Đề tài Ứng dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp tính điểm số Z vào phân tích tài chính của Công ty cổ phần Kinh Đô

doc 30 trang nguyendu 5390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Ứng dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp tính điểm số Z vào phân tích tài chính của Công ty cổ phần Kinh Đô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_ung_dung_phuong_phap_phan_tich_ty_so_va_phuong_phap_t.doc

Nội dung text: Đề tài Ứng dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp tính điểm số Z vào phân tích tài chính của Công ty cổ phần Kinh Đô

  1. Phân tích tín dụng DANH SÁCH NHÓM TT MSV Họ và tên Ngày sinh 1 0853030150 Phạm Thị Minh Tâm 25/11/1989 2 0853030051 Ngô Hồng Hạnh 27/01/1989 3 0853030170 Lưu Thị Thanh Thủy 26/09/1990 1
  2. Phân tích tín dụng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÍN DỤNG 4 I. Khái niệm: 4 II. Vai trò của phân tích tín dụng 4 IV. Quy trình phân tích tín dụng 5 V. Các phương pháp phân tích 6 CHƯƠNG II: I. Giới thiệu chung công ty Kinh Đô 9 1. Nhóm tỷ số khả năng thanh toán của công ty Kinh Đô 10 2. Phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính 13 3. Các tỷ số hoạt động 17 4. Các tỷ số phản ánh mức sinh lời 19 5. Nhóm tỷ số giá thị trường 22 6. Kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp 23 II. Phân tích tín dụng theo mô hình hiện đại – mô hình điểm số Z 26 1. Tính điểm số Z của công ty 26 2. Nhận xét 27 CHƯƠNG III: NHẬN XÉT HAI PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 28 KẾT LUẬN 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 2
  3. Phân tích tín dụng LỜI MỞ ĐẦU Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho NHTM.Rủi ro này, có rất nhiều nguyên nhân, đều có thể gây ra tổn thất, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Do vậy,các ngân hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi quyết định tài trợ. Để kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng, trước khi đưa ra quyết định cho vay, bước phân tích tín dụng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Và trong phân tích tín dụng thì đánh giá phân tích tình hình tài chính của người đi vay là yếu tố không thể thiếu trong quy trình phân tích tín dụng. Tình hình tài chính doanh nghiệp là sự quan tâm không chỉ của chủ doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của rất nhiều đối tượng như các nhà đầu tư, người cho vay, Nhà nước và người lao động. Qua đó họ sẽ thấy được thực trạng thực tế của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh, và tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích họ có thể rút ra được những quyết định đúng đắn liên quan đến doanh nghiệp và tạo điều kiện nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp. Do đó việc phân tích tài chính trong một doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Do đó, chúng em quyết định chọn đề tài: "Ứng dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp tính điểm số Z vào phân tích tài chính của Công ty cổ phần Kinh Đô” để ứng dụng phương pháp phân tích, từ đó đánh giá hiệu quả đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đề tài gồm 3 chương : Chương I: Tổng quan về phân tích tín dụng và phân tích tài chính doanh nghiệp Phần II: Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Kinh Đô Phần III: Nhận xét về hai phương pháp phân tích 3
  4. Phân tích tín dụng CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÍN DỤNG I. Khái niệm: Tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi giữa người đi vay và người cho vay . Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi Phân tích tài chính doanh nghiệp là một khâu cơ bản trong quy trình phân tích tín dụng. Phân tích tài chính là sử dụng tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. II. Vai trò của phân tích tín dụng Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song lại có rủi ro cao nhất cho ngân hang thương mại. Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân, chúng đều có thể gây ra tổn thất, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Có nhiều khoản tài trợ mà tổn thất có thể chiếm phần lớn vốn chủ, đẩy ngân hang đến phá sản. Do vậy, các ngân hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi quyết định tài trợ. Đó chính là quá trình phân tích tín dụng, bao gồm quá trình thẩm tra trước, trong và sau khi cho vay, chiết khấu, cho thuê, bảo lãnh. Phân tích tín dụng giữ vai trò quan trọng: giúp Ngân hàng phân tích, đánh giá và ra quyết định cho vay khi đứng trước một yêu cầu vay vốn của khách hàng. Va kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng khi quyết định cho vay, góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung. III. Mục tiêu của phân tích tín dụng: Là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy tra. 4
