Khóa luận Giải pháp mở rộng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải - Chi nhánh Thanh Xuân
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp mở rộng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải - Chi nhánh Thanh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_giai_phap_mo_rong_tin_dung_voi_doanh_nghiep_vua_va.doc
Nội dung text: Khóa luận Giải pháp mở rộng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP hàng hải - Chi nhánh Thanh Xuân
- Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI - CHI NHÁNH THANH XUÂN Giáo viên hướng dẫn : Ths. Đào Thị Thanh Tú Sinh viên thực hiện : Lê Hải Long Lớp : NHB – K10 HÀ NỘI - 04/2011 Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu trong khóa luận là trung thực, phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị thực tập- Ngân hàng TMCP Hàng Hải – Chi nhánh Thanh Xuân. Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2011 Sinh viên thực tập Lê Hải Long MỤC LỤC Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CÁC NHTM . 4 1.1. Những vấn đề cơ bản về DNVVN 4 1.1.1. Khái niệm DNVVN 4 1.1.2. Đặc điểm của DNVVN 5 1.1.3. Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế thị trường 7 1.2. Hoạt động tín dụng ngân hàng với DNVVN 9 1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 9 1.2.1.1.Khái niệm tín dụng ngân hàng 10 1.2.1.2. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng 11 1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNVVN .12 1.2.2.1. TDNH là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự ra đời và phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNVVN 12 1.2.2.2. TDNH góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNVVN 12 1.2.2.3. TDNH góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp 13 1.2.3. Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DNVVN ở Việt Nam 13 1.3. Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN 14 1.3.1. Sự cần thiết việc mở rộng tín dụng NH đối với DNVVN 14 1.3.2. Chỉ tiêu để đánh giá mở rộng tín dụng đối với DNVVN . 16 1.3.2.1. Mở rộng số lượng khách hàng vay là DNVVN 16 1.3.2.2. Mở rộng doanh số cho vay đối với các DNVVN 17 1.3.2.3. Mở rộng dư nợ tín dụng đối với DNVVN 19 1.3.2.4. Kiểm soát chất lượng tín dụng đối với DNVVN 20 Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp 1.3.2.5. Mở rộng phương thức cho vay đối với DNVVN 22 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình mở rộng tín dụng đối với DNVVN 22 1.3.3.1. Các nhân tố khách quan 23 1.3.3.2. Nhân tố chủ quan 25 1.4. Kinh nghiệm của một số nước trong việc mở rộng tín dụng ngân hàng với các DNVVN và bài học cho Việt Nam. 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI- CN THANH XUÂN . 31 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Hàng Hải- CN Thanh Xuân 31 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 31 2.1.2. Cơ cấu quản lý bộ máy Chi nhánh Thanh Xuân 32 2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của MSB Thanh Xuân giai đoạn 2008- 2010 35 2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Thanh Xuân giai đoạn 2008- 2010 36 2.1.3.2. Tình hình huy động vốn 37 2.1.3.3. Tình hình sử dụng vốn 39 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN của MSB Thanh Xuân 42 2.2.1. Một số vấn đề cơ bản về chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải . 42 2.2.2. DNVVN trên địa bàn Hà Nội 43 2.2.3. Số lượng khách hàng là DNVVN 44 2.2.4. Dư nợ cho vay DNVVN 47 Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp 2.2.5. Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN 49 2.2.6. Chất lượng tín dụng với DNVVN 52 2.2.7. Thu nhập từ hoạt động tín dụng với DNVVN . 54 2.3. Đánh giá hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Chi nhánh Thanh Xuân .56 2.3.1. Những thành tựu đạt được 56 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 57 2.3.2.1. Tồn tại 57 2.3.2.2. Nguyên nhân 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 61 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI- CN THANH XUÂN . 62 3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại MSB Thanh Xuân 62 3.1.1. Định hướng phát triển DNVVN của Nhà nước 62 3.1.2. Định hướng phát triển tín dụng đối với DNVVN của Chi nhánh Thanh Xuân . 64 3.2. Giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại Chi nhánh Thanh Xuân .65 3.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 65 3.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng dành cho DNVVN 67 3.2.3. Cải tiến quy trình và thủ tục cho vay 67 3.2.4. Xây dựng chiến lược marketing hướng đến DNVVN 69 3.2.5. Xây dựng mô hình tổ chức chuyên nghiệp, chuyên sâu phục vụ DNVVN 70 Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp 3.2.6. Tổ chức tốt công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng . 71 3.3. Một số kiến nghị nhằm mở rộng hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN 72 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 72 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 75 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Hàng Hải . 76 3.3.4. Kiến nghị với các DNVVN 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 78 KẾT LUẬN 79 Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Số hiệu Tên Trang 36 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Thanh Xuân. 39 Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Thanh Xuân Bảng 2.1 giai đoạn 2008- 2010. 41 Kết quả hoạt động huy động vốn của CN Thanh Xuân Bảng 2.2 giai đoạn 2008- 2010. 43 Kết quả hoạt động tín dụng của CN Thanh Xuân giai Bảng 2.3 đoạn 2008- 2010. 48 Tỷ trọng số DNVVN trong tổng số khách hàng Bảng 2.4 của Chi nhánh. 49 Bảng 2.5 Cơ cấu khách hàng là DNVVN theo thành phần kinh tế. 50 Dư nợ và tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong tổng dư nợ Bảng 2.6 của Chi nhánh. 52 Bảng 2.7 Dư nợ và tỷ trọng dư nợ của DNVVN theo thời hạn. 53 Bảng 2.8 Chất lượng tín dụng với DNVVN 55 Bảng 2.9 Cơ cấu dư nợ với DNVVN theo ngành kinh tế. Bảng 2.10 Thu nhập từ hoạt động tín dụng với DNVVN Biểu đồ 50 2.1 Dư nợ với DNVVN trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Biểu đồ 52 2.2 Cơ cấu dư nợ của DNVVN theo thời hạn. Biểu đồ 54 2.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng với DNVVN theo ngành kinh tế Biểu đồ 56 2.4 Dư nợ với DNVVN phân theo nhóm nợ Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ DN Doanh nghiệp NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần CN Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng MSB Hải- Chi nhánh Thanh Xuân Thanh Xuân NHNN Ngân hàng nhà nước DNNN Doanh nghiệp nhà nước TNHH Trách nhiệm hữu hạn Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 1 Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta đã đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước với chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Nước ta đã phát huy mọi nguồn lực trong nước cho phát triển,tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Điều này được thể hiện ở: tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001- 2010 là 7,26%; năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.168 USD – GDP vượt ngưỡng 100 tỷ USD Để đạt được những thành tựu này là nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta mà hạt nhân chính là các doanh nghiệp, trong đó DNVVN đóng một vai trò hết sức quan trọng. Các DNVVN đã có những đóng góp đáng kể trong tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động . Và gần đây nhất, ngày 20/01/2011, khối Tài chính doanh nghiệp – ngân hàng HSBC công bố báo cáo kết quả cuộc khảo sát mức độ lạc quan của các DNVVN do HSBC tiến hành trên 6300 doanh nghiệp ở 17 quốc gia theo định kỳ 6 tháng một lần. Theo đó, mức độ lạc quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam ở mức tích cực, đạt 156 điểm, đứng thứ hai trên thế giới so với mức bình quân toàn cầu là 125 điểm. Tuy nhiên, DNVVN Việt Nam cũng dành ba mối quan tâm hàng đầu trong thời gian sáu tháng tới là lạm phát (62%), các điều kiện tăng trưởng kinh tế (52%) và các khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn (52%). Như vậy, có thể thấy mối quan tâm lớn của DNVVN dành cho tiếp cận Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 2 Khóa luận tốt nghiệp nguồn vốn. Điều này cũng là dễ hiểu bởi lẽ bất kể doanh nghiệp nào dù là doanh nghiệp lớn đều cần phải cân đối tài chính và đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, DNVVN với điểm yếu cố hữu là tiền lực về vốn yếu, khi nguồn vốn tự có nhỏ, các nguồn vốn khác huy động khó và quy mô hạn chế thì nguồn vốn vay từ các NHTM là vô cùng quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng phải nhìn nhận từ góc độ các nhà ngân hàng- các NHTM. Theo thống kê của NHNN Việt Nam, hiện nay, nước ta có 42 ngân hàng thương mại trong nước cùng hàng chục chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Do đó, cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng, tất yếu, sẽ ngày càng ác liệt, và khi đó, DNVVN là đối tượng khách hàng không thể bỏ qua. Là một chi nhánh tiêu biểu của Ngân hàng TMCP Hàng Hải , CN Thanh Xuân đã và đang từng bước khẳng định mình. Nhận thức rõ vị trí và vai trò của các DNVVN trong nền kinh tế, nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước , những phương hướng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam nên trong những năm qua, CN Thanh Xuân luôn chú trọng tới việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN. Việc mở rộng tín dụng không chỉ có ý nghĩa đối với DNVVN mà còn đem lại lợi ích lớn cho Chi nhánh nói riêng và Ngân hàng TMCP Hàng Hải nói chung, qua đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Chính vì tầm quan trọng và cấp thiết như vậy, sau thời gian thực tập 3 tháng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải CN Thanh Xuân, em chọn nghiên cứu đề tài “ Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải - chi nhánh Thanh Xuân” 2. Mục đích nghiên cứu - Khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng đối với DNVVN, đặc điểm cũng như vai trò của nó đối với nền kinh tế; qua đó chỉ ra tầm quan trọng của việc hỗ trợ tín dụng cho các DNVVN trong Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 3 Khóa luận tốt nghiệp bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay. - Xem xét một cách tổng quát và có hệ thống hoạt động tín dụng phục vụ DNVVN tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải - CN Thanh Xuân để nhận ra các mặt còn hạn chế, tồn tại. - Tìm ra giải pháp, kiến nghị hợp lý nhằm mở rộng tín dụng cho DNVVN tại Chi nhánh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu tình hình mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại NHTMCP Hàng Hải CN Thanh Xuân trong thời gian 3 năm từ 2008 đến hết 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng kết hợp một số phương pháp sau: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp, phân tích thống kê, so sánh nhằm nêu bật mục đích và nội dung nghiên cứu. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận thì kết cấu khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1 : Cơ sở lý luận về mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại các NHTM Chương 2: Thực trạng tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải - CN Thanh Xuân Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải- CN Thanh Xuân Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 4 Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CÁC NHTM 1.1. Những vấn đề cơ bản về DNVVN 1.1.1. Khái niệm DNVVN DNVVN hay SMEs (Small and Medium enterprises) có vai trò to lớn đối với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước cũng như có số lượng lớn trong cơ cấu doanh nghiệp, vì vậy có một định nghĩa chính xác về DNVVN là vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng. Để xem một doanh nghiệp có phải là DNVVN không, chúng ta có thể dựa vào hai hệ thống tiêu chí là định lượng và định tính. Theo tiêu chí định tính: Tiêu chí này dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như trình độ quản lý, mức độ chuyên môn hóa, mức độ độc lập với các tập đoàn lớn . Một doanh nghiệp là DNVVN khi nó có trình độ quản lý chưa chuyên nghiệp, mức độ chuyên môn hóa chưa cao, phụ thuộc nhiều vào các tập đoàn lớn . Tuy tiêu chí định tính này phản ánh đúng vấn đề thực trạng của doanh nghiệp nhưng lại khó xác định một cách chính xác trên thực tế, mang nặng tính chủ quan. Do đó tiêu chí này ít được sử dụng trên thực tế. Theo tiêu chí định lượng: có ba chỉ tiêu thường được sử dụng – độc lập hoặc kết hợp với nhau- để xác định: Nguồn vốn kinh doanh/ Vốn chủ sở hữu Số lao động thường xuyên Doanh thu/ Lợi nhuận Cũng phải nói thêm rằng, với hầu hết các nước trên thế giới, DVVVN không liên quan đến hình thức sở hữu- nhà nước, tư nhân hay nước ngoài cũng như loại hình doanh nghiệp- doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 5 Khóa luận tốt nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần. Ở Việt Nam , DNVVN cũng được phân loại theo tiêu thức định tính, cơ sở pháp lý của việc phân loại này là nghị định 56/2009/ NĐ – CP được Chính phủ ban hành ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển DNVVN, theo đó “DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”, cụ thể như sau: Quy mô DN siêu Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa nhỏ Khu vực Số lao Tổng Số lao động Tổng Số lao động động nguồn vốn nguồn vốn Nông, lâm 10 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 từ trên 200 nghiệp và người trở xuống người đến tỷ đồng người đến thủy sản trở 200 người đến 100 tỷ 300 người xuống đồng Công 10 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 từ trên 200 nghiệp và người trở xuống người đến tỷ đồng người đến xây dựng trở 200 người đến 100 tỷ 300 người xuống đồng Thương 10 10 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 10 từ trên 50 mại và dịch người trở xuống người đến tỷ đồng người đến vụ trở 50 người đến 50 tỷ 100 người xuống đồng 1.1.2. Đặc điểm của DNVVN DNVVN tồn tại và phát triển với các đặc điểm cơ bản sau: Một là về vốn: Quy mô vốn nhỏ là đặc trưng của DNVVN, tuy nhiên cũng có sự khác biệt về quy mô vốn đối với các DN hoạt động trong các lĩnh Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 6 Khóa luận tốt nghiệp vực khác nhau. Lĩnh vực sản xuất thường đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao hơn lĩnh vực thương mại dịch vụ. Với vốn ban đầu không lớn cộng thêm chu kỳ sản xuất của các DNVVN thường ngắn nên vòng quay vốn nhanh, khả năng hoàn vốn nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế tốt. Tuy nhiên, vốn ít cũng là cản trở đáng kể với DNVVN trong việc đổi mới thiết bị sản xuất, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của DN, khiến cho DNVVN phát triển thiếu bền vững. Hai là về công nghệ, thiết bị: Một số cuộc khảo sát gần đây của Hiệp hội DNVVN Việt Nam( VINASME) cho thấy, 60% DNVVN sử dụng công nghệ lạc hậu từ 3-4 thế hệ so với thế giới và số DN đầu tư được máy móc, công nghệ hiện đại chỉ chiếm 15- 20%. Năng lực để đầu tư đổi mới công nghệ rất hạn chế. Việc này dẫn đến năng suất lao động của DNVVN thấp, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu, làm cho giá thành sản phẩm cao, nếu không giải quyết được sẽ tạo ra vòng xoáy công nghệ - hiệu quả - chi phí - cạnh tranh nhấm chìm. Không những thế còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, sức khỏe người lao động. Ba là về cơ cấu quản tổ chức và lĩnh vực hoạt động: DNVVN chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có số lao động ít( dưới 300 người), có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, ít cấp bậc nên rất linh hoạt, dễ thay đổi cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Hơn nữa, chủ các DNVVN thường cũng là người quản lý của DN nên họ sẽ được tự do hoạt động, nhanh chóng nắm bắt các cơ hội trê thị trường, tự quyết định các vấn đề mang tính định hướng, sống còn một cách kịp thời như thay đổi chiến lược kinh doanh, nhân sự .Trong khi đó, các DN lớn thường khó có thay đổi nhanh chóng để phù hợp với những biến động của thị trường do quy mô, bộ máy cồng kềnh. Các DNVVN tồn tại và hoạt động trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 7 Khóa luận tốt nghiệp của nền kinh tế, đặc biệt tập trung nhiều ở các lĩnh vực có điều kiện quay vòng vốn, thu hồi vốn nhanh như thương mại, dịch vụ, hoặc trở thành các nhà cung cấp các chi tiết sản phẩm cho các DN lớn Bốn là trình độ quản lý và người lao động: Trình độ quản trị doanh nghiệp của đội ngũ lãnh đạo của các DNVVN hiện nay còn hạn chế. Như đã trình bày ở trên, hầu hết chủ DN cũng đồng thời là người điều hành DN đó. Điều này có mặt lợi nhưng cũng có mặt hại, khi mà chỉ có 1,5% chủ các DNVVN có trình độ trên đại học, 5% tốt nghiệp đại học và tương đương( theo thống kê của Cục phát triển DNVVN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Điều này đặt ra câu hỏi lớn về năng lực quản lý của các chủ DNVVN chưa qua đào tạo này. Thêm đó, đội ngũ lao động của DNVVN chủ yếu là người tại địa phương, kiến thức, tay nghề hạn chế, ít được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Nguồn tài chính eo hẹp cũng như kém hấp dẫn về môi trường làm việc khiến DNVVN khó thu hút được những người quản lý, nhân viên giỏi cho DN. Năm là thị trường và mức độ cạnh tranh: Thị trường của DNVVN chủ yếu phục vụ các DN lớn như làm nhà cung cấp nguyên vật liệu, làm đại lý bán hàng, kênh phân phối, hay những đoạn thị trường ngách và dung lượng hạn chế mà các DN lớn bỏ qua hoặc chưa để ý đến. Thị trường của DNVVN vì thế có tính cạnh tranh rất gay gắt, thị trường gần như hoàn hảo. Như vậy, qua những đặc điểm trên ta thấy DNVVN với nhiều ưu điểm như linh động, nhanh nhạy với thị trường, khả năng thu hồi vốn nhanh nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều tồn tại không dễ gì khắc phục trong ngắn hạn như trình độ quản trị hạn chế, cạnh tranh gay gắt và nhất là “yếu huyệt” - nguồn vốn cho kinh doanh. Để giúp DNVVN phát triển, từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của nước nhà, rất cần giải quyết các tồn tại nêu trên, đặc biệt là tháo nút thắt về vốn cho DNVVN 1.1.3. Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế thị trường Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết 2010, cả nước Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 8 Khóa luận tốt nghiệp hiện có trên 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp với số vốn đăng ký lên gần 2.313.857 tỷ đồng (tương đương 121 tỷ USD). Các DNVVN đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Điều đó được thể hiện ở một số điểm chính sau: Thứ nhất, DNVVN có đóng góp quan trọng vào GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước: Theo Tổng thư ký hiệp hội DNVVN Việt Nam, Tô Hoài Nam: hiện nay, DNNVV chiếm trên 30% tổng vốn đầu tư, tạo ra hơn 40% số hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu, gần 45% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đóng góp gần 40% ngân sách cho Nhà nước. Thứ hai, DNVVN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng: DNVVN có đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Với sự phân bố rông khắp, lại có truyền thống gắn bó với nông nghiệp, nông thôn, DNVVN đã trở thành đông lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ hình thành những tụ điểm, cụm công nghiệp, giúp chuyên môn hóa nông nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp đã khơi dậy nhiều ngành nghề truyền thống của các địa phương. Từ đó góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy sự phát triển của các vùng còn khó khăn, tăng mức độ cân đối về rình độ phát triển kinh tế giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế với các vùng sâu, vùng xa. Thứ ba, DNVVN góp phần giải quyết công ăn việc làm, tọa thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh: Hiện tại, dân số nước ta là hơn 86 triệu người, trong đó khoảng 63% dân số, tương 54 triệu người đang trong độ tuổi lao động, điều này gây ra một sức ép lớn lên xã hội. Sự tăng lên về số lượng cũng như mở rộng quy mô của các DNVVN trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc giải quyết vấn đề việc làm khi hiện các doanh nghiệp này sử dụng trên 50% lao động xã hội. Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 9 Khóa luận tốt nghiệp Thứ tư, DNVVN đảm bảo tính năng động cho nền kinh tế: Do lợi thế nằm ở quy mô nhỏ, cơ cấu gọn nhẹ, DNVVN có khả năng chuyển đổi nhanh chóng mặt hàng sản xuất kinh doanh để thích nghi với thay đổi của thị trường, có khả năng phục hồi nhanh sau các cuộc khủng hoảng. Từ đó, DNVVN có đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. Thứ năm, DNVVN hỗ trợ đắc lực cho các DN lớn, là cơ sở để hình thành những DN, tập đoàn kinh tế lớn mạnh: DNVVN cung cấp cho các DN lớn các yếu tố đầu vào, gia công, chế tạo sản phẩm cho các DN lớn, hoặc tham gia các hợp đồng phụ và đặc biệt, các DNVVN trong lĩnh vực thương mại chính là mạng lưới phân phối sản phẩm một cách rộng khắp nhất cho cá DN lớn. Từ thực tiễn đã cho thấy, các DNVVN hoàn toàn có thể trở thành các DN lớn nếu có tầm nhìn dài hạn, chiến lược phát triển đúng đắn cũng như tích lũy được các nguồn lực cần thiết cho phát triển, thành công của những công ty như Tập đoàn FPT, Công ty cà phê Trung Nguyên, Tập đoàn Hòa Phát . là minh chứng rõ nét cho điều này. Thứ sáu, DNVVN là nơi ươm mầm tài năng kinh doanh, nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp giỏi trong tương lai: Kinh doanh với quy mô nhỏ sẽ là phương thức đào tạo và rèn luyện hữu hiệu cho các nhà doanh nghiệp trẻ, có ý chí làm quen dần với áp lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đầy khốc liệt. Bắt đầu với một DN quy mô hợp lý và thông qua tiếp xúc trực tiếp với người điều hành các DNVVN sẽ là một cơ hội rất tốt giúp các nhà doanh nghiệp trưởng thành lên, mỗi lần thành công hay thất bại của DN mà nhà quản trị đó lãnh đạo đều đưa lại những bài học bổ ích cho họ trong điều hành DN lớn hơn sau này. Chính từ những DNVVN, nhiều tài năng đã được nuôi dưỡng và thành đạt trong tương lai. 1.2. Hoạt động tín dụng ngân hàng với DNVVN 1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 10 Khóa luận tốt nghiệp 1.2.1.1.Khái niệm tín dụng ngân hàng Khoảng 3500 trước công nguyên trở về trước khi nền kinh tế còn rất sơ khai, ngân hàng xuất hiện khi đó chỉ với chức năng như một tiệm giữ đồ. Trong giai đoạn ấy, các định chế Nhà nước, pháp luật chưa rõ ràng, trộm cắp xảy ra khắp nơi, nên các thương nhân, những gia đình có của cải trong cộng đồng chỉ tìm thấy sự an tâm khi gửi vàng bạc đá quý dư thừa của họ vào nhà thờ, nhà các lãnh chúa hay các nhà giàu có vì những nơi ấy an toàn cho tiền bạc của họ. Người gửi tiền phải trả tiền công cho việc giữ hộ đó. Khoảng năm 2000 trước công nguyên, những người chủ ngân hàng thông minh đã nhận ra rằng khi họ cất giữ tiền, thì tiền này chỉ ở trong kho mà không làm gì cả, trong khi các thương nhân khác lại cần tiền để buôn bán, và họ có thể lấy tiền này để cho vay lấy lời, số tiền lời được chia một phần cho những người gửi tiền. Ngân hàng và tín dụng ngân hàng đã ra đời hoàn toàn tự nhiên và nhu một quy luật tất yếu trong dòng chảy của văn minh loài người như thế. Trải qua qua trình đó hình thành và phát triển lâu dài đó, cho đến nay ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán. Tín dụng, theo cách chung nhất, là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định được quay trở lại người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn ban đầu. Và theo cách cụ thể hơn, tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng để cho tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng .Tín dụng cũng là hoạt động sinh lời chủ yếu và cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất của một ngân hàng thương mại. Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 11 Khóa luận tốt nghiệp 1.2.1.2.Đặc trưng của tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng được thiết lập trên cơ sở lòng tin Tín dụng( credit ) xuất phát từ thuật ngữ la- tinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm), chính điều này nói lên rằng quan hệ tín dụng luôn phải dựa trên sự tín nhiệm của ngân hàng đối với người xin vay về việc người vay sẽ hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Cơ sở của sự tin tưởng này chính là uy tín của người xin vay, tài sản thế chấp hay bảo lãnh của bên thứ ba. Tính hoàn trả Bởi vì ngân hàng là trung gian tài chính, nguồn vốn mà họ đem cho vay phần lớn là nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân có tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, nên sau một thời gian nhất định ngân hàng phải hoàn trả cho người gửi tiền cả gốc lẫn lãi. Mặt khác, ngân hàng cũng cần phải có nguồn thu để bù đắp các chi phí như: khấu hao tài sản cố định, trả lương cho nhân viên, chi phí quản lý doanh nghiệp nên người vay vốn, ngoài việc hoàn trả tiền gốc còn phải trả thêm tiền lãi cho ngân hàng, đó chính là giá của việc sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Tính thời hạn Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp là có thời hạn, và người vay phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn trong hợp đồng một cách vô điều kiện. Cơ sở để xác định thời hạn vay sao cho chính xác là chu kỳ sản xuất kinh dianh của khách hàng, thời điểm hình thành nguồn thu của người vay Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần phải tính toán đến sự hợp lý giữa thời hạn của vốn huy động và cho vay để tránh rủi ro thanh khoản. Tính rủi ro Hoạt động tín dụng, như đã nói, là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong hoạt động của một ngân hàng thương mại. Rủi ro đến từ những nguyên nhân chủ quan như chiến tranh, khủng hoảng kinh tế nhưng phần nhiều đến Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 12 Khóa luận tốt nghiệp từ nguyên nhân chủ quan thuộc về uy tín, kết quả kinh doanh của người vay hay đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng 1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNVVN Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và phát triển của các DNVVN là một tất yếu khách quan. Như các loại hình doanh nghiệp khác, trong quá trình sản xuất kinh doanh, DNVVN cũng sử dụng vốn tín dụng ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tăng lên cũng như để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn của mình. Có thể nói, tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của DNVVN, tạo ra sức sống cho cả nền kinh tế nói chung. 