Đề tài Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Granit tại Công ty Thạch Bàn

doc 82 trang nguyendu 3820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Granit tại Công ty Thạch Bàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_pham_g.doc

Nội dung text: Đề tài Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Granit tại Công ty Thạch Bàn

  1. Lời nói đầu Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển như vũ bão, đất nước đang trên đà phát triển theo con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì càng cần nhiều các doanh nghiệp, các công ty. Để quản lý được phải nhờ sự điều hành của Nhà nước và kế toán với tư cách là công cụ quản lý ngày càng được khai thác tối đa sức mạnh và sự uyển chuyển của nó nhằm điều chỉnh vĩ mô và kiểm soát sự vận hành của nền kinh tế trong hiện thực phong phú và đa chiều. Mặt khác, kế toán còn là công cụ không thể thiếu được trong hệ thống các công cụ quản lý vốn, tài sản và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nó là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy để Nhà nước điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Giá thành sản phẩm cũng như phạm trù kinh tế khác của sản xuất có vai trò to lớn trong quản lý và sản xuất. Nó là nhân tố tác động trực tiếp đến giá cả hàng hoá, để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì không thể không kế hoạch hoá hạch toán mọi chi phí sao cho đạt lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất. Vì vậy, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành đúng đủ, chính xác, kịp thời là nhân tố quan trọng trong quyết định doanh lợi cho công ty. Bước sang một thế kỷ mới - thế kỷ XXI - thế kỷ của nhân loại phát triển của khoa học kỹ thuật đất nước lại càng phải đổi mới và các công trình kiến trúc hạ tầng ngày lại xây dựng nhiều. Công ty Thạch Bàn qua nhiều giai đoạn phát triển đã đứng vững được trong nền kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh này. Sản phẩm của Công ty không chỉ được biết đến ở trong nước mà còn ngoài nước. Để Công ty lớn mạnh và phát triển như hiện nay là nhờ có sự thay đổi cơ chế quản lý. Để thâm nhập sản phẩm của mình ra ngoài thị trường với chất lượng tốt, giá thành hạ và đem lại hiệu quả kinh tế cao thì tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã thực sự trở thành khâu trung tâm và quan trọng cho toàn bộ công tác kế toán ở Công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tập hợp chi phí và tính giá thành cũng như hiểu được mục đích kinh doanh của các công ty là gì và thực tế ở Công ty Thạch Bàn em đã mạnh dạn đi tìm hiểu vấn đề này. Đây là yêu cầu khách quan và có tính thời sự cấp bách và đặc biệt có ý nghĩa khi sản xuất của các doanh nghiệp đã gắn chặt với cơ chế thị trường. Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình chỉ bảo giúp đỡ của thầy cô giáo và phòng Tài chính - Kế toán của Công ty Thạch Bàn đã giúp em hoàn thành báo cáo này. Nội dung, kết cấu đề tài gồm: Phần I: Cơ sở lý luận về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phần II: Thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch ốp lát Granit tại Công ty Thạch Bàn. Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch ốp lát Granit tại Công ty Thạch Bàn.
  2. Phần I Cơ sở lý luận tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất I. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 1. Chi phí sản xuất: 1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản về chi phí và chi phí lao động, chi phí về vật tư lao động và đối tượng lao động. Sự tham gia của các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có sự khác nhau và nó hình thành các khoản chi phí tương ứng. Chi phí sản xuất gắn liền với sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn. Vì thế, quản lý chi phí sản xuất thực chất là việc quản lý, việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại tài sản, vật tư của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành nên quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất là mục tiêu hạ giá thành sản phẩm. Như vậy, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hoá thì biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động vật hoá và lao động sống cần thiết của doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ để tiến hành sản xuất kinh doanh được gọi là chi phí sản xuất. Nội dung của nó bao gồm các yếu tố như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó, việc tập hợp chi phí sản xuất cần phải được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định không phân biệt sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Để quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được chặt chẽ, làm cơ sở cho việc phân tích quá trình phát sinh chi phí sản xuất hình thành giá thành sản phẩm cũng như kết cấu tỷ trọng của chi phí sản xuất, người ta cần tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo một số tiêu thức khác nhau. 2. Phân loại chi phí sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất là một yêu cầu tất yếu để hạch toán chính xác chi phí sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất kinh doanh có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau và tuỳ thuộc vào mục đích yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, về mặt hạch toán chi phí sản xuất thường được phân theo các tiêu thức khác nhau. 2.1. Phân loại theo yếu tố chi phí Theo quy định hiện hành, toàn bộ chi phí được chi thành 7 yếu tố chi phí sau: - Yếu tố nguyên liệu, vật liệu - Yếu tố nhiên liệu, động lực - Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương
  3. - Yếu tố BHXH, BHYT, KDCĐ - Yếu tố khấu hao tài sản cố định - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài - Yếu tố chi phí bằng tiền khác. 2.2. Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Để thuận lợi cho việc tính giá thành toàn bộ chi phí được phân theo khoản mục, cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) ở Việt Nam bao gồm 3 khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung. Ngoài ra, khi tính chỉ tiêu giá thành toàn bộ (giá thành đầy đủ) thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. 2.3. Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. - Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua. - Chi phí thời kỳ: Là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ. Nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua nên được xem là các phí tổn cần được khấu trừ ra từ lợi tức của thời kỳ mà chúng phát sinh (bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp). 2.4. Phân loại theo quan hệ của chi phí và khối lượng công việc sản phẩm hoàn thành. Để việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí thuận tiện đồng thời làm căn cứ để ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được phân theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Theo cách này chi phí được chia thành biến phí và định phí. - Biến phí: Là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với công việc hoàn thành (chẳng hạn chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp). Tuy nhiên, các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm lại có tính cố định. - Định phí: Là những chi phí không đổi về tổng số, về tỷ lệ so với công việc hoàn thành (chẳng hạn chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh ). Các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu như số lượng sản phẩm thay đổi. II. Giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. 1. Phân loại giá thành Giá thành kế hoạch căn cứ vào thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành kế hoạch được tính trước khi sản xuất kinh doanh trên cơ
  4. sở giá thành thực tế của kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. - Giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ là toàn bộ hao phí, của các yếu tố dùng để tạo ra sản phẩm, dịch vụ trong đó bao gồm quản lý NVLTT, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm dịch vụ hoàn thành Giá thành sản phẩm sản xuất được tính: Giá thành = Chi phí + Chi phí - Chi phí sản sản xuất thực tế sản xuất sản sản xuất phát xuất sản phẩm dở của sản phẩm phẩm dở dang sinh trong kỳ dang cuối kỳ. đầu kỳ - Giá thành định mức: Là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm và được xây dựng trên cơ sở xác định mức chi phí hiện hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch thường vào ngày đầu tháng, giá thành định mức có thể thay đổi do giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm. - Giá thành toàn bộ: là chi phí thực tế của số sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của một số sản phẩm dịch vụ đó. Công thức tính: Giá thành = Giá thành sản + Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN toàn bộ xuất thực tế của phân bổ cho sản phân bổ cho sản phẩm dịch vụ phẩm, dịch vụ đã sản phẩm, dịch đã tiêu thụ tiêu thụ vụ đã tiêu thụ 2. ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành. Giá thành là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá, đó là một phạm trù kinh tế khách quan, đồng thời có đặc tính chủ quan trong một giới hạn nhất định. Giá thành còn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Để xem xét việc quản lý giá thành, người ta căn cứ chỉ tiêu mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành. Thông qua hai chỉ tiêu này có thể thấy được trình độ sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, khả năng tận dụng công suất máy móc thiết bị sản xuất và mức độ trang bị áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến kết quả của việc sử dụng hợp lý sức lao động, tăng năng suất lao động và trình độ quản lý kinh tế - tài chính, trình độ hạch toán của doanh nghiệp. 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Về thực chất chi phí sản xuất và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh và chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu toàn bộ khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra ở bất kể kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
  5. Sơ đồ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. A B CPSX dở CPSX phát sinh trong kỳ dang đầu kỳ Tổng giá thành sản phẩm CPSX dở dang cuối hoàn thành kỳ CD Qua sơ đồ ta thấy: AC = AB + BD - CD Tổng giá thành = CPSX dở dang + Chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất sản phẩm đầu kỳ phát sinh trong dở dang cuối kỳ kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ. 4. ý nghĩa của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Hạch toán chi phí sản xuất là một hình thức quản lý kinh tế có kế hoạch của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi phải dùng đến tiền tệ để đo lường, đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, phải bù đắp được những chi phí bỏ ra bằng chính doanh thu của mình trên cơ sở tiết kiệm vốn và đảm bảo có lãi. Hạch toán kinh tế thúc đẩy tiết kiệm thời gian lao động, đảm bảo tích luỹ, tạo điều kiện cho việc mở rộng không ngừng tái sản xuất mở rộng trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao và nâng cao phúc lợi cho người lao động. 5. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để đáp ứng được những yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. - Tổ chức kế toán tập hợp các chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xác định và phương pháp kế toán tập hợp chi phí thích hợp. - Xác định chính xác chi phí về sản phẩm làm dở cuối kỳ. - Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành hợp lý. Thực hiện phân tích tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để có những kiến nghị đề suất cho lãnh đạo doanh nghiệp ra các quyết định thích hợp trước mắt cũng như lâu dài đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. III. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ở doanh nghiệp được xác định tuỳ thuộc vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, vào yêu cầu của
  6. công tác quản lý giá thành Bởi thế, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là mới phát sinh chi phí như phân xưởng, tổ, đội sản xuất, giai đoạn công nghệ hoặc có thể là đối tượng chịu chi phí như chi tiết, bộ phận sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng Như vậy, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi chi phí phát sinh và nơi chịu chi phí. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công việc đầu tiên, định hướng cho toàn bộ công tác tập hợp chi phí sản xuất sau này. Trên cơ sở xác định đúng, thích hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà tổ chức ghi chép ban đầu, tổ chức bộ sổ kế toán phù hợp để từ đó phân công công tác rõ ràng cho nhân viên kế toán theo dõi việc thực hiện công tác của mình theo đúng chế độ quy định. Có nhiều phương pháp hạch toán chi phí sản xuất khác nhau tuỳ theo đối tượng hạch toán ở từng doanh nghiệp. Trong thực tế thường áp dụng một số phương pháp hạch toán chi phí sau: - Hạch toán chi phí theo sản phẩm - Hạch toán chi phí theo chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm - Hạch toán chi phí theo nhóm sản phẩm - Hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng. 2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm. 2.1. Đối tượng tính giá thành: Việc xác định đối tượng tính giá thành được dựa trên các cơ sở sau: * Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: - Với sản xuất giản đơn, đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng. - Với sản xuất phức tạp, đối tượng tính giá thành là bán thành phần ở từng bước chế tạo hay thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng. * Loại hình sản xuất: Đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn. - Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng tính giá thành sản phẩm của từng đơn. - Điều kiện sản xuất hàng loạt khối lượng lớn, đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo. * Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh. - Với trình độ cao, có thể chi tiết đối tượng tính giá thành ở các góc độ khác nhau. - Với trình độ thấp, đối tượng tính giá thành có thể bị hạn chế và thu hẹp lại. Nếu đặc điểm của doanh nghiệp cùng một quy trình sản xuất, cùng một loại vật liệu nhưng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau thì đối tượng tính giá thành có thể quy về một loại sản phẩm gốc (sản phẩm tiêu chuẩn) để sau đó tính ra giá thành các loại sản phẩm khác. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, bán thành phẩm, công việc hoặc lao vụ nhất định đòi hỏi phải xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Đơn vị giá thành của từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ phải thống nhất và phù hợp với thị trường. 2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
  7. Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hay hệ thống phương pháp được sử dụng để tính tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm. * Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn): Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại h ình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất và khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ). Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính Tổng giá thành = Tổng chi phí sản + Chênh lệch giá trị sản phẩm xuất thực tế phát sinh SPDD đầu kỳ so với trong kỳ cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = * Phương pháp tổng cộng chi phí: Được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + + Zn Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc * Phương pháp hệ số: Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng đồng thời thu được nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập trung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó đưa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành sản phẩm đã được tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Giá thành đơn vị sản phẩm gốc = Giá thành đơn vị = Giá thành đơn vị x Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại sản phẩm gốc từng loại sản phẩm Trong đó: Số lượng sản phẩm quy đổi = Tổng giá thành = Giá trị sản + Tổng chi phí - Giá trị sản sản xuất của các phẩm dở dang phát sinh trong phẩm dở dang loại sản phẩm đầu kỳ kỳ cuối kỳ
  8. * Phương pháp tỷ lệ: Được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng ). Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm từng loại. Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch x Tỷ lệ đơn vị sản phẩm từng (hoặc định mức) đơn vị chi phí loại sản phẩm từng loại Trong đó: Tỷ lệ chi phí = x 100 Tổng giá thành = Giá thành thực tế x Số lượng sản thực tế từng loại sản đơn vị sản phẩm từng phẩm từng loại phẩm loại * Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ: Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính còn có thể thu được các sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia ) để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định theo nhiều phương pháp như giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu Tổng = Giá trị + Tổng - Giá trị - Giá trị giá thành sản phẩm chi phí phát sản phẩm sản phẩm sản phẩm chính dở sinh trong kỳ phụ thu hồi chính dở chính dang đầu kỳ dang cuối kỳ. * Phương pháp liên hợp: Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như doanh nghiệp sản xuất hoá chất, dệt kim, đóng giầy, may mặc Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ sản phẩm phụ. * Phương pháp tính giá thành phân bước Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm: Phương án hạch toán này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm ra ngoài. Đặc điểm của phương án hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí gọi là kết chuyển tuần tự. Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương án này có thể phản ánh qua sơ đồ sau: + Có tính giá thành bán thành phẩm Sơ đồ + Phương án không có bán thành phẩm
  9. Theo phương án này, kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng cộng chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong giai đoạn công nghệ. Có thể phản ánh phương án này qua sơ đồ sau: Chi phí nguyên vật liệu chính cho thành Tổng phẩm giá Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm thành sản Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm phẩm Chi phí bước tính cho thành phẩm Chi phí bước n tính cho thành phẩm 4. Các hình thức sổ sách: Với mỗi doanh nghiệp thì có một hình thức tổ chức sổ kế toán riêng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ở Việt Nam hiện nay áp dụng cho các doanh nghiệp 1 trong 4 hình thức sổ kế toán sau: * Hình thức Nhật ký chung: Đặc trưng cơ bản của hình thức này là theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu từ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức này gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung - Sổ Cái - Các sổ, Thẻ kế toán chi tiết. * Hình thức Nhật ký - Sổ cái: Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cơ sở Nhật ký - Sổ cái. Căn cứ để ghi Nhật ký - Sổ cái là chứng từ gốc hay bảng tổng hợp chứng từ gốc. Hình thức này gồm các loại sổ kế toán sau:
  10. - Sổ Nhật ký - Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. * Hình thức chứng từ - ghi sổ: Là hình thức sổ kế toán tổng hợp giữa ghi sổ theo thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ Ghi sổ. - Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ), và có chứng từ gốc đính kèm phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Bao gồm: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. * Hình thức Nhật ký - Chứng từ: là hình thức tổ chức sổ kế toán chung để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ theo bên Nợ của các tài khoản đối ứng. Hình thức này bao gồm: - Nhật ký chứng từ - Bảng kê (số 4, 5, 6 và Nhật ký chứng từ số 07) - Sổ cái - Sổ, thẻ kế toán chi tiết. 3. Phương pháp tập hợp chi phí 3.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. a. Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm lao vụ ) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, heo trọng lượng, số lượng sản phẩm Chi phí vật liệu = Tổng chi phí vật x Tỷ lệ (hay hệ số phân bổ cho từng đối liệu phân bổ phân bổ) tượng Tỷ lệ (hay hệ số phân bổ) = * Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiêu theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất). Bên Nợ: Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên có: - Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng không hết nhập kho hay chuyển kỳ sau. - Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp vào TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK 621 không có số dư cuối kỳ.