  5. Phân tích tín dụng - Phục vụ cho công tác ra quyết định tín dụng - Giảm thiểu rùi ro tín dụng có thể xảy ra IV. Quy trình phân tích tín dụng. Một quy trình tín dụng căn bản Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng khả năng sử dụng vốn vay khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi) Bước 2: Phân tích tín dụng Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay. Mục tiêu: Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng. Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. Bước 3: Ra quyết định tín dụng Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản: Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt Từ chối cho vay với một khách hàng tôt. Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Bước 4: Giải ngân 5
  6. Phân tích tín dụng Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bước 5: Giám sát tín dụng Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng, để đảm bảo khả năng thu nợ. Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng V. Các phương pháp phân tích Các nội dung cần phân tích thường được các ngân hàng gộp thành từng nhóm, nhằm thẩm định từng mặt, khía cạnh khác nhau. 1. Phân tích định tính - Tiêu chuẩn 6C: 1. Năng lực của người vay nợ (Capacity) 2. Uy tín và tính cách của người vay (Character) 3. Khả năng tạo ra tiền để trả nợ (Cash) 4. Quyền sở hữu các tích sản (Collateral) 5. Các điều kiện kinh tế (Conditions) 6. Khả năng kiểm soát các khoản vay (Control) - Tiêu chuẩn 5P: 1. Con người vay vốn (Person) 2. Mục đích vay vốn (Purpose) 3. Nguồn trả nợ (Payment Source) 4. Chính sách kinh doanh (Policy) 6
  7. Phân tích tín dụng 5. Quyền sở hữu các tài sản (Properties) - Tiêu chuẩn CAMPARI: 1. Uy tín và tính cách của người vay (Character) 2. Năng lực của người vay nợ (Ability) 3. Lãi cho vay (Margin) 4. Mục đích vay (Purpose) 5. Số tiền vay (Amount) 6. Sự hoàn trả (Repayment) 7. Bảo đảm (Insurance) 2. Phân tích định lượng – các chỉ tiêu tài chính của khách hàng a. Theo mô hình cổ điển thì việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng theo 5 nhóm chỉ tiêu riêng biệt: 1. Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán (Liquidity ratios) 2. Nhóm tỷ số kết cấu tài chính (Leverage ratios) 3. Nhóm tỷ số hoạt động hay hiệu suất sử dụng VKD (Efficiency/turnover ratios) 4. Nhóm tỷ số doanh lợi (Profitability ratios) 5. Nhóm tỷ số giá thị trường (Market value ratios) b. Phân tích định lượng (các mô hình hiện đại) Một trong các mô hình phân tích, đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng được áp dụng phổ biến hiện nay là mô hình điểm số Z Mô hình 1: Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 1.00X5 Nếu Z > 2.99 : Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. 7
  8. Phân tích tín dụng Nếu 1.8 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1.23 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1.2 < Z’’ < 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu Z’’ <1.1 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Trong đó: X1 = Vốn Lưu Động trên Tổng Tài Sản (Working Capitals/Total Assets). X2 = Lợi Nhuận Giữ Lại trên Tổng Tài Sản (Retain Earnings/Total Assets). X3 = Lợi Nhuận Trước Lãi Vay và Thuế trên Tổng Tài sản (EBIT/Total Assets). X4 = Vốn Chủ Sỡ Hữu trên Tổng Nợ (Total Equity/Total Liabilities). X5 = Doanh Số trên Tổng Tài Sản (Sales/Total Assets). 8
