Đề tài Thực trạng sử dụng công cụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong điều hành chính sách tiền tệ từ 2001 đến nay

doc 26 trang nguyendu 6020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Thực trạng sử dụng công cụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong điều hành chính sách tiền tệ từ 2001 đến nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_thuc_trang_su_dung_cong_cu_thi_truong_mo_cua_ngan_han.doc

Nội dung text: Đề tài Thực trạng sử dụng công cụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong điều hành chính sách tiền tệ từ 2001 đến nay

  1. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải Chính sách tiền tệ là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của chính sách kinh tế tài chính vĩ mô của nhà nước trong quá trình điều hành các hoạt động của nền kinh tế, theo đuổi các mục tiêu cuối cùng như: tăng trưởng kinh tế, kìm chế lạm phát, gia tăng việc làm Để có thể đạt được những mục tiêu trên thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở. Trong đó, nghiệp vụ thị trường mở là quan trọng nhất bởi chính tính linh hoạt của nó. Và trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế thị trường càng trở nên sôi động thì việc điều hành chính sách tiền tệ từ công cụ trực tiếp chuyển sang công cụ gián tiếp trong đó có nghiệp vụ thị trường mở càng trở nên cấp bách. Nghiệp vụ thị trường mở đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức khai trương vào ngày 12/7/2000. Trải qua hơn 9 năm hoạt động, nghiệp vụ thị trường mở đã được thực hiện an toàn, góp phần quan trọng vào việc điều tiết và kiểm soát lượng tiền cung ứng của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, cũng như các công cụ chính sách tiền tệ khác của Ngân hàng nhà nước, nghiệp vụ thị trường mở đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Số lượng các tổ chức tín dụng tham gia ít, doanh số giao dịch nhỏ, hàng hoá giao dịch chưa nhiều, các quy định về quy trình, xử lý thông tin còn chưa hoàn thiện. Vì vậy, nhu cầu đổi mới và hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trưởng mở là hết sức cấp bách và cần thiết. Đó chính là lý do nhóm em chọn đề tài: “Thực trạng sử dụng công cụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong điều hành chính sách tiền tệ từ 2001 đến nay”. I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MỞ 1.SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG MỞ 1.1Khái niệm 1.1.1 Thị trường mở (open market) Là bộ phận của thị trường tiền tệ (money market) – là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán, trao đổi các chứng từ có giá giữa NHTW với các NHTM, các tổ chức tài chính, thông qua đó, NHTW tác động đến khối tiền cung ứng để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn cụ thể. 1.1.2 Nghiệp vụ thị trường mở (open market operations) Là nghiệp vụ của NHTW để tiến hành mua hoặc bán ngắn hạn chứng từ có giá nhưng không vì mục đích thu được lợi nhuận mà vì lợi ích chung của toàn nền kinh tế. Nghiệp vụ thị trường mở vừa là nghiệp vụ của thị trường vừa là công cụ của NHTW để thực thi chính sách tiền tệ: Khi cần giảm khối tiền cung ứng, trong trường hợp lạm phát đang hoặc có xu hướng gia tăng – thì NHTW sẽ bán trái phiếu cho các NHTM, các tổ chức tài chính với giá hấp dẫn nên các NHTM và các tổ chức tài chính sẽ có lợi hơn so với cho vay, làm cho 2
  2. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải vốn khả dụng của các NHTM sẽ giảm đi 1 cách tương ứng kéo theo khả năng cho vay giảm và mục tiêu làm giảm khối tiền của NHTW sẽ được thực hiện. Ngược lại, khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, sản xuất lưu thông có dấu hiệu khựng lại, thì NHTW sẽ tác động theo hướng mở rộng khả năng cho vay của các NHTM mở rộng khối tiền. Lúc này NHTW sẽ mua trái phiếu vào với giá hấp dẫn, vốn khả dụng của NHTM sẽ tăng lên, khả năng cho vay mở rộng, mục tiêu mà NHTW hướng tới khi thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. 1.1.3 Hàng hóa của thị trường mở Đặc điểm chung của các hàng hóa giao dịch trên thị trường mở: - Được phát hành và lưu thông hợp pháp. - Được giao dịch, mua bán, chuyển nhượng. - Còn thời hạn hiệu lực. Ở Việt Nam còn thêm các điều kiện: - Các loại chứng từ có giá được giao dịch là những chứng từ có giá được phát hành và thanh toán bằng VND. - Phải đăng ký chứng từ có giá giao dịch tại NHNN theo quy định. - Các giấy tờ có giá mua bán hẳn phải có thời hạn tối đa là 90 ngày. 1.1.3.1 Tín phiếu kho bạc (treasury bonds) Tín phiếu kho bạc do Kho bạc nhà nước phát hành, huy động vốn để bù đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN, là hàng hóa chủ yếu trên thị trường mở. Đặc điểm: Chứng từ có giá ngắn hạn ( thời hạn dưới 12 tháng). - Tính thanh khoản cao. - Phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ. - Phần lớn phát hành qua kênh thị trường mở với khối lượng lớn có tính chất định kỳ. - Được chuyển nhượng 1 cách thuận lợi. 1.1.3.2 Tín phiếu NHTW Tín phiếu NHTW do NHTW phát hành, là giấy nợ của NHTW đối với người mua tín phiếu. Tín phiếu NHTW cũng có đặc điểm tương tự như tín phiếu kho bạc nhưng là công cụ chủ động hơn để điều hành chính sách tiền tệ. 1.1.3.3 Trái phiếu chính phủ(government bonds): 3
  3. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải Trái phiếu chính phủ là 1 loại chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận số vốn cho vay của trái chủ đối với tổ chức phát hành của chính phủ. Đặc điểm: - Thời hạn từ trên 1 đến 5 năm. - Lãi suất cố định. - Nhiều phương thức trả lãi khác nhau: trả lãi 1 lần khi đáo hạn, trả lãi định kỳ, trả lãi trước - Được chuyển nhượng theo luật pháp quy định. - Được mua bán công khai trên thị trường. 1.1.3.4 Trái phiếu đô thị (municipal bonds) Trái phiếu đô thị do chính quyền các đô thị lớn phát hành để vay nợ đầu tư vào các công trình, dự án đô thị, phục vụ chương trình phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương. 1.1.3.5 Chứng chỉ tiền gửi (certificate of deposit) Chứng chỉ tiền gửi do các NHTM, các tổ chức tài chính phát hành huy động vốn có thời hạn xác định, thực chất là giấy nợ của NHTM đối với mua chứng chỉ tiền gửi, là công cụ quan trọng để NHTM huy động vốn trên thị trường,trên thực tế công cụ này ít được giao dịch. Đặc điểm: - Có thời hạn xác định, chỉ được thanh toán khi đáo hạn, lãi suất chứng chỉ tiền gửi thường cao hơn các hình thức huy động vốn. - Được mua bán, chuyển nhượng. - Được cầm cố thế chấp để vay vốn. 1.1.3.6 Hối phiếu (Bill of exchange) Hối phiếu là giấy nợ thương mại, là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do người bán ký thác cho người mua để ra lệnh cho người mua trả một số tiền nhất định vào 1 thời điểm xác định. 1.2 Các chủ thể tham gia thị trường mở 1.2.1 Ngân hàng Trung ương (NHTW) NHTW tham gia thị trường mở với 2 tư cách: Là người tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của thị trường, soạn thảo, ban hành quy chế hoạt động của thị trường mở, xét duyệt hồ sơ, kết nạp các thành viên của thị trường, tổ chức các hoạt động giao dịch mua bán chứng từ có giá trên thị trường, đảm bảo an toàn chính xác, đảm bảo quyền lợi cho các thành viên 4
