Khóa luận Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần phát triển Thăng Long

doc 84 trang nguyendu 8150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần phát triển Thăng Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa_luan_hoan_thien_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_th.doc

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần phát triển Thăng Long

  1. Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Để quản lý một cách có hiệu quả đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hay sản xuất dịch vụ của một doanh nghiệp nói riêng, một nền kinh tế quốc dân của một nước nói chung đều cần phải sử dụng các công cụ quản lý khác nhau và một trong những công cụ quản lý không thể thiếu được đó là kế toán. Trong đó hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một vai trò rất quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Vì đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và cạnh tranh quyết liệt, khi quyết định lựa chọn phương án sản xuất một loại sản phẩm nào đó đều cần phải tính đến lượng chi phí bỏ ra để sản xuất và lợi nhuận thu được khi tiêu thụ. Điều đó có nghĩa doanh nghiệp phải tập hợp đầy đủ và chính xác chi phí sản xuất. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Giá thành sản phẩm thấp hay cao, giảm hay tăng thể hiện kết quả của việc quản lý vật tư, lao động, tiền vốn. Điều này phụ thuộc vào quá trình tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì thế kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai quá trình liên tục, mật thiết với nhau. Thông qua chỉ tiêu về chi phí và giá thành sản phẩm các nhà quản lý sẽ biết được nguyên nhân gây biến động chi phí và giá thành là do đâu và từ đó tìm ra biện pháp khắc phục. Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một trong những mục tiêu quan trọng không những của mọi doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Công ty cổ phần phát triển Thăng Long là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực phát thanh truyền hình. Sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú cả về quy cách, chủng loại, mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Công ty đã xác định được quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, qua thời gian thực tập tại công ty, được tiếp xúc trực tiếp với công tác kế toán ở công ty, thấy được tầm quan trọng của chi phí sản xuất và giá thành sản 1
  2. Chuyên đề tốt nghiệp phẩm, để hiểu sâu sắc hơn về nội dung này nên em đã lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần phát triển Thăng Long". Nội dung của chuyên đề gồm ba phần: Phần I: Một số vấn đề lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất. Phần II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần phát triển Thăng Long. Phần III: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần phát triển Thăng Long. PHẦN I LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1. Lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 1.1.1. Chi phí sản xuất: 2
  3. Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất: - Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động SXKD mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh. Như vậy, chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ hạch toán. - Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu cho quá trình sản xuất trong kỳ của DN bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp, quá trình SXKD và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ. Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Chi phí và chi tiêu không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian, có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng tính vào chi phí kỳ sau và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu. Sở dĩ có sự khác biệt giữa chi tiêu và chi phí trong các DN là do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán chúng. 1.1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất: a) Phân loại CPSX theo nội dung và tính chất kinh tế của chi phí. Toàn bộ CPSX được chia ra các yếu tố chi phí như sau: Chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nhân công. Chi phí khấu hao tài sản cố định. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí bằng tiền khác. Cách phân loại này có tác dụng cho biết doanh nghiệp đã chỉ ra những yếu tố chi phí nào, kết cấu và tỷ trọng của từng yếu tố chi phí để từ đó phân tích 3
  4. Chuyên đề tốt nghiệp đánh giá tình hình thực hiện dự toán CPSX. Trên cơ sở các yếu tố chi phí đã tập hợp được để lập báo cáo CPSX theo yếu tố b. Phân loại CPSX theo mục đích và công dụng của chi phí. Cách phân loại này cũng còn gọi là phân loại chi phí theo khoản mục. Toàn bộ chi phí được chia ra thành các khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. Ngoài ra khi tính chỉ tiêu giá thành toàn bộ thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý CPSX theo định mức, nó cung cấp số liệu để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Nó dùng để phân tích tình hình thực hiện giá thành và là tài liệu tham khảo để lập CPSX định mức và lập giá thành cho kỳ sau. 1.1.2. Giá thành sản phẩm: 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra tính cho 1 đơn vị sản phẩm hoặc là công việc lao vụ sản xuất đã hoàn thành. Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong đó phản ánh kết quả sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn, các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích là sản xuất được nhiều sản phẩm nhưng tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm. 1.1.2.2 . Phân loại giá thành sản phẩm: a) Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu để tính giá thành. Giá thành kế hoạch: Được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch 4
  5. Chuyên đề tốt nghiệp Giá thành định mức: Thường căn cứ vào các định mức chi phí hiện hành để tính cho một đơn vị sản phẩm. Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. b.Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán. Giá thành sản xuất (Giá thành công xưởng): Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(CPNVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) và chi phí sản xuất chung(CPSXC) tính trên sản phẩm đã hoàn thành Giá thành tiêu thụ(Giá thành toàn bộ): Bao gồm giá thành sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN tính cho sản phẩm đó. 1.1.3. Sự cần thiết và nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hiện nay, cùng với chất lượng và mẫu mã sản phẩm, giá thành sản phẩm luôn được coi là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Phấn đấu cải tiến mẫu mã, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường và thông qua đó nâng cáo hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp. Vì vậy hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp phải nắm bắt được thông tin một cách chính xác về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Kế toán chính xác chi phí phát sinh không chỉ là việc tổ chức ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ trung thực về mặt lượng hao phí mà cả việc tính toán giá trị thực tế chi phí ở thời điểm phát sinh chi phí. Kế toán chính xác chi phí đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép tính toán và phản ánh từng loại chi phí theo đúng địa điểm phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Tính đúng giá thành là tính toán chính xác và hạch toán đúng nội dung kinh tế của chi phí đã hao phí để sản xuất ra sản 5
  6. Chuyên đề tốt nghiệp phẩm. Muốn vậy phải xác định đúng đối tượng tính giá thành, vận dụng phương pháp tính giá thành hợp lý và giá thành tính trên cơ sở số liệu kế toán tập hợp CPSX một cách chính xác. Tính đủ giá thành là tính toán đầy đủ mọi hao phí đã bỏ ra trên tinh thần hạch toán kinh doanh, loại bỏ mọi yếu tố bao cấp để tính đủ đầu vào theo đúng chế độ quy định. Tính đủ cũng đòi hỏi phải loại bỏ những chi phí không liên quan đến giá thành sản phẩm như các loại chi phí mang tính chất tiêu cực, lãng phí không hợp lý, những khoản thiệt hại được quy trách nhiệm rõ ràng. Chính từ ý nghĩa đó mà nhiệm vụ đặt ra cho công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm là: - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm để xác định đúng đắn đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành. - Tính toán tập hợp phân bổ từng loại CPSX theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định bằng phương pháp thích hợp, cung cấp kịp thời thông tin về CPSX và xác định chính xác chi phí cho sản phẩm làm dở cuối kỳ. 1.2. Hạch toán chi phí sản xuất : 1.2.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí phí sản xuất: 1.2.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất : - Việc phân chia quá trình hạch toán thành hai giai đoạn là do sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán CPSX- tức là đối tượng hạch toán CPSX - và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị - tức là đối tượng tính giá thành. Xác định đối tượng hạch toán CPSX chính là việc xác định giới hạn tập hợp -CPSX mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. 1.2.1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: 6
  7. Chuyên đề tốt nghiệp Việc tập hợp CPSX phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời. Ta có thể khái quát chung việc tập hợp CPSX qua các bước sau: Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Tuỳ theo từng phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung, cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những điểm khác nhau. 1.2.2. Hạch toán chi phí sản xuất theop phương pháp kê khai thường xuyên. 1.2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những khoản chi phí về nguyên vật liệu, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm. Các chi phí này có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí nên có thể tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp căn cứ trên các chứng từ có liên quan đến nguyên vật liệu trực tiếp để ghi theo đúng đối tượng có liên quan. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. Đối với nguyên vật liệu chính thường phân bổ theo tiêu chuẩn chi phí định mức của nguyên vật liệu chính hoặc theo khối lượng sản phẩm đã sản xuất ra. 7
  8. Chuyên đề tốt nghiệp Công thức phân bổ như sau: Tỷ lệ CPVL phân bổ cho Tổng tiêu thức phân bổ của = x ( hay hệ số ) từng đối tượng từng đối tượng phân bổ Trong đó: Tổng CP vật liệu cần phân bổ Tỷ lệ(hay hệ số) phân bổ = Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Để đảm bảo cho việc tập hợp chi phí được chính xác thì chi phí NVLTT còn phải chú ý trừ giá trị NVL đã lĩnh dùng nhưng chưa sử dụng hết và giá trị phế liệu thu hồi (nếu có): CPNVL Giá trị NVL xuất Giá trị NVL chưa Giá trị phế thực tế = dùng để SXSP sử dụng cuối kỳ liệu thu hồi trong kỳ Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621- nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở sổ chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất). Nội dung kết cấu TK621: Bên nợ : Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm Bên có : Giá trị vật liệu không dùng hết trả lại kho 8
  9. Chuyên đề tốt nghiệp Kết chuyển chi phí NVLTT vào TK154 để tính giá thành sản phẩm Số dư : TK621 cuối kỳ không có số dư. SƠ ĐỒ 1.1: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ NVL TRỰC TIẾP TK 152 TK621 TK152 NVL xuất dùng trực tiếp NVL không dùng hết trả lại nhập kho để sản xuất TK 111,112, 331 TK154 Giá trị NVL mua ngoài Kết chuyển CPNVLTT để dùng trực tiếp sx dùng tính giá thành SP TK1331 Thuế VAT được khấu trừ của VL mua ngoài 1.2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 9
  10. Chuyên đề tốt nghiệp Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Trong hạch toán, kế toán sử dụng TK622- CPNCTT để phản ánh chi phí nhân công của người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm. Nội dung kết cấu TK622: Bên nợ : Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm Bên có : Kết chuyển CPNCTT vào TK154 để tính giá thành sản phẩm. Số dư : TK622 cuối kỳ không có số dư. SƠ ĐỒ 1.2: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP 10
  11. Chuyên đề tốt nghiệp TK 334 TK622 TK154 Tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp TK 338 Các khoản trích theo lương K/chuyển CP nhân công TT được tính vào chi phí để tính giá thành sản phẩm TK 335 Trích trước tiền lương cuả công nhân sx vào chi phí 11