  9. Phân tích tín dụng CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ I. Giới thiệu chung công ty cổ phần Kinh Đô Công ty cổ phần Kinh Đô là công ty lớn chuyên sản xuất và kinh doanh thức ăn nhẹ tại Việt Nam. Các mặt hàng chính của công ty gồm các loại bánh, kẹo và kem. Hiện nay Kinh Đô là một trong những công ty tư nhân có lợi nhuận vào hàng cao nhất trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Các thành viên hội đồng quản trị công ty được các báo chí Việt Nam bình chọn là những cá nhân giàu nhất Việt Nam dựa trên tài sản chứng khoán. Công ty Kinh Đô hiện là công ty sản xuất và chế biến bánh kẹo hàng đầu tại thị trường Việt Nam với 7 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao. Hệ thống phân phối của Kinh Đô trải khắp 64 tỉnh và thành phố với 150 nhà phân phối và gần 40.000 điểm bán lẻ. Sản phẩm của Kinh Đô đã được xuất khẩu sang thị trường 20 nước trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Úc, Trung Đông, Singapore, Đài Loan, với kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt 10 triệu USD vào năm 2003. 1. Thành lập Công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô thành lập năm 1993. Ban đầu là phân xưởng sản xuất bánh snack nhỏ tại Phú Lâm, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư là 1,4 tỉ VNĐ và khoảng 70 công nhân viên. Lúc bấy giờ, công ty có chức năng sản xuất và kinh doanh các mặt hàng bánh Snack, một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước. 2. Quá trình phát triển Năm 1993 và 1994 là cột mốc cho sự trưởng thành của công ty, qua việc thành công trong sản xuất, kinh doanh bánh Snack (thị trường bánh Snack tại thời điểm đó chủ yếu là của Thái Lan). Sau quá trình nghiên cứu khảo sát nhu cầu thị trường, BGĐ Cty đã quyết định tăng vốn pháp định lên 14 tỉ VNĐ, nhập dây chuyền sản xuất bánh Snack với công nghệ của Nhật bản trị giá trên 750.000 USD. Việc sản xuất và tung ra sản phẩm Bánh Snack Kinh Đô với giá rẻ, mùi vị đặc trưng. Năm 1996, Công ty tiến hành đầu tư xây dựng nhà xưởng mới tại số 6/134 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh với diện tích 14.000m². Đồng thời công ty cũng đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cookies với công nghệ và thiết bị hiện đại của Đan Mạch trị giá 5 triệu USD. Năm 1997 & 1998, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất bánh mì, bánh bông lan công nghiệp với tổng trị giá đầu tư trên 1,2 triệu USD. 9
  10. Phân tích tín dụng Cuối năm 1998, dây chuyền sản xuất kẹo Chocolate được đưa vào khai thác sử dụng với tổng đầu tư khoảng 800.000 USD. Sản phẩm Kẹo Chocolate Kinh Đô được người tiêu dùng trong nước rất ưa chuộng và có thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Sang năm 1999, Công ty tiếp tục tăng vốn pháp định lên 40 tỉ VNĐ, cùng với sự kiện nổi bật là sự ra đời của Trung tâm thương mại Savico – Kinh Đô, tại quận 01 vốn là một khu đất của dự án đầu tư không triển khai được (do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương). Nhận ra tiềm năng kinh doanh của khu vực này, Ban Giám Đốc Công ty đã mạnh dạn đầu tư xây dựng thành Trung tâm thương mại Savico-Kinh Đô với những cửa hàng sang trọng, phục vụ du khách tham quan mua sắm. Cùng thời gian đó hệ thống Kinh Đô Bakery lần lượt ra đời. Được thiết kế và xây dựng theo mô hình cao cấp hiện đại của các nước phát triển, Kinh Đô Bakery là kênh bán hàng trực tiếp của Công ty Kinh Đô. Cũng qua hệ thống này, Công ty tiếp nhận rất nhiều ý kiến đóng góp cũng như phản hồi của người tiêu dùng, qua đó có thể hoàn thiện và cải tiến sản phẩm, cung cách phục vụ của mình nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Năm 2000, Công ty Kinh Đô tiếp tục tăng vốn pháp định lên 51 tỉ VNĐ, mở rộng nhà xưởng lên gần 60.000 m2, trong đó diện tích nhà xưởng là 40.000m². Và để đa dạng hóa sản phẩm, công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất Bánh mặn Cracker từ Châu Âu trị giá trên 2 triệu USD, là một trong số các dây chuyền sản xuất bánh Cracker lớn trong khu vực. Bên cạnh đó, một nhà máy sản xuất bánh kẹo Kinh Đô cũng được xây dựng tại thị trấn Bần Yên Nhân tỉnh Hưng Yên trên diện tích 28.000m², tổng vốn đầu tư là 30 tỉ VNĐ. Tháng 04/2001, Công ty đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất Kẹo cứng và một dây chuyền sản xuất Kẹo mềm hiện đại với tổng trị giá 2 triệu USD, công suất 40 tấn/ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Đến tháng 06/2001, tổng vốn đầu tư của Công ty Kinh Đô lên đến 30 triệu USD. Công ty đưa vào khai thác thêm một dây chuyền sản xuất bánh mặn Cracker trị giá 3 triệu USD và công suất 1.5 tấn/giờ. Nhà máy Kinh Đô tại Hưng Yên cũng được đưa vào hoạt động nhằm phục vụ cho thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Năm 2001 được xác định là năm xuất khẩu của Công ty Kinh Đô. Công ty quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu ra các thị trường Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaysia, Thái Lan. Năm 2001, công ty mở rộng xuất khẩu ra thế giới và thành công lớn. Trong khi đó, nhãn hiệu Kinh Đô cũng đã phủ khắp các tỉnh thành trong nước. Năm 2002, sản phẩm và dây chuyền sản xuất của công ty được BVQI chứng nhận ISO 9002 và sau đó là ISO 9002:2000. Cùng với việc vốn điều lệ được nâng lên 150 tỉ VNĐ, công ty bắt đầu gia nhập thị trường bánh Trung Thu và đổi tên thành Công ty cổ phần Kinh Đô. 10
