Đề tài Tăng cường huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng công thương Bến Thủy

doc 49 trang nguyendu 7990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tăng cường huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng công thương Bến Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_tang_cuong_huy_dong_von_tien_gui_dan_cu_tai_ngan_hang.doc

Nội dung text: Đề tài Tăng cường huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng công thương Bến Thủy

  1. Tr­êng ®¹i häc vinh khoa kinh tÕ ===  === nguyÔn thÞ hµ ®iÖp b¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §Ò tµi: T¨ng c­êng Huy ®éng vèn tiÒn göi d©n c­ t¹i ng©n hµng C«ng th­¬ng BÕn Thñy ngµnh: tµi chÝnh - ng©n hµng Vinh - 2012 =  =
  2. Tr­êng ®¹i häc vinh khoa kinh tÕ ===  === b¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp §Ò tµi: T¨ng c­êng Huy ®éng vèn tiÒn göi d©n c­ t¹i ng©n hµng C«ng th­¬ng BÕn Thñy ngµnh: tµi chÝnh - ng©n hµng GV h­íng dÉn : TS. NguyÔn ThÞ Thu Cóc SV thùc hiÖn : NguyÔn ThÞ Hµ §iÖp Líp : 49B2 - Tµi chÝnh Ng©n hµng M· sè SV : 0854027500 Vinh - 2012 =  =
  3. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 Phần I. TỔNG QUAN VỀ NHTMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẾN THỦY 2 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương Việt Nam và NHTMCP Công Thương chi nhánh Bến Thủy 2 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương Việt Nam 2 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương chi nhánh Bến Thủy 3 1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHTMCP Công Thương chi nhánh Bến Thủy 5 1.2.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp 6 1.2.2. Phòng khách hàng cá nhân 7 1.2.3. Phòng kế toán giao dịch 7 1.2.4. Phòng tiền tệ kho quỹ 7 1.2.5. Phòng tổ chức - hành chính 7 1.2.6. Phòng giao dịch Trường Thi 8 1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương chi nhánh Bến Thủy 9 1.3.1. Hoạt động huy động vốn 9 1.3.2. Hoạt động tín dụng 10 1.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán: 12 1.3.4. Công tác tiền tệ kho quỹ 14 1.3.5. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 14 1.3.6. Công tác khác 14 1.3.7. Kết quả hoạt động kinh doanh: 15 Phần II. TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẾN THỦY 16 2.1. Những nhân tố chi phối đến công tác huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Bến Thủy 16
  4. 2.1.1. Những nhân tố chung chi phối đến công tác huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng thương mại 16 2.1.2. Những nhân tố chung chi phối đến công tác huy động vốn tiền gửi dân cư tại NHCT chi nhánh Bến Thủy 19 2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng Công thương Bến Thủy: 23 2.2.1. Huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư 23 2.2.2. Hình thức huy động tiết kiệm tại ngân hàng 24 2.2.3. Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngân hàng Công thương Bến Thủy 25 2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng Công thương Bến Thủy 28 2.3.1. Một số thành công đã đạt được 28 2.3.2. Những mặt chưa đạt được và nguyên nhân 29 2.4. Kiến nghị và giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tiền gửi dân cư tại NHCT Bến Thủy 31 2.4.1. Định hướng 31 2.4.2. Giải pháp 33 2.5. Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Công thương Trung ương 38 2.5.1. Đối với NHCT TW 38 2.5.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 39 2.5.3. Đối với chính NHCT Bến Thủy 39 KẾT LUẬN 42 DANH MỤC THAM KHẢO 43
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHCT : Ngân hàng Công thương NHTMCP : Ngân hàng Thương mại cổ phần TCKT : Tổ chức kinh tế TW : Trung ương VNĐ: Việt Nam đồng CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa NHTM : Ngân hàng thương mại TMCP : Thương mại cổ phần NHNN : Ngân hàng Nhà nước TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSĐB : Tài sản đảm bảo DN : Doanh nghiệp VN : Việt Nam VHĐ: Vốn huy động
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ: Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Công Thương chi nhánh Bến Thủy 6 Bảng: Bảng 1.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động 2009-2011 10 Bảng 1.2. Cơ cấu dư nợ và đầu tư cho vay 2009-2011 11 Bảng 1.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTMCP Công Thương Bến Thủy 13 Bảng 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 15 Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động 2009 - 2011 23 Bảng 2.2. Biến động loại tiền huy động theo loại tiền tiết kiệm 25 Bảng 2.3. Biến động tiền gửi tiết kiệm theo thời gian 26 Bảng 2.4. Biến động tiền gửi tiết kiệm theo kì hạn 27
  7. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, đất nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, do đó nhu cầu vốn cho sự phát triển ngày càng tăng. Đảng và nhà nước đã xác định nguồn vốn trong nước là quan trọng, nguồn vốn nước ngoài là chủ yếu. Chúng ta phải tìm cách phát huy tối đa nguồn lực, huy động sức dân vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Do vậy, công tác huy động vốn được đặt lên hàng đầu. Đây là nhiệm vụ chủ yếu của các NHTM vì NHTM là các doanh nghiệp với chức năng chính là huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, sử dụng nguồn vốn này để cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Mặt khác, đối với các NHTM nguồn vốn huy động cũng có vai trò hết sức quan trọng. Nó là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh. Do vậy huy động vốn là điều kiện và cũng là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng. Trong thực tiễn hoạt động của ngân hàng Công thương chi nhánh Bến Thủy, công tác huy động vốn đã được coi trọng đúng mức và đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, do vậy cần phải được nghiên cứu để nâng cao kết quả kinh doanh của ngân hàng nhằm phục vụ công tác CNH - HĐH. Sau quá trình học tập tại Đại Học Vinh, em đã liên hệ thực tập tại ngân hàng Công thương chi nhánh Bến Thủy, nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường kết hợp với một số kiến thức lý luận cơ bản. Trong thời gian thực tập tại ngân hàng cùng với sự chỉ bảo tận tâm của các cô, chú, các anh chị trong cơ quan, em đã từng bước quen với thực tế và nhận thấy nâng cao hiệu quả huy động vốn của các NHTM nói chung và của ngân hàng Công thương chi nhánh Bến Thủy nói riêng là một vấn đề bức thiết của mỗi ngân hàng nên em đã quyết định chọn đề tài “Tăng cường Huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng Công thương Bến Thủy”. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc và các cô chú, anh chị trong ngân hàng Công thương chi nhánh Bến Thủy, các thầy cô trong ngành Tài Chính - Ngân Hàng và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Thu Cúc đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập. SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp1 Lớp: 49B2 - TCNH
  8. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Phần I TỔNG QUAN VỀ NHTMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẾN THỦY 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương Việt Nam và NHTMCP Công Thương chi nhánh Bến Thủy 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ( Vietinbank) với tên gọi ban đầu là ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/03/1988 sau khi tách ra từ NHNN Việt Nam theo quyết định của hội đồng bộ trưởng ( nay là chính phủ ), có đủ tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài sản riêng được tổ chức và hoạt động theo những qui định mà NHNN phê chuẩn. Là NHTM lớn giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng ở Việt Nam, có tổng tài sản lớn, chiếm thị phần cao trong lĩnh vực tài chính, là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 20%, hoạt động đa năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế. Hệ thống mạng lưới của Vietinbank phân bổ khắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước gồm: 157 Sở giao dịch, chi nhánh, gần 1000 phòng giao dịch, 02 văn phòng đại diện ở nước ngoài. NHTMCP Công Thương có 4 công ty hoạch toán độc lập là công ty cho thuê tài chính, công ty TNHH Chứng khoán, công ty quản lý Nợ và Tài sản, công ty TNHH bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là trung tâm công nghệ thông tin, trung tâm thẻ và trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. NHTMCP Công Thương Việt Nam là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA và là công ty chuyển mạch tài chính Việt Nam (Banknet). Hiện nay, ngân hàng có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng, các định chế tài chính trên toàn thế giới và là thành viên của hiệp hội tổ chức ngân hàng Việt Nam, hiệp hội các ngân hàng Châu Á, hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) và là tổ chức phát hành thanh toán thẻ VISA, MASTER Quốc tế. SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp2 Lớp: 49B2 - TCNH
  9. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NHTMCP Công Thương Việt Nam là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. Để có thể đứng vững và phát triển NHTMCP Công Thương Việt Nam không ngừng nghiên cứu cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng, NHTMCP Công Thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001-2000. Năm 2009 là năm đầu tiên Vietinbank hoạt động theo mô hình ngân hàng cổ phần và đã có nhiều đổi mới tích cực mang tính đột phá. Hiện nay NHTMCP Công Thương Việt Nam hoạt động kinh doanh với những nghiệp vụ sau: - Huy động vốn. - Cho vay đầu tư. - Bảo lãnh. - Thanh toán và tài trợ thương mại. - Nghiệp vụ ngân quỹ. - Thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử. - Hoạt động khác. + Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ. + Tư vấn tài chính. + Cho thuê tài chính. + Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán. + Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương chi nhánh Bến Thủy Ngân hàng Công thương Bến Thủy được tách ra từ ngân hàng Công thương Nghệ An từ ngày 01/01/1995, là ngân hàng trực thuộc ngân hàng SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp3 Lớp: 49B2 - TCNH
