Đề tài Thực trạng công tác tính giá thành tại công ty thương mại – Gia công kim khí thép Thái Nguyên

doc 43 trang nguyendu 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Thực trạng công tác tính giá thành tại công ty thương mại – Gia công kim khí thép Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_thuc_trang_cong_tac_tinh_gia_thanh_tai_cong_ty_thuong.doc

Nội dung text: Đề tài Thực trạng công tác tính giá thành tại công ty thương mại – Gia công kim khí thép Thái Nguyên

  1. Phần I Một số vấn đề lý luận cơ bản về giá thành I. các khái niệm chung về giá thành sản phẩm 1. Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm a) Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp công nghiệp là toàn bộ hao phí về lao động sống và hao phí về lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp phải chi ra trogn quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm biểu hiện bằng tiền trong một thời kỳ nhất định. Doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Ngoài hoạt động sản xuất, tiêu thu sản phẩm các doanh nghiệp sản xuất còn tiến hành các hoạt động khác như thực hiện, cung cấp một số loại dịch vụ, hoạt động đầu tư tài chính Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất thường xuyên phải bỏ ra các khoản chi phí về các loại đối tượng lao động, tư liệu lao động, lao động của con người, các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Các chi phí mà doanh nghiệp sản xuất chi ra có thể trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể biết được chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong từng kỳ hoạt động là bao nhiêu, nhằm tổng hợp phục vụ yêu cầu quản lý, mọi chi phí chi ra cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ và gọi là chi phí sản xuất, kinh doanh. Chi phí sản xuất là các đại lượng vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Nó mang tính khách quan là bời vì khi tiến hành sản xuất thì chí phí 1
  2. phải bỏ ra là tất yếu nhưng vấn đề bỏ chi phí như thế nào cho hợp lý và chính xác lại do sự quản lý của con người. b) Khái niệm về giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền của tất cả những chi phí của doanh nghiệp về sử dụng nguyên vật liệu, động lực, tiền lương và phụ cấp về lương, về sử dụng máy móc thiết bị, về quản lý phân xưởng và quản lý doanh nghiệp, về chi phí tiêu thụ sản phẩm Toàn bộ chi phí này phải được xác định một cách hợp lý và khoa học. Ngoài ra, cũng có quan niệm về giá thành: Giá thành sản phẩm là một bộ phận của giá trị sản phẩm được biểu hiện bằng tiền, bao gồm: Giá trị vật tư sản xuất đã tiêu hao và giá trị lao động cần thiết sáng tạo ra trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Trong hạch toán kế toán: giá thành sản phẩm là những chi phí được tính vào giá thành sản phẩm, sau đã kết thúc được quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm qui định. Như vậy giá thành là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm, công tác và lao vụ đã hoàn thành. Trong thực tế cũng như trong lý luận ở doanh nghiệp thường gặp 3 loại giá thành: - Giá thành kế hoạch: là giá tính trước khi sản xuất (của kỳ kế hoạch) căn cứ vào định mức dự toán chi phí và đơn giá hay nói cách khác giá thành kế hoạch là biểu hiện bằng tiền tổng số các chi phí theo định mức và dự toán cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong kỳ kế hoạch. - Giá thành thực tế: là giá thành sau khi đã hoàn thành việc sản xuất căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh. Nừu giá thành kế hoạch và giá thành định mức chỉ bao gồm các chi phí trong phạm vi kế hoạch, thì giá thành thực tế bao gồm tất cả các chi phí phát sinh kể cả các chi phí vượt định mức, vượt kế hoạch. 2
  3. - Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất. Khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến, không biến đổi trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở định mức hiện hành tại thời điểm trong kỳ kế hoạch, do đó giá thành định mức luôn thay đổi theo định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch. 2. Cách phân loại giá thành Căn cứ vào giai đoạn sản xuất và phạm vi, chi phí có thể chia ra 3 loại giá thành: Giá thành phân xưởng, giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ. Mối quan hệ giữa các loại giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp công nghiệp Chi phí trực Chi phí máy Chi phí nhà tiếp móc thiết bị xưởng Giá thành phân xưởng Chi phí quản lý xí nghiệp Giá thành công xưởng Chi phí ngoài sản xuất Giá thành toàn bộ - Giá thành phân xưởng: bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí sử dụng máy móc thiết bị và chi phí quản lý phân xưởng. Nói cách khác nó là toàn bộ chi phí của từng phân xưởng có liên quan đến việc chế biến sản phẩm tại phân xưởng đó và tất cả những chi phí của các phân xưởng khác nhằm chuẩn bị, phục vụ cho phân xưởng đó nhằm chế biến sản phẩm. - Giá thành công xưởng: Xây dựng giá thành công xưởng có tác dụng chủ yếu là xác định giá thành đơn vị sản phẩm ở phạm vi toàn công xưởng lớn hơn Giá thành công xưởng bao gồm giá thành phân xưởng và chi phí quản lý doanh 3
  4. nghiệp phân bổ cho sản phẩm ấy. Có thể nói giá thành công xưởng bao gồm tất cả những chi phí để sản xuất sản phẩm trong phạm vi toàn doanh nghiệp. - Giá thành toàn bộ: là cơ sở để xác định giá cả tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ bao gồm giá thành công xưởng và chi phí ngoài sản xuất (chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm) Trong công tác kế hoạch hoá và hạch toán phải phân biệt giá thành kế hoạch và giá thành thực tế. Trong giá thành kế hoạch chỉ được tính những loại chi phí đã được xã hội chấp nhận ở mức hợp lý, trong giá thành thực tế phải hạch toán toàn bộ những chi phí phát sinh trong thực tế, bao gồm cả những loại chi phí không phép tính vào giá thành kế hoạch như chi phí về thiệt hại trong sản xuất, (chi phí thiệt hại do phế phẩm, tiền phạt vi phạm hợp đồng ) hoặc chi phí thực tế phát sinh cao hơn mức ghi trong kế hoạch, có thể phân biệt giá thành kế hoạch trên ba mặt sau: Xét về mặt không gian trong từng đơn vị cơ sở thì giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch xây dựng, còn giá thực tế do bộ phận thống kê kế toán tổng hợp. Xét về mặt thời gian thì giá thành kế hoạch được xây dựng trước khi sản phẩm được vào sản xuất, còn giá thành thực tế được tổng hợp sau khi sản phẩm được sản xuất xong. Xét về mặt lượng thì giá thành thực tế bao gồm nhiều yếu tố và khoản mục hơn. Nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch giá thành là phát hiện và động viên mọi khả năng, tiềm năng trong doanh nghiệp nhằm không ngừng giảm bớt chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng thêm tích luỹ, tạo cơ sở thực hiện ngày càng đúng đắn chế độ hạch toán kinh tế xí nghiệp và nội bộ doanh nghiệp xác định giá thành kế hoạch của sản phẩm trên cơ sở định mức tiêu hao lao động sống và lao động vật hoá một cách hợp lý và hệ thống giá cả phù hợp để đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất được tiến hành bình thường. 4
