẩm thì không thể nào đạt được mục đích cuối cùng của sản xuất là đạt lợi nhuận tối đa. Quan điểm định giá bán sản phẩm thông thường xuất phát từ yêu cầu trang trải bù đắp chi phí có liên quan tới khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ và đảm bảo có lãi. Nói cách khác, các phương pháp định giá bán sản phẩm thông thường được dựa vào giá thành sản phẩm (trị giá vốn) của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ để cộng thêm một phần chi phí theo mức độ, tỷ lệ nhất định so với giá thành sản xuất hay trị giá vốn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ để tính giá. Xét về bản chất định giá bán cho sản phẩm là công tác xác định giá bán cho sản phẩm dựa trên các yếu tố như chi phí, pháp luật, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo mức lợi nhuận 2. Một số yếu tố có ảnh hưởng tới việc tính giá bán sản phẩm. Nhìn chung có một số yếu tố sau đây ảnh hưởng tới quá trình định giá bán hàng hoá của doanh nghiệp: Nhu cầu của khách hàng Nhu cầu là yếu tố đầu tiên mà người định giá phải xem xét đến. Mức giá đặt ra khác nhau thì có ảnh hưởng khác nhau lên mức cầu khác nhau của khách hàng, đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Nhìn chung giá càng thấp thì cầu càng cao và ngược lại. Để danhg giá mối quan hệ giữa nhu cầu và giá cả hàng hoá, người ta có thể tính đến hệ số co gián của cầu về giá. Nhiều khi, sự tác động của giá lên nhu cầu là không đáng kể do tác động của nhiều yếu tố như: tính độc đáo của sản phẩm, khả năng thay thế của sản phẩm không cao; 5
- giá mua quá thấp so với tổng thu nhập; do tính đồng bộ trong tiêu dùng; không có khả năng dự trữ. Chi phí sản xuất sản phẩm Chi phí là một yếu tố đặc biệt quan trọng cần được xem xét khi định mức giá. Trong các điều kiện bình thường mức giá dù tính theo cách nào cũng phải đảm bảo lớn hơn chi phí để có lợi nhuận. Để tổ chức quản lý chi phí và có cơ sở định giá người ta phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo nhiều tiêu thức khác nhau. Song có những loại chi phí rất quan trọng cần phải tính đến khi định giá như: tổng chi phí cố định, tổng chi phí biến đổi, tổng chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bình quân của một đơn vị sản phẩm.v.v Đối thủ, trạng thái cạnh tranh và quan hệ cung cầu trên thị trường Ngoài thị trường độc quyền, các doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm không thể không nghiên cứu giá bán trên thị trường và những đối thủ cạnh tranh của mình. Nghiên cứu thị trường giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được cung cầu trên thị trường, mức giá mà thị trường có thể cháp nhận được. Mặt khác người làm giá phải phân tích giá thành, giá cả và hàng hoá của đối thủ cạnh tranh, để từ đó có hướng co việc xây dựng giá hàng hoá của doanh nghiệp. Việc định giá cao hay thấp của đối thủ cạnh tranh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố về luật pháp, xã hội Khi định giá bán sản phẩm một yếu tố cần phải xem xét đó là tính hợp pháp của giá. Các mức giá đặt ra không được vi phạm các qui định của hệ thống pháp luật và không được làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. 3. Các mục tiêu định giá Xác định mức giá cho các sản phẩm,dịch vụ cụ thể trong kinh doanh không phải là tuỳ ý.Việc định giá phải đảm bảo các mục tiêu đã được đặt ra của doanh nghiệp.Để thoả mãn yêu cầu này, các mức gía phải được định ra trên cơ sở các mục tiêu đã được xác định rõ ràng. Tuỳ theo yêu cầu, đặc điểm 6
- cụ thể về điều kiện hoạt động và sản phẩm đưa ra thị trường, mức giá phải đảm bảo giải quyết tốt mối quan hệ hữu cơ giữa các yêu cầu: - Phát triển doanh nghiệp (thị phần). - Khả năng bán hàng (doanh số). - Thu nhập (lợi nhuận). Khi định giá, không phải ba mục tiêu trên được giải quyết đồng bộ. Trong nhiều trường hợp, khi thoả mãn tốt yêu cầu này thì có thể lại hạn chế khả năng thoả mãn yêu cầu khác và ngược lại. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải lựa chọn đúng mục tiêu cần theo đuổi thông qua mức giá. Trong thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn mục tiêu định giá của mình từ các mục tiêu chính sau: 3.1. Định giá nhằm đảm bảo mức thu nhập định trước Mục tiêu đặt ra cho việc định giá là dảm bảo mức lợi nhuận cụ thể, chính xác từ giá bán sản phẩm, dịch vụ, khoản lợi nhuận này được ấn định trước nhằm thu được một khoản tiền đủ để thoả mãn nhu cầu thu hồi vốn hoặc tái đấu tư có trọng điểm. Nó thường được xác định trong giá bán như một tỉ lệ phần trăm (%) của doanh số bán hay của vốn đâud tư. Để đảm bảo mức thu nhập định trước có thể dẫn tới việc lựa chọn sản phẩm kinh doanh (tiếp tục hay loại bỏ khối danh mục kinh doanh hay phát triển sản phẩm mới). Trong nhiếu trường hợp, mục tiêu làm giá này xuất hiện với tư cách là mong muốn có tính chủ quan của người định giá. 3.2. Định giá nhằm đảm bảo tối đa hoá lợi nhuận Mục tiêu này yêu cầu xác định mớc giá sao cho có thể đạt được lợi nhuận cao nhất khi bán hàng. Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận có thể có các con đường khác nhau. Người ta có thể đặt giá ở mức cao nhất cho sản phẩm dịch vụ khi có điều kiện (giá hớt váng đối với sản phẩm mới thành công, giá đàu cơ đối với sản phẩm khan hiếm khi ccàu lớn hơn cung mà khong cóa sản phẩm tốt thay thế).Thị trường tối đa hoá lợi nhuận bằng cách này có thể phải trả giá bởi phản ứng của xã hội, qui định của pháp luật và làm xấu đi 7
- hình ảnh của doanh nghiệp. Tối đa hóa lợi nhuận không phải cũng thực hiện được trên cơ sở giá đắt. Trong nhiều trường hợp, giá cao khong đồng nghĩa với việc tổng số lợi nhuận cao. Có thể tìm lợi nhuận tối đa (lãi tối ưu) trên cơ sở ghái tối ưu.Giá tối ưu được xác định trên cơ sở mối quan hệ tương thích giữa giá với số lượng sản phẩm bán được- tổng thu nhập – tổng chi phí và lợi nhuận tương ứng với nó. Để có lợi nhuận tối đa, người ta không lựa chọn mức giá đưa đến doanh số bán lớn nhất mà chọn mức giá mang lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp. 3.3. Định giá nhằm mục tiêu doanh số bán hàng Theo mục tiêu này, mức giá được xác định sao cho có thể đạt đến một mức bán hàng nào đó (thường là cao nhất) mà doanh nghiệp mong muốn. Trong trường hợp này, trọng tâm cần đáp ứng là số lượng (doanh số) bán hàng được hoặc tăng khả năng bán hàng còn lợi nhuận ít dược quan tâm. Theo đuổi mục tiêu này, người ta thường dựa trên ý tưởng: doanh số cao sẽ có lợi nhuận cao. Nhưng không phải lúc nào cũng có sự trùng khớp giữa doanh số và lợi nhuận. Tăng doanh số không có nghĩa là tăng lợi nhuận. Thậm chí tăng doanh số kèm theo sự giảm sút về lợi nhuận bởi sự vận động không tương thích giữa việc giảm giá bán để tăng khối lượng bán và chi phí 3.4. Định giá nhằm phát triển các phân đoạn thị trường Trọng tâm cần đáp ứng của giá theo mục tiêu này là giúp cho doanh nghiệp có khả năng đứng vững, mở rộng hoặc kiểm soát tốt các thị trường trọng điểm. Mức giá đặt ra phải có khả năng hấp dẫn đối với khách hàng mục tiêu trên thị trường và đảm bảo tính cạnh tranh với các đối thủ khác. Tuỳ theo đặc điểm cụ thể một mức giá thấp (giá xâm nhập) có thể được lựa chọn hoặc một mức giá cao (giá uy tín) có thể được sử dụng. Nhưng có thể kết hợp các mức giá khác nhau trong những giai đoạn phát triển khác nhau của chu kỳ sống của một sản phẩm cũng như tác động đến các nhóm khách hàng khác nhau (nhạy cảm hay không nhạy cảm giá) để có thể kiểm soát tốt thị trường 8
- (điều này liên quan đến chiến lược “hớt phần ngon” của thị trường hoặc “lách” thị trường) 3.5. Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh đối đầu Mục tiêu của việc xác định mức giá là đưa ra một mức giá “tốt nhất” dưới con mắt của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong trường hợp sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng đồng nhất hoặc khá rõ ràng, một mức giá luôn hạ hơn so với đối thủ cạnh tranh có khả năng tạo ra một hình ảnh tốt về doanh nghiệp để hấp dẫn họ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những khách hàng nhạy cảm về giá và nhu cầu về sản phẩm co giãn. Giá có tính cạnh tranh cho phép thúc đẩy tăng trưởng “cầu hướng vào doanh nghiệp” để duy trì và tăng trưởng doanh số bán. Tuy nhiên, việc làm giá này luôn luôn mạo hiểm. Một mức giá thấp không hợp lý sẽ dẫn đến giảm sút lợi nhuận hoặc thua lỗ. Mặt khác có thể dẫn đến cuộc cạnh tranh mang tính “tiêu diệt” gây thiệt hại cho hệ thống những người bán và có thể vi phạm pháp luật khi sử dụng biện pháp “phá giá”. Tốt nhất, không nên sử dụng mục tiêu này nếu không đủ điều kiện hoặc cho phép. 3.6. Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh không mang tính giá cả Xác định mức giá theo mục tiêu này được thực hiện trên cơ sở kết hợp vai trò của giá với các tham số khác của marketing hỗn hợp trong kinh doanh. Doanh nghiệp đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường không phải bằng giá. Các khả năng cạnh tranh với đối thủ được thực hiện trên cơ sở đưa ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất, đáp ứng đồng bộ nhu cầu của khách hàng, đúng thời gian, đúng địa điểm Trong trường hợp này, giá có thể xác định ở mức cao khi đưa sản phẩm chất lượng cao (chiến lược giá cao/ chất lượng cao); giá có thể hỗ trợ bởi các chính sách xúc tiến bán 4. Các chính sách định giá Nhằm đạt được mục tiêu đã xác định cho giá, doanh nghiệp cần đưa ra các quyết định rõ ràng về chính sách giá của mình. Các chính sách giá đúng cho phép doanh nghiệp có thể định giá và quản lý giá có hiệu quả trong kinh doanh. Chính sách định giá thể hiện sự lựa chọn đúng đắn các tình huống cần 9
- giải quyết khi đặt mức giá và ra quyết định mua sắm của khách hàng được dễ dàng hơn. Các chính sách giá chính thường được áp dụng là: 4.1. Chính sách về sự linh hoạt giá Chính sách sự linh hoạt của giá phản ánh cách thức sử dụng mức giá như thế nào đối với các đối tượng khách hàng. Doanh nghiệp phải lựa chọn giữa chính sách một giá hay chính sách giá linh hoạt Chính sách một giá: Đưa ra một mức giá đối với tất cả các khách hàng mua hàng trong cùng các điều kiện cơ bản và cùng khối lượng. Chính sách này yêu cầu hàng được bán ra theo giá niêm yết, không có mặc cả giá, cho phép có thể đảm bảo được thu nhập dự tính, duy trì uy tín trong khách hàng, rút ngắn thời gian bán, định giá và quản lý giá khá dễ dàng. Tuy nhiên, có thể dẫn đến trạng thái cứng nhắc về giá, kém linh hoạt và cạnh tranh khi đặt giá cao hơn đối thủ cạnh tranh mà không kịp thời điều chỉnh. Chính sách giá linh hoạt: Đưa ra cho khách hàng khác nhau các mức giá khác nhau trong cùng điều kiện cơ bản và cùng khối lượng. Chính sách giá này cho phép bán hàng ở các mức khác nhau xoay quanh giá niêm yết. Khách hàng được mặc cả giá. Người bán được quyền tự quyết định về mức giá cụ thể trong khung giá “trần – sàn” nên có khả năng hỗ trợ tốt hơn trong việc bán hàng trong các tình huống cụ thể một cách linh hoạt và đáp ứng nhu cầu mong muốn “mặc cả giá của khách hàng”. Chính sách này thông dụng trong kinh doanh nhỏ, sản phẩm không được tiêu chuẩn hoá, trong các kênh lưu thông, bán trực tiếp hàng công nghiệp và bán lẻ hàng đắt tiền. Nhược điểm chính của chính sách giá này là việc quản lý giá trở nên khó khăn, công sức và thời gian bán hàng lớn, tạo tâm lý không hài lòng với một số khách hàng nếu cảm thấy bị mua “hớ”. 4.2. Chính sách giá theo chu kì sống của sản phẩm Chính sách giá này thường được đưa ra để lựa chọn mức giá cho các sản phẩm mới. Mức giá cụ thể (cao hay thấp) có thể có ảnh hưởng lớn đến thời gian cần thiết để vượt qua phân kỳ “xâm nhập thị trường” và khả năng bán 10
