Đề tài Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng phát triển sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNO & PTNT EaK’pam, huyện CưMgar, tỉnh ĐăkLăk

doc 49 trang nguyendu 4760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng phát triển sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNO & PTNT EaK’pam, huyện CưMgar, tỉnh ĐăkLăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_phan_tich_va_danh_gia_hieu_qua_su_dung_von_tin_dung_p.doc

Nội dung text: Đề tài Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng phát triển sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNO & PTNT EaK’pam, huyện CưMgar, tỉnh ĐăkLăk

  1. Báo Cáo Thực Tập SV: Bùi Thị Thu Phương MSSV: 0854027398 Lớp: 49B2-TCNH LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu .1 2. Đối tượng nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Bố cục .4 PHẦN I ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH EAK’PAM – ĐĂKLĂK 1.1 Khái quát tình hình kinh tế chính trị xã hội tại xã EaK’pam 5 1.2 Đặc điểm tình hình và cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHN0&PTNT EaK’pam 7 1.2.1 Đặc điểm tình hình của đơn vị .7 1.2.2 Cơ cấu tổ chức .8 1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHN0&PTNT EaK’pam .9 1.3.1 Tình hình nguồn vốn tại chi nhánh .9 1.3.2 Kết qủa hoạt động kinh doanh của chi nhánh 14 1.3.3 Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng 16 PHẦN II ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NHN0&PTNT EAK’PAM, HUYỆN CƯM’GAR, TỈNH ĐĂKLĂK 2.1 Phân tích thực trạng của chi nhánh NHN0&PTNT Eak’pam qua các năm 18 2.1.1 Tình hình chung về cho vay đối với ngành sản xuất của ngân hàng 18 Bùi Thị Thu Phương 1 Lớp 49B2 - TCNH
  2. Báo Cáo Thực Tập 2.1.2 Phân tích doanh số cho vay đối với ngành sản xuất nông nghiệp 21 2.1.3 Phân tích doanh số thu nợ ngành SXNN 23 2.1.4 Phân tích tình hình dư nợ ngành sản xuất nông nghiệp .25 2.1.5 Phân tích tình hình nợ xấu 26 2.1.6 Đánh giá tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh NHN0&PTNT Eak’pam qua các năm .28 2.2 Những giải pháp nâng cao hiệu qủa tín dụng để sản xuất nông nghiệp tại chi nhánhNHN0&PTNT EaK’pam 36 2.2.1 Các giải pháp về huy động vốn . .36 2.2.2 Các giải pháp về công tác cho vay .38 2.2.3 Về công tác kiểm tra, kiểm soát .40 2.2.4 Thực hiện phân tán rủi ro 41 2.2.5 Tăng cường công tác thẩm định cho vay hộ sản xuất 41 2.3 Kiến nghị 42 2.3.1 Đối với chính quyền địa phương tỉnh và huyện .42 2.3.2 Kiến nghị đối với chi nhánh NHN0&PTNT EaK’pam 42 2.3.3 Kiến nghị đối với NHN0&PTNT Việt Nam 43 2.3.4 Kiến nghị với nhà nước 43 2.3.5 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 44 KẾT LUẬN .46 Bùi Thị Thu Phương 2 Lớp 49B2 - TCNH
  3. Báo Cáo Thực Tập LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Cùng với sự thay đổi lớn cả về chất và lượng của hệ thống NHN 0&PTNT Việt Nam nói chung thì chi nhánh NHN0&PTNT Eak’Pam cũng đã có sự phát triển tích cực về cơ cấu tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần khác nhau của huyện nhà, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân cá thể. Huyện CưM’gar chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với dân số là 82%/tổng dân số toàn huyện, riêng lao động nông nghiệp chiếm 70% lao động của huyện. CưM’gar là nơi có thế mạnh để phát triển nền nông nghiệp, hàng hoá đa dạng và phong phú, nhiều nông sản có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu cao. Riêng ngành nông nghiệp chiếm khoảng 85 % tổng cơ cấu kinh tế của huyện. Với đặc thù kinh doanh trên địa bàn huyện, nền kinh tế chậm phát triển, địa bàn phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp với nhiều dân tộc khác nhau cùng cư trú trên địa bàn, kinh tế quốc doanh chậm phát triển; còn kinh tế ngoài quốc doanh là doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất nông nghiệp bước đầu tiếp cận với cơ chế thị trường, sản xuất hàng hoá còn nhiều lúng túng, thiếu kinh nghiệm và kiến thức, từ đó đã tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHN0&PTNT EaK’pam. Tiềm năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp ở CưMgar là rất lớn, để khai thác tiềm năng thế mạnh, bên cạnh các nhân tố khác, vấn đề về vốn là cần thiết trong các thành phần kinh tế. Nhận thức đúng đắn và có chiến lược kinh doanh về vấn đề này trong những năm qua Ngân hàng chi nhánh EaK’pam đã đầu tư trực tiếp đến hộ sản xuất nông nghiệp trên tất cả các xã trong huyện. Giúp cho các hộ sản xuất nông nghiệp phát huy vai trò của mình trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển. Bùi Thị Thu Phương 3 Lớp 49B2 - TCNH
  4. Báo Cáo Thực Tập Hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng, nó quyết định cơ cấu nguồn thu nhập của một Ngân hàng cơ sở cũng như của toàn ngành. Tuy nhiên rủi ro tín dụng cũng dễ xảy ra và ở mức độ lớn nhất trong hoạt động Ngân hàng. Chính vì vậy nó đòi hỏi một số lượng lớn cán bộ Ngân hàng tham gia; đồng thời đội ngũ cán bộ này phải am hiểu sâu rộng tình hình kinh tế, xã hội, thể lệ chế độ nguyên tắc của ngành. Đặc biệt phải có phẩm chất, tư cách đạo đức,có trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật chặt chẽ mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Xuất phát từ thực tế vấn đề nêu trên, vì vậy mà bản thân em đã chọn đề tài “Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng phát triển sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHN0&PTNT EaK’pam, huyện CưMgar, tỉnh ĐăkLăk” làm chuyên đề thực tập tổng hợp nhằm phân tích và đánh giá một cách khách quan về tình hình hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp và đưa ra các kiến nghị và giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh. 2. Mục tiêu nghiên cứu + Góp phần hệ thống hoá những cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình sử dụng vốn tín dụng phát triển sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHN 0&PTNT chi nhánh Eakpam, huyện CưM’gar. + Phân tích thực trạng của tình hình sử dụng vốn tín dụng phát triển sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHN0&PTNT Eakpam . + Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của việc cấp và sử dụng vốn tín dụng phát triển nông nghiệp tại chi nhánh NHN0&PTNT Eakpam. 3. Đối tượng nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu + Tất cả những mối quan hệ có liên quan đến vấn đề sử dụng vốn tín dụng phát triển sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHN0&PTNT EaK’pam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Bùi Thị Thu Phương 4 Lớp 49B2 - TCNH
  5. Báo Cáo Thực Tập 3.2.1 Phạm vi về không gian + Địa điểm tiến hành nghiên cứu của đề tài là tại chi nhánh NHN 0&PTNT EaK’pam - huyện CưM’gar tỉnh ĐăkLăk. 3.2.2 Phạm vi về thời gian 3.2.2.1 Thời gian số liệu nghiên cứu + Nghiên cứu tổng hợp số liệu hai năm 2009, 2010 và 6 tháng đầu năm 2011. 3.2.2.2 Thời gian nghiên cứu + Từ ngày 06/02/2012 đến ngày 31/03/2012 tại chi nhánh NHN0&PTNT EaK’pam. 3.2.3 Phạm vi về nội dung: Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu, đánh giá và phân tích hiệu quả tình hình sử dụng vốn tín dụng để phát triển sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHN0&PTNT EaK’pam. Sau đó đưa ra các giải pháp khả thi và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu + Điều tra trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ có trách nhiệm đối với việc cho vay tại Ngân hàng. + Điều tra gián tiếp: Thu thập số liệu qua báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh trong các năm 2009, 2010, và đến 6 tháng đầu năm 2011, các số liệu thống kê của huyện. 3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu + Phương pháp thống kê: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng bằng thống kê trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích so sánh các số liệu và hiện tượng. Khi phân tích thường dùng cách phân bổ, hệ thống chỉ tiêu để tìm tính quy luật và rút ra kết luận cần thiết. Bùi Thị Thu Phương 5 Lớp 49B2 - TCNH
  6. Báo Cáo Thực Tập + Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: là phương pháp hỏi trực tiếp ý kiến của các chuyên gia sau đó tổng hợp lại. + Phương pháp so sánh: là phương pháp chủ yếu trong phân tích hoạt động kinh tế cũng như việc cho vay đến hộ sản xuất tại Ngân hàng. 1. Bố cục: Để giải quyết vấn đề này, bài viết của em ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung bài báo cáo được trình bày làm 2 phần: - Phần thứ nhất: Đặc điểm địa bàn và tổng quan về chi nhánh EaK’pam, huyện CưM’gar, tỉnh ĐăkLăk. - Phần thứ hai: đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng phát triển sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHN0&PTNT Eak’pam, huyện CưM’gar, tỉnh ĐăkLăk. Để hoàn thành chuyên đề này ngoài sự nổ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ tận tình của các quý thầy cô giáo cùng các đoàn thể. Em xin chân thành cảm ơn đến: Quý thầy cô giáo khoa kinh tế trường Đại học Vinh đã truyền đạt bổ sung kiến thức cho em trong quá trình học tập. Xin chân thành cảm ơn thầy Trần Lam Giang và cô Nguyễn Thị Ngọc Hân đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho em hoàn thành tốt chuyên đề này. Chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn EaK’pam đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập. Bùi Thị Thu Phương 6 Lớp 49B2 - TCNH
