Luận văn Công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Sở Giao Dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

pdf 86 trang nguyendu 7880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Sở Giao Dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_cong_tac_tham_dinh_cac_du_an_dau_tu_nganh_thuy_dien.pdf

Nội dung text: Luận văn Công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Sở Giao Dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

  1. Luận văn tốt nghiệp “ Công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Sở Giao Dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Thực trạng và giải pháp ”
  2. Mục lục Luận văn tốt nghiệp 1 “ Công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Sở Giao Dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Thực trạng và giải pháp ” 1 LỜI NÓI ĐẦU 4 CHƯƠNG I 5 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 5 NGÀNH THỦY ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG 5 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM . 5 1.1.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 5 1.1.2 Lịch sử hình thành của Sở Giao Dịch. 6 1.1.3 Bộ máy quản lý điều hành Sở. 6 1.1.4 Một số hoạt động chủ yếu 7 1.2 THỰC TRẠNG CÁC DỰ ÁN NGÀNH THỦY ĐIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THỦY ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG. 15 1.2.1 Đặc điểm của các dự án thủy điện ảnh hưởng đến công tác thẩm định . 15 1.2.2 Yêu cầu và vai trò của công tác thẩm định đối với dự án thủy điện tại Ngân hàng. 21 1.2.3 Quy trình thẩm định dự án thủy điện. 22 1.2.4 Phương pháp thẩm định dự án 23 1.2.5 Nội dung thẩm định dự án điện. 24 1.3 Ví dụ tổng hợp minh họa công tác thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương. 37 1.3.1 Giới thiệu về dự án 37 1.3.2 Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư 38 1.3.3 Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án 42 1.4 KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN THỦY ĐIỆN 58 1.5 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG. 60 1.5.1 Những kết quả đạt được trong những năm gần đây 60 1.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân 61 CHƯƠNG II 65 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC 65 THẨM ĐỊNH DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG 65 2.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN THỦY ĐIỆN 65 2.1.1 Quan điểm của NH về việc cấp vốn các dự án điện 65 2.2.ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN 68 2.2.1. Hoàn thiện về tổ chức thẩm định 68
  3. 2.2.2 Giải pháp về phương pháp thẩm định 69 2.2.3 Giải pháp về nội dung thẩm định 71 2.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 72 2.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước 72 2.3.2. Kiến nghị với Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) 73 2.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 74 2.3.4. Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 75 KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
  4. LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây kinh tế Việt Nam có những bước tiến vượt bậc, để đạt được những kết quả như vậy có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động ngân hàng. Sự hoạt động của các ngân hàng giúp điều tiết vay quay vòng vốn đầu tư giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế phát triển. Từ vai trò ngày càng quan trọng của dịch vụ ngân hàng, ngân hàng đã được coi là bà đỡ của nền kinh tế. Nhưng hoạt động ngân hàng luôn song hành với các rủi ro. Mức lợi nhuận luôn tỉ lệ thuận với độ rủi ro. Có rất nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, như rủi ro tín dụng, thanh khoản và tác nghiệp đang là những rủi ro chính mà các ngân hàng Việt Nam đối mặt. Sự phát triển của nền kinh tế đòi hòi hệ thống cơ sở hạ tầng cũng phát triển đồng bộ. Đặc biệt là nguồn điện, sự cung cấp đầy đủ và kịp thời của ngành điện tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ tốt nhu cầu đời sống nhân dân.Do vậy việc đầu tư phát triển ngành điện là việc hết sức quan trọng. Nhưng do đặc thù của ngành điện, các công trình, dự án đòi hỏi lượng vốn rất lớn. Bộ Công Thương cho biết, tổng vốn đầu tư ngành điện giai đoạn 2006-2025 lên đến 80 tỉ đô la Mỹ, dùng để phát triển nguồn điện và lưới điện. Khi cho vay những dự án cần một lượng vốn lớn và trong khoảng thời gian tương đối dài như vậy thì mức độ rủi ro cũng cao hơn. Công tác thẩm định dự án giúp Ngân hàng lựa chọn được dự án thực sự có hiệu quả để cho vay, giảm rủi ro, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chung của nền kinh tế. Trong quá trình thực tập ở SGD NHTM CP ngoại thương Việt Nam nhận thấy tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án ngành điện nên em quyết định chọn đề tài: “ Công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Sở Giao Dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Thực trạng và giải pháp ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Nội dung của chuyên đề gồm 2 chương: Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Ngoại thương.
  5. Chương II: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng. CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH THỦY ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 1.1.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Thành lập ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có tên tiếng anh là: Vietcombank được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt. Ngân hàng Ngoại thương luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, với uy tín trong các lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và ứng dụng vông nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng. Ngân hàng Ngoại thương đã tập trung áp dụng phương thức quản trị ngân hàng hiện đại, mở rộng và nâng cấp mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch. Cho đền nay, mạng lưới của Ngân hàng Ngoại thương đã vươn rộng ra nhiều địa bàn và lĩnh vực, bao gồm: - 01 Sở giao dịch, 58 chi nhánh và 87 Phòng giao dịch trên toàn quốc; - 04 Công ty con ở trong nước: Công ty Cho thuê Tài chính Vietcombank (VCB Leasing) Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản Vietcombank (VCB AMC) Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 (VCB Tower) - 01 Công ty con ở nước ngoài: Công ty Tài chính Việt Nam – Vinafico Hongkong - 02 Văn phòng đại diện tại Singapore và Paris
  6. - 3 Công ty liên doanh: Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) Ngân hàng Liên doanh ShinhanVina Công ty Liên doanh TNHH Vietcombank – Bonday - Bến Thành Với bề dày kinh nghiệm và thành tích hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng cùng với một đội ngũ cán bộ nhiệt tình, tinh thông nghiệp vụ, từ năm 1996 đến 2001 Ngân hàng TMCP Ngoại thương được ngân hàng Chase Manhattan trao tặng chứng nhận “Chất lượng dịch vụ tốt nhất”, trong năm năm liên tục từ 2000 đến 2004 được tạp chí có uy tín trên thế giới - The Banker bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”, năm 2008 Vietcombank được trao tặng giải thưởng – cúp vàng “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam”. 1.1.2 Lịch sử hình thành của Sở Giao Dịch. Ngày 1/4/1991, Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành lập theo nghị quyết 125/NQ-NHNT.HĐQT, nhưng vẫn trực thuộc Vietcombank Trung ương. Ngày 28/12/2005, theo quyết định số 1215/QĐ-NHNT.TCCB-DDT của hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập trên cơ sở điều chỉnh lại bộ máy tổ chức và hoạt động của Hội Sở Chính. Ngày 30/10/2008, SGD Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương đã chính thức khai trương trụ sở hoạt động mới đặt tại địa chỉ 31-33 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Năm 2006 là năm đầu tiên SGD tách ra hoạt động độc lập bên cạnh những thuận lợi về mặt thương hiệu và ưu thế của SGD trước đây, SGD cũng gặp nhiều khó khăn do có sự xáo trộn về tổ chức, nhiều nhiệm vụ mới được đưa và thực hiện, khách hàng lớn chuyển về TƯ quản lý khiến cho xuất phát điểm của SGD là thấp. 1.1.3 Bộ máy quản lý điều hành Sở. Ban giám đốc Sở giao dịch bao gồm: - Giám đốc: Nguyễn Mỹ Hào. Nhiệm vụ: điều hành hoạt động chung của SGD, chịu trách nhiệm cao nhất đối với mọi hoạt động của SGD, trực tiếp chỉ đạo một số phòng: kiểm tra nội bộ, hành chính, nhân sự, khách hàng, vốn, đầu tư dự án.
  7. - Phó Giám đốc: (chịu trách nhiệm giải quyết các công việc được phân công). Gồm có: + Phó giám đốc: Nguyễn Hùng Sơn. Nhiệm vụ: trực tiếp chỉ đạo các phòng: Bảo lãnh, Quản lý nợ, Khách hàng nhân thể, Kinh doanh dịch vụ, các phòng giao dịch. + Phó giám đốc: Nguyễn Thị Bảo Nhiệm vụ: trực tiếp chỉ đạo các phòng: SME, Thanh toán quốc tế, Vay nợ viện trợ, Thanh toán thẻ. + Phó giám đốc: Phạm Thị Mai. Nhiệm vụ: trực tiếp chỉ đạo các phòng: Khách hàng đặc biệt, Ngân quỹ, Kế toán giao dịch, Quỹ ATM, Phòng giao dịch 16, Kế toán tài chính, Tin học. 1.1.4 Một số hoạt động chủ yếu 1.1.4.1 Huy động vốn Với tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động của ngân hàng nói riêng. Nhìn chung huy động vốn của ngân hàng tăng khá nhanh và ổn định, phù hợp với xu hướng phát triển của ngân hàng. Từ năm 2005 đến 2008 lượng vốn huy động trên thị trường vẫn có chiều hướng tăng. Năm 2005 đến năm 2006 tăng (26%) nhưng năm 2006 đến 2007 do nền kinh tế thị trường đang trên đà phát triển nên lượng vốn huy động tăng mạnh hơn ( 43.25%) Do cuối năm 2008 chịu ảnh hưởng sự suy thoái kinh tế toàn cầu nên lượng tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 32.12%. Con số thấp này thấp hơn so với năm trước đó nhưng ngân hàng vẫn kiểm soát được tình hình. Huy động nội tệ năm 2008 có xu hướng tăng chậm dẫn đến năm 2009 giảm do kinh tế suy thoái. Năm 2009, nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của SGD quy VND ước đạt 88.5245,6tỷ VND, tăng 4994.96 VND (6.89%) so với 31/12/2008 trong đó vốn huy động bằng VND và ngoại tệ đều tăng tương ứng là 856.9 tỷ VND (2.96%) và 165.96 tr. USD (15.65%) Nguồn vốn huy động có kỳ hạn quy VND của SGD đến năm 2009 ước đạt 64.656.96 tỷ VND tăng 4.064,96 tỷ VND (6,71%) và chiếm 76,49% vốn huy động từ nền kinh tế của SGD. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng là 38,55% nguồn vốn huy động từ nền kinh tế. Đến năm 2009, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế quy VND tại SGD ước đạt 62564,56 tỷ VND tăng 1324.64 tỷ VND (3.56%)trong đó tiền gửi bằng VND giảm 311,38 tỷ VND (1,36%) và ngoại tệ quy USD tăng 29,45 tr. USD (6,92%).
  8. Đến Năm 2009, vốn huy động từ khách hàng cá nhân bằng VND và ngoại tệ quy USD đều tăng so với 31/12/2008 và tương ứng là 1563,54 tỷ VND (30,24%) và 120,3 tr. USD (13,18%) chủ yếu do lượng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn đều tăng do NHTMCP NT VN có sản phẩm tiết kiệm lộc phát kỳ hạn 6 - 8 tháng với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng với lãi suất ngang bằng với các ngân hàng khác trên địa bàn và chứng chỉ tiền gửi VND đợt 1 năm 2009 kỳ hạn 3 và 6 tháng với lãi suất bậc thang hấp dẫn. Bảng 1: Huy động vốn theo loại tiền tại SGD NHNT Đơn vị: tỷ đồng 2006 2007 2008 2009 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ STT Chỉ tiêu Số Số dư trọng trọng Số dư trọng Số dư trọng dư (%) (%) (%) (%) Vốn huy 1 6588 100 8321 100 11920 100 15749 100 động 2 NV nội tệ 5336 80,70 6567 78,66 9112 83,44 12776 81,12 3 NV ngoại tệ 1252 19,3 1754 21,34 1808 16,57 2973 18,88 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của SGD NHNT năm 2006-2009) Trong năm 2009, khách hàng cá nhân tại SGD đã thực hiện rút tiền gửi bằng USD để chuyển sang các NHTM CP để gủi tiết kiệm do lãi suất cao hơn của SGD, có nhiều chương trình khuyên mại và một số khách hàng đã bán ngoại tệ cho VCB để gửi tiết tiết kiệm bằng VNĐ hưởng lãi suất cao trong khi tỷ giá USD/VNĐ xuống thấp nên lượng tiền gửi bằng ngoại tệ của khách hàng cá nhân giảm so với 2008. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đặc biệt trong 2 tháng cuối năm 2009, một số ngân hàng do thiếu vốn đã đưa ra các chương trình khuyến mại làm cho lãi suất huy động thực tế cho các kỳ hạn ngắn lên tới 15%/năm đối với VND và 4,5% đến 6%/năm đối với USD và các ngoại tệ khác nên đã hút mất một phần khách hàng của SGD. Trong khi đó, lãi suất huy động của NHNT lại bị khống chế bởi mức dưới 10,5%/năm đối với VND; mức lãi suất huy động USD mặc dù SGD đã đưa lên khá cao so với trước đồng thời tích cực thoả thuận lãi suất với khách hàng để giữ nguồn tiền cũng như huy động mới nhưng cũng không tăng được vốn huy động từ đối tượng này. Do hạn chế về nguồn USD bán cho khách hàng nên một số khách hàng đã chuyển VND sang ngân hàng khác để mua USD giá cao nên lượng tiền gửi của
  9. các TCKT giảm. Ba khách hàng tiền gửi lớn nhất của SGD là SCIC, VMS, Quỹ Tích luỹ chuyển tiền đầu tư và thanh toán, hỗ trợ ngân sách, trả nợ trước hạn nên tiền gửi của các khách hàng này giảm so với 31/12/2008 là khoảng 4.000 tỷ đồng. Sản phẩm tiền gửi của NH TMCP NT VN đã đa dạng hơn nhưng trong năm 2009 nhưng lại không có nhiều đợt phát hành trái phiếu, kỳ phiếu gối đầu các đợt kỳ phiếu, trái phiếu các năm trước đến hạn mà tập trung vào phát triển các sản phẩm tiết kiệm có nhiều tiện ích mới. Tuy nhiên, ngoài sản phẩm tiết kiệm bậc thang lãi thưởng thì các sản phẩm khác chưa thực sự khác biệt với sản phẩm của ngân hàng khác và tiện lợi cho khách hàng nên hiệu quả của việc huy động vốn từ khách hàng thể nhân tại SGD chưa cao. Ngoài ra, trong năm 2009, trên địa bàn Hà Nội có các đợt sốt về bất động sản, vàng và USD nên người dân đã rút tiền tiết kiệm để chuyển sang các kênh đầu tư Bảng 2: Huy động vốn từ nền kinh tế Đơn vị: tỷ đồng, triệu USD Ước số dư 2009 So với 31/12/2008 (%) Chỉ tiêu Quy Quy VNĐ USD VNĐ USD VNĐ VNĐ HĐ từ nền KT 25,972.11 960.88 42,262.80 1.64 10.03 5.88 1. TG của TCKT 22,538.78 485.19 30,764.68 -1.36 6.92 2.29 1.1. TG KKH 3,923.30 351.62 9,884.62 -6.29 1.30 3.22 1.2. TG CKH 18,615.49 133.57 20,880.06 -0.26 23.38 1.85 2. Tkiệm & 3,433.33 475.69 11,498.12 27.02 13.18 16.88 KP,TrP 2.1. Tiết kiệm 3,347.08 413.74 10,361.64 25.51 20.18 21.75 trđó: TK KKH 9.86 2.33 49.37 188.61 0.73 15.66 TK 2,441.31 234.40 6,415.26 35.45 38.57 37.26 CKH 12T
  10. 2.2. KP, TrP, 86.25 61.95 1,136.48 138.05 -18.55 -14.37 CCTG (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của SGD NHNT năm 2009) Từ năm 2005 cho đến nay, vốn huy động bằng nội tệ đều chiếm tỷ trọng lớn Bảng 3 : Huy động vốn theo đối tượng tại SGD NHNT Đơn vị : tỷ đồng 2006 2007 2008 2009 STT Chỉ tiêu Số (%) Số dư (%) Số dư (%) Số dư (%) dư Vốn huy động 6588 100 8321 100 11920 100 15749 100 1 TG TCKT 4642 70,46 5833 70,1 9101 76,35 12158 77,2 2 TG dân cư 1946 29,54 2488 29,9 2819 23,65 3591 22,8 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của SGD NHNT năm 2006-2009) Nguồn vốn huy động từ khu vực TCKT chiếm tỷ trọng lớn ( trên 70%) tuy nhiên nguồn vốn lại tập trung vào 1 lượng khách hàng lớn, nên tính ổn định chưa cao. - Huy động vốn theo loại tiền tại SGD tỷ trọng huy động bằng nội tệ tăng - Huy động vốn theo kỳ hạn tăng hơn so với không kỳ hạn từ năm 2006 đến 2007, năm 2008 huy động không kỳ hạn hay kỳ hạn ngắn tăng hơn. Như vậy ta có thể thấy rằng tình trạng huy động vốn của SGD nhìn chung khá tốt, để đạt được điều này SGD NHNT đã phải nỗ lực trong công tác quản lý và hoạt động thể hiện ở các mặt sau. Trước tiên SGD đã điều hành tốt lãi suất huy động, phù hợp với xu hướng chung, tiến hành gia tăng nguồn vốn huy động trên các nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư bằng các hình thức khuyến mãi, giảm phí giao dịch và lãi suất huy động hấp dẫn. Ngoài ra SGD còn chủ động đa dạng hoác hình thức huy động vốn với mục đích tăng lượng vốn huy động trong năm. Trong năm 2008 kinh tế thế giới bắt đầu đi vào quá trình suy thoái, SGD NHNT đã nỗ lực rất nhiều, vào cuối năm tuy gặp nhiều khó khăn nhưng SGD đã linh hoạt kiểm soát được tình hình. Năm 2009 mặc dù vẫn phải đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới song SGD đã đạt được những bước tiến nhất định.