- hàng ở các phân kỳ tiếp theo do mức độ hấp dẫn của cạnh tranh và sản phẩm thay thế. Tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể lựa chọn các chính sách khác nhau: Chính sách giá “hớt váng”: Đưa ra mức giá cao nhất – cố gắng bán ở mức giá cao nhất của thị trường nhằm tăng tối đa việc hớt phần ngon của thị trường. Mức giá này thường được áp dụng để chinh phục nhóm khách hàng không nhạy cảm giá khi có sản phẩm hoàn toàn mới, độc đáo. Chính sách giá “xâm nhập”: Đưa ra một mức giá thấp để có thể bán được hàng hoá với khối lượng lớn trên thị trường. Chính sách này quy định một mức giá thấp trong thời gian dài, thường được sử dụng cho các sản phẩm mới nhưng mang tính tương tự (thay thế) hoặc sản phẩm cải tiến, trên các thị trường mới và đặc biệt trên các thị trường không lý tưởng (đường cong cầu co giãn nhịp nhàng). Chính sách giá “giới thiệu”: Đưa ra mức giá thấp bằng cách cắt giảm giá tạm thời để lôi kéo sự chú ý và dùng thử của khách hàng. Chính sách này quy định một mức giá thấp trong thời gian ngắn (tạm thời) rồi sẽ nâng giá lên ngay sau thời kỳ đưa hàng ra và giới thiệu. Chính sách giá “theo thị trường”: Đưa ra mức giá trên cơ sở phân tích các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Chính sách này không chỉ căn cứ vào mục tiêu của doanh nghiệp và phân tích khách hàng mục tiêu, quyết định vê giá “cao” hay “thấp” còn tuỳ thuộc vào đặc điểm cạnh tranh trên thị trường. Mặt bằng giá thị trường (hình thành nên bởi các đối thủ cạnh tranh, cung – cầu) sẽ dẫn đến quyết định cạnh tranh đối đầu hay cạnh tranh bằng các yếu tố khác của marketing hỗn hợp trên các phân đoạn khác nhau của thị trường. 4.3. Chính sách giá theo chi phí vận chuyển Để thoả mãn nhu cầu của khách hàng, sản phẩm phải được vân chuyển đến địa điểm sử dụng theo yêu cầu của họ. Chi phí vận chuyển có thể là rất cao: đối với một sô sản phẩm chi phí vận chuyển có thể chiếm đến 50 – 60% giá trị được giao của hàng hoá. Điều này yêu cầu cần tính đến một cách 11
- nghiêm túc và sáng tạo chi phí vận chuyển khi xác định mức giá: giá công bố bao hàm cả chi phí vận chuyển không? nên tính như thế nào? ai trả chi phí vận chuyển?. Việc tính toán chi phí vận chuyển vào giá công bố một cách linh hoạt và đúng đắn có thể tạo ra cơ hội tốt hơn cho bán hàng và cạnh tranh của doanh nghiệp trên một số khu vực thị trường. Cần có chính sách đúng đắn để lựa chọn phương án đặt giá hợp lý bởi trong thực tế kinh doanh có rất nhiều khả năng lựa chọn các biến thái khác nhau về chi phí vận chuyển khi hình thành nên các mức giá. Các mức giá dựa trên chính sách về chi phí vận chuyển thường được xác định dựa trên ba loại chính sách chính: Giá giao hàng theo địa điểm Điểm giao hàng và chi phí vận chuyển liên quan đến nó là cơ sở để xem xét giá. Loại giá này lấy địa điểm giao hàng cụ thể giữa bên mua và bên bán làm căn cứ để xác định mức giá hàng hoá. Trong quá trình bán hàng có các điểm (mốc) cơ bản liên quan đến chi phí vận chuyển và xác định người trả tiền: 12
- Sơ đồ 1: Chi phí vận chuyển trong quá trình bán hàng (1) Nơi xuất phát (điểm gốc) Chi phí vận chuyển(A) (2) (3) Điểm bán (xuất hàng) Điểm bán (giao hàng) của doanh nghiệp Chi phí vận của khách chuyển (B) Chi phí vận chuyển (C) (4) Nơi sử dụng (điểm cuối) Để xác định mức giá có tính đến chi phí vận chuyển, có hai trường hợp cơ bản: +) Địa điểm giao hàng được xác định bởi bên bán Thông thường, doanh nghiệp (bán) đưa ra giá công bố theo địa điểm giao hàng đã được xác định trước của mình. Địa điểm này có thể là ở (1) – nơi sản xuất hoặc kho trung tâm, hoặc ở (2) – các điểm bán hàng của doanh nghiệp trong mạng lưới kinh doanh (kho trung gian). Mọi chi phí vận chuyển từ (1) đến (2) đương nhiên được tính trong mức giá như một khoản chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Tại đây, người bán chịu trách nhiệm trả chi phí bốc xếp hàng hoá lên phương tiện vận tải, quyền sở hữu hàng hoá được chuyển ngay cho người mua. Người mua chịu trách nhiệm chi phí vận chuyển 13
- tiếp theo và tổn thất hàng hoá trong quá trình vận chuyển (khoản chi phí vận chuyển bên B do khách hàng chịu). +) Địa điểm giao hàng được xác định theo yêu cầu của khách Liên quan đến chi phí vận chuyển từ (2) đến (3) hoặc từ (2) đến (4). Người mua có thể yêu cầu người bán giao hàng tại địa điểm cụ thể nào đó (3) hoặc (4) theo hợp đồng. Trong trường hợp này toàn bộ chi phí vận chuyển phát sinh sẽ do bên bán chịu trách nhiệm trả và được tính vào giá bán hàng hoá. Các khoản B và C do bên người bán chịu. Giá công bố cần tính khoản chi phí này. Cả hai trường hợp trên đều có ưu điểm và nhược điểm riêng cần được cân nhắc khi thực hiện. Xác định mức giá theo trường hợp thứ nhất đơn giản, dễ dàng nhưng không tận dụng được các cơ hội marketing phát sinh. Theo trường hợp thứ hai việc đặt giá sẽ phức tạp hơn và có liên quan đến năng lực tổ chức vận tải của người bán. Nhưng, cho phép thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng và qua đó có thể khai thác tốt hơn các cơ hội marketing trong bán hàng. Chính từ lợi thế này nhiều doanh nghiệp đã chủ động đưa ra các giá có tính đến chi phí vận chuyển đến các điểm gần nơi người tiêu thụ hoặc đảm bảo vận chuyển hàng đến tận nơi sử dụng mà không chờ đợi người mua yêu cầu. Giá giao hàng theo vùng Các mức giá được xác định không theo địa điểm cụ thể hàng đến mà theo vùng địa lý đã được xác định trước. Toàn bộ thị trường được chia thành các vùng cụ thể. Trong cùng một vùng khách hàng sẽ trả giá như nhau cho một sản phẩm. Chi phí vận chuyển được tính bình quân và san đều đối với người mua trong vùng địa lý. Người bán trả chi phí vận chuyển bình quân thực tế và phải chịu tiền vận chuyển trung bình đối với mỗi khách hàng. Chính sách gía này làm giảm sự chênh lệch lớn trong giá giao hàng do giá địa điểm gây ra. Nó thường được sử dụng để tạo nên sự hấp dẫn đối với khách hàng ở xa địa điểm bán hàng của doanh nghiệp. Giá giao hàng đồng loạt 14
- Các mức giá được xác định theo chi phí vận chuyển bình quân cho tất cả mọi người mua trên một thị trường. Tất cả các khách hàng trên thị trường xác định trả cùng một khoản tiền cho việc vận chuyển. Với giá này, người bán có thể bán ở tất cả mọi nơi theo cùng một giá. Giá vận chuyển hấp dẫn Được sử dụng khi lựa chọn chính sách giá theo địa điểm nhưng lại muốn có được vị thế cạnh tranh tốt ở các khu vực thị trường xa và nhằn thu hút khu vực thị trường mới. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể bug đắp một phần chi phí vấn tải cho hành khách ở xa bằng cách cắt giảm giá công bố. Lợi nhuận ròng của mỗi một lần bán giảm nhưng bù lại doanh nghiệp có thể có được khách hàng (thị trường) mới và tổng số lợi nhuận có thể tăng. 4.4. Chính sách hạ giá và chiếu cố giá Các mức giá trường được hình thành theo các điều kiện (tiêu chuẩn) xác định trước. Trong kinh doanh, có thể các điều kiện này thay đổi theo các trường hợp cụ thể, không kể luôn luôn bán hàng theo các điều kiện đã tính trước. Bởi vậy, xuất hiện các yêu cầu điều chỉnh giá. Nếư điều kiện ban đầu thay đổi một cách cơ bản có thể dẫn đẽn việc phải tính toán lại mức giá. Nhưng trong các trường hợp chỉ có sự thay đổi ở một số khía cạnh nào đó (khối lượng mua, điều kiện thanh toán, chất lượng hàng ) thì giá ssẽ được điều chỉnh lại theo mức chiếu cố giá và hại giá. Cơ sở để nghiên cứu chính sách hạ giá và chiếu cố giá là gí công bố của doanh nghiệp. Nhưng khi xem xét vấn đề này trong chuỗi lưu thông thì cơ sở của nó là giá công bố cơ bản. Giá công bố cơ bản thường được đặt ra bởi nhà sản xuất. Đó cũng là mức giá cuối cùng mà người mua hay người sử dụng bình thường được yêu cầu trả khi mua sản phẩm. Hạ giá là sự giảm giá công bố- giá mà người bán thông báo cho người mua. Việc giảm giá không chỉ nhằm để bán được hàng mà còn đáp ứng được 15
- các mục tiêu đặt ra cho việc kinh doanh và bán hàng. Có nhiều trường hợp khác nhau cần xem xét về vấn đề quyết định giảm giá: Hạ giá theo khối lượng nhằm khuyến khích mua nhiều Khách hàng thường mong muốn mua được rẻ hơn trong khi doanh nghiệp lại mong muốn bán được nhiều hàng hơn. Để đáp ớng được các mong muốn nàycó thể đưa ra các chính sách hạ gí theo khối lượng mua của khách hàng. Hạ giá theo khối lượng có thể dựa trên giá trị toàn bộ đơn hàng bằng tiền, dựa trên số lượng hàng mua được hoặc kích thước lô hàng mua. Hạ giá có thể thực hiện được bằng việc giảm giá công bố hay cho thêm, tăng thêm bằng chính hàng được mua. Có hai loại hạ giá theo khối lượng: Hạ giá theo khối lượng có tích luỹ Việc hạ giá được thực hiện nhằm khuyến khích mua hàng nhiều lần (liên tục) trong một giai đoạn nào đó của khách hàng. Việc hạ giá được thực hiện cho mỗi lần mua thêm và có thể sẽ nhiều hơn nếu khối lượng mua tăng lên. Hạ giá theo khối lượng không tích luỹ Hạ gía được đưa ra nhằm khuyến khích các đơn hàng lớn. Có thể dùng các mức hạ giá luỹ tiến theo khối lượng mua. Việc hạ giá được thực hiện cho từng đơn đặt hàng và khong ràng bbuộc với các lần (đơn hàng) mua sau. Hạ giá theo thời vụ Được dùng để khuyến khích khách hàng tích trữ sớm hơn cá nhu cầu đòi hỏi hiện tại nhằm chuyển chức nămg dự trữ vào lưu thông hoặc san đều mức giá bán cả năm. Đối với các doanh nghiệp thương mại, hạ giá loại này có thể được sử dụng để chuyển dự trữ sang người bán lẻ hoặc người sử dụng. Hạ giá theo thời hạn thanh toán Trong thương mại, về nguyên tắc người mua phải thanh toán ngay cho người bán khi nhận hàng. Tuy nhiên, thời điểm thanh toán thực tế thường được xác định theo hợp đồng bởi điều khoản về thời hạn thanh toán. Thời hạn thanh toán có thể lập tức khi mua hàng (trả ngay) hoặc sau khi nhận hàng ở một 16
- khoảng thời gian nhất định (mua trả chậm). Mức giá ccông bố cũng được xác định theo điều kiện này. Trong cả hai trường hợp trên, việc khuyến khích đúng thời hạn hoặc sớm hơn thời hạn cũng phải được xem xét. + Bán hàng trả chậm: Đưa ra các mức thanh toán nhằm khuyến khích thị thanh toán trước thời hạn qui định trong hợp đồng. + Bán hàng trả ngay: Thời hạn qui định là phải trả ngay lập tức, nhưng theo yêu cầu của khách hàng thời hạn thanh toán có thể xác định lại sau 10, 20 hoặc 30 ngày. Trong điều kiện này, giá ghi trên hoá đơn là giá gốc. Nếu trả trước 10 ngày có thể giảm 2%, nếu trước 20 ngày có thể giảm 1% và phải trả đủ nếu trả trước 30 ngày. Hạ giá theo đơn đặt hàng trước Việc hạ gía này nhằm khuyến khích người mua đặt hàng trước để tạo điều kiện thuận lợi và tránh rủi ro, khó khăn khi bán hàng. Các hợp đồng đặt hàng trước giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát hoạt động của mình tốt hơn. Nếu khách hàng ứng trước một khoản tiền nào đó để thực hiện đơn hàng có thể giúp cho doanh nghiệp tăng được vốn kinh doanh. Hạ giá “ ưu đãi” Khoản hạ giá này nhằm vào củng cố mối quan hệ truyền thống, lâu dài với các khách hàng trọng điểm cần giữ vững hoặc lôi kéo của doanh nghiệp. Hạ giá hàng tiêu thụ tồn kho Là khoản hạ gía ngoài mong muốn của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của khoản hạ giá này là nhằm giảm bớt các thiệt hại do không bán được hàng, chi phí dự trữ và thu hồi vốn. Hạ giá theo truyền thống Khoản hạ giá này còn được gọi là khoản bớt giá trong kinh doanh dành cho người trung gian để họ tiếp tục thực hiện nốt quá trình lưu thông hàng hoá tới người sử dụng sản phẩm. Trên thị trường các khoản bớt giá này thường được hình thành và thực hiện theo truyền thống. Tuỳ theo độ dài của đường dây phân phối hàng hoá có thể hính thành nên một chuỗi bớt giá từ nhà sản xuất đến nhà buôn đến nhà bán lẻ. Đây là khoản bớt giá khách quan từ gốc, 17