1.2.2.1.TDNH là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự ra đời và phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNVVN Nguồn vốn kinh doanh có vai trò quyết định đến sự hình thành và tồn tại của DN trước nhà nước và pháp luật. Với hoạt động chính là huy động nguồn vốn nhàn rỗi và sau đó cho vay những đối tượng kinh tế đang có nhu cầu về vốn, ngân hàng đã mở ra cơ hội kinh doanh cho các chủ DN muốn dấn thân vào con đường kinh doanh hay mở rộng hoạt động kinh doanh với lượng vốn tự có không quá lớn. Để kinh doanh hiệu quả, DNVVN luôn phải đổi mới, đầu tư cho công nghệ- thiết bị, phát triển sản phẩm để tăng tính cạnh tranh. Nếu chỉ trông chờ vào nguồn vốn tự tích lũy thì mất rất nhiều thời gian, và khi đó cơ hội kinh doanh đã qua đi. Như vậy để có đủ lượng vốn cần thiết và kịp thời, các DNVVN buộc phải tìm đến TDNH như một kênh cung cấp vốn hợp lý nhất. Khi yêu cầu về vốn được đáp ứng, sức mạnh tài chính được gia tăng, thì mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh sẽ không còn là bài toán khó giải đối với DNVVN nữa. 1.2.2.2.TDNH góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNVVN Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 13 Khóa luận tốt nghiệp Khi ngân hàng và DN đã thiết lập quan hệ tín dụng, tức là DN nhận được nguồn vốn vay từ ngân hàng, các DN phải tôn trọng hợp đồng tín dụng, đảm bảo phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đầy đủ, đúng hạn. Do đó, các nhà quản trị doanh nghiệp phải đưa ra dự án, phương án kinh doanh khả thi và được tính toán thật kỹ lưỡng nếu muốn tiếp cận với nguồn vốn TDNH. Hơn nữa, đi kèm với hoạt động giải ngân là sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả. Ở một khía cạnh tích cực, việc này chính là sự tư vấn hữu ích từ tổ chức tài chính chuyên nghiệp- ngân hàng- cho sự hoạt động hiệu quả của các DNVVN. Chính từ những sức ép đó, thôi thúc buộc DN phải làm ăn hiệu quả. 1.2.2.3.TDNH góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp Nguồn vốn của DNVVN chủ yếu đến từ hai nguồn chính, đó là vốn tự có (vốn do bản thân chủ DN tích lũy được và đem vào kinh doanh) và nguồn vốn vay từ các TCTD. Các nguồn vốn khác như vay người thân, chiếm dụng vốn của đối tác hay các khoản hỗ trợ từ Nhà nước thường nhỏ và không thường xuyên. Nguồn vốn TDNH chính là công cụ đòn bẩy để DN tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các DNVVN, do hạn chế về vốn nên việc chỉ sử dụng vốn tự có để sản xuất kinh doanh là khó khăn vì việc sử dụng sẽ làm chi phí tăng cao, sản phẩm kém cạnh tranh trên thị trường. Để đạt hiệu quả nhất định thì DN cần phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết hợp linh hoạt giữa các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hóa lợi nhuận mà vẫn đảm bảo an toàn tài chính. 1.2.3. Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DNVVN ở Việt Nam Nhìn chung, năng lực tài chính của các DNVVN còn rất hạn chế, nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh là rất lớn. Các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng luôn gặp khó khăn về vốn, kể cả khi nền kinh tế lạm phát, Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 14 Khóa luận tốt nghiệp tăng trưởng nóng và cả khi nền kinh tế suy thoái, giảm phát. Theo tính toán, bình quân mỗi DNVVN đi vào hoạt động cần khoảng 2 tỷ đồng, số vốn cần huy động sẽ xấp xỉ cả triệu tỷ đồng Việt Nam. Có nhiều kênh cung cấp vốn cho DNVVN, trong đó kênh vốn tín dụng ngân hàng là kênh trực tiếp quan trọng và là tổ chức trung gian tạo điều kiện để DNVVN tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. Kết quả điều tra gần đây của Cục Phát triển DNVVN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, chỉ có 32,38% DNVVN có khả năng tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng; 35,25% khó tiếp cận, còn lại không thể tiếp cận. Trong số DNVVN không tiếp cận được vốn vay NH thì 80% không đáp ứng đủ điều kiện cho vay. Trên thực tế, nợ xấu của ngân hàng đối với các khoản tín dụng của DNVVN rất thấp, nhưng các doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Nhiều ngân hàng dè dặt trong việc cho DNVVN vay vốn, quá trình tiếp cận vốn tín dụng của DNVVN còn rất khó khăn. Chính vì vậy, vấn đề mở rộng tín dụng đối với DNVVN càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, để làm việc này rất cần sự chung tay của DNVVN, ngân hàng cũng như sự hỗ trợ từ Nhà nước. 1.3. Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN 1.3.1. Sự cần thiết việc mở rộng tín dụng NH đối với DNVVN Từ thực tế phát triển kinh tế thế giới đã khẳng định, DNVVN vẫn luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy và mở rộng cạnh tranh, đảm bảo ổn định kinh tế, phòng chống nguy cơ khủng hoảng. Trong tất cả các nền kinh tế thành công hiện nay như Nhật Bản, Singapore hay các nước Âu- Mỹ, DNVVN vẫn được xem như là yếu tố cần thiết không thể thiếu cho sự tăng trưởng, giải quyết thất nghiệp và tiến bộ xã hội. Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 15 Khóa luận tốt nghiệp Tuy nhiên, trong thực tế, cũng cho thấy các DNVVN còn gặp nhiều khó khăn như: thiếu thị trường tiêu thụ, thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu tổ chức, quản trị kém hiệu quả, cạnh tranh gay gắt, và đặc biệt là thiếu vốn. Do đó việc mở rộng tín dụng cho đối tượng các DNVVN là một vấn đề cấp thiết và đang được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Đối với các DNVVN, việc mở rộng tín dụng trước hết sẽ tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng, từ đó sẽ có vốn để đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giải quyết được các khó khăn về tài chính, đồng thời sẽ tăng tính cạnh tranh trên thương trường. Ngoài ra, các DNVVN còn nhận được sự tư vấn, đánh giá về các phương án kinh doanh, từ đó giảm thiểu được rủi ro, nâng cao hiệu quả. Thêm vào đó, điều kiện để một doanh nghiệp được cấp tín dụng là khá nghiêm ngặt, với những yêu cầu minh bạch về tài chính cao cũng như kế hoạch kinh doanh tốt. Với những thuận lợi cũng như thử thách đó, DNVVN biết phát huy, sử dụng nguồn vốn tín dụng đúng lúc, đúng mục đích, chắc chắn sẽ thành công. Mặt khác, đứng dưới góc nhìn của Ngân hàng, việc mở rộng tín dụng đối với các DNVVN có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với Ngân hàng trong thời đại hội nhập, cạnh tranh gay gắt hiện nay. Đứng trước những thách thức đó, Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác, phải nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng tối đa các cơ hội và khai thác các tiềm năng còn bỏ ngỏ trong thị trường của mình và các DNVVN chính là đối tượng khách hàng tiềm năng nhất mà ngân hàng cần tập trung khai thác. Việc mở rộng tín dụng đối với các DNVVN không những là tăng doanh số cho vay mà qua đó giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu cho DNVVN, đồng thời đem lại thu nhập cho ngân hàng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành, tạo chỗ đứng vững chắc trên thương trường. Hơn nữa, xét trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, mở rộng tín dụng đối với DNVVN chính là cách thức gián tiếp để nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 16 Khóa luận tốt nghiệp sách nhà nước, bởi chỉ khi các DNVVN làm ăn có hiệu quả với nguồn vốn vay được từ ngân hàng, tạo ra lợi nhuận thì họ mới có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ đối với đất nước. Thêm vào đó, khi DNVVN tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, họ sẽ sử dụng để duy trì, mở rộng sản xuất, thuê thêm người lao động, mua thêm nguyên vật liệu, sản xuất thêm hàng hóa từ đó, có hiệu ứng lan tỏa ra toàn bộ nền kinh tế, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy cả đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, mở rộng tín dụng đối với DNVVN là hết sức cần thiết cho sự phát triển của DNVVN, cho bản thân ngân hàng và cho cả nền kinh tế. 1.3.2. Chỉ tiêu để đánh giá mở rộng tín dụng đối với DNVVN Để tiến hành định hướng cho quá trình tìm kiếm số liệu, đánh giá thông tin và đưa ra kết luận, từ đó hoạch định chiến lược chính xác nhất về mở rộng tín dụng đối với DNVVN, các nhà quản trị ngân hàng đã đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ và đồng bộ được phân loại như sau: 1.3.2.1.Mở rộng số lượng khách hàng vay là DNVVN Khách hàng của ngân hàng là những tổ chức kinh tế, cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng trong một thời gian nhất định. Mở rộng tín dụng với DNVVN, trước hết phải làm tăng lên số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng là các DNVVN. Các chỉ tiêu để đánh giá: (a) Mức tăng số lượng khách hàng là các DNVVN MSL = ST – ST-1 Trong đó: MSL : Mức tăng số lượng khách hàng là các DNVVN ST : Số lượng khách hàng là DNVVN năm t ST-1 : Số lượng khách hàng là DNVVN năm t-1 Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 17 Khóa luận tốt nghiệp (b) Tỷ lệ tăng số lượng khách hàng là DNVVN( TLSL ) MSL TLSL = ST - 1 Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi số lượng khách hàng là DNVVN của năm nay so với năm trước là bao nhiêu. Nếu tỷ lệ này tăng cho thấy xu hướng năm nay số lượng khách hàng là DNVVN tăng so với năm ngoái Nếu tỷ lệ này là giảm nhưng vẫn lớn hơn 0 thì rõ ràng số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng vẫn tăng nhưng tốc độ tăng của tử số - M SL thấp hơn so với tốc độ tăng của mẫu số - ST-1. Tức là: - Hoặc là ngân hàng đã hạn chế mở rộng tín dụng đối với DNVVN. - Hoặc việc mở rộng tín dụng đối với các DNVVN đã đi vào ổn định. (c) Tỷ trọng số lượng khách hàng là DNVVN S1 TTSL = * 100% S Trong đó: S1 : Số lượng khách hàng là DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng. S : Tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng là DNVVN chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Nếu tỷ trọng này tăng, tức là ngân hàng đã mở rộng tín dụng đối với DNVVN. Nếu tỷ trọng này giảm, thì: Hoặc là ngân hàng đã thu hẹp tín dụng đối với DNVVN. Hoặc là mức độ mở rộng tín dụng đối với DNVVN nhỏ hơn so với các thành phần kinh tế khác. 1.3.2.2.Mở rộng doanh số cho vay đối với các DNVVN Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 18 Khóa luận tốt nghiệp Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã thực hiện giải ngân cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy, mở rộng tín dụng đối với DNVVN đồng nghĩa với tăng doanh số cho vay cho đối tượng này. Các chỉ tiêu để đánh giá: (a) Mức tăng doanh số cho vay đối với DNVVN( MDS) MDS = DST - DST-1 Trong đó: MDS : Mức tăng doanh số cho vay đối với DNVVN. DST : Doanh số cho vay đối với DNVVN trong năm T DST-1 : Doanh số cho vay đối với DNVVN năm T-1 Chỉ tiêu này tăng hay giảm phản ánh sự thay đổi của quy mô tín dụng với DNVVN. (b) Tỷ lệ tăng doanh số cho vay đối với DNVVN( TLDS) MDS TLDS = * 100% DST - 1 Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi doanh số cho vay đối với DNVVN năm nay so với năm trước là bao nhiêu. - Nếu tỷ lệ này tăng cho thấy xu hướng ngân hàng tăng cho vay đối với DNVVN - Nếu tỷ lệ này giảm nhưng vẫn lớn hơn 0, là do tốc độ tăng của tử số- MDS nhỏ hơn tốc độ tăng của mẫu số- DST-1. Điều này có nghĩa là: Hoặc là ngân hàng hạn chế mở rộng tín dụng đối với DNVVN. Hoặc là việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN đã đi vào ổn định. (c) Tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNVVN DS1 TTDS = * 100% DS Trong đó: TTDS : Tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNVVN Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 19 Khóa luận tốt nghiệp DS1 : Doanh số cho vay đối với DNVVN DS : Toàn bộ doanh số cho vay của ngân hàng trong thời kỳ. Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay đối với các DNVVN chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh số cho vay. So sánh chỉ tiêu này ở các thời kỳ cho thấy sự thay đổi cơ cấu doanh số cho vay đối với các DNVVN, từ đó cho thấy sự thay đổi chiến lược, cách nhìn nhận vai trò của DNVVN trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.3.2.3.Mở rộng dư nợ tín dụng đối với DNVVN Dư nợ tín dụng là số tiền mà ngân hàng hiện đang cho khách hàng vay tại một thời điểm nhất định, nó phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng tại thời điểm đó. Đây là cơ sở để ngân hàng tính lãi cho vay( tiền lãi phải trả= lãi suất* dư nợ tính đến thời điểm tính lãi* thời hạn tồn tại dư nợ). Vì vậy, số dư nợ càng lớn và dư nợ kỳ sau lớn hơn kỳ trước là biểu hiện của sự mở rộng tín dụng đối với DNVVN. Các chỉ tiêu đánh giá: (a) Mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNVVN MDN = DNT – DNT-1 Trong đó: MDN : Mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNVVN DNT : Dư nợ tín dụng tại thời điểm cuối năm T DNT-1 : Dư nợ tín dụng tại thời điểm cuối năm T-1 Chỉ tiêu này cho thấy sự gia tăng tuyệt đối của dư nợ tín dụng đối với DNVVN. - Nếu MDN > 0 thì có nghĩa ngân hàng đang thực hiện mở rộng tín dụng cho DNVVN - Nếu M DN < 0, ngân hàng đang thu hẹp tín dụng dành cho đối tượng này. Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 20 Khóa luận tốt nghiệp (b) Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNVVN( TLDN) MDN TLDN = *100% DNT - 1 Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng dư nợ tín dụng của ngân hàng cho DNVVN năm nay so với năm trước thay đổi bao nhiêu phần trăm. (c) Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNVVN DNT TTDN = *100% DN Trong đó: TTDN : Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNVVN DNT : Dư nợ tín dụng đối với DNVVN DN : Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh dư nợ tín dụng dành cho DNVVN chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ của ngân hàng. Nếu tỷ trọng này tăng qua các thời điểm tức là ngân hàng đang mở rộng tín dụng với DNVVN. 1.3.2.4.Kiểm soát chất lượng tín dụng đối với DNVVN Bên cạnh bộ chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng quy mô tín dụng với DNVVN được tiến hành phân tích ở trên, các nhà phân tích có kinh nghiệm còn lưu ý các ngân hàng phải hướng hoạt động quản trị, kiểm soát tín dụng vào việc duy trì thường xuyên quá trình kiểm soát chất lượng tín dụng, an toàn khoản vay bởi việc mở rộng tín dụng chỉ thật sự phát huy hiệu quả tốt nhất khi chất lượng các khoản tín dụng được đảm bảo. Quá trình đánh giá đó được thể hiện bằng 3 chỉ số sau: (a) Tỷ lệ nợ quá hạn DNNQH TLNQH = *100% DNT Trong đó: Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 21 Khóa luận tốt nghiệp DNNQH : Mức dư nợ nợ quá hạn ( các khoản vay được xếp từ nhóm 2 đến nhóm 5 theo điều 6, quyết định 493/2005/QĐ- NHNN) của các DNVVN với ngân hàng. DNT : Dư nợ tín dụng đối với DNVVN Chỉ tiêu này đánh giá khả năng kiểm soát, quản lý và thu hồi các khoản nợ, bao gồm cả gốc lẫn lãi, khi tới lỳ trả nợ của các DNVVN. Chỉ tiêu này càng thấp sẽ phản ánh công tác quản lý các khoản vay của ngân hàng cho DNVVN là tốt. (b) Tỷ lệ nợ xấu DNNX TLNX = *100% DNT Trong đó: DNNX : Dư nợ nợ xấu( các khoản vay được xếp từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo điều 6, quyết định 493/2005/QĐ- NHNN) của các DNVVN với ngân hàng. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng kiểm soát và xử lý các khoản nợ xấu cho DNVVN của Ngân hàng. Chỉ số này càng thấp càng chứng tỏ khả năng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng là tốt. (c) Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn SNQH TLSL = *100% ST Trong đó: SNQH : Số lượng khách hàng là DNVVN có nợ quá hạn. ST : Số lượng khách hàng là DNVVN có các khoản vay tại ngân hàng. Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng khách hàng tín dụng là DNVVN. Chỉ số này cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn, nghĩa là các DNVVN nhận được những khoản vay nhỏ hơn mức trung bình các khoản vay mà ngân hàng cho vay. Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 22 Khóa luận tốt nghiệp 1.3.2.5.Mở rộng phương thức cho vay đối với DNVVN Để mở rộng tín dụng đối với DNVVN, ngân hàng cũng cần phải đa dạng hóa phương thức cho vay, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của DNVVN. Bên cạnh các sản phẩm cho vay đã quen thuộc như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, ngân hàng có thể tài trợ cho DNVVN bằng các hình thức khác như: Chiết khấu: là hình thức ngân hàng mua lại giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của khách hàng với giá thấp hơn mệnh giá. Bao thanh toán: ngân hàng mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận tại hợp đồng mua bán. Cho thuê tài chính: Là hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp. Khi này, ngân hàng cam kết mua và cho thuê lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của doanh nghiệp. Trong suốt thời gian thuê, ngân hàng vẫn là chủ sở hữu tài sản và doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán tiền thuê cho ngân hàng theo hợp đồng đã ký giữa hai bên. Bảo lãnh: Là cam kết bằng văn bản của ngân hàng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình mở rộng tín dụng đối với DNVVN Mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại các NHTM một cách hiệu quả, bền vững sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của chính ngân hàng và các DNVVV mà còn ảnh hưởng cả tới sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia. Để nhu cầu của cả hai phía ngân hàng cũng như DNVVN sớm gặp Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 23 Khóa luận tốt nghiệp nhau và mang lại kết quả hợp tác như mong đợi, các nhà quản trị cần nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình này. 1.3.3.1.Các nhân tố khách quan (a) Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế là nơi cà NHTM và DNVVN tồn tại và phát triển với tư cách là các tổ chức kinh tế, hoạt động theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, đầu tư, công ăn việc làm có tác động trực tiếp đến các quyết định kinh tế của cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng. Theo đó, nếu các yếu tố vĩ mô ổn định, tăng trưởng bền vững sẽ là tiền đề tốt cho các quan hệ tín dụng lâu dài, bền chặt. Ngược lại, nếu nền kinh tế bất ổn, tăng trưởng quá nóng hay suy thoái, đều đe dọa đến quá trình mở rộng tín dụng bền vững giữa ngân hàng và các DNVVN. (b) Môi trường chính trị, pháp luật Một môi trường chính trị ổn định cùng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, chặt chẽ và nghiêm minh luôn là tiền đề quan trọng để xây dựng một nền kinh tế ổn định và phát triển. Hiện nay, nước ta được đánh giá là nước có môi trường chính trị ổn định trong khu vực, cộng vào đó là hệ thống luật pháp trong hoạt động kinh doanh ngày càng hoàn thiện với nhiều văn bản luật được ban hành trong thời gian qua như Luật doanh nghiệp 2005, Luật đầu tư 2005, Luật các tổ chức tín dụng 2010 hỗ trợ không nhỏ cho các thành phần kinh tế, trong đó có DNVVN cũng như ngân hàng phát triển. Cũng phải nói thêm rằng, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến các DNVVN với hàng loạt những chính sách hỗ trợ cho thành phần kinh tế này trong thời gian qua, mà gần đây nhất là nghị định 56/2009/ NĐ– CP về việc trợ giúp phát triển DNVVN.Trong bối cảnh đầu năm 2011, cả nền kinh tế “căng mình” chống lạm phát với chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, chính sách tài khóa thắt chặt nhưng trong Nghị quyết 11/2011/NQ- CP về những giải pháp chủ yếu Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 24 Khóa luận tốt nghiệp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ vẫn yêu cầu NHNN chỉ đạo các NHTM phải “tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa ”. (c) Môi trường văn hóa, xã hội Môi trường xã hội đặc trưng bởi chính phong tục tập quán, trình độ nhận thức của từng nhóm người, của từng vùng miền khác nhau. Nắm bắt và phân tích được các đặc điểm này, cả ngân hàng và DNVVN mới có thể có một định hướng phát triển đúng đắn, từ đó hoạt động mở rộng tín dụng sẽ đem lại hiệu quả cao. Cụ thể, yếu tố văn hóa, xã hội chi phối tới khả năng mở rộng tín dụng ở một số mặt chính sau: Đầu tiên, thói quen tiêu dùng của người dân địa phương cũng như kết cấu dân số khu vực sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, do vậy làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng. Thứ hai là trình độ dân trí: Nếu người dân có trình độ dân trí cao, nhận thức về kinh doanh tốt thì họ sẽ khả năng cao hơn trong việc tiến tới thành lập doanh nghiệp cho riêng mình và từ đó xúc tiến tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Hoặc chí ít, dân trí cao cũng sẽ cung cấp nguồn lao động có chất lượng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển, và theo đó nhu cầu vốn tín dụng cũng tăng lên. Thứ ba, môi trường văn hóa, xã hội còn chi phối đến đạo đức của người đi vay hay người chủ của doanh nghiệp. Nếu người chủ DNVVN được đào tạo trong môi trường giáo dục tốt, có nhận thức trong sáng, tiến bộ thì hiện tượng gian lận, lừa đảo trong quan hệ tín dụng chắc chắn sẽ được giảm thiểu, từ đó giúp việc mở rộng tín dụng với DNVVN trở nên thuận lợi hơn. Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 25 Khóa luận tốt nghiệp (d) Môi trường kỹ thuật, công nghệ Trong thời đại hiện nay, công nghệ luôn luôn biến đổi và cải tiến không ngừng. Cùng với đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, do vậy DNVVN muốn phát triển không thể không nỗ lực đầu tư, cải tiến công nghệ nếu không muốn bị tụt lại phía sau. Mặc dù, có những hạn chế về vốn nhưng xu thế này là không thể khác và các DNVVN không thể “lờ đi” và vốn tín dụng, tất yếu sẽ vô cùng quan trọng trong hoàn cảnh đó. 1.3.3.2.Nhân tố chủ quan (a) Từ phía các DNVVN Năng lực nội tại của DNVVN Năng lực nội tại của DNVVN bao gồm rất nhiều yếu tố như: khả năng tài chính, uy tín trong kinh doanh, trình độ quản trị, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. DNVVN thì tiềm lực tài chính không thể bằng các doanh nghiệp lớn, nhưng họ vẫn có thể nhận được sự tin tưởng của Ngân hàng bằng cơ cấu vốn tự có – vốn vay hợp lý, các hệ số tài chính đảm bảo, dòng tiền thu- chi tốt cũng như phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả. Bên cạnh đó, một doanh nhiệp uy tín trong kinh doanh, nhận được sự tin cậy từ các bạn hàng, đối tác kinh doanh, và tốt hơn nữa nếu như doanh nghiệp đó đã tạo dựng được vị thế trên thị trường, chắc chắn sẽ có được cái nhìn thiện cảm của Ngân hàng. Trình độ quản lý của ban điều hành, mà trực tiếp là chủ doanh nghiệp cùng cơ cấu tổ chức kinh doanh cũng là điểm quan trọng để Ngân hàng xem xét thiết lập quan hệ tín dụng với DNVVN. DNVVN sẽ thuận lợi trọng tiếp cận vốn tín dụng nếu có ban quản trị tốt, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, khả năng thích ứng cao. Sự nghiêm túc, chính xác của DNVVN trong thực hiện các quy định, chuẩn mực kế toán: Đây cũng là một yếu tố quan trọng để gây dựng mối quan hệ tín dụng lâu dài giữa Ngân hàng và DNVVN. Các cán bộ tín dụng làm việc rất nhiều với các báo cáo tài chính, số liệu kinh doanh của doanh nghiệp, đây cũng là Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 26 Khóa luận tốt nghiệp nguồn thông tin quan trọng để ra các quyết định tín dụng. Do đó, DNVVN muốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng một cách dễ dàng hơn, cần phải thực hiện minh bạch, trung thực trong tài chính, tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành. Sự hiểu biết của DNVVN về Ngân hàng DNVVN muốn tiếp cận thành công và hiệu quả với nguồn vốn tín dụng thì yếu tố am hiểu hoạt động ngân hàng là không thê thiếu. Điều này được thể hiện ở các mặt cơ bản như: mục tiêu hoạt động, nguyên tắc kinh doanh, chính sách và quy trình tín dụng. Một khi đã nắm vững các yếu tố này, DNVVN sẽ rút ngắn được thời gian, giảm thiểu chi phí liên quan trong việc đáp ứng các thủ tục của Ngân hàng để thiết lập quan hệ tín dụng. Thêm vào đó, việc am hiểu sản phẩm của Ngân hàng, giúp cho DNVVN tận dụng tối đa các tiện ích mà Ngân hàng đem lại, giúp tăng hiệu quả kinh doanh, góp phần xây dưng mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài giữa hai bên. Tài sản đảm bảo của DNVVN Các DNVVN muốn vay vốn, hầu hết đều phải có tài sản đảm bảo. Đây là biện pháp để Ngân hàng giảm thiểu rủi ro mất vốn. Những khó khăn liên quan đến tài sản đảm bảo sẽ khiến cho quan hệ tín dụng bị cản trở. Một số vướng mắc chủ yếu liên quan đến năng lực tài chính còn yếu của doanh nghiệp khiến cho họ không có đủ tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo không có giá trị cao. Hoặc việc phải sử dụng tài sản của chủ doanh nghiệp hay người khác làm tài sản đảm bảo( bảo lãnh) khiến cho việc xử lý tài sản- nếu xảy ra gặp khó khăn. (b) Từ phía Ngân hàng Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng của NHTM là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuếch trương hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 27 Khóa luận tốt nghiệp định. Nó được coi là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng, có ý nghĩa quyết định tới sự thành công hay thất bại của cả Ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng, hạn chế rủi ro tín dụng mà vẫn đảm bảo lợi nhuận. Chính sách tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mở rộng tín dụng đối với DNVVN thông qua các nôi dung sau: quy mô tín dụng, giới hạn tín dụng, các loại hình tín dụng, kỳ hạn tín dụng, giá cả tín dụng Năng lực chuyên môn, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ ngân hàng Trong bất kỳ một lĩnh vực nào, yếu tố con người luôn đóng vai trò then chốt, và với một ngành dịch vụ đặc biệt như hoạt động ngân hàng thì điều này lại càng đúng hơn. Có thể nói, điều đầu tiên tạo ấn tượng cho các doanh nghiệp khi muốn thiết lập quan hệ tín dụng lâu dài với Ngân hàng chính là khả năng phục vụ, tư vấn, chăm sóc khách hàng của đội ngũ nhân viên ngân hàng, mà trực tiếp là các cán bộ tín dụng. Một đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ, có kỹ năng, luôn tôn trọng đạo đức nghề nghiệp chính là cơ sở quan trọng bậc nhất giúp Ngân hàng thu hút ngày càng nhiều khách hàng, khiến cho quan hệ Ngân hàng- Doanh nghiệp ngày càng bền chặt cũng như giảm thiểu rủi ro đạo đức. Hoạt động mở rộng tín dụng đối với DNVVN vì thế cũng trở nên trơn chu hơn. Năng lực tài chính của Ngân hàng Năng lực tài chính của một ngân hàng được thể hiện ở quy mô vốn cũng như các chỉ số tài chính của nó. Ngân hàng chỉ có thể mở rộng tín dụng cho DNVVN khi họ có lượng vốn đủ lớn để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho họ. Bên cạnh đó, những quy định về tỷ lệ an toàn đối với Ngân hàng cũng như khả năng chống đỡ và bù đắp rủi ro cũng là bằng chứng thể hiện khả năng tài chính của ngân hàng với các doanh nghiệp muốn xây dựng quan hệ với ngân hàng. Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 28 Khóa luận tốt nghiệp Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng Cơ sở vật chất khang trang, công nghệ hiện đại không những giúp cho ngân hàng hoạt động hiệu quả hợn mà nó còn giúp xây dựng lòng tin của đối với các khách hàng của ngân hàng. Một nền tảng công nghệ tiên tiến cũng sẽ giúp Ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ gia tăng hơn từ đó thu hút khách hàng đến ngân hàng thiết lập quan hệ lâu dài. 1.4. Kinh nghiệm của một số nước trong việc mở rộng tín dụng ngân hàng với các DNVVN và bài học cho Việt Nam. Kinh nghiệm Nhật Bản: Để hỗ trợ các DNVVN, công ty tài chính DNVVN( JASME) đã được thành lập với mục đích là mở rộng cho vay loại hình doanh nghiệp này, trên cơ sở xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn phân tích tình hình tài chính và mức độ rủi ro tín dụng của doanh nghiệp. Theo đó, dựa trên hệ số tín nhiệm, JASME xem xét các khoản vay mà không cần có tài sản bảo đảm. Đổi lại, JASME áp dụng một hệ thống tính phí bảo hiểm khoản vay dựa trên cơ sở rủi ro tín dụng. Nhật Bản cũng đã thực hiện chương trình hiện đại hóa DNVVN với hàng loạt các chính sách tập trung vào: xúc tiến hiện đại hóa hạ tầng kinh doanh, cung ứng hoạt động tư vấn, áp dụng các giải pháp tài chính cho các DNVVN. Bên cạnh đó, các DNVVN đã tiếp cận được nguồn vốn tín dụng với sự giúp đỡ của hai ngân hàng lớn là Shoko Chukin Bank (SCB) và Ngân hàng phát triển Nhật Bản (DBJ). Kinh nghiệm của Singapore: Chính phủ Singapore đã có nhiều chính sách để hỗ trợ các DNVVN. Đặc biệt, việc hỗ trợ này không chỉ dành cho các doanh nghiệp trong nước mà cho cả các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Singapore. Hiện tại số doanh vừa và nhỏ chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp; 62% tổng số lao động; 48% tổng số giá trị gia tăng của Singapore. Trước hết, Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề về vốn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều sinh viên tài năng, có ý tưởng tốt nhưng thiếu vốn đã được Chính phủ hỗ trợ vốn để thành lập doanh nghiệp, từ đó nhiều Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 29 Khóa luận tốt nghiệp doanh nghiệp đã thành công, nhiều doanh nhân tài năng đã phát triển. Những doanh nghiệp có tính sáng tạo cao, có tiềm năng phát triển trong tương lai cũng được Chính phủ xem xét hỗ trợ về mặt tài chính. Chính sách hỗ trợ được thực hiện thông qua việc Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như thiên tai sẽ được Chính phủ giúp đỡ thông qua miễn giảm thuế thu nhập cho họ. Các cơ quan quản lý Nhà nước còn xuất bản một số tạp chí dành riêng cho giới doanh nghiệp để phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước có liên quan đến doanh nghiệp. Đây cũng là diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi quan điểm kinh doanh, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, thông tin thị trường . Kinh nghiệm Trung Quốc: Trung Quốc ban hành Luật phát triển DNVVN để luật hóa các chính sách hỗ trợ cho đối tượng này. Hỗ trợ tài chính của Chính phủ Trung Quốc cho DNVVN theo phương thức Ngân hàng phát triển Trung Quốc (CDB) là ngân hàng thực hiện hỗ trợ tài chính, còn chính quyền địa phương chịu trách nhiệm điều phối tín dụng. Trên thực tế Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều biện pháp thiết thực để hỗ trợ DNVVN như miễn giảm thuế và các chi phí hành chính, xây dựng hơn ba trăm cơ quan bảo lãnh tín dụng giúp doanh nghiệp, giúp DNVVN vay số tiền tương đương 36 tỷ đôla để phát triển sản xuất, kinh doanh. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Việt Nam là một nước đi sau trong quá trình phát triển kinh tế, vì vậy điều thuận lợi cho chúng ta là có thể học hỏi được kinh nghiệm của những nước đi trước để áp dụng xây dựng đất nước. Thông qua những bài học của các nước trong quá trình hỗ trợ cho các DNVVN, chúng ta có thể thấy vai trò rất lớn của Nhà nước trong quá trình này, một số biện pháp mà Chính phủ các nước đã sử dụng thành công và Việt Nam có thể học hỏi , đó là: Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 30 Khóa luận tốt nghiệp - Thiết lập các thể chế bảo lãnh tín dụng cho DNVVN vay vốn ngân hàng. Thể chế này sẽ nhận được sự hỗ trợ của ngân sách, các hiệp hội ngành nghề cũng như một số ngân hàng. - Thành lập quỹ phát triển DNVVN ở các địa phương. Mục đích của quỹ này là tài trợ cho các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNVVN, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới sản phẩm có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. - Thành lập trung tâm thông tin có hiệu quả để cung cấp cho DNVVN những thông tin về thị trường, chính sách ,giúp đỡ DNVVN trong các thủ tục với ngân hàng KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Qua nghiên cứu thấy rằng DNVVN là một bộ phận không thể thiếu, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước nhưng bản thân đối tượng này còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về vốn và đang rất cần sự hỗ trợ. Ngân hàng với vai trò là trung gian tài chính, thực hiện hoạt động cấp tín dụng cho nền kinh tế, hơn ai hết phải là người tháo gỡ khó khăn về vốn sản xuất cho DNVVN, làm việc này không chỉ là vì lợi ích của các doanh nghiệp mà chính là giúp ngân hàng mở rộng thị trường, gia tăng lợi nhuận, san sẻ rủi ro. Mở rộng tín dụng đối với DNVVN, vì thế trở nên thực sự cấp thiết. Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 31 Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI- CN THANH XUÂN 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Hàng Hải- CN Thanh Xuân 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank hay MSB) chính thức được thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Ngày 12/07/1991 MSB chính thức đi vào hoạt động tại Thành phố cảng Hải Phòng, và kể từ đó Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam, có được kết quả đó là nhờ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập như: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam Năm 1991, khi mới bắt đầu hoạt động trong hệ thống NHTM thì MSB chỉ có 24 cổ đông, với số vốn điều lệ là 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy, sự ra đời và phát triển hoạt động của MSB đã góp phần tạo nên bước đột phá lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Trong quá trình phát triển, mặc dù trải qua không ít thử thách nhưng MSB vẫn phát triển bền vững, và không ngừng lớn mạnh. Song song với việc phát triển đa dạng hoá các dịch vụ khách hàng và sản phẩm Ngân hàng, MSB không ngừng nâng cao và mở rộng mạng lưới nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Cụ thể là với mạng lưới chi nhánh năm 2005 từ 16 điểm giao dịch đã lên tới 110 vào cuối năm 2009, đặc biệt trong số các chi nhánh của MSB trên toàn quốc, Maritime Bank Thanh Xuân được đánh giá là chi nhánh có quy mô lớn tại Hà Nội với nhiều đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của toàn bộ hệ thống NHTM nói chung và MSB nói riêng. Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 32 Khóa luận tốt nghiệp Chi nhánh Thanh Xuân được thành lập tại địa chỉ tầng 1, nhà A, đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội vào ngày 27/06/2006. Cho đến nay, với tốc độ phát triển mạnh mẽ, bền vững và tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng, Chi nhánh đã khẳng định được vị thế quan trọng trong hệ thống Ngân hàng Hàng Hải. Theo thống kê kết quả kinh doanh năm 2010, tổng tài sản của Chi nhánh tăng từ 55 tỷ đồng (2006) lên tới 765 tỷ đồng tính đến cuối năm 2010, nguồn nhân lực hoạt động trong Chi nhánh cũng được nâng cao và đẩy mạnh về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ qua các năm, cụ thể là hiện nay có hơn 50 nhân viên là cử nhân, thạc sĩ thuộc các chuyên ngành tài chính - ngân hàng và quản trị kinh doanh. CN Thanh Xuân từ khi thành lập luôn giữ vai trò là một chi nhánh xuất sắc trong hệ thống Ngân hàng Hàng Hải, với sự năng động trong hoạt động ngân hàng và một đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao. Nguồn vốn huy động Chi nhánh liên tục tăng lên qua các năm, dư nợ tín dụng tăng nhanh và đặc biệt Chi nhánh đang hướng tới đối tượng khách hàng chiến lược là các DNVVN với những sản phẩm hấp dẫn. 2.1.2. Cơ cấu quản lý bộ máy Chi nhánh Thanh Xuân Hiện nay, chi nhánh Thanh Xuân được tổ chức với cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt như sau: Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Thanh Xuân Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 33 Khóa luận tốt nghiệp Ban giám đốc Phòng Phòng Phòng giao Tổ hành Tổ tài khách hàng khách hàng dịch chính tổng chính- kế doanh cá nhân hợp toán nghiệp nghiệpnghiệ p PGD Thanh PGD Nam PGD Vạn Xuân Hà Nội Xuân (Nguồn: Tổ hành chính tổng hợp- MSB Thanh Xuân) Trong đó chức năng của từng bộ phận là: Ban giám đốc: - Giữ chức năng quản lý điều hành hoạt động của Chi nhánh và hướng dẫn triển khai các kế hoạch cho từng bộ phận và từng phòng ban. - Đồng thời ban giám đốc thực hiện tham mưu, đề ra các chính sách hoạt động, chiến lược phù hợp trong từng giai đoạn để Chi nhánh đi vào hoạt động. Phòng khách hàng doanh nghiệp: Đây là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng (các doanh nghiệp) để khai thác vốn bằng VNĐ & ngoại tệ. Phòng thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của MSB. Mặt khác trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp. - Làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến các khách hàng (doanh nghiệp), thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch đảm Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 34 Khóa luận tốt nghiệp bảo đúng quy chế hiện hành của MSB Thanh Xuân. Phòng có nhiệm vụ nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác. Sau đó tiến hành thẩm định khách hàng, dự án, phương án kinh doanh và đưa ra các đề xuất chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định. Cuối cùng là kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phòng giao dịch: Hiện nay Chi nhánh có 3 phòng giao dịch hoạt động trên địa bàn 2 quận Thanh Xuân và Hà Đông. Các phòng giao dịch trực tiếp nhận tiền gửi của tổ chức kinh tế, huy động vốn dân cư, thực hiện nghiệp vụ tín dụng và một số loại dịch vụ ngân hàng theo sự phân công của Ban Giám đốc,cụ thể: - Nhận tiền gửi dân cư bằng VNĐ và USD dưới hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu . - Thực hiện cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân trong phạm vi được uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh. - Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: dịch vụ chuyển tiền, thanh toán thẻ, thu đổi ngoại tệ, thu đổi tiền mặt, ngân phiếu . - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của NHNN, MSB, ủy quyền của Tổng giám đốc MSB, quy định của Giám đốc chi nhánh. Tổ hành chính tổng hợp: - Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của MSB. - Thực hiện công tác quản lý và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn của chi nhánh. Tổ tài chính kế toán: Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 35 Khóa luận tốt nghiệp - Thực hiện các giao dịch với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý hành chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. - Thực hiện tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh. 2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của MSB Thanh Xuân giai đoạn 2008- 2010 Ba năm qua là thời kỳ hết sức khó khăn của cả nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Khủng hoảng tài chính 2007- 2008 bắt nguồn từ Mỹ, kéo theo đó là suy thoái kinh tế toàn cầu 2008- 2009, và mới chỉ có dấu hiệu hồi phục trong nửa đầu năm 2010. Tuy nhiên, đà hồi phục này lại phải đối mặt với những thách thức từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu từ quý II năm 2010 và vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Và gần đây nhất, trong những tháng đầu năm 2011 này, lại có thêm những khó khăn mới: giá dầu thế giới tăng cao do khủng hoảng chính trị ở Trung Đông- Bắc Phi, cũng như thảm họa thiên nhiên chưa từng có tạị nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, Nhật Bản hay lạm phát tại nhóm các nền kinh tế mới nổi, điển hình là Trung Quốc khiến cho triển vọng kinh tế toàn cầu trở nên khó đoán định. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn. Mặc dù, nền kinh tế vẫn tăng trưởng 5,32% trong năm 2009 và 6,78% trong năm 2010 nhưng đáng chú ý là lạm phát năm 2010 đã lên tới hai con số- 11,75% và vẫn chưa dừng lại trong những tháng đầu năm 2011, cùng với đó những yếu kém của nền kinh tế càng bộc lộ rõ, đó là: đầu tư kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh thấp . Chính trong những khó khăn vĩ mô đó, Ngân hàng TMCP Hàng Hải nói chung và MSB Thanh Xuân đã có những chính sách hợp lý để giữ vững tốc độ tăng trưởng, thể hiện qua kết quả kinh doanh dưới đây. Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 36 Khóa luận tốt nghiệp 2.1.3.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Thanh Xuân giai đoạn 2008- 2010 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Thanh Xuân giai đoạn 2008- 2010 Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Thu nhập lãi thuần 15.346 25.032 50.079 Thu nhập lãi 62.521 86.927 151.176 Chi phí lãi 47.175 61.895 101.097 Lãi/lỗ từ hoạt động dịch vụ 5.210 10.244 8.722 Thu nhập từ hoạt động DV 5.481 10.632 9.545 Chi phí hoạt động DV 271 388 823 Lãi/lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối -1.275 -4.282 720 Lãi/lỗ từ hoạt động khác 14 217 3.452 Chi phí hoạt động 6.626 8.298 11.580 LN thuần trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 12.669 22.913 51.393 Chi phí dự phòng RRTD 2.422 501 1.318 Lợi nhuận trước thuế 10.247 22.412 50.075 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010 – MSB Thanh Xuân) Nhìn vào Bảng 2.1, ta thấy rằng lợi nhuận Chi nhánh đạt được là khá tốt và có mức tăng trưởng cao qua các năm. Nếu so với lợi nhuân của toàn Ngân hàng Hàng Hải năm 2010 là 1.518 tỷ đồng thì lợi nhuận Chi nhánh đóng góp 3,3% trong số này. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Chi nhánh là rất cao, năm 2009, lợi nhuận của Chi nhánh là 22.412 triệu đồng, tăng 118,72%. Năm 2010, lợi nhuận tăng 123,43% lên 50.075 triệu đồng. Lợi nhuận của Chi nhánh chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng, với mức đóng góp của thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập của Chi nhánh ổn định ở mức 80% qua trong ba năm. Hoạt động mang lại lợi nhuận lớn thứ hai là mảng dịch vụ, tuy nhiên đóng góp của nó biến động khá lớn qua các năm, lần lượt chiếm 27%; Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 37 Khóa luận tốt nghiệp 32,82% và 13,85%. Hoạt động kinh doanh ngoại hối không mang lại lợi nhuận đáng kể cho Chi nhánh, cá biệt, Chi nhánh còn lỗ hơn 1.275 triệu và 4.282 triệu trong năm 2008 và 2009 và chỉ lãi 720 triệu trong năm 2010. Một thành công nữa của Chi nhánh, đó là đã quản lý tốt chi phí – thu nhập lãi khi mà tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên chi phí trả lãi lần lượt là 32,53%; 40,44% và 49,54%. Qua quan sát thực tế, thấy rằng trong giai đoạn cuối 2010- đầu 2011 khi “cuộc đua lãi suất” diễn ra, Chi nhánh cũng như Ngân hàng Hàng Hải thường vẫn duy trì lãi suất tiền gửi tối đa 13,5%- 14%/năm trong khi nhiều Ngân hàng đẩy lên kịch trần 14% hoặc “lách luật” tăng thêm nữa. Với mức lãi suất cho vay tương ứng các ngân hàng khác, Ngân hàng đã thu được lợi nhuận lớn. Dự phòng rủi ro tín dụng của Chi nhánh năm 2010 tăng 817 triệu đồng , tương đương tăng 163,07% lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập lãi thuần là 100,06%, tuy nhiên số tuyệt đối của nó không lớn nên ảnh hưởng đến lợi nhuận là không đáng kể. 2.1.3.2.Tình hình huy động vốn Bảng 2.2. Kết quả hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2008- 2010. Đơn vị: Triệu đồng. Chênh lệch Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Tổng VHĐ 643.855 777.566 855.570 133.711 20,77% 78.004 10,03% Phân loại theo loại tiền VNĐ 467.571 590.439 660.235 122.868 26,28% 69.796 11,82% Ngoại tệ 176.284 187.127 195.335 10.843 6,15% 8.208 4,39% Phân loại theo thành phần kinh tế Cá nhân 301.388 387.780 656.813 86.392 28,66% 269.033 69,38% Tổ chức kinh tế 342.467 389.786 198.757 47.319 13,82% -191.029 -49,01% ( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010 - MSB Thanh Xuân) Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 38 Khóa luận tốt nghiệp Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2009 là 777.566 triệu đồng tăng 133.711 triệu so với năm 2008, tương ứng tăng 20,77%. Sang năm 2010, vốn huy động của Chi nhánh đạt 855.570 triệu, tăng 78.004 triệu, tức 10,03%. Thấy rằng, tốc độ tăng nguồn vốn huy động của Chi nhánh không phải là cao nếu so với tốc độ tăng trên 70% của hệ thống Ngân hàng Hàng Hải cũng như 31,1% trên toàn địa bàn Hà Nội trong năm 2010. Để tìm hiểu nguyên nhân, ta xem xét cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh dưới đây: Xét về cơ cấu nguồn huy động theo thành phần kinh tế, nguồn vốn huy động từ cá nhân đã có sự tăng lên đáng kể, năm 2009 tăng 28,66% và năm 2010 tăng 69,38% lên mức 656.813 triệu đồng. Trong khi đó huy động từ tổ chức kinh tế chỉ tăng 13,82% năm 2009 và sụt giảm 49,01% còn 198.757 triệu đồng năm 2010. Nguyên nhân của việc sụt giảm nguồn vôn huy động từ tổ chức kinh tế là do: Trong năm 2010, Ngân hàng Hàng Hải đã thay đổi cơ cấu tổ chức theo hướng chuyên môn hóa đối tượng khách hàng, các khách hàng doanh nghiệp sẽ chia thành 2 loại là DN lớn và DNVVN và được quản lý bởi 2 bộ phận riêng. Chi nhánh Thanh Xuân theo đó sẽ chỉ tổ chức phòng Khách hàng DNVVN để chuyên sâu phục vụ đối tượng này, các DN lớn mà Chi nhánh trước kia quản lý sẽ chuyển sang Chi nhánh khác có tổ chức phòng Khách hàng DN lớn. Chính vì vậy, không chỉ dư nợ đối với các DN lớn bị chuyển mà nguồn vốn tiền gửi của các DN này cũng dần bị chuyển đi. Cuộc đua lãi suất trong những tháng cuối năm 2010 tuy rất gay gắt nhưng nguồn vốn huy động từ cá nhân của Chi nhánh lại tăng mạnh trong năm 2010 đã chứng tỏ bản lĩnh cũng như sự nhạy bén của Ban lãnh đạo cũng như sự nhiệt tình, năng động của đội ngũ cán bộ, nhân viên của MSB Thanh Xuân. Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền với 2 loại chính là VNĐ và ngoại tệ, thấy rằng xu hướng huy động nguồn vốn VNĐ tăng lên trong khi ngoại tệ giảm đi. Năm 2008, vốn huy động VNĐ là 467.571 triệu Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 39 Khóa luận tốt nghiệp đồng, sang năm 2009 đã tăng lên 590.439 triệu, tăng 26,28%. Và năm 2010, VNĐ tăng 11,82%, với số tiền tăng là 69.796 triệu đồng. Vốn ngoại tệ tuy vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với VNĐ khiến cho tỷ trọng của nó trong cơ cấu vốn huy động giảm dần. Năm 2008, vốn huy động bằng ngoại tệ là 176.284 triệu đồng, sang năm 2009, tăng 6,15% lên 187.127 triệu và năm 2010, số dư vốn huy động ngoại tệ của Chi nhánh tăng 4,39% lên 195.335 triệu đồng. Điều này là do trong những năm qua tỷ giá USD/VNĐ biến động rất nhanh và mạnh, trong khi đó luôn tồn tại 2 loại tỷ giá là tỷ giá chính thức do NHNN công bố và tỷ giá “chợ đen” trong đó tỷ giá “chợ đen” thường cao hơn. Những người có ngoại tệ mà chủ yếu là USD do đó có xu hướng tiến hành mua bán USD trên thị trường chợ đen để kiếm lời mà ít có xu hướng gửi tiết kiệm khiến cho việc huy động ngoại tệ của Chi nhánh gặp khó khăn. 2.1.3.3.Tình hình sử dụng vốn Hoạt động sử dụng vốn mà chủ yếu là tín dụng, là hoạt động sinh lời chủ yếu của một NHTM và cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Do vậy, trong những năm qua Chi nhánh đã đặc biệt quan tâm đến công tác mở rộng về doanh số cho vay cũng như đến chất lượng hoạt động tín dụng. Trước khi đi vào phân tích, có điều rất đáng lưu ý, đó là Ngân hàng TMCP Hàng Hải trong năm 2010 đã có sự thay đổi lớn trong cơ cấu tổ chức, liên quan đến hoạt động tín dụng, theo QĐ 14/2010/QĐ – HĐQT về tổ chức bộ máy hoạt động của hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng Hải, kể từ ngày 1/8/2010, Ngân hàng Hàng Hải sẽ tổ chức thành hai khối riêng biệt là Khối khách hàng doanh nghiệp lớn và Khối khách hàng DNVVN. Kể từ ngày trên, chi nhánh Thanh Xuân sẽ chỉ phục vụ tín dụng cho DNVVN, tất cả dư nợ của Chi nhánh với các doanh nghiệp lớn sẽ được chuyển cho Chi nhánh khác có tổ chức phòng khách hàng doanh nghiệp lớn. Số dư nợ của doanh nghiệp lớn( toàn bộ là các DNNN ) bị chuyển đi là 267.459 triệu đồng. Điều này tác Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 40 Khóa luận tốt nghiệp động không nhỏ đến các chỉ tiêu về sử dụng vốn của Chi nhánh. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ tiêu dư nợ của Chi nhánh năm 2010. Bảng 2.3 Kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2008- 2010 Đơn vị: Triệu đồng. Chênh lệch Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 640.352 781.143 714.497 140.791 21,99% -66.646 -8,53% Phân loại theo thời hạn Ngắn hạn 552.456 427.830 449.138 -124.626 -22,56% 21.308 4,98% Trung hạn 87.896 347.775 260.079 259.879 295,67% -87.696 -25,22% Dài hạn 5.538 5.280 5.538 -258 -4,66% Phân loại theo chất lượng Nợ nhóm 1 546.169 766.585 625.653 220.416 40,36% -140.932 -18,38% Nợ nhóm 2 91.183 14.256 88.702 -76.927 -84,37% 74.446 522,21% Nợ nhóm 3 2.480 -2.480 -100,00% 0 Nợ nhóm 4 520 32 -488 -93,85% -32 -100,00% Nợ nhóm 5 270 142 270 -128 -47,41% ( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010 – MSB Thanh Xuân) So với năm 2008, dư nợ của chi nhánh đến cuối năm 2009 tăng 140.791 triệu đồng, tương đương tăng 21,99%. Dư nợ tính đến 31/07/2010 cũng đã tăng được 107.426 triệu đồng, tăng 13,75%. Dư nợ tính đến cuối năm 2010 là 714.497 triệu đồng, giảm 66.646 triệu so với cuối năm 2009, nguyên nhân là do dư nợ của doanh nghiệp lớn bị chuyển đi. Giả định, nếu dư nợ của DN lớn là 267.459 triệu đồng vẫn ở Chi nhánh thì dư nợ của Chi nhánh đến hết năm 2010 sẽ là 981.956 triệu, tăng 200.813 triệu tương đương tốc độ tăng 25,71%. Nói như vậy, để chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh vẫn ở mức tốt và sự chuyên biệt trong phục vụ DNVVN của Chi nhánh chắc hẳn sẽ đem lại Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 41 Khóa luận tốt nghiệp lợi nhuận bền vững trong những năm tới. Dư nợ theo kỳ hạn được chia ra làm ba loại, đó là: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Dư nợ của Chi nhánh tập trung chủ yếu ở ngắn hạn và trung hạn. Năm 2008, dư nợ ngắn hạn là 552.456 triệu,chiếm 86,27%, dư nợ trung hạn chỉ là 87.896 triệu, chiếm 13,73% và không có dư nợ dài hạn. Năm 2009, dư nợ ngắn hạn giảm 124.656 triệu xuống còn 417.830 triệu, chiếm 54,77%, trong khi dư nợ trung hạn tăng 259.879 triệu lên 347.775 triệu, chiếm 44,52%, dư nợ dài hạn chỉ có 5.538 triệu. Đến cuối năm 2010, dư nợ ngắn hạn vẫn tăng 21.308 triệu, tương ứng tăng 4,98%. Dư nợ trung hạn giảm 87.696 triệu, tương đương 25,22%. Như vậy, trong những tháng cuối năm 2010, Chi nhánh đã tích cực mở rộng tín dụng ngắn hạn với DNVVN giúp cho dư nợ ngắn hạn vẫn tăng trưởng. Dư nợ trung hạn với DNVVN không tăng nhanh đủ để bù đắp phần dư nợ với DN lớn bị chuyển đi nên có sự uy giảm đáng kể, thêm nữa cuối năm 2010, lãi suất tăng cao khiến cao vay trung dài hạn gặp khó khăn hơn cho vay ngắn hạn. Theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nợ được chia thành năm loại là: Nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1), nợ cần chú ý (nợ nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nóm 3), nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5). Năm 2009, nợ nhóm 1 tăng 220.416 triệu, tương ứng tăng 40,36%, trong khi nợ nhóm 2 lại giảm 84.37% và chỉ còn 14.256 triệu. Dư nợ nhóm 1 của Chi nhánh cuối năm 2010 giảm 140.392 triệu, trong khi đó dư nợ nhóm 2 lại tăng mạnh lên 74.446 triệu, tăng đến 522,21% so với cuối năm 2009. Đây là một điều tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đên chỉ tiêu nợ quá hạn của Chi nhánh năm 2010. Thật vậy, tuy tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh giảm qua từng năm, từ mức 0,468% năm 2008; 0,039% năm 2009 và cuối năm 2010 chỉ còn 0,020%, tỷ lệ nợ quá hạn vào cuối năm 2008 là 14,708% năm 2008, sang năm 2009 giảm chỉ còn 1,864% nhưng sang năm lại tăng mạnh lên 12,434%. Điều này cho thấy, việc mở rộng tín Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 42 Khóa luận tốt nghiệp dụng với DNVVN cuối năm 2010 tồn tại nhiều rủi ro, thật vậy với mức lãi suất 18- 20% không phải DNVVN nào cũng kinh doanh hiệu quả để có đủ thu nhập trang trải chi phí lãi vay, chính điều này khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao. Qua phân tích một số hoạt động chủ yếu của ngân hàng là huy động và sử dụng vốn cũng như kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong ba năm 2008- 2010, nhìn chung, Chi nhánh đã có những bước phát triển đáng kể trong thời gian qua, tài sản và nguồn vốn gia tăng, lợi nhuận tăng trưởng tốt trong khi tỷ lệ nợ xấu < 3% theo đúng quy định của NHNN. 