Đề tài Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Long An

doc 76 trang nguyendu 7510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_thuc_trang_va_cac_giai_phap_day_manh_hoat_dong_huy_do.doc

Nội dung text: Đề tài Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Long An

  1. Trang - 1 - A.PHẦN MỞ BÀI 1. Lý do chọn đề tài Phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các nước trên thế giới. Kinh tế có phát triển thì mới có điều kiện nâng cao mức sống vật chất đồng thời tạo môi trường cho phép mọi người được hưởng thụ cuộc sống trường thọ, mạnh khỏe, xóa bỏ nghèo đói. Mà muốn tăng truởng và phát triển kinh tế thì 1 trong những yếu tố quan trọng cần phải có là vốn. Với nguồn vốn này sẽ giúp các doanh nghiệp trang bị máy móc công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực và ứng dụng những thành tựu công nghệ mới dẫn đến tăng khả năng cạnh tranh và đứng vững trong điều kiện hội nhập và sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức. Có thể nói nguồn vốn để đầu tư phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất. Vì vậy nhu cầu về vốn là nhu cầu rất bức xúc và cấp bách. Trong khi đó nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của người dân nằm rải rác khắp nơi. Vì vậy để có thể thu hút được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp phát triển đòi hỏi cần có 1 tổ chức đứng ra làm trung gian. Tổ chức đó là hệ thống Ngân hàng. Hệ thống Ngân hàng với chức năng của mình trực tiếp “hút” ( nghiệp vụ huy động vốn ) và “bơm” ( cho vay ) vốn vào nền kinh tế, vào khắp các ngõ ngách của hoạt động kinh tế, điều tiết vốn giữa các ngành, các vùng 1 cách tối ưu nhất. Có thể nói huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của NHTM là tiêu chí quan trọng và duy nhất để phân biệt giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Vì vậy làm cách nào để hệ thống NHTM nói chung và NHTM trên địa bàn Tỉnh Long An nói riêng phát huy có hiệu quả chức năng trên của mình, là cầu nối giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn, đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế của Tỉnh trong điều kiện thị trường tài chính tiền tệ trong và ngoài nước diễn biến phức tạp: lạm phát cao, giá xăng dầu tăng, NHNN áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, yêu cầu NHTM mua tín phiếu. Trong khi đó, bản thân các ngân hàng lại có vốn điều lệ ít, và sự cạnh tranh của các định chế tài chính trung gian khác. Đó là mối quan tâm của cấp lãnh đạo các ngân hàng trên địa bàn. Chính vì những lý do trên học viên quyết định chọn đề tài “Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Long An”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
  2. Trang - 2 - Đề tài chỉ tập trung trình bày thực trạng hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Long An, những ưu điểm cũng như những khuyết điểm trong hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn. Từ đó đưa ra những giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp từ đó thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. 3. Phương pháp nghiên cứu Dùng phương pháp lịch sử, thống kê so sánh số tương đối và tuyệt đối, phân tích theo chiều rộng, chiều sâu về hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Long An. 4. Phạm vi nghiên cứu Do sự hạn chế về thời gian nên đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Long An ở nước Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2007 nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp với thực trạng tại địa phương. 5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Dựa trên thực trạng công tác huy động vốn trên địa bàn tỉnh, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh đến 2010. 6. Hạn chế của luận văn Luận văn chỉ đi sâu vào nguồn vốn huy động và vay không đi vào nguồn vốn điều lệ và các quỹ. 7. Nội dung và kết cấu của luận văn gồm 6 phần 1.Phần mở đầu 2.Chương 1: Trình bày tổng quan về nguồn vốn huy động của các NHTM. 3.Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Long An. 4.Chương 3: Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Long An. 5.Kết luận 6.Tài liệu tham khảo
  3. Trang - 3 - CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. 1.1 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn 1.1.1 Đối với nền kinh tế Hệ thống NHTM đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn mà hệ thống ngân hàng tập trung hầu hết các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chổ là phương tiện tích lũy trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế. Đây là nguồn vốn rất quan trọng để đầu tư phát triển nền kinh tế vì nó không những lớn về số tiền tuyệt đối mà vì tính chất “luân chuyển” không ngừng của nó. Đặc biệt trong chiến lược phát triển của nước ta là xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng điểm xuất phát thấp, ngân sách còn hạn hẹp, hầu như không có tích lũy từ trước, do đó vốn đầu tư cho các ngành kinh tế phải trông đợi rất nhiều vào nguồn vốn nội lực trong đó nguồn từ các ngân hàng huy động được là rất quan trọng vì nó tạo nên sự ổn định vững chắc cho sự phát triển nhanh ổn định và bền vững lâu dài. Ngoài việc thu hút tiền nhàn rỗi trong xã hội để sử dụng cho đầu tư phát triển bên cạnh đó thông qua nghiệp vụ huy động vốn giúp NHNN kiểm soát khối lượng tiền tệ trong lưu thông qua việc sử dụng chính sách tiền tệ ( tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, tỷ giá .). Chẳng hạn muốn thu hút bớt lượng tiền trong lưu thông, NHNN tăng lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khống chế dư nợ tín dụng, và ngược lại . nhằm điều hòa lưu thông tiền tệ, kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả. 1.1.2 Đối với NHTM Nghiệp vụ huy động vốn mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác: tín dụng, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ, phát triển khoa học công nghệ ngân hàng. Phần lớn vốn huy động bắt nguồn từ các hoạt động huy động nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp, cá nhân cũng như từ việc vay mượn các nhà đầu tư trên thị
  4. Trang - 4 - trường tiền tệ và thị trường vốn. Nếu không có nghiệp vụ này thì ngân hàng thương mại sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình bởi vì khi một NHTM được cấp giấy phép thành lập phải có vốn điều lệ theo quy định, nhưng vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Chính nguồn vốn này, chứ không phải nguồn vốn sở hữu đã tạo nguồn lực tài chính chủ yếu cho các hoạt động thường là một khoản chi phí lớn nhất đối với ngân hàng. Bên cạnh đó thông qua nghiệp vụ này NHTM có thể đo lường được sự sự tín nhiệm, uy tín của khách hàng đối với ngân hàng qua đó có những giải pháp không ngừng đẩy mạnh hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Chính nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết đầu vào của ngân hàng. 1.1.3 Đối với khách hàng Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng 1 kênh đầu tư, làm cho tiền của họ sinh lợi bằng cách gửi tiền vào ngân hàng, được hưởng lãi từ đó tạo điều kiện cho họ tăng khả năng tiêu dùng trong tương lai. Qua nghiệp vụ huy động vốn, Ngân hàng cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ, tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi đồng thời giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận các dịch vụ, đặc biệt dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, dịch vụ tín dụng khi họ cần vốn cho sản xuất hoặc cho tiêu dùng và dịch vụ ủy thác thu hộ, chi hộ giúp họ tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển, nhân lực và vật lực. 1.2 Đối tượng của nghiệp vụ huy động vốn Ngân hàng huy động từ nhiều nguồn khác nhau: các bộ phận dân cư, công ty kinh doanh, các công ty tài chính, cơ quan chính quyền, kho bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng nước ngoài, người nước ngoài Trong đó các NHTM thường chú trọng nhiều đến 2 nguồn vốn chủ yếu: tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cư.
  5. Trang - 5 - Các tổ chức kinh tế thường giao dịch với ngân hàng thông qua việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán để được cung cấp các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, dịch vụ ngân quỹ và tiền gửi có kỳ hạn. Ngược lại khách hàng thuộc tầng lớp dân cư, hoạt động giao dịch chủ yếu với ngân hàng thông qua tài khoản cá nhân và tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn. 1.3 Những vấn đề chung về hoạt động huy động vốn 1.3.1 Các khái niệm Do đặc điểm tuần hoàn vốn, thu nhập và sử dụng thu nhập của các doanh nghiệp, cá nhân trải qua các giai đoạn khác nhau, không khớp về không gian và thời gian, có lúc khách hàng này thừa vốn chưa sử dụng nhưng lại có những khách hàng khác thiếu vốn cần bổ sung. Do đó NHTM với chức năng và nghiệp vụ của mình để làm cầu nối giữa nơi thừa và nơi thiếu. - Khái niệm vốn huy động: vốn huy động là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, nguồn tài nguyên to lớn nhất và quan trọng nhất của bất kỳ NHTM nào. - Dự trữ bắt buộc: là khoản mà Ngân hàng Nhà nước buộc các ngân hàng khác phải nộp để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Nhà nước được phép ấn định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong từng thời kỳ nhất định theo quy định của Luật ngân hàng nhà nước việt Nam ( Luật số 1/1997/QH10) khoản 1 điều 20 của luật này ghi rõ: “ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại mỗi tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ ”. Số tiền gửi bắt buộc = (tỉ lệ dự trữ bắt buộc) * tổng nguồn vốn huy động bình quân của ngân hàng. Mục đích của dự trữ bắt buộc là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền vào ngân hàng và đảm bảo cho Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh mức cung tiền của Ngân hàng Thương mại. Điều này khiến cho NHTM không thể sử dụng được 100% vốn huy động được để cho vay. * Dự trữ sơ cấp: gồm tiền mặt, tiền gửi
  6. Trang - 6 - Tiền mặt, các khoản coi như tiền mặt. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước ( tiền gửi không kỳ hạn). Tiền gửi tại các ngân hàng khác. Các khoản khác ( ngân quỹ đang thu). * Dự trữ thứ cấp là dự trữ không tồn tại bằng tiền mặt và tiền gửi mà bằng chứng khoán, nghĩa là những chứng khoán ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền một cách thuận lợi bao gồm tín phiếu kho bạc, hối phiếu đã chấp nhận, các giấy nợ ngắn hạn khác. Gọi là dự trữ thứ cấp, bởi nó chỉ được sử dụng khi các khoản mục dự trữ sơ cấp bị cạn kiệt. Khi quản lý mức dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước có thể áp dụng 1 trong 3 phương pháp: + Phương pháp phong tỏa: theo đó toàn bộ mức dự trữ bắt buộc phải gửi vào một tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và sẽ bị phong tỏa để đảm bảo thực hiện đúng mức dự trữ. + Phương pháp bán phong tỏa: theo đó một phần của mức dự trữ bắt buộc sẽ được quản lý và phong tỏa tại một tài khoản riêng ở Ngân hàng Nhà nước. + Phương pháp không phong tỏa: theo phương pháp này, tiền dự trữ được tính và thực hiện hàng ngày trên cơ sở số dư thực tế về tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Toàn bộ mức dự trữ sẽ không bị phong tỏa, nó có thể tồn tại dưới hình thức tiền mặt hay tiền gửi Ngân hàng Nhà nước, hay dưới dạng chứng khoán ngắn hạn là tuỳ NHTM. Tuy nhiên đến cuối mỗi tháng, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ kiểm tra việc thực hiện dự trữ bắt buộc, nếu các ngân hàng thương mại không thực hiện đúng sẽ bị phạt ( cảnh cáo, phạt tiền nếu tái phạm ). -Hệ số giới hạn huy động vốn: H1= (Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy động) *100% Hệ số này đưa ra nhằm mục đích giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng để tránh tình trạng khi ngân hàng huy động vốn quá nhiều vượt quá
  7. Trang - 7 - mức bảo vệ của vốn tự có làm cho ngân hàng có thể mất khả năng chi trả. Để tạo một khoản cách an toàn trong hoạt động của ngân hàng trong mối tương quan giữa vốn tự có và vốn huy động, nếu chênh lệch đó càng lớn thì hệ số an toàn của ngân hàng sẽ càng thấp. Trong đó: +Vốn tự có của ngân hàng gồm: vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia. +Tổng nguồn vốn huy động gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn, các khoản tiền giữ hộ và đợi thanh toán, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước (nếu có) . Ở góc độ khác, một số quốc gia còn dùng hệ số này để bảo hộ các ngân hàng trong nước đối với thị trường tiền gửi trong giai đoạn đầu của hội nhập kinh tế quốc tế ( theo công văn số 1210/NHNN-CNH của Ngân hàng Nhà nước, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được nhận tiền gửi VNĐ từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh với mức tiền gửi tối đa và theo lộ trình cụ thể: từ ngày 1/1/2007, tỷ lệ được huy động là 650 % vốn được cấp; từ ngày 1/1/2008 là 800% vốn được cấp; từ ngày 1/1/2009: 900% vốn được cấp; từ ngày 1/1/2010: 1000% vốn được cấp và sau ngày 1/1/2011 sẽ được đối xử quốc gia đầy đủ. Theo Ngân hàng Nhà nước, cơ chế và lộ trình trên là nhằm thực hiện các cam kết về dịch vụ ngân hàng tại biểu cam kết về dịch vụ trong bộ văn kiện gia nhập tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam ). 1.3.2 Đặc điểm của vốn huy động và các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động 1.3.2.1 Đặc điểm Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Thông thường nguồn này chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn, các ngân hàng hoạt động được là nhờ vào nguồn vốn này và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm
  8. Trang - 8 - của các ngân hàng. Nhưng vốn huy động là nguồn vốn không ổn định, vì khách hàng có thể rút tiền của họ mà không bị ràng buộc ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn nên ngân hàng cần duy trì một khoản dự trữ thanh khoản để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Sự thay đổi đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, làm thay đổi cầu thanh khoản của ngân hàng. Vốn huy động có chi phí sử dụng vốn cao ( do ngân hàng vừa phải trả lãi cho khách hàng gửi, vừa phải trả phí bảo hiểm tiền gửi nhưng lại không được sử dụng hết để cho vay mà phải để lại một phần theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước quy định. ) đồng thời chiếm tỷ trọng chi phí đầu vào rất lớn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nhưng lại là nguồn vốn có tính cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng bởi vì muốn tăng trưởng tín dụng buộc các ngân hàng phải tăng được nguồn vốn huy động. Ví dụ trong hệ thống ngân hàng BIDV, các chi nhánh muốn tăng trưởng tín dụng phải tuân thủ theo hệ số k ( tổng dư nợ cho vay / tổng nguồn vốn huy động ) được Hội sở chính giao cho từng chi nhánh trong từng thời kỳ. Đặc biệt vốn huy động chỉ được sử dụng trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh, các NHTM không được sử dụng nguồn vốn này để đầu tư. Trong nguồn vốn huy động thì nguồn tiền gửi thanh toán thường biến động mạnh ( kém ổn định ) hơn tiền gửi tiết kiệm. 1.3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô nguồn vốn huy động Quy mô của nguồn vốn huy động chịu sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan. - Các nhân tố chủ quan: + Lãi suất: tiền gửi đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, thường nhạy cảm với các biến động về lãi suất. Lãi suất cao là một nhân tố kích thích các doanh nghiệp, dân cư gửi và cho vay. Trong điều kiện có lạm phát, người gửi quan tâm tới lãi suất thực, điều đó có nghĩa lãi suất thực dương mới thực sự hấp dẫn các nguồn tiết kiệm. Do đó việc ấn định lãi suất để thu hút, duy trì sự ổn định lượng tiền gửi của khách hàng đồng thời cạnh tranh với các trung gian tài chính khác là việc vô cùng khó khăn đối với nhà quản trị bởi vì nếu đưa ra lãi suất thấp thì không huy động được ( tâm lý người gửi sẽ
  9. Trang - 9 - chọn nơi có lãi suất cao để gửi ), còn nếu trả mức lãi suất cao thì làm gia tăng chi phí giảm thu nhập tiềm năng của ngân hàng. Cho nên xây dựng lãi suất cạnh tranh trở nên cần thiết đối với các NHTM nhằm bảo đảm cho khoản thu đủ bù đắp các khoản chi và có lãi. + Chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến quy mô và cấu trúc của nguồn tiền. Khi đánh giá chất lượng dịch vụ của ngân hàng, khách hàng xem xét vào các yếu tố sau: . Sự đa dạng của các dịch vụ: ngân hàng nào có nhiều sản phẩm dịch vụ hơn sẽ có lợi thế hơn các ngân hàng có số lượng dịch vụ giới hạn do ngân hàng có khả năng đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, tạo cho khách hàng có sự lựa chọn cao hơn. . Đội ngũ nhân sự của ngân hàng: với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, các khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi nhận được những lời khuyên nhủ và sự hướng dẫn của họ, và vì thế hình ảnh của ngân hàng sẽ có sức sống lâu dài hơn trong lòng khách hàng. . Cơ sở vật chất với một trụ sở kiên cố, các phòng gửi tiền an toàn tiện nghi cũng tạo ưu thế cho ngân hàng đem lại sự tin cậy cho khách hàng. + Chính sách cơ bản trong huy động vốn của ngân hàng: chính sách tín dụng ( khi ngân hàng mở rộng cho vay, tiền gửi của các doanh nghiệp và cá nhân cũng gia tăng ), chính sách đầu tư, chính sách ngân quỹ là một tiêu chuẩn đo lường quan trọng để đánh giá năng lực, trình độ của các nhà quản lý ngân hàng. Một ngân hàng luôn đề ra được những chính sách đúng đắn sẽ được khách hàng tin tưởng rằng việc giao dịch tại ngân hàng này sẽ được điều hành 1 cách chính xác và lành mạnh. - Các nhân tố khách quan như: chính sách tiền tệ, chính sách tài chính của Chính phủ. Thời vụ chi tiêu, động cơ của người tiêu dùng ảnh hưởng đến qui mô, tính ổn định của nguồn tiền. Thu nhập gia tăng là điều kiện để gia tăng qui mô và thay đổi kì hạn của nguồn tiền. Các nhân tố khách quan cũng đóng vai trò quan trọng trong khả năng thu hút tiền gửi tại ngân hàng. 1.3.3 Nguyên tắc huy động vốn
  10. Trang - 10 - 1.3.3.1 Tuân thủ pháp luật trong huy động vốn Các Ngân hàng Thương mại không được huy động vốn quá nhiều so với vốn tự có nhằm đảm bảo khả năng chi trả về sau. Bên cạnh đó các tổ chức tín dụng phải áp dụng lãi suất huy động phù hợp với cơ chế quản lý về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, bởi vì lãi suất là một trong những công cụ để Ngân hàng Nhà nước kiểm soát được lượng tiền trong lưu thông, bình ổn giá cả và chống lạm phát. Bên cạnh đó các NHTM phải có trách nhiệm hoàn trả gốc lãi cho khách hàng vô điều kiện ( bất kể người đi vay có sử dụng vốn có hiệu quả hay không ) do ngân hàng không phải là tổ chức trung gian tài chính thuần túy mà là trung gian tín dụng ( tài chính là sự tài trợ, sự cung cấp vốn, sự cấp phát theo tính chất không có sự hoàn trả. Đối tượng nhận được sự trợ giúp về tài chính không có nghĩa vụ hoàn trả mà chỉ có nghĩa vụ sử dụng tài chính đúng mục đích, đúng yêu cầu. Tín dụng là sự tín nhiệm, lòng tin, là quan hệ vay mượn theo nguyên tắc hoàn trả. ). Ngân hàng Thương mại phải tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định hiện hành. Với việc quy định các Ngân hàng Thương mại tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm mục đính bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền gửi. Cụ thể là nếu ngân hàng nơi người gửi tiền bị phá sản, thì người gửi tiền được công ty bảo hiểm đền bù một khoản tiền nhất định ( hiện nay là 50.000.000 đ / tổng tiền gửi của một khách hàng ). Hơn nữa, ngân hàng phải giữ gìn bí mật số dư và hoạt động của tài khoản khách hàng. Nhưng không được che dấu các khoản tiền lớn và bất thường ( thực hiện các quy định của pháp lệnh chống rữa tiền ). Đồng thời các ngân hàng không được cạnh tranh bất hợp lý (thông tin giả, khuyến mãi bất hợp pháp ) gây ra tâm lý lo sợ, mất lòng tin của người dân đối với ngân hàng. Khi niềm tin của người dân không còn thì họ sẽ rút tiền ồ ạt dẫn đến ngân hàng sẽ gặp rủi ro thanh khoản đi đến phá sản. 1.3.3.2 Thoả mãn yêu cầu kinh doanh với chi phí thấp nhất Mục đích hoạt động của NHTM là vì lợi nhuận, do đó các NHTM phải đảm bảo được hai yêu cầu chi phí thấp và quy mô cao của nguồn vốn
  11. Trang - 11 - huy động. Với chi phí thấp và quy mô cao sẽ giúp ngân hàng có nguồn vốn rẻ và đủ lớn để tài trợ cho các dự án qua việc cấp phát tín dụng đồng thời làm cho biên độ chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra lớn từ đó tạo lợi nhuận cao. Để có thể cạnh tranh với các tổ chức trung gian tài chính khác đòi hỏi NHTM phải áp dụng đa dạng hoá phương thức trả lãi đi đôi với dự thưởng để thu hút khách hàng và đưa ra nhiều phương thức huy động để hạn chế rủi ro ( rủi ro thanh khoản khi sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn do không huy động được nguồn vốn dài hạn ) và phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng. Do nhu cầu của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng không chỉ là được an toàn và hưởng lãi, mà còn mong muốn sử dụng các dịch vụ của ngân hàng ( chuyển tiền, thu tiền hộ, chi hộ ) nên NHTM cần kết hợp chặt chẻ giữa huy động vốn với hiện đại hoá dịch vụ ngân hàng. Với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng sẽ làm thỏa mản nhu cầu của khách hàng từ đó thu hút được lượng tiền gửi càng nhiều. 1.3.3.3 Ngăn ngừa sự giảm sút bất thường của nguồn vốn huy động Hoạt động của ngân hàng dựa vào chữ tín. Có tin tưởng vào sự quản lý và khả năng trả nợ của ngân hàng, thì người dân mới gửi tiền. Vì vậy để tạo và giữ chữ tín của mình đối với khách hàng, ngân hàng phải đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu rút tiền trong mọi tình huống của người dân. Bên cạnh việc đảm bảo tốt khả năng thanh khoản, ngân hàng cần nắm bắt kịp thời những thông tin đồn “ nhảm ” về hoạt động kinh doanh của ngân hàng và tìm cách ngăn chặn chúng. Bởi vì nếu không kịp thời ngăn chặn những thông tin đồn nhảm về hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ gây tâm lý sợ mất tiền trong người dân. Từ tâm lý lo sợ đó, người dân sẽ đến rút tiền hàng loạt, khi đó ngân hàng không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền của người dân ( do nguồn vốn huy động đã sử dụng cho vay chưa thu hồi kịp ). Trong trường hợp đặc biệt khi có sự cố xảy ra, ngân hàng phải có phương án đáp ứng nhu cầu thanh khoản kịp thời ( vay trên thị trường tiền tệ, vay Ngân hàng Nhà nước ) để tránh tâm lý
  12. Trang - 12 - lây lan cho rằng ngân hàng mất khả năng thanh toán càng rộng trong người dân. 1.3.4 Các hình thức huy động vốn của NHTM Nghị định 49/1000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM nhằm cụ thể hoá việc thi hành Luật các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau đây: -Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. -Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. -Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài. -Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sơ đồ 1: Sơ đồ về nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại Vốn huy động Tiền gửi của khách hàng Vốn đi vay Vốn phát hành Tiền Tiền Chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, ký gửi tiết kiệm kỳ phiếu, các giấy tờ có giá khác Tiền gửi Tiền gửi Tiết kiệm Tiết kiệm không kỳ hạn có kỳ hạn không kỳ hạn có kỳ hạn
  13. Trang - 13 - Các hoạt động huy động vốn sẽ lần lượt được chi tiết hoá bằng các nghiệp vụ huy động tiền gửi và nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành chứng từ có giá, đi vay. 1.3.4.1 Nghiệp vụ huy động tiền gửi của NHTM * Một số vấn đề liên quan đến hoạt động tiền gửi -Vấn đề uỷ quyền: người gửi tiền có thể ủy quyền cho người khác để thực hiện các giao dịch như gửi tiền, chuyển nhượng, thanh toán gốc và lãi tại ngân hàng, ra công chứng làm thủ tục ủy quyền. Việc ủy quyền phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành ( cả về nội dung lẫn hình thức ). Căn cứ vào giấy ủy quyền, ngân hàng sẽ chi trả cho người được ủy quyền. -Vấn đề thừa kế: việc thừa kế tiền gửi được thực hiện theo luật quy định: có di chúc và không có di chúc. Ngân hàng sẽ dựa vào tờ di chúc của người gửi tiền để lại làm căn cứ chi trả nếu trong trường hợp có di chúc hoặc dựa vào quy định của pháp luật về thừa kế để chi trả trong trường hợp không có di chúc. -Vấn đề phong tỏa tài khoản tiền gửi, giấy tờ có giá: ngân hàng sẽ thực hiện việc phong tỏa tài khoản theo yêu cầu của cơ quan công quyền khi người gửi tiền có liên quan đến việc tranh chấp nào đó. Trong thời gian phong tỏa không được thực hiện bất kỳ một nghiệp vụ giao dịch nào với tiền gửi này. Ngân hàng cũng thực hiện phong tỏa tiền gửi khi có yêu cầu của phòng kinh doanh hoặc theo yêu cầu của ngân hàng khác khi chủ thẻ cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn tại ngân hàng. -Vấn đề mất sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá: nguyên tắc chung là khách hàng hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc thất lạc mất sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá. Đối với khách hàng khi mất sổ, giấy tờ có giá phải thông báo ngay cho ngân hàng nơi phát hành để ngân hàng kịp thời ngăn chặn mọi bất trắc xảy ra cho người gửi tiền. Ngân hàng từ chối việc báo mất đối với giấy tờ có giá vô danh. -Vấn đề xác nhận số dư tiền gửi: ngân hàng thực hiện xác nhận số dư theo yêu cầu khách hàng khi khách hàng đề nghị và 1 số trường hợp sẽ thu
  14. Trang - 14 - phí dịch vụ này ( như xác nhận số dư để bổ túc hồ sơ đi du học hoặc đi du lịch ). * Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi mang tính đặc thù riêng có của NHTM, là điểm khác biệt giữa NHTM và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Chính vì đặc thù này, NHTM thường được gọi là tổ chức nhận tiền gửi trong khi các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được gọi là tổ chức không nhận tiền gửi. -Tiền gửi thanh toán ( tiền gửi không kỳ hạn ) a/ Khái niệm: Là loại tiền gửi mà người gửi được sử dụng một cách chủ động và linh hoạt không bị ràng buộc về mặt thời gian, là hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán. Tài khoản này mở cho các đối tượng khách hàng, cá nhân hoặc tổ chức, có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả về mua bán hàng hoá, dịch vụ, nhu cầu nhận chuyển tiền vào tài khoản, như nhận tiền lương hàng tháng, nhận chuyển tiền từ nước ngoài hoặc từ cá nhân khác trong nước. Thanh toán qua ngân hàng là một loại dịch vụ thanh toán, theo đó ngân hàng thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đơn vị phải trả, bằng cách ghi Nợ vào tài khoản, sang tài khoản của đơn vị thụ hưởng, bằng cách ghi Có vào tài khoản. Để thực hiện được nghiệp vụ thanh toán này, đòi hỏi khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán ở ngân hàng. b/ Đặc điểm: Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện. Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Tiền gửi không kỳ hạn không phải là những khoản tiền để dành mà là một bộ phận tiền đang chờ để thanh toán. Do đó về mặt pháp lý khi gửi tiền