  5. 3. Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm Việc tính toán giá thành sản phẩm phải dựa trên chi phí sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong quá trình tính toán giá thành doanh nghiệp không tính vào giá thành những chi phí không liên quan trực tiếp vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, chẳng hạn những chí phí có liên quan đến việc phục vụ đời sống văn hoá và sinh hoạt của công nhân viên chức trong doanh nghiệp, những chí phí sửa chữa lớn nhà cửa, công trình kiến trúc, công tác nghiên cứu thí nghiệm những thiệt hại về thiên tai và những thiệt hại khác do điều kiện khách quan gây ra. Những chi phí do ngân sách Nhà nước đài thọ thì không được tính vào giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, chẳng hạn như chi phí công đoàn, chi phí cho công tác Đảng, Đoàn TN, chi phí về bệnh viện, lương của chuyên gia, chi phí về đào tạo cán bộ Như vậy giá thành chỉ bao gồm những chi phí có liên quan đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì không hạch toán vào giá thành mà do nguồn vốn đài thọ. Việc tính toán giá thành có thể tính theo khoản mục chi phí hay yếu tố chi phí. Tính giá thành theo yếu tố chi phí Nghiên cứu giá thành theo yếu tố chi phí sản xuất tức là đem toàn bộ chi phí cho việc sản xuất sản phẩm chia thành một số yếu tố cơ bản, căn cứ vào tính chất của các khoản chi tiêu. Kết cấu giá thành theo yếu tố chi phí gồm 8 yếu tố cơ bản: 1. Nguyên vật liệu chính mua ngoài 2. Vật liệu phụ mua ngoài 3. Nguyên liệu mua ngoài 4. Năng lượng mua ngoài 5. Tiền lương chính và tiền lương phụ 5
  6. 6. Bảo hiểm xã hội 7. Khấu hao TSCĐ 8. Các chi phí khác bằng tiền Việc phân loại các yếu tố chi phí trên đây hoàn toàn chỉ căn cứ vào tính chất kinh tế của từng khoản chi không căn cứ vào mục đích và vị trí của khoản chi. Tính giá thành theo khoản mục chi phí Nghiên cứu giá thành theo khoản mục chi phí tức là chia các chi phí sản xuất thành một số khoản mục lớn căn cứ vào công dụng và vị trí của từng khoản chi, nếu trong kết cấu theo yếu tố chi tất cả các chi phí về nguyên vật liệu chủ yếu đều được tập trung vào một mục, thì trong kết cấu theo khoản mục chi phí nguyên vật liệu chủ yếu được phân chia một cách rõ ràng cho từng loại sản phẩm và cho công việc có tính chất công nghiệp. Căn cứ vào kết cấu giá thành theo khoản mục có thể tính giá thành cho đơn vị từng loại sản phẩm, từng công việc có tính chất công nghiệp hoặc cho toàn bọ sản lượng hàng hoá. Các khoản chi phí cho sản xuất được chia thành 12 khoản mục: 1. Nguyên vật liệu chính 2. Vật liệu phụ 3. Năng lượng dùng vào sản xuất 4. Nhiên liệu dùng vào sản xuất 5. Tiền lương chính và phụ của công nhân sản xuất 6. Chi phí sử dụng máy móc thiết bị 7. Chi phí phân xưởng 8. Chi phí quản lý xí nghiệp 9. Bảo hiểm xã hội của công nhân sản xuất 10. Thiệt hại của sản phẩm hỏng 11. Thiệt hại về ngừng sản xuất 12. Chí phí ngoài sản xuất 6
  7. II. Các phương pháp tính giá thành thông dụng Để tính giá thành các doanh nghiệp cần lựa chọn một phương pháp hoặc nhiều phương pháp kết hợp để tính giá thành đơn vị sản phẩm. Khi chọn phương pháp tính giá thành cần phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí. Những phương pháp tính giá thành thường được áp dụng trong doanh nghiệp bao gồm: 1. Phương pháp trực tiếp Phương pháp trực tiếp hay còn gọi là phương pháp giản đơn. Phương pháp này thường áp dụng ở các doanh nghiệp có quá trình kỹ thuật công nghệ đơn giản, sản xuất mặt hàng ít, có khối lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, không có hoặc có khối lượng sản phẩm dở dang ít và mức độ tương đối đều giữa các chu kỳ sản xuất. Vì thế đối tượng hạch toán chi phí là những sản phẩm. Bằng phương pháp trực tiếp có thể xác định giá thành đơn vị sản phẩm theo công thức sau: Giá thành toàn Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản bộ sản phẩm = xuất dở dang + xuất phát sinh + xuất dở dang hàng hoá đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Giá thành đơn vị Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hoá sản phẩm hàng = Số lượng sản phẩm hàng hoá hoàn chỉnh trong kỳ hoá Để có cơ sở đánh giá, phân tích giá thành cần phải lập phiếu tính giá thành. Mẫu phiếu tính giá thành trong phương phá này như sau: 7
  8. Các yếu tố chí phí Chi phí sản Chi phí sản Giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất dở xuất dở dang xuất dở dang đầu phát sinh Của toàn Của đơn dang cuối kỳ trong kỳ bộ sản vị sản kỳ phẩm phẩm 1 2 3 4 5 6 1.chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trừ phế liệu 2.chi phí nhân công trực tiếp 3.chi phí sản xuất chung Giá thành công xưởng 2. Phương pháp tổng cộng chi phí: Đối với doanh nghiệp sản xuất lắp ráp, trước khi tiến hành sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh phải sản xuất ra các linh kiện, phụ tùng Do vậy chi phí sản xuất được tập hợp theo từng chi tiết, bộ phận và tính giá thành từng chi tiết bộ phận, sau cùng dùng phương pháp tổng cộng chi phí sẽ tính được giá thành sản phẩm hoàn chỉnh. 3. Phương pháp hệ số Trong một số doanh nghiệp có quy trình kỹ thuật sản xuất phức tạp, khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất, cùng với hao phí lao động vật hoá khác có thể thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trong trường hợp này không thể tập hợp chi phí sản xuất cho từng phần, mà phải tập hợp chi phí sản xuất cho toàn bộ quy trình công nghệ, sau đó dùng phương pháp hệ số, mới xác định đến từng loại sản phẩm. Công việc tiến hành theo các bước như sau: - Trước hết căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật, quy cách sản phẩm để xây dựng một hệ số quy ước (có thể qua các lần sản xuất thử hoặc qua tài liệu kỹ thuật). Hệ số quy ước được xây dựng cho từng yếu tố chi phí. 8
  9. - Sau đó từ hệ số quy ước mà xác định chi phí sản xuất thực tế của từng loại sản phẩm. Việc xác định hệ số quy ước có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì nếu hệ số quy ước không chính xác, dẫn đến tính giá thành cũng không chính xác. Hệ số cũng được sử dụng thống nhất khi xác định giá thành kế hoạch, cũng như xác định giá thành thực tế. Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành hoá chất, luyện kim, dược phẩm ngoài ra tùy theo đặc điểm của từng ngành, của từng doanh nghiệp, về loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm để có thể áp dụng một số phương phá như sau: - Phương pháp tỷ lệ: áp dụng với các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất nhiều loại sản phẩm mà dùng cùng mọt loại nguyên vật liệu Ví dụ: ngành may mặc quần áo may sẵn, sản xuất giày - Phương pháp loại trừ chi phí: áp dụng đối với các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất vừa thu được sản phẩm chính vừa thu được sản phẩm phụ, sản phẩm phụ thường chiếm tỷ lệ nhỏ, khi xác định giá thành sản phẩm như sau: Giá thành sản phẩm chính = tổng chi phí – giá trị sản phẩm phụ - Phương pháp đơn đặt hàng: áp dụng với các doanh nghiệp có loại hình sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất ít mặt hàng, với khối lượng nhỏ, có thể tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành theo đơn đặt hàng. - Phương pháp phân bước: áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất thuộc loại hình sản xuất phức tạp, theo kiểu chế biến liên tục, sản phẩm sản xuất ra trải qua nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn đều thu được bán thành phẩm có hình thái vật chất, khác với giai đoạn trước đó. 4. Phương pháp tính giá thành theo khoản mục chi phí: Muốn tính giá thành đơn vị sản phẩm theo khoản mục, tính toán được chia làm hai bước: + Tính các chi phí trực tiếp 9
  10. + Tính các chi phí gián tiếp Sau đó tổng hợp lại được giá thành đơn vị sản phẩm Tính chi phí trực tiếp vào giá thành: Các chi phí trực tiếp được chia làm 3 nhóm: - Các loại nguyên vật liệu, động lực và tiền lương thì dùng phương pháp trực tiếp để tính theo công thức: Các khoản mục Định mức sử dụng chi Đơn giá của một chi phí trực tiếp = phí trực tiếp x chi phí trực tiếp Nếu nguyên vật liệu có phế liệu, mà phế liệu còn sử dụng được, thì phải trừ nó ra khỏi giá thành để hạch toán chính xác. Đối với khoản mục bảo hiểm xã hội của công nhân trực tiếp sản xuất được xác định theo quy định của Nhà nước so với tiền lương chính và 17% tiền lương chính, phụ. Cụ thể cách tính bảo hiểm xã hội theo công thức: Chi phí xã hội = Tiền lương chính và x Tỷ lệ % bảo hiểm xã của công nhân phụ của công nhân hội Các khoản mục chi phí trực tiếp bao gồm: 1. Nguyên vật liệu chính mua ngoài 2. Vật liệu phụ mua ngoài 3. Nhiên liệu mua ngoài 4. Động lực mua ngoài 5. Tiền lương chính của công nhân sản xuất 6. Tiền lương phụ của công nhân sản xuất 7. Bảo hiểm xã hội Phương pháp tính chi phí gián tiếp vào giá thành sản xuất 10