  11. 1.1.4.2 .Cho vay trực tiếp nền kinh tế Khủng hoảng kinh tế thế giới có ảnh hưởng không trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam nhưng đã có những tác động gián tiếp. Thực tế có thể nhận thấy thông qua hoạt động cho vay tại SGD như sau: Năm 2007 dư nợ tăng 1417 tỷ (47,6%) so với năm 2006, trong năm 2008 có thể tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp hơn năm 2007 tuy nhiên đây là do lượng tín dụng về số tuyệt đối đã tăng cao vào năm 2007 do mở rộng danh mục đầu tư khách hàng. Mặt khác vào cuối năm 2008 kinh tế thế giới có phần suy thoái nên lượng tín dụng khó tăng mạnh được, lượng tín dụng vẫn đạt mức cao và tăng trưởng là thành công đối với NH. Bảng 4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn Đơn vị: tỷ đồng 2006 2007 2008 2009 S Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ T Chỉ tiêu Số Số dư trọng Số dư trọng Số dư trọng trọng T dư (%) (%) (%) (%) Tổng dư nợ 2151 100 2973 100 4390 100 5163 100 1 Ngắn hạn 532 21,06 919 31,33 1895 43,17 2323 45 2 Trung hạn 248 12,09 495 16,88 167 3,8 196 3,8 3 Dài hạn 1371 66,85 1559 51,79 2328 53,03 2644 51,12 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của SGD NHNT năm 2006-2009) Giảm cơ cấu cho vay trung hạn và tăng cơ cấu cho vay ngắn hạn lên. Ta thấy rằng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng lên theo từng năm năm 2009 đạt 45%, tỷ lệ vay trung hạn chỉ còn 3,8%. Điều này cho thấy NH chưa chú trọng đến việc cho vay trung hạn nhiều. Bảng 5: Cơ cấu dư nợ cho vay bằng ngoại tệ Đơn vị: tỷ đồng
  12. 2006 2007 2008 2009 Tỷ Tỷ Tỷ STT Chỉ tiêu Số Số Số Tỷ trọng Số dư trọng trọng dư dư dư trọng(%) (%) (%) (%) Tổng dư nợ 2151 100 2973 100 4390 100 5163 100 Cho vay bằng 1 1167 54,30 1655 55,7 2326 53,0 2788 54 nội tệ Cho vay bằng 2 983 45,7 1317 44,3 2063 47,0 2375 44 ngoại tệ (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của SGD NHNT năm 2006-2009) Nhìn vào cơ cấu dư nợ theo loại tiền vay ta thấy doanh số cho vay các loại tiền tăng đều qua các năm, tuy nhiên doanh số cho vay bằng nội tệ vẫn chiếm ưu thế dù không nhiều lắm. Điều này thể hiện rằng lượng ngoại tệ SGD NHNT cho vay là tương đối cao, đạt được điều này là nhờ các DN kinh doanh xuất nhập khẩu là khách hàng lâu năm của NHNT. Bảng 6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng Đơn vị:tỷ đồng 2006 2007 2008 2009 S Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ T Chỉ tiêu Số dư trọng Số dư trọng Số dư trọng Số dư trọng T (%) (%) (%) (%) Tổng dư nợ 2151 100 2973 100 4390 100 5163 100 1 DNNN 1856 85,62 2593 88,41 2669 60,79 3212,9 62,23 DN ngoài quốc 2 219 10,68 295 8,69 1000 22,78 1050,15 20,34 doanh 3 Cá thể, tư nhân 76 3,71 85 2,9 721 16,42 899,95 17,4 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của SGD NHNT năm 2006-2009)
  13. Khách hàng xin vay ở đây chủ yếu là các DN, doanh nghiệp vay chiếm tỷ trọng hơn 80% lượng tín dụng cho vay của SGD. Trong đó DNNN chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đến năm 2009, dư nợ cho vay nền kinh tế tại SGD quy VND ước đạt 6.008,09 tỷ VND tăng mạnh so với 31/12/2008 là 1.298,79 tỷ VND (27,58%). Dư nợ cho vay trung dài hạn và đồng tài trợ quy VND của SGD đều tăng tương ứng là 1.747,15 tỷ VND (217,05%) và 105,69 tỷ VND (15,99%). Dư nợ cho vay trung dài hạn bằng VND tăng mạnh do SGD cho cty Thông tin di dộng VMS vay để triển khai mạng thông tin 3G. Tuy nhiên, dư nợ cho vay ngắn hạn lại giảm 553,49 tỷ VND (17,07%) do các khách hàng vay USD trả nợ trước hạn cho SGD do lo ngại tỷ giá tăng. Trong năm 2009, SGD đã triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước và thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất cho vay với dư nợ đến cuối tháng 6/2009 ước đạt 600 tỷ VND. Các khách hàng có dư nợ lớn tại SGD là cty Thông tin di động VMS, cty Xăng dầu Hàng không và Xăng dầu Quân đội. Bảng 7: Bảng dư nợ cho vay Đơn vị: tỷ VND, triệu USD Năm 2009 So với 31/12/2008 (%) Chỉ tiêu VNĐ USD Quy VNĐ VNĐ USD Quy VNĐ Dư nợ CV 3,367.00 155.81 6,008.35 113.87 -15.62 27.58 1. Dư nợ CV NH 1,076.45 95.15 2,689.57 46.45 -35.59 -17.07 2. Dư nợ CV 1,737.14 48.07 2,552.11 367.13 88.43 217.05 TDH 3. Dư nợ CV 553.14 12.59 766.66 18.42 10.29 15.99 ĐTT (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của SGD NHNT năm 2009) Nhìn chung, Sở giao dịch NHNHNT trong những năm qua đã đạt được rất nhiều thành công, kết quả đạt được là rất lớn trên các mặt hoạt động: Dư nợ tín dụng trong những năm qua đạt hơn 3000 tỷ tín dụng trung và dài hạn. Riêng năm 2009 tín dụng cấp cho dự án đầu tư tăng lên 283,86 tỷ vnd. Nhìn chung thực trạng về hoạt động thẩm định dự án tại SGD NHNT thống kê cho thấy:
  14. - Dư nợ tín dụng tài trợ cho dự án vừa qua đạt khoảng hơn 3000 tỷ đồng. Trong số đó tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp trong khối các doanh nghiệp nhà nước là khối các doanh nghiệp truyền thống của SGD NHNT: Bảng 8: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng năm 2009 Đơn vị: tỷ đồng 2009 STT Chỉ tiêu Số dư Tỷ trọng (%) 1 DNNN 1960.56 78 2 DN ngoài QD 490.8 19.5 3 Cá thể, tư nhân 60.5 2.5 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của SGD NHNT) NHNT là một ngân hàng lớn, đi đầu trong các hoạt động của mình, nhờ vậy SGD NHNT cũng có một lượng khách hàng truyền thống lớn, là các công ty, tổng công ty nhà nước. Các khách hàng này là các khách hàng lâu năm của SGD có uy tín cao và hoạt động hiệu quả. SGD tập trung vào điểm mạnh này và tiếp tục tăng trưởng tín dụng dựa trên khu vực này do đã có những kiến thức hiểu biết nhất định về DNNN là rất hợp lý. Bảng 9: Cơ cấu ngành cho vay. Đơn vị: tỷ đồng Ngành CN XD Vận tải Khác Số tiền 886.8 1423.37 115.56 86.13 Tỷ lệ (%) 35 57 4.6 3.4 Như vậy: Cơ cấu ngành tập trung chủ yếu vào ngành xây dựng và công nghiệp. Ngành xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất 57% chủ yếu bao gồm xây dựng khu tòa nhà văn phòng xây dựng khách sạn Do vậy CBTĐ có thể tập trung chuyên môn và kinh nghiệm về 2 lĩnh vực này nhiều hơn và cho vay hiệu quả hơn
  15. tuy nhiên với ngành công nghiệp và xây dựng CBTĐ sẽ khó khăn hơn trong quá trình thẩm định bởi yếu tố kỹ thuật sẽ rất phức tạp, khoa học kỹ thuật thay đổi sẽ làm cho các dự án trở nên phức tạp về mặt chuyên môn hơn. Ngoài ra cán bộ cũng sẽ không có điều kiện tích lũy kinh nghiệm trong các ngành khác, không có điều kiện tham gia vào các dự án đặc thù khác, do vậy sẽ tạo sự kém linh hoạt khi thẩm định. 1.2 THỰC TRẠNG CÁC DỰ ÁN NGÀNH THỦY ĐIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THỦY ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG. 1.2.1 Đặc điểm của các dự án thủy điện ảnh hưởng đến công tác thẩm định Các dự án thủy điện có những đặc trưng riêng và đây là một lĩnh vực quan trọng quốc gia. Đồng thời cũng là một trong những dự án chiếm tỷ trọng cho vay khá cao tại Ngân hàng. Các yếu tố tạo nên các đặc trưng riêng cho dự án điện: Nhà máy thủy điện sử dụng nguồn năng lượng vô tận của thiên nhiên. Như đã biết, NMTĐ sử dụng năng lượng của các dòng nước tự nhiên để biến đổi thành điện năng, đó là nguồn năng lượng vô tận, gắn liền với sự tồn tại vĩnh viễn của các dòng sông, dòng suối Đối với NMTĐ sau một thời gian khoảng vài chục năm thì nhà máy vẫn hoạt động bình thường. Các dòng sông vẫn tiếp tục cung cấp đều năng lượng cho nhà máy hoạt động. Vì đặc điểm này, cần phải chú ý nhiều hơn đến các lợi ích dài lâu của dự án thủy điện. Một vị trí có nhiều tiềm năng thủy điện mà xây dựng công trình với quy mô nhỏ do thiếu vốn sẽ không có khả năng phát triển cho sau này. Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Vì dự án thủy điện sử dụng nguồn năng lượng thiên nhiên là nguồn đầu vào nên cán bộ thẩm định phải chú ý đến thuế tài nguyên khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. (thuế tài nguyên được áp dụng theo hướng dẫn tại thông tư số 05/2006/TT-BTC ngày 19/01/06 của Bộ Tài chính). Đây cũng là một đặc trưng của dự án thủy điện khác biệt so với các dự án khác. Nhà máy thủy điện có chi phí vận hành thấp, vận hành đơn giản, dễ dàng thực hiện tự động hóa
  16. Nhiên liệu cần sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện thường chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí vận hành. Không có phần chi phí này làm cho NMTĐ có giá thành điện năng sản xuất rất thấp. So với nhà máy nhiệt điện, NMTĐ không có phấn lò, gia công nhiên liệu, giảm nhiều được công sức vận hành. Lò hơi là một bộ phận vận hành phức tạp trong nhà máy nhiệt điện, tua bin hơi làm việc với áp suất hơi lớn, nhiệt độ cao , tốc độ quay nhanh gây căng thẳng cho người phục vụ. Vận hành NMTĐ còn nhẹ nhàng hơn nhiều do điều kiện môi trường tốt, thực hiện tự động hóa được hầu hết ở các bộ phận Số người làm việc tại NMTĐ thường ít hơn khoảng 8- 10 lần so với nhà máy nhiệt điện. Chính những điều này làm chi phí vận hành thấp. Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Cán bộ thẩm định khi xem xét hạng mục chi phí vận hành của dự án, nếu chi phí lớn khác thường thì hồ sơ dự án cần xem xét lại. Tổng vốn đầu tư của dự án thường rất lớn. Trái lại với ưu điểm chi phí vận hành thấp, NMTĐ lại có nhược điểm là vốn đầu tư cao. Thông thường vốn đầu tư tập trung vào các công trình cột nước và điều tiết ( xây dựng hồ đập, hồ chứa, kênh, ống dẫn kín ). Những công trình đòi hỏi một khối lượng lớn bê tông, săt thép. Việc san lấp mặt bằng , khơi sâu lòng hồ trước khi xây dựng đập đòi hỏi nhiều công sức. Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Do đặc trưng của đặc điểm này nên cán bộ thẩm định có thể so sánh về quy mô vốn cho dự án với các dự án khác đã được thẩm định tại ngân hàng để bước đầu xác định tính trực quan cho dự án. Thời gian xây dựng, vận hành của dự án thường rất dài. Thời gian xây dựng kéo dài từ 5- 10 năm. Những NMTĐ lớn có thể phải xây dựng vài chục năm. NMTĐ Hòa Bình được khởi công xây dựng năm 1979, sau 9 năm mới đưa vào vận hành tổ máy đầu tiên năm 1988, khánh thành đầy đủ 8 tổ máy năm 1994. NMTĐ Sơn La của Việt Nam khởi công xây dựng vào tháng 12 năm 2005, dự kiến phát điện tổ máy đầu tiên vào năm 2012. Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: do đặc điểm này của dự án nên khi tính toán các hiệu quả tài chính của dự án, các bộ thẩm định phải xét thời gian tương đối dài để phù hợp với thực tế của dự án.
  17. Đại đa số các công trình thủy điện đều nằm ở những vùng sâu, vùng xa. Các công trình này thường được xây dựng ở những địa hình phức tạp. Quy hoạch hệ thống về thủy điện, Bộ Tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ số liệu về nước trong vòng 100 năm ở tất cả các vùng; tính toán về dòng chảy tối thiểu cho quy hoạch; đưa ra số liệu tính toán về đa dạng sinh học bị ảnh hưởng các hồ nước bị ngập; các loại đất rừng bị thu lại để làm thủy điện như thế nào. Quy hoạch về phát triển thủy điện năm 2005 đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 là một quy hoạch làm rất căn cơ và có cơ sở khoa học. Nếu triển khai thực hiện theo đúng quy hoạch thì hiệu quả rất lớn". Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Cán bộ thẩm định phải dựa vào Quy hoạch về phát triển thủy điện năm 2005 đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 là một quy hoạch làm rất căn cơ và có cơ sở khoa học. Dự án thủy điện muốn thực hiện được thì việc đầu tiên phải được cấp chính quyền phê duyệt. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến tính pháp lý của dự án. Dự án thủy điện có diện tích xây dựng thường rất lớn, hầu hết phải di dời dân. Ví dụ như: Theo báo cáo khảo sát của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Quảng Nam cho biết: khoảng 10 nghìn héc-ta (ha) đất rừng trên địa bàn tỉnh bị các dự án thủy điện “nhấn chìm” dưới lòng hồ trong quá trình triển khai xây dựng. Số liệu này được tổng hợp từ 50 dự án thủy điện triển khai (8 dự án khác đang xem xét phê duyệt do có ảnh hưởng nhiều đến diện tích đất sản xuất). Trong đó, nhiều công trình gây tác động xấu đến đất rừng như: thủy điện Sông Tranh 2, Sông Tranh 3 (chiếm hơn 2.600 ha đất lâm nghiệp), thủy điện A Vương (gần 1.000 ha); còn lại là các dự án Sông Tranh 1, Sông Tranh 4, Đăk Mi 1, Đăk Mi 2, Đăk Mi 4A, Đăk Mi 4B Số liệu này chưa tính đến lượng lớn diện tích rừng khác sẽ bị mất do mở hệ thống đường dân sinh và các công trình phụ trợ khác được xây dựng khi thực hiện dự án thủy điện. Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Đối với đặc điểm này thì việc di dời dân có ảnh hưởng tới chi phí của dự án. Đồng thời cũng ảnh hưởng tới tình hiệu quả về mặt hiệu quả xã hội khi dự án chiếm diện tích rừng quá lớn. Điều kiện về khí tượng thủy văn của công trình.