  10. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Công thương Việt Nam có trụ sở chính nằm ở quốc lộ 1A-229 đường Lê Duẩn - Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. Theo điều lệ của ngân hàng Công thương Việt Nam, NHCT Bến Thủy là đại diện ủy quyền của NHCT Việt Nam có quyền tự chủ trong kinh doanh, được kí các hợp đồng kinh tế, được chủ động thực hiện các hợp đồng kinh doanh trong phạm vi được ủy quyền, có con dấu và được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Công thương Bến Thủy là một trong những ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh tiền tệ trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và trên địa bàn thành phố Vinh nói riêng, là ngân hàng còn non trẻ ra đời trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Bước đầu đi vào hoạt động kinh doanh bên cạnh những thuận lợi thì ngân hàng gặp rất nhiều những khó khăn, đó là: môi trường luật pháp chưa đồng bộ, việc kinh doanh tiền tệ là hoạt động kinh doanh đặc thù như con dao hai lưỡi trong khi cán bộ ngân hàng chưa được trang bị những kiến thức thị trường và những kinh nghiệm cho nên công tác huy động vốn còn nhiều hạn chế, đầu tư cho vay còn bị bó hẹp. Mặc dù có rất nhiều khó khăn ở buổi đầu nhưng trong những năm qua ngân hàng Công thương Bến Thủy đã vươn lên đứng vững trong thị trường kinh doanh tiền tệ, xác lập được hướng kinh doanh vững chắc, chiếm lĩnh thị trường đầu tư lớn trên địa bàn Nghệ An nói chung và địa bàn Thành phố Vinh nói riêng trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cơ bản. Ngân hàng Công thương Bến Thủy đã cung cấp đầy đủ nhu cầu về vốn và các dịch vụ tiện ích ngân hàng cho khách hàng góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Nghệ An. Kể từ ngày thành lập đến nay, NHTMCP Công thương chi nhánh Bến Thủy không ngừng phát triển cả về doanh số và chất lượng hoạt động. Phạm vi hoạt động của ngân hàng không chỉ bó hẹp trên địa bàn khu vực TP Vinh, SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp4 Lớp: 49B2 - TCNH
  11. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH tỉnh Nghệ An mà còn mở rộng sang địa bàn khác và một số dự án đồng tài trợ ở các tỉnh khác. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hoạt động đa năng, đầu tư vốn trên tất cả các lĩnh vực và các thành phần kinh tế được nhà nước cho phép. Với mục tiêu chiến lược: “ Xây dựng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, an toàn, bền vững, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, mở rộng và phát triển các dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có đủ khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên địa bàn”, NHCT Bến Thủy đã đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh, đổi mới tổ chức quản lý, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm phục vụ tốt nhất các khách hàng của mình. Cùng với các NHTM khác, NHCT Bến Thủy đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Vì thế uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao. 1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHTMCP Công Thương chi nhánh Bến Thủy Hiện nay NHTMCP Công Thương Bến Thủy thống nhất bộ máy quản lý và tổ chức kinh doanh theo mô hình trực tuyến chức năng sắp xếp. Theo mô hình theo đó thì giám đốc được sự giúp đỡ của các phòng chức năng, các chuyên gia, hội đồng tư vấn cho việc tìm ra giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp, tuy nhiên quyền quyết định vẫn thuộc về giám đốc. Tổ chức theo mô hình này vừa phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng vừa đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống truyền từ trên xuống. NHTMCP Bến Thủy có một hội sở chính, 04 phòng giao dịch, 01 điểm giao dịch và 06 quỹ tiết kiệm đặt tại các khu vực dân cư tập trung thuộc thành phố. Các phòng ban này được chuyên môn hóa theo từng chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên chúng vẫn là những bộ phận không thể tách rời trong ngân hàng vì chúng có mối quan hệ qua lại lẫn nhau dưới sự điều hành của ban giám đốc, thực hiện các hoạt động kinh doanh hướng tới mục tiêu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chi nhánh với tổng số cán bộ gần 100 người, được sắp SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp5 Lớp: 49B2 - TCNH
  12. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH xếp theo vị trí công việc chuyên môn nghiệp vụ bao gồm 1 giám đốc, 3 phó giám đốc và hệ thống trưởng phòng, phó phòng bao gồm: Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Công Thương chi nhánh Bến Thủy BAN GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Khách Kế Tổ Tiền Khách GD Hàng Toán Chức Tệ Hàng Trường Doanh Giao Hành Kho Cá Thi Nghiệp Dịch Chính Quỹ Nhân (PGD loại 1) Phòng Phòng Phòng GD số GD số GD 06 08 Đức ( PGD ( PGD Lộc loại 2) loại 2 ) (PGD loại 2) Tổ Tổ Tổ Quỹ Quỹ Quỹ Tổ Tổ tổng thanh thẻ tiết tiết tiết quản thanh hợp toán kiệm kiệm kiệm lý toán tiền số 02 số 05 số 07 rủi điện mặt ro toán 1.1. 1.2.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp6 Lớp: 49B2 - TCNH
  13. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Là phòng thực hiện chức năng cho vay, thu nợ và huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ theo đúng cơ chế hiện hành. Thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại, chiết khấu các giấy tờ có giá. Nghiện cứu và đề xuất các biện pháp giải quyết vướng mắc trong hoạt động kinh doanh đối với cho vay các tổ chức kinh tế. 1.2.2. Phòng khách hàng cá nhân Thực hiện các chức năng như phòng khách hàng doanh nghiệp đối với khách hàng cá nhân. 1.2.3. Phòng kế toán giao dịch Phòng kế toán giao dịch được chia làm 2 bộ phận là bộ phận kế toán giao dịch và bộ phận kế toán sổ cái, hậu kiểm có chức năng chính là thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, đáp ứng các nhu cầu về gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền gửi từ nước ngoài, giải ngân các khoản vay, phát hành và thanh toán thẻ, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bù trừ, chuyển tiền điện tử, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý tài chính, lập các báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm, quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy. 1.2.4. Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tiền tệ kho quỹ có nhiệm vụ thu chi, quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt, kiểm đếm, kiểm soát tiền, nơi bảo quản các giấy tờ có giá, các giấy tờ thế chấp của khách hàng theo quy định của NHNN và NHTMCP Công Thương Việt Nam. Tạm ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch thu chi tiền mặt cho các DN có nguồn thu tiền mặt lớn. 1.2.5. Phòng tổ chức - hành chính Là phòng có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và qui định của NHTMCP Công Thương Việt Nam, nghiên cứu, đề xuất với giám đốc chi nhánh phương án sắp xếp bộ máy tổ chức của ngân hàng đảm bảo đúng qui chế, tuyển dụng lao động, điều động, bố trí cán bộ nhân viên vào các vị trí SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp7 Lớp: 49B2 - TCNH
  14. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH phù hợp với năng lực, phẩm chất cán bộ và yêu cầu của nhiệm vụ kinh doanh. Phòng bao gồm 2 bộ phận: - Bộ phận tổ chức: Có chức năng quản lý nhận sự của đơn vị như: hoán đổi nhân công, tuyển mộ nhận lực, phân bổ và kiểm soát nhân lực, theo dõi số lượng nhận lực ở các phòng ban. - Bộ phận tiền lương: Có chức năng chính và chủ yếu là chi trả tiền lương, kết hợp với bộ phận nhân lực để theo dõi và thay đổi mức lương của cán bộ công nhân viện. Trong điều kiện kinh doanh có nhiều khó khăn bởi trên cùng một địa bàn nhỏ hẹp có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động cạnh tranh nhưng chi nhánh NHTMCP Công thương Bến Thủy đã có nhiều thành tích trong hoạt động kinh doanh đáng ghi nhận. 1.2.6. Phòng giao dịch Trường Thi Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của một chi nhánh ngân hàng thương mại: tín dụng, nhận gửi, kế toán giao dịch, thanh toán hộ, nhận tiền. Phòng bao gồm hội sở chính và Quỹ tiết kiệm trực thuộc số 6. Đây là phòng giao dịch ngoài chức năng chính là cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và thu nợ, còn tiến hành cho vay các doanh nghiệp nhà nước là thành viên của tổng công ty xây dựng công trình giao thông IV như công ty xây dựng công trình giao thông 423, 479, 473, 484, 492. Ngoài ra còn có các phòng như: Phòng thông tin điện toán: Phòng thông tin điện toán chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống tin điện toán tại chi nhánh, bảo trì bảo dưỡng thiết bị công nghệ thông tin để đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống máy tính, mạng của chi nhánh. Phòng quản lý rủi ro: Phòng quản lý rủi ro chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề bao gồm các khoản nợ bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp8 Lớp: 49B2 - TCNH
  15. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH xấu, khai thác và xử lý TSĐB nợ vay theo quy định của NHTMCP Công Thương Việt Nam nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi vay, quản lý theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro, giám sát thực hiện danh mục cho vay đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, các dự án các phương án đề nghị cấp tín dụng, tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh. 1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương chi nhánh Bến Thủy Do triển khai một cách đồng bộ và ngày càng đa dạng các sản phẩm dịch vụ nói trên, kết hợp với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công Thương Bến Thủy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như: nguồn vốn tăng trưởng ổn định liên tục qua các năm, hiệu quả đầu tư tín dụng ngày càng cao, ngân hàng luôn đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị, tổ chức trên địa bàn, đảm bảo cho hoạt động sản xuất của các tổ chức, đơn vị tiến hành liên tục và đạt hiệu quả cao. 1.3.1. Hoạt động huy động vốn Ngân hàng Công Thương Bến Thủy huy động vốn trên địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt, ngoài NHTMCP Bắc Á có hội sở chính ở Vinh, hiện có hơn 60 ngân hàng thương mại Nhà Nước, thương mại cổ phần có trụ sở giao dịch tại TP Vinh, ngoài ra địa điểm NHCT Bến Thủy đóng ở cuối thành phố. Mặc dù vậy chi nhánh đã chủ động khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế bằng nhiều hình thức phong phú trong đó phải kể đến hình thức huy động kỳ phiếu có lãi suất hấp dẫn, trả lãi trước, tiết kiệm dự thưởng, trái phiếu NHCT Chi nhánh đã sử dụng và chỉ đạo linh hoạt công cụ lãi suất trong huy động do đó luôn duy trì và ổn định được nguồn vốn huy động tại chỗ với giá trị cao, tiếp tục tăng trưởng cả về số lượng khách hàng và giá trị vốn nhàn rỗi gửi vào các quỹ huy động. SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp9 Lớp: 49B2 - TCNH