  15. Trang - 15 - không kỳ hạn theo tài khoản thanh toán đã thể hiện một hợp đồng mặc nhiên giữa khách hàng với ngân hàng. Trong đó ngân hàng có trách nhiệm thực hiện các khoản chi trả cho khách hàng một cách kịp thời chính xác trong phạm vi số dư. Khi gửi tiền vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút tiền bất kỳ lúc nào và không cần báo trước nên khi ngân hàng sử dụng làm nguồn vốn kinh doanh thì rủi ro cao. Do đó phải dự trữ nhiều hơn so với các loại tiền gửi khác. Chính vì vậy ngân hàng, đối với loại tiền gửi này ngân hàng trả lãi suất thấp. Mục đích của người gửi không phải là để được hưởng lợi tức mà để được ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, chính vì vậy lãi suất không phải là công cụ để thu hút nguồn vốn này, mà công cụ chính là dịch vụ mà ngân hàng cung cấp kèm theo phải là dịch vụ có nhiều tiện ích, an toàn, nhanh chóng và chính xác. Loại này tuy biến động thường xuyên nhưng nó vẫn luôn có một số dư ổn định do số tiền gửi vào và rút ra trong một thời kỳ có thể bù trừ cho nhau. Vì vậy nếu sử dụng để làm nguồn vốn cho vay sẽ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Mặc dù số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của từng khách hàng thường không lớn, nhưng do là trung tâm tập trung tiền tệ và cung cấp dịch vụ thanh toán, nên Ngân hàng Thương mại có số lượng khách hàng rất đông làm cho tổng số vốn huy động qua tiền gửi thanh toán của tất cả khách hàng trở nên lớn đáng kể. - Tài khoản vãng lai: Đối với tài khoản tiền gửi thanh toán, chủ tài khoản được quyền ra lệnh cho ngân hàng chi trả trong phạm vi số tiền đã gởi vào. Còn đối với tài khoản vãng lai, thường áp dụng với khách hàng có uy tín, ngân hàng có thể cho thấu chi đến hạn mức phù hợp với thu nhập bình quân của chủ tài khoản nhầm đảm bảo trả nợ vay. Tài khoản vãng lai là công cụ riêng có của ngân hàng ở tầm vi mô. Các doanh nghiệp chỉ mở cho nhau các tài khoản khách nợ, chủ nợ hay phải thu, phải trả. Các công ty tài chính, các tổ chức phi ngân hàng không được mở tài khoản vãng lai cho khách hàng. Để mở tài khoản vãng lai, ngân hàng và khách hàng ký một
  16. Trang - 16 - hợp đồng trong đó hai bên thỏa thuận về hạn mức cho vay, thời hạn, lãi suất, các hình thức đảm bảo như tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba. Các tranh chấp phát sinh được xử lý theo tố tụng thương mại. Tài khoản vãng lai hoạt động theo nguyên tắc: + Bên nợ ghi mọi khoản tiền khách hàng rút ra sử dụng như rút tiền mặt, thanh toán séc, thẻ, ủy nhiệm chi, trả phí, lãi luôn cả các khoản ngân hàng trả thay cho khách hàng. + Bên có ghi mọi khoản tiền khách hàng nộp hay thu vào như nộp tiền mặt, séc, chuyển tiền đến, chiết khấu, thu ngân thương phiếu, ủy thác thu cổ tức, lợi tức lãi tiền gởi. Tài khoản vãng lai thuộc loại lưỡng tính, có thể DƯ CÓ hoặc DƯ NỢ tại một thời điểm nhất định. DƯ NỢ khi rút ra nhiều hơn gửi vào, thực chất là khoản tiền mà khách hàng nợ ngân hàng. DƯ CÓ khi gửi vào nhiều hơn rút ra, thực chất là tiền gửi ngân hàng của khách hàng. - Tiền gửi có kỳ hạn a/ Khái niệm: Là loại tiền gửi mà người gửi tiền chỉ có thể rút ra khi đáo hạn. Tuy nhiên trong trường hợp bình thường các ngân hàng vẫn cho khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện chỉ được hưởng lãi không kỳ hạn, hoặc hưởng lãi có kỳ hạn tương ứng với thời hạn gửi thực tế. b/ Đặc điểm: Người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng đối với loại tiền gửi này. Nếu cần chi tiêu, chủ tài khoản phải làm thủ tục để rút tiền. Tuy không thuận lợi cho khách hàng bằng hình thức tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, song tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cao hơn tùy theo độ dài của kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn càng dài thì lãi suất phải càng cao. Tiền gửi có kỳ hạn là có sự ổn định tương đối cao, do đó các NHTM thường sử dụng để cho vay trung, dài hạn. Tiền gửi có kỳ hạn có chi phí sử dụng vốn khá cao. Người gửi tiền có kỳ hạn nhằm mục đích hưởng lãi, ngân hàng muốn tăng khoản này phải trả lãi thoả đáng sao cho người gửi
  17. Trang - 17 - vừa bảo toàn vốn vừa có được một khoản thu nhập hợp lý từ tiền gửi của mình. Do đó lãi suất hấp dẫn, lãi suất cao là đòn bẩy, là công cụ chủ yếu để thu hút nguồn vốn này. * Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm - Tiết kiệm không kỳ hạn a. Khái niệm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi khách hàng có thể gửi và rút ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng. b. Đặc điểm: Loại tiền gửi này được thiết kế cho khách hàng cá nhân có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai. Đối với khách hàng khi lựa chọn hình thức tiền gửi này thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi. Đối với ngân hàng, vì là loại tiền gửi này khách hàng muốn rút ra bất cứ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Vì vậy ngân hàng thường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này. Khác với hình thức tài khoản tiền gửi thanh toán, mỗi lần giao dịch khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi và chỉ có thể thực hiện được các giao dịch ngân quỹ như là gửi tiền và rút tiền chứ không thể thực hiện được các giao dịch thanh toán như trong trường hợp tài khoản tiền gửi thanh toán. Mặc dù số dư trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng thường không lớn (do chỉ được hưởng lãi suất ở mức thấp) nhưng nếu ngân hàng thu hút được số lượng khách hàng khá lớn thì tổng khối lượng vốn huy động qua hình thức tiền gửi này có thể trở nên đáng kể. -Tiết kiệm định kỳ a. Khái niệm: Tiền gửi tiết kiệm định kỳ là loại tiền gửi mà trong đó có sự cam kết gửi tiền giữa khách hàng và ngân hàng trong 1 kỳ hạn nhất định. b. Đặc điểm:
  18. Trang - 18 - Đối với loại tiền gửi tiết kiệm định kỳ, người gửi có một số tiền nhàn rỗi trong thời gian dài, họ thường gửi theo hình thức này để được lãi suất cao. Người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán đối với loại tiền gửi này song có thể thế chấp để vay vốn nếu được ngân hàng cho phép. Nếu cần chi tiêu, người gửi phải đến ngân hàng để rút tiền. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thường được hưởng lãi suất cố định. Tuy nhiên giữa các loại tiền gửi có kỳ hạn khác nhau lãi suất được trả sẽ khác nhau. Tiền gửi có kỳ hạn với thời gian càng lâu, lãi suất sẽ càng cao. Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm định kỳ được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý. Mục tiêu quan trọng của khách hàng khi chọn lựa hình thức tiền gửi này là lợi tức có được theo định kỳ. Do đó lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng khách hàng này. Lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn lãi suất trả cho loại tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn khác tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào. Đối với tiền gửi tiết kiệm định kỳ khách hàng chỉ được rút tiền gửi theo đúng kỳ hạn đã cam kết, không được phép rút tiền trước hạn. Tuy nhiên để khuyến khích và thu hút khách hàng gửi tiền ngân hàng cho phép khách hàng được rút tiền gửi trước hạn nếu có nhu cầu, nhưng khách hàng chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn, hoặc lãi suất kỳ hạn theo thời hạn gửi thực tế. Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn có thể phân chia thành nhiều loại. . Căn cứ vào thời hạn có thể chia thành tiền gửi kỳ hạn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 tháng hoặc lâu hơn đến 36 tháng. . Căn cứ vào phương thức trả lãi có thể chia thành Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ
  19. Trang - 19 - Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi theo định kỳ (tháng hoặc quý) Tiền gửi không kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn có chi phí sử dụng vốn (chi phí trả lãi ) rất thấp. Chính vì vậy các ngân hàng nên tập trung huy động nguồn vốn này thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới có hiệu quả. Do tính chất linh hoạt của nó, nên tiền gửi này được sử dụng để cho vay ngắn hạn. Tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn có đặc điểm là sự ổn định tương đối cao do đó các NHTM thường sử dụng để cho vay trung, dài hạn nhưng không được tham gia thanh toán không dùng tiền mặt. Loại tiền gửi này có chi phí sử dụng vốn khá cao. Người gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi, do đó lãi suất hấp dẫn, lãi suất cao là đòn bẩy, là công cụ để thu hút nguồn vốn này. 1.3.4.2 Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành các loại giấy tờ có giá Bên cạnh các hình thức huy động trên, NHTM còn phát hành các loại giấy tờ có giá nhằm bổ sung vốn lưu động của ngân hàng khi vốn tự có và vốn tiền gửi chưa đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh. * Khái quát về các loại giấy tờ có giá - Khái niệm: Giấy tờ có giá là chứng nhận của NHTM phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa NHTM và người mua. - Các thuộc tính của giấy tờ có giá: Mệnh giá là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ. Thời hạn giấy tờ có giá là khoản thời gian từ ngày tổ chức tín dụng nhận nợ đến hết ngày cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ. Lãi suất được hưởng là lãi suất áp dụng để tính lãi cho người mua giấy tờ có giá được hưởng. - Phân loại giấy tờ có giá:
  20. Trang - 20 - + Căn cứ quyền sở hữu: giấy tờ có giá ghi danh và giấy tờ có giá vô danh. Giấy tờ có giá ghi danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ ghi sổ, có ghi tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vô danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ, không ghi tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ nó. + Căn cứ vào loại công cụ trên thị trường vốn: giấy tờ có giá thuộc công cụ nợ ( chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ) và giấy tờ có giá thuộc công cụ vốn ( cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu thường). + Căn cứ vào thời hạn: giấy tờ có giá ngắn hạn và giấy tờ có giá dài hạn. - Các hình thức phát hành giấy tờ có giá + Huy động vốn ngắn hạn qua việc phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn (kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác ): . Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng. . Các loại giấy tờ có giá ngắn hạn: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. . Phương thức trả lãi giấy tờ có giá: trả lãi sau ( trả lãi một lần vào thời điểm đáo hạn hay thời điểm thanh toán ), trả lãi trước ( trả một lần tại thời điểm phát hành ), trả lãi định kỳ ( trả lãi theo từng định kỳ cho người sở hữu giấy tờ có giá ). + Huy động vốn dài hạn bằng việc phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá dài hạn khác có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. . Trái phiếu là giấy chứng nhận nợ do các NHTM phát hành để huy động vốn dài hạn, theo đó ngân hàng cam kết sẽ trả lãi và vốn gốc cho các nhà đầu tư mua trái phiếu. Trái phiếu có những thuộc tính sau: Mệnh giá: là giá trị được công bố trên trái phiếu mà nhà đầu tư sẽ nhận lại khi trái phiếu đáo hạn. Lãi suất của trái phiếu là lãi suất nhà đầu tư được hưởng, được công bố và ghi trên trái phiếu. Thời hạn của trái phiếu là khoản thời gian tính từ lúc phát hành cho đến khi trái phiếu đến hạn hoàn trả vốn gốc.
  21. Trang - 21 - Phương thức trả lãi là cách thức ngân hàng áp dụng để xác định và trả lãi được hưởng cho nhà đầu tư. Nhìn chung phương thức trả lãi cũng có thể áp dụng một trong ba phương thức trả trước, trả sau hoặc trả theo định kỳ. . Đặc điểm: việc phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá dài hạn khác làm nguồn vốn hoạt động của NHTM tăng lên, tuy nhiên không làm tăng vốn chủ sở hữu mà chỉ làm tăng nợ dài hạn của ngân hàng. Theo phân loại của Basel II, nợ dài hạn qua phát hành trái phiếu được xem như là vốn cấp II, trong khi vốn chủ sở hữu được xem là vốn cấp I. + Huy động vốn dài hạn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: . Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu mà tổ chức phát hành bán cho các nhà đầu tư, trong đó có thoả thuận đến một thời điểm nào đó sau khi phát hành các nhà đầu tư có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu theo một tỷ lệ chuyển đổi nhất định. . Đặc điểm: trái phiếu chuyển đổi vừa có các tính chất của một chứng khoán nợ, đồng thời vừa có các tính chất của một chứng khoán vốn. Ưu điểm nổi bật của loại trái phiếu này là nhờ đính kèm quyền chuyển đổi thành cổ phiếu nên có thể giúp tổ chức phát hành giảm được chi phí huy động vốn một cách đáng kể. Việc phát hành các loại giấy tờ có giá ( kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu ) nhằm mục đích thu hút tiền nhàn rỗi trong xã hội và ngân hàng sẽ ngưng việc phát hành khi thừa vốn. * Đặc điểm của nghiệp vụ huy động vốn qua việc phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu. - Tính ổn định chắc chắn: những người mua kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu ngân hàng chỉ được hoàn vốn khi đáo hạn. Đây là đặc điểm nổi bật của loại nguồn vốn này. - Lãi suất ( chi phí sử dụng vốn ) thường cao hơn lãi suất tiền gửi định kỳ, do đó hấp dẫn hơn đối với khách hàng.