  18. Ảnh hưởng đến công tác thẩm định Điều kiện khí tượng thủy văn có ảnh hưởng lớn và có ý nghĩa ứng dụng lớn trong các tính toán và thiết kế và vận hành của nhà máy thủy điện. Dự án điện sử dụng công nghệ thiết bị cao, kỹ thuật phức tạp. Xây dựng dự án điện sử dụng khối lượng lớn về nhân lực, thiết bị, nguyên vật liệu Chính vì vậy mà các tính toán cần độ chính xác rất cao. Các dự án thủy điện sử dụng những khái niệm chuyên môn mà đòi hỏi các cán bộ thẩm định phải có trình độ nhất định. Khi xem xét đặc điểm này thì cần chú ý tới các thông số kỹ thuật của dự án như: - Mực nước dâng bình thường - Mực nước chết - Diện tích toàn bộ hồ - Diện tích hữu ích - Cột nước tính toán - Công suất lắp máy - Công suất đảm bảo - Điện lượng trung bình hằng năm Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Chính đặc điểm này làm cho việc thẩm định dự án thủy điện đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có một trình độ am hiểu nhất định về lĩnh vực này. Việc thẩm định kỹ thuật này tại ngân hàng chủ yếu tập trung thẩm định vào các lĩnh vực trên. Mức độ rủi ro của các dự án thủy điện rất cao. Biến đổi khí hậu đặt ra nhiều thách thức đối với ngành công nghiệp thuỷ điện trong tương lai. Thông thường, ba nhân tố chính là gió, nhiệt độ và lượng mưa có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất thuỷ điện. Nhiệt độ tăng làm tăng sự bốc hơi nước trong các hồ chứa (tốc độ gió cũng ảnh hưởng đến quá trình bốc hơi) và sự làm mát tuabin; lượng mưa ảnh hưởng đến lưu lượng dòng chảy. Những thay đổi thông thường của khí hậu sẽ không ảnh hưởng nhiều nhưng khi có những sự cố đáng kể thì ngành sản xuất nhiệt điện sẽ phải gánh chịu thiệt hại đáng kể. Tùy thuộc diễn biến của khí hậu, những tác động đối với ngành thủy điện sẽ mang tính hỗn hợp. Nó có thể hưởng lợi và phát triển ở vùng này nhưng lại bị thu hẹp, thiệt hại ở nơi khác.
  19. Nhiều hồ chứa lớn đã được xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật được đặt ra dựa trên những sự cố, thảm họa từng trải trong quá khứ. Tuy nhiên, nếu trong tương lai cả tần suất và mức độ thiên tai gia tăng thì có thể những hồ chứa đó không đủ sức chống chịu và giữ nước. Lúc đó, người ta có thể nghĩ tới giải pháp gia cố công trình, song trong nhiều trường hợp biện pháp khắc phục này quá tốn kém và không khả thi. Một số nhà máy thủy điện mới hoàn thành hoặc đang xây dựng đã khắc phục được yếu điểm này khi đưa yếu tố rủi ro biến đổi khí hậu vào trong quá trình thiết kế. Bên cạnh những khó khăn về việc thích nghi, một yếu tố khác có thể cản trở sự phát triển của thủy điện là việc đưa nội dung biến đổi khí hậu vào quá trình hoạch định sách lược. Ảnh hưởng đến công tác thẩm định : Cán bộ thẩm định thủy điện thường tính đến rủi ro, không chắc chắn của các phương án do yếu tố khí hậu. Họ có thể chuẩn bị nhiều phương án với những giả thuyết khác nhau để giảm thiểu sự thiếu chắc chắn đó. Sự tác động mạnh của dự án điện đến môi trường và kinh tế xã hội. - Khi xây dựng một công trình thủy điện, ngoài những giá trị kinh tế to lớn mà dự án mang lại thì chúng ta cũng cần phải chú ý đến các lợi ích tổng hợp khác của nguồn nước để các thể phối hợp khai thác tối đa hiệu quả theo nhiều mục đích: phục vụ tưới tiêu, chống lũ lụt, cung cấp nước ngọt, phát triển thủy sản, du lịch Đồng thời cũng phải hết sức quan tâm đến các tác động gây ảnh hưởng đến môi trường như: - Tác động đến nguồn lợi đất và hệ sinh thái trên đất. - Khi xây dựng hồ chứa nước và nhà máy thuỷ điện, Nhà nước sẽ phải trưng dụng vùng đất để ngập nước, gia cố bờ chắn sóng, đưa một số công trình và khu vực sinh hoạt cho cán bộ, công nhân xây dựng, xây dựng khu tái định cư cho người dân sinh sống từ trước ở khu vực hồ chứa nước Tác động đến thế giới động vật. Hồ chứa nước của các công trình thuỷ điện chiếm một diện tích rất đáng kể đất ngập nước, đã làm mất đi hệ quần thể thực vật, vốn là thức ăn nuôi sống động vật. Hậu quả là nhiều loại động vật cũng bị tiêu diệt hoặc phải di cư đến nơi khác sinh sống. Vì vậy, khi thiết kế xây dựng hồ chứa nước bắt buộc phải có các tính toán về thiệt hại đối với thế giới động vật, tính toán thiệt hại về kinh tế. Và phải tính
  20. đến các biện pháp hoàn bù đất, cải tạo, tăng độ phì nhiêu của đất, cải thiện điều kiện cho thực vật phát triển và áp dụng các biện pháp công nghệ sinh học khác để cải tạo đất. Tác động đến hệ sinh thái dưới nước. Tác động của các hồ chứa nước và hoạt động của nhà máy thuỷ điện sẽ làm thay đổi hệ sinh thái dưới nước ở khu vực có công trình thuỷ điện. Hệ sinh thái sông sẽ phải nhường vị trí cho hệ sinh thái hồ tại khu vực hồ chứa nước. Tác động của công trình thuỷ điện đến ngư trường. Xây dựng công trình thuỷ điện sẽ hạn chế các luồng di cư/ bán di cư của các loài cá, làm thay đổi điều kiện sinh sản, có nguy cơ làm kiệt quệ nguồn thức ăn của cá tại các công trình lấy nước tại nhà máy thuỷ điện. Kết quả là nguồn thuỷ sản bị giảm, đặc biệt là các loại cá quý hiếm, trong một số trường hợp còn bị tuyệt chủng. Hậu quả đối với vi khí hậu. Các hồ chứa nước lớn sẽ tác động đến vi khí hậu các vùng lân cận, có thể giảm nhiệt độ cực trị của khí quyển. Nhiệt độ cao nhất về mùa hè có thể giảm xuống 2-3oC, mùa đông tăng lên 1- 2oC, độ ẩm không khí cũng có thể thay đổi. Ví dụ: Vùng hạ lưu của các công trình thuỷ điện lớn ở Sibiri đã chịu tác dụng tiêu cực về vi khí hậu. Tại khu vực này về mùa đông, nước nóng chảy dài trong một không gian lớn đã không đóng băng hoàn toàn, là nguyên nhân gây ra hiện tượng sương mù, gây khó khăn cho sinh hoạt của nhân dân trong vùng và làm thay đổi theo hướng tiêu cực hệ sinh thái khu vực. * Hậu quả về xã hội. Tác động của công trình thuỷ điện đến tình hình xã hội ở khu vực xây dựng công trình, trước hết là phải di dời dân ra khỏi khu vực công trình và vùng sẽ bị ngập nước. Tác động tiêu cực thứ hai là sự thay đổi điều kiện khí hậu, sinh thái sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và hoạt động trong đời sống của nhân dân. Ngoài ra, có thể có những thay đổi điều kiện tác động của công trình thuỷ điện đến môi trường thiên nhiên. Quá trình di dời, tái định cư cho người dân từng sống ở khu vực công trình thuỷ điện là vấn đề phức tạp nhất. Để di dời dân, cần phải xây dựng các điểm tái định cư thuận tiện cho sinh hoạt, phải xây dựng các công trình kỹ thuật, tạo thành tổ hợp các công trình văn hoá – xã hội. Ngoài ra, các dự án công trình thuỷ điện phải
  21. được xem xét phù hợp với quy định của luật pháp hiện hành về đền bù giá trị công trình. Trong các dự án công trình thuỷ điện hiện đại, người ta xem xét toàn bộ các biện pháp có liên quan với nhau và được trình bày trong một phần đặc biệt gọi là “Chương trình xã hội xây dựng”. Mục tiêu của chương trình này là nhằm giảm nhẹ căng thẳng về xã hội, giảm tác động tiêu cực của công trình đến đời sống xã hội, cải thiện điều kiện sống cho người dân địa phương. Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Yêu cầu là phải tuân thủ quy định của Luật Bảo vệ môi trường sẽ làm tăng chi phí chuẩn bị khu vực xây dựng hồ chứa nước. Khoản chi phí này thông thường chiếm từ 20 đến 50% tổng chi phí cụm công trình thuỷ điện, trong một số công trình đặc biệt, khoản chi phí này có thể chiếm tới 70% tổng chi phí. Liên quan đến yêu cầu về bảo vệ môi trường trong khai thác công trình thuỷ điện, gần đây xuất hiện khái niệm “An toàn sinh thái”. An toàn sinh thái là trạng thái bảo vệ lợi ích sinh thái quan trọng đối với đời sống con người, trước hết là tạo ra trạng thái sạch, đảm bảo thuận lợi cho sức khoẻ con người và môi trường thiên nhiên. Nếu xem xét theo các tiêu chí này, thì nhà máy thuỷ điện và hồ chứa nước không thải ra chất độc hại, gây ô nhiễm không khí, mộ số chất thải do nhà máy thuỷ điện xả ra nằm trong phạm vi cho phép của quy định hiện hành. Đây chính là những điều kiện để nhà máy thuỷ điện vẫn tiếp tục phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Chính những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án điện. Nhận xét của SV: Từ những đặc điểm trên ta thấy dự án thủy điện chứa đựng sự phức tạp về kỹ thuật, công nghệ, mỗi đặc trưng có ảnh hưởng đến việc tính toán, xác định các chỉ tiêu. Do vậy, cán bộ thẩm định phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực này để việc thẩm định được thực hiện phù hợp. 1.2.2 Yêu cầu và vai trò của công tác thẩm định đối với dự án thủy điện tại Ngân hàng. Điện lực là một ngành quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Trong những năm gần đây, ngành điện Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh, cả về sản xuất và tiêu thụ điện, góp phần không nhỏ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong giai đoạn 2001 – 2005, tổng công suất đặt các nguồn điện đã tăng 5.100MW, từ 6.192 MW năm 2000 lên 11.298 MW năm 2005 và công suất phát cực đại tăng gấp 3 lần. Mặc dù có sự tăng lên cả về số lượng và chất lượng nhưng
  22. hiện nay cung cầu điện năng vẫn còn mất cân đối. Các công trình nguồn và lưới điện được đầu tư và đưa vào vận hành trong những năm gần đây khá lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện đang ngày càng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế, ngành điện cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư để thực hiện quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở dự báo phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 2001- 2010 và định hướng đến 2020, tháng 10/2004, Thủ tướng đã ký quyết định 176/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020. Theo đó, mục tiêu phát triển của ngành điện Việt Nam đến năm 2010 là: sử dụng tốt các nguồn thuỷ năng, khí và than để phát triển cân đối nguồn điện, đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng bộ hóa, hiện đại hóa mạng lưới phân phối điện quốc gia; việc phát triển nguồn điện sẽ thực hiện theo hướng ưu tiên phát triển thủy điện, khuyến khích đầu tư các nguồn thuỷ điện nhỏ với nhiều hình thức. Trong khoảng 20 năm tới, sẽ xây dựng hầu hết các nhà máy thuỷ điện tại những nơi có khả năng xây dựng, dự kiến tổng công suất các nhà máy thuỷ điện đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 13.000 - 15.000 MW; phát triển các nhà máy nhiệt điện với tỷ lệ thích hợp, phù hợp với khả năng cung cấp và phân bố của các nguồn nhiên liệu. Dự kiến đến năm 2010, nhiệt điện than sẽ có tổng công suất khoảng 4.400 MW và tổng công suất của nhiệt điện khí sẽ đạt 7000 MW. Trong thời gian tới, Nhà nước sẽ tạo điều kiện để hình thành thị trường điện trong nước, trong đó Nhà nước sẽ độc quyền ở khâu truyền tải và chỉ chi phối ở khâu sản xuất và phân phối điện. Như vậy, những công trình nguồn điện có công suất 110MW trở lên sẽ chủ yếu do EVN đầu tư, còn các công trình có công suất nhỏ hơn sẽ được chuyển dần cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư. 1.2.3 Quy trình thẩm định dự án thủy điện. Cũng giống như những dự án khác, dự án thủy điện cũng có quy trình thẩm định như sau: Bước 1: Chủ đầu tư sẽ được cán bộ thẩm định hướng dẫn làm các thủ tục cho vay. Bước 2: Cán bộ thẩm định hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn. Khâu này giúp cán bộ thẩm định thu thập thông tin về khách hàng.