  11. * Phương pháp hạch toán - Xuất kho nguyên vật liệu, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Nợ TK 621 (chi tiết theo từng đối tượng) Có TK 152 (chi tiết vật liệu): giá trị thực tế xuất dùng theo từng loại. - Trường hợp niên vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Căn cứ vào giá thực tế xuất dùng, kế toán ghi: Nợ TK 621 Nợ TK 133: Thuế VAT được khấu trừ Có TK 331, 111, 112: Vật liệu mua ngoài Có TK 411: Vật liệu nhận cấp phát, nhận liên doanh Có TK 154: Vật liệu tự sản xuất hay thuê ngoài, gia công Có TK khác (311, 336, 338): Vật liệu vay, mượn. - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho hay chuyển kỳ sau: Nợ TK 152 Có TK 621 - Giá trị vật liệu còn lại kỳ trước nhập lại kho mà để lại bộ phận sử dụng sẽ được kế toán ghi vào đầu kỳ sau bằng bút toán: Nợ TK 621 Có TK 152 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng tính giá thành: Nợ TK 621 Có TK 152 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng tính giá thành: Nợ TK 154 Có TK 621 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (CNCTT) Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao lao động phải trả (gồm tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương) cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Ngoài ra, CPNCTT còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn do người sử dụng lao động chịu và tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. * Tài khoản sử dụng: Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ dịch vụ theo từng đối tượng. Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành TK 622 - cuối kỳ không có số dư * Phương pháp hạch toán
  12. - Tính ra tổng số tiền công, tiền lương và phụ cấp phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ. Nợ TK 622 Có TK 334 Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (phần tính vào chi phí 19%0 Nợ TK 622 Có TK 338 (3382, 3383, 3384) - Với những doanh nghiệp sản xuất mang tính chất thời vụ, phần tiền lương tính vào chi phí và các khoản tiền lương tính trước của công nhân sản xuất (ngừng sản xuất theo kế hoạch) Nợ TK 622 Có TK 335 - Cuối kỳ, kết chuyển CPNCTT vào tài khoản tính giá thành theo từng đối tượng tập hợp chi phí: Nợ TK 154 Có TK 622 3. Hạch toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau CPNVLTT và CPNCTT. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất dịch vụ. Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất - Kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm hay lao vụ, dịch vụ. TK 627 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 6 tiểu khoản tuỳ thuộc vào yếu tố chi phí sau: 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng 6272 - Chi phí vật liệu 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 6278 - Chi phí bằng tiền khác. * Phương pháp hạch toán: - Tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng Nợ TK 627 (6271) Có TK 338 (3382, 3383, 3384) - Chi phí vật liệu dùng chung phân xưởng Nợ TK 627 (6272) Có TK 152
  13. - Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho các bộ phận, phân xưởng Nợ TK 627 (6273) Có TK 153 - Trích khấu hao TSCĐ của phân xưởng Nợ TK 627 (6274) Có TK 214 - Chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, sửa chữa nhỏ ) Nợ TK 627 (6277) Nợ TK 133: Thuế VAT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331: Giá trị mua ngoài - Các chi phí phải trả (trích trước) khác tính vào chi phí sản xuất chung trong kỳ (chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí ngừng sản xuất theo kế hoạch ), giá trị công cụ nhỏ Nợ TK 627 Có TK 335: Chi tiết chi phí phải trả Có TK 142: Chi tiết chi phí trả trước - Các chi phí bằng tiền khác (tiếp tân, hội nghị ) Nợ TK 627 (6278) Có TK lq (111, 112) - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung Nợ TK lq (111, 112) Có TK 627 - Cuối kỳ, tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phù hợp cho các đối tượng chịu chi phí. Nợ TK 154 Có TK 627 * Phân bổ chi phí sản xuất chung Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp. Trong thực tế, các tiêu thức được sử dụng phổ biến để phân bổ chi phí sản xuất chung như phân bổ theo định mức, theo tiền lương công nhân sản xuất. Công thức phân bổ Mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng = x Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ 4. Tổng chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 4.1. Tổng chi phí sản xuất * Tài khoản sử dụng Việc tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm được tiến hành trên tài khoản 154 - "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang". Tài khoản này được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay loại sản phẩm, loại lao vụ, dịch vụ của các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ (kể cả thuê ngoài gia công chế iến). Nội dung phản ánh của TK 154 như sau:
  14. Bên Nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung). Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất - Giá thành sản xuất thực tế (hay chi phí thực tê) của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành. * Phương pháp hạch toán - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi tiết theo từng đối tượng, phân xưởng, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ ) Nợ TK 154 Có TK 621 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết theo đối tượng) Nợ TK 154 Có TK 622 - Phân bổ (hoặc kết chuyển) chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ (chi tiết theo từng đối tượng) Nợ TK 154 Có TK 627 Đồng thời phản ánh các bút toán ghi giảm chi phí - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất (vật tư, sản phẩm thiếu hụt trên dây chuyền sản xuất, sản phẩm hỏng trên dây chuyền không sửa chữa được), vật tư xuất dùng không hết, phế liệu thu hồi ) Nợ TK lq (152, 138, 334, 111, 112, 154 ) Có TK 154 (chi tiết đối tượng) - Giá thành thực tế sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành Nợ TK 155: Nhập kho thành phẩm Nợ TK 157: Gửi bán không qua kho Nợ TK 632: Bán trực tiếp không qua kho Nợ TK 152, 153 Có TK 154 4.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang tại các bộ phận, phân xưởng hoặc dây chuyền sản xuất. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: - Đánh giá sản phẩm dở dang dựa theo chi phí kế hoạch hoặc định mức. Căn cứ vào mức độ hoàn thành và chi phí định mức (hoặc kế hoạch) cho từng khâu công việc để xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ là bao nhiêu. Phương pháp này thường được áp dụng với bán thành phẩm. - Phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương: Theo phương pháp này, người ta căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở để ước tính nó đạt bao nhiêu % so với sản phẩm hoàn thành. Để đảm
  15. bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải xác định theo số thực tế đã dùng. - Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% theo chi phí chế biến. Thường được áp dụng đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí: Giá trị sản = Giá trị NVL chính nằm x 50% chi phí chế phẩm dở dang trong SPDD (theo định biến so với thành phẩm mức) Phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính tiêu hao nằm trong sản phẩm dở dang. Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính tiêu hao nằm trong sản phẩm dở còn chi phí chế biến nằm hết trong thành phẩm hoàn thành trong kỳ. Phương pháp tính theo chi phí vật liệu trực tiếp hay chi phí trực tiếp. Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp) mà không tính đến các chi phí khác. 5. Các hình thức sổ sách Phần II: Thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch ốp lát Grant tại Công ty Thạch Bàn Đặc điểm hoạt động chung của Công ty Tên gọi: Công ty Thạch Bàn Ngày thành lập: 15/02/1959 Trụ sở: Xã Thạch Bàn - Gia lâm - Hà Nội Hình thức sở hữu: Doanh nghiệp Nhà nước Hình thức hoạt động: Hạch toán độc lập Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất kinh doanh, vật liệu xây dựng và xây lắp Tổng số công nhân viên (2000): 400 Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp Niên độ kế toán: từ 01/01/2000 - 31/12/2000 Đơn vị sử dụng tiền tệ trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung. I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Thạch Bàn có ảnh hưởng đến công tác hệ thống chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1. Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của Công ty Thạch Bàn Công ty Thạch Bàn là doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, tiền thân là "Công trường gạch Thạch Bàn" thuộc "Công ty sản xuất vật liệu kiến trúc Hà Nội" được UBHC thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập vào ngày 15/02/1959, được thành lập theo quyết định số 498/BKT ngày 05/6/1969 của Bộ Kiến trúc và sau đó là quyết định số 100A/BXD - TCLĐ ngày 24/3/1993 của Bộ Xây dựng, là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng. Sau hơn 40 năm hoạt động Công ty đã phát triển qua các giai đoạn:
  16. 1. Những ngày đầu thành lập: từ tháng 2 năm 1959 đến tháng 7 năm 1964, trong nền kinh tế tập trung, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là tạo hình thủ công, phơi cáng che phên nứa - nung đốt lò đứng 3-4 vạn viên/mẻ và sản lượng toàn xí nghiệp chỉ đạt 3-4 sau tăng lên 8 -9 triệu viên/năm. 2. Trưởng thành qua thời kỳ chống Mỹ: Từ tháng 8 năm 1968 đến cuối năm 1985 trong nền kinh tế tập trung, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là hệ máy gia công chế tạo hình FG5, hệ máy có hút chân không Tiệp Khắc - sấy tunel kiểu cũ 10 hầm - nung đốt lò đứng cải tiến 8-10 vạn viên/mẻ và sản lượng toàn xí nghiệp tăng từ 14 đến 23 triệu viên/năm. Vững vàng trước thử thách của nền kinh tế thị trường: từ đầu năm 1985 đến tháng 3 năm 1991, trong nền kinh tế thị trường, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là hệ máy gia công chế biến tạo hình FG5, hệ máy có hút chân không Bungari - sấy tunel kiểu cũ 10 hầm - nung đốt lò đứng cải tiến 8-10 vạn viên/mẻ và sản lượng toàn xí nghiệp đạt 14-16 triệu viên/năm. 4. Đầu tư và phát triển (từ tháng 4 năm 1991 đến tháng 12 năm 1994): Trong nền kinh tế thị trường, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là bộ máy gia công chế biến tạo hình có hút chân không Bungari - sấy tunel kiểu cũ - nung đốt lò tunel công suất 20-25 triệu viên/năm, xí nghiệp đã tăng sản lượng từ 25 lên 30 triệu viên/năm. Tháng 4/1993, Bộ trưởng Bộ xây dựng quyết định tách xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn ra khỏi liên hợp các xí nghiệp gạch ngói sành sứ thành đơn vị trực thuộc Bộ. Ngày 20 tháng 7 năm 1994, để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Bộ trưởng Bộ xây dựng ra quyết định số 480/BXD - TCLĐ đổi tên xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn thành Công ty Thạch Bàn. Trong thời gian này, Công ty đã bước đầu tham gia công tác xây lắp và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò tunel 5 vươn lên tầm cao mới (từ tháng 01 năm 1995 đến nay, tháng 9/1999): - Công ty đã phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường. - Với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là tạo hình có hút chân không Bunrari - sấy tunel kiểu mới - nung đốt lò tunel công suất 20-25 triệu viên/năm.