  4. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải Là thành viên tham gia các hoạt động giao dịch mua bán với các thành viên còn lại của thị trường, nhưng không phải vì mục tiêu lợi nhuận mà vì các mục tiêu của chính sách tiền tệ. 1.2.2 Các đối tác của NHTW 1.2.2.1 Các NHTM NHTM mua bán chứng từ có giá trên thị trường mở vì mục tiêu lợi nhuận, điều này giúp NHTW điều tiết được hành vi kinh doanh của NHTM. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các NHTM phải duy trì 1 mức dự trữ hợp lý, việc tham gia vào thị trường mở giúp các NHTM điều hòa các mức dự trữ nói trên 1 cách hợp lý nhất. Khi cần gia tăng ngân quỹ hoặc gia tăng dự trữ thứ cấp, các NHTM đều có thể thực hiện thuận lợi nhờ tham gia thị trường mở. 1.2.2.2 Các định chế tài chính phi ngân hàng Các định chế tài chính phi ngân hàng bao gồm: các công ty tài chính (financial company), các công ty cho thuê tài chính (financial leasing company), các công ty bảo hiểm (insurance company), các công ty chứng khoán (securities company), các quỹ đầu tư (investment funds) tham gia với tư cách là những người đầu tư và kinh doanh giấy tờ có giá. Nhờ tham gia thị trường mở các công ty này có thể làm phong phú thêm các danh mục đầu tư tài chính và thay đổi theo hướng có lợi nhất. 1.2.2.3 Các đối tượng khác NHTM nhà nước (state ownes commercial banks). NHTM cổ phần (join stock commercial banks).s NH liên doanh (join venture banks). Chi nhánh NH nước ngoài (foreign bank branchs). Quỹ tín dụng TW (central people credit fund). Công ty bảo hiểm (insurance company). Công ty chứng khoán (securities company). 1.3 Ưu nhược điểm 1.3.1Ưu điểm Có tác động nhanh, chính xác và có thể được sử dụng ở bất kỳ mức độ nào. Khi NHTW muốn thay đổi cơ số tiền hoặc dự trữ, nó chỉ việc ra lệnh cho 1 người kinh doanh chứng khoán và việc mua bán được thực hiện ngay tức khắc. Nghiệp vụ thị trường mở rất linh hoạt. Khi có 1 sai lầm xảy ra khi tiến hành nghiệp vụ thị trường mở, NHTW có thể lập tức đảo ngược lại việc sử dụng công cụ đó. Nếu NHTW thấy rằng cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do nó mua chứng khoán trên thị 5
  5. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải trường mở quá nhiều, thì nó có thể tiến hành ngay nghiệp vụ bán chứng khoán trên thị trường. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách tiền tệ chủ động. Việc hoàn thành nghiệp vụ thị trường mở không phụ thuộc nhiều lắm vào ý thích chủ quan của các đối tác. Nhờ có nghiệp vụ này, NHTW có thể kiểm soát được lượng tái cấp vốn không vay. Việc kiểm soát này không thể thực hiện được trong nghiệp vụ tái chiết khấu. Ở nghiệp vụ tái chiết khấu, NHTW có thể khuyến khích hoặc hạn chế khối lượng tái chiết khấu nhưng không thể hạn chế được nhu cầu tái chiết khấu của các NHTM. 1.3.2 Nhược điểm Vì các ảnh hưởng của nghiệp vụ thị trường mở đến cơ số tiền bị triệt tiêu nên dự trữ của ngân hàng không tăng hoặc giảm tương ứng sau các hoạt động mua bán chứng khoán của NHTW. Các NHTW không phải lúc nào cũng tăng hoặc giảm lượng cung ứng tín dụng và đầu tư khi dự trữ tăng lên hay giảm xuống dưới tác động của nghiệp vụ thị trường mở. Có nhiều yếu tố ngăn cản NHTM sử dụng tối đa số dự trữ dư thừa cho mục tiêu mở rộng tín dụng như: nhu cầu trả nợ NHTW, nhu cầu sử dụng tiền mặt tăng lên. Khả năng phát huy hiệu quả tối đa của nghiệp vụ thị trường mở nhiều khi không phụ thuộc vào NHTW mà nó còn bị chi phối bởi môi trường kinh tế vĩ mô, hành vi của công chúng và các quyết định của NHTM. 2. CÁC NGHIỆP VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG MỞ Cơ chế tác động của NHTW trên thị trường mở được thể hiện qua sơ đồ sau đây 6
  6. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Chứng từ BÁN MUA Thị Chứng từ có giá trường có giá mở NHTMTiền và các thành viên của thị trường Tiềnmở Tiền Tiền Khối tiền cung ứng (M1) NHTW sẽ tác động vào khối tiền cung ứng theo 2 cách: Nếu mục tiêu được xác định cụ thể, có thể định lượng được thì NHTW sẽ can thiệp ngay bằng việc bán hẳn hoặc mua hẳn để tác động đến khối tiền với thời hạn dài hơn, ổn định hơn. Nếu mục tiêu xác định có tính chất tạm thời, chỉ làm thay đổi “cơ cấu dự trữ” tiền tệ tạo điều kiện cho các NHTM, các định chế tài chính linh hoạt hơn trong điều chỉnh cơ cấu dự trữ để phục vụ tốt nhất cho yêu cầu kinh doanh, thì NHTW sẽ mua hoặc bán chứng từ có giá nhưng không phải mua đứt bán đoạn (mua bán hẳn) mà chỉ là mua bán có kỳ hạn. Tùy thuộc vào tình hình thực tế mà NHTW thực hiện 1 trong 2 nghiệp vụ như sau: 2.1Giao dịch không hoàn lại (mua hoặc bán hẳn – mua đứt bán đứt): Giao dịch không hoàn lại là việc NHTW mua bán chứng từ có giá với các đối tác của mình mà không có bất kỳ 1 cam kết nào về việc bán hoặc mua lại các chứng từ đó. Nghiệp vụ này được sử dụng khi yêu cầu điều chỉnh và tác động đến lượng tiền cung ứng là rõ ràng và dứt khoát. Khi nền kinh tế có lạm phát cao cần tác động và làm giảm cung ứng tiền – lúc này NHTW sẽ bán giấy tờ có giá ( bán hẳn) qua thị trường mở. Trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, sản xuất lưu thông có dấu hiệu chững lại, đòi hỏi phải tác động và làm gia tăng cung ứng tiền. Lúc này NHTW sẽ mua chứng từ có giá qua thị trường mở ( mua hẳn). Giá cả mua, bán chứng từ có giá được xác định theo công thức sau: 7
  7. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải GT GMB = 1 + Lãi suất x Thời hạn còn lại ( ngày) 365 x 100 GMB: giá cả mua, bán chứng từ có giá GT: giá trị khi đáo hạn của giấy tờ có giá Lãi suất: lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ ( nếu đấu thầu lãi suất); nếu đấu thầu khối lượng thì áp dụng lãi suất công bố của NHTW Nhược điểm: giao dịch mua bán hẳn có thể làm mất đi tính linh hoạt, uyển chuyển trong thực thi chính sách tiền tệ nhưng không hoàn toàn cứng nhắc. Ưu điểm: nếu tính toán kỹ thì sẽ có tác dụng lớn hơn giao dịch có hoàn lại 2.2 Giao dịch có kỳ hạn ( giao dịch có hoàn lại - REPO): Giao dịch có kỳ hạn là nghiệp vụ giao dịch mua bán chứng từ có giá của NHTW với các đối tác của mình có kèm theo điều kiện là các bên giao dịch sẽ bán hoặc mua lại các chứng từ có giá đã mua hoặc bán trong trường hợp cụ thể. Sơ đồ giao dịch có kỳ hạn: NHTW bán và mua lại chứng từ có giá. Chứng từ có giá NHTW bán chứng từ có giá Tiền Ngân hàng trung ương Giao dịch có kỳ hạn Ngân hàng thương mại ( REPO) (các thành viên thị trường) NHTW mua lại chứng từ có giá Tiền 8