  12. Chuyên đề tốt nghiệp 1.2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất chung gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627- CPSXC, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. * Nội dung kết cấu TK 627: - Bên nợ: Chi phí SXC thực tế phát sinh trong kỳ. - Bên có: Kết chuyển chi phí SXC vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm và lao vụ dịch vụ. TK 627 cuối kỳ không có số dư. TK 627 được chi tiết thành 6 TK cấp 2: + TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272: Chi phí vật liệu xuất dùng chung cho phân xưởng + TK 6273: Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng + TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng +TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động SXKD của phân xưởng + TK 6278: Chi phí khác bằng tiền của phân xưởng. TK 627 cuối kỳ phải tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm mà người ta thường chọn tiêu thức phân bổ là phân bổ theo chi phí định mức giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất và phân bổ theo tiền lương trực tiếp của công nhân sản xuất sản phẩm. * Phương pháp hạch toán: 12
  13. Chuyên đề tốt nghiệp Trong kỳ tập hợp chi phí từ TK liên quan vào bên nợ TK627. Cuối kỳ phân ra các khoản ghi giảm chi phí và những TK liên quan, còn lại phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối tượng kết chuyển vào TK 154 (doanh nghiệp áp dụng PPKKTX) hay vào TK 631 (doanh nghiệp áp dụng PPKKĐK SƠ ĐỒ 1.3: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤTCHUNG TK 338,334 TK 627 TK111, 112,152 Tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng Các khoản ghi giảm CPSX TK 152 Tập hợp CPVL TK 154(chi tiết ) TK153 Tập hợp CP CCDC K/ chuyển (phân bổ) CPSX vào đối tượng tính giá thành TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 331 CP dịch vụ mua ngoài TK111,112 CP khác bằng tiền 13
  14. Chuyên đề tốt nghiệp 1.2.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất : Sau khi đã tập hợp chi phí như là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì cuối kỳ hạch toán (tháng, quý) phải kết chuyển vào bên nợ của TK154 để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. TK 154 phải được mở chi tiết theo từng đối tượng tính giá thành. * Nội dung kết cấu TK 154: Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC) Bên có: Các khoản chi phí được giảm như là phế liệu thu hồi hoặc sản phẩm hỏng ngoài định mức Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành đã nhập kho Số dư: (Bên nợ) Phản ánh chi phí thực tế của sản phẩm còn dở dang chưa hoàn thành SƠ ĐỒ 1.4: SƠ ĐỒ TỔNG HỢP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 14
  15. Chuyên đề tốt nghiệp TK 621 TK 154 (chi tiết ) TK 152,111 x x x K/chuyển CPNVLTT Các khoản ghi giảm CPSX TK 155 TK 622 Nhập kho K/chuyển CPNCTT TK 157 TK627 Tổng giá Gửi bán K/chuyển CPSXC thành sx Tiêu thụ ngay thực tế của TK 632 sp hoàn thành x x x 1.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì kế toán sử dụng TK 631- Giá thành sản xuất. Kế toán vẫn sử dụng các TK621, 622, 627 để tập hợp chi phí và TK 154 nhưng TK 154 chỉ dùng để phản ánh số dư đầu kỳ và cuối kỳ. Bên nợ TK 631 tập hợp các chi phí NVLTT, CPNCTT, CPSXC và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ 15
  16. Chuyên đề tốt nghiệp chuyển sang. Cuối kỳ sau khi đã kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ thì kết chuyển giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ từ TK 631 sang TK 154. Và trên cơ sở số dư đầu kỳ cộng chi phí tập hợp được trong kỳ trừ giá trị sản phẩm làm dở kiểm kê cuối kỳ thì sẽ tính được giá thực tế của sản phẩm hoàn thành nhập kho. * Nội dung kết cấu TK 631: - Bên nợ: Giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, các chi phí phát sinh trong kỳ (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC) - Bên có: + Kết chuyển giá trị sản phẩm làm dở kiểm kê cuối kỳ + Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành nhập TK 631 cuối kỳ không có số dư. SƠ ĐỒ 1.5: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CPSX THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ TK 154 TK 631 TK 154 K/chuyển giá trị sp dở dang đầu kỳ K/chuyển giá trị sp làm dở kiểm kê cuối kỳ TK 621 TK 632 K/chuyển CPNVTT TK622 Giá thành thực tế sp đã hoàn thành K/chuyển CPNCTT nhập kho TK 627 K/ chuyển CPSX chung 1.2.4. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: 1.2.4.1. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính: Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh 16
  17. Chuyên đề tốt nghiệp nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong số các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: Với bán thành phẩm: Có thể tính theo chi phí thực tế hoặc kế hoạch. Với sản phẩm đang chế tạo dở dang: Có thể áp dụng một trong các phương pháp: Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất có chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong giá thành của sản phẩm và sản phẩm làm dở nhỏ, không chênh lệch nhiều giữa các kỳ thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp này để đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ. Theo phương pháp này, chi phí làm dở cuối kỳ chỉ tính chi phí NVLTT hay chi phí NVL chính trực tiếp, còn các chi phí khác tính hết cho thành phẩm. Chi phí sản phẩm làm dở cuối kỳ được tính theo công thức: CPSP làm dở đầu Chi phí nguyên vật kỳ + liệu trực tiếp phát Số lượng CPSP làm (khoản mục SP dở = sinh x dở cuối kỳ NVLTT) dang cuối Số lượng SP hoàn Số lượng SP làm dở kỳ + thành trong kỳ cuối kỳ Trường hợp doanh nghiệp chỉ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phần chi phí NVL chính trực tiếp thì cần tổ chức kế toán chi tiết khoản mục chi phí NVLTT thành chi phí NVL chính và các chi phí NVL trực tiếp khác. Nếu quy trình của doanh nghiệp là phức tạp, chế biến kiểu liên tục, qua nhiều giai đoạn thì sản phẩm dở cuối kỳ ở giai đoạn đầu tính theo NVLTT, còn các giai đoạn tiếp theo tính theo giá trị của bán thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang, coi đó là NVLTT của giai đoạn tiếp theo. 1.2.4.2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương : 17
  18. Chuyên đề tốt nghiệp Theo phương pháp này căn cứ vào mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến ( CPNCTT, CPSXC) còn các chi phí NVL chính phải xác định theo số thực tế đã dùng. Toàn bộ giá trị VL chính Giá trị NVL chính xuất dùng Số lượng nằm trong sp dở = Số lượng x SP dở dang cuối Số lượng dang thành + kỳ(không quy đổi) dở dang phẩm 1.2.4.3. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng hoàn thành tương đương trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm: Giá trị sp dở dang chưa Giá trị NVL chính nằm 50% chi phí = + hoàn thành trong sp dở dang chế biến 1.2.4.4. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo định mức : Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ổn định, đã xây dựng được các định mức kinh tế kỹ thuật tương đối hợp lý và các định mức đã thực hiện có nề nếp thường xuyên, việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có trình độ nghiệp vụ vững vàng, chế độ hạch toán ban đầu có nề nếp chặt chẽ. Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là thực hiện được việc kiểm tra thường xuyên, kịp thời việc thực hiện các định mức chi phí để phát hiện ra các khoản chi phí vượt định mức (là những chi phí chênh lệch so với định mức đã đề ra) * Nội dung chủ yếu của phương pháp này: 18
  19. Chuyên đề tốt nghiệp Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật và dự toán chi phí đã được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm. Phải hạch toán riêng chi phí sản xuất phù hợp với định mức và số chênh lệch thoát ly định mức. Khi có thay đổi định mức phải tính lại giá thành định mức và số chênh lệch do thay đổi định mức của sản phẩm làm dở. Trên cơ sở của giá thành định mức số chênh lệch do thay đổi định mức, số chênh lệch do thoát ly định mức sẽ tính được giá thành thực tế của sản phẩm theo công thức: Giá thành Chênh lệch do Chênh lệch do Giá thành thực tế sản = x thay đổi định x thoát ly định định mức phẩm mức mức 1.2.5. Hạch toán thiệt hại trong quá trình sản xuất : 1.2.5.1. Thiệt hại về sản phẩm hỏng: Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật về sản xuất sản phẩm như mẫu mã, kích cỡ, cách lắp ráp, màu sắc của sản phẩm Tuỳ theo mức độ hư hỏng của sản phẩm mà sản phẩm hỏng chia ra làm hai loại khác nhau: Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được, chi phí về sửa chữa mặc dù có bỏ ra nhưng vẫn còn lợi ích kinh tế. Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật không sửa chữa được, không khôi phục lại được giá trị sử dụng ban đầu của sản phẩm và chi phí sửa chữa bỏ ra không mang lại lợi ích kinh tế. Hiện nay trong một số doanh nghiệp ở nước ta có quy định sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Đối với sản phẩm hỏng trong định mức thường được quy định theo một tỷ lệ nhất định và những chi phí đối với sản phẩm hỏng trong định mức được coi như là chi phí chính phẩm. Còn đối với 19
  20. Chuyên đề tốt nghiệp chi phí sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm hỏng ngoài dự kiến, ngoài những quy định do những nguyên nhân bất thường không lường trước được và khi đã được xác định và có ý kiến giải quyết thì xem như đó là một khoản chi phí về thiệt hại những tổn thất bất thường. Đối với sản phẩm hỏng trong định mức thì chi phí đó vẫn tính vào chi phí chung trong quá trình sản xuất sản phẩm. Còn đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức thì phải hạch toán riêng vào TK 154 và được chi tiết theo sản phẩm hỏng ngoài định mức. SƠ ĐỒ 1.6: HẠCH TOÁN THIỆT HẠI VỀ SẢN PHẨM HỎNG CÓ THỂ SỬA CHỮA ĐƯỢC (SẢN PHẨM HỎNG TRONG ĐỊNH MỨC). TK 154 TK155 TK 152,155,334 TK 621, 622, 627 CP sửa chữa SP hỏng Giá thực tế sp hthành K/chuyển vào TK154 để nhập kho tính giá thành SƠ ĐỒ 1.7: HẠCH TOÁN THIỆT HẠI VỀ SẢN PHẨM HỎNG KHÔNG THỂ SỬA CHỮA ĐƯỢC (SẢN PHẨM HỎNG NGOÀI ĐỊNH MỨC). TK 621, 622, 627 TK 154(SP) TK 154 (sp hỏng ngoài định mức) TK1388, 1528 K/chuyển cp để tính giá Số sp hỏng ngoài định mức thành sp Xử lý bồi thường hoặc thu hồi phế liệu TK 821 Khoản thiệt hại về sp hỏng 20
  21. Chuyên đề tốt nghiệp 1.2.5.2.Thiệt hại về ngừng sản xuất : Thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch thường do một nguyên nhân chủ quan (máy móc hư hỏng) hoặc nguyên nhân khách quan (bão lụt, thiên tai ) gây ra. Trong thời gian ngừng sản xuất các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng Những khoản chi phí chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Chi phí thiệt hại ngừng sản xuất phải được theo dõi riêng và sau khi đã trừ phần bồi thường, trừ phần thu hồi phế liệu (nếu có) thì số còn lại được coi là khoản thiệt hại ngừng sản xuất và ghi vào TK 821. SƠ ĐỒ 1.8: HẠCH TOÁN TỔNG HỢP THIỆT HẠI NGỪNG SẢN XUẤT NGOÀI KẾ HOẠCH. TK 152,334,111,112,331 TK 621,622, 627 TK154(T/hại ngừng sx) TK1388, 152 CP phát sinh liên quan t/hại K/chuyển cp về thiệt hại ngừng sx Bồi thường, thu hồi ngừng sx ngoài kế hoạch ngoài kế hoạch phế liệu TK 811 Thiệt hại ngừng sx ngoài kế hoạch 1.3.Tính giá thành sản xuất sản phẩm: 1.3.1.Đối tượng tính giá thành sản xuất sản phẩm: 21
  22. Chuyên đề tốt nghiệp Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác giá thành sản phẩm. Trong doanh nghiệp đối tượng tính giá thành là kết quả sản xuất thu được từ những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành. Đối tượng tính giá thành sản phẩm cũng phải căn cứ đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm, đặc điểm tính chất sản phẩm, yêu cầu hạch toán kinh tế và quản lý doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp sản xuất, tuỳ đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành có thể là: - Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành. - Từng sản phẩm, chi tiết, bộ phận sản xuất. - Từng công trình, hạng mục công trình. Thông thường doanh nghiệp sản xuất sản phẩm với khối luợng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng. Còn nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo từng đơn đặt hàng chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ tính. Giá thành thích hợp là vào thời điểm sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm đó hoàn thành như vậy kỳ tính giá thành của sản phẩm trong trường hợp này có thể không trùng với kỳ báo cáo. 1.3.2.Phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm: 1.3.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp sản xuất có loại hình sản xuất giản đơn, quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất ra nhiều sản phẩm, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. Do đó đối tượng tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm, kỳ tính giá thành thường vào cuối tháng. Các doanh nghiệp như sản xuất điện, nước, sản xuất bánh kẹo, khai thác than, quặng đều vận dụng phương pháp này. Trong trường hợp không cần phải đánh giá sản phẩm làm dở vì không có hoặc nếu có thì rất ít, rất ổn định do đó thường thì tổng giá thành bằng tổng chi phí và: 22