  17. Phần II Thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch ốp lát Granit tại Công ty Thạch Bàn. Đặc điểm hoạt động chung của công ty Tên gọi: Công ty Thạch Bàn Ngày thành lập: 15/02/1959 Trụ sở: xã Thạch Bàn - Gia Lâm - Hà Nội Hình thức sở hữu: Doanh nghiệp Nhà nước Hành thức hoạt động: Hạch toán độc lập Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và xây lắp Tổng số công nhân viên (2000): 4000 Chế độ kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp Niên độ kế toán| từ 01/01/2000 - 31/12/2000 Đơn vị sử dụng tiền tệ trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Thạch Bàn có ảnh hưởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1. Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của Công ty Thạch Bàn Công ty Thạch Bàn là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng được thành lập theo quyết định số 100A/BXD- TCLĐ ngày 24/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Công ty có trụ sở đóng tại: Xã Thạch Bàn - Gia Lâm - Hà Nội Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu: Sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất, xây lắp và chuyển giao công nghệ các công trình vật liệu xây dựng (gạch gốm sứ), xây dựng các công trình dân dụng, kinh doanh vật tư thiết bị phục vụ ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng. Cũng như hầu hết các đơn vị kinh tế quốc doanh, Công ty đã có một quá trình phát triển không ngừng để tồn tại và khẳng định vai trò của mình. Tiền thân của Công ty là "Công trường gạch Thạch Bàn được thành lập từ 15/2/1959 thuộc Công ty Kiến trúc Hà Nội, sản xuất hoàn toàn thủ công, sản lượng thấp từ 2-3 triệu viên sản phẩm /năm. Sau hơn 40 năm hoạt động Công ty đã phát triển qua các giai đoạn:
  18. 1. Những ngày đầu thành lập: từ tháng 2/1959 đến đầu tháng 7/1964, trong nền kinh tế tập trung, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là tạo hình thủ công, phơi cáng che phên nứa, cung đốt lò đứng 3-4 vạn viên/mẻ và sản lượng toàn xí nghiệp chỉ đạt 3-4 sau tăng lên 8-9 triệu viên/năm. 2. Trưởng thành qua thời kỳ chống Mỹ: từ tháng 8 năm 1968 đến cuối năm 1985 trong nền kinh tế tập trung, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là hệ máy gia công chế biến tạo hình EG5, hệ máy có hút chân không Tiệp Khắc - sấy tunel kiểu cũ 10 hầm nung đốt lò đứng 8-10 vạn viên/ mẻ và sản lượng toàn xí nghiệp tăng từ 14 đến 23 triệu viên/năm. 3. Vững vàng trước thử thách của nền kinh tế thị trường: từ đầu năm 1985 đến tháng 3 năm 1991, trong nền kinh tế thị trường, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là hệ máy gia công chế biến tạo hình EG5, hệ máy có hút chân không Bungaria-sấy tunel kiểu cũ 10 hầm - nung đốt lò cải tiến 8- 10 vạn viên/mẻ và sản lượng toàn xí nghiệp chỉ đạt 14-16 triệu viên/năm. 4. Đầu tư và phát triển (từ tháng 4 năm 1991 đến tháng 12 năm 1994): Trong nền kinh tế thị trường, với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là hệ máy gia công chế biến tạo hình có hút chân không Bungaria - sấy tunel kiểu mới - nung đốt lò tunel công suất 20-25 triệu viên/năm, Xí nghiệp đã tăng sản lượng từ 25 lên 30 triệu viên/năm. Tháng 4/1993, Bộ Xây dựng quyết định tách Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn ra khỏi liên hiệp các Xí nghiệp gạch ngói sành sứ thành đơn vị trực thuộc Bộ. Ngày 30 tháng 7 năm 1994, để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra quyết định số 480/BXD-TCLĐ đổi tên Xí nghiệp Gạch ngói Thạch Bàn thành Công ty Thạch Bàn. Trong thời gian này, Công ty đã bước đầu tham gia công tác xây lắp và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò tunel. 5. Vươn lên tầm cao mới (từ tháng 01 năm 1995 đến nay, đến tháng 9 năm 1999): - Công ty đã phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường. - Với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là hệ máy gia công chế biến tạo hình có hút chân không Bungaria- sấy tunel kiểu mới - nung đốt lò tunel công suất 20-25 triệu viên/năm. Qua nhiều sáng kiến như lắp quạt đẩy lò nung tunel, pha than vào gạch mộc, làm nguội nhanh, Công ty đã tăng sản lượng từ 30 lên 38 triệu viên/năm. - Từ năm 1993 đến năm 1999, Công ty đã tham gia công tác xây lắp và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò tunel được 33 nhà máy, góp phần thay đổi tận gốc nghề làm gạch ở Việt Nam. - Tháng 8 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 4265/KTN phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Nhà máy gốm Granit nhân tạo của Công ty Thạch Bàn, với tổng số vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng Việt Nam. Ngày 21 tháng 11 năm 1996, mẻ sản phẩm Granit đầu tiên của Công ty ra lò. Đến nay, sau khi tách dây chuyền sản xuất gạch ngói đất sét nung thành công
  19. ty cổ phần, doanh thu của công ty đã đạt trên 100 tỷ VNĐ, sản lượng 1.000.000m2/năm. Công ty đang triển khai lắp đặt dây chuyền 2 nhà máy Granit, đưa sản lượng toàn công ty lên 2.000.000m2/năm vào cuối năm 2000. Hiện nay, sản phẩm granit của công ty đã được tiêu thụ trên toàn quốc, với 3 chi nhánh ở 3 miền, hơn 800 đại lý và bước đầu xuất khẩu sang Hàn Quốc, Ucraina, Lào. Để phù hợp với các chính sách kinh tế xã hội và đứng vững trong nền kinh tế thị trường những năm gần đây Công ty đã đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất và vật tư thiết bị phục vụ ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng. - Thi công xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp (gạch, ngói, gốm, sứ) - Tư vấn xây dựng các công trình vật liệu xây dựng (gạch, gốm, sứ); tư vấn sử dụng máy móc thiết bị sản xuất gồm sứ và tổ chức chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm gốm sứ. - Các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. Là một trong những đơn vị hàng đầu của ngành sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam, Công ty luôn chú trọng đầu tư nâng cao kỹ thuật công nghệ cho dây chuyền sản xuất gạch ốp lát granit đạt chất lượng cao nhất, thoả mãn những nhu cầu tôn chỉ "chữ tín với khách hàng". Để thực hiện tốt chỉ tiêu đó, Công ty quyết định xây dựng và áp dụng có hiệu quả cải tiến liên tục "Hệ thống quản lý chất lượng" theo tiêu chuẩn ISO 9002. Biểu 1: Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Doanh thu Lợi nhuận Tiền lương bq Nộp NS nhà nước 1998 110.004 250 0,961531 2256 1999 118.116 479 1,031657 7289 2000 135.428,82 6834 1,524000 8881,20
  20. 2. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm gạch ốp lát granit Nguyên vật liệu chính để sản xuất gạch granit là đất sét, Caolin, Fenspat, Đôlomit được khai thác chủ yếu ở trong nước. Có một số loại vật liệu phụ công ty phải nhập từ nước ngoài như bi nghiền, quả lô, đĩa vát cạnh, đá mài. Nguyên vật liệu xuất kho vật tư cho sản xuất được đưa tới nhà máy bắt đầu quá trình sản xuất sản phẩm. Nguyên liệu sau khi gia công được chuyển lên dây chuyền sản xuất qua hệ máy nghiền bi, bể hồ, sấy phun, lò nung. Sản phẩm sau khi nung được nhập kho bán thành phẩm nhà máy. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong kỳ một số sản phẩm sau nung qua hệ máy lựa chọn một phần được đóng hộp (sản phẩm thường), một phần được chuyển tới dây chuyền vát cạnh, mài bóng để tiếp tục gia công thành sản phẩm vát cạnh, còn sản phẩm mài bóng ngoài vát cạnh còn được mài bóng bề mặt nhờ đá mài, quả lô kim cương. Sản phẩm vát cạnh, bài bóng sau khi gia công cũng được đóng hộp. Sản phẩm đóng hộp sau khi được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng, đóng dấu mới được nhập kho thành phẩm. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch ốp lát granit nhân tạo Sơ đồ 1 Nguyên vật liệu Nạp liệu Nghiền bi Bể chứa có khuấy chậm Si lô đơn màu Sàng rung(qua Sàng rung Sấy phem Kết chứa khử từ) Tráng men, Trộn hai trục Si lô đa màu Máy ép Sấy đứng engobe Xe goòng Máy lựa chọn Lò nung Sấy tunel Sản phẩm đạt tiêu Máy vát cạnh, chuẩnđóng gói mài bóng Nhập kho thành phẩm
  21. 3) Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất của Công ty Thạch Bàn Công tác quản lý là khâu quan trọng để duy trì hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nó thật sự cần thiết và không thể thiếu được trong sự vận hành mọi hoạt động, đảm bảo giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Bộ máy quản lý tại Công ty là một đội ngũ cán bộ có năng lực giữ vai trò chủ chốt điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty một cách năng động và có hiệu quả. Sau khi cổ phần Nhà máy gạch ngói Thạch Bàn, Công ty Thạch Bàn gồm có 4 nhà máy (xí nghiệp) thành viên: Nhà máy gạch ốp lát granit: Xí nghiệp kinh doanh, xí nghiệp xây lắp và tư vấn xây dựng; phân xưởng cơ điện. Mỗi đơn vị có nhiệm vụ khác nhau: Nhà máy gạch ốp lát granit chuyên sản xuất gạch granit cao cấp, xí nghiệp kinh doanh chuyên tiêu thụ sản phẩm gạch granit và kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng khác. Xí nghiệp xây lắp chuyên thực hiện các công việc xây dựng trong và ngoài công ty, phân xưởng cơ điện chuyên lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện cho toàn Công ty, chủ yếu phục vụ cho sản xuất ở nhà máy gạch granit. Do đặc điểm Công ty Thạch Bàn gồm có 4 đơn vị thành viên nên việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh cũng mang nhiều nét đặc trưng so với các doanh nghiệp khác. Công ty hiện nay có hơn 300 cán bộ công nhân viên trong đó nhà máy gạch granit chiếm khoảng 200 người, bậc thợ trung bình của công nhân sản xuất là 5, 6, 7. Đội ngũ quản lý tại công ty có trên 90 người trong đó hơn 80% kỹ sư, cử nhân các ngành nghề. Để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả công ty tổ chức bộ máy gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là giám đốc công ty - người có quyền hành cao nhất, chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên về mọi mặt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Giúp việc cho giám đốc là 1 phó giám đốc, 1 trợ lý giám đốc cùng hệ thống các phòng, ban khác. Nhà máy là bộ phận trực tiếp tham gia chế tạo sản phẩm. Hiện nay, công ty có 4 phòng chức năng giúp việc giám đốc, mỗi phòng, ban chức năng có nhiệm vụ cụ thể sau: * Văn phòng công ty: Chịu trách nhiệm các công việc sau: + Công tác hành chính + Công tác tổ chức lao động: Tuyển chọn, theo dõi, quản lý nhân sự toàn công ty đồng thời giúp Giám đốc xét duyệt lương khối gián tiếp. + Công tác thư ký giám đốc, y tế và kiểm tra vệ sinh công nghiệp, bảo vệ tài sản và giữ gìn an ninh trật tự trong công ty. Ngoài ra văn phòng công ty còn chịu trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt
  22. * Phòng tài kính - kế toán. Có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của từng xí nghiệp, nhà máy cũng như của toàn công ty. Cụ thể: - Lập kế hoạch tài chính đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. - Lập kế hoạch và biện pháp quản lý các nguồn vốn; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. - Tổ chức hạch toán kế toán và phân tích các hoạt động kinh tế của công ty theo quy định hiện hành của nhà nước. - Kiểm tra giám sát việc tiêu thụ sản phẩm và hoạt động kinh doanh khác. * Phòng kế hoạch - kỹ thuật - ban KCS - Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm, kế hoạch phát triển của công ty - Xây dựng các định mức vật tư, kỹ thuật, lao động, tiền lương đồng thời quản lý việc thực hiện quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật và các chỉ tiêu kỹ thuật trong sản xuất của công ty. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH-Kế toán, cải tiến kỹ thuật vào sản xuất. - Ban KCS: Quản lý chất lượng nguyên, nhiên vật liệu, thiết bị nhập về công ty. Theo dõi, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm trước khi nhập kho. * Phòng vật tư - vận tải có nhiệm vụ: - Quản lý tài sản trong các kho của công ty đảm bảo khoa học chính xác và trung thực - Khai thác và cung ứng toàn bộ vật tư, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh và xây lắp toàn công ty. - Quản lý và chủ động khai thác có hiệu quả các phương tiện vận tải thuộc phòng quản lý phục vụ hoạt động SXKD. * Nhà máy gạch ốp lát granit Là nơi trực tiếp tham gia chế tạo sản phẩm. Dưới nhà máy là các bộ phận, tổ sản xuất. Phòng thí nghiệm là bộ phận trực tiếp thuộc Nhà máy, phục vụ sản xuất ở nhà máy. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty Thạch Bàn Sơ đồ 2
  23. Giám đốc Phó giám đốc Văn Phòng Phòng Phòng phòng Tài chính kế vật tư - Kế toán hoạch - vận tải kỹ thuật XN xăy lắp Nhà máy gạch ốp PX cơ điện XN kinh doanh lát Granít Phòng thí nghiệm Tổ gia Tổ tạo Tổ lò Tổ mài Tổ cơ BP phục vụ: công hình nung điện - Nghiệp vụ nguên - Quản lý liệu -Bốc xếp Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp
  24. 4) Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán tại Công ty Thạch Bàn Do tính chất và đặc điểm sản xuất kinh doanh, tiêu thụ của một doanh nghiệp công nghiệp nên bộ máy kế toán của công ty cũng phải tổ chức cho phù hợp với cơ chế kinh doanh của mình. Khi Nhà nước ban hành chế độ kế toán mới, Phòng Tài chính - kế toán công ty đã sớm áp dụng và thực hiện tốt. Trong điều kiện hiện tại phải quản lý hoạt động của cả 4 đơn vị thành viên, nghiệp vụ phát sinh nhiều và phức tạp nhưng phòng vẫn giữ được bố trí gọn nhẹ, hợp lý, công việc được phân công cụ thể rõ ràng cho từng kế toán viên. Công ty cũng đã đưa chương trình kế toán máy vào áp dụng nhằm giảm bớt khối lượng công việc tính toán, tiết kiệm nhân lực trong phòng. Với đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc, phòng đã thực hiện công tác kế toán đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công ty. Công tác kế toán được tổ chức khá chặt chẽ và khoa học. Công ty áp dụng tổ chức kế toán theo hình thức tập trung, tại các xí nghiệp, nhà máy không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà bố trí các nhân viên kinh tế chủ yếu làm nhiệm vụ thống kê. Mọi công việc phân loại, tổng hợp được thực hiện tại phòng kế toán Công ty, kế toán căn cứ vào đó để xử lý chứng từ và nhập vào máy tính theo yêu cầu của công tác kế toán. Tại Công ty Thạch Bàn, đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng trực tiếp quản lý các nhân viên kế toán, chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo Công ty về công tác thu thập, xử lý và cung cấp thong tin kinh tế. Dưới kế toán trưởng là các nhân viên kế toán khác. Phòng gồm 5 người, mỗi người đảm đương một phần hành kế toán Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty Thạch Bàn
  25. Sơ đồ 3 Kế toán trưởng Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán tiêu thụ vật tư tổng hợp tiêu thụ hàng hoá và ngân TSCĐ, thành hàng TL, chi phẩm phí, giá thành Nhân viên kinh Nhân viên kinh Nhân viên kinh Nhân viên kinh tế nhà máy gạch tế PX cơ điện tế XN xây lắp tế XN kinh Granít doanh Kế toán miền Kế toán miền Kế toán miền bắc trung nam
  26. + Kế toán trưởng: điều hành toàn bộ công tác kế toán tại công ty, chỉ đạo, phối hợp thống nhất trong phòng tài chính - kế toán, giúp giám đốc trong lĩnh vực quản lý kinh tế toàn công ty như lo vốn phục vụ sản xuất và đầu tư, sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, lập kế hoạch tài chính đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề trong phạm vi quyền hạn được giao. + Kế toán tổng hợp: (TSCĐ, tổng hợp lương, chi phí giá thành): có nhiệm vụ theo dõi quản lý tình hình biến động tăng giảm TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ theo từng quý, lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ; tổng hợp chi phí phát sinh, tính giá thành sản phẩm và phân tích giá thành hàng quý, lập báo cáo tài chính tháng, quý, năm đối với nhà nước. + Kế toán thanh toán và ngân hàng: có nhiệm vụ theo dõi công nợ với khách hàng và công nợ cá nhân nội bộ đầy đủ kịp thời thông qua các khoản thu, chi bằng tiền mặt, tiền gửi và tiền vay ngân hàng phát sinh hàng ngày tại công ty, giao dịch với ngân hàng về vay nợ và trả nợ đồng thời thực hiện các báo cáo cho ngân hàng. + Kế toán tiêu thụ: Tập hợp các hoá đơn bán hàng và bảng kê tiêu thụ về số lượng và doanh thu của 3 chi nhánh Bắc, Trung, Nam, kiểm tra đối chiếu kho hàng, công nợ với các chi nhánh, theo dõi ký quỹ với các khách hàng của 3 chi nhánh đầy đủ, kịp thời. + Kế toán vật tư: có nhiệm vụ theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình nhập, xuất từng loại vật tư như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ viết phiếu nhập, xuất vật tư; Hàng tháng đối chiếu nhập, xuất, tồn kho với thủ kho. Định kỳ 6 tháng và cuối năm kiểm kê và tính chênh lệch thừa thiếu kiểm kê, báo cáo trưởng phòng trình giám đốc xin xử lý. * Các nhân viên kinh tế tại các đơn vị xi, nhà máy và các chi nhánh có nhiệm vụ thống kê, thu thập chứng từ gửi về phòng tài chính - kế toán Công ty để xử lý. Định kỳ nộp là 1 tháng. Mặc dù quy định nhiệm vụ và chức năng riêng của từng phần hành nhưng giữa các phần hành vẫn có quan hệ chặt chẽ, thống nhất và cũng hỗ trợ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ kế toán của công ty. * Tổ chức sổ kế toán Với điều kiện trang bị tính toán hiện đại, việc hạch toán kế toán ở công ty được thực hiện hoàn toàn theo chương trình kế toán sử dụng trên máy vi tính. Hình thức sổ kế toán công ty đang áp dụng làm nhật ký chung. Do đặc điểm lao động kế toán bằng máy đã giúp giảm bớt rất nhiều lao động tính toán bằng tay trên các loại sổ tổng hợp cũng như sổ chi tiết. Các loại sổ đều do máy tính tự lập và tính toán theo chương trình cài đặt sẵn. Hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán tập hợp, phân loại sau đó cập nhật số liệu vào máy tính. Mỗi chứng từ cập nhật một lần (ghi
  27. ngày, tháng, sổ chứng từ, kết toán định khoản, nội dung diễn giải, số lượng, tiền, ) Chương trình kế toán máy sẽ tự động vào sổ nhật ký chung, sổ cái và lên cân đối các tài khoản cuối quý kế toán in các loại sổ, báo cáo đã được thực hiện trên máy ra giấy, đối chiếu với các chứng từ gốc và các phần hành kế toán liên quan cho khớp đúng, chính xác sau đó đóng dấu và lưu trữ. Sơ đồ trình tự hạch toán PCSX và tính giá thành sản phẩm gạch granit theo hình thức sổ Nhật ký chung tại Công ty Thạch Bàn Sơ đồ 04 - chứng từ gốc - Bảng tổng hợp lương toàn công ty - Bảng tính và phân bổ khấu hao Nhật ký chung Sổ cái TK 6211, 6221, Sổ tổng hợp chi tiết 1541 - Cân đối khoản - Báo cáo kế toán Đối chiếu Ghi hàng ngày
  28. II) Tình hình thực tế công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm gạch ốp lát granit tại Công ty Thạch Bàn 1) Phân loại chi phí Tại Công ty Thạch Bàn, toàn bộ chi phí sản xuất cho Nhà máy sử dụng được phân theo các khoản mục có chi tiết sau: * Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tượng lao động như nguyên vật liệu chính, bột màu, vật liệu phụ, nhiên liệu ở nhà máy gạch granit, chi phí về nguyên, vật liệu chiếm một tỷ trọng khá lớn (khoảng từ 60-65%) Toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp được chi tiết thành: - Nguyên vật liệu chính bao gồm: Đất sét, Caolin, Fenspat Lài Cai, Fenspat Vĩnh Phú, Đôlômit. - Bột màu các loại - Vật liệu phụ: gồm bi nghiền, chất điện giải (Na3P5O10) - Vật liệu khác: đá mài, đĩa mài, quả lô kim cương được sử dụng trực tiếp để chế tạo sản phẩm mài bóng, vát cạnh. - Nhiên liệu: Gaz, dầu Diezel * Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ chi phí về tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương với tỷ lệ quy định đưa vào chi phí sản xuất. * Chi phí sản xuất chung: Do chi phí mua ngoài (động lực) và chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất chiếm một tỷ trọng lớn nên 2 khoản chi phí này được tách ra khỏi chi phí sản xuất chung theo dõi riêng. - Động lực - Khấu hao TSCĐ phân bổ trong kỳ - Chi phí quản lý phân xưởng: trừ hai khoản chi phí mua ngoài (động lực) và chi phí khấu hao TSCĐ, tất cả các chi phí phát sinh khác (thuộc chi phí sản xuất chung) được tập hợp vào khoản mục chi phí này gọi là chi phí quản lý phân xưởng. Như vậy, chi phí quản lý phân xưởng bao gồm các khoản chi tiết chi phí sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung phân xưởng (bao gồm cả vỏ hộp gạch) + Chi phí bằng tiền khác. 2) Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
  29. Tại Công ty Thạch Bàn, tổ chức sản xuất gạch ốp lát granit được tập trung toàn bộ ở nhà máy (đồng th ời là phân xưởng sản xuất). Mọi chi phí phát sinh có liên quan tới quá trình sản xuất sản phẩm được tập hợp chung cho một đối tượng hạch toán như vậy xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty. Công ty phải tiến hành hạch toán kinh tế cho 2 đơn vị: xí nghiệp xây lắp, Nhà máy gạch ốp lát granit Hiện tại, sản phẩm chính của công ty là gạch granit với nhiều kích thước, màu sắc khác nhau. Vì vậy, trong báo cáo này em sẽ tập trung trình bày quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Nhà máy gạch ốp lát granit. Kỳ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được chọn là quí IV/2000 3) Tình tương hạch toán Hiện nay, toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch granit của công ty tiến hành theo các quy định chung của hình thức sổ Nhật ký chung kết hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm phát sinh tại Nhà máy được tập hợp theo những khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính vật liệu phụ (bao gồm cả vỏ hộp gạch), bột màu, nhiên liệu và các vật tư dùng để gia công sản phẩm mài bóng, vát cạnh. - Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương và các khoản trích theo lương (phần tính vào chi phí sản xuất 19%) của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng chung phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài (điện) và chi phí bằng tiền khác. Trình tự hạch toán cụ thể sau: 3.1) Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Vật liệu là đối tượng lao động, là một trong 3 yếu tố cơ bản để tạo nên sản phẩm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm của Nhà máy. Do đó, chỉ một thay đổi nhỏ trong việc sử dụng vật liệu cũng gây ra rất lớn đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Điều này chứng tỏ chi phí về nguyên vật liệu chiếm một vị trí quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất, đặc biệt đối với một số loại vật tư công ty phải nhập từ nước ngoài như bi nghiền, đá mài, quả lô kim cương với giá cao. Chính vì vậy mà việc sử dụng vật liệu hợp lý trong sản xuất tại Nhà máy là một trong những biện pháp tích cực nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để tập trung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán tiến hành theo dõi vật liệu xuất dùng từ kho vật tư của công ty cho việc sản xuất tại Nhà máy. Tất cả các nhu cầu sử dụng đều xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất. Việc sử dụng các loại nguyên vật liệu