- “gốc” là giá công bố cơ bản để tính lùi lại qua các khâu trung gian, khoản bớt giá này thường được gọi là “chiết khấu trong lưu thông”.Chiết khấu trong lưu thông đcượ xác định đủ để bù đắp lại những chi phí kinh doanh và lợi nhuận của người trung gian. Các chính sách chiếu cố giá Chiếu cố giá cũng tương tự như giảm gía bởi vì thực chất thì chi phí bỏ ra để mua món hàngcủa khách hàng cũng giảm đi so với giá công bố (chính thức). Nhưng khoản giảm giá này thường kèm theo điều kiện đưa ra bởi người bán “ giúp người bán về một việc gì đó” ngoài hàng hoá đã mua. + Tiền chênh lệch giành cho quảng cáo Khoản chi phi mà người mua (doanh nghiệp thương mại) có thể nhận được từ người bán để nỗ lực trong việc xúc tiến bán hàng cho người bán. Khoản tiền này thường được tính theo tỉ lệ phần trăm so với doanh số bán hàng. + Tiền chênh lệch kích thích bán hàng Là khoản tiền ngoài giá mua hàng mà người bán có thể “thưởng thêm”cho người mua nếu người mua hàng (doanh nghiệp thương mại) bán được một số sản phẩm của người bán. + Thu hồi sản phẩm cũ bán sản phẩm mới (đổi các) Giá trị còn lại của sản phẩm cũ có thể xem xét để trừ đi giá mua sản phẩm mới. Giá công bố không thay đổi ( không giảm). Nhưng thực tế, người mua đã được hưởng một khoản tiền tương tự như hạ gía. + Tặng vé xổ số, phiếu thưởng hiện vật Khách hàng sẽ được thêm cái gì đó nếu trúng thưởng.Việc giảm giá công bố không diễn ra, nhưng thực tế, khách hàng đã được hưởng một sự chiếu cố về giá. 5. Quy trình định giá bán sản phẩm 5.1. Hình thành giá trong các hình thái thị trường Như chúng ta đã biết, chính sách giá cả của người bán phụ thuộc vào hình thái thị trường. Theo các nhà kinh tế thì có 4 kiểu hình thái thị trường, mỗi kiểu có những vấn đề riêng về vấn đề hình thành giá cả. 18
- + Cạnh tranh hoàn hảo Thị trường cạnh tranh hoàn hảo bao gồm nhiều người mua, người bán cùng một loại sản phẩm giống nhau. Không một người mua hay người bán nào có ảnh hưởng lớn đến mức giá thị trường hiện hành của hàng hoá. Người bán cũng không đòi hỏi giá cao hơn giá của thị trường vì người mua có thể tự do mua một khối lượng bất kì những hàng hoá đó theo giá thị trường. Người bán cũng không chào giá bán thấp hơn giá thị trường vì họ có thể bán tất cả hàng hoá đó theo giá thị trường. Trong loại thị trường này, doanh nghiệp là người chấp nhận giá và các doanh nghiệp đều phải hoạt động theo sự dẫn dắt của bàn tay vô hình của thị trường. + Cạnh tranh độc quyền Thị trường cạnh tranh độc quyền gồm rất nhiều người mua và người bán không tuân theo giá thị trường thống nhấtmà dao động trong khoảng rộng. Sở dĩ họ làm được như vậy là vì doanh nghiệp có thể có những phương án hàng hoá khác nhau, sản phẩm hiện thực có thể khác nhau chất lượng, tính chất, dịch vụ Người mua có thể thấy sự chênh lệch về gía chào bán và sẵn sàng mua ở các giá khác nhau. Chính sách gía trong thị trường này đặc biệt phát huy tác dụng, ngoài ra doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp yểm trợ bán hàng khác. + Cạnh tranh độc quyền tập đoàn Là thị trường bao gồm một số ít người bán rất nhạy cảm với chính sách hình thành giá cả và chiến lược tiêu thụ của nhau, hàng hoá có thể giống hoặc không giống nhau. Sở dĩ có ít người bán vì điều kiện gia nhập thị trường rất khó khăn. Mmỗi người bán đều rất nhạy bén với chiến lược và hoạt động của đối thủ cạnh tranh. Trong thị trường này, các doanh nghiệp đều có xu hướng chấp nhận mức giá của ngành và của các tập đoàn thường có xu hướng liên kết để xác định mức gía phù hợp cho sự phát triển của toàn ngành. + Độc quyền tuyệt đối Là thị trường chỉ có một người bán một loại sản phẩm. Đó có thể là một tổ chức nhà nước, một tổ chức độc quyền tư nhân. Sự hình thành giá cả ở từng 19
- trường hợp diễn ra rất khác nhau. Tổ chức độc quyền nhà nước có thể sử dụng chính sách giá cả để đạt được những mục tiêu nhất định. Nó có thể đặt giá thấp hơn giá thành nếu sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với người mua không đủ khả năng mua theo giá đầy đủ; giá cả có thể được xác định với ý đồ bù đắp chi phí hay thu nhập cao, cũng có thể giá cả được định rất cao để giảm mức tiêu dùng. Trong các tổ chức độc quyền tư nhân, doanh nghiệp thường tự xác định giá để thu lợi nhuận phù hợp. Tuy nhiên không phải mức giá đặt ra lúc nào cũng cao vì các hãng này còn chịu sự điều tiết của nhà nước, hoặc không muốn thu hút đối thủ cạnh tranh, hoặc muốn xâm nhập thị trường theo chiều sâu 5.2. Qui trình định giá bán sản phẩm Qui trình định giá được đặt ra khi doanh nghiệp phải định giá lần đầu, điều này xảy ra khi doanh nghiệp triển khai một mặt hàng mới. Qui trình định giá tổng thể như sau: Chọn mục tiêu định giá Phân định cầu thị trường Lượng giá chi phí Phân tích đối thủ canh tranh Chọn giá cuối cùng của mặt hàng Chọn kĩ thuật định giá cho phù hợp 20
- 5.2.1. Lựa chọn mục tiêu định giá Để có hiệu quả, việc định giá phải được tiến hành khi tập hợp các mục tiêu của việc định giá phù hợp nhau và đã được phân định một cách rõ ràng: mục tiêu định giá chủ yếu phải tương đồng với các mục tiêu chiến lược tiêu thụ, ngoài ra có thể cần có các mục tiêu phụ. Các mục tiêu chủ yếu bao gồm các mục tiêu như: tồn tại, tối đa hoá lợi nhuận hiện hành, dấn đầu về chỉ tiêu thị phần, dẫn đầu về chi tiêu chất lượng, nhằm đảm bảo mức thu nhập trước, cạnh tranh đối đầu, cạnh tranh không mang tính giá cả 5.2.2. Phân tích sức cầu thị trường của doanh nghiệp Mỗi mức giá của doanh nghiệp sẽ dẫn tới một mức cầu khác nhau và do vậy, có hiệu lực của mục tiêu tiêu tụ khác nhau. Sự thay đổi của cầu thro từng mức giá được thể hiện qua độ co giãn của đường cầu theo giá của mặt hàng doanh nghiệp. Hệ số co giãn của cầu theo giá là tỉ lệ phần trăm thay đổi của cầu khi có một phần trăm thay đổi về giá: E Q1 - Q0 P1 - P0 P ΔQ = : = d Q0 P0 Q ΔP Nhìn chung, cầu thị trường và giá cả có mối quan hệ tỷ lệ nghịch, do vậy Ed ≤0. Có ba trường hợp: + Ed 1, cầu co giãn, đường cầu thoai thoải, người bán sẽ giảm giá vì điều nay làm mức tăng của cầu lớn hưn mức tăng trong giá, và do vậy, doanh thu tăng. + Ed =1, cầu co giãn đơn vị, doanh thu sẽ không thay đổi khi giá thay đổi. 21
- 5.2.3.Lượng định chi phí và cấu trúc của nó Chi phí tạo cơ sở cho việc định giá mặt hàng. Nếu chi phí của doanh nghiệp cao hơn chi phí của những đối thủ cạnh tranh khi bán một mặt hàng tương đương, doanh nghiệp sẽ phải đề ra một mức bán cao hơn đối thủ hoặc thu lãi ít hơn, và ở thế bất lợi về cạnh tranh. 5.2.4. Phân tích giá và chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Doanh nghiệp cần biết giá và chất lượng của đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể cử người đi quan sát để khảo giá và so sánh với các chào hàng của đối thủ. Mọt khi doanh nghiệp biết rõ giá và chất lượng chào hàng của đối thủ, doanh nghiệp có thể sử dụng nó như một định hướng cho việc định giá của mình. Nếu chất lượng chào hàng của doanh nghiệp tương đương đối thủ, doanh nghiệp có thể định giá thấp hơn, nếu chất lượng cao, doanh nghiệp có thể định giá cao hơn. Tuy nhiên doanh nghiệp phải ý thức được rằng, các đối thủ có thể thay đổi giá để cạnh tranh với sản phẩm của mình. 5.2.5. Lựa chọn các kĩ thuật định giá bán sản phẩm Doanh nghiệp có thể chọn một số phương pháp định giá bán sản phẩm được nêu lên dưới đây (phần 6 cùng chương). 6. Một số phương pháp tính giá bán sản phẩm 6.1. Đối tượng tính giá Xác định đối tượng tính giá là công việc đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, tính chất sản xuất va cung cấp sử dụng của chũng để làm căn cứ tính giá thành cho thích hợp. Việc xác định đối tượng tính giá thành cần dựa trên các căn cứ sau: Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất Với doanh nghiệp sản xuất giản đơn: đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm cuối cùng. Với doanh nghiệp sản xuất phức tạp: đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm ở từngbước chế tạo hoặc thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. 22
- Loại hình sản xuất Với loại hình sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng thành phẩm. Với sản xuất hàng loạt thì đối tượng tính giá là nhóm thành phẩm hay nhóm sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Yêu cầu và trình độ quản lí Với trình độ quản lí cao có thể chi tiết đối tượng tính giá thành ở cá giác độ khác nhau. Với trình độ quản lí thấp, đối tượngtính giá thành có thể là các nhóm sản phẩm cùng loại có kích cỡ khác nhau hoặc có thể qui đổi về sản phẩm gốc 6.2. Kì tính giá Kỳ tính giá là thời ký mà bộ phận kế toán gia thành cần để tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượgn tính giá. Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã xác định, căn cứ vào chu kì sản xuất của sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất của sản phẩm mà xác định kì tính giá thành sản phẩm cho thích hợp. Thông thường, doanh nghiệp sản xuất với khối lượng lớn, chu kĩ sản xuất gắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm cuối tháng. Nếu doanh nghiệp tính sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo từng đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hoặc loạt sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kì sản xuất của sản xuất hoặc loạt sản phẩm đã hoàn thành. Như vậy trong trường hợp này, kì báo cáo không trùng với kì tính giá. Xác định kì tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành được khoa học, hợp lí, đảm bảo cung cấp thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm kịp thời, trung thực , phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế hoạch. 23
- 6.3. Một số phương pháp tính giá thành bán sản phẩm a. Phương pháp định giá bán sản xuất hàng loạt Mô hình chung về định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt Trong việc định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt, quan điểm chính cần nhận thức là giá bán phải: + Bù đắp chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và chi phí quản lí. + Cung cấp một mức lãi cần thiết để đảm bảo sự hoàn vốn hợp lí cho phần vốn của các cổ đông. Nếu khi định giá doanh nghiệp không đảm bảo hai yêu cầu trên thì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn về tài chính. Thông thường, trong việc lập giá cho các sản phẩm sản xuất hàng loạt, tất cả các chi phí đều thích hợp cho việc định giá. Vì vậy, nhà quản trị cần phải cân nhắc rõ ràng mục tiêu lợi nhuận để tránh những tổn thất hoặc không giữ được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để định giá cho sản phẩm sản xuất hàng loạt, chúng ta cần phân tích giá thành hai bộ phận: Chi phí nền: Đảm bảo một mức giá bù đắp chi phí cơ bản. Số tiền cộng thêm: Để bù đắp cho chi phí khác và tạo lợi nhuận. Giá bán= Chi phí nền + Số tiền cộng thêm Tính linh hoạt của phương pháp tính giá sản phẩm sản xuất hàng loạt tuỳ thuộc vào các cơ cấu chi phí trong thiết kế chi phí nền và số tiền cộng thêm. Chúng ta có thể khảo sát tính linh hoạt của các phương pháp tính giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt theo thông tin của phương pháp tính theo chi phí toàn bộ và chi phí trực tiếp. Định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi phí toàn bộ: Mô hình: Giá bán = Chi phí nền + Số tiền cộng thêm 24
- Hoặc: Giá bán= Chi phí sản xuất + (Chi phí sản xuất Tỷ lệ phần số tiền cộng thêm) Trong đó: Chi phí nền: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiép, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Số tiền cộng thêm: Bao gồm một phàn bù đắp chi phí lưu thông, chi phí quản lí và 1 phần để đảm bảo mức lãi hợp lí theo nhu cầu hoàn vốn cần thiết. Đó chính là chi phí nền nhân với tỷ lệ phần tiền cộng thêm của phương pháp định giá sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi phí toàn bộ được tính như sau: Tỷ lệ Tổng chi phí Tổng chi phí quản Mức lãi hoàn + + phần tiền bán hàng lí doanh nghiệp vốn mong muốn cộng = Tổng chi phí sản xuất thêm Ngoài phương pháp tính cơ bản trên của chi phí nền và phần tiền cộng thêm, một số nhà quản trị có thể phân tích chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp để phân bổ vào chi phí nền; tỷ lệ phần tiền cộng thêm chi phí chỉ tính cho mức lãi để hàon vốn mong muốn. Tuy nhiên, phương pháp rất phức tạp và khó khăn, bởi lẽ chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp rất khó phân bổ vào chi phí sản xuất của từng sản phẩm. Dođó, phương pháp tính được sử dụng khả thi và phổ biến cũng thường tập trung vào phương pháp tính cơ bản ban đầu. Với kỹ thuật tính giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi phí toàn bộ, chúng ta nhận thấy điểm nổi bật của phương pháp này kết cấu thông tin của dữ kiện trùng với thông tin trêm hệ thống kế toán tài chính, do đó việc thu thập thông tin được sử dụng dễ dàng hơn trong điều kiện sử dụng hệ thống kế toán hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này thiếu tính linh hoạt và mền dẻo bởi lẽ trong điều kiện cạnh tranh, hạ thầp giá tới mức tối thiểu là điều không thể thực hiện được. Đồng thời khi gia tăng công suất sản xuất tiêu thụ, chi phí 25