  11. Phân tích tín dụng Đầu năm 1999, Công ty quyết định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 trong sản xuất và kinh doanh. Sau thời gian chuẩn bị và áp dụng, tháng 5/1/2001, tổ chức BVQI của Anh Quốc chính thức cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002. Bắt đầu từ ngày 01/10/2002, Công Ty Kinh Đô chính thức chuyển thể từ Công ty TNHH Xây dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô sang hình thức Công ty Cổ Phần Kinh Đô. Sản lượng tiêu thụ năm sau luôn tăng gấp đôi so với năm trước. Kinh Đô hiện có một mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp cả nước. Tốc độ phát triển kênh phân phối hàng năm tăng từ 15% đến 20%. Năm 2003, Kinh Đô chính thức mua lại công ty kem đá Wall's Việt Nam của tập đoàn Unilever từ Anh Quốc và thay thế bằng nhãn hiệu kem Kido's. Các sản phẩm Bánh Cookie Bánh Snack Bánh Cracker AFC - Cosy Kẹo Sô cô la Kẹo cứng và kẹo mềm Bánh mì mặn, ngọt Bánh bông lan Bánh kem Kem đá Kido's Bánh Trung Thu Kinh Đô Sô cô la Sữa chua II. Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Kinh Đô bằng phương pháp phân tích các chỉ số tài chính công ty 1. Nhóm tỷ số khả năng thanh toán của công ty Hải Hà a. Tỷ số thanh khoản hiện thời Tỷ số thanh khoản hiện thời hay còn gọi là tỷ số thanh khoản ngắn hạn được xác định như sau: 11
  12. Phân tích tín dụng Giá trị Tài sản lưu động Hệ số thanh khoản ngắn hạn = Giá trị Nợ ngắn hạn Từ bảng báo cáo cân đối kế toán, tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty qua các năm như sau Bảng 1: Tỷ số thanh khoản hiện thời công ty Kinh Đô Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tỷ số thanh khoản hiện 2.44 2.64 2.58 2.68 thời Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty năm 2007 đến năm 2010 Hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2010 của Công ty cổ phần Kinh Đô là 2.68, chứng tỏ cứ mỗi 1 VNĐ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 2.68 VNĐ giá trị tài sản ngắn hạn. Hệ số này của năm 2009 giảm xuống so với năm 2008 nhưng nhìn chung là khá ổn định trong bốn năm gần đây. Tuy nhiên, hệ số thanh toán ngắn hạn của Kinh Đô cao hơn so với ngành (1.91) cho thấy khả năng thanh khoản của doanh nghiệp ở mức tốt và doanh nghiêp đang trong giai đoạn phát triển. So sánh với Hải Hà và Bibica, hai đối thủ cạnh tranh chính của Kinh Đô, hệ số thanh toán ngắn hạn của Kinh Đô năm 2010 thấp hơn Bibica (4.54) và cao hơn Hải Hà (1.68), cho thấy khả năng trả nợ của Kinh Đô thấp hơn Bibica và cao hơn Hải Hà. b. Tỷ số thanh toán nhanh Giá trị Tài sản lưu động – Giá trị hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh = Nợ phải trả ngắn hạn Từ bảng báo cáo cân đối kế toán, tỷ số toán nhanh của công ty qua các năm như sau Bảng 2: Tỷ số thanh toán nhanh của công ty Kinh Đô 12
  13. Phân tích tín dụng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tỷ số thanh toán nhanh 1.7 1.90 2.00 2.02 Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty năm 2007 đến năm 2010 Năm 2010, hệ số thanh toán nhanh của Kinh Đô bằng 1.76 cho thấy mặc dù cứ 1VNĐ nợ ngắn hạn được tài trợ bởi 3.4VNĐ tài sản lưu động. Khả năng của công ty là 1.76VNĐ sẵn sàng đáp ứng cho 1VNĐ nợ ngắn hạn. Trung bình ngành của hệ số này năm 2010 là 1.2, hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp là 2.02 là cao. Hệ số này của Kinh Đô cao hơn rất nhiều so với Hải Hà (0.7) và chỉ bằng 0.6 so với Bibica (3.6) cho thấy khả năng công ty trả các khoản nợ ngắn hạn mà không cần vay thêm và bán hàng tồn kho là thấp hơn so với Bibica. Hệ số thanh toán nhanh của Kinh Đô biến động từ năm 2007 cho đến nay cho thấy Kinh Đô đã có chính sách thay đổi hợp lý về lượng hành tồn kho. Tóm lại, Kinh Đô có hệ số thanh toán hiện thời và hệ số thanh toán nhanh ở mức chấp nhận được. c. Vốn lưu động sản xuất thuần Vốn lưu động sản xuất thuần = Giá trị tài sản ngắn hạn – Giá trị Nợ ngắn hạn Từ bảng báo cáo cân đối kế toán, vốn lưu động sản xuất thuần của công ty qua các năm như sau Bảng 3: Vốn lưu động sản xuất của công ty Kinh Đô Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Vốn lưu động sản xuất 34,711 49,702 46,138 63,388 thuần (Triệu đồng) Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty năm 2007 đến năm 2010 Qua bảng trên có thể thấy vốn lưu động sản xuất thuần của công ty Kinh Đô luôn dương và liên tục tăng qua các năm từ năm 2007 đến nay (từ gần 35 tỷ lên hơn 63 tỷ). Do đó, công ty hoàn toàn có khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn 13