  23. Chuyên đề tốt nghiệp Tổng giá thành Giá thành đơn vị = Số lượng SP hoàn thành Còn nếu cần phải đánh giá sản phẩm làm dở thì DN sẽ vận dụng phương pháp thích hợp và tổng giá thành sẽ là: Tổng giá thành = Giá trị sp làm + CPSX Giá trị sp làm sản phẩm dở đầu kỳ trong kỳ dở cuối kỳ Và: Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị = Khối lượng sp hoàn thành 1.3.2.2.Phương pháp hệ số: Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được nhiều sản phẩm khác nhau còn gọi là sản xuất liên sản phẩm, và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho quá trình sản xuất. Đối với loại hình sản xuất này đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ đó đã sản xuất hoàn thành. Muốn tính giá thành cho từng loại sản phẩm thì kế toán căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật để định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số trong đó lấy loại có hệ số là 1 là sản phẩm tiêu chuẩn. Hệ số đã quy định được sử dụng để tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Theo phương pháp này trình tự tính giá thành được quy định như sau: - Quy đổi sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu chuẩn phân bổ. Sản lượng quy đổi = Sản lượng thực tế x Hệ số quy đổi 23
  24. Chuyên đề tốt nghiệp Sản lượng đã quy đổi Hệ số phẩn bổ giá thành cho từng loại sản phẩm = Tổng sản lượng quy đổi - Trên cơ sở hệ số đã tính được sẽ tính ra giá thành thực tế của từng loại sản phẩm theo khoản mục thì: Giá thành Giá trị dở Giá trị dở Hệ số phân Chi phí sản phẩm = dang đầu + dang cuối x bổ giá thành trong kỳ của SP i kỳ kỳ cho sp i 1.3.2.3.Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất có thể sản xuất ra một nhóm sản phẩm cùng loại với những quy cách kích cỡ, chủng loại khác nhau như doanh nghiệp sản xuất ra các ống nước có quy cách khác nhau, các công ty dệt kim, công ty may mặc, đóng giày Với phương pháp tính giá thành này thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của từng nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng nhóm sản phẩm có cùng quy cách . Trình tự tính giá thành như sau: Xác định tiêu chuẩn phân bổ = sản lượng thực tế x giá đơn vị kế hoạch Tổng CP thực tế của nhóm SP Tính tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục = Tổng tiêu chuẩn phân bổ - Tính giá thành sản phẩm cho nhóm sản phẩm cùng một quy cách. Tổng giá thành SP có Tiêu chuẩn phân bổ của Tỷ lệ tính giá = x quy cách i nhóm SP quy cách i thành 24
  25. Chuyên đề tốt nghiệp 1.3.2.4 Phương pháp tính giá thành phân bước Phương pháp này còn gọi là phương pháp tổng cộng chi phí và được áp dụng trong các trường hợp những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, sản xuất chế biến liên tục, sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến, nửa thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế biến của giai đoạn sau. Đối tượng tính giá thành là thành phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ. Kỳ tính giá thành vào thời điểm cuối tháng do việc xác định đối tượng giá thành là thành phẩm hoặc là nửa thành phẩm. Do đó phương pháp tính giá thành phân bước cũng chia làm hai phương pháp riêng là phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm và phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm. a. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm: Theo phương pháp này thì kế toán phải lần lượt tính giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn trước và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tiếp tục tính gía thành nửa thành phẩm của giai đoạn sau và cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được giá thành của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí. * Phương pháp này có tác dụng: Vì tính được giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ cho nên nó thuận tiện cho việc tính toán hiệu quả kinh tế ở từng giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng sản xuất đồng thời nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép nửa thành phẩm nhập kho và sự di chuyển nửa thành phẩm giữa các phân xưởng sản xuất hoặc là có tiêu thụ nửa thành phẩm ra ngoài. Do đó phương pháp này áp dụng thích hợp đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp chế biến liên tục mà nửa thành phẩm có tiêu thụ ra ngoài như là các công ty dệt có bán sợi và vải mộc ra ngoài hoặc đối với những công ty luyện gang nếu có bán nửa thành phẩm gang ra ngoài. 25
  26. Chuyên đề tốt nghiệp SƠ ĐỒ 1.9: SƠ ĐỒ TÍNH GIÁ THÀNH PHÂN BƯỚC CÓ TÍNH GIÁ THÀNH BÁN THÀNH PHẨM Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn n CPNVLTT(bỏ vào từ Giá thành nửa TP giai Giá thành nửa TP giai đầu ) đoạn I chuyển sang đoạn n-1 chuyển sang CPSX khác giai đoạn I CPSX khác giai đoạn CPSX khác giai đoạn II n Tổng giá thành và giá Giá và giá thành đơn Tổng giá thành và giá thành sản phẩm đơn vị nửa TP giai đoạn II thành đơn vị Tphẩm vị nửa TPgiai đoạn I b. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm, là sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của giai đoạn công nghệ sản xuất sản phẩm. Theo phương pháp này trước hết căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất trong kỳ đã tập hợp được cho từng giai đoạn sản xuất, cho từng phân xưởng và tính toán phần chi phí sản xuất nằm trong giá thành thành phẩm theo từng khoản mục chi phí quy định. 26
  27. Chuyên đề tốt nghiệp * Phương pháp này có tác dụng: Giúp cho việc tính giá thành nửa thành phẩm được nhanh chóng vì không phải tính giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn. Tuy nhiên phương pháp này nó hạn chế đến tác dụng trong việc xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh ở từng phân xưởng sản xuất, từng giai đoạn sản xuất, nó không có số liệu để kế toán tổng hợp giá trị của nửa thành phẩm khi có trường hợp nửa thành phẩm nhập kho, không phản ánh được giá trị nửa thành phẩm từ giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau. Mặt khác, số dư cuối kỳ trên sổ chi tiết ở từng phân xưởng sản xuất không thể hiện chính xác khối lượng sản phẩm làm dở hiện có của các phân xưởng. 1.3.2.5. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ: SƠ ĐỒ 1.10: SƠ ĐỒ TÍNH GIÁ THÀNH PHÂN BƯỚC KHÔNG TÍNH GIÁ THÀNH NỬA THÀNH PHẨM Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn n CPSX phát sinh giai CPSX phát sinh giai CPSX phát sinh giai đoạn I đoạn II đoạn n CPSX giai đoạn I CPSX giai đoạn II CPSX giai đoạn n (trong thành phẩm (trong thành phẩm) (trong thành phẩm) K/ chuyển song song từng khoản mục Giá thành sx của thành phẩm Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất ngoài việc chế tạo sản phẩm chính ra còn thu thêm được sản phẩm phụ. Nói là sản phẩm phụ vì nó không thuộc danh mục của sản phẩm chủ 27
  28. Chuyên đề tốt nghiệp yếu của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, về khối lượng và giá trị của sản phẩm phụ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với sản phẩm chính. VD: Trong công ty sản xuất đường thì sản phẩm phụ là rỉ đường, trong nhà máy xay xát gạo thì sản phẩm phụ là cám Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính đã hoàn thành trên cơ sở tập hợp chi phí cho toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất trừ phần chi phí của sản phẩm phụ được tính theo quy ước nhất định. Chi phí sản xuất của sản phẩm phụ có thể tính theo chi phí định mức hoặc giá kế hoạch hoặc giá bán trừ đi lợi nhuận định mức và thuế (nếu có). Để đảm bảo cho giá thành sản phẩm chính được chính xác cần phải lựa chọn cách tính về chi phí sản xuất của sản phẩm phụ thích hợp và cách tính CPSX của sản phẩm phụ phải được thống nhất trong doanh nghiệp và trong quy tắc tính giá thành. 1.3.2.5. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này thường được áp dụng đối với những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất theo đơn chiếc hoặc là hàng loạt mặt hàng, sản phẩm nhiều nhưng không ổn định, sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua sau 1 lần sản xuất không sản xuất lại nữa. Quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến song song, lắp ráp, chu kỳ sản xuất dài, khi kết thúc chu kỳ sản xuất mới tính giá thành còn nếu sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì đó đều là chi phí của sản phẩm làm dở. Tính giá thành theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là những sản phẩm đơn chiếc hoặc theo đơn đặt hàng. VD: các doanh nghiệp đóng tàu, các doanh nghiệp chế tạo máy Khi tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng thì mỗi đơn đặt hàng mở ra một phiếu tính giá thành, cuối tháng tập hợp chi phí có liên quan theo từng đơn đặt hàng và chi phí sản xuất chung. Sau khi tập hợp thì sẽ tiến hành phân bổ cho các đơn đặt hàng có liên quan theo tiêu chuẩn thích hợp. Khi đơn đặt hàng đã hoàn 28
  29. Chuyên đề tốt nghiệp thành kế hoạch căn cứ vào số liệu trên phiếu giá thành để tính ra tổng giá thành đơn vị của đơn đặt hàng. * Phương pháp này có tác dụng: Việc tính toán giản đơn, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn đặt hàng do đó thuận lợi cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của đơn đặt hàng. Tuy nhiên, chu kỳ sản xuất của đơn đặt hàng dài do đó nó có hạn chế trong việc tính toán hiệu quả sản xuất, thời gian tính giá thành bị kéo dài. 1.4 Hình thức sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Công ty đang sử dụng máy vi tính để trợ giúp công tác kế toán nên hệ thống mở sổ chi tiết được lưu trong máy. Hệ thống sổ tổng hợp sẽ được in ra khi cần thiết. Hàng ngày khi các nghiệp vụ kế toán phát sinh lập các chứng từ gốc, căn cứ vào các chứng từ gốc và các chứng từ phát sinh để ghi sổ, kế toán vào nhật ký chung, vào sổ cái, vào sổ chi tiết có liên quan. Cuối tháng cộng số phát sinh trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng làm cơ sở để lập các báo cáo tài chính. SƠ ĐỒ 1.11: HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG Chứng từ gốc là các bảng phân bổ Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết 29 CPSX phát sinh giai CPSX phát sinh giai CPSX phát sinh giai đoạn I đoạn II đoạn n Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính
  30. Chuyên đề tốt nghiệp Ghi chú: Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Ghi hàng ngày SƠ ĐỒ 1.12: HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN NHẬT KÝ – SỔ CÁI Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp Sổ, thẻ kế toán chúng từ gốc chi tiết Nhật ký - sổ cái Bảng tổng hợp chi 30 tiết Báo cáo tài chính
  31. Chuyên đề tốt nghiệp Ghi chú: Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Ghi hàng ngày SƠ ĐỒ 1.13: HÌNH THỨC GHI SỔ KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán Bảng tổng hợp chi tiết chứng từ kế toán Sổ đăng ký chứng từ Chứng từ ghi sổ ghi sổ 31 Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính
  32. Chuyên đề tốt nghiệp SƠ ĐỒ 1.14: HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN NHẬT KÝ – SỔ CÁI Chứng từ gốc là các bảng phân bố Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ ghi sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính 32