  8. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải Bên bán chuyển giao quyền sở hữu chứng từ có giá cho bên mua và nhận tiền từ bên mua, đến kỳ hạn xác định bên bán mua lại giấy tờ có giá đó bằng việc chuyển tiền thanh toán để nhận lại các giấy tờ có giá đã bán. Ưu điểm: khi kết thúc hợp đồng trạng thái “dự trữ” của các đối tác sẽ trở lại như ban đầu. Giao dịch có kỳ hạn rất linh hoạt, giúp các NHTM, các tổ chức tài chính năng động hơn trong công tác quản trị tài sản nói chung và quản trị thanh khoản nói riêng. Giá cả mua bán chứng từ có giá được xác định như sau: GT GB ( giá bán) = 1 + Lãi suất x Thời hạn hiệu lực còn lại ( ngày) 365 x 100 GM (giá mua) = GB x 1+Lãi suất x Thời hạn bán (ngày) 365 x 100 GT: giá trị khi đáo hạn của chứng từ có giá GB: giá bán chứng từ có giá GM: giá mua lại chứng từ có giá Lãi suất: lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ ( nếu đấu thầu lãi suất); nếu đấu thầu khối lượng thì áp dụng lãi suất công bố của NHTW 3. CÁC PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG MỞ (TENDER PROCEDURE Tất cả các chứng từ có giá trên thị trường mở đều được mua hoặc bán theo phương thức đấu thầu 3.1 Đấu thầu khối lượng (mass tender) Đấu thầu khối lượng là phương thức đấu thầu với lãi suất được NHTW công bố trước. NHTW công bố khối lượng tiền cần mua hoặc cần bán bằng phương thức đấu thầu và ấn định mức lãi suất thực hiện. NHTW công bố điều kiện đặt thầu để các thành viên đăng ký số tiền dự thầu trên cơ sở chấp thuận mức lãi suất đã xác định trước. Sau khi 9
  9. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải mở thầu NHTW sẽ xác định tỷ lệ giá trị đạt thầu và phân bổ cho từng tổ chức tham gia đặt thầu. Việc phân bổ thầu được tiến hành thực hiện như sau: Trước hết toàn bộ số lượng đăng ký dự thầu được cộng lại với nhau. Nếu tổng khối lượng đặt thầu nhỏ hơn hoặc bằng khối lượng NHTW chào mua/chào bán thì toàn bộ các đơn dự thầu đều được phân bổ theo khối lượng đặt thầu. Nếu tổng khối lượng đặt thầu lớn hơn khối lượng NHTW chào mua/chào bán thì khối lượng trúng thầu của từng thành viên được phân bổ tỷ lệ thuận với khối lượng đặt thầu của thành viên đó. Các đơn dự thầu sẽ được phân bổ như sau: n - Tỷ lệ % phân bổ thầu: k = A/bi trong đó: i 1 - A: là khối lượng NHTW chào mua/chào bán - n: là tổng số thành viên tham gia dự thầu - bi là khối lượng đặt thầu của thành viên thứ i - k là tỷ lệ phân bổ thầu Trên cơ sở xác định được tỷ lệ k, khối lượng trúng thầu của thành viên thứ i (W i) được xác định như sau: Wi = k x bi 3.2 Đấu thầu lãi suất (interest rate tender) Theo phương thức đấu thầu lãi suất thì các thành viên tham gia tự đăng ký số tiền ứng với mỗi mức lãi suất do tự mình lựa chọn. Trường hợp NHTW cần cung ứng tiền thêm vào lưu thông thông qua việc mua GTCG, các đơn dự thầu được sắp xếp theo thứ tự và được phân bổ theo các mức lãi suất từ cao xuống thấp. Nghĩa là những đơn dự thầu ứng với lãi suất cao sẽ được ưu tiên phân bổ trước cho đến khi khối lượng phân phối được sử dụng hết. Nếu tại mức lãi suất thấp nhất được chấp nhận, khối lượng đăng ký dự thầu lớn hơn khối lượng được phân phối thì quá trình phân bổ như sau: Gọi: - A: là khối lượng NHTW chào mua/chào bán - rt : là mức lãi suất thứ t được đăng ký - b(rt)i là khối lượng đặt thầu của thành viên thứ i ứng với mức lãi suất r t - b(rt) là tổng khối lượng đặt thầu của các thành viên ứng với mức lãi suất rt - rm là mức lãi suất cuối cùng được chấp nhận. 10
  10. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải Đối với trường hợp NHTW đấu thầu để bơm thêm vốn khả dụng cho hệ thống ngân hàng thì: r1 rt rm - k(rm) là tỷ lệ % trúng thầu được phân bổ tại mức lãi suất cuối cùng m 1 A - b(rt ) t 1 k(rm) = B(rm) Trên cơ sở xác định được tỷ lệ k(r m), khối lượng trúng thầu của thành viên thứ i (W i) tại mức lãi suất rm được xác định như sau: W(rm) = k(rm) x b(rm) Trường hợp NHTW cần hút tiền từ lưu thông về thông qua việc bán GTCG thì các quy trình diễn ra ngược lại. 4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỸ Cục dự trữ liên bang Mỹ: Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed, NHTW của Mỹ) bắt đầu thực hiện OMO từ cuối những năm 1920. Khi đó, OMO được sử dụng như một công cụ hỗ trợ thực hiện cho vay chiết khấu của Fed. Nhưng đến nay, OMO được coi là công cụ CSTT linh hoạt, có hiệu quả và quan trọng nhất của Fed vì hoạt động OMO có tính chất quyết định đến sự thay đổi dự trữ của hệ thống ngân hàng và lãi suất thị trường. Để điều hành OMO, Fed đã thành lập Uỷ ban nghiệp vụ thị trường mở (FOMC). Theo định kỳ 6 tuần/lần, FOMC họp bàn phân tích các diễn biến kinh tế - tiền tệ và các yếu tố ảnh hưởng để đưa ra các quyết định về mục tiêu tăng trưởng M1, M2 và lãi suất liên ngân hàng định hướng, lãi suất chiết khấu từ đó quyết định khối lượng GTCG giao dịch trên thị trường mở, phương thức giao dịch và thời hạn giao dịch. Fed lựa chọn những chứng khoán có tính thanh khoản và độ an toàn cao làm công cụ thực hiện OMO nhằm đạt được mục tiêu điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng một cách có hiệu quả nhất. Chứng khoán Chính phủ Mỹ (đặc biệt là tín phiếu kho bạc) là công cụ chủ yếu được sử dụng trong các giao dịch OMO do có khối lượng giao dịch trên thị trường lớn, có tính thanh khoản và độ an toàn cao. Thời hạn của các chứng khoán Chính phủ được giao dịch trên thị trường khá đa dạng, từ dưới 01 năm đến trên 10 năm. 11
  11. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải Đối tác giao dịch chủ yếu của Fed là các ngân hàng. Tuy nhiên hầu hết các giao dịch OMO thực hiện thông qua các nhà giao dịch chứng khoán chính phủ chuyên nghiệp (ngân hàng). Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà Fed áp dụng hình thức mua bán hẳn hoặc mua bán có kỳ hạn, thông qua hình thức đấu thầu lãi suất. Các giao dịch mua bán hẳn thường được sử dụng khi việc dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến mức dự trữ của các NHTM như khối lượng tiền ngoài lưu thông, khả năng chi tiêu của Chính phủ cho thấy mức dự trữ cần được tiếp tục điều chỉnh trong một thời gian dài. Ngoài ra khi cần tăng dự trữ, bên cạnh việc mua hẳn, Fed có thể sử dụng thêm hình thức cho trả trước hạn các chứng khoán. Thực chất cả 2 nghiệp vụ mua bán hẳn và thanh toán trước hạn chứng khoán đều có tác động giống nhau. Trong trường hợp dự báo cho thấy cần thay đổi tạm thời dự trữ của các ngân hàng, hoặc không dự báo được chính xác mức độ cũng như thời hạn biến động của dự trữ, Fed có thể thực hiện phương thức mua bán có kỳ hạn ngắn thông qua các hợp đồng Repos, với thời gian thường không quá 15 ngày. II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ Ở VIỆT NAM 1.SỰ CẦN THIẾT PHẢI RA ĐỜI TTM Ở VIỆT NAM Xét về nhiều khía cạnh, đối với Việt Nam, NVTTM là một công cụ rất quan trọng và cần thiết trong việc điều hành CSTT ở Việt Nam. Sự cần thiết đó được thể hiện ở một số điểm sau đây: Do hạn chế của công cụ trực tiếp trong việc điều hành CSTT. Qua thực trạng điều hành CSTT ở Việt Nam trong thời gian qua, có thể thấy hạn chế của công cụ trực tiếp là: thiếu chủ động, hiệu quả thấp, sự phối hợp chưa chặt chẽ, chưa thực sự phản ánh tín hiệu thị trường. Do đó cần thiết phải có công cụ gián tiếp- NVTTM để có thể điều hành CSTT một cách linh hoạt và chủ động. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam phải có thị trường tài chính phát triển mới có thể tham gia vào thị trường quốc tế. Công cụ NVTTM sẽ góp phần phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính Việt Nam. NVTTM giúp chính phủ thực thi CSTT quốc gia có hiệu quả. Điều này được thể hiện ở sự chủ động và linh hoạt trong các hoạt động của NHTW về thời gian và mức độ tác động theo mục đích của mình. Ngoài ra NVTTM còn có tác động đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức tín dụng. Nghiệp vụ thị trường mở sẽ làm tăng tính thanh khoản của tải sản có của các ngân hàng khi tạo nên thị trường thứ cấp cho các tài sản tài chính mà nó nắm giữ. Điều này sẽ làm giảm dự trữ tiền mặt và tăng khả năng sinh lời của vốn ngân hàng, góp phần cải thiện 12
  12. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải tình hình tài chính cho các ngân hàng. Mặt khác, yêu cầu về chủng lợi và chất lượng các giấy tờ có giá được giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở sẽ gián tiếp làm thay đổi danh mục đầu tư vào các giấy tờ có giá của các ngân hàng, từ đó mà cải thiện theo hướng tích cực cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng, giảm dự trữ không sinh lời và cải tạo bảng tổng kết tài sản. Việc xuất hiện TTM là một bước tiến quan trọng trong tiến trình tự do hoá lãi suất ở nước ta. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có thêm một công cụ mới - công cụ quan trọng nhất trong điều hành CSTT ở nước ta. Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay, việc áp dụng nghiệp vụ thị trường mở có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có tính cấp thiết cao nhằm tạo ra sự chuyển biến mới trong điều hành CSTT của NHNN dựa trên các quan hệ thị trường, là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ, hoàn thiện các công cụ CSTT hiện đang còn nhiều hạn chế, qua đó mà đảm bảo sự phân bổ nguồn vốn hợp lý góp phần thực hiện đang còn nhiều hạn chế, qua đó mà đảm bảo sự phân bổ nguồn vốn hợp lý góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ, thực hiện thành công cải cách hệ thống ngân hàng ngày càng vững mạnh. 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ Ở VIỆT NAM Nghiệp vụ thị trường mở bắt đầu vận hành vào 12/7/2000 ghi nhận việc chuyển điều hành Chính sách tiền tệ từ công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Quy chế hoạt động của Nghiệp vụ thị trường mở được ban hành theo quyết định số 85/2000/QĐ - NHNN14 ngày 9/3/2000. Trong thời gian qua, ban điều hành Nghiệp vụ thị trường mở đã có những chỉ đạo sát sao đối với hoạt động của thị trường do đó đã khắc phục phần nào khó khăn trong thời gian đầu vận hành. Nó đã mở ra một kênh cung ứng và điều tiết vốn khả dụng của các TCTD cho NHNN và tạo điều kiện cho các TCTD sử dụng linh hoạt các loại GTCG của mình. Công cụ OMO liên tục được NHNN cải tiến trong những năm qua và dần trở thành một công cụ CSTT quan trọng chủ yếu của NHNN. 2.1 Tần suất giao dịch trên thị trường mở: Để tăng cường khả năng tác động của công cụ này, NHNN đã tăng số phiên giao dịch trên thị trường mở. Cụ thể là, trong thời gian đầu vận hành, bình quân 10 ngày NHNN tổ chức một phiên giao dịch thị trường mở. Ngày giao dịch được tính theo ngày làm việc. Từ phiên thứ 14 vào ngày 29/11/2000, OMO được thực hiện với tần suất 1 tuần/phiên vào ngày thứ Tư hàng tuần. Điều này đã giúp cho các TCTD chủ động điều chỉnh kịp thời, linh hoạt vốn khả dụng của mình. Rồi đến tháng 5/2002, thị trường mở đã được tăng từ 1 phiên / tuần lên 2 phiên / tuần vào ngày thứ ba và thứ năm. Bên cạnh đó, NHNN còn mở các phiên giao dịch đột xuất hoặc các phiên giao dịch hàng ngày vào những dịp giáp Tết để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, không để xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán cũng như chậm trả đối với khách hàng. Nhờ đó, hoạt 13
  13. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải động ngân hàng được diễn ra bình ổn, củng cố uy tín của hệ thống ngân hàng. Bắt đầu từ tháng 11/2004, giao dịch OMO đã được thực hiện định kỳ 3 phiên/tuần, vào ngày thứ 2, 4 và 6, góp phần điều tiết kịp thời vốn khả dụng của TCTD. Chúng ta có thể thấy rằng, qua các năm từ 2000 đến năm 2005, tỷ trọng doanh số mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở trên tổng doanh số cho vay của NHNN (bao gồm cầm cố chiết khấu giấy tờ có giá, hoán đổi ngoại tệ và nghiệp vụ thị trường mở) năm 2004 tiếp tục tăng lên khoảng 81% so với các năm trước (năm 2003 là 75%, năm 2002 là 39% và năm 2001 là 37%). Điều này cho thấy nghiệp vụ thị trường mở trở thành kênh hỗ trợ vốn chủ yếu và ngày càng quan trọng của NHNN. Tuy nhiên từ năm 2006 đến quý 1 năm 2008, bắt đầu có những dấu hiệu của lạm phát như chỉ số CPI tăng lên liên tục, lượng ngoại tệ đổ vào nước ta tương đối nhiều, chính vì thế NHNN đã nhanh chóng thực thi ngay chinh sách tiền tệ thắt chặt bằng việc thực hiện chủ yếu các giao dịch bán các GTCG nhằm hấp thụ lượng vốn dư thừa trong nền kinh tế. Cụ thể, vào ngày 13/2/2008, NHNN đã tăng khối lượng bán tín phiếu trên OMO và phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc đối với các tổ chức tin dụng có quy mô vốn huy động bằng VNĐ trên 1000 tỷ đồng (trừ NH nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân TW). Nhưng từ giữa năm 2008 đến quý 1 năm 2009, do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nề kinh tế nước ta cũng chịu tác động không nhỏ, NHNN đã thực hiện việc thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu theo yêu cầu của các TCTD kể từ ngày 21/10/2008. Bảng 2.1. Số lượng các phiên giao dịch OMO Số Số phiên mua Số phiên bán Tần suất giao phiên dịch Năm Mua Mua có Bán Bán có hẳn kỳ hạn hẳn kỳ hạn 2000 17 4 10 3 0 10 ngày/phiên 2001 48 3 39 5 1 1 tuần/phiên 2002 85 1 58 26 0 1 tuần/2 phiên 2003 107 0 52 55 0 1 tuần/2 phiên 2004 123 0 109 0 14 1 tuần/3 phiên 2005 158 0 150 6 2 1 tuần/3 phiên 14