- lưu thông và chi phí quản lí doanh nghiệp bao gồm biến phí và định phí, đây là những loại chi phí có đặc điểm biến động khác nhau. Cho nên, mô hình này gặp phải một loạt các ẩn số chi phí phức tạp mà công việc điều chỉnh rất phức tạp. Định gía bán sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi phí trực tiếp (phương pháp biến phí). Mô hình tổng quát: Giá bán= Chi phí nền + Số tiền cộng thêm. Hoặc: Biến phí sản Biến phí sản Tỷ lệ phần Giá bán = xuất kinh + xuất kinh tiền cộng doanh doanh thêm Với mô hình định giá sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi phí trực tiếp: Chi phí nền bao gồm biến phí sản xuất, biến phí lưu thông, biến phí quản lí doanh nghiệp. Phần tiền cộng thêm bao gồm 1 phần để bù đắp định phí sản xuất, định phí bán hàng, định phí quản lý và 1 phần để đảm bảo cho mức lãi hợp lí theo nhu cầu hoàn vốn mong muốn. Tỷ lệ phần tiền cộng thêm được tính theo công thức như sau: Tỷ lệ phần Định phí Định phí Định phí quản Mức lãi hoàn + + + tiền cộng sản xuất bán hàng lí doanh nghiệp vốn mong muốn = thêm Tổng biến phí sản xuất kinh doanh Với phương pháp định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi phí trực tiếp, chúng ta nhận thấy rằng chi phí nền là biến phí. Vì vậy, chúng ta dễ dàng xác định mức giá tối thiểu. Mặt khác, định phí có đặc điểm ít biến động nên dễ dàng định đoạt mức bù đắp định phí cần thiết khi công suất sản xuất 26
- kinh doanh dự báo được. Khảo sát rộng hơn nữa, khi xác lập đơn giá cho các đơn đặt hàng, biến phí thường gắn liền với những điều kiện ràng buộc ở tiêu chuẩn vật tư, tiêu chuẩn kỹ thuật Trong khi đó, những mục định phí thường gắn liền với cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, chi phí sử dụng tài sản dài hạn, các quyết định và sự phân cấp quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, việc định giá sản phẩm sản xuất hàng loạt theo chi phí trực tiếp giúp cho nhà quản trị đưa ra những mức giá nhanh hơn nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, tính bí mật của thông tin cạnh tranh. Đây chính là tính mềm dẻo, tính linh hoạt của phương pháp xác lập giá theo chi phí trực tiếp. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp tính giá này chúng ta cần lưu ý Việc xác định giá cần áp dụng một cách linh hoạt, đặc biệt phần chi phí cộng thêm vào chi phí nền. Số tiền cộng thêm cần tránh những khuynh hướng sau: Với công thức tính giá dựa vào chi phí nền và số tiền cộng thêm dễ làm cho nhà quản trị bỏ qua mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Đôi khi việc định giá quá cao sẽ làm cho mục tiêu bị phá vỡ vì sản lượng, doanh thu không đạt đến mức mong muốn hoặc giá qúa thấp làm doanh nghiệp chìm ngập trong các đơn đặt hàng. Khi định giá, nhà quản trị dễ lầm tưởng chi phí quyết định giá, trong khi đó giá cả chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác khá phức tạp như về thẩm mỹ, chiến lược quảng cáo, thị hiếu khách hàng, lợi thế cạnh tranh . Do đó khi định giá nhà quản trị dễ bỏ qua yếu tố này. Vì thế, đôi khi chúng ta dễ bỏ phí lợi thế hoặc bị thua lỗ vô hình khi định giá cho nên cần xem xét và điều chỉnh kịp thời giá nếu phát hiện thấy có thấy đổi các yếu tố vô hình này. Tỷ lệ phần tiền cộng thêm đôi khi thích hợp trong giai đoạn này nhưng lại không thích hợp trong giai đoạn khác. Vì vậy, cần phải xem xét và điều chỉnh kịp thời tỷ lệ phần tiền cộng thêm. Một doanh nghiệp khi sử dụng dây chuyền sản xuất, hoặc trên cùng 1 dây chuyền có nhiều công đoạn. Điều này đòi hỏi phải xác lập phần tiền cộng thêm linh hoạt hơn theo từng dây chuyền sản xuất. 27
- b. Phương pháp tính giá bán sản phẩm theo giá lao động và giá nguyên vật liệu Đặc điểm và điều kiện vận dụng Với mô hình định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt, trong một số trường hợp không thích hợp ở doanh nghiệp có qui trình sản xuất kinh doanh chi phí nguyên vật liệu chiếm 1 tỷ trọng thấp trong tổng chi phí hoặc chi phí nguyên vật liệu có thể do bên mua cung cấp như hoạt động truyền hính sửa chữa trang thiết bị Phương pháp định giá bán sản phẩm theo giá nguyên vật liệu và lao động đôi khi lại thích hợp hơn Theo phương pháp này, giá sản phẩm được xây dựng bao gồm hai bộ phận: Giá lao động: Bao gồm giá lao động trực tiếp và khoản tiền cộng thêm để bù đắp cho giá lao động gián tiếp, chi phí phục vụ liên quan và mức lợi nhuận hoàn vốn mong muốn. Giá vật liệu sử dụng: Bao gồm giá lao động trực tiếp và khoản tiền cộng thêm để bù đắp các khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho và lợi nhuận mong muốn để hoàn vốn đầu tư. Định giá lao động Giá lao động được tập hộ thành ba bộ phận: Bộ phận thứ nhất bao gồm mức giá đảm bảo cho chi phí nhân công trực tiếp như tiền lương, các khjoản phụ cấp theo lương của công nhân trực tiếp. Mục giá này chúng ta thường biểu hiện theo giờ lao động trực tiếp. Bộ phận thứ hai là số tiền cộng thêm để đạt được mức lợi nhuận nhu cầu hoàn vốn hợp lí. Bộ phận thứ ba là số tiền cộng thêm để bù đắp chi phí lưu thông, chi phí quản lí liên qua tới việc phục vụ, quản lí nhân công trực tiếp. Đối với bộ phạn thứ nhất, chúng ta có thể tính cho từng loại công nhân hoặc tính giống nhau cho từng loại tất cả các loại công nhân. Đối với bộ phận thứ hai và bộ phận thứ ba là số tiền linh hoạt cộng thêm có thể thay đổi tuỳ 28
- thuộc vào từng tình hình sản xuất và kinh doanh và mục tiêu xác lập giá từng thì kỳ. Giá lao động trực tiếp Giá lao động Phụ phí công nhân trực tiếp Mức lợi nhuận hoàn vốn mong muốn Đánh giá nguyên vật liệu sử dụng Giá của nguyên vật liệu sử dụng bao gồm ba bộ phận: Bộ phận thứ nhất là giá mua của nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp.Đây chính là giá trên hoá đơn mua nguyên vật liệu sử dụng cho công việc. Bộ phận thứ hai là số tiền cộng thêm để bù dắp phụ phí nguyên vật liệu như chi phí đặt hàng, chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, chi phí lưu kho, chi phí lưu bãi, chi phí quản lý nguyên vật liệu Bộ phận thứ ba là mức lợi nhuận mong muốn để đảm bảo cho việc hoàn vốn đầu tư vào nguyên vật liệu. Trong việc định giá nguyên vật liệu sử dụng, đối với bộ phận thứ nhất dễ thu thập vì nó tồn tại sẵn trong định mức hoặc cam kết trong hợp đồng kinh tế và giá cả trên thị trường. Đối với bộ phạn thứ hai là bộ phận rất phức tạp. Nó gồm nhiều thành phần phí cần bù đắp khác nhau trong thu mua, bảo quản thường chỉ xác lập một tỷ lệ nhất định theo thống kê kinh nghiệm. Đối với bộ phận thứ ba là mức lợi nhuận mong muốn, mức lãi này tuỳ thuộc vào mục đích định giá. Giá mua nguyên vật liệu sử dụng Giá nguyên vật liệu Phụ phí nguyên vật liệu Mức lợi nhuận mong muốn hoàn vốn 29
- Định giá bán sản phẩm theo giá lao động Ngoài phương pháp định giá bán sản phẩm theo giá lao động và nguyên vật liệu sử dụng, một số trường hợp phương pháp định giá này được cải tiến thành phương pháp định giá sản phẩm theo giá lao động. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh phần vật tư sử dụng do bên đặt hàng cung cấp. Và điều đặc biệt quan tâm của phương pháp định giá bán theo giá lao động là toàn bộ chi phí khác (không phải chi phí lao động trực tiếp) được tính vào chi phí phục vụ nhân công. Chi phí lao động trực tiếp. Giá bán sản phẩm Chi phí phục vụ nhân công. Lợi nhuận mong muốn trên vốn hoạt động. Định giá bán sản phẩm theo số giờ vận hành máy móc và thiết bị vật tư sử dụng Phương pháp định giá này về cơ bản giống như phương pháp định giá bán sản phẩm theo giá lao động và nguyên vật liệu sử dụng. Tuy nhiên, căn cứ lập giá tính theo số giờ máy hoạt động. Chi phí vận hành máy móc Giá vận hành máy Chi phí phụcvụ máy móc móc Lợi nhuận mong muốn Giá sản phẩm Giá hoá đơn NVL sử dụng Phụ phí nguyên vật liệu Giá nguyên vật liệu Lợi nhuận mong muốn Gía vận hành máy móc thiết bị bao gồm những bộ phận được chiết tính như sau: Chi phí vận hành máy móc thiết bị: Khấu hao máy móc thiết bị. Chi phí nhiên liệu, năng lượng vận hành máy móc thiết bị. 30
- Chi phí phục vụ máy móc thiết bị: Chi phí lao động vận hành. Chi phí lao động phục vụ, bảo trì máy móc thiét bị. Chi phí lao động quản lí. Chi phí nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ gián tiếp dùng trong vận hành máy móc thiết bị. Chi phí khác có liên quan tới vận hành máy móc thiết bị như sửa chữa, bảo trì, thuế Lợi nhuận mong muốn = Vốn hoạt động Tỷ lệ hoàn vốn mong muốn. c. Phương pháp tính giá bán cho sản phẩm mới Những vấn đề cơ bản khi định giá bán sản phẩm mới Tất cả tổ chức lợi nhuận hay phi lợi nhuận đều phải định giá bán cho sản phẩm của họ. Ngày nay đã có những yếu tố khác trở thành quan trọng trong sự lựa chọn của người mua. Tuy nhiên, giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất chỉ định dự phần của 1 doanh nghiệp có thể đặt giá theo nhiều cách khác nhau, nhưng tựu chung giá cả được đặt cho sản phẩm mới lần đầu tiên phải trải qua các bước cơ bản sau: Bước 1: Chọn lựa mục tiêu đặt giá Trước hết các doannh nghiệp phải quyệt định những gì để hoàn thành một sản phẩm. Đồng thời, doanh nghiệp phải đuổi theo những mục tiêu gì, mục tiêu nào là mục tiêu chính, mục tiêu nào là mục tiêu phụ. Về cơ bản khi định giá doanh nghiệp thường xem xét giá bán với các mục tiêu sau: + Sự tồn tại của doanh nghiệp: Đây là mục tiêu ngắn hạn về lâu dài doanh nghiệp phải tăng giá trị hoặc đối phó với sự bị tiêu diệt. + Lợi nhuận tối đa: Đây là mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp . + Doanh thu tối đa + Sự tăng trưởng doanh thu bán hàng; Mục tiêu này được xây dựng trong trường hợp thị rường nhạy cảm với giá thấp sẽ kích thích với sự tăng 31
- trưởng hơn nữa của thị trường, những chi phí sản xuất và phan phối được hạ thấp một giá cả thấp sẽ tạo một thế cạnh tranh mạnh giúp doanh nghiệp tăng trưởng. + Lướt qua thị trường tối đa: Doanh nghiệp chấp nhận giá cao để lướt qua một số thị trường mới. Cách lướt qua thị trường này sẽ có ích khi có đủ người mua, chi phí sản xuất một số lượng nhỏ không cao hơn chi phí loại bỏ lợi tức thay đổi mặt hàng, giá cao không lôi cuốn nhiều người cạnh tranh, giá cả cao sẽ hỗ trợ cho 1 sản phẩm thượng hạng. + Dẫn đầu chất lượng sản phẩm; Với mục tiêu này, doanh nghiệp có thể nhằm tới sự kiện để trở thành hàng lãnh đạo trong dự phần thị trường. Bước 2: Xác định rõ nhu cầu Mỗi loại giá của doanh nghiệp có thể dẫn đến một mức độ khác nhau nên sẽ có tác động khác nhau lên nhu cầu. Thông thường giá cả thấp thì nhu cầu cao và ngược lại. Tuy nhiên, đây chỉ là tính phổ biến của giá cả và nhu cầu. Khi xác định nhu cầu, nhà quản trị cần chú ý đến những nhân tố, mối liên hệ sau: + Những nhân tố có ảnh hưởng tới tính nhạy cảm của giá: Người mua ít, giá cả có nhạy cảm với nhu cầu. Người mua sẽ ít nhạy cảm với giá cả khi họ không dễ dàng so sánh chất lượng của những sản phẩm thay thế Người mua ít nhạy cảm với giá cả khi sự chi tiêu thấp, không thích tiêu dùng. Người mua sẽ ít nhạy cảm với những sản phẩm đã mua. Người mua sẽ ít nhạt cảm với giá cả khi họ không thể tồn trữ sản phẩm. + Độ co giãn giá cả của nhu cầu: Những người định giá cần biết nhu cầu được đáp ứng sao khi có một sự thay đổi về giá cả: Sự co giãn giá cả % Thay đổi số lượng đòi hỏi = của nhu cầu % Thay đổi giá cả 32