  33. Chuyên đề tốt nghiệp Ghi chú: Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Ghi hàng ngày PHẦN II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THĂNG LONG 2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần phát triển thăng long: 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty phát triển cổ phần thăng long Sau hơn 30 năm thành lập và phát triển, Truyền Hình Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về mọi mặt. Từ những ngày đầu với các trang thiết bị do Liên xô và Trung Quốc cung cấp và với 1 kênh truyền hình duy nhất phát đen trắng, đến nay Truyền Hình Việt Nam đã có một mạng lưới phát triển rộng khắp trong cả nước với hệ thống các Đài PT-TH trong cả nước. Thời lượng phát sóng và khối lượng thông tin cũng như chất lượng chương trình đã có những bước tiến vượt bậc. Có thể nói ngành Truyền hình Việt Nam đang có những bước tiến dài theo kịp sự phát triển của đất nước cũng như đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin, nhu cầu giải trí của người dân. 33
  34. Chuyên đề tốt nghiệp Nhìn lại chặng đường phát triển hơn 30 năm qua, những người làm công tác Truyền hình hoàn toàn có thể tự hào về những thành quả đã đạt được. Con số thống kê đến năm 2000 đã chứng tỏ được sự nỗ lực vì sự nghiệp phát thanh truyền hình của họ: 100% lãnh thổ Việt Nam đã được phủ sóng truyền hình và trên 80% dân số nước ta đã được xem truyền hình. Theo mục tiêu đặt ra, phấn đấu đến năm 2010 tất cả mọi người dân Việt Nam đều được xem truyền hình. Tuy nhiên để đạt được những mục tiêu trên là một vấn đề không đơn giản. Do đặc điểm địa lý nước ta, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao có địa hình phức tạp nên việc đưa làn sóng truyền hình về với bà con đồng bào ở các khu vực này rất khó khăn. Đưa được về rồi lại lo duy trì làn sóng là một việc khó khăn hơn nhiều do các khu vực này điều kiện kỹ thuật lạc hậu, đi lại khó khăn, thiếu kinh phí cho nên việc duy tu và bảo dưỡng thiết bị gặp rất nhiều khó khăn. Từ năm 1996, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Chương trình Mục tiêu truyền hình đã đưa truyền hình về với bà con đồng bào ở các tỉnh vùng núi, vùng cao, biên giới và hải đảo. Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thăng Long là đơn vị hàng đầu ngành về kỹ thuật của Truyền Hình Việt Nam. Công ty đã tham gia cung ứng trang thiết bị kỹ thuật cho hầu hết các đài PT-TH trong cả nước. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn sử dụng và chuyển giao công nghệ cho đội ngũ các cán bộ kỹ thuật của các Đài PT-TH tiếp cận, khai thác và sử dụng thành thạo các hệ thống thiết bị kỹ thuật mới. Đồng thời Công ty cũng là một đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp trang thiết bị kỹ thuật và dịch vụ cho chương trình mục tiêu “ Đưa truyền hình về với đồng bào vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo” của Chính Phủ. Bên cạnh đó Công ty đã có những đóng góp rất to lớn trong việc mở rộng diện phủ sóng chương trình truyền hình quốc gia cũng như việc đưa các công nghệ mới vào các khâu sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng nhằm đảm bảo tính liên tục của làn sóng truyền hình trong khi không ngừng nâng cao chất lượng của các chương trình. 34
  35. Chuyên đề tốt nghiệp 2.1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý sản xuất của công ty cổ phần phát triển thăng long Toàn Công ty hiện nay có hơn 600 người được chia thành các bộ phận có thể được khái quát theo mô hình thông qua sơ đồ sau Ban giám đốc P. Tæ chøc lao ®éng tiÒn l­¬ng Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n V¨n phßng c«ng ty P. nghiªn cøu kh & ph¸t triÓn Phßng kÕ ho¹ch Phßng kinh doanh i Phßng kinh doanh iI Phßng kiÓm to¸n néi bé Phßng xuÊt nhËp khÈu i Phßng xuÊt nhËp khÈu II Phßng giao nhËn hµng ho¸ Các đơn vị thanh viên Trung t©m t­ vÊn ®Çu t­ XD Trung t©m øng dông Trung t©m chuyÓn giao c«ng tr×nh tpth c«ng nghÖ Ptth míi c«ng nghÖ ptth Tt thiÕt bÞ khoa häc ®o l­êng Trung t©m truyÒn h×nh Trung t©m hîp t¸c quèc tÕ vµ giíi thiÖu s¶n phÈm ptth th­¬ng m¹i Trung t©m b¶o hµnh xÝ nghiÖp s¶n xuÊt Trung t©m qu¶ng c¸o thiÕt bÞ ptth kinh doanh thiÕt bÞ ptth Chi nh¸nh c«ng ty t¹i xÝ nghiÖp ®iÖn tö truyÒn h×nh xÝ nghiÖp ®iÖn tö dth Thµnh phè hå chÝ minh 35 Chi nh¸nh c«ng ty t¹i Chi nh¸nh c«ng ty t¹i angola Chi nh¸nh c«ng ty t¹i lµo Thµnh phè ®µ n½ng
  36. Chuyên đề tốt nghiệp * Chức năng, nhiệm vụ các Phòng, Ban, bộ phân trong Công ty - Văn Phòng Công ty Quản lý , theo dõi quá trình bảo quản , sử dụng các loại TSCĐ. Quản lý theo dõi các công văn giao dịch đi và đến. Đảm bảo cung cấp văn phòng phẩm, điện, nước, điện thoại và các nhu cầu giao dịch khác nhằm phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý, điều động, kiểm tra, giám sát hoạt động của đội xe đáp ứng yêu cầu công tác của các bộ phận trong Công ty. Đảm bảo an toàn, an ninh và vệ sinh trong Công ty. - Phòng Tổ chức - Lao Động - Tiền Lương. Quản lý nhân sự, tiền lương trong toàn Công ty. Phối hợp với phòng TC-KT xây dưng và bảo vệ kế hoạch. Tổng hợp báo cáo với các nội dung sau : Báo cáo thường kỳ tình hình hoạt động và nhu cầu cũng như đề xuất phương án tổ chức của Công ty với ban giám đốc Báo cáo tình hình hoạt động của Công ty - Phòng Kinh Doanh I & II. 36
  37. Chuyên đề tốt nghiệp Theo dõi, tìm kiếm thông tin, phát hiện nhu cầu và gợi ý mua hàng với khách hàng. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường . Nắm bắt các nhu cầu cũng như các yêu cầu của khách hàng. Gửi các bản chào hàng tới khách hàng. Đàm phán, ký kết các hợp đồng với khách hàng Theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng và tiến hành thanh lý các hợp đồng khi đến hạn. Báo cáo tình hình kinh doanh với ban giám đốc theo định kỳ. - Các phòng Xuất nhập khẩu I & II. Hai phòng nghiệp vụ này có chức năng chuyên trách về các hoạt động xuất nhập khẩu. Bao gồm các nội dung công việc sau : Tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp với từng loại hình hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng. Tiếp nhận các bản chào hàng của các nhà cung ứng , dịch ra tiếng việt , chuyển cho phòng kinh doanh để chào hàng với khách hàng. Đàm phán và ký kết hợp đồng với nhà cung cấp. Dịch hợp đồng ra tiếng Việt và đăng ký với bộ Thương Mại để xin giấy phép nhập khẩu (Với những mặt hàng và đơn hàng yêu cầu phải có xác nhận của Bộ Thương Mại để tiến hành nhập khẩu. Cụ thể như các mặt hàng thuộc diện hạn chế nhập khẩu, các hợp đồng có tổng trị giá trên 500.000 USD hoặc có giá trị thiết bị lẻ trên 100.000 USD). Phối hợp với phòng tài chính theo dõi quá trình thực hiện và thanh toán hợp đồng cũng như tiến hành thanh lý hợp đồng khi thực hiện xong. Giải quyết các vướng mắc với khách hàng và các nhà cung cấp nước ngoài trong quá trình thực hiện hợp đồng (nếu có). - Phòng Tài Chính. 37
  38. Chuyên đề tốt nghiệp Nhiệm vụ của phòng Tài chính là quản lý chung về tình hình tài chính của Công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Theo dõi tình hình biến động tăng giảm tài sản. Khai thác và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. Theo dõi các hoạt động như doanh thu, chi phí, lương. Theo dõi thanh toán các hợp đồng với khách hàng Làm thủ tục xin mua ngoại tệ và mở L/C tại ngân hàng theo các hợp đồng ngoại dã ký kết với nhà cung cấp nước ngoài. Tiếp nhận các hóa đơn , chứng từ của từng hợp đồng và tiến hành thanh toán cho nhà cung ứng. Giải quyết tất cả các vấn đề tài chính liên quan đến thanh toán hợp đồng . Theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với cấp trên và với ngân sách (thuế và các khoản phải nộp) Báo cáo và tham mưu cho ban giám đốc về tình hình tài chính của Công ty - Chi nhánh Công ty tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng Chi nhánh của Công ty tại TP.Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng được tổ chức như là một người đại diện của Công ty tại thị trường miền nam và miền trung. Chức năng của bộ phận này là tổng hợp của một số các chức năng của các phòng ban trong Công ty như : Thực hiện đàm phán, ký kết các hợp đồng bao gồm cả hợp đồng nội và hợp đồng ngoại . Tổ chức các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, giao dịch với người mua và người bán. Thay mặt Công ty thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước trong giới hạn nhiệm vụ được giao. Thực hiện các công việc như tiếp nhận, vận chuyển và cung cấp các lô hàng của Công ty theo uỷ quyền của Giám đốc Công ty. 38
  39. Chuyên đề tốt nghiệp - Phòng nghiên cứu khoa học và phát triển Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực PT-TH và điện tử công nghệ cao. Phòng đã mạnh dạn nghiên cứu chế thử các sản phẩm công nghệ kỹ thuật mới, sản xuất các loại máy phát hình, phát thanh công suất lớn. Đặc biệt phòng đã nghiên cứu chế thử thành công các loại ăng ten phát hình, phát thanh UHF, VHF , Lần đầu tiên ở Việt nam phòng đã nghiên cứu chế thử thành công máy phát hình số mặt đất công suất 2KW đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời phòng đã nghiên cứu chế tạo và đưa vào sản xuất đầu thu kỹ thuật số mặt đất (VTC-DT).Công trình đã dạt Huy chương vàng cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật năm 2001 do Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Vô tuyến điện tử Việt nam phối hợp tổ chức. Với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp phát triển ngành năm 2000, phòng đã được nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ cho sự nghiệp PT- TH. - Trung tâm tư vấn đầu tư xây dựng công trình phát thanh truyền hình Với một đội ngũ cán bộ khoa học chiếm gần 50% tổng số các nhà khoa học trong toàn ngành (6 Tiến sĩ -Thạc sĩ) và nhiều chuyên gia lâu năm cúng với các phương tiện làm việc hiên đại, Trung tâm tư vấn ĐTXD công trình PT-TH có các chức năng nhiệm vụ sau: Tư vấn đầu tư và xây dựng các công trình PT-TH Khảo sát, thiết kế và thẩm định thiết kế các công trình PT-TH Thẩm định và quản lý các dự án đầu tư trong lĩnh vực PT-TH Kiểm định đánh giá các công trình PT-TH Mối giới tư vấn, tìm chọn đối tác, liên doanh, liên kết cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực PT-TH ở Việt nam - Trung tâm chuyển giao công nghệ PT-TH 39
  40. Chuyên đề tốt nghiệp Trung tâm chuyển giao công nghệ PT-TH là một đơn vị chuyên tham gia vào lĩnh vực lắp đặt và chuyển giao công nghệ, chủ yếu là các loại máy phát hình và máy phát thanh FM nhập ngoại công suất từ 200W đến 20KW. Trung tâm đã sản xuất, lắp đặt và chuyển giao công nghệ cho các trạm phát lại truyền hình trong cả nước và cho các trung tâm sản xuất chương trình PT-TH cho các đài địa phương. Trung tâm chuyển giao công nghệ PT-TH có chức năng và nhiệm vụ sau: Tư vấn đầu tư và xây dựng các công trình PT-TH . Khảo sát, thiết kế kỹ thuật, lắp ráp thiết bị và công trình thông tin, công trình PT-TH. Tiếp nhận kỹ thuật và chuyển giao công nghệ PT-TH Tổ chức đào tạo kỹ thuật chuyên ngành về sử dụng, sửa chữa bảo trì các thiết bị phát sóng và làm chương trình Truyền hình. Kinh doanh vật tư, thiết bị điện tử phục vụ ngành PT-TH. - Trung tâm ứng dụng công nghệ PT-TH Trung tâm được thành lập với chức năng nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mới. Trung tâm đã lắp đặt và chuyển giao công nghệ các hệ thống thiết bị làm chương trình truyền hình công nghệ cao (Thiết dị kỹ thuật số - Digital) đưa vào ứng dụng cho một số đài địa phương. Nhiệm vụ chính của trung tâm là: Nghiên cứu ứng dụng và phát triển các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ truyền thanh truyền hình mới, hiện đại của các nước tiên tiến phù hợp với điều kiện phát triển của ngành PT-TH Việt nam . Tổ chức chế tạo vận hành các thiết bị chuyên ngành có tiêu chuẩn cao, bằng cách hình thức lắp ráp các linh kiện SKD, CKD, IKD đáp ứng cho nhu cầu phát triển toàn nghành trên toàn quốc và các mục tiêu quy hoạch đặt ra Tổ chức kinh doanh các mặt hàng điện tử thông tin, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước nhằm tạo ra cá sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao phục vụ phát triển nghành và nhu cầu thông tin. 40