  22. Trang - 22 - - Loại vốn này không được tái lập thời hạn như tiền gửi có kỳ hạn, nhưng bù lại người sở hữu có thể thế chấp cầm cố để vay vốn tại ngân hàng. 1.3.4.3 Nguồn vốn huy động khác Các nguồn vốn này phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng như khi làm đại lý, dịch vụ thanh toán, bán chứng khoán có giá, làm trung gian thanh toán và các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trong thanh toán như: Tiền gửi ký quỹ là nguồn tiền được khách hàng nộp vào ngân hàng và được ngân hàng phong tỏa theo yêu cầu của bên thứ ba. Loại tiền gửi này nhầm bảo đảm khả năng thanh toán của khách hàng cho bên thứ ba. Ví dụ: để đảm bảo công ty X có khả năng xử lý ô nhiểm môi trường khi đầu tư dự án A, Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường yêu cầu công ty X nộp tiền vào ngân hàng B và yêu cầu ngân hàng B phong tỏa và chỉ giải tỏa khi có văn bản chấp thuận đồng ý giải tỏa của trung tâm. Bên cạnh đó để được ngân hàng cung cấp các dịch vụ: bảo chi séc, bảo lãnh ( bảo lãnh: thanh toán, dự thầu, thực hiện hợp đồng ), mở L/c khách hàng phải nộp vào ngân hàng một khoản tiền dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn hoặc tiết kiệm có kỳ hạn và ngân hàng sẽ phong tỏa để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng khi khách hàng vi phạm hợp đồng đối với bên thứ ba. Tiền tạm giữ là khoản tiền trong quá trình phục vụ nhu cầu thanh toán tiền hàng hoá cho khách hàng, do khách hàng cung cấp thông tin về tên, hoặc tài khoản người thụ hưởng, hoặc ngân hàng phục vụ người thụ hưởng không chính xác nên khoản tiền chuyển đến không được ghi có vào tài khoản người thụ hưởng mà được ngân hàng tạm giữ chờ sự đính chính của khách hàng. Những ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số dư tiền của các ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vay. Nguồn vốn huy động từ các nguồn trên là nguồn vốn có chi phí rẻ bởi vì thường tồn tại dưới dạng tiền gửi thanh toán ( tiền gửi không kỳ hạn )
  23. Trang - 23 - mà đối với loại tiền gửi này ngân hàng trả lãi suất thấp. Vì lý do trên cần có chính sách thích hợp để huy động nguồn vốn này. 1.4 Vốn đi vay 1.4.1 Khái niệm, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng a. Khái niệm: Vốn đi vay là nguồn vốn giúp cho các NHTM bổ sung nguồn vốn ngắn hạn của mình để đảm bảo duy trì hoạt động một cách bình thường. b. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng + Vốn đi vay chiếm tỷ trọng thấp hơn nguồn tiền gửi trong tổng nguồn, trừ một số ngân hàng chuyên hoạt động bán buôn. + Các khoản đi vay thường là có thời hạn và qui mô xác định trước do đó tạo thành nguồn ổn định cho ngân hàng. Khác với nhận tiền gửi ngân hàng không nhất thiết phải đi vay thường xuyên. Ngân hàng chỉ đi vay lúc cần thiết và hoàn toàn chủ động quyết định khối lượng vay phù hợp với nhu cầu sử dụng. + Nguồn vay có thể không chịu dự trữ bắt buộc và bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên do rủi ro lớn hơn nên lãi suất trả cho tiền vay thường lớn hơn lãi suất trả cho tiền gửi cùng kỳ hạn. Các khoản vay Ngân hàng Nhà nước và vay ngân hàng khác tuy lãi suất thấp song thường có thời hạn ngắn, chỉ nhằm đảm bảo thanh toán tức thời cho ngân hàng. + Việc cho vay của NHNN phụ thuộc rất lớn vào chính sách tiền tệ mà NHNN theo đuổi trong từng thời kỳ. Muốn mở rộng qui mô vay mượn trên thị trường liên ngân hàng, một ngân hàng cần vươn tới thị trường liên ngân hàng quốc tế với khả năng phân tích rủi ro lãi suất và rủi ro hối đoái. + Các nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất là thu nhập của dân cư và ổn định vĩ mô, các kỹ thuật nghiệp vụ của ngân hàng nhằm tạo tính thanh khoản của các giấy nợ và thuận tiện đối với người cho vay. 1.4.2 Cơ cấu vốn đi vay 1.4.2.1 Vốn đi vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Trong một số trường hợp NHTM gặp khó khăn, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét cho vay với thời hạn rất ngắn để giải quyết khó khăn tạm
  24. Trang - 24 - thời trong thanh toán của ngân hàng. Hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước là tái chiết khấu ( hoặc tái cấp vốn ). * Tái cấp vốn - Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá. Các thương phiếu và chứng từ có giá đã được ngân hàng thương mại chiết khấu ( hoặc tái chiết khấu ) trở thành tài sản của họ. Khi cần tiền ngân hàng mang những giấy tờ có giá này đến tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước. Nghiệp vụ này làm thương phiếu và các giấy tờ có giá của NHTM giảm đi và dự trữ ( tiền mặt hoặc tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước) tăng lên. Ngân hàng Nhà nước điều hành vay mượn này một cách chặt chẽ, NHTM phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định. Thông thường Ngân hàng Nhà nước chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu, giấy tờ có giá có chất lượng ( thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao ) và phù hợp với mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. - Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá. Đây là hình thức cho vay của NHNN Việt Nam đối với các ngân hàng xin vay trên cơ sở cầm cố các giấy tờ có giá để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ. Lãi suất cho vay là lãi suất tái cấp vốn được dùng để thu lãi trên số nợ gốc thực tế khi NHNN cho vay. Lãi suất cho vay do Thống đốc NHNN quy định và điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Việc cho vay tái cấp vốn bằng đồng Việt Nam của NHNN đối với các Ngân hàng Thương mại dưới hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá theo nguyên tắc: cấp tín dụng có bảo đảm, cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng. - Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng mà ngân hàng thương mại xuất trình là hình thức tái cấp vốn của NHNN cho các ngân hàng đã cho vay đối với khách hàng. Trong điều kiện chưa có thương phiếu, giấy tờ có giá, Ngân hàng Nhà nước cho ngân hàng thương mại vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định. Tái cấp vốn nhằm giúp các NHTM bổ sung nguồn vốn ngắn hạn để họ có thể tiếp tục cho vay đối với các doanh nghiệp, các tổ
  25. Trang - 25 - chức, cá nhân, nhờ đó làm gia tăng khối lượng tín dụng cung ứng cho nền kinh tế. Điều kiện cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng thương mại dễ dãi hay khắc khe phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, uy tín và chất lượng hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng thương mại. * Cho vay thanh toán Khi các NHTM tham gia hệ thống thanh toán bù trừ ( bao gồm cả thanh toán bù trừ thủ công và thanh toán bù trừ điện tử ) nếu ngân hàng nào thiếu vốn ( phần vốn thiếu hụt trong tài khoản tiền gửi thanh toán trong thanh toán điện tử liên ngân hàng ) để thanh toán thì sẽ được Ngân hàng Nhà nước cho thấu chi và cho vay qua đêm để đảm bảo các khoản giao dịch thanh toán bù trừ được thực hiện. Thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là việc các ngân hàng được chi vượt số dư có trên tài khoản tiền gửi thanh toán của mình mở tại sở Giao dịch – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngày thanh toán. Cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các ngân hàng vay có bảo đảm bằng cầm cố các giấy tờ có giá trong khoảng thời gian tính từ cuối ngày làm việc hôm trước đến 8 giờ 30 phút ngày làm việc liền kề tiếp theo. Các ngân hàng được thấu chi để bù đắp thiếu hụt vốn thanh toán tạm thời trong ngày thanh toán điện tử liên ngân hàng. Các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay qua đêm để tất toán khoản thấu chi tại thời điểm cuối ngày làm việc. Nhờ loại cho vay này mà hệ thống thanh toán bù trừ được tiến hành một cách thuận lợi, nhanh chóng. Ngoài ra đối với những ngân hàng thương mại nào bị mất khả năng chi trả, thì NHNN còn cho vay khôi phục năng lực chi trả để vừa giúp NHTM đó khắc phục sự cố, vừa tạo ổn định chung cho toàn hệ thống ngân hàng. 1.4.2.2 Vốn đi vay các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác Loại vay này còn được gọi là vay trên thị trường tiền tệ. Các NHTM có thể vay và cho vay lẫn nhau thông qua thị trường liên ngân hàng: đây là trường hợp ngân hàng có lượng tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước thấp
  26. Trang - 26 - không đủ đáp ứng cho nhu cầu chi trả. Khi đó dưới sự tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng này sẽ được vay của một ngân hàng khác có lượng tiền gửi thừa tại Ngân hàng Nhà nước, vì khoản cho vay là một bộ phận của tiền gửi thanh toán nên thời gian vay thường chỉ là một ngày ( vay qua đêm ). Ngoài ra, các ngân hàng có thể cho vay trực tiếp lẫn nhau không qua thị trường liên ngân hàng: tại đây các ngân hàng thiếu thanh khoản sẽ vay các ngân hàng thừa thanh khoản. Nguồn vay mượn từ các ngân hàng là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ Ngân hàng Nhà nước. Quá trình vay mượn rất đơn giản. Ngân hàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lý. Khoản vay có thể không cần đảm bảo, hoặc được đảm bảo bằng các chứng khoán của kho bạc. Kết quả là dự trữ của ngân hàng cho vay giảm đi và của ngân hàng đi vay tăng lên. Vay trên thị trường này có lợi cho cả đôi bên vừa giúp ngân hàng thiếu thanh khoản có tiền ngay vừa giúp những ngân hàng dư tiền tạm thời cho vay sinh lời. 1.5 Vốn khác Phần lớn các nguồn khác ngân hàng không phải trả lãi ( lãi suất danh nghĩa bằng không ). Tuy nhiên chi phí để có và duy trì chúng là rất đáng kể. Ví dụ để có các nguồn ủy thác ngân hàng phải tìm kiếm các chủ đầu tư, tìm hiểu yêu cầu của họ, nghiên cứu các dự án mà họ tài trợ Nhìn chung các nguồn vốn khác trong ngân hàng thường không lớn ( trừ một số ngân hàng có các dịch vụ ủy thác cho Nhà nước hoặc cho các tổ chức quốc tế ). 1.5.1 Vốn tiếp nhận Là nguồn vốn tài trợ của chính phủ, của các tổ chức tài chính tiền tệ và các tổ chức đoàn thể-xã hội được chuyển qua NHTM để cho vay trung và dài hạn thuộc kế hoạch xây dựng cơ bản tập trung của Nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án có mục tiêu định trước về phát triển kinh tế xã hội, cải tạo môi trường sinh thái Nguồn vốn tiếp nhận vì đã có đối tượng sử dụng xác định theo mục tiêu cụ thể, rõ ràng, nên các ngân hàng khi tiếp nhận nguồn vốn này bắt
  27. Trang - 27 - buộc phải thực hiện đúng hướng dẫn và yêu cầu của nhà tài trợ. Kết quả hình thành nguồn ủy thác, làm gia tăng nguồn vốn của ngân hàng. Chỉ những NHTM nào có uy tín, đủ điều kiện về mạng lưới, đội ngũ cán bộ chuyên môn và yêu cầu trình độ kỹ thuật mới có thể tiếp nhận được nguồn vốn này. 1.5.2 Vốn khác Ngoài các nguồn vốn nói trên, các NHTM còn có các nguồn vốn khác phát sinh trong quá trình hoạt động như các khoản phải trả, các khoản tiền tạm gửi theo quyết định của toà án.
  28. Trang - 28 - Kết luận chương I Tóm lại, trong chương 1 đã trình bày và phân tích tổng quan về nguồn vốn huy động của các NHTM giúp cho chúng ta hiểu được tầm quan trọng, các nguyên tắc, nghiệp vụ huy động vốn cũng như các đặc điểm của từng nguồn vốn và những nhân tố ảnh hưởng đến chúng từ đó giúp cho các NHTM có những giải pháp để quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản, giữ vững uy tín, thu hút được nhiều nguồn vốn trong xã hội và mang lại lợi nhuận cao nhất. Đồng thời để biết được các NHTM trên địa bàn nắm bắt và vận dụng được những điều trên như thế nào chúng ta đi vào chương 2 tìm hiểu về thực trạng huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Long An.
  29. Trang - 29 - CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN 2.1 Đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Long An 2.1.1 Đặc điểm chung Tỉnh Long An là nhịp cầu nối liền thành phố Hồ Chí Minh ( 1 trong những trung tâm kinh tế thương mại, văn hoá, khoa học kỹ thuật của cả nước ) và vùng đồng bằng Sông Cửu Long ( dựa lúa lớn của cả nước ). Có thể nói Long an có vị trí rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. Với hệ thống sông Vàm cỏ Đông, Vàm cỏ Tây nổi tiếng, cửa sông Soài Rạp hướng ra biển Đông, đường biên giới giáp với Camphuchia khá dài ( 137.7 km ), 2 cửa khẩu Bình Hiệp, Mỹ Quý Tây và 3 cửa khẩu phụ giúp Long An có cơ hội để phát triển giao thông đường biển, hoạt động biên mậu, tổ chức khai thác tốt thị trường Campuchia. Tính đến năm 2007, Tỉnh có một thị xã và 13 huyện. Thị xã Tân an là trung tâm hành chính của Tỉnh với tổng dân số là 1.434.506 người trong đó dân thành thị 249.262 người ( chiếm tỷ lệ 17.4% ), dân nông thôn là 1.185.244 người ( chiếm tỷ lệ 82.6% ), mật độ dân số 319 người/km2. Trong đó nông thôn chiếm đa số, lao động nông nghiệp chiếm 80 %. Diện tích 4.491,221 km2 bằng 1.3 % diện tích cả nước và 14,5 % diện tích đồng bằng Sông Cửu Long cung cấp trên 50% sản lượng lương thực của cả nước. Khi đến Long An, chúng ta sẽ thấy được một tiềm năng với hệ sinh thái vùng Đồng Tháp Mười, khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập, khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen ( huyện Tân Hưng ) đa dạng và phong phú về chủng loại động vật và thực vật. Ngoài việc được thiên nhiên ưu đãi, bản thân người dân Tỉnh Long An cũng cần cù, chịu khó trong lao động nhưng rất anh dũng trong chiến đấu. Những khu di tích lịch sử cách mạng cũng như di sản văn hoá như Bình Thành ( huyện Đức Huệ ), Đồn Rạch Cát ( huyện Cần Đước- là một di tích kiến trúc quân sự của Pháp ở vùng Đông Nam Á ), di tích lịch sử vàm Nhật Tảo ( huyện Tân Trụ ), lễ hội Lam
  30. Trang - 30 - Chay ( huyện Châu Thành ), là niềm hảnh diện của người dân Long An. Tất cả những yếu tố trên tạo điều kiện cho Tỉnh phát triển du lịch sinh thái và nhân văn. 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế -xã hội của Tỉnh Long An Kinh tế Long An trong những năm gần đây liên tục phát triển với tốc độ cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm (2005: 10.9%, 2006: 11.2%, 2007: 13.5% ), thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1049 USD lên 1400 USD (năm 2007). Đến cuối quý 1/2008 toàn tỉnh có 16 khu công nghiệp với diện tích 6.907 hecta và 46 cụm công nghiệp với diện tích 6.960. Tỉnh đã san lấp mặt bằng đủ điều kiện giao cho nhà đầu tư 262 hecta, chủ yếu trên địa bàn huyện Đức Hòa. Lũy kế đến nay đã hoàn tất việc chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp là 3.735,22 ha, đủ điều kiện để giao cho nhà đầu tư thuê lại chiếm 51,47% tổng diện tích các khu công nghiệp toàn tỉnh. Có tới 3.636 doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động tại Tỉnh với tổng vốn đăng ký đầu tư 20.180 tỷ đồng ( kể cả các trường hợp điều chỉnh tăng vốn). Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của khu và cụm công nghiệp, nhiều danh mục công trình đã và đang đầu tư trên địa bàn như quốc lộ N1, N2, 50, đường cao tốc tạo điều kiện thuận lợi để phát huy lợi thế phát triển kinh tế. Long An là tỉnh có cơ cấu kinh tế nông-công nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tương đối phát triển. Từ những năm 2005 cơ cấu kinh tế tỉnh Long An có những chuyển biến rõ rệt theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và ngư nghiệp.