- + Nhu cầu ít co giãn trong những trường hợp sau đây: Có ít hay không có sản phẩm thay thế hoặc doanh nghiệp cạnh tranh. Người mua không sẵn sàng chấp nhận giá cao. Người mua chậm thay đổi tập quán và tìm giá thấp hơn. Người mua cho rằng giá cao là do tằng chất lượng và lạm phát. Bước 3: Ước tính chi phí Khi định giá cao cho 1 sản phẩm, trước hết giá cả phải bù đắp dược chi phí. Vì vậy, trong định giá ước tính chi phí, một ước tính sai lầm về chi phí sẽ dẫn đến những thiệt hại cho doanh nghiệp hoặc phản ứng ngược lại của khách hàng. Khi ước tính chi phí chúng ta cần xác định rõ: + Định phí và biến phí. +Sự thay đổi chi phí qua từng thời kì. Bước 4: Phân tích giá cả của những doanh nghiệp cạnh tranh Đây là một vấn đề cần thiết khi định giá. Một doanh nghiệp khi đã biết được giá và khả năng cung ứng của đối thủ cạnh tranh thì việc định giá sẽ dễ dàng hơn. Bước 5: Lựa chọn phương pháp định giá + Định giá theo chi phí toàn bộ. + Định giá theo chi phí trực tiếp. + Định giá theo giá lao động và giá vật tư. + Định giá theo giá trị nhận thấy: Phương pháp này, người định giá đưa ra giá bán dựa vào nhận thức của người mua sản phẩm chứ không phải dựa vào chi phí của đơn vị tạo ra sản phẩm. + Định giá theo giá của doanh nghiệp cạnh tranh: Phương pháp này, doanh nghiệp căn cứ vào giá của những đối thủ cạnh tranh để định giá sản phẩm của mình. Đây là phương pháp định giá sản phẩm thịnh hành cho những sản phẩm đã có trên thị trường và trong điều kiên doanh nghiệp không thể ước lượng chính xác chi phí của mình. Bước 6: Chọn lựa giá bán sau cùng Sự chọnh lựa giá sau cùng giúp cho nhà quản trị thu hẹp lại giá cả, từ đó 33
- đưa ra quyết định chọn lựa tốt nhất. Khi chọn lựa giá sau cùng, nhà quản trị cần phải xem xét những yếu tố sau: + Đặt giá tâm lí: Là chọn giá cao để đánh vào tâm lí khách hàng, khách hàng tưởn là chất lượng của sản phẩm sẽ cao hoặc chọn số lẻ để khách hàng cho rằng vẫn ở mức giá trước đây. + Chiến lược định giá của doanh nghiệp: về cơ bản để định giá doanh nghiệp cần xác định hai chiến lược cơ bản sau: Chiến lược giá thoáng: Là chọn giá ban đầu cao đối với sản phẩm mới sau đó giảm dần. Mục đích của việc định giá thoáng là nhằm tăng tối đa lợi nhuận ngắn hạn. Chiến lược giá thoáng đảm bảo được lợi nhuận, tránh được những sai sót về ước tính chi phí. Tuy nhiên nó dễ bị phá sản khi sản phẩm của doanh nghiệp không xâm nhập được vào thị trường. Chiến lược giá thông thường: Là chọn giá ban đầu thấp để đạt được sự chấp nhận nhanh chóng của thị trường, sau đó, sẽ tăng giá lên dần. Chiến lược giá thông thường dễ chiếm được thị trường, nhưng công ty phải mất đi phần lợi nhuận trước mắt nếu không chiếm lĩnh được thị trường thì thiệt hại rất lớn. + Tác động giá cả và những phản ứng của các thành phần khác. Khi định giá, nhà quản trị cần chú ý tới những phản ứng của những thành phần khác đối với giá cả như: Các nhà phân phối. Những nhà buôn. Lực lượng bán hàng. Những đối thủ cạnh tranh. Chính quyền và những nhà cung cấp chính quyền. Nhân viên tiếp thị. Các kĩ thuật định giá sản phẩm mới + Thực nghiệm tiếp thị giá sản phẩm Phương pháp này tiến hành bằng cách giới thiệu sản phẩm ở những vùng đã chọn, thườngvới những mức giá khác nhau trong những vùng khác nhau. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể thu thập số liệu về sự cạnh tranh 34
- mà sản phẩm sẽ phải đương đầu, mối quan hệ giữa khối lượng và giá cả, mối quan hệ giữa đảm phí và lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể dự kiến với những giá bán, những khối lượng bán khác nhau. Một giá được lựa chọn sau đó sẽ mang lại kết quả tốt đẹp cho những mục tiêu lâu dài của công ty. Thực hiện tiếp thị có thể cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin có ích lợi cao và đảm bảo thành công. Đồng thời thông qua thực nghiệm tiếp thị có thể thấy được những sai sót trong việc định giá. + Xác lập giá bán sản phẩm dựa trên chi phí Nền tảng của phương pháp lập giá này là việc thiết lập giá dựa vào chi phí cá biệt mà doanh nghiệp thực hiện quán trình sản xuất để xác lập giá. Về cơ bản, phương pháp lập giá này bao gồm: Tính giá theo chi phí toàn bộ. Tính giá theo chi phí trực tiếp. Tính giá theo thời gian lao động và nguyên vật liệu sử dụng. III.Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm 1.Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm của công ty Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm của công ty, những yếu tố chủ yếu là: - Chi phí sản xuất của sản phẩm . - Nguyên vật liệu sản xuất. - Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. - Chu kì sống của sản phẩm. -Tính dế hỏng, dế thay thế của sản phẩm. - Một số yếu tố khác như: cung cầu xã hội, trình độ chuyên môn hoá sản xuất 2. Sự khác biệt của giá cả trong doanh nghiệp thương mại và trong doanh nghiệp sản xuất Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối hàng hoá trên thị trường buôn bán của từng quốc gia riêng biệt hoặc giữa các 35
- quốc gia với nhau.Nội thương là lĩnh vực hoạt động thương mại trong từng nước, thực hiện quá trình lưu chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất, nhập khẩu tới nơi tiêu dùng. Doanh thu từ hạot động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) Hoạt động thương mại có các đặc điểm chủ yếu sau - Lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh thương mại bao gồm hại giai đoạn: Mua hàng hoá và bán hàng hoá không qua khâu chế biếnhay làm thay đổi hình thái vật chất của hàng hoá. - Đối tượng của kinh doanh thương mại là hàng hoá phân theo từng ngành hàng + Hàng vật tư thiết bị. + Hàng công nghệ phẩm tiêu dùng. + Hàng lương thực, thực phẩm, chế biến. - Quá trình lưu chuyển hàng hoá được thực hiện theo hai phương thức bán buôn và bán lẻ, trong đó: Bán buôn là bán hàng hoá cho các đưn vị xuất khẩu hay cho các tổ chức bán lẻ để tiếp tục quá trình lưu chuyển của hàng hoá; bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng. - Bán buôn hàng hoá và bán lẻ hàng hoá có thể thực hiện bằng nhiều hình thức: Bán thẳng, bán qua kho bán trực tiếp và gửi bán qua đại lí, ký gửi - Tổ chức kinh doanh thương mại có thể theo một trong các mô hình tổ chức bán buôn, tổ chức bán lẻ; chuyên doanh hoặc kinh doanh tổng hợp; hoặc chuyên môi giới ở các quy mô tổ chức : quầy, cửa hàng, công ty, tổng công ty Công tác định giá bán sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất có một số điểm khác biệt khác biệt so với công tác định giá bán sản phẩm ở doanh nghiệp thương mại. Doanh nghiệp thương mại thường hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá thì việc xác định giá hàng hoá (giá bán) thực chất là xây dựng 36
- chiết khấu lưu thông (%). Chiết khấu lưu thông được qui định bằng tỉ lệ phần trăm so với giá bán buôn công nghiệp. Thực ra nó là phần cộng thêm vào nguyên giá mua vào, là nguồn thu nhập chủ yếu của các doanh nghiệp thương mại. Xét về bản chất kinh tế, chiết khấu lưu thông là giá dịch vụ trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá. Giá dịch vụ này phải đảm bảo phải đảm bảo bù đắp được những chi phhí có căn cứ thực hiện về mặt kinh tế mà các doanh nghiệp thương mại cần phải chi ra trong quá trình kinh doanh hàng hoá và đảm bảo lợi nhuận cần thiết cho doanh nghiệp đó, nghĩa là chiết khấu lưu thông gồm hai phần: phần chi phí lưu thông, phần lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại. Phần chiết khấu lưu thông có thể qui định cho hàng bán qua kho, cửa hàng và hàng bán không qua kho. Phương pháp tính chiết khấu lưu thông (giá dịch vụ thương mại): F + F x h CK = x 100% D/S Trong đó: CK- mức chiết khấu, %. F- Chi phí lưu thông của doanh nghiệp thương mại. h- Tỷ suất lợi nhuận được tính trên chi phí lưu thông. D/S-Doanh số hàng hoá bán ra. 37
- Chương II Thực trạng giá và cơ cấu định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông trực thuộc bộ công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, kinh doanh bóng đèn, phích nước. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng với thể thức do Nhà nước qui định. 1.1. Chức năng Chức năng chính của công ty là tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bóng đèn, phích nước các loại đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, chiếu sáng công nghiệp và bên cạnh đó một phần để xuất khẩu đi một số nước Châu á và xuất khẩu sang thị trường Ai Cập (Châu Phi). 1.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh, công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông có nhiệm vụ chính là: Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng về mặt hàng bóng đèn, phích nước trên thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu; Tổ chức tốt nhiệm vụ mua hàng và cung ứng vật liệu để sản xuất bóng đèn, phích nước, đáp ứng nhu cầu nội địa, xuất khẩu; Đổi mới và cải tiến qui trình công nghệ sản xuất bóng đèn, phích nước; Tổ chức tiến hành sản xuất bóng đèn phích nước từ nguyên liệu cơ bản đến khi thu mua được sản phẩm cuói cùng được người tiêu dùng chấp nhận; 38
- Tổ chức dự trữ, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm kịp thời đến thị trường tiêu thụ. Tổ chức quản lí sản xuất bóng đèn một cách có hiệu quả đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của công ty, đảm bảo các chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo tăng thu nhập cho người lao động và không ngừng nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. 1.3. Công tác tổ chức quản lý Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, là một hệ thống quản lý từ giám đốc đến các phòng ban, làm việc và quyết định đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đứng đầu là Giám đốc. (xem sơ đồ 1) Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Kế toán điều hành SX tài chính kỹ thuật trưởng P. P. P. Văn P. KT- Văn P. thị quản KT- K phòng ĐT và P. TC P. bảo P. kế phòng trường Lý CN CS DV phát ĐH vệ toán GĐ kho và ĐS triển SX QL CL PX. bóng PX. Bóng PX. Cơ PX. Phích PX. thuỷ đèn tròn đèn HQ động nước tinh 39
- Các phòng ban chức năng Hiện nay bộ máy quản lý công ty có một Giám đốc, 3 phó giám đốc và 10 phòng chức năng hoạt động hiệu quả. Bộ máy quản lý bao gồm: Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và ba phó giám đốc - Giám đốc: điều hành chung cả công ty, thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của nhà nước. - Phó giám đốc điều hành sản xuất: trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh. - Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách kỹ thuật và đầu tư phát triển. - Phó giám đốc tài chính: phụ trách tài chính thị trường. Phòng tổ chức điều hành sản xuất Tổ chức điều hành quản lý, bố trí lao động, nhân sự trong toàn công ty, thực hiện các chế độ với người lao động,đề xuất về mặt tổ chức để trình giám đốc, xây dựng điều hành kế hoạch sản xuất, quản lý phần an toàn về sản xuất, trang thiết bị cho Công ty Phòng thị trường Căn cứ nhu cầu thị trường đề xuất phương án sản phẩm, đề xuất chiến lược bán hàng, chiến lược kinh doanh, kế hoạch bán hàng, nghiên cứu thị trường về sản phẩm, giá cả, kênh tiêu thụ, chăm lo khách hàng, quảng cáo, xúc tiến, thiết kế bao bì mẫu mã sản phẩm Văn phòng giám đốc Chuyên chăm lo công việc hành chính như đón khách, hội họp, công tác văn thư lưu trữ Phòng kỹ thuật công nghệ và quản lý chất lượng Là phòng mới được thành lập năm 2000 có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị trong công ty, cung cấp các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các loại bán thành phẩm, sản phẩm, khuân mẫu. Phòng kỹ thuật đầu tư và phát triển 40