  11. + Xác định chi phí sử dụng máy móc thiết bị cho từng sản phẩm, từng loại sản phẩm là những chi phí về bảo quản, sử dụng và chi phí sửa chữa thường xuyên được khấu hao trong quá trình sử dụng. Để xác định được chi phí này các doanh nghiệp thường lập dự toán chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, sau đó tiến hành phân bổ loại chi phí này cho từng đơn vị sản phẩm. Căn cứ để lập dự toán chi phí này là dựa vào kế hoạch sử dụng, sửa chữa, khấu hao và định mức sử dụng máy móc thiết bị. Việc phân bổ chi phí sử dụng thiết bị máy móc cho từng đơn vị sản phẩm, loạt sản phẩm phải căn cứ vào tác dụng của từng bộ phận chi phí đối với quá trình sản xuất ra sản phẩm. Phân bổ này dựa vào số giờ máy hoạt động và đơn giá khấu hao đối với từng loại máy móc thiết bị. Tuy nhiên trong thực tế người ta cũng có thể xác định khấu hao sử dụng máy móc thiết bị theo tỷ lệ với tiền lương chính của công nhân sản xuất chính. Việc phân bổ dựa vào theo công thức sau: Chi phí phân bổ Tổng chi phí sử dụng x Tiền lương chính 1 đơn khấu hao máy máy móc thiết bị vị sản phẩm móc thiết bị cho 1 = Tổng quỹ tiền lương chính đơn vị sản phẩm Xác định chi phí phân xưởng và giá thành sản phẩm: Chi phí phân xưởng là chi phí gián tiếp không liên quan tới từng đơn vị sản phẩm mà liên quan tới việc chế tạo các loại sản phẩm của cả xưởng. Nội dung của dự toán chi phí phân xưởng bao gồm: - Tiền lương chính và phụ, bảo hiểm xã hội của cán bộ nhân viên phân xưởng và công nhân phụ. - Chi phí sử chữa thường xuyên bảo quản nhà cửa, vật kiến trúc, dụng cụ sản xuất của phân xưởng. 11
  12. - Khấu hao nhà cửa, vật kiến trúc, dụng cụ sản xuất, và các tài sản cố định khác của phân xưởng - Các chi phí về bảo hộ lao động, chi phí nghiên cứu khoa học của phân xưởng và các chi phí khác. Việc phân bổ loại chi phí này cho từng đơn vị sản phẩm, loại sản phẩm, loại sản phẩm thường cũng dựa vào tiền lương chính của công nhân sản xuất để phân bổ. Người ta có thể dùng các phương pháp sau để phân bổ chi phí phân xưởng cho từng đơn vị sản phẩm, loạt sản phẩm, loại sản phẩm: - Phân bổ theo giờ máy - Phân bổ theo trọng lượng của sản phẩm - Phân bổ theo tiền lương chính của công nhân sản xuất Phương pháp phân bổ chi phí phân xưởng dựa vào tiền lương của công nhân sản xuất chính đơn giản và được sử dụng nhiều. Công thức phân bổ chi phí phân xưởng dựa vào tiền lương của công nhân sản xuất chính như sau: Chi phí phân Tổng chi phí phân Tiền lương chính của 1 xưởng phân xưởng x đơn vị sản phẩm bổ cho 1 đơn = Tổng quỹ tiền lương chính của phân xưởng vị sản phẩm + Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp vào giá thành sản phẩm: Đây cũng là loại chi phí gián tiếp có liên quan đến toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung của chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí quản lý hành chính, chi phí quản lý kinh doanh, các chi phí nghiệp vụ của toàn doanh nghiệp boa gồm: - Tiền lương chính, tiền lương phụ, bảo hiểm xã hội của cán bộ quản lý doanh nghiệp và bộ phận phục vụ. 12
  13. - Chi phí bảo hộ lao động toàn doanh nghiệp - Chi phí tuyển dụng công nhân - Chi phí cho hội họp, học tập - Chi phí cho luyện tập quân sự, phòng cháy chữa cháy - Chi phí tiếp khách, mở hội nghị khách hàng Cách phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp vào giá thành sản phẩm cũng dựa theo tiền lương của công nhân sản xuất. Công thức phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp vào giá thành sản phẩm như sau: Chi phí quản lý Tổng chi phí quản lý Tiền lương 1 sản doanh nghiệp cho doanh nghiệp x phẩm 1 sản phẩm = Tổng quỹ tiền lương chính của doanh nghiệp + Phân bổ chí phí ngoài sản xuất (tiêu thụ sản phẩm) và giá thành sản phẩm. Chi phí ngoài sản xuất bao gồm các chi phí phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm, bao bì, thông tin quảng cáo, mở triển lãm, trích nộp cho các cơ quan cấp trên. Khi phân bổ chi phí ngoài sản xuất vào giá thành sản phẩm tuỳ theo từng loại chi phí mà ta có cách phân bổ khác nhau, có loại tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm, có loại tính theo trọng lượng sản phẩm, có loại phải áp dụng phương pháp phân bổ như chi phí gián tiếp cho phù hợp với từng loại doanh nghiệp. Ví dụ: - chi phí bao bì được phân bổ trực tiếp vào giá thành sản phẩm - chi phí vận chuyển tính theo tỷ lệ với trọng lượng của sản phẩm - các chi phí quảng cáo, triển lãm, trích nộp cho các cơ quan cấp trên được phân bổ vào giá thành sản phẩm giống như chi phí quản lý doanh nghiệp. 13
  14. Phần II Thực trạng công tác tính giá thành tại công ty thương mại – gia công kim khí thép thái nguyên I. giới thiệu chung về công ty thương mại – gia công kim khí thép thái nguyên. 1. Chức năng nhiệm vụ 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Thương Mại-gia công kim khí thép thái nguyên được thành lập với sự góp vốn của 3 cá nhân, tổng số vốn điều lệ ban đầu là 500 triệu. Ngày 11/5/2000 được sự chấp nhận của Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 0102000495 công ty Thương mại-gia công kim khí thép thái nguyên được phép hoạt động với ngành nghề đăng ký kinh doanh là: buôn bán, đại lý, ký gửi hàng hoá sản xuất gia công kim khí. Công ty là một doanh ngiệp tư nhân hoạch toán độc lập, có trụ sở chính tại 54 Hai Bà Trưng-Hoàn Kiếm-Hà Nội. Với đội ngũ 16 công nhân viên có trình độ trong đó bộ phận quản lý chiếm 7 người một tỷ trọng khá lớn so với toàn bộ nhân công trong toàn công ty, Công ty Thương mại-gia công kim khí thép thái nguyên đã không ngừng củng cố và ngày càng mở rộng (mỗi năm nâng số vốn điều lệ thêm khoảng trên dưới 50 triệu), giải quyết nhu cầu thiết yếu cho xã hội thực hiện nhiệm vụ, đi đúng phương châm đã đặt ra khi mới thành lập công ty. 14
  15. Hiện nay, Công ty Thương mại-gia công kim khí thép thái nguyên là một công ty vẫn trực thuộc công ty thép Thái Nguyên (tại Thái Nguyên) hoạt động, tồn tại với tư cách pháp nhân là một công ty TNHH 100% vốn tư nhân. Mặc dù có nhiều biến động về mặt tổ chức nhưng trong gần 3 năm qua (2000 – 2003) công ty Thương mại-gia công kim khí thép thái nguyên đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhịp độ tăng trưởng hàng năm đạt kế hoạch đề ra. Những năm qua với đà phát triển nhanh của ngành xây dựng và sự đô thị hoá của đất nước công ty Thương mại-gia công kim khí thép thái nguyên đã mở thêm một số đại lý mới và vẫn có nhu cầu mở thêm song song với điều đó công ty đã mở thêm môt văn phòng đậi diện taị 623 đường Nguyễn TrãI-Thanh Xuân- Hà Nội. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự cạnh tranh trong cơ chế thi trường, công ty Thương mại-gia công kim khí thép thái nguyên đã hoạt động và trải qua nhiều biến đổi thăng trầm để tự khẳng định mình hoà nhập với nền kinh tế năng động không ngừng đi lên bám sát nhiệm vụ lợi nhuận của công ty mình làm phương hướng phát triển cho công ty. 1.2 Chức năng vụ nhiệm vụ của Công ty Thương mại- gia công kim khí thép thái nguyên * Chức năng: Là một doanh nghiệp thương mại và gia công kim khí cho nên chức năng chủ yếu của công ty là kinh doanh nhằm thực hiện nhiệm vụ mua bán các loại sản phẩm thép với các công ty và doang nghiệp trong nước, vật tư xây dựng (phần này chiếm tỷ trọng nhỏ) và gia công các sản phẩm cơ khí. Kinh doanh mua bán thép xây dựng và gia công sản phẩm cơ khí đem lại nguồn chính cho công ty chiếm 90% doanh thu và là hoạt động chủ yếu của công ty. Công ty nhập các loại thép có kích cỡ khác nhau sau đó bán cho các công ty hoặc đơn vị tư nhân trong nước. Ngoài ra để tạo điều kiện cho thép bán chạy hơn, công ty còn kinh doanh thêm một số vật tư xây dựng khác. Hơn nữa công ty con tự gia công 15