  31. Trang - 31 - Bảng 2.1: Cơ cấu tỷ trọng (%) các khu vực trong GDP của Tỉnh Long An (2005-20007) Đơn vị: % 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 Nông nghiệp,lâm nghiệp & ngư 42.2 38.3 36.1 nghiệp Công nghiệp và xây dựng 28.31 31.9 33.7 Dịch vụ 29.4 29.7 30.1 (Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Long An) Biểu đồ 1: cơ cấu tỷ trọng các khu vực trong GDP của Tỉnh Long An Chỉ tiêu công nghiệp năm 2007 Long An được xếp thứ 2 khu vực đồng bằng Sông Cửu Long ( sau tỉnh Cần Thơ ) với giá trị sản xuất công nghiệp đạt 11.695 tỉ đồng, xếp thứ năm vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam và xếp thứ 13 so với cả nước.
  32. Trang - 32 - Tình hình kinh tế- xã hội địa phương phát triển đã tạo nên sức hút trực tiếp đối với các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng. Trong 3 năm gần đây đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng trên địa bàn Tỉnh với sự ra đời của hàng loạt các NHTMCP. Đến nay, tại Long An đã có 20 ngân hàng với nhiều phòng giao dịch và điểm giao dịch ra đời, hoạt động ngân hàng mang tính cạnh tranh mạnh mẽ. 2.2 Tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàn 2.2.1 Tổ chức mạng lưới của hệ thống ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Long An Đứng đầu là NHNN, dưới là hệ thống NHTM Nhà Nước và hệ thống NHTMCP với mạng lưới rộng khắp. Sơ đồ 2: Sơ đồ về tổ chức mạng lưới của hệ thống NHTM trên địa bàn NHNN VIỆT NAM CHI NHÁNH LONG AN Chi nhánh NHTMNN Chi nhánh NHTMCP Công thương, Nông nghiệp, Đầu tư & ACB,Sacombank, OCB, Phương Phát triển, ngân hàng Chính Sách Xã Nam, Đại Tín, Đệ Nhất, Nam Hội, ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Việt, VP Bank, PG Bank, SCB, Bằng Sông Cửu Long, ngân hàng Phát. Rạch kiến, An Bình, Đông Á., Triển. VCB. - Hệ thống NHTM Nhà nước gồm: ngân hàng Công Thương (chi nhánh Long an, chi nhánh Châu Thành, chi nhánh Bến Lức), ngân hàng NN&PT Nông Thôn, Ngân hàng Chính Sách xã hội, ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển, ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, ngân hàng Phát Triển. - Hê thống NHTM cổ phần gồm: ACB, OCB, Sacombank, VPBank, Đông Á, Nam Việt, Phương Nam, An Bình, Đại Tín, SCB, Rạch kiến, PG Bank, VP bank, VCB.
  33. Trang - 33 - Các ngân hàng thương mại trên địa bàn ngày phát triển mạng lưới rộng khắp các huyện ( Bến Lức, Đức Hoà, Mộc Hoá .), thị xã trong tỉnh. Cùng với việc phát triển mạng lưới, các ngân hàng thường rất quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất: cải tạo nâng cấp các chi nhánh, phòng và điểm giao dịch, quầy giao dịch tạo nên sự thuận tiện cho khách hàng, trang bị hệ thống máy vi tính hiện đại và phương tiện chuyên dùng. Để chiếm lĩnh thị phần các NHTM đã nghiên cứu cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ mới, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đổi mới cung cách phục vụ “ Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi ”. Chính sự đổi mới từ nhận thức đến hành động đã giúp các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn đạt được kết quả đáng kể được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.2: báo cáo chi tiết về hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Đơn vị: Triệu đồng Tên ngân Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 30/6/2008 hàng NHCông Nguồn vốn huy động 458.654 477.388 712.188 664.973 Thương Dư nơ 875.773 967.369 1.387.672 1.763.975 Lãi ( lỗ ) 17.590 -2.192 35.003 38.413 NHCT Nguồn vốn huy động 295.256 445.617 464.118 Long An Dư nơ 636.175 953.906 1.222.133 Lãi ( lỗ ) - 6.212 31.316 34.181 NHCT Nguồn vốn huy động 40.552 63.052 83.247 Châu Dư nơ 206.701 250.650 281.241 Thành Lãi ( lỗ ) 2.452 2.124 25 NH CT Nguồn vốn huy động 141.580 203.519 117.608 Bến Lức Dư nơ 124.493 183.116 260.601 Lãi ( lỗ ) 1.568 1.563 4.207 NH Nguồn vốn huy động 1.744.229 1.955.083 3.419.507 3.554.948 No&PTN Dư nơ 3.324.530 3.651.261 4.030.240 4.162.018 T Lãi ( lỗ ) 122.993 114.047 73.477 -10.191
  34. Trang - 34 - NH Nguồn vốn huy động 7.038 50.680 135.202 189.379 Ngoại Dư nơ 6.370 145.005 488.301 758.845 Thương Lãi ( lỗ ) -1.747 459 230 2.561 NH Nguồn vốn huy động 287.159 316.968 432.666 419.658 ĐT&PT Dư nơ 398.935 437.599 462.334 497.517 Long An Lãi ( lỗ ) 4.849 4.628 14.619 7.394 NHPT Nguồn vốn huy động 196.445 223.708 302.989 320.886 nhà Dư nơ 687.650 622.156 547.865 605.824 ĐBSCL Lãi ( lỗ ) 5.257 3.752 17.015 17.271 NH Nguồn vốn huy động 12.034 16.065 15.832 14.995 CSXH Dư nơ 323.351 466.520 709.301 797.153 Lãi ( lỗ ) -2.832 2.524 14.364 8.946 Các NH Nguồn vốn huy động 268.050 601.744 1.761.353 2.651.827 TMCP Dư nơ 365.608 564.773 1.466.977 2.237.214 Lãi ( lỗ ) 8.858 11.291 18.581 16.126 Quỹ Nguồn vốn huy động 160.578 189.385 270.213 257.621 TDND Dư nơ 198.395 231.597 257.728 262.463 Lãi ( lỗ ) 6.063 5.902 4.862 2.194 ( Nguồn: Báo cáo của NHNN Tỉnh Long An ) Qua bảng số liệu 2.2 cho chúng ta thấy kết quả kinh doanh của các NHTM về dư nợ, nguồn vốn, lợi nhuận phần lớn là năm sau luôn cao hơn năm trước. Riêng NH N0&PTNT mặc dù chiếm thị phần về nguồn vốn huy động, dư nợ cao nhất trên địa bàn, tốc độ nguồn vốn và dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng lợi nhuận lại giảm do đặc điểm kinh doanh của chi nhánh gắn liền với vật nuôi và cây trồng nên chịu ảnh hưởng từ điều kiện khí hậu khắc nghiệt trong 3 năm qua như thiên tai, dịch cúm gia cầm, lũ lụt làm cho lợi nhuận giảm sút. Các NHTMCP dù ra đời sau nhưng có sự phát triển nhanh về số lượng nguồn vốn huy động, dư nợ cũng như lợi nhuận thu được do các NHTMCP có lợi thế về đội ngũ cán bộ trẻ, năng động và được đào tạo, sản phẩm dịch vụ đa dạng ( tiết kiệm đảm bảo giá trị vàng, tiết kiệm vàng, sàn vàng, ), tiêu chí chất lượng đặt ra hàng đầu.
  35. Trang - 35 - Chẳng hạn ngân hàng ACB thành lập ban quản lý chất lượng để đánh giá chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên. 2.2.2 Nhiệm vụ của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Long an - Công tác huy động vốn ( nhận tiền gửi của tổ chức và cá nhân, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác ) là nhiệm vụ thường xuyên của NHTM. Đồng thời NHTM thực hiện việc cho vay dưới nhiều hình thức: cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống; cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống theo luật các TCTD và các luật khác (luật dân sự, luật đất đai ). - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, chuyển tiền trong và ngoài hệ thống ngân hàng, và thanh toán điện tử liên ngân hàng. Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng thông qua ngân hàng, NHTM được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước. Thông qua tài khoản này, ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ. Hơn nữa để việc thanh toán nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như: séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, các loại thẻ, tín dụng chứng từ cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử. Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho khách hàng. Điều này đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thanh toán hộ. - NHTM thực hiện kinh doanh ngoại tệ ( mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng chênh lệch giá ) và vàng. - Do uy tín, khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng, nên ngân hàng thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng .cho khách hàng theo yêu cầu của bên thứ 3. - Thực hiện báo cáo thống kê theo quy định của nhà nước và của ngành. Qua báo cáo của các NHTM giúp NNNN điều hành chính sách tiền tệ.
  36. Trang - 36 - - Bên cạnh đó NHTM phải tổ chức, xây dựng mạng lưới, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc chấp hành quy định, quy trình nghiệp vụ do ngành ban hành để đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, tránh rủi ro. - Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ nâng cao trình độ, kỹ năng cho nhân viên nhằm nâng cao năng suất lao động, tạo sự khác biệt và đem đến hiệu quả cao nhất. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao. 2.3 Thực trạng hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Long An 2.3.1 Sự cần thiết của việc huy động vốn tại địa bàn Tỉnh Long An Việc huy động vốn trên địa bàn nhằm đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Tỉnh từ đây đến năm 2010 là 13.5-14%. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách bình quân năm đạt 9%, tổng vốn đầu tư xã hội bình quân chiếm khoảng 45.5%/ GDP. Đến năm 2010 giá trị xuất khẩu bình quân / người là 750 USD ( bằng 95 % cả nước, bằng 21% vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam ) đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư đi kèm không nhỏ. Nguồn vốn đầu tư này được huy động từ nhiều nguồn khác nhau đặc biệt là nguồn vốn huy động được từ các NHTM. Nguồn vốn với tính chất là đầu vào có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của hoạt động tín dụng trên địa bàn. Sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng để thực hiện các chương trình an sinh vùng lũ, chính sách xóa đói giảm nghèo của Tỉnh, hỗ trợ sản xuất cho bộ phận nông dân nông thôn đông đúc, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nâng thị xã Tân an lên thành đô thị loại 3. Với nguồn vốn dồi dào và giá rẻ sẽ giúp hoạt động tín dụng gia tăng sức cạnh tranh và từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, giúp ngân hàng đứng vững trong tình hình cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. 2.3.2 Thực trạng huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Long An
  37. Trang - 37 - Với phương châm đi vay để cho vay, tự chủ trong kinh doanh không trông chờ vào sự hỗ trợ của ngân hàng cấp trên, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn như sau: - Phân theo hình thái giá trị. + Huy động vốn bằng VND. + Huy động vốn bằng ngoại tệ. - Phân theo thời gian: + Tiền gửi không kỳ hạn. + Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. + Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng. + Tiền gửi dài hạn ( chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu ) trên 24 tháng. - Phân theo tính chất nguồn huy động: + Tiền gửi tiết kiệm: không kỳ hạn, có kỳ hạn. + Tiền gửi tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. + Tiền vay. + Phát hành giấy tờ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu. + Vay: Các TCTD, vay NHNN. - Phân theo đối tượng gửi tiền. + Tổ chức kinh tế. + Dân cư. 2.3.2.1 Kết quả huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Long An Với vai trò là ngành kinh tế huyết mạch trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mục tiêu lợi nhuận, các NHTM đã duy trì và đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, nâng dần khả năng tự cân đối nguồn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Để đạt được mục tiêu trên, các NHTM trên địa bàn đã từng bước đổi mới nhiều mặt: từ mô hình tổ chức, quy trình nghiệp vụ, tổ chức mạng lưới, hiện đại hoá công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên.