  7. Báo Cáo Thực Tập PHẦN I ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH EAK’PAM - ĐĂKLĂK 1.1 Khái quát tình hình kinh tế chính trị xã hội tại xã EaK’pam huyện CưM’gar. - Chi nhánh NHN0&PTNT EaK’pam phụ trách 7 xã phía bắc Huyện CưM’gar có diện tích tự nhiên: 445 km2, gồm 7 đó là xã EaK’pam, EaHđing, Eatar, EaKiết, EaKuêl, CưDlíeM’nông, EaTul với 75 đơn vị hành chính thôn, buôn; Dân số 56.284 người mật độ dân cư bình quân 127 người/km2. - Tổng số hộ trên địa bàn:10.035 hộ trong đó hộ dân tộc tại chỗ:4.885.Và 588 hộ kinh doanh CTN. - Trên địa bàn có 06 DNNN, 11 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong đó quan hệ với chi nhánh gồm 04 DN ngoài quốc doanh. - Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp:59.656 ha và đất Lâm nghiệp 8.521 ha. - Trong đó: Diện tích một số loại cây chủ yếu: + Cây lúa: 619 ha với sản lượng 1.630 tấn; Cây hoa màu: 3.624 ha sản lượng đạt 30.796 tấn + Cây cà phê: 16.440 ha trong đó diện tích cà phê nhân dân 12.040 ha; sản lượng năm 2007: 41.100 tấn với giá trị: 820 tỷ đồng + Cây cao su: 4.029 ha sản lượng quy khô là 3.754 tấn. Khái quát tình hình kinh tế địa phương tại các xã: Bùi Thị Thu Phương 7 Lớp 49B2 - TCNH
  8. Báo Cáo Thực Tập Bảng 1.1: Khái quát tình hình kinh tế xã hội tại xã EaK’pam Chỉ tiêu ĐVT Tổng cộng các xã Diện tích tự nhiên Km2 445 Dân số Người 56.284 + Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số Người 44.524 Số hộ gia đình Hộ 10.035 + Trong đó số hộ đồng bào dân tộc Hộ 4.854 thiểu số Mật độ dân số Ng/Km2 127 Hộ nghèo Hộ 215 Hộ đói Hộ 85 Lao động phổ thông trong độ tuổi Người 34.524 Số đơn vị hành chính Thôn/buôn 75 Trong đó quan hệ với NHN0:  Doanh nghiệp nhà nước Đ/vị 6  Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước Đ/vị 0 ngoài  Công ty cổ phần Đ/vị 0  Doanh nghiệp tư nhân Đ/vị 11 Nguồn: Niên giám thống kê của hưyệnCưMgar năm 2010 Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh NHN0&PTNT EaK’pam khi hoạt động trên địa bàn: + Thuận lợi: Bùi Thị Thu Phương 8 Lớp 49B2 - TCNH
  9. Báo Cáo Thực Tập - Tình hình chính trị xã hội ở địa bàn tương đối ổn định, kinh tế phát triển, giá cả một số mặt hàng nông sản chủ lực như cà phê, cao su, hồ tiêu tương đối ổn định trong vài năm trở lại đây và có chiều hướng thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân và các thành phần kinh tế khác. - Hoạt động của NHNo EaK’pam luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của NHNo huyện, sự hỗ trợ của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và Đảng ủy, UBND các xã. - Nhân sự tương đối ổn định, có sự đoàn kết nội bộ tốt, Cán bộ nhân viên chi nhánh đã có sự nỗ lực trong vượt khó vươn lên. + Khó khăn: - Giá cả vật tư, chi phí các yếu tố đầu vào về chi phí sản xuất tăng cao, hạn hán có nguy cơ kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến người sản xuất, dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm bùng phát gây thiệt hại cho nông dân và làm giảm đầu tư vốn của ngân hàng. - Địa bàn cho vay thuộc vùng 2, vùng 3, địa bàn rộng giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. Trình độ dân trí còn thấp đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc tại chỗ nên việc áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật và sản xuất thâm canh còn nhiều hạn chế do vậy mà hiệu quả kinh tế chưa cao đã làm cho công tác đầu tư và thu hồi vốn tín dụng còn nhiều trở ngại. 1.2 Đặc điểm tình hình và cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHN0&PTNT EaK’pam 1.2.1 Đặc điểm tình hình của đơn vị Tên đơn vị: Chi nhánh Ngân hang Nông nghiệp và PTNT EaK’pam. Trụ sở tại: Km 24, xã EaKpam, huyện CưM’gar, tỉnh ĐăkLăk. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHN 0&PTNT) EaKpam trước đây là chi nhánh trực thuộc chi nhánh NHN 0&PTNT CưM’gar. Bùi Thị Thu Phương 9 Lớp 49B2 - TCNH
  10. Báo Cáo Thực Tập Đến tháng 8/2009 đơn vị được nâng cấp thành chi nhánh NHN 0&PTNT loại 3 EaK’pam trực thuộc chi nhánh NHN0&PTNT tỉnh ĐăkLăk. Trải qua quá trình hoạt động và trưởng thành, tập thể cán bộ công nhân viên ủa chi nhánh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh hằng năm, góp phần vào việc xây dựng và phát triển ổn định kinh tế địa phương. 1.2.2 Cơ cấu tổ chức Bảng 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của chi nhánh NHN0&PTNT EaK’pam Ban giám đốc Phòng Phòng Phòng tín kế giao dụng toán dịch EaKpam : Quan hệ chức năng : Quan hệ trực tuyến Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban: Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy quản lý của chi nhánh NHN 0 cấp huyện được tổ chức theo chế độ trực tuyến - chức năng, trong đó: Bộ máy quản lý điều hành và thực hiện theo chế độ một thủ trưởng và phân giao công việc theo mảng nghiệp vụ và chức năng nghiệp vụ từng phần hành phòng ban cụ thể. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp hoạt động chức năng phòng ban với sự bao quát quản lý điều hành của các cấp lảnh đạo một cách thông suốt và hiệu quả, hoàn thành mục tiêu chung. Cụ thể: Bùi Thị Thu Phương 10 Lớp 49B2 - TCNH
  11. Báo Cáo Thực Tập - Giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động của đơn vị trước pháp luật và giám đốc cấp trên. Điều hành và quản lý chung, trực tiếp phụ trách về tổ chức và cán bộ, công tác kiểm tra kiểm soát. - Phó giám đốc phụ trách kinh doanh là người được giám đốc phân công theo dõi mãng tín dụng và uỷ quyền ký duyệt cho vay với mức phán quyết dưới 50 % mức phán quyết của giám đốc được quy định bằng văn bản cụ thể. Trực tiếp thay giám đốc điều hành trực tuyến phòng tín dụng. - Phòng tín dụng có nhiệm vụ đề ra chiến lược thu hút khách hàng, huy động và cho vay, xây dựng kế hoạch kinh doanh cho từng thời kỳ; từng giai đoạn, từng quý, từng năm đồng thời giao kế hoạch cho từng chi nhánh cơ sở trực thuộc. Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ huy động, cho vay, thu nợ tại địa bàn mà mình phụ trách. - Phòng kế toán có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính của đơn vị, tính toán hạch toán kinh doanh, giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho từng chi nhánh và thực hiện các nghiệp vụ kế toán ngân quỹ phát sinh trong ngày mà chi nhánh hoạt động. Đồng thời tổ chức việc kiểm tra theo phòng chức năng - Chi nhánh NHN0&PTNT EaK’pam là đơn vị thành viên trực thuộc chi nhánh NHN0&PTNT tỉnh ĐăkLăk. Hiện nay chi nhánh có 02 phòng nghiệp vụ. Tổng số lao động của chi nhánh đến cuối năm 2011 là 14 người. Các Tổ chức Đảng, đoàn thể tại chi nhánh bao gồm 01 chi bộ trực thuộc Đảng bộ Huyện CưM’gar, 01 công đoàn cơ sở thành viên thuộc công đoàn cơ sở thành viên NHN0&PTNT tỉnh ĐăkLăk, 01 tổ chức nữ công đoàn thuộc công đoàn cơ sở thành viên NHN0&PTNT EaK’pam và 01 chi đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trực thuộc huyện đoàn huyện CưM’gar, tỉnh ĐăkLăk. 1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHN0&PTNT EaK’pam 1.3.1 Tình hình nguồn vốn tại chi nhánh Bùi Thị Thu Phương 11 Lớp 49B2 - TCNH
  12. Báo Cáo Thực Tập Từ khi ra đời và đi vào hoạt động, NHN 0&PTNT EaK’pam thực hiện nhiệm vụ chức năng của một ngân hàng thương mại, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng - thanh toán, chủ yếu là : - Nhận tiền gửi thanh toán của các thành phần kinh tế; - Huy động tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu trong dân cư bằng VNĐ; - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với mọi thành phần kinh tế; - Làm dịch vụ uỷ thác, tài trợ, cho vay xoá đói giảm nghèo; - Làm dịch vụ chuyển tiền nhanh qua mạng máy tính trong phạm vi toàn quốc - nhanh chóng - thuận tiện - an toàn. Thực hiện các nghiệp vụ và dịch vụ của NHTM, trong những năm vừa qua NHN0 &PTNT EaK’pam đã luôn tìm mọi cách tiếp cận thị trường của mình đối với mọi thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Ngân hàng đã không ngừng phát huy quyền tự chủ trong kinh doanh, tiến hành tự huy động vốn và cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn, từng bước đi vào ổn định và hoàn thiện bộ máy hoạt động, thường xuyên đào tạo nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng, nâng cao cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn đạo đức nghề nghiệp đây là một yếu tố quan trọng để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Khách hàng truyền thống của chi nhánh NNN0&PTNT EaK’pam chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hàng ngàn hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể có quan hệ vay vốn và mở tài khoản tại Ngân hàng. Hoạt động của NHTM với phương châm “Đi vay để cho vay” cho nên để tăng trưởng quy mô kinh doanh đáp ứng nhu cầu cho vay ngày càng tăng của khách hàng, phía Ngân hàng cần mở rộng huy động càng nhiều vốn. Trong những năm qua chi nhánh luôn chủ động và có nhiều biện pháp tích cực khai thác huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và dân cư để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của các thành phần kinh tế trên Bùi Thị Thu Phương 12 Lớp 49B2 - TCNH