  23. Hồ sơ vay vốn bao gồm: thông tin năng lực pháp lý, khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng, bảo đảm tín dụng. Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ, thu thập, xử lý và phân tích thông tin Bước 4: Thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn, phòng đầu tư dự án đảm nhiệm việc thẩm định dự án Bước 5: Lập báo cáo thẩm định Kết quả thẩm định là báo cáo kết quả thẩm định được chuyển sang bộ phận có thẩm quyền phê duyệt. Báo cáo thẩm định gồm các nội dung sau: thông tin chủ đầu tư, tóm tắt lại dự án, nội dung thẩm định và kết luận của cán bộ thẩm định. Như vậy, báo cáo thẩm định cung cấp thông tin cho lãnh đạo ngân hàng đưa ra quyết định Bước 6: Lãnh đạo Ngân hàng xem xét hồ sơ, báo cáo thẩm định và đưa ra kết luận cuối cùng . Đối với dự án thủy điện được cấp cao nhất phê duyệt là Phó tổng giám đốc phụ trách tín dụng. 1.2.4 Phương pháp thẩm định dự án Hiện nay phương pháp thẩm định dự án nói chung cũng như phương pháp thẩm định dự án thủy điện nói riêng được áp dụng theo 3 phương pháp đó là: + Phương pháp so sánh đối chiếu + Phương pháp phân tích độ nhạy + Phương pháp triệt tiêu rủi ro 1.2.4.1 Phương pháp so sánh đối chiếu Theo phương pháp này ngân hàng tiến hành so sánh đối chiếu các nội dung tài chính của dự án với những tiêu chuẩn quy định của pháp luật bao gồm các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, mức tiêu hao nguyên vật liệu, chi phí quản lý, công suất hoạt động ban đầu, suất đầu tư Cán bộ thẩm định còn căn cứ vào kinh nghiệm thực tế để đưa ra những kết luận của mình về dự án. Căn cứ vào những dự án đã được thẩm định tại ngân hàng, cán bộ thẩm định tìm những dự án có những điều kiện tương đồng về không gian, địa điểm cụ thể từ đó xác định những nội dung thẩm định và kết luận về phương án tối ưu. 1.2.4.2 Phương pháp phân tích độ nhạy Đây là phương pháp thẩm định này kiểm tra tính an toàn và vững chắc của dự án. Phương pháp này tính toán độ nhạy của dự án xây dựng các phương án khác
  24. nhau có thể xảy ra trong trường hợp thay đổi doanh thu, chi phí, tăng giảm công suất vận hành, Trong mỗi trường hợp cần tính toán sự thay đổi của các chỉ tiêu NPV, IRR và khả năng trả nợ. Trên cơ sở đó đanh giá xem Dự án nhạy cảm với những yếu tố nào nhất. Nên xác đinh mức thay đổi tối đa của các yếu tố đó mà tại đó NPV của Dự án < 0 hoặc Dự án không đủ khả năng trả nợ trong thời gian dự kiến. Nên xác định thêm cả trường hợp hai hay nhiều yếu tố cùng thay đổi cùng một lúc để xác định sức chịu đựng biến động của Dự án. 1.2.4.3 Phương pháp triệt tiêu rủi ro Phương pháp này được áp dụng cùng với phương pháp phân tích độ nhạy để hỗ trợ trong việc đánh giá một cách toàn diện rủi ro cho dự án. Theo phương pháp này dựa vào các biện pháp kinh tế hành chính để hạn chế thấp nhất hay phân tán rủi ro. Quản lý rủi ro của dự án theo hai giai đoạn là khi thực hiện dự án và khi dự án đã đi vào hoạt động để có thể có biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Phương pháp này chỉ ra các loại rủi ro và nguyên nhân những rủi ro trên để loại bỏ trong trường hợp cụ thể. 1.2.5 Nội dung thẩm định dự án điện. Công tác thẩm định dự án đầu tư nhằm mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội, lợi ích vật chất cho chủ đầu tư và các tổ chức khác có liên quan. Thẩm định dự án giúp cho NH có được kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả của DA, ngoài ra NH có thể tính đúng nguồn vốn trả nợ, khả năng trả nợ Nội dung thẩm định một dự án thủy điện thông qua các bước sau đây: 1.2.5.1 Thẩm định hồ sơ pháp lý. - Cán bộ thẩm định liệt kê các hồ sơ, cần bổ sung những loại hồ sơ nào?. Theo căn cứ hiện hành của Pháp Luật, của Ngân hàng nhà nước và của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam xác định hồ sơ pháp lý của dự án đã đầy đủ và hợp lệ chưa. - Khi thẩm định hồ sơ pháp lý cần lưu ý các điểm sau đây: ( Trích hướng dẫn thẩm định của NHNT Việt Nam) + Dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chưa? (cần xác định xem mức đầu tư Dự án thuộc nhóm nào, thuộc cấp nào phê duyệt, ngành nghề/ địa bàn mà Dự án đầu tư có quy định đặc biệt nào về việc cấp phép đầu tư).
  25. + Các thủ tục liên quan đến quá trình xây dựng Dự án đã được phê duyệt đầy đủ chưa: chứng chỉ quy hoạch, giấy phép xây dựng, ý kiến của cơ quan phòng cháy chữa cháy, cơ quan môi trường + Các thủ tục về đất đai của Dự án đã triển khai đến giai đoạn nào? (xem xét hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư, Hợp đồng thuê đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ). + Về cơ bản, kế hoạch đấu thầu và việc triển khai mua sắm thiết bị, chọn nhà thầu xây lắp hay tổng thầu EPC đã tuân thủ quy chế đấu thầu hiện hành? + Hồ sơ vay vốn cần đầy đủ theo quy chế cho vay hiện hành của NHNT VN: đơn xin vay vốn, báo cáo tài chính các năm, các hợp đồng/giấy tờ chứng minh năng lực hoạt động kinh doanh của đơn vị (nếu có), hồ sơ đảm bảo tiền vay, Đặc biệt, cần nghiên cứu kỹ điều lệ hoạt động của đơn vị để xác định cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với việc vay vốn và thế chấp tài sản.  Đánh giá năng lực pháp lý của chủ đầu tư. Để đánh giá năng lực pháp lý của chủ đầu tư cán bộ thẩm định xem xét thông qua các loại tài liệu chính bao gồm như sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Giấy chứng nhận đăng ký thuế Biên bản họp hội đồng thành viên về dự kiến vay vôn Quyết định bổ nhiệm giám đốc Thông báo chuyển mặt bằng kinh doanh Điều lệ công ty  Đánh giá hồ sơ thủ tục pháp lý của dự án và hồ sơ vay vốn. Danh mục hồ sơ quan trọng của dự án Thuyết minh- Dự án đầu tư, thiết kế cơ sở Các phụ lục thuyết minh – Dự án đầu tư, thiết kế cơ sở Các bản vẽ - Dự án đầu tư, thiết kế cơ sở Báo cáo thẩm định của công ty tư vấn xây dựng Quyết định của ủy ban nhân dân đồng ý về chủ trương xây dựng dự án thủy điện Quyết định của Bộ Công Nghiệp thống nhất cho triển khai dự án Công văn phê duyệt dự án đầu tư công trình thủy điện Công văn kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của dự án thủy điện
  26. Công văn về vị trí xây dựng dự án Quyết định thành lập hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng công trình xây dựng Công văn về đấu nối và giải phóng mặt bằng thủy điện Hợp đồng kinh tế cung cấp thiết bị cho nhà máy thủy điện Công văn đấu nối nhà máy thủy điện vào lưới điện Ví dụ: Khi thẩm định dự án thủy điện Tà Thằng với chủ đầu tư là Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng. Dự án được xây dựng trên dòng sông chính Ngòi Bo thuộc huyện Bảo Thắng, Sapa, tỉnh Lào Cai. Cán bộ thẩm định yêu cầu chủ đầu tư phải có văn bản chấp thuận mua điện của EVN ( Tổng công ty điện lực Việt Nam). Đây là một trong những văn bản quan trọng đối với dự án thủy điện. Đồng thời cán bộ thẩm định sử dụng số liệu từ quy hoạch điện VI để đánh giá dự án (Quan điểm được đặt ra trong việc phát triển nguồn điện tại TSĐ 6 là đảm bảo cung cấp điện tin cậy trên từng miền với giá cả hợp lý; ưu tiên phát triển thuỷ điện, nhất là công trình đa mục tiêu). Tuy nhiên thì những số liệu này là không được cập nhật thông tin cho các dự án hiện nay nên cán bộ thẩm định phải tìm hiểu thêm những nguồn thông tin mới hơn 1.2.5.2 Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư 1.2.5.2.1 Đánh giá các yếu tố phi tài chính Theo văn bản hướng dẫn thẩm định dự án của Phòng đầu tư dự án của Hội Sở chính Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam thì các yếu tố phi tài chính bao gồm: + Thông tin về doanh nghiệp bao gồm các thông tin cơ bản sau: địa chỉ, điện thoại liên lạc, loại hình doanh nghiệp, thời gian thành lập, ngành nghề kinh doanh theo đăng ký kinh doanh + Thông tin về các vị trí lãnh đạo chính của đơn vị là ngày tháng năm sinh, trình độ chuyên môn, thời gian kinh nghiệm của Chủ tịch hội đồng quản trị nếu có Ngoài ra còn xét thêm kinh nghiệm của chồng ( vợ) chủ tịch hội đồng quản trị trong lĩnh vực đầu tư dự án đó. + Nếu đơn vị đó trực thuộc công ty mẹ thì phải xét tên, thời gian thành lập, địa bàn hoạt động, ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ.
  27. + Tìm hiểu các đơn vị có liên quan với trường hợp chủ đầu tư tham gia vào nhiều pháp nhân. Tìm hiểu các thông tin về tên, địa bàn hoạt động, ngành nghề kinh doanh + Đánh giá năng lực bộ máy lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chủ chốt thông qua kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, quản lý sản xuất, sự nhạy bén và năng động trong kinh doanh, + Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường gồm thông tin về thị trường tiêu thụ chủ yếu (khách hàng quan trọng của đơn vị), thị phần của đơn vị + Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị tìm hiểu khó khăn và thuận lợi điển hình. Ví dụ: Trong dự án Tà Thàng cán bộ thẩm định đã tìm hiểu những thông tin quan trọng trên. Kết luận của CBTĐ: - Chủ đầu tư là: Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng ( Vietracimex) - Đánh giá về năng lực bộ máy lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Vietracimex là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xây dựng kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, nhiên vật liệu xây dựng, thi công giao thông. - Vị thế của công ty trên thị trường: Đã có lịch sử 45 năm xây dựng và phát triển, là doanh nghiệp thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải thực hiện hình thức chuyển đổi sở hữu (cổ phần hóa). - Về lĩnh vực thủy điện: Công ty chưa có kinh nghiệm trong quản lý đầu tuwcungx như trong vận hành nhà máy thủy điện. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển công ty đã thực hiện thi công công trình thủy điện Buon Tua Srah. Ngoài ra để thực hiện các dự án thủy điện thì tổng công ty đã thành lập phòng thủy điện và tuyển dụng một số nhân sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy điện Nhận xét của SV: Chủ đầu tư là một đơn vị lớn, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xây dựng nhưng trong lĩnh vực thủy điện thì lại chưa có kinh nghiệm nên việc cho vay dự án này là gặp nhiều rủi ro. Vì lĩnh vực thủy điện là rất phức tạp nên kinh nghiệm là một yếu tố quan trọng hàng đầu khi xem xét khía cạnh phi tài chính. 1.2.5.2.2 Đánh giá tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư.
  28. Cán bộ tín dụng căn cứ vào Báo cáo tài chính của công ty trong năm gần nhất để chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng theo quy định áp dụng tại Ngân hàng Tiếp đó cán bộ thẩm định phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị: Đơn vị có hoạt động lành mạnh hay không, có đảm bảo khả năng thạnh toán các khoản nợ hay không, hiệu quả sinh lời của tài sản và vốn ở mức cao hay thấp. Tổng tài sản của công ty có tăng so với năm trước? So sánh với các đơn vị cùng ngành xem xét khả năng đáp ứng trả nợ ngắn hạn của công ty. Khi xem xét các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của đơn vị như hệ số vốn, hệ số nợ, hệ số tài, hệ số đòn bẩy, hệ số tài sản cố định/ Tổng tài sản, hệ số EBITDA/ Chi phí lãi phải trả Nhận xét của SV : Việc phân tích tình hình tài chính trên cơ sở các chỉ tiêu là rất quan trọng trong việc xác định năng lực tài chính của chủ đầu tư và là một trong những cơ sở để đưa ra quyết định cho vay.Do đặc thù của các Dự án thủy điện nên việc lựa chọn các chỉ tiêu tài chính chủ yếu để phân tích cần được linh hoạt và không nhất thiết phải tính toàn bộ các chỉ tiêu trên. Việc phân tích các yếu tố tài chính này đã được cán bộ thẩm định tính toán và đưa ra nhận xét riêng của mình. 1.2.5.2.3 Triển vọng và các yếu tố ảnh hưởng đến SXKD của đơn vị trong thời gian tới. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn cũng như cơ hội và thách thức của đơn vị trong thời gian tới bao gồm cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề chung Ngân hàng đã áp dụng mô hình SWOT vào quá trình thẩm định. Đây là một phương pháp được áp dụng nhiều trong các phân tích kinh tế và có thể áp dụng để đánh giá năng lực của doanh nghiệp. 1.2.5.3 Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án. 1.2.5.3.1 Đánh giá Tổng mức đầu tư và việc triển khai kế hoạch vốn của Dự án. a. Tổng vốn đầu tư của dự án. Đó là tổng giá trị tài chính cho tất cả các chi phí liên quan đến việc xây dựng công trình thủy điện, bao gồm: Xây dựng các công trình kỹ thuật thủy năng ( đập, kênh dẫn, ống dẫn, tòa nhà NMTĐ với các tổ máy, biến áp, thiết bị phân phối điện )
  29. Hình thành hồ chứa nước, xây dựng âu thuyền, kênh thoát, đền bù di dân khỏi lòng hồ, thiết lập vùng kinh tế mới, xây dựng đường giao thông phục vụ công trường Xây dựng xưởng cơ khí phục vụ sửa chữa, sản xuất phụ tùng thay thế máy móc, vật liệu thi công Tạo dựng nhà ở công nhân, câu lạc bộ Đầu tư xây dựng các công trình tổng hợp lợi ích nguồn nước (hệ thống thủy nông, cấp nước, nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch Phân tích cơ cấu vốn. Khi phân tích cơ cấu vốn có nghĩa là cán bộ tín dụng xem xét các lại chi phí trong tổng vốn đầu tư: Những chi phí quan trọng trong dự án thủy điện là: - Chi phí xây dựng: đây là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư sau đó là chi phí thiết bị - Chi phí đền bù, GPMB: Đối với nhiều dự án thì chi phí này rất lớn. Tuy nhiên để dự án có hiệu quả thì chi phí này phải thấp - Chi phí khác, Dự phòng, Lãi vay trong thời gian xây dựng, Thuế VAT cũng là những chi phí được cán bộ thẩm định xem xét. Trong quá trình thẩm định cán bộ tín dụng cũng đánh giá tỷ trọng của các chi phí này trong tổng vốn đầu tư. Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư tự có trong tổng số vôn đầu tư. b. Suất vốn đầu tư. Có nhiều khái niệm khác nhau về suất vốn đầu tư: Suất vốn đầu tư trung bình tính cho một đơn vị công suất đặt: Ap = Ve/Nđ ( đ/kW) Trong đó: Ve: tổng vốn đầu tư cho mục đích điện năng Nđ: công suất đặt Suất đầu tư tính cho 1 đơn vị công suất đặt thêm ap = ∆Ve/∆Nđ (đ/kW) Trong đó: ∆Ve: tổng vốn đầu tư tăng thêm ∆Nđ : công suất tăng thêm Suất vốn đầu tư trung bình tính cho 1 đơn vị sản lượng điện năng Ae = Ve/Etđ năă (đ/kWh) Trong đó : Etđ năă : Sản lượng điện năng
  30. Suất vốn đầu tư tính cho 1 đơn vị sản lượng điện năng đặt thêm ae = ∆Ve/∆ Etđ năă (đ/kWh) Trong đó: ∆ Etđ năă: Sản lượng điện năng đặt thêm - Do thành phần vốn đầu tư không đổi chiếm tỷ lệ lớn nên suất đầu tư cho đơn vị công suât sẽ khá cao nếu công suất của NMTĐ không thể tạo ra đủ lownsso với quy mô công trình. Suất vốn đầu tư trung bình thường giảm nhanh theo công suất đặt. Trong khi đó, suất vốn đầu tư tính cho một đơn vị công suất đặt thêm thường rất ít thay đổi do phụ thuộc chủ yếu vào chi phí tổ máy - Suất vốn đầu tư tính cho một đơn vị sản lượng điện năng thường có giá trị nhỏ nhất trong phạm vi công suất đặt nào đó của NMTĐ. Khi công suất quá nhỏ, lượng nước của dòng sông không tận dụng để phát điện nên sản lượng điện là thấp, nên suất vốn đầu tư trung bình tính cho một đơn vị sản lượng điện năng sẽ lớn. Ngược lại, tăng quá cao công suất đặt, vốn đầu tư sẽ tăng nhiều trong khi sản lượng điện năng bị hạn chế so thiếu nước các tổ máy đặt thêm cuối cùng. Tuy nhiên, không phải suất vốn đầu tư thấp nhất tương ứng với phương án tối ưu của công suất đặt lựa chọn. Đó là khi làm việc trong hệ thống tính tối ưu cần được xác định theo hiệu quả chung. Ví dụ: Khi thẩm định dự án thủy điện Tà Thằng cán bộ thẩm định đã tính toán và lập bảng so sánh với các dự án khác để đưa ra kết luận. Kết luận của CBTĐ: dự án này có suất đầu tư là khá cao, tuy nhiên SĐT/ Kwh ở mức trung bình và có thể chấp nhận được. Nhận xét của SV: cán bộ thẩm định đã tính toán suất đầu tư và so sánh với các dự án khác để xem tính hiệu quả của dự án. 1.2.5.3.2 Đánh giá kế hoạch, tiến độ triển khai Dự án Chủ đầu tư phải đưa ra kế hoạch triển khai dự án như thời gian thi công, thời gian dự kiến thi công xong, chủ đầu tư đã chọn công ty nào thi công dự án, công ty nào làm tổng thầu cung cấp các thiết bị cho dự án. Cán bộ thẩm định thu thập các thông tin liên quan đến các công ty trên và đánh giá trình độ chuyên môn của các công ty trên. Có thể xem xét với các dự án mà các công ty trên đã tham gia. Công ty tham gia làm tổng thầu cung cấp thiết bị thường là những công ty nước ngoài ( Trung Quốc), nên các cán bộ thường xem xét thông qua các dự án mà nhà thầu đã cung cấp tại Việt Nam. 1.2.5.3.3 Đánh giá về mức độ phù hợp của công nghệ mà Dự án lựa chọn .