  30. được tính toán trên cơ sở sản xuất thực tế cấu thành sản phẩm và định mức tiêu hao vật liệu do phòng kế hoạch - kỹ thuật đặt ra. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Nhà máy ghi danh mục nguyên vật liệu cần lĩnh cụ thể về số lượng và viết phiếu yêu cầu xin lĩnh vật tư. Phiếu này được gửi về phòng kế hoạch - kỹ thuật công ty. Sau khi được xét duyệt, nhân viên Nhà máy mang phiếu yêu cầu xin lĩnh vật tư về phòng Tài chính - kế toán để kế toán vật tư tiến hành viết phiếu xuất kho. Đây là chứng từ để ghi sổ kế toán. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên: - Liên 1: Thủ kho giữ làm căn cứ để xuất kho và ghi vào thẻ kho. Cuối kỳ thủ kho tập hợp các phiếu nhập, xuất gửi về phòng tài chính - kế toán để tiến hành đối chiếu. - Liên 2: Được giao cho nhân viên Nhà máy (đơn vị sử dụng) để cuối tháng làm báo cáo quyết toán vật tư sử dụng trong kỳ Ví dụ phiếu xuất kho có mẫu sau: Phiếu xuất kho Ngày 31 tháng 12 năm 2000 Số: 15 Họ và tên người nhận hàng: Nhà máy Granit Địa chỉ: Nhà máy Granit (NNGR) Nợ TK 6211 Lý do xuất: Xuất nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất Có TK 152 Xuất tại kho: KHO2 Mã hàng Tên hàng Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền 00BDST00 Đất sét trắng tấn 680,093 364.356 247.796.128 00BCTB22 Bột Caolin tấn 216,068 592.739 128.072.082 01DM39QL Đá mài quả lô viên 1,00 41.544.414 41.544.414 Cộng 3.466.397.135 Giá thực tế vật liệu xuất kho ở Công ty được tính theo phương pháp giá đơn vị bình quân (bình quân sau mỗi lần nhập). Phương pháp này có ưu điểm vừa chính xác, vừa cập nhật phù hợp với lao động kế toán bằng máy tại Công ty. Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu xuất dùng được xác định theo công thức sau:
  31. Giá đơn vị bình quân sau = Giá thực ết VL tồn truớ c khi nhập + Số nhập mỗi lần nhập Luong thực tế VL truớ c khi nhập + luong nhập ở Công ty, để theo dõi tình hình biến động tăng, giảm nguyên vật liệu kế toán sử dụng TK 152 (chi tiết loại vật liệu). Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất tại Nhà máy, kế toán sử dụng TK 621 (6211 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Granit) khi xuất kho vật liệu phục vụ sản xuất, kế toán ghi định khoản: Nợ TK 621 (6211) Có TK 152 Theo, phiếu xuất kho số 15 kế toán ghi định khoản: Nợ TK 621 (6211): 3.466.397.135 Có TK 152: 3.466.397.135 Chi tiết: Có TK 15211: 1.605.030.915 Có TK 15212: 911.355.466 Có TK 1522: 66.451.703 Có TK 1523: 883.559.061 Căn cứ vào các phiếu xuất kho đã được tính giá xuất dùng kế toán lập sổ tổng hợp chi tiết vật tư. Trích sổ tổng hợp chi tiết vật tư phần xuất cho sản xuất gạch Granit Tổng hợp xuất vật tư quí IV/2000 - TK6211 Từ ngày 01/10/2000 - 31/12/2000 Mã vật tư Vật tư Đv tính Số lượng Tiền Bột nguyên liệu sản xuất 5.208.879.532 BCTB22 Bột Cao lanh TB22 Tấn 722.120 432.571.038 BMXP00 Bột màu xanh Pháp CP-VE14 Kg 283.500 57.844.141 BMĐ000 Bột màu đen CP-NE18 Kg 6.626.650 247.516.889 Nhóm vật liệu chính 2.474.647.205 BN3750 Bí nghiền 37,50mm Kg 1.850.000 48.404.103 BN4735 Bí nghiền 43,75mm Kg 3.500.000 95.361.050 DT29QL Đá mài quả lô Segment 43x9x11 viên 4000 146.319.660
  32. ĐVO300 Đĩa tạo vuông 300mm x 12x10 Chiếc 41.000 239.416.431 Nhóm vật liệu phụ khác 235.131.288 BDHG00 Bảng dính hộp Granite Cuộn 960.000 8.640.000 BV00 Bột đá vôi Kg 3.153.600 1.419.120 NHT00 Ximăng Hoàng Thạch Kg 50.000 42.344 Nhóm nhiên liệu 3.082.920.504 A20000 Dầu Diezel Lít 412.121.000 1.295.487.739 A2000 Gaz Kg 337.736.170 1.787.432.765 Nhóm vật rẻ tiền 1.880.000 D000 Găng tay Đôi 400.000 1.440.000 Nhóm bao bì 269.617.297 80300 Hộp gạch kích thước 300 x 300 Cái 68.352.000 158.928.653 Tổng cộng 1.023.829.447 11.273.075.826 Kế toán trưởng Ngày tháng năm Người lập biểu Quý IV/2000 chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp cho toàn nhà máy như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 11.273.075.826 Trong đó: Nguyên vật liệu chính: 3.203.651.697 Bột màu (chi tiết từng loại): 2.070.445.461 Vật liệu phụ: 783.330.737 Nhiên liệu: 3.082.920.504 Vật liệu khác (chi tiết từng loại): 1.863.110.130 Đá mài: 1.018.023.017 Đĩa kim cương: 437.574.575 Quả lô kim cương: 407.512.538 Hộp gạch: 269.617.297
  33. Cuối quí, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK154 (1541 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Granit) Nợ TK 154 (1541): 11.273.075.826 Có TK 621 (6211): 11.273.075.826 Sau khi định khoản, chương trình kế toán máy sẽ tự động vào các sổ Nhật ký chung, sổ cái và lên cân đối tài khoản. Cuối quí, kế toán in các mẫu số được thực hiện trên máy ra giấy, kiểm tra, đóng dấu và lưu trữ. Ví dụ, trang sổ cái TK6211 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Granit. Sổ cái tài khoản Từ ngày 01/10/2000 - 31/12/2000 Tài khoản: 6211 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Granit Ngày Số Diễn giải TK dư PS nợ PS có 31/10 41 Xuất sản xuất (Nhà máy Granit) 15211 1.875.552.692 31/10 41 Xuất sản xuất (Nhà máy Granit) 15212 506.236.489 31/10 41 Xuất sản xuất (Nhà máy Granit) 1522 116.398.264 31/10 41 Xuất sản xuất (Nhà máy Granit) 1523 1.018.928.429 30/11 45 Xuất sản xuất (Nhà máy Granit) 15211 1.413.191.409 30/11 45 Xuất sản xuất (Nhà máy Granit) 15212 258.677.115 30/11 45 Xuất sản xuất (Nhà máy Granit) 1522 96.082.999 30/11 45 Xuất sản xuất (Nhà máy Granit) 1523 1.033.299.707 30/11 75 Xuất sản xuất (Nhà máy Granit) 15212 50.537.291 31/12 230 KC 621-154 6211-1541 1541 9.686.58 9.070 31/12 23 Xuất sản xuất (Nhà máy Granit) 15211 1.588.209.697 31/12 23 Xuất sản xuất (Nhà máy Granit) 15212 126.985.061 31/12 23 Xuất sản xuất (Nhà máy Granit) 1522 105.830.413 31/12 23 Xuất sản xuất (Nhà máy Granit) 1523 1.077.068.197 31/12 47 Xuất sản xuất (Nhà máy Granit) 15212 507.852.557 31/12 47 Xuất sản xuất (Nhà máy Granit) 1522 1.738.800 Phát sinh nợ: 9.686.589.070 Phát sinh có: 9.686.589.070 Dư nợ cuối kỳ: 3.2. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:
  34. Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức trả lương cho công nhân và cán bộ nhân viên Nhà máy là trả lương theo sản phẩm. Theo hình thức này thì tiền lương trả cho người lao động được căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà họ làm ra (trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế). Công ty đã xây dựng đơn giá tiền lương cho từng loại chất lượng sản phẩm (sản phẩm thường, phần tăng cho sản phẩm vát cạnh, và phần tăng cho sản phẩm mài bóng) áp dụng cho công nhân sản xuất tại Nhà máy. Đơn giá này bao gồm lương sản phẩm, phụ cấp ca 3, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm. TT Diễn giải Đv Bán thành Phần tăng với sản phẩm đóng hộp tính phẩm Kho Nhà máy Đóng hộp Vật cạnh Mài bóng Tổng Đ/m2 1102 299 1079 1220 1 Công nhân công nghệ Đ/m2 754 214 712 853 2 Công nhân phục vụ Đ/m2 147 15 219 219 3 Quản lý + Thí nghiệm Đ/m2 201 20 148 148 Như vậy: Tiền lương phải trả cho công nhân Nhà máy =  (số lượng SPi x Đơn giá tiền lương SPi) Trong đó: i: là chất lượng sản phẩm Ngoài ra, trong quá trình sản xuất nếu công nhân tiết kiệm được vật tư sẽ được thưởng theo một phần trăm nhất định trên tổng số giá trị vật tư tiết kiệm được. Chi phí công nhân trực tiếp của Nhà máy bao gồm tiền lương (lương sản phẩm, lương phụ, tiền thưởng) của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn vào chi phí theo quy định hiện hành theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất do Công ty chịu. * Về tiền lương của công nhân sản xuất: Tại Nhà máy gạch Granit, việc phân công lao động được tiến hành một cách hợp lý, bảo đảm được quan hệ cân đối giữa người lao động và các yếu tố khác của quá trình sản xuất để đạt được hiệu quả lao động cao nhất. Công nhân sản xuất tại Nhà máy có tay nghề cao, được đào tạo phù hợp với quy trình công nghệ, sản xuất 3 ca liên tục bảo đảm cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Công nhân Nhà máy được phân thành các tổ, bộ phận, mỗi tổ (bộ phận) do một tổ trưởng phụ trách, chịu trách nhiệm trước quản đốc Nhà máy về các công việc do bộ phận mình thực hiện. Hàng ngày các tổ trưởng theo dõi tình hình lao động của từng công nhân trong tổ và chấm điểm công
  35. từng người. Cuối tháng, các tổ hợp bảng chấm công, phiếu báo ốm, báo nghỉ, giấy nghỉ phép gửi cho nhân viên kinh tế Nhà máy để tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương tháng. Trên cơ sở các phiếu nhập kho bán thành phẩm và thành phẩm cùng các chứng từ liên quan khác, nhân viên kinh tế Nhà máy lập bảng tổng hợp thanh lý kết quả sản xuất. Bảng này sau khi được Phòng Kế hoạch - kỹ thuật xác nhận sẽ được chuyển về Phòng Tài chính - Kế toán Công ty để duyệt quỹ lương tháng. Sau khi đã có tổng quỹ lương khoán theo định mức. Kế toán tập hợp bảng chấm công của các tổ để xác định tổng số điểm của toàn bộ công nhân sản xuất, cán bộ Nhà nước. Ví dụ: Bảng chấm công (trích) của bộ phận ép sấy đứng tháng 10/2000 như sau: Nhà máy gạch ốp lát Granit Bộ phận: ép sấy đứng Bảng chấm công Tháng 10/2000 STT Họ và tên Cấp bậc 1 2 30 31 Số công Số công hoặc chức hưởng hưởng vụ lương SP lương thời gian 1 Nguyễn Tổ trưởng 18 18 450 25 Văn Vĩnh 2 Trần Xuân Tổ viên 10 10 232 23 Mạnh 3 Đỗ Việt Ca trưởng 10 10 276 25 Hoàn 4 Nguyễn Tổ viên 11 10 289 26 Văn Tuấn Cộng: 20 480 người Số điểm mà người công nhân đạt được trong ngày (tháng) phụ thuộc vào các yếu tố sau: 1. Vị trí của người công nhân đó trên dây chuyền công nghệ: Tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của từng công đoạn mà số điểm người công nhân nhận được cao hay thấp. 2. Vị trí làm việc của người công nhân trong công đoạn đó: Đối với những công nhân đảm nhận công việc yêu cầu tay nghề cao hoặc công nhân
  36. giữ chức vụ tổ trưởng, ca trưởng thì được hưởng số điểm cao hơn so với những công nhân bình thường. 3. Số giờ công nhân làm việc trong ngày 4. Số ngày công: là số ngày công nhân đi làm trong tháng. Yếu tố này ảnh hưởng đến tổng số điểm của công nhân đó trong tháng. 5. Hệ số bình xét: Cuối tháng tổ tiến hành bình xét mức độ hoàn thành công việc của từng người trong tổ. Có 3 mức bình xét: + Xuất sắc: Tổng số điểm chia lương cuối cùng = 1,1 x số điểm tháng + Hoàn thành nhiệm vụ: Tổng số điểm chia lương = 1 x số điểm tháng + Không hoàn thành nhiệm vụ: Tổng số điểm chia lương = 0,9 x số điểm tháng Dựa vào bảng chấm công, tổng quỹ lương tháng được duyệt, tuỳ thuộc vào hệ số lương cơ bản, số ngày công, số công điểm của từng người để tính lương cho từng công nhân Tiền lương phải = Tiền lương sản + Tiền lương, tiết + Lương phụ trả 1 CN tháng phẩm 1CN kiệm vật tư, phẩm cấp Trong đó: Tổng TL sả n phẩm toan nha má y Tiền lương sản phẩm 1CN = x Số điểm Tổng số diểm CN toan nha má y 1CN Tiền thưởng, = Tổng tiền thuở ng TK vật tu, phụ cấp x Số điểm x Hệ số tiết kiệm vật  (Số diểm CNi x Hệ số tiết kiệm) CNi TKVT tư, phụ cấp VT CNi Những ngày nghỉ chế độ như nghỉ tết, nghỉ phép, hội họp, học tập (nằm trong lương phụ) của công nhân được trả lương theo công nhật và mức lương bình quân ngày được tính như sau: Mức luong co bả n Mức lương bình quân ngày = 24 Căn cứ vào số tiền lương phải trả cho từng công nhân, kế toán lập bảng thanh toán lương cho từng bình quân. Ví dụ: Bảng thanh toán lương của bộ phận ép, sấy đứng tháng 2 như sau: (Trích).