  13. Báo Cáo Thực Tập địa bàn. Chi nhánh đã thực hiện những giải pháp huy động vốn gắn liền với thực tế và đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn trong những thời kỳ cụ thể, đã vận dụng linh hoạt cơ chế huy động vốn với nhiều hình thức huy động ứng với các mức lãi suất khác nhau trên cơ sở đảm bảo, an toàn, thuận tiện và lợi ích kinh tế cho người gửi tiền nhằm thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư.Vì hoạt động của Ngân hàng là kinh doanh tiền tệ cho nên vốn là cơ sở để tổ chức hoạt động kinh doanh và nó quyết định quy mô hoạt động. Bùi Thị Thu Phương 13 Lớp 49B2 - TCNH
  14. Báo Cáo Thực Tập Bảng 1.3: nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo&PTNT EaK’pam - Đvt:triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ Số Số Số tiêu % % % + % + % tiền tiền tiền 1. Tiền gửi - 39.120 66,42 18.152 38,48 43.765 48,79 -53,60 25.613 141,10 không 20.968 kỳ hạn 2. Tiền gửi 19.776 33,58 29.020 61,52 45.944 51,21 9.244 46,74 16.924 58,31 có kỳ hạn - Dài 4.046 6,87 12.723 78,07 11.746 13,09 8.677 214,46 -977 -7,68 hạn - Ngắn 15.730 26,71 16.297 34,55 34.198 38,12 567 3,60 17.901 109,84 hạn - Tổng 58.896 100,00 47.172 100,00 89.709 100,00 -19,90 42.537 90,17 11.724 (Nguồn: phòng kế toán) Bùi Thị Thu Phương 14 Lớp 49B2 - TCNH
  15. Báo Cáo Thực Tập Biểu đồ 1.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh 50 45.944 43.765 45 39.12 40 35 29.02 30 25 19.776 20 18.152 15 10 5 0 2009 2010 2011 năm 1. Tiền gửi không kỳ hạn 2. Tiền gửi có kỳ hạn Qua bảng 1.3 và biểu đồ 1, nhận thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh qua 3 năm có những biến động nhất định, sự biến động này được thấy rõ qua biểu đồ, năm 2010 lượng vốn huy động giảm so với năm 2009, năm 2011 lượng vốn huy động tăng mạnh so với năm 2010. Bùi Thị Thu Phương 15 Lớp 49B2 - TCNH
  16. Báo Cáo Thực Tập 1.3.2 Kết qủa hoạt động kinh doanh của chi nhánh Bảng 1.4: Hoạt động tín dụng tại chi nhánh qua 3 năm 2009-2011 Đvt:triệu đồng 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 % số tiền % số tiền % +/- % +/- % Chỉ tiêu Cho vay 40.948 100 37.952 100 225.052 100 -2.996 -7,32 187.100 492,99 Ngắn hạn 30.937 75,55 33.632 88,61 193.775 86,10 2.695 8,71 160.143 476,16 T/dài hạn 10.011 24,45 4.320 11,39 312.77 13,90 -5.691 -56,85 26.957 624,00 Thu nợ 37.534 100 32.829 100 164.403 100 -4.705 -12,54 131.574 400,79 Ngắn hạn 33.186 88,41 27.527 83,84 138.475 84,22 -5.659 -17,05 110.948 403,05 T/dài hạn 4.348 11,59 5.302 16,16 474 15,78 954 21,94 -4.828 -91,06 Dư nợ 162.447 100 170.709 100 231.344 100 8.262 5,09 60.635 35,52 Ngắn hạn 114.652 70,57 122.169 71,56 177.469 76,71 7.517 6,56 55.300 45,27 T/dài hạn 47.795 29,43 48.540 28,44 53.875 23,29 745 1,56 5.335 10,99 Nợ xấu 5.662 8.040 4.430 5.265 92,99 -6.497 -59,46 Tỷ lệ nợ xấu 3,48% 4,71% 1,91% 1,23% -2,80% (Nguồn: tổng hợp báo cáo từ phòng tín dụng 3 năm 2009 – 2011) Biểu đồ 1. 2: Tình hình tín dụng tại chi nhánh qua 3 năm 250 200 2009 150 2010 100 2011 50 0 Cho vay Thu nợ Dư nợ Nợ xấu Chỉ tiêu Bùi Thị Thu Phương 16 Lớp 49B2 - TCNH
  17. Báo Cáo Thực Tập Theo bảng 1.4, về tổng doanh số cho vay, năm 2009 đạt 40.948 triệu đồng, năm 2010 giảm 7,32% đạt còn 37.952 triệu đồng, năm 2011 tăng mạnh tới 492,99% đạt 225.052 triệu đồng. trong đó, cho vay trung hạn năm 2010 giảm 56,85% còn 4320 triệu đồng, năm 2011 tăng 624% đạt 31.277 triệu đồng; đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tổng doanh số cho vay năm 2010 giảm so với 2009 nhưng tốc độ giảm không đáng kể, và sự tăng mạnh trở lại vào năm 2011 là một điều chứng minh những chính sách cho vay hợp lý mà ngân hàng đã triển khai và áp dụng trong năm qua. Về doanh số thu nợ, năm 2009 đạt 37.534 triệu đồng, năm 2010 giảm 12,54% xuống còn 32.829 triệu đồng, và đến năm 2011 thì lại tăng vọt lên 400,79% đạt 164.403 triệu đồng. Trong đó chủ yếu là thu nợ ngắn hạn năm 2009 là 33.186 triệu đồng, năm 2010 giảm 17,05% còn 27.527 triệu đồng và năm 2011 tăng tới 138.475 triệu đồng. Về tổng dư nợ, nhìn chung tổng dư nợ liên tục tăng qua các năm, cụ thể năm 2009 tổng dư nợ là 162.447 triệu đồng, năm 2010 tăng 5,09% đạt 170.709 triệu đồng, và năm 2011 tiếp tục tăng cao với tốc độ tăng 400,79% đạt tới 164.403 triệu đồng. Như vậy, so với năm 2010 thì dư nợ 2011 tăng đột biến, sự gia tăng này là hợp lý vì năm 2011 doanh số cho vay tăng tới 492,99%, còn dư nợ năm 2010 tăng không đáng kể so với năm 2009. Về tình trạng nợ xấu, năm 2009 nợ xấu là 5.662 triệu đồng, năm 2010 tăng 92,99% đạt 10.927 triệu đồng và đến năm 2011 nợ xấu giảm 69,46% xuống còn 4.430 triệu đồng. tình hình nợ xấu năm 2010 có sự tăng lên là do trong năm này Việt Nam nói chung và huyện CưMgar nói riêng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai, như dịch “tai xanh” ở Heo, dịch cúm H5N2 ở gà và dịch “long móng lở mồm” ở bò, bên cạnh đó giá thức ăn tăng mạnh, giá phân bón và vật tư nông nghiệp tăng kỷ lục khiến cho các doanh nghiệp không dám ứng trước phân bón cho nông dân, làm hạn chế khả năng đầu tư của nông dân. Chính vì thế ảnh Bùi Thị Thu Phương 17 Lớp 49B2 - TCNH
  18. Báo Cáo Thực Tập hưởng tới khả năng trả nợ của người dân, tình trạng nợ xấu tăng lên là điều khó tránh khỏi đối với ngân hàng. Tuy nhiên tình trạng này đã được cải thiện đáng kể vào năm 2011, nợ xấu đã giảm xuống là nhờ nỗ lực của ngân hàng thực hiện tốt công tác cho vay, thẩm định và kiểm tra chặt chẽ các khoản vay. 1.3.3 Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng Bảng 1.5: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng qua 3 năm 2009- 2011 Năm Năm Năm 2010/2009 2010/2009 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 ± % ± % Tổng thu nhập hoạt 29.54 24.846 33.484 4.697 18,90 3.941 13,34 động 3 Tổng chi phí hoạt 29.28 15.768 25.140 13.512 85,69 (4.140) (14,14) động 0 Lợi nhuận trước thuế 9.078 263 8.344 (8.815) (97,10) 8.081 3072,62 Lợi nhuận sau thuế 6.536 189 6.001 (6.347) (97,10) 5.812 3075,13 (Nguồn: phòng kế toán) Biểu đồ 1.3: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của chi nhánh qua 3 năm 35 30 25 20 Tổng thu nhập hoạt động 15 Tổng chi phí hoạt động Lợi nhuận trước thuế 10 Lợi nhuận sau thuế 5 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Bùi Thị Thu Phương 18 Lớp 49B2 - TCNH
  19. Báo Cáo Thực Tập Theo bảng 1.5 về tổng thu nhập hoạt động năm 2009 đạt gần 24.846 triệu đồng, năm 2009 tăng 18,9% đạt gần 29.543 triệu đồng, năm 2011 tăng 13,34 % đạt gần 33.484 triệu đồng. trong đó nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là thu từ lãi cho vay và thu khác. Ngoài ra còn có các khoản thu từ hoạt động dịch vụ và thu lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng. Về tổng chi phí hoạt động, năm 2009 tổng chi phí đạt gần 15.768 triệu đồng, năm 2010 tăng 85,69% đạt gần 29.280 triệu đồng. Trong đó chi chủ yếu cho các hoạt động trả lãi huy động, sự tăng mạnh chi phí hoạt động vào năm 2010 vì năm này Nhà nước áp dụng chính sách “thắt chặt tiền tệ” để kiềm chế lạm phát nên để thu hut vốn đầu tư nên ngân hàng đã liên tục tăng lãi suất huy động, do đó mức chi phí hoạt động như vậy có thể cho là hợp lý. Điều này được minh chứng qua công tác tổ chức và điều hành quản lý của ban lãnh đạo ngân hàng đã có những điều chỉnh, thay đổi hợp lý, làm cho chi phí hoạt động năm 2011 giảm 14,14% xuống còn 25.140 triệu đồng. Về tổng lợi nhuận trước thuế, năm 2009 tổng lợi nhuận đạt gần 9.078 triệu đồng, năm 2010 giảm 97,10% xuống còn 263 triệu đồng, điều này cũng dễ hiểu bởi năm 2010 chi phí hoạt động của năm tăng đột biến (85,69%) so với 2009 trong khi đó tốc độ tăng thu nhập của năm lại không theo kịp chỉ khoảng 18,9%. Năm 2011 tổng lợi nhuận có sự gia tăng mạnh lên tới 3072,62% đạt gần 8.344 triệu đồng. Như vậy nhìn chung về tình hình kinh doanh của ngân hàng qua các năm luôn có lời, kinh doanh có hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn của huyện nhà. Bùi Thị Thu Phương 19 Lớp 49B2 - TCNH