  31. Để đánh giá được lĩnh vực này thì các cán bộ thẩm định phải thông qua các báo cáo của Viện Khoa Học Thủy Lợi. a. Địa điểm xây dựng dự án Với những địa hình thích hợp có thể tạo ra NMTĐ có công suất lớn, vốn đầu tư lại nhỏ. Căn cứ vào các địa hình cụ thể sẽ có những cách bối trí hợp lý cho các công trình và các thiết bị của NMTĐ. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến các bối trí và còn ảnh hưởng đến chiều cao của cột nước cũng như đến cách kết cấu của đập (đập đất, đập bê tông, đập đá đổ ). Trong một số trường hợp còn phải chú ý cả đến các ảnh hưởng gián tiếp đối với những công trình có sẵn xung quanh NMTĐ. Chẳng hạn, ảnh hưởng làm tăng cấp động đất cục bộ ( còn gọi là động đất thứ cấp) do xây dựng NMTĐ. Hiện tượng này thường xảy ra đối với các NMTĐ lớn, kiểu đập. Khối lượng của hồ đè nặng trên mặt đất, khi bắt đầu tích nước đưa nhà máy vào vận hành có thể làm tăng cấp độ động đất ( lâu dài sau đó hoặc trong một thời gian ). Hiện tượng này cần được quan đối với những khu vực thường xuyên có động đất và có những công trình lớn đã được xây dựng trước khi có NMTĐ. Ngoài ra, khi xây dựng NMTĐ còn phải xác đặc trưng của dòng chảy và điều kiện địa hình, việc lựa chọn các thông số cơ bản cho dự án còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu sử dụng điện. Điều kiện địa hình tự nhiên có ảnh hưởng đến thiết kế lựa chọn quy mô của công trình, sản lượng điện năng của nhà máy. Ở mỗi điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có ảnh hưởng đến sự thay đổi về vốn đầu tư, chi phí vận hành và lợi ích ( thu nhập hàng năm). Vốn đầu tư và chi phí vận hành tăng thêm do thay đổi của các công trình đầu mối ( đập cao hơn, đền bù di dân nhiều hơn ) b. Điều kiện khí tượng thủy văn của công trình Số liệu thủy văn đặc trưng nhất của các dòng chảy tự nhiên (dòng sông, dòng suối) đó là các chuỗi số liệu quan sát và thống kê lưu lượng nước. Chuỗi số liệu thống kê được ghi lại dưới dạng bảnh số hoặc đồ thị. Dễ thấy đặc trưng chu kỳ của số liệu thủy văn của các dòng chảy tự nhiên phụ thuộc thời tiết, khí hậu, ngoài ra còn do ảnh hưởng phức tạp của địa hình Biểu đồ thủy văn trong một chừng mực nào đó thể hiện tính quy luật của dòng chảy. tính chu kỳ và ổn định của dòng chảy cho phép xây dựng các biểu đồ thủy văn điển hình cho dòng sông. Biểu đồ thủy văn có ý nghĩa ứng dụng lớn trong các tính toán thiết kế và vận hành NMTĐ. Tuy nhiên, do dặc tính thay đổi ngẫu nhiên của dòng chảy., các số liệu này chỉ có ý nghĩa trung bình xác suất.
  32. c. Bố trí và quy mô các hạng mục công trình Tuy có các phương án khác nhau xây dựng NMTĐ , nhưng nói chung trong mỗi công trình thủy điện đều có những thành phần chính sau đây: Công trình cột nước ( đập, kênh dẫn, bơm ) Công trình điều tiết nước ( hồ chứa, bể điều tiết, cống ) Thiết bị biến đổi năng lượng (tua-bin, máy phát, động cơ, bơm) Thiết bị phân phối điện (máy biến áp, máy cắt điện, dao cách ly, thanh dẫn, thanh góp ) Các công trình phụ (ống dẫn nước vào tua-bin, thiết bị chắn rác, công trình xả lũ, đập tràn, công trình xả cát ) Ngoài ra còn có thể có các công trình khai thác lợi ích tổng hợp nguồn nước: âu tầu, đường cá đi, cống lấy nước Các công trình này phải được nghiên cứu để bối trí một cách hợp lý dựa vào địa hình cụ thể. Cán bộ thẩm định đúc rút một số kinh nghiệm trong việc bối trí các công trình cơ bản như: Khi đập thấp dươi 25m có kết cấu bê tông người ta thường bối trí tòa nhà NMTĐ ( nơi đặt tuabin, máy phát điện ) liền với đập, phía hạ lưu (sau đập). Cũng với kết cấu bê tông nhưng cột nước cao hơn trên 25m thì cần phải bố trí riêng tòa nhà NMTĐ tách rời khỏi đập, ở vị trí thấp phía hạ lưu. Cách bối trị như vậy sẽ thuận lợi cho việc tăng cường độ bền của đập. Nhận xét của SV: Cán bộ thẩm định mặc dù chưa kiểm tra được tính kỹ thuật của dự án nhưng vẫn có sự hiểu biết nhất định về một số công trình cơ bản. d. Thiết bị công nghệ Thiết bị công nghệ là một phần quan trọng trong dự án điện do nó có tính đặc thù về công nghệ. Cán bộ thẩm định cần phải chú ý đến nguồn gốc của thiết bị công nghệ của những nước G7, công nghệ của nước NICs, Trung Quốc, Để tìm hiểu về các thiết bị trên thì có thể thông qua các chuyên gia trong ngành, thông tin từ những đơn vị đã sử dụng công nghệ/ thiết bị tại Việt Nam, qua các trang web chuyên ngành Phương án chuyển giao kỹ thuật công nghệ, chuyên gia giúp đỡ vận hành, huấn luyện nhân viên Điều nay có ý nghĩa quan trọng trong các dự án điện. - Phương án công nghệ, thiết bị xử lý chất thải, bảo vệ môi trường:
  33. Thông thường khi thẩm định dự án thủy điện các cán bộ chú ý tới các thiết bị sau đây: - Thiết bị cơ khí thuỷ công của dự án - Thiết bị bể áp lực - Thiết bị nhà máy - Thiết bị hạ lưu nhà máy - Đường ống áp lực - Thiết bị cơ khí thuỷ lực - Tuốcbin thủy lực - Máy phát thuỷ lực - Máy biến áp 1.2.5.3.4 Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của Dự án. Khả năng về nguồn nước và Quy hoạch Mực nước dâng bình thường (MNDBT ) là thông số chủ yếu của công trình thủy điện. MNDBT quyết định đến quy mô và kích thước của công trình, vùng ngập nước, dung tích hữu ích của hồ, công suất đặt và sản lượng điện năng của nhà máy. Nó cũng là thông số quan trọng ảnh hưởng đến nhiệm vụ tổng hợp của dự án thủy điện. Chính vì thế, MNDBT bao giờ cũng được phân tích luận chứng trước khi xét đến mọi yếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó lựa chọn mực nước chết (MNC), công suất của nhà máy và các thông số còn lại khác. Để lựa chọn được MNDBT hợp lý nhất trong số các phương án đã vạch ra cần phải dựa vào các chỉ tiêu kinh tế ( chi phí, lợi nhuận). Dựa trên sự thay đổi về vốn đầu tư, chi phí vận hành và thu nhập hàng năm ( điện năng ) có thể xác định được phương án tối ưu. Việc tính sản lượng điện năng ở các NMTĐ rất phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của công trình. Cũng như MNDBT để chọn MNC cũng phải dựa vào những ràng buộc về kỹ thuật. MNC phụ thuộc vào các ràng buộc sau đây: - Bối trí các công trình : MNC phải đủ cao để bối trí thuận tiện cửa nhận nước và cấp nước. Theo điều kiện này, mép dưới của cửa nhận nước phải cao hơn công trình bồi lắng một khoảng đủ để không cho bùn cát kéo vào. Còn mép trên của cửa nhận nước phải thấp hơn MNC một khoảng để không phát sinh phễu xoáy cuốn không khí nén tuabin.
  34. - Điều kiện làm việc của tuabin: Cột nước làm việc của tuabin có giới hạn tối đa, tối thiểu, phụ thuộc vào đặc tính làm việc của nó. Giới hạn này nhằm chủ yếu đảm bảo cho tuabin được làm việc trong vùng có hiệu suất cao. - Điều kiện về môi sinh lòng hồ: là mực nước tối thiểu để đảm bảo các điều kiện môi trường cho nuôi trồng thủy sản, vệ sinh lòng hồ và ổn định mực nước ngầm cho khu vực xung quanh. Các mực nước thỏa mãn điều kiện ràng buộc đều có thể được đưa vào so sánh theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Vật liệu xây dựng Cần phải xem xét các nguyên vật liệu như: đất, đá, cát được lấy tại khu vực nào, có thuận tiên cho thi công hay không. Vật liệu xây dựng sẽ được mua tại đâu Nguồn cung cấp điện, nước Nguồn cung cấp điện nước được lấy từ đâu, có phù hợp, thuận tiện cho công trình hay không Các giải pháp về nguồn cung cấp điện, cấp nước,thoát nước, nhiên liệu để đảm bảo phát huy tối đa công suất thiết bị và ổn định lâu dài. Cần xác định xem với đặc thù sản xuất của Dự án thì nhu cầu về điện hay nước hay nhiên liệu là lớn và quan trọng nhất, đơn vị đã có phương án hữu hiệu về nguồn cung cấp yếu tố đầu vào đó. Nguồn nhân lực tham gia dự án Nguồn nhân lực tham gia dự án được xem xét dựa trên kinh nghiệm của các nhân viên đã từng tham gia dự án chưa, đã có kinh nghiệm trong công tác quản lý và thi công dự án thủy điện 1.2.5.3.5 Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của Dự án. Dựa vào những thông tin của dự án cán bộ thẩm định xem dự án thuộc vào dự án thủy điên lớn, vừa hay nhỏ. (Khái niệm dự án điện nhỏ được dùng với các công trình thủy điện có công suất đên 10 MW) Hiện nay tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam dựa vào tổng quy hoạch VI để đánh giá thi trường tiêu thụ của sản phẩm của dự án. Quan điểm được đặt ra trong việc phát triển nguồn điện tại TSĐ 6 là đảm bảo cung cấp điện tin cậy trên từng miền với giá cả hợp lý; ưu tiên phát triển thuỷ điện, nhất là công trình đa mục tiêu; tỷ lệ hợp lý và an toàn cung cấp giữa các loại nhiên
  35. liệu than và khí; khuyến khích phát triển nguồn điện dùng năng lượng tái tạo; nhập khẩu điện từ Lào, Campuchia và Trung Quốc; ưu tiên cho các dự án có cơ chế đặc thù, có cam kết nguồn vốn ODA. 1.2.5.3.6 Tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của Dự án. Xác định công suất của Dự án - Công suất thiết kế là công suất dự án có thể thực hiện trong điều kiện bình thường, theo thiết kế chuẩn. Các thiết bị hoạt động không bị gián đoạn vì các lý do không dự tính trước - Công suất hoạt động dự kiến: Công suất hoạt động thực tế trong những năm đầu thường chưa đạt công suất thiết kế do năng lực điều hành, tổ chức sản xuất, sự chưa làm quen với máy móc thiết bị của người lao động, nhu cầu thị trường, Theo số liệu của các đơn vị cùng ngành, cán bộ thẩm định có thể giả định công suất thực hiện hàng năm một cách phù hợp để tính toán hiệu quả Dự án. - Xác định giá bán và doanh thu dự kiến - Xác định giá bán: Giá bán này cán bộ thẩm định phải giả định theo giá bình quân của ngành. - Doanh thu dự kiến: Doanh thu dự kiến = Giá bán dự kiến x Khối lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến (xác định dựa vào Công suất hoạt động dự kiến có tính tới thay đổi - Xác định các chi phí đầu vào: + Chi phí vốn cố định gồm: xây lắp, thiết bị, chi phí khác, dự phòng, đền bù tái định cư, thuế VAT, lãi vay trong thời gian thi công. + Chi phí biên đổi: các chi phí này không nhất thiết luôn tăng giảm theo cùng một tốc độ với mức độ tăng giảm của sản lượng sản xuất. Trong quá trình tính toán các hiệu quả tài chính cán bộ thẩm định khi xây dựng dòng tiền đối với dự án thủy điện thì một số chi phí hoạt động như sau: Chi phí O& M 2.00% /XL+TB Thuế tài nguyên 2.0% * doanh thu Bảo hiểm 0.30% /XL+TB - Lãi vay Ngân hàng: bao gồm lãi vay vốn lưu động và lãi vay vốn trung dài hạn.
  36. Tại sở giao dịch ngân hàng Ngoại thương khi khấu hao những thông số cơ bản như sau theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Áp dụng cho các trang thiết bị, xây lắp, chi phí đền bù tái định cư, các chi phí khác - Thuế: Thuế tài nguyên được tính bằng 7000/ kwh * 2% * sản lượng điện xuất tuyến (hướng dẫn tại thông tư số 05/2006/TTBTC ngày 19/01/06 của bộ tài chính) Thuế thu nhập doanh nghiệp: được miễn trong 03 năm đầu và giảm 50% trong 08 năm tiếp theo, sau đó là 28%/năm ( theo nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 và Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ tài chính) - Tính toán dòng tiền: Cán bộ thẩm định xác định khoảng thời gian để tính toán dòng tiền và hiệu quả tài chính của Dự án. Thông thường các dự án thủy điện có thời gian hoạt động rất dài thường là 20 năm Căn cứ vào các yếu tố giả định về sản lượng, giá bán, chi phí, cán bộ thẩm định lập bảng tính xác định Lợi nhuận trước thuế hàng năm, thuế thu nhập hàng năm (có tính tới các chính sách ưu đãi đầu tư), Lợi nhuận sau thuế hàng năm. - Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án thủy điện cũng bao gồm những thông số cơ bản như: NPV, IRR, Thời gian hoàn vốn đầu tư, Sản lượng doanh thu hòa vốn - Tính toán khả năng trả nợ của Dự án Nếu như các chỉ tiêu NPV và IRR có ý nghĩa nhiều hơn đối với việc quyết định đầu tư Dự án của Chủ đầu tư thì chỉ tiêu Khả năng trả nợ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc ra quyết định cho vay của Ngân hàng. Các chỉ tiêu này được cán bộ thẩm định lập bảng biểu và tính toán trên Excel. Khảo sát độ nhạy : Khả năng chịu đựng của dự án khi có biến động bất lợi Việc tính toán được thực hiện thông qua 3 thông số chính: - Tổng mức đầu tư - Giá bán điện - Điện lượng hàng năm Các kết quả tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của Dự án điện phụ thuộc chủ yếu vào giá bán điện và sản lượng điện hàng năm.