  37. Nhà máy gốm Granit Bộ phận: ép, sấy đứng Bảng thanh toán tiền lương Tháng 10/2000 ST Họ và tên Lương Ngày Số điểm Hệ số Điểm Lương TKVT Tổng T cơ bản công TKVT TKVT SP 1 Nguyễn Văn 2,02 450 1 45- 1.399.16 455.331 1.854.50 Vĩnh 9 0 2 Trần Xuân 2,33 23 232 1 232 721.349 234.748 956.097 Mạnh 3 Đỗ Việt 1,72 25 276 1 276 858.157 279.269 1.137.42 Hoàn 6 4 Nguyễn Văn 1,72 26 289 1,5 433,5 898.578 438.635 1.337.21 Tuấn 3 Cộng 21.557.6 32 Từ bảng thanh toán tiền lương từng tổ kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương cho toàn Nhà máy trong từng tháng. Ví dụ: tháng 10/2000 (trích) Công ty Thạch Bàn Nhà máy gạch ốp lát Granit Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương Tháng 10/2000 S Bộ phận Lương Tiền Tạm ứng BHXH BHYT Tiền nhà Tổng Còn được T CB lương lĩnh T phải trả 1 Nghiền 55.81 35.056.7 10.100.0 401.832 80.366 sấy 71 00 2 ép, sấy 30,21 21.557.6 9.200.00 217.512 43.502 đứng 32 0 3 Lò nung 74,77 55.494.7 18.800.0 538.344 107.669 57 00 4 Tổ mài 91,19 43.356.1 26.000.0 656.568 131.314 54 00 5 Cơ điện 21,82 16.645.8 8.100.00 157.104 31.421 52 0
  38. 6 VSCN 9,01 3.132.16 1.600.00 64.872 12.974 1 0 7 Cán bộ 25,12 20.673.5 9.200.00 180.864 36.173 PX 18 0 8 Thí 27,98 17.685.3 7.700.00 201.456 40.291 nghiệm 81 0 Cộng 335,91 213.602. 90.700.0 2.418.55 483.710 229 00 2 * Về các khoản trích theo lương: Theo chế độ hiện hành các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ do người sử dụng lao động chịu được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định đưa vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Hiện nay, khoản chi phí BHXH theo quy định của Nhà nước, Công ty đang áp dụng thì việc trích lập quỹ BHXH được thực hiện hàng tháng theo tỷ lệ 15% trên quỹ tiền lương cơ bản, của công nhân sản xuất trong tháng. Quỹ BHXH được thiết lập để tạo ra nguồn vốn tài trợ cho công nhân viên trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Quỹ BHXH được phân cấp quản lý sử dụng: một bộ phận được nộp lên cơ quan quản lý chuyên môn để chi cho các trường hợp quy định, một bộ phận để chi tiêu trực tiếp tại Công ty cho những trường hợp ốm đau, BHYT ở Công ty được trích vào chi phí sản xuất hàng tháng theo tỷ lệ quy định là 2% trên quỹ lương cơ bản. BHYT được nộp lên cơ quan quản lý chuyên môn để phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên công ty. KPCĐ được trích hàng tháng theo tỷ lệ quy định là 2% trên tổng thu nhập thực tế của công nhân viên trong tháng và cũng được phân cấp quản lý: một nửa nộp cho cơ quan công đoàn cấp trên, một nửa để chi tiêu cho hoạt động công đoàn của công nhân viên Công ty. Để phản ánh tình hình và thanh toán lương cho công nhân viên Công ty, kế toán sử dụng tài khoản 334 - "Phải trả công nhân viên" và tài khoản 338 - "Các khoản phải trả, phải nộp khác" (chi tiết 3 tiểu khoản 3382, 3383, 3384). Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất tại Nhà máy, kế toán sử dụng tài khoản 622 (6221 - chi phí trực tiếp Granit). Kế toán tổng hợp Công ty hàng tháng tổng hợp các Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương của các đơn vị trong toàn Công ty để lập bảng "Tiền lương các bộ phận toàn Công ty" và "Bảng theo dõi BHXH, BHYT, KPCĐ". Trong bảng này, bộ phận Nhà máy Granit được chia thành 3 khoản: - Gián tiếp, phục vụ: gồm tiền lương của tổ VSCN, còn bộ PX và thí nghiệm - Tổ mài: Tiền lương của tổ mài - Còn lại: Tiền lương của các bộ phận trực tiếp sản xuất còn lại.
  39. Công ty Thạch Bàn Hạch toán tiền lương, các khoản trừ vào lương Tháng 12/2000 STT Bộ phận Tiền lương BHXH BHYT Nhà KPCĐ Khác 3383 3384 1388 6428/3382 1388 1 Gián tiếp 154.952.7 1.124.370 224.874 73.500 757.400 64 2 Phục vụ 9.707.397 112.410 22.482 41.000 hành chính 3 Bảo vệ 7.250.000 163.800 32.760 4 Nhà trẻ 3.252.550 83.250 16.650 7.000 5 XN xây 9.185.600 82.720 16.530 lắp 6 Chi khác 84.350.00 - - tính vào 0 lương 7 Bốc xếp 24.466.62 365.220 73.044 6 8 Lái xe 7.084.218 86.310 17.262 9 Phân 28.097.51 407.340 81.468 8.750 xưởng cơ 6 điện 10 Nhà máy 241.495.7 3.156.570 631.314 0 0 Granit 95 + Tổ mài 60.019.31 777.330 155.466 0 + Phục vụ 66.152.73 660.870 132.174 0 + Trực tiếp 115.323.7 1.718.370 343.674 55 11 Xí nghiệp 169.766.9 1.740.790 595.782 kinh 94 doanh 12 Nhà ăn 11.104.80 169.020 33.804 74.000 0 13 Ban quản 4.047.550 53.640 10.728 lý dự án Công 334 739.609.4 7.322.780 1.712.166 130.250 1.093.400 0 60
  40. Tổng cộng 754.761.8 7.545.440 1.756.698 204.250 1.093.400 0 10 Luỹ kế 6.605.962. 334 285 Luỹ kế 6.760.461. 378 1) Hạch toán BHXH, BHYT trích vào Z Nợ TK 6221 Nợ TK 62711 Có TK 3382: 3.506.861 Có TK 3382: 2.516.002 Có TK 3383: 7.487.100 Có TK 3383: 4.559.220 Có TK 3384: 998.280 Có TK 3384: 607.896 Nợ TK 6411 Nợ TK 6421 Có TK 3382: 3.059.340 Có TK 3382: 3.767.917 Có TK 3383: 5.222.370 Có TK 3383: 4.860.570 Có TK 3384: 1.191.564 Có TK 3384: 648.048 Nợ TK 6428 Nợ TK 2414 Nhà ăn Dự án Có TK 3382: 222.096 Có TK 3383: 53.640 Có TK 3383: 676.080 Có TK 3384: 10.728 Có TK 3384: 101.412 2) Phân bổ tiền lương trong tháng Nợ TK 6221: 175. 343.065 Nợ TK 62711: 125.801.090 Nợ TK 6411: 169.766.994 Nợ TK 6421: 268.698.311 Có TK 334: 739.609.440 Công ty Thạch Bàn Hạch toán tiền lương bổ sung Tháng 12/2000 STT Bộ phận Tiền lương BHXH BHYT Nhà KPCĐ Khác 3383 3384 1388 6428/3382 1388
  41. 1 Gián tiếp 202.739.635 2 Phục vụ hành 30.576.274 chính 3 Bảo vệ - 4 Nhà trẻ - 5 XN xây lắp 21.756.000 6 Chi khác tính vào 24.850.000 lương 7 Bốc xếp 44.379.644 8 Lái xe - 9 Phân xưởng cơ 34.023.649 điện 10 Nhà máy Granit 371.819.785 0 0 0 0 0 + Tổ mài 88.108.059 + Phục vụ 95.217.880 + Trực tiếp 188.493.846 11 XN Kinh doanh 111.166.001 12 Nhà ăn 14.500.000 13 Ban quản lý dự án - Cộng 334 841.310.988 Tổng cộng 855.810.988 Luỹ kế 334 7.447.273.273 0 0 0 0 0 Luỹ kế 7.616.272.366 0 0 0 0 0 1) Hạch toán BHXH, BHYT Nhà trích vào giá thành: Nợ TK 6221 Có TK 3382: 5.532.028 Có TK 3383: 0 Có TK 3384: 0 Nợ TK 62711 Có TK 3382: 3.472.423 Có TK 3383: 0 Có TK 3384: 0 Nợ TK 6411 Có TK 3382: 2.223.320
  42. Có TK 3383: 0 Có TK 3384: 0 Nợ TK 6428 (Nhà ăn) Có TK 3382: 290.000 Có TK 3383: 0 Có TK 3384: 0 Nợ TK 2414 (Dự án) Có TK 3383: 0 Có TK 3384: 0 2) Phân bổ tiền lương trong tháng: Nợ TK 6221: 276.601.905 Nợ TK 62711: 173.621.173 Nợ TK 6411: 111.166.001 Nợ TK 6421: 279.921.909 Có TK 334: 841.310.988 Cuối quý, căn cứ vào số liệu trên 3 bảng của 3 tháng, chi phí về tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính là 2 bộ phận nhỏ: Tổ mài và còn lại thuộc Nhà máy Granit, kế toán định khoản lần lượt cho từng tháng. Quí IV/2000 - tổng phát sinh bên Nợ TK 622 (6221) là: 900.143.508 (trong đó Tổ mài: 167.224.644) được kế toán cuối quý kết chuyển sang Tk 154 (1541). Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Granit. Sau khi định khoản, chương trình kế toán máy sẽ tự động vào các sổ Nhật ký chung, sổ cái và lên cân đối tài khoản. Cuối quý kế toán in các mẫu sổ được thực hiện trên máy ra ngoài, đóng dấu và lưu trữ. Ví dụ trong sổ cái TK 6221 - Chi phí nhân công trực tiếp Granit. Sổ cái tài khoản Từ ngày 01/10/2000 - 31/12/2000 Tài khoản: 6221 chi phí nhân công trực tiếp Granit Dư nợ đầu kỳ: 62.194.135 Ngày số Diễn giải TK dư PS nợ PS có 31/10 45 Phân bổ tiền lương tháng 10 334 167.224.644 31/10 45 Hạch toán các khoản KPCĐ trích 3382 3.344.493 vào Z 31/10 45 Hạch toán các khoản BHXH 3383 7.113.690
  43. trích vào Z 31/10 45 Hạch toán các khoản BHYT 3384 948.492 trích vào Z 30/11 34 Phân bổ lương bổ sung tháng 334 239.096.322 11Z 30/11 34 Hạch toán KPCĐ lương bổ sung 3382 4.781.926 tháng 11 30/11 34 Hạch toán BHXH vào Z tháng 3383 7.204.140 11 30/11 34 Hạch toán BHYT vào Z tháng 11 3384 960.552 31/12 37 Phân bổ lương bổ sung tháng 12 334 451.914.970 31/12 57 Hạch toán KPCĐ vào Z lương bổ 3382 9.038.899 sung tháng 12 31/12 57 Hạch toán BHXH vào Z lương 3383 7.487.180 bổ sung tháng 12 31/12 57 Hạch toán BHYT vào Z lương bổ 3384 998.280 sung tháng 12 31/12 231 Kết chuyển 622-154, 6221-1541 1541 962.337.643 Phát sinh nợ: 900.143.508 Phát sinh có: 962.337.643 Dư nợ cuối kỳ: 0 Kế toán trưởng Ngày tháng năm Người lập biểu 3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là toàn bộ những chi phí sản xuất còn lại để sản xuất sản phẩm trừ chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi Nhà máy. Để theo dõi khoản chi phí này, kế toán Công ty sử dụng tài khoản 627 - "Chi phí sản xuất chung" và được chi tiết thành 7 tiểu khoản sau: TK 62711: Chi phí nhân viên phân xưởng Granit TK 62721: Chi phí vật liệu phân xưởng Granit TK 62731: Chi phí dụng cụ sản xuất phân xưởng Granit TK 62741: Chi phí khấu hao TSCĐ phân xưởng Granit TK 62742: Chi phí trích trước phân xưởng Granit TK 62771: Chi phí dịch vụ mua ngoài phân xưởng Granit TK 62781: Chi phí bằng tiền khác phân xưởng Granit
  44. Việc hạch toán chi phí sản xuất chung toàn Nhà nước được tiến hành cụ thể cho từng đối tượng chi phí như sau: 3.3.1. Chi phí nhân viên phân xưởng Granit Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm tiền lương và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương (phần tính vào chi phí) của nhân viên phân xưởng (quản đốc, nhân viên kinh tế phân xưởng, bốc vác ) tính vào chi phí nhân viên phân xưởng Granit, ngoài bộ phận gián tiếp phục vụ (VSCN, cán bộ PX, thí nghiệm) tại Nhà máy, kế toán Công ty còn tính các khoản chi phí này tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận bốc xếp, lái xe nâng hàng và phân xưởng cơ điện trong Công ty. Tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận này được hạch toán vào tài khoản 62711 - Chi phí nhân viên phân xưởng Granit. Cụ thể, cuối quý căn cứ vào số liệu tổng cột "Cộng" trên bảng tổng hợp lương và số trích đưa vào giá thành ở bảng theo dõi BHXH, BHYT, KPCĐ của các bộ phận bốc xếp, lái xe nâng hàng, gián tiếp phục vụ, Phân xưởng cơ điện lập cho từng tháng kế toán định khoản như sau: Ví dụ từ bảng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của tháng 12/2000. Cộng tiền lương: 125.801.090 Cộng số trích đưa vào giá thành: 2516002 + 4559220 + 607896 = 7683118 Nợ TK 62711: 133.484.208 Có TK 334: 125.801.090 Có TK 338: 7.683.118 3382: 2.516.002 3383: 4.559.220 3384: 607.896 Quí IV/2000 tổng phát sinh bên Nợ Tk 62711 là 609.554.041 được kế toán cuối quý kết chuyển sang TK 1541 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Granit theo định khoản sau: Nợ TK 1541: 609.554.041 Có TK 62711: 609.554.041 Sau khi định khoản chương trình kế toán máy sẽ tự động vào các sổ Nhật ký chung, sổ cái và lên cân đối tài khoản. Cuối quý kế toán in các mẫu số được thực hiện trên máy ra giấy, kiểm tra, đóng dấu và lưu trữ. Ví dụ trong sổ cái TK 62711 - Chi phí nhân viên phân xưởng Granit Sổ cái tài khoản
