Đề tài Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Ba Lan

doc 61 trang nguyendu 5040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Ba Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_to_chuc_ke_toan_nguyen_vat_lieu_tai_cong_ty_co_phan_b.doc

Nội dung text: Đề tài Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Ba Lan

  1. Mục Lục Chương I: Mấy vấn đề lý luận về nguyên vật liệu và kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 1 I. khái niệm và Vai trò của nguyên liệu- vật liệu trong sản xuất kinh doanh: 4 II. Yêu cầu về quản lý nguyên vật liệu 5 III Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu: 6 1.1. Phân lọai nguyên liệu vật liệu: 6 1.2. Đánh giá nguyên vật liệu: 8 1.3. Đánh giá nguyên vật liệu theo giá thực tế: 8 2. Kế toán chi tiết NVL: 10 2.1. Chứng từ sử dụng: 10 2.2. Sổ kế toán chi tiết NVL: 11 4. Kế toán tổng hợp NVL: 12 4.1. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên:.12 chương II: đặc điểm tình hình chung của công ty cổ phần Ba lan 18 I. Quá trình hình thành và pháp triển của công ty: 18 II. Đặc điểm tổ chức họat động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần ba lan 19 1. Đặc điểm về tổ chức quản lý sản xuất – kinh doanh: 19 2. Về cơ cấu lao động của công ty: 19 3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy sản xuất của công ty cổ phần Ba Lan: 20 4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Ba Lan đạt được trong năm 2002- 2003: 21 5. Các hình thức kế toán ở công ty: 21 III. Thực trạng tổ chức kế toán vật liệu ở công ty cổ phần Ba lan: 23 1. Công tác tổ chức quản lý chung về nguyên vật liệu. 23 2. Thủ tục nhập, xuât kho NVL: 26 3. Kế toán tổng hợp nhập, xuất kho NVL tại công ty cổ phần Ba Lan:.27 Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Ba Lan – Nam Định 33 Những nhận xét chung về công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty cổ phần Ba Lan – Nam Định 33 1. Ưu điểm: 33 2. Nhược điểm: 34 3. ý kiến đề suất: 36
  2. Lời mở đầu Nền kinh tế thị trường đã mở ra một môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp., và cũng chính cơ chế thị trường cạnh tranh này đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh tên thị trường để tránh rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ. Để đạt được mục tiêu trên các nhà quản lý phải sử dụng các công cụ quản lý khác nhau. Trong doanh nghiệp, hạch toán kế toán là một công cụ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng. Thông tin do kế toán cung cấp là cơ sở để nhận biết phân tích và đánh giá tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, lao động vật tư, tình hình chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh . Trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu là yếu tố hết sức quan trọng, là yếu tố cơ bản nhất của quá trình sản xuất để cấu thành nên sản phẩm. Các loại nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩn của doanh nghiệp. Việc cung cấp nguyên liệu đầy đủ, nhịp nhàng, đồng bộ và kị thời thì sản xuất mới đều đặn và đạt hiệu quả nếu không sản xuất sẽ bị gián đoạn, gây tổn thất. Do vậy, hạch toán vật liệu một cách khoa học và sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu sẽ góp phần hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ thực tiễn trên em đã thấy rõ được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Ba Lan được sự giúp đỡ tận tình của các bác, các anh chị trong phòng kế toán công ty và đặc biêt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS. Lê Thế Tường em đã chọn đề tài Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Ba Lan ” làm luận văn tốt nghiệp. 1
  3. Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm ba chương: Chương I: Sự cần thiết nghiên cứu công tác kế toán nguyên vật liêu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Chương II: tình hình tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở công ty cổ phần Ba Lan Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Ba Lan 2
  4. Bài luận văn được hoàn thành với sự lỗ lực của bản thân và sự quan tâm giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS. Lê Thế Tường cùng ban lãnh đạo công ty cũng như các cô chú trong phòng kế toán nơi em thực tập. Do thời gian tìm hiểu thực tế không nhiều và những kiến thức lý luận, khả năng còn hạn chế nên bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo cùng bạn đọc thông cảm và góp ý kiến cho bài luận văn của em. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Nguyễn Thị Minh Thu 3
  5. Chương I: mấy vấn đề lý luận về nguyên vật liệu và kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh I. khái niệm và Vai trò của nguyên liệu- vật liệu trong sản xuất kinh doanh: Quá trình họat động sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản: sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Quá trình sản xuất trong mọi doanh nghiệp sẽ không tự tiến hành nếu như thiếu đi một trong ba yếu tố cơ bản trên. Đối tượng lao động là tất cả các vật tư mà lao động có ích có thể tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình, trong đó nguyên liệu chính là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động, nếu không có nó thì không thể sản xuất ra bất cứ loại sản phẩm nào. Với những điều trình bầy ở trên, chúng ta có thể khẳng định rằng nguyên vật liệu đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vai trò được thể hiện: - Là một yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất và chiếm tỷ trọng cao - Nguyên vật liệu chất lượng tốt hay xấu quyết định chất lượng của sản phẩm - Chi phí nguyên vật liệu cao hay thấp quyết chi phí giá thành Nguyên liệu có các đặc điểm sau: - Về mặt hiện vật: vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và biến đổi hoàn toàn hình thái vật chất ban đầu. 4
  6. - Về mặt giá trị: nguyên liệu tiêu hao toàn bộ một lần và dịch chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm. II. Yêu cầu về quản lý nguyên vật liệu Nguyên liệu- vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất, kinh doanh và giá thành sản phẩm, là thành phần quan trọng trong vốn lưu động của doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ điều kiện thực tế khách quan của môi trường xung quanh thì yêu cầu quản lý về nguyên vật liệu được đặt ra như sau: - Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất, thường xuyên biến động, các doanh nghiệp thường xuyên phải tiến hành mua nguyên vật liệu để đáp ứng kịp thời quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và các nhu cầu khác trong doanh nghiệp. Do đó ở khâu thu mua đòi hỏi phải quản lý về khối lượng, chất lượng, quy cách- chủng loại, giá mua và chi phí mua cũng như kế hoạch mua theo đúng tiến độ thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng thất thoát lãng phí, không đúng với quy cách phẩm chất của sản phẩm. Khi xuất nhập kho phải cân đo đong đếm cẩn thận. - Phải tổ chức kho tàng, bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiệ cân đo , thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại vật liệu, tránh hư hỏng mất mát hao hụt, đảm bảo an toàn là một trong những yêu câu quản lý đối với vật liệu. - Trong khâu sử dụng: đòi hỏi phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định mức, dự toán chi phí nhằm hạ thấp mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu trong giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, tích lũy cho doah nghiệp, do vậy trong khâu này cần tổ chức tốt việc ghi chép, phản ảnh tình hình xuất dùng và sử dụng nguyên liệu, vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. 5
  7. - ở khâu dự trữ, để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, không bị ngừng trệ, gián đoạn do việc cung ứng, mua không kịp thời hoạc gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều, thì doanh nghiệp cần phải xác định được mức dự trữ tối đa và tối thiểu cho từng loại nguyên liệu, vật liệu. Đồng thời phải tìm nguồn cung cấp thường xuyên có chất lượng, gần để được cung cấp thường xuyên và giảm chi phí vận chuyển. Tóm lại, để quản lý nguyên liệu, vật liệu có hiệu quả cao nhất thì các doang nghiêp cần quản lý chặt chẽ khâu thu mua tới khâu bảo quản, sử dụng và dự trữ. Đây cũng là một trong nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp. III Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu: 1.1. Phân lọai nguyên liệu vật liệu: Nguyên liệu vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất gồm nhiều loại có nội dung vật chất, mục đích, công dụng trong quá trình sản xuất khác nhau. Để thuận tiện trong công tác quản lý nguyên liệu, vật liệu một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết tới từng loại nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại nguyên liệu, vật liệu. Phân loại nguyên liệu, vật liệu là việc phân chia nguyên liệu vật liệu thành từng nhóm, thứ, loại, nguyên liệu vật liệu khác nhau, mỗi nhóm, thứ, loại nguyên liệu vật liệu lại có cùng nội dung kinh tế hoặc cùng mục đích sử dụng. Xét về mặt lý luận, cũng như trên thực tế có rất nhiều cách phân loại nguyên liệu, vật liệu khác nhau tùy theo từng loại hình sản xuất ở mỗi doanh nghệp. Song từng cách phân loại đều đáp ứng ít nhiều mục đích quản lý, hạch toán nguyên liệu, vật liệu trong đơn vị mình Nếu căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nguyên liệu, vật liệu được chia thành : 6