- Nghiên cứu và xây dựng chiến lược đầu tư ngắn, dài hạn, đề xuất và chuẩn bị dự án, đôn đốc thực hiện trong quá trình đầu tư mới, triển khai những kế hoạch về sản phẩm mới. Phòng KCS Cùng với phòng Kỹ thuật công nghệ và quản lý chất lượng xây dựng các tiêu chuẩn, chuẩn mực kỹ thuậtcho sản phẩm, vật tư. Giám sát việc thực hiện công nghệ cho đến giai đoạn nhập kho. Phòng thống kê kế toán tài chính Tổ chức hạch toán kế toán, thực hiện các chế độ của nhà nước quy định và tổng hợp số liệu, cung cấp thông tin cho nhu cầu quản lý. Hàng năm xây dựng kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn để đảm bảo cho công ty hoạt động hiệu quả, làm một số phân tích về kế toán quản trị, là đầu mối của thống kê. Phòng quản lý kho Quản lý luân chuyển vật tư, sắp xếp bảo quản, đảo chuyển vật tư trong kho, thông báo tình hình dự trữ vật tư trong kho lên các phòng ban chức năng. Phòng bảo vệ Thực hiện chức năng bảo vệ nội bộ,an toàn lao động, trật tự vệ sinh an toàn trong phân xưởng và tường rào, bảo vệ tài sản chung, phụ trách công tác phòng cháy chữa cháy, tự vệ Phòng dịch vụ đời sống Chăm lo y tế – sức khoẻ và dịch vụ ăn ca, ăn bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên, quản trị khu tập thể và nhà trẻ công ty. 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Mặc dù năm 2002 là một năm nhiều khó khăn, giá các nguyên liệu đầu vào tăng vọt: giá điện sản xuất tăng 12%, giá dầu, gas tăng 26%, giá nhựa nhôm, sắt thép tăng 30-40% , đồng thời tại thị trường Việt nam xuất hiện 14 công ty sản xuất bóng đèn, có những hãng khổng lồ như Philips, và nhiều hãng nước ngoài tầm cỡ lớn trên thế giới đặt đại lý đưa sản phẩm vào mở thị 41
- trường chờ Việt nam mở cưả như GE, osram, Toshiba, National, Clipsal Nhưng do vừa áp dụng vừa củng cố HTQL của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, đồng thời ra quy chế hạch toán 20% thu nhập của CNVC gắn với việc chấm điểm về Chất lượng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của HTQLCL ISO 9001: 2000 nên công ty đã phát triển toàn diện và hiệu quả. Bảng1: Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2000 – 2003 %2003 STT Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 2003 so với 2002 1. Dsố tiêu thụ Tr.đồng 125643 246756 297534 356426 19,79% Sp tiêu thụ 1.B.đèn tròn Tr. Cái 23654 31500 36723 39564 7,74% 2.B.đèn HQ 5645 10784 13367 15643 17,03% 3.Ph.nước 2654 3875 5128 8456 64,9% 4.Sp mới Ngh.Cái 2. - Chấn lưu đèn 214 155,14% 20 34 546 huỳnh quang - Đèn huỳnh 116 99,14% 15 32 231 quang Compact - Máng đèn HQ 560 944 1275 1567 22,9% Xuất khẩu sản 3. Cái 0 2312899 6435869 9453126 46,93% Phẩm bóng đèn (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh công ty BĐPN Rạng Đông) Với kết quả thắng lợi trong sản xuất kinh doanh rất to lớn và tương đối toàn diện ở năm 2002, công ty đã có thêm nhiều bài học thành công do cơ chế phân phối quyền lợi được đưa thêm chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của HTQLCL ISO 9001: 2000. Năm 2003, năm Việt Nam chính thức thực hiện lịch trình AFTA, khó khăn còn nhiều, việc thực hiện và duy trì HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 tiếp tục được công ty củng cố, cải tiến nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. 42
- Bảng 2: Tình hình tài chính của Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông ngày 31/12/2002 (Đơn vị: VND) Tài sản Cuối kỳ Nguồn vốn Cuối kỳ I.TSLĐ&ĐTNH 173 717 066 361 I.Nợ phải trả 195 663 739 005 1.Tiền mặt 6 555 995 876 1.Nợ ngắn hạn 141 990 886 695 2. Khoản phải thu 101 403 782 695 2.Nợ dài hạn 53 223 582 798 3. Hàng tồn kho 64 901 617 096 3.Nợ khác 449 269 509 4.TSLĐ khác 855 670 684 II.Nguồn vốn CSH 78 689 592 149 II.TSCĐ&ĐTDH 100 636 264 803 1.Nguồn vốn, quỹ 72 078 382 867 1.TSCĐ 87 799 441 694 -Nguồn vốn kinh doanh 64 865 184 099 -TSCĐHàNG HOá 84 054 192 700 -Quỹ ĐTPT 3 815 860 315 +NG 145 566 020 681 -Nguồn vốn ĐTXDCB 3 397 338 453 +HMLK 061 511 827 891 2.Nguồn KP, quỹ khác 6 611 209 282 -TSCĐVH 3 745 248 904 -quỹ dự phòng TCMVL 1 634 285 773 2.ĐTTCDH 11 710 958 518 -Quỹ KT, phúc lợi 4 976 923 509 3.CPXDCB 596 584 020 4.CP. trả trước thời hạn 529 280 571 Tổng TS 274 353 331 154 Tổng NV 274 353 331 154 Các chỉ tiêu kinh tế đạt được Tháng 1/1999 Công ty đưa dây chuyền kéo ống thuỷ tinh huỳnh quang vào khai thác công suất lò thuỷ tinh Hungari, không phải nhập ống từ Thái Lan. Năm 2000 các dây chuyền tiếp tục đầu tư đã đi vào sản xuất chính thức như: dây chuyền tự động hoá sản xuất ruột phích, dây chuyền huỳnh quang số 2, lò thuỷ tinh phích và hai máy thổi phích, dây chuyền lắp ráp đèn huỳnh quang Compact 43
- Hiện nay toàn bộ công ty phát huy cao nội lực, ý thức tự lập tự cường, thực hiện đồng bộ dây chuyền công nghệ, nâng cao trình độ khai thác dây chuyền công nghệ chuẩn bị nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chuẩn bị thực hiện tiến trình hội nhập vào khu vực. Trong 5 năm gần đây(1999-2003) triển khai chương trình hiện đại hoá sản xuất để chuẩn bị cho hội nhập cũng là 5 năm liền công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông có nhịp độ tăng doanh thu bình quân mỗi năm 50 tỉ đồng và năm 2002 đạt tới 355 tỷ đồng giá trị TSL (tăng 19 lần), doanh số tiêu thụ đạt gần 300 tỷ đồng (tăng 40 lần) so với năm đầu đổi mới. Theo đó công ty từ lỗ nay đã lãi trên 17 tỷ đồng, đạt mức cao nhất từ trước tới nay, đảm bảo thu nhập của người lao động bình quân: 2,3 triệu đồng/tháng. Mục tiêu đến năm 2005 đạt doanh thu 500 tỷ đồng. Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2003 - 2005 1998 – 2002 Gđoạn hội %so với Chỉ tiêu Đơn vị Gđoạn phát huy nội lực, HĐH công ty nhập 2002 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tr. đ 112374 167077 217912 310803 355662 470000 +32.14% Gtrị TS.L Dsố tiêu thụ Tr. đ 108805 154011 203300 246756 297882 345337 +15.92% Xuất khẩu USD 28600 63500 96500 +51.9% SP chủ yếu + Bđèn tròn 1000 C 20382 23202 29000 30882 37955 42020 +10.71% + SP phích 1000 C 2270 2483 3159 5503 3883 7076 +81.81% Tr.đó: Phích h/c 1000 C 1392 1882 2542 2927 4009 4009 +0% + Bđèn HQ 1000 C 1418 5122 7158 11427 13774 15472 +12.12% + Bđèn Compact 1000 C 32 29 123 882 7.2 lần +Máng đèn 1000 C 51 1020 1313 1716 +30.69% +Chấn lưu 1000 C 34 216 884 4.06 lần Nộp NS Tr. đ 9083 13745 19700 16281 17764 23500 +32.29% TNBQ/tháng/ng 1000 Đ 1761 1733 1952 2292 2294 2340 +4.5% LN thực hiện Tr. đ 9763 10934 12551 15420 15310 16000 +2% (Nguồn: Báo cáo hoạt động tài chính công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông) 44
- Năm 2003, trong bối cảnh giá đầu vào tăng, phải cạnh tranh khốc liệt với 14 Công ty sản xuất đèn tại Việt nam và 10 hãng đèn lớn trên thế giới đưa sản phẩm vào chiếm lĩnh thị trường trong nước, Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng 13,97%, lợi nhuận thực hiện vẫn cao hơn cùng kỳ năm trước, 7 tháng đầu năm 2003 vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng 20% so với cùng kỳ. Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh 7 tháng đầu năm 2003 Đv. Thực hiện Thực hiện 7 tháng So sánh Chỉ tiêu tính tháng 7/03 Năm 02 Năm 03 cùng kỳ 1 2 3 4 5 6=5/4(%) I. Tiêu thụ * Doanh số tiêu thụ Tỷđồng 18.381 161.058 168.683 104.73 Sản phẩm tiêu thụ 1. Đèn tròn 1000cái 2337 20477 20200 98.64 2. Huỳnh quang - 780 7144 7648 107.06 3. Phích nước - 279 2838 2778 97.91 4. Máng đèn - 135 800 727 90.84 5. Chấn lưu - 37 119 210 176.01 6. Đèn Compact - 65 10 339 - II. Sản xuất * Giá trịSXCN Tỷđồng 39746 204.393 258.309 126.37 Đèn tròn 1000cái 4100 24544 23197 94.51 Huỳnh quang - 1410 7471 8598 115.08 Phích nước - 799 4671 6101 130.61 Máng đèn - 130 733 659 90.0 5. Chấn lưu - 80 116 371 319.8 Đèn Compact - 70 10 535 - (Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 04/08/03 công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông) 45
- II. Thực trạng về giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 1. Chính sách giá cả của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Trước đây, khi còn thời kì bao cấp, giá tiêu thụ sản phẩm do các cơ quan chức năng của nhà nước qui định. Nhà nước tự cân đối với thu chi để đưa ra các mức giá hợp lí, do đó không thể hiện được tính linh hoạt của giá. Bước sang cơ chế thị trường, việc định giá hoàn toàn giao cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tính toán làm sao cho giá phù hợp có thể cạnh tranh và thu hút khách hàng mà vẫn đảm bảo có lãi. Hiện nay, giá cả các sản phẩm của công ty được qquyết định bởi ban điều hành có sự hỗ trợ của phòng thị trường dựa trên cơ sở phân tích chi phí và phân tích, đánh giá các thông tin về cung cầu,cạnh tranh và giá trung bình. Xuất phát từ thực tế thị trường, các sản phẩm của công ty hiện nay gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp trong và ngoài nước và trong tương lai khi gia nhập AFTA thì các sản phẩm của công ty phải đối phó với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Từ thực tế trên, ban lãnh đạo của công ty đã xác định nhiệm vụ của việc xác định giá là phải kích thích tiêu thụ. Với chủng loại hàng hoá đa dạng và người tiêu dùng với mức thu nhập khác nhau, công ty đã xác định giá không đồng nhất cho mọi sản phẩm mà có sự thay đổi giữa các sản phẩm trong danh mục hoặc nhóm chủng loại: Đối với sản phẩm bóng đèn Ranlux (có cầu chì), phích sắt xuất khẩu, phích vân đá: đối tượng tiêu dùng là người có thu nhập khá, việc xác định giá có nhiệm vụ tăng lợi nhuận, vì vậy, công ty có thể bán các sản phẩm này với mức giá cao hơn một chút. Đối với các sản phẩm bóng đèn tròn và bóng đèn huỳnh quang, hay các sản phẩm phích nước khác thì việc định giá căn cứ vào người tiêu dùng. Ngoài ra, công ty còn căn cứ vào đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức giá sao cho phù hợp. 46
- Để xây dựng một chính sách giá hợp lí, công ty dựa trên các quan điểm định giá: theo nguyên tắc địa lí, theo mối quan hệ, định giá có chiết khấu, định giá để khuyên khích tiêu thụ. Như vậy, có thể thấy chính sách giá của công ty tương đối linh hoạt cho các đối tượng khách hàng cững như đối với từng loại sản phẩm. Vì vậy, nó có thể được coi là một công cụ hữu hiệu cho việc đẩy mạnh hoạt động tiệu thụ sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. 2. Thực trạng về giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông là công ty chuyên sản xuất bóng đèn và phích nước. Trong giá bán sản phẩm của mình, công ty đã chú ý hướng tới người tiêu dùng, do đó công ty có giá bán không đòng nhất, khác nhau cho các loại sản phẩm khác nhau về hình dáng, mẫu mã nhưng cùng chủng loại. Công ty đã chú ý tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, cải tiến mẫu mẫ, nâng cao tuổi thọ cho sản phẩm nên nhìn chung giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông so với giá bán của các đối thủ cạnh tranh khác thì hạ rất nhiều, đơn cử như đối với nhóm sản phẩm là bóng đèn có các loại bóng như: So sánh chi phí khi dùng Compact Đèn Compact 15W Đèn sợi đốt 75W Rạng Đông với đèn sợi đốt Giá mua bóng đèn mới (đ) 36000 2500 Để thắp sáng bóng đèn tới 8000h 1 8 thì phải cần số bóng (cái) Công suất tiêu hao điện (KWh) 0.015 0.075 Thời gian sử dụng 8000h 1000h Giá điện 1000 1000 Công suất tiêu hao để thắp sáng 120 600 bóng đèn tới 8000 (KWh) Tổng chi phí tiền điện 120000 600000 Chi phí thắp sáng mỗi bóng đèn Compact sẽ tiết kiệm hơn so với 480000 đèn sợi đốt 47
- III. Thực trạng về phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 1. Các căn cứ để xác định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 1.1. Tính chất, đặc điểm của sản phẩm Bóng đèn và phích nước là hai loại sản phẩm được phục vụ chu nhu cầu tiêu dùng, chúng có một số đặc điẻm chung là: - Kết cấu sản phẩm gọn nhẹ, lâu bền song dễ vỡ. - Yêu cầu chất lượng tương đối đơn giản: đối với sản phẩm bóng đèn cần yêu cầu về độ chiếu sáng và tuổi thọ trung bình; đối với sản phẩm phích nước yêu cầu cần độ giữ nhiệt Vì vậy công tác vận chuyển yêu cầu đòi hỏi cần hết sức thận trọng và bảo quản cẩn thận. Ngoài những đặc điểm chung kể trên ra, mỗi loại sản phẩm đều có đặc điểm riêng biệt, đó là: 1.1.1. Đặc điểm của sản phẩm bóng đèn Cùng với sự phát triển của dân số, của nền kinh tế nhu cầu về sản phẩm ngày càng tăng hơn nữa, đòi hỏi về chất lượng của sản phẩm được nâng cao đã tạo ra một lĩnh vực kinh doanh đầy hứa hẹncho các nhà kinh doanh. Chính vì thế mà ngày nay, không ít các công ty trên thế giới đầu tư vào sản xuất bóng đèn với đầy đủ số lượng, chủng loại và chất lượng nhằm tìm kiếm lợi nhuận to lớn từ lĩnh vực kinh doanh này. Lượng cầu của sản phẩm bóng đèn phụ thuộc vào mục đích sử dụng chúng. Thông thường, bóng đèn được sử dụng với mục đích chiếu sáng thuần tuý và trang trí. Với loại sản phẩm sử dụng với mục đích chiếu sáng thuần tuý thì thường có giá trị đơn vị nhỏ, cầu ít co giãn và nó phụ thuộc vào hỗn hợp lâu bền sử dụng thường xuyên và chiếm một phần nhỏ trong chi tiêu của người tiêu dùng. Còn đối với loại bóng đèn phục vụ mục đích trang trí như bóng đèn chùm, đèn neon thì thường có giá trị đơn vị khá lớn và mức độ co giãn của cầu 48