  14. Phân tích tín dụng d. Tỷ số khả năng thanh toán tiền mặt Tiền mặt + Chứng khoán khả mại Hệ số thanh toán tiền mặt = Nợ phải trả ngắn hạn Từ bảng báo cáo cân đối kế toán, tỷ số thanh tiền mặt của công ty qua các năm như sau Bảng 4: Tỷ số thanh toán tiền mặt của công ty Hải Hà Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hệ số thanh toán tiền mặt 0.35 0.38 0.40 0.42 Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty năm 2007 đến năm 2010 Hệ số thanh toán tiền mặt năm 2010 của Công ty cổ phần Kinh Đô là 0.39, chứng tỏ cứ mỗi 1 VNĐ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0.39 VNĐ tiền mặt và chứng khoán khả mại. Nhìn chung trong bốn năm gần đây dao động ở mức 0.3. Hệ số thanh toán tiền mặt của Kinh Đô năm 2010 thấp hơn so với ngành (0.48), và cao hơn của Bibica (0.22), của Hải Hà (0.3). Như vậy khả năng thanh toán tiền mặt Kinh Đô tương đối thấp do lượng hàng tồn kho cao. e. Hệ số thanh toán lãi vay EBIT Hệ số thanh toán lãi vay = Lãi vay phải trả Từ bảng báo cáo cân đối kế toán, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tỷ số thanh toán lãi vay của công ty qua các năm như sau Bảng 5: Tỷ số thanh toán lãi vay của công ty Kinh Đô Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hệ số thanh toán lãi vay 9.41 7.17 29.74 -3,602 Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty năm 2007 đến năm 2010 14
  15. Phân tích tín dụng Hệ số chi trả lãi vay của Kinh Đô năm 2010 là -3602 nghĩa là cứ mỗi 1 VNĐ lãi vay được đảm bảo bằng 115.7 VNĐ thu nhập trước thuế và lãi (EBIT). Hệ số này của doanh nghiệp tăng mạnh trong ba năm gần đây, từ 70.0 năm 2005 lên 115.7 năm 2007, cho thấy doanh nghiệp có khả năng trả nợ tốt. 2. Phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính a. Tỷ số nợ Tổng giá trị nợ Tỷ số nợ = Tổng giá trị tài sản Từ bảng báo cáo cân đối kế toán, tỷ số nợ của công ty qua các năm như sau Bảng 6: Tỷ số nợ của công ty Hải Hà Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tỷ số nợ 0.42 0.3 0.23 0.252 Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty năm 2007 đến năm 2010 Tỷ lệ nợ/tài sản năm 2010 của Kinh Đô bằng 0.252 nghĩa là trong tổng tài sản của doanh nghiệp có 25.2% được tài trợ bằng nợ. Tỷ lệ này của Hải Hà đã giảm dần trong bố năm gần đâyvà thấp so với mức trung bình ngành (39%) và hai đối thủ cạnh tranh, Hải Hà (43%) và Bibica (19.5%). Điều này cho thấy gánh nặng nợ nần của Kinh Đô là thấp. Với tỷ lệ nợ/tài sản này, doanh nghiệp có thể vay mượn thêm được tiền của các nhà tài trợ. b. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu Tổng giá trị nợ Tỷ số nợ so với VCSH = Giá trị vốn chủ sở hữu 15
  16. Phân tích tín dụng Từ bảng báo cáo cân đối kế toán, tỷ số nợ so với VCSH của công ty qua các năm như sau Bảng 7: Tỷ số nợ so với VCSH của công ty Kinh Đô Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tỷ số nợ so với VCSH 0.98 1.00 0.74 0.76 Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty năm 2007 đến năm 2010 Biểu đồ 3: Tỷ số nợ so với VCSH của công ty Kinh Đô Tỷ lệ nợ phải trả/VCSH năm 2010 của Kinh Đô là 76% tức là trong tổng tài sản của doanh nghiệp, nợ phải trả bằng 76% vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này giảm từ 100% năm 2008 còn 76% năm 2010 cho thấy doanh nghiệp đã dần thay thế nợ phải trả bằng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản. c. Hệ số tự tài trợ Tổng VCSH Hệ số tự tài trợ = Giá trị tổng tài sản Từ bảng báo cáo cân đối kế toán, hệ số tự tài trợ của công ty qua các năm như sau 16