  8. - Nguyên liệu chính(bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài) đối với các doanh nghiệp sản xuất, nguyên liệu là đối tượng chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm như sắt thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy, xi măng và cát trong các doanh nghiệp xây dựng, sợi trong các doanh nghiệp may đối với nửa thành phẩm mua ngoài, mục đích tiếp tục sản xuất sản phẩm, thí dụ sợi mua ngoài trong các doanh nghiệp dệt cũng được coi là nguyên vật liệu. - Vật liệu phụ chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm như là tăng chất lượng sản phẩm hoặc phục vụ cho công tác quản lý, cho vệc bảo quản , bao gói sản phẩm - Nhiên liệu trong doanh nghiệp sản xuất gồm các loại ở thể lỏng, khí, rắn dùng để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho phương tiện vận tải, máy móc thiết bị như xăng dầu. - Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại phụ tùng chi tiết dùng để thay thế sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải - Vật liệu khác: là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm: như gỗ, sắt thép vụn hoặc phế liệu thu nhặt, thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định. Căn cứ mục đích công dụng của vật liệu cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí vật liệu trên các tài khoản kế toán thì vật lệu của doanh nghiệp chia thành: + Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm. + Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác phục vụ quản lý ở các phân xưởng, tổ, đội, cho nhu cầu bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Căn cứ vào nguồn nhập, vật liệu được chia thành: + Nguyên vật liệu nhập do mua ngoài + Nguyên vật liệu tự gia công chế biến + Nguyên vật liệu nhập do góp vốn liên doanh 7
  9. Tuy nhiên, để đảm bảo việc cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối ưu nhất, phải thấy được một cách cụ thể số hiện có và tình hình biến động của từng thứ, loại nguyên vật liệu, thì doanh nhiệp cần phải phân chia nguyên vật liệu một cách tỷ mỉ, chi tiết hơn nữa theo tính năng lý hóa theo quy cách, phẩm chất nguyên vật liệu. Để thực hiện được điều đó phải lập sổ danh điểm vật liệu. Sổ danh điểm vật liệu là một yếu tố quan trọng giúp cho việc hạch toán được chính xác, là điều kiện cần thiết để tiến hành cơ giới hóa hạch toán nguyên vật liệu. Từ sổ danh điểm nguyên vật liệu, khi đã mã hóa ký hiệu hóa các tên nguyên vật liệu thì đó là cơ sở để thống nhất tên gọi vật liệu, tránh sự nhầm lẫn, đồng thời để thống nhất đơn vị tính, thống nhất giá hạch toán và phục vụ cho hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. 1.2. Đánh giá nguyên vật liệu: Đánh giá nguyên vật liệu là xác định chúng theo những quy tắc nhất định. Theo quy định hiện hành, kế toán nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu phải phản ánh theo giá trị thực tế có nghĩa là khi nhập kho phải tính toán và phản ánh theo giá thực tế. Khi xuất kho cũng phải xác định theo giá thực tế xuất kho theo đúng phương pháp quy định. Song trên thực tế do sự biến động thường xuyên của một số loại nguyên vật liệu mà nhiều donh nghiệp đã sử dụng: giá hạch toán để hạch toán tình hình nhâp, xuất nguyên vật liệu.Với ưu điểm của loại giá này là đơn giản và giảm bớt sự ghi chép tính toán hàng ngày. 1.3. Đánh giá nguyên vật liệu theo giá thực tế: Giá thực tế NVL nhập kho: Trong các doanh nghiệp sản xuất, tùy theo từng nguồn nhập mà trị giá thực tế của nguyên vật liệu được xác định như sau: - Giá trị thực tế nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài : 8
  10. + Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì giá trị vật tư mua vào là giá mua không thuế ghi trên hóa đơn và các chi phí mua thực tế. + Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp rực tiếp và cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì vật tư mua vào là tổng giá thanh toán (gồm GTGT đầu vào) - Đối với nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự gia công chế biến: gồm giá tri thực tế vật liệu xuất chế biến cùng các chi phí liên quan khác (tiền thuê gia công chế biến, chi phí vận chuyển bốc dỡ). - Giá thực tế của nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh: là giá do hội đồng liên doanh thống nhất quy định. - Giá thực tế phế liêu thu hồi: là giá ước tính có thể sử dụng được hay giá trị thu hồi tối thiểu. - Với NVL được biếu tặng: thì giá thực tế NVL là giá tính theo giá thị trường tương đương. Giá thực tế NVL xuất kho: - Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được thu mua nhập kho thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau, do vậy giá thực tế của từng lần, đợt nhập kho không hoàn toàn giống nhau. Để tình giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho có thể áp dụng theo các phương pháp sau: + Tính theo giá thực tế tồn đầu kỳ. + Tính theo giá bình quân gia quyền. + Tính theo giá thực tế nhập trước, xuất trước. + Tính theo giá thực tế nhập sau, xuất trước. + Tính theo giá thực tế đích danh. Đánh giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán: 9
  11. Để đơn giản thuận tiện trong việc hạch toán NVL, có thể sử dụng giá hạch toán để hạch toán hàng ngày tình hìnhnhập, xuất kho. Giá hạch toán có thể là giá kế hoạch, giá thực tế cuối kỳ trước. Hằng ngày sử dụng giá hạch toán để ghi sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu và ghi trên các chứng từ nhập, xuất kho. Cuối kỳ kế toán phải điều chỉnh lại theo giá thực tế để ghi sổ kế toán tổng hợp. Giá thực tế VL Giá hạch toán của Hệ số giá xuất kho = NVL xuất kho * NVL 2. Kế toán chi tiết NVL: Xuất phát từ yêu cầu quản lý NVL trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống chứng từ, mở các sổ kế toán chi tiết và lựa chọn, vận dụng phương pháp kế toán chi tiết NVL một cách phù hợp nhất. Cụ thể việc tiến hành kế toán chi tiết NVL được tiến hành như sau: 2.1. Chứng từ sử dụng: Theo chế độ chứng từ kế toán quy định, ban hành theo quyết định QB 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính, các chứng từ kế toán về NVL gồm: - Phiếu nhậo kho (mẫu 01-VT) - Phếu xuất kho (mẫu 02- VT) - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ(mẫu 03-VT) - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa (mẫu 08-VT) - Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (mẫu 02-BH) - Hóa đơn cước phí vận chuyển(mẫu 03-BH) Ngoài những chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của nhà nước, các doanh nghiệp có thế sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn theo quy định tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh tế, hình thức sở hữu khác nhau. 10
  12. Đối với các chứng từ kế toán bắt buộc phải lập kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định về mẫu biểu, nội dung, phương pháp lập và phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự và thời gian hợp lý do kế toán trưởng quy định phục vụ cho việc phản ánh, ghi chép và tổng hợp số liệu kịp thời của các bộ phận, cá nhân có liên quan. 2.2. Sổ kế toán chi tiết NVL: - Tùy thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết áp dụng trong doanh nghiệp mà sử dụng các sổ(thẻ) kế toán chi tiết sau: + Sổ(thẻ) kho + Sổ (thẻ) kế toán chi tiết NVL + Sổ đối chiếu luân chuyển + Sổ số dư - Sổ(thẻ) kho(mẫu số 06 -VT) đượ sử dụng để theo dõi số lượng nhập - xuất- tồn kho của từng thứ NVL theo từng kho. thẻ kho do phòng kế toán lập và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách đơn vị tính, mã số NVL về mặt giá trị và cả số lượng và giá trị tùy thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết áp dụng trong doanh nghiệp. - Ngoài các sổ kế toán chi tiết nêu trên, còn có thể mở các bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng kê lũy kế tổng hợp nhập – xuất – tồn kho NVL, phục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi tiết được đơn giản, nhanh chóng, kịp thời. 2.3. Các phương pháp kế toán chi tiết NVL: Hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất, việc hạch toán chi tiết vật liệu giữa kho và phòng kế toán doanh nghiệp có thể thực hiện theo các phương pháp sau: - Phương pháp thẻ kho song song. - Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. - Phương pháp số dư. 2.3.1.Phương pháp thẻ song song: (Xem phụ lục 1) 11