- trước biến động của giá tuỳ thuộc rất lớn vào thu nhập của người tiêu dùng. Đây là loại hàng hoá mua có sự lựa chọn bởi vì khi mua, trong quá trình lựa chọn người tiêu dùng thường có sự so sánh, cân nhắc các chỉ tiêu công dụng, chất lượng, giá cả và cấu hình bề ngoài. Nhu cầu về loại sản phẩm này sẽ tăng cùng với sự gia tăng của thu nhập, chất lượng cuọc sống và sự phát triển của các ngành công nghiệp dịch vụ. Bóng đèn điện là loại hàng hoá không dễ bi thay thế bởi các dạng chiếu sáng khác do sự phổ biến, tính tiện dụng và cường độ phát sáng cao của nó, nhưng vấn đề chất lượng, chủng loại và mẫu mã luôn được các hãng sản xuất sản phẩm này đặt các công ty sản xuất vào tình trạng cạnh tranh gay gắt và do trên thị trường chỉ tồn tại những hãng sản xuất có uy tín với chất lượng sản phẩm cao, chủng loại phong phú, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lí và tiện lợi trong tao đổi mua bán và sử dụng. 1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm phích nước Phích nước nóng là loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt. Nó có tác dụng là giữ nhiệt độ ở trạng thái nóng và vì thế, nó được sử dụng cho nhiều mục đích như pha trà, pha các loại đồ uống do đó đây cũng là loại mặt hàng thiết yếu và có nhu cầu khá lớn nhưng mức độ phân bố địa lí khá cao thể hiện ở các khu vực có khí hậu lạnh nhu cầu sẽ lớn hơn vùng có khí hậu nóng. Là sản phẩm lâu bền và sử dụng thường xuyên, giá trị đơn vị trung bình, khi mua người tiêu dùng thường cân nhắc về giá cả, chất lượng, mẫu mã của sản phẩm nên cầu về loại hàng hoá này khá co giãn. 1.2. Chi phí nhân công trực tiếp 1.2.1. Đặc điểm về lao động của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Về lực lượng lao động, công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông có tổng cộng 1.456 cán bộ công nhân viên chức. Cơ cấu lao động được phân bổ hợp lí cho từng bộ phận sản xuất, từng phòng ban – là nguồn lực quyết định thành công trong sản xuất và kinh doanh: 49
- Bảng 5 : Báo cáo lao động tại thời điểm ngày 31/8/2003: Tổng số Cán bộ Qlý, kỹ sư Nvụ Cnhân phục Thứ tự Đơn vị CBCNV Tổng số Ksư, đại học vụ 1. PX thuỷ tinh 214 17 14 197 2. PX bóng đèn 326 15 9 311 3. PX phích nước 395 19 8 376 4. PX cơ động 46 5 4 41 5. Quản lí 4 4 4 0 6. P.TCĐHSX 17 16 13 1 7. P.tài vụ 11 11 8 0 8. P.KCS 21 12 11 9 P.thị trường 9. 49 44 34 5 Chi nhánh miền 10. 15 13 10 2 Trung 11. Chi nhánh Cần Thơ 11 9 8 2 Chi nhánh miền 12. 22 19 14 3 Nam 13. Chi nhánh K.Hoà 13 11 11 2 14. P.kỹ thuật 81 13 13 68 15. VP Giám đốc 9 5 5 4 16. P.quản lí kho 26 8 3 18 17. P.DVĐ sống 30 4 2 26 18. P. Bảo vệ 41 2 0 39 19. Sản phẩm mới 1 1 1 0 20. Tổ lao động 35 0 0 35 21. LĐ chờ việc 1 0 0 1 Tổng số 1373 233 178 1212 Qua bảng báo cáo ta thấy rõ cơ cấu lao động của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông mang một đặc trưng của các doanh nghiệp sản xuất: Lao động là công nhân phục vụ chiếm một tỷ lệ lớn 83,3% trong tổng số lao động (1212/1456). Bên cạnh đó, những đặc điểm về độ tuổi, trình độ của đội 50
- ngũ lao động công ty cũng được thể hiện qua một báo cáo chi tiết hơn của phòng tổ chức điều hành sản xuất cung cấp: Bảng 6: Cơ cấu và trình độ của lao động Độ tuổi Trình độ văn hoá Bậc thợ 18- 31- 41- 51- Cấp Cấp Đại 1-3 4 5-6 7 30 40 50 55 II III học Số lượng 410 657 233 68 347 849 172 495 322 237 8 (người) Tỷ lệ (%) 30 48 47 5 25,4 62 12,6 36,2 23,5 17,3 6 Bảng trên cho thấy, công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông có một đội ngũ lao động với tuổi đời khá trẻ: 30% ở độ tuổi 18-30, chỉ có 5% lao động ở độ tuổi 51-55, điều đó tạo nên một tập thể đầy nhiệt tình tâm huyết , ham học hỏi, sẵn sàng tăng giờ làm để đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Tuy niên, trình độ lao động còn chưa cao, chỉ có 12,6% lao động là tốt nghiệp đại học, trình độ văn hoá mới đạt cấp II còn khá nhiều 25,4%. Đây là khó khăn mà công ty cần hướng điều chỉnh, tạo điều kiện để số lao động này đi học bổ túc để hoàn thành cấp III. Dù vậy, trình độ tay nghề của lao động của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông cũng đạt khá cao thợ bậc 4 đạt 23,5%, bậc 5-6 đạt 17,3% song thợ bậc 1-3 còn nhiều. Bên cạnh đó, một chính sách đào tạo của công ty hằng năm tổ chức thi nâng bậc chính cũng như tổ chức các hộ thi tay nghề giỏi. Vì thế tương lai, công ty sẽ nâng dần lên một trình độ tay nghề của công nhân, đó là cơ sở để nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, tiến tới hội nhập. 1.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp Đó là các chi phí lao động sống như lương chính, lương phụ, phụ cấp, lương làm thên giờ, lương thưởng cho các công nhân trực tiếp sản xuất tại công ty. Ngoài ra còn có các khoản phải trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn. 51
- Tại công ty, việc tính lương cho công nhân được áp dụng hai hình thức trả lương sản phẩm và trả lương thời gian. Trả lương theo sản phẩm áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất ở các phân xưởng (trừ phân xưởng cơ động). Công ty thực hiện giao đơn giá tiền lương xuống các phân xưởng. Quỹ lương sản phẩm được tính bằng số lượng sản phẩm hoàn thành của phân xưởng nhân với đơn giá lương sản phẩm. Trả lương theo thời gian áp dụng đối với các cán bộ công nhân viên chức làm ở bộ phậnh gián tiếp như nhân viên phân xưởng trong các phòng ban nghiệp vụ, nhân viên quản lí phân xưởng cơ động. Cơ sở để hoạch toán lương thời gian là “Bảng chấm công” được lập riêng cho từng phòng ban, bộ phận và được người chấm công theo dõi lao động trong phòng ghi. Bảng chấm công được treo công khai để mỗi cán bộ công nhân viên đều có thể theo dõi dược lao động của mình. Riêng phân xưởng cơ động còn thực hiện theo qui định tổng mức lương tối đa toàn phân xưởng. Ngoài tiền lương chính, các tổ trưởng sản xuất còn có phụ cấp trách nhiệm với mức từ 80.000 đến 100.000đ. Bên cạnh chế độ tiền lương công ty còn có chế độ tiền thưởng trả hằng quí. Thực tế tại công ty, việc tính các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất là theo đúng chế độ: + Trích BHXH 20% theo lương cáp bậc, trong đó 15 % tính vào chi phí, 5% trừ vào thu nhập của người lao động. + Trích KPCĐ 2% được tính vào toàn bộ chi phí. + Trích BHYT 3% trong đó 2% tính vào chi phí, 1% người lao động chịu. Hàng tháng, căn cứ vào kết quả thống kê được tại phân xưởng,nhân viên tính lương các phân xưởng xác định số tiền lương thực tế phải trả cho từng công nhân sản xuất và lập bảng thanh toán tiền lương của phân xưởng mình gửi lên phòng tổ chức điều hành kí duyệt, sau đó gửi lên phòng kế toán. Trên 52
- cơ sở đó, kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương và thanh toán BHXH. Bảng này gồm 3 phần: - Phần một: Các khoản thanh toán lương bao gồm lương sản phẩm, lương thời gian. - Phần hai: Các khoản khấu trừ tiền điện nước, trích 6% BHXH trừ tạm ứng kỳ một. - Phần ba: Số tiền còn lại được lĩnh kỳ hai. Sau khi lên bảng phân bổ tiền lương và BHXH, chi phí nhân công đã được tập hợp theo phân xưởng lại được kế toán tiếp tục phân bổ cho nhóm sản phẩm trong từng phân xưởng. + Tại phân xưởng thuỷ tinh: Toàn bộ chi phí nhân công trực tíêp phải phân bổ cho 3 nhóm thành phẩm: Vỏ bóng đèn tròn, vỏ bóng huỳnh quang và bính phích nước theo số tiền công thực tế đã trả cho công nhân sản xuất ở từng nhóm sản phẩm trng tháng. + Tại phân xưởng cơ động: Chi phí nhân công trực tiấp phải phân bổ cho các phân xưởng thuỷ tinh, bóng đèn, phích nước, đột dập, huýnh quang và khối quản lí theo chỉ số sử dụng điện. Tuy nhiên đối với phân xưởng chấn lưu, phân xưởng cơ động không phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho phân xưởng này ví theo hoạch toán của công ty, sản phẩm chấn lưu trực thuộc sự quản lí của phòng kỹ thuật nên chi phí này tính cho khối quản lí. + ở phân xưởng bóng đèn, phích nước huỳnh quang, chấn lưu thì chi phí nhân công trực tiếp phân bổ hết cho từng sản phẩm của phân xưởng đó. 53
- Bảng 7: Tình hình phân bổ tiền lương và BHXH Tháng 12 năm 2003 (Đơn vị: Đồng) Các Lương Thanh toán STT Bộ phận Lương chính khoản Tổng lương phụ BHXH khác A B 1 2 3 4 5 Bộ phận sản 5265031374 5265031374 227633631 xuất trực tiếp PX thuỷ tinh 1007136282 1007136282 43639705 PX bóng đèn 1177143080 1177143080 50991455 PX phích 2263530504 2263530504 98051125 I nước PX cơ động 110705880 110705880 4795373 PX huỳnh 658983226 658983226 28545319 quang PX chấn lưu 47481401 47481401 1624927 Bộ phận sản 1078954470 1078954470 33536625 xuất chung PX thuỷ tinh 289810248 289810248 988302 PX bóng đèn 234336055 234336055 6845060 II PX phích 394534417 394534417 11658398 nước PX cơ động 65161248 65161248 2247359 PX huỳnh 95613500 95613500 2885808 quang III Bộ phận bán 459267914 459267914 13243074 hàng IV Bộ phận quản 1092311825 1092311825 41764515 lí V Bộ phận khác Cộng 7895555583 7895555583 316183850 15.02.2004 Ngày 15 tháng 03 năm 2004 (Người lập bảng) Kế toán trưởng 54
- 1.3. Chi phí vật tư trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) 1.3.1 Đặc điểm nguyên vật liệu Đặc trưng của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông là hàng hoá phuc vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Các sản phẩm này được tạo từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau, song nguyên liệu chủ yếu là cát chiếm 60%, soda chiếm khoảng 20% trong cơ cấu nguyên liệu chính của công ty. Bảng 8 : Cơ cấu nguyên liệu chủ yếu năm 2003 Lượng sử dụng Tỷ Nguồn cung Tên nguyên liệu Đơn vị bình quân năm trọng ứng I.Nguyên liệu chính Kg 1821660 100% 1. Cát Hải Vân Kg 920000 50,5% Quảng Ninh 2. Sôđa. Kg 424650 23,31% Trung Quốc 3. Trường thạch. Kg 155700 8,56% Vĩnh Phúc 4. NaN03. Kg 55200 3,03% 5. Borat. Kg 46710 2,56% Mỹ 6. Cát Bạch Vân Kg 219400 12,04% Trong nước II. Hoá chất và các phụ liệu 1. Angtimo. kg 8060 2. MnO2. kg 13450 3.AgNO3. kg 5230 4. Khí Argon hỗn hợp. chai 630 5. Dây tóc. 1000 cái 33500 6. Dây dẫn. 1000 cái 33500 7. ống thuỷ tinh. kg 213000 8. Bột huỳnh quang. kg 524000 Nguyên liệu chính là các loại nguyên liệu được sử dụng để nấu thuỷ tinh lỏng tạo ra các bán thành phẩm thuỷ tinh lỏng như: vỏ bóng, bình phích và ống huỳnh quang, còn các phụ liệu được sử dụng để thúc đẩy quá trình nấu thuỷ tinh lỏng và tác động vào bán thành phẩm thuỷ tinh làm giảm thời gian 55
- nấu, tăng độ chịu nhiệt. Những loại nguyên liệu này hoàn toàn được mua từ các đơn vị trong nước theo hướng tích cực tìm kiếm những nguồn hàng có chất lượng và giá cả hợp lí. Đối với các loại hóa chất vật tư khác dây tóc, đầu đèn, dây dẫn, bột huỳnh quang được nhập từ nước ngoài. Đây chính là nguyên nhân chính đội giá thành sản phẩm của công ty vì giá trị của các loại vật tư này chiếm khoảng 50-60% giá thành của các sản phẩm trong khi giá bán sản phẩm giảm dần trong các năm để tang tính cạnh tranh trên thị trường. Nhưng để đảm bảo được chất lượng của sản phẩm nên công ty vẫn đang sử dụng các loại vật tư ngoại nhập để tăng chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường. 1.3.2. Chi phí nguyên vật liệu ở công ty do quá trình sản xuất phức tạp liên tục, sản phẩm hòn thành trải qua nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất khác nhay nên có rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Căn cứ vào các mục đích sử dụng của nhiều phân xưởng mà phát sinh những loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ riêng. Công ty đánh giá nguyên vật liệu theo giá thực tế bình quân gia quyền. Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu xuất kho được căn cứ vào số lượng xuất kho trong kỳ và đơn giá bình quân được tính: Đơn giá thực Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ = tế bình quân Số lượng tồn kho trong kỳ + Số lượng nhập trong kỳ 56