  45. Từ ngày 01/10/2000 đến ngày 31/12/2000 Tài khoản: 62711: Chi phí nhân viên phân xưởng Granit Ngày Số Diễn giải TK dư PS nợ PS có 31/10 45 Phân bổ tiền lương T10 334 108.633.418 30/11 34 Phân bổ lương bổ sung T11 334 154.715.877 3382 3.094.317 3383 4.427.730 3384 590.364 31/12 57 Phân bổ lương bổ sung T12 334 299.422.263 31/12 234 Kết chuyển 62711-1541, 62711- 1541 609.554.041 1541 Phát sinh nợ: 609.554.041 Phát sinh có: 609.554.041 Dư nợ cuối kỳ: 0 3.3.2. Chi phí vật liệu Granit Để tập hợp chi phí vật liệu sử dụng chung cho sản xuất tại Nhà máy, kế toán Công ty đã sử dụng TK 62721. Trong kỳ, căn cứ vào các phiếu xuất kho đã phân loại kế toán định khoản: Nợ TK 62721 Có TK 152 Ví dụ Phiếu xuất kho số 17 ngày 31/12/2000 được định khoản như sau: Nợ TK 62721: 57.663.094 Có TK 152 (15241): 57.663.094 Cuối quý, tổng phát sinh bên Nợ TK 62721 là 1.633.056.875 được kế toán kết chuyển sang tài khoản 1541. Nợ TK 1541: 1.633.056.875 Có TK 62721: 1.633.056.875 Sau khi định khoản, chương trình kế toán máy sẽ tự động vào các sổ Nhật ký chung, sổ cái và lên cân đối tài khoản. Cuối quý kế toán in các mẫu sổ được thực hiện ra giấy, kiểm tra, đóng dấu và lưu trữ. Ví dụ trong sổ cái TK 62721 - Chi phí vật liệu phân xưởng Granit Sổ cái tài khoản Từ ngày 01/10/2000 đến 31/12/2000 Tài khoản 62721: Chi phí vật liệu phân xưởng Granit
  46. Dư nợ đầu kỳ: Ngày Số Diễn giải TK dư PS nợ PS có 31/10 27 Xuất cho PXSX nhà máy Granit 1524 767.250 29/11 12 Xuất trang bị cơ khí 1524 409836 31/12 21 Xuất sửa chữa nhà máy Granit 1524 18.496.365 31/12 235 Kết chuyển 62721-1541, 62721- 1541 1.633.056.875 1541 Phát sinh nợ: 1.633.056.875 Phát sinh có: 1.633.056.875 Dư cuối kỳ: 0 3.3.3. Chi phí dụng cụ, công cụ phân xưởng Granit: Tương tự như đối với chi phí vật liệu, để hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất tại Nhà máy, kế toán Công ty sử dụng tài khoản 62731. Chi phí dụng cụ sản xuất: Granit. Chi phí về dụng cụ phát sinh có giá trị nhỏ, kế toán áp dụng phương pháp phân bổ một lần vào chi phí sản xuất trong kỳ. Hàng ngày, căn cứ vào các phiếu xuất đã được phân loại cho từng mục đích kế toán định khoản: Nợ TK 62731 Có TK 153 Ví dụ: Phiếu xuất số 3 ngày 31/10/2000, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 62731: 56.451.278 Có TK 153: 56.451.278 Cuối quý IV/2000 tổng phát sinh lên Nợ TK 62731 kế toán tập hợp là: 930.740 được kết chuyển sang Tk 1541 theo định khoản sau: Nợ TK 1541: 930.740 Có TK 62731: 930.740 Sau khi định khoản, chương trình kế toán máy sẽ tự động vào các sổ Nhật ký chung, sổ cái và lên cân đối tài khoản. Cuối quý kế toán in các mẫu sổ được thực hiện trên máy ra giấy, kiểm tra, đóng dấu và lưu trữ. Ví dụ trong sổ cái TK 62731 - Chi phí dụng cụ sản xuất Granit. Sổ cái tài khoản Từ ngày 01/10/2000 đến 31/12/2000 Tài khoản 62731: Chi phí dụng cụ sản xuất phân xưởng Granit Dư nợ đầu kỳ
  47. Ngày Số Diễn giải TK dư PS nợ PS có 31/10 16 Xuất cho PXSX nhà máy Granit 1531 2.200.000 31/12 26 Xuất sửa chữa (nhà máy Granit) 153 510.000 31/12 237 Kết chuyển 62731-1541 62731-1541 1541 930.790 Phát sinh nợ: 930.740 Phát sinh có: 930.740 Dư nợ cuối kỳ: 0 3.3.4. Chi phí khấu hao TSCĐ phân xưởng Granit: Việc tính mức khấu hao TSCĐ tại Công ty được thực hiện theo quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Số khấu hao trích cả năm của từng loại TSCĐ được xác định trên cơ sở nguyên giá và tỷ lệ khấu hao năm của TSCĐ đó. (Tỷ lệ này được xác định dựa trên khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ do Bộ tài chính quy định). Như vậy: Mức khấu hao năm = Nguyên giá x Tỷ lệ khấu hao năm Mức khấu hao năm Mức KH quý = 4 Đối với những biến động về TSCĐ có liên quan đến việc trích khấu hao thì mức khấu hao tăng (giảm) được tính theo nguyên tắc trên tháng, nghĩa là nếu TSCĐ (hoặc giảm) tháng này thì tháng sau mới tiến hành trích (hoặc thôi trích) khấu hao TSCĐ đó. Do vậy, mức khấu hao cần trích của những TSCĐ tăng trong quý được xác định theo công thức sau: Nguyên giá x Tỉ lệ khấu hao năm Mức KH cần trích = x 12 số tháng cần trích KH quý báo cáo Ví dụ: Trong tháng 01/1999 Công ty mua một máy vi tính của Nhật dùng cho quản lý Công ty có nguyên giá: 10.768.597 và tỷ lệ khấu hao năm được xác định là 16,7%. Kế toán nhập các số liệu, thông tin về TSCĐ này vào máy tính (tên tài sản, ngày, tháng, năm đưa vào sử dụng, đơn vị sử dụng, nguyên giá, tỷ lệ khấu hao). Mức khấu hao được xác định trong quý IV/2000 của TSCĐ này như sau: Mức khấu hao cần trích = x 3 = 449.588,9 Tương tự đối với những TSCĐ tăng, giảm khác, hàng quý kế toán Công ty tiến hành tập hợp mức khấu hao cần trích cho toàn bộ TSCĐ (nhà xưởng,
  48. vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện xe nâng, thiết bị dụng cụ quản lý) thuộc đối tượng sử dụng là Nhà máy. Toàn bộ giá trị khấu hao được trích trong quý cho những TSCĐ thuộc Nhà máy được kế toán tập hợp vào bên Nợ TK 62741 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Granit. Số liệu được thể hiện trên bảng phân bổ khấu hao TSCĐ của toàn Công ty. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ công ty Thạch Bàn Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2000 Tài khoản Nợ Tài khoản Có Giá trị phân bổ 62741 Chi phí khấu hao TSCĐ 2141 Hao mòn TSCĐ hữu 3.156.760. Granit hình 867 62743 Chi phí khấu hao TSCĐ 2141 Hao mòn TSCĐ hữu 2.500.000 xây lắp hình 6414 Chi phí bán hàng: Khấu hao 2141 Hao mòn TSCĐ hữu 31.765.86 TSCĐ hình 6 6424 Chi phí quản lý: khấu hao 2141 Hao mòn TSCĐ hữu 98.267.31 TSCĐ hình 1 6424 Chi phí quản lý: Khấu hao 2143 Hao mòn TSCĐ vô 900.000 TSCĐ hình Tổng cộng 3.290.184. 044 Từ bảng phân bổ, ta có bảng tính khấu hao TSCĐ quí IV/2000 Tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng Công ty Thạch Bàn Báo cáo khấu hao TSCĐ Quí IV/2000 (Đơn vị: đồng) STT Nhóm TS Cộng Ngân sách Tự bổ sung Khác Khấu hao SCL Quí IV 6.806.383.14 10.522.134 14.273.694 6.781.587.31 730.000.000 4 6 Quản lý công 85.023.717 10.522.134 14.273.694 60.227.889 ty Nhà máy 6.721.359.42 6.721.359.42 730.000.000 Granit 7 7 Luỹ kế cả 15.132.240.9 42.088.536 37.094.776 15.003.057.6 2.920.000.00
  49. năm 93 89 0 Quản lý 332.085.700 42.088.536 57.094.776 232.902.388 Công ty Nhà máy 14.800.135.2 14.800.135.2 2.920.000.00 Granit 93 93 0 Kế toán định khoản số liệu quí IV/2000: Nợ TK 62741: 2.695.458.759 Có TK 2411: 2.695.458.759 Cuối quí, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí này vào chi phí SXKD dở dang: Nợ TK 1541: 2.695.458.759 Có TK 62741: 2.695.458.759 Sau khi định khoản chương trình kế toán máy sẽ tự động vào các sổ Nhật ký chung, sổ cái và lên cân đối tài khoản. Cuối quý kế toán in các mẫu sổ được thực hiện trên máy ra giấy, kiểm tra, đóng dấu và lưu trữ. Ví dụ trong sổ cái TK 62741 - Chi phí khấu hao TSCĐ phân xưởng Granit. Sổ cái tài khoản Từ ngày 01/10/2000 đến ngày 31/12/2000 Tài khoản 62741: Chi phí khấu hao TSCĐ phân xưởng Granit Dư nợ đầu kỳ Ngày Số Diễn giải TK dư PS nợ PS có 31/12 58 Phân bổ khấu hao cơ bản + 2141 2.659.458.759 SCL quí IV 31/12 58 Phân bổ khấu hao cơ bản + 2141 730.000.000 SCL quí IV 31/12 238 Kết chuyển 62741-1541 1541 2.695.458.759 62741-1541 Phát sinh nợ: 2.695.458.759 Phát sinh có: 2.695.458.759 Dư nợ cuối kỳ: 0 3.3.5. Chi phí trước phân xưởng Granit Ngoài các chi phí thực tế phát sinh, để đảm bảo cho giá thành sản phẩm không bị đột biến tăng thì có sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán Công ty đã tiến hành trích trước một phần chi phí sửa chữa lớn và chi phí ngừng sản xuất trong
  50. kế hoạch vào chi phí sản xuất trong kỳ. Đây là khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí trong kỳ hạch toán. Quí IV/2000 khoản chi phí này được tính là 730.000.000. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 62742: 730.000.000 Có TK 335: 730.000.000 Sau khi định khoản chương trình kế toán máy sẽ tự động vào các sổ Nhật ký chung, sổ cái và lên cân đối tài khoản. Cuối quý kế toán in các mẫu sổ được thực hiện trên máy ra giấy, kiểm tra, đóng dấu và lưu trữ. Ví dụ trong sổ cái TK 62742 - Chi phí trích trước phân xưởng Granit. Sổ cái tài khoản Từ ngày 01/10/2000 đến ngày 31/12/2000 Tài khoản 62742 - Chi phí trích trước phân xưởng Granit Dư nợ đầu kỳ: Ngày Số Diễn giải TK dư PS nợ PS có 31/10 21 Trích trước CPSX phân xưởng 335 730.000.000 Granit 31/10 57 Kết chuyển 62742-1541 1541 730.000.000 Phát sinh nợ: 730.000.000 Phát sinh có: 730.000.000 Dư nợ cuối kỳ: 0 3.3.6. Chi phí dịch vụ mua ngoài phân xưởng Granit Chi phí về dịch vụ mua ngoài cho sản xuất tại Nhà máy gạch Granit gồm có chi phí về điện mua của Điện lực Gia Lâm. Khoản chi phí này được kế toán Công ty hạch toán và theo dõi trên tài khoản 62771 - Chi phí dịch vụ mua ngoài phân xưởng Granit. Để tính chi phí về động lực (điện) cho sản xuất tại Nhà máy, kế toán căn cứ vào Bảng phân bổ điện sử dụng hàng tháng cho từng đối tượng thanh toán trong Công ty để xác định số điện tiêu thụ của từng đối tượng. Chi phí về điện hàng tháng tại Nhà máy tiêu hao hàng tháng bằng tổng số điện tiêu hao nhân với đơn giá điện. Ví dụ tháng 12/2000, Nhà máy tiêu thụ hết 641.527 kw, đơn giá bán 837 đ/kw và 1000 đơn giá 450 đ/kw, thuế suất thuế VAT là 10%. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 62771 Nợ TK 133 (1331) Có TK 331 (điện lực Gia Lâm) Quí IV/2000, tổng phát sinh bên Nợ TK 62771 được kế toán tập hợp là: 1.439.607.530.