  17. Phân tích tín dụng Bảng 8: Hệ số tự tài trợ của công ty Kinh Đô Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hệ số tự tài trợ 0.51 0.50 0.58 0.57 Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty năm 2007 đến năm 2010 Biểu đồ 4: Hệ số tự tài trợ của công ty Kinh Đô Hệ số tự tài trợ năm 2010 của Kinh Đô bằng 0.57 nghĩa là trong tổng tài sản của doanh nghiệp có 57% được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này của Kinh Đô đã tăng dần trong bốn năm gần đây từ 51% năm 2007 lên 57% năm 2010. Với hệ số tự tài trợ này cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính tương đối ổn định và hợp lý d. Tỷ số nợ dài hạn (LDR) Tổng giá trị nợ dài hạn LDR = Tổng tài sản Từ bảng báo cáo cân đối kế toán,tỷ số nợ dài hạn của công ty qua các năm như sau Bảng 9: Tỷ số nợ dài hạn của công ty Kinh Đô 17
  18. Phân tích tín dụng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 LDR 0.10 0.13 0.15 0.17 Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty năm 2007 đến năm 2010 Tỷ số nợ dài hạn năm 2010 của Kinh Đô bằng 0.01 nghĩa là trong tổng tài sản của doanh nghiệp có 1% được tài trợ nợ dài hạn. Tỷ lệ này của Kinh Đô tăng trong bốn năm gần đây Từ 10% năm 2007 lên 17% năm 2010. Với tỷ số nợ dài hạn này cho thấy doanh nghiệp đã tận dụng được nguồn vốn vay dài hạn trong hoạt động sản xuất 1. Các tỷ số hoạt động a. Hiệu quả sử dụng tài sản (ATR) Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh ATR = Tổng tài sản bình quân Từ bảng báo cáo cân đối kế toán, hiệu quả sử dụng của công ty qua các năm như sau Bảng 10: Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Kinh Đô Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 ATR 1.8 2.08 2.32 2.55 (vòng) Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty năm 2007 đến năm 2010 Số vòng quay tài sản của Kinh Đô năm 2010 là 2.55 cho biết cứ 1 VNĐ tài sản tạo ra 2.55 VNĐ doanh thu. Chỉ tiêu này của doanh nghiệp lớn hơn mức trung bình ngành (1.1) và có xu hướng tăng dần qua các năm cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động tốt b. Kỳ thu tiền bình quân (ACP) 18
  19. Phân tích tín dụng Bình quân các khoản phải thu ACP = Bình quân doanh thu theo ngày Từ bảng báo cáo cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuấ kinh doanh, kỳ thu tiền bình quân của công ty qua các năm như sau Bảng 11: Kỳ thu tiền bình quân của công ty Kinh Đô Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 ACP (ngày) - 176.46 150.41 152.18 Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty năm 2007 đến năm 2010 Kỳ thu tiền bình quân của Kinh Đô năm 2010 là trung bình cứ 152 ngày là thu được tiền. Kỳ thu tiền bình quân của Kinh Đô tăng qua các năm chứng tỏ doanh nghiệp đã thông thoáng hơn trong chính sách quản lí bán chịu. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần phải có chính sách điều chỉnh hợp lý, không để tỷ số này quá lớn làm giảm khả năng thanh khoản của doanh nghiệp c.Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (ITR) Giá vốn hàng bán ITR = Bình quân hàng tồn kho Từ bảng báo cáo cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuấ kinh doanh, vòng quay hàng tồn kho của công ty qua các năm như sau Bảng 12: Vòng quay hàng tồn kho của công ty Kinh Đô Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 ITR (vòng) 11.9 12 12.19 13 Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty năm 2007 đến năm 2010 19
  20. Phân tích tín dụng Số vòng quay hàng tồn kho của Kinh Đô năm 2010 là 13 nghĩa là cứ 1VNĐ hàng tồn kho thì tạo ra 13 VNĐ giá vốn hàng bán, trung bình cứ 69 ngày là hàng tồn kho lại bán được. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho của Hải Hà tăng qua các năm và đến năm 2010 chỉ số này của Kinh Đô lớn hơn mức trung bình ngành (5.2) chứng tỏ doanh nghiệp đã có chính sách quản lí hàng tồn kho hợp lí, hàng tồn kho của doanh nghiệp dễ bán. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho của Hải Hà năm 2010 cao hơn Bibica (6.14) và Hải Hà (5.22) 4. Các tỷ số phản ánh mức sinh lời a. Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận = Doanh thu Từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận của công ty qua các năm như sau Bảng 13: Tỷ suất lợi nhuận của công ty Kinh Đô Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tỷ suất lợi nhuận (%) 22 25 26 35 Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty năm 2007 đến năm 2010 Tỷ suất lợi nhuận ròng của Hải Hà năm 2010 là 35% nghĩa là 1 VNĐ doanh thu thuần tạo ra 0.35VNĐ lợi nhuận ròng. Tuy tỷ suất này của doanh nghiệp tăng lên trong bốn năm gần đây, từ 22% năm 2007 lên 35% năm 2010, và cao hơn rất nhiều so với mức trung bình ngành (15%) và tỷ suất lợi nhuận ròng của Hải Hà (5%), Tỷ suất lơi nhuận ròng của Bibica (10%) 20
  21. Phân tích tín dụng b. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Lợi nhuận ròng ROA = Bình quân tổng tài sản Từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuấ kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty qua các năm như sau Bảng 14: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty Kinh Đô Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 ROA (%) 9.62 9.44 11.24 12.46 Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty năm 2007 đến năm 2010 ROA năm 2010 của Hải Hà là 12.46% nghĩa là mỗi 1 VNĐ tổng tài sản tạo ra 0.1246 VNĐ lợi nhuận ròng. ROA năm 2010 cao nhất trong vòng bốn năm trờ lại đây. ROA của Kinh Đô cao hơn mức trung bình ngành (9%) và caohơn đối thủ cạnh tranh chính là Hải Hà (9.07%) và cao hơn Bibica (5.59%), cho thấy việc phân phối và quản lí các nguồn lực của doanh nghiệp hiệu quả. c. Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu Lợi nhuận ròng ROE = Vốn chủ sở hữu Từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuấ kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên VCSH của công ty qua các năm như sau Bảng 15: Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH của công ty Kinh Đô Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 ROE (%) 15.12 16.78 17.10 18.81 21
  22. Phân tích tín dụng Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty năm 2007 đến năm 2010 ROE năm 2010 của Hải Hà là 18.81% cho biết cứ 1 VNĐ vốn chủ sở hữu tạo ra 0.1881 VNĐ doanh thu. ROE năm 2010 cao nhất trong bốn năm gần đây. ROE của doanh nghiệp cao mức trung bình ngành (18%) và cao hơn Hải Hà (15.86%) , cao hơn Bibica (7.84%) cho thấy đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu được sử dụng hiệu quả. 5. Nhóm tỷ số giá thị trường a. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) Lợi nhuận ròng EPS = Số lượng cổ phiếu lưu hành Từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuấ kinh doanh, lãi cơ bản trên cổ phiếu của công ty qua các năm như sau Bảng 16: EPS của công ty Hải Hà Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 EPS (%) 3604,4 4,469 5,719 6,3344 Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty năm 2007 đến năm 2010 Đây là một chỉ số quan trọng vì nó là yếu tố chính chi phối thị giá cổ phần, nó chỉ ra số thu nhập mà mỗi cổ đông được hưởng. Như vậy, với mỗi cổ phiếu mỗi cổ đông được hưởng 6334,4 đ. Kết quả này là khả quan trong khi đó Hải Hà là 3454,2 đ/CP, nhưng của Bibica chỉ là 2494,3 đ/CP. b. Giá cổ phiếu trên thu nhập (P/E) Giá trị thị trường P/E = EPS Từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuấ kinh doanh, giá cổ phiếu trên thu nhập của công ty qua các năm như sau 22
  23. Phân tích tín dụng Bảng 17: P/E của công ty Kinh Đô Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 P/E (%) 5.5 6.13 7.64 8.85 . P/E là tỉ lệ phần trăm giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Năm 2010, P/E của Kinh Đô là 8.85. Nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 8.85d cho mỗi đồng lợi nhuận của công ty. Trong vòng ba năm trở lại đây thì P/E của Kinh Đô tăng liên tục qua các năm, từ 5.5 năm 2008 lên 8.85 lên 2010 cho thấy kỳ vọng của nhà đầu tư vào Kinh Đô liên tục tăng. So sánh với 2 đối thủ cạnh tranh của công ty là Kinh Đô và Bibica thì hai công ty này có P/E là: Hải Hà là 7.64 và Bibica là 8.63. 6. Kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp Từ những phân tích trên có thể đưa ra những kết luận sau Là một công ty trong ngành sản xuất bánh kẹo, tất nhiên Kinh Đô vẫn phải chịu những ảnh hưởng chung của ngành. Tuy nhiên, Kinh Đô đã tạo ra cho mình điểm mạnh riêng. - Vòng quay HTK tăng qua các năm. - Kỳ thu tiền bình quân rút ngắn dần trong vòng bốn năm. - Tỷ lệ nợ dài hạn tốt cho thấy công ty đã tận dụng được nguồn nợ dài hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh - Tỉ suất lợi nhuận cao - Tỉ suất sinh lời VCSH ROE cao Tuy nhiên: - Khả năng thanh toán tốt tiền mặt thấp do hàng tồn kho cao 23
  24. Phân tích tín dụng Tóm lại, lợi nhuận công ti có tăng qua từng năm cho thấy công ti làm ăn khá hiệu quả và công ti vẫn phải cố gắng hơn nữa để đủ sức cạnh tranh, đững vững trên thị trường. 24