  20. Báo Cáo Thực Tập PHẦN II ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NHN0&PTNT EAK’PAM, HUYỆN CƯM’GAR, TỈNH ĐĂKLĂK 2.1 Phân tích thực trạng của chi nhánh NHN0&PTNT Eak’pam qua các năm 2.1.1 Tình hình chung về cho vay đối với ngành sản xuất của ngân hàng Chi nhánh NHNo&PTNT EaK’pam luôn xác định thế mạnh của mình là nông nghiệp, nông thôn là thị trường tiềm năng ổn định và là người bạn thủy chung và tin cậy của ngân hàng. Điều đó được thể hiện thông qua bảng số liệu sau: Bùi Thị Thu Phương 20 Lớp 49B2 - TCNH
  21. Báo Cáo Thực Tập Bảng 2.1: Tình hình chung về cho vay đối với ngành SXNN của NHNo&PTNT EaK’pam qua 3 năm 2009– 2011 Đvt: Triệu đồng chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 chỉ tiêu số số tiền % số tiền % số tiền % % số tiền % tiền doanh số cho 40948 37952 225052 -2996 -7.32 187100 492.99 vay Ngành SXNN 24692 60,3 23720 62,5 180492 80,2 -972 -3.94 156772 660.93 doanh số thu - 37534 32829 164403 -4705 131574 400.79 nợ 12.54 - Ngành SXNN 22032 58,7 18483 56,3 125604 -3549 107121 579.57 16.11 dư nợ 162447 170709 231344 8262 5.09 60635 35.52 Ngành SXNN 107377 60,1 124600 72,85 193403 17223 16.04 68803 55.22 nợ xấu 5662 8040 4428 2378 42.00 -3612 -44.93 Ngành SXNN 3821 67,48 5781 71,9 2878 65 1960 51.30 -2903 -50.22 tỷ lệ nợ xấu 3,48% 4,71% 1,91% 1.23% -2.80% Ngành SXNN 2,52% 4,08% 1,1% 1.56% -2.98% (Nguồn: tổng hợp báo cáo từ phòng tín dụng 3 năm 2009-2011) Qua bảng 2.4 nhìn chung ngành SXNN luôn chiếm tỷ trọng lớn so với các thành phần kinh tế khác trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, được thể hiện qua DSCV, DSTN, dư nợ. Cụ thể về doanh số cho vay ngành SXNN năm 2009 đạt 24692 triệu đồng, sang năm 2010 giảm xuống còn 23720 triệu đồng với tốc độ giảm không đáng kể là 7,32 %, và năm 2011 lại có tốc độ tăng mạnh với 660,93% đạt 180492 triệu Bùi Thị Thu Phương 21 Lớp 49B2 - TCNH
  22. Báo Cáo Thực Tập đồng. Năm 2010 có sự sụt giảm về doanh số cho vay là do năm 2010 là một năm mà kinh tế nước ta nói chung và kinh tế huyện nhà nói riêng có nhiều biến động phức tạp, giá cả hàng hóa tăng cao, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp gây thiệt hại lớn đối với sản xuất và đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế cung tiền ra thị trường với việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mua tín phiếu bắt buộc, vì thế mà ảnh hưởng tới doanh số cho vay của các ngân hàng. Về doanh số thu nợ , năm 2009 DSTN đối với ngành SXNN đạt 22032 triệu đồng, năm 2010 giảm 16,11% xuống còn 124600 triệu đồng, năm 2010 tăng mạnh 579,57% đạt 193403 triệu đồng, sự gia tăng với tốc độ cao của DSTN đối với ngành SXNN năm 2010 có thể hiểu là năm 2011 là năm được mùa và được giá của các hộ, giá cà phê, giá tiêu tăng cao, do đó mà việc thu hồi vốn của ngân hàng rất thuận lợi. Về dư nợ, mặc dù năm 2010 có nhiều biến động, ảnh hưởng tới DSCV và DSTN nhưng dư nợ đối với ngành SXNN liên tục tăng qua các năm cụ thể, năm 2009 đạt 107377 triệu đồng, năm 2010 tăng 16,04% đạt 124600 triệu đồng, năm 2011 tiếp tục tăng với tốc độ 55,22% đạt 193,403 triệu đồng. Dư nợ tăng liên tục chứng tỏ nhu cầu về vốn vay không chỉ đối với SXNN mà với tất cả các thành phần kinh tế khác ngày một cao, góp phần phát triển kinh tế huyện nhà. Về nợ xấu năm 2009 nợ xấu của ngành SXNN là 3821 triệu đồng, năm 2010 có sự tăng lên là 1960 triệu đồng so với năm 2009, tương đương với tốc độ tăng là 51,3%.tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của ngành SXNN năm 2010 tăng lên không đáng kể là 1,56%. Điều này có thể hiểu là do năm 2010 với tình hình nền kinh tế nước ta phải đối mặt với lạm phát tăng cao, chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống NHTM và việc điều chỉnh lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay của năm này liên tục tăng. Vì thế làm cho khả năng trả nợ của các con nợ bị giảm sút. Thêm vào đó là tình trạng thiên Bùi Thị Thu Phương 22 Lớp 49B2 - TCNH
  23. Báo Cáo Thực Tập tai, dịch bệnh trên gia súc liên tiếp xảy ra, khiến cho các ngành SXNN gặp khó khăn trong việc trả nợ. Chính vì thế mà việc thu hồi nợ của ngân hàng khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng, làm tăng khả năng rủi ro của ngân hàng. Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đối với các ngành SXNN được cải thiện rõ rệt vào năm 2011, nhờ công tác cho vay được triển khai theo hướng có chọn lọc khách hàng do đó mà tỷ lệ nợ xấu đã được khống chế ở mức là 1,1 %. 2.1.2 Phân tích doanh số cho vay đối với ngành sản xuất nông nghiệp Để thấy rõ hơn việc đầu tư vốn cho SXNN trên các lĩnh vực các ngành kinh tế nhằm mục đích đánh giá mức độ tăng trưởng của từng ngành kinh tế ta cần tìm hiểu DSCV của chi nhánh theo từng ngành kinh kinh tế. Bảng 2.2: Doanh số cho vay đối với SXNN theo ngành kinh tế tại chi nhánh qua 3 năm 2009 – 2011 (Đvt: triệu đồng) 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 số tiền % số tiền % Doanh số cho vay 24692 23720 180492 -972 -3.94 156772 660.93 ngành nông nghiệp 16223 15420 117320 -803 -4.95 101900 660.83 trồng trọt 11067 10847 79453 -220 -1.99 68606 632.49 - chăn nuôi 5163 4573 37867 -590 33294 728.06 11.43 ngành dịch vụ nông 5617 5086 57230 -531 -9.45 52144 1025.25 nghiệp ngành khác 2840 3214 5942 374 13.17 2728 84.88 (Nguồn: tổng hợp báo cáo từ phòng tín dụng 3 năm 2009 – 2011) Qua bảng 4.2 nhìn chung DSCV đối với SXNN ở từng ngành kinh tế có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng DSCV, cụ thể năm 2009 DSCV ngành nông nghiệp là 16223 triệu đồng, năm 2010 giảm 4,95% xuống 15420triệu đồng. Nguyên nhân của việc sụt Bùi Thị Thu Phương 23 Lớp 49B2 - TCNH
  24. Báo Cáo Thực Tập giảm này là do năm 2010 ngành nông nghiệp nước ta nói chung và huyện CưMgar nói riêng đã trải qua nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, nguồn vốn huy động của ngân hàng giảm 16,51% so với năm 2009. Tuy nhiên đến năm 2011 DSCV của ngân hàng tăng mạnh lên tới 660,83% đạt 117320 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến này là do tổng nguồn vốn huy động được trong năm 2011 tăng cao 82,44%, bên cạnh đó là những chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay của Chính phủ phục vụ sản xuất khu vực nông nghiệp như quyết định 131,443,497 của Thủ tướng Chính Phủ về cho vay hỗ trợ lãi suất phục vụ SXNN. Bảng 2.3: Doanh số cho vay đối với SXNN theo đảm bảo tiền vay tại chi nhánh qua 3 năm (2009-2011) ĐVT: triệu đồng 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 số số Chỉ tiêu tiền % tiền % số tiền % số tiền % số tiền % Doanh số cho vay 24692 100 23720 100 180492 100 -972 -3.94 156772 660.93 cho vay có BĐTS 16050 65 15892 67 119125 66 -158 -0.98 103233 649.59 cho vay không có 8642 35 7828 33 61367 34 -814 -9.42 53539 683.94 BĐTS (Nguồn: tổng hợp báo cáo từ phòng tín dụng 3 năm 2009 – 2011) Qua bảng số liệu 2.3 cho ta thấy DSCV có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng lớn và có những biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2009 là 16050 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 65% đến năm 2010 là 15892 triệu đồng giảm 0,98% triệu đồng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng 67% và năm 2011 tăng mạnh 649,59% đạt 119125 triệu đồng, tăng 103233 triệu đồng so với năm 2010. Tiền vay có bảo đảm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV là do các “món”cho vay của ngân hàng chủ yếu áp dụng cho những khách hàng vay với số tiền tương đối lớn, với mục đích kinh doanh quy mô lớn. Vì vậy, để an toàn Bùi Thị Thu Phương 24 Lớp 49B2 - TCNH
  25. Báo Cáo Thực Tập Ngân hàng bắt buộc khách hàng vay phải có tài sản đảm bảo thế chấp để hạn chế mức độ rủi ro cho Ngân hàng. Bởi vì qua nhiều năm triển khai Ngân hàng đã rút ra được kinh nghiệm trong việc thẩm định tốt trong việc đề nghị xem xét cho vay đối với khách hàng. Đối với DSCV không có tài sản đảm bảo mặc dù chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng quy mô và kết cấu cũng thay đổi rõ rệt. Năm 2009 DSCV này chỉ đạt khoảng 8642 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 35 % nhưng đến năm 2011 đã lên tới 61367 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 34%, có tốc độ tăng là 683,94%. 2.1.3 Phân tích doanh số thu nợ ngành SXNN Bất cứ một tổ chức tín dụng nào muốn kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi phải thu hồi đầy đủ cả tiền gốc và lãi theo đúng thời hạn đã được quy định. Cũng giống như DSCV, doanh số thu nợ (DSTN) cũng có những biến động nhất định qua các năm. Bảng 2.4: Doanh số thu nợ ngành SXNN theo thành phần kinh tế Tại chi nhánh qua 3 năm 2009-2011 (ĐVT:triệu đồng) 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 +/- % +/- % Ngành nông 16535 13942 94203 -2593 -15.68 80261 575.68 nghiệp trồng trọt 11283 10158 56526 -1125 -9.97 46368 456.47 chăn nuôi 5252 3784 37677 -1468 -27.95 33893 895.69 ngành dịch vụ nông 4523 3947 27632 -576 -12.73 23685 600.08 nghiệp ngành khác 976 594 3769 -382 -39.14 3175 534.51 Tổng Thu nợ 22032 18483 125604 -3549 -16.11 107121 579.57 (Nguồn: tổng hợp báo cáo từ phòng tín dụng 3 năm 2009-2011) Bùi Thị Thu Phương 25 Lớp 49B2 - TCNH