  14. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải 2006 162 29 130 3 1 tuần/3 phiên 2.2 Số lượng thành viên và hàng hóa giao dịch trên thị trường mở 2.2.1 Số lượng thành viên: Khi OMO bắt đầu hoạt động vào tháng 7/2000, có 20 TCTD được công nhận là thành viên tham gia OMO. Số lượng thành viên thị trường mở tăng dần qua các năm, nhưng với tốc độ chậm, chỉ 1-2 thành viên mỗi năm. Đến ngày 31/12/2005 đã có 29 TCTD được công nhận là thành viên tham gia OMO, gồm 05 NHTMNN, 14 NHTMCP, 07 chi nhánh NHNg, 01 ngân hàng liên doanh, 01 công ty tài chính và Quỹ Tín dụng nhân dân trung ương. Đây có thể coi là những thành viên năng động nhất trên thị trường tiền tệ, góp phần quan trọng vào việc điều hoà vốn cho thị trường, truyền dẫn vốn từ NHTW đến các TCTD thiếu vốn nhưng không có đủ các điều kiện để tham gia OMO. Bảng 2.2. Số lượng thành viên thị trường mở qua các năm Số lượng thành viên Năm Năm Năm Năm Năm Năm OMO 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. NHNN 1 1 1 1 1 1 2. NHTM nhà nước 4 4 4 5 5 5 3. NHTM cổ phần 9 10 10 11 13 14 4. NH nước ngoài 4 4 5 5 6 7 5. NH liên doanh 1 1 1 1 1 1 6. TCTD phi ngân hàng 1 1 1 1 1 1 7. Quỹ TDNDTW 1 1 1 1 1 1 Tổng 21 22 23 25 28 30 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2.2.2 Hàng hóa trên thị trường mở Khi thị trường mở bắt đầu hoạt động vào tháng 7/2000, các loại GTCG được giao dịch trên thị trường mở là tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN và các loại GTCG ngắn hạn khác do Thống đốc quy định cụ thể trong từng thời kỳ. Đây là những GTCG có tính an toàn rất cao và hầu như không bị rủi ro. Để phù hợp với quy định tại Luật sửa đổi, bổ 15
  15. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải sung một số điều của Luật NHNN, NHNN đã bổ sung các GTCG được giao dịch trên thị trường mở. Theo đó, các loại GTCG dài hạn như trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư do ngân sách trung ương thanh toán, công trái, trái phiếu công trình trung ương đã được chấp thuận giao dịch. Hàng hoá giao dịch của thị trường mở lúc này bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư do ngân sách trung ương thanh toán, công trái, trái phiếu công trình trung ương và các loại GTCG khác do Thống đốc quy định. Việc mở rộng các loại GTCG được chấp thuận giao dịch đã tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động của thị trường mở sôi động hơn và khối lượng mua bán GTCG nhiều hơn. Nhìn chung, các loại hàng hoá (GTCG) giao dịch trên thị trường mở được "lựa chọn" cẩn thận nhằm đảm bảo độ an toàn và tính thanh khoản cao. Hiện nay chỉ các GTCG do ngân sách trung ương hoặc NHNN thanh toán mới được giao dịch trên thị trường mở. Bất kỳ một loại GTCG nào khác, kể cả chứng chỉ tiền gửi hay GTCG do TCTD, chính quyền địa phương phát hành, đều chưa được giao dịch. 2.3 Doanh số trúng thầu nghiệp vụ thị trường mở 16
  16. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải Qua biểu đồ trên thấy rằng doanh số trúng thầu OMO tăng mạnh qua các năm, từ đó thấy được khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của các TCTD cũng như các điều kiện tiền tệ. Thật vậy, từ năm 2001-2004 doanh số trúng thầu luôn tăng trưởng hàng năm trên 100%. Đặc biệt, tổng doanh số giao dịch năm 2004 là 61,936 tỷ đồng, bằng 292% so với năm trước, tăng cao hơn nhiều so với những năm trước đây (năm 2003 là 136%, năm 2002 là 127%). Khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên tăng mạnh: năm 2004 là 500 tỷ đồng/phiên, trong khi năm 2003 là 197 tỷ đồng/phiên, 2002 là 105 tỷ đồng/ phiên, năm 2001 là 82 tỷ đồng/ phiên. Đến năm 2005, doanh số trúng thầu bằng 165,5% so với năm 2004 và năm 2006 doanh số trúng thầu tăng gấp đôi so với năm 2004. Bên cạnh đó, doanh số mua vào qua các năm luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số giao dịch. Đồng thời, Doanh số trúng thầu bình quân của từng phiên cũng tăng tăng lên qua các năm. Năm 2000 mới đạt 112 tỷ đồng thì năm 2005 đã đạt 649 tỷ đồng, bằng 5,8 lần năm 2000. Bên cạnh đó, doanh số trúng thầu cao nhất trong một phiên cũng tăng lên theo các năm. Năm 2000, doanh số trúng thầu tối đa trong một phiên là 250 tỷ thì đến năm 2005 là 3.939 tỷ đồng, và đến năm 2006 đạt 767 tỷ đồng, gần bằng 6.85 năm 2000. Điều này chứng tỏ khả năng điều tiết của công cụ 17
  17. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải này đến vốn khả dụng của các TCTD và các điều kiện của thị trường tiền tệ ngày càng tăng Bảng 2.3. Tổng doanh số trúng thầu OMO qua các năm (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Doanh số trúng thầu Tốc độ Tổng Mua Mua có Bán Bán có Doanh tăng số hẳn kỳ hạn hẳn kỳ hạn số bình trưởng quân (%) 2000 1904 480 874 550 112 2001 3934 60 3254 570 50 82 106.6 2002 9146 7246 1900 108 132.5 2003 21184 9844 11340 198 131.6 2004 61936 60986 950 504 192.4 2005 102479 100679 1100 700 649 65.5 2006 124234 36832 87102 300 767 21.2 (Nguồn : Ngân hàng nhà nước Việt Nam) 2.4 Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở: Lãi suất trên thị trường mở trong thời gian qua tăng nhẹ phản ánh diễn biến lãi suất trên thị trường tiền tệ và lãi suất ngắn hạn trong nền kinh tế. Trong các phiên giao dịch đầu năm 2004 lãi suất trúng thầu trên thị trường mở xoay quanh mức 3,20%/năm đến 3,50%/năm; các phiên gần đây tăng lên 3,5% - 4,0%/năm; trong khi đó lãi suất trúng thầu của các phiên trong năm 2003 chỉ có 2,29% -3,0%/năm của các phiên trước đó. Thời gian qua các ngân hàng: công thương, đầu tư & phát triển, nông nghiệp & phát triển nông thôn, ngoại thương thường xuyên đăng ký bán hàng trăm tỷ đồng tín phiếu còn thời hạn ngắn, nhưng 8 phiên gần đây mỗi phiên tổng số chỉ có 200 tỷ đồng trúng thầu. Điều đó chứng tỏ các NHTM đang linh hoạt sử dụng vốn khả dụng của mình. Đây cũng là cơ sở để cho lãi suất huy động vốn tương đối ổn định. Tuy nhiên, năm 2006, lãi suất trúng thầu lại giảm đột ngột xuống còn khoảng 1%/ năm. 18
  18. Biểu đồ: Lải suất thị trường mở trong thời gian qua %/năm Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải 10 9 8 7 6 5 4 3 2 LS cơ bản LS trúng thầu thị trưởng mở LS tái cấp vốn LS chiết khấu 3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ 3.1 Những kết quả đạt được Có thể nói rằng, hoạt động nghiệp vụ thị trường mở trong thời gian qua đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ như sau: Một là, đã góp phần củng cố thêm vị thế, vai trò quản lý của NHNN trong nền kinh tế thị trường, phù hợp với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa. Hai là, hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện tương đối linh hoạt, góp phần thực hiện các mục tiêu NHNN đặt ra, ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động NH. Đặc biệt với việc cung ứng vốn qua Nghiệp vụ thị trường mở, đã góp phần thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, thúc đẩy sản xuất, nâng cao sức mua của xã hội. Ba là, việc hoàn thiện các văn bản pháp lý cho hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở phù hợp hoạt động của thị trường được thông suốt. Việc lắp đặt các trang thiết bị, thiết kế chương trình phần mềm phục vụ cho hoạt động của Nghiệp vụ thị trường mở đã được thực hiện khẩn trương, tạo điều kiện cho các giao dịch diễn ra trôi chảy, đảm bảo đúng quy chế, quy trình an toàn. Bốn là, công tác điều hành, tổ chức Nghiệp vụ thị trường mở luôn thực hiện đúng quy định, anh toàn và đã dần bám sát được tình hình diễn biến thị trường về vốn khả dụng và lãi suất. 19