  37. Việc tính toán độ nhạy của Dư án được các cán bộ thẩm định lập Bảng tính Excel cho trường hợp cơ bản. Cán bộ thẩm định đã đặt những công thức tự động, khi tính độ nhạy của tham số nào chỉ cần thay đối giá trị của tham số đó trên bảng tính. Hiện nay, tại ngân hàng Ngoại thương sử dụng lệnh Table trong Excel để tính toán. Nhận xét của SV: Cán bộ thẩm định tính toán độ nhạy dựa trên sự thay đổi của từng yếu tố hoặc cả ba yếu tố trên đều thay đổi. Cách tính toán này giúp cho cán bộ có cái nhìn tổng quan hơn về sự ảnh hưởng của các nhân tố đối với dự án. Ví dụ: Khi khảo sát độ nhạy của dự án thủy điện Đrây Hlinh 3, cán bộ thẩm định thực hiện trên cả ba yếu tố trên. 1.2.5.3.7 Thẩm định về điều kiện đảm bảo tiền vay - Khi cho vay đầu tư dự án, hình thức đảm bảo tiền vay chủ yếu là đảm bảo bằng toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay và vốn tự Do dự án thủy điện có mức độ rủi ro lớn nên mức vốn tự có phải chiếm ít nhất là 20% tổng vốn đầu tư - Các tài sản hình thành từ các nguồn vốn khác (vốn vay nước ngoài, vốn vay Ngân hàng Phát triển, ) nếu các nhà tài trợ trên không nhận thế chấp cầm cố các tài sản đó và không có điều kiện hạn chế nào thì có thể cân nhắc việc thế chấp, cầm cố thêm cả các tài sản đó. - Trong nhiều trường hợp, có thể yêu cầu Chủ đầu tư bổ sung thêm các hình thức đảm bảo khác như: thế chấp thêm bất động sản, máy móc thiết bị, bảo lãnh bằng tài sản và không bằng tài sản của Công ty mẹ hoặc một bên thứ ba. - Chú ý cân nhắc các điều kiện về bảo hiểm tài sản: bảo hiểm trong thời gian xây lắp, bảo hiểm trong thời gian đi vào hoạt động, điều kiện người thụ hưởng đầu tiên trong hợp đồng bảo hiểm là ngân hàng cho vay, điều kiện về công ty bảo hiểm có cần ngân hàng chấp thuận hay không, Ví dụ: Dự án thủy điện Tà Thằng có biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành sau đầu tư của Dự án từ nguồn vốn tự có, vốn tự huy động, vốn vay NHNT trị giá 71,28 tỷ đồng và các quyền tài sản, quyền thụ hưởng phát sinh từ Dự án (bao gồm cả quyền vốn góp của các cổ đông trong Công ty). Tài sản đảm bảo bổ sung là nhà và đất, cổ phiếu của các thành viên góp vốn. 1.3 Ví dụ tổng hợp minh họa công tác thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương. 1.3.1 Giới thiệu về dự án
  38.  Chủ đầu tư: - Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH Xây lắp điện Hưng Phúc (CIF: 1852346). - Địa chỉ : 59 Lý Thường Kiệt - TP.Ban Mê Thuột - Tỉnh Đăklăk. - Điện thoại : 050.853811 - Đăng ký kinh doanh : số 40.02.000218, đăng ký lần đầu ngày 20/06/2002, thay đổi lần thứ tư ngày 30/11/2005. - Ngành nghề kinh doanh : Xây lắp đường dây tải điện và trạm biến áp đến 35 KV. Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp. Lắp đặt trạm bơm, máy phát điện. Mua bán thiết bị, dụng cụ hệ thống điện, vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, thiết bị vệ sinh. Kinh doanh vận tải ô tô. Đầu tư và xây dựng thủy điện vừa và nhỏ. Kinh doanh điện năng. - Vốn điều lệ : 3.500.000.000 đồng. Kết luận của CBTĐ: Chủ đầu tư là công ty TNHH thành lập theo Luật Doanh nghiệp, có đủ tư cách pháp lý để vay vốn Ngân hàng theo quy định hiện hành. Nhận xét của SV: nhận thấy ngành nghề kinh doanh của chủ đầu tư có liên quan đến thủy điện nên có lợi thế rất lớn khi mua các trang thiết bị cho dự án.  Đánh giá hồ sơ thủ tục pháp lý của dự án và hồ sơ pháp lý Phòng ĐTDA đã nhận được các hồ sơ dự án và hồ sơ vay vốn được liệt kê chi tiết tại Phụ lục 1 đính kèm. Kết luận của CBTĐ: Căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật, của NHNN và của NHNT VN, các hồ sơ hiện có đủ để ngân hàng xem xét thẩm định cho vay đối với Dự án. Nhận xét của SV: Trong quá trình thẩm định dự án cán bộ thẩm định đã yêu cầu chủ đầu tư bổ sung thêm các văn bản thỏa thuận với EVN. Các văn bản thỏa thuận này rất có ý nghĩa đối với dự án thủy điện vì EVN hiện nay đang độc quyền trong lĩnh vực này nên khả năng bị ép giá là lớn. 1.3.2 Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư 1.3.2.1 Đánh giá các yếu tố phi tài chính. Công ty chưa có kinh nghiệm trong xây dựng công trình thủy điện. Tuy nhiên, xét một số mối quan hệ đặc biệt thì khi xây dựng công trình thủy điện có sự giúp đỡ từ nhiều phía ví dụ như: ông Trương Công Hồng, nguyên là Trưởng phòng
  39. kế hoạch và hiện là Trưởng Phòng Kỹ thuật của Điện lực Đăklăk. Ông đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy điện đặc biệt là công trình thủy điện nhỏ trên địa bàn của tỉnh Đăklăk. Theo đánh giá của Phòng, Chi nhánh cho biết ông Hồng có tiềm lực tài chính khá mạnh, là cổ đông cá nhân có số cổ phần lớn nhất trong Công ty Cổ phần Thủy điện – Điện lực 3. Công ty Cổ Phần Thủy Điện – Điện lực 3 là chủ đầu tư Dự án thủy điện Đrây Hlinh 2, công suất 16 MW sẽ vận hành vào cuối tháng 12/2006 – đây là một dự án có hiệu quả tương đối cao xét trên suất đầu tư của dự án. Phòng cũng đề xuất với chi nhánh. Nhận xét của SV : Theo đánh giá này ta thấy mặc dù dự án có nhiều yếu tố không khả thi về năng lực của chủ đầu tư nhưng xét các yếu tố khác thì dự án vẫn được ngân hàng chấp thuận đánh giá tiếp để cho vay. Như vậy để đánh giá một dự án thì phải xét cả các mối quan hệ liên quan đến chủ đầu tư. Đây là một yếu tố quan trọng hiện nay. 1.3.2.2 Đánh giá tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư  Chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng: Căn cứ vào báo cáo tài chính của Công ty năm 2006, Phòng ĐTDA đã chấm điểm tín dụng với kết quả như sau: 2006 Điểm xếp hạng tín dụng 65,95 Xếp hạng tín dụng BB Phân tích, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị: Bảng 10: KẾT QUẢ GOẠT ĐỘNG KINH DOANH §¬n vÞ tÝnh: ngaøn ñoàng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 05/04 06/05 Tổng doanh thu 1.971.696 8.931.046 12.514.620 452.9% 140.1%
  40. Các khoản giảm trừ Doanh thu thuần 1.971.696 8.931.046 12.514.620 452.9% 140.1% Giá vốn bán hàng 1.464.336 8.012.305 10.286.334 547.3% 128.4% Lãi gộp 507.360 918.741 2.228.286 Chi phí bán hàng Chi phí quản lý 392.578 739.767 1.526.982 188.3% 206.2% Doanh thu từ hoạt động tài chính 114.782 178.974 701.304 Chi phí cho hoạt động tài chính Lợi nhuận tù HĐKD 114.782 178.974 701.304 155.7% 391.6% Lợi nhuận khác Lợi nhuận trước thuế 114.782 178.974 701.304 155.7% 391.6% Thuế thu nhập doanh nghiệp 32.139 50.113 196.365 Lợi nhuận sau thuế 82.643 128.861 504.939 155.4% 390.7%
  41. Bảng 11– Các chỉ tiêu chủ yếu Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Chỉ tiêu ổn định Khả năng thanh toán nhanh 31.97 11.12 9.33 Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu 0.03 0.097 0.109 Hệ số nợ so với tài sản 0.028 0,084 0.083 Hệ số tự tài trợ 0.97 0.92 1.09 Tỷ suất sinh lời Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu 4.21% 1.44% 4.03% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản 2.25% 3.18% 10.96% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Vốn CSH 2.32% 3.48% 11.95% Chỉ tiêu cân nợ Nợ phải trả/ tổng tài sản 2.87% 8.39% 8.33% Nợ phải trả/nguồn vốn chủ sở hữu 2.96% 9.16% 9.08% Vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn 97.13% 91.61% 91.67% Nợ quả hạn/ tổng dư nợ 0 0 0 Chỉ tiêu hiệu quả Tổng thu nhập trước thuế/ doanh thu 5.83% 2.00% 5.60% Tổng thu nhập sau thuế/ doanh thu 4.21% 1.44% 4.03% Tổng thu nhập trước thuế/tổng tài sản có 3.12% 4.42% 15.24% Tổng tài sản trước thuế/nguồn vốn chủ sở hữu 3.21% 4.82% 16.63% Tổng thu nhập sau thuế/nguồn vốn chủ sở hữu 2.32% 3.48% 11.95% Kết luận của CBTĐ: - Công ty TNHH Xây lắp điện Hưng Phúc là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động kinh doanh chính là thi công các công trình điện trên địa bàn hai tỉnh Đăklăk và Đăknông. - Tổng tài sản của Công ty tăng trưởng qua các năm, tuy nhiêm TS ngắn hạn chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản, năm 2006 giá trị TSCĐ của công ty có tăng khá cao. - Công ty không có nợ vay dài hạn, nợ của Công ty chủ yếu là phải trả người bán.
  42. - Phần lãi chưa phân phối của công ty khá cao, lãi chưa phân phối năm 2006 bằng 20% nguồn vốn kinh doanh. - Doanh thu của công ty có tăng trưởng từ năm 2004 đến 2006, tuy nhiên lợi nhuận của Công ty không tăng đáng kể về số tuyệt đối. - Khả năng thanh toán của Công ty có giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức tương đối tốt. Hệ số nợ thấp và hệ số tự tài trợ cao cho thấy sự tự chủ về tài chính của Công ty. Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty tương đối lành mạnh. Tuy nhiên, khi bắt đầu công tác đầu tư xây dựng thủy điện Đrây Hlinh 3, tình hình tài chính của Công ty có sự thay đổi đáng kể. Nhận xét của SV: Cán bộ thẩm định xem xét các chỉ tiêu hiệu quả dự trên những con số tương đối mà chưa xét đến số liệu tuyệt đối. Cán bộ chưa tìm hiểu thông tin về nợ quá hạn của doanh nghiệp, chưa đưa ra được nguyên nhân xuất hiện nợ quá hạn đó. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa được kiểm toán tại đơn vị có uy tín. Quan hệ với các tổ chức tín dụng: Theo thông tin của Phòng Thông tin tín dụng, Công ty có quan hệ tín dụng với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đăklăk và chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Đăklăk. Dư nợ tại chi nhánh NHDDT&PT Đăklăk là 01 tỷ đồng, toàn bộ là nợ ngắn hạn đủ tiêu chuẩn. Công ty cũng đang vay vốn ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại thương Đăklăk theo hợp đồng hạn mức 06/26/BTT/HDTD/HP với hạn mức 4,5 tỷ đồng. Kết luận của CBTĐ: Hiện nay, Công ty đã sử dụng hết hạn mức tại chi nhánh với dư nợ ngắn hạn 4,5 tỷ đồng ( đủ tiêu chuẩn ). Trong giao dịch với các Ngân hàng, Công ty chưa phát sinh nợ quá hạn. Nhận xét của SV: Những chủ đầu tư có quan hệ với Chi Nhánh của Ngân hàng thì việc kiểm tra, đánh giá các yếu tố về tín dụng được dễ dàng hơn và tạo thuận lợi cho vay dự án. 1.3.3 Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án. 1.3.3.1 Các thông tin cơ bản về Dự án. - Tên dự án : Công trình thủy điện Đrây Hlinh 3. - Chủ đầu tư : Công ty TNHH Xây lắp điện Hưng Phúc.
  43. - Địa điểm xây dựng : Trên sông Srêpok thuộc địa phận xã Hòa Phú, cách thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 21 km về phía Tây Nam. - Công suất thiết kế : 2x3 MW, điện lượng bình quân hàng năm 21 triệu kWh. - Số giờ sử dụng công suất định mức: 3.500 giờ. - Nhiệm vụ chính : Cung cấp điện năng lên lưới quốc gia. - Tổng mức đầu tư : 71.280,87 triệu đồng, trong đó: - Chi phí xây dựng 27.764,340 triệu đồng 38,95% - Chi phí thiết bị 27.715,009 triệu đồng 38,88% - Chi phí đền bù, GPMB 251,080 triệu đồng 0,35% - Chi phí khác 3.771,271 triệu đồng 5,.29 % - Dự phòng 5.950.170 triệu đồng 8,35% - Lãi vay trong thời gian xây 5.829,000 triệu đồng dựng 8,18% - Thuế VAT 3.931,019 triệu đồng 5,51% Nhận xét của SV: Chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư. Điều này cho thấy phù hợp với thực tế khi xây dựng dự án thủy điện. Nguồn vốn đầu tư : + Vốn vay VCB.ĐăkLăk: 49.000 triệu đồng (chiếm 68,74% tổng vốn đầu tư). + Vốn tự có và tự huy động: 22.280,87 triệu đồng (chiếm 31,26% tổng vốn đầu tư) - Tiến độ thực hiện : khởi công tháng 3/2007, dự kiến hoàn thành công trình vào tháng 12/2008. Nhận xét của SV: Ta thấy nguồn vốn tự có của dự án là khá cao đủ tiêu chuẩn về hạn mức tín dụng mà Ngân hàng đưa ra. Tiến độ thực hiện dự án là khá nhanh.