  25. Phân tích tín dụng II. Phân tích tín dụng theo mô hình hiện đại – mô hình điểm số Z 1. Tính điểm số Z của công ty Thời điểm Chỉ tiêu 31/12 2009 31/12/ 2010 30/ 6/2011 STT Tiền và các khoản tương 28.400.360.329 26.811.567.026 1 19.698.118.943 đương tiền 23.955.791.167 22.945.951.451 2 Phải thu ngắn hạn 27.809.483.656 70.986.958.124 100.969.537.720 90.158.830.557 3 Hàng tồn kho 72.406.308.656 93.506.403.216 76.984.167.276 4 Nợ ngắn hạn 5=(1)+(2)+ 46,088,252,067 62,932,181,758 Vốn lưu động ròng 59,819,286,000 (3)-(4) 224.396.591.346 257.063.592.943 6 Tổng tài sản 192.350.154.885 X1= (5)/(6) 0.2396 0.2666 0.2448 Lợi nhuận giữ lại( lợi nhuận 238.830.899 10.056.514.234 8.777.852.741 7 chưa phân phối) X2=(7)/(6) 0.0012 0.0448 27.150.752.180 8 Lợi nhuận trước thuế 25.210.817.691 9.245.448.011 913.231.329 (12.332.523) 299.148.191 9 Chi phí lãi vay 10=(8)+(9) EBIT 28.063.983.509 25.198.485.168 X3=(10)/(6) 0.1459 0.1123 25
  26. Phân tích tín dụng Giá thị trường cổ phiếu 11 (VND) (giá đóng cửa ngày 22.800 26.400 15.000 cuối thời điểm) 12 Tổng số cổ phiếu lưu hành 5.475.000 5.475.000 8.212.500 Thị giá của cổ phiếu (VND) 13=(11)* ( Market Value of Total 124.830.000.000 144.540.000.000 123.187.500.000 (12) Equity) 74.810.062.186 96.633.327.094 80.482.740.184 14 Tổng số nợ X4=(13)/(14) 1.6686 1.4958 1.5306 458.601.900.972 527.585.577.932 15 Doanh thu X5=(15)/(6) 2.3842 2.3511 Z=1.2X1+1.4X2+3.3X3+0.64X4+1.0X5 4.2229 4.0616 3. Nhận xét Qua bảng trên ta thấy chỉ số Z của công ty rất cao, nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Tuy nhiên có một điểm đáng chú ý là mặc dù tất cả các X của doanh nghiệp đều giảm trong năm 2010 so với 2009 song với sự tăng đột biến của X2 nên chỉ số Z của doanh nghiệp chỉ giảm đôi chút. 26
  27. Phân tích tín dụng CHƯƠNG III NHẬN XÉT HAI PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Phương pháp phân tích chỉ số Phương pháp tính điểm số Z - Tương đối đơn giản và dễ áp dụng - Là phương pháp được áp dụng - Có độ chính xác khá cao nên được thường xuyên từ trước sử dụng phổ biến - Không cần phải so sánh với doanh nghiệp khác Căn cứ vào chỉ số Z, các ngân hàng có thể phân loại các doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản; doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản; doanh nghiệp nằm trong Ưu điểm vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản - cao. Đây là cơ sở để các ngân hàng quyết định hạn mức tín dụng cần thiết đối với từng doanh nghiệp. Như vậy, mô hình điểm số Z có thể coi là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị ngân hàng có những quyết định đúng đắn trước khi cấp tín dụng. - chỉ tiêu Z phụ thuộc chủ yếu vào - tổng tài sản. Do đó, việc quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản của doanh 27
  28. Phân tích tín dụng nghiệp sẽ góp phần giảm thiểu khả năng phá sản của doanh nghiệp - Kết quả phân tích các chỉ tiêu phụ thuộc vào dữ liệu tính toán - Kết quả có thể bị sai lệch nếu thông tin thu thập từ bản báo cáo tài chính có độ tin tưởng không cao - Không đánh giá được tác động của những yếu tố như lạm phát, suy thoái - Khó lựa chọn được một nhóm doanh nghiệp cùng ngành để so sánh Nhược điểm - Việc phân tích từng chỉ tiêu riêng lẻ có thể cho những kết quả khác nhau - So sánh phân tích từng chỉ tiêu riêng lẻ không phản ánh được mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các chỉ tiêu 28
  29. Phân tích tín dụng KẾT LUẬN Có thể nói, thẩm định tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Ngân hàng cần có những phương pháp, áp dụng những phương pháp phân tích người đi vay sao cho thích hợp để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Tất cả các phương pháp phân tích, đánh giá tình hình tài chính của người đi vay đều có những ưu điểm và nhược điểm nhưng hai phương pháp phân tích các tỷ số tài chính và phương pháp tính điểm số Z là hai phương pháp được áp dụng phổ biển và lâu đời nhất. Hai phương pháp này cung cấp cho cán bộ phân tích tín dụng những thông tin cơ bản và tương đối chính xác về tình hình tài chính, khả năng vỡ nợ của người đi vay, góp phần vào nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. 29
  30. Phân tích tín dụng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình “Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng thương mại”, Tác giả TS. Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống Kê năm 2009 2. 30