  26. Báo Cáo Thực Tập Qua bảng 2.4 ta thấy DSTN của ngân hàng có tăng giảm qua các năm. Điều này là hợp lý bởi DSCV của chi nhánh cho các hộ SXNN cũng có biến động tăng giảm qua từng năm. Nhưng nhìn chung là cả DSCV và DSTN có xu hướng tăng, điều này chứng tỏ được chất lượng tín dụng của ngân hàng đó là làm cho ngân hàng luân chuyển được vốn nhanh hơn. Song để thấy được và tìm ra một hướng đầy đủ an toàn thích hợp ta đi sâu vào phân tích cụ thể về việc thu hồi vốn theo từng ngành kinh tế. Nhìn chung DSTN ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu và cao hơn so với các ngành khác. Năm 2009 DSTN của ngành nông nghiệp là 16535 triệu đồng, năm 2010 giảm 15,68% còn 13942 triệu đồng, năm 2011 tăng mạnh lên 575,68% đạt 94203 triệu đồng. Việc thu hồi nợ cho ta thấy chi nhánh đã đạt được hiệu quả thu hồi nợ tương đối tốt. Có được điều này là nhờ sự nỗ lực của CBCNV nhất là vai trò của CBTD trong việc tăng cường khâu thẩm định đánh giá các dự án, thường xuyên theo dõi các khoản vay, đôn đốc vay trả nợ đúng hạn. 2.1.4 Phân tích tình hình dư nợ ngành sản xuất nông nghiệp Bên cạnh DSCV, DSTN thì dư nợ của ngành SXNN cũng phản ánh ít nhiều đến tình trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, dư nợ tăng sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Thật vậy, tổng mức dư nợ tại bảng 2.7 liên tục tăng qua các năm, năm 2009 là 107377 triệu đồng, đến năm 2010 tăng 16,04% đạt khoảng 124600 triệu đồng, và đến năm 2011 tiếp tục tăng 55,22% đạt khoảng 180492 triệu đồng. có thể nói tốc độ tăng dư nợ vào năm 2011 của ngân hàng gấp nhiều lần so với năm 2010. Bùi Thị Thu Phương 26 Lớp 49B2 - TCNH
  27. Báo Cáo Thực Tập Bảng 2.5: Dư nợ cho vay ngành SXNN tại chi nhánh qua 3 năm (2009-2011) ĐVT: Triệu Đồng 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 +/- % +/- % Tổng dư nợ 107377 124600 193403 17223 16.04 68803 55.22 ngành nông 95731 114688 180167 18957 19.80 65479 57.09 nghiệp trồng trọt 71567 92897 151340 21330 29.80 58443 62.91 chăn nuôi 24164 21791 28827 -2373 -9.82 7036 32.29 ngành dịch vụ 9062 9222 11956 160 1.77 2734 29.65 nông nghiệp ngành khác 2584 690 1280 -1894 -73.30 590 85.51 (Nguồn: tổng hợp báo cáo từ phòng tín dụng 3 năm 2009-2011) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy ngành nông nghiệp vẫn là ngành có tổng dư nợ cao nhất và biến động qua các năm. Trong đó dư nợ của ngành trồng trọt vẫn chiếm ưu thế và liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 dư nợ đối với ngành này là 95731 triệu đồng, năm 2010 tăng 19,8% đạt 114688 triệu đồng và năm 2011 tiếp tục tăng 57,09% đạt 180167 triệu đồng. Dư nợ tăng liên tục đối với ngành trồng trọt có thể nói lên hoạt động kinh doanh của các hộ SXNN trong lĩnh vực trồng trọt ngày một phát triển, mở rộng diện tích cây trồng, đồng thời có thể nói là đồng vốn của ngân hàng đã và đang đem lại hiệu quả kinh doanh cho người dân. Đối với ngành chăn nuôi thì dư nợ cũng có những biến động nhất định. Năm 2009 dư nợ của ngành này là 24164 triệu đồng, năm 2010 giảm 9,82% xuống 21791 triệu đồng, năm 2011 có sự tăng trở lại với tốc độ tăng là 32,29% đạt Bùi Thị Thu Phương 27 Lớp 49B2 - TCNH
  28. Báo Cáo Thực Tập 28827 triệu đồng. Nguyên nhân dư nợ năm 2010 giảm là do trong năm qua dịch bệnh trên vật nuôi liên tục xảy ra nên DSCV đối với ngành này giảm. Ngoài 2 ngành chủ lực của những ngành SXNN thì dư nợ đối với ngành dịch vụ nông nghiệp và ngành khác cũng có những biến động, cụ thể năm 2009, dư nợ ngành dịch vụ nông nghiệp là 13.710 triệu đồng, năm 2010 giảm 5,87% và năm 2011 tăng lên 9,77%, dư nợ ngành khác năm 2008 là 3909 triệu đồng, năm 2010 giảm 75,83% và năm 2011 tăng trở lại là 38,28%. Như vậy dư nợ của chi nhánh qua các năm nhìn chung là tăng trưởng tốt, điều này nói lên tình hình kinh tế xã hội của huyện nhà ổn định và tăng trưởng tốt. 2.1.5 Phân tích tình hình nợ xấu Để tìm hiểu hoạt động tín dụng tại chi nhánh có tiềm ẩn rủi ro hay không ta cần xem xét các chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu vì những chỉ tiêu này ảnh hưởng tới chất lượng các khoản vay. Đối với tình hình cho vay ngành SXNN tại chi nhánh thì nợ xấu có những biến động như sau: Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu theo thời gian từ 2009-2011 (Đvt: triệu đồng) 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 +/- % +/- % Nợ xấu 3821 5781 2878 1960 51.30 -2903 -50.22 Ngành nông 2483 5318 1919 2835 114.18 -3399 -63.92 nghiệp trồng trọt 1936 2903 1381 967 49.95 -1522 -52.43 chăn nuôi 547 2415 538 1868 341.50 -1877 -77.72 ngành dịch vụ 786 321 435 -465 -59.16 114 35.51 nông nghiệp ngành khác 552 142 524 -410 -74.28 382 269.01 (Nguồn: tổng hợp báo cáo từ phòng tín dụng 3 năm 2009-2011) Bùi Thị Thu Phương 28 Lớp 49B2 - TCNH
  29. Báo Cáo Thực Tập Qua bảng 2.8, nợ xấu đối với ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, cụ thể năm 2009 là 2483, sang năm 2010 tăng 5318 triệu đồng. Năm 2011 do nỗ lực của tập thể CBXNV ngân hàng, cùng với những chính sách phát triển kinh tế hiệu quả, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và hướng tới tăng trưởng bền vững . Hai giải pháp chính mà Chính phủ áp dụng trong năm 2009 là chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng. Do đó đã tác động tích cực tới hệ thống NHTM nói chung và nhno&PTNT EaKpam nói riêng, do đó mà tỷ lệ nợ xấu của hộ SXNN được khống chế ở mức thấp là 1,1 %, tương đương với nợ xấu giảm 1919 triệu đồng. Đối với ngành trồng trọt nợ xấu năm 2009 là 1936 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 2903 triệu đồng, và năm 2011 đã giảm xuống 1381 triệu đồng Đối với ngành chăn nuôi , nợ xấu năm 2009 là 547 triệu đồng, năm 2010 tăng đột biến 341,5 % tương đương với 1868 triệu đồng. Đối với ngành dịch vụ nông nghiệp và các ngành khác nhìn chung có những biến động theo chiều hướng tốt, góp phần nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng. 2.1.6 Đánh giá tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh NHN0&PTNT Eak’pam qua các năm 2.1.6.1 Những kết quả đạt được trong việc cho vay vốn phát triển SXNN ở chi nhánh NHN0&PTNT Eak’pam * Đối với kinh tế xã hội địa phương Chi nhánh NHNo & PTNT Eak’pam đã góp phần đáng kể vào thành quả phát triển của huyện trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn những năm qua, đặc biệt là cho vay phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương tạo nhiều công ăn việc làm mới trên địa bàn cụ thể: Vốn tín dụng NHNo & PTNT EaK’pam đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc thực hiện một số chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội của huyện, cụ thể: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9,27%, trong đó tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt Bùi Thị Thu Phương 29 Lớp 49B2 - TCNH
  30. Báo Cáo Thực Tập 1258620 triệu đồng tăng 294841 triệu đồng so với năm 2010. Tổng diện tích gieo trồng đạt 48043 ha tăng 2793 ha so với năm 2010, trong đó diện tích cây lâu năm đạt 33763,4 ha tăng 3124,4 ha so với năm 2010. Tổng sản lượng lương thực đạt 33336,4 tấn tăng 1900.4 tấn so với năm 2010 đạt 103% kế hoạch đề ra; sản lượng cà phê trên toàn huyện đạt 69.000 tấn nhân, vượt so với kế hoạch của huyện nên tài chính của hộ dân và doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông sản được cải thiện rất lớn. tình hình sản xuất chăn nuôi cơ bản ổn định, đàn trâu bò tăng khá 17590 con đạt 165% kế hoạch huyện đề ra, đàn heo 16176 con đạt 105% kế hoạch ; sản lượng và giá trị các ngành công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp và dịch vụ đều tăng so với năm trước. - Giải quyết việc làm cho 2350 lao động đưa tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 33% năm 2009 xuống còn 18,5% năm 2011. - Trong năm 2011 đã có 11.125 hộ sản xuất được vay vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất và kinh doanh tăng 3.025 hộ so với năm 2010. Nhờ nguồn vốn Ngân hàng các hộ đã yên tâm mở rộng đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, đã đạt được những kết quả nhất định: hầu hết diện tích và sản lượng các loại cây công nghiệp lâu năm đều tăng qua các năm. Tổng diện tích cà phê, năm 2011 là 33.200 ha tăng 1.200 ha so với năm 2010, sản lượng ước đạt 69.032 tấn, cây tiêu 620 ha sản lượng ước đạt 826 tấn; cây điều 5.720 ha sản lượng ước đạt 3.164 tấn; .Nhờ đó đời sống của người nông dân và bộ mặt nông thôn có những chuyển biến căn bản. Số hộ giàu, khá, trung bình ngày càng tăng, năm 2011 số hộ giàu chiếm khoảng 25% trên tổng số hộ của toàn huyện. *Đối với hoạt động ngân hàng - Nguồn vốn huy động đạt cao, tăng qua các năm, là cơ sở để ngân hàng ngày càng tăng trưởng dư nợ. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế chuyển biến mạnh và tích cực đúng Bùi Thị Thu Phương 30 Lớp 49B2 - TCNH
