Đề tài Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng I Thanh Hoá

doc 62 trang nguyendu 4570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng I Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_to_chuc_cong_tac_ke_toan_nguyen_vat_lieu_o_cong_ty_xa.doc

Nội dung text: Đề tài Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng I Thanh Hoá

  1. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại vdà phát triển nhất định phải có phương pháp sản xuất kinh doanh phù hợp và hiệu quả. Một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường là cạnh tranh, do vậy mà doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để đứng vững và phát triển trên thương trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với chất lượng ngày càng cao và giá thành hạ. Đó là mục đích chung của các doanh nghiệp sản xuất và ngành xây dựng cơ bản nói riêng. Nắm bắt được thời thế trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với nhu cầu cơ sở hạ tầng, đô thị hoá ngày càng cao. Ngành xây dựng cơ bản luôn luôn không ngừng phấn đấu để tạo những tài sản cố định cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian hoạt động, ngành xây dựng cơ bản còn thực hiện tràn làn, thiếu tập trung, công trình dang dở làm thất thoát lớn cần được khắc phục. Trong tình hình đó, việc đầu tư vốn phải được tăng cường quản lý chặt chẽ trong ngành xây dựng cơ bản là một điều hết sức cấp bách hiện nay. Để thực heịen được điều đó, vấn đề trước mặt là cần phải hạch toán đầy đủ, chính xác vật liệu trong quá tình sản xuất vật chất, bởi vì đây là yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu để làm sao cho một lượng chi phí nguyên vật liệu bỏ ra như cũ mà sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, mà vẫn đảm bảo chất lượng, đó cũng là biện pháp đúng đắn nhất để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời tiết kiệm được hao phí lao động xã hội. Kế toán với chức năng là công cụ quản lý phải tính toán và quản lý như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đó. Nhận thức được một cách rõ ràng vai trò của kế toán, đặc biệt là kế toán vật liệu trong quản lý chi phí của doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại 1
  2. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Công ty xây dựng I Thanh Hoá cùng với sự giúp đỡ của Phòng Kế toán và được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - TS. Phạm Tiến Bình, em đã đi sâu vào tìm hiểu công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng I Thanh Hoá. Vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được ở trường kết hợp với thực tế về công tác hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng I Thanh Hoá em xin viết đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng I Thanh Hoá. Bản luận văn này gồm có 3 phần: Phần I: Những lý luận chung về kế toán vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất. Phần II: Tình hình thực tế tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng I Thanh Hoá. Phần III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng I Thanh Hoá. Do kiến thức và lý luận thực tế hiểu biết chưa nhiều nên trong bài viết của mình còn nhiều hạn chế và thiêu sót. Em rất mong được thầy giáo và các cán bộ trong Công ty chỉ bảo thêm để có điều kiện nâng cao kiến thức của mình phục vụ cho công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn! 2
  3. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý phần i. những lý luận chung về quản lý hạch toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp Sản xuất I. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 1. Vị trí của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất. Trong các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là bộ phận cơ bản cấu thành thực thể sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, bị tiêu hao và chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm. Chi phí về các loại nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Do vậy, tăng cường cong tác quản lý kế toán nguyên vật liệu đảm bảo cho việc sử dụng tiết kiệm và hiệu qủa vật liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá htành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, có thể khẳng định rằng nguyên vật liệu có một vị trí quan trọng không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Xét về mặt hiện vật, nguyên vật liệu chỉ tham gia một lần toàn bộ vào một chu kỳ sản xuất và khi tham gia vào quá trình sản xuất đó, nguyên vật liệu được tiêu hao toàn bộ, không giữ hình thái vật chất ban đầu, giá trị nguyên vật liệu được dịch chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra. Xét về mặt giá trị, nguyên vật liệu là thành phần quan trọng của vốn lưu động của doanh nghiệp, đặc biệt đối với dự trữ nguyên vật liệu. Vì vậy, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động không thể tách rời việc sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý, tiết kiệm và có kế hoạch. 2. Yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu Quản lý vật liệu là yếu tố khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên do trình độ sản xuất khác nhau nên phạm vi và mức độ quản lý cũng 3
  4. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý khác nhau, Công tác quản lý vật liệu là nhiệm vụ của tất cả mọi người nhằm giảm bớt sự hao phí nhưng hiệu quả mang lại là cao nhất. Công tác hạch toán vật liệu ảnh hưởng đến việc tính giá thành nên muốn tính được chính xác giá thành thì việc tính chi phí nguyên vật liệu phải chính xác. Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ vật liệu từ khâu thu mua đến khâu dự trữ, bảo quản và sử dụng. Trong khâu thu mua vật liệu phải được quản lý về khối lượng, quy cách, chủng loại, giá cả, chi phí thu mua, thực hiện thu mua theo đúng tốc độ với thời gian sản xuất. Bộ phận kế toán tài chính cần phải hạch toán đúng, sử dụng các chứng từ, hoá đơn rõ ràng đồng thời phải dự toán được sự biến động trên thị trường. Việc tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, thực hiện đúng chế độ bảo quản vật liệu, tránh hư hỏng, mất mát. Trong khâu dự trữ, đòi hỏi doanh nghiệp xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu để đảm bảo cho quá trình sản xuất được hoạt động bình thường, không bị gián đoạn. Sử dụng phải hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định mức tiêu hao và dự toán chi phí có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành để tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp. Do vậy, cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng vật liệu cũng như khoán chi phí vật liệu cho đơn vị sử dụng. Nhìn chung, quản lý vật liệu từ khâu mua, bảo quản, dự trữ, sử dụng vật liệu là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp, nó luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Để đáp ứng được các yêu cầu quản lý, xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu quản lý vật liệu, xuất phát từ chức năng của kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Thực hiện đánh giá, phân loại vật liệu phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của nhà nước và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. - Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, phân 4
  5. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý loại, tổng hợp số tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của vật liệu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Tham gia vào phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua, thanh toán với người bán, người cung cấp, tình hình sử dụng vật liệu trong quá trình sản xuất. 3. Vai trò của công tác kế toán đối với việc quản lý nguyên vật liệu. Kế toán là công cụ phục vụ cho việc quản lý nguyên vật liệu, nó đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý nguyên vật liệu. Ké toán nguyên vật liệu giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm được tình hình vật tư để chỉ đạo tiến độ sản xuất. Hạch toán nguyên vật liệu có đảm bảo chính xác, kịp thời và đầy đủ tình hình thu mua, nhập, xuất, dự trữ vật liệu. Tính chính xác của hạch toán kế toán nguyên vật liệu ảnh hưởng đến tính chính xác của giá thành sản phẩm. Xuất phát từ yêu cầu quản lý vật liệu và từ vai trò và vị trí của kế toán đối với công tác quản lý kế toán tài chính trong doanh nghiệp sản xuất, vai trò của kế toán nguyên vật liệu được thể hiện như sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, tình hình nhập, xuất và tồn nguyên vật liệu, tính giá thực tế của nguyên vật liệu đã thu mua và mang về nhập kho nguyên vật liệu, đảm bảo cung cấp kịp thời, đúng chủng loại cho quá trình sản xuất. - áp dụng đúng đắn các phương pháp kỹ thuật hạch toán nguyên vật liệu, hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán ban đầu về nguyên vật liệu (lập chứng từ, luân chuyển chứng từ ) mở các sổ sách, thẻ kế toán chi tiết, thực hiện hạch toán đúng phương pháp, quy định nhằm đảm bảo thống nhất trong công tác quản lý kế toán trong phạm vị ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ, sử dụng vật liệu, kiểm tra tình hình nhập, xuất, phát hiện và ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu xảy ra và đề xuất các biện pháp xử lý về nguyên vật liệu như: thiếu, thừa, ứ đọng, 5
  6. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý kém phẩm chất, mất mát, hư hao, tính toán, xác định chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu đã tiêu hao trong quá trình sản xuất. - Tham gia kiểm kê, đánh giá nguyên vật liệu theo chế độ mà nhà nước đã quy định, lập các báo cáo về vật tư, tiến hành phân tích vê tình hình thu mua, dự trữ, quản lý, sử dụng và bảo quản nguyên vật liệu nhằm phục công tác quản lý nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, hạ thấp chi phí sản xuất toàn bộ. II. Phân loại và đánh giá nguyên vật liêu. 1. Phân loại vật liệu. Trong doanh nghiệp sản xuất, vật liệu bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau cho nên để quản lý một cách chính xác, chặt chẽ cần phân loại vật liệu ra thành nhiều nhóm phù hợp với các yêu cầu quản lý: Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị, vật liệu được chia thành: - Nguyên vật liệu chính (bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài). Đối với các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm. - Vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, làm tăng chất lượng nguyên vật liệu chính, làm tăng chất lượng sản phẩm trong xây dựng cơ bản. - Nhiên liệu: là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất để chạy máy thi công như than, xăng, dầu; dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải - Vật liệu khác: là các vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như gỗ, sắt thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định. Ngoài ra, nếu căn cứ vào mục đích, công dụng kinh tế của vật liệu cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí vật liệu trên các tài khoanr kế toán thì vật liệu của doanh nghiệp được chi thành: - Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho chế tạo sản phẩm. 6
  7. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý - Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác như phục vụ quản lý ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất 2. Đánh giá vật liệu. Đánh giá vật liệu là việc xác định giá trị của chúng theo các phương pháp nhất định. Về nguyên tắc, vật liệu là tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho và phải phản ánh theo giá trị vốn thực tế, nhưng do vật liệu luôn biến động và để đơn giản cho công tác kế toán vật liệu thì cần sử dụng gía hạch toán. 2.1. Đánh giá vật liệu theo giá thực tế. 2.1.1 Giá thực tế nhập kho. Nguyên vật liệu được nhập từ nhiều nguồn khác nhau và giá thực tế của chúng được xác định như sau: * Đối với vật liệu mua ngoài (với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) thì trị giá nguyên vật liệu bao gồm: + Giá mua trên hoá đơn (giá không có thuế giá trị gia tăng). + Chi phí thu mua thực tế (chi phí vận chuyển, bốc dỡ ), chi phí thu mua của nguyên vật liệu có thể được tính trực tiếp vào giá thực tế của từng thứ nguyên vật liệu. Trường hợp chi phí thu mua có liên quan đến nhiều loại nguyên vật liệu thì phải tính toán và phân bổ cho từng thứ liên quan theo tiêu thức nhất định. Trong trường hợp mua nguyên vật liệu vào sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng loại dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hoá, phục lợi được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì giá thực tế nguyên vật liệu mua ngoài bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đàu vào và chi phí thu mua vận chuyển). * Đối với vật liệu thuê ngoài gia công thì giá vật liệu bao gồm: + Giá thực tế nguyên vật liệu xuất chế biến. + Tiền công thuê ngoài gia công chế biến. + Chi phí vận chuyển bốc dỡ vật liệu đi chế biến và mang về. 7
  8. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý * Đối với vật liệu tự gia công chế biến là giá thực tế vật liệu xuất kho chế biến và các chi phí biến liên quan. * Đối với vật liệu nhận vốn góp liên doanh: là giá trị được hội đồng liên doanh đánh giá. * Đối với vật liệu là phế liệu thu hồi thì giá trị được đánh giá theo giá trị sử dụng nguyên vật liệu đó hoặc giá ước tính. 2.1.2. Giá thực tế xuất kho. Khi xuất dùng vật liệu, kế toán phải tính toán chính xác giá vốn thực tế của chất lượng cho các nhu cầu, đối tượng sử dụng khác nhau. Việc tính giá thực tế của vật liệu xuất kho có thể được thực hiện theo một trong các phương pháp sau: * Tính theo đơn giá của vật liệu tồn đầu kỳ: Theo phương pháp này thì giá thực tế xuất kho được xác định trên cơ sở số lượng vật liệu xuất dùng và đơn giá vật liệu tồn đầu kỳ. Giá thực tế xuất kho = (số lượng xuất kho) x (đơn giá vật liệu tồn đầu kỳ) (1.1.) Đơn giá vật liệu tồn đầu kỳ = Error! (1.2.) * Tính theo phương pháp giá thức tế bình quân giá quyền. Về cơ bản thì phương pháp này giống pkp trên nhưng đơng giá vật liệu được tính bình quân cho cả số tồn đâù kỳ và nhập trong kỳ. Đơn giá thực tế b ì nh ; quân gia quyền= Error! (1.3) Giá thực tế xuất kho = (Đơn giá bình quân) x (Số lượng xuất kho) (1.4) * Tính theo giá thực tế đích danh: Phương pháp này áp dụng đối vói các loại vật tư đặc chủng. Giá thực tế xuất kho căn cứ vào đơn giá thực tế vật liệu nhập theo từng lô, từng lần nhập và số lượng xuất kho theo từng lần nhập đó. * Tính theo phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này thì phải xác định được giá thực tế nhập kho của từng lần nhập, sau đó căn cứ vào số lượng xuất tính ra giá trị thực tế xuất kho nguyên tắc: tính theo nguyên giá thực tế nhập trước đối với lượng xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lại (tổng số xuất kho trừ đi số xuất thuộc lần nhập trước) được 8
  9. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý tính theo đơn giá thực tế các lần nhập sau. Như vậy, giá thực tế của vật liệu tồn cuối kỳ chính là giá thực tế của vật liệu nhập kho thuộc các kho sau cùng. * Tính theo giá nhập sau - xuất trước (LIFO): theo phương pháp này thì cũng phải xác định được đơn giá thực tế của từng lần nhập nhưng khi xuất sẽ căn cứ vào số lượng và đơn giá thực tế nhập kho lần cuối hiện có trong kho vào lúc xuất sau đó mới lần lượt đến các làn nhập trước để tính giá thực tế xuất kho. 2.2. Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán. Giá hach toán là loại giá ổn định được sử dụng thống nhất trong phạm vi doanh nghiệp để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất hàng ngày, cuối tháng cần phải điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế vật liệu xuất dùng dựa vào các hệ số giá thực tế với giá giá hạch toán vật liệu. Hệ số;giá= Error! (1.5) Giá thực tế vật liệu xuất kho được tính: Giá thực tế vật liệu; xuất kho = Giá hạch toán; vật liệu xuất x Hệ số; giá (1.6) Tuỳ thuộc vào đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà hệ số giá vật liệu có thể tính riêng theo từng thứ, từng nhóm hoặc tất cả các loại vật liệu. III. Tổ chức hạch toán chi tiết vật liệu. 1. Chứng từ sử dụng. Theo quy định về chứng từ kế toán ban hành theo QĐ số 1141/TC/QĐ- CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì các chứng từ vật liệu bao gồm: - Phiếu nhập kho (mẫu 01 - VT). - Phiếu xuất kho (mẫu 02 - VT). - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03 - VT). - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (mẫu 08 - VT). - Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (mẫu 02 - BH. - Hoá đơn GTGT (mẫu 01 - GTKT). 9
  10. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý - Hoá đơn cước phí vận chuyển (mẫu 03 - BH). - Phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức (mẫu 04 - VT). - Biên bản kiểm nghiệm, vật tư (mẫu 05 - VT). Ngoài các chứng từ mang tính bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước, trong các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán mang tính hướng dẫn tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. 2. Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu. Việc ghi chép, phản ánh của thủ kho và kế toán cũng như việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa hạch toán nghiệp vụ ở kho và ở phòng kế toán có thể được tiến hành theo một trong các phương pháp sau: + Phương pháp ghi thẻ song song. + Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. + Phương pháp sổ số dư. 2.1. Phương pháp ghi thẻ song song. - Nội dung của phương pháp ghi thẻ song song như sau: + ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập - xuất - tồn kho của từng thứ vật liệu theo chỉ tiêu số lượng của từng kho. + ở phòng kế toán: kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho theo các chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Về cơ bản, sổ (thẻ) kế toán chi tiết có kết cuấu giống như thẻ kho nhưng có thêm các cột để ghi thêm các chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng, kế toán cộng sổ chi tiết và kiểm tra, đối chiếu với thẻ kho. Ngoài ra, để có số liệu đối chiếu, kiểm tra với kế toán tổng hợp cần phải tổng hợp số liệu chi tiết vào bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho cho từng nhóm vật liệu. Có thể khái quát nôịi dung, trình tự kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song qua sơ đồ sau (xem sơ đồ 1.1). - Phương pháp này có ưu nhược điểm sau: 10
  11. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý + Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu số liệu và quản lý chặt chẽ tình hình biến động với số hiện có của vật liệu trên 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị. + Nhược điểm: Việc ghi chép giữa thủ kho với phòng kế toán vẫn còn trùng lắp về chỉ tiêu số lượng. Ngoài ra, việc kiểm tra, đối chiếu chủ yếu được thực hiện vào cuối tháng, do vậy làm hạn chế chức năng kiểm tra kịp thời của kế toán. Sơ đồ 1.1. Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Sổ kế toán chi tiết Chú thích: : Ghi hàng ngày Bảng kê tổng hợp nhập - xuất - tồn : Ghi cuối tháng. : Kiểm tra, đối chiếu - Phạm vi áp dụng: áp dụng trong các doanh nghiệp có ít chủng loại vật liệu, khối lượng các nghiệp vụ nhập, xất ít, không thường xuyên và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán hạn chế. 2.2. Phương pháp sổ đổi chiếu luân chuyển. - Nội dung: + ở kho: việc ghi chép của thu kho cũng được thực hiện trên thẻ kho giống như phương pháp ghi thẻ song song. + ở phòng kề toán, kế toán: mở sổ đối chiếu luân chuyển để đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn kho của từng thứ vật liệu ở từng kho dùng cho cả năng nhưng mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng, 11
  12. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý để có số liệu ghi vào các sổ đối chiếu luân chuyển cũng được theo dõi cả về chỉ tiêu số lượng và giá trị. Cuối tháng, tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và số liệu kế toán tổng hợp. - Ưu nhược điểm: + Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối tháng. + Nhược điểm: Việc ghi vẫn bị trung lắp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu hiện vật, việc kiểm tra, đối chiếu giữa kho và phòng kế toán cũng chỉ được tiến hành vào cuối tháng nên hạn chế tác dùng kiểm tra. Sơ đồ 1.2. Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Bảng kê nhập Sổ đối chiếu Bảng kê xuất luân chuyển - Phạm vi áp dụng: áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp không có nhiều nghiệp vụ nhập, xuất kho, không bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết vật liệu, không có điều kiện ghi chép tình hình nhập, xuất hàng ngày. 2.3. Phương pháp sổ số dư. - Nội dung: + ở kho: Thủ kho cũng dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu nhưng cuối tháng phải ghi số tồn kho đã tính trên thẻ sang sổ số dư vào cột số lượng. 12
  13. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý + ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ số dư theo từng kho chung cho cả năm để ghi chép tình hình nhập, xuất. Từ bảng kê nhập, bảng kê xuất, kế toán lập bảng luỹ kế nhập, luỹ kế xuất, rồi từ các bảng này lập bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho theo từng nhóm, loại vật liệu theo chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng, khi nhận sổ số dư do thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào số tồn kho cuối tháng do thủ kho tính ghi ở sổ số dư và đơn giá để tính ra giá trị tồn kho để ghi vào cột số tiền trên sổ số dư. Sơ đồ 1.3. Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư. Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Bảng kê nhập Sổ đối chiếu Bảng kê xuất luân chuyển Sổ đối chiếu Bảng luỹ kế nhập Bảng luỹ kế xuất luân chuyển Việc kiểm tra, đối chiếu được căn cứ vào cột số tiền tồn kho trên sổ số dư và bảng kê tổng hợp nhập - xuất - tồn (cột số tiền) và số liệu kế toán tổng hợp. - Ưu điểm: Tránh được sự ghi chép trùng lắp giữa kho và phòng kế toán, giảm được khối lượng ghi chép kế toán, công việc được tiến hành đều trong tháng. + Nhược điểm: Do kế toán chỉ theo dõi về mặt giá trị nên muốn biết số hiện có và tình hình tănhg, giảm của từng thứ vật tư liệu về mặt giá trị nên muốn biết số hiện có và tình hình tăng, giảm của từng thứ vật liệu về mặt hiện 13
  14. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý vật nhiều khi phải xem số liệu trên thẻ kho và việc kiểm tra, đối chiếu khó khăn. - Phạm vi áp dụng: áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất có khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất nhiều, thường xuyên, nhiều chủng loại vật liệu và điều kiện doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán vật liệu nhập, xuát; đã xây dựng hệ thốngd danh điểm vật liệu và trình độ chuyên môn của kế toán vững vàng. 3. Kế toán tổng hợp vật liệu Vật liệu là tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho của doanh nghiệp, việc mở tài khoản kế toán tổng hợp, ghi chép sổ kế toán và xác định giá trị hàng tồn kho, giá trị hàng bán ra hoặc xuất dùng tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp nào. Có hai phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. 3.1. Kế toán vật liệu tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp kế toán thực hiện phản ánh một cách đầy đủ, kịp thời tình hình biến động của các loại vật tư hàng hoá trên tài khoản hàng tồn kho và căn cứ vào các chứng từ kế toán. 3.1.1. Tài khoản kế toán sử dụng * Tài khoản 152 - Nguyên vật liệu Tài khoản này dùng để phản ánh dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm của các loại vật liệu trong kỳ. Tài khoản 152 có kết cấu như sau: - Bên Nợ: + Trị giá vốn thực tế của vật liệu tăng trong kỳ. + Trị giá nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê - Bên Có: + Trị giá thực tế của nguyên vật liệu giảm trong kỳ do xuất dùng. + Số tiền chiết khấu, giảm giá, trả lại nguyên vật liệu khi mua. + Trị giá nguyên vật liệu thiếu hụt do kiểm kê. 14
  15. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý - Số dư Nợ: + Phản ánh trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ. + Tài khoản 152 có thể mở thành 2 tài khoản cấp 2, cấp 3 để kế toán theo dõi từng thứ, từng loại, từng nhóm vật liệu tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. * Tài khoản 151 - Hàng mua đang đi đường. Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vật tư, hàng hoá doanh nghiệp đã mua, đã thanh toán tiền mặt hoặc chấp nhận thanh toán nhưng chưa nhập kho. Tài khoản 151 có kết cấu như sau: - Bên Nợ: Trị giá vật tư, hàng hoá đang đi đường (hàng đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp). - Bên Có: Trị giá vật tư, hàng hoá đang đi đường tháng trước, tháng này đã đưa về nhập kho hay đưa vào sử dụng ngay. - Số dư Nợ: Phản ánh trị giá vật tư, hàng hoá đã mua nhưng còn đang đi đường. Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: + TK 331 - Phải trả người bán + TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ + TK 111- Tiền mặt + TK 112 - Tiền gửi ngân hàng + TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + TK 627 - Chi phí sản xuất chung + TK 155 - Thành phẩm + TK 002 - Vật tư hàng hoá giữ hộ, nhận gia công. Và một số TK liên quan khác. 3.1.2. Trình tự kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trình tự kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên được biểu hiện qua sơ đồ sau: 3.2. Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 15
  16. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp mà kế toán không theo dõi thường xuyên sự biến động của các loại vật liệu trên tài khoản hàng tồn kho. Giá trị các loại vật liệu hàng hoá được xác định trên cơ sở số lượng kiểm kê cuối kỳ, kế toán sử dụng công thức cân đối để tính trị giá hàng tồn kho. Trị giá thực tế;vật tư hàng hoá;xuất kho = Giá trị vật liệu; hàng hoá mua; trong kỳ + Giá trị vật liệu; hàng hoá tồn;đầu kỳ - Giá trị vật liệu; tồn kho; cuối kỳ 3.2.1. Tài khoản kế toán sử dụng * TK151, 152 theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tài khoản này không dùng để theo dõi tình hình nhập xuất vật liệu trong kỳ mà chỉ dùng để kết chuyển trị giá thực tế của vật liệu và hàng mua đang đi đường đầu kỳ và cuối kỳ TK611- Mua hàng. Kết cấu TK151, 152 theo phương pháp kiểm kê định kỳ như sau: - Bên Nợ: Trị giá vốn của vật liệu tồn kho cuối kỳ. - Bên Có: Trị giá vốn của vật liệu tồn kho đầu kỳ. - Số dư Nợ: Phản ánh trị giá thực tế vật liệu tồn kho cuối kỳ. * TK 611 - Mua hàng Tài khoản này phản ánh trị giá thực tế của vật tư, hàng hoá mua vào và xuất ra trong kỳ. Kết cấu của TK611 như sau: - Bên nợ: + Trị giá thực tế của vật tư, hàng hoá mua về trong kỳ. + Kết chuyển trị giá thực tế vật tư, hàng hoá tồn kho đầu kỳ - Bên Có: + Trị giá vốn thực tế của hàng tồn kho cuối kỳ + Trị giá vốn thực tế của vật tư và được mở thành 2 TK cấp 2. TK 611 không có số dư cuối kỳ và được mở thành 2 TK cấp 2. TK 6111 - Mua nguyên vật liệu TK 6112 - Mua hàng hoá 16
  17. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Ngoài ra kế toán vẫn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như trong phương pháp kê khai thường xuyên. 3.2.2. Trình tự kế toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp kiểm kê định kỳ được thể hiện khái quát sơ đồ sau: (Sơ đồ 2) 4. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu Ngoài các sổ chi tiết dùng để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu như thẻ kho, Sổ chi tiết nguyên vật liệu thì trong phần thực hành kế toán nguyên vật liệu còn liên quan đến một số sổ chi tiết khác cho dù doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp kế toán nào. Và đây là một số hình thức kế toán mà các doanh nghiệp phải lựa chọn áp dụng một trong các hình thức sau đây: - Hình thức kế toán: "Nhật ký chứng từ" - Hình thức kế toán: "Nhật ký chung" - Hình thức kế toán: "Nhật ký sổ cái" - Hình thức kế toán: "Chứng từ ghi sổ" 17
  18. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý phần ii tình hình thực tế về tổ chức kế toán vật liệu tại công ty xây dựng i thanh hoá. I. Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình quản lý của Công ty xây dựng I. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty xây dựng 1 là một doanh nghiệp Nhà nước độc lập trực thuộc sở xây dựng Thanh Hoá. Địa chỉ: Số 5, Phan Chu Trinh, Phường Điện Biên - TP Thanh Hoá. Điện thoại: 03.7852.343 Fax: 037.751.331 Tài khoản: Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Hoá. Giám đốc - Kỹ sư xây dựng: Ngô Văn Tuấn Công ty được thành lập từ ngày 04/12/1961, theo quyết định số 2108/QĐ- UB của UBND tỉnh Thanh Hoá. Nhiệm vụ của Công ty là thi công xâydựng các công trình công nghiệp và dân dụng trong tỉnh. Từ ngày thành lập đến nay, Công ty đã trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành. Trong quá trình hoạt động, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước, Công ty cũng đã tự vươn lên thích nghi với cơ chế mới. Công ty đã mạnh dạn đổi mới đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, đa dạng hoá nghành nghề kinh doanh, mở rộng liên doanh, liên kết với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Công ty đã xoá vỡ được thế sản xuất độc canh bó hẹp trước đây trong lĩnh vực xây dựng, từng bước vươn lên trở thành một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa nghành, thị trường kinh doanh được mở rộng ra phạm vi toàn quốc, quy mô tổ chức sản xuất của Công ty đã có sự phát triển vượt bậc. Từ đó đã làm cho sức sản xuất của Công ty có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, cả về doanh thu thực hiện, nộp ngân sách nhà nước và lợi nhuận doanh nghiệp; thu nhập của người lao động được cải thiện; nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng nhiều lần so với những năm trước. Với sự năng động của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty và sự chỉ đạo trực tiếp của 18
  19. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý các lanh đạo Công ty, trong những năm gần đây Công ty không ngừng tăng trưởng và phát triển với nhịp độ năm sau tăng hơn năm trước. Sự phát triển đó là hợp với xu hướng đang phát triển của ngành xây dựng Việt Nam hiện nay. Những tiến bộ vượt bậc trên Công ty đã được nhà nước tặng thưởng huy chương lao động hạng nhì vào dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Công ty (04/12/1961 - 04/12/2001). Trong quá trình đổi mới quản lý, sắp xếp lại DNNN theo tinh thần NQTW 3 (khoá IX) Công ty XDI đã UBND Tỉnh chỉ đạo xây dựng Công ty trở thành DN mạnh của Tỉnh trong thời gian tới. Sau đây là kết quả thực hiện được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính sau: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm STT Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 1 Giá trị sản lượng thực hiện tr.đồng 22.534 25.586 29.750 2 Doanh thu - 18.500 20.306 25.350 3 Vốn kinh doanh - 4.793 6.566 8.085 - Vốn ngân sách - 4.793 6.500 8.000 - Vốn tự bổ sung - 191 230 4 Nộp ngân sách - 695 927 15.330 5 Lợi nhuận 280 385 430 - 6 Lao động bình quân Người 405 480 530 7 Thu nhập bình quân Đồng 670.000 780.000 850.000 Nhìn vào bảng số liệu này cho ta thấy giá trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân tất cả đều tăng chứng tỏ rằng Công ty làm ăn rất có hiệu quả. Từ ngày 1-1-2000, Công ty bắt đầu tuần làm việc 40 giờ và đang tiếp tục hoàn thiện và nhận thi công nhiều công trình hơn nữa. 19
  20. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty xây dựng I đã không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cường và huy động vốn, đào tạo và tuyển dụng nhiều cán bộ trẻ có tay nghề cao, tăng cường đầu tư chiều sâu, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại và phù hợp. Hiện nay, Công ty đang SXKD trên các lĩnh vực chủ yếu sau đây: + Thi công xây lắp. + Sản xuất VLXD. + Tư vấn xây dựng. + Chế biến nông sản xuất khẩu. Phạm vi hoạt động của Công ty trong từng lĩnh vực cụ thể sau đây: (1) Lĩnh vực xây lắp: + Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng. + Xây dựng cac công trình thuốc các dự án giao thông. + Xây dựng các công trình thuộc các dự án thuỷ lợi. + Xây dựng các công trình cấp thoát nước, điện dân dụng. + Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng và KCN. + Kinh doanh phát triển nhà. (2) Lĩnh vực XSVLXD: + Sản xuất gạch xây dựng các loại theo công nghệ lò Tuynel. + Khai thác và chế biến đá xây dựng các loại bằng thiết bị đồng bộ. + Sản xuất bê tông thương phẩm. + Sản xuất cấu kiện kê tông đúc sẵn. (3) Lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng: Thiết kế các công trình thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, tư vấn giám sát, kiểm nghiệm chất lượng vật liệu và chất lượng các sản phẩm xây dựng. Công ty có quy mô và địa bàn hoạt động rộng, các công trình thi công ở nhiều địa điểm khác nhau cho nên việc tổ chức lực lượng thi công thành các xí nghiệp, các đội là rất hợp lý. Mỗi xí ngiệp, mỗi đội phụ trách thi công một công trình và tổ chức thành các tổ có phân công nhiệm vụ cụ thể. Giám đốc xí 20
  21. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý nghiệp hay đội trưởng phụ trách các đội chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về việc quản lý và tiến độ chất lượng công trình. Mọi công việc kế toán lập các chứng từ ban đầu và các báo cáo kế toán gửi về Công ty lập báo cáo chung toàn Công ty. Hiện nay chủ yếu Công ty thực hiện phương thức giao khoán sản phẩm xây dựng cho các xí nghiệp, các đội. 3. Hệ thống tổ chức quản lý và tình hình SXKD hiện nay của Công ty XDI Thanh Hoá: a. Về tổ chức lãnh đạo và quản lý: * Về cơ cấu lãnh đạo: - Bao gồm: + Ban chấp hành Đảng uỷ Công ty (Đảng bộ cơ sở). + Ban giám đốc Công ty. + Ban chấp hành Công đoàn Công ty (Công đoàn cơ sở). + Ban chấp hành đoàn thanh niên Công ty (Đoàn cơ sở). Trong đó BCH Đảng uỷ Công ty giữ vai trò lãnh đạo mọi hoạt động SXKD của Công ty và các tổ chức quần chúng. * Cơ cấu tổ chức quản lý. - Văn phòng Công ty. Bao gồm: + Ban giám đốc Công ty (1 giám đốc và 4 phó giám đốc). + Các phòng ban chức năng (4 phòng chức năng, 1 ban và 1 bộ phận kiểm soát). - Các đơn vị trực thuộc Công ty: Hiện nay Công ty có 15 xí nghiệp và 25 đội trực thuộc. Các đơn vị này hiện đang hoạt động trên các lĩnh vực sau đây: + 11 xí nghiệp xây lắp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng được thành lập theo quyết định số 321/QĐ-UB ngày 07/02/2001 của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá. + 25 đội xây dựng trực thuộc Công ty được thành lập theo quyền hạn của giám đốc Công ty. 21
  22. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý + 01 Trung tâm tư vấn thiết kế; với chức năng chuyên khảo sát thiết kế, tư vấn kỹ thuật các công trình xây dựng, kiểm nghiệm VLXD. +01 Nhà máy sản xuất gạch Tuynel công suất 50 triệu viên/năm đặt tại KCN Nghi sơn. + 01 xí nghiệp khai thác sản xuất đá quy chuẩn công suất 100.000m3/năm & bê tông thương phẩm công suất 80.000m3/năm đạt tại mỏ đá Đông vinh - Đông sơn.T.H. Là một đơn vị trực thuộc ngành xây dựng cơ bản, Công ty xây dựng số 1 có cơ cấu tổ chức sản xuất, cơ cấu quản lý riêng phù hợp với đặc điểm của ngành xây d ựng. Tổ chức bộ máy của Công ty, đứng đầu là giám đốc, dưới là các phó giám đốc, kế toán trưởng và các phòng ban chức năng. Có thể hình dung bộ máy quản lý của Công ty qua sơ đồ sau: 22
  23. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Sơ đồ 03: Sơ đồ tổ chức Công ty xây dựng I Thanh Hoá Giám đốc 2 phó giám đốc 2 phó giám đốc Phòng tổ Phòng tổ Ban dự Phòng chức KH- KT án đầu tư tài vụ hành chính Xí nghiệp trực thuộc Đội và chủ nhiệm công trình 1. Xí nghiệp XD số 1 trực thuộc 2. Xí nghiệp XD số 2 1. Đội 1 3. Xí nghiệp XD số 3 2. Đội 2 4. Xí ngihệp XD số 5 3. Đội 3 5. Xí nghiệp cơ giới 4. Đội 4 6. Xí nghiệp gạch Trường 5. Đội 5 lâm 6. TT TV thiết kế 7. Nhà máy chế biến tinh bột ngô Với mô hình trực tuyến chức năng gọn nhẹ chuyên sâu, trong đó: - Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty và cũng chịu trách nhiệm cao nhất trước cấp trên, trước pháp luật và mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo ngành nghề được đăng kỳ kinh doanh. Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc: 23
  24. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý * Các phòng ban chức năng: Có chức năng thẩm định dự án đầu tư, lập dự toán công tình để chuẩn bị tham gia đấu thầu. - Phòng kinh tế kỹ thuật: Có chức năng giúp giám đốc trong việc thiết lập kiểm tra, giám sát kỹ thuật, an toàn thực hiện các công trình công nghệ kỹ thuật trong sản xuất, kiểm tra giám sát chất lượng công trình. - Phòng tài chính kế toán: Có chức năng hạch toán, tập hợp các số liệu, thông tin kinh tế, quản lý toàn bộ công tác tài chính kế toán, quản lý thu hồi vốn, huy động vốn tapạ hợp các khoản chi phí sản xuất, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, theo dõi tăng giảm tài sản, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với nhà nước về các khoản phải nộp. - Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tổ chức năng lao động trong biên chế, điều động cán bọ công nhân viên trong Công ty, giải quyết các chế độ chính sách, tổ chức công việc hành chính, chuyển giao công văn giấy tờ. Ban giám đốc cùng với các phòng chức năng điều hành hoạt động sản xuất thi công ở Công ty một cách thống nhất với các xí nghiệp, các đội xây dựng. Trên cơ sở các hợp đồng của Công ty với bên A, bộ phận kinh doanh tiếp thị và kinh tế kỹ thuật. Hai phòng này chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và thông qua hợp đồng trước khi trình giám đốc ký. Các đội và các xí nghiệp xây dựng chỉ được lệnh khởi công khi lập tiến độ và biện pháp thi công được giám đóc phê duyệt. - Về việc lập dự toán và quyết toán: Các đội, các xí nghiệp xây dựng tự làm dưới sự hỗ trợ của phòng kinh tế kỹ thuật. - Về vật tư: Một phần vật tư do bộ phận sản xuất phụ và bên A cung cấp nhưng số này rất ít, chủ yếu vật từ do các đội, các xí nghiệp mua của Công ty và mua ngoài theo định mức. - Về máy thi công: Chủng loại máy của Công ty khá phong phú và hiện đại, đáp ứng được yêu cầu thi cong. - Về chất lượng công trình: Giám đốc các xí nghiệp hay đội trưởng các đội là người thay mặt cho các xí nghiệp, các đội chịu trách nhiệm trước giám 24
  25. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý đốc Công ty về chất lượng công trình. Nếu có sai phạm kỷ luật dẫn đến phải phá đi làm lại hoặc phải sửa chữa thì chi phí do các đội, các xí nghiệp chịu hoàn toàn. Phòng kỹ thuật phía giám sát giải quyết các vướng mắc về chuyên môn cho các đội, các xí nghiệp trong quá thi công. - Về an toàn và bảo hiểm lao động: Các xí nghiệp và các đội cód trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn và bảo hiểm lao động theo chế độ Nhà nước ban hành. 4. Tình hình chung về công tác kế toán của Công ty. Tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán sao cho hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời chính xác cho các đối tượng sử dụng thông tin, đồng thời phát huy và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán. Muốn vậy việc tổ chức công tác kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty vào khối lượng và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kế toán cũng như trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán. Hiện tại việc tổ chức công tác kế toán ở Công ty tiến hành theo hình thức công tác kế toán tập trung. Tại Công ty có phòng kế toán của Công ty. Đối với các đơn vị xí nghiệp, các đội trực thuộc kế toán tiến hành ghi chép các chứng từ đầu, lập sổ sách kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng sự hướng dẫn của kế toán trưởng Công ty, rồi định kỳ gửi số liệu, tài liệu lên phòng kế toán Công ty. Phòng kế toán Công ty thực hiện việc tổng hợp các số liệu do các đơn vị báo cáo tiến hành tính giá thành các sản phẩm cuối cùng, xác định lãi, lỗ toàn Công ty. Bộ máy kế toán của Công tybao gồm 8 người và bộ phận kế toán các đơn vị trực thuộc được tổ chức như sau: 25
  26. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Sơ đồ 04: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty xây dựng số 1 Kế toán trưởng Bộ phận Kế toán Công ty kế toán các đơn vị trực thuộc KT KT KT KT KT KT Thủ vật tư thanh Ngân tiền thuế theo dõi quỹ TSCĐ toán hàng lương GTGT XN - Kế toán trưởng: Giúp giám đóc Công ty tổ chức chỉ đoạ thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán theo cơ chyế quản lý mới và theo đúng pháp lệnh kế toán trưởng hiện hành. - Kế toán vật tư TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi TSCĐ, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. Khi có biến động về tăng giảm TSCĐ, kế toán căn cứ vào cá chứng từ, hoá đơn để phản ánh kịp thời. - Kế toán thanh toán: Thực hiện kế toán bằng tiền tất cdả các khoản thanh toán với khách hàng, thanh toán nội bộ Công ty với các đơn vị thực thuộc. - Kế toán ngân hàng: Lập kế hoạch đi vay Ngân hàng, thu nhận chứng từ của các xí nghiệp để tiến hành đi vay, theo dõi tình hình tăng giảm tài khoản tiền gửi Ngân hàng. - Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội: Nhận bảng lương và thanh toán tiền lương do phòng tổ chức chuyển đến tổng hợp số liệu. Hàng tháng căn cứ 26
  27. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý vào bảng tổng hợp thanh toán bảo hiểm xã hội để trích BHXH theo chế độ hiện hành. - Kế toán thuế GTGT: Tiến hành hạch toán thuế GTGT đầu vào, đầu ra của Công ty đồng thời tổng hợp thuế của các đơn vị trực thuộc để hàng tháng thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. - Kế toán theo dõi các đơn vị trực thuộc: Có nhiệm vụ dõi tình hình thực hiện các chế độ chính sách về tình hình tài chính cũng như tình hình hạch toán dưới các xí nghiệp trực thuộc. - Kế toán các đơn vị trực thuộc: Tập hợp chi phí phân bổ vật liệu, tiền lương định kỳ gửi về phòng kế toán Công ty. ở phòng kế toán khi nhận được các chứng từ ban đầu do kế toán các đơn vị trực thuộc gửi về tiến hành kiểm tra, phân loại đưa vào máy vi tính để vào sổ nhật ký chứng từ chung và các sổ cái tài khoản chi tiết và tổng hợp phục vụ cho yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin. Để phù hợp với hệ thống kế toán của các nước đang phát triển, thuận lợi cho việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán, Công ty áp dụng hình thức sổ " Chứng từ ghi sổ " 27
  28. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Công ty đã áp dụng hệ thống tài khoản mới từ ngày 1/1/1995 và sử dụng gần hết 74 tài khoản do Bộ tài chính ban hành. Niên độ kế toán của Công ty từ 1/1 đến 31/12 hàng năm, kỳ kế toán là 1 năm 4 quý. II. Thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng số 1. 1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty. Mỗi doanh nghiệp có một đặc thù riêng về nguyên vật liệu. Tại các doanh nghiệp xây lắp, vật liệu thường có đặc điểm là cồng kềnh, khối lượng lớn, vật liệu có nhiều loại khác nhau, rất phong phú, đa dạng. Ví dụ xi măng gồm xi măng trắng, xi măng đen; thép gồm  12,  10,  8 ; gạch có gạch lát, gạch đặc, gạch lỗ nhựa đường chúng được sử dụng với khối lượng lớn nhỏ khác nhau và được mua với nhiều hình thức khác nhau, có loại mua ở đại lý, cửa hàng như xi măng, sắt, thép, gạch, có loại mua ở như vôi, sỏi, cát cho nên việc bảo quản gặp khó khăn, dễ hao hụt mất mát ảnh hưởng đến việc tính giá. Do đặc điểm trên, nguyên vật liệu thuộc tài sản lưu động, giá trị của nó thuộc vốn lưu động dự trữ của doanh nghiệp, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc quản lý quy trình thu mau, vận chuyển, bảo quản, dự trữ, sử dụng cũng như việc hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp tác động đến những chỉ tiêu của Công ty như chỉ tiêu số lượng, chất lượng sản phẩm, chỉ tiêu giá thành, chỉ tiêu lợi nhuận 2. Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty Vật liệu của Công ty bao gồm rất nhiều loại, nhiều thứ có nội dung và công dụng khác nhau. Để có thể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán tổng hợp cũng như hạch toán chi tiết tới từng loại, từng thứ nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất nên kế toán cần phải phân loại. Công ty tiến hành phân loại nguyên vật liệu dựa trên nội dung kinh tế vai trò của từng loại, từng thứ nguyên vật liệu cụ thể là: - Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu của Công ty và là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm như: nhựa đường, đá các loại, xi măng, cát vàng, cát đen 28
  29. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý - Nguyên vật liệu phụ: Cũng là đối tượng lao động nó không cấu thành nên thực thể của công trình nhưng nó có tác dụng tăng chất lượng của công trình và tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường bao gồm các loại: phụ gia, bê tông, gỗ, sơn, đất đèn - Nhiên liệu: Bao gồm xăng, Dầu Diezen, dầu phụ dùng để cung cấp cho đội xe cơ giới vận chuyển chuyên chở nguyên vật liệu hoặc chở cán bộ lãnh đạo của Công ty hay các phòng ban đi liên hệ công tác. - Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết bị như các loại vòng bi, bánh răng Để phục vụ cho nhu cầu quản lý và hạch toán nguyên vật liệu Công ty đã phân loại một cách khoa học, tuy nhiên Công ty chưa lập sổ danh điểm vật liệu nên việc phân loại chỉ được thể hiện trên sổ chi tiết vật liệu. 3. Tổ chức chứng từ 3.1. Khi thu mua và nhập kho nguyên vật liệu Do đặc điểm của công tác XDCB nên vật liệu phải được cung cấp đến chân công trình và được cung cấp từ nguồn mua ngoài là chủ yếu, số lượng và đơn giá nguyên vật liệu để thi công công trình được quy định trong thiết kế dự toán. Giá này được Công ty khảo sát trước tại các đơn vị cung cấp gần với công trình và đã được thoả thuận trước, tuy nhiên trên thực tế bao giờ giá ghi trong thiết kế cũng cao hơn chút ít so với giá thực tế để tránh tình trạng có biến động về giá vật liệu Công ty có thể bị thua lỗ. Khi nhận thầu công trình, Công ty thu mua vật liệu trong giới hạn sao cho không quá nhiều gây ứ đọng vốn nhưng cũng không quá ít gây ngừng sản xuất. Đối với hầu hết các loại nguyên vật liệu thì thường do các đội tự mua trừ nhựa đường là do Công ty ký hợp đồng và trực tiếp đi mua cấp cho từng công trình. Những hợp đồng mua bán vật liệu do đội ký trực tiếp với người cung cấp thì phải có giấy xác nhận của Giám đốc Công ty thì mới có hiệu lực về việc mua bán. Giá của vật liệu nhập kho được tính bằng giá thực tế trên hoá đơn hoặc trên hợp đồng (thông thường bao gồm cả chi phí vận chuyển vì trong hợp 29
  30. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý đồng mua bán thường thoả thuận là vật liệu phải được cung cấp tại chân công trình). Trong trường hợp có các chi phí khác phát sinh trong quá trình thu mua được Công ty cho phép hạch toán vào chi phí của chính công trình đó chứ không cộng vào giá của vật liệu. Khi thu mua vật liệu nhập kho thủ tục được tiến hành như sau: - Khi vật liệu về đến chân công trình trên cơ sở hoá đơn, giấy báo nhận hàng kế toán thống kê đội tiến hành kiểm tra khối lượng và chất lượng vật liệu ghi số lượng thực nhập và "Bản kê nhận hàng" (Biểu 1) có xác nhận của hai bên. Định kỳ theo thoả thuận của bên cung cấp là một tháng, thống kê đội cùng với người cung cấp lập "Biên bản nghiệm thu khối lượng (Biểu 2) có xác nhận của bên giao và bên nhận nếu phát hiện thừa, thiếu, không đúng phẩm chất ghi trên chứng từ thống kê đội sẽ báo cho phòng Kế hoạch đồng thời cùng người giao hàng lập biên bản kiểm kê để làm căn cứ giải quyết với bên cung cấp. Thủ kho không được tự ý nhập vật liệu như trên nếu chưa có ý kiến của phòng kế hoạch. Phòng Kế hoạch căn cứ vào "Bản kê nhận hàng" "Biên bản đối chiếu khối lượng vật tư thực hiện" đã có chữ ký của hai bên và căn cứ vào "Hoá đơn GTGT" để làm thủ tục nhập vật tư "Phiếu nhập kho" (Biểu 3), phiếu nhập kho được lập thành 03 liên. - Liên 1: Lưu ở phòng Kế hoạch - Liên 2: Chuyển cho phòng Kế toán để ghi sổ. - Liên 3: Cán bộ cung tiêu giữ (người đi mua vật tư) kèm theo hoá đơn thanh toán. 30
  31. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý 3.2. Khi xuất kho vật tư Công ty xây dựng số 1 là một đơn vị XDCB nên vật liệu của Công ty xuất kho chủ yếu sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình. Giá của vật liệu xuất kho được xác định theo "Giá thực tế đích danh" nhận mặt hàng thi công công trình nào mới mua vật liệu dự trữ cho công trình đó ngay tại chân công trình nên việc xác định giá thực tế xuất kho theo phương pháp này tương đối hợp lý và dễ làm. Việc xuất kho vật liệu được tiến hành như (Biểu 04). Căn cứ vào nhu cầu vật tư của từng đội, từng công trình phòng kế hoạch có trách nhiệm cung cấp cho các đội theo yêu cầu tiến độ thi công. Phòng Kế hoạch sẽ viết phiếu xuất kho cho công trình theo yêu cầu. Vật liệu được định sẵn cho từng công trình cho nên Công ty không sử dụng phiếu xuất kho vật liệu theo hạn mức mà vẫn sử dụng phiếu xuất vật tư thông thường. Phòng Kế hoạch căn cứ vào từng bản khoán của từng công trình để theo dõi việc cung cấp và sử dụng vật liệu của các đội công trình. Các trường hợp xuất vật liệu điều động nội bộ cũng được sử dụng phiếu xuất vật tư, phiếu xuất vật tư có thể lập riêng cho từng thứ vật liệu hoặc chung cho nhiều thứ vật liệu cùng loại, cùng kho và sử dụng cho một công trình. Nếu vật liệu lĩnh ngoài kế hoạch thì phải được giám đốc ký duyệt. Phiếu xuất kho vật liệu được lập thành 3 liên. - Liên 1: Lưu ở phòng Kế hoạch - Liên 2: Chuyển cho kế toán để ghi sổ - Liên 3: Người nhận giữ để ghi sổ theo dõi từng bộ phận sử dụng. 31
  32. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Biểu 04: Phiếu xuất kho Mẫu số: 02- VT QĐ số 1141 TC/CĐKT Ngày 14/09/2001 Số 431 Họ và tên người nhận hàng: Đội XD 2 Lý do xuất kho:Bản khoán 304-rải bê tông Asphal mặt đường công trình Sầm sơn Xuất tại kho: Đội XD2 Nhập tại kho: Đội XD2 Nợ TK621 Có TK 152 STT Tên, nhãn hiệu, qui cách MS ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền phẩm chất vật liệu Theo Thực xuất CT A B C D 1 2 3 4 1 Đá 20x37,5 m3 1.971,0 70.909 139.761.639 2 Đá 10x20 m3 292,0 70.909 20.705.428 3 Đá 05x10 m3 598,0 70.909 42.403.582 4 Đá 0-05 m3 7,5 54.545 409.087 5 Đá thải tấn 187,2 34.545 6.466.824 6 Bột đá tấn 32,0 209.090 6.590.880 Cộng 216.437.440 Viết bằng chữ: (Hai trăm mười sáu triệu, bốn trăm ba mươi bảy ngàn, bốn trăm bốn mươi đồng) Phụ trách Người giao Thủ kho Kế toán Thủ trưởng cung tiêu hàng trưởng đơn vị 3.3. Kế toán chi phí quá trình nhập - xuất vật liệu tại Công ty xây dựng số I Công ty xây dựng số I việc hạch toán chi tiết được tiến hành theo phương pháp "Báo sổ" có nghĩa là mọi công việc kế toán đều được tiến hành trên phòng kế toán của công ty. Tại phòng Kế toán khi nhận được "Phiếu nhập kho", "Phiếu xuất kho" do phòng kế hoạch chuyển lên kế toán cho từng loại 32
  33. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý vật liệu, sổ chi tiết này theo dõi cả về mặt giá trị và hiện vật. Có thể khái quát sơ đồ chi tiết vật liệu năm 2001 củaCông ty (Biểu 5) Trong nền kinh tế thị trường việc mua bán hàng hoá được diễn ra nhanh gọn trên cơ sở thuận mua vừa bán. Vật tư của Công ty thông thường được mua chịu với thời hạn trả một hoặc hai tháng. Khi giao hàng bên cung cấp đồng thời lập hoá đơn do vậy không có trường hợp hàng về mà hoá đơn chưa về hoặc ngược lại. Kế toán ghi sổ một trường hợp duy nhất là hàng về và hoá đơn cùng về để theo dõi quan hệ thanh toán với người bán công ty sử dụng sổ chi tiết thanh toán với người bán. Trong tháng dựa vào các phiếu nhập kho và các chứng từ thanh toán như: giấy báo nợ của ngân hàng, phiếu chi kế toán lập sổ chi tiết thanh toán với người bán. Sổ này được mở cả năm cho người bán hay đơn vị bán, được mở riêng cho từng đội công trình và chi tiết đối với từng người bán. Mỗi người cung cấp được mở một hoặc một vài trang sổ tuỳ theo mức độ phát sinh nhiều hay ít, việc theo dõi ghi chép chi tiết trên sổ chi tiết thanh toán (TK331) được thực hiện theo dõi chi tiết cho từng hoá đơn từ khi phát sinh đến khi thanh toán xong. (Biểu 6) Cơ sở số liệu và phương pháp ghi sổ: - Số dư đầu năm: Căn cứ vào số dư đầu năm trên sổ này năm trước để ghi số dư nợ hoặc có. - Cột tài khoản đối ứng: Được ghi các tài khoản có liên quan đến TK 331. - Cột số phát sinh: + Bên nợ: Căn cứ vào các chứng từ thanh toán (phiếu chi tiền mặt, giấy UNC tiền vay, tiền gửi ngân hàng ) kế toán ghi sổ chi tiết TK 331 (số hiệu, ngày tháng của chứng từ) số tiền thanh toán được ghi vào cột phát sinh nợ theo từng chứng từ. + Bên có: Căn cứ vào các hoá đơn ghi sổ chi tiết các nội dung: Số hoá đơn, ngày tháng trên hoá đơn và ghi giá trị vật liệu nhập và phần thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và cột phát sinh có theo chứng từ. Cuối mỗi quý kế toán căn cứ vào sổ chi tiết thanh toán với người bán tổng hợp số liệu để lên bảng tổng hợp TK 331. Bảng này dùng để theo dõi tất cả các nghiệp vụ liên quan đến các khoản phải trả của Công ty vì vaạy không 33
  34. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý chỉ theo dõi công nợ của các nhà cung cấp mà còn theo dõi cả các khoản phải thanh toán với bên B phụ của Công ty. Số liệu trên dòng tổng cộng của bảng này được dùng đối chiếu với sổ cái TK 331 (biểu 07). 4. Kế toán tổng hợp nhập - xuất vật liệu. 4.1. Kế toán tổng hợp quá trình nhập vật liệu. Vật liệu nhập kho của các đội chủ yếu từ nguồn mua ngoài trừ nhựa đường. Đối với các loại vật tư mau ngoài thì các đội tự tìm nguồn và ký hợp đồng mua có ý kiến của giám đốc, các đội sau khi mua nhập kho vật liệu có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp lệ làm giấy vay gửi lên phòng kế toán, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký về thời hạn nợ và phương thức thanh toán kế toán sẽ chuyển trả theo giấy vay. Đối với vật liệu nhập kho căn cứ vào phiếu nhập kho và hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng mà phòng kế hoạch và đơn vị chuyển đến, kế toán lập phiếu định khoản kế toán. Phiếu định khoản kế toán nhận vật tư để ghi có TK 331 và ghi nợ TK có liên quan (TK 152 phần vật tư nhập, TK 133 thuế đầu vào được khấu trừ) vì vật tư của Công ty thường mua chịu. Khi mua vật tư bên bán thường viết hoá đơn ngay vì vậy ở Công ty không có trường hợp hoá đơn về trước hàng về său hoặc ngược lại, vì vậy kế toán chỉ phải theo dõi một trường hợp duy nhất là hoá đơn và hàng cùng về (xem biểu 8,9,10,11). Khi mua chịu nguyên vật liệu nhập kho kế toán ghi: Nợ TK 152 216.437.440 Nợ TK 133 21.643.744 Có TK 331 238.081.184 Khi thanh toán tiền mua hàng với người cung cấp kế toán ghi. Nợ TK 331 328.081.184 Có TK 331 328.081.184 Từ phiếu phân tích tài khoản kế toán, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ được lập định kỳ mỗi tháng một lần, các số liệu trên bảng tổng hợp được tổng hợp theo từng tài khoản, mỗi tài khoản được ghi trên một dòng trong chứng từ ghi sổ, kế toán định khoản lên chứng từ ghi sổ như sau (xem biểu 12), (biểu 13). 34
  35. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý 4.2. Kế toán tổng hợp quá trình xuất vật liệu Vật liệu của công ty được xuất dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khi xuất vật liệu kế toán theo dõi chi tiết TK621 "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" cho từng công trình, nếu xuất vật liệu cho bộ phận quản lý đơn vị thì hạch toán vào TK627 "chi phí sản xuất chung", nếu xuất cho bộ phận QLDN thì được hạch toán vào TK642 "Chi phí QLDN", khi xuất dùng vật liệu kế toán ghi: Nợ TK 621 chi tiết cho từng công trình Nợ TK 627 chi tiết cho từng công trình Nợ TK 642 chi phí vật liệu phục vụ cho văn phòng công ty Có TK 152 nguyên vật liệu Nếu vật tư do Công ty cấp cho các xí nghiệp hạch toán phụ thuộc thì khi xuất dùng ghi. Nợ TK 136 chi tiết cho từng đơn vị Có TK 152 Nguyên vật liệu. Căn cứ vào phiếu xuất kho do phòng Kế hoạch chuyển tới song song với việc ghi sổ chi tiết vật liêụ và sổ chi tiết thanh toán với người bán, các chứng từ này được lập "Phiếu định khoản xuất vật liệu" vào cuối tháng (Xem các Biểu số 14,15,16,17). Phiếu này chính là bảng kê chứng từ gốc được lập cho tất cả các loại vật tư đã xuất trong tháng dùng để theo dõi chi tiết bên Có TK152. Từ phiếu định khoản xuất vật liệu cuối tháng kế toán vật tư lập "Bảng kê tổng hợp xuất vật liệu" (Biểu 18). Đây là bảng tổng hợp xuất vật liệu dùng để theo dõi chi tiết tất cả các loại vật tư đã xuất trong tháng cho từng đối tượng sử dụng, được theo dõi chi tiết cho các mục đích sử dụng vào riêng cho từng công trình. (Xem Biểu 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20) Từ "Bảng kê tổng hợp vật liệu" kế toán vật liệu lấy số liệu tổng cộng của các tài khoản để lập "Bảng phân bổ NVL" (Biểu số 19) ghi Có TK 152 và ghi Nợ TK liên quan. Và từ Bảng phân bổ NVL kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ, tương tự như phần nhập. Chứng từ ghi sổ được lập định kỳ mỗi tháng một lần, các số liệu trên Bảng tổng hợp được tổng hợp theo từng tài khoản, mỗi tài khoản được ghi trên một dòng trong chứng từ ghi sổ (Biểu số 20). 35
  36. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý 5. Tổ chức ghi sổ kế toán tổng hợp Cuối mỗi tháng sau khi lên Chứng từ ghi sổ ở các phần hành, chứng từ ghi sổ được chuyển đến cho kế toán tổng hợp để đánh số Chứng từ ghi sổ và vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Biểu 21). Số liệu của Chứng từ ghi sổ được theo dõi liên tục và đánh số thứ tự từ nhỏ đến lớn. Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ được mở cho cả năm và mỗi tháng được bố trí trên một trang sổ. Cuối mỗi tháng kế toán tổng hợp cộng dồn tổng để lấy số liệu đối chiếu với "Sổ cái" và "Bảng cân đối số phát sinh" của tháng đó. Các số liệu trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ được lấy từ các Chứng từ ghi sổ. (Xem biểu 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30) 6. Kiểm kê vật liệu tồn kho ở Công ty Xây dựng I công tác kiểm kê tiến hành 6 tháng một lần. Các nhân viên kế toán của Công ty cùng với các nhân viên ở phòng Kế hoạch, phòng Tiền lương xuống hướng dẫn các đội, các kho kiểm kê vật tư và ghi kết quả vào biên bản kiểm kê. Do đặc điểm là không có kho dự trữ vật tư mà chỉ có các bãi công trình nên khi kiểm kê chỉ có thể áp dụng đối với các công trình đang thi công dở dang. Công trình đang thi công dở dang đến kỳ kiểm kê 0h00 ngày 01/01 hàng năm hoặc ban kiểm tra của công ty kiểm tra đột xuất việc sử dụng vật tư vào công trình. Nếu trong thời điểm kiểm kê, vật liệu đã viết phiếu xuất kho trên phòng Kế hoạch nhưng chưa dùng hết mà công trình còn đang thi công tiếp ban kiểm kê chỉ xác định số vật tư chưa dùng hết cho công rình đó có đúng hạn mức không. Nếu không quá hạn mức thì thông báo cho đội tiếp tục sử dụng số vật tư đã xuất vào công trình mà không làm thủ tục nhập lại kho theo dạng vật tư phát hiện thừa khi kiểm kê. Biên bản kiểm kê của Công ty được lập theo biểu sau (Biểu 31). 36
  37. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Phần III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng số 1 I. Nhận xét và đánh giá chung 1. Nhận xét chung về bộ máy quản lý của Công ty Điều dễ dàng nhận thấy ở công ty là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý các phòng ban chức năng gọn nhẹ phù hợp với đặc điểm quy mô hoạt động của công ty, phục vụ tốt quá trình sản xuất kinh doanh. Các phòng ban chức năng được quy định những nhiệm vụ rõ ràng, phục vụ kịp thời và đáp ứng được những yêu cầu của quản lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Mô hình kinh doanh của Công ty rất phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Công ty áp dụng cơ chế khoán xuống từng tổ, đội thi công nhằm mục đích với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Công ty áp dụng cơ chế khoán xuống từng tổ, đội thi công có trách nhiệm và quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh của mình, cơ chế khoản gắn được với lao động bỏ ra những hưởng thụ nhận được tạo cho người công nhân trong Công ty có trách nhiệm tìm tòi suy nghĩ để làm sao đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất. 2. Nhận xét chung về bộ máy kế toán Cùng với sự lớn mạnh của công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu của công việc, khả năng trình độ chuyên môn của từng kế toán phù hợp với đặc điểm, tính chất, quy mô sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn, kinh phí và sự phân cấp quản lý tài chính ở công ty nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin cho lãnh đạo Công ty. Với hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung như hiện nay đã đảm bảo thống nhất tập trung đối với công tác kế toán trong Công ty, đảm bảo cho kế toán phát huy được vai trò và chức năng của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công lao động, chuyên môn hoá của các cán bộ kế toán. Công ty có đội ngũ kế toán giàu kinh nghiệm và trình độ kế toán của từng người vững vàng đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán kế toán theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước. Việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán cũng như thay đổi sổ sách chứng từ theo chế độ kế toán được tiến hành kịp thời và thích ứng rất nhanh. 37
  38. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý 3. Nhận xét cụ thể về tổ chức hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty 3.1. Đánh giá nguyên vật liệu Đánh giá nguyên vật liệu là việc xác định giá trị vật liệu theo những nguyên tắc nhất định trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu chân thực, thống nhất với các nguyên tắc cơ bản là vật liệu phải được đánh giá theo giá thực tế. Do tình hình thực tế vật liệu của Công ty thường được sử dụng với khối lượng lớn và được dự trữ cho từng công trình ngay tại bãi công trình. Do vậy việc tính giá vật liệu xuất kho theo "Giá thực tế đích danh" trở nên đơn giản và hợp lý. 3.2. Quản lý vật liệu - Về khâu thu mua: Về điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều thuận lợi trong việc cung ứng vật tư nên Công ty đã để cho các đội tự đi tìm nguồn hàng, tự ký kết hợp đồng mua bán, điều này đã tạo ra sự chủ đọng của các nhân viên tạo điều kiện cho việc thu mua vật liệu được nhanh chóng, đầy đủ về số lượng, chủng loại và chất lượng. Bên cạnh đó còn tìm ra những nguồn vật tư có giá mua thấp hơn, địa điểm thu mua thuận tiện từ đó giảm được chi phí vật liệu góp phần giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. - Về khâu dự trữ, bảo quản: Công ty luôn giữ vật liệu ở mức hợp lý đủ đảm bảo cho sản xuất và không gây ra ứ đọng vốn. Hệ thống kho bãi "di động" theo các công trình đã tạo thuận lợi cho việc sử dụng vật liệu. - Về khâu sử dụng: Mọi nhu cầu sử dụng vật liệu đều đưa qua phòng Kế hoạch xem xét tính hợp lệ của các nhu cầu đó nhằm sử dụng tiết kiệm và quản lý tốt vật liệu. - Việc luân chuyển chứng từ: Công ty đã thực hiện đầy đủ thủ tục nhập - xuất kho vật liệu. - Phân loại vật liệu: Công ty đã đưa vào vai trò công dụng của vật liệu để đưa ra nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế Việc phân loại nguyên vật liệu của Công ty dựa trên cơ sở như vậy là hợp lý và tương đối chính xác. Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán của Công ty nói chung cũng như công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng còn có những hạn chế nhất định cần được củng cố và hoàn thiện. 38
  39. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý II. Kiến nghị đề xuất Qua quá trình tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán nguyên vật liệu nói riêng, với những kiến thức đã tiếp thu được ở trường về kế toán doanh nghiệp sản xuất, em xin mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liêụ tại Công ty xây dựng số 1 như sau: Kiến nghị thứ nhất: Về việc phân loại và lập sổ danh điểm vật liệu Sổ danh điểm vật liệu là bảng kê ký hiệu, mã số vật liệu của Công ty dựa trên tiêu thức nhất định và theo một trật tự thống nhất để phân biệt giữa vật liệu này và vật liệu khác thống nhất trong toàn công ty. Sử dụng sổ danh điểm vật liệu sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý và hạch toán vật liệu ở Công ty được thống nhất, dễ dàng, thuận tiện khi cần tìm thông tin về một thứ hay một nhóm nào đó. Đó cũng là cơ sở để tạo lập bộ mã vật liệu thống nhất cho việc quản lý và kế toán bằng máy vi tính. Để lập sổ danh điểm vật liệu phải xây dựng được bộ mã hoá vật liệu chính xác, đầy đủ và không trùng lặp, có dự trữ để bổ sung mã vật liệu mới một cách thuận tiện và hợp lý. ở Công ty xây dựng số 1 có thể xây dựng bộ mã hoá vật liệu như sau: 152.1 : Nguyên vật liệu chính 152.2: Vật liệu phụ 152.3: Nhiên liệu 152.4: Phụ tùng thay thế. . Việc mã hoá sẽ căn cứ vào số liệu tài khoản này và đánh lần lượt theo từng thứ vật liệu trong nhóm đó. Số danh điểm vật liệu được sử dụng thống nhất trên phạm vi doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho các bộ phận trong doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý nguyên vật liệu tạo điều kiện thuận tiện cho công tác kế toán. Căn cứ vào các loại nguyên vật liệu ở Công ty có thể lập sổ danh điểm vật liệu như sau: 39
  40. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Biểu 32: Sổ danh điểm vật liệu Ký hiệu Tên, nhãn hiệu, quy cách, Đơn vị Đơn gía Ghi Nhóm vật Sổ danh phẩm chất NVL tính chú liệu điểm 1521 Nguyên vật liệu chính 1521-01 Đá các loại 1521-01-01 Đá 20 x 37,5 m3 1521-01-02 Đá 10 x 20 m3 1521-01-03 Đá 5 x 10 m3 1521-02 Nhựa đường 1521-02-01 Nhựa đường ESSO 60/70 kg 1521-02-02 Nhựa đường lỏng kg 1521-03 Cát 1521-03-01 Cát vàng m3 1521-03-02 Cát đen m3 1522 Nguyên vật liệu phụ 1522-01 Phụ gia bê tông kg 1522-02 Đất đèn kg 1523 Nhiên liệu 1523-01 Xăng 1523-03-01 Xăng Mogas 83 lít 1523-03-02 Xăng Mogas 92 lít 1523-02 Dầu 1523-02-01 Dầu Diezel lít 1523-03-02 Dầu Mazut lít 40
  41. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Kiến nghị thứ hai: Về phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu Hiện nay tại Công ty việc hạch toán chi tiết vật liệu chỉ dừng lại ở sổ chi tiết vật liệu mà không lập Bảng tổng hợp TK152 cuối tháng (quý) do vậy mới chỉ theo dõi được lượng vật liệu xuất ra trong tháng thông qua Bảng kê tổng hợp xuất vật liệu đối với vật liệu nhập kho thì không theo dõi được một cách tổng hợp do chưa lập Bảng tổng hợp nhập vật liệu, vì sau mỗi quý kế toán mới lập Bảng tổng hợp TK331 để theo dõi những khoản phải thanh toán với người bán, chủ yếu là nhà cung cấp vật liệu. Ngoài ra TK 331 còn theo dõi các khoản công nợ khác với bên có liên quan như bên B phụ vì vậy không thể theo dõi vật liệu nhập trong tháng và số vật liệu tồn cuối tháng một cách khoa học. Để theo dõi một cách khoa học hơn thiết nghĩ Công ty nên lập Bảng tổng hợp nhập vật liệu cho tất cả các loại vật liệu nhập kho trong tháng và lên mỗi tháng một lần theo mẫu sau: Biểu 33: Bảng tổng hợp nhập vật liệu Tháng năm . Số Tên loại quy Tên đơn vị Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành TT cách vật liệu (người cung cấp) tính phẩm 1 2 3 Tổng cộng Sau mỗi kỳ kế toán, kế toán nguyên vật liệu nên lập Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn vật liệu để nắm được thông tin về lượng tồn kho của từng loại vật liệu để có thẻ cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo. Trên cơ sở Sổ chi tiết vật liệu và các Bảng tổng hợp nhập - xuất vật liệu trong tháng kế toán lập Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật liệu. Bảng này dùng để theo dõi các loại vật liệu nhập - xuất - tồn trong tháng và được mở để theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị. Các giá trị trên Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn này có thể sử 41
  42. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý dụng để đối chiếu với TK152. Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho vật liệu như sau: Biểu 34: Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho vật liệu Tháng năm Sổ Tên vật Tồn đầu tháng Nhập trong Xuất trong Tồn cuối tháng danh liệu tháng tháng điểm Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Cộng Kiến nghị thứ ba: Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho Hiện nay Công ty đang áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nhưng em thiết nghĩ Công ty nên áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ có thể sẽ đơn giản và nhanh gọn hơn. Bởi vì nguyên vật liệu ở đây mua về không phải qua kho mà mua đến đâu xuất dùng ngay đến đó. Lượng mua cũng vừa đủ cho công trình nên mọi chứng từ nhập - xuất như hiện nay ở trên phòng Kế toán chỉ là thủ tục chứ không có ý nghĩa gì tới việc quản lý nguyên vật liệu ở kho. Vì vậy ở phòng Kế toán phải phản ánh một tài khoản riêng, TK 611 "mua hàng". Hơn nữa giá trị hàng tồn kho không căn cứ vào kết quả kiểm kê. Tiếp đó là trị giá hàng xuất kho cũng không căn cứ trực tiếp vào chứng từ xuất kho để tổng hợp phân loại các đối tượng sử dụng rồi ghi sổ mà lại căn cứ vào kết quả kiểm kê và giá trị vật tư mua vào trong kỳ. Cách ghi sổ kế toán trên Công ty sẽ tiến hành như sau: - Kế toán tổng hợp mở TK611 "mua hàng" (chi tiết cho từng đội, xí nghiệp hoặc từng công trình) 42
  43. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý - Căn cứ ghi Nợ: Các hoá đơn mua ở dưới đội gửi lên: - Căn cứ ghi Có: Biên bản kiểm kê vật liệu cuối kỳ. Trình tự kế toán như sau: Kết chuyển giá trị vật liệu TK 331 TK 611đầu kỳ ở các đội TK 152 Mua NVL chưa trả người bán Kiểm kê NVL cuối kỳ (Hoá đơn các đội gửi lên) ở các đội TK 111,112,141 TK621,627,642,335 Mua NVL trả tiền ngay hay Giá trị của vật liệu đã dùng cho SXKD mua bằng tiền tạm ứng ở các đội theo các công trình VD: - Ngày 14/9/2001có phiếu nhập kho số 41 (biểu 3) kế toán công ty ghi: Nợ TK 152: 216.437.440 Có TK 331: 216.437.440 - Ngày 14/9/2001 có Phiếu xuất kho số 431 (biểu 4) kế toán công ty ghi: Nợ TK 621 : 216.437.441 Có TK 152: 216.437.441 Theo kiến nghị thì kế toán công ty ghi như sau: - Căn cứ hoá đơn số 034.009 ngày 3/9/2001 Nợ TK661: 216.437.441 (chi tiết đội xây dựng số 2) Có TK331: 216.437.441 (chi tiết tổ hợp sản xuất đá Thi Sơn) - Cuối kỳ theo kiểm kê ở công trường làm đường Sầm Sơn nếu thừa vật liệu thì giá trị vật liệu thừa là vật liệu tồn kho cuối kỳ. Nếu không thừa chứng tỏ đã dùng hết cho công trình. - Căn cứ biên bản kiểm kê vật liệu ở các đội kế toán lập chứng từ ghi sổ như sau: Nợ TK 621 216.437.440 (chi tiết công trình đường Sầm Sơn) Có TK611 216.437.440 (chi tiết đội XD số 2) 43
  44. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý TK331 TK611 TK621 216.437.440 216.437.440 (1) Hoá đơn Cuối kỳ Điều kiện để thực hiện kiến nghị này là: Kế toán chi tiết vẫn mở sổ chi tiết như hiện nay, và cuối kỳ nếu số liệu vật liệu đã dùng vào sản xuất kinh doanh có chênh lệch với số liệu sổ chi tiết thì phải quy trách nhiệm cho người quản lý vật liệu ở các công trình. Kiến nghị này có ưu điểm: - Giảm nhẹ khối lượng kế toán vật liệu ở trên Công ty. - Gắn kế toán với thực tế quản lý nguyên vật liệu như ở Công ty hiện nay. - Tăng cường được trách nhiệm của người quản lý nguyên vật liệu ở các đội công trình. 44
  45. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Kết luận Một lần nữa cần khẳng định rằng kế toán nguyên vật liệu là công tác kế toán không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung và ở Công ty xây dựng số 1 nói riêng. Thông qua công tác kế toán nguyên vật liệu sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất quản lý và sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả, ngăn chặn đươc hiện tượng tiêu cực làm thiệt hại chung đến tài sản của doanh nghiệp, đồng thời góp phần vào việc phấn đấu tiết kiệm chi phí, giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ, tăng tốc độ chu chuyển của vốn kinh doanh. Qua thời gian thực tập tìm hiểu thực tế tại Công ty xây dựng số 1 em thấy công tác kế toán nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh, nó là một công cụ quản lý đắc lực giúp lãnh đạo Công ty nắm bắt được tình hình và có được những biện pháp chỉ đạo sản xuất kinh doanh kịp thời. Vì vậy việc tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng và tổ chức công tác kế toán nói chung phải không ngừng nâng cao và hoàn thiện hơn nữa. Những bài học thực tế tích luỹ được trong thời gian thực tập tại Công ty đã giúp em củng cố và vững thêm những kiến thức mà em học được ở nhà trường. Vì thời gian thực tập có ngắn, trình độ hiểu biết còn hạn chế nên bản luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để bản luận văn này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Tiến Bình cùng Ban lãnh đạo công ty xây dựng số 1 và các cán bộ nhân viên phòng kế toán công ty đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện bản luận văn này. Hà Nội, tháng 03 năm 2003 Sinh viên Lê Thị Thuý 45
  46. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Kế toán tài chính - Trường đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội. 2. Bài giảng môn Tổ chức hạch toán - Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội. 3. Hệ thống kế doanh nghiệp - NXB Tài chính - Hướng dẫn về chứng từ kế toán - Hướng dẫn về sổ kế toán 4. Các chứng từ và sổ sách kế toán liên quan đến vật liệu ở Công ty xây dựng số 1. 46
  47. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý 47
  48. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý mục lục Lời nói đầu Phần I. Những lý luận chung về quản l ý hạch toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất 1 I. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 1 1. Vị trí của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất 1 2. Yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu 1 3. Vai trò công tác kế toán đối với việc quản lý nguyên vật liệu 3 II. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu 4 1. Phân loại vật liệu 4 2. Đánh giá vật liệu 5 2.1. Đánh giá vật liệu theo giá thực tế 5 2.2. Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán 7 III. Tổ chức hạch toán chi tiết vật liệu 7 1. Chứng từ sử dụng 7 2. Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu 8 2.1. Phương pháp ghi thẻ song song 8 2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 9 2.3. Phương pháp sổ số dư 10 3. Kế toán tổng hợp vật liệu 12 3.1. Kế toán vật liệu tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên 12 3.2. Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 13 4. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu 15 Phần II. Tình hình thực tế về tổ chức kế toán vật liệu tại Công ty xây dựng I Thanh Hoá 16 I. Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình quản lý của Công ty xây dựng I 16 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 16 48
  49. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty 18 3. Hệ thống tổ chức quản lý và tình hình SXKD hiện nay của Công ty 19 4. Tình hình chung về công tác kế toán của Công ty 23 II. Thực trạng tổ chức kế toán NVL tại Công ty xây dựng số 1 26 1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty 26 2. Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty 26 3. Tổ chức chứng từ 27 3.1. Khi thu mua và nhập kho nguyên vật liệu 27 3.2. Khi xuất kho vật tư 29 3.3. Kế toán chi phí quá trình nhập - xuất vật liệu tại Công ty xây dựng 1 30 4. Kế toán tổng hợp nhập - xuất vật liệu 32 4.1. Kế toán tổng hợp quá trình nhập vật liệu 32 4.2. Kế toán tổng hợp quá trình xuất vật liệu 33 5. Tổ chức ghi sổ kế toán tổng hợp 34 6. Kiểm kê vật liệu tồn kho 34 Phần III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng I I. Nhận xét và đánh giá chung 35 1. Nhận xét chung về bộ máy quản lý của Công ty 35 2. Nhận xét chung về bộ máy kế toán 35 3. Nhận xét cụ thể về tổ chức hạch toán NVL ở Công ty 36 3.1. Đánh giá nguyên vật liệu 36 3.2. Quản lý vật liệu 36 II. Kiến nghị đề xuất 37 1. Kiến nghị thứ nhất: Về việc phân loại và lập sổ danh điểm vật liệu .37 2. Kiến nghị thứ hai: Về phương pháp hạch toán chi tiết NVL 39 3. Kiến nghị thứ ba: Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho 40 Kết luận. 49
  50. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Sơ đồ 1: Trình tự kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 111, 112, 141, 331, 311 TK 152 TK 621 (1a) Nhập kho vật liệu mua ngoài (9)Xuất vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo TK 133 sản phẩm Thuế GTGT được khấu trừ TK 151 TK 627, 641,642,241 TK 133 (10) Xuất vật liệu phục vụ QLSX, QLDN hoặc dùng vào (1b) Thuế NK tính vào XDCB giá trị VLNK TK 154 (2) Nhập kho VL đang đi đường (11) Xuất vật liệu thuê ngoài kỳ trước (hàng đi đường kỳ trước gia công tự chế biến nhập về) TK 154 TK 632 (3) Nhập kho vật liệu do tự chế biến (12) Xuất vật liệu hoặc thuê ngoài gia công (8a) Kiểm kê đánh giá tăng TK 412 (8b) Kiểm kê đánh giá chênh lệch giảm TK 411 (4) Nhận góp vốn liên doanh, cổ phần bằng vật liệu TK 128,222 TK 128,222 (5) Nhận lại vốn góp liên doanh (13) Xuất vật liệu góp bằng vật liệu vốn liên doanh TK 336 TK 136 (6) Vật liệu di chuyển nội bộ (14) Vật liệu di chuyển nội bộ ở đơn vị nhận ở đơn vị giao TK 338(3381) TK 138 (1381) (7) Vật liệu thừa trong kiểm kê (15) Vật liệu thiếu trong kiểm kê 50
  51. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Sơ đồ 2: Trình tự kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK 151, 152 TK 611 TK 151,152 Đầu kỳ Cuối kỳ Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn Kết chuyển giá thực tế vật (đang đi đường) đầu kỳ) liệu tồn (đang đi đường) cuối kỳ TK 111,112,141 TK 151,152 Mua vật liệu trả tiền ngay Chiết khấu hàng mua được hưởng giảm giá TK 133 TK621,627,642 TK 331,311Xuất vật liệu dùng cho sản Số tiền đã Mua VL chưa trả xuất kinh doanh, VLXD thanh toán tiền hoặc mua bằng tiền vay TK 632 Xuất vật liệu bán TK 333 Thuế NK tính vào giá trị TK 154 vật liệu nhập khẩu Vật liệu xuất kho thuê ngoài gia công chế biến TK 411 Nhận góp vốn liên doanh, cổ phần cấp phát bằng vật liệu TK 154 TK 138,111 Vật liệu tự sản xuất, thuê ngoài gia Vật liệu thiếu hụt mất mát công chế biến nhập kho TK 412 TK 412 Sơ đồ 5: Chênh lệch tăng về đánh giá lại Chênh lệch giảm giá về đánh nguyên vật liệu giá lại nguyên vật liệu 51
  52. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Hình thức ghi sổ của Công ty "Chứng từ ghi sổ" Hàng ngày Định kỳ Chứng từ gốc Định kỳ Sổ quỹ Bảng tổng hợp Sổ kế toán chi tiết chứng từ gốc Định kỳ Định kỳ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Định kỳ Sổ Cái ĐC, kiểm tra Cuối tháng Sổ đăng ký chứng Đối chiếu kiểm tra Bảng cân đối phát từ ghi sổ sinh tài khoản kế toán Cuối tháng Cuối tháng Báo cáo tài chính 52
  53. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Biểu 01 Bản kê nhận hàng Đơn vị bán: Tổ hợp sản xuất đá Thi Sơn Từ ngày 20/07/2001đến ngày 31/08/2001 STT Ngày nhận Loại hàng nhận Đá 20x37,5 Đá 10x20 Đá 5x10 Bột đá Đá thải Đá 0-5 1 20/07/2001 200,0 124,7 230,5 6 98,2 4,5 2 31/07/2001 260,4 130,0 225,0 5 89,0 3,0 3 08/2001 261,4 37,0 - - - - 4 20/08/2001 502,1 - 142,5 10 - - 5 31/08/2001 747,1 - - 11 - - Tổng 1.971,0 292,0 598,0 32,0 187,2 7,5 Bên giao hàng Bên nhận hàng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Biểu 02: Biên bản đối chiếu khối lượng vật tư Thực hiện từ ngày 20/07/2001đến 31/08/2001 I. Bên bán hàng: Tổ hợp sản xuất đá Thi Sơn Đại diện là: - Ông Doãn Hữu Sử - Tổ trưởng - Ông Hoàng Hải Thanh - kế toán II. Bên mua hàng: Công ty xây dựng số I Đại diện là: - Ông Nguyễn Đức Thành - Đội trưởng đội XD 2 - Bà Nguyễn Thị Hiền - Thủ kho Cùng nhau kiểm tra chứng từ đối chiếu khối lượng vật liệu thực tế nhập trong kỳ cụ thể như sau: 1. Đá 20 - 37,5 mm 1.971,0m3 2. Đá 10 - 20 mm 292,0m3 3. Đá 5 -10 mm 598,0m3 4. Đá 0 - 5 mm 7,5m3 5. Đá thải 187,2 tấn 1. Bột đá 7,5 tấn Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Đại diện bên giao Bên nhận (Hai đại diện) (Hai đại diện) 53
  54. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Biểu 3: Phiếu nhập kho Mẫu số: 01- VT QĐ số 1141 TC/CĐKT Ngày 14/09/2001 Số 41 Họ và tên người giao hàng: Đội xây dựng2 Theo hoá đơn số 034009 ngày 3/9/2001 Nhập tại kho đôị 2 Nợ TK152 Có TK331 STT Tên, nhãn hiệu, qui MS ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền cách phẩm chất vật liệu Theo CT Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Đá 20x37,5 m3 1.971,0 70.909 139.761.639 2 Đá 10x20 m3 292,0 70.909 20.705.428 3 Đá 05x10 m3 598,0 70.909 42.403.582 4 Đá 0-05 m3 7,5 54.545 409.087 5 Đá thải tấn 187,2 34.545 6.466.824 6 Bột đá tấn 32,0 209.090 6.590.880 Cộng 216.437.440 Viết bằng chữ: (Hai trăm mười sáu triệu, bốn trăm ba mươi bảy ngàn, bốn trăm bốn mươi đồng) Phụ trách Người giao Thủ kho Kế toán Thủ trưởng cung tiêu hàng trưởng đơn vị 54
  55. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Biểu 12: Chứng từ ghi sổ Ngày 30/09/2001 Số 164 Chứng từ Số hiệu Số tiền TK Trích yếu Số Ngày Nợ Có Phiếu 09/2001 Phải trả người bán trong các 331 2.174.306.529 phân khoản sau: tích - Thuế GTGT đầu vào được 133 175.467.065 khấu trừ - Vật liệu nhập trong tháng 152 1.969.814.064 Sửa chữa lớn máy lu lốp 335 29.025.400 OANTANABE Cộng 2.174.306.529 Kèm theo 52 chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng 55
  56. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Biểu 13: Mẫu số 03/GTGT Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá mua vào (Dùng cho cơ sở kê khai khấu trừ thuế hàng tháng) Tháng 09 năm 2001 (TK 331) Tên cơ sở: Công ty xây dựng 1 Thanh Hoá Địa chỉ: số 5 Phan Chu Trinh Mã số thuế: 2800221474 - 1 Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ mua Tên đơn vị Thuế Ghi hàng hoá dịch vụ GTGT đầu chú Số Ngày vào 037203 31/08/01 Xí nghiệp cơ khí sửa chữa 2.902.600 10% 006978 29/08/01 Công ty hữu hạn Shell bitumen VN 2.407.312 10% 008130 30/08/01 Cty xăng dầu khu vực I 1.013.430 10% 008189 03/09/01 Cty xăng dầu khu vực I 1.069.040 10% 014994 01/09/01 Cty cung ứng nhựa đường 3.370.082 10% 013463 28/08/01 Xí nghiệp xăng dầu K133 1.082.400 10% 008241 07/09/01 Cty xăng dầu khu vực I 1.011.770 10% 008315 06/09/01 Đinh Thị Thỵ- 55 LT, T- Móng Cái 6.736.176 10% 034009 03/09/01 Tổ hợp sản xuất đá Thi Sơn 21.643.744 10% 000060 31/08/01 Cty TNHH nhựa đường Calltex 14.247.379 10% Cộng 175.467.065 Thanh hoá, ngày 05 tháng 10 năm 2001 Người lập Kế toán trưởng 56
  57. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Biểu 19: Bảng phân bổ nguyên vật liệu Tháng 09/2001 STT Ghi Có TK TK 152 Đối tượng sử dụng (Nợ TK) I TK 335 - Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ 13.396.000 II TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.741.819.572 1 Thi công nút giao thông Nam Hàm Rồng - Thanh Hoá 130.475.150 2 Đường trung tâm thử nghiệm xe an toàn HONDA 113.848.524 3 Quốc lộ 217 - 220 Nga sơn 103.826.380 4 Quốc lộ 217 - 220 Nga sơn 14.711.330 5 Khôi phục quốc lộ 1A 230.143.354 6 Quốc lộ 21 km 76 - km 78 Hoà Bình 70.845.300 7 Rải bê tông Asphalt mặt đường Sầm sơn 1.055.265.534 8 Lát hè quốc lộ 5 đoạn 1 Gia Thuỵ 22.704.000 III TK 627 - Chi phí sản xuất chung 7.714.212 1 Rải bê tông Asphalt mặt đường Sầm sơn 3.914.262 2 Quốc lộ 217 - 220 Nga sơn 3.799.950 Tổng cộng 1.762.929.784 Biểu 20: Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 09 năm 2001 Số 165 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có Bảng 30/9 Xuất vật liệu trong tháng cho đối 152 1.762.929.784 phân bổ tượng sử dụng vật liệu - Chi phí sửa chữa lớn trạm trộn 335 13.396.000 D508-2A - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 1.741.819.572 - Chi phí sản xuất chung 627 7.714.212 Cộng 1.762.929.784 Kèm theo: 01 bảng phân bổ nguyên vật liệu và 42 chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng 57
  58. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Biểu 21 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Tháng 09 năm 2001 Chứng từ Số tiền Chứng từ Số tiền Số Ngày Số hiệu Ngày tháng hiệu tháng 161 30/09/01 5.7.428.314 162 30/09/01 2.938.402.122 163 03/09/01 2.492.787.868 164 03/09/01 2.174.306.529 165 03/09/01 1.762.929.784 166 03/09/01 18.355.590 167 03/09/01 1.741.819.572 Cộng 38.993.365.100 Biểu 22: Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 09 năm 2001 Số 161 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có 30/9/01 Xuất gửi tiền mặt chi cho các đối 111 507.428.314 tượng sử dụng - Thuế GTGT của hàng hoá dịch 133 1.205.076 vụ mua vào - Thanh toán với người bán 331 126.239.500 - Thanh toán lương cho CBCNV 334 295.742.068 toàn Công ty - Chi phí quản lý doanh nghiệp 642 84.241.670 Cộng 507.428.314 Kèm theo: 01 phiếu phân tích và 254 chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng Biểu 23: Chứng từ ghi sổ 58
  59. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Ngày 30 tháng 09 năm 2001 Số 162 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có 30/9/01 Chuyển TGNH chi cho các đối 112 2.938.402.122 tượng sử dụng như sau: - Thuế GTGT của hàng hoá dịch 133 3.470.938 vụ mua vào - Trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng 331 2.730.524.868 - Thanh toán với người bán 334 25.241.500 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 642 179.134.816 Cộng 2.938.402.122 Kèm theo: 01 phiếu phân tích và 102 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Biểu 24: Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 09 năm 2001 Số 163 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có 30/9/01 Vay NHNH thanh toán cho các 311 2.492.787.868 đối tượng sử dụng - Vay tiền mặt về nộp quỹ 111 1.140.000.000 - Thuế GTGT của hàng hoá dịch 133 2.299.911 vụ mua vào - Thanh toán với người bán 331 1.344.046.532 - Chi phí sản xuất chung 672 2.700.375 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 642 3.741.050 Cộng 2.492.787.868 Kèm theo: 01 phiếu phân tích và 215 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng 59
  60. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Biểu 25: Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 09 năm 2001 Số 166 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có 30/9/01 Kết chuyển thuế GTGT đầu vào của 333 133 18.355.910 công trình hoàn thành bàn giao Cộng 18.355.910 Kèm theo: 01 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Biểu 26: Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 09 năm 2001 Số 167 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có 30/9/01 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 154 621 1.741.819.572 sang chi phí SXKD dở dang Cộng 1.741.819.572 Kèm theo: 01 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Chúng từ ghi sổ sau khi đã đăng ký số hiệu ở Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ được sử dụng để ghi vào Sổ Cái TK152, 331, 133, 621 Biểu 27 Sổ Cái Năm 2001 Tên TK: NVL Số hiệu: 152 Ngày Chứng từ TK Số tiền ghi sổ Số Ngày Diễn giải ĐƯ Nợ Có Số dư đầu tháng 9/2000 542.365.281 9/2001 164 30/09/01 Nhập vật liệu trong tháng 331 1.969.814.064 165 30/09/01 Xuất vật liệu trong tháng - Chi phí SCL trạm trộn 08-2A 335 13.396.000 - Dùng cho sản xuất trực tiếp 621 1.741.819.572 - Dùng cho sản xuất chung 627 7.714.212 Cộng phát sinh cuối tháng 1.969.814.064 1.762.929.784 Số dư cuối tháng 9/2000 749.249.561 60
  61. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Biểu 28 Sổ Cái Năm 2001 Tên TK: Phải trả cho người bán Số hiệu: 152 Ngày Chứng từ TK Số tiền ghi sổ Số Ngày Diễn giải ĐƯ Nợ Có Số dư đầu tháng 9/2001 11.062.694.822 9/2001 161 30/09/01 Thanh toán tiền với người bán 111 126.239.500 162 30/09/01 Thanh toán tiền với người bán 112 612.185.362 163 30/09/01 Thanh toán tiền với người bán 331 1.767.439.080 164 30/09/01 Phải trả người bán các khoản sau: - Thuế GTGT đầu vào được 133 175.467.065 khấu trừ - Vật liệu trong tháng 152 1.969.814.064 - SCL máy lu lốp 335 29.025.400 OANTANABE Cộng phát sinh tháng 09/2001 2.505.863.942 2.174.306.529 Số dư cuối tháng 9/2001 10.731.137.409 Biểu 29 Sổ Cái Năm 2001 Tên TK: Thuế GTGT được khấu trừ Số hiệu: 133 Ngày Chứng từ TK Số tiền ghi sổ Số Ngày Diễn giải ĐƯ Nợ Có Số dư đầu tháng 9/2001 1.353.254.760 9/2001 161 30/09/01 Thuế GTGT đầu vào được 111 1.205.076 khấu trừ của HH, DV mua vào 162 30/09/01 Thuế GTGT đầu vào được 112 3.702.006 khấu trừ của HH, DV mua vào 163 30/09/01 Thuế GTGT đầu vào được 331 840.650 khấu trừ của HH, DV mua vào 164 30/09/01 Thuế GTGT đầu vào được 331 175.467.065 khấu trừ của HH, DV mua vào 166 K/c thuế GTGT đầu vào của 333 18.355.910 CT hoàn thành bàn giao Cộng phát sinh cuối tháng 181.750.024 18.355.910 Số dư cuối tháng 9/2001 15.166.488.744 Biểu 30: Sổ Cái Năm 2001 61
  62. Luận văn tốt nghiệp - Lê Thị Thuý Tên TK: Chi phí NVL trực tiếp Số hiệu: 621 Ngày Chứng từ TK Số tiền ghi sổ Số Ngày Diễn giải ĐƯ Nợ Có 9/2001 165 30/09/01 Xuất vật liệu cho các công 152 1.741.819.572 trình đang thi công 167 30/09/01 K/c chi phí NVLTT sang chi 154 1.741.819.572 phí NVLDD Cộng phát sinh 09/2001 1.741.819.572 1.741.819.572 Biểu 31: Biên bản kiểm kê sản phẩm, hàng hoá thời điểm kiểm kê 0h ngày 01/01/2001 Thành phần kiểm kê gồm có: 1. Ông: Nguyễn Xuân Cường - Phòng Kế hoạch - Trưởng ban 2. Bà: Lương Thị Bích Hương - Phòng Tài chính Kế toán - Uỷ viên 3. Ông: Nguyễn Đức Thành - Đội trưởng - Uỷ viên 4. Bà: Nguyễn Thị Hiền - Thủ kho - Uỷ viên Đã tiến hành kiểm kê lượng vật tư tồn kho tại Đội Xây dựng 2 công trình quốc lộ 18 lý trình km 35-km40. Cụ thể được ghi ở biểu sau dây: Số lượng tồn kho thực tế Đơn vị SL tồn kho Tên vật tư Chất lượng Kém phẩm Đơn giá Thành tiền tính theo sổ sách tốt chất Đá Sibbase m3 180 180 79.000 14.220.000 Nhựa đường kg 2.000 2.000 2.630 5.260.000 Cát vàng m3 36 36 45.000 1.620.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2001. Thành phần kiểm kê Thủ kho Đội trưởng Phòng kế toán Phòng kế hoạch 62