  38. Trang - 38 - Đi đôi với kênh phân phối truyền thống: hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch và điểm giao dịch ở khu vực dân cư tập trung, khu đô thị mới, khu vực tiềm năng ( VCB mở thêm phòng giao dịch Tiền Giang, OCB mở phòng giao dịch Bến Lức, Đức Hòa ) là kênh phân phối hiện đại: máy ATM, POS tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư tiếp cận nguồn vốn và dịch vụ ngân hàng. Công tác phát triển sản phẩm tiền gửi của các NHTM có nhiều bước phát triển vượt bậc. Điều này được thể hiện qua việc đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn với nhiều hình thức: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi các TCKT, tiền gửi kỳ phiếu, trái phiếu, tiền gửi khác dưới hình thái giá trị nội tệ, ngoại tệ và vàng. Nhìn chung NHTM đưa các kỳ hạn gửi rất phong phú ( 1 tuần, đến trên 60 tháng ) với nhiều phương thức trả lãi ( trả trước, trả sau, trả định kỳ từ 1, 3, 6 đến 12 tháng ) và nhiều sản phẩm ( tiết kiệm bậc thang với số tiền gửi càng lớn thì được tính lãi suất càng cao, lãi suất phân tầng theo số dư, ) tạo cho khách hàng sự chủ động và nhiều lựa chọn phù hợp với thu nhập và khả năng chi tiêu của mình. Một điểm nổi bậc so với trước đây ( nếu rút trước hạn phải rút hết gốc và được hưởng lãi không kỳ hạn ) là các NHTM cho phép khách hàng rút gốc linh hoạt. Rút gốc linh hoạt là việc ngân hàng cho phép khách hàng gửi một lần nhưng được rút gốc nhiều lần. Số tiền gốc rút trước hạn được hưởng lãi và số tiền gốc còn lại vẫn được hưởng lãi suất như gửi ban đầu nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu bất thường của khách hàng ( OCB, Sacombank, BIDV ). Các NHTM đều tạo ra những lợi thế riêng nhầm hấp dẫn thu hút khách hàng mạnh mẽ. Họ sẳn sàng cho nhân viên và phương tiện đến tận nơi khách hàng yêu cầu để nhận tiền nằm đáp ứng nhu cầu an toàn của khách hàng. Các NHTM còn đi vào khai thác tâm lý của người gửi là thích nhận được phần thưởng nên đã tung ra các hình thức khuyến mãi: tặng tiền, vàng khi gửi tiền, quay số trao giải thưởng, tặng thẻ bảo hiểm, tặng nón bảo hiểm, tặng đồng hồ, ly tách
  39. Trang - 39 - Với việc định hướng nâng dần tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập của ngân hàng xem đó là nguồn thu ổn định, ít tốn kém và rủi ro hơn nguồn thu từ hoạt động tín dụng, nên các NHTM đã đẩy mạnh công tác dịch vụ: thu chi hộ cho khách hàng. Đặc biệt thực hiện theo chỉ thị 20 của Thủ tướng chính phủ về việc trả lương qua tài khoản của các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, các NHTM đã trang bị mạnh hệ thống máy ATM ( T12/2007: 34 máy, T6/2008: 49 máy), POS ( T6/2008: 11 máy) và tiếp cận đến các đối tượng trên để mở tài khoản, phát hành thẻ và thanh toán lương qua thẻ ATM đạt được một kết quả đáng kể ( số tài khoản cá nhân trả lương theo chỉ thị 20 năm 2007: 1.230; T6/2008: 5.637 – báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Long An ). Đi đôi với việc phát hành thẻ ATM, các NHTM đã triển khai dịch vụ nhắn tin tự động, homebanking, internetbanking, tổ chức tốt dịch vụ thanh toán nhanh chóng kịp thời, chính xác cho khách hàng vừa giúp giảm chi phí, tạo lập lòng tin nơi khách hàng vừa giúp nguồn vốn huy động ngày càng cao. Chính sách phí và lãi suất linh hoạt điều chỉnh phù hợp với sự quản lý vĩ mô của nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát thúc đẩy phát triển kinh tế, đổi mới tư duy, phong cách làm việc “ tìm kiếm khách hàng chứ không đợi khách hàng tìm kiếm mình ”. Đưa tiêu chí chất lượng và phong cách phục vụ lên hàng đầu và coi đó là lợi thế cạnh tranh qua việc quy định nhân viên đeo bảng tên để khách tiện giao dịch, đổi mới quầy giao dịch (quầy thấp so với trước đây là quầy cao), giữ xe cho khách hàng, bố trí nhân viên đứng quầy là cán bộ trẻ, vui vẻ và hoạt bát, trang phục giao dịch đồng bộ Thị phần của các NHTM mở rộng theo từng thế mạnh của mình tạo nên môi trường cạnh tranh khá sôi nổi, đặc biệt về mặt bằng lãi suất và chính sách thu hút khách hàng đã duy trì được nền khách hàng cũ và mở rộng khách hàng mới, tạo lập được nền vốn ổn định và tăng trưởng mạnh phục vụ kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
  40. Trang - 40 - Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Long An Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 12/05 12/06 12/07 06/08 So sánh So sánh 2006/2005 2007/2006 Số Số tương Số Số tương tuyệt đối tuyệt đối đối đối Nguồn vốn huy động 3.134 3.831 7.049 8.074 697 22.23% 3.218 83.99% 1/Theo thời gian 3.134 3.831 7.049 8.074 697 22.23% 3.218 83.99% KKH đến 12 tháng 2.549 2.764 6.015 7.167 215 8.43 % 3.251 117.62% Trên12 tháng đến 60 tháng 492 817 1.030 840 325 66.06% 213 26.07% Trên 60 tháng 93 250 4 67 157 168.82% -246 -98.4% 2/Theo hình thức huy động 3.134 3.831 7.049 8.074 697 22.23% 3.218 83.99% Trong đó: Nội tệ 3.060 3.663 6.557 7.417 603 19.70% 2.894 79.00% Ngoại tệ,vàng 74 168 492 657 94 127.02% 324 192.86% a.Tiền gửi tiết kiệm 2.056 1.900 4.532 5.333 -156 7.58% 2.632 138.53% + Nội tệ 2.010 1.836 4.446 5.229 -174 -8.65% 2.610 142.16% + Ngoại tệ, vàng 46 64 86 104 18 39.13% 22 34.38% b. Tiền gửi các TCKT 808 971 2.266 2.428 163 20.17% 1.295 133.37% + Nội tệ 790 947 1.979 2.060 157 19.87% 1.032 108.98% + Ngoại tệ, vàng 18 24 287 368 6 33.33% 263 1095.8% c.Tiền gửi K.phiếu, T.Phiếu 270 960 179 264 690 255.55% -781 -81.3% + Nội tệ 260 880 76 95 620 238.46% -804 -91.36% + Ngoại tệ,vàng 10 80 103 169 70 700 % 23 28.75% d. Tiền gửi khác 72 49 72 100% + Nội tệ 56 33 56 100% + Ngoại tệ 16 16 16 100% (Nguồn: báo cáo của chi nhánh NHNN Tỉnh Long an)
  41. Trang - 41 - Biểu Đồ 2: tốc độ tăng vốn huy động của các NHTM Tỉnh Long An ( 2005- Q2/2008) (Nguồn: báo cáo của chi nhánh NHNN tỉnh Long an) Với việc thực hiện mạnh dạng các biện pháp trên đã làm cho tốc độ huy động vốn tăng mạnh được minh họa rỏ nét qua bảng 2.3( tốc độ tăng bình quân 3 năm 2005-2007 khoản 53% ), năm sau luôn cao hơn năm trước. Nếu như năm 2005 tổng nguồn vốn huy động là 3.134 tỷ đồng thì năm 2006 là 3.831 tỷ đồng ( tăng 22.23%), năm 2007 là 7.049 tỷ đồng ( tăng 83.99%) so với cùng kỳ năm trước và quý 1/2008 là 7.605 tỷ đồng. Với bảng số liệu 2.3 cho chúng ta thấy tiền gửi của dân cư luôn cao hơn nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội và chiếm trên 50% tổng nguồn vốn huy động là nguồn vốn ổn định và quan trọng đối với hoạt động ngân hàng. Điều đó cho thấy tiềm lực vốn trong dân rất mạnh và lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng rất cao cả nội tệ, ngoại tệ và vàng ( tăng mạnh qua các năm, năm 2005: 2056 tỷ, năm 2006: 1900 năm 2007:4.532 tỷ, quý 1/2008: 4.702 tỷ ) điều đó đòi hỏi các NHTM cần biết được thế mạnh của mình so với các định chế tài chính trung gian khác để có thể phát huy và đưa ra chính sách hợp lý để thu hút thêm đối tượng này. Tuy nguồn tiền gửi các TCKT về số tuyệt đối không bằng nguồn tiền gửi tiết kiệm nhưng cũng tăng mạnh qua các năm ( năm 2005: 808 tỷ, năm 2006: 971 tỷ, năm 2007: 2.226 tỷ và quý 1/2008: 2.682 tỷ ). Đặc điểm của
  42. Trang - 42 - loại vốn này chỉ là bộ phận vốn nằm trong quá trình sản xuất kinh doanh, số dư tiền gửi thể hiện dòng tiền vào ra của doanh nghiệp, với số dư tăng cao qua các năm cho thấy sự lớn mạnh về quy mô hoạt động của các tổ chức. Điều này cho thấy các NHTM đã làm làm tốt chức năng trung gian thanh toán và cung ứng các dịch vụ thanh toán của mình một cách có hiệu quả (đây là điểm lợi thế của NHTM với các tổ chức trung gian tài chính khác). Qua bảng số liệu số 2.3 chúng ta thấy sự chênh lệch tỷ trọng giữa loại tiền gửi huy động bằng VNĐ và ngoại tệ, vàng qua các năm là khá cao (2005: ngoại tệ, vàng 2.3% , VNĐ: 97.7 % trong nguồn vốn huy động,) dù tỷ trọng huy động ngoại tệ, vàng thấp trong tổng nguồn vốn huy động nhưng tỷ trọng huy động ngoại tệ, vàng lại tăng dần qua các năm (2005: 2.3% ; năm 2006: 4.38% ; năm 2007: 6.97%) cho thấy sự nổ lực của các NHTM duy trì từng bước tăng tỷ trọng vốn huy động ngoại tệ, vàng để đáp ứng nhu cầu về vốn ngoại tệ cho nền kinh tế trong quá trình hội nhập giao lưu mua bán của các doanh nghiệp với các nước trên thế giới ngày càng cao đòi hỏi cần phải có nguồn ngoại tệ đủ lớn. Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh trên ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn ngắn hạn (không kỳ hạn đến 12 tháng) chiếm tỷ trọng cao tuyệt đối so với tổng nguồn vốn, nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp. Tình trạng trên xảy ra do các nguyên nhân sau: lạm phát tăng cao, giá cả thị trường biến động, đặc biệt giá vàng và giá xăng dầu tăng mạnh, và chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát qua việc nâng mức lãi suất cơ bản từ 12% năm lên 14% để rút tiền bớt trong lưu thông. Xuất phát từ những nguyên nhân trên ảnh hưởng tâm lý người dân là kỳ vọng lãi suất huy động của ngân hàng sẽ tăng nên họ quyết định lựa chọn kỳ hạn ngắn để tối đa hoá lợi nhuận của mình. Chính vì vậy để có nguồn vốn vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, nên các NHTM đưa ra rất nhiều hình thức huy động và lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn lãi suất huy động dài hạn. Từ phụ lục số 2 ta có số liệu sau:
  43. Trang - 43 - Navibank: lãi suất huy động VNĐ từ ngày 13/8/08 kỳ hạn 1- 3T: 18.096 %- 18.3% năm, kỳ hạn 6 T là 15.504 % , kỳ hạn 9 T là 15.804 %, kỳ hạn 18-60 T là 12% năm. Sacombank: lãi suất huy động VNĐ từ ngày 30/7/08 kỳ hạn 1- 12 T: 16.8 %- 17.04% năm, kỳ hạn 15T là 15.6% năm, kỳ hạn 18T là 15.36 % năm, 24 v à 36 T l à 15% năm. Đông Á: lãi suất huy động VNĐ từ ngày 11/8/08 kỳ hạn 1- 12 T: 17.6 %- 18.1% năm, kỳ hạn 13-36 T là 17.6% năm. VCB: lãi suất huy động VNĐ từ ngày 13/8/08 kỳ hạn 1- 12 T: 16.8 %- 17% năm, kỳ hạn 18-60 T là 15% năm. Ngân hàng Công thương Long An: lãi suất huy động VNĐ từ ngày 03/07/08 kỳ hạn 1- 6 T: 17.5 %, kỳ hạn 7T-24 T là 16.8% năm. BIDV: lãi suất huy động VNĐ từ ngày 17/6/08 kỳ hạn 1- 12 T: 17.5 % năm, kỳ hạn 13-18 T là 16% năm, kỳ hạn 24T,36 T là 14.5 % năm, 48T,60 T là 14% năm. Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long: lãi suất huy động VNĐ từ ngày 16/6/08 kỳ hạn 1-3T: 17.4% năm, kỳ hạn 4-6T là 17.04%, kỳ hạn 7-36 T là 16.8 % năm. Điều này cũng nói lên lãi suất cao luôn là tiêu chí luôn được khách hàng lựa chọn khi quyết định gửi tiền vào ngân hàng. Bảng 2.4: Nguồn vốn huy động cụ thể của từng NHTM trên địa bàn từ 2005- Q2//2008 Đơn vị: Tỷ đồng Tên ngân hàng 2005 2006 2007 30/6/2008 Nguồn Chiếm Nguồn Chiếm Nguồn Chiếm Nguồn Chiếm vốn tỷ vốn tỷ vốn tỷ vốn tỷ huy trọng huy trọng huy trọng huy trọng động huy động huy động huy động huy động động động động NHCT Long An 459 14.65% 295 7.70% 446 6.33% 464 5.75% NHCT Bến Lức 142 3.71% 203 2.88% 118 1.46%
  44. Trang - 44 - NHCT Châu 41 1.07% 63 0.89% 83 1.03% Thành NHNNo&PTNT 1.744 55.64% 1.955 51.03% 3.419 48.50% 3.555 44.03% NH Ngoại 7 0.22% 51 1.33% 135 1.92% 189 2.34% Thương NHĐT&PT 287 9.16% 317 8.27% 433 6.14% 420 5.2% NHPT Nhà 197 6.29% 224 5.85% 303 4.30% 321 3.97% ĐBSCL NHCSXH 12 0.38% 16 0.42% 16 0.23% 15 0.19% Các NHTMCP 268 8.55% 601 15.69% 1761 24.98% 2.652 32.85% Quỹ Tín Dụng 160 5.11% 189 4.93% 270 3.83% 257 3.18% Nhân Dân ( Nguồn: báo cáo của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Long An ) Qua bảng số liệu 2.4 chúng ta thấy quy mô và tỷ trọng huy động vốn của ngân hàng NNo& PTNT cao nhất so với các ngân hàng trên địa bàn. Có được kết quả trên là do ngân hàng NNo&PTNT có mạng lưới rộng khắp với 1 hội sở chính tại Thị xã và 25 đơn vị trực thuộc ở thị xã và huyện tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch. Bảng 2.5 Nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn ( 2005-T6/2008 ) Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 30/6/2008 Vốn huy động 3.134 3.831 7.049 8.074 Trong đó -NHTMNN 2.706 3.041 5.018 5.165 -NHTMCP 428 790 2.031 2.909 (Nguồn: Báo cáo của chi nhánh NHNN Tỉnh Long An)