  31. Báo Cáo Thực Tập theo yêu cầu chỉ đạo của ngành, định hướng phát triển của địa phương và phản ánh đúng xu thế vận động của nền kinh tế trong đó dư nợ hộ sản xuất tăng nhanh và có chiều sâu. Cơ cấu đầu tư theo tiểu ngành cũng được điều chỉnh tích cực, vừa thực hiện được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu đầu tư của huyện vừa giảm thiểu được rủi ro tín dụng. Trong lĩnh vực dịch vụ những năm gần đây, chi nhánh đã từng bước tập trung đầu tư để phục vụ cho quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ sản xuất, tiêu thụ hàng hoá. - Doanh số cho vay cũng như dư nợ cho vay sản xuất qua ba năm 2009 đến 2011 tăng liên tục, tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho chi nhánh ngân hàng. Tổng thu năm 2009 là 33.041 triệu đồng, trong đó thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng 74% trên tổng thu, đảm bảo đủ lương và lương năng suất cho toàn bộ cán bộ công nhân viên. - Chất lượng tín dụng ngày càng được chú trọng và nâng cao thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm, năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 4,794%, năm 2011 giảm xuống còn 2,045% Trong đó nợ xấu sản xuất cũng liên tục giảm qua ba năm 2009 đến 2011. - Số lượng khách hàng có quan hệ vay vốn với ngân hàng ngày càng tăng, giúp chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng, làm cơ sở phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại. 2.1.6.2 Một số tồn tại và hạn chế trong việc cho vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp *Về phía Ngân hàng: - Sau khi bàn giao điểm giao dịch tại TP.HCM thì nguồn vốn huy động của NHN0&PTNT EaKpam giảm gần 100 tỷ đồng và đầu mối huy động từ các tổ chức kinh tế, tài chính lớn bị thu hẹp. Bùi Thị Thu Phương 31 Lớp 49B2 - TCNH
  32. Báo Cáo Thực Tập - Dư nợ tín dụng đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu mua và xuất khẩu nông sản tăng trưởng chậm do phụ thuộc tính thời vụ. Dich bệnh diễn ra trên 1 số địa bàn đã gây thiệt hại không nhỏ cho người dân làm giảm sức mua thị trường, ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chuyển đổi cơ cấu kinh tế. - Hoạt động Ngân hàng ngày càng thể hiện rõ nét tính cạnh tranh với việc thành lập mới một số chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc của các NHTM khác hệ thống, lãi suất huy động, cho vay, trình độ công nghệ sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng, tiên tiến và hấp dẫn hơn. - Bước đầu vận hành cơ chế tài chính, cơ chế quản lý kế hoạch, hạn mức dư nợ, dư có tài khoản điều chuyển vốn còn lúng túng trong phần lớn các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc. Tuy hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đi vào hoạt động ổn định nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập lớn, chưa khai thác hết tiền năng như: + Do quy định khi vay vốn thì phải có tài sản thế chấp, nên có lúc Ngân hàng đã đặt trọng vấn đề tài sản thế chấp mà chưa thật sự chú trọng đến hiệu quả kinh tế do đồng vốn tín dụng mang lại. Tài sản thế chấp được xem là công cụ phổ biến để đảm bảo an toàn tín dụng, đã hạn chế đáng kể đến sự vận động và phân bổ hiệu quả nguồn vốn. + Vay tín chấp là vay chỉ cần có tài sản thế chấp gốc, đó là ý tưởng về một mô hình chuyển tải vốn đến người vay sao cho thật đơn giản thuận tiện nhưng phát huy được hiệu quả vốn vay. Tuy nhiên cách thức tổ chức triển khai chưa được đồng bộ, thống nhất, mức vay còn hạn chế. + Để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế mức thấp nhất rủi ro tín dụng thì việc phân loại khách hàng là yêu cầu quan trọng cùng với nó là việc nắm bắt địa bàn cũng không kém phần quan trọng. Nhưng thực tế việc phận loại khách hàng vẫn chưa được chính xác, việc đánh giá nhìn nhận và nắm bắt thông tin cần thiết về khách hàng chưa được thực hiện triệt để. Thẩm định dự án nhiều khi còn Bùi Thị Thu Phương 32 Lớp 49B2 - TCNH
  33. Báo Cáo Thực Tập mang nặng tính trình bày, thiếu hiểu biết về định mức kỹ thuật và quy trình sản xuất thực tế. + Công tác kiểm tra sau khi cho vay còn hời hợt, mang tính đối phó là chính. Cán bộ tín dụng chưa quan tâm sâu sắc đến hoạt động huy động vốn trên địa bàn mình quản lý. + Do hồ sơ cho vay còn nhiều thủ tục rườm rà, chưa phù hợp với trình độ dân trí và thực hiện công chứng cho mỗi lần vay là những trở ngại không nhỏ đối với khách hàng vay vốn. + Do chi nhánh mới chỉ có kế hoạch cân đối vốn mà chưa chú trọng xây dựng kế hoạch kinh doanh cho riêng mình, nên dẫn đến hoạt động kinh doanh thiếu nhịp nhàng, không xác định được mục tiêu, bước đi cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần để đáp ứng nhu cầu của từng địa phương. + Do cơ chế ngành chặt chẻ, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, thiếu nhất quán. Điển hình như Nghị định 18/CP ngày 24/02/1997 - Về việc xử lý vi phạm của cán bộ tín dụng Ngân hàng, dẫn đến tâm lý sợ trách nhiệm, cầm chừng, dè dặt trong cho vay. Hành lang pháp lý để bảo vệ cán bộ tín dụng chưa rỏ ràng cụ thể. + Giá cả bấp bênh, chưa có chính sách bảo trợ giá gây ảnh hưởng đến sản xuất, đầu tư của nông dân cũng như sự mạnh dạn của Ngân hàng trong cho vay đến hộ nông dân. + Hạn mức tín dụng mà Ngân hàng phê duyệt cho vay đối với hộ nông dân hầu hết là chưa đáp ứng được yêu cầu của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. * Về phía khách hàng: Địa bàn huyện CưMgar tương đối rộng, núi rừng hiểm trở, dân cư thưa thớt và sống cách xa trung tâm huyện từ 10 – 15 km. Do đó việc đi lại điều tra, thẩm định, xem xét giải quyết cho vay của cán bộ Ngân hàng còn hạn chế, hơn nửa chế độ công tác phí của cán bộ tín dụng quá thấp (300.000 đồng/tháng) không đủ Bùi Thị Thu Phương 33 Lớp 49B2 - TCNH
  34. Báo Cáo Thực Tập bù đắp hao phí sức lao động và cho phí xe cộ trong việc đi lại để thẩm định cho vay. Đường giao thông chưa thông suốt tới các vùng xa, các Buôn đồng bào, chủ yếu là đường cấp phối gây khó khăn trong việc đi lại của người dân. Các điều kiện khác cũng còn thiếu và chưa đáp ứng được so với nhu cầu phát triển của địa phương. Với địa bàn rộng, dân cư không tập trung, trình độ dân trí thấp, có nhiều thành phần dân tộc cùng chung sống tạo sự đa dạng về phong tục tập quán và văn hoá. Điều này cũng khó khăn trong việc quản lý của địa phương và của Ngân hàng đối với các đối tượng vay vốn. 2.1.6.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên Hiệu quả của việc sử dụng vốn vay đối với phát triển ngành sản xuất nông nghiệp suy cho cùng là việc phải sử dụng vốn vay đúng mục đích và làm sao để vốn vay đó phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu tác động của rất nhiều yếu tố cả về khách quan lẫn chủ quan khiến cho hiệu quả kinh tế mang lại đôi khi không được như ý muốn. Như vậy đối với hiệu quả kinh tế trong hoạt động phát triển SXNN chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau: * Về chủ quan  Vị trí địa lý và đất đai Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuấ nông nghiệp và sự phát triển SXNN. SXNN có vị trí thuận lợi như gần đường gia thông, gần các cơ sở chế biến nông sản, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ có điều kiện phát triển kinh tế hơn SXNN ở địa bàn khác. Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong quá trình sản xuất. Do vậy quy mô đất đai, địa hình và tính chất nông hóa thổ nhưỡng có liên quan mật thiết tới từng loại nông sản Bùi Thị Thu Phương 34 Lớp 49B2 - TCNH