  16. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Tình hình huy động vốn của NHCT Bến Thủy trong những năm qua như sau: Bảng 1.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động 2009-2011 ĐVT: Tỷ đồng. Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Các chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng/VH Số tiền trọng/VH Số tiền trọng/VH Đ Đ Đ Tổng nguồn vốn 808,003 100% 1.049,859 100% 1.785,481 100% huy động - Tiền gửi các 180,920 22,39% 203,627 19,39% 192,187 10,7% TCKT - Tiền gửi tiết 562,407 69,6% 821,455 78,2% 1.435,157 80,37% kiệm - Phát hành các 64,439 8,01% 23,496 2,41% 158,067 8,93% công cụ nợ (Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Công Thương Bến Thủy năm 2009 - 2010) Qua Bảng 1.1 ta thấy được kết quả huy động vốn của NHCT chi nhánh Bến Thủy luôn tăng trưởng mạnh qua các năm, cụ thể năm 2009 tổng vốn huy động đạt 808,003 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1049,858 tỷ đồng, tăng 29,9% so với năm 2009, năm 2011 tổng nguồn vốn huy động được là 1785,481 tỷ đồng, tăng 70% so với năm 2010. Trong tổng nguồn vốn huy động, vốn tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này là do nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là lạm phát tăng cao, lãi suất biến động, người dân thường lựa chọn kênh đầu tư gửi tiền tiết kiệm để đảm bảo an toàn do lãi suất của ngân hàng phần nào đủ để bù đắp lạm phát. 1.3.2. Hoạt động tín dụng Do tình hình kinh tế trong nước có nhiều khó khăn môi trường đầu tư không thuận lợi nên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn, hàng hóa vật tư của nhiều doanh nghiệp bị ứ đọng, không tiêu thụ được, SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 10 Lớp: 49B2 - TCNH
  17. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH nhiều doanh nghiệp không dám mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Các DN kinh doanh trong lĩnh vực giao thông có công nợ lớn không thu hồi được. Bên cạnh đó sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng làm cho hoạt động mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của nhiều ngân hàng bị hạn chế trong đó có NHCT Bến Thủy. Trước những khó khăn này chi nhánh đã không ngừng phấn đấu để hoàn thiện công tác cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn của mọi thành phần kinh tế với chất lượng cao nhất. Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh tăng trưởng ổn định qua các năm, dư nợ trong hạn mức được mở rộng, nợ quá hạn giảm dần, vòng quay vốn tín dụng tăng nhanh làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Bảng 1.2. Cơ cấu dư nợ và đầu tư cho vay 2009-2011 ĐVT: Tỷ đồng. Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Các chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng/VH Số tiền trọng/VH Số tiền trọng/VH Đ Đ Đ Dư nợ ngắn hạn 320,562 32,33% 581,451 43,59% 886,325 55,32% Dư nợ trung và dài 670,781 67,67% 752,486 56,41% 715,698 44,68% hạn Tổng 991,343 100% 1.333,937 100% 1.602,023 100% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Công Thương Bến Thủy năm 2009 - 2010) Qua Bảng 1.2 ta thấy được tình hình hoạt động tín dụng của NHCT chi nhánh Bến Thủy trong 3 năm 2009-2011. Năm 2009 là 991,343 tỷ đồng, năm 2010 là 1333,937 tỷ đồng, tăng 34,55% so với năm 2009, nguyên nhân là do năm 2010 là năm mà nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nóng, nhu cầu vốn trong nền kinh tế tăng cao. Đến năm 2011, tổng dư nợ là 1602,023 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2010, tuy nhiên tỷ lệ tăng có chiều hướng giảm, nguyên nhân là do trong năm 2011 nền kinh tế Việt Nam gặp phải nhiều biến động, SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 11 Lớp: 49B2 - TCNH
  18. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH lạm phát tăng cao, điều kiện đầu tư, kinh doanh khó khăn với mọi thành phần kinh tế trong đó có ngành ngân hàng. Nguồn vốn của Chi nhánh NHCT Bến Thủy góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế địa phương theo hướng CNH- HĐH. Chủ yếu tập trung cho lĩnh vực công nghiệp và các ngành trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, hướng vào các doanh nghiệp Nhà Nước có năng lực sản xuất kinh doanh lớn. Thực hiện chính sách khách hàng của NHCT Việt Nam, chi nhánh NHCT Bến Thủy không ngừng đổi mới về phong cách thái độ phục vụ khách hàng, từng bước hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, giải quyết các vướng mắc với khách hàng. Quan hệ với khách hàng truyền thống được tăng cường, mở rộng. Ngày càng có nhiều khách hàng thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, có tình hình tài chính vững mạnh, kinh doanh hiệu quả đặt quan hệ giao dịch với chi nhánh. Trong quá trình đầu tư vốn tín dụng chi nhánh NHCT Bến Thủy gắn việc cho vay theo chương trình và dự án có hiệu quả đi đôi với việc giải quyết mục tiêu xã hội của địa bàn chi nhánh hoạt động như: chương trình cho vay phát triển đánh bắt thủy hải sản xa bờ, chương trình cho vay theo hiệp định Việt - Đức. 1.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán: * Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Trong những năm gần đây, thị trường ngoại tệ có nhiều biến động, tỷ giá ngoại tệ liên tục tăng. Tuy nhiên NHTMCP Bến Thủy đã chủ động khai thác ngoại tệ trên cơ sở tăng cường các biện pháp nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ đặc biệt là mua bán ngoại tệ có kỳ hạn. Số liệu cụ thể qua các năm như sau: SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 12 Lớp: 49B2 - TCNH
  19. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Bảng 1.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTMCP Công Thương Bến Thủy Doanh số bán Doanh số mua Loại ngoại tệ Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2009 2010 2011 2009 2010 2011 USD 9561 10856 12562 11237 12965 14125 EURO 903 965 1234 995 1025 1524 JPY 302 412 564 356 521 409 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Công Thương Bến Thủy năm 2009 - 2010) Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTMCP Công thương Bến Thủy tăng đáng kể qua các năm. Việc mua bán các ngoại tệ mạnh khác cũng diễn ra rất sôi nổi tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bến Thủy nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ của các khách hàng vãng lai cũng như các khách hàng có quan hệ tiền gửi tiền vay tại chi nhánh và một số chi nhánh cùng hệ thống. * Hoạt động thanh toán quốc tế: Song song với các thành quả đạt được ở các hoạt động khác, hoạt động thanh toán bao gồm các nghiệp vụ chi trả kiều hối, phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER CARD ở ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Bến Thủy cũng có những kết quả đáng ghi nhận, cụ thể năm 2011: + Dịch vụ chi trả kiều hối: Ngân hàng đã chi trả 6.500 USD, 1.000 EUR tiền kiều hối. SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 13 Lớp: 49B2 - TCNH
  20. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH + Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ: ngân hàng đã phát hành được 10.500 thẻ trong năm 2011. 1.3.4. Công tác tiền tệ kho quỹ Xác định rõ tầm quan trọng và công việc mà mình đảm nhiệm, mỗi cán bộ phòng ngân quỹ đều tận tình hòa nhã với khách hàng, thận trọng chính xác trong khâu kiểm đếm tiền để loại ra tiền hỏng, không đủ tiêu chuẩn, xác định tiền giả, tiền thật, để tăng niềm tin đối với khách hàng. Khối lượng tiền mặt ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Công tác ngân quỹ luôn được cải tiến, đảm bảo thực hiện thu chi tiền mặt nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. 1.3.5. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Thực hiện tốt việc lập văn bản kiển tra kiểm soát theo quy định của ngân hàng cấp trên. Kiểm tra hồ sơ tín dụng, tài sản càm cố thế chấp, phát hiện sớm những rủi ro, sai sót, góp ý cho cán bộ tín dụng và các bộ phận liên quan. Cùng tham gia với cán bộ tín dụng đôn đốc khách hàng trả lãi đến hạn, đòi nợ, thu lão treo Thực hiện kiểm tra thường xuyên, liên tục hoặc đột xuất nhằm phát hiện kịp thời những thiếu sót trong tất cả các nghiệp vụ. 1.3.6. Công tác khác Công tác đào tạo luôn được coi trọng và quan tâm. Trong năm 2011, Chi nhánh đã liên tục cử cán bộ tham gia các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ của ngân hàng Công thương Việt Nam. Năm qua, Chi nhánh đã triển khai thực hiện tốt, có sáng tạo quy chế dân chủ tại cơ sở. Qua kiểm tra, chi nhánh đã được ban lãnh đạo nhà nước đánh giá cao. Ngoài ra chi nhánh đã duy trì được các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, thường xuyên tổ chức giao lưu với các đơn vị, khách hàng và ngân hàng bạn làm phong phú đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên và củng cố niềm tin, mối quan hệ tốt đẹp giữa chi nhánh với bạn hàng. SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 14 Lớp: 49B2 - TCNH
  21. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Hơn nữa để đảm bảo cho sức khỏe công nhân viên, chi nhánh có bếp ăn tập thể để phục vụ giờ ăn trưa cho công nhân viên có nhà xa, không về buổi trưa. 1.3.7. Kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Tỷ đồng Năm Năm % (tăng so với Năm % (tăng so với Chỉ tiêu 2009 2010 năm trước) 2011 năm trước) Tổng thu nhập 240 360 50% 580 61,1% Tổng chi phí 222 331 49% 535 61,6% Lợi nhuận 18 29 61,1% 45 55,17% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Công Thương Bến Thủy năm 2009 - 2010) Như vậy, tất cả các chỉ tiêu kinh doanh đều tăng do chi nhánh NHCT Bến Thủy đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong việc cải thiện cả về số lượng lẫn chất lượng các nghiệp vụ kinh doanh bằng nhiều hình thức và biện pháp trên cơ sở phát huy những thế mạnh của mình. Chi nhánh đã tạo được chuyển biến tích cực về mọi mặt, các chỉ tiêu tăng trưởng cao và toàn diện. Đó là những thành công lớn của NHTMCP chi nhánh Bến Thủy hoạt động trong điều kiện thị trường tài chính luôn biến động và nhiều cạnh tranh. SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 15 Lớp: 49B2 - TCNH