  44. 1.3.3.2 Đánh giá Tổng mức đầu tư và việc triển khai kế hoạch vốn của Dự án.  Tổng mức đầu tư: Theo Quyết định đầu tư số 20/QĐ-HP ngày 21/8/2006 của Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Xây lắp điện Hưng Phúc, tổng mức đầu tư của Dự án là 71.280,870 triệu đồng.  Suất đầu tư: So sánh với các dự án thủy điện nhỏ khác được xây dựng trong thời gian gần đây: Bảng 12: Một số công trình thủy điện Điện Năm Cs lắp Tổng mức SĐTBQ Công trình lượng SĐTBQ vận máy đầu tư tỷ thủy điện (triệu đ/kWh hành (MW) (tỷ đồng) đ/MW KWH) 5.039,07 Ya Hao 2008 7 30,20 152,18 21,74 (1) 4.096,93 Suối Tân 1 2007 2 9,8 40,15 20,07 (3) Tekhon 4.367,55 2008 3,6 15,78 68,92 19,14 Bacoban (2) 2.858,82 Đrây Hlinh 2 2006 16 85,00 243,00 15,18 (5) Đrây Hlinh 3 2009 4,8 20,20 71,28 14,85 3.528,71(4) Nhận xét của SV: Qua bảng trên cho thấy Dự án thủy điện Đrây Hlinh 3 có suất đầu tư trên 1MW cũng như suất đầu tư trên một đơn vị điện lượng tương đối thấp so với các dự án thủy điện nhỏ quy mô tương đương.  Khả năng thu xếp vốn: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư Dự án dự kiến như sau: Đơn vị: triệu đồng Số tiền Tỷ trọng Vốn vay thương mại 49.000,00 68,74% Vốn tự có và huy động khác 22.280,87 31,26% Tổng cộng : 71.280,87 100,00%
  45. Vốn vay thương mại trong nước: Công ty TNHH Xây lắp điện Hưng Phúc đề nghị Ngân hàng Ngoại thương Đăklăk cho vay 49,00 tỷ đồng vốn vay thương mại trong nước. Vốn tự có và vốn huy động khác: Công ty tham gia vào dự án với số vốn 22.280,87 triệu đồng từ nguồn vốn tự có ( 12,28 tỷ đồng ) và vốn tự huy động ( 10 tỷ đồng ). Theo Biên bản góp vốn số 22/ CV-HP ngày 15/08/2006, Công ty sẽ góp vốn tự có số tiền 12,28 tỷ đồng, dự kiến sử dụng từ thi công công trình cấp điện cho trại giam Đăk Trung ( 1,5 tỷ đồng), thu hồi công nợ bán vật liệu xây dụng ( 1,56 tỷ đồng), thế chấp số cổ phiếu của Công ty CP thủy điện – Điện lực 3 để vay phần vốn lưu động cho dự án. Hiện nay, Công ty CP thủy điện- Điện lực 3 đã góp được khoảng 02 tỷ đồng cho các hạng mục thiết kế, báo cáo, đền bù và chuẩn bị thi công của dự án. Trong trường hợp phần vốn của Công ty không đủ, Công ty sẽ bán trước khoảng 01 MW với giá từ 15 đến 20 tỷ đồng để có vốn thực hiện xây dựng. Trong trường hợp này, Chi nhánh cần theo dõi, giám sát chặt chẽ đảm bảo toàn bộ công trình là tài sản thế chấp cho Ngân hàng Ngoại thương đối với khoản vay này không bị chia xẻ. Phần vốn 10 tỷ đồng còn lại sẽ được huy động từ 19 cá nhân tham gia góp vốn vào dự án. Công ty đã có kế hoạch huy động nguồn vốn này trong 06 đợt, từ tháng 01/2007 đến tháng 07/2008. Kết luận của CBTĐ: thông qua thông tin của Chi nhánh cung cấp, nguồn vốn tự có tham gia của chủ đầu tư không đủ chứng minh số vốn cam kết. Tuy nhiên, các thành viên góp vốn đã dùng tài sản là nhà, đất của gia đình thế chấp bổ sung để đảm bảo cho khả năng góp vốn và đảm bảo thanh toán cho khoản vay đầu tư dự án. Trị giá tài sản bảo đảm theo đánh giá của Chi nhánh là gần 6 tỷ đồng. Nhận xét của SV: chủ đầu tư vốn tự có chỉ là 12.28 tỷ đồng và vốn tự huy động là 10 tỷ đồng tức là chủ đầu tư thực tế chỉ chiếm 17.23% tổng vốn đầu tư mà theo quy định hiện hành thì vốn tự có của chủ đầu tư phải ít nhất là 20%. Như vậy chủ đầu tư phải có cam kết là huy động đủ số vốn đã cam kết mới đảm bảo tính khả thi cho dự án. 1.3.3.3 Đánh giá kế hoạch, tiến độ triển khai Dự án Ngày 06/3/2007, dự án đã được khởi công. Dự kiến thời gian thi công liên tục kết thúc vào tháng 12/2008.
  46. Trên địa bàn tỉnh Đăklăk hiện nay có nhiều công ty xây dựng đang thi công các công trình thủy điện lớn nhỏ, Chủ đầu tư đã chọn Công ty TNHH Thăng Tiến ( Đà Nẵng) làm nhà thầu thi công chính. Công ty này đã từng thi công cho Công trình thủy điện Đrây Hlinh và thi công các công trình cho công ty Điện lực 3. Chủ đầu tư đã ký hợp đồng mua thiết bị thủy điện với Tổng công ty Thương mại Gui Zhou CVC INC ( Trung Quốc ) với tổng giá trị hợp đồng là 1.315.760 USD ( Tổng công ty này là đơn vị đã cung cấp thiết bị cho dự án thủy điện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, công trình thủy điện Krông Hin công suất 5000 kW ( huyện Ma Đrăk, tỉnh Đăklăk), đã bắt đầu phát điện từ tháng 7/2006 lên lưới điện quốc gia). Theo thông tin của Chi nhánh cung cấp, Tổng công ty này có hợp đồng cung cấp thiết bị thủy điện nhỏ cho một số công trình khác trên địa bàn tỉnh Đăklăk, Đăknông. Theo hợp đồng đã ký, trong vòng 13 tháng kể từ ngày đặt cọc, thiết bị sẽ được chuyển về lắp đặt tại công trình. Thời gian lắp đặt dự kiến là 80 ngày. Kết luận của CBTĐ: kế hoạch thi công dự án là khả thi. Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với các nhà thầu thi công và nhà thầu cung cấp thiết bị. Nhận xét của SV : cán bộ thẩm định kế hoạch triển khai dự án là khả thi tuy nhiên về năng lực của nhà thầu thi công chính vẫn chưa được chú trọng vì vậy mà chưa thể kết luận chính xác về kế hoạch thi công. Cán bộ thẩm định chủ yếu dựa vào thông tin một phía tư chủ đầu tư và một số thông tin từ dưới chi nhánh mà chưa tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác. 1.3.3.4 Đánh giá về mức độ phù hợp của công nghệ mà Dự án lựa chọn .  Địa điểm xây dựng dự án Công trình thuỷ điện Đrây Hlinh 3 nằm trên sông Srêpok thuộc địa phận xã Hòa Phú, cách thành phố Buôn Mê Thuột (tỉnh Đắk Lắk) khoảng 20km, tại vĩ độ 12040', kinh độ 107054'. Công trình nằm trong phạm vi thành phố Buôn Ma Thuột, nằm cách quốc lộ 14 khoảng 6km về phía Tây, giao thông khu vực xây dựng công trình tương đối thuận tiện. Công trình nằm bên bờ phải của sông Srêpok tại khu vực thác Đrây Hlinh. Tại bờ phải khu vực thác trên hiện đã có 02 trạm thủy điện đang vận hành: - Thủy điện Đrây Hlinh công suất 480kW (2 tổ máy), được xây dựng và vận hành từ năm 1956, do người Pháp xây dựng. - Thủy điện Đrây Hlinh 1 công suất 12MW (3 tổ máy), được xây dựng và vận hành năm 1990.
  47. Tại bờ trái của khu vực thác trên hiện đang có 01 công trình thủy điện được triển khai thi công là thủy điện Đrây Hlinh 2 công suất 16MW (2 tổ máy), dự kiến vận hành vào cuối năm 2006. Công trình thủy điện Đrây Hlinh 2 đang sử dụng các mỏ vật liệu tự nhiên như đá, đất cát trong vùng nên có thể khai thác hoặc mua nguyên vật liệu tại các mỏ này để sử dụng cho thi công công trình thủy điện Đrây Hlinh 3. Theo phân tích của cơ quan tư vấn và cơ quan thẩm định, các điều kiện tự nhiên trong khu vực như khí hậu, địa chất, thủy văn đáp ứng yêu cầu xây dựng công trình thủy điện nhỏ.  Điều kiện khí tượng thủy văn của công trình. Sông Srêpok là nhánh cấp 1 của sông Mê Kông, dòng chính bắt nguồn từ dãy Trường Sơn ở độ cao 1.400m, chảy qua các tỉnh Đăk Nông, Gia Lai, ĐăkLăk rồi đổ vào Campuchia. Tổng diện tích lưu vực sông Srêpok là 30.100 km2 với chiều dài sông chính 315 km. Từ thượng nguồn đến tuyến công trình của thủy điện Đrây Hlinh, sông Srêpok có diện tích lưu vực là 8.880 km2 và chiều dài sông là 195 km. Công trình thủy điện Đrây Hlinh 3 được xây dựng nhằm tận dụng nguồn nước dư thừa vào mùa lũ của sông Srêpok (mùa lũ kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12, chậm hơn mùa mưa 2 tháng). Theo khảo sát của chủ đầu tư, lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng mùa lũ khoảng 400-520 m3/s, trong 2 tháng chuyển tiếp khoảng 200 m3/s, trong cả năm khoảng 230 m3/s.  Bố trí và quy mô các hạng mục công trình. Công trình thủy điện Đrây Hlinh 3 được thiết kế trên nguyên tắc sử dụng chung hồ chứa, đập tràn của thủy điện Đrây Hlinh 1 với công suất lắp máy Nlm=6.000kW (công trình cấp 3). Các hạng mục công trình bao gồm: - Kênh dẫn vào: kênh đào từ hồ chứa dài 115,1m đi song song cách 80-90m với kênh dẫn của thủy điện Đrây Hlinh, bề rộng kênh 45m thu hẹp dần xuống 8m ở Cống lấy nước, cao trình đáy của kênh là 298m. - Cống lấy nước: nằm trong thân đường vào Cửa lấy nước của thủy điện Đrây Hlinh 1, kết cấu bảo đảm các điều kiện giao thông vào Cửa lấy nước của các công trình hiện có. Đỉnh cống ở cao trình 307,5m, đáy cống ở cao trình 298m. - Kênh dẫn nước: kênh đào dài 200m nối tiếp sau Cống lấy nước có mặt cắt hình thang, chiều rộng đáy 4m, cao trình đáy đầu kênh 298m, cao trình đáy cuối kênh 297,93m. Cao trình đỉnh bờ kênh là 307m, cao hơn so với cao trình lớn nhất của hồ chứa (306m) nhằm đảm bảo nước không tràn ra khỏi kênh.
  48. - Bể áp lực: được đặt trên nền đá chắc, cao trình đáy 294,4m. - Cửa lấy nước: đặt cuối bể, bằng bê tông cốt thép, kiểu hở gồm 2 khoang có chiều rộng mỗi khoang 5m được ngăn bằng trụ pin dày 6,5m, tại cửa lấy nước có bố trí lưới chắn rác, van sửa chữa và van vận hành. - Đường ống áp lực: bố trí hai đường hầm dẫn nước song song chiều dài 37m bằng thép bọc bê tông đường kính trong 3m. - Nhà máy thủy điện: nằm bên bờ phải sông Srêpok, cách thủy điện Đrây Hlinh khoảng 50m về phía hạ lưu, móng đặt trên nền đá cứng. Nhà máy gồm hai tổ máy tuốc bin công suất 3000kW/tổ và cầu trục phục vụ lắp đặt thiết bị và vận hành. - Kênh xả: cắt qua đường hiện hữu, chiều dài 51,5m, chiều rộng 14,66m - Cầu giao thông qua kênh xả: do kênh xả cắt qua đường vào các nhà máy thủy điện Đrây Hlinh và Đrây Hlinh 1 nên phải bố trí cầu để đảm bảo giao thông. Cầu có kết cấu bê tông cốt thép, rộng 5m, gồm 2 khoang, cao trình mặt cầu là 295m. Hiện nay trong khu vực dự án có các công trình thủy điện đang vận hành như thủy điện Đrây Hlinh, Đrây Hlinh 1. Tuy nhiên, việc thi công các hạng mục của dự án có sử dụng phương pháp khoan nổ mìn nhỏ đã được cơ quan thẩm định đánh giá không ảnh hưởng đến các công trình hiện có.  Thiết bị công nghệ - Thiết bị cơ khí thuỷ công của dự án (dự kiến sản xuất trong nước): + Thiết bị bể áp lực gồm: lưới chắn rác (3 bộ) kích thước 5x5m đặt trước đường ống vào bể áp lực; cửa van sửa chữa kiểu phẳng (1 bộ) bố trí sau lưới chắn rác; cửa van sự cố bố trí sau cửa van sửa chữa kiểu phẳng (2 bộ); cầu trục chân dê sức nâng 12 tấn; xy lanh thủy lực, máy vớt rác. + Thiết bị nhà máy: 01 cầu trục có sức nâng 30 tấn. + Thiết bị hạ lưu nhà máy: 04 cửa van sửa chữa loại trượt; 01 cầu trục đóng mở cửa van sửa chữa. + Đường ống áp lực: gồm 2 nhánh ống độc lập đường kính 3m, chiều dài 37m, kết cấu lót thép (dày 10mm) bọc bê tông (dày 0,6m) có bố trí gân tăng cứng. - Thiết bị cơ khí thuỷ lực: + Tuốcbin thủy lực loại cánh quay trục đứng (02 tổ, công suất 3000kW/tổ); + Máy phát thuỷ lực đồng bộ 3 pha trục đứng (công suất định mức 3750 kVA);
  49. + Máy biến áp chính công suất 4.000 kVA. Thiết bị thuỷ lực của Dự án là thiết bị nhập khẩu của Trung Quốc. Theo đơn vị tư vấn, công nghệ được lựa chọn là phù hợp với quy mô Dự án cũng như các điều kiện về địa hình, khí hậu, thuỷ năng của khu vực xây dựng công trình. Việc sử dụng chung hồ chứa thủy điện Đrây Hlinh 1 sẽ dẫn đến việc Công ty sẽ phải chia xẻ chi phí bảo dưỡng hàng năm cho đập tràn và hồ chứa này với các Công ty quản lý công trình thủy điện Đrây Hlinh 1, Đrây Hlinh và Đrây Hlinh 2. Kết luận của CBTĐ: cán bộ thẩm định đồng ý với kết luận của đơn vị tư vấn và đơn vị thẩm định dự án. Nhận xét của SV: khi thẩm định về mức độ phù hợp công nghệ cán bộ thẩm định đã dựa hoàn toàn vào kết luân của các đơn vị tư vấn. Tuy nhiên cán bộ thẩm định vẫn chưa kiểm tra kinh nghiệm của đơn vị tư vấn. Để các kết luận của đơn vị tư vấn có sức thuyết phục hơn thì cần thu thập thông tin về kinh nghiêm của đơn vị tư vấn cũng như đơn vị thẩm định dự án về lĩnh vực thủy điện. 1.3.3.5 Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của Dự án - Khả năng về nguồn nước và Quy hoạch bậc thang Sông Srêpok Thủy điện Đrây Hlinh 3 đã được UBND tỉnh Đăklăk phê duyệt và bổ sung vào Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Đăklăk1. Do Dự án nằm gần cuối bậc thang thuỷ điện sông Srêpok (ở khoảng giữa công trình thủy điện Buôn Kuốp và thủy điện Srêpok 3) nên có thuận lợi trong vận hành, tận dụng được nguồn nước từ các bậc thang trên khi công trình thủy điện Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah đi vào vận hành. Theo khảo sát của Công ty tư vấn thiết kế điện 1 (thuộc EVN), lưu lượng dòng chảy đến trước thủy điện Đrây Hlinh 3 tối thiểu là 235 m3/s. Trong khi đó, lưu lượng nước sử dụng cho các nhà máy thủy điện hiện có tại thác Đrây Hlinh là 191 m3/s (Đrây Hlinh 480kW- 4m3/s, Đrây Hlinh 1-12MW- 86m3/s, Đrây Hlinh 2- 16MW-101m3/s). Theo biên bản làm việc về việc thống nhất vị trí đấu nối nhà máy thủy điện Đrây Hlinh 3 và các vấn đề liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm các nhà đầu tư trong khu vực, công trình thủy điện Đrây Hlinh 3 được vận hành khi mực nước trong hồ chứa Đrây Hlinh 1 lớn hơn hoặc bằng công trình đập tràn. Do hồ chứa Đrây Hlinh 1 có dung tích điều tiết là 1.5 triệu m3, rất nhỏ so với tổng lượng dòng chảy đến hồ chứa, vào khoảng 7.474 triệu m3 nên sơ đồ khai thác các .