  16. thêm một số mặt hàng phụ để bán kèm như: đinh, giây gai, các loại giây thép, và đặc biệt công ty đã có một phân xưởng để sản xuất thùng sấy bánh cung cấp cho các cơ sở làm bánh. Với thị trường ổn định, ngành kinh danh này mang lại cho công ty nguồn lãi đáng kể. Với vai trò là một tư nhân trong phần sản xuất thêm công ty đã tận dụng nguyên liệu săn có của mình và đã giảm được đáng kể phần chi phí tăng một nguồn lợi tương đương và luôn ổn định góp phần làm tăng doanh thu hàng năm và mở rộng quan hệ của công ty. *Nhiệm vụ: - Mục đích kinh doanh thực hiện theo quyết định thành lập doanh nghiệp và kinh doanh các mặt hàng đã đăng ký cụ thể. Có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước như nộp thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách Nhà nước. - Bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp được giao. - Tổ chức và quản lý tốt lao động trong doanh nghiệp. 2. Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty Thương Mại-gia công kim khí thép thái nguyên là một đơn vị tư nhân tiêu biểu cho loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ với bộ máy gọn nhẹ, đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động của công ty, thúc đẩy kinh doanh phát triển, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế. Qua tìm hiểu tổ chức hoạt động kinh doanh phát triển mạnh ở công ty Thương Mại- gia công kim khí thép thái nguyên được xây dựng theo cơ cấu trực tuyến, chức năng được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công Ty Thương Mại- gia công kim khí thép thái nguyên 16
  17. Giám Đốc Phòng Phòng Xưởng Phòng Tài Phòng nghiệp Cửa Trạm gia Hành chính Kinh vụ Hàng kho Chính Kế doanh tổng vận tải công toán đại lý Nhổn Đại lý bán lẻ Theo cơ cấu tổ chức trên, giám đốc là người chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của các phòng ban, cửa hàng, kho trạm, các bộ phận phòng ban làm tham mưu thực hiện các mô hình lý này phù hợp với các doanh nghiệp theo phòng ban, cửa hàng, kho trạm, các bộ phận phòng ban làm tham mưu, giúp việc, hỗ trợ cho giám đốc chuẩn bị ra quyết định, hướng dẫn và kiểm tra các quyết định để thực hiện. Mô hình quản lý này phù hợp với Doanh nghiệp như Công ty Thương Mại- gia công kim khí thép thái nguyên mọi thông tin đều được phản hồi giữa giám đốc và các phòng ban một cách chính xác nhanh chóng. 2.1 Ban giám đốc: 17
  18. Do chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty qui định. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động, có toàn quyền quyết định trong phạm vi công ty. 2.2 Các phòng ban chức năng: 2.2.1 Phòng Tài Chính-Kế Toán: Thực hiện chức năng của giám đốc về mặt tài chính thu thập tài liệu phản ánh vào sổ sách và cung cấp thông tin kinh tế kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của giám đốc, tổng hợp các quyết định trình lên giám đốc và tham gia xây dựng giá, quản lý nguồn thu chi của toàn công ty sao cho hợp lý.Như vậy,phòng Tài Chính-Kế Toán giúp giám đốc thực hiện có hiệu quả việc sử dụng vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. 2.2.2.Phòng hành chính: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức quy hoạch cán bộ, bố trí sắp xếp cơ cấu nhân sự cho phù hợp với bộ máy quản lý của công ty, xem xét nâng bậc lương, giải quyết các chính sách chế độ cho người lao động. Như vây, phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động đối nội, đối ngoại, công tác văn thư lưu trữ, quản trị hành chính giúp cho mọi hoạt động của công ty thông suốt 2.2.3.Phòng Kinh doanh: Chịu trách nhiệm về công tác tìm hiểu thị trường, phương hướng sản xuất. 2.2.4.Phòng nghiệp vụ tổng đại lý: Thực hiện việc bán hàng theo uỷ thác của công ty, rồi phân phối cho các đại lý, tham mưu cho giám đốc để có những quyết định đúng đắn cho kinh doanh của hoạt động đai lý và thực hiện chế độ kế toán, lấy số liệu hạch toán định kỳ tại doanh nghiệp. 2.2.5. Cửa hàng Kinh doanh. 18
  19. Là bộ phận có chức năng bán lẻ bán buôn các sản phẩm thép các loại, tìm hiểu diễn biến của thị trường nhu cầu phổ biến khách hàng đẻ tư vấn cho việc kinh doanh. Cửa hàng tự tính chi phí hoạt động trình giám đốc duyệt và tổ chức các phương thức bán hàng cho phù hợp đảm bảo các loại được nguồn vốn và đảm bảo việc kinh doanh có lợi nhuận. 2.2.6.Trạm kho : Thực hiện việc tiếp nhận, kiểm kê và bảo đảm các loại hàng hoá mà công ty kinh doanh, cung cấp thường xuyên về tình hình xuất-nhập-tồn kho của các thời kỳ cho các phòng ban chức năng kinh doanh đảm bảo giấy tờ sổ sách chính xác. Báo cáo kịp thời mọi trường hợp sai lệch để sử lý và đảm bảo tốt công tác nghiệp vụ để giúp cho việc lưu thông hàng hoá được thông suốt. 2.2.7 Phân xưởng gia công Phân xương tiến hành sản xuất sản phẩm thùng sấy bánh ngọt và gia công các sản phẩm như: Đinh, giây thép gai 3. Mặt hàng kinh doanh chính của công ty Là một đơn vị kinh doanh đa dạng có nhiều loại hàng hoá nên công ty phải giao dịch tiếp xúc với nhiều khách hàng và cơ sở tiêu thụ khắp khu vực phía Bắc. Những khách hàng truyền thống có vị trí đặc biệt trong sự phát triển của công ty như: Công ty kinh doanh thương mại và phát triển thép Huy Đạt, nhà máy cơ khí 25 bộ quốc phòng ,cửa hàng kim khí 14,công ty vật liệu xây dựng và xây lắp, công ty TNHH Thành Tuyết, Công ty cơ giới xây dựng, công ty thép Thái Nguyên, công ty thép Việt Hàn, công ty kinh doanh thép và vật tư hàng hoá, cônh ty TNHH Toàn Cầu, Vạn Lộc,Vĩnh Long và các cơ sở làm bánh tư nhân Ngoài ra ở dưới các cửa hàng còn thu hút một số khách hàng mua lẻ phong phú ở thị trường Hà Nội. Nhìn chung các mặt hàng cung ứng của công ty hầu hết là thép phi tròn, thanh, tấm, lập là và thùng sấy bánh ngọt. Ngoài ra còn có một số sản phẩm di 19
  20. kèm như: bản mã, hộp cọc, đinh, lưới thép, mắt bình Công ty đang có phương hướng mở thêm một số mặt hàng mới. Song để có một cơ sở vững chắc trong tương lai công ty phải mở thêm một kho nữa để phục vụ kinh doanh hoạt động. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Biểu 1: Kết quả kinh doanh năm 2001-2002 Đơn vị: đồng Thực hiện So sánh Chỉ tiêu Năm 2001 Năm2002 Chênh lệch (%) 1 2 3 4=3-2 5=4:2 1. Doanh thu thuần : 36.800.100.000 33.723.489.700 -3.076.610.300 - 8,36 2. Giá vốn: 36.633.100.000 33.351.334.719 -3.281.785.281 - 8,96 3. Chi phí bán hàng: 78.000.000 80.526.900 2.526.900 3,24 4. Chi phí QLDN: 28.000.000 127.532.110 99.532.110 355,47 5. LN trược thuế: 61.000.000 164.095.971 103.095.971 1,69 6.Thuế TNDN(32%): 19.520.000 52.510.711 32.990.711 1,69 7. LN sau thuế: 41.480.000 111.585.260 2.105.260 1,69 Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu năm 2002 chỉ đạt 91,64% so với năm 2001, giảm 3.076.610.300 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 8,36%. Giá vốn giảm 3.281.785.281 đồng đạt 91,04% tương ứng với tỷ lệ giảm là 8,96%. Chi phí bán hàng tăng 2.526.900 đồng tương đương 3,24%. Đặc biệt chi phí quản lý tăng khá mạnh 99.532.110 đồng hay tỷ lệ tăng lên tới 355,47%. Song lợi nhuận trước thuế năm 2002 lại nhiều hơn 103.095.971 đồng so với năm 2001 tương đương tăng 1,69%. Điều này là do giá vốn năm 2002 giảm tương đối lớn so với năm 2001. Do vậy nộp ngân sách nhà nước năm 2002 so với năm 2001 tăng 32.990.711 đồng tương ứng với tỷ lệ 1,69%%. Trải qua 1 năm hoạt động kinh doanh đầy sôi động, tuy rằng doanh số không đạt bằng năm trước cộng thêm sự 20
  21. gia tăng khá lớn về chi phí kinh doanh nhưng công ty vẫn đứng vững và thu lại được số lợi nhuận khả quan hơn năm trước. Điều này cũng có nghĩa là công ty đã hoàn thành tốt hơn nghĩa vụ đối với nhà nước so với năm ngoái. Để đánh giá kỹ hơn tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta sử dụng thêm một số chỉ tiêu hoạt động sau: Chỉ tiêu đánh giá sự hiệu quả trong kinh doanh: Sử dụng hai tỉ số : +) Giá vốn trên doanh thu +) Lợi nhuận trên doanh thu Hai chỉ tiêu này phản ánh: trong 1 đồng doanh thu phải tốn bao nhiêu đồng giá vốn và cũng một đồng doanh thu ấy sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. +) Năm 2001: Giá vốn / Doanh thu = 36533100000 / 36800100000 = 0,993 Lợi nhuận / Doanh thu = 61000000 / 36800100000 = 0,00166 Như vậy: 1000 đồng doanh thu phải mất 993 đồng giá vốn và tạo được 1,66 đồng lợi nhuận. +) Năm 2002 : Giá vốn/Doanh thu = 33351334719 / 33723489700 = 0,989 Lợi nhuận/ Doanh thu = 164095971 / 33723489700 = 0,00487 Còn ở đây: 1000 đồng doanh thu mất 989 đồng giá vốn và tạo được 1,91 đồng lợi nhuận Vậy là, năm 2002 kinh doanh có hiệu quả hơn năm 2001 đó là sự nỗ lực của công ty trong việc đầu tư chi phí vào kinh doanh (giảm 4 đ/1000 đ doanh thu) và thu lại hiệu quả kinh tế đích thực (tăng 3,21 đ / 1000 đ doanh thu). Đó là điều hiển nhiên có thể dễ nhận thấy ở những công ty làm ăn phát đạt. Điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được trong tình hình kinh tế hiện nay. II. Phân tích thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty 1. Phương pháp tính giá thành sản phẩm của Công ty thương mại – gia công kim khí thép Thái nguyên 21
  22. a) Phương pháp xác định giá thành kế hoạch Giá thành kế hoạch của Công ty được xác định dựa trên những tính toán chi phí và trên cơ sở kế hoạch sản lượng. Hiện nay giá thành kế hoạch của Công ty được xác định cho một số mựat hàng có tính chất ổn định, có sản lượng lớn hoặc có chi phí giá thành lớn, đối với những nhóm sản phẩm có kết cấu tương tự giá thành kế hoạch được xác định cho những sản phẩm có tính chất đại diện. Khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm của Công ty bao gồm: 1. Chi phí nguyên vật liệu chính 2. Chi phí vật liệu phụ 3. Chi phí nhiên liệu 4. Chi phí động lực 5. Chi phí tiền lương công nhân sản xuất 6. Bảo hiểm xã hội 7. Khấu hao máy móc thiết bị 8. Chi phí quản lý phân xưởng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Chi phí ngoài sản xuất Phương án tập hợp các khoản mục chi phí trong giá thành đơn vị sản phẩm doanh nghiệp dùng phương pháp tập hơp và phân bổ các khoản chi phí cơ bản và chi phí chung. Do mặt hàng sản xuất của Công ty biến động nhiều, sản lượng từng mặt hàng ít, nên Công ty căn cứ vào kế hoạch sản xuất của năm kế hoạch mà xây dựng kế hoạch giá thành cho những mặt hàng chủ yếu có sản lượng tương đối lớn hoặc giá thành cao. Những mặt hàng có kết cấu gần giống nhau, công ty sử 22
  23. dụng sản phẩm để xác định giá thành kế hoạch trên cơ sở để xác định cho các sản phẩm còn lại theo phương pháp hệ số. b) Phương pháp hạch toán giá thành thực tế Phương pháp hạch toán giá thành thực tế của Công ty là căn cứ vào quyết toán vật tư, lao động và các hao phí thực tế và các chi phí khác trong và ngoài sản xuất như chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng, phế liệu phế phẩm chi phí giao dịch, giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được tính theo mức tiêu hao thực tế và giá mua vật tư. Chi phí nguyên = Mức tiêu hao thực tế x Đơn giá nguyên vật vật liệu nguyên vật liệu liệu Ví dụ: chi phí về thép góc L50x50 trong thùng sấy bánh ngọt năm 2001 như sau: Định mức tiêu hao 200kg Giá 1kg thép góc là 5.200 đ Vậy chi phí thép góc trong thùng sấy bánh ngọt năm 2001 là: 200kg x 5.200đ = 1.040.000 đồng Chi phí tiền lương trong giá tành sản phẩm cũng được tính căn cứ vào giờ công tiêu hao thực tế để gia công sản phẩm: Chi phí tiền lương = Định mức tiêu hao giời x Đơn giá giờ công chính, phụ công thực tế Ví dụ: Chi phí tiền lương thùng sấy bánh ngọt năm 2001 Định mức lao động: 230h, đơn giá giờ công: 4000đ Thành tiền : 230 x 4000 = 920.000đ Các chi phí gián tiếp được phân bổ vào giá thành sản phẩm dựa vào tỷ lệ tiền lương chính bao gồm: 23
  24. Chi phí quản lý phân xưởng Chi phí quản lý doanh nghiệp Khấu hao máy móc thiết bị Ví dụ: Về cách phân bổ chi phí gián tiếp: Tổng chi phí phân x Tiền lương chính cho Chi phí quản lý phân xưởng 1 sản phẩm xưởng cho 1 sản phẩm = Tổng quỹ tiền thưởng chính của phân xưởng Ví dụ: chi phí quản lý phân xưởng tháng 8/2001 Chi phí quản lý phân xưởng : 15.965.470 đ Chi phí tiền lương 1 sản phẩm : 920.000 đ Tổng quỹ lương : 17.010.665 đ Chi phí quản lý phân xưởng (cho 1sp) = (15.965.400x920.000)/17.010.665 = 863.468đ Ngoài ra các chi phí khác như chi phí ngoài sản xuất, bao bì, đóng gói cũng được tính vào giá thành sản phẩm. Tuy nhiên với những loại sản phẩm có kết cấu tương tự và số lượng nhỏ Công ty tiến hành xác định giá thành sản phẩm chuẩn và hệ số với sản phẩm đó cho các sản phẩm còn lại. Giá thành sản phẩm được xác định như sau: Giá thành sản phẩm A = Giá thành sản phẩm x Hệ số sản phẩm A so chuẩn với sản phẩm chuẩn Đối với các sản phẩm của Công ty thường chỉ được xác định cho các sản phẩm hoàn chỉnh. Cho nên giá thành được tính theo phương pháp trực tiếp biểu hiện về tính giá thành sản phẩm cho hệ thống sấy bánh ngọt qua các năm 2001 - 2002 trên biểu sau: 24
  25. Biểu 2: Tình hình biến động giá thành thùng sấy bánh ngọt của công ty thương mại – gia công kim khí thép Thái nguyên. Sản phẩm Năm 2001 Năm 2002 Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Thùng sấy 6.364.200 6.154.050 7.530.000 7.493.007 bánh ngọt 2. Tình hình biến động giá thành và những nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá thành sản phẩm của Công ty thương mại và gia công kim khí thép Thái nguyên trong thời gian qua Để đánh giá đúng tình hình biến động giá thành sản phẩm của Công ty, tôi chỉ xin nêu biểu so sánh giưa giá thành thực tế và giá thành kế hoạch của sản phẩm thùng sấy thuốc (sản phẩm chủ yếu ) của Công ty trong thời gian 2 năm vừa qua. Qua biểu trên ta thấy giá thành sản phẩm thùng sấy bánh ngọt năm 2002 tăng 21,7% so với năm 2001, số tuyệt đối là: 1.338957đ Sự biến động tăng lên của giá thành sản phẩm do nhiều nguyên nhân gây lên nhưng tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân chính sau: Thứ nhất: Do sự biến động của giá cả tăng lên, tình hình lạm phát cho nên giá cả vật tư đều tăng lên hàng năm Thứ hai: Do đòi hỏi của chất lượng sản phẩm ngày càng cao, ngày càng hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách hàng, vì vậy kết cấu sản phẩm thay đổi, mẫu mã cải tiến cũng làm tăng chi phí giá thành sản phẩm. Thứ ba: Do đời sống nhân viên tăng lên hàng năm, định mức không rõ thiếu thuyết phục, đơn giá tiền lương của người lao động ngày càng cao do vậy 25