- Bảng 9: Tình hình phân bổ nguyên vật liệu trực tiếp Tháng 12 năm 2003 Đơn vị: đồng Nguyên vật Bộ phận Vật liệu phụ Nhiên liệu Bao bì liệu chính Phân xưởng 1441507509 71517515 2838401719 thuỷ tinh Phân xưởng 211881856 146250 336217225 chấn lưu Phân xưởng 5014539455 292740387 588274366 34922391 bóng đèn Phân xưởng 9161332588 126823359 916801903 494963880 phích nước Phân xưởng cơ động PX huỳnh 3860756487 378164535 563063812 3313950170 quang Cộng 19693097900 869391148 381293526 1175536952 1.4. Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là toàn bộ những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất ra sản phẩm mà không nằm trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tại công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, chi phí sản xuất chung bao gồm những chi phí phục vụ chung cho quá trình sản xuất phát sinh tại các phân xưởng. Trong đó chi phí sản xuất chung tính cho bóng đèn tròn bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh từ phân xưởng thuỷ tinh và cơ động kết chuyển sang. Các khoản chi phí sản xuất chung tại công ty bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, quản lý phân xưởng Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung trong phân xưởng 57
- Chi phí tiền lương thưởng, BHXH, của nhân viên phân xưởng. Chi phí khấu hao tài sản cố định. Chi phí dich vụ mua ngoài điện, nước Chi phí khác bằng tiền. 1.5. Khấu hao tài sản cố định Tại công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông có giá trị tài sản cố dịnh lớn, bao gồm nhiều loại khác nhau. Các tài sản nàyđược hình thành từ ba nguồn chủ yếu: Ngân sách cấp, nguồn vốn của công ty tự bổ xung, nguồng vay của cán bộ công nhân viên của công ty. Tài sản cố định của công ty được đánh giá qua hai tiêu chí là nguyên giá và giá trị còn lại, trong đó nguyên giá của TSCĐ được xác định bằng giá mua (ngoài thuế) cộng với chi phí vận chuyển bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử (nếu có), giá trị còn lại được xác định bởi nguyên giá trừ đi khấu hao để tính ra mức khấu hao hằng năm. Kỳ hoạch toán của công ty là hằng tháng do đó mức khấu hao hằng tháng được tính bằng cách lấy mức khấu hao hằng năm chia cho mức khấu hao hằng tháng. Số khấu hao phải Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao năm = trích tháng này TSCĐ 12 tháng Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao phải trích = phải trích + tăng trong - giảm trong tháng này tháng trước tháng tháng 58
- Bảng 10:Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 12 năm 2003 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Khấu hao PXTT PXBĐ PXPN PXCĐ Chấn PXHQ Cộng CPBH CPQLDN lưu Số trích khấu 3452351135 1157206241 315583763 209557644 56230571 2063588 1518832979 3259470888 10464554 8825733770 hao tháng Trong đó + Nhà xưởng 2450036735 109433052 33944748 17351457 17859592 29015574 207614625 24294584 10393465 + Máy móc 3207358709 104775719 2816145014 192206187 38570879 2063588 1489803305 3051856262 8035937 120160509 thiết bị Kế toán ghi sổ Ngày 17 tháng 2 năm 2004 Kế toán trưởng 59
- 1.6. Chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản phải trả khác Chi phí mua ngoài của công ty bao gồm chi phí về điện nước, điện thoại. Chi phí khác của công ty bao gồm chi phí bằng tiền mặt, chuyển khoản và chi tạm ứng dùng cho sản xuất chung như chi sửa chữa lặt vặt, chi vật liệu xuất dùng trực tiếp không qua kho Bảng 11:Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng Đơn vị: đồng Lương PX NVL CC-DC KH BHXH Cộng CBCNV Bộ phận SXTT Thuỷ tinh 438203518 1007136282 43639705 1488979505 Chấn lưu 212023103 1177143080 5099 1455 1440157638 Bóng đèn 5992739971 2263530504 98051125 8354321600 Phích nước 95151903 110705880 4795373 210653156 Cơ động 91851903 65893226 28545319 186290448 Huỳnh quang 5133353505 47481401 1624927 5182459833 Cộng 2625209352 5265031374 227633631 8117874357 Bộ phận SXC Thuỷ tinh 19246776 41501345 1157206241 289810249 988302 1508752913 Chấn lưu 15964987 34740 2063589 18063316 Bóng đèn 73354385 22921544 140262117 234336055 6845060 477719161 Phích nước 179190096 29947506 209557645 394534417 11658398 824888062 Cơ động 52663151 2716040 56230571 65161249 2247359 179018370 Huỳnh quang 33413202 2658313 1518832979 95613500 2885808 1653403802 Cộng 54888599 99780788 3259470888 1078954470 33536625 4526631370 Ngày 17 tháng 2 năm 2004 Kế toán trưởng 60
- 1.7. Phân tích đối thủ cạnh tranh Hiện nay, sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên cả ba miền của tổ quốc. Trong đó, lượng tiêu thụ tại miền Bắc là lớn nhất và đối thủ cạnh tranh cũng được giàn trải cả ba miền song tập trung lớn nhất tại khu vực thành phố và thị xã. Đối với sản phẩm bóng đèn tròn, đối thủ cạnh tranh lớn nhất là công ty bóng đèn Điện Quang, họ có thế mạnh về vị trí địa lý đối với thị trường miền Nam và gần đây, sản phẩm của công ty đang từng bước xâm nhập vào thị trường miền Bắc. Tuy nhiên, sản phẩm bóng đèn tròn của công ty chỉ chiếm 26% dung lượng thị trường, trong khi thị phần của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông chiếm 72% còn lại của cá doanh nghiệp khác. Đối với bóng đèn huýnh quang: Là sản phẩm của công ty vì vậy khi tung sản phẩm ra thị trường phải đối phó với đối thủ cạnh tranh trong nghành là công ty bóng đèn Điện Quang trong nhiều năm cùng liên doanh Đông á đã chiếm được hầu hết các khu vự c thị trường trong nước. Nhưng chỉ ba năm sau, khi tham gia vào thị trường tiêu thụ sản phẩm đèn huỳnh quang, công ty đã khẳng định vị trí và lợi thế của mình trên thị trường, và được thể hiện thông qua tỷ phần của công ty đã chiếm lĩnh được trên thương trường. Cùng với liên doanh Đông á, 2. Mục tiêu định giá và chính sách định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động và rủi ro, không có bất cứ một doanh nghiệp nào cột chặt mình vào một sản phẩm cụ thể nào đó. Xu hướng này đã có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện, kết hợp giữa chuyên môn hoá và đa dạng hoá theo phương châm “phân tán rủi ro trong kinh doanh” và tận dụng được nguồn lực dư thừa của doanh nghiệp. Sản phẩm chính của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông là bóng đèn và phích nước. Công ty đa dạng hoá sản phẩm của mình về chủng loại, mẫu mã. Danh mục sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, phong phú. 61
- Xuất phát từ tình hình thực tế trên thị trường, các sản phẩm của công ty hiện nay đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, do đó, ban lãnh đạo của công ty đã xác định mục tiêu của công tác định giá là phải kích thích tiêu thụ. Cụ thể như sau: + Đối với sản phẩm bóng đèn Ranlux ( có cầu chì), phích sắt xuất khẩu, phích vân đá, đối tường tiêu dùng là người có thu nhập khá do đó nhiệm vụ của công tác định giá là tăng lợi nhuận, công ty có thể bán các sản phẩm này với giá cao hơn một chút + Đối với các sản phẩm bóng đèn tròn và bóng đèn huỳnh quang, hay các phích nước khác thì mục tiêu của việc định giá là đối tượng người tiêu dùng, do đó, công ty bán các sản phẩm này với một mức giá trung bình, vừa phải. Để xây dựng được một mức giá phù hợp, có thể cạnh tranh và tồn tại trên thị trường, công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông đã dựa trên các quan điểm định giá sau: Định giá theo nguyên tắc địa lí: Với những khách hàng ở xa có thể được hưởng mức giá thấp hơn để bù đắp chi phí vận chuyển. Giá cả bình quân cho khách hàng ở miền Trung thấp hơn so với khách hàng ở miền Bắc là 2%, khách hàng ở miền Nam cao hơn khách hàng ở miền Trung là 7%. Định giá theo mối quan hệ: Đối với khách hàng truyền thống đã từng giúp công ty trong lúc khó khăn thì được hưởng một số ưu đãi. Về khách hàng thường xuyên mua với khối lượng lớn thì được hưởng ưu đãi nhất định tuỳ thuộc vào khối lượng mua và mức độ quan hệ. Xác định giá có chiết khấu: chủ yếu công ty sử dụng giá chiết khấu theo doanh thu mua hàng. Nếu khách hàng mua với doanh thu lớn được giảm một tỷ lệ là 1%. Xác định giá để khuyến khích tiêu thụ: Với những sản phẩm chất lượng cao thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng bậc cao như đèn Ranlux, phích sắt xuất khẩu, phích vân đá thì công ty định giá cao cho những đối tượng có thu nhập khá trở lên. 62
- 3. Phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 3.1. Đối tượng định giá và phương pháp định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Về đối tượng tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông là một doanh nghiệp sản xuất có qui trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, sản phẩm hoàn thành phải trải qua nhiều công đoạn ở các phân xưởng khác nhau nên đối tượng tính giá bán không thể là các phân xưởng được vì có phân xưởng sẽ sản xuất ra bán thành phẩm như phân xưởng thuỷ tinh. Như vậy, đối với thành phẩm bóng đèn tròn (hay bóng đèn huỳnh quang) có nhiều loại khác nhau như bóng đèn 25W, 60W, 75W nhưng mức chênh lệch chi phí giữa các này là không đáng kể nên kế toán tiến hành tính giá theo nhóm sản phẩm. Như vậy, đối tượng tính giá bán là nhóm sản phẩm, đơn vị tính giá bán là từng sản phẩm và giá thành đơn vị của từng loại bóng đèn tròn (hay bóng đèn huỳnh quang) là như nhau. Đối với sản phẩm là phích nước thì cũng đa dạng về sản phẩm và mẫu mã như phích nước có vân đá, phích sắt xuất khẩu, đối tượng tính giá bán là nhóm sản phẩm và đơn vị tính giá bán là từng sản phẩm và giá trị đơn vị của từng loại phích nước là như nhau. Về phương pháp định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Để tính được giá bán sản phẩm của mình, công ty đèn phích nước Rạng Đông sử dụng phương pháp tính giá theo chi phí. Theo đó, công thức tính giá bán sản phẩm của công ty sẽ là: P = Cbq + Ktg Trong đó: Công ty thường tính Ktg theo doanh số bán và mong muốn là 10%. 63
- Để tính được C bq công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí để tính tổng chi phí sau đó tính chi phí bình quân cho mỗi một đơn vị sản phẩm. Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông là công ty sản xuất và kinh doanh do đó kì tính giá bán sản phẩm của công ty là hàng tháng. Cuối tháng, kế toán tính chi phí lập bảng tính giá thành sản phẩm bóng đèn và phích nước trên cơ sở các chi phí đã tập hợp. 3.2.Kì tính giá bán sản phẩm của công ty Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông là công ty sản xuất và kinh doanh do đó kì tính giá thành sản phẩm của công ty là hàng tháng. Cuối tháng, kế toán tính chi phí lập bảng tính giá thành sản phẩm bóng đèn và phích nước trên cơ sở các chi phí đã tập hợp. 3.3. Tính giá bán sản phẩm (sản phẩm là bóng đèn tròn) Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông là công ty có chức năng chuyên sản xuất bóng đèn và phích nước phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân do đó công tác định giá bán sản phẩm của công ty bao gồm hai công tác: định giá bán sản phẩm cho bóng đèn (bao gồm đèn tròn, đèn huỳnh quang, đèn Ranlux) và định giá bán cho sản phẩm phích nước (bao gồm phích sắt xuất khẩu và phích nước vân đá). Hệ thống kênh phân phối của công ty tươngđối dài (có cả kênh cấp ba), ta có thể khái quát quá trình định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông theo sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 2: Chuỗi tăng giá Giá thành sản Khoản tăng giá phẩm (giá của (Ktg1) nhà sản xuất ) Giá gốc nhà buôn mua vào Khoản tăng giá (Ktg2) Giá gốc mà nhà bán lẻ mua vào Khoản tăng giá ( Ktg3) Giá bán lẻ 64