  13. 2.3.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: (Xem phụ lục 1) 2.3.3. Phương pháp sổ số dư: (xem phụ lục2) 4. Kế toán tổng hợp NVL: NVL là tài sản lưu động, thuộc nhóm hàng tồn kho của doanh nghiệp. Theo chế độ kế toán quy định hiện hành(theo QĐ/1141/TC/QĐ/CĐKT ngày1/11/1995), trong một doanh nghiệp chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho: - Phương pháo kê khai thường xuyên - Phương pháp kiểm kê định kỳ 4.1. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên: - Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên, liên tục một cách hệ thống về tình hình nhập, xuất và tồn kho các loại NVL, thành phần hàng hóa trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hơp trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất. Như vậy, việc xác định giá trị NVL xuất kho theo phương pháp này được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuất kho sau khi đã tập hợp, phân loại theo các đối tượng sử dụng để ghi vào các tài khoản và sổ kế toán. * Tài khoản kế toán sử dụng: Để tiến hành công tác kế toán tổng hợp NVL, kế toán sử dụng các tài khoản sau: - Tài khoản 152:”nguyên vật liệu” tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm các loại NVL theo giá thực tế. + Tài khoản 152 có kết cấu như sau: . Bên nợ: phản ảnh cá nghiệp vụ phát sinh tăng NVL trong kỳ. . Bên có: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm NVL trong kỳ do xuất ra sử dụng. . Dư nợ: giá thực tế của NVL tồn kho 12
  14. Tài khoản 152 có thể mở thành các tài khoản cấp hai tùy theo yêu cầu quản lý. VD: Theo tiêu thức phân loại theo nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị doang nghiệp thì tài khoản 152 gồm năm tài khoản cấp hai như sau: TK1521: Nguyên liệu chính TK1522: Vật liệu phụ TK1523: Nhiên liệu TK1524: Phụ tùng thay thế TK1525: Thiết bị xây dựng cơ bản TK1528: Vật liệu khác Từ những tài khoản cấp hai này chúng ta còn có thể mở các tài khoản cấp ba, bốn khác tùy thuộc vào yêu cầu quản lý tài sản của doanh nghiệp - TK151”hàng mua đang đi đường” Tài khoản này dùng để phản ánh các loại vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp đã mua hoặc đã chấp nhận thanh toán với người bán, nhưng chưa về nhập kho doanh nghiệp hoặc đang trên đường về nhập kho. - TK331:”Phải trả cho người bán ” Tài khoản 331 dùng để phản ánh mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp và người bán, người nhận thầu về các khoản vật tư, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. + TK 331 có số dư lưỡng tính do vậy khi lập bảng cân đối kế toán qui định sẽ căn cứ vào các chi tiết số dư nợ tổng hợp lại để ghi vào chỉ tiêu “trả trước cho người bán – mã số 132” và tổng hợp các chi tiết có số dư để ghi vào chỉ tiêu”phải trả cho người bán- mã số 331” không được bù trừ. - TK133”thuếgiá trị gia tăng được khấu trừ” Đây là TK được sử dụng để phản ánh phần thuế GTGT sẽ được khấu trừ hoặc đã được khấu trừ do mua NVL. Tài khoản này có hai tài khoản cấp hai: + TK1331: Phản ánh thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ 13
  15. + TK1332: Phản ánh thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ. Ngòai các tài khoản chính trên, kế toán tổng hợp tăng, giảm NVL còn sử dụng các tài khoản khác liên quan như: TK111, TK112, TK141, TK128, TK222,TK411 * Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu: Kế tóan tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên được biểu diễn khái quát bằng sơ đồ hạch toán sau: (xem phụ lục 3) Như vậy trên sơ đồ 1(phụ lục 3), chúng ta có thể tiến hành hạch toán tổng hợp NVL với các nghiệp vụ phát sinh hằng ngày. ở phần này, cần chú ý một số trường hợp đặc biệt sau: - NVL tăng do mua ngoài: Trường hợp NVL về trong tháng nhập kho và đã có hóa đơn. + Với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ: Kế toán ghi : Nợ TK152(giá mua chưa thuế + chi phí thu mua) Nợ TK133(Thuế GTGT được khấu trừ) Có TK liên quan: tổng số tiên phải thanh toán. + Với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK152:(giá thanh toán + chi phí thu mua) Có TK liên quan:(tổng số tiền cần thanh toán) - Trường hợp NVL nhập kho về trong tháng nhưng chưa có hóa đơn thanh toán kế toán ghi sổ theo giá tạm tính + Với doanh nghiệp tính TGTGT theo phương pháp khấu trừ thuế: Nợ TK152: giá tạm tính mua chưa có thuế Nợ TK133: thế GTGT được khấu trừ tạm tính Có TK liên quan: tổng giá thanh toán tạm tính phải trả + Với doanh nghiệp tính TGTGT theo phương pháp trực tiếp Nợ TK152 tổng giá thanh toán (gồm cả thuế GTGT) Có TK liên quan tạm tính 14
  16. + Khi có hóa đơn về có sự chênh lệch giữa giá hóa đơn và giá tạm tính: . Trưòng hợp giá hóa đơn > giá tạm tính tiến hành ghi bổ sung Nợ TK152 ghi theo chênh lệch giữa hóa đơn Nợ TK133 và giá tạm tính Có TK liên quan . Trường hợp giá hóa đơn < giá tạm tính kế toán sẽ tiến hành ghi đỏ bút toán. Nợ TK152 ghi theo chênh lệch giữa hóa đơn Nợ TK133 và giá tạm tính Có TK liên quan - Trường hợp NVL chưa nhập kho(tính đến thời điểm cuối tháng) mà đã có hóa đơn kế toán ghi: Nợ TK 151: tổng số tiề thanh toán ghi trên hóa đơn Có TK liên quan (gồm cả TGTGT) - Khoản triết khấu, giảm giá vật tư doanh ghiệp được hưởng, doanh nghiệp ghi giảm số tiền phải trả cho người bán. + Tính thuế theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 331: phần triết khấu giảm giá doanh nghiệp hưởng Có TK152: phần triết khấu giảm giá chưa có thuế Có TK133: phần thuế đã được khấu trừ ứng với phần khấu trừ được giảm giá + Tính thuế theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK331 Có TK152 - Trường hợp nhập kho NVL theo phương thức đổi hàng: + Khi xuất hàng phản ánh doanh thu : Nợ TK131: tổng giá thanh toán kể cả thuế Có TK3331: phần thuế GTGT phải nộp cho nhà nước Có TK511: doanh thu chưa thuế + Khi nhập NVL: 15
  17. Nợ TK152(giá chưa thuế) Nợ TK133(thuế GTGT được khấu trừ) Có TK131(tổng giá thanh toán) Khi dùng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng thanh toán tiền thế GTGT phải nộp cho nhà nước, kế toán ghi: Nợ TK3331 tiền thuế GTGT phải nộp Có TK111,112 4.2. kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ: - Khái niệm, tài khoản sử dụng : Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn hàng hóa trên các tài khoản hàng tồn kho mà chỉ theo dõi phản ánh giá trị hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ căn cứ vào số liệu kiểm kê định kỳ hàng tồn kho. Việc xác định giá trị NVL xuất dùng trên tài khoản kế toán tổng hợp không căn cứ vào chứng từ xuất kho mà căn cứ vào giá trị thực tế NVL tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ và kết quả kiểm kê cuối kỳ để tính. Chính vì vậy, trên tài khoản tổng hợp không thể hiện rõ giá trị NVL xuất dùng cho từng đối tượng, không biết được số mất, hư hỏng (nếu có). Khác với phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp kiểm kê định kỳ không sử dụng tài khoản 152 để theo dõi tình hình nhập, xuất trong kỳ mà chỉ dùng để kết chuyển giá trị thực tế NVL đầu kỳ và cuối kỳ vào TK611mua hàng. TK611có tài khoản cấp 2 TK6111: mua nguyên vật liệu TK6112: mua hàng hóa Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị thực tế của số vật tư, hàng hóa mua vào và xuất dùng trong kỳ. - Phương pháp các nghiệp vụ chủ yếu: 16
  18. Với các doanh nghiệp áp dụng kiểm kê hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì trình tự kế toán nguyên liệu, vật liệu được khái quát bằng sơ đồ 2 (xem phụ lục 4) 17