  35. Báo Cáo Thực Tập phẩm, tới số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra, tới giá trị sản phẩm và lợi nhuận thu được.  Khí hậu thời tiết và môi trường sinh thái. Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến SXNN. Điều kiện thời tiết, khí hậu, lượng mưa, độ ẩm có mối quan hệ chặt chẽ đến sự hình thành và sử dụng của các loại đất. Thực tế cho thấy, ở những nơi có thời tiết thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi sẽ hạn chế những bất lợi và rủi ro, có cơ hội để phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp. Môi trường sinh thái cũng ảnh hưởng đến phát triển SXNN, nhất là nguồn nước. Bởi vì những loại cây trồng và gia súc phát triển tốt, năng suất cao, còn ngược lại sẽ phát triển chậm, năng suất chất lượng giảm từ đó dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp kém.  Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng chu yếu trong nông nghiệp nông thôn bao gồm: đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, nhà xưởng, trang thiết bị nông nghiệp đây là những yếu tố quan trọng trong phát triển sản xuất kinh tế SXNN.  Thị trường Nhu cầu thị trường sẽ quyết định sản xuất với số lượng bao nhiêu và theo chuẩn chất lượng nào. Trong cơ chế thị trường, SXNN hoàn toàn tự do lựa chọn nông sản mà thị trường cần và có khả năng sản xuất. Từ đó, SXNN mới có điều kiện phát triển.  Quản lý vĩ mô của Nhà nước Nhóm nhân tố này bao gồm các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước như: chính sách Thuế, chính sách ruộng đất, chính sách bảo hộ sản phẩm, trợ giá nông sản phẩm, chính sách cho vay vốn, giải quyết việc làm, chính sách đối với người dân đi kinh tế mới các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến Bùi Thị Thu Phương 35 Lớp 49B2 - TCNH
  36. Báo Cáo Thực Tập phát triển kinh tế SXNN và là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp hiệu quả vào SXNN, tạo điều kiện SXNN phát triển. * Về chủ quan  Trình độ học vấn và kỹ năng lao động Người lao động phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Trong sản xuất phải giỏi chuyên môn kỹ thuật mới mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận cao.  Công cụ sản xuất Trong quá trình sản xuất nói chung và SXNN nói riêng, công cụ lao động có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật sản xuất. Muốn sản xuất có hiệu quả, năng suất cao cần phải sử dụng hệ thống công cụ phù hợp. Ngày nay với kỹ thuật canh tác tiên tiến, công cụ sản xuất nông nghiệp đã không ngừng cải tiến và đem lại hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp.  Hình thức và mức độ liên kết hợp tác trong các mối quan hệ sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường về nông sản hàng hóa, SXNN phải liên kết hợp tác lại với nhau để sản xuất, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật và giúp nhau tiêu thụ sản phẩm. Nhờ có các hình thức liên kết, hợp tác mà SXNN có điều kiện áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây, con và năng suất lao động.  Kỹ thuật canh tác. Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng có khác nhau, với yêu cầu giống cây, con khác nhau đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau. Trong nông nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế SXNN.  Ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ Bùi Thị Thu Phương 36 Lớp 49B2 - TCNH
  37. Báo Cáo Thực Tập Sản xuất của hộ SXNN không thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹ thuật, vì nó đã tạo ra cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt. Thực tế cho thấy tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất, hiểu biết thị trường, dám đầu tư lớn và chấp nhận rủi ro trong SXNN, họ giàu lên rất nhanh. Nhờ có công nghệ mà các yếu tố sản xuất như: lao động, đất đai, sinh vật, máy móc, thời tiết khí hậu và kinh tế kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Tóm lại, để việc sử dụng vốn vay có hiệu quả thì ngoài việc phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, còn phải lên kế hoạch sử dụng nguồn vốn vay hợp lý, kết hợp hài hòa với các yếu tố tác động khách quan và chủ quan để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 2.1.6.4 Những định hướng phát triển hoạt động tín dụng trong thời gian tới tại chi nhánh + Phát triển đa dạng các các loại hình tín dụng, các lĩnh vực, các đối tượng cho vay nhằm đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển nông nghiệp nông thôn. Sự phát triển tín dụng phải dựa trên các định hướng phát triển kinh tế xã hội chung của toàn huyện. Không ngừng mở rộng các hình thức huy động vốn, cho vay, cung ứng các dịch vụ, tạo sự thuận lợi phát triển cho các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh và đời sống. Đặc biệt khu vực nông nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, mức sống vật chất tinh thần cho người dân. Đa dạng hoá các ngành nghề trên cơ sở tạo ra ngành nghề mới, sử dụng tối đa lực lượng dư thừa. Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, phát triển các ngành nghề ngoài lĩnh vực nông nghiệp, sự đa dạng đó phải dựa trên một nền nông nghiệp ổn định và phát triển. + Hoạt động tín dụng phải dựa trên một chính sách chung của nhà nước,của Ngân hàng và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bùi Thị Thu Phương 37 Lớp 49B2 - TCNH
  38. Báo Cáo Thực Tập Theo quyết định số 67/1999/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 30/3/1999 thì NHN0&PTNT Việt Nam và các tổ chức tín dụng huy động, cân đối đủ nguồn vốn đáp ứng yêu cầu tăng khối lượng tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Do đó các Ngân hàng trong hệ thống NHN0&PTNT Việt Nam cần tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, hướng vào sản xuất hàng hoá, phát triển một nền nông nghiệp bền vững. + Hoạt động tín dụng đối với NHN 0&PTNT EaK’pam phải hướng vào phát triển kinh tế xã hội gắn với công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa, góp phần bảo vệ môi trường, ổn định an ninh chính trị xã hội. + Đối với hoạt động Ngân hàng thì cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động phải đi vào hiện đại hoá. Hiện đại hoá ở đây là hiện đại về cách nghĩ, cách làm, hiện đại về con người, về trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của Ngân hàng. Quản lý tốt tạo sự nhịp nhàng, linh hoạt trong công việc, các cá nhân có điều kiện phát huy hết khả năng phục vụ cho Ngân hàng, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương. 2.2 Những giải pháp nâng cao hiệu qủa tín dụng để sản xuất nông nghiệp tại chi nhánhNHN0&PTNT EaK’pam 2.2.1 Các giải pháp về huy động vốn Công tác huy động vốn là một trong hai nghiệp vụ quan trọng cơ bản của chi nhánh, bởi vì nó là nguồn đầu vào chính để chi nhánh có vốn hoạt động, vì vậy mà chi nhánh phải thường xuyên có các giải pháp nhằm thu hút sự đầu tư gửi tiền của khách hàng như: + Hằng năm lập kế hoạch phương án huy động vốn từ: tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tư nhân, tiền gửi dân cư. + Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn: chi nhánh cần lập ra bộ phận nghiên cứu thị trường để tiếp tục mở rộng mạng lưới các tổ chức tín dụng lưu Bùi Thị Thu Phương 38 Lớp 49B2 - TCNH
  39. Báo Cáo Thực Tập động nông thôn đến tận cơ sở nơi tập trung đông dân cư sản xuất hàng hoá, đầu mối giao thông quan trọng để huy động vốn từ nhiều nguồn, nhiều kỳ hạn khác nhau, thâu nhận các món nhỏ lẻ để hình thành nguồn vốn lớn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Mở rộng hình thức tiết kiệm và cho vay đến hộ có thu nhập thấp để tạo điều kiện cho hộ đầu tư sản xuất, và khi có vốn nhàn rỗi thì gửi vào Ngân hàng, khi cần vốn thì có thể vay theo tỷ lệ nhất định trên số dư tiền gửi. + Bằng các biện pháp tiếp thị và đổi mới phong cách giao dịch, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo trên thông tin đại chúng, nhằm làm cho nguồn vốn huy động tại chỗ ngày càng tăng lên. Các biện pháp tiếp thị thường dùng: tặng quà cho khách hàng gửi những món tiền lớn, huy động tiết kiệm dự thưởng với nhứng món quà đủ lớn để khuyến khích khách hàng + Nên tập trung huy động các nguồn vốn có lãi suất thấp, mở rộng tiền gửi tư nhân, vận động toàn bộ số hộ vay kinh doanh mở tài khoản và chuyển tiền qua Ngân hàng. Phấn đấu đưa tiền gửi không kỳ hạn tăng lên 30 – 45 % trong tổng nguồn vốn huy động. + Tranh thủ thu hút lượng vốn khá lớn từ các nguồn thu của các đơn vị trên địa bàn: Bưu điện, điện lực, nhà máy nước, xổ số kiến thiết + Tích cực thu hút và tranh thủ các nguồn vốn của các địa phương khác, nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của các tổ chức kinh tế xã hội vào tỉnh ĐăkLăk. + Chính sách lãi suất: Từ khi có quyết định số 241/2000/QĐNHNN vào ngày 2/8/2000 về lãi suất cơ bản, theo đó quan hệ cung cầu vốn trên thị trường đã tác động trực tiếp đến việc hình thành lãi suất huy động. Tiếp theo, đầu năm 2003 NHNNTW đã ra quyết định số 320/2003/QĐNHNNTW- về việc tự do hoá lãi suất, lúc này lãi suất cơ bản chỉ còn mang tính định hướng để các Ngân hàng đưa ra lãi suất thoả thuận. Với chính sách lãi suất thoả thuận nên có hướng giao cho các chi nhánh Ngân hàng huyện có những chủ động về quyết định lãi suất đầu vào và đầu ra trên cơ sở “sàn và trần” của NHN 0 tỉnh, có như vậy cơ chế lãi suất Bùi Thị Thu Phương 39 Lớp 49B2 - TCNH