  19. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải Năm là, doanh số hoạt động không ngừng tăng lên, điều này thể hiện tính ưu việt của thị trường mở trong việc sử dụng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng. Sáu là,trong thời gian vừa qua, các thành viên tham gia và trúng thầu chủ yếu là các NHTM quốc doanh, những lãi suất trúng thầu tại các phiên giao dịch Nghiệp vụ thị trường mở đã phần nào phản ánh lãi suất trên thị trường biến động lãi suất hình thành qua đấu thầu Nghiệp vụ thị trường mở giữa các phiên đấu thầu ngày càng thu hẹp, thể hiện sự ổn định dần của thị trường. Bảy là, công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn về hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở NHNN về phổ biến Nghiệp vụ thị trường mở lên các phương tiện thông tin đại chúng bước đầu đã có những chuyển động tốt. 3.2 Hạn chế của việc sử dụng nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở của NHNN Việt Nam là hoạt động hoàn toàn mới cả về lý luận lẫn nội dung hoạt động đối với nước ta. Cho nên, việc vận hành và phát huy tốt hiệu quả của nó không phải là dễ dàng. Nghiệp vụ thị trường mở là một trong các công cụ tái cấp vốn của NHTW, có thể nói nó là công cụ tái cấp vốn có hiệu quả nhất của chính sách tiền tệ. Tuy đã đạt được một số kết quả trông thấy nhưng với một thời gian ngắn, chúng ta chưa thể có đủ kinh nghiệm để vận hành trơn tru cỗ máy nghiệp vụ thị trường mở mà không vấp phải những sai lầm, thiếu sót không thể tránh khỏi hay phát huy tối đa những thuộc tính tối ưu của nó. Một số những khó khăn và sai lầm trong hoạt động nghiệp vụ thị trường mở mà chúng ta vấp phải:  Thủ tục pháp lý chưa đơn giản. Quá trình đặt thầu, xét thầu, làm các thủ tục về đăng ký, lưu ký giấy tờ có giá, thủ tục về lập hợp đồng trong hoạt động nghiệp vụ thị trường mở còn khó khăn do tính chất hành chính của pháp luật và đôi khi vẫn phải áp dụng lãi suất chỉ đạo trong các phiên giao dịch. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa lãi suất nghiệp vụ thị trường mở cũng như các lãi suất của NHNN nói chung với lãi suất thị trường còn chưa thực sự gắn kết. Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở cũng vẫn còn bất cập trong đặt thầu, xét thầu. Các thủ tục về đăng ký, lưu ký giấy tờ có giá, thủ tục về lập hợp đồng mua bán giấy tờ có giá, quy trình giao dịch qua mạng chưa thực sự đơn giản hoá  Số lượng thành viên tham gia còn ít. Cho đến nay, NHTW mới chỉ cấp giấy phép hoạt động cho 22 TCTD tham gia thị trường bao gồm: + 4 NHTM Nhà nước (NH Ngoại thương, NH nông nghiệp và phát triển nông thôn, NH Công thương, NH đầu tư và phát triển); 20
  20. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải + 10 Ngân hàng thương mại cổ phần, + 1 Ngân hàng liên doanh, + 5 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, + 1 Công ty tài chính quỹ tín dụng nhân dân Trung ương. Tuy nhiên, trong mỗi phiên giao dịch thường xuyên chỉ có 2-3 đơn vị tham gia, số thành viên tham gia dự thầu thường là nhỏ. Các NHTM quốc doanh tham gia dự thầu và trúng thầu là chủ yếu, còn các ngân hàng thương mại cổ phần thì quy mô nhỏ và chưa quen nên còn lúng túng trong việc tham gia đấu thầu tại thị trường sơ cấp và thứ cấp, vì thế các ngân hàng này hầu như tham gia ít hoặc chưa tham gia dự thầu.  Loại hình hàng hoá giao dịch còn hạn chế. Theo điều 8 Quyết định 85/2000/QĐ - NHNN14 (ngày 9/3/2000) của thống đốc NHNN (về việc ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở) quy định các loại giấy tờ có giá được giao dịch thông qua thị trường mở bao gồm: Tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác do Thống đốc NHNN quy định cụ thể trong từng thời kỳ. Quy định trên cho thấy dù trong từng thời kỳ cụ thể, các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ thị trường mở của nước ta vẫn có thể tăng thêm ngoài tín phiếu NHNN, thế nhưng về bản chất đó vẫn là các “giấy tờ ngắn hạn”. Hầu như trong thị trường chỉ có hai hàng hóa được giao dịch chủ yếu là tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và tín phiếu kho bạc Nhà nước. Theo quan niệm thiếu cập nhật này đã tạo nên sự đơn điệu về hình thức hàng hoá giao dịch trên thị trường mở và làm cho lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường mở khan hiếm về chủng loại lẫn số lượng.  Phương thức giao dịch còn đơn điệu. Các phiên giao dịch vừa qua chỉ áp dụng phương thức mua bán hẳn với tín phiếu NHTW, phương thức mua có kỳ hạn đối với tín phiếu kho bạc nhà nước, còn phương thức bán hẳn ít được thực hiện. Phương thức đấu thầu thường là đấu thầu lãi suất. Các TCTD chưa tham gia thường xuyên vào các phiên giao dịch, quang cảnh khá buồn tẻ ở từng phiên chợ, hàng hoá giao ở thị trường mở chỉ dừng lại ở giấy tờ có giá ngắn hạn và tập trung vào hai loại là: tín phiếu NHNN và tín phiếu kho bạc. Đây là khó khăn lớn nhất của nghiệp vụ thị trường mở hiện nay. Các phiên đấu thầu lãi suất có tính cạnh tranh cao nên các NHTM và TCTD nhỏ không đủ điều kiện tham gia, tạo ra tình trạng chưa sôi động của thị trường, thị trường thứ cấp của thị trường mở chưa phát triển, các thị trường liên Ngân hàng chưa hoàn thiện gây ảnh hưởng lớn đến nghiệp vụ thị trường mở. Vì vậy, những tác động và hiệu quả của nghiệp vụ thị trường mở tới chính sách tiền tệ chưa sâu rộng và thiết thực.  Thiếu nguồn thông tin đáng tin cậy. Rõ ràng là muốn hoạt động của thị trường mở có hiệu quả cao, phải có một thị trường minh bạch về thông tin và hoạt động mua bán diễn ra một cách liên tục. Trong thị 21