  19. chương II: đặc điểm tình hình chung của công ty cổ phần Ba lan I. quá trình hình thành và pháp triển của công ty: Công ty cổ phần Ba Lan được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Xí nghiệp chế biến và kinh doanh lương thực – thực phẩm Nam Hà theo quyết định số: 15/1998/QĐ - BNN- TCCB3 18/01/1999 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thành lập từ năm 1976, xí nghiệp chế biến và kinh doanh lương thực, thực phẩm Nam Hà trước đây là xí nghiệp chế biến mỳ Nam Định thuộc Sở lương thực Hà Nam Ninh. Năm 1987 xí nghiệp được bàn giao từ sở lương thực Hà Nam Ninh về Tổng công ty lương thực miền Bắc quản lý. Nhiệm vụ chính của xí nghiệp là: - Chế biến lương thực, thực phẩm - Bán buôn, bán lẻ các mặt hàng lương thực, thực phẩm. - Dự trữ lưu thông lương thực góp phần bình ổn giá cả thị trường và tham gia xuất khẩu lương thực. Năm 1993 xí nghiệp chế biến và kinh doanh lương thực, thực phẩm Nam Hà thành lập lại theo nghị định số: 388 CP và đổi tên thành “công ty chế biến và kinh doanh lương thực, thực phẩm Nam Hà” công ty là đơn vị thành viên của Tổng công ty lương thực miền Bắc. Thời điểm này Công ty đã đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bia đa công suất từ 500.000 lít/năm lên 3.000.000 lít/năm rồi lên 5.000.000 lít/năm bằng nguồn vốn tự có của mình. Năm 1996 do yêu cầu củng cố lại Tổng công ty lương thực miền Bắc, sắp xếp lại các đầu mối, công ty chế biến và kinh doanh lương thực, thực phẩm Nam Hà đựơc sát nhập với Công ty chế biến và kinh doanh lương thực 18
  20. Sông Hồng Hà Nội và trở thành xí nghiệp chế biến kinh doanh lơng thực, thực phẩm Nam Hà trực thuộc Công ty chế biến và kinh doanh lương thực Sông Hồng, là đối tượng hạch toán độc lập. Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của nhà nước và được sự hưởng ứng của cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp. ngày 01/01/1999 Công ty cổ phần Ba Lan chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. II. đặc điểm tổ chức họat động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần ba lan 1. Đặc điểm về tổ chức quản lý sản xuất – kinh doanh: Quy mô sản xuất của công ty cổ phần Ba Lan không lớn, quy trình sản xuất hoạt đông ba ca liên tục. Hiện nay công ty đang sản xuất hai loại sản phẩm chính là: bia và bánh mỳ. Công ty chỉ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bia và sản phẩm bánh mỳ. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất bia ở công ty (xem phụ lục 5) 2. về cơ cấu lao động của công ty: - Tổng số cổ đông(CNV) :114người Trong đó : + Nam: 59 người – chiếm 51,75% + Nữ: 55người – chiếm 48,25% - Công nhân trực tiếp sản xuất 101 người – chiếm 88,6% - Cán bộ quản lý 13 người – chiếm 11,4% Trong đó : + Cán bộ quản lý công ty 7 người chiếm 53,84% + Cán bộ quản lý phân xưởng 6 người chiếm 46,16% - Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ giúp việc 8 người 19
  21. 3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy sản xuất của công ty cổ phần Ba Lan: (xem biểu 01) 3.1.Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, phân xưởng. - Đại hội cổ đông: là tổ chức cao nhất trong công ty, bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát - Hội đồng quản trị: là nơi đề ra đường lối và định hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời kiểm tra giám sát tình hình hoạt động SXKD do giám đốc điều hành. - Ban kiểm soát: Kiểm tra giám sát mọi hoạt động của công ty. -Ban giám đốc: điều hành SXKD của doanh nghiệp. - Phòng kỹ thuật – nghiệp vụ:Xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và các kế hoạch sản xuất. Quản lý về mặt kỹ thuật, công nghệ, quản lý thiết bị và lập kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng máy móc, thiết bị. cung cấp vật tư thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Tổ chức giới thiệu, tiếp thị, quảng cáo, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm. - Phòng tổ chức hành chính :Quản lý nhân sự, bố trí lực lượng lao động phù hợp với quy trình sản xuất, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Giải quyết chế độ chính sách cho người lao động. Quản lý hành chính văn thư. - Phòng kế toán: quản lý về tài sản, lập kế hoạch tài chính, các công tác kế toán, tập hợp chi phí, hạch toán kết quả kinh doanh thực hiện thanh toán, quyết toán, định kỳ lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tài chính. - Phòng KCS: kiểm tra chất lượng của tất cả các loại nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất. Kiểm tra việc chấp hành quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đa ra thị trường tiêu thụ. 20
  22. 4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Ba Lan đạt được trong năm 2002- 2003: Đơn vị tính: đồng So sánh Chỉ tiêu Cuối 2002 Cuối 2003 Chênh Lệch % 1.Doanh thu thuần 11634252730 12006734269 372481539 0,03 2. Giá vốn hàng bán 12792723506 12174400954 -618322522 -0,04 4. Chi phí bán hàng 794566021 715471333 -79094688 -0,1 5. Chi phí quản lý doanh 722821309 829259969 106438660 0,14 nghiệp 6. Lợi nhuận thuần hoạt (2675858106) (1712397900) -963460206 -0,63 động kinh doanh. Qua bảng trên ta thấy: . Doanh thu năm 2003 đã tăng lên 0,03% là do giá bán tăng lên và số lợng SP sản xuất ra cũng tăng lên . Giá vốn hàng bán năm 2003 giảm hơn so với năm 2002 là do định mức kỹ thuật giảm, số lượng sản phẩm tăng lên và chi phí cố định giảm đi, khấu hao cũng giảm tương đối Nhưng giá vốn hàng bán vẫn lớn hơn doanh thu thần. Công ty đã cố gắng giảm chi phí bán hàng nhưng chưa giảm được chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó công ty bị thua lỗ trong năm 2002 và năm 2003, mặc dù số lỗ năm sau đã giảm hơn số lỗ năm trước. 5. Các hình thức kế toán ở công ty: 5.1 Hình thức kế toán: ở công ty cổ phần Ba Lan đã sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Vì là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên khi áp dụng hình thức ghi sổ này của kế toán, công ty cũng hoàn toàn tuân thủ đúng đặc điểm quy trình ghi sổ của hình thức này, nghĩa là hàng ngày khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 21
  23. thì kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ để ghi theo thứ tự thời gian và nội dung, nghiệp vụ kinh tế theo đúng mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán (đối tượng đối ứng của tài khoản). kế toán lập chứng từ ghi sổ (chứng từ tổng hợp), sau đó từ chứng từ ghi sổ, ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ cái tài khoản. (Xem phụ lục 6) Hệ thống sổ kế toán mà công ty cổ phần Ba Lan sử dụng bao gồm : - Sổ kế toán tổng hợp : sổ cái tài khoản, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Chế độ kế toán áp dụng tai công ty: - Niên độ kế toán tại công ty bắt đầu từ ngày 01/ 01 và kết thúc vào ngày 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác: Việt Nam đồng - Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ - Phương pháp kế toán tài sản cố định: đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lai . Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá gốc . Phương pháp xác định giá hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền . Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. 22
  24. III. Thực trạng tổ chức kế toán vật liệu ở công ty cổ phần Ba lan: Sơ đồ tổ chứ bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng KTtổng hợp gồm KTcác nghệp vụ Thủ quỹ KTCP, GTvà khác KTBCTC Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng: chịu trách nhiệm công tác huy động, điều hòa vốn, tổ chức chỉ đạo kế toán tại đơn vị. Kế toán tổn hợp gồm: KT tiêu thụ, KT thanh toán, KT tài sản cố định, KT nguyên vật liệu, KT giá thành. Kế toán cá nghiệp vụ khác gồm: KT tiền lương, KT tiền mặt, KT tiền gửi ngân hàng, KT công nợ. Thủ quỹ: quản lý và thực hiện các lệnh thu chi tiền mặt. Hình thức sổ kế toán của công ty: (xem phụ lục 6) 1. Công tác tổ chức quản lý chung về nguyên vật liệu. 1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu và phân loại ở công ty: Đặc điểm nguyên vật liệu: Công ty cổ phần Ba Lan là một đơn vị sản xuất kinh doanh, với hai loại sản phẩm chính là: Bia và bánh mỳ. Đây là hai loại sản phẩm sản xuất ra để phục vụ cho nhu cầu thực phẩm trên thị trường. Với đặc điểm của sản phẩm vật liệu của công ty sử dụng để sản xuất ra bia gồm: Malt, gạo, hoa houblon, cao thơm, men bia, enzin, phụ gia, nhiên liệu, phụ tùng thay thế sửa chữa Vật liệu của bánh mỳ là: bột mỳ, men pháp, bột kích nở 23