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN của MSB Thanh Xuân 2.2.1. Một số vấn đề cơ bản về chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Định hướng quan hệ Ngân hàng luôn luôn hoàn thiện và không ngừng đổi mới các sản phẩm tín dụng, dịch vụ tín dụng của ngân hàng hiện đại theo thông lệ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng trên cơ sở tôn trọng và đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng. Với mục tiêu luôn luôn duy trì tích cực các mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng nhằm đáp ứng chính sách gắn kết lâu dài với khách hàng tốt, rút lui bảo toàn vốn với khách hàng không tốt. Chính sách về cấp tín dụng Ngân hàng ưu tiên cấp tín dụng cho các khách hàng sau: - Khách hàng trọng tâm( khách hàng chiếm tỷ trọng dư nợ cao, định hướng tăng trưởng dư nợ cao trong từng thời kỳ) - Khách hàng đã có quan hệ với Ngân hàng tối thiểu 2 năm, xếp hạng Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 43 Khóa luận tốt nghiệp BBB trở lên và chưa từng có nợ quá hạn tại Ngân hàng. - Khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực ngành hàng/ sản phẩm đang được Ngân hàng khuyến khích phát triển trong từng thời kỳ và có nhiều dịch vụ mang lại nguồn thu cho Ngân hàng, xếp hạng khách hàng từ BB trở lên và chưa từng có nợ quá hạn tại Ngân hàng hay các TCTD khác. - Khách hàng có xếp hạng khách hàng từ A trở lên Ngân hàng hạn chế cấp tín dụng với khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro và những khách hàng đang có dấu hiệu khó khăn trong kinh doanh, được đánh giá là khó có khả năng trả nợ đúng hạn, những khách hàng hiện đang có nợ quá hạn từ nhóm 3 trở lên tại Ngân hàng hoặc tại các TCTD khác. Chính sách về lãi suất cho vay Ngân hàng xây dựng chính sách về lãi suất cho vay trên nguyên tắc khách hàng được đánh giá độ rủi ro càng cao thì lãi suất vay vốn càng cao Ngân hàng sẽ quy định cụ thể mức lãi suất cho vay đối với từng đối tượng khách hàng theo tình hình kinh doanh cụ thể tại mỗi thời kỳ. Lãi suất cho vay phải luôn luôn đảm bảo kế hoạch lợi nhuận của Ngân hàng trong từng thời kỳ. Chính sách về bảo đảm tiền vay Ngân hàng nhận tài sản bảo đảm tiền vay trên cơ sở khách hàng đánh giá có độ rủi ro cao thì các tài sản đảm bảo càng chặt chẽ Ngân hàng xem xét cho vay một phần hoặc toàn bộ không có tài sản đảm bảo đối với những khách hàng xếp hạng từ BBB trở lên hoặc hoạt động trong ngành hàng/sản phẩm được Ngân hàng khuyến khích trong từng thời kỳ. 2.2.2. DNVVN trên địa bàn Hà Nội Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 44 Khóa luận tốt nghiệp Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tại thành phố Hà Nội, tính đến cuối năm 2010 có 75.300 DNVVN, trong đó số DNVVN có quy mô vốn ít hơn 300 lao động chiếm 96%, số DNVVN có vốn đầu tư hơn 10 tỷ chiếm 36%, trên 20 tỷ chiếm 17%. Trong tổng số DNVVN trên địa bàn Hà Nội thì số DNVVN ngoài quốc doanh chiếm 70%, khoảng hơn 52000 DN, số DN hoạt động ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ, hoạt động ở ngành công nghiệp nhẹ vào khoảng trên 20%, còn lại là các DN hoạt động ở ngành nghề xây dựng, kinh doanh khách san, nhà hàng . Các DN này tăng trưởng khá đồng đều ở hầu hết các ngành nghề và đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Thêm vào đó, hiện nay Hà Nội có các khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích vào khoảng 1500 ha (KCN Nội Bài, KCN Sài Đồng B, KCN Hà Nội- Đài Tư, KCN Thăng Long, KCN Nam Thăng Long, KCN Phú Nghĩa, KCN Bắc Thường Tín ) cùng hàng chục cụm công nghiệp vừa và nhỏ và hàng trăm làng nghề ở các huyện ngoại thành. Đây chính là địa điểm sản xuất kinh doanh chính của các DNVVN. Tất cả các khu, cụm công nghiệp cũng như làng nghề đều được thành phố ủng hộ, khuyến khích phát triển, tạo nên sự đa dạng hóa trong quy mô kinh doanh, và là đòn bẩy cho sự tăng trưởng kinh tế của thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Với số lượng lớn như vậy, nhu cầu về vốn là tương đối cấp bách. Chính vì thế, các DN này cần có sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng, nên việc mở rộng tín dụng là thực sự cần thiết. Với định hướng DNVVN là những khách hàng chiến lược, Ngân hàng Hàng Hải nói chung cũng như Chi nhánh Thanh Xuân nói riêng, trong thời gian qua đã tổ chức hoạt động hướng đến đối tượng này và đã đạt một số thành công bước đầu: 2.2.3. Số lượng khách hàng là DNVVN Trong thời gian gần 5 năm hoạt động, với sự sáng suốt, tầm nhìn chiến Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 45 Khóa luận tốt nghiệp lược trong chính sách phát triển tín dụng với DNVVN của Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng như sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ tín dụng, số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh tăng đáng kể và vững vàng. Chi nhánh không chỉ duy trì tốt mối quan hệ với các DNNN lớn mà còn chú trọng thúc đẩy quan hệ tín dụng với DNVVN. Số lượng DNVVN đã có sự gia tăng đáng kể trong thời gian qua, cụ thể: Bảng 2.4 Tỷ trọng số DNVVN trong tổng số khách hàng của Chi nhánh. Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Tổng số DN có quan hệ tín dụng với Chi nhánh 9 33 41 Số DNVVN 0 25 41 Tỷ trọng 0.00% 75.76% 100.00% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng với DNVVN 2009- 2010 – MSB Thanh Xuân) Với sự sáng suốt, tầm nhìn chiến lược hiệu quả trong chính sách phát triển tín dụng với DNVVN của Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng như sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ tín dụng, số lượng khách hàng DNVVN có quan hệ tín dụng với Chi nhánh tăng đáng kể và vững vàng. Năm 2008, Chi nhánh chỉ tập trung cho vay DNNN, là những DN lớn và cho vay cá nhân, không có khách hàng là DNVVN có quan hệ tín dụng. Từ 2008 trở về trước, Chi nhánh được Hội sở chỉ định phục vụ tín dụng cho một số công ty con của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn có quan hệ chiến lược cũng như quan hệ cổ đông với Ngân hàng Hàng hải như Tổng công ty Hàng Hải Việt nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông , mà chưa cho vay DNVVN. Sang đến năm 2009, Chi nhánh mới thực hiện cho vay với DNVVN và đến cuối năm 2009, số DNVVN có quan hệ tín dụng là 25 DN, với tỷ trọng là 75,76% và đến trước thời điểm chuyển đổi mô hình hoạt động theo QĐ 14/2010/QĐ – Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 46 Khóa luận tốt nghiệp HĐQT – 31/07/2010, số DNVVN là 34 DN, chiếm 77,27%. Đến cuối năm 2010, khi đã chuyển các DN lớn sang Chi nhánh khác quản lý, Chi nhánh chỉ còn quản lý DNVVN thì số lượng DN loại này là 41 DN. Xét về cơ cấu khách hàng theo thành phần kinh tế thì toàn bộ số DNVVN của Chi nhánh là Công ty cổ phần và Công ty TNHH, và đều là các DN ngoài quốc doanh. Chi nhánh hiện nay không có dư nợ với DNVVN là DN tư nhân và Công ty hợp danh vì các loại hình DNVVN này thực chất không có tư cách pháp nhân, không có sự tách biệt giữa tài sản của chủ sở hữu và của doanh nghiệp nên tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến tài sản đảm bảo . Kinh tế tập thể cũng không có dư nợ tại Chi nhánh do các Hợp tác xã thường hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và cơ cấu tổ chức cũng không thực sự chặt chẽ. Bảng 2.5 Cơ cấu khách hàng là DNVVN theo thành phần kinh tế 31/12/2009 31/12/2010 Chỉ tiêu Chênh lệch Số DN Số DN Số lượng Tỷ lệ % Công ty cổ phần 11 24 13 118.18% Công ty TNHH 14 17 3 21.43% Tổng số 25 41 16 64.00% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng với DNVVN 2009-2010 - MSB Thanh Xuân) Chi nhánh đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng trong năm 2010, số lượng DNVVN tăng 16 DN, tương đương tốc độ tăng 64%. Trong số này thì Công ty TNHH tăng 3 DN, tăng 21,43% trong khi Công ty cổ phần có mức tăng ấn tượng, tăng 13 DN tương ứng 118,18%. Cũng phải nói thêm rằng, cuối năm 2008, không có khách hàng là DNVVN tại Chi nhánh nhưng chỉ sau 2 năm, số lượng DNVVN đã gia tăng đáng kể như vậy, đây là thành công lớn của Chi nhánh trong công tác tiếp cận khách Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 47 Khóa luận tốt nghiệp hàng DNVVN. Có được thành công này, trước hết phải kể đến chính sách hướng đến DNVVN- đối tượng được xác định là khách hàng chiến lược của ngân hàng. Bên cạnh đó, Ban giám đốc cũng như cán bộ tín dụng rất tích cực tiếp cận khách hàng DNVVN, cán bộ Chi nhánh đi đến từng DNVVN trên địa bàn để giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ từ đó thiết lập mối quan hệ với các DNVVN. Cán bộ Chi nhánh cũng như tận tình hướng dẫn khách hàng lập, hoàn thiện hồ sơ, nhanh chóng giải ngân khi hồ sơ đã hoàn thiện, cũng như cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích cho họ khiến cho số lượng khách hàng DNVVN không ngừng gia tăng.Trong năm 2011, với việc chuyển đổi mô hình theo hướng chuyên môn hóa, tập trung vào DNVVN chắc chắn sẽ mang lại thêm nhiều khách hàng DNVVN cho Chi nhánh. 2.2.4. Dư nợ cho vay DNVVN Dư nợ cho vay là chỉ tiêu quan trọng bậc nhất trong việc đánh giá mức độ mở rộng tín dụng với DNVVN của Chi nhánh hay cả Ngân hàng. Chỉ khi dư nợ cho vay với DNVVN tăng lên mới có thể nói rằng Chi nhánh đang thực hiện mở rộng tín dụng với DNVVN. Bảng 2.6 Dư nợ và tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong tổng dư nợ của Chi nhánh Đơn vị: Triệu đồng 31/12/2009 31/12/2010 So sánh 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Dư nợ DNVVN 474,614 60.76% 649,209 90.86% 174,595 36,79% Tổng dư nợ 781,143 714,497 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng với DNVVN 2009- 2010 - MSB Thanh Xuân) Biểu đồ 2.1 Dư nợ với DNVVN trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 48 Khóa luận tốt nghiệp 781,143 800 714,497 700 649,209 600 500 474,614 400 Dư nợ DNVVN Tổng dư nợ 300 200 100 Tổng dư nợ 0 Dư nợ DNVVN 31/12/2009 31/12/2010 Nhìn khái quát qua các số liệu trên bảng 2.4 cũng như trên biểu đồ có thể thấy rằng, dư nợ đối với DNVVN có sự gia tăng mạnh mẽ trong những năm qua cả về số tuyệt đối cũng như tỷ trọng. Nếu như năm 2008, DNVVN không có dư nợ thì sang năm 2009, dư nợ của nhóm DNVVN đã là 474.614 triệu đồng, tương ứng 60,74%. Đến cuối năm 2010, dư nợ của DNVVN là 649.209 triệu đồng, chiếm 90,86% tổng dư nợ toàn Chi nhánh. So với cuối năm 2009 dư nợ DNVVN đã tăng 36,79%, ứng với 174.595 triệu đồng. Như vậy, tốc độ tăng trưởng dư nợ với DNVVN của Chi nhánh ở mức khá cao, tuy nhiên vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng DNVVN có quan hệ tín dụng với Chi nhánh (64%). Trong năm 2010, Chi nhánh đã xác định xây dựng mạng lưới khách hàng DNVVN là ưu tiên hàng đầu, chưa vội mở rộng dư nợ tín dụng nhanh. Điều này là hợp lý, trong bối cảnh nền kinh tế trong năm 2010, lạm phát hai con số, lãi suất tăng cao, thị trường tiêu thụ không ổn định khiến cho việc mở rộng tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, phần lớn DNVVN chưa có quan hệ tín dụng lâu dài với Chi nhánh, do đó cần có thời gian để Chi nhánh hiểu hơn khách hàng của mình, việc mở rộng tín dụng khi đó sẽ bền vững hơn. Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 49 Khóa luận tốt nghiệp 2.2.5. Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay Bảng 2.7 Dư nợ và tỷ trọng dư nợ của DNVVN theo thời hạn. Đơn vị: Triệu đồng. 31/12/2009 31/12/2010 So sánh 2010/2009 Chỉ tiêu Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Số tiền % Dư nợ với DNVVN 474.614 100,00% 649.209 100,00% 174.595 36,79% Dư nợ ngắn hạn 289.638 61,03% 422.645 65,10% 133.007 45,92% Dư nợ trung, dài hạn 184.976 38,97% 226.564 34,90% 41.588 22,48% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng với DNVVN 2009- 2010 – MSB Thanh Xuân) Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dư nợ của DNVVN theo thời hạn. 700.000 600.000 226.564 500.000 184.976 400.000 Dư nợ trung, dài hạn Dư nợ ngắn hạn 300.000 422.645 200.000 289.638 100.000 0 31/12/2009 31/12/2010 Năm 2009: Dư nợ tín dụng năm 2009 đối với DNVVN là 474.614 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 289.638 triệu đồng, chiếm 61,03%; dư nợ Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 50 Khóa luận tốt nghiệp trung, dài hạn là 184.976 triệu, chiếm 38,97%. 31/07/2010: Dư nợ trung, dài hạn tăng lên 269.778 triệu, chiếm 49,42% trong khi dư nợ ngắn hạn chiếm 50,58% với dư nợ 276.095 triệu. Và đến cuối năm 2010, dư nợ DNVVN là 649.209 triệu, trong đó 65,10% ứng với 442.645 triệu là dư nợ ngắn hạn và 34,90% tức 226.564 triệu là dư nợ trung, dài hạn. Như vậy, Chi nhánh đã có sự cân đối giữa cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, dư nợ trung dài hạn thường chiếm trên 1/3, cá biệt có những thời điểm lên gần ½ dư nợ DNVVN. Điều này cho thấy, nhu cầu đầu tư vào máy móc, dây chuyền sản xuất, công nghệ của DNVVN trên địa bàn là không nhỏ, nếu quản lý tốt chất lượng các khoản vay này chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến lợi nhuận của Chi nhánh vì lãi suất trung dài hạn thường cao hơn lãi suất ngắn hạn.Tốc độ tăng trưởng của dư nợ DNVVN năm 2010 cũng không đồng đều ở các kỳ hạn. Dư nợ trung, dài hạn tăng 41.588 triệu, tương ứng tăng 22,48%. Trong khi đó, dư nợ ngắn hạn tăng mạnh hơn với 133.007 triệu, tăng 45,92% so với 2009. Điều này phản ánh khá chính xác tình hình nền kinh tế nhiều biến động trong năm 2010, bất ổn vĩ mô khiến việc kinh doanh của các DNVVN không thuận lợi cùng với lãi suất tăng cao khiến họ hạn chế vay trung, dài hạn để đầu tư máy móc, công nghệ mà chủ yếu vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất, kinh doanh. Cơ cấu dư nợ với DNVVN theo ngành kinh tế Dư nợ phân theo ngành kinh tế phân theo 4 loại chính là: Nông nghiệp; Công nghiệp- Xây dựng; Thương mại- Dịch vụ và ngành khác. Nhìn chung, dư nợ đối với công nghiệp- xây dựng và thương mại- dịch vụ là chủ yếu với một NHTM, cơ cấu dư nợ với DNVVN của Chi nhánh Thanh Xuân cũng không ngoại lệ, khi dư nợ với hai ngành này luôn xấp xỉ 90%. Bảng 2.8 Cơ cấu dư nợ với DNVVN theo ngành kinh tế. Đơn vị: Triệu đồng. Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 51 Khóa luận tốt nghiệp 31/12/2009 31/12/2010 So sánh 2010/2009 Chỉ tiêu Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Số tiền % Dư nợ DNVVN 474.614 100,00% 649.209 100,00% 174.595 36,79% Thương mai- Dịch vụ 224.985 47,40% 324.005 49,91% 99.020 44,01% Công nghiệp- Xây dựng 187.636 39,53% 286.963 44,20% 99.327 52,94% Nông nghiệp 11.379 2,40% 16.128 2,48% 4.749 41,73% Ngành khác 50.614 10,66% 22.113 3,41% -28.501 -56,31% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng với DNVVN 2009- 2010 – MSB Thanh Xuân)) Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng với DNVVN theo ngành kinh tế. 350.000 324.005 300.000 286.963 250.000 224.985 200.000 187.636 Thương mai- Dịch vụ Công nghiệp- Xây dựng Nông nghiệp 150.000 Ngành khác 100.000 50.614 50.000 22.113 11.379 16.128 0 31/12/2009 31/12/2010 Dư nợ của ngành Thương mại- Dịch vụ cuối năm 2010 là 324.005 triệu, tăng 99.020 triệu, tương ứng tăng 44,01% so với cuối năm 2009. Dư nợ với Công nghiệp- Xây dựng cuối năm là 286.963 triệu, tăng 99.327 triệu( tăng 52,94%). Tỷ trọng của 2 ngành này năm 2009 lần lượt là 47.40% và 39,53% , năm 2010, tỷ lệ này tăng lên với 49.91% và 44,20% . Sở dĩ có điều này là do Chi nhánh hoạt động trên địa bàn chủ yếu là 2 quận Thanh Xuân và Hà Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 52 Khóa luận tốt nghiệp Đông, nơi đang có tốc độ đô thị hóa và phát triển thương mại rất nhanh của Thành phố. Dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp có tốc độ tăng khá cao- 41,73% năm 2010, tuy nhiên số tuyệt đối còn rất nhỏ, dư nợ chỉ có 16.128 triệu. Đảng và Nhà nước có chủ trương rõ ràng về khuyến khích phát triển nông nghiệp- nông thôn, do đó khu vực kinh tế này có rất nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Thực tế, địa bàn Chi nhánh hoạt động không cách các huyện ngoại thành như Thanh Oai, Chương Mỹ, Hoài Đức là bao, những địa phương này là nơi cung cấp các sản phẩm nông nghiệp cho thành phố Hà Nội và đang rất cần vốn để phát triển nông nghiệp sạch- bền vững. Như vậy, trong thời gian tới Chi nhánh một mặt cần giữ vững tốc độ tăng trưởng dư nợ với ngành Công nghiệp và Dịch vụ, đồng thời cân nhắc mở rộng tín dụng với lĩnh vực nông nghiệp 2.2.6. Chất lượng tín dụng với DNVVN Bảng 2.9 Chất lượng tín dụng với DNVVN Đơn vị: Triệu đồng So sánh 2010/2009 Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 Số tiền % Dư nợ với DNVVN 474.614 649.209 174.595 36,79% Nợ nhóm 1 465.842 562.450 96.608 20,74% Nợ nhóm 2 8.654 86.617 77.963 900,89% Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 13 -13 Nợ nhóm 5 105 142 37 35,24% Tỷ lệ nợ xấu 0,025% 0,022% Tỷ lệ nợ quá hạn 1,848% 13,364% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng với DNVVN 2009- 2010 – MSB Thanh Xuân) Biểu đồ 2.4 Dư nợ với DNVVN phân theo nhóm nợ Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 53 Khóa luận tốt nghiệp 700.000 142 86.617 600.000 105 500.000 13 8.654 Nợ nhóm 5 Nợ nhóm 4 400.000 Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 2 562.450 300.000 Nợ nhóm 1 465.842 200.000 100.000 0 31/12/2009 31/12/2010 Để việc mở rộng tín dụng với DNVVN đem lại hiệu quả lâu dài, bền vững thì chất lượng tín dụng phải luôn được đảm bảo, mà biểu hiện ra ngoài chính là tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn. - Tỷ lệ nợ xấu: Với mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5% của Ngân hàng Hàng Hải, Chi nhánh Thanh Xuân trong những năm qua luôn đảm bảo mục tiêu này. Tỷ lệ nợ xấu năm 2009 là 0,025%, tương ứng dư nợ xấu là 118 triệu đồng, trong số này có 105 triệu đồng là nợ nhóm 5 và 13 triệu đồng là nợ nhóm 4, không có nợ nhóm 3. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ khi ở mức 0,022% nhưng dư nợ xấu lại tăng lên 142 triệu đồng và toàn bộ là nợ nhóm 5. - Tỷ lệ nợ quá hạn: Một điều đáng chú ý trong chất lượng tín dụng của Chi nhánh, đó là tỷ lệ nợ quá hạn còn cao. Năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn là 1,848% tương ứng dư nợ quá hạn là 8.772 triệu đồng, trong đó nợ nhóm 2 là 8.654 triệu đồng. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn đã tăng cao lên 13,364%, điều này là do nợ nhóm 2 đã tăng hơn 900% so với cuối 2009 và lên mức 86.617 triệu đồng. Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 54 Khóa luận tốt nghiệp Thấy rằng, năm 2010, tỷ lệ xấu của DNVVN cao hơn tỷ lệ nợ xấu của cả danh mục tín dụng của Chi nhánh(0,022% với 0,020%), tỷ lệ nợ quá hạn cũng tương tự(13,364% với 12,434% của cả danh mục). Như vậy tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng đột biến trong nửa cuối 2010, chính tình hình kinh tế vĩ mô đầy khó khăn đã có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của DNVVN và kéo theo đó khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của một số DN với Chi nhánh bị suy giảm. Vì lãi suất vay vốn- đầu vào của quá trình sản xuất, tăng cao khiến cho chi phí của DN bị đẩy lên, trong khi không dễ gì để DN tăng giá bán vì lạm phát tăng cao khiến người tiêu dùng rất “nhạy cảm” với giá. Với mặt bằng lãi suất cho vay 18-20% của ngân hàng, không nhiều DNVVN có đủ khả năng tạo ra lợi nhuận 25-30% để trả lãi cho ngân hàng cũng như tạo ra lợi nhuận cho chính họ. Như vậy, chất lượng tín dụng đối với DNVVN vẫn còn một số tồn tại và cần giải quyết ngay. Tuy chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh ở mức rất thấp nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại quá cao và các tỷ lệ này đối với tín dụng DNVVN lại cao hơn mức chung của toàn danh mục tín dụng.Điều này nói lên rằng tín dụng với DNVVN chưa thật sự bền vững và cũng đặt ra vấn đề cho Ban giám đốc cũng như cán bộ tín dụng cần quan tâm sát sao đến vấn đề quản lý, giám sát, thu nợ, không để nợ nhóm 2 chuyển thành nợ xấu. Chi nhánh cũng cần thận trọng hơn trong giai đoạn này của nền kinh tế, việc cấp tín dụng cần xem xét kỹ lưỡng về hiệu quả của phương án kinh doanh cũng như uy tín của chủ doanh nghiệp, đây là 2 yếu tố cơ bản nhất quyết định đến chất lượng của khoản tín dụng. 2.2.7. Thu nhập từ hoạt động tín dụng với DNVVN Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập chính của bất kỳ một NHTM nào và Ngân hàng Hàng Hải cũng như Chi nhánh Thanh Xuân cũng không ngoại lệ. Trong đó, thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng với DNVVN đóng góp phần lớn vào thu nhập chung của toàn Chi nhánh, cụ thể: Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 55 Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2. 10 Thu nhập từ hoạt động tín dụng với DNVVN Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Thu nhập lãi 86.927 151.176 64.249 73,91% TN lãi từ DNVVN 56.824 65,37% 122.566 81,08% 65.742 115,69% Thu nhập từ hoạt động DV 10.632 9.545 -1.087 -10,22% TN từ hoạt động DV với DNVVN 5.943 55,90% 8.054 84,38% 2.111 35,52% ( Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng với DNVVN 2009- 2010 – MSB Thanh Xuân) Năm 2009, thu nhập lãi từ DNVVN là 56.824 triệu đồng, chiếm 65,37% thu nhập lãi. Và năm 2010, tín dụng với DNVVN đóng góp 81,08% tương ứng 122.566 triệu đồng vào thu nhập lãi của Chi nhánh. Tốc độ tăng của thu nhập lãi từ DNVVN (115,69%) cũng lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập lãi nói chung (73,91%). Có tốc độ tăng lớn như vậy, một phần là do năm 2010, lãi suất vay vốn tăng cao so với năm 2009 nhưng cũng không thể phủ định thực tế là DNVVN đóng góp phần lớn vào thu nhập lãi của Chi nhánh. Bên cạnh thu nhập lãi, một lợi ích nữa khi mở rộng tín dụng với DNVVN đó là làm tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ cho Chi nhánh. Năm 2010, tuy thu nhập từ hoạt động dịch vụ nói chung giảm 10,22% nhưng thu nhập từ dịch vụ với DNVVN tăng 35,52%, tương ứng 2.111 triệu đồng. Tỷ trọng của thu nhập DNVVN đóng góp trong tổng thu nhập dịch vụ cũng tăng từ mức 55,90% năm 2009 lên 84,38% năm 2010 và tỷ trọng này còn lớn hơn thu nhập lãi (81,08%). Thu nhập từ dịch vụ của DNVVN ngày càng trở nên quan trọng với Chi nhánh. Như vậy, mở rộng tín dụng với DNVVN đã gia tăng thu nhập từ lãi và cả thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Chi nhánh, lãi suất cho vay áp dụng với DNVVN thường có lãi suất cao hơn các DN lớn cùng với đó là nhu cầu sử dụng các dịch vụ gia tăng như thanh toán qua ngân hàng, chuyển tiển, L/C . Lê Hải Long Lớp NHB- K10
- Học viện Ngân hàng 56 Khóa luận tốt nghiệp của DNVVN rất lớn chính là nguyên nhân của sự gia tăng đó. 2.3. Đánh giá hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Chi nhánh Thanh Xuân 2.3.1. Những thành tựu đạt được Trong những năm qua, Chi nhánh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, khẳng định thương hiệu Maritime Bank Thanh Xuân luôn “ tạo lập giá trị bền vững” cho khách hàng của mình. Dưới đây là những thành tựu mà MSB Thanh Xuân đã đạt được trong thời gian qua: - Lợi nhuận tăng trưởng cao, ổn định qua các năm, trong đó nòng cốt vẫn là thu nhập lãi thuần, trong năm 2010 chỉ tiêu này đã tăng trưởng 100,06% khiến cho lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh tăng 123,43%. - Dư nợ cho vay của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng đáng kể ,mà đóng góp chủ yếu đến từ DNVVN. Khi dư nợ với DNNN lớn giảm dần thì số dư nợ với DNVVN tăng lên với tốc độ cao để không chỉ bù đắp cho phần sụt giảm đó mà còn tạo ra tăng trưởng dư nợ. Kể cả khi dư nợ DN lớn bị chuyển đi thì dư nợ của Chi nhánh cuối năm 2010 chỉ nhỏ hơn so với cuối năm 2009 hơn 66 tỷ đồng. - Chỉ tiêu nợ xấu của Chi nhánh ở mức rất thấp, tỷ lệ nợ xấu xét chung cho DN có quan hệ tín dụng với Chi nhánh cũng như xét riêng cho DNVVN luôn ở mức dưới 0,1%. - Uy tín của Chi nhánh trên địa bàn ngày càng tăng cao, thị phần được mở rộng, khả năng cạnh tranh cải thiện đáng kể. Tín dụng với DNVVN có ý nghĩa quan trọng với Chi nhánh trong việc tăng thị phần và chiếm lĩnh thị trường. Chỉ tiêu về số lượng cũng như dư nợ các DNVVN có quan hệ với Chi nhánh là chỉ báo quan trọng giúp ngân hàng định vị vị trí của mình trên địa bàn. Với chiến lược phát triển hợp lý cùng đội ngũ nhân viên năng động, Chi Lê Hải Long Lớp NHB- K10