  21. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải trường đó, các bên tham gia được biết những thông tin và mục đích hoạt động của NHTW. Hệ thống ngân hàng nước ta hiện nay tuy đã được trang bị những trang thiết bị khá hiện đại như điện thoại, fax, máy vi tính kết nối Internet song không vì thế mà có đủ thông tin về các NHTW và TCTD nước ngòai có quan hệ giao dịch với NHNN Việt Nam. Ngoài ra, nước ta còn thiếu những nhà kinh tế học với khả năng phân tích, dự đoán chính xác những công ty chuyên nghiên cứu thị trường nói chung và TTM nói riêng. Trong khi đó, ở Mỹ hay các nước EU có hẳn những hãng “thám tử kinh tế”, những chuyên gia kinh tế chuyên nghiên cứu về vấn đề rủi ro, tình hình tài chính những thành viên tham gia thị trường mở, nhu cầu về chứng khoán và xu hướng phát triển của kinh tế toàn cầu. Đó là cơ sở cho NHTW của họ đưa ra mức lãi suất chiết khấu và lượng chứng khoán phát hành. Ngoài ra, các ngân hàng còn thiếu cán bộ thông tin giỏi về công nghệ thông tin trong khi đặc trưng của thị trường mở rất cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Trên thực tế hoạt động của các ngân hàng Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi nghiệp vụ kinh doanh truyền thống, đó là hoạt động tín dụng. Dự nợ cho vay ở hầu hết các ngân hàng vẫn chiếm 70% tổng số sử dụng vốn.  Hệ thống giao dịch chưa linh hoạt. Tuy hệ thống ngân hàng và các địa điểm giao dịch đã trang bị được thiết bị thộng tin như điện thoại, fax, Internet . Nhưng nhìn chung thì hạ tầng thông tin, đường dây truyền vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tế. Các phiên giao dịch mua bán các giấy tờ thường bị kéo dài, có lúc bị tắc nghẽn trong quá trình giao dịch hàng hóa. Vì thế, nó đã làm mất nhiều thời gian và giảm đi tính hiệu quả của hoạt động thị trường mở 3.3 Nguyên nhân: Thứ nhất, thị trường tiền tệ ở Việt Nam chưa phát triển mạnh, các kênh truyền dẫn tác động CSTT chưa hoàn thiện làm hạn chế hiệu quả các công cụ CSTT. Việc thu thập thông tin về tình hình thị trường tiền tệ còn nhiều hạn chế. NHNN không thể theo dõi diễn biến trên thị trường liên ngân hàng, dẫn đến khó có thể dự báo dược nguồn vốn khả dụng. Trong khi đó, bản thân một số TCTD thành viên cũng không nắm bắt chính xác thông tin về tình hình thị trường. Việc đánh giá, phân tích tình hình thị trường thông qua xem xét phản ứng của một số thành viên đôi khi không đúng với diễn biến thực tế. Trong các phiên đấu thầu lãi suất, lãi suất thường mang tính thị trường. lãi suất chỉ đạo của ngân hàng nhà nước dưa ra đôi khi không phù hợp với tình hình hiện tại. mối quan hệ giữa lãi suất OMO cũng như lãi suất ngân hàng với lãi suất thị trường chưa thật sự chặt chẽ. 22
  22. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải NHNN không thông báo định hướng phân bổ tỷ trọng mua/bán giữa các loại GTCG như trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc, công trái trước từng phiên giao dịch. Nhiều ngân hàng đã bị trượt thầu trong một số phiên do không nắm được định hướng tỷ lệ phân bổ xét thầu cho từng loại GTCG của NHNN nên đã đặt thầu giao dịch với các loại GTCG mà NHNN mua/bán với khối lượng thấp mặc dù đã đặt thầu ở mức lãi suất cạnh tranh. Thứ hai, cơ sở hạ tầng cho hoạt động OMO còn bất cập. Sự không đồng bộ trong ứng dụng công nghệ thông tin giữa NHNN và các thành viên thị trường làm hạn chế số lượng thành viên tham gia, đặc biệt là các NHTMCP (các chương trình phần mềm ứng dụng từ năm 2000-2004 còn có sự tách biệt nên khó sử dụng đối với các thành viên ít giao dịch). Việc nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho các nghiệp vụ thị trường mở nói riêng và các nghiệp vụ của NHNN nói chung còn chậm làm hạn chế đến tiến độ triển khai các ứng dụng công nghệ hiện đại vào các giao dịch nghiệp vụ thị trường tiền tệ trong đó có nghiệp vụ OMO. Thứ ba, nhiều TCTD vẫn chưa quan tâm và chưa nhận thức đầy đủ tính hiệu quả của công cụ này. NHNN đã tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tổ chức tập huấn triển khai hoạt động thị trường mở nhằm phát triển hoạt động OMO nói riêng cũng như các hoạt động thị trường tiền tệ nói chung nhưng vẫn chưa được một số TCTD thực sự quan tâm. Số lượng thành viên thường xuyên tham gia OMO đã tăng nhưng vẫn còn hạn chế, chỉ có 14/29 TCTD thường xuyên tham gia các giao dịch OMO. Điều này không chỉ làm hạn chế sự tác động của OMO đến thị trường mà còn hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của TCTD. Mặt khác, NHNN chỉ thực hiện giao dịch theo môt chiều nhất định (mua hoặc bán GTCG) trong một phiên giao dịch nên các TCTD không thể tham gia nếu không phù hợp với nhu cầu của họ. dẫn đến nhiều phiên giao dịch không có thành viên nào tham gia. Thứ tư, hàng hoá của OMO tuy đã được mở rộng nhưng vẫn chưa thực sự đa dạng hoá. Trong thời gian từ năm 2000-2003, công cụ giao dịch OMO chỉ bao gồm các GTCG ngắn hạn. Thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật NHNN, danh mục GTCG đã được mở rộng, lượng GTCG có thể giao dịch trong OMO đã tăng lên, song vẫn tập trung tại các NHTMNN. Tín phiếu NHNN và tín phiếu kho bạc là hai hàng hoa chủ yếu trên thị trường. việc nắm giữ hai loại hàng hóa này quyết định sự tham gia của TCTD. 23
  23. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải Kỳ hạn của trái phiếu, tín phiếu Chính phủ - loại hàng hoá chủ yếu trong OMO - vẫn chưa thực sự đa dạng hoá, nhất là các tín phiếu kho bạc với thời hạn dưới 364 ngày ít được phát hành. Điều này cũng làm cho nhiều NHTM khó có điều kiện đầu tư vào GTCG, tạo hàng hoá tham gia OMO và các nghiệp vụ thị trường tiền tệ khác. III.GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ Ở VIỆT NAM 1 TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CHỈ ĐẠO CỦA NHTW TRÊN TTM Trên TTM để tác động đến lượng tiền cung ứng trên từng thời kỳ. Ở giai đoạn đầu, thành viên thị trường mở là các TCTD là phù hợp, tuy nhiên các tổ chức này hiện nay chưa thực sự cần đến thị trường mở để điều tiết vốn khả dụng của mình và Ngân hàng nhà nước cũng chưa có “cây đũa thần” chỉ huy nghiệp vụ này. Một trong những điều kiện tham gia nghiệp vụ TTM là các thành viên phải có giấy tờ có giá để bán và chủ động được vốn khả dụng của mình. Nhưng các TCTD chưa đầu tư nhiều vào giấy tờ có giá ngắn hạn do nhiều nguyên nhân, và thực ra họ vẫn chịu sự thiếu bình đẳng trong kinh doanh. Các NHTM quốc doanh được vay theo chỉ định, nên có nhiều lợi thế trong giao dịch trên thị trường mở nhờ được vay với giá rẻ để mua giấy tờ có giá có lãi suất lợi hơn. Các NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, quỹ tín dụng ít có được ưu thế này. Điều này không kích cầu tín dụng, tạo ra sự phân biệt đáng kể trên thị trường mở một cách thực sự thì NHNN phải tạo cho họ một sân chơi bình đẳng, tức là giảm cho vay theo chỉ định, phân biệt rõ ràng tín dụng chính sách và tín dụng thương mại. Ngoài ra cần phải tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng cho các TCTD về nghề vụ này. 2. HOÀN THIỆN CƠ CHẾ HOẠT ĐÔNG VÀ ĐIỀU KIỆN CÔNG NGHỆ 2.1 Hàng hoá của thị trường mở Việc lựa chọn công cụ thích hợp cho giao dịch trên thị trường mở có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài tín phiếu NHNN và tín phiếu kho bạc được sử dụng thì cần chú ý tới chứng chỉ tiền gửi do các NHTM phát hành và thương phiếu của doanh nghiệp. Đa dạng hoá hàng hoá trên thị trường mở. Cần cụ thể hoá việc này bằng cách bổ sung vào cơ cấu hàng hoá này các tín phiếu Kho bạc có thời hạn dưới một năm (như trái phiếu Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, trải phiếu chính quyền địa phương), các loại chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, chấp phiếu ngân hàng ) Ngoài ra, trong dài hạn, phạm vi giấy tờ có giá cần được mở rộng ra không chỉ các loại ngắn hạn mà còn trung, dài hạn có thể xem xét làm công cụ giao dịch miễn là chúng có độ thanh khoản cao trên cơ sở một số điều kiện như có tính thị trường cao, được phát hành bằng VND hoặc USD đăng ký tại NHNN Việt Nam, thời 24