  25. Cũng giống như tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác trên thị trường, công ty muốn tồn tại và đứng vững thì cần phải đưa ra thị trường loại sản phẩm có chất lượng cao mà giá thành phải hợp lý nhất đối với người tiêu dùng, đồng thời phải đem lại hiệu quả cao nhất (lợi nhuận lớn nhất) cho công ty. Đặc biệt với doanh nghiệp mà trong tổng giá thành sản phẩm vật liệu chiếm tỷ trọng lớn từ 70- 80% giá thành sản xuất thì việc quản lý chi phí nói chung và quản lý vật liệu nói riêng là vô cùng cần thiết, bởi vì chỉ cần có một sự biến động nhỏ của giá NVL sẽ kéo theo sự biến động của giá thành sản phẩm tạo ra và như thế sẽ bất lợi cho doanh nghiệp . Với lý do trên yêu cầu đặt ra đối với NVL phải được quản lý chặt chẽ từ khâu mua vào, xuất sử dụng, bảo quản dự trữ, giống như yêu cầu chung của mọi doanh nghiệp. Sao cho đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh gây lãng phí trong sản xuất. Phân loại vật liệu ỏ doanh nghiệp: Nguyên vật liệu của công ty được chia thành hai loại sau: + Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm : ở đây bao gồm tất cả những NVL tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm bia và bánh mỳ bao gồm: . Bia:gạo, malt, hoa houblon, cao thơm, men bia . Bánh mỳ: bột mỳ, men pháp, bột kích nở + Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác phục vụ nhu cầu quản lý ở các phân xưởng như: phụ tùng thay thế, các máy móc thiết bị , đồ bảo hộ lao động, các đồ phụ vụ cho công tác quản lý văn phòng(bóng điện ). Cách phân loại này chưa rõ ràng, công ty chưa chia nguyên vật liệu thành: . Nguyên liệu chính . Vật liệu phụ . Nhiên liệu 24
  26. Cách phân loại không chi tiết và công ty chưa có sổ danh điểm vật tư. Nguồn nhập và xuất NVL: - Với các loại NVL kể trên, đơn vị không tự chế ra các loại NVL được, nguồn nhập duy nhất của công ty là mua ngoài điển hình một số nguồn nhập vật liệu của công ty: . Gạo nhập từ công ty TNHH Thúy Đạt –Nam Định . Bột mỳ Hạ Long, bột mỳ Kim Ngưu nhập từ công ty TNHH Phi Vũ 1.2. Tình hình công tác quản lý. Xuất phát từ nhu cầu thực tế phát sinh, để đảm bảo việc cung cấp nguyên vật liệu kịp thời, hợp lý công ty cũng đã có các kho chứa hàng bảo đảm cho hàng được bảo quản tốt. ở kho đều bố trí thủ kho, với nhiệm vụ ghi chép đầy đủ tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng ngày và báo cáo lên phòng kế toán. Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu về chất lượng sản phẩm, công ty đã có những quy chế, nội quy rõ ràng về bảo quản và sử dụng NVL. Cụ thể, với từng đặc điểm của NVL mà quy định những thứ, loại có thời gian sử dụng nhất định. Khi tiến hành nhập kho NVL thủ kho phải tiến hành kiểm tra số lượng cũng như chất lượng của NVL. Ngoài ra, công ty cũng có những quy định về chế độ trách nhiệm vật chất đối với người trực tiếp sản xuất và người lao động như thủ kho, cán bộ quản lý, nếu có vi phạm dẫn đến thiệt hai trong sản xuất kinh doanh dưới hình thức bồi thường hoặc kỷ luật, khiển trách đuổi việc tùy theo mức độ vi phạm. 1.3. Đánh giá nguyên vật liệu ở công ty. Tại công ty nguyên vật liệu được nhập chủ yếu từ nguồn trong nước. Với các chủng loại NVL mua vào thì phần cước phí vận chuyển thường do bên bán chịu, nghĩa là giá thực tế của vật liệu nhập kho của công ty là giá ghi trên hóa đơn chưa có thuế GTGT nhưng có cả chi phí thu mua. 25
  27. VD: Nhập kho malt của công ty THHH Thái tân theo hóa đơn số 0010550 ngày 24/ 03/ 2004. Giá mua ghi trên hóa đơn là: 331.500.000(không bao gồm TGTGT). Giá thực tế nhập kho là 331.500.000đ. Hiện nay công ty đang chọn phương pháp tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp giá thực tế đích danh VD: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 174 ngày 31/ 03/ 2004 xuất 11.200kg malt cho bộ phận sản xuất bia thành tiền là: 75.314.600đ 2. Thủ tục nhập, xuât kho NVL: 2.1 Đối với vật liệu nhập kho Nguyên vật liệu nhập vào được tiến hành kiểm nghiệm nhưng chưa có biên bản kiểm nghiệm. Sau khi kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của hóa đơn đối chiếu các chỉ tiêu, chủng loại quy cách vật liệu, số lượng, khối lượng phẩm chất ghi trên hóa đơn với thực tế thì thủ kho sẽ tiến hành nhập kho. Sau khi có đầy đủ chữ ký của những người liên quan như người giao hàng, thủ kho, phụ trách cung tiêu, sẽ được lập thành 3 liên : 1 liên thủ kho giữ để làm căn cứ ghi vào thẻ kho 1 liên gửi cho bộ phận cung ứng 1 liên gửi cho phòng kế toán VD: Công ty đã mua gạo tẻ của công ty TNHH Thúy Đạt- Nam Định theo hóa đơn GTGT số 0000320 . (Xem phụ lục 7) Khi vật liệu về đến kho căn cứ vào hóa đơn thấy hợp lý cho tiến hành nhập kho số hàng thực nhập. (Xem phụ lục 8) 2.2. thủ tục xuất kho NVL: Khi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu nhân viên ở các phân xưởng lập phiếu xuất kho có chữ ký của quản đốc phân xưởng rồi chuyển cho phòng kỹ thuật , phòng vật tư kiêm tra đối chiếu mức tiêu hao nguyên vât liệu và kế hoach sản xuất. Trưởng phòng kỹ thuật ký xác nhận vào phiếu, thủ 26
  28. kho căn cư vào vật liệu còn lại trong kho để xuầt kho, ghi lượng thực xuất và ký vào phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho phải có đầy đủ chữ ký người nhận hàng, thủ kho, phụ trách cung tiêu và được lập thành 3 liên : 1 liên chuyển về phòng kế toán 1 liên thủ kho giữ lại để ghi vào thẻ kho 1 liên giao cho người lĩnh vật tư Thủ kho gửi phiếu xuất kho và đơn xin lĩnh vật tư lên phòng kế toán, phòng kế toán căn cứ vào chứng từ này để xuất kho. VD: ngày 31/ 3/ 2004 xuất 8.000 kg gạo tẻ cho phân xưởng bia (Xem phụ lục 9) KT định khoản: Nợ TK621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK152 – nguyên vật liệu xuất kho 2.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu ở công ty cổ phần Ba Lan: Để theo dõi chặt chẽ tình hình nhập xuất, tồn kho của NVL theo từng loại, số lượng, chất lượng, chủng loại công ty sử dụng phương pháp thẻ song song để tiến hành hạch toán. Việc hạch toán chi tiết NVL được tiến hành song song giưã thẻ kho và phòng kế toán. Sơ đồ trình tự kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song như sau: (xem biểu 02) VD: trong tháng 3/ 2004 sau khi nhận được phiếu nhập kho và phiếu xuất kho thủ kho lập thẻ kho cho loại vật liệu gạo (xem phụ lục 10) (Xem sổ chi tiết nguyên vật liệu – phụ lục 11) 3. Kế toán tổng hợp nhập, xuất kho NVL tại công ty cổ phần Ba Lan: Kế toán tổng hợp là việc sử dụng tài khoản để phản ánh kiểm tra và giám sát các đối tượng kế toán có nội dung kế toán ở dạng tổng quát: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.Vật liệu của công ty được nhập vào từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là mua ngoài. Do vậy việc 27
  29. sử dụng hóa đơn chứng từ là hết sức cần thiết và quan trọng, đơn giá vật liệu mua ngoài phải được phản ánh đầy đủ chính xác như giá bản thân NVL, thuế GTGT tình hình thanh toán mua NVL với người bán. 3.1. Kế toán tổng hợp nhập NVL: Công ty sử dụng các tài khoản sau: - Tk152: Nguyên vật liệu, Tk1521: Nguyên vật liệu chính TK1522: Nguyên vật liệu phụ, TK1523: Nhiên liệu, TK1524: Phụ tùng thay thế Ngoài ra công ty còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: TK111 ”tiền mặt” TK112”tiền gửi ngân hàng” TK331 ”phải trả người bán” TK141”tạm ứng” TK133”thuế GTGT được khấu trừ” TK311”vay ngắn hạn” ở công ty NVL chủ yếu là mua ngoài nhập kho . Căn cứ vào các kế hoạch sản xuất, phòng vật tư dự định mức dự trữ NVLvà mức dùng NVL để lập kế hoạch mua NVL. Các nghiệp vu thu mua, nhập NVL được ghi chép vào các tài khoản kế toán tổng hợp như sau: *Trường hợp mua NVL thanh toán bằng tiền mặt: Khi mua NVL kế toán căn cứ vào các hóa đơn của người bán, biên bản nghiêm thu vật tư, phếu nhập kho, các phiếu chi, giấy thanh toán tiền tạm ứng có liên quan đến việc mua vật liệu để lập bảng kê, chứng từ ghi sổ, đăng ký vào chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ cái tài khoản 152 và các tài khoản liên quan theo định khoản. (Xem sổ cái tài khoản 152 – phụ lục 12) VD: Ngày 31/ 03/ 2004 bà Tâm mua 80kg phụ gia đơn giá là: 26364đ/kg của công ty THHH Trường Giang Giá thực tế là: 80kg * 26.364đ/kg = 2.109.120đ Thuế GTGT 10% là: 210.912đ Tổng số tiền thanh toán là: 2.320.032đ Căn cứ vào hóa đơn của công ty THHH Phi Vũ số 0000482 ngày 31/ 03/ 2004 và phiếu nhập kho số 120 kế toán định khoản và nhập máy tính: 28
  30. Nợ TK 152: 2.109.120 Nợ TK 133: 210.912 Có TK 111: 2.320.032 *Trường hợp mua vật liệu phải thanh toán qua ngân hàng. Vật liệu về kho kế toán định khoản: Nợ TK 152 – nguyên vật liệu nhập kho Nợ TK 133(1331) – thuế GTG được khấu trừ Có TK112- tổng giá thanh toán VD: ngày 15/ 03/ 2004 mua bột mỳ hạ long của công ty TNHH Phi Vũ với số lượng là: 10.250kg đơn giá là: 4.350đ Giá thực tế là: 10.250 * 4.350 = 44.587.500đ Thuế GTGT 5% là: 2.229.375đ Tổng số tiền thanh toán là: 46.816.875đ Căn cứ vào hóa đơn mua vật liệu số 000351ngày 15/ 03/ 2004 phiếu nhập kho số 110 kế toán định khoản: Nợ TK 152: 44.587.500đ Nợ TK 133: 2.229.375đ Có TK 112: 46.816.875đ * Trường hợp mua NVL bằng tiền tạm ứng . Theo giấy đề ghị tạm ứng của ông Phạm Xuân Hưng số 137 ngày 03/ 03/ 2004 đề nghị tạm ứng 3.000.000đ để mua hóa chất NAOH. Kế toán định khoản : Nợ Tk 141: 2.200.000 Có TK 111: 2.200.000 (Xem giấy đề nghị tạm ứng và phiếu chi phụ lục 14, 15) Khi nhập kho NVL và thanh toán tiền tạm ứng kế toán ghi: Nợ TK 152: 2.000.000 Nợ TK133: 200.000 Có Tk141: 2.200.000 29