  26. chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm cũng tăng lên dẫn đến giá thành sản phẩm cũng tăng. Tuy nhiên, Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm qua việc thực hiện giá thành hàng năm. Điều đó được phản ánh giữa giá thành thực tế và giá thành kế hoạch của sản phẩm theo biểu 2. Chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mặt hàng cụ thể là Thùng sấy bánh ngọt để từ đó tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tăng giảm giá thành sản phẩm cũng như những biện pháp mà Công ty áp dụng để hạ giá thành sản phẩm trong những năm vừa qua. 2.1 Cơ cấu giá thành sản phẩm của Công ty năm 2001 đối với sản phẩm thùng sấy bánh ngọt. Để phản ánh cơ cấu giá thành sản phẩm tìm những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc tăng giảm giá thành sản phẩm và từ đó tìm ra những biện pháp trong việc phấn đấu hạ giá thành đơn vị sản phẩm, tôi tập trung phân tích sự biến động giá thành của sản phẩm thùng sấy thuốc vì những nguyên nhân sau: Thứ nhất: Sản phẩm thùng sấy bánh ngọt là một mặt hàng có giá thành sản phẩm cao so với giá thành một số sản phẩm khác trong cơ cấu giá thành sản phẩm của Công ty Thứ hai: Sản phẩm thùng sấy bánh ngọt là một mặt hàng tương đối ổn định trong thời gian vừa qua và trong một vìa năm tới. Cơ cấu giá thành sản phẩm của thùng sấy bánh ngọt bao gồm các khoản mục chi phí được phản ánh ở biểu sau: 26
  27. Biểu 3: Cơ cấu giá thành sản phẩm thùng sấy bánh ngọt năm 2001 Đơn vị: đồng Khoản mục chi phí Tuyệt đối Tỷ lệ % 1. Nguyên vật liệu chính 4.264.756,65 69,3 2. Vật liệu phụ 141.543,15 2,3 3. Nhiên liệu + động lực 114.465,33 1,86 4. Khấu hao máy móc thiết bị 88.002,915 1,43 5. Tiền lương công nhân sản xuất 393.859,2 6,4 6. Bảo hiểm xã hội 67.694,55 1,1 7. Chi phí quản lý phân xưởng 270.778,2 4,4 8. Chi phí quản lý xí nghiệp 418.475,4 6,8 9. Chi phí ngoài sản xuất 396.936,225 6,45 Giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm 6.154.050 100 Qua phân tích ta nhận thấy chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm gần 70% trong giá thành sản phẩm. Trong những năm qua Công ty đã chú ý đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu (ảnh hưởng cụ thể sẽ được phân tích ở những phần sau: Ngoài chi phí tiền lương công nhân sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và có xu hướng tăng lên hàng năm, chi phí tiền lương chiếm khoảng 6% trong giá thành sản phẩm. Một yếu tố khác đó là chi phí quản lý phân xưởng và quản lý xí nghiệp cũng là một chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. 27
  28. Để thấy rõ việc ảnh hưởng như thế nào trong giá thành sản phẩm của các khoản mục chi phí chúng ta xẽ phân tích các nhân tố ảnh hưởng chính sau đây: 2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động giá thành đơn vị sản phẩm. Để thấy rõ những nguyên nhân dẫn đến sự biến động giá thành sản phẩm ở Công ty thương mại và gia công kim khí thép Thái nguyên trong thời gian qua, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng tới sự biến động của giá thành sản phẩm. Để phản ánh cụ thể về việc biến động các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm tôi đi sâu phân tích giá thành sản phẩm thùng sấy bánh ngọt được phản ánh qua biểu sau: Khoản mục chi phí Năm 2001 Năm 2002 Tuyệt đối Tuyệt đối Tỷ lệ tăng % (02/01) 1. Nguyên vật liệu chính 4.264.756,65 5.036.167,6 18,08 2. Vật liệu phụ 141.543,15 159.423,2 12,63 3. Nhiên liệu + Động lực 114.465,33 150.324,72 31,32 4. Khấu hao máy móc thiết bị 88.002,915 95.008,35 7,96 5. Tiền lương công nhân sản xuất 393.859,2 651.658,4 65,45 6. Bảo hiểm xã hội 67.694,55 135.784,4 100,6 7. Chi phí quản lý phân xưởng 270.778,2 260.149,64 -3,9 8. Chi phí quản lý xí nghiệp 418.475,4 402.485,4 -3,8 9. Chi phí ngoài sản xuất 396.936,225 602.055,29 51,67 Giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm 6.154.050 7.493.007 28
  29. Qua biểu trên ta thấy các khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu + động lực, tiền lương công nhân sản xuất, chi phí ngoài sản xuất đều tăng hàng năm, tuy nhiên chi phí quản lý phân xưởng và chi phí quản lý xí nghiệp có xu hướng giảm hàng năm. cụ thể so sánh năm 2002 với 2001 ta thấy. - Chi phí nguyên vật liệu chính tăng: 18,08% - Chi phí vật liệu phụ 12,63 - Nhiên liệu + động lực tăng 31,32 - Khấu hao máy móc thiết bị tăng 7,96 - Tiền lương công nhân sản xuất tăng 65,45 - Chi phí ngoài sản xuất tăng 51,67 - Chi phí quản lý phân xưởng giảm 3,9 - Chi phí quản lý xí nghiệp giảm 3,8 Điều này hoàn toàn phù hợp với việc đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng cao của thị trường, tình hình lạm phát tiền tệ gia tăng, mức sống của người lao động ngày càng được nâng cao, cũng như việc hợp lý hoá sản xuất của các doanh nghiệp để phù hợp với cơ chế thị trường. Để cụ thể hoá mức độ ảnh hưởng chúng ta sẽ đi sâu phân tích của từng nhân tố đến sự biến động của giá thành sản phẩm. a. ảnh hưởng của nhân tố nguyên vật liệu Mức tiêu hao nguyên vật liệu chính và phụ, giá cả. Qua phân tích ở trên ta thấy chi phí nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm (khoảng 70%) của Công ty. Do vậy sự biến động của nguyên vật liệu có tác động rất lớn đến giá thành sản phẩm. Nhưng chi phí nguyên vật liệu lại chịu tác động của hai nhân tố là: Mức tiêu hao nguyên vật liệu và giá cả của chúng. Tuy nhiên giá cả nguyên vật liệu là nhân tố 29
  30. khách quan chịu sự tác động của qui luật giá cả và quan hệ cung cầu trên thị trường; trong phạm vi phần này chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng mức tiêu hao nguyên vật liệu đến giá thành sản phẩm. Để tính ảnh hưởng của từng nhân tố mức tiêu hao và giá cả nguyên vật liệu ta áp dụng công thức sau: n Mz = ∑ (Mli Gli – M0i – G0i ) i=1 N Mz( M)= ∑ (Mli Gli – M0i – Gli ) i=1 N Mz( G)= ∑ (Moi Gli – Moi – Goi ) i=1 Trong đó: - Mz là mức tăng giảm giá thành do hai nhân tố mức tiêu hao và giá cả nguyên vật liệu - Mz (M): mức tăng giảm giá thành do ảnh hưởng của mức tiêu hao nguyên vật liệu. - Mz (G) mức tăng giảm giá thành do ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu Ta có: Mz = Mz(M) + Mz (G) + Moi là mức tiêu hao loại i kỳ gốc (kế hoạch) 30
  31. + Mli là mức tiêu hao loại kỳ thực hiện + Gli là giá cả đơn vị nguyên vật liệu loại i kỳ gốc (kế hoạch) + Goi là giá cả đơn vị nguyên vật liệu loại i kỳ thực hiện. - Để tính ảnh hưởng mức tiêu hao nguyên vật liệu ta cố định đơn giá của kỳ thực hiện và thay đổi mức tiêu hao nguyên vật liệu năm phân tích (thực hiện) và năm gốc (kế hoạch) - Để tính ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu ta cố định mức tiêu hao nguyên vật liệu kỳ gốc và thay đổi giá cả theo năm phân tích và năm gốc Ví dụ: cách tính ảnh hưởng của mức tiêu hao nguyên vật liệu và giá cả: tôn S=1mm trong giá thành đơn vị sản phẩm thùng sấy bánh ngọt năm 2002/2001 ta có: - Năm 2001 mức tiêu hao tôn S=1mm: Mo = 230kg; giá cả thực tế tôn S=1mm là Go= 5.000 đ/kg - Năm 2002 mức tiêu hao Ml = 215kg; giá cả thực tế Gl = 6000 đ/1kg. Ta có mức tăng giảm giá thành do ảnh hưởng của 2 nhân tố mức tiêu hao và giá cả nguyên vật liệu Tôn S=1mm như sau: Mz = Mli Gli – M0G0 =215x6.000 – 230x5.000 = 140.000 đ Do sự ảnh hưởng của mức tiêu hao nguyên vật liệu; Mz (M) = Mli Gli – M0Gli = 215x6.000 – 230x 6.000 = -90.000đ Do ảnh hưởng của sự biến đổi giá cả: Mz(G) = Mo Gli – M0Go = 230x6.000 – 230x 5.000 = 230.000 đ Như vậy với riêng mức độ ảnh hưởng của sự biến đổi mức tiêu hao và giá cả loại tôn CT3 S=1 31