  41. Chuyên đề tốt nghiệp - Trung tâm truyền hình thương mại Trung tâm truyền hình thương mại ra đời với mục tiêu là nhập khẩu theo từng giai đoạn phát triển của công nghệ truyền hình mới góp phần nâng cao chất lượng kỹ thuật, làm phong phú và hấp dẫn cho các chương trình của Đài Truyền Hình Việt nam. Nhiệm vụ của trung tâm là: Kinh doanh xuất nhập khẩu các hệ thống thiết bị, vật tư chuyên dụng và dân dụng trong lĩnh vực PT-TH như: Các hệ thống thiết bị phát xạ, truyền dẫn tín hiệu PT-TH, các hệ thống thiết bị sản xuất chương trình PT-TH, cá hệ thống ánh sáng, các hệ thống thiết bị thu tín hiệu từ vệ tinh cung cấp cho Đài THVN, các Đài truyền hình đại phương và khu vực, các cơ quan cá nhân trong và ngoài nước. - Trung tâm thiết bị khoa học đo lường và giới thiệu sản phẩm PT-TH Tư vấn kỹ thuật, giới thiệu và giúp lựa chọn mua sắm các loại thiết bị đo chuyên dụng của các hãng nổi tiếng trên thế giới thuộc các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Thuỵ Sỹ, Nhật Bản, Kinh doanh XNK các loại vật tư thiết bị khoa học đo lường kiểm nghiệm phục vụ ngành PTTH và các ngành khác. Thực hiện dịch vụ lắp đặt, bảo hành bảo trì, hiệu chỉnh sửa chữa và sản xuất các thiết bị đo lường, thiết bị PTTH chuyên dụng và dân dụng. Làm đại lý mua bán và giới thiệu các loại vật tư thiết bị đo lường kiểm nghiệm và các máy móc thiết bị vật tư chuyên dụng thuộc lĩnh vực PT-TH Kinh doanh những mặt hàng khác theo quy định của pháp luật. - Trung tâm bảo hành thiết bị phát thanh truyền hình Trung tâm bảo hành thiết bị PT-TH là một trong những đơn vị duy nhất chuyên cung cứng lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, bảo trì thiết bị vật tư chuyên dụng phục vụ cho các Đài PT-TH trung ương và địa phương. Hiện nay tại trung tâm đã 41
  42. Chuyên đề tốt nghiệp đầu tư các loại máy đo chuyên dụng , hiện đại đạt tiêu chuẩn Quốc tế để phục vụ tốt nhiệ vụ của mình như : Làm các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và đại lý mua bán giới thiệu sản phẩm mới thuộc ngành PT-TH . Tổ chức kinh doanh các mặt hàng điện tử thông tin, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá chất lượng co phục vụ phát triển ngành và nhu cầu thông tin. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc công ty uỷ quyền. - Trung tâm hợp tác Quốc tế Trung tâm được thành lập với nhiệm vụ là : Đàm phán lựa chọn hình thức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, chủ động tìm kiếm và khảo sát thị trường lao động, ký kết và tổ chức dịch vụ đưa lao động và học sinh Việt nam đi làm việc và học tập ở nước ngoài. Trực tiếp hoặc thông qua một tổ chức kinh tế khác ở trong nước để tuyển chọn người lao động phù hợp với yêu cầu của bên sử dụng lao động theo đúng quy định của Nhà nước. Được phép mang ra nước ngoài một số phương tiện cần thiết và mang về nước các thiết bị vật liệu khác. Được phép làmđại lý chi trả Kiều hối thu đổi ngoại tệ, vận chuyển, giao nhận hàng phục vụ người lao động, học sinh ở nước ngoài với gia đình của họ ở trong nước. Tư vấn đào tạo và giới thiệu việc làm cho các cá nhân có nhu cầu. - Trung tâm dịch vụ Quảng cáo truyền hình. Là một đơn vị thành viên với các chức năng làm dịch vụ quảng cáo trên truyền hình. Trung tâm đã sản xuất nhiều phim quảng cáo, giới thiệu các hoạt động cho các đơn vị công ty trong và ngoài nước với chất lượng cao. Ngoài ra trung tâm còn làm các dịch vụ phục vụ hội thảo triển lãm hội nghị và tư vấn quảng cáo cho mọi khách hàng. Nhiệm vụ của trung tâm: 42
  43. Chuyên đề tốt nghiệp Dịch vụ tư vấn, môi giới, ký kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để quảng cáo trên sóng truyền hình. Dịch vụ hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm. Sản xuất phim quảng cáo theo yêu cầu của khách hàng. - Xí nghiệp Điện tử truyền hình Xi nghiệp Điện tử truyền hình là đơn vị sản xuất các loại máy thu hình, thu thanhphục vụ chương trình phủ sóngTH vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo.Với dây truyền kỹ thuật khép kín hiện đại, Xí nghiệp có thể đảm đương các công đoạn kỹ thuật lắp ráp thiết bị điện tủ cao cấp theo hình thức IKD, CKD, SKD, Xí nghiệp đã lắp ráp và sản xuất được hàng vạn máy thu thanh, hàng nghìn máy thu hình. Ngoài ra xí nghiệp còn tham gia các dịch vụ kỹ thuật khác cho các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước. Nhiệm vụ của xí nghiệp: Lắp ráp máy thu hình, thu thanh, máy phát hình, phát thanh và các thiết bị điện tử khác . Sửa chữa bảo hành các thiết bị điện tử cho ngành truyền hình và dân dụng. Kinh doanh phục vụ cho việc lắp ráp và cung ứng ra thị trường trong và ngoài nước. - Xý nghiệp Điện tử DTH Là một trong những đơn vị được trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại nhất Việt Nam hiện nay nhằm đón đầu công nghệ mới, Xí nghiệp điện tử DTH đang sản xuất các thiết bị thu truyền hình kỹ thuật số mặt đất (lần đầu tiên được triển khai thử nghiệm ở Việt Nam) và các thiết bị thu truyền hình từ vệ tinh, với các thiết bị mới này truyền hình sẽ đến với mọi gia đình (Direct To Home – DTH) nhằm phục vụ nhiệm vụ chiến lược “ Phủ sóng truyền hình Việt Nam với chất lượng cao trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Xí nghiệp điện tử DTH có các chức năng nhiệm vụ: 43
  44. Chuyên đề tốt nghiệp Sản xuất đầu thu truyền hình kỹ thuật số mặt đất và đầu thu truyền hình kỹ thuật số băng tần KU và băng C Nghiêm cứu ứng dụng khảo sát, thiết kế chế tạo và sản xuất, lắp ráp, lắp đặt và chuyển giao công nghệ các thiết bị điện tử phục vụ ngành PTTH và các ngành khác đặc biệt là các thiết bị kỹ thuật số. Xây dựng và triển khai thực hiện các dự án phát triển và ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện tử số trong và ngoài ngành. Kinh doanh XNK các loại máy móc, thiết bị, linh kịên điện tử. Kinh doanh các mặt hàng chuyên dụng, dân dụng thuộc lĩnh vực PTTH và các lĩnh vực khác. - Chi nhánh Công ty tại Lào và Angola Thực hiện mục tiêu sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu, trong nhiều năm qua Công ty đã thực hiện việc nghiên cứu, tìn hiểu thị trường ở các nước như Angola, Lào, Campuchia, Myanma để sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng công ty có thế mạnh như các sản phẩm PTTH (Máy phát hình từ 100W đến 5KW, máy phát thanh FM, Anten phát hình (UHF,VHF) do Công ty sản xuất, các loại máy thu hình màu, máy thu thanh, Nhờ vậy Công ty mở rộng được vùng thị trường, tạo thêm nhiều cơ hội phát triển sản xuất trong nước cũng như tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước bạn 2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần đầu tư phát triển Thăng Long 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. Do đặc điểm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty cho nên ngoài những nội dung kế toán thông thường như các nghiệp vụ về TSCĐ , nghiệp vụ về tiền lương , thuế và các khoản phải nộp công tác kế toán của Công ty còn phải theo dõi một khối lượng hợp đồng tương đối lớn với cả các 44
  45. Chuyên đề tốt nghiệp khách hàng trong nước và các nhà cung ứng nước ngoài . Chính do đặc điểm này , việc tổ chức công tác kế toán trong Công ty được chia ra làm hai bộ phận chính. * Bộ phận theo dõi Công nợ – Hợp đồng: Tổ công nợ - hợp đồng gồm 4 người với chức năng quản lý và theo dõi tình hình thanh toán các hợp đồng nói chung bao gồm cả hợp đồng ngoại (hợp đồng với nhà cung cấp) và hợp đồng nội (hợp đồng với bên ủy thác hoặc hợp đồng cung ứng cho khách hàng). Với các công việc cụ thể sau: Theo dõi tình hình thanh toán với người bán, tiến hành mua ngoại tệ, làm thủ tục mở L/C ( nếu hợp đồng có yêu cầu thanh toán bằng L/C ). Trong thực tế hầu hết các hợp đồng với nhà cung ứng đều thanh toán bằng L/C hoặc bằng điện chuyển tiền (TTR ). Tiếp nhận các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ từ phía người cung ứng qua ngân hàng. Theo dõi tiến độ thanh toán để có kế hoạch cụ thể trong thanh toán như mua ngoại tệ gửi vào tài khoản, tổ chức thanh toán và tiến hành thanh lý hợp đồng khi đến hạn. Theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng bao gồm các nội dung như : Theo dõi các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, theo dõi các khoản thuế nhập khẩu phải nộp hộ cho khách hàng (với các hợp đồng nhập khẩu uỷ thác), làm thủ tục chuyển tiền thuế nhập khẩu phải nộp. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thanh toán như các khoản thuế nộp thừa hay còn phải nộp Đôn đốc khách hàng thanh toán theo đúng thoả thuận trong hợp đồng, phối hợp với các phòng chức năng tiến hành các các thủ tục tiếp nhận, bàn giao và tiến hành thanh lý hợp đồng sau khi đã thực hiện hoàn tất. Theo dõi các khoản công nợ với các đơn vị nội bộ Nhiệm vụ chủ yếu của tổ công nợ - hợp đồng là công tác quản lý tình hình thanh toán của Công ty với khách hàng, nhà cung cấp và với ngân sách. Công tác hạch toán các nghiệp vụ thanh toán do tổ kế toán thực hiện. 45
  46. Chuyên đề tốt nghiệp * Bộ phận kế toán tài chính : Tổ kế toán gồm 8 người : Với các công việc cụ thể sau: Kế toán tiền mặt Kế toán ngân hàng (02 người) Kế toán tiền lương và khoản thanh toán nội bộ và các khoản phải thu Kế toán chi phí và TSCĐ Kế toán các khoản phải trả , thuế và các khoản phải nộp khác. Kế toán công nợ Kế toán tổng hợp Mô hình tổ chức công tác kế toán của phòng Tài chính – Kế toán có thể được khái quát thông qua sơ đồ sau : Kế toán Trưởng Trưởng phòng Kế toán Tổ hợp đồng Tổ kế toán Nhân viên theo Nhân viên theo Nhân viên theo Kế toán tổng hợp dõi hợp đông dõi hợp đồng dõi thanh toán ngoại nội Kế toán lương - Kế toán các tt nội bộ và các khoản phải trả Kế toán TIềN khoản phải thu Kế toán chi phí thuế và các mặt, ngân và TSCĐ khoản phải nộp hàng - Quan hệ chỉ đạo - Quan hệ phối hợp 46
  47. Chuyên đề tốt nghiệp 2.1.3.2 Hình thức tổ chức sổ sách kế toán. Công ty tổ chức hệ thống sổ sách kế toán theo phương thức nhật ký chứng từ, việc theo dõi và hạch toán được bao gồm cả theo dõi tổng hợp và chi tiết. Toàn bộ công tác hạch toán kế toán đã được tin học hoá. Công ty có trang bị một hệ thống mạng LAN và phần mềm kế toán tài chính do chính cán bộ, chuyên viên của Công ty thiết kế, lập trình và hoàn thiện trong quá trình công tác nên đã góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả công tác và đáp ứng yêu cầu công tác của Công ty. Đối với các hoạt động thường xuyên của Công ty như hoạt động thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền lương và các khoản phụ cấp khác kế toán tiến hành ghi sổ thường xuyên khi có phát sinh Đối với các nội dung như: Theo dõi tình hình thanh toán với người bán (TK 331), phải thu của khách hàng (TK 131), thuế nhập khẩu phải nộp (hay nộp hộ khách hàng (nếu có)), các khoản giảm trừ của người cung cấp do không thực hiện đúng hợp đồng đã ký bên cạnh việc theo dõi và phản ánh thường xuyên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành mở sổ theo dõi chi tiết cho từng đối tượng. Với hình thức tổ chức như trên, các phần hành kế toán hoạt động vừa độc lập vừa phối hợp chặt chẽ với nhau đảm bảo cho các hoạt động luôn thông suốt. Một cách tổng quát có thể đánh giá Công ty có một triển vọng phát triển trong tương lai khá tốt nếu Công ty triệt để tận dụng các tiềm năng vốn có như nhân lực, vật lực. Tiếp tục giữ vững và mở rộng trong khu vực thị trường hiện có và tích cực chủ động trong việc tìm kiếm thị trường mới để phát triển đặc biệt trong việc khai thác các mặt hàng xuất khẩu ra thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là lĩnh vực mà lâu nay chưa được Công ty quan tâm thích đáng. 2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển Thăng Long 47
  48. Chuyên đề tốt nghiệp Sử dụng hình thức nhật ký chứng từ, kế toán tại công ty sử dụng đầy đủ các nhật ký chứng từ, bảng kê theo quy định hiện nay trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. a. Nhật ký chứng từ số : 1,2,5,10 b. Nhật ký chứng từ số 7 : Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp và chi phí sản xuất kinh doanh theo. c. Bảng kê số 3 : Chi phí thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ d. Bảng kê số 4 : Tập hợp chi phí sản xuất từng phân xưởng. e. Bảng phân bổ số 1 : Tiền lương, bảo hiểm xã hội. f. Bảng phân bổ số 2 : Khấu hao tài sản cố định. Bên cạnh đó kế toán sử dụng các loại chứng từ sổ sách như: Bảng thanh toán lương, hợp đồng sản xuất, biên bản hoàn thành giao nhận sản phẩm, phiếu nhập kho thành phẩm, phiếu xuất vật tư cho SX Tuy nhiên, do đặc thù của việc ứng dụng tin học trong kế toán, trên cơ sở các biểu mẫu và sổ sách theo quy định Công ty đã thiết kế hệ thống sổ sách có một số điểm vận dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh tại đơn vị để thuận tiện cho việc theo dõi và hạch toán. Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty có thể được khái quát qua sơ đồ sau: SƠ ĐỒ 2.1: TRÌNH TỰ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 48 PHIẾU XUẤT KHO, NHẬP KHO VÀ CÁC CHỨNG TỪ GỐC LIÊN QUAN Bảng phân bổ Sổ chi tiết Bảng kê số3 NKCT 1,2,3 1,2,5,10 BẢNG KÊ SỐ 4 SỔ CÁI CÁC TK NKCT SỐ 7 621,622,627,154