  50. công trình thủy điện ở đây dựa trên dạng sông chảy ( tức là các nhà máy thủy điện phát điện chủ yếu dựa trên dòng chảy tự nhiên đến tuyến công trình). Như vậy lưu lượng nước dư thừa có thể sử dụng cho thủy điện Đrây Hlinh 3 vào khoảng 46 m3/s (lưu lượng nước thiết kế của nhà máy tối thiểu là 13,3 m3/s, lưu lượng tối đa 44 m3/s). Công ty tư vấn thiết kế điện 2 (EVN), tư vấn thẩm định đối với dự án, cũng đánh giá việc vận hành của thủy điện Đrây Hlinh 3 không ảnh hưởng đến sử dụng nước của 03 nhà máy thủy điện đã có. Hơn nữa, lưu lượng nước qua 2 công trình thủy điện Buôn Kuốp và Srêpok 3 (phía trước và phía sau công trình Đrây Hlinh3) đều ~ 330 m3/s nên khả năng nguồn nước của Dự án tương đối đảm bảo. (Quyết định số 444/QĐ-UB ngày 15/03/2005 và số 2454/QĐ-UBND ngày 04/11/2005 của UBND tỉnh Đăklăk) - Vật liệu xây dựng: Qua khảo sát, một số nguyên vật liệu tự nhiên như đá, đất, cát được khai thác tại chỗ với chất lượng, trữ lượng đáp ứng yêu cầu xây dựng công trình. Các vật liệu khác vận chuyển tương đối dễ dàng. Do khối lượng xây lắp nhỏ, mặt bằng thi công thuận lợi, các biện pháp xây lắp đơn giản, không phức tạp nên nhu cầu về vật liệu xây dựng có thể đáp ứng tại chỗ. - Nguồn cung cấp điện, nước: Điện phục vụ lấy sẵn từ đường dây 35kV dẫn điện từ nhà máy thủy điện Drây Hlinh đi Bản Đôn. Nước được lấy tại chỗ. Kết luận của CBTĐ: Nguồn cung cấp đầu vào của dự án nằm tại khu vực thuận lợi cho nguồn nước cũng như nguồn nguyên vật liệu cho xây dựng. Nhận xét của SV: Cán bộ thẩm định đã dựa vào quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ của tỉnh Đăklăk và dựa vào khảo sát của công ty thiết kế trực thuộc tổng công ty EVN để đưa ra kết luận. 1.3.3.6 Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của Dự án. Tại Việt Nam, cung cầu điện năng vần còn mất cân đối nghiêm trọng. Điện năng sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là vào mùa khô. Hiện nay Việt Nam đã phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc để cung cấp điện cho các tỉnh phía Bắc vào mùa khô và trong thời gian tới, Việt Nam phải nhập khẩu điện từ Lào để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước. Theo dự báo của Viện năng lượng (thuộc EVN), tốc độ tăng nhu cầu điện bình quân giai đoạn 2001-2010 khoảng 14,7 – 15,8%, giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 8,8-10,1%; giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 7,2 – 8%. Để đáp ứng nhu cầu điện cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, trong giai đoạn từ ngay đến năm 2010, cần xây dựng gần 40 nhà máy điện với
  51. tổng công suất 12.900 MW, bao gồm 23 nhà máy thuỷ điện với tổng công suất 4.400 MW, 8 nhà máy điện sử dụng khí đối với tổng công suất 5.200 MW, 7 nhà máy điện than với tổng công suất 3.200 MW sẽ được đầu tư xây dựng. Với giả định các công trình nguồn điện đi vào vận hành đúng tiến độ, cân đối điện năng hệ thống điện quốc gia giai đoạn 2010 – 2025 tại phương án phụ tải cơ sở như sau: Bảng 13: Cân đối điện năng hệ thống điện toàn quốc 2006 – 2025 Đơn vị: GWh 2010 2015 2020 2025 Tổng nhu cầu 112.657 190.046 294.011 431.664 Tổng điện sản xuất 112.650 190.050 294.016 431.653 Trong đó - Thuỷ điện 33.345 52.977 83.589 52.702 - Nhiệt điện than 28.547 56.958 104.515 200.281 - Nhiệt điện khí + dầu 44.019 69.229 85.757 112.656 - Thuỷ điện nhỏ + gió 1.881 3.289 5.072 6.618 - Điện hạt nhân 10.268 24.566 - Nhập khẩu 4.858 7.997 24.815 24.830 Cân đối thừa thiếu -7 4 5 -11 Với tiến độ thực hiện thực tế của các công trình điện dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2006 – 2010, hệ thống điện quốc gia sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu điện ở tất cả các phương án phụ tải. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công nghiệp chỉ đạo EVN và các chủ đầu tư khác có liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án nguồn và lưới điện; nâng cấp các nguồn điện hiện có; đổi mới phương thức vận hành và quản lý đáp ứng nhu cầu phụ tải ngày càng tăng trên nguyên tắc chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm. Công trình thủy điện Đrây Hlinh 3 nằm trong Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Đăklăk đã được UBND tỉnh Đăklăk phê duyệt và được Bộ Công nghiệp thỏa thuận đầu tư. Giá bán điện: Hiện nay EVN đang mua điện tại các nhà máy điện độc lập với mức giá mua điện bình quân từ 3,67 –4,3 Uscent/kWh (giá mua điện từ Trung QUốc là 4,5UScent/kWh và mua từ Lào là 4,2 Uscent/kWh). Dự kiến trong thời gian tới, sau khi EVN được Chính phủ phê duyệt phương án tăng giá bán điện đầu
  52. ra, khi đó giá mua điện của EVN cũng sẽ tăng theo. Khi thị trường điện canh tranh đi vào thực hiện, các dự án có suất đầu tư thấp và trung bình sẽ có thuận lợi hơn. Kết luận của CBTĐ: Với sự thiếu hụt điện năng như hiện nay và mức giá bán điện giả định 4Uscent/kWh, thị trường tiêu thụ điện của nhà máy là khả thi. Nhận xét của SV: Cán bộ thẩm định phân tích thị trường điện của dự án dựa trên nhu cầu điện trong thời gian tới của bộ công nghiệp nhưng những số liệu này là chưa được cập nhật cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. Điều này gây cản trở cho việc thẩm định dự án sự chính xác tuy nhiên nhìn chung sự thiếu chính xác này có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, những phân tích thị trường được cán bộ thẩm định xem xét đến năm 2025 nên dự án được xét đến tương lai xa. Khi thị trường điện được cạnh tranh thì dự án sẽ ra sao đã được xem xét tới. Trong hầu hết những dự án thủy điện hiện nay thì EVN là đơn vị độc quyền mua điện nên các dự án này bị ép giá. Cán bộ thẩm định đã yêu cầu chủ đầu tư phải đàm phán về giá điện. Tuy nhiên đây chỉ là đàm phán và việc thay đổi là rất có thể. Giá bán điện có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu nên cán bộ thẩm định rất chú trọng đến khía cạnh này. 1.3.3.7 Tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của Dự án.  Các giả định tính toán: - Công suất lắp máy : 2x3 MW - Điện lượng hàng năm : 20,2 triệu kWh - Mức huy động CS năm đầu : 80% CSTK, tăng 5% mỗi năm; kể từ năm thứ 3 là 100%. Sản lượng điện tự dùng chiếm 1,5% sản lượng điện sản xuất. - Giá bán điện bình quân tạm tính là 4,0 UScent/kWh, quy đổi theo tỷ giá là 16.070đ/USD và tạm tính là: 643đ/kwh. - Nguồn vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn : Nguồn vốn Số tiền Chi phí vốn Thời hạn trả nợ ( triệu đồng) (%) (Năm) Vốn vay thương mại 49.000,00 11,7 10 Vốn tự có và huy động khác 22.280,87 8,40 Tổng cộng : 71.280.87 - Chi phí vận hành, bảo dưỡng là 1,5% giá trị (Xây lắp + Thiết bị).
  53. - Chi phí khấu hao: khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Thời gian tính khấu hao các hạng mục như sau: xây lắp: 25 năm, thiết bị: 10 năm, chi phí khác, dự phòng, lãi vay trong thời gian xây dựng: 10 năm. - Thuế tài nguyên: được tính bằng 700đ/kWh x 2% x sản lượng điện xuất tuyến (hướng dẫn tại thông tư số 05/2006/TT-BTC ngày 19/01/06 của Bộ Tài chính). - Thuế thu nhập doanh nghiệp: được miễn trong 03 năm đầu, giảm 50% trong 08 năm tiếp theo, sau đó là 28%/năm (theo Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 và Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính). - Nguồn trả nợ: 90% KHCB + 70% Lợi nhuận sau thuế. - Lãi suất chiết khấu bình quân sau thuế: 10,80% - Vòng đời dự án : 25 năm.  Kết quả tính toán: Trên cơ sở các giả định tính toán nêu trên, Phòng ĐTDA đã tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án tại phương án cơ sở cho thấy: Dự án có hiệu quả về mặt tài chính, có khả năng trả nợ trong vòng 12 năm. Các chỉ tiêu tài chính đạt được như sau: NPV = 9.697 triệu đồng IRR = 13,12% Thời gian trả nợ (cân đối theo dự án): 11 năm 3 tháng. ( Các kết quả tính toán ở phụ lục )  Khảo sát độ nhạy Để thẩm định khả năng chịu đựng của Dự án khi có biến động bất lợi, Phòng ĐTDA đã tính toán độ nhạy của Dự án khi các yếu tố đầu vào thay đổi. Việc tính toán độ nhạy được thực hiện với 3 thông số chính: Tổng mức đầu tư; giá bán điện; điện lượng hàng năm Kết luận của CBTĐ: Kết quả tính toán cho thấy Dự án có sức chịu đựng tốt khi các yếu tố đầu vào thay đổi. Các kết quả tính toán của cán bộ thẩm định được thể hiện thông qua bảng sau đây. Nhận xét của SV: Thay đổi tổng mức đầu tư.
  54. Khi tăng giảm tổng mức đầu tư 5%, 10%, 20% thì NPV, IRR và thời gian trả nợ không bị biến động nhiều. Các chỉ tiêu này vẫn có hiệu quả. Như vậy có thể thấy hiệu quả tài chính của dự án ít bị ảnh hưởng từ việc thay đổi tổng mức đầu tư. Bảng 14: Khảo sát độ nhạy theo tổng mức đầu tư thay ®æi tæng møc ®Çu t Ph­¬ng ¸n I t¨ng Ph­¬ng ¸n II gi¶m PACS tæng møc ®Çu t tæng møc ®Çu t Mét sè chØ 10% 20% tiªu 0% 5% -5% -10% -20% DSCR 0.5445 0.5424 0.5404 0.5364 0.5466 0.5487 0.5532 NPV 19,632 19,648 19,682 19,562 19,635 19,656 19,754 IRR 13.18% 13.17% 13.17% 13.28% 13.19% 13.20% 13.11% TG Tr¶ Nî 11.10 11.11 11.13 11.18 11.08 11.07 11.05 Thay đổi công suất huy động ban đầu Công suất ban đầu thay đổi cũng ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu tài chính. Trong đó ảnh hưởng lớn nhất đến NPV Bảng 15: Khảo sát độ nhạy theo công suất huy động ban đầu c«ng suÊt huy ®éng ban ®Çu Ph­¬ng Ph­¬ng Ph­¬ng Ph­¬ng Ph­¬ng Ph­¬ng Ph­¬ng P/A CS ¸n I ¸n II ¸n III ¸n IV ¸n V ¸n VI ¸n VII C«ng suÊt B§ 80% 75% 80% 85.0% 87% 89% 92% 95.0% DSCR 0.54 0.54 0.54 0.55 0.55 0.55 0.56 0.56 NPV 19,632 17,955 19,632 21,025 21,579 22,003 22,490 22,976 IRR 13.18% 12.76% 13.18% 13.53% 13.52% 13.64% 13.77% 13.90% TG tr¶ nî 11.10 11.38 11.10 10.87 10.80 10.73 10.66 10.58 Thay đổi sản lượng điện trung bình Sản lượng điện trung bình phụ thuộc chủ yếu vào lưu lượng nước, đây là yếu tố phụ thuộc vào các nhân tố khách quan.
  55. Bảng 16: Khảo sát độ nhạy theo sản lượng điện trung bình S¶n l­îng ®iÖn trung b×nh Ph¬ng Ph¬ng Ph¬ng Ph¬ng Ph¬ng Ph¬ng Ph¬ng P/A CS ¸n I ¸n II ¸n III ¸n IV ¸n V ¸n VI ¸n VII Møc thay ®æi s¶n lîng ®iÖn 0% -1% -5% -10.0% -15% 1% 5% 10% DSCR 0.54 0.54 0.51 0.48 0.45 0.55 0.57 0.60 NPV 19,632 18,846 15,704 11,595 7,642 20,419 23,565 27,556 IRR 13.18% 13.02% 12.37% 11.65% 10.80% 13.34% 13.97% 14.62% TG tr¶ nî 11.10 11.19 11.59 12.16 12.86 11.01 10.66 10.26 Thay đổi giá điện Từ bảng tính ta thấy dự án chịu sự tác động chủ yếu từ giá bán điện. Khi giá bán điện là 4.6 UScent/kWh thì thời hạn trả nợ của dự án là ngắn nhất và khi đó NPV gấp 1.5 lần so với phương án cơ sở. Bảng 17: Khảo sát độ nhạy theo giá điện thay đổi gi¸ ®iÖn thay ®æi Ph­¬ng Ph­¬ng Ph­¬ng Ph­¬ng Ph­¬ng Ph­¬ng Ph­¬ng P/A CS ¸n I ¸n II ¸n III ¸n IV ¸n V ¸n VI ¸n VII gi¸ b¸n 4.00 3.80 3.94 3.70 3.60 4.20 4.40 4.60 DSCR 0.54 0.51 0.54 0.50 0.48 0.57 0.60 0.63 NPV 19,632 15,704 18,535 13,573 11,595 23,565 27,556 31,459 IRR 13.18% 12.37% 12.95% 12.07% 11.65% 13.97% 14.62% 15.39% TG tr¶ nî 11.10 11.59 11.23 11.86 12.16 10.66 10.26 9.91 Khảo sát khi các yếu tố cùng thay đổi. Cán bộ thẩm định tính toán trên Excel khi nhiều yếu tố cùng thay đổi. Tuy nhiên khi các yếu tố này thay đổi thì chỉ có 2 phương án được đánh giá là trung bình, một phương án là tốt nhất ứng với giá điện là cao nhất. Còn lại các phương án đều là xấu. Như vậy, giá bán điện có ảnh hưởng rất lớn đến các hiệu quả tài chính của dự án.
  56. Bảng 18: Khảo sát độ nhạy của dự án khi nhiều yếu tố cùng thay đổi C¸c ph­¬ng ¸n kh¶o s¸t P/A P/A P/A xau P/A xau P/A P/A CS xau tb1 P/A tb2 P/A tot 2 3 xau 4 C¸c gi¶ ®Þnh thay ®æi Gi¸ b¸n (Uscent) 4.00 3.77 3.80 3.90 4.40 4.00 4.00 4.00 C«ng suÊt tÝnh to¸n (triệu Kwh)20.2 247.7 200.0 1,000.0 1,084.2 1,084.2 1,084.2 1084.2 T¨ng tæng møc ®Çu t (%) 0.0% -5.8% 0.0% 0.0% 0.0% 1.0% 5.0% 0.0% O&M (/(XL+TB)) 2.0% 0.05% 1.0% 1.5% 1.0% 0.5% 0.5% 0.5% L·i suÊt vay NHTM (%/n¨m) 11.70% 11.40% 11.40% 11.40% 11.40% 11.4% 11.4% 11.4% S¶n lưîng thay ®æi (%) 0.00% 0.00% -2.00% -1.00% 0.00% -3.00% 0.00% -5.00% C¸c chØ tiªu DSCR 0.54 NPV 19,632 IRR 13.18% TG tr¶ nî 11.10 Nhận xét của SV: Việc thẩm định khía cạnh tài chính của dự án: Cán bộ thẩm định đã đánh giá đầy đủ, chi tiết dựa trên những căn cứ mà chủ đầu tư và tư vấn thẩm định đưa ra làm cơ sở tính toán các hiệu quả tài chính. Để tính toán các hiệu quả tài chính cán bộ thẩm định đưa ra những giả định tuy nhiên những giả định này là phù hợp với cơ sở khoa học. Khi giả định về giá bán của dự án cán bộ đã so sánh với các dự án điện vừa và nhỏ khác. Việc tính toán các hiệu quả tài chính này hoàn toàn độc lập với các tính toán của chủ đầu tư. Một trong những yếu tố làm cho các dự án điện khác so với các dự án khác là dự án phải chịu thuế tài nguyên. Thuế này được tính dựa trên sản lượng điện xuất tuyến. Và đồng thời giá bán điện có ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả tài chính của dự án. 1.3.3.8 Thẩm định về điều kiện đảm bảo tiền vay - Khoản vay được bảo đảm bằng các tài sản hình thành sau đầu tư của Dự án gồm thiết bị và các công trình xây dựng. Chủ đầu tư tham gia góp vốn tự có trên