  31. (Xem giấy thanh toán tiền tạm ứng – phụ lục 16) * Trường hợp mua chưa trả tiền người bán: Là nhiệp vụ thường xuyên xảy ra, kế toán phải theo dõi tình hình thanh toán với người bán qua TK 331 bằng việc lập sổ chi tiết các tài khoản công nợ. Mỗi người bán đều phải lập sổ chi tiếy riêng tránh tình trạng nhầm lẫn. Kế toán có thể kiểm tra các khoản công nợ với người bán. VD: ngày 31/ 03/ 2004 nhập mua men của công ty Phi Vũ chưa thanh toán tiền. Giá chưa có thuế là: 4.280.200đ, thuế suất thuế GTGT là 10% căn cứ vào vào hóa đơn số 000367 ngày 31/ 03/ 2004 kế toán định khoản : Nợ TK 152: 4.280.200 Nợ TK1331: 428.020 Có TK 331: 4.708.220 tháng 03/ 2004 công ty có sổ chi tiết các khoản công nợ sau (xem biểu số 17) 3.2. Kế toán tổng hợp xuất Nguyên vật liệu Công ty sử dụng các tài khoản: - TK152: nguyên vật liệu - TK621: chi phí vật tư trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm ở các phân xưởgn sản xuất - TK627: giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng Ngoài ra công ty còn sử dụng một số tài khoản khác như: TK641, 642 Việc xuất kho nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh . Khi xuất nguyên vật liệu căn cứ vào việc kế toán viết phiếu xuất kho, thủ kho chuyển phiếu về phòng kế toán để lập bảng kê xuất nguyên vật liệu, lập chứng từ ghi vào sổ cái TK152 và các tài khoản khác có liên quan. (Xem chứng từ ghi sổ, sổ cái tài khoản 152- phụ lục 12, 18) * Trường hợp xuất kho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất sản phẩm : 30
  32. Trong công ty xuất kho vật liệu chủ yếu dùng cho sản xuất sản phẩm. Khi nhận được bảng kê chi tiết vật liệu kèm theo chứng từ xuất, kế toán vật tư kiểm tra so sánh giữa chứng từ xuất và bảng kê chi tiết xuất. Sau đó kế toán định khoản từng phiếu xuất như sau: VD1: căn cứ vào phiếu xuất số 174 ngày 31/ 03/ 2004 xuất 8.000kg gạo tẻ với giá là 34.395.508đ cho phân xưởng sản xuất bia, kế toán định khoản : Nợ TK6211: 34.395.508 Có TK152: 34.395.508 VD2: Căn cứ vào phiếu xuất số 168 ngày 31/ 03 xuất 30.000kg bột mỳ với giá là: 159.431.700đ cho phân xưởng bánh mỳ. Kế toán định khoản: Nợ TK6212: 159.431.700 Có TK152: 159.431.700 * Xuất kho vật liệu dùng cho quản lý doanh nghiệp và sản xuất chung ké toán định khoản: VD1: căn cứ vào phiếu xuất kho số 114 ngày19/3/2004 xuất 10 cái cút 40 cho PX cơ khí làm đường nước khu phân xưởng bia. Kế toán định khoản vào chứng từ ghi sổ như sau: Nợ TK6271: 60.000 CóTK152:60.000 VD2: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 170 ngày 31/03/ 2004 xuất bóng điện cho PX cơ khí thắp sáng khu PXSX bánh mỳ . Kế toán định khoản: Nợ TK6272: 120.000 Có TK152: 120.000 - Xuất kho nguyên liệu cho CPBH: VD: theo phiếu xuất 109 ngày 5/3/2004 xuất 02 ắc qui nhật 12v.85AH cho Hùng lái xe, giá 1.409.080đ kế toán định khoản: Nợ TK641: 1.409.080 Có TK152: 1.409.080 31
  33. - Xuất kho nguyên liệu dùng cho quản lý doanh nghiệp VD: Theo phiếu xuất 110 ngày 5/3/2004 xuất 01 phiễu thủy tinh cho phòng KCS giá 22.727đ kế toán định khoản như sau: Nợ TK642: 22.727 Có TK152: 22.727 Sơ đồ : Hạch toán nguyên vật liệu tại công ty. (Biểu 03) Cuối kỳ kế toán lập bảng nhập, xuất , tồn vật tư. (xem phụ lục 19) 32
  34. Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần ba lan – nam định Những nhận xét chung về công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty cổ phần ba lan – nam định. 1. Ưu điểm: Công ty cổ phần Ba Lan là một công ty hạch toán độc lập, trong những năm qua công ty đã gặp không ít những khó khăn để có một chỗ đứng trên thị trường. Song với sự nỗ lực mang tính toàn diện về mọi mặt, công ty đã vượt qua được nhiều khó khăn. Công ty đã tạo được cho đơn vị mình chữ tín trong lòng khách hàng về mặt số lượng, chất lượng của sản phẩm. Có được kết quả này một phần là nhờ vào công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý sản xuất nói chung và quản lý tốt nguyên vật liệu nói riêng Xuất phát từ việc nhận thức rõ sự ảnh hưởng của chi phí nguyên vật liệu bỏ ra trong kỳ đến giá thành sản phẩm tạo ra, công ty đã rất quan tâm đến công tác quản lý nguyên vật liệu từ khâu mua vào, dự trữ bảo quản đến khâu sử dụng. - ở khâu mua vào: công ty đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ tiếp liệu về từng thư, loại nguêen vật lệu cụ thể do đó đã đảm bảo đượ việc cung cấp dầy đủ kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất, nắm vững phương pháp tổ chức ohân loại hóa đơn, chứng từ một cách kợp lý. - ở khâu dự trữ , bảo quản: xí nghiệp đã xác định được vật liệu dự trữ hợp lý đảm bảo cho sản xuất liên tục, không gây ứ đọng. hệ thông kho tàng được bố trí đầy đủ, thuận tiện và được bảo vệ tốt tránh tình trạng bị thất thoát nguyên vật liệu. - ở khâu sử dụng: Từng nhu cầu sử dụng nguyên vạt liệu ở các phân xưởng sản xuất đều được kiểm tra xét duyệt dựa trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất 33
  35. và định mức tiêu hao. Do đó công ty đã quản lý được nguyên vật liệu đưa vào quá trình sản xuất một cách chặt chẽ, đúng đủ, luôn hướng tới mục tiêu giảm tối đa chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chát lượng kỹ thuật và số lượng sản phẩm tạo ra. - Việc lựa chọn cho công ty một nguồn nhập thích hợp về mặt vị trí địa lý, nguồn nhập luôn phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của nguyên vật liệu mua vào, đã góp phần đáng kể đem lại kết quả hữu ích cho công tác tổ chưc quản lý chung về nguyên vật liệy tại công ty. - Về công tác kế toán nguyên vật liệu, kế toán đã thực hiện tương đối đầy đủ từ khâu hoàn chỉnh luân chuyển chứng từ đến khâu ghi chép sổ sách kế toán. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên rất phù hợp với tình hình thực tế của công ty, đáp ứng được nhu cầu theo dõi thường xuyên sự biến động của vật tư, tiền vốn của công ty một cách cập nhập nhất. - Hầu hết hệ thống sổ tài khoản kế toán của công ty sử dụng theo chế đọ mẫu biểu quy định, nhờ đó đã tạo ra sự thống nhất giã các phần hành kế toán trong công ty đáp ứng được yêu cầu quản lý chung. Mặc dù công ty chỉ có một phòng kế toán tổng hợp đảm nhận kế toán chung của toàn công ty, nhưng với chức năng nghiệp vụ chuyên môn của mình phòng kế toán đã luôn hoàn thành tốt các công việc được giao. Qua thời gian thực tập tại công ty em nhận thấy rằng công tác kế toán tổ chức nguyên vật liệu đã đạt được những kết quả nhất định, với mong muốn được góp phần hoàn chỉnh hơn trong công tác này, em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của mình để bổ sung thêm vào phần kế toán nguyên vật liệu tại công ty. 2. Nhược điểm: a. Những tồn tại trong quá trình phân loại nguyên vật liệu: Việc phân loại nguyên vậ liệu của công ty. Trên thực tế công ty sử dụng tiêu thức phân loại là: dựa vào mục đích sử dụng của vật liệu cũng như nội dung, quy định phản ánh chi phí vật liệu trên các tài khoản kế toán, do đó chia làm hai lọai: 34
  36. - Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm. - Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác. Với đặc điểm sản xuất của công ty, vật liệu cần dùng cho sản xuất có nhiều chủng loại, mà việc quản lý chia ra làm hai loại như trên thì không nắm chắc được các loại nguyên vật liệu là khác nhau, giá trị sử dụng của mỗi loại vật liệu trong nhóm là như nhau. Ví dụ như trong nhóm nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất thì loại vật liệu có giá trị cao như gạo, malt và các loại phụ tùng thay thế có giá tri thấp , đều được tập hợp đồng đều vào tài khoản 152 và được tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, miễn là nó được dùng trực tiếp cho sản xuất. Hơn nữa, sự phân chia này đưa ra yêu cầu quản lý chặt chẽ đối với nhà quản lý nguyên vật liệu là rất khó khăn bởi vì khối lượng, chủng loại nguyên vật liệu là rất lớn, không tách thành những nhóm nhỏ cụ thể được. b. Hoàn thiện về trình tự ghi sổ kế toán và lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Về trình tự ghi sổ kế toán: Trình tự ghi sổ kế toán của công ty theo hình thứ “chứng từ ghi sổ” nhưng công ty không phản ánh các chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ nên trình tự ghi sổ chưa theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Chính vì vậy mà công ty nên thực hiện theo quy định chế độ kế toán hiện hành. (Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ – phụ lục 6) - Về lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Hình thức mà công ty áp dụng đó là hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ”nhưng thực tế công ty không sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. c. thủ tục về lập biên bản kiểm nghiệm vật tư. - một số thiếu sót về thủ tục lập biên bản kiểm nghiệm vật tư khi mua hàng về công ty: 35