  32. Làm giá thành tăng 140.000đ, trong đó do định mức tiêu hao nguyên vật liệu giảm được 15kg làm chi phí giảm là 90.000 đ, nhưng do giá cả nưam 2002 so với năm 2001 tăng lên làm cho giá thành sản phẩm tăng lên là 230.000 đ Ta có: Mz = Mz(M) + Mz(G) = 230.000 + (-90.000) = 140.000 đ Một trong những nguyên nhân nữa làm tăng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành là do sự đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng cao của khách hàng cho nên đòi hỏi chất lượng vật tư cũng phải nâng cao. Chi phí nguyên vật liệu chính tăng lên trong thời gian vừa qua chủ yếu là do giá cả tăng lên. Mức ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu là một nhân tố chiếm tỷ trọng lớn và khó giảm được vì chủ yếu nó là nguyên nhân khách quan. b. ảnh hưởng của nhân tố chi phí tiền lương công nhân sản xuất cho một đơn vị sản phẩm Tiền lương công nhân sản xuất không ngừng tăng lên và cũng chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, điều đó cũng trực tiếp ảnh hưởng tới việc tang giá thành sản phẩm: Năm 2001: 393.859,2 đ chiếm 6,4% trong giá thành sản phẩm Năm 2002: 651.658,4 đ chiếm 8,7% trong giá thành sản phẩm Việc tăng chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm như trên không phải là do tăng định mức thời gian lao động (thậm chí giảm), do tăng đơn giá tiền lương, đơn giá tính cho một giờ công tăng lên. Việc tăng tiền lương hàng năm là phù hợp với quy luật của phát triển sản xuất, do nhu cầu và mức sống của người dân ngày càng tăng. Đồng thời việc tăng tiền lương phù hợp với xu hướng điều chỉnh tiền lương của Nhà nước trong thời gian qua. Năm 2001: lương bình quân 1.350.000 đ/tháng Năm 2002: lương bình quân 1.490.000 đ/tháng 32
  33. Bởi vì tiền lương trong giá thành một tỷ trọng khá lớn, cho nên chi phí tiền lương cũng có ảnh hưởng đáng kể tới việc tăng giảm giá thành sản phẩm. c. ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý phân xưởng cho đơn vị sản phẩm Qua biểu phân tích sự biến động của chi phí quản lý trong giá thành sản phẩm, ta thấy chi phí quản lý phân xưởng đều giảm đi đáng kế trong thời gian qua. Trong những năm qua, chi phí quản lý phân xưởng được xác định bao gồm những chi phí sau: Tiền lương, bảo hiểm xã hội của cán bộ và nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí về bảo hộ lao động, chi phí sửa chữa và bảo quản, khấu hao nhà cửa, vật kiến trúc, dụng cụ sản xuất của phân xưởng. Trong đó tiền lương và bảo hiểm xx hội của nhân viên quản lý, chí phí bảo hộ lao động được xác định theo các chi phí trực tiếp, còn các chi phí khác được xác định dựa theo các số liệu thống kế hàng năm. Mặc dù chi phí tiền lương của cán bộ nhân viên quản lý tăng lên, nhưng do quá trình tinh giảm bộ máy quản lý và nghiệp vụ. Chi phí bảo quản và sửa chữa nhà cửa vật kiến trúc và các dụng cụ quản lý cũng giảm đi một cách đáng kể do việc sử dụng hợp lý và bảo dưỡng thường xuyên cho nên giảm đi đáng kể trong chi phí giá thành sản phẩm. Cụ thể chi phí quản lý phân xưởng trong giá thành đơn vị thùng sấy bánh ngọt năm 2001 là 270.778,2 chiếm 4,4% trong giá thành sản phẩm, năm 2002 là 260.149,64 chỉ còn chiếm 3,5% trong giá thành sản phẩm. Điều này phù hợp với việc tinh giản bộ phận quản lý và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của công ty, tuy nhiên đây vẫn chỉ là chi phí có tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy công ty cần cố gắng để giảm bớt chi phí quản lý phân xưởng trong giá thành đơn vị sản phẩm trong thời gian tới. Chi phí phân xưởng được phân bổ 33
  34. vào giá thành đơn vị sản phẩm theo tỷ lệ với tiền lương của công nhân sản xuất chính. d. ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý xí nghiệp Chi phí quản lý xí nghiệp trong giá thành sản phẩm thùng sấy bánh ngọt giảm đi đáng kể trong những năm qua. Cụ thể Năm 2001 chi phí quản lý xí nghiệp là 418.475,4 đ chiếm 6,8% trong giá thành sản phẩm, năm 2002 là 402.485,4 đ chiếm 5,4% trong giá thành sản phẩm. Mặc dù chi phí tiền lương tăng lên nhưng do sắp xếp tổ chức hợp lý nên chi phí tiền lương quản lý xí nghiệp giảm. Chi phí bảo quản kho tàng, nhà xưởng cũng giảm đi đáng kể do việc sử dụng hợp lý và bảo dưỡng thường xuyên nên đã giảm tỷ lệ chi phí quản lý trong giá thành đơn vị sản phẩm. Các chi phí được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm toàn bộ chi phí quản lý hành chính, chi phí quản lý kinh doanh, các chi phí nghiệp vụ của toàn doanh nghiệp bao gồm: + Tiền lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp + Bảo hiểm xã hội của nhân viên quản lý doanh nghiệp + Phục vụ , chi phí bảo hộ lao động, tuyển lao động, tuyển dụng công nhân Các chi phí này cũng được phân bổ vào giá thành đơn vị sản phẩm theo tỷ lệ tiền lương công nhân sản xuất chính. e. ảnh hưởng của nhân tố chi phí ngoài sản xuất (chi phí tiêu thụ sản phẩm) Chi phí ngoài sản xuất bao gồm các chi phí phục vụ tiêu thụ sản phẩm, bao bì, thông tin quảng cáo, triển lãm, trích nộp cho cơ quan cấp trên, tuỳ theo từng loại chi phí mà phân bổ vào giá thành sản phẩm. Chi phí ngoài sản xuất có xu hương tăng lên. Cụ thể: 34
  35. Năm 2001 chi phí là 396.936,225 đ chiếm 6,45% trong giá thành sản phẩm Năm 2002 chi phí là 602.055,29 đ chiếm 8% trong giá thành sản phẩm Điều này cũng phù hợp với điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển dần phù hợp với nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp ngoài trình độ tổ chức sản xuất tại công ty mình còn phải quảng cáo, giới thiệu hàng hoá, công tác tiếp thị để tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu thị trường, việc cải tiến bao bì, đóng gói sản phẩm, vận chuyển bốc dỡ hàng hoá hay chi phí lương cho công tác viên Tất cả những chi phí đó là rất cần thiết để cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp của mình được thuận lợi. Tuy nhiên để những chi phí này mang lại hiệu quả cao tránh được lãng phí không cần thiết và tiết kiệm được chi phí trong giá thành sản phẩm đòi hỏi công ty cần tiếp tục nghiên cứu lựa chọn phương pháp và điều kiện phù hợp với đặc điểm sản xuất ra sản phẩm của mình. 3. Một số biện pháp Công ty đã thực hiện để hạ giá thành sản phẩm a. áp dụng các biện pháp tổ chức kinh tế để giảm chi phí, vật liệu, năng lượng, chi phí tiền lương, chi phí phân xưởng, chi phí quản lý xí nghiệp; - Đối với chi phí nguyên vật liệu đã có những biện pháp định mức khoa học lựa chọn những loại vật tư phù hợp, có những biện phá hạn chế lãng phí vật tư, nguyên vật liệu trong khâu bảo quản, cấp pháp và gia công - Để tiết kiệm chi phí vật tư Công ty đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật để thay thế một số loại vật tư đắt tiền, khó kiếm bằng vật tư rẻ tiền hơn, cải tiến kết cấu sản phẩm để nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu. 35
  36. - Để giảm chi phí tiền lương trong chi phí giá thành, Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc giảm bộ máy quản lý lao động, sử dụng lao động đúng khả năng và trình độ của họ để nâng cao năng suất lao động. Đối với những người lao động không có đủ khả năng và tay nghề công ty chuyển công việc khác, tiến hành đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ nhân viên đang làm việc tại Công ty. - Để tiết kiệm chi phí quản lý phân xưởng và chi phí quản lý xí nghiệp, Công ty đã tiến hành tinh giảm bộ máy quản lývà đội ngũ cán bộ gián tiếp. Đối với các bộ phận kho, công nhân sản xuất, công ty đã áp dụng việc thưởng phạt theo tỷ lệ nguyên vật liệu tiết kiệm được, nhằm khuyến khích việc giảm tiêu hao nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm. Mặc dù Công ty đã cố gắng áp dụng nhiều biện pháp nhưng do việc áp dụng chưa thật triệt để và khoa học cho nên hiệu quả nhìn chung chưa cao. Để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường một trong những yêu cầu đòi hỏi của công ty là nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh và mở rộng thị trường sản phẩm của mình. b. Thực hiện chủ trương đa dạng hoá sản xuất để có điều kiện tận dụng khả năng sẵn có về thiết bị, lao động: - Nhận rõ thực trạng của tình hình sử dụng và khai thác máy móc thiết bị hiện có của mình đồng thời để có thể đứng vững trong cơ chế thị trường mấy năm qua Công ty đã không ngừng mở rộng thị trường của mình, đa dạng hoá sản xuất. III. Những đánh giá tổng quan về công tác quản lý và hạ giá thành của Công ty thương mại - gia công kim khí thép Thái nguyên 36
  37. 1. Những thành tựu đạt được + Mặc dù tuổi đời của Công ty chưa nhiều nhưng đang đứng vững trên thị trường bằng cố gắng của mình, đó là một kết quả đáng mừng. + Để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường đòi hỏi Công ty phải có nhiều biện pháp khác nhau, những trong đó biện pháp về giảm giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh, đặc biệt về giá của công ty trên thương trường. Công ty đã tổ chức lại công tác dự dự trữ bảo quản, phân phối và thanh quyết toán vật tư, cải tiến công nghệ chế tạo sản phẩm, sử dụng lao động hợp lý để giảm được chi phí giá thành sản phẩm. Đó là một thành tích đáng khích lệ. 2. Những tồn tại cần khắc phục trong việc quản lý giá thành của Công ty Bên cạnh những thành tích đã đạt được Công ty còn những tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý giá thành như sau: + Việc xây dựng kế hoạch giá thành chỉ tập trung cho một số sản phẩm chủ yếu và khả năng dự kiến chưa thật cao nên phần lớn các kế hoạch đều chưa chính xác, một số khoản mục chi phí chưa được tính toán trên cơ sở các định mức khoa học. + Chưa khai thác hết năng lực máy móc thiết bị, nhà xưởng làm cho giá thành sản phẩm tăng. + Tuy đã thực hiện nhiều biện pháp về tinh giảm bộ máy quản lý, song tỷ lệ lao động gián tiếp vẫn còn cao, sự hoạt động của các bộ phận nghiệp vụ chưa thật nhịp nhàng và hiệu quả. Vì vậy làm tăng chi phí quản lý trong giá thành sản phẩm. + Việc lập kế hoạch và hạch toán chi phí ngoài sản xuất chưa hợp lý là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí giá thành sản phẩm. 37
  38. 3. Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác phấn đấu hạ giá thành sản phẩm: + Do thiếu những căn cứ vững chắc để xây dựng kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm. + Trình độ năng lực của cán bộ làm giá thành còn hạn chế + Do tính chất sản xuất của công ty là đa dạng, đơn chiếc và hàng loạt nhỏ nên khó có điều kiện tăng năng suất lao động làm cho chi phí tiền lương tăng. + Do năng lực cán bộ làm công tác Marketing tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, việc tổ chức tiêu thụ chưa tốt làm tăng chi phí ngoài sản xuất từ đó ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. 38
  39. Phần III Đề xuất một số giải pháp để giảm giá thành sản phẩm 1. Giải pháp 1: Sử dụng vật liệu thay thế trong công nghệ chế tạo sản phẩm sấy bánh ngọt để giảm chi phí nhằm phấn đấu hạ giá thành sản phẩm Như phân tích ở phần II ta thấy rằng: trong giá thành của sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu sẽ có ảnh hưởng rất lớn trong việc giảm giá thành sản phẩm. Qua nghiên cứu kết cấu thùng sấy bánh ngọt tôi nhận thấy: - Thùng sấy bánh ngọt có kích thước phủ bì là 1,2m x 1,25 m x 5m, khung thùng sấy dùng thép góc L50x50 và L40x40 hàn thành khối, phía trong và ngoài thùng sây bọc tôn CT3 S = 1mm, ở giữa hai lớp tôn có một lớp bông thuỷ tinh dầy 5mm để giữ nhiệt. Toàn bộ trọng lượng của thùng sấy là 950.000 kg đượ đặt trên hai chân đỡ dùng thép góc L50x50 hàn. - Nghiên cứu một số loại thùng sấy tương tự của Đài Loan, Trung quốc tôi thấy rằng toàn bộ thép hàn khung thùng sấy đều dùng thép góc L40x40 phần tôn bọc phía trong dùng loại tông CT3 = 0,6mm có tạo gân để tăng cứng, đảm bảo mxy thuật sản phẩm và giảm nhẹ trọng lượng của thùng sấy đồng thời cũng giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm 39
  40. Qua phân tích như trên tôi xin kiến nghị thay thế một số liệu hiện đang dùng như sau: - Phần khung thùng sấy thay thế loại thép góc L50x50 bằng loại thép góc L40x40 vừa để giảm nhẹ trọng lượng mà vẫn đảm bảo chất lượng cũng như độ ổn định của sản phẩm. - Phần tôn bọc phía trong của thùng sấy nên thay thế bằng loại tôn 0,6mm có tạo thêm gân để gia cứng. - Bông thuỷ tinh hiện nay của Công ty dùng loai sợi, giá đắt 8.000 đ/1kg, theo tôi nên thay bằng loại bông thuỷ tinh vụn có giá rẻ mà sau khi đã được ép chặt giữa hai lớp tôn vẫn đảm bảo độ giữ nhiệt, giá bông thuỷ tinh vụn trên thị trường hiện nay là 6.000đ/kg Để so sánh hiệu quả của việc thay thế các loại nguyên vật liệu trên ta tính chi phí tiết kiệm được của từng loai như sau: a. Thay thế thép góc L50x50 bằng thép góc L40x40: + Phương án hiện đang dùng: - Lượng tiêu hao thép góc L50x50 thực tế hiện nay là: 195kg - Giá mua thép góc L50x50 là 5.200 đ/kg - Tổng chi phí thép góc L50x50 cho 1 thùng sấy là: 195kg x 5.200 đ = 1.014.000 đ + Phương án thay thế bằng thép góc L 40 x 40: - Lượng tiêu hao thép góc L40x 40 là 123kg - Giá mua thép góc L40 x 40 là 5.200 đ/kg - Tổng chi phí thép góc L40 x 40 cho 1 thùng sấy là 123 kg x 5.200 đ = 639.600 đ + Chi phí tiết kiệm được do thay thế thép góc L 50 x 50 bằng loại thép góc L40 x 40 là: 40
  41. 1.014.000 – 639.600 = 374.400 đ (1) b. Thay thế tôn lớp phía trong thùng sấy CT3 S =1mmm bằng tôn CT3 S = 0,6mm + Phương án hiện đang dùng: - Lượng tôn tiêu hao tôn CT3 S =1 mm thực tế hiện nay là: 214 kg - Giá mua 1 kg tôn là CT3 S = 1mm là 6.000 đ/kg - Chi phí tôn CT3 S = 1 mm cho 1 thùng sấy là 214 kg x 6.000 đ = 1.284.000 đ + Phương án thay thế tông CT3 S = 1mm bằng loại tôn CT3 bằng S = 0,6mm - Lượng tiêu hao tôn CT3 S = 0,6mm là 146 kg - Giá mua 1 kg tôn CT3 S = 0,6mmm là 6.100 đ - Chi phí tôn CT3 S= 0,6mm cho 1 thùng sấy là: 146 kg x 6.100 đ = 809.600 đ + Chi phí tiết kiệm được do thay thế tôn CT3 S = 1mm bằng loại tôn CT3 = 0,6 mm là: 1.284.000 – 809.600 = 393.400 đ (2) c. Thay thế bông thuỷ tinh sơi bằng loại bông thuỷ tinh vụn: Cả phương án đang sử dụng và phương án thay thế đều có mức tiêu hao bông thuỷ tinh là 150 kg cho 1 thùng sấy - Giá bông thuỷ tinh sợi là: 8.000 đ/kg x 150 kg = 1.200.000 đ - Giá bồng thủy tinh vụn là: 6.000 đ/kg x 150 kg = 900.000 đ - Chi phí tiền lương tăng thêm do thời gian dải + bọc bông vụn (phương án đang sử dụng dùng bông thuỷ tinh sợi không có khoản chi phí này) là: 16 h x 2.000 đ = 32.000 đ 41
  42. - Chi phí tiết kiệm được do loại bông thuỷ tinh sợi trên một thùng sấy là: 150 kg x (8.000 – 6.000) – 32.000 = 268.000 đ (3) Như vậy tổng hợp chi phí nguyên vật liệu tiết kiệm được do thay thế ba loại vật liệu trên cho kết quả là: (1) + (2) + (3) = 374.400 + 393.400 + 268.000 = 1.035.800 đ 2. Giải pháp 2: cải tiến công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm giảm chi phí ngoài sản xuất trong giá thành sản phẩm: Chi phí ngoài sản xuất đó là những chi phí nhằm tiêu thụ sản phẩm của Công ty bao gồm: chi phí cho công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, các chi phí cho hoạt động tiếp thị, chi phí bán hàng, chi phí bao bì sản phẩm, chi phí vận chuyển hàng hoá cho khách Muốn giảm bớt chi phí ngoài sản xuất cần làm tốt công tác sau: - Nếu áp dụng hình thức quảng cáo trên bao bì sản phẩm, tờ giứoi thiệu sản phẩm vừa chi phí thấp vừa đến tay những khách hàng cần thiết. Ngoài ra hàng năm nên tổ chức hội nghị khách hàng hoặc các hội chợ triển lãm để giới thiệu sản phẩm của Công ty đến những khách hàng cần thiết. - Tổ chức tốt công tác bảo quản hàng hoá, bốc xếp và vận chuyển cho khách hàng một cách nhanh chóng và thấp nhất. Thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất nhằm thúc đẩy người lao động nâng cao tình thần trách nhiệm, để giảm bớt lãng phí và tổn thất cho Công ty. - Giao việc tổ chức bốc xếp hàng lên xe cho khách và nhập hàng hoá vào kho cho các thủ kho chịu trách nhiệm và có thể huy động ở các bộ phận khác khi cần. 42
  43. - Đối với những sản phẩm mà Công ty phải lắp đặt và vận hành cho khách, Công ty nên bố trí vận chuyển cho khách vừa khuyến khích khách hàng mua hàng của Công ty vừa giảm nhẹ chi phí đóng gói và có thể thu hồi lại bao bì nhằm giảm bớt chi phí này trong giá thành sản phẩm. 43