  49. Chuyên đề tốt nghiệp 2.2.1. Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty 2.2.1.1 Đặc điểm về chi phí sản xuất tại Công ty Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. Tại Công ty, chi phí sản xuất bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác Có rất nhiều khoản mục chi phí khác nhau phát sinh tại công ty. Do đặc điểm sản phẩm của công ty có rất nhiều chủng loại, mẫu mã, quy cách, chi tiết khác nhau, bên cạnh đó quy trình công nghệ sản xuất lại phức tạp vì vậy chi phí phát sinh ở công ty phải tập hợp theo từng loại, từng khoản mục chi phí và phải được thường xuyên theo dõi chi tiết ở từng phân xưởng và chi tiết cho từng loại sản phẩm. Điều đó đòi hỏi công tác kế toán phải được tổ chức một cách khoa học, có hệ thống để có thể đảm bảo tính chính xác và phản ánh trung thực các khoản chi phí phát sinh. Kỳ tập hợp chi phí ở Công ty là hàng tháng, các khoản mục chi phí phát sinh tại công ty sẽ được tính và phân bổ theo tháng, cuối quý kế toán giá thành căn 49
  50. Chuyên đề tốt nghiệp cứ vào các bảng phân bổ của từng tháng để tập hợp lập thành các bảng phân bổ chi phí cho cả quý để tiến hành tính giá thành. 2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất: Như trên đã trình bày, chi phí sản xuất ở Công ty bao gồm rất nhiều loại, nhiều khoản mục phí. Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng công tác kế toán và đảm bảo tính chính xác, kịp thời của các số liệu tài chính kế toán, ngay từ khi thành lập vào tháng 12 năm 1996, Công ty đã triển khai và ứng dụng tin học trong công tác kế toán. Điều này đã góp phần đáng kể trong sự thành công của Công ty trong nhữnh năm vừa qua. Do vậy, mặc dù các sản phẩm do công ty sản xuất ra là các sản phẩm công nghệ cao, quy trình sản xuất phức tạp và có nhiều loại nguyên vật liệu nhưng có thể khía quát việc tập hợp chi phí sản xuất ở công ty được tập hợp theo ba khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung 2.2.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là việc xác định nội dung chi phí và giới hạn tập hợp chi phí. Do đặc điểm quy trình công nghệ của công ty rất phức tạp, các sản phẩm sản xuất ra phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế tạo, gia công và đóng gói. Mỗi giai đoạn công nghệ được giao cho một bộ phận sản xuất hay một phân xưởng sản xuất đảm nhiệm. Sản phẩm của phân xưởng này là vật liệu sản xuất của khâu tiếp theo theo một chu trình khép kín. Cúng do đặc thù là sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực điện tử viễn thông nên quá trình sản xuất của Công ty không có bán thành phẩm nhập kho. Chính vì những đặc điểm đó việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty được thực hiện ở từng phân xưởng hay tổ sản xuất và sau đó phòng kế toán căn cứ vào chi phí phát sinh thực tế ở từng bộ phận, từng phân xưởng sản xuất trong kỳ để phân bổ và tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành nhập kho. 50
  51. Chuyên đề tốt nghiệp 2.2.1.4 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất: Việc tập hợp chi phí sản xuất được kế toán của công ty tiến hành một cách trình tự, hợp lý và khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm . a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Trong doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu trực tiếp là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên sản phẩm, nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng từ 70- 80% trong giá thành và thường ổn định trong cơ cấu mỗi loại sản phẩm. Nguyên vật liệu ở công ty bao gồm nhiều loại khác nhau, căn cứ vào vai trò và tác dụng của từng loại nguyên vật liệu trong sản xuất thì nguyên vật liệu ở công ty được chia thành 3 loại: Nguyên vật liệu chính bao gồm: Tôn, nhựa ép, bo mạch chủ, hộp kênh (turner),chip, linh kiện chế tạo Vật liệu phụ bao gồm: thiếc hàn, keo dán, đai nhựa, sơn, ốc, vít các loại, thùng giấy, nilon bao gói, Nhiên liệu bao gồm: điện, xăng, dầu. Để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu kế toán sử dụng TK 152- nguyên liệu, vật liệu và được mở chi tiết theo 3 tiểu khoản: TK 1521 : Nguyên vật liệu chính TK 1522 : Vật liệu phụ TK 1523 : Nhiên liệu. Trong đó với từng tiểu khoản, kế toán mở các mã hàng chi tiết theo dõi đến từng loại nguyên liệu, vật liệu chính sử dụng trong sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu vật liệu cho sản xuất, Hàng quý căn cứ vào kế hoạch sản xuất và các hợp đồng đã ký kết với khách hàng, cũng như dự đoán mức bán lẻ trên thị trường và thông qua mạng lưới các đại lý, phòng kế hoạch lên các kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu để trình lên Giám đốc công ty. Sau khi được phê duyệt, phòng kế hoạch sẽ làm việc với các bộ phận có liên quan để tiến hành nhập hàng 51
  52. Chuyên đề tốt nghiệp phục vụ cho sản xuất. Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất ở Công ty được chi thành 2 loại: Thứ nhất là loại nhập khẩu từ nước ngoài bao gồm: Bo mạch chủ, chíp, IC và các linh kiện điện tử cao cấp trong nước chưa sản xuất đư ợc. Thứ hai là các nguyên vật liệu mua trong nước như tôn, vỏ nhựa, hộp carton, Trong quá trình sản xuất nếu phát sinh nhu cầu vật liệu ngoài kế hoạch thì các bộ phận lập báo cáo gửi lên phòng kế hoạch để lên phương án trình Giám đốc Công ty phê duyệt và triển khai thực hiện. Một số trường hợp, để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thời gian cho các đơn đặt hàng các phân xưởng có thể tự đảm nhận phần vật liệu (nếu có thể) sau khi được sự đồng ý của Giám đốc Công ty sau đó thanh toán với công ty theo khối lượng thực tế phát sinh Giá của vật liệu mua về nhập kho được xác định tuỳ theo đặc điểm và tính chất của từng loại nguyên vật liệu. Đối với các nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài, giá nhập khao bao gồm giá mua, chi phí vận chuyển, bảo hiểm về đến cửa khẩu (CIF), thuế nhập khẩu và chi phí tiếp nhận vận chuyển đưa về đến kho của Công ty. Thứ hai là các nguyên vật liệu mua trong nước giá nhập kho được xác định bằng giá mua ghi trên hoá đơn và các khoản chi phí thu mua phát sinh như: chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, lệ phí cầu đường Riêng đối với thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đầu vào ghi trên hoá đơn được kế toán tách thuế theo hoá đơn và mở sổ theo dõi riêng (sổ chi tiết thuế giá trị gia tăng được khấu trừ) làm căn cứ để khấu trừ lúc cuối tháng đồng thời theo dõi hạch toán trên tài khoản 133 (Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ). Trong đó kế toán mở các tiểu khoản theo dõi đến từng loại thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bao gồm: TK 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ TK 1332 : Thuế GTGT được khấu trừ của hàng nhập khẩu TK 1333 : Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định 52
  53. Chuyên đề tốt nghiệp Việc tính toán giá thành thực tế vật liệu - công cụ, dụng cụ xuất dùng trong từng tháng sẽ được kế toán vật liệu thực hiện trên bảng kê số 3, đến cuối tháng kế toán vật liệu sẽ tiến hành lập bảng phân bổ số 2- Bảng phân bổ công cụ dụng cụ và vật rẻ tiền mau hỏng. Trong bảng này vật liệu xuất dùng được phân bổ cho từng phân xưởng và chi tiết cho từng sản phẩm căn cứ vào phiếu xuất vật tư cho từng sản phẩm. Bảng phân bổ số 2 này sẽ được kế toán vật liệu chuyển sang cho kế toán chi phí theo từng tháng và đến cuối quý, kế toán chi phí căn cứ vào 3 bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ của 3 tháng lập thành bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ cho cả quý (Biểu số 1). Kế toán chi phí sẽ căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ để tiến hành hạch toán chi phí sản xuất vào các tài khoản thích hợp. Ví dụ việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp quý III/ 2004 được kế toán định khoản: Ghi Nợ TK 621 : 5.439.164.280 Ghi Có TK 152 : 5.332.514.000 Ghi Có TK 153 : 106.650.280 Đồng thời kế toán chi phí tiến hành phản ánh chi phí sản xuất phát sinh trong quý cho từng đối tượng tập hợp chi phí (cụ thể là các phân xưởng) qua Sổ theo dõi chi phí NVL trực tiếp. Ở sổ này, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được kế toán tập hợp theo từng phân xưởng và chi tiết cho từng loại sản phẩm. Ví dụ: Sổ theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở phân xưởng cơ khí (gia công vỏ và khung của đầu thu truyền hình kỹ thuật số quí III/ 2004 như sau: Biểu số 1: CÔNG TY ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN THĂNG LONG Phân xưởng cơ khí - XNSXKD SỔ THEO DÕI CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP 53
  54. Chuyên đề tốt nghiệp (Từ ngày: 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004) Đơn vị tính: đồng S.PHẨM HOÀN SẢN PHẨM DỞ ĐƠN TT TÊN VẬT TƯ THÀNH DANG GIÁ SL Thành tiền SL Thành tiền Thân máy (Main 01 88.500 2.510 222.135.000 1.490 131.865.000 case) Nắp máy (cover 02 97.500 2.510 244.725.000 1.490 145.275.000 case) Mắt máy (Front 03 28.500 2.510 71.535.000 1.490 42.465.000 panel) Cộng 538.395.000 319.605.000 Các sổ theo dõi chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng phân xưởng sẽ là căn cứ để kế toán chi phí ghi vào Bảng kê số 4 (Biểu số 2), nhật ký chứng từ số 7 và sổ cái TK 621 (Biểu số 3). Biểu số 2 BẢNG KÊ SỐ 4 - TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHÂN XƯỞNG (Từ ngày: 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004) Đơn vị tính: đồng TÀI GHI CÓ TK TÀI KHOẢN KHOẢN CỘNG 1521 GHI NỢ TK 1522 5.332.514.00 - Tài khoản 621 0 106.650.280 5.439.164.280 + Phân xưởng cơ khí 538.395.000 10.767.900 549.162.900 4.210.466.50 + XN Điện tử DTH 0 84.209.330 4.294.675.830 + Phân xưởng lắp ráp 583.652.500 11.673.050 595.325.550 54
  55. Chuyên đề tốt nghiệp Biểu số 3 - Sổ cái tài khoản Công ty đầu tư & phát triển Thăng Long Số cái tài khoản: 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Từ ngày 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004 (Bên Nợ) Đơn vị tính: đồng TK NỘI DUNG QUÍ I QUÍ II QUÍ III QUÍ VI CỘNG ĐƯ Dư đầu kỳ Chi phí NVL chính 1521 4.266.011.200 4.692.612.320 5.332.514.000 14.291.137.672 Chi phí NVL phụ 1522 85.320.224 93.852.246 106.650.280 285.822.903 Cộng PS nợ 4.351.331.424 4.786.464.566 5.439.164.280 14.576.960.575 Cộng PS có 4.351.331.424 4.786.464.566 5.439.164.280 14.576.960.575 Dư cuối kỳ b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm cùng với các khoản phải nộp theo lương khác được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ như:Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Tại Công ty, việc tính trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất được thực hiện dưới hình thức trả lương theo ngày công lao động. Và được tính theo công thức: Tiền lương phải trả = (Số ngày làm việc trong tháng) x (mức lương ngày) Trong đó mức lương ngày của mỗi công nhân phụ thuộc vào đơn giá tiền lương do phòng tổ chức lao động tiền lương xây dựng dựa trên các căn cứ như: đơn giá tiền lượng được Đài Truyền hình Việt Nam giao trong kế hoạch, tình hình thực tế sản xuất kinh doanh trong kỳ, mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh 55
  56. Chuyên đề tốt nghiệp doanh của từng bộ phận, để xây dựng hệ số điều chỉnh lương phù hợp với từng thời kỳ Hàng tháng, phòng tổ chức lao động tiền lương căn cứ vào bảng chấm công của các bộ phận sản xuất và để tiến hành lập bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH, BHYT cho công nhân trực tiếp sản xuất. Kế toán theo dõi trên cơ sở bảng chi lương tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH cho khu vực sản xuất trên cơ sở số sản phẩm nhập kho hoàn thành trong kỳ báo cáo. Trong nội dung hạch toán chi phí sản xuất, kế toán chi phí sẽ căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH do kế toán tiền lương chuyển sang theo từng tháng rồi đến cuối quý kế toán chi phí sẽ tiến hành tổng hợp 3 bảng phân bổ tiền lương và BHXH của 3 tháng để lập thành Bảng phân bổ tiền lương và BHXH cho cả quý (Biểu số 5). Sau đó, dựa vào bảng phân bổ Tiền lương và BHXH cho cả quý, kế toán chi phí sẽ tiến hành hạch toán chi phí sản xuất. Ví dụ như trong quý III năm 2004 kế toán chi phí sẽ xác định được tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất vào chi phí nhân công trực tiếp trong quý và thực hiện định khoản như sau: Ghi Nợ TK 622 : 161.837.270 Ghi Có TK 334 : 161.837.270 Các khoản phải nộp theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất trực tiếp quý III năm 2004 được trích theo quy định và hạch toán: Ghi Nợ TK 622 : 30.749.081 Ghi Có TK 338 : 30.749.081 Trong đó: Có TK 3382 : 3.236.745 Có TK 3383 : 24.275.591 Có TK 3384 : 3.236.745 Số liệu này sẽ là căn cứ để kế toán chi phí phản ánh các nghiệp vụ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp trên Sổ theo dõi chi phí nhân công trực tiếp cho từng phân xưởng và chi tiết cho từng sản phẩm sản xuất tại phân xưởng đó (Ví dụ cho 56
  57. Chuyên đề tốt nghiệp phân xưởng Đúc)(Biểu số 6), Bảng kê số 4 (trích số liệu ) (Biểu số 7), NKCT số 7 và sổ cái TK 622 (Biểu số 8). Biểu số 4 – CÔNG TY ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN THĂNG LONG Phân xưởng cơ khí - XNSXKD Sổ theo dõi chi phí nhân công trực tiếp (Từ ngày: 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004) Đơn vị tính: đồng S.PHẨM HOÀN TRONG ĐÓ TT TÊN VẬT TƯ ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN SL Thành tiền LƯƠNG 01 Thân máy (Main case) 88.500 2.510 222.135.000 6.886.185 02 Nắp máy (cover case) 97.500 2.510 244.725.000 7.586.475 Mặt máy (Front 03 28.500 2.510 71.535.000 2.217.585 panel) Cộng 538.395.000 16.690.245 Biểu số 5 - BẢNG KÊ SỐ 4: TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHÂN XƯỞNG (Từ ngày: 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004) Đơn vị tính: đồng GHI CÓ TK TÀI KHOẢN TÀI KHOẢN CỘNG 334 338 GHI NỢ TK - Tài khoản 622 169.065.445 32.122.435 201.187.880 + Phân xưởng cơ khí 16.690.245 3.171.147 19.861.392 + XN Điện tử DTH 134.281.972 25.513.575 159.795.547 + Phân xưởng lắp ráp 18.093.228 3.437.713 21.530.941 57
  58. Chuyên đề tốt nghiệp Biểu số 6 - Số cái tài khoản: 622 – chi phí nhân công trực tiếp Từ ngày 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004 (Bên Nợ) Đơn vị tính: đồng TK NỘI DUNG QUÍ I QUÍ II QUÍ III QUÍ VI CỘNG ĐƯ Dư đầu kỳ Phân xưởng cơ khí 334 13.352.196 14.687.416 16.690.245 44.729.857 338 2.536.917 2.790.609 3.171.147 8.498.673 107.425.57 118.168.13 134.281.97 359.875.68 Xí nghiệp DTH 334 7 5 2 4 338 20.410.860 22.451.946 25.513.575 68.376.380 Phân xưởng lắp ráp 334 14.474.582 15.922.040 18.093.228 48.489.850 338 2.750.171 3.025.188 3.437.713 9.213.071 160.950.30 177.045.33 201.187.87 539.183.51 Cộng PS nợ 3 3 8 4 160.950.30 177.045.33 201.187.87 539.183.51 Cộng PS có 3 3 8 4 Dư cuối kỳ c. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp, đó là những chi phí phục vụ chung cho quá trình sản xuất và chi phí điều hành về quản lý sản xuất. Ở công ty chi phí sản xuất chung được tập hợp và phân bổ ngay cho từng phân xưởng, nếu không thể hạch toán ngay được theo phân xưởng thì sẽ phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK627- chi phí sản xuất chung. Tài khoản này mở chi tiết cho từng phân xưởng bao gồm các tiểu khoản: TK 6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 : Chi phí vật liệu. TK 6273 : Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất TK 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ 58
  59. Chuyên đề tốt nghiệp TK 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác Trình tự công tác kế toán và hạch toán chi phí sản xuất chung như sau: Chi phí nhân viên phân xưởng (TK 6271). Chi phí nhân viên phân xưởng được phân bổ cho từng phân xưởng, từng đơn vị sản xuất, cơ cấu chi phí được phân bổ như sau: Phân bổ chi phí tiền lương, BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý trực tiếp ở các phân xưởng. Phân bổ chi phí tiền lương và BHXH của cán bộ quản lý ở văn phòng công ty. Cuối tháng, căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán tiền lương tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH chi tiết cho từng phân xưởng và thực hiện phân bổ tiền lương thực trả của cán bộ quản lý vào khoản mục chi phí nhân viên phân xưởng( TK 6271), phần còn lại được phân bổ vào khoản mục chi phí nhân viên quản lý của văn phòng công ty (TK6421). Cuối quý, kế toán chi phí căn cứ vào bảng lương thực chi tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( Biểu số 5) và tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế của toàn bộ nhân viên các phân xưởng, ghi định khoản: Ghi Nợ TK 6271 : 9.298.599 Ghi Có TK 334 : 7.531.865 Ghi Có TK 338 : 1.766.734 Số liệu này là căn cứ để ghi vào khoản mục chi phí nhân viên phân xưởng trong bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung. Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng ( Tài khoản 6272) Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng bao gồm: bóng đèn, dây điện lắp dùng chung cho phân xưởng, xăng dầu dùng cho máy phát điện dự phòng, Cuối quý kế toán căn cứ vào số liệu ở bảng phân bổ số 2 (Biểu số 1 -Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng trong kỳ: 59
  60. Chuyên đề tốt nghiệp Ghi Nợ TK 6272 : 4.630.000 Ghi Có TK 152 : 4.630.000 Chi phí dụng cụ sản xuất. (TK 6273) Ở công ty, chi phí CCDC dùng cho sản xuất bao gồm: đầu mỏ hàn, quần áo bảo hộ lao động, đồng hồ đo nhiệt Các công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất đều được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất trong kỳ. Cuối quý, kế toán căn cứ giá thực tế CCDC xuất dùng trong kỳ và tiến hành ghi sổ: Ghi Nợ TK 6273 : 6.020.000 Ghi Có TK 152 : 6.020.000 Chi phí khấu hao tài sản cố định. ( TK6274) Do đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, dây chuyền sản xuất hiện đại và có giá trị lớn, thời gian khấu hao nhanh. Đồng thời cũng do đặc thù của ngành sản xuất kinh doanh là một ngành có tốc độ phát triển cao, tốc độ đổi mới dây chuyền sản xuất cao và vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn. Tuy nhiên, do chế độ quy định mức trích khấu hao cho từng loại máy móc trang thiết bị được quy định rất rõ ràng do vậy thời gian khấu hao và tốc độ khấu hao luôn là vấn đề được doanh nghiệp quan tâm. Khấu hao nhanh làm tăng giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, đứng dưới giác độ quản lý thu ngân sách, phương thức này không được kuyến khích. Mặt khác, nếu khấu haotheo đúng khung quy định hoặc khấu hao chậm thì nguy cơ doanh nghiệp sẽ phản ánh không chính xác chi phí trong kỳ do tài sản không sử dụng được khi chưa hết thời hạn khấu hao. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ ở công ty là phương pháp khấu hao đều, mức khấu hao trích hàng năm dựa vào nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng theo khung quy định của TSCĐ đó. Hàng quý, căn cứ vào tỷ lệ khấu hao đã đăng ký đối với từng loại TSCĐ để tính ra mức khấu hao hàng quý theo công thức: 60
  61. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyªn gi¸ x Tû lÖ khÊu hao n¨m Møc khÊu hao quý 4 QuÝ Trên cơ sở mức khấu hao quy định, kế toán lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo từng quý. Cuối kỳ, kế toán chi phí căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ khấu hao TSCĐ ghi định khoản: Ghi Nợ TK 6274 : 612.610.680 Ghi Có TK 214 : 612.610.680 Đồng thời kế toán ghi bút toán đơn vào tài khoản ngoài bảng số 009: nguồn vốn khấu hao xây dựng cơ bản: Ghi Nợ TK 009 : 612.610.680 Số liệu trích khấu hao trong kỳ hạch toán được tập hợp từ bảng kê chi tiết khấu hao tài sản cố định. Đồng thời số khấu hao này là căn cứ để kế toán ghi vào khoản mục khấu hao TSCĐ trên bảng tập hợp chi phí sản xuất chung. Chi phí dịch vụ mua ngoài: ( TK 6277) Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty bao gồm chi phí tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước, chi phí sửa chữa, Các khoản chi phí này được theo dõi chi tiết ở từng phân xưởng, bộ phận sản xuất theo mức chi phí thực tế phát sinh trong kỳ kế toán. Thực tế, các khoản chi phí này tỉ lệ thuận với sản lượng sản xuất trong kỳ của công ty. Việc hạch toán được thực hiện khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ chứng từ thanh toán, kế toán tiến hành định khoản và ghi sổ kế toán: Ghi Nợ TK 6277 DT : 5.816.700 Ghi Nợ TK 6277 DL : 56.462.300 Ghi Nợ TK 6277 KH : 7.636.985 Ghi Nợ TK 1331 : 6.991.590 Ghi Có TK 111,112 : 76.907.490 Trên cơ sở phát sinh thực tế chi phí dịch vụ mua ngoài của các bộ phận sản xuất trong công ty, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí theo từng bộ phận 61
  62. Chuyên đề tốt nghiệp làm cơ sở để hạch toán, phân bổ cho từng bộ phận để tính giá thành sản phẩm cuối kỳ. Số liệu này sẽ được tập hợp vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất. Chi phí bằng tiền khác: (TK6278) Đây là khoản chi phí bằng tiền phục vụ cho việc sản xuất ở phân xưởng như chi phí bồi dưỡng ca đêm, chi phí sửa chữa máy móc, chi phí hội nghị, tiếp khách Chi phí bằng tiền khác được theo dõi hạch toán khi có phát sinh, cuối kỳ kế toán, kế toán chi phí tiến hành tập hợp các khoản chi phí phát sinh từng phân xưởng, bộ phận sản xuất để xác định khoản chi phí sản xuất chung trong kỳ kế toán phải tiến hành phân bổ cho giá thành sản phẩm. Khi có phát sinh các khoản chi phí, kế toán tiến hành hạch toán: Ghi Nợ TK 6278 : 5.650.000 Ghi Nợ TK 1331 : 565.000 Ghi Có TK 111,112 : 6.215.000 Số liệu này sẽ được tập hợp vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất làm căn cứ để phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm cuối kỳ. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Sau khi đã tập hợp xong các khoản mục của chi phí sản xuất chung, cuối quý kế toán chi phí tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho các phân xưởng theo từng khoản mục phù hợp với yêu cầu kế toán thông qua bảng phân bổ số 1,2,3 và các nhật ký chứng từ số 1,2,5,10 Một đặc điểm riêng của Công ty là việc tập hợp chi phí sản xuất chung được tiến hành tại Công ty trên cơ sở phát sinh thực tế tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Kế toán chi phí sẽ tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung trong kỳ cho sản phẩm hoàn thành nhập kho. Việc tổ chức như vậy đảm bảo việc phân bổ chi phí được tiến hành nhất quán tại công ty và phân bổ đều cho sản phẩm hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp đầy đủ chi phí và tính giá 62
  63. Chuyên đề tốt nghiệp thành sản phẩm. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là việc xác định chi phí sản xuất và tính giá thành ở từng khâu, từng phân xưởng không chính xác, không phản ánh đúng giá trị thực tế của sản phẩm sản xuất ra. Nhưng do đặc thù của công ty, sản phẩm của công ty không có bán thành phẩm xuất kinh doanh cho nên không ảnh hưởng đến việc xác định chính xác giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho. 63
  64. Chuyên đề tốt nghiệp 2.2.1.5. Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn công ty: Sau khi hạch toán các chi phí liên quan đến chi phí sản xuất, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất theo 3 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Các khoản mục này được tập hợp vào bên nợ TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Công việc này được kế toán thực hiện vào cuối quý. Căn cứ vào các phát sinh thực tế về chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, cuối kỳ kế toán khi tiến hành lập các bút toán kết chuyển, tại công ty Công ty Đầu Tư & Phát triển Thăng Long các bút toán này được máy tự tập hợp và lên bút toán kết chuyển tự động. Kế toán sản xuất chỉ cần kiểm tra và tiến hành hiệu chỉnh nếu thấy cần thiết: Bút toán kết chuyển chi phí sản xuất được ghi tự động như sau: Ghi Nợ TK 154 : 6.348.477.337 Chi tiết theo SP Ghi Có TK 621 : 5.439.164.280 Ghi Có TK 622 : 201.187.878 Ghi Có TK 627 : 708.125.179 Trong đó chi tiết cho từng tiểu khoản: Ghi Có TK 6271 : 9.298.599 Ghi Có TK 6272 : 4.630.000 Ghi Có TK 6273 : 6.020.000 Ghi Có TK 6274 : 612.610.680 Ghi Có TK 6277 : 69.915.900 Ghi Có TK 6278 : 5.650.000 Trên cơ sở các bút toán kết chuyển tự động do máy tính thực hiện, kế toán sản xuất kiểm tra, hiệu chỉnh (nếu cần thiết) và tiến hành lập sổ cái tài khoản 154. Sổ cái tài khoản 154 có cấu trúc như sau: 64
  65. Chuyên đề tốt nghiệp Biểu số 7 - Số cái tài khoản: 154 – chi phí nhân công trực tiếp Từ ngày 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004 (Bên Nợ) Đơn vị tính: đồng TK NỘI DUNG QUÍ I QUÍ II QUÍ III QUÍ VI CỘNG ĐƯ 541.749.43 385.725.59 489.741.48 270.874.71 Dư đầu kỳ 0 4 5 5 4.351.331. 4.786.464. 5.439.164. 14.576.960. Chi phí NVL T.tiếp 621 424 566 280 270 160.950.30 177.045.33 201.187.87 539.183.51 Chi phí NC T.tiếp 622 2 3 8 3 689.022.27 696.663.43 708.125.17 2.093.810.8 Chi phí SX chung 627 9 9 9 97 + CP Nhân viên 6271 7.438.879 8.182.767 9.298.599 24.920.245 + CP vật liệu 6272 3.704.000 4.074.400 4.630.000 12.408.400 + CP Công cụ DC 6273 4.816.000 5.297.600 6.020.000 16.133.600 + CP khấu hao 612.610.68 612.610.68 612.610.68 1.837.832.0 TSCĐ 6274 0 0 0 40 + CP DV mua 187.374.61 ngoài 6277 55.932.720 61.525.992 69.915.900 2 + CP bằng tiền khác 6278 4.520.000 4.972.000 5.650.000 15.142.000 5.201.304. 5.660.173. 6.348.477. 17.209.954. Cộng PS nợ 005 338 337 680 5.537.327. 5.556.157. 6.567.344. 17.480.829. Cộng PS có 841 447 107 395 385.725.59 489.741.48 270.874.71 Dư cuối kỳ 4 5 5 2.2.2. Thực tế công tác theo dõi chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 2.2.2.1 Khái quát về đối tượng tính giá thành sản phẩm ở Công ty. Công ty Đầu tư & Phát triển Thăng Long là công ty hoạt động trong lĩnh vực phát thanh truyền hình, sản phẩm của Công ty rất đa dạng, từ các sản phẩm chuyên dụng như máy phát hình công suất từ 50W đến 2KW, máy phát thanh FM, anten máy phát hình, máy phát thanh, đến các sản phẩm dân dụng như tivi, 65
  66. Chuyên đề tốt nghiệp radio, đến các sản phẩm dân dụng công nghệ cao như đầu thu truyền hình kỹ thuật số (Settop Box). Do giới hạn về thời gian nghiên cứu, như đã trình bày ở trên, trong báo cáo này em chỉ tập trung nghiên cứu về quy trình công nghệ cũng như phương thức tổ chức hạch toán và tính giá thành sản phẩm đầu thu truyền hình kỹ thuật số VTC- DT model T9.2001 2.2.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ứng dụng ở Công ty Do đặc điểm công nghệ sản xuất phức tạp, sản phẩm được trải qua nhiều quy trình công nghệ, nhiều giai đoạn gia công do vậy việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm khá phức tạp. Khái quát quy trình công nghệ sản xuất đầu thu truyền hình số mặt đất như đã được đề cập trong sơ đồ 6 – mục 1.1 phần III. Phương pháp xác định giá thành sản phẩm ở công ty được thực hiện như sau: Tổng giá Giá trị sp Giá trị sản Chi phí phát sinh thành sản = dở dang + phẩm dở trong kỳ phẩm đầu kỳ dang cuối kỳ Tæng gi¸ thµnh s¶ n phÈm Gi¸ thµnh s¶ n phÈm Sè l­îng s¶ n phÈm hoµn thµnh Do sản phẩm phải trải qua nhiều quy trình công nghệ, nhiều giai đoạn gia công, sản xuất mới tạo ra sản phẩm cuối cùng. Vì vậy đối với các sản phẩm của công ty mà cụ thể ở đây là đầu thu Settop box thì phương pháp tính giá thành được áp dụng là phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. Tức là bán thành phẩm hoàn thành của quy trình công nghệ này, quá trình gia công sản xuất này sẽ là nguyên liệu đầu vào hay là đối tượng chế biến của quy trình công nghệ chế biến tiếp theo và cứ như vậy cho đến khi sản phẩm hoàn thành ta sẽ tính được giá thành sản phẩm ở bước công nghệ cuối cùng. Riêng đối với chi phí sản xuất chung, kế toán sản xuất sẽ phân bổ 1 lần cho sản phẩm hoàn thành nhập kho nên bán thành phẩm ở các khâu sản xuất trước đó, 66
  67. Chuyên đề tốt nghiệp xét về mặt giá trị theo dõi sẽ thấp hơn giá trị thực tế do chưa được phân bổ các chi phí sản xuất chung. 2.2.2.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Như đã trình bày ở trên, do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất ở công ty là tương đối phức tạp, sản phẩm phải trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn cho nên công việc tính giá trị sản phẩm dở dang là tương đối phức tạp. Cuối kỳ mỗi bộ phận sản xuất, mỗi phân xưởng tiến hành kiểm kê bán thành phẩm và thành phẩm hoàn thành, đồng thời xác định số sản phẩm đang làm dở ở từng phân xưởng để tính giá trị sản phẩm dở dang ở từng bộ phận SX, từng phân xưởng đó. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang được áp dụng ở công ty là phương pháp xác định theo giá trị nguyên vật liệu thực tế cộng 50% chi phí chế biến. Có nghĩa là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang và 50% chi phí chế biến. Giá trị sản phẩm Giá trị NVL chính nằm trong 50% chi phí = + dở dang sản phẩm dở dang chế biến Trong đó chi phí chế biến bao gồm: chi phí vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 2.2.2.4. Trình tự tính giá thành sản phẩm (Đầu thu số mặt đất VTC- DT): a. Giai đoạn gia công cơ khí: Trong giai đoạn này, tôn nguyên liệu thô được gia công qua hệ thống máy dập thuỷ lực để định hình khung máy (main case) và nắp máy (cover case). Khung máy và nắp máy sau khi qua giai đoạn sơ chế, đạp lỗ, soi rãnh, được xử lý đánh bóng bề mặt rồi được đưa vào dây chuyền nhúng, qua bể nhúng để tạo lớp chống rỉ sau đó được đưa qua dây chuyền sơn tĩnh điện để tạo lớp sơn phủ bề mặt. Sau giai đoạn này, khung máy và vỏ máy đã hoàn thiện. 67
  68. Chuyên đề tốt nghiệp Chi phí sản xuất trong giai đoạn này được tập hợp dựa trên chí phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Giá thành trong giai đoạn này được phản ánh một cách không đầy đủ. Các chi phí quản lý chung được phân bổ sau cùng ở giai đoan sản phẩm hoàn thành nhập kho. Biểu số 8 – PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ - XNSXKD Bảng tập hợp chi phí tính giá thành bán thành phẩm Từ ngày 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004 Sản phẩm: Khung máy & vỏ máy (case) Số lượng sản phẩm hoàn thành: 2.510 Đơn vị tính: đồng CHI PHÍ TỔNG SP DỞ SP DỞ GIÁ PS CHI PHÍ NỘI DUNG DANG DANG THÀNH TRONG TÍNH GIÁ ĐẦU KỲ CUỐI KỲ ĐƠN VỊ KỲ THÀNH 1. Chi phí NVL T.tiếp Nguyên vật liệu 429.767.97 429.767.97 chính 3 3 171.222 Vật liệu phụ 22.619.367 22.619.367 9.012 2. Chi phí NC T.tiếp 14.472.660 14.472.660 5.766 466.860.00 466.860.00 Tổng cộng 186.000 0 0 b. Giai đoạn gia công các chi tiết nhựa: Tại giai đoạn này, nguyên liệu chính là vỏ nhựa nguyên liệu dạng thô được gia công để định hình mặt máy (Front panel). Sau đó được đánh bóng bề mặt và sơn phủ bằng dây chuyền sơn tĩnh điện và đánh bóng. Kết thúc quá trình này có được mặt máy hoàn chỉnh để chuyển cho bộ phân lắp ráp. Giai đoạn này cũng do bộ phận cơ khí với dây chuyền kép kín thực hiện. Việc tính giá thành bán thành phẩm của giai đoạn này cũng giống như giai đoạn gia công thân máy và mặt máy. 68
  69. Chuyên đề tốt nghiệp Toàn bộ sản phẩm của phân xưởng cơ khí sẽ được chuyển cho dây chuyền lắp ráp để tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh ở các giai đoạn sau. Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành bán thành phẩm được thể hiện qua biểu số 9. Biểu số 9 – PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ - XNSXKD Bảng tập hợp chi phí tính giá thành bán thành phẩm Từ ngày 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004 Sản phẩm: Mặt máy (Front panel) Số lượng sản phẩm hoàn thành: 2.510 Đơn vị tính: đồng CHI PHÍ TỔNG SP DỞ SP DỞ GIÁ PS CHI PHÍ NỘI DUNG DANG DANG THÀNH TRONG TÍNH GIÁ ĐẦU KỲ CUỐI KỲ ĐƠN VỊ KỲ THÀNH 1. Chi phí NVL T.tiếp Nguyên vật liệu chính 65.851.544 65.851.544 26.236 Vật liệu phụ 3.465.871 3.465.871 1.380 2. Chi phí NC T.tiếp 2.217.585 2.217.585 884 Tổng cộng 71.535.000 71.535.000 28.500 c. Giai đoạn chế tạo bo mạch chính và nguồn: Đây là giai đoạn quan trọng nhất và cũng là giai đoạn phức tạp nhất trong dây chuyền chế tạo đầu thu số mặt đất VTC-DT, từ các nguyên, vật liệu bao gồm bo mạch chính (main board) và các linh kiện dán, thông qua dây chuyền dán và hàn linh kiện (hoàn toàn tự động) cho ra được bo mạch hoàn chỉnh. Sau khi kết thúc giai đoạn dán và hàn linh kiện dán, bo mạch được chuyển sang dây chuyền cắm linh kiện, ở giai đoạn này công nhân tiến hành cắm các linh kiện có chân như hộp kênh (digital turner), cổng giao tiếp RS232, hộp tín hiệu cao tần vào/ra (RF in/out box), hộp tín hiệu video-audio vào/ra (AV in/out box), khi linh kiện được cắm hoàn tất, bo mạch chính được đưa vào bể hàn nhúng và 69
  70. Chuyên đề tốt nghiệp qua thiết bị cắt chân linh kiện và kết quả là có được bo mạch hoàn chỉnh. Đồng thời với việc gia công bo mạch, bộ nguồn sử dụng cho đầu thu (power supply) cũng được chế tạo với các quy trình tương tự. Bo mạch chủ hoàn chỉnh sẽ được chuyển cho dây chuyền lắp ráp để tiến hành hoàn tất khâu cuối cùng trước khi cho ra sản phẩm. Giá trị chủ yếu của sản phẩm nằm trong giai đoạn này với nhiều chủng loại vật liệu phức tạp, quy trình công nghệ cao, hiện đại. Cũng tương tự như các giai đoạn trước, việc tập hợp và tính giá thành bo mạch chủ cũng được tập hợp qua bảng tập hợp chi phí: Biểu số 10 – XÍ NGHIỆP DTH Bảng tập hợp chi phí tính giá thành bán thành phẩm Từ ngày 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004 Sản phẩm: Main Board Số lượng sản phẩm hoàn thành: 2.510 Đơn vị tính: đồng CHI PHÍ TỔNG SP DỞ SP DỞ GIÁ PS CHI PHÍ NỘI DUNG DANG DANG THÀNH TRONG TÍNH GIÁ ĐẦU KỲ CUỐI KỲ ĐƠN VỊ KỲ THÀNH 1. Chi phí NVL T.tiếp Nguyên vật liệu 356.842.70 3.803.690. 197.368.75 3.963.164. chính 0 550 0 500 1.578.950 156.464.55 163.024.50 Vật liệu phụ 14.678.700 0 8.118.750 0 64.950 2. Chi phí NC 125.338.33 127.911.86 T.tiếp 5.758.593 0 3.185.063 0 50.961 377.279.99 4.085.493. 208.672.56 4.254.100. Tổng cộng 1.694.861 3 430 3 860 d. Giai đoạn lắp ráp, kiểm tra, chạy thử và đóng gói: Đây là giai đoạn lắp đặt cơ khí hoàn chỉnh toàn bộ đầu thu Settop Box, các sản phẩm của các bước trên được lắp ráp hoàn chỉnh. Đồng thời tại đây, phần 70
  71. Chuyên đề tốt nghiệp mềm điều khiển Settop Box cũng được nạp cho máy. Việc nạp phần mềm được thực hiện từ máy tính và giao tiếp với Settop Box thông qua công RS232. Sau khi hoàn chỉnh việc gia công và lắp ráp, đầu thu Settop Box được đưa qua bộ phận kiểm tra, chạy thử. Settop Box sẽ được chạy thử 72 giờ liên tục để đảm bảo chắc chắn không có sản phẩm kém chất lượng được nhập kho. Kết thúc quá trình kiểm tra chạy thử, sản phẩm được đóng gói và nhập kho. Giai đoạn này, giá trị chủ yếu là phần mềm điều khiển nạp cho máy và các vật liệu, bao bì đóng gói. Việc tập hợp chi phí tương đối đơn giản. Bảng tập hợp chi phí tính giá thành bán thành phẩm Từ ngày 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004 Sản phẩm: Phần mềm điều khiển & bao bì đóng gói Số lượng sản phẩm hoàn thành: 2.510 Đơn vị tính: đồng CHI PHÍ TỔNG SP DỞ SP DỞ GIÁ PS CHI PHÍ NỘI DUNG DANG DANG THÀNH TRONG TÍNH GIÁ ĐẦU KỲ CUỐI KỲ ĐƠN VỊ KỲ THÀNH 1. Chi phí NVL T.tiếp Nguyên vật liệu 533.593.50 555.965.00 chính 50.059.000 0 27.687.500 0 221.500 Vật liệu phụ 214.700 2.288.550 118.750 2.384.500 950 2. Chi phí NC T.tiếp 775.971 16.888.133 429.188 17.234.916 6.867 552.770.18 575.584.41 Tổng cộng 51.049.671 28.235.438 229.317 3 6 e. Tập hợp và tính giá thành thành phẩm nhập kho: Khi sản phẩm hoàn thành nhập kho, bộ phận sản xuất tiến hành làm giấy đề nghị nhập kho thành phẩm, kế toán giá thành căn cứ vào các khoản chi phí phát sinh để sản xuất tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhập kho để theo dõi và hạch toán. Công việc này thực chất là việc tổng hợp các khoản chi phí phát sinh ở các khâu sản xuất sau đó phân bổ chi 71
  72. Chuyên đề tốt nghiệp phí sản xuất chung (chưa được phân bổ ở khâu sản xuất & đã được tập hợp) cho lô hàng nhập kho. Bảng tổng hợp chi phí có kết cấu như sau: 72
  73. Chuyên đề tốt nghiệp Biểu số 12 – CÔNG TY ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN THĂNG LONG Bảng tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm Từ ngày 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004 Sản phẩm: Settop Box VTC-DT T9.2001 Số lượng sản phẩm hoàn thành: 2.510 Đơn vị tính: đồng TT TỔNG GIÁ SỐ LƯỢNG SP KHOẢN MỤC CHI PHÍ THÀNH SP HOÀN ĐƠN GIÁ THÀNH 1 Khung máy và vỏ máy 466.860.000 2.510 186.000 2 Mặt máy 71.535.000 2.510 28.500 3 Bo mạch chủ 4.254.100.860 2.510 1.694.861 4 Phần mềm điều khiển 575.584.416 2.510 229.317 5 Chi phí quản lý chung 708.125.179 2.510 282.122 Tổng cộng 5.368.080.276 1.694.861 2.420.800 Sản phẩm đầu thu truyền hình kỹ thuật số mặt đất là một sản phẩm mũi nhọn của Công ty trong hai năm gần đây, trong tương lai, Công ty đang phấn đấu giảm giá thành sản phẩm để truyền hình số có thể đến với mọi người dân đặc biệt là vùng nông thôn, khu vực cơ thu nhập thấp hơn. Đồng thời, Công ty cũng rất quan tâm đến việc cải tiến mẫu mã, thay đổi thiết kế sao cho tiết kiệm hơn, hiệu quả hơn. Từ sản phẩm đầu tiên có Model T5.2000, đến nay Công ty đã cho ra đời thêm hai thế hệ đầu thu nữa là Model T9.2000 và T9.2001. Dự kiến đến cuối tháng 12 năm 2004 hoặc đầu tháng 01 năm 2005 Công ty sẽ cho ra thế hệ mới nhất hiệu T10.2004. Thế hệ đầu thu này có thiết kế hoàn toàn mới và ưu việt hơn nhưng dự kiến chi phí sản xuất sẽ thấp hơn và giá bán cũng thấp hơn khoảng 10- 15%. 73