  51. Kế toán cuối quí kết chuyển sang Tk 1541 Nợ TK 1541: 1.439.607.530 Có TK 62771: 1.439.607.530 Sau khi định khoản chương trình kế toán máy sẽ tự động vào các sổ Nhật ký chung, sổ cái và lên cân đối tài khoản. Cuối quý kế toán in các mẫu sổ được thực hiện trên máy ra giấy, kiểm tra, đóng dấu và lưu trữ. Ví dụ trong sổ cái TK 62771 - Chi phí dịch vụ ngoài phân xưởng Granit. Sổ cái tài khoản Từ ngày 01/10/2000 đến ngày 31/12/2000 Tài khoản 62771: Chi phí d4 mua ngoài phân xưởng Granit Dư nợ đầu kỳ: Ngày Số Diễn giải TK dư PS nợ PS có 31/10 27 Phân bổ điện T10/2000 331 441.434.375 (CNĐGL) 30/11 3 Phân bổ điện T11/2000 331 558.819.475 (CNĐGL) 31/12 56 Phân bổ điện T12/2000 331 439.353.680 (CNĐGL) 31/12 238 Kết chuyển 62771-1541 1541 1.439.607.530 62771-1541 Phát sinh nợ: 1.439.607.530 Phát sinh có: 1.439.607.530 Dư nợ cuối kỳ: 0 3.3.7. Hạch toán chi phí bằng tiền khác phân xưởng Granit Chi phí bằng tiền khác phát sinh tại Nhà máy như chi phí về chống nóng, phục vụ ca 3, tiếp khách được kế toán Công ty theo dõi hạch toán trên tài khoản 62781. Chi phí bằng tiền khác phân xưởng Granit. Mỗi khi có chi phí phát sinh kế toán ghi định khoản: Nợ TK 62781 Có TK lq (111, 141 ) Chương trình kế toán máy sẽ tự động vào sổ Nhật ký chung, Sổ cái và lên cân đối tài khoản. Quí IV/2000 toàn bộ chi phí bằng tiền khác được tập hợp là: 190.432.827, kế toán cuối quý kết chuyển sang TK 1541. Nợ TK 1541: 190.432.827 Có TK 62781: 190.432.827
  52. Ví dụ trong Sổ cái TK 62781 - Chi phí bằng tiền khác phân xưởng Granit. Sổ cái tài khoản Từ ngày 01/10/2000 đến ngày 31/12/2000 Tài khoản 62781 - chi phí bằng tiền khác phân xưởng Granit Dư nợ đầu kỳ: Ngày Số Diễn giải TK dư PS nợ PS có 31/10 27 Tiền trồng cây xanh (NĐT-BV) 141 23.825.000 15/12 55 Chi tiêu độc hại 1111 614.000 31/12 240 Kết chuyển 62781-1541 62781- 1541 190.432.827 1541 Phát sinh nợ: 190.432.827 Phát sinh có: 190.432.827 Dư nợ cuối kỳ: 3.4. Tổng chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: 3.4.1. Tổng hợp chi phí sản xuất: Để tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ, kế toán sử dụng bảng "Tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ" để phản ánh. Toàn bộ chi phí phát sinh đã được tập hợp vào bên Nợ các Tk 6211, 6221, 62711, 62721, 62731, 62741, 62742, 62771, 62781 cuối quý lần lượt được kết chuyển sang TK 1541 - Chi phí s1 kinh doanh dở dang Granit. Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong quý được tiến hành như sau: Căn cứ vào sổ tổng hợp xuất vật tư - TK 6211, kế toán xác định được chi phí nguyên vật liệu chính, bột màu từng loại, vật liệu phụ (gồm bi nghiền và chất liệu giải), nhiên liệu (gaz, dầu), hộp gạch và các chi phí về đá mài, đĩa kim cương, quả lô kim cương. Riêng chi phí về hộp gạch được tính vào phần chi phí quản lý phân xưởng (QLPX) trong bảng tính. Căn cứ vào bảng tổng hợp lương và bảng theo dõi BHXH, BHYT, KPCĐ lập cho quý, kế toán xác định được tiền lương và các khoản trích vào chi phí theo lương của công nhân tổ mài. Dựa vào tổng số phát sinh bên Nợ TK 6221 và chi phí nhân công trực tiếp sản xuất khác (phần này được tính cho sản phẩm thường). Căn cứ vào tổng phát sinh bên Nợ TK 62711, 62721, 62731, 62781 và chi phí về hộp gạch kế toán xác định được chi phí quản lý phân xưởng.
  53. Căn cứ vào tổng phát sinh bên Nợ TK 62741 và 62442, kế toán xác định số khấu hao cấu trích trong kỳ. Số liệu phát sinh bên Nợ TK 62771 xác định chi phí về động lực phát sinh trong kỳ. Toàn bộ số liệu trên được thể hiện trên cột "Xuất trong kỳ" ở bảng "Tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ". Bảng số 1. Bảng số 1 Tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ Quí IV/2000 Đơn vị: đồng STT Danh mục chi Tồn đầu kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Chi phí tính phí 1 Nguyên vật 324.830.042 2.910.019.091 323.898.959 2.910.950.174 liệu chính 2 Bột màu 160.692.840 1.961.376.933 256.875.933 1.865.195.840 + Bột màu 0 279.953.480 0 279.953.484 xanh lá cây + Bột hồng Mn 30.762.684 373.332.557 26.911.863 377.183.378 + Bột màu nâu 117.580.260 651.569.613 74.978.710 694.351.163 đất + Bột màu đen 12.349.896 642.124.011 155.165.360 499.308.547 + Bột màu 0 0 0 0 xanh Pháp + Bột màu đỏ 0 0 + Bột màu 14.397.268 14.397.268 vàng 3 Vật liệu phụ 2.134.262.922 381.020.137 1.993.134.570 522.148.989 (bi, CĐG, oxit 2n, Mg) 4 Nhiên liệu 86.360.000 3.129.296.333 80.750.098 3.134.906.235 (gaz, dầu) 5 Điện lực (điện) 37.600.000 1.439.607.530 35.248.000 1.441.559.530 6 Tiền lương 902.337.643 961.337.643 7 Khấu hao phân 3.425.458.759 3.425.458.759 bổ trong kỳ 8 Chi phí phân 22.296.745 2.433.994.842 26.863.756 2.429.427.831 xưởng Cộng chi phí 2.766.042.549 16.643.111.26 2.716.771.316 16.692.382.50
  54. trực tiếp 8 1 9 Đá mài các 690.353.456 690.353.456 loại 10 Đĩa kim cương 256.982.563 256.982.563 Quả lô kim 357.540.557 357.540.557 cương 11 Chi phí quản lý 0 0 XN 12 Chi phí bán 0 0 hàng Cộng chi phí 0 0 BH + QL Chiết khấu bán 0 hàng Tổng cộng chi 2.766.042.549 17.947.987.84 2.716.771.316 phí 4 17.997.259.07 7 3.4.2. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang Hạch toán quá trình sản xuất bao gồm 2 giai đoạn: tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất đã được tập hợp theo nội dung nhất định, muốn tính giá thành sản phẩm cần phải đánh giá chi phí cho sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. ?ở Nhà máy Granit, sản phẩm dở dang trên dây chuyền công nghệ là hỗn hợp của nhiều loại vật liệu được đưa vào từ khâu gia công nguyên liệu nhưng chưa ra khỏi lò nung nên không coi hình thái của chất ban đầu. Mỗi hỗn hợp gắn một tỷ lệ các loại nguyên vật liệu nhất định do phòng kế hoạch đã tính định mức trên cơ sở các tài liệu kỹ thuật. Sản phẩm dở dang trên dây chuyền có ở bể hồ, sôlô chứa và trong sấy đứng, xe goòng, lò nung. Đối với dây chuyền vát cạnh, mặt bằng khi xuất kho bán thành phẩm bao nhiêu thì qua hệ máy vát cạnh, mài bóng chuyển kết thành sản phẩm hoàn thành bấy nhiêu, vì vậy không có sản phẩm dở dang trên dây chuyền này. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà công ty hiện nay đang áp dụng cho hạch toán Nhà máy là xác định giá trị sản phẩm dở dang cho chi phí nguyên, nhiên liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở. Theo phương pháp này thì giá trị sản phẩm dở dang bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực và một số vật tư khác (số hộp băng dính chưa sử dụng) nằm trong chi phí quản lý phân xưởng. Còn các chi phí về tiền lương và chi bằng tiền khác được kế toán phân bổ hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
  55. Cách xác định như sau: Hàng tháng, tại Nhà máy một ban kiểm kê được thành lập gồm kế toán, quản đốc, tổ trưởng các tổ sản xuất. Ban này có trách nhiệm cân đo xác định khối lượng cụ thể từng khối lượng bột, hồ có trên bể hồ, silô chứa và lượng gạch mộc trên sấy đứng, xe goòng, lò nung, kế toán căn cứ vào số lượng thực tế qua kiểm kê và định mức từng loại nguyên vật liệu nằm trong sản phẩm dở xác định số lượng vật liệu cụ thể từng loại tồn trong sản phẩm dở của tháng. Riêng chi phí về nhiên liệu và động lực, để tính lượng chi phí của 2 loại này nằm trong sản phẩm dở cuối kỳ, kế toán căn cứ vào định mức tiêu thụ, dầu tiêu hao ứng với từng công đoạn sản xuất. Định mức này được xây dựng trên cơ sở thoóng kê kinh nghiệm. Ví dụ: Điện sản xuất ở công đoạn sấy đứng cần 20,5 kw/h tầu hỗn hợp nguyên liệu; định mức dầu là 13,5 lít/1 tầu nguyên liệu. Giá trị sản phẩm dở dang được tính bằng cách nhân số lượng với đơn giá trung bình từng loại nguyên, vật liệu và tổng hợp thành giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng. Kỳ tính giá thành tại Công ty là hàng quý, số liệu trong chuyên đề này là tính cho quí IV/2000. Vì vậy, giá trị sản phẩm dở dang có liên quan đến tính giá thành kỳ này là giá trị sản phẩm dở dang của sản phẩm tồn kho đầu quí IV/2000 và tháng 12/2000. Ví dụ: Bảng tính giá sản phẩm dở dang tháng 12/2000 Bảng tổng hợp giá trị sản phẩm dở dang 12/2000 STT Danh mục chi phí Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Tổng 2.579.723.118 Nguyên vật liệu 365.937.869 1 - Đất sét kg 244.132 391 95.955.612 - Caolin Kg 81.158 630 51.129.590 - Đôlômit Kg 16.244 461 7.479.264 Bột màu 2 - Hồng Mn Kg 1.443 27.656 39.907.608 - Nâu đất Kg 699 121.278 84.773.322 - Đen Kg 1.498 37.352 55.953.296 Vật liệu phụ 1.910.223.069 3 - Bi nghiền Kg 78.414 24.142 1.893.070.778 - Chất điện giải Kg 2.638 6.502 17.152.276 Nhiên liệu 72.609.537 4 - Gaz Kg - - - - Dầu lít 29.179 3003 72.609.537
  56. 5 Động lực kw 38.000 736 27.968.000 6 Chi phí QLPX-VT - 22.350.422 Số liệu trên được thể hiện trên cột "Tồn cuối kỳ" trên bảng "Tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ" (Bảng số 1). Số liệu "Tồn cuối kỳ" được căn cứ vào bảng "Tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ" quí IV/2000, cột "Tồn cuối kỳ". Sau khi định khoản các kế toán kết chuyển, chương trình kế toán máy sẽ tự động vào các sổ nhật ký chung, sổ cái và lên cân đối tài khoản. Cuối quí kế toán in các mẫu sổ được thực hiện trên máy ra giấy, kiểm toán, đóng dấu và lưu trữ. Ví dụ trong sổ cái TK 1541 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Sổ cái tài khoản Từ ngày 01/10/2000 đến ngày 31/12/2000 Tài khoản 1541 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Granit Dư nợ đầu kỳ: 1.093.195.073 Ng Số Diễn giải TKDU PS Nợ PS Có ày KC 621 - 154 6211 6211 9.686.598.070 - 1541 KC 622 - 154 6221 6221 962.337.643 - 1541 KC 62711 - 1541 62711 1.633.056.875 KC 62724 - 1544 62724 29.032.049 KC 62731-1541 62731 930.740 KC 62741 - 1541 62741 2.695.458.759 KC 62771 -1541 62771 1.439.607.530 KC 62781 - 1541 62781 190.432.827 KC 62742 - 1541 62742 730.000.000 Nhập kho thành 48.537.640.50 phẩm 6 Phát sinh Nợ: 17.977.088.534 Phát sinh Có: 18.537.640.506 Dư nợ cuối kỳ: 532.563.101
  57. 4. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm gạch Granit tại Công ty Thạch Bàn 4.1. Đối tượng tính giá thành Như đã trình bày ở phần lý luận chung, công việc đầu tiên của công tác tính giá thành là kế toán phải xác định được đối tương cần tính toán. Xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định bán thành phẩm, sản phẩm công việc, lao động nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, loại sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình tổ chức sản xuất để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Đối với sản xuất gạch Granit tại nhà máy, quy trình công nghệ sản xuất khá phức tạp, tổ chức sản xuất tập trung tại nhà máy, sản phẩm đem ra tiêu thụ gồm nhiều loại: nhàm thường (sản phẩm sau khi ra khỏi lò nung), sản phẩm vát cạnh và sản phẩm mài bóng đã được đóng hộp. Mỗi loại chất lượng trên lại có kích thước khác nhau như 300x300, 400x400, 500x500 và có nhiều màu sắc khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, sản phẩm tiêu thụ ở trên và yêu cầu trình độ quản lý, kế toán Công ty đã xác định đối tượng tính giá thành cho sản xuất tại nhà máy là từng ? ??? sản phẩm nhập kho thành phẩm ứng với từng loại chất lượng, kích thước, màu sắc. 4.2. Kỳ tính giá thành Xác định kỳ tính giá thành thích hợp là vấn đề quan trọng để tính giá thành khao học, hợp lý đảm bảo cung cấp số liệu giá thành thực tế được kịp thời, phát huy đầy đủ chức năng giám đốc tình hình thực tế kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. Tại Công ty Thạch Bàn, kỳ tính giá thành được kế toán xác định là theo quý; tức mỗi quý kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm một lần. 4.3. Phương pháp tính giá thành. Hiện nay có rất nhiều phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm nhưng căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất của từng doanh nghiệp mà áp dụng phương pháp tính giá thành cho thích hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình. Sản phẩm gạch ốp lát Granit có nhiều loại về chất lượng, quy cách về kích thước và màu sắc khác nhau. Phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nhà máy đối tượng tính giá thành từng m 2 sản phẩm cuối cùng nhập kho thành phẩm, kế toán Công ty đã áp dụng phương pháp liên hợp để tính giá thành. Cụ t hể kế toán đã kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành để tính toán như phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp tỷ lệ. Để tính giá thành sản phẩm, trước hết kế toán xác định tổng chi phí để tính giá thành có liên quan đến sản phẩm ra lò và sản phẩm nhập kho thành