  37. + Mặc dù khi mua nguyên vật liệu về công ty, đã có quá trình tiến hành kiểm nghiệm vật tư theo tiêu thức số lượng, chất lượng. Nhưng công ty chưa lập biên bản kiểm nghiệm vật tư. + Công ty chưa xác định được cụ thể về trách nhiệm của người mua vật tư cho công ty hoặc người gây ra các lỗi trong trường hợp vật tư được mua vào có sự cố về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật. + Phòng KCS của công ty còn quá nghèo nàn. Các dụng cụ kiểm nghiệm đôi khi không đáp ứng được cho yêu cầu kiểm nghiệm của các sản phẩm d. Đầu tư cho công tác kế toán: Đối với công tác kế toán nói chung cũng như công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng, công ty chưa thực sự đầu tư và quan tâm đến việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong công tác kế toán.Công tác kế toán vẫn còn rất thủ công, mất rất nhiếu thời gian. Bên cạnh đó các chẩn mực kế toán mới hầu như chưa được áp dụng trong công tác kế toán. 3. ý kiến đề suất: a.Phân loại nguyên vật liệu : Theo em việc phân loại nguyên vật liệu trong công ty nên dựa vào tiêu thức phân loại là: căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong công ty để phân loại: - Nguyên liệu chính gồm: gạo, malt, men - Vật liệu phụ gồm: bột lọc, cao thơm - Nhiên liệu gồm :dầu mỡ - Phụ tùng thay thế gồm: cút, chổi than, đệm khớp Công ty nên chia nguyên vật liệu dùng cho sản xuất bia và bánh mỳ riêng bằng cách chia TK152(NVL) thành TK1521(NVL dùng cho sản xuất bia) TK1522(NVL dùng cho sản xuất bánh mỳ). Cách lập này sẽ giúp phân chia rõ NVL dùng cho sản xuất bia và bánh mỳ. Thuận tiện hơn, có hiệu quả hơn mà biết được mức tiêu hao của từng loại sản xuất. 36
  38. Đồng thời, công ty nên lập sổ danh điểm vật tư như sau: - Mỗi nhóm, mỗi thứ vật liệu được quy định một mã riêng, sắp xếp một cách trật tự tiện cho việc theo dõi thông tin về từng nhó, từng loại, từng thứ vật liệu để ghi vào thẻ kho, sổ chi tiết nguyên vật liệu và các sổ khác. Nhờ đó mà công việc hạch toánnguyên vật liệu sẽ chính xác hơn, thận tiện hơn, giảm được thời gian khi có công tác kiểm tra còn tạo điều kiện cung cấp những thông tin kịp thời phục vụ cho công tác quản lý. Bộ mã vật liệu được xây dựng một cách khoa học hợp lý tránh được việc ghi trùng lặp, dễ dàng sử dụng và có thể bổ sung mã số vật liệu mới. - Việc mã hóa tên các loại vật liệu trong sổ danh điểm và sắp xếp theo thứ tự . Trong sổ danh điểm phái có sự kết hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các phòng ban chức năng, đảm bảo tính khoa học và hợp lý phục vụ chung cho nhu cầu quản lý của công ty. Vệc lập sổ danh điểm ở công ty có thể theo phương pháp sau: Mở tài khoản cấp hai của tài khoản 152: TK1521 là nhóm nguyên liệu chính, tiếp đó là mã số cho từng nhóm nguyên liệu chính TK1522 là nhòm vật liệu phụ, tiếp đó là mã số cho từng nhóm vật liệu phụ TK1523 là nhóm nhiên liệu, tiếp đó là mã số cho từng nhóm nhiên liệu TK1524 là nhóm phụ tùng thay thế, tiếp đó là mã số cho từng nhóm phụ tùng thay thế. VD: mẫu sổ danh điểm vật liệu có thể lập như sau: (xem phụ lục 19 ) b. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Theo em để phù hợp với chế độ kế toán và để thuận tiên cho việc ghi chép, kiểm tra đối chiếu số liệu công ty nên mở “sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”. Việc mở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sẽ giúp cho kế toán nói chung và kế 37
  39. toán nguyên vật liệu nói riêng của công ty ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo một trình tự thời gian, nó có tác dụng như một sổ đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ và để kiểm tra đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh. Mẫu sổ có thể được mở như sau: (xem biểu 04) c. Lập biên bản kiểm nghiệm vật tư : Công ty nên lập biên bản kiểm nghiệm vật tư nhằm mục đích đảm bảo tính khách quan ở chính khâu mua vào, đồng thời nâng cao ý thức của nhân viên tiếp liệu. - Công ty nên đàu tư cho phòng KCS những phương tiện kiểm tra chất lượng, để phòng này có thể đẩm nhận đúng và đủ chức năng chính của mình, tránh tình trạng xảy ra thiếu sót trong kiểm nghiệm, gây ra hậu quả cho công ty. Biên bản kiểm nghiệm được lập theo mẫu sau: (xem biểu 05) d. Đầu tư cho công tác kế toán: Công ty nên đầu tư cho công tác kế toán như: nhập mua máy vi tính. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho nhân viên phòng kế toán để họ có đủ khả năng thích ứng với khoa học công nghệ cũng như có đủ khả năng để áp dụng các chuẩn mực kế toán mới. 38
  40. Kết luận Qua các phần đã trình bầy ở trên, chúng ta có thể khẳng định lại vai trò quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu trong hầu hết các doanh nghiệp sản xuất. Nó đã giúp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh bảo quản tốt nguyên vật liệu, ngăn ngừa các hiện tượng tham ô, lãng phí vật liệu làm thiệt hạitài sản của doanh ghiệp , đồng thời góp phần nâng cao việc sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy, tăng tốc độ chu chuyển cua vốn kinh doanh. Mặc dù trong thời gian qua kết quả làm ăn của công ty chưa cao nhưng công ty đã không ngừng nâng cao và hoàn thiện hơn nữa trong công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng và công tác kế toán nói chung. Từ những bài học thực tế tíchlũy được trong thời gian thực tập tốt nghiệp đã giúp em củng có và nắm vững hơn những kiến thức lý luận được học trong nhà trường. Trên cơ sở lý luận thực tiễn đố, với lòng mong muốn được góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện hơn nữa trong công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Ba Lan, em đã mạnh dạn đưa ra một số quan điểm của mình hy vọng rằng chúng hữu ích đối với công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty. Một lần nữa em xin chân thành cản ơ ban lãnh đạo công ty cổ phần Ba Lan , các cán bộ nhận viên phòng kế toán và thầy giáo , PGS. Lê thế Tường đẫ tận tình gúp đỡ để em hoàn thiện bài luận văn này. 39
  41. Phụ lục 1 Sơ đồ các phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu: Sơ đồ1: 1. Kế toán chi tiết vật liệu trên phương pháp thẻ song song: Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Sổ KT chi tiết Bảng kê tổng hợp N- X - T Ghi chú : : Ghi cuối ngày : Ghi cuồi tháng : Đối chiếu, kiểm tra 2. Phương pháp đối chiếu luân chuyển: Sơ đồ 2: Kế toán chi tiết vật liệu trên phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: (1) Thẻ kho (1) Chứng từ nhập Chứng từ xuất (2) (4) (2) Bảng kê nhập bảng kê xuất (3) Sổ đối chiếu luân (3) chuyển Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra 40
  42. Phụ lục 2 Sơ đồ 3: Kế toán chi tiết vật liệu trên phương pháp số dư: Thẻ kho Chứng từ Chứng từ xuất nhập Bảng kê xuất Bảng kê nhập Sổ số dư Bảng lũy kế bảng lũy kế nhập xuất Sổ đối chiếu luân chuyển Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra 41
  43. Phụ lục 3 Sơ đồ 1: Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên TK151 TK152,153 TK621 Nhập kho hàng đang Xuất dùng trực tiếp cho sản đi đường kỳ trước xuất chế tạo sản phẩm TK111,112,141,331 TK627,641,642,241 Nhập kho do mua ngoài Xuất dùng cho quản lý , phục vụ sản xuất, bán hàng,QLDN, XDCB TK133 Thuế GTGT được khấu trừ TK411 TK632 (157) Nhận góp vốn liên doang Xuất bán, gửi bán cổ phần, cấp phát TK154 TK154 Nhập kho do tự chế, thuê Xuất tự chế, thuê ngoài gia công ngoài gia công ché biến chế biên TK128,222 TK128,222 Nhập lại vốn góp liên Xuất góp vốn liên doanh doanh TK338 (3381) TK138 (1381) Phát hiện thừa khi kiểm kê Phát hiện thiếu khi kiểm kê chờ chơ xử lý xử lý TK421 TK421 Chênh lệch tăng do đánh Chênh lệch giảm do đánh giálại giá lại 42
  44. Phụ lục 4 Sơ đồ 2: Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ: TK 151,152,153 TK611 TK151, 152,153 Kết chuyển giá trị VL,CCDC Kết chuyển giá trị VL, CCDC tồn đầu kỳ tồn cuối kỳ TK111,112,141,331 TK111,112,138 Thanh toán tiền Triết khấu hàng mua được hưởng giảm giá, hàng mua trả lại TK133 Thuế GTGT TK333,(3333) TK621,627 Thuế nhập khẩu Giá trị vật liệu, ccông cụ dụng cụ xuất dùng TK411 TK111,138.334 Nhận góp vốn liên doanh Thiếu hụt, mất mát TK421 TK421 Chênh lệch đánh giá tăng Chênh lệch đánh giá giảm 43
  45. Phụ lục 5 Quy trình công nghệ sản xuất bia: Nguyên liệu chính: mait, gạo Nghiền thành bột Sàng trộn đều gao, malt Nấu bia Lọc thô Đun hoa houblon Làm lạnh Lên men chính Lên men phụ Lọc, bão hòa co Nạp bổ sung co Thành phẩm 44
  46. Phụ lục 7 Hóa đơn giá trị gia tăng Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 30 tháng 3 năm 2004 Mẫu số: 01 GTGT – 3LL GC/ 2003B 0000320 Đơn vị bán: Công ty THHH Thúy Đạt. Địa chỉ: Số tài khoản: Điện thoại: Họ tên người mua hàng: Trần Mạnh Hiền Tên đơn vị: Công ty cổ phần Ba Lan Đa chỉ : 5 đường Thái Bình – TP Nam Định Số tài khoản: Hình thức thanh toán: Tiền mặt – MS 06 00161270 STT Tên hàng hóa Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền dịch vụ tính Gạo tẻ kg 10.000 3476,19 34761904 Cộng tiền hàng: 34.761.904đ Thuế suất TGTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 1.738.096đ Tổng cộng tiền hàng: 36.500.000đ Số tiền viết bằng chữ: Ba sáu triệu năm trăm ngàn đồng. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký ghi rõ họ tên) 45
  47. Phụ lục 8 Đơn vị: Mẫu số: 01 – VT QĐ số: 1141 – TC/QĐ/CĐKT Số: 121 Phiếu nhập kho Ngày 31 tháng 3 năm 2004 Họ tên người giao hàng: Phậm Thị Tâm Theo hóa đơn số 00320 ngày 30 tháng 3 năm 2004 của công ty TNHH Thúy Đạt Nhập tại kho Ông Duân. Tên nhãn hiệu, Đơn Số lượng Số quy cách phẩm Mã vị Đơn giá Thành tiền TT chất (SP, hàng số tính Theo Thực hóa) CT nhập 1 Gạo tẻ kg 10.000 3.476,19 34.761.904 Thuế 5% 1.738.096 Cộng 36.500.000 Số tiền (bằng chữ): ba mươi sáu triệu năm trăm nghìn đồng. Người nhận. Thủ kho. Kế toán trưởng. Thủ trưởng đơn vị. (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 46
  48. Phụ lục 9 Mẫu số: 01 – VT Đơn vị QĐ số: 1141- TC/QĐ/CĐKT Phiếu xuất kho Ngày 31 tháng 03 năm 2004 Họ tên người nhận hàng: Ông Duân.Địa chỉ: Phân xưởng bia. Lý do xuất: sản xuất tháng 03/2004 . Xuất tại kho: PX bia. Tên nhãn Đơn Số hiệu, quy cách Mã vị Số lượng TT phẩm số tính Đơn giá Thành tiền chất(SP,hàng Yêu cầu Thực hóa) xuất 1 Gạo tẻ kg 8.000 34.395.508 Cộng 34.395.508 Cộng thành tiền(bằng chữ): hai bẩy triệu hai trăm lẻ một nghìn tám trăm đồng. Người nhận. Thủ kho. Kế toán trưởng. Thủ trưởng đơn vị. (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 47
  49. Phụ lục 10 Mẫu số: 06/VTQĐ Số 1141- TC/QĐ/CĐKT Ngày 01/11/1995 của BTC Thẻ kho Ngày lập thẻ Tờ số Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư, sản phẩm, hàng hóa Mã số đơn vị tính:Kg Ngày Chứng từ Số lượng Ký nhập nhận Số phiếu ngày Nhập Xuất Tồn xuất Diễn giải kế tháng Nhập xuất toán 950 88 6/03 nhập gạo - Thúy 12.000 Đạt 121 31/03 Nhập gạo – 10.000 Thúy Đạt 174 31/03 Xuất Duân PX 8.000 bia Tồn cuối kỳ 4.950 48
  50. Phụ lục 11 sổ chi tiết nguyên vậ liệu sổ mở ngày 01/01/2004 Tên vật liệu: gạo tẻ Quy cách, phẩm chất: kho Duân Đơn vị tính: kg Mã số: Chứng từ Diễn TK Đơn giá nhập Xuất Tồn Số N giải Đ. Lượng Tiền L T L T Ư 950 989217 5 88 6/3 Tâm 3380,95 12000 4057142 nhập 9 121 31/ TN 3476,19 10000 3476190 03 4 174 31/ Xuất 8000 3439 03 duân 5508 cộng 22000 7533333 8000 3439 PS 3 5508 Tồn 149 508300 50 00 49
  51. Phụ lục 12 sổ cái tài khoản Tên tài khoản : Nguyên liệu, vật liệu Trang: Số hiệu: 152 Ngày Chứng từ Diễn giải TK Số tiên tháng Số N- T Đ.Ư Nợ Có Tồn đầu kỳ 1293842662 48 31/ 3 Nhập vật tư 111 19818920 60 31/ 3 Nhập NL, VL 331 611805388 61 31/ 3 Nhập NL,VL 141 36025404 72 31/ 3 Xuất NVL - 401861831 PS 667649712 401861831 Dư cuối kỳ 1559630543 Phụ lục 13 Số:72 Chứng từ ghi sổ Ngày 31/ 3/ 2004 C. từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền S N Nợ Có Nợ Có Xuất nguyên vật liệu 6211 152791578 sử dụng 6212 169533635 3/ 2004 6271 43708314 6272 5068850 6413 1409080 811 25657861 6411 3652513 642 40000 152 401861831 Cộng 401861831 401861831 Phụ lục 14 Giấy đề nghi tạm ứng 50
  52. Số: c137/ 3 Đơn vị: Địa chỉ: Ngày 3 tháng.3 năm 2004 Tên tôi là: Phạm Xuân Hưng Địa chỉ: HC Đề ghị cho tạm ứng số tiền : 2.200.000đ (chữ): hai triệu hai trăm nghìn đồng Lý do tạm ứng: mua hóa chất. Thời hạn thanh toán 31/ 3/ 2004 Người nhận Phụ trách . Kế toán trưởng. Thủ trưởng đơn vị. (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phụ lục 15 Số: 461 phiếu chi Ngày 3 thánh 3 năm 2004 51
  53. Họ, tên người nhận tiền: Phạm Xuân Hưng. Địa chỉ: HC. Lý do chi: Mua hóa chất. Số tiền: 2.200.000đ (chữ): hai triệu hai trăm nghìn đồng. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền:(bằng chữ): Tỷ giá ngoại tệ: Số tiền quy đổi: Phụ lục 16 Giấy thanh toán tiền tạm ứng ngày 31/ 3/ 2004 Họ tên người nhận tiền: Phạm xuân Hưng. Địa chỉ: HC Diễn giải Số tiền I. Số tiền tạm ứng 0 1.Số tiền tạm ứng kỳ trước chưa 2.200.000 hết II. phiếu chi số: 461 ngày 3/ 3/ 2.200.000 2004 III. chênh lệch số tiền tạm ứng 0 không chi hết Kèm theo chứng từ hóa đơn mua vật tư. Người nhậnT.T Phụ trách . Kế toán trưởng. Thủ trưởng đơn vị. (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) phụ lục 17 Sổ chi tiết thanh toán Sổ mở ngày 01/ 01/ 2004 TK:331 Đối tượng: Tâm công ty Phi Vũ – Nam Định. 52
  54. Chứng từ TH Số phát sinh Số dư SH NT Diễn gải được TK Nợ Có Nợ Có triết đối khấu ứng Dư đầu năm 11871 97 15/3 Tâm nhập 152 55287800 bột mỳ 133 120 31/3 Nhập phụ 152 4280200 gia 133 114 30/3 Nhập bột 152 32791500 mỳ 133 102 25/3 Nhập bột 152 56897400 mỳ 133 143 5/3 Thanh toán 111 40000000 tiền bột mỳ 163 15/3 Thanhtoán 111 55287800 tiền bột mỳ Cộng PS 213921571 149256900 71071800 Phụ lục 18 Sổ danh điểm vật tư Ký hiệu Tên nhãn hiệu quy cách vật Nhóm vật Sổ danh liệu Đơn vị Ghi chú liệu điểm 53
  55. 1521 Nguyên vật liệu chính 152101 152101 Gạo kg 125102 152102 Malt kg 152103 152103 Bột mỳ kg 1521031 Bột mỳ kim ngưu kg 1521032 Bột mỳ hạ long kg 152104 152104 Phụ gia kg 1522 1522 Vật liệu phụ kg 15221 Men thơm kg 1523 1523 Nhiên liệu lít 15231 Dầu lít 15232 Xăng lít 1524 1524 Phụ tùng thay thế Phụ lục 19 Tổng hợp nhập , xuất, tồn( quý I / 2004) Đơn Đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Tên vị SL T SL T SL T SL T Houblon kg 717 59825839 970 109330000 128 13225700 1299,8 134302739 Gạo kg 2350 7861659 42100 138885613 29500 95917372 14950 50829900 Enzyme kg 5 15015000 20 54600000 7,78 22010830 17,22 47604170 54
  56. Biểu 01: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Đại hội cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ban giám đốc P kỹ thuật P kế toán P tổ chức nghiệp vụ tài vụ hành chính P K C S PX bánh PX cơ PX điện PX nồi PX bia mỳ khí lạnh hơi Ghi chú : QH trực tuyến QH chức năng 55
  57. Phụ lục 6 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ (1b) Chứng từ gốc (1a) (2a ) Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết (2b) (3) Sổ đăng ký Sổ Cái Bảng chi tiết số PS chứng từ ghi sổ (4) (5) Bảng cân đối tài khoản (6) (6) Báo cáo kế toán Chú ý: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu 56
  58. Biểu 02: Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ sông song (1) (1) Thẻ kho Chứng từ nhập (2) (2) Chứng từ xuất (3) Sổ kế toán chi tiết Bảng kê tổng hợp N, X, T Ghi chú: :Ghi hàng ngày :Ghi cuối tháng :Đối chiếu kiểm tra 57
  59. Biểu 03: Sơ đồ : Hạch toán nguyên vật liệu tại công ty. TK111,112,331 TK152 TK621 Xuất kho NVL dùng cho SX Mua NVL nhập kho TK627 TK133 TGTGT được Xuất NVL cho SX chung Khấu trừ TK642 TK141. Xuất NVL cho CPQLDN Mua NVL bằng Tiền tạm ứng TK641 Xuất dùng cho CP bán hàng 58
  60. Biểu 04: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Số hiệu ngày, Số tiền Số hiệu ngày, Số tiền tháng tháng 1 2 3 4 5 6 01 Cộng Cộng - Sổ này có trang, đánh số từ 1 đến - ngày mở sổ Ngày tháng năm 2004 Người lập biểu. Kế toán trưởng. Giám đốc. (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 59
  61. Biểu 05: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do –Hạnh phúc Biên bản kiểm nghiệm (Vật tư, sản phẩm, hàng hóa) Ngày tháng năm Bản kiểm nghiệm gồm: Ông (bà) trưởng ban Ông (bà) ủy viên Ông (bà) ủy viên Đã kiểm nghiệm các loại: Tên nhãm Kiết quả kiểm nghiệm hiệu quy Mã số Đơn vị tính SL đúng SL không Ghi chú cáchVL QC-PC đúng QC- PC ý kiến của ban kiểm nghiệm: Số vật liệu trên đủ điều kiện để làm thủ tục nhập kho. Đại diện kỹ thuật. Thủ kho. Trưởng ban . (Đại diện phòng tài chính) 60