  22. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Phần II TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẾN THỦY 2.1. Những nhân tố chi phối đến công tác huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Bến Thủy 2.1.1. Những nhân tố chung chi phối đến công tác huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng thương mại Tất cả các ngân hàng thương mại để đi vào hoạt động đều phải huy động vốn. Hoạt động huy động vốn (nghiệp vụ tài sản nợ) trong mỗi ngân hàng không nằm riêng lẻ mà cùng với các nghiệp vụ tài sản có và các dịch vụ khác hình thành nên định hướng hoạt động chung của Ngân hàng. Huy động vốn là cơ sở, tạo cho Ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh để thu lợi nhuận. Tuy nhiên việc huy động vốn bên cạnh đó cũng gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng như: 2.1.1.1. Những nhân tố thuộc môi trường kinh doanh Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động kinh tế có liên quan tác động ràng buộc lẫn nhau. Sự biến động của một hoạt động kinh tế đều ảnh hưởng tới mọi hoạt động kinh doanh còn lại. Hoạt động kinh doanh của NHTM được coi là “chiếc cầu nối” giữa các nền kinh tế khác nhau. Do vậy, sự tác động ổn định hay bất ổn, tăng nhanh hay tăng chậm của nền kinh tế đều ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng. Hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động vốn nói riêng của ngân hàng luôn gắn liền với môi trường kinh doanh. Các yếu tố của môi trường kinh doanh bao gồm: - Môi trường pháp lý: Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của các ngân hàng đều tác động trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của các chủ thể, tốc độ chu chuyển vốn, tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát. Vì thế, hoạt động của ngân hàng phải chịu sự quản lý chặt chẽ, gắt gao hơn so với các SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 16 Lớp: 49B2 - TCNH
  23. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH doanh nghiệp. Do sự rằng buộc về luật pháp các yếu tố của việc huy động vốn cũng bị tác động bởi các chính sách của nhà nước, chính sách của ngân hàng trung ương như: Chính sách tiền tệ, tài chính, lãi suất, tín dụng. Sự thay đổi này ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn của ngân hàng thương mại. - Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế cũng có ảnh hưởng lớn đối với công tác huy động vốn của NHTM. Môi trường kinh tế hàm chứa tình trạng kinh tế các yếu tố cạnh tranh. Nền kinh tế phát triển hưng thịnh, thu nhập cá nhân, tổ chức kinh tế trong xã hội cao và ổn định thì tất yếu việc huy động vốn của ngân hàng sẽ diễn ra thuận lợi dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái thì khả năng khai thác và đưa vốn vào nền kinh tế sẽ bị hạn chế, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động vốn. Để công tác huy động vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung đạt hiệu quả, ngân hàng phải luôn phải xác định rõ trên địa bàn có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ trên các lĩnh vực cụ thể, ấn định lãi suất phù hợp với thị trường và tìm cách cắt giảm chi phí, làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. - Môi trường văn hóa: Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn nguồn vốn người dân Việt Nam hiện nay vẫn không có thói quen thanh toán qua ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng chưa tạo được niềm tin cho người dân sau hàng loạt các sự kiện xảy ra như: đổi tiền năm 1985-1986 của thế kỷ XX với tốc độ lạm phát chóng mặt ở mức 3 con số: 600% - 700% làm trắng tay nhiều người gửi tiền. Bên cạnh đó, ngân hàng chưa chú trọng tới công tác Marketing, tiếp thị, quảng cáo. Người dân còn hiểu rất ít về chủ trương, chính sách của nhà nước, hoạt động của ngân hàng. Vì vậy đến nay tình trạng người dân có tiền nhưng không muốn gửi vào ngân hàng vì không biết thủ tục, ngại mất thời gian SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 17 Lớp: 49B2 - TCNH
  24. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 2.1.1.2. Nhân tố thuộc bản thân ngân hàng Mặc dù môi trường kinh tế có ảnh hưởng lớn tới công tác huy động vốn nhưng yếu tố quyết định chính vẫn là các yếu tố thuộc về bản thân ngân hàng. Bởi vì môi trường kinh doanh chỉ tác động, gây khó khăn hoặc tạo điều kiện thuận lợi còn việc các ngân hàng thương mại có huy động được vốn hay không là phụ thuộc vào chủ trương đường lối, chính sách kế hoạch của ngân hàng. Các nhân tố thuộc bản thân ngân hàng quyết định việc huy động vốn gồm: - Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể. Chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên ngân hàng xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đồng thời dự đoán được sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong tương lai. Thông qua chiến lược kinh doanh, ngân hàng sẽ quyết định việc thu hẹp hay mở rộng việc huy động vốn về mặt quy mô, thay đổi tỷ trọng các nguồn vốn, tăng hoặc giảm chi phí huy động. Nếu chiến lược kinh doanh đúng đắn, các nguồn vốn được khai thác một cách tối đa thì công tác huy động vốn sẽ có hiệu quả. - Chiến lược khách hàng của ngân hàng huy động vốn: Như chúng ta đã biết, ngày nay khi khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng, đời sống con người ngày càng được cải thiện và nâng lên nên khách hàng có nhiều điều kiện để lựa chọn ngân hàng mà họ cho là thuận tiện hơn chứ không chỉ đơn thuần là nơi cất trữ tiền và kiếm lời từ lãi suất. Thực tế đòi hỏi các ngân hàng phải xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn trong hoạt động nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Cụ thể mục đích của doanh nghiệp là nhờ ngân hàng quản lý quỹ hoặc nhờ chi trả trong thanh toán. Trong khi đó mục đích của các cá nhân gửi tiền lại là hưởng lãi. Mục đích của từng loại tiền gửi trên các tài khoản khác nhau cũng khác nhau như: tiền gửi giao dịch để phát hành séc thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn để dành cho tiêu SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 18 Lớp: 49B2 - TCNH
  25. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH dùng, đầu tư trong tương lai để hưởng lãi suất. Trên cơ sở những thông tin của khách hàng ở ngân hàng có thể đưa ra những hệ thống biện pháp để có được quy mô và chất lượng nguồn vốn như mong đợi. Hệ thống chính sách liên quan đến huy động vốn bao gồm: + Chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng: Ngân hàng sử dụng lãi suất như một công cụ quan trọng trong. Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn ngân hàng cần ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện những ưu đãi về giá cho khách hàng lớn, thường xuyên gửi tiền. Mặt khác, nếu hệ thống lãi suất huy động linh hoạt sẽ giúp ngân hàng tạo được sự phù hợp về quy mô và cơ cấu nguồn vốn. + Chính sách trong phục vụ và giao tiếp: Nhân viên ngân hàng là chiếc gương để cho khách hàng thấy được hình ảnh của ngân hàng. Do đó, muốn củng cố uy tín của mình trên thị trường, gắn bó với khách hàng truyền thống, thu hút, hấp dẫn thêm khách hàng mới, ngân hàng không thể bỏ qua các chính sách phục vụ và giao tiếp. + Bố trí mạng lưới và hình thức huy động: Mạng lưới huy động càng mở rộng hình thức huy động càng phong phú đa dạng thì kết quả huy động vốn sẽ càng nhiều về số lượng và chất lượng cũng được nâng lên. Ngoài ra, các ngân hàng còn không ngừng nâng cấp trang thiết bị, phương tiện tại các chi nhánh, nâng cao chất lượng cán bộ tại các chi nhánh để phục vụ khách hàng chu đáo từ đó thu hút được khối lượng nguồn vốn lớn hơn. 2.1.2. Những nhân tố chi phối đến công tác huy động vốn tiền gửi dân cư tại NHCT chi nhánh Bến Thủy NHCT chi nhánh Bến Thủy ngoài chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố chung đến hệ thống NHTM trong việc huy động vốn như trên, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của những nhân tố tác động riêng như sau: 2.1.2.1. Những nhân tố tích cực a. Những nhân tố khách quan: Ngân hàng Công thương chi nhánh Bến Thủy nằm trong địa bàn SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 19 Lớp: 49B2 - TCNH
  26. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH phường Bến Thủy là nới tập trung dân cư đông đúc, với trường đại học và một số trường cao đẳng khác, nơi tập trung nhiều khách hàng lớn, và nhiều khách hàng có tiềm năng. Uy tín của ngân hàng Công thương Nghệ An và Công thương chi nhánh Bến Thủy được khẳng định và nâng cao dần theo thời gian không những trên địa bàn tỉnh Nghệ An mà còn cả trên địa bàn các tỉnh lân cận.Trong mọi hoạt động của chi nhánh luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời sát sao của NHCTVN và sự giúp đỡ của NHCT Nghệ An, luôn được sự quan tâm mọi mặt của lãnh đạo và phòng ban chức năng. b. Nhân tố chủ quan: Ngân hàng đã thực hiện mở rộng mạng lưới huy động áp dụng lãi suất linh hoạt mang tính chất cạnh tranh cao, các phương thức phục vụ khách hàng theo hướng khép kín các dịch vụ ngân hàng, làm tốt công tác Marketing ngân hàng. Các quỹ tiết kiệm gần trung tâm với các khối, các khu trung tâm có giao thông thuận tiện. Tinh thần phục vụ khách hàng chu đáo nhiệt tình.Thực hiện tư vấn cho khách hàng về hình thức, kỳ hạn gửi tiền cho phù hợp với nhu cầu từng khách hàng, tạo ra sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. Trình độ công nghệ áp dụng trong việc huy động vốn nói riêng và trong hệ thống ngân hàng nói chung đạt mức khá giỏi so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, do vậy mà giảm bớt được thời gian giao dịch và thời gian chờ đợi của khách hàng. Cơ sở khách hàng đa dạng, nhiều tiềm năng và không ngừng tăng trưởng, bên cạnh đó đối tượng khách hàng chủ yếu là các khách hàng truyền thống như các công ty, các doanh nghiệp hay các cá nhận có doanh số tiền gửi, tiền vay và doanh thu lớn. Chính sách hàng được thực hiện có kết quả tốt, luôn nỗ lực giữ được khách hàng truyền thống và mở rộng phạm vi khách hàng mới có tiềm năng SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 20 Lớp: 49B2 - TCNH
  27. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH mà có thể khai thác, công tác hội nghị khách hàng được tổ chức thường xuyên qua từng năm qua đó nắm bắt được thông tin kiến nghị của khách hàng từ đó chủ động trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.1.2.2. Những nhân tố tiêu cực a. Những nhân tố khách quan: Môi trường kinh tế và môi trường pháp lý chưa thật sự đồng bộ và ổn định đã gây cản trở đến hoạt động huy động vốn. Lạm phát cao khiến cho người dân chưa tin tưởng và các môi trường đầu tư. Kinh tế chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, VNĐ phụ thuộc còn nhiều và đồng USD, trong khi đó cục liên bang Mỹ đã nhiều lần cắt hạ lãi suất khiến cho lãi suất nước ta bị ảnh hưởng. Ngoài ra, trong thời gian qua giá đô đặc biệt là giá vàng tăng lên cao và nhanh, khiến cho tâm lý của người dân bị lay động, nhiều người đã rút tiền VNĐ để mua đô và vàng để dự trữ gây ra tình trạng thiếu nội tệ. Trong thời gian qua do biến động của nền kinh tế cho nên bất động sản chìm lắng, tuy nhiên với luật đất đai sửa đổi ban hành có hiệu lực năm 2001, với nền kinh tế bất ổn, nhiều người dân rút tiền mua đất hoặc nhà ở. Hiện nay với sự tham gia nhiều hơn của các NHTM khác cùng nhiều tổ chức tín dụng khiến cho môi trường cạnh tranh khốc kiệt hơn trong thời buổi nền kinh tế khó khăn. Sự ra đời của thị trường chứng khoán một mặt đã tạo ra cho ngân hàng tham gia vào một nghiệp vụ mới qua đó có điều kiện mở rộng thêm mạng lưới khách hàng, có thêm kênh huy động vốn trung và dài hạn mới, thêm nguồn thu nhập tuy nhiên thời gian qua do khó khăn của thị trường nên việc thanh khoản của thì trường này kém đi làm hạn chế khả năng huy động. Tâm lý người dân trong nền kinh tế bất ổn muốn gửi tiền trong kì hạn ngắn, có tính lỏng cao, khi cần có thể rút ra chi tiêu nhưng vẫn thu được lãi suất mong muốn do đó tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong thời gian qua gây khó khăn cho ngân hàng cho vay đầu tư cho các dự án lớn thời SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 21 Lớp: 49B2 - TCNH
  28. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH gian dài. b. Nhân tố chủ quan: Công nghệ của ngân hàng cả về quy trình trang thiết bị đã tốt nhưng chưa sáng tạo hơn các NHTM khác và chưa xứng với khả năng hoạt động của ngân hàng, trình độ ứng dụng công nghệ còn hạn chế, công tác xây dựng quy trình nghiệp vụ chưa đồng bộ dẫn đến giao dịch chưa nhịp nhàng tốc độ giao dịch chưa cao. Công tác quản trị điều hành còn nhiều bị động, chưa nhạy bén. Các hình thức quảng cáo đã có nhưng còn ít, Marketing còn dàn trải, hiệu quả thấp. Nhận thức được các vấn đề đó ngân hàng công thương Bến Thủy đã coi việc huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Toàn thể cán bộ công nhân viên của ngân hàng đã có những cố gắng vượt bậc để thực hiện mục tiêu trên. Trong những năm qua nguồn vốn công thương Bến Thủy huy động được luôn ổn định năm sau cao hơn năm trước. Nguồn vốn huy động được dồi dào không những đáp ứng được nhu cầu ở chi nhánh mà còn được điều chuyển về hội sở chính, góp phần điều hòa vốn chung trong toàn hệ thống. Đội ngũ nhân viên ngân hàng được bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệm vụ, phương pháp làm việc hiện đại khoa học đã góp phần làm giảm chi phí huy động. So với các chi nhánh khác chi phí huy động của chi nhánh gần như thấp nhất. Đồng thời huy động được vốn nhiều nhưng nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn được đánh giá là có độ an toàn cao. Đây là kết quả của việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tận dụng được nguồn vốn trong nội bộ ngân hàng Công thương ngoài việc cố gắng huy động nguồn vốn tại chỗ, ngân hàng ngày càng có uy tín với khách hàng,ngân hàng tích cực mở rộng mạng lưới các quỹ tiết kiệm, kết hợp quỹ tiết kiệm với các dịch vụ thanh toán chuyển tiền phục vụ khách hàng, linh hoạt về lãi suất, hình thức trả lãi, nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng luôn tích cực tìm kiếm các nguồn vốn có chất lượng cho mục đích kinh doanh của mình. Bên cạnh đó các SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 22 Lớp: 49B2 - TCNH
  29. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH năm qua nền kinh tế ngày càng phát triển, người dân càng ngày càng tin tưởng và hiểu rõ các lợi ích của của ngân hàng mạng lại. 2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng Công thương Bến Thủy: 2.2.1. Huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư Một trong những thế mạnh của NHCT Bến Thủy đó là nguồn huy động vốn rất đa dạng. Hiện nay NHCT Bến Thủy huy động vốn bằng các nguồn như: - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế (tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn) - Tiền gửi của dân cư (tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn) - Phát hành các công cụ nợ - Nguồn đi vay Một trong những điểm khác của NHCT Bến Thủy về cơ cấu tiền gửi là tỷ trọng tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng khá lớn. Nó thể hiện vai trò, vị thế của ngân hàng không chỉ đối với các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn mà còn có uy tín lớn trong lòng dân cư ở đây. Từ lâu chi nhánh đã thấy được tầm quan trọng của lượng khách hàng này và có những biện pháp hữu hiệu để thu hút. Đi song song với nó là tiền gửi của các đơn vị doanh nghiệp chiếm tầm quan trọng cũng không nhỏ trong việc huy động vốn của chi nhánh. Bên cạnh đó là nguồn phát hành các công cụ nợ, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác Cơ cấu trong huy động vốn của NHCT Bến Thủy khá đa dạng và phong phú: Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động 2009 - 2011 Đơn vị:Tỷ đồng. Các chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 I/ Nguồn vốn huy động 808,003 1.049,859 1.785,481 - Tiền gửi các TCKT 180,920 203,627 192,187 - Tiền gửi tiết kiệm 562,407 821,455 1.035,157 SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 23 Lớp: 49B2 - TCNH
  30. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - Phát hành các công cụ nợ 64,439 23,496 558,067 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Công Thương Bến Thủy năm 2009 - 2010) Ta thấy qua các năm, tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng lớn đặc biệt là năm 2010, 2011 vừa qua. Đây là một cố gắng lớn của chi nhánh. Trong những năm qua tình hình lạm phát cao, khiến cho đồng tiền VNĐ bị mất giá, NHCTVN cùng với NHCT chi nhánh Bến Thủy và tất cả các chi nhánh NHCT khác trên toàn quốc đã triển khai mạnh mẽ, liên tục các đợt phát hành tiết kiệm, kỳ phiếu, chính sách lãi suất cạnh tranh, linh hoạt, hình thức khuyến mãi và giải thưởng hấp dẫn đối với dân cư. Liên tục mở rộng mạng lưới các điểm bán lẻ trên toàn quốc, cộng với chiến dịch quảng cáo, tuyên truyền rộng rãi, đặc biệt NHCTVN hiện nay cùng với NHCT chi nhánh Bến Thủy và tất cả các chi nhánh NHCT khác trên toàn quốc là NHTM Nhà nước đầu tiên thực hiện kéo dài thời gian giao dịch hàng ngày liên tục (không có giờ nghỉ trưa) đến 17h30 và làm việc sáng thứ Bảy hàng tuần. Kết quả nguồn vốn từ dân cư liên tục tăng ổn định 17% so với đầu năm, là nguồn vốn hết sức quan trọng trong điều kiện nguồn vốn nhàn rỗi từ doanh nghiệp giảm do chi phí vốn tăng. 2.2.2. Hình thức huy động tiết kiệm tại ngân hàng Hiện nay ngân hàng đang chủ yếu huy động tiền gửi tiết kiệm dưới hai hình thức: có kỳ hạn và không kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có nhiều hình thức: - Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi cuối kỳ - Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi hàng tháng - Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi hàng quý SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 24 Lớp: 49B2 - TCNH
  31. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - Tiết kiệm bậc thang (nhận lãi sau, khi đáo hạn, nếu khách hàng chưa đến lĩnh lại thì tự động lãi nhập gốc và chuyển kỳ hạn mới tương đương với kỳ hạn cũ theo lãi suất hiện hành). Ngân hàng huy động tiền gửi tiết kiệm từ cá nhân với nhiều hình thức quảng cáo như trên truyền hình, internet, pano, áp pích, cách chương trình khuyến mại như tham gia tiết kiệm lấy số dự thưởng Ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt như VNĐ, USD, EUR. Huy động từ tài khoản của khách hàng chuyển qua gửi tiết kiệm. 2.2.3. Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngân hàng Công thương Bến Thủy 2.2.3.1. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động Bảng 2.2. Biến động loại tiền huy động theo loại tiền tiết kiệm ĐVT: Tỷ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng/VHĐ Số tiền trọng/VHĐ Số tiền trọng/VHĐ (%) (%) (%) TGTK bằng 480,272 85,3% 731,580 89% 929,879 89,8% VNĐ TGTK bằng 82,135 14,7% 89,875 11% 105,278 10,2% Ngoại tệ Tổng cộng 562,407 821,455 1.035,157 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Công Thương Bến Thủy năm 2009 - 2010) Bên cạnh việc huy động vốn bằng VNĐ, ngân hàng cũng thực hiện huy động tiết kiệm bằng ngoại tệ. Dựa vào bảng số liệu ta thấy: lượng ngoại tệ huy động được năm 2009 là 14,7%, nhưng đến các năm tiếp theo thì lượng vốn huy động bằng ngoại tệ có giảm hơn, cụ thể năm 2010 là 11% giảm hơn 3,7% so với năm trước, năm 2011 là 10,2% giảm hơn khá rõ so với năm 2009, trong khi đó vốn huy động từ VNĐ lại tăng dần theo các năm. Điều này có thể giải thích SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 25 Lớp: 49B2 - TCNH
  32. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH là các năm 2009, 2010 tỷ lệ lạm phát cao khiến đồng VNĐ mất giá so với đồng ngoại tệ, xu hướng của người dân là gửi tiền ngoại tệ để giữ tiền, tuy nhiên năm 2011 thì vốn huy động bằng ngoại tệ đã giảm hẳn hơn so với năm 2009 và năm 2010, điều này cho thấy, lạm phát đã bắt đầu được kiểm soát và giảm, lãi suất huy động vốn của chi nhánh đủ để bù đắp sự mất giá của VNĐ. 2.2.3.2. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo thời gian gửi Nguồn vốn huy động của ngân hàng không đều đều theo chu kỳ mà có sự biến động. Thông thường lượng tiền gửi đều tăng cao vào các tháng đầu năm và cuối năm, nhưng có hướng chậm lại ở giữa năm. Bảng 2.3. Biến động tiền gửi tiết kiệm theo thời gian ĐVT:Tỷ Đồng Chỉ tiêu thời gian Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ trọng/ Số tiền Tỷ trọng/ tổng trọng/ tổng VHĐ (%) tổng VHĐ VHĐ (%) (%) Quý I T 1 45,4125 33,06% 60,4125 31,3% 84,2125 32,88% T 2 45,8984 33,4% 61,9215 32,17% 85,3487 33,33% T 3 46,0517 33,54% 70,1256 36,53% 86,4921 33,79% Tổng 137,3266 24,4% 192,4596 23,42% 256,0533 24,73% Quý T4 49,8153 34,29% 80,0782 33,05% 88,4165 32,56% II T5 47,8235 32,9% 80,8842 33,38% 90,0458 33,16% T6 47,6133 32,81% 81,2784 33,57% 93,0751 34,28% Tổng 145,2521 25,8% 242,2408 29,48% 271,5373 26,23% Quý T7 46,8426 32,5% 72,0263 31,8% 86,3215 33,39% III T8 47,0457 32,66% 75,0235 33,13% 85,1487 32,9% T9 50,1458 34,84% 79,3451 35,07% 87,0516 33,71% Tổng 144,0341 25,6% 226,3949 27,56% 258,5218 24,97% Quý T10 46,6775 34,37% 59,981 37,4% 82,789 33,24% IV T11 45,0447 31,27% 58,568 36,5% 83,459 33,51% T12 44,072 34,36% 41,8007 26,1% 82,7966 33,25% Tổng 135,7942 24,2% 160,3497 19,5% 249,0446 24,07% Tổng cộng 562,407 100% 821,455 100% 1.035.157 100% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Công Thương Bến Thủy năm 2009 - 2010) Nhìn vào bảng trên ta thấy việc huy động vốn của ngân hàng mang tính chất thời vị khá cao. SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 26 Lớp: 49B2 - TCNH
  33. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Từ bảng ta thấy, vốn huy động được từ quý I là 24,4% tổng nguồn huy động. Mặc dù quý đầu năm ngân hàng vẫn chưa đưa ra kế hoạch huy động nhưng khách hàng vẫn đến gửi tiền chứng tỏ mức lãi suất ngân hàng đưa ra thỏa mãi với nhu cầu mong muốn của khách hàng. Sang quý I năm 2010, 2011 tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng ở mức cao so với cùng kỳ năm 2009. Sang quý II: nguồn tiền gửi có xu hướng tăng lên. Đây là khoảng thời gian các nhà kinh doanh có nhu cầu vay vốn lớn nên để đáp ứng đủ nhu cầu ngân hàng tăng tiền gửi tiết kiệm. Năm 2009, 2010 lãi suất huy động có những thời điểm tăng cao nên hấp dẫn khách hàng đến gửi tiền, lúc này gửi tiền vào ngân hàng có lợi hơn rất nhiều so với đầu tư các lĩnh vực khác. Đến quý III: khi các doanh nghiệp ổn định sản suất, nhu cầu vay vốn giảm, nên việc huy động vốn của ngân ngàn cũng khôn nhiều như quý II nữa. Quý IV: thì lượng huy động vốn giảm rõ rệt, do cuối năm cần chi tiêu nhiều, khách hàng để tiền chi tiêu, mà các doanh nghiệp cũng không vay vốn nhiều nữa mà lúc này là lúc thu lợi từ kinh doanh của cả năm. Bởi thế nên lượng tiền giảm. 2.2.3.3. Biến động của tiền gửi theo kỳ hạn Bảng 2.4. Biến động tiền gửi tiết kiệm theo kì hạn ĐVT: Tỷ Đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Kì hạn Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng/VHĐ Số tiền trọng/VHĐ Số tiền trọng/VHĐ (%) (%) (%) TGTK ko kì 46,821 8.32% 63,875 7,77% 69,124 6,67% hạn TGTK kì 403,105 71,67% 586,074 71,3% 776,712 75% hạn 12t Tổng 562,407 100% 821,455 100% 1.035,157 100% SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 27 Lớp: 49B2 - TCNH
  34. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH (Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Công Thương Bến Thủy năm 2009 - 2010) Thông thường, kỳ hạn của TGTK chia thành 3 loại chính: không kỳ hạn, kỳ hạn dưới 12 tháng và kỳ hạn >12 tháng. Kỳ hạn của tiền gửi tiết kiệm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ trọng của tiền gửi. Thường thì kỳ hạn <12 tháng vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn cả vì họ chỉ tạm thời gửi tiền lượng tiền tạm thời chưa cần tới trong thời gian ngắn. Tiền gửi không kỳ hạn cũng tăng dần qua các năm, cụ thể là năm 2010 tăng 17,054 tỷ đồng so với năm 2009 và năm 2011 tăng 22.303 so với năm 2009. Tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm của các năm đều tăng nhưng ít hơn và tăng chậm. 2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng Công thương Bến Thủy 2.3.1. Một số thành công đã đạt được Trong những năm qua ngân hàng Công thương chi nhánh Bến Thủy luôn luôn xây dựng chính sách thu hút nguồn vốn rất hợp lý: điều chỉnh lãi suất tiền gửi, thực hiện chính sách khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng, cải tiến phương thức giao dịch Chính vì thế nên nguồn tiền gửi tiết kiệm của người dân không ngừng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Trong 3 năm hoạt động qua, ngân hàng Công thương chi nhánh Bến Thủy luôn xác định huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, trong đó huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư là nhiệm vụ then chốt. Những năm vừa qua, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Bến Thủy không ngừng gia tăng. Năm 2009 tổng tiền gửi tiết kiệm huy động được là 562,407 tỷ đồng, năm 2010 là 821,455 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2009, năm 2011 thì kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 28 Lớp: 49B2 - TCNH
  35. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH tăng đột biến lên đến 1035,157 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2010, tăng 84% so với năm 2009, đây là những kết quả hết sức khả quan đối với ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Công thương chi nhánh Bến Thủy cũng đưa ra nhiều hình thức huy động hết sức đa dạng, phong phú cho khách hàng lựa chọn, chẳng hạn như với hình thức huy động vốn tiền gửi với lãi suất linh hoạt giúp cho khách hàng vừa giữ được tiền lại vừa kinh tế (lãi cao hơn). Kèm theo các đợt huy động là các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Phối hợp hài hòa với nhiều yếu tố tích cực như: hình thức huy động linh hoạt, hấp dẫn, lãi suất tiền gửi hợp lý cho từng đối tượng khách hàng, đẩy mạnh việc cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích song song với việc đổi mới phong cách giao tiếp phục vụ văn minh, tận tình, chu đáo. Điều này giúp ngân hàng gia tăng đáng kể nguồn vốn huy động, đồng thời góp phần gia tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trong việc huy động tiền gửi tiết kiệm so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thành phố Vinh. Với việc sử dụng vốn đầu tư hợp lý phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng, ngân hàng không những thu hút được vốn lớn mà còn tạo được uy tín và niềm tin vững chắc đối với khách hàng. Có được kết quả trên là do NHCT Bến Thủy đã biết đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trong dân cư, có nhiều hình thức tiền gửi tiết kiệm cũng như các hình thức khác nhau bằng VNĐ, ngoại tệ, kỳ phiếu. Chính sách lãi suất hợp lý, phù hợp nhu cầu của khách hàng khuyến khích khách hàng gửi tiền. 2.3.2. Những mặt chưa đạt được và nguyên nhân Mặc dù trong thời gian qua NHCT chi nhánh Bến Thủy đã thực hiện tốt công tác huy động vốn của mình, nhưng vẫn không tránh khỏi những vấn đề còn hạn chế mà chưa khắc phục kịp thời. Để công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng trong thời gian tới được hoàn thiện hơn, đạt hiệu quả cao SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 29 Lớp: 49B2 - TCNH
  36. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH hơn thì ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để nhanh chóng khắc phục được những hạn chế mà ngân hàng đang gặp phải như: - Chính sách Marketing: tuy đã triển khai nhiều hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm hấp dẫn đến với khách hàng nhưng việc quảng cáo tiếp thị đến khách hàng còn hạn chế, khiến cho nhiều khách hàng chưa biết hết về các sản phẩm của ngân hàng chính vì thế vẫn chưa khai thác hết được nhiều khách hàng vừa có nguồn vốn , vừa có nhu cầu thanh toán , vừa có nguồn ngoại tệ; khách hàng có nhu cầu vay vốn ngắn hạn lớn để duy trì thường xuyên tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay theo định hướng đề ra , chưa khai thác được nhiều khách hàng có vốn vay ổn định , rủi ro thấp . Hệ thống thông tin trao đổi hai chiều giữa ngân hàng và khách hàng còn hạn chế. Vì vậy, trong chính sách Marketing ngân hàng cần phải chú trọng hơn nữa, vì đây là một trong những yếu tố khá quan trọng trong việc thông tin đến người dân về các sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn của ngân hàng, giúp cho ngân hàng có tiềm năng huy động vốn cao hơn nữa những gì đã và đang đạt được. - Về chất lượng phục vụ: Tuy ngân hàng có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động song chất lượng phục vụ chưa cao do còn thiếu kinh nghiệm trong quá trình làm việc với khách hàng, trình độ cán bộ đã nâng lên nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường tiến bộ, nên nhiều khi vẫn chưa làm hài lòng khách hàng khó tính. Hơn nữa, ngân hàng vẫn chưa có nhiều các chính sách ưu đãi khách hàng sau khi họ đến giao dịch, các chính sách ưu đãi đã có chưa được chú trọng nhiều, chưa phát huy triệt để tác dụng của những chính sách ưu đãi đó. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì đây cũng là một trong những cách để đưa khách hàng về với ngân hàng. - Về vấn đề thiết lập mối quan hệ với khách hàng: Chưa có sự chủ động giao dịch giữa ngân hàng với công chúng, cho nên vẫn chưa khai thác hết được những khoản nhàn rỗi trong dân cư. - Nguồn vốn huy động lớn nhưng cơ cấu chưa hợp lý: nguồn huy động từ các TCKT chưa khai thác triệt để. Nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ còn thấp vì SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 30 Lớp: 49B2 - TCNH
  37. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH thế ngân hàng cũng cần chú trọng trong việc huy động vốn từ nguồn ngoại tệ này. - Các sản phẩm mới triển khai còn chậm, thiếu đồng bộ, các sản phẩm vẫn chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, chưa đặc sắc hơn so với thị trường. - Sự cố kỹ thuật chưa được khắc phục kịp thời, gây gián đoạn trong gaio dịch, khách hàng còn than phiền. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do: - Chi nhánh chưa làm tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo. - Nhân dân chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng. - Việc thực hiện chỉ tiêu khoán huy động nguồn vốn của từng cá nhân hầu như chưa đạt. - Tác nghiệp trên một địa bàn phức tạp, lại chịu sự cạnh tranh của một số tổ chức khác nên công tác huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn. - Tiền gửi của chi nhánh chủ yếu là tiền gửi kỳ hạn ngắn trong khi nhu cầu vốn trung dài hạn lại cao. Trên đây là một số hạn chế mà NHCT Bến Thủy còn đang gặp phải trong quá trình huy động tiền gửi tiết kiệm làm cho việc huy động vốn còn thấp hơn so với khả năng mà ngân hàng có thể đạt được, trong thời gian tới ngân hàng cần có những kế hoạch cụ thể để khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của mình. 2.4. Kiến nghị và giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tiền gửi dân cư tại NHCT Bến Thủy 2.4.1. Định hướng Về nguồn vốn: - Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn trên cơ sở thực hiện chính sách lãi suất huy động linh hoạt, thường xuyên phát triển sản phẩm huy động mới, tạo thêm nhiều tiện ích cho khách hành khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 31 Lớp: 49B2 - TCNH
  38. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - Luôn luôn theo sát thị trường, tích cực đẩy mảnh các biện pháp huy động vốn nhằm giữ vững và phát triển nguồn vốn huy động. Chú trọng khai thác nguồn vốn của cả tổ chức kinh tế, đoàn thể và của cả dân cư, tạo ra nhiều kênh huy động vốn mới, tạo được cơ cấu ngồn vốn cân đối, ổn định.Thêm vào đó, ngân hàng chỉ đạo các phòng ban làm tốt công tác tiếp thị và chăm sóc khách hành, thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mại thích hợp, hấp dẫn. Hoạt động phát triển dịch vụ: Trong những năm sắp tới NHCT Bến Thủy nên tập trung phát triển các dịch vụ đã có, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ mới. Những dịch vụ tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ thể hiện trình độ, uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. NHCT Bến Thủy chủ trương tập trung phát triển sản phẩm mới, có chọn lọc trên cơ sở nền tảng công nghệ hiện đại như Internet Banking, Mobile Banking nhằm nâng cao tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ và đầu tư tài chính trong tổng thu nhập. Đặc biệt NHCT Bến Thủy sẽ tiếp tục thực hiện tốt dịch vụ Call Center nhằm tư vấn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng. Công tác quản lý rủi ro: - Rủi ro thị trường: Chú trọng tăng cường công tác quản lý rủi ro thị trường thông qua việc củng cố bộ máy tổ chức điều hành và hoạt động của ban điều hành tài sản nợ - tài sản có. Thực hiện cơ chế theo dõi thường xuyên sự biến động và ảnh hưởng của các yếu tố thị trường lên hạng mục tài sản của ngân hàng. - Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản được ngân hàng quan tâm và kiểm soát chặt chẽ, luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản và tuân theo các quy định về thanh khoản của NHNN. Bên cạnh đó ngân hàng cần tiếp tục mở rộng quan hệ hơp tác phát triển, thường xuyên tăng cường các mối quan hệ tốt hơn nữa từ các cơ quan hữu SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 32 Lớp: 49B2 - TCNH
  39. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH quan từ Trung ương đến địa phương, với các ngân hàng bạn trong cũng như ngoài địa bàn, như: - Phát triển quan hệ hệ hợp tác, kinh doanh lành mạnh cùng có lợi, đàm phán ký kết cho vay đối với các dự án đầu tư lớn cần sự góp vốn của nhiều ngân hàng với nhau. - Phối hợp chặt chẽ với các chi nhánh trong hệ thống cùng thực hiện các chủ trương chính sách như: chính sách khách hàng, chính sách lãi suât để tạo nên một thể thống nhất trong toàn hệ thống. - Không ngừng phát huy những thế mạnh sẵn có về địa bàn hoạt động, uy tín với khách hàng, trình độ công nhân viên sử dụng công cụ tiên tiến vào hoạt động thanh toán tạo sự tiện lợi, rút ngắn thời gian cho khách hàng. 2.4.2. Giải pháp Qua nghiên cứu hoạt động huy động vốn tại chi nhánh có thể thấy trong những năm qua hoạt động của chi nhánh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng đã đạt được những mục tiêu đề ra và đồng thời khắc phục được những hạn chế của những năm trước. Tuy nhiên hoạt động của ngân hàng vẫn còn những hạn chế do ảnh hưởng của những nhân tố chủ quan và khách quan. Để có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra và đồng thời khắc phục những hạn chế của những năm trước ngân hàng có thể thực hiện các giải pháp như: - Giải pháp trực tiếp: Đây là những giải pháp trực tiếp giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Khi áp dụng các biện pháp này có thể đem lại những hiệu quả nhanh chóng. Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tăng nhanh nguồn vốn kinh doanh: Đối với hoạt động ngân hàng đa dạng hóa là một trong những biện pháp tăng cường hiệu quả và phân tán rủi ro. Đối với hoạt động huy động vốn SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 33 Lớp: 49B2 - TCNH
  40. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH của chi nhánh đa dạng hóa hình thức huy động vốn sẽ giúp chi nhánh tăng cường hiệu quả huy động vốn vì mỗi công cụ tiền gửi mà chi nhánh đưa ra đều có những đặc điểm riêng nhằm làm cho chúng phù hợp hơn với nhu cầu của các tổ chức kinh tế và dân cư trong việc tiết kiệm và thanh toán. Để có thể huy động được nguồn vốn có chất lượng cao và có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao ngân hàng nên xem xét đưa ra những sản phẩm mới phù hợp hơn với khách hàng trên địa bàn. Đối tượng chủ yếu của ngân hàng là cá thể và hộ sản suất nên ngân hang cần có sự đổi mới các sản phẩm tiền gửi phù hợp với bộ phận khách hàng này. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn: Trong thời gian qua ngân hàng đã sử dụng các biện pháp huy động vốn như: nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá Tuy nhiên để có thể tăng nhanh hơn nữa nguồn vốn huy động ngân hàng có thể xem xét áp dụng thêm một số hình thức huy động vốn mới có thể tăng nguồn vốn huy động vừa cải thiện được cơ cấu nguồn vốn bất hợp lý hiện nay như: + Đa dạng hóa tiền gửi tiết kiệm: Tốc độ tăng trưởng của tiền gửi tiết kiệm tăng nhanh qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Sở dĩ như vậy vì người Việt Nam có thói quen tiết kiệm để dự phòng lúc ốm đau, bệnh tật hay mua sắm. Mục đích của họ là để kiếm lời, tích lũy. Nắm bắt được điều này, ngân hàng đã đưa ra nhiều kỳ hạn gửi với các mức lãi suất khác nhau nhằm thu hút nguồn vốn này. Tuy nhiên, ngân hàng cần có những giải pháp thích hợp hơn để thu hút được nguồn vốn dồi dào này: Đa dạng hoá các hình thức gửi tiền tiết kiệm trong dân cư bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi sử dụng thẻ, trái phiếu, kỳ phiếu. Áp dụng hình thức gửi nhiều lần lấy gọn một lần, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm tuổi già, tiết kiệm tích luỹ, hay tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm nhà ở Với những hình thức này, ngân hàng có thể tăng cường được nguồn vốn huy động, đặc biệt là vốn trung dài hạn. SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 34 Lớp: 49B2 - TCNH
  41. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Sự linh hoạt về kỳ hạn cũng là một sự hấp dẫn tiền gửi. Bên cạnh các kỳ hạn đang áp dụng, ngân hàng mở rộng thêm các thời hạn gửi tiền như 9 tháng, 2 năm, 3 năm, 5 năm và thậm chí 10 năm. Việc áp dụng hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn với thời hạn khác nhau sẽ tăng nguồn vốn trung và dài hạn, tạo điều kiện đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn tại ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể thu hút vốn dài hạn, ngân hàng nên phát hành "phiếu tiết kiệm có kỳ hạn chuyển nhượng" ngay tại các quỹ tiết kiệm của ngân hàng. Với loại tiết kiệm có kỳ hạn này có thể dung hoà được lợi ích hai bên: ngân hàng và người gửi tiền. Người gửi tiền tiết kiệm chủ động khi cần rút vốn ra chi tiêu đột xuất, đồng thời ngân hàng tạo được nguồn vốn ổn định. Ngoài ra, cần có giải pháp tự động chuyển hoá tiền gửi không kỳ hạn sang có kỳ hạn cho dân. + Đa dạng hóa tài khoản tiền gửi cá nhân: Hình thức này giúp ngân hàng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư với lãi suất thấp. Đồng thời, phát triển tài khoản cá nhân góp phần hiện đại hoá quá trình thanh toán qua ngân hàng, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm chi phí lưu thông. Việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân là nhu cầu cấp thiết xét về góc độ đáp ứng nhu cầu phát triển các dịch vụ ngân hàng cho mọi tầng lớp dân cư và xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt của một nền kinh tế phát triển. Để tăng số lượng tài khoản này lên, đồng nghĩa với việc tăng doanh số thanh toán qua tài khoản, góp phần thúc đẩy quá trình thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thì ngân hàng cần chú ý hơn nữa đến hình thức. Về phía ngân hàng cần có những biện pháp tác động như sau: Áp dụng mức lãi suất phù hợp hơn, hấp dẫn khách hàng mở tài khoản, kết hợp với các dịch vụ thanh toán, chi trả hộ khách hàng. Hướng dẫn cho khách hàng thấy được những tiện ích khi sử dụng tài khoản này để họ hiểu được những ưu điểm của tài khoản và thường xuyên sử dụng nó. Khi người dân đã quen việc thanh toán, chi trả và các dịch vụ thuận tiện mà ngân hàng đưa ra cộng với sự đa dạng hoá các dịch vụ, các hình thức hoạt động của ngân SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 35 Lớp: 49B2 - TCNH
  42. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH hàng, người dân sẽ ít quan tâm đến lãi suất. Cần phải tạo cho khách hàng hiểu được mục đích chủ yếu của khách hàng khi mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân là chất lượng dịch vụ mà không phải là hưởng lãi. Liên hệ với các trường Đại học, Cao đẳng để cùng nhà trường có thể mở tài khoản cho mọi sinh viên trong trường. Làm được điều này có lợi cho cả ngân hàng, nhà trường và cả sinh viên. Đối với ngân hàng, đây là một nguồn huy động dồi dào vì hiện nay số lượng sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng là rất lớn. Về phía nhà trường và sinh viên, sẽ dễ dàng hơn trong việc thu học phí và các chi phí, lệ phí khác. Sinh viên không còn cảnh chen chúc nhau nộp học phí, có khi phải nghỉ cả tiết học mới chen chân được vào bàn thu. Ngoài việc đưa ra các hình thức huy động vốn mới ngân hàng cần làm tốt công tác huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá. Để tăng cường công tác huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá ngân hàng cần làm tốt các việc sau: + Tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân biết, nhận thức đầy đủ và đúng đắn về hình thức huy động này. + Áp dụng linh hoạt phương thức trả lãi: trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi hàng tháng, đa dạng hóa về mệnh giá và kỳ hạn của giấy tờ có giá. + Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đảm bảo thanh toán nhanh, rút ngắn thời gian giao dịch, tạo lòng tin cho khách hàng, nâng cao uy tín của chi nhánh. + Cải tiến phong cách giao dịch để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn để có thể giữ vững những khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng mới - Đối với khách hàng là cá nhân, hộ sản xuất: trong tất cả nguồn vốn mà chi nhánh huy động được, tiền gửi của dân cư là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất. Nhưng việc huy động vốn từ dân cứ gặp rất nhiều khó khăn mặc dù khách hàng chủ yếu của chi nhánh là cá nhân và hộ sản xuất. Để có SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 36 Lớp: 49B2 - TCNH
  43. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH thể huy động được tối đa nguồn vốn trong dân ngân hàng cẩn sử dụng các biện pháp sau: + Cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động trực tiếp trên địa bàn hoặc gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng. + Đơn giản hóa các thủ tục giao dịch giúp cho người dân dễ dàng thực hiện giao dịch với ngân hàng, rút ngắn thời gian giao dịch. Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt: Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh riêng, trong đó chính sách lãi suất là một bộ phận quan trọng. Lãi suất là một bộ phận cấu thành trong phần lớn thu nhập và chi phí. Vì vậy mọi biến động về lãi suất có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Do tầm quan trọng của lãi suất mà việc xây dựng chính sách lãi suất được đặt lên hàng đầu. Hiện nay các nhà quản lý đang phải đối mặt với các khó khăn trong việc định giá các dịch vụ có liên quan đến tiền gửi - nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng. Một mặt ngân hàng phải đưa ra mức lãi suất đủ lớn để thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Mặt khác cố gắng hết sức không trả lãi quá cao để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Ngày nay sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường cung cấp các dịch vụ tài chính càng làm cho vấn đề nêu trên phức tạp hơn vì cạnh tranh có xu hướng làm chi phí trả lãi tiền gửi, trong khi làm giảm thu nhập dự kiến của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần dựa vào những đặc điểm về nguồn vốn và khách hàng để đưa ra mức lãi suất nhưng cũng phải đảm bảo rẳng mức lãi suất này không chênh lệch với mức lãi suất của các ngân hàng khác quá nhiều. Một chính sách lãi suất được coi là hợp lý khi nó thỏa mãn các yêu cầu sau: + Có thể giúp ngân hàng huy động được đủ nguồn vốn cho hoạt động và đảm bảo có cấu vốn hợp lý. + Đảm bảo tính cạnh tranh + Đảm bảo lợi nhuận hợp lý cho ngân hàng. SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 37 Lớp: 49B2 - TCNH
  44. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH + Phù hợp với chính sách lãi suất của NHTW và xu hướng thay đổi lãi suất trên thị trường. Tại NHCT chi nhánh Bến Thủy hiện nay đang tìm mọi biện pháp để tăng cường nguồn vốn huy động do đó ngân hàng nên áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt. Mặt khác ngân hàng cũng nên cần điều chính cơ cấu vốn theo một cách hợp lý. Ngoài ra ngân hàng nên: - Tăng cường công tác quảng cáo và tiếp thị - Xây dựng thương hiệu và uy tín của NHCT Bến Thủy - Đa dạng hóa các sản phẩm của chi nhánh - Phát triển các dịch vụ liên quan - Xây dựng những gói sản phẩm dịch vụ - sản phẩm với những sản phẩm lõi và các sản phẩm bao quanh - Sử dụng lợi nhuận hợp lý. 2.5. Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Công thương Trung ương 2.5.1. Đối với NHCT TW - Hỗ trợ công tác huy động vốn và các nghiệp vụ kinh doanh cho các chi nhánh cấp dưới, kịp thời có các văn bản làm căn cứ pháp lý và cơ sở nghiệp vụ để mở rộng các sản phẩm, dịch vụ. - Bổ sung lao động đảm bảo đủ biên chế để hoàn thành công việc, hạn chế tình trạng quá tải, tạo thời gian cho cán bộ nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn. - Tăng cường cơ sở vật chất cho các chi nhánh, hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các chi nhánh. - Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp, kiến nghị của chi nhánh cấp dưới, từ đó đề ra các văn bản phù hợp với thực tế hiện nay. SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 38 Lớp: 49B2 - TCNH
  45. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - Hoàn thiện cơ chế khoán tài chính cho các chi nhánh thành viên, đây là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các chi nhánh phát triển. 2.5.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước - Cần mở rộng quan hệ đối ngoại với các tổ chức tài chính nước ngoài, tranh thủ sự giúp đỡ và tài trợ các nguồn vốn có lãi suất thấp, mở rộng quan hệ tín dụng, điều hành tỷ giá đồng Việt Nam một cách linh hoạt phù hợp với tình hình hoạt động thị trường. - Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, đề cao trách nhiệm của các NHTM, nâng cao chất lượng quản lý, thiết lập cơ chế phòng ngừa rủi ro, đảm bảo sự lành mạnh, an toàn của hệ thống ngân hàng. - Kiềm chế đẩy lùi hiện tượng đôla hóa, tạo lòng tin cho dân chúng và các doanh nghiệp vào tiền VNĐ, áp dụng cơ chế lãi suất tiền gửi VNĐ cao hơn lãi suất tiền gửi USD để hường mọi người tích lũy và gửi tiền vào NHTM bằng VNĐ. - Thường xuyên kiểm tra và giám sát các hoạt động của các NHTM với mục tiêu gữi vững an toàn hệ thống ngân hàng. 2.5.3. Đối với chính NHCT Bến Thủy - Khi chính phủ hoặc nhà nước có những chính sách thay đổi có liên quan đến hoạt động ngân hàng thì chi nhánh tạo điều kiên các cán bộ nhân viên thực hiện đúng quy định,nâng cao uy tín của ngân hàng. - Chi nhánh nên thành lập thêm bộ phận tiếp thị của Ngân hàng nhằm góp phần giúp cho Ngân hàng trong việc tuyên truyền quảng bá các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến với khách hàng. Để khách hàng có thể biết đến Ngân hàng và hiểu được sự tiện lợi mà Ngân hàng đem lại cho họ. - Tăng cường đào tạo chất lượng đội ngũ cán bộ vì muốn cho sự nghiệp kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển, hoạt động quản lý kinh doanh và chiến lược khách hàng được tiến hành thuận lợi, đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên quan tâm và đưa ra chiến lược con người phù hợp; SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 39 Lớp: 49B2 - TCNH
  46. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH bắt đầu từ khâu tuyển dụng, sắp xếp bố trí công tác, thực hiện đào tạo và đào tạo lại cán bộ để có thể bắt kịp với những thay đổi. Bằng việc tổ chức các lớp học ngắn hạn, dài hạn đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên nhằm nâng cao trình độ làm việc, kỹ năng làm việc cho đội ngũ nhân viên, thường xuyên tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên môn giữa các nhân viên trong phòng ban với nhau, bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, nhân viên ngân hàng đặc biệt là nhân viên hàng ngày trực tiếp tiếp xúc, giao dịch với khách hàng cần phải có thái độ nhiệt tình, vui vẻ, lịch sự, cởi mở. Những nhân viên này đóng vai trò tạo nên bộ mặt của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng phải bố trí khuyến khích nhân viên tiếp khách hàng như thế nào để cho khách hàng cảm thấy đang được đón tiếp nồng nhiệt, niềm nở. Nhân viên luôn nhiệt tình chỉ dẫn cho khách hàng vào làm việc ở phòng, ban nào, thủ tục mà khách hàng cần phải thực hiện để tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Đây là một nghệ thuật trong giao tiếp với khách hàng, đánh vào tâm lý của khách hàng. - Chi nhánh cần thành lập thêm một bộ phận nghiên cứu thị trường. Bộ phận này có thể giúp cho Ngân hàng biết những mong muốn của khách hàng khi đến chi nhánh để giao dịch và chi nhánh cần phải làm gì để thu hút và giữ chân khách hàng. - Xây dựng chiến lược marketing cụ thể cho từng thời kỳ, tăng cường quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng mình thông qua các trang báo điện tử có uy tín, thường xuyên cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính và các hoạt động khác thông qua các ấn phẩm, truyền thanh, truyền hình để dân chúng biết cụ thể hơn về khả năng hoạt động và các dịch vụ của chi nhánh cũng như lợi ích mà nó sẽ đem lại cho khách hàng. Từ đó tạo ra cho khách hàng một cái nhìn tổng quát và chi tiết hơn về hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và Chi nhánh NHCT Bến Thủy. - Tăng cường công tác tư vấn khách hàng, đặc biệt là tư vấn tại nhà. - Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt. SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 40 Lớp: 49B2 - TCNH
  47. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - Cần xây dựng hoàn chỉnh các chức năng, cơ chế huy động vốn mang tính tương đối ổn định nhằm thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển, trên cơ sở đó xây dựng các chế độ nghiệp vụ phù hợp với từng chi nhánh để hướng dẫn các chi nhánh chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh trong từng thời kỳ. - Chính sách khách hàng, chính sách giao tiếp là một phần tạo nên thế mạnh, tạo ra một nét riêng cho NHCT chi nhánh Bến Thủy. SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 41 Lớp: 49B2 - TCNH
  48. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KẾT LUẬN CNH-HĐH là con đường tất yếu để chuyển nền kinh tế lac hậu sang nền kinh tế hiện đại với cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp -dịch vụ: Giải pháp huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả có ý nghĩa quan trọng trước mắt cũng như lâu dài. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải chủ động sử dụng hiệu quả chiến lược, chính sách áp dụng cho huy động vốn. Qua thời gian nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực tiễn về tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng Công thương chi nhánh Bến Thủy em thấy đây là một trong những đơn vị hiện nay có hoạt động trên lĩnh vực huy động vốn cao, tuân thủ tốt những nguyên tắc, quy chế theo quy định của ngành. Đồng thời nghiên cứu về thực trạng huy động vốn và cho vay của ngân hàng, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản làm tăng cường huy động vốn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Việc nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác huy động vốn của ngân hàng chi nhánh Bến Thủy là một vấn đề phức tạp liên quan đến mọi mặt hoạt động của ngân hàng.Với tầm nhìn, sự hiểu biết và khả năng còn hạn chế nên những vấn đề được đưa ra trong bài viết này còn có những thiếu sót với tính thuyết phục và khái quát chưa cao. Vì vậy em mong nhận được sự góp ý chân thành và cảm thông của các thầy cô giáo cũng như các cô chú và các anh chị cán bộ trong ngân hàng để chuyên đề này ngày một hoàn thiện hơn và có tính ứng dụng thực tiễn cao. Kết thúc bài viết này một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc và các cô chú, anh chị trong ngân hàng Công thương chi nhánh Bến Thủy, các thầy cô trong ngành Tài Chính - Ngân Hàng đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập. SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 42 Lớp: 49B2 - TCNH
  49. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH DANH MỤC THAM KHẢO 1. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ ngân hàng 2. Giáo trình Ngân hàng thương mại 3. Báo cáo thường niên 2009, 2010, 2011 NHCT TW 4. Báo cáo hoạt động tín dụng của NHCT TW 5. Số liệu: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Công Thương Bến Thủy) SVTH: Nguyễn Thị Hà Điệp 43 Lớp: 49B2 - TCNH