  24. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải hạn tối đa còn lại là 90 ngày Sở dĩ như vậy vì thời hạn của giấy tờ có giá không mâu thuẫn với yêu cầu nhanh nhạy của chính sách tiền tệ bởi đã có phương thức mua lại trên thị trường mở. 2.2 Thành viên Ngân hàng Nhà nước có thể nghiên cứu và bổ xung quy chế cho phép mở rộng phạm vi đối tượng tham gia thị trường mở bao gồm : các TCTC phi ngân hàng, các doanh nghiệp lớn. NHNN cần tổ chức mạng lưới các nhà giao dịch chuyên nghiệp trong nghiệp vụ thị trường mở thay vì quan hệ trực tiếp với các thành viên. Điều này đảm bảo sự nhanh chóng và giảm hiệu ứng thông báo do kéo dài thời gian thông báo trong quy trình nghiệp vụ thị trường mở. 2.3 Phương thức giao dịch Các hoạt động nghiệp vụ thị trường mở nên được tiến hành ở sở giao dịch NHNN để NHNN tiện quản lý và đúc rút kinh nghiệm sau đó sẽ được chuyển cho các chi nhánh NHNN tỉnh hay khu vực thực hiện. Do tính chất phức tạp của công việc dự báo vốn khả dụng, kỳ hạn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở có thể cách nhau 10-15 ngày như quy chế nghiệp vụ thị trường mở đã quy định. Lựa chọn phương thức giao dịch thích hợp. Phương thức giao dịch phù hợp nhất với thị trường mở là mua bán có kỳ hạn, mà NHNN là người chủ động quyết định mua bán với số lượng bao nhiêu, vào thời gian nào, theo phương thức gì tuỳ theo yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Việc thực hiện nghiệp vụ TTM dưới hình thức mua hẳn sẽ làm tăng tỷ lệ cung ứng tiền NHTW qua quan hệ tín dụng, làm yếu khả năng điều tiết của NHTW, gây biến động lớn đến thị giá chứng khoán theo chiều không tốt. Theo quy chế nghiệp vụ thị trường mở, NHTW có thể thực hiện đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất. Việc đấu thầu khối lượng xảy ra khi lãi suất cố định được tính toán và chỉ đạo, còn đấu thầu lãi suất sẽ xác định lãi suất trúng thầu tại điểm mà khối lượng tiền cần bơm vào hay hút khỏi lưu thông đạt được. Chính các mức lãi suất này sẽ quyết định giá của giấy tờ có giá trên thị trường mở. Để khuyến khích các tổ chức tín dụng tham gia nghiệp vụ TTM, trong giai đoạn đầu, NHNN Việt Nam cần kết hợp cả hai hình thức đấu thầu lãi suất và đấu thầu khối lượng. Ngoài ra, cần theo dõi, tính toán dự đoán vốn khả dụng của các ngân hàng. Các thông tin này giúp ban thị trường mở cần phải thay đổi vốn khả dụng ở các NHTM ở mức độ cần thiết để đạt được yêu cầu cung ứng tiền tệ. Theo dõi diễn biến xu hướng vận động của tình hình lạm phát, lãi suất đầu tư, tính toán đề xuất phương án mua hoặc bán trình thống đốc quyết định. Phát triển công nghệ ngân hàng 25
  25. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải bao gồm con người và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Các thành viên tham gia trên TTM có thể nối mạng máy tính nhanh chóng nắm bắt thông tin, quyết định mua bán kịp thời. 3. XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Môi trường để NHTW phát huy nghiệp vụ thị trường mở là thị trường tiền tệ. Sự phát triển TTTT làm tăng tính lỏng và số lượng các loại chứng khoán được mua bán và NHTW có thể căn cứ vào đó mà chọn ra những loại chứng khoán mua bán trong TTM. Để đạt được điều này, trước hết thị trường liên ngân hàng phải được xác lập và phát triển. Trong đó, các NHTM phải thực sự năng động và môi trường vận hành phải phù hợp với cơ chế thị trường. Các công cụ của thị trường và nhu cầu giao dịch được hình thành, hệ thống thông tin liên lạc phát triển để NHTW có thể thu thập số liệu phải có độ tin cậy cao để NHTW có thể thay đổi chính sách cung ứng tiền một cách nhanh chóng. Sự phát triển của thị trường chứng khoán làm tăng tính lỏng của chứng khoán trên thị trường, kích thích đầu cơ chứng khoán của các chủ thể kinh tế, do đó để công cụ nghiệp vụ thị trường mở phát huy hiệu quả phải được sự hỗ trợ tích cực của thị trường chứng khoán. Vì vậy để thị trường chứng khoán mới ra đời ở Việt Nam phát triển cần có những giải pháp cụ thể : thúc đẩy quá trình cổ phần hoá, tăng thêm số công ty được niêm yết, ban hành luật chứng khoán, xúc tiến nhanh việc thành lập thị trường OTC, mở rộng tăng cường phí đầu tư bổ xung kiến thức cho đội ngũ chuyên viên đang làm việc trên thị trường chứng khoán 4. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản pháp quy để có đủ các khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc thực hiện tốt luật NHNN và luật các TCTD, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu lực, hiệu quả, năng động, an toàn. Thực hiện chuyển đổi thành công cơ chế tự do hoá lãi suất, cơ chế quản lý ngoại tệ, tích cực hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái. Hiện đại hoá hệ thống công nghệ ngân hàng mà trọng tâm là nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng. Phát triển mạnh các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đối với dân cư và các doanh nghiệp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng. Đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng của đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực và chất lượng quản lý tài sản của các NHTM 5. HIỆN ĐẠI HÓA HỆ THỐNG THANH TOÁN 26
  26. Nghiệp vụ thị trường mở GVHD: Ths.Lê Văn Hải Để nghiệp vụ thị trường mở hoạt động có hiệu quả cần trang bị hệ thống thanh toán và quản lý hiện đại có phần mềm hiện đại kết nối giữa nội bộ trong NHNN và giữa NHNN với các TCTD thành viên nhằm đảm bảo thực hiện các công đoạn giao dịch từ khi công nhận thành viên, đăng ký chữ ký điện tử, thông báo mời thầu, đăng ký GTCG, xét thầu, tạo lập và ký hợp đồng mua lại đến khâu thanh toán chuyển khoản và thông báo báo cáo.  TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Giáo trình “ Ngân hàng trung ương” Học viện ngân hàng. - Website : www.saga.vn, www.google.com.vn - Website Ngân hàng trung ương: www.sbv.gov.vn - Website Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn - Tạp chí Công nghệ ngân hàng số tháng 1, 2 năm 2008. - Tạp chí Thời báo kinh tế.  DANH SÁCH NHÓM: 1. Vũ Thị Thúy Hằng 2. Phạm Thùy Mai 3. Đinh Hoàng Diễm Thúy 4. Đặng Phước Tuyến Lâm 5. Lê Thị Thiên Lý 27