  45. Trang - 45 - Biểu đồ 3: Thị phần nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn (2005- T6/2008) Nhìn vào bảng số liệu số 2.5, không thua kém so với các NHTMNN, các NHTMCP đang ngày càng cũng cố vị thế của mình qua thị phần, tốc độ huy động vốn ngày càng cao (năm 2006/ năm 2005 tăng 84.58%, năm 2007/ 2006 tăng 157.09%), chiếm % thị phần huy động vốn trong tổng nguồn vốn huy động NHTM trên địa bàn cao. Cụ thể năm 2005 vốn huy động của NHTM chiếm 13.66% nguồn vốn huy động toàn địa bàn, nhưng cuối tháng 6/2008 đạt 36 %. Điều này chứng tỏ dù ra đời sau với mạng lưới ít nhưng tốc độ phát triển của các NHTMCP rất cao, vị trí và tên tuổi của nhiều ngân hàng cổ phần đã thực sự lớn mạnh ( ACB, Sacombank, Đông Á ). Có được những thành quả trên là do các NHTMCP đã áp dụng phương pháp quản lý hiện đại ( định kỳ thay đổi Giám đốc, quản lý giờ giấc nghiêm như dùng thẻ, dấu tay để chấm công tránh tình trạng đi trể về sớm ), chú trọng công tác marketing, xây dựng nguồn ngân sách cho hoạt động chi hoa hồng môi giới, tiếp thị quảng cáo cao, chế độ tiền lương theo
  46. Trang - 46 - cơ chế thị trường, thưởng phạt dựa trên thành tích, năng suất lao động không mang tính chất bình quân chủ nghĩa từ đó tạo động lực cho đội ngũ nhân viên luôn phải năng động và sáng tạo, nếu không sẽ bị đào thải. Trong khi đó các NHTMNN dù nguồn vốn huy động vẫn tăng qua các năm nhưng điều đáng lưu ý ở đây là thị phần huy động vốn giảm, cụ thể năm 2005 chiếm 86.34% nguồn vốn huy động toàn địa bàn nhưng đến quý 2/2008 còn 64%. Điều này đòi hỏi các NHTMNN cần phải nghiêm túc đánh giá lại hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình về công tác quản trị điều hành, sản phẩm dịch vụ đưa ra thị trường cũng như cung cách phục vụ, chính sách tuyên truyền quảng cáo đối với khách hàng. Dựa trên kết quả đánh giá, các NHTM cần đưa ra các giải pháp để khắc phục những tồn tại và phát huy những lợi thế ( có bề dày truyền thống, yếu tố nhà nước trong cơ cấu, mạng lưới rộng khắp, năng lực tài chính mạnh) nhằm đứng vững và chiếm ưu thế trong điều kiện hiện nay khi mà người dân hiểu rỏ gửi tiền ở ngân hàng nào cũng đều có được sự giám sát chung của Ngân hàng Nhà nước, có bảo hiểm tiền gửi hỗ trợ. ( điều này được chứng minh qua tin đồn thất thiệt xảy ra ở ACB, kết quả chính người gửi tiền bị thiệt do rút trước hạn, còn ngân hàng vẫn đứng vững ). Mặc dù kết quả huy động vốn của các NHTM tương đối cao nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn hoạt động tín dụng gia tăng trong từng năm. Do đó nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ được nhu cầu tín dụng thể hiện qua bảng số liệu số 2.6 sau: Bảng 2.6: Bảng số liệu huy động vốn so với nhu cầu vốn của các NHTM Đơn vị: Tỷ đồng 31/12/2005 30/12/2006 31/12/2007 T6/2008 Nguồn vốn huy động 3.134 3.831 7.049 8.074 Dư nợ cho vay 6.180 7.086 9.350 11.085 Tỷ trọng VHĐ/ dư nợ 50.71% 54.06% 75.39% 72.84% ( Nguồn : báo cáo NHNN Tỉnh Long An qua các năm 2005 – T6/2008) Nhìn vào bảng số liệu 2.6 cho chúng ta thấy trong 6 tháng đầu năm 2008 nhu cầu vốn tín dụng so với cuối năm 2007 tăng 1.7 tỷ (gần bằng năm
  47. Trang - 47 - 2007 so 2006 là 2.2 tỷ) trong khi nguồn vốn huy động chỉ tăng khoảng 1 tỷ. Nguồn vốn huy động tăng không nhiều do ảnh hưởng của thị trường tài chính tiền tệ thế giới nói chúng và tình hình lạm phát trong nước nói riêng làm cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn. Do đó để đáp ứng nhu cầu vốn của địa phương, ngoài nguồn vốn huy động được trên địa bàn, các NHTM còn cần có sự hỗ trợ từ nguồn vốn điều chuyển từ các NHTM Trung ương Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn (2005- T6/2008) 2005 Tỷ 2006 Tỷ 2007 Tỷ T6/200 Tỷ (tỷ trọng (tỷ trọng (tỷ trọng 8 trọng đồng) đồng) đồng) (tỷ đồng) Tổng 6.301 100% 7.463 100% 10.592 100% 12.441 100% nguồn vốn Trong đó Vốn huy 3.134 49.74% 3.831 51.33% 7.049 66.55% 8.074 64.89% động Vốn điều 3.167 50.26% 3.632 48.67% 3.543 33.45% 4.367 35.10% chuyển (Nguồn: Báo cáo của chi nhánh NHNN tỉnh Long An) Qua bảng số liệu số 2.7 chúng ta thấy nguồn vốn huy động bình quân hàng năm ( từ 2005- T6/2008) chỉ chiếm khoản 56 % tổng nguồn vốn. Các NHTM vẫn cần sự hổ trợ từ hội sở chính của hệ thống mình để đáp ứng nhu cầu đầu tư trong Tỉnh. Vì vậy NHTM cần phải nổ lực hơn nữa trong việc đề ra các giải pháp nhằm tăng tỷ trọng vốn huy động được và giảm bớt nguồn vốn điều chuyển từ hội sở tạo nên tính chủ động trong cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn. 2.3.2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động huy động vốn của NHTM trên địa bàn
  48. Trang - 48 - Qua kết quả hoạt huy động vốn trong khoản thời gian 3 năm và quý 2/2008, đặc biệt là công tác huy động vốn, chúng ta có thể rút ra được những thuận lợi để tận dụng phát huy, đồng thời những khó khăn để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục giúp cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng an toàn và hiệu quả hơn. a Những mặt thuận lợi của NHTM Long An - Tỉnh Long An là vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam, vị trí địa lý thuận lợi là cầu nối giữa TPHCM và các Tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. - Nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, các khu và cụm công nghiệp hình thành và phát triển trong khi các tỉnh khác các khu và cụm công nghiệp không còn tạo cơ hội trong việc thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước. - Công tác đền bù giải tỏa để hình thành các khu công nghiệp, khu dân cư phát triển nhanh tạo ra cơ hội cho các tổ chức tín dụng thu hút được nguồn vốn tạm thời của người dân. - Các nhà quản lý của các ngân hàng đã xây dựng chiến lược tiếp cận và cung cấp trọn gói tất cả các dịch vụ đối với một khách hàng giao dịch thay vì cung cấp những dịch vụ đơn lẻ theo nhu cầu của khách hàng. Mặc khác ngân hàng cũng định hướng phát triển phù hợp trong điều kiện hiện nay về: tăng quy mô, phát triển mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng và các kênh phân phối hiện đại ( chuyển tiền điện tử, dịch vụ trả lương, thu chi hộ, ngoại hối, thẻ ATM, homebanking, internet banking, mobile banking, mạng lưới máy ATM ), đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng . - Các ngân hàng trên địa bàn được sự hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về cơ chế, chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế ( phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, quy định về chống rửa tiền, chính sách quản lý ngoại hối đổi mới theo hướng tự do hoá các giao dịch vãng lai, không kết hối ngoại tệ của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch vốn như vay, trả nợ nước ngoài, ), sự thanh tra kiểm tra, giám sát của NHNN, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các ngành các cấp.
  49. Trang - 49 - - Đội ngũ cán bộ trẻ năng động, được đào tạo nghiêm túc, ham học hỏi, khả năng thích ứng nhanh, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, thái độ nhiệt tình, tận tâm và hòa nhả với khách hàng. - Cơ sở vật chất khang trang, mạng lưới rộng khắp, có sự hiểu biết tâm lý, phong tục tập quán của khách hàng ( là thế mạnh của các tổ chức tín dụng trong nước, đặc biệt là hệ thống NHTMNN ), hệ thống công nghệ hiện đại thực hiện giao dịch online. b Những khó khăn và hạn chế trong việc huy động vốn của các NHTM trên địa bàn * Về các yếu tố vĩ mô: - Chính sách vĩ mô của nhà nước: NHNN sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát: tăng dự trữ bắt buộc, bắt buộc các ngân hàng mua tín phiếu, giới hạn tăng trưởng tín dụng do đó để đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, ngân hàng bắt buộc phải thường xuyên điều chỉnh tăng lãi suất. Công cụ chủ yếu đang được các NHTM sử dụng là giá cả (lãi suất, mức phí). Việc cạnh tranh bằng công cụ giá có thể mang lại hiệu quả trong thời gian đầu nhưng về lâu dài thì không hiệu quả, do đẩy chi phí đầu vào tăng cao, dẫn đến chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra ít ( do bị giới hạn trần lãi suất cho vay ) làm cho kinh doanh không hiệu quả thậm chí vẫn đến phá sản khi rủi ro tín dụng xảy ra. - Tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát dẫn đến việc lãi suất huy động thay đổi liên tục. Khi lãi suất thay đổi tạo cho tâm lý người dân không ổn định, từ đó họ sẽ rút ra gửi lại hoặc đem đến nơi có lãi suất cao vừa gây thiệt hại cho khách hàng vì chỉ được hưởng lãi suất thấp và đồng thời gây tăng chi phí cho ngân hàng (chi phí ấn chỉ, nhân lực) nhưng nguồn vốn ngân hàng lại không tăng. - Giá cả thị trường tăng vọt, lạm phát cao, giá vàng tăng cao làm cho người dân chi tiêu nhiều hơn để đảm bảo cuộc sống làm hạn chế số tiền nhàn rỗi có thể gửi ngân hàng. Quan trọng là tâm lý của người dân e ngại gửi tiền VNĐ dài hạn vào hệ thống ngân hàng vì sợ mất giá nên chuyển qua kênh đầu tư khác nhằm phân tán rủi ro, bảo đảm giá trị cất giữ tài sản: mua
  50. Trang - 50 - vàng, ngoại tệ cất trữ, mua đất, chơi hụi, mua bảo hiểm nhân thọ Vì vậy mặc dù ngân hàng đã áp dụng mọi biện pháp như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang nhưng nguồn vốn huy động vẫn không tăng. Đây là 1 trong những khó khăn chính làm hạn chế nguồn vốn huy động của ngân hàng. - Hiện nay các ngân hàng hoạt động trên cơ sở hành lang pháp lý của Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các TCTD, tuy nhiên vẫn còn một số cơ chế, chính sách chưa được chặt chẽ và vẫn còn một vài vướng mắc: Nghị định số 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi, chỉ có bảo hiểm tiền gửi bằng đồng Việt Nam. Nhưng Nhà nước chủ trương khuyến khích nguồn ngoại tệ tự do chuyển vào ngân hàng, nên nghị định này đã làm hạn chế nguồn huy động vốn ngoại tệ của các Ngân hàng. - Tỉnh Long An chủ yếu sản xuất nông nghiệp, lại bị ảnh hưởng của những cơn lũ lụt thường xuyên, dịch cúm gia cầm, khoản 80% dân số là nông dân nên khả năng tiết kiệm và tích lũy đối với người dân ở mức độ khiêm tốn. Vốn nhàn rỗi trong dân cư không nhiều, chưa có thói quen gửi tiền và thanh toán qua ngân hàng. Một tỷ lệ lớn người dân vẫn thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán bằng vàng, bằng ngoại tệ. - Với sự ra đời của nhiều ngân hàng và các kênh thu hút vốn khác như tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm nhân thọ, đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán tạo cơ hội cho người dân lựa chọn kênh đầu tư của mình sau cho có lợi nhất dẫn đến mức độ cạnh tranh trên thị trường vốn càng cao. - Sự hướng dẫn, giới thiệu của các cấp chính quyền địa phương về việc thực hiện chỉ thị 20 còn hạn chế. Sự liên kết, phối hợp giữa các ngành, cơ quan tổ chức với ngân hàng trong việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ của mình chưa chặt chẽ. Ví dụ : ngân hàng, bưu điện, điện lực chưa có sự phối kết hợp với nhau trong việc trả tiền điện thoại, tiền điện mà chủ yếu vẫn còn thu bằng tiền mặt do đó hạn chế việc mở tài khoản và sử dụng dịch vụ ngân hàng trong đại bộ phận dân chúng dẫn đến việc thanh toán và cất giữ tiền mặt trong người dân còn lớn. * Về phía các NHTM:
  51. Trang - 51 - - Trình độ quản lý, kỹ năng kinh doanh, điều hành còn hạn chế, hoạt động quản trị chưa thật sự đổi mới còn tư tưởng khách hàng tìm đến ngân hàng ở một số ngân hàng. Các NHTM chưa thật sự hướng vào khách hàng mà việc quản lý được thực hiện theo từng nghiệp vụ kinh doanh, chưa phân chia từng nhóm khách hàng qua đó nắm được tâm lý khách hàng có nhu cầu khác nhau đối với dịch vụ ngân hàng để có chính sách chăm sóc thích hợp. Sự phối hợp giữa các phòng ban chưa nhịp nhàng, đồng bộ làm mất thời gian và gây khó chịu cho khách hàng. - Công nghệ chưa phát triển, chất lượng đường truyền của ngành bưu chính chưa cao làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của ngân hàng nhất là dịch vụ thẻ, chuyển tiền điện tử, nhắn tin tự động - Dịch vụ ngân hàng chưa phát triển, sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu chưa hấp dẫn chủ yếu các dịch vụ truyền thống ( như nhận tiền gửi, cho vay với kênh phân phối truyền thống là chi nhánh, phòng và điểm giao dịch) chưa có các sản phẩm có tính chất phức tạp như dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng ). Các sản phẩm cung cấp ra thị trường mang tính chất đại trà cho tất cả khách hàng, không có sự phân biệt tới từng nhóm khách hàng, chủng loại chưa đa dạng, thanh toán quốc tế chưa phát triển chỉ tập trung ở một số ngân hàng. Hơn nữa, các dịch vụ ngân hàng hiện đại mới chưa phát triển và việc triển khai còn chậm do tâm lý e ngại (cái mới thường xảy ra sai sót). Quy trình thủ tục còn phức tạp, chưa đơn giản hoá. Chất lượng dịch vụ chưa cao còn phụ thuộc rất nhiều vào đường truyền của bưu điện ( nhiều ngân hàng đã thực hiện giao dịch online nhưng lại rớt mạng, lỗi kỹ thuật, hệ thống máy ATM ngừng phục vụ do hết tiền, hết giấy, lỗi phần cứng ). - Số lượng máy ATM còn ít, chủ yếu được đặt tại trụ sở của chi nhánh, ở khu công nghiệp, ở các huyện ngoại thành chưa đáng kể. Các tiện ích của máy ATM chưa nhiều (hầu như chỉ sử dụng chức năng rút tiền chưa phải là 1 ngân hàng thu nhỏ: gửi tiền, rút tiền, thanh toán). Sự liên minh trong thanh toán thẻ chưa cao, thẻ của ngân hàng nào thì phải đến chính hệ thống máy ATM của ngân hàng đó mới thực hiện giao dịch được
  52. Trang - 52 - gây bất lợi cho khách hàng khi có nhu cầu cần thiết sử dụng: bệnh hoạn, chuyện bất trắc xảy ra, lãng phí chi phí đầu tư và chi phí vận hành gây tổn thất cho xã hội. Chính sách hỗ trợ, quảng cáo còn hạn chế dẫn đến kết quả thực hiện cung ứng dịch vụ trả lương qua tài khoản theo chỉ thị 20 chưa cao( tính đến T6/2008 số đơn vị hưởng lương ngân sách đã trả lương qua tài khoản ngân hàng chỉ có 63 đơn vị trong tổng số 1.366 đơn vị hưởng lương ngân sách trên địa bàn – Báo cáo NHNN Tỉnh Long An), đối tượng sử dụng thẻ ATM chủ yếu chỉ là cán bộ nhân viên chức và học sinh sinh viên . - Chính sách lãi suất chưa thật sự linh hoạt (đa số ngân hàng khi rút trước hạn chỉ hưởng lãi suất không kỳ hạn mà không được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi), biểu phí dịch vụ còn chênh lệch nhiều tùy thuộc vào từng Ngân hàng, lãi suất huy động ở các NHTMCP cao hơn các NHTMNN tạo nên luồng vốn di chuyển mạnh từ NHTMNN sang NHTMCP. Điều này có thể gây ra rủi ro cho hệ thống ngân hàng nếu nguồn vốn huy động với lãi suất cao lại không sử dụng hiệu quả. - Một số cán bộ cũ có kinh nghiệm nhưng lại rất bảo thủ, rập khuôn mẫu, phong cách giao dịch theo cơ chế cấp phát trước đây, thiếu tính sáng tạo và năng động, đặc biệt ở các NHTMNN. Đây là một trở ngại rất lớn đối với việc xây dựng tác phong giao tiếp, khoa học, hiện đại trong đội ngũ nhân viên nhầm tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng. Cán bộ mới thì chưa có kinh nghiệm, trình độ chưa đồng đều, hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, chỉ hiểu biết hoặc nắm bắt một số sản phẩm dịch vụ liên quan trực tiếp đến công việc của mình dẫn đến tâm lý chỉ thích làm những sản phẩm dịch vụ truyền thống, ít dám rủi ro thử nghiệm các sản phẩm mới, còn mơ hồ trừu tượng không lường được rủi ro. Chính những lý do trên nên chưa tạo sự hài lòng đối với khách hàng sẽ dẫn đến khó khăn trong việc duy trì nguồn khách hàng cũ và khai thác khách hàng mới. - Thủ tục còn rắc rối phức tạp ( khách hàng còn phải viết thông tin cá nhân lên hồ sơ quá nhiều chỉ trừ 1 vài ngân hàng là khách hàng không cần viết mà chỉ cần ký) ảnh hưởng đến thời gian và tâm lý của khách hàng từ
  53. Trang - 53 - đó không làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. - Hạn chế về mạng lưới, trụ sở của các NHTMCP đa số là thuê chưa tạo độ tin cậy đối với khách hàng, điều này rất quan trọng vì hoạt động kinh doanh ngân hàng dựa trên chữ tín, việc giao dịch với ngân hàng lớn có trụ sở khang trang, hiện đại là niềm tự hào, cũng như tin tưởng của họ. - Giờ giấc ( thời gian mở cửa và đóng cửa của một số ngân hàng trùng với giờ làm việc của công nhân viên tại các công ty ) nên chưa tạo được sự thuận lợi cho khách hàng. - Các ngân hàng chưa quan tâm đúng mức tới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên sâu về marketing, chưa có phòng marketing độc lập mà còn nằm trong một phòng nghiệp vụ khác. Nhân sự thì kiêm nhiệm ( thường bộ phận marketing nằm trong phòng kế hoạch nguồn vốn ) và chưa có sự đầu tư kinh phí cho hoạt động marketing nên làm cho hoạt động này của 1 số chi nhánh NHTM nghèo nàn, kém hấp dẫn, không chuyên nghiệp và chưa mang lại hiệu quả cao. c Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến khó khăn trong huy động vốn của các NHTM trên địa bàn - Tình hình kinh tế xã hội trong 6 tháng đầu năm 2008 chịu nhiều bất ổn: giá dầu, giá vàng liên tiếp lập kỷ lục mới, lãi suất USD cắt giảm liên tiếp, lạm phát xảy ra hầu hết các nước, thị trường tín dụng nhiều nước gặp khủng hoảng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh số sụt giảm ảnh hưởng dòng tiền của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến nguồn tiền gửi của TCKT tại ngân hàng. - Lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm 2008 bên cạnh gây ảnh hưởng tâm lý khách hàng sợ đồng tiền mất giá mà còn gia tăng chi phí cho doanh nghiệp làm hoạt động kinh doanh của họ gặp nhiều khó khăn. - Chịu sự điều hành trực tiếp từ hội sở chính của từng NHTM về lãi suất huy động. - Công tác tiếp thị sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng còn hạn chế bởi vì đội ngũ cán bộ chưa nắm được toàn bộ những sản phẩm, dịch vụ hiện có
  54. Trang - 54 - của ngân hàng mà chỉ dừng ở việc công việc bộ phận nào chỉ bộ phận đó biết.
  55. Trang - 55 - Kết luận chương 2 Qua thực trạng hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Long An cho chúng ta thấy được kết quả hoạt động của các NHTM với những điểm mạnh và yếu cũng như những thuận lợi và khó khăn. Có thể nói các NHTM đã biết dựa vào điều kiện thuận lợi và tốc độ phát triển của Tỉnh để tự đổi mới và có hành động cụ thể để khai thác những yếu tố thuận lợi trên nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho mình. Song tiềm lực kinh tế của Tỉnh vẫn còn rất lớn, nhưng khả năng ngân hàng tiếp cận doanh nghiệp chưa cao, nguồn vốn huy động chỉ đáp ứng khoản 56% trên tổng nguồn vốn, phần còn là sự hỗ trợ từ hội sở chính của từng hệ thống. Vì vậy để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp.
  56. Trang - 56 - CHƯƠNG III GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN 3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội Tỉnh Long An đến năm 2010 3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến 2010 Tỉnh ra sức tập trung mọi nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13.5-14 % và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách bền vững. Khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm 25-26 %, khu vực công nghiệp-xây dựng chiếm 42-43%, khu vực thương mại-dịch vụ chiếm 30-31 %. GDP bình quân đầu người trong Tỉnh đạt 19.2 triệu đồng tương đương 1050 USD đạt mức bình quân cả nước và bằng 58 % vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam. Giai đoạn 2006-2010 tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 25% năm. Đến năm 2010 giá trị xuất khẩu bình quân /người là 750 USD ( bằng 95 % cả nước, bằng 21 % vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam ). Tổng vốn đầu tư xã hội bình quân năm chiếm khoản 45.5% /GDP. Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục đào tạo, coi trọng phát triển nhân tố con người, chăm lo giải quyết các vấn đề bức xúc như giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. 3.1.2 Dự báo về vốn đầu tư phát triển Về nhu cầu: trong 5 năm 2006-2010 hệ số suất đầu tư dự kiến khoản 3.52. Để đảm bảo mục tiêu phát triển 14% năm cần huy động nguồn vốn đầu tư khoản 45.5% GDP tức là khoản 47.000 tỷ đồng. Trong nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, dự kiến nguồn vốn trong nước chiếm khoản 63.8%, nguồn vốn nước ngoài chiếm khoản 36.2 %.Về cơ cấu nguồn vốn: + Phần nguồn vốn ngân sách nhà nước dự kiến khoản 10.200 tỷ đồng chiếm 21.7 % trong cơ cấu, trong đó:
  57. Trang - 57 - . Nguồn vốn địa phương quản lý khoản 6.500 tỷ đồng, chiếm khoản 13.8% tổng vốn đầu tư, giai đoạn 2007-2010 là 5.600 tỷ đồng. . Nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư trên địa bàn dự kiến khoản 3700 tỷ đồng chiếm 7.9% tổng vốn đầu tư, chủ yếu đầu tư các công trình lớn qua địa bàn như đường cao tốc, quốc lộ N2, 50, 62 và một số công trình đầu tư thủy lợi do Trung ương quản lý. + Dự kiến các nguồn vốn khác . Nguồn vốn doanh nghiệp trong nước 11.280 tỷ đồng chiếm 24% tổng vốn đầu tư. . Nguồn vốn đầu tư nước ngoài 17.000 tỷ đồng chiếm 36.2 tổng vốn đầu tư. . Nguồn vốn tín dụng 1.800 tỷ đồng chiếm 3.8% tổng vốn đầu tư. . Vốn dân cư và vốn huy động khác 6.720 tỷ đồng, chiếm 14.3% tổng vốn đầu tư. - Dự kiến phân bổ nguồn vốn: + Đầu tư nông, lâm, thủy sản: 5300 tỷ đồng chiếm 11.3%. + Đầu tư công nghiệp, xây dựng: 23.500 tỷ đồng, chiếm 50%. + Đầu tư thương mại, dịch vụ: 18.200 tỷ đồng chiếm 38.7%. 3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn 3.2.1 Các giải pháp ở tầm vĩ mô 3.2.1.1 Đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước * Tạo hành lang pháp lý, ổn định chính trị và giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế - Một đất nước có một hành lang pháp lý rỏ ràng, nền chính trị ổn định mới có thể thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư, tạo nên niềm tin cho mọi người và sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, đảm bảo an toàn hiệu quả của hệ thống ngân hàng. - Nhà nước cần có nhiều chính sách vĩ mô nhầm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế làm mức thu nhập trên đầu người tăng, làm cho số lượng khách hàng gửi tiền nhàn rỗi ngày một nhiều hơn, tốc độ luân chuyển hàng
  58. Trang - 58 - hoá nhanh đã thúc đẩy doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ tăng và nảy sinh nhiều nhu cầu tiếp cận với ngân hàng, với các dịch vụ tiện ích ngân hàng hiện đại. - Chính phủ và NHNN cần áp dụng mọi giải pháp để kiềm chế lạm phát. Bởi vì lạm phát bên cạnh làm méo mó giá cả, nó còn làm xói mòn tiết kiệm và không khuyến khích đầu tư. Lạm phát thấp giúp mọi người tiết kiệm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh số, lợi nhuận. Từ đó góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng cho các ngân hàng, tạo nên lòng tin của mọi người khi đồng tiền không bị mất giá từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và huy động vốn của ngân hàng. - Nhà nước bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả từ đó làm gia tăng số dư tiền gửi của các công ty chứng khoán tại Ngân hàng Thương mại. * Chủ trương, chính sách, quy định của nhà nước phải đồng bộ, có lộ trình, hiệu quả và hợp lý - Xác định rõ những ngành, lĩnh vực công trình thật sự cần thiết để nhà nước đầu tư, những lĩnh vực còn lại cần có kế hoạch, lộ trình cụ thể tránh đầu tư tràn lan, thất thoát và lãng phí vốn nhà nước, khi tiền đưa vào lưu thông nhưng không tạo ra hàng hoá đối ứng sẽ dẫn đến lạm phát. - Trong nền kinh tế có lạm phát, thì việc kiềm chế lạm phát ở mức mục tiêu cần kết hợp cả chính sách tài khoá ( cắt giảm chi tiêu công, quản lý có hiệu quả: chi tiêu công, chi đầu tư để hạn chế sự chi tiêu quá mức và thất thoát lớn trong xây dựng cơ bản, chính sách thuế ) và chính sách tiền tệ ( lãi suất cơ bản, dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, tỷ giá, thị trường mở, đầu tư tín dụng ) không được sử dụng đơn lẻ 1 chính sách nào. - Chính sách lãi suất phù hợp đúng đắn, bởi vì lãi suất là một công cụ hết sức quan trọng được sử dụng trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng, là giá cả của quyền sử dụng tiền tệ. Khi Ngân hàng Nhà nước ban hành biểu lãi suất phải bảo đảm lãi suất tiền gửi thật dương nhằm đảm bảo lợi ích cho cả người gửi và người nhận từ đó làm thỏa mãn lợi ích giữa 2 bên đều hướng đến mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận.