Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Sông Đáy

doc 77 trang nguyendu 4360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Sông Đáy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_thuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_su_dung_von.doc

Nội dung text: Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Sông Đáy

  1. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh LỜI MỞ ĐẦU. Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường như hiện nay, với bất kì một Doanh nghiệp thuộc bất kỳ ngành sản xuất nào thì vấn đề làm sao để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh luôn là vấn đề hết sức quan trọng. Đây tuy không phải một vấn đề mới nhưng nó lại là vấn đề thường trực và có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển cũng như toàn bộ hoạt động của Doanh nghiệp. Thời gian qua Doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các Doanh nghiệp thuộc lớp vừa và nhỏ kinh doanh không hiệu quả. Bên cạnh phần lớn các Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì số Doanh nghiệp phá sản cũng tăng nhanh. Nguyên nhân là do nền kinh tế chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới, lạm phát trong nước tăng cao, giá cả nguyên vật liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất tăng nhanh. Thị trường ảm đạm do người dân thắt chặt chi tiêu, mua sắm; các ngân hàng khó khăn trong huy động vốn, nhiều Ngân hàng làm ăn không có lãi buộc phải chịu cảnh bị sáp nhập. Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản không thu hút giới đầu tư. Mặc dù Chính phủ đã có những biện pháp hỗ trợ như giảm thuế hay hoãn thuế tạm thời, giãn thuế TNDN nhưng nếu Doanh nghiệp không có biện pháp hợp lý nhằm sử dụng vốn hiệu quả trong tình trạng nguồn vốn huy động rất khó khăn, lãi suất vay vốn cao ngất ngưởng thì kết quả sản xuất kinh doanh không thể nào cải thiện được. Bước sang năm 2012 với các chính sách khuyến khích, thúc đẩy hoạt động của các Doanh nghiệp như ổn định thị trường, lãi suất( lãi suất trần huy động giảm còn 13% rồi còn12 % hiện nay) cùng các chính sách kinh tế vĩ mô khác của Nhà nước, các Doanh nghiệp đang đứng trước cơ hội cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ những suy nghĩ đó em đã chọn cho mình đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Sông Đáy” Em hy vọng rằng, với bài viết này mình có thể tìm ra được những tồn tại trong hoạt động sử dụng vốn tại công ty, trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến, kiến nghị, đóng góp để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trong thời gian tới. Chuyên đề được chia thành 3 chương: SV: Đinh Thị Phương Thảo 1 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  2. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Chương I: Lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Chương II: Thực trạng quản lý sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Sông Đáy Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Cổ phần Vật Liệu Xây Dựng Sông Đáy Em xin gửi lời cảm ơn chân thành cảm ơn tới cô giáo Th.S – Trần Tố Linh cùng các thầy cô giáo trong khoa Ngân Hàng - Tài Chính đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài này Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty cùng các cô, chú và các anh, chị công tác tại công ty cổ phần VLXD Sông Đáy, đặc biệt là các cô, chú và các anh, chị phòng tài chính - kế toán của công ty đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện bài viết này. SV: Đinh Thị Phương Thảo 2 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  3. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Vốn kinh doanh và đặc trưng vốn kinh doanh của doanh nghiệp: 1.1.1.Vốn kinh doanh: 1.1.1.1.Khái niệm về vốn kinh doanh: Một Dn cần có vốn hay một lượng vốn cần thiết thì mới có thể tiến hành sản xuất kinh doanh sao cho không vi phạm pháp luật. Có thể nói vốn là điều kiện không thể thiếu cho việc bắt đầu bất cứ một hoạt động kinh doanh nào. Từ xưa ông cha ta đã có câu “buôn tài không bằng dài vốn” hay “có bột mới gột nên hồ” Vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn như thế nào là một bài toán khó với với các Dn thuộc loại hình Dn vừa và nhỏ ở nước ta. Vốn kinh doanh của Dn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Vốn kinh doanh là số vốn mà Dn đang trực tiếp sử dụng vào mục đích kinh doanh. Vốn kinh doanh hiểu theo nghĩa này lại bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là số tiền ứng trước tồn tại dưới hình thái tài sản cố định (TSCĐ). Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của các tài sản có hình thái tài sản lưu động như tiền mặt, hàng hóa nguyên vật liệu tồn kho các khoản phải thu (TSLĐ). Đây là cách hiểu để phân biệt với vốn đầu tư của Dn. Vốn đâu tư là số vốn mà Dn đã và đang sử dụng, ứng ra nhưng tạm thời chưa mang lại hiệu quả. Số vốn này nằm trong các hạng mục công trình dở dang và các chứng khoán có giá Dn nắm giữ không phải vì mục tiêu thanh khoản mà để hưởng lợi tức; chúng sẽ phát huy tác dụng trong tương lai. Vốn kinh doanh hay vốn sản xuất kinh doanh là khái niệm bắt nguồn từ quan niệm về tài sản quốc gia. Tài sản quốc gia được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Tài sản quốc gia theo nghĩa rộng bao gồm: (1) tài nguyên thiên nhiên của đất nước; (2) các loại tài sản được sản xuất ra và (3) nguồng vốn con người. Trong đó, các loại tài sản được sản xuất ra, hay còn gọi là tài sản quốc gia theo nghĩa hẹp là toàn bộ của cải vật chất do lao động sáng tạo ra của con người được tích lũy lại qua thời gian theo tiến trình lịch sử. SV: Đinh Thị Phương Thảo 3 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  4. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Theo cách phân loại của liên hợp quốc (UN), tài sản được sản xuất ra bao gồm 9 loại: (1) công xưởng, nhà máy; (2) trụ sở cơ quan, trang thiết bị văn phòng; (3) máy móc thiết bị phương tiện vận tải; (4) cơ sở hạ tầng; (5) tồn kho của tất cả các loại hàng hóa; (6) các công trình công cộng; (7) các công trình kiến trúc; (8) nhà ở và (9) các cơ sở quân sự. Dựa vào chức năng tham gia vào quá trình kinh tế 9 loại tài sản trên được chia thành hai nhóm: nhóm thứ nhất bao gồm 5 loại tài sản đầu tiên, những tài sản này được sử dụng làm phương tiện trực tiếp phục vụ quá trình sản xuất được gọi là tài sản xuất. Trong đó, 4 loại tài sản từ (1) đến (4) được gọi là tài sản cố định ( vốn cố định) còn loại tài sản (5) gọi là tài sản lưu động(vốn lưu động). Tuy nhiên, trên thực tế trong các loại hàng tồn kho, ngoài các loại hàng hóa tồn kho và các nguyên nhiên liệu dữ trữ cho sản xuất còn có các giá trị tài sản cố định chưa lắp đặt và thành phẩm chưa tiêu thụ. Sự khác nhau trên nguyên tắc về mặt kinh tế giữa tài sản cố định và tài sản lưu động là tính chất sử dụng nhiều lần của tài sản cố định và tính chất sử dụng một lần của tài sản lưu động 1.1.1.2.Đặc trưng của vốn kinh doanh: Mỗi loại vốn đóng vai trò khác nhau trong quá trình hoạt động của Dn. Cần nắm rõ những đặc điểm này để có biện pháp quản lý và sử dụng vốn hiệu quả. Ví dụ như vốn nợ được một số Dn ưa thích sử dụng trong giai đoạn nền kinh phát triển tăng trưởng ổn định vì chi phí vốn thấp, khả năng huy động từ các nguồn khác nhau lớn, nó tạo cho Dn lợi thuế hay lá chắn thuế nhưng khi nền kinh tế suy thoái thì vốn chủ sở hữu lại đóng vai trò cứu cánh đối với Dn vì chi phí vốn chủ cố định trong 1 khoảng thời gian nhất định. Khi Dn làm ăn thua lỗ thì cũng không phải đau đầu vì gánh nặng nợ nần. Trên thực tế Dn luông hướng tới một cơ cấu vốn mục tiêu ở đó chi phí vốn là nhỏ nhất và tối đa hóa được giá trị tài sản của chủ sở hữu. Các Dn đầu tư vốn cho các chu kỳ sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao lợi nhuận và mục tiêu cao nhất là tối đa hóa giá trị tài sản của chư sở hữu Dn. Các hình thức đầu tư bằng vốn của Dn có thể là đầu tư vào tài sản cố định, tài sản lưu động, đầu tư vào các dự án, đầu tư trực tiếp, đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh liên kết, đầu tư vào các chứng khoán chứng khoán đầu tư, đầu tư vào bất động sản. Điều này phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của công ty và quyết định của giám đốc điều hành. SV: Đinh Thị Phương Thảo 4 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  5. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Vốn còn có thể gọi là quỹ tiền được hình thành trong quá trình hoạt động của Dn. Dn có thể tăng qui mô vốn và quy mô hoạt động bằng cách tăng vốn. Nguồn vốn để Dn thực hiện kinh doanh có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, lấy từ lợi nhuận không chia. Vấn đề sử dụng nguồn vốn nào tỉ lệ ra sao cần được sự thống nhất của hội đồng quản trị và ban quản trị Dn và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Mỗi loại vốn kinh doanh lại có những đặc điểm và chu kỳ vận động khác nhau có thể trùng khớp hay ngắn hơn hoặc dài hơn chu kì sản phẩm, chu kỳ kinh doanh của Dn. Do vậy, các Dn cần hiểu rõ đặc điểm của từng loại vốn thực hiện quản lý và sử dụng tốt số vốn kinh doanh của mình để tạo ra hiệu quả cao nhất . Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn Dn luôn luôn vận động và không ngừng thay đổi hình thái tạo thành quá trình luân chuyển vốn.Trong các Dn sản xuất, dịch vụ quá trình luân chuyển vốn trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn dữ trữ sản xuất: là giai đoạn Dn ứng ra số vốn tiền tệ để mua sắm các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất như: TSCĐ, nguyên vật liệu công cụ dụng cụ. Nếu như theo kinh tế chính trị thì đây là giai đoạn mà T chuyển thành H Giai đoạn sản xuất: là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm mang giá trị. Trong giai đoạn này vốn tồn tại dưới hình thái chi phí sản xuất(gồm các sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm, bán thành phẩm, hàng hóa đang gửi bán ) Giai đoạn lưu thông: Dn bán thành phẩm thu tiền về(tiền mặt, chuyển khoản, tiền việt nam, ngoại tệ; cũng có thể Dn cho khách hàng chịu từ đó hình thành các khoản phải thu.vốn từ hình thái hàng chuyển trở lại hình thái tiền tệ ban đầu. Đến đây là kết thúc quá trình luân chuyển vốn hay một chu kỳ và một vòng luân chuyển vốn lại bắt đầu cứ như vậy tạo nên chu kỳ sản xuất kinh doanh của Dn. 1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp: 1.1.2.1.Căn cứ vào mối quan hệ sở hữu về vốn: a.Nguồn vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần. Đây là nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp, Dn được sử dụng lâu dài mà không phải cam kết thanh toán, gồm có vốn kinh doanh và các quỹ của doanh nghiệp SV: Đinh Thị Phương Thảo 5 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  6. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn kinh doanh (vốn góp và lợi nhuận chưa chia), chênh lệch đánh giá lại tài sản, các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp (kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp phát không hoàn lại ) Vốn chủ sở hữu là lá chắn vững chắc cho Dn trong điều kiện nền kinh tế rơi vào khủng hoảng và suy thoái.Ở một số Dn vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng quá thấp hay quá cao là do đặc điểm hoạt động kinh doanh của Dn như Ngân hàng thường có tỉ lệ nợ trên vốn chủ lớn; các Dn sản xuất thì tỉ lệ này lại cao hơn. b.Nợ phải trả Là khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả cho các tác nhân kinh tế như nợ vay ngân hàng, nợ vay của các chủ thể kinh tế, nợ vay của cá nhân, các khoản phải trả khác nhưng chưa tới hạn trả như khoản phải trả người bán và các phải nộp ngân sách. Các khoản phải trả này tuy không thuộc quyền sở hữu của Dn nhưng vì là các khoản nợ hợp pháp nên Dn có thể sử dụng coi như nguồn vốn của mình. Sử dụng nợ giúp cho Dn có thể tạo hiệu ứng đòn bấy tài chính, tận dụng được lợi thế của lá chắn thuế từ nợ vay. Bản chất của vấn đề này là lãi suất mà doanh nghiệp trả cho nợ được miễn thuế (thuế được đánh sau lãi vay). Một cách đơn giản ta có thể hình dung là giá trị của doanh nghiệp khi vay nợ sẽ bằng giá trị của doanh nghiệp không vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế từ nợ. Trong trường hợp đặt biệt là khi doanh nghiệp vay nợ vĩnh viễn thì hiện giá của tấm chắn thuế sẽ bằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nhân với nợ vay. Mặt trái của vay nợ là vay càng nhiều nợ thì sẽ xuất hiện chi phí kiệt quệ tài chính và “một lúc nào đó” hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính sẽ làm triệt tiêu hiện giá của của lá chắn thuế từ nợ vay (PV của tấm chắn thuế). 1.1.2.2.Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn: a. Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp liên tục sử dung nó cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Có thể kể đến như vốn cố định, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ ngắn hạn của công ty b. Nguồn vốn tạm thời: SV: Đinh Thị Phương Thảo 6 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  7. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Là loại vốn mà Dn chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trong cả chu kỳ sản xuất kinh doanh của mình. Ví dụ như các khoản tín dụng thương mại, các khoản nợ vay ngắn hạn, vốn lưu động tạm thời 1.1.2.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn: a. Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn có thể huy động được từ bản thân doanh nghiệp bao gồm: tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận để lại, các khoản dự phòng, thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, vàng bạc kim loại quý, các ngoại tệ thuộc sở hữu của Công ty, hàng hóa thành phẩm trong kho, các chứng khoán, các loại tín phiếu, trái phiếu kho bạc . Loại vốn này Dn có thể tự do sử dụng mà không cần quan tâm nhiều tới việc phải trả chi phí hay trả lại vốn gốc đúng hạn như các loại vốn mà Dn huy động từ bên ngoài. Khi sử dụng loại vốn này Dn có ưu thế là có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí huy động các nguồn ngắn hạn để tài trợ cho các nhu cầu vốn bất thường trong quá trình hoạt động. Nhưng bên cạnh đó thì việc sử dụng các nguồn bên trong cũng cần được xem xét tính toán tương đối cẩn thận vì nó còn ảnh hưởng tới vấn đề tiết kiệm và hiệu quả đầu tư. b.Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là loại vốn mà doanh nghiệp huy động từ bên ngoài gồm: vốn vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác, vốn liên doanh liên kết, vốn huy động từ phát hành trái phiếu, nợ người cung cấp và các khoản nợ khác. Với sự phát triển của thị trường vốn, thị trường tài chính trong thời gian qua Dn có thể tiếp cận và lựa chọn cho mình những nguồn vốn phù hợp với diều kiện của Dn. Nguồn vốn bên ngoài rộng mở chào đón các Dn. 1.1.2.4. Căn cứ theo công dụng kinh tế của vốn a. Vốn cố định: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của các tài sản cố định trong các Dn. Đặc điểm là có giá trị lớn, thời gian sử dụng khá dài khoảng trên 1 năm gắn liền với nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của Dn. Có thẻ thấy trong quá trình sử dụng thì hình dáng của TSCĐ hầu như không thay đổi so với ban đầu khi bắt đầu sử dụng. Đây là điểm phân biệt giữa tài sản cố định với tài sản lưu động. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định thường bị hao mòn giảm giá trị sử dụng, có thể là hao mòn vô hình hay hao mồn vô hình. Hao mòn TSCĐ mang tính SV: Đinh Thị Phương Thảo 7 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  8. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh khách quan, dù ta có tác động hay không tác động vào nó thì nó vẫn sản sinh ra hao mòn. Theo thông tư Thông tư số 203/2009 /TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định đối với các doanh nghiệp như sau: Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: A. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; B. Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; C. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. Một số khái niệm liên quan tới vốn cố định chúng ta cần hiểu và nắm rõ:  Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải  Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả  Tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.  Nguyên giá tài sản cố định: SV: Đinh Thị Phương Thảo 8 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  9. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh - Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. - Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.  Thời gian sử dụng tài sản cố định: là thời gian doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản cố định vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc xác định theo số lượng, khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất được từ việc sử dụng tài sản cố định theo quy định hiện hành, ở điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của tài sản cố định.  Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật Trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.  Giá trị hao mòn luỹ kế của tài sản cố định: là tổng cộng giá trị hao mòn của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.  Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định.  Số khấu hao lũy kế của tài sản cố định: là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.  Giá trị còn lại của tài sản cố định: là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ sau khi trừ (-) số khấu hao luỹ kế (hoặc giá trị hao mòn luỹ kế) của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo. Dn trích khấu hao tài sản cố định theo quy định của NN để tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Như vậy khấu hao mang tính chủ quan vì nó chịu ảnh hưởng bởi các quy định trích khấu hao, các phương thức tính khấu hao. Các phương thức trích khấu hao khác nhau lại có ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của Dn. Do đó quản lý quỹ khấu hao trong các Dn có vai trò khá quan trọng và được các nhà quản trị đặc biệt quan tâm. b. Vốn lưu động: SV: Đinh Thị Phương Thảo 9 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  10. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Nó có đặc điểm là giá trị sử dụng thấp, thời gian quay vong vốn nhanh. Sau một chu kỳ kinh doanh thu được tiền về thì Dn phải trích toàn bộ vốn lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh do bị chi phối bởi các đặc điểm của TSLĐ nên vốn lưu động của Dn có các đặc điểm sau: Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh Dn cần các định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tránh tình trạng ứ đọng vốn, dừng sản xuất trong các hoạt động vì thiếu vốn dữ trữ như việc thiếu nguyên vật liệu hay giá cả nguyên vật liệu biến đông quá nhiều Dn không có khả năng thu mua do thiếu vốn như vậy không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất sản phẩm mà còn ảnh hưởng tới cả chu kỳ kinh doanh, ảnh hưởng tới lợi nhuận và kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nếu mỗi doanh nghiệp chỉ có vốn cố định điều đó sẽ không đảm bảo chu kỳ sản xuất kinh doanh được bình thường mà phải có vốn lưu động, đó là nguồn vốn hình thành trên tài sản lưu động, là lượng tiền ứng trước để có tài sản lưu động. Khác với tài sản cố định, tài sản lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị vào sản phẩm tạo nên thực tế sản phẩm Đặc điểm của tài sản lưu động và tài sản cố định lúc nào cũng có sự phù hợp với nhau do đó cần giảm tối thiểu sự chênh lệch thời gian này để tăng hiệu quả sử dụng vốn. Cơ cấu vốn lưu động là tỉ lệ giữa các bộ phận cấu thành vốn lưu động và mối quan hệ giữa các loại và của mỗi loại so với tổng số. Xác định cơ cấu vốn lưu động hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong công tác sử dụng có hiệu quả vốn lưu động.Nó đáp ứng yêu cầu về vốn trong từng khâu,từng bộ phận ,trên cơ sở đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả thì việc phân loại vốn lưu động là rất cần thiết. Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn lưu động được chia làm 3 loại: SV: Đinh Thị Phương Thảo 10 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  11. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Vốn dự trữ là bộ phận vốn dùng để mua nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế và dự trữ đưa vào sản xuất. Vốn trong sản xuất là bộ phận vốn trực tiếp dùng cho giai đoạn sản xuất như sản phẩm dở dang, chờ chi phí phân bổ. Vốn trong lưu thông là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn lưu thông như: thành phẩm , vốn bằng tiền mặt. Căn cứ vào hình thái biểu hiện vốn lưu động bao gồm : +Tiền mặt và chứng khoán có thể bán được +Các khoản phải thu +Các khoản dự trữ , vật tư hàng hoá Căn cứ vào nguồn hình thành vốn lưu động bao gồm:  Vốn lưu động bổ sung: là số vốn doanh nghiệp tự bổ sung từ lợi nhuận, các khoản tiền phải trả nhưng chưa đến hạn như tiền lương, tiền nhà  Vốn lưu động do ngân sách cấp: là loại vốn mà doanh nghiệp nhà nước được nhà nước giao quyền sử dụng.  Vốn liên doanh liên kết: là vốn do doanh nghiệp nhận liên doanh, liên kết với các đơn vị khác.  Vốn tín dụng: là vốn mà doanh nghiệp vay ngân hàng và các đối tượng khác để kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp cần phải xác định cho mình một cơ cấu vốn lưu động hợp lý hiệu quả. Đặc biệt quan hệ giữa các bộ phận trong vốn lưu động luôn thay đổi nên người quản lý cần phải nghiên cứu để đưa ra một cơ cấu phù hợp với đơn vị mình trong từng thời kỳ, từng giai đoạn.  Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh có thể chia vốn lưu động thành: +Vốn lưu động trong khâu sản xuất gồm các khoản: Vốn nguyên vật liệu chính Vốn nguyên vật liệu phụ Vốn nhiên liệu Vốn phụ tùng thay thế Vốn vật đóng gói Vốn công cụ dụng cụ nhỏ +Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất bao gồm: SV: Đinh Thị Phương Thảo 11 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  12. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Vốn sản phẩm đang chế tạo Vốn về chi phí trả trước +Vôn lưu động trong khâu lưu thông Vốn thành phẩm Vốn bằng tiền +Vốn lưu động trong khâu thanh toán bao gồm những khoản phải thu và các khoản tạm ứng trước phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hóa hoặc thanh toán nội bộ. 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 1.2.1.Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn Mục tiêu đầu tiên và cũng là mục tiêu cuối cùng của một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm các biện pháp nhằm khai thác và sử dụng một cách triệt để những nguồn lực bên trong và ngoài doanh nghiệp .Chính vì vậy vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phải được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu, đó là mục tiêu trung gian tất yếu để đạt được mục tiêu cuối cùng bởi vốn có vai trò mang tính quyết định đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trước khi thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp cần phải hiểu hiệu quả sử dụng vốn là gì, nó bao gồm những yếu tố nào : Nói đến hiệu quả có nghĩa là đề cập đến mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, nó bao gồm hiệu quả các thành vốn được Dn sử dụng trong kỳ hạch toán kế toán. Có thể là hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động, vốn chủ sở hữu hay vốn nợ. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi tối đa với chi phí thấp nhất. Cũng có quan niệm cho rằng hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Dn là hai khái niêm đồng nhất chỉ cũng một vấn đề. Vì hoạt động kinh doanh của Dn là một quá trình sử dụng vốn nhằm tạo ra các lợi ích hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị Dn, giá trị tài sản của chủ sở hữu Dn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chỉ tới các biện pháp, công tác mà Dn thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Dn. Để đánh giá chất lượng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn các nhà quản trị sẽ tiến hành theo dõi việc thực hiện sản xuất SV: Đinh Thị Phương Thảo 12 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  13. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh kinh doanh và các biện pháp nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng trong một kỳ kế toán nhất định rồi từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá so sánh để có những quyết định quản trị thật hiệu quả. Hiệu quả sử dụng vốn không chỉ là mục tiêu của Dn mà còn là mối quan tâm tới các đối tượng trong nền kinh tế như các đối tác, nhà đầu tư, các Ngân hàng, các bên có quan hệ kinh doanh với Dn thì các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn có vai trò rất lớn trong việc có ra quyết định xem có đầu tư hay tài trợ cho Dn hay không. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì vấn đề công khai thông tin và nhu cầu được cung cấp thông tin một cách kịp thời và chính xác là rất lớn nó giúp không chỉ Dn, nhà đầu tư, khách hàng có thể bắt gặp nhau và có thể cùng thống nhất để thỏa mãn nhu cầu của tất cả các bên một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, tiết kiệm các nguồn lực. Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn Nó phản ánh mối quan hệ giữa các nhân tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay là mối quan hệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng và tối đa hoá giá trị doanh nghiệp cần phải đặt vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lên hàng đầu. Tuy nhiên nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không hề đơn giản. Trước khi tìm ra các giải pháp thực hiện doanh nghiệp cần phải giải quyết được các vấn đề cơ bản sau: -Phải khai thác nguồn lực vốn một cách triệt để, tránh tình trạng vốn nhàn rỗi, lãng phí. Sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm có nghĩa là doanh nghiệp phải xác định được thời điểm bỏ vốn, quy mô bỏ vốn sao cho đem lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. -Doanh nghiệp cần phải có chiến lược sản xuất kinh doanh (ngắn hạn và dài hạn), có kế hoạch quản lý phân bổ sử dụng vốn một cách hợp lý và quan trọng là phải luôn không ngừng tìm kiếm đầu tư thêm để mở rộng qui mô sản xuất và lĩnh vực hoạt động. Đây là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến vấn đề bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp, thực hiện được những yêu cầu trên tức là doanh nghiệp đã tìm ra một trong số các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. SV: Đinh Thị Phương Thảo 13 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  14. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh 1.2.2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ: 1.2.2.1.Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Tỷ số này cho biết một đơn vị TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị Doanh thu, hoặc thể hiện một đồng vốn cố định mà doanh nghiệp đem đầu tư đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. A) Công thức tính: Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản = ___Doanh thu thuần___ TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ Trong đó: TSCĐ bình quân trong kỳ là bình quân số học của nguyên giá tài sản cố định có ở đầu kỳ và cuối kỳ. Với khấu hao lũy kế được chuyển từ kỳ trước sang. B) Ý nghĩa: Tỷ số này có giá trị càng cao thì càng thể hiện hiệu quả hoạt động nhằm gia tăng thị phần và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.2.2.2.Mức sinh lợi VCĐ Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế). Công thức tính: Lợi nhuận ròng ( lợi nhuận sau thuế) _Mức sinh lợi của VCĐ = ___ Vốn cố định bình quân Lợi nhuận sau thuế tính ở đây là phần lợi nhuận được tạo ra từ việc trực tiếp sử dụng TSCĐ, không tính các khoản lãi do các hoạt động khác tạo ra như hoạt động tài chính, góp vốn liên doanh 1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ 1.2.3.1. Mức sinh lợi VLĐ Các nhà quản lý tài chính quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên mức sinh lợi của vốn lưu động xem một đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong kỳ. Công thức tính: SV: Đinh Thị Phương Thảo 14 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  15. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Lợi nhuận hoạt động kinh doanh _Mức sinh lợi của VLĐ = ___ Vốn lưu động bình quân Từ đó đánh giá mức sinh lời của vốn lưu động cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt và ngược lại. 1.2.3.2. Số vòng quay và kỳ luân chuyển bình quân của VLĐ  Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ: Là số lần luân chuyển vốn lưu động trong kỳ, nó đươc xác định như sau: D C = V ld Trong đó: C - Số vòng quay vốn lưu động. D - Doanh thu thuần trong kỳ. Vlđ - Vốn lưu động bình quân trong kỳ. Vốn lưu động bình quân tháng, quý, năm được tính như sau: Vốn LĐBQ tháng = (VLĐ đầu tháng + VLĐ cuối tháng)/2 Vốn LĐBQ quý, năm = (VLĐ1/2 + VLĐ2 + +vlđn-1+ vlđn/2)/(n-1). Trong đó: VLĐ1, Vlđn - Vốn lưu động hiện có vào đầu tháng. Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị TSLĐ sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị Doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ VLĐ của doanh nghiệp luân chuyển càng nhanh, hoạt động tài chính càng tốt, doanh nghiệp cần ít vốn mà tỷ suất lợi nhuận lại cao.  Số ngày luân chuyển: Là số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động. T TxV N = = LD C D Trong đó: N - Số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn lưu động. T - Số ngày trong kỳ. SV: Đinh Thị Phương Thảo 15 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  16. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh 1.2.3.3. Mức tiết kiệm vốn lưu động Nó thể hiện trong quá trình sử dụng VLĐ do sự thay đổi tốc độ quay của nó. Mức tiết kiệm vốn lưu động: D1 M-+ = VLĐ1 - C0 Trong đó: M-+ - Mức tiết kiệm hay lãng phí VLĐ. VLĐ1 - Vốn lưu động bình quân kỳ này. D1 - Doanh thu thuần bình quân kỳ này. C0 - Số vòng quay vốn lưu động kỳ trước. Hệ số đảm nhiệm LVĐ: V H = LD D Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra được một đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng VLĐ. Hệ số này càng nhỏ càng tốt. 1.2.3.4.Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/hàng tồn kho bình quân Trong đó: Giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất của sản phẩm đối với doanh nghiệp sản xuất hay giá vốn của hàng hóa đối với doanh nghiệp thương mại. Hàng hóa tồn kho bao gồm toàn bộ các loại nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa, Tổng giá vốn của hàng hóa được tạo ra trong suốt năm, giá trị của hàng tồn kho trong bảng cân đối kế toán là mức tồn kho tại một thời điểm cụ thể và trong nhiều trường hợp tồn kho lại mang tính thời vụ. Do đó, khi tính toán tỷ số này phải sử dụng mức tồn kho trung bình trong năm, dựa trên kết quả trung bình cộng mức tồn kho hàng tháng. Ý nghĩa: SV: Đinh Thị Phương Thảo 16 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  17. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Nếu tỷ số này thấp: các loại hàng hóa tồn kho quá cao so với doanh số bán và số ngày hàng nằm trong kho càng cao, tức là hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp càng thấp vì vốn lưu động bị tồn đọng trong hàng hóa quá lâu. 1.2.3.5.Kì thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Tổng số ngày trong một chu kỳ Vòng quay khoản phải thu Trong đó: Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền, có thể là hàng bán trả chậm, hàng bán chịu hay bán mà chưa thu tiền, các khoản tạm ứng chưa thanh toán, các khoản trả trước cho người bán, Tiêu chuẩn đánh giá: Tỷ số này có thể chấp nhận được thường ở mức: 30 ngày< Kỳ thu tiền bình quân < 60 ngày. Ý nghĩa: Số ngày trong kỳ thu tiền bình quân thấp: doanh nghiệp không bị đọng vốn trong khâu thanh toán, không có những khoản nợ khó đòi. Nếu tỷ số này cao: doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ. Trong nhiều trường hợp, do công ty muốn chiếm lĩnh thị phần thông qua bán hàng trả chậm hay tài trợ cho các chi nhánh, đại lý nên dẫn đến có số ngày thu tiền bình quân cao. Khi phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp theo tiêu thức này cũng cần quan tâm đến tính mùa vụ của loại sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Do đó, cần so sánh tỷ số này với các tỷ số của các doanh nghiệp cùng ngành. Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu bán hàng trong kỳ Các khoản phải thu bình quân Tùy theo loại hình Dn mà vòng quay khoản phải thu ở mức như thế nào là hợp lý, nhìn chung thì hệ số này càng cao càng tốt. 1.2.4.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD: 1.2.4.1.Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp SV: Đinh Thị Phương Thảo 17 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  18. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh D Hv = V Trong đó: Hv - Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp. D - Doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ. V - Toàn bộ vốn sử dụng bình quân trong kỳ. Vốn của doanh nghiệp bao gồm: vốn cố định và vốn lưu động 1.2.4.2.Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. A) Công thức tính: Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu thuần/Tổng giá trị tài sản Trong đó: Tổng tài sản có là tổng toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động tại thời điểm tính toán. B) Ý nghĩa: Tỷ số này có giá trị càng cao thì càng thể hiện hiệu quả hoạt động nhằm gia tăng thị phần và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.2.4.3.Vòng quay tổng vốn Doanh thu thuần _Vòng quay tổng vốn = ___ VKD bình quân Chỉ tiêu này phản ánh vốn kinh doanh trong kỳ chu chuyển được bao nhiêu lần. Chỉ tiêu này đạt cao thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng cao 1.2.4.4.Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu(ROE) Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu. Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm, vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của 1 đồng vốn mà họ bỏ ra đầu tư vào doanh nghiệp. SV: Đinh Thị Phương Thảo 18 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  19. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh A) Công thức tính: ROE = Lợi nhuận thuần/Vốn cổ phần thường B) Ý nghĩa: - Tỷ số này rất có ý nghĩa đối với các chủ sở hữu hiện tại và tiềm tàng của doanh nghiệp, vì nó cho biết khả năng thu nhập có thể nhận được nếu họ quyết định đầu tư vốn vào công ty. - Đối với doanh nghiệp, tỷ số này cho biết sức hấp dẫn của nó đối với các nhà đầu tư tiềm tàng trên thị trường tài chính. Thẩm định viên sử dụng tỷ số này để so sánh với tỷ lệ sinh lời cần thiết trên thị trường (k): + Nếu ROE>k: doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao và có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. + Nếu ROE=k: doanh nghiệp đạt mức hiệu quả có thể chấp nhận được + Nếu ROE<k: doanh nghiệp đạt mức hiệu quả thấp và không tạo ra sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. 1.2.4.5.Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản (ROA) Là quan hệ tỉ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với tổng tài sản trong kỳ của dn A) Công thức tính: ROA = Lợi nhuận thuần/Tổng tài sản B) Ý nghĩa: - ROA là tỉ lệ chỉ ra mối quan hệ giữa lợi nhuận thu về của công ty với tổng tài sản đã tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, hay tổng vốn của Dn (nợ, vốn cổ phần ưu đãi và cổ phần thường). Bởi vậy, lợi nhuận ở đây là thu nhập ròng từ hoạt động hay lợi nhuận sau thuế thu nhập Doanh nghiệp của công ty. Nó cho biết 1 đồng tài sản mang đi đầu tư thì mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế và thể hiện trình độ và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Đối với hầu hết các Dn tỉ số này càng cao càng tốt. 1.2.4.6.Tỷ suất doanh lợi doanh thu Tỷ số này phản ánh một đồng doanh thu thuần tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. A) Công thức tính: SV: Đinh Thị Phương Thảo 19 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  20. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Tỷ số lợi nhuận ròng /doanh thu = Lợi nhuận thuần/Doanh thu thuần Trong đó: Lợi nhuận ròng là khoản lãi sau khi đã trừ các chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp. B) Ý nghĩa: + Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả tăng giảm giá thành hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. + Nếu tỷ số này càng cao và doanh thu của doanh nghiệp càng lớn thì tiềm năng lợi nhuận cũng càng lớn. 1.2.5. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán 1.2.5.1. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn Trong đó: + Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn bao gồm vốn bằng tiền như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng; các khoản thanh toán như các khoản phải thu, các khoản tạm ứng, Các khoản hàng tồn kho như nguyên vật liệu, công cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, + Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong một khoảng thời gian ngắn (thường là dưới 1 năm). Nó được trang trải bằng những tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với hạn nợ phải trả bao gồm các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng hay các tổ chức khác, các khoản nợ dài hạn sắp đến hạn trả, các khoản phải trả người cung cấp, thuế chưa nộp cho ngân sách Nhà nước, các khoản phải trả cán bộ công nhân viên,  Tiêu chuẩn đánh giá: + Tỷ số này thường được chấp nhận ở mức: 1<Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn<4. + Khi tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn<1: doanh nghiệp đã sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các loại tài sản cố định. SV: Đinh Thị Phương Thảo 20 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  21. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Chiến lược tài trợ này đặt doanh nghiệp trước nguy cơ phá sản vì không có sự phù hợp về thời gian đáo hạn giữa nợ ngắn hạn và tài sản cố định. +Thông thường tỷ số này là 2 là tốt nhất, tuy nhiên một số doanh nghiệp có tỷ số luân chuyển tài sản lưu động chỉ là >1, nhưng có thể hoạt động rất hiệu quả. Giữa 2 xí nghiệp mặc dù có tỷ số luân chuyển tài sản lưu động như nhau, nhưng điều kiện tài chính và tiến độ thanh toán các khoản nợ lại khác nhau, điều này phụ thuộc vào tài sản tồn kho.  Ý nghĩa: Khi giá trị của tỷ số này giảm: khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm và mức độ rủi ro khánh tận tài chính gia tăng. Tuy nhiên, khi tỷ số này có giá trị quá cao, có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động; hay việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp không hiệu quả, vì có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phải đòi, 1.2.5.2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh Để đánh giá khả năng thanh toán thì cần phải kết hợp sử dụng chỉ tiêu tỷ số thanh toán nhanh. Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết.  Công thức tính: Tỷ số thanh toán nhanh = (TSLĐ và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho) Nợ ngắn hạn Trong đó: . Tài sản lưu động bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các loại chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh và các khoản phải thu. . Do các loại hàng hóa tồn kho có tính thanh khoản thấp bởi việc biến chúng thành tiền có thể mất khá nhiều thời gian nên không được tính vào tỷ số này.  Tiêu chuẩn đánh giá: . Tỷ số này thường được chấp nhận ở mức: 1<Tỷ số thanh toán nhanh<2. SV: Đinh Thị Phương Thảo 21 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  22. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh . Tỷ số này càng cao thì mức độ rủi ro khánh tận tài chính của doanh nghiệp càng thấp, song hiệu quả quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp cũng càng thấp. . Thông thường, hệ số thanh toán nhanh >1 được xem là hợp lý.  Ý nghĩa: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng thanh toán do nó không tính hàng tồn kho vì hàng tồn kho không phải là nguồn tiền mặt tức thời đáp ứng ngay cho việc thanh toán. 1.2.5.3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời Tiền Hệ số thanh toán tức thời= Nợ ngắn hạn 1.2.5.4.Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay:  Công thức tính: Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay = EBIT/Lãi nợ vay Trong đó: Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay. Nếu khoản tiền này quá nhỏ hay có giá trị âm (-) thì doanh nghiệp khó có thể trả được lãi. Mặt khác, tỷ số này cũng thể hiện khả năng sinh lời trên các khoản nợ của doanh nghiệp.  Tiêu chuẩn đánh giá: Thông thường, hệ số khả năng trả lãi tiền vay > 2 được xem là thích hợp để đảm bảo trả nợ dài hạn. Tuy nhiên trên thực tế để đánh giá chính xác cần xem xét đến đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Dn.  Ý nghĩa: + Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng thu nhập trước thuế thu nhập của doanh nghiệp. Nếu EBIT của doanh nghiệp càng thấp thì mức độ rủi ro đối với tiền lãi của chủ nợ càng cao và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp cũng càng cao. + Lãi vay hàng năm là chi phí cố định, tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm. SV: Đinh Thị Phương Thảo 22 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  23. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh + Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an toàn có thể có đối với người cho vay. 1.3. Các nhân tố ảnh hưỏng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Sự phát triển có hiệu quả và bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Mức độ đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội của mỗi doanh nghiệp lại phụ thuộc vào môi trường kinh doanh và khả năng thích ứng của doanh nghiệp với hoàn cảnh của môi trường kinh doanh. “Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố, các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp”. Môi trường kinh doanh được cấu thành từ những yếu tố khác nhau, thông thường được phân chia như sau: - Môi trường bên ngoài bao gồm: môi trường vĩ mô và môi trường ngành (môi trường tác nghiệp). - Môi trường bên trong bao gồm toàn bộ các quan hệ kinh tế, tổ chức, kỹ thuật nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp có thể kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm đạt hiệu quả cao. Đó chính là tổng thể các yếu tố nội tại trong một doanh nghiệp nhất định. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phải nhận biết một cách nhạy bén và dự báo đúng sự thay đổi của môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.1.Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 1.3.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mô  Các yếu tố môi trường vĩ mô bao gồm: các yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị và luật pháp, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên, yếu tố công nghệ. Nghiên cứu về môi trường vĩ mô nhằm đánh giá quy mô và tiềm năng thị trường của doanh nghiệp và sự tác động của các tác lực môi trường như chính trị, kinh tế, xã hội, đối với doanh nghiệp.  Một Dn hình thành và phát triển trên thị trường không thể tách rời các tác động của nhân tố của nền kinh tế như chu kì kinh tế, lãi suất, các chính sách kinh tế, tình hình biến động giá cả của các yếu tố nguồn lực vốn, nhân công, SV: Đinh Thị Phương Thảo 23 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  24. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh lạm phát Khi nền kinh tế phát triển tốt thì hoạt động của doanh nghiệp có xu hướng đi lên và nguợc lại đi xuống khi kinh tế giảm sút. Như vậy, nếu dự đoán được xu hướng phát triển của nền kinh tế, thì có thể dự báo được xu thế phát triển chung của doanh nghiệp. Các nhà quản trị cần đánh giá môi trường kinh tế của doanh nghiệp dựa vào các yếu tố sau: tăng trưởng kinh tế; lãi suất; tỷ giá hối đoái; lạm phát. 1.3.1.2. Môi trường chính trị pháp luật Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ Nhà nước, hệ thống luật pháp hiện hành, những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới; các chính sách thuế, chính sách tài chính, chính sách phát triển thị trường vốn , phát triển kinh tế vùng, ngành các quy định về vốn pháp định, ngành nghề kinh doanh 1.3.1.3. Môi trường văn hóa xã hội Các khía cạnh hình thành môi trường văn hóa - xã hội như: những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống; những quan tâm ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội Có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các họat động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể là tại địa bàn mà Dn đặt nhà máy, trụ sở hay có thể là thị trường tiêu thụ sản phẩm của Dn. 1.3.1.4. Môi trường tự nhiên Các vấn đề ô nhiễm môi trường, sản phẩm kém chất lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với các nguồn lực có hạn khiến các doanh nghiệp phải thay đổi các quyết định và biện pháp sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả đạt được của nó. Môi trường tự nhiên tác động tới tất cả các hoạt động của Dn và hầu hết các Dn đặc biệt các Dn thuộc ngành chế biến thực phẩm, khai thác khoáng sản 1.3.1.5. Môi trường công nghệ Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp. Những áp lực và đe dọa từ môi trường công nghệ là sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống. Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện tại bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải SV: Đinh Thị Phương Thảo 24 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  25. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh với đòi hởi phải đáp ứng về vốn cũng như khả năng sử dụng máy móc thiết bị công nghệ mới. 1.3.1.6. Môi trường ngành Khi đánh giá môi trường ngành của doanh nghiệp, cần phân tích những nội dung: chu kỳ kinh doanh, triển vọng tăng trưởng của ngành, cạnh tranh trong ngành, áp lực cạnh tranh tiềm tàng. Tất cả những biến động trong cơ cấu, định hướng phát triển ngành đều có tác động tới hoạt động của Dn và ảnh hưởng tới kết quả, hiệu quả sử dụng vốn. Chu kỳ kinh doanh Nhìn chung, tình hình hoạt động của nhiều ngành thường hoàn toàn tương đồng với các chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực cụ thể của một ngành có thể không hoàn toàn tương đồng với chu kỳ kinh tế. Do đó, khi đánh giá cần phân tích cụ thể từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Triển vọng tăng trưởng của ngành Triển vọng tăng trưởng của một ngành có liên hệ chặt chẽ với chu kỳ kinh tế. Một ngành có triển vọng tăng trưởng mạnh có thể đem lại cho các doanh nghiệp trong ngành những cơ hội thuận lợi. Những cơ hội này thể hiện ở tiềm năng mở rộng thị trường, khả năng cải thiện vị thế tài chính của các doanh nghiệp. Vì vậy, khi đánh giá môi trường ngành của doanh nghiệp, cần xem xét triển vọng của ngành trên cơ sở đánh giá chu kỳ của nền kinh tế và nhu cầu tiềm tàng của nền kinh tế đối với ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Phân tích về cạnh tranh trong ngành Tình hình cạnh tranh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và những yếu tố này cũng thay đổi tùy theo từng ngành. Đồng thời, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chủ yếu diễn ra trên hai phương diện là giá cả và chất lượng sản phẩm. cạnh tranh sẽ đem lại lợi thế cho các Dn có nhiều lợi thế, nguồn lực nhưng các Dn kém hơn phải cố gắng rất nhiều mới có thế trụ vững trên thị trường; áp lực bị loại khỏi thị trường là rất lớn. Do vậy các Dn cần tự mình đánh giá khả năng, vị trí của mình và có những chiến lược kinh doanh hợp lý cho từng thời kỳ, thị trường nhất định. 1.3.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp 1.3.2.1. Sản phẩm, thị trường và chiến lược kinh doanh SV: Đinh Thị Phương Thảo 25 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  26. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Sản phẩm, thị trường, chiến lược kinh doanh, mạng lưới khách hàng và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng vốn của Dn. Sản phẩm Sản phẩm là đứa con, bộ mặt của Dn. Khi nhắc tới Dn thì các sản phẩm đặc trưng là cái để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng của Dn. Sản phẩm có chất lượng hay không có ảnh hưởng tới không chỉ kết quả mà còn cả hiệu quả sử dụng vốn của Dn. Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm, cần đánh giá lần lượt từng sản phẩm, sau đó căn cứ vào mức độ đóng góp của mỗi sản phẩm đối với doanh nghiệp để xác định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường và sự ảnh hưởng của các sản phẩm tới kết quả, hiệu quả hoạt động của Dn. Khi đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp, cần đánh giá trên các mặt như: tầm quan trọng, chu kỳ đời sống, tiềm năng phát triển, chất lượng và uy tín của nhãn hiệu. Thông qua những đánh giá này có thể nhận thấy vị thế của doanh nghiệp thông qua sản phẩm. Thị trường Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường trong nước, nước ngoài thể hiện thị phần, thị trường của doanh nghiệp trên thương trường trong nước và quốc tế. Đây là cơ sở để đánh giá sức mạnh thương hiệu của doanh nghiệp tác động đến thị trường như thế nào. Chiến lược kinh doanh Các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh cụ thể trong từng giai đoạn nhất định để thành công và nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Vì vậy, cần đánh giá chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đây là cơ sở để hình thành giá trị của doanh nghiệp; đó là: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược hỗ trợ bán hàng. - Chất lượng sản phẩm: là một trong những yếu tố tạo ra sự khác biệt về sản phẩm của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. Sản phẩm có chất lượng cao sẽ thu hút người mua, qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và lợi thế cạnh tranh về chất lượng so với đối thủ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Đây là cơ sở để tăng doanh thu, tăng giá trị của doanh nghiệp. ngược lại khi vì một lý do nào SV: Đinh Thị Phương Thảo 26 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  27. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh đó mà chất lượng sản phẩm của Dn bị giảm sút hay có vấn đề thì Dn cần tìm hiểu nguyên nhân khắc phục ngay kết hợp cùng các biện pháp khác để thu hồi sản phẩm hỏng, đền bù thiệt hại cho người tiêu dùng, tránh tình trạng mất uy tín thương hiệu trên thị trường, uy tín một khi đã mất thì rất khó để lấy lại. - Chiến lược giá: Thể hiện qua việc duy trì các chính sách ưu giá đãi cho khách hàng lớn, quen thuộc của công ty; Tăng số lượng sản phẩm trong một lần mua cho khách hàng bằng cách áp dụng các hình thức giảm giá; Xây dựng các chương trình khuyến mãi, giảm giá thông qua các hình thức khác nhau như bán tặng phẩm của công ty cho khách hàng, quay số; bốc thăm trúng thưởng. Đây là cơ sở để tăng doanh thu, tăng giá trị của doanh nghiệp. - Chiến lược phân phối: chiến lược phân phối sản phẩm của doanh nghiệp tác động đến doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Dn cần làm sao để đảm bảo phân phối sản phẩm tới tất cả các thị trường các khách hàng có chất lượng đồng dều giá cả hợp lý. - Chiến lược hỗ trợ bán hàng: được thực hiện thông qua những hình thức như quảng cáo, chào hàng, tổ chức hội chợ, triển lãm, các hình thức khuyến mãi, tuyên truyền, cổ động và mở rộng quan hệ với công chúng cũng có ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của Dn. 1.3.2.2. Mạng lưới khách hàng Thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng. Khi cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng găy gắt, thì việc thu hút và giữ chân khách hàng là rất khó khăn; do đó xây dựng mạng lưới khách hàng là việc rất quan trọng để có được những khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Cụ thể là để đánh giá mạng lưới khách hàng của doanh nghiệp, chúng ta cần dựa vào: - Chiến lược thu hút khách hàng mới tiềm năng của doanh nghiệp: Chúng ta cần đánh giá chiến lược khai thác khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp như thế nào. Số lượng khách hàng, sự phân tán theo vùng, lợi tức tập quán mua hàng, môi trường văn hóa mà họ chịu ảnh hưởng. Việc đánh giá và phân loại khách hàng tiềm năng theo các tiêu chí về sở thích, thói quen, khả năng tài chính, sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian trong việc chinh phục khách hàng. - Chiến lược giữ khách hàng hiện tại: SV: Đinh Thị Phương Thảo 27 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  28. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Do chi phí của hoạt động thu hút khách hàng mới là rất lớn nên việc tập trung các nỗ lực tiếp thị để duy trì các khách hàng hiện tại hết sức quan trọng. Việc giữ khách hàng hiện tại có hiệu quả hơn nhiều trong việc làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Doanh nghiệp luôn phải đặt khách hàng ở vị trí trung tâm, quan tâm tới nhu cầu của khách hàng nhằm đạt được mục đích là duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trong kinh doanh. SV: Đinh Thị Phương Thảo 28 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  29. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Chương II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG SÔNG ĐÁY 2.1. Một vài nét chính về tình hình sản xuất kinh doanh 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển - Tên công ty: Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Sông Đáy - Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Phú Vinh, Xã Phú Nghĩa, Huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội - Điện thoại: 04.62764619 Fax: 04.62764620 - Email: info@songday.vn - Website: - Văn phòng đại diện: Tầng 4, Toà Nhà 4 tầng, Số 102, Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội. * Người đại diện theo pháp luật của Công ty: - Họ và tên: Trần Viết Cảnh. Chức danh: Tổng Giám Đốc. * Quy mô hiện tại của công ty: Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Sông Đáy (Công ty CP VLXD Sông Đáy) được thành lập vào ngày 20 tháng 6 năm 2005. Công ty có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, hoạch toán độc lập, với số vốn điều lệ là 21 tỷ đồng. Hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng (sản phẩm chủ lực là ống cống bê tông cốt thép); xây dựng cơ sở hạ tầng, dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi; tư vấn xây dựng, đầu tư; mua bán máy móc, vật tư thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp; kinh doanh bất động sản, xây dựng đô thị, cho thuê nhà xưởng; dịch vụ cho thuê tài sản (Máy móc thiết bị phục vụ xây dựng); chế tạo và buôn bán thiết bị ngành xây dựng. Ngay sau ngày thành lập, Công ty CP VLXD Sông Đáy triển khai san lấp mặt bằng và xây dựng cơ bản. Đến tháng 3 năm 2006, Công ty chính thức đưa dây chuyền vào sản xuất thử và đến ngày 13 tháng 9 năm 2006 chính thức cắt băng khánh thành Nhà máy Sông Đáy 1 tại Thôn Phú Vinh, Xã Phú Nghĩa, Huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. Nhà máy Sông Đáy 1 có diện tích 3,5ha, công suất 150.000m dài cống/năm. Đến tháng 10 năm 2007, Giám đốc công ty Sông Đáy đã ký quyết định xây dựng Nhà máy Sông Đáy 2, tại địa điểm Cụm Công Nghiệp Hà SV: Đinh Thị Phương Thảo 29 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  30. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Mãn – Trí Quả, Xã Hà Mãn, Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh. Nhà máy Sông Đáy 2 đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu quý II năm 2009 với diện tích 12ha, công suất 300.000m dài cống/năm. Trong năm 2011, hợp tác cùng Công ty CP Hồng Hà và Công ty CP Dầu Khí xây dựng nhà máy gạch nhẹ ứng dụng công nghệ tiên tiến sử dụng vật liệu nhẹ, vật liệu nhân tạo. Sắp tới, Công ty dự định vươn tới thị trường ngoài miền Bắc. Dự kiến sẽ thực hiện liên doanh – liên kết xây dựng thêm một nhà máy đặt tại Thành Phố Huế. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP VLXD Sông Đáy. Hiện nay, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất và kinh doanh sản phẩm ống cống bê tông đúc sẵn, đế cống với nhiều kích cỡ, chủng loại đáp ứng các công trình giao thông hay các công trình dân sinh, công cộng. Ngoài ra, sản phẩm của Dn còn có các loại joint cống D300, D400, D500, D600, D800, D1000, D1200, D1250, D1500, D1800, D2000. - Đối với sản phẩm bê tông cống tròn (ký hiệu là D) có hình tròn với đường kính bên trong từ 300mm, 400 mm, 500 mm, , 2000mm tương ứng với các chủng loại cống được đặt tên D300, D400, D500, , D2000. - Đối với sản phẩm bê tông cống hộp (ký hiệu là H) có dạng hình chữ vuông, hoặc chữ nhật với chiều rộng và chiều dài từ 600mm x 600mm; 800mm x 800mm; ; 2500mm x 2500mm tương ứng với các chủng loại cống hộp từ H0.6x0.6; H0.8x0.8, , H 2.5x2.5. - Các sản phẩm phụ kèm theo: đế cống ký hiệu là DC (gối cống) và joint cao su ký hiệu là JD (nối giữa các cống) sử dụng cho các loại cống tròn tương ứng với từng loại cống từ DC300, DC400, DC2000; và JD300, JD400, , JD2000. 2.1.3.Những kết quả mà Công ty đạt được trong thời gian qua Với nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ lãnh đạo và công nhân viên, Công ty CP VLXD Sông Đáy đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể. Được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quacert/ASTM C76M – 02 số: SP 467/1.07.16 và chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quacert/TCXDVN 372: 2006 số: 561.07.16 cho các sản phẩm ống cống bê tông của Công ty. Hai chứng nhận trên đã thể hiện: Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty được xây dựng và áp dụng cho lĩnh vực sản xuất và cung ứng cống bê tông phù hợp với Tiêu chuẩn đo lường, quản lý chất lượng của Tổng Cục Xây Dựng Việt Nam và Hệ thống đo lường và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000. SV: Đinh Thị Phương Thảo 30 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  31. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Nhờ có chiến lược, định hướng phát triển đúng đắn, Công ty đã có những bước phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trong ba năm 2008, 2009, 2010. Vốn điều lệ cuối năm 2011 của Công ty lên tới 58 tỷ đồng với số lao động lên tới 283 người nên Công ty thuộc loại doanh nghiệp có quy mô lớn của Thành phố Hà Nội. Địa bàn hoạt động của công ty được mở rộng trên nhiều vùng của đất nước: Hà Nội, Hải Dương, Thanh hoá, Hải Phòng Năm 2008, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng bằng khen Công ty CP VLXD Sông Đáy đã có thành tích trong phong trào thi đua khối các DN trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quyết định số 2598/ QĐ - UBND ngày 1/6/2009. Có mặt tại thị trường miền Bắc tương đối muộn, nhưng SP ống cống bê tông bao gồm cống tròn và cống hộp của Công ty CP VLXD Sông Đáy được SX trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng giành được ưu thế trên thị trường. Công ty CP VLXD Sông Đáy xác định định hướng trong những năm tới là: xây dựng và phát triển công ty trở thành đơn vị kinh tế mạnh, đảm bảo về uy tín, chất lượng, phát triển bền vững, đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm; xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ thuật cao, tận dụng mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và nâng cao uy tín thương hiệu Sông Đáy. Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về tài sản, nguồn vốn của Công ty qua ba năm 2009, 2010, 2011 Đvt: đồng Năm 2009 2010 2011 Chỉ tiêu 1. Tài sản ngắn hạn 30.460.131.879 54.360.109.382 92.789.519.314 - Phải thu ngắn hạn 13.531.000.873 27.438.099.817 39.333.687.446 - Hàng tồn kho 13.579.319.580 19.349.334.780 44.703.803.621 2. Tài sản dài hạn 43.859.432.153 78.975.283.310 83.848.437.205 - TSCĐ hữu hình 23.727.495.284 41.120.618.046 59.960.580.567 - TSCĐ vô hình 10.091.958.723 22.418.404.190 - Chi phí XDCB dở dang 19.703.293.717 26.892.170.608 765.947.794 3. Nợ phải trả 51.454.214.169 93.971.433.555 105.596.928.649 - Nợ ngắn hạn 35.653.322.919 70.804.878.585 92.514.538.616 SV: Đinh Thị Phương Thảo 31 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  32. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh - Nợ dài hạn 15.800.891.250 23.166.554.970 13.082.390.033 4. Vốn chủ sở hữu 22.865.349.863 39.363.959.137 71.041.027.870 Nguồn: Bảng cân dối kế toán qua ba năm 2009, 2010,2011 Của Phòng Kế toán – tài chính 2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty CP VLXD Sông Đáy *Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty: (được minh hoạ cụ thể theo sơ đồ 2.1) Hiện nay Công ty CP Vật Liệu Xây Dựng Sông Đáy tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng gồm 3 cấp quản lý: - Cấp Công ty: Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty và các phòng ban. - Cấp Nhà máy: Nhà máy sản xuất ống cống bê tông cốt thép. - Cấp tổ sản xuất: Tổ sản xuất, tổ KCS *Chức năng nhiệm vụ cơ bản của từng phòng ban, nhà máy: - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cấp cao nhất của Công ty, thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Công ty theo phương hướng mà Đại hội cổ đông thông qua. - Tổng Giám đốc Công ty: là người quản lý, điều hành mọi hoạt động của Công ty, như: uỷ quyền và phân công trách nhiệm cho các Phó Tổng Giám đốc, các Trưởng phòng và nhân viên trong toàn Công ty. Xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển, phê duyệt các chính sách về chất lượng sản phẩm. - Phó Tổng Giám đốc Công ty và Giám đốc Nhà máy: giúp việc cho Tổng Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực theo sự uỷ quyền của Tổng Giám đốc Công ty. - Phòng Hành chính – Nhân sự: tham mưu và thực hiện nhiệm vụ mà Giám đốc công ty giao cho trong các lĩnh vực như: Công tác quản trị hành chính – văn phòng; công tác tuyển dụng, đào tạo, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, nâng bậc; tổ chức và thực hiện việc quản lý chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên - Phòng Tài chính – Kế toán: tham mưu và thực hiện nhiệm vụ mà Tổng Giám đốc Công ty giao về tài chính như: lập và chịu trách nhiệm về số liệu báo SV: Đinh Thị Phương Thảo 32 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  33. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh cáo kế toán đối với cơ quan Nhà nước và các cấp quản trị nội bộ; lập kế hoạch giá thành, kế hoạch tài chính, tính toán các hiệu quả kinh tế cho các dự án đầu tư gửi cấp trên, cơ quan chủ quản. - Phòng Kỹ thuật – Vật tư: tham mưu và thực hiện nhiệm vụ mà Tổng Giám đốc Công ty giao cho trong các lĩnh vực như: Xây dựng chiến lược đầu tư về khoa học - kỹ thuật trước mắt và lâu dài cho Công ty; xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật; quản lý máy móc, thiết bị và mua - bán các vật tư (nếu cần); quản lý thực hiện sản xuất theo chỉ tiêu chất lượng ISO 9001: 2008. - Phòng Kinh doanh – Marketing: Có chức năng nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng, tiêu thụ sản phẩm. Phòng còn có trách nhiệm thu hồi công nợ các hợp đồng kinh tế đã ký kết. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá thị trường, giúp lãnh đạo Công ty có những thông tin cần thiết trong định hướng phát triển các sản phẩm mới. - Nhà máy sản xuất ống cống bê tông cốt thép: có trách nhiệm, thực hiện nhiệm vụ mà Giám đốc Công ty giao cho trong các lĩnh vực như: Tổ chức, điều hành sản xuất mọi hoạt động của Nhà máy sản xuất ống cống; công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, hạch toán chi phí, định mức kinh tế kỹ thuật; quản lý thiết bị, công nghệ và chất lượng sản phẩm SV: Đinh Thị Phương Thảo 33 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  34. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ (CHỦ TỊCH HĐQT) TỔNG GIÁM ĐỐC BAN ISO PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH DOANH KỸ THUẬT Phòng Phòng Phòng Phòng Nhà Nhà HC-NS TC-KT Kinh Kỹ máy máy doanh Thuật Sông Sông V.Tư Đáy I Đáy II I II Tổ KCS Kỹ Kế Đội Đội Bảo Sản thuật Toán Sản Sản vệ phẩm Nhà & xuất xuất máy Thủ ống đế qauy cống cống x kho Tổ KCS Kỹ Kế Đội Đội Bảo Sản thuật Toán Sản Sản vệ phẩm Nhà & xuất xuất máy Thủ ống đế kho cống cống SV: Đinh Thị Phương Thảo 34 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  35. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh 2.2. Thực trạng về tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 2.2.1. Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 2.2.1.1. Những thuận lợi và khó khăn a.Thuận lợi Thời gian qua nhu cầu xây dựng và vật liệu xây dựng trên thị trường đang có xu hướng tăng. Chính sách của Nhà nước có nhiều khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh. Là một Dn mới thành lập nhưng nhờ sự tạo điều kiện của các cấp quản lý, chính quyền địa phương, sự tin cậy của các đối tác và khách hàng đã giúp Dn vượt qua rất nhiều khó khăn để đạt được những kết quả thực sự đáng kể mà một số Dn khó có thể làm được. Những điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Bằng chứng là kết quả kinh doanh 3 năm gần đây của Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, doanh thu, lợi nhuận tăng ổn định, thị trường khách hàng được mở rộng, Dn đã cung cấp sản phẩm cho các công trình lớn và quan trọng được đánh giá cao trong khối Dn cùng ngành. Đó là một tín hiệu đáng mừng và là kết quả của sự quản lý sáng tạo bắt kịp thời cơ, cơ hội và tính khoa học sáng tạo trong tất cả các hoạt động của Dn. Thời gian tới Dn cần có biện pháp tiếp tục phát huy và có những thay đổi thật sự phù hợp với tình hình kinh doanh mới với nhiều thay đổi nhiều đối thủ cạnh tranh cũng đang dần vươn lên, các Dn mới ra nhập ngành cũng là mối quan tâm đáng kể. b. Khó khăn Ngành công nghiệp Xây dựng và ngành sản xuất VLXD là ngành sản xuất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Ba năm vừa qua thực sự là giai đoạn khó khăn đối với hầu hết các Dn không chỉ riêng Công ty cổ phần VLXD Sông Đáy. Cùng với sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường tài chính trong nước cũng có dấu hiệu trầm lắng nếu không nói là đứng yên. Thị trường chứng khoán không còn phát triển quá nóng như giai đoạn trước nữa. Dn Sông Đáy đã gặp phải rất nhiều khó khăn như khó khăn trong huy động vốn, thị trường bị thu hẹp, giá cả chịu ảnh hưởng của lạm phát tăng cao dẫn tới chi phí đầu vào để sản xuất sản phẩm có giá thành cao. Cũng trong thời gian qua cac biện pháp quản trị vốn của Dn còn chưa thực sự khoa học và chưa sát với tình hình thực tế tại Công ty. Thời gian qua, sự phát triển của công nghệ sản xuất các loại VLXD trên thế giới có nhiều tiến bộ vượt bậc ; trong nước các tiêu chuẩn chất lượng của các SV: Đinh Thị Phương Thảo 35 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  36. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh sản phẩm này cũng ngày một hoàn thiện và nâng cao. Doanh nghiệp nếu không có đủ vốn, kĩ thuật, nguồn nhân lực có kĩ năng thì rất khó có thể đáp ứng được. 2.2.1.2. Tình hình chung về hoạt động và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần VLXD Sông Đáy Dựa trên các kế hoạch sản xuất, tài chính đã được ban quản trị công ty thông qua tập thể cán bộ công nhân viên công ty đã thực hiện sản xuất kinh doanh và đạt được những kết quả nhất định Thời gian qua mặc dù tình hình chung của nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động sản xuất tại 2 nhà máy diến ra khá ổn định, chất lượng sản phẩm cũng ngày một tăng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng khó tính nhất. Một số hạng mục công trình có sự góp mặt của các sản phẩm cống Sông Đáy: Dự án thoát nước TP. Bắc Ninh Đường Lê Văn Lương kéo dài (giai đoạn I) Dự án thoát nước TP. Bắc Giang Dự án thoát nước TP. Hải Dương Khu ĐT Vân Canh Khu ĐT. Văn Phú Khu đô thị Thị trấn Chờ Đường vào khu CN Bá Thiện Khu đô thị Xa la Khu đô thị Thành phố giao lưu Khu ĐT Trạm Trôi Khu tái định cư Thượng Thanh Đường nối Lê Đức Thọ - Xuân Phương Sản phẩm cống bê tông của công ty đã được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp Chứng nhận Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn ASTM C76M-02 của Mỹ. Chứng nhận này phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam – TCXDVN 372-2006 với cống tròn và TCXDVN 392-2007 với cống hộp. Công ty đã cung cấp sản phẩm cống khắp miền Bắc và được khách hàng đánh giá “là sản phẩm có chất lượng cao”.Với phương châm “Cống Sông Đáy vì môi trường Việt” và chất lượng là sự tồn tại, phát triển của công ty mong muốn cung cấp những sản phẩm chất lượng tốt nhất cho Quý khách hàng. SV: Đinh Thị Phương Thảo 36 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  37. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh 2.2.2. Thực trạng về tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của công ty Cũng như những DN khác, công ty Cổ phần VLXD Sông Đáy đã chủ động và tự tìm kiếm cho mình các nguồn vốn trên thị trường để tiến hành sản xuất kinh doanh. Nhờ sự năng động, sáng tạo, công ty đã nhanh chóng thích ứng với điều kiện và thị trường nên kết quả hoạt động SXKD của công ty trong những năm qua rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế mới nên doanh nghiệp đã có phần nào chịu ảnh hưởng theo cơ chế chung. Để hiểu rõ hơn về kết quả kinh doanh của công ty ta cần tìm hiểu xem công ty đã sử dụng các nguồn lực, tiềm năng sẵn có của mình như thế nào? Trong đó, việc đi sâu, phân tích về thực trạng nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty là rất cần thiết. Qua xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011 cho thấy tổng số vốn đầu tư vào hoạt động SXKD là: 133 335 triệu đồng (ở đầu năm 2011) đến cuối năm số vốn này tăng lên tới: 177606 triệu đồng. Trong đó, đầu năm: - Vốn lưu động: 54 360 triệu đồng. - Vốn cố định: 78 975 triệu đồng. Đến cuối năm số vốn này đạt lần lượt là: - Vốn lưu động: 93 513 triệu đồng. - Vốn cố định: 93 513 triệu đồng. Nguồn vốn này hình thành từ hai nguồn: (Cuối năm 2011) - Vốn chủ sở hữu: 71 572 triệu đồng. - Nợ phải trả: 106 034 triệu đồng. 2.2.2.1. Thực trạng về tổ chức nguồn vốn kinh doanh Bảng 2.2 : Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần VLXD Sông Đáy Đơn vị : triệu đồng,% Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu 2009 trọng 2010 trọng 2011 trọng A. Tµi s¶n ng¾n h¹n 30460 41 54 360 40.8 93 513 52.7 I. TiÒn vµ c¸c kho¶n tương ®ương tiÒn 662 0.9 4 147 3.1 6 206 3.5 II. C¸c kho¶n ®Çu tư tµi chÝnh ng¾n h¹n 59 0.1 59. 9 - 459 0.3 SV: Đinh Thị Phương Thảo 37 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  38. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh III. C¸c kho¶n ph¶i thu ng¾n h¹n 13531 18.2 27 438 20.6 39 339 22.2 IV. Hµng tån kho 13579 18.3 19 349 14.5 45 339 25.5 V. Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 2627 3.5 3 365 2.5 2 167 1.2 B. Tµi s¶n dµi h¹n 43859 59 78 975 59.2 84 093 47.3 I. C¸c kho¶n ph¶i thu dµi h¹n - - - II. Tµi s¶n cè ®Þnh 43430 58.4 78 58.6 83 389 47 III. BÊt ®éng s¶n ®Çu tư - - - IV. C¸c kho¶n ®Çu tư tµi chÝnh dµi h¹n - - - V. Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c 428 0.6 870 0.7 703 0.4 Tæng céng tµi s¶n 74319 100 133 335 100 177606 100 A. Nî ph¶i tr¶ 51454 69.2 93 938 70.5 106034 59.7 I. Nî ng¾n h¹n 35653 48 70 772 53.1 92 951 52.3 II. Nî dµi h¹n 15800 21.3 23 166 17.4 13 082 7.4 B. Vèn chñ së h÷u 22865 30.8 39 396 29.5 71 572 40.3 I. Vèn chñ së h÷u 22829 30.7 39 363 29.5 71 572 40.3 II. Nguån kinh phÝ vµ quü kh¸c 35 - 32 - - Tæng céng nguån vèn 74319 100 133 335 100 177 606 100 Nguồn: Bảng cân dối kế toán qua ba năm 2009, 2010,2011 Của Phòng Kế toán – tài chính Từ bảng trên ta có thể thấy cơ cấu vốn của Dn trong 3 năm gần đây. Năm 2009 hệ số nợ của DN ở mức khá cao 69.2%, đến năm 2010 con số này tăng lên 70.5%, năm 2011 hệ số nợ có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao 59.7%. như vây có thể thấy Dn có cơ cấu vốn ưa thích xử dụng nợ vay nhưng với việc hệ số nợ liên tục ở trên mức 50% thì Dn có thể gặp rất nhiều rủi ro do có thể mất khả năng thanh toán lãi vay hay nợ gốc nếu tình hình kinh doanh khó khăn, làm ăn thua lỗ. SV: Đinh Thị Phương Thảo 38 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  39. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Dựa vào tình hình kinh tế trong nước thời gian qua ta có thể thấy được nguyên nhân là do bản thân Dn cũng chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ Mỹ nửa cuối năm 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của các Dn trong nước. Thời gian đầu của cuộc khủng hoảng các Dn trong nước chưa thực sự chịu ảnh hưởng nhưng bước sang năm 2009, 2010 thì hầu như tất cả các Dn đều lâm vào tình trạng khó khăn, khốn đốn với áp lực chi phí vốn tăng cao, chi phí đầu vào như nguyên nhiên vật liệu, nhân công tăng cao để có thể hoạt động được và tồn tại nhiều Dn trong đó có Công ty cổ phần VLXD Sông đáy phải tìm kiếm và tận dụng mọi cơ hội để có thể có được nguồn vốn đảm bảo sản xuất. Trên thực tế Dn đã có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ rất sớm nhưng do nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan đến cuối năm 2011 Dn mới có thể biến nó thành hiện thực với việc tăng vốn điều lệ lên tới 58 tỷ đồng, quy mô sản xuất được mở rộng, số lao động tăng lên ở mức 253 người là điều kiện cho công ty ngày một khẳng định vai trò, vị thế trên thị trường cũng như trong hàng ngũ các Dn cùng ngành. 2.2.2.2.Thực trạng về tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD a.Đối với vốn cố định a1. Tổ chức và quản lý sử dụng vốn cố định - Tình hình sử dụng vốn cố định của công ty Để đánh giá được tình hình sử dụng vốn cố định của công ty ta nghiên cứu bảng biểu sau: Bảng 2.3: Tình hình vốn cố định của Công ty Cổ phần VLXD Sông Đáy Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tµi s¶n cè ®Þnh 43 430 789 001 78 104 747 377 83,389,924,917 1. TSC§ h÷u h×nh 23 727 495 284 41 120 618 046 59,998,498,260 - Nguyªn gi¸ 34 644 907 172 64 987 671 203 98,414,141,925 - Gi¸ trÞ hao mßn lòy kÕ (*) (10,917,411,888) (23 867 053 157) (38,415,643,665) 2. TSC§ thuª tµi chÝnh 0 SV: Đinh Thị Phương Thảo 39 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  40. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh - Nguyªn gi¸ 0 - Gi¸ trÞ hao mßn lòy kÕ (*) 0 3. TSC§ v« h×nh 10 091 958 723 22,418,404,190 - Nguyªn gi¸ 80 000 000 10 240 392 675 23,011,575,078 - Gi¸ trÞ hao mßn lòy kÕ (*) (80,000,000) (148 433 952) (593,170,888) 4. Chi phÝ x©y dùng c¬ b¶n dë dang 19 703 293 717 26 892 170 608 973,022,467 Nguồn: Bảng cân dối kế toán qua ba năm 2009, 2010,2011 Của Phòng Kế toán – tài chính Biểu đồ 2.1: Cơ cấu TSCĐ 3 năm 2009, 2010, 2011 Qua biểu đồ ta có thể thấy rất rõ sự biến động về tỉ trọng của các loại TSCĐ trong công ty. Về TSCĐ hữu hình xu hướng chung là tăng dần về tỉ trọng trong tổng tài sản cố định của Công ty: năm 2009 là 55% đến năm 2010 là 53% và tăng lên 72% năm 2011. TSCĐ vô hình lại cũng tăng dần về tỉ trọng với giá trị là 0%(2009); 13%(2010); 27%(2011). Chi phí XDCBDD thì ngược lại với hai loại TSCĐ trên nó có hướng giảm dần qua các năm. Như vậy ta có thể thấy Dn đã có những bước SV: Đinh Thị Phương Thảo 40 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  41. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh chuyển quan trọng trong việc đầu tư vào các loại TSCĐ duy trì tỉ lệ cân đối và hợp lý giữa các thành phần của cơ cấu TSCĐ. Xu hướng giảm cơ cấu của chi phí XDCBDD là đúng đắn vì nó giúp cho Dn có thể sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn do vốn kinh doanh không bị ứ đọng quá lâu và thời gian quá dài, Dn có thể tiết kiệm vốn hay có thể đầu tư vào các loại tài sản khác mang lại lợi ích cao hơn. TSCĐHH của công ty chiếm phần lớn trong tổng TSCĐ và ĐTDH của DN. TSCĐHH này bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, máy thi công công trình, máy vi tính, máy đóng cọc và nhiều máy móc phục vụ cho quá trình kinh doanh của công ty. Điều này là khá hợp lý vì với đặc thù là một Dn sản xuất các sản phẩm phục vụ xây dựng thì đầu tư vào các TSCĐ như vậy là cần thiết. Tỷ trọng tài sản cố định hữu hình của công ty tại thời điểm lớn nhất là năm 2010 đạt 58.6% tổng tài sản và có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ công ty đã cố gắng đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất. Hơn thế nữa để hoà nhập vào xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá thương mại điện tử hiện nay thì công ty liên tục đổi mới trang thiết bị này là hoàn toàn phù hợp. Tài sản cố định vô hình cũng tăng về cả số lượng và tỉ trọng cho thấy Dn đang có những chính sách mới trong việc đầu tư vào công nghệ, bản quyền. Đó là hướng đi đúng đắn thể hiện tầm nhìn chiến lược của Công ty Cổ phần VLXD Sông đáy. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang có xu hướng giảm dần về sau kể từ năm 1999, điều này cho thấy công ty đã từng bước sử dụng hợp lý hơn nguồn vốn của mình. Nhưng nguồn vốn của doanh nghiệp có được đảm bảo cho hoạt động kinh doanh hay không? Ta cần tính toán và so sánh giữa nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp. Ta có thể sử dụng bảng số liệu sau: Bảng 2.4: Tình hình vốn lưu động thường xuyên của Công ty Đơn vị: đồng Chỉ tiêu năm 2009 năm 2010 năm 2011 Tài sản cố định 43 430 789 001 78 104 747 377 83 389 924 917 Vốn chủ sở hữu 22 865 349 863 39 396 544 208 71 572 765 073 Nợ dài hạn 15 800 891 250 23 166 554 970 13 082 390 033 Vốn lưu động thường xuyên - 4 764 547 888 - 15 541 648 199 1 265 230 189 Nguồn: Bảng cân dối kế toán qua ba năm 2009, 2010,2011 Của Phòng Kế toán – SV: Đinh Thị Phương Thảo 41 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  42. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh tài chính Qua bảng biều ta thấy năm 2009, 2010 Nguồn vốn dài hạn < Tài sản cố định. Như vậy, vốn lưu động thường xuyên của công ty < 0. Nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho tài sản cố định. Doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định bằng một phần nguồn vốn ngắn hạn. Tài sản lưu động không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn làm cho cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần tài sản cố định để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Do vậy, doanh nghiệp phải huy động vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư dài hạn hoặc tiến hành cả hai biện pháp trên nhằm đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp có dấu hiệu không tốt. Cũng từ đó ta thấy doanh nghiệp đã khá quan tâm đầu tư vào tài sản cố định nhưng tài sản cố định của doanh nghiệp lại không được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn của công ty. a2.Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần VLXD Sông đáy Không phủ nhận được về vai trò to lớn của nguồn vốn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn vay. Nhưng cũng cần thấy những tác động tiêu cực như khả năng vỡ nợ hay các chi phí khó khăn tài chính có thể có của nó nếu công ty không biết quản lý và sử dụng nó một cách có hiệu quả. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ta dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản sau:  Hiệu quả sử dụng vốn cố định.  Hiệu suất sử dụng vốn cố địnhh. Các chỉ tiêu này được thể hiện rõ qua bảng biểu dưới đây Bảng 2.5: Hiệu suất sử dụng vốn cố định. Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1.Doanh thu thuần. 76,022,911,870 148,023,778,666 195,515,520,716 2. Tài sản cố định bình quân 34744631201 66389035270 71715335429 SV: Đinh Thị Phương Thảo 42 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  43. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh 3. Hiệu suất sử dụng VCĐ 2.19 2.23 2.73 4. Hệ số đảm nhiệm VCĐ 0.46 0.45 0.37 ( Nguồn : BCTC của công ty từ năm 2009- 2011 Hiệu suất sử dụng vốn cố định cuả công ty có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể: Năm 2009, một đồng vốn cố định của công ty tạo ra được 2.19 đồng doanh thu. Năm 2010, một đồng vốn cố định của công ty tạo ra được 2.23 đồng doanh thu. Năm 2011, một đồng vốn cố định của công ty làm ra được 2.73 đồng doanh thu. Như vậy, năm 2010 hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty tăng (2.23/2.19) 1,1 lần so với năm 2009, trong khi đó doanh thu thuần tăng 1,9 lần và tài sản cố định tăng 1,94 lần. Doanh thu thuần tăng nhiều hơn tốc độ tăng tài sản cố định. Năm 2011, hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty tăng 1,2 lần so với năm 2010 và tăng 1.24 lần so với năm 2009, doanh thu thuần và tài sản cố định cũng đều tăng. Có thể hiểu nguyên nhân dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả là do lượng doanh thu thuần tăng đều, lớn hơn tốc độ tăng của tài sản cố định. Đây là một điều rất đáng khích lệ đối với công ty. Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn cố định của công ty là một chỉ tiêu ngược với chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ. Nó có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: Năm 2009, để tạo ra được một đồng doanh thu, doanh nghiệp cần 0.46 đồng vốn cố định. Năm 2010, để tạo ra được một đồng doanh thu, doanh nghiệp cần 0,45 đồng vốn cố định, giảm 0,01 đồng so với năm 1999. Năm 2011, để tạo ra một đồng doanh thu, doanh nghiệp cần sử dụng 0,37 đồng vốn cố định, giảm 0,09 đồng so với năm 2009 và giảm 0,08 đồng so với năm 2010. Tuy nhiên, hệ số đảm nhiệm tài sản cố định của công ty như vậy vẫn là khá cao. Với sự tăng dần về hiệu suất sử dụng vốn cố định và sự giảm dần về hệ số đảm SV: Đinh Thị Phương Thảo 43 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  44. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh nhiệm tài sản cố định của công ty qua các năm đã cho thấy công ty đã cố gắng hơn trong việc sử dụng nguồn vốn cố định của mình. Đây là một điểm tích cực, công ty nên phát huy. Để có cái nhìn toàn cảnh hơn về hiệu quả sử dụng vốn của công ty, ta xem xét đến chỉ tiêu hệ số sinh lời của tài sản cố định (hiệu quả sử dụng vốn cố định bình quân trong kỳ). Hệ số này được phản ánh đầy đủ qua bảng biểu sau: Bảng 2.6: Hệ số sinh lời của vốn cố định Đơn vị: đồng Chỉ tiêu năm 2009 năm 2010 năm 2011 Lợi nhuận sau thuế 1136609971 1038253340 15114021635 Tài sản cố định bình quân 34744631201 66389035270 71715335429 Hệ số sinh lợi TSCĐ 0.03 0.02 0.21 (Nguồn BCTC của công ty từ năm 2009 đến năm 2011) Từ biểu, ta thấy tỷ suất sinh lời của tài sản cố định của công ty qua các năm như sau: Năm 2009, cứ một đồng vốn cố định của công ty tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận. Năm 2010, một đồng vốn cố định của công ty tạo ra 0,02 đồng lợi nhuận, giảm 0,01 đồng so với năm 2009. Năm 2011, chỉ tiêu này là 0,21 đồng lợi nhuận, tăng 0,19 đồng lợi nhuận so với năm 2010. Đây là một bước tiến vượt bậc khi mà chỉ trong 1 năm mà hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty đã tăng lên 10.5 lần. Lý do chính là ở việc lợi nhuận sau thuế và TSCĐ của công ty cùng tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn nên tỉ số này có mức tăng đột biến. Trong năm 2012 Công ty nên tiếp tục cố gắng phát huy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chung. b. Đối với vốn lưu động b1. Tổ chức và quản lý sử dụng vốn lưu động Bảng 2.7: Tình hình vốn lưu động thường xuyên của công ty Đơn vị: đồng SV: Đinh Thị Phương Thảo 44 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  45. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tài sản cố định 43 430 789 001 78 104 747 377 83 389 924 917 Vốn chủ sở hữu 22 865 349 863 39 396 544 208 71 572 765 073 Nợ dài hạn 15 800 891 250 23 166 554 970 13 082 390 033 Vốn lưu động thường - 15 541 648 xuyên - 4 764 547 888 199 1 265 230 189 (Nguồn BCTC của công ty từ năm 2009 đến năm 2011) Vốn lưu động thường xuyên = nguồn vốn dài hạn – TSCĐ và đầu tư dài hạn Vốn lưu động thường xuyên 2 năm 2009, 2010 đều ở tình trạng âm điều này cho thấy rằng Nguồn vốn dài hạn không đủ để đầu tư vào các tài sản cố định. Một Dn có tình hình tài chính ổn định là Dn cân bằng được giữa tỉ lệ nợ ngắn hạn với dài hạn và nguồn tài trợ cho nó là các nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn. Nhưng ở đây Dn phải đầu tư vào tài sản cố định bằng một phần nguồn vốn ngắn hạn, tài sản ngắn hạn không đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán của Dn không được đảm bảo, Dn phải dùng một phần tài sản cố định để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn sắp đến hạn trả. Giải pháp giúp Dn thoát khỏi tình trạng này là huy động thêm vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư vào các tài sản dài han, bán thanh lý các tài sản cố định không cần thiết cho sản xuất kinh doanh; đầu tư vào các tài sản ngắn hạn khác Bảng 2.8: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Dn Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1.Khoản phải thu 13 531 000 873 27 438 099 817 39 339 990 773 2.Hàng tồn kho 13 579 319 580 19 349 334 780 45 339 494 679 3.Nợ ngắn hạn 35 653 322 919 70 772 293 514 92 951 756 665 4.Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên - 8 543 002 466 - 23 984 858 917 - 8 272 271 213 (Nguồn BCTC của công ty từ năm 2009 đến năm 2011) SV: Đinh Thị Phương Thảo 45 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  46. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Qua bảng ta thấy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty qua các năm 2009 đến 2011 đều âm điều này cho thấy công ty không có nhu cầu tài trợ cho vốn lưu động. Nợ ngắn hạn không những đủ mà còn thừa khi bù đắp các tài sản lưu động như tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho. Ngoài ra Dn còn sử dụng nợ một phần nợ ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản cố định của Dn. Như vậy, có thể thấy ban quản trị Công ty theo đuổi khuynh hướng sử dụng vốn phóng khoáng đó là việc sử dụng các nguồn ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn. Đây là việc khá mạo hiểm vì thường thì các tài sản dài hạn có thời gian sử dụng cũng như thu hồi vốn lâu trong khi các nguồn ngắn hạn Dn chỉ có thể sử dụng trong một thời gian nhất định. Do đó để không bị bất ngờ Dn cần có tính toán hợp lý, kỹ lưỡng việc đầu tư các nguồn ngắn hạn tạm thời vào các loại tài sản thích hợp. Có thể đầu tư vào các tài sản có độ rủi ro thấp như tín phiếu kho bạc nhà nước, các chứng khoán có tính lỏng cao b2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Đơn vị: đồng. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm2011 1. Doanh thu thuần 76,022,911,870 148,023,778,666 195,515,520,716 2. VLĐ bình quân 27,718,720,010 49,467,699,538 85,097,268,802 3. Lợi nhuận sau thuế 1,136,609,971 1,038,253,340 15,114,021,635 4. Vòng quay TSLĐ (1/2) 2.7 2.9 2.2 5.Hiệu quả sử dụng TSLĐ (3/2) 0.04 0.02 0.17 6. Mức đảm nhiệm TSLĐ (2/1) 0.36 0.33 0.43 7. Số ngày luân chuyển TSLĐ 131 120 156 (Nguồn BCTC của công ty năm 2009-2011)  Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: - Giai đoạn 2009 - 2011, hiệu suất sử dụng vốn lưu động tại công ty tăng lên không đều SV: Đinh Thị Phương Thảo 46 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  47. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh + Năm 2009, hiệu suất đạt 2.7 lần + Năm 2010, hiệu suất này là 2,9 lần tăng 7% so với năm 2009 + Năm 2011, hiệu suất đạt 2.2 lần giảm 35% so với năm 2010 Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty biến động không đều qua các năm, cụ thể: + Năm 2009, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra 2.7 đồng doanh thu + Năm 2010, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra được 2.9 đồng doanh thu + Năm 2011, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra được 2.2 đồng doanh thu. Nhìn chung, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty trong các năm qua là chưa được tốt. Tỉ số hiệu suất sử dụng TSLĐ vẫn còn khá thấp và có xu hướng giảm. Dn phải kiểm soát và quản lý tốt các tài sản lưu đông. Doanh nghiệp cần tìm giải pháp thích hợp hơn để quản lý hiệu quả sử dụng vốn của mình.  Tỷ suất hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Mặc dù với sự tăng lên của doanh thu qua các năm thì tỷ suất hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giảm, cụ thể: - Năm 2009, một đồng vốn lưu động của công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,04 đồng lợi nhuận. - Năm 2010, một đồng vốn lưu động của công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,02 đồng lợi nhuận, giảm 0,02 đồng so với năm 2009. - Năm 2011, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra được 0,17 đồng lợi nhuận, tăng 0,15 đồng so với năm 2010. Như vậy, sức sinh lời của vốn lưu động tăng lên ở năm 2011, đây là điều đáng khích lệ cho công ty. Trong thời gian tới, công ty nên cố gắng phát huy hơn nữa khả năng của mình trong việc sử dụng vốn lưu động vì đây là vốn chủ yếu được tài trợ bằng nguồn ngắn hạn mà doanh nghiệp đi vay để sử dụng.  Số ngày luân chuyển vốn lưu động bình quân - Số ngày luân chuyển của vốn lưu động: + Năm 2009, kỳ luân chuyển của vốn lưu động là 131 ngày. SV: Đinh Thị Phương Thảo 47 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  48. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh + Năm 2010, kỳ luân chuyển của vốn lưu động là 120 ngày, giảm 11 ngày so với năm 2009. + Đến năm 2011, con số này là 156 ngày, tăng 36 ngày so với năm 2010. Tương ứng với sự giảm của vòng quay vốn lưu động là sự tăng lên của số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn lưu động và ngược lại. chỉ tiêu này chưa đạt được hiệu quả, công ty phải xem xét một số vấn đề và khắc phục, chẳng hạn: + Năm 2009, số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn lưu động là 131 ngày, điều này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty quá yếu, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi công ty phải đi vay ngân hàng với lãi suất trả theo đúng hạn ghi trong hợp đồng mà tốc độ luân chuyển chậm như thế thì công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi số nợ để trả nợ vay. Nếu khoản vay của công ty không được trả đúng hạn thì công ty sẽ phải chịu trả một khoản lãi là lãi suất quá hạn bằng 150% mức lãi suất vay ngắn hạn. + Năm 2010, nhờ vòng quay vốn lưu động tăng lên là 2.9 vòng nên số ngày luân chuyển giảm xuống còn 120 ngày, giảm 11 ngày so với năm 2009. Điều này là một thuận lợi cho công ty trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. + Năm 2011 số ngày luân chuyển một vòng quay vốn lưu động lại tăng so với năm 2010 và 2009. Đây là một chỉ báo cho thấy tình trạng đáng lo ngại mục tiêu của Dn luôn là giảm tới mức thấp nhất có thể số ngày luân chuyển của các loại vốn trong đó có vốn lưu động. nếu để tình trạng này tiếp diễn thì rất có thể kết quả cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ đi xuống. Trong giai đoạn 2009 - 2011, vốn lưu động của công ty luân chuyển còn chậm và biến động không đều. Phần lớn vốn lưu động trong giai đoạn này bị khách hàng chiếm dụng là khá lớn. Giải pháp đặt ra là công ty phải tìm cách giải phóng bớt các khoản phải thu, hàng tồn kho để hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty được cao hơn.  Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Giống với tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty, hệ số đảm nhiệm biến thiên theo chiều giảm dần sau đó lại tăng lên. Hệ số này cho biết cụ thể như sau: SV: Đinh Thị Phương Thảo 48 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  49. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh + Năm 2009, để tạo ra được một đồng doanh thu thì công ty cần bỏ ra 0.36 đồng vốn lưu động. +Năm 2010, để tạo ra một đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần bỏ ra 0,33 đồng vốn lưu động, giảm 0,03 đồng so với năm 2009. +Năm 2011, để tạo ra một đồng doanh thu doanh nghiệp cần 0,43 đồng vốn lưu động, tăng 0,1 đồng so với năm 2010. Các tỉ số này vẫn còn khá cao, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì Dn cần sử dụng lượng vốn nhỏ nhưng vẫn tạo ra được mức Doanh thu ổn định có như vậy thì việc quản lý chi phí vốn và các chi phí khác của Dn mới phát huy được tác dụng. năm 2011 tuy hiệu quả và hiệu suất sử dụng vốn lưu động đều được cải thiện nhưng mức đảm nhiệm vốn lưu động lại tăng. Dn cần tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này và nhanh chóng tìm ra biện pháp hạn chế khắc phục để trong kỳ sản xuất kinh doanh năm 2012 có thể giảm hệ số này góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Qua phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta có thể rút ra nhận xét giống như tình hình hoạt động chung của Dn thì năm 2010 là một năm khó khăn và làm ăn không hiệu quả của Dn, điều đó thể hiện ở các tỉ số hiệu suất, hiệu quả của Dn đều giảm ở năm này nhưng đến năm 2011 thì các tỉ số này cùng tăng nó thể hiện khả năng quản lý, sử dụng vốn của Công ty đang ngày một cải thiện, tình hình tài chính cũng tốt lên. c. Đối với khả năng thanh toán Tình hình tài chính của DN được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán của DN phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Bảng 2.10: Tình hình thanh toán của công ty Đơn vị: đồng. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tiền 662154042. 4 147 089 776 6 206 085 711 Các khoản phải thu 13531000873. 27 438 099 817 39 339 990 773 Hàng tồn kho 13579319580. 19 349 334 780 45 339 494 679 SV: Đinh Thị Phương Thảo 49 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  50. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Tỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn 0.854342019 0.768098739 1.006043194 Tỉ số khả năng thanh toán nhanh 0.398087857 0.446293147 0.489996942 (Nguồn BCTC của công ty năm 2009-2011)  Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty: Năm 2009, 2010 ở mức nhỏ hơn 1 sang năm 2011 tỉ số này có tiến bộ hơn ở mức 1.006 lớn hơn 1 chứng tỏ tình hình thanh toán của công ty ngày càng được cải thiện. Hơn thế nữa, tỷ lệ này biến động theo chiều tăng dần qua các năm, điều này sẽ tạo thuận lợi cho công ty trong hoạt động kinh doanh của mình. Từ chỗ chưa đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn đến chỗ đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nâng cao uy tín với nhà cung cấp và các đối tác, các ngân hàng  Hệ số thanh toán nhanh: Cũng như tỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn, tỉ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng có xu hướng tăng qua 3 năm, nó thể hiện sự cải thiện tình hình hình tài chính của Dn. Khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn được tài trợ bằng các khoản tiền và phải thu tăng. Tuy nhiên có thể thấy so với các dn cùng ngành thì các tỉ số này của Công ty vẫn còn ở mức thấp. Thời gian tới Dn cần quản lý và cân đối tốt hơn các tài sản và nguồn ngắn hạn. d. Đối với vốn kinh doanh Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần VLXD Sông đáy Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Doanh thu thuần. 76,022,911,870 148,023,778,666 195,515,520,716 2. Lợi nhuận sau thuế. 1,136,609,971 1,038,253,340 15,114,021,635 133 335 392 177 606 911 3. Tổng tài sản 74319564032. 692 771 4.vốn chủ sỏ hữu 22865349863. 39 396 544 208 71 572 765 073 5.VKD bình quân. 74319564032. 133 335 392 177 606 911 SV: Đinh Thị Phương Thảo 50 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  51. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh 692 771 6.Hiệu quả sử dụng VKD 1.02 1.11 1.10 7.Tỷ suất VKD 0.98 0.90 0.91 8.ROA 0.02 0.01 0.09 9.ROE 0.05 0.03 0.21 ( Nguồn BCTC của công ty năm 2009 - 2011) Từ bảng ta thấy: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công tăng dần qua các năm. Cụ thể: + Năm 2009, một đồng vốn kinh doanh của công ty tạo ra được 1.02 đồng doanh thu. + Năm 2010, một đồng vốn kinh doanh của công ty tạo ra được 1.11 đồng doanh thu. + Năm 2011, con số này là 1.10 đồng. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận giữ ở mức ổn định 0.9. đây thể hiện sự nhịp nhàng của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Những năm tới nếu giữ được tốc độ này thì Dn có cơ sở để quản lý có hiệu quả các hoạt động khác. Cũng qua phân tích bảng trên ta có thể thấy ROA và ROE của Công ty biến động cùng một xu hướng. đó là giảm ở năm 2010 và tăng lên trong năm 2011. Năm 2011 các chỉ số này ở mức 0.09 và 0.21 đều tăng khá nhanh so với năm 2010. Một mặt nó thể hiện tình hình tài chính cải thiện mặt khác hiệu quả sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu cũng đang có những tín hiệu khả quan. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty một không những phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh mà còn phụ thuộc vào trình độ quản lý và sử dụng vốn. đến lượt mình hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu lại là nhân tố góp phần làm yếu tố thể hiện hiệu quả của công ty 2.3.Đánh giá chung về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần VLXD Sông Đáy. 2.3.1. Những kết quả đạt được Từ những phân tích về thực trạng tổ chức và hiệu quả sử dụng các loại vốn của công ty có thể kết luận thời gian qua Công ty đã đạt được những kết quả nhất định, khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường và ghi dấu ấn với những công trình SV: Đinh Thị Phương Thảo 51 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  52. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh Thị trường đang ngày càng mở rộng, Công ty đã vươn mình ra xa và cao hơn, đã có tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường Sản phẩm của Dn đang ngày càng được nhiều người tiêu dùng, khách hàng lựa chon sử dụng Doanh thu, lợi nhuận có xu hướng tăng khá ổn định là vấn đề mà Dn cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Dn dã có những tiến bộ nhất định trong việc quản lý các loại chi phí ngoài sản xuất, giúp Công ty tiết kiệm chi phí cung, góp phần tăng lợi nhuận trong thời gian qua. Quy mô tổng tài sản cũng có xu hướng tăng qua các năm, lợi nhuận sau thuế tăng trong điều kiện sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, lãi suất cao, giá cả các nguyên liệu đầu vào biến động mạnh Khả năng thanh toán đáp ứng được nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn và cũng tương đối ổn định là một lợi thế của Dn trong việc tạo niềm tin cũng như uy tín với các đối tác và nhà cung cấp, tạo điều kiện xây dựng những mối quan hệ hợp tác lâu dài, tin cậy. Công ty đã có những áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất sản phẩm. 2.3.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Dn còn phải dựa quá nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài, hệ số nợ ở mức 0.6 trong nhiều năm. Tuy sử dụng nợ có nhiều ưu thế nhưng Dn phải đối mặt với nguy cơ không trả nợ nếu làm ăn thua lỗ. Dn cần phải quan tâm tới các chi phí như chi khó khăn tài chính, quản lí chặt chẽ các chi phí trong Dn sao cho tiết kiệm nhưng vẫn hiệu quả. Tài sản cố định của Dn còn chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Quản lý vốn lưu động chưa được thực sự quan tâm. Bằng chứng là hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng như vốn lưu động không ổn định vẫn còn thấp so với một số Dn cùng ngành. Nhìn vào BCKQKD của Công ty thời gian qua ta thấy chi phí tài chính có xu hướng tăng nhưng Doanh thu từ hoạt động này lại ổn định và không tăng như vậy có thể kết luận hoạt động tài chính của Dn không mang lại hiệu quả Dn cần xem xét để tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục sớm nhất để nâng cao hiệu quả quản lý cũng như sử dụng vốn kinh doanh. DN chỉ chú trọng đến bộ phận kế toám tài chính, coi trọng báo cáo tài chính mà chưa thực sự quan tâm và chú ý tới bộ phận kế toán Quản trị. Chậm thực hiện SV: Đinh Thị Phương Thảo 52 Tài chính Doanh nghiệp 50B
  53. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Tố Linh các công việc kế toán của bộ phận tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động khác: đánh giá tài chính và xác định thuế DN. Trong môi trường KD hiện nay, hoạt động của các DN chịu tác động nhiều bởi các chính sách vĩ mô của Nhà Nước. Vì vậy, mà DN chỉ chú trọng tới đáp ứng yêu cầu của chính sách Nhà nước ban hành mà chưa quan tâm tới hoàn thiện hoạt động DN. Chi phí quản lý của doanh nghiệp còn quá cao làm giá thành sản phẩm của công ty cao lên, khó khăn trong lĩnh vực cạnh tranh. Công ty chưa quản lý chặt chẽ tại 2 nhà máy, đội thi công công trình nên sẽ gây ra thất thoát nguyên nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ, bớt xén giá trị của công trình làm suy giảm chất lượng công trình. Điều này đòi hỏi công ty phải chú trọng hơn nữa nhằm quản lý tôt các chi phí đã bỏ ra cho kinh doanh của mình. 2.3.2.2 Nguyên nhân Khách quan : do tình trạng khó khăn chung của hầu hết các Dn, làm ăn khó khăn, giá cả nguyên vật liệu đầu vào có nhiều biến động khó lường, Dn mới thành lập nên thị trường và sản phẩm còn chưa thực sự được hình thành mặc dù đã có những hướng đi riêng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn mà Dn phải đối mặt. Do tình trạng thiếu vốn, công ty phải đi vay ngắn hạn ngân hàng để tài trợ cho kinh doanh của mình. Việc đi vay ngân hàng công ty phải mất một khoản tiền lãi khá lớn, nó làm giảm lợi nhuận của công ty làm cho công ty ít có cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác. Chủ quan: Hệ thống kế toán DN hiện nay vận hành theo chế độ kế toán thống nhất, do Nhà nước ban hành, mà chế độ kế toán hiện nay mới chỉ cập nhật đến nội dung Kế toán tài chính (trong đó bao gồm cả kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết ở một số đối tượng). Thêm vào đó, DN chưa có thói quen sử dụng các báo cáo kế toán vào các quyết định quản lý, giao dịch kinh tế. Năng lực khai thác, sử dụng thông tin trên các báo cáo kế toán còn hạn chế nên các nhà Quản trị đã phần nào coi nhẹ vị trí của tổ chức kế toán trong hệ thống công cụ quản lý. Thực tế Công ty CP VLXD Sông Đáy cũng gặp phải một vài khó khăn trong việc triển khai Kế toán quản trị do nhiều nguyên nhân: Chưa phân định rõ ràng ranh giới giữa hai bộ phận Kế toán tài chính và Kế toán quản trị, chưa nhận thấy hết tầm quan trọng của Kế toán quản trị trong quản trị DN. Trình độ cán bộ quản lý của công ty nhìn chung bộc lộ nhiều hạn chế. Nhiều cán bộ chưa tích cực học tập, trong điều kiện khoa học công nghệ, nhất là các tiến bộ khoa học công nghệ trong ngành xây dựng và vật kiệu xây dựng đang ngày càng phát triển nhanh chóng, vẫn còn tư tưởng ỷ lại, tinh thần trách nhiệm chưa cao. Bộ SV: Đinh Thị Phương Thảo 53 Tài chính Doanh nghiệp 50B