  40. Báo Cáo Thực Tập mới linh hoạt được nhưng phải dựa trên nguyên tắc nhất quán đó là lãi suất thực dương. Vừa chủ động dùng lãi suất để cạnh tranh vừa cân đối cung cầu thị trường của từng huyện một cách chủ động và hiệu quả. 2.2.2 Các giải pháp về công tác cho vay Ngân hàng nên bám sát kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, chủ động tìm kiếm khách hàng, mở rộng tín dụng trong điều kiện an toàn và đảm bảo chất lượng, chuyển mạnh sang cho các công trình dự án kinh tế lớn theo chương trình kinh tế của chính phủ. Tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có hiệu quả. Tăng trưởng vốn trung hạn lên, giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống bằng cách đưa tổng dư nợ lên và giảm nợ quá hạn xuống. Tập trung cho vay trung gian qua các tổ hợp tác, tổ tín chấp, giảm bớt khâu vay lẻ nhằm giảm sự quá tải đối với cán bộ tín dụng, không để tình trạng có cán bộ thì quá tải có cán bộ thì không cho vay hoặc cho vay cầm chừng. Giao chỉ tiêu thu nợ quá hạn cho từng cán bộ tín dụng, hàng tháng báo cáo cụ thể về từng trường hợp phát sinh để giám đốc nắm bắt và xử lý kịp thời. Giải pháp tín dụng đồng bộ theo các chương trình kinh tế: trong thời gian tới, tín dụng theo chương trình kinh tế sẽ là một trong những giải pháp hửu hiệu đối với NHN0. Vốn tín dụng cho nông nghiệp cần chuyển từ dàn trải, bị động sang chủ động, lựa chọn đầu tư đúng hướng cho các chương trình dài hạn để tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Giải pháp tín dụng theo các chương trình kinh tế được xây dựng sẽ mang lại những ưu điểm sau: + Chương trình kinh tế không chỉ định hướng mà quan trọng hơn là ràng buộc mối quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp của nhiều bộ phận khác nhau: Ngân hàng, chính quyền địa phương, các chủ thể kinh tế, các đơn vị chức năng + Đối tượng cho vay đa dạng: từ sản xuất đến chế biến, từ dịch vụ đến kinh tế, từ nội địa đến xuất khẩu Bùi Thị Thu Phương 40 Lớp 49B2 - TCNH
  41. Báo Cáo Thực Tập + Tạo sự đơn giản hoá cho việc thẩm định từng dự án, từng khách hàng. Tín dụng theo chương trình kinh tế sẽ là sự kết hợp tất cả các hình thức cấp tín dụng mà chủ yếu là cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính. Giải pháp xử lý nợ quá hạn:  Giải quyết dứt điểm các khoản nợ quá hạn tồn đọng: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khách hàng thường gặp những rủi ro sau: rủi ro bởi thiên tai, thị trường, cơ chế chính sách Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra nợ quá hạn. Ngân hàng cần tiến hành xác định lại toàn bộ các khoản nợ quá hạn, qua đó xác định lại tư cách pháp nhân của người vay, người bảo lãnh, tình hình tài chính, công nợ của khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh Trên cơ sở đó phân tích nguyên nhân các khoản nợ quá hạn và đánh giá thực trạng nợ khó đòi của từng hồ sơ tín dụng như: theo loại hình kinh tế và khả năng cho vay, theo loại hình kinh tế và khả năng thu hồi Đồng thời, trên cơ sở đó thực hiện điều chỉnh lại thời hạn nợ, giản nợ, kết hợp với chính quyền điạ phương thúc ép nợ, xoá nợ, xử lý tài sản thế chấp + Đối với các khoản nợ do nguyên nhân chủ quan cần áp dụng ngay các biện pháp tận thu, gán nợ, quy trách nhiệm cụ thể các cá nhân, khởi tố trước pháp luật. + Đối với nợ do nguyên nhân khách quan: Nếu khách hàng là doanh nghiệp cần thiết phải duy trì vì các mục tiêu chính trị - xã hội thì xem xét cho xoá nợ, khoanh nợ hay giản nợ . Còn đối với khách hàng không còn khả năng trả nợ, không còn nguồn thu nào khác, họ uỷ quyền cho Ngân hàng toàn quyền định đoạt thì Ngân hàng nhận tài sản gán nợ để sử dụng hoặc bán trả góp. + Đối với khách hàng lừa đảo, bị bắt do vi phạm pháp luật, bỏ trốn, chây lỳ cố tình lẫn tránh, sử dụng vốn sai mục đích gây thất thoát vốn, không còn khả năng sản xuất kinh doanh, không còn khả năng trả nợ thì Ngân hàng tiến hành khởi kiện.  Hạn chế tình trạng nợ quá hạn phát sinh: Bùi Thị Thu Phương 41 Lớp 49B2 - TCNH
  42. Báo Cáo Thực Tập + Các giải pháp nêu trên chỉ là giải pháp tạm thời và trước mắt, tuy nhiên về lâu về dài thì không thể áp dụng mãi các biện pháp trên được. Về lâu dài thì cần hạn chế, ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh thì cần thực hiện phương châm “làm đúng ngay từ đầu” chứ không được để sự việc xảy ra rồi mới xử lý. Vì vậy mổi công đoạn thì cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra giám sát, theo dõi chặt chẽ nhằm hoàn thiện và có biện pháp xử lý kịp thời. + Mặt khác để hạn chế tình trạng nợ quá hạn thì trước tiên cán bộ tín dụng cần phải làm việc một cách công khai minh bạch, không được nể tình riêng mà dẫn đến xếp loại và thẩm định sai, dẫn đến việc cho vay quá nhiều so với tài sản thế chấp và khả năng trả nợ của khách hàng. + Cần có những biện pháp khuyến khích khách hàng trả nợ như: trả nợ đúng hạn thì sẻ được tặng quà 2.2.3 Về công tác kiểm tra, kiểm soát Trong những năm qua, chi nhánh đã chú trọng đến việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghệ nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỷ năng trong giao tiếp đối với đội ngủ cán bộ công nhân viên vì vậy mà không phát sinh đơn thư tố cáo, khiếu nại, đồng thời chất lượng họat động tín dụng ngày càng cao. Công tác kiểm tra, kiểm soát cũng không kém phần quan trọng vì vậy cần: + Thực hiện kiểm tra theo chuyên đề kế toán,chuyên đề tín dụng theo định kỳ, tăng cường công tác kiểm tra theo đề cương. + Lập đề cương kiểm tra kế toán ngân quỹ. + Tổ chức xử lý đơn thư tố cáo khiếu nại ( nếu có) kịp thời và triệt để. + Tăng cường công tác kiểm tra đối chiếu dư nợ đến từng hộ vay vốn, coi trọng chất lượng, phát hiện sai sót, có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, cán bộ tín dụng phải kiểm tra đối chiếu với khách hàng nhiều hơn vì số lượng khách hàng lớn, địa bàn rộng. Bùi Thị Thu Phương 42 Lớp 49B2 - TCNH
  43. Báo Cáo Thực Tập + Đối với cán bộ kiểm soát nên đi sâu đi sát cơ sở nhiều hơn, có kế hoạch kiểm tra cụ thể, đột xuất và kiểm tra phải chủ động thường xuyên, có như thế mới nắm bắt kịp thời, ngăn chặn những sai sót vi phạm trong cho vay, thu nợ góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng Ngân hàng. 2.2.4 Thực hiện phân tán rủi ro Đây là biện pháp đầu tiên mà các Ngân hàng thường dùng để dàn trải rủi ro tín dụng, tránh rủi ro tập trung vào một khách hàng, một đơn vị hay một vùng nào đó. Đối với các món vay nhỏ áp dụng các điều kiện để đảm bảo tiền vay chặt chẻ hơn, khi rủi ro xảy ra việc xử lý phát mại tài sản sẻ được dể dàng, nhanh chóng và tránh tổn thất hơn. Khi thực hiện những khoản vay bảo lãnh, Ngân hàng cần xem xét tư cách của người bảo lãnh về tiềm lực tài chính, về quan hệ pháp lý với chủ thể vay vốn, sự phân chia và quản lý vốn vay cũng như sự chia sẽ quyền lợi và rủi ro. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Ngân hàng muốn đứng vững và phát triển thì nhất thiết phải có mối quan hệ tốt với khách hàng, phải chiếm được lòng tin của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong thanh toán, trong khi đi vay, gửi tiết kiệm hay rút tiền một cách nhanh chóng, thuận tiện, kịp thời và chính xác. Đa dạng hoá đối tượng cho vay như cho vay kinh doanh, thương mại, cho vay tiêu dùng, đời sống, cho vay hộ sản xuất để phân tán rủi ro khi gặp thiên tai dịch hoạ. Chi nhánh NHN0&PTNT EaK’pam cần nâng cao tỷ lệ cho vay ngắn hạn bởi vì cho vay ngắn hạn thì thời gian sử dụng vốn ngắn, chỉ cần dưới 1 năm thì người dân có thể bán sản phẩm để trả nợ cho Ngân hàng. 2.2.5 Tăng cường công tác thẩm định cho vay hộ sản xuất Ngân hàng cần có biện pháp gắn trách nhiệm cán bộ tín dụng trước, trong và sau khi cho vay đối với hộ sản xuất, nếu không thì rủi ro sẻ xảy ra với tỷ lệ cao. Bùi Thị Thu Phương 43 Lớp 49B2 - TCNH
  44. Báo Cáo Thực Tập Bởi vì trình độ dân trí còn thấp, nhiều người sử dụng vốn sai mục đích như mua sắm phương tiện đồ dùng sinh hoạt trong gia đình mà không sử dụng vào mục đích phát triển sản xuất như vậy sẽ dẫn đến tình trạng không có khả năng trả nợ. 2.3 Kiến nghị Đầu tư phục vụ phát triển nông nghịêp nông thôn trong giai đoạn hiện nay là con đường hữu hiệu để giải quyết những mâu thuẩn đặt ra với kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nhưng cần nhận thức rằng chỉ có đầu tư tín dụng Ngân hàng thì không thể giải quyết mọi vấn đề của nông nghiệp, nông thôn. Muốn giải quyết vấn để này thì ngoài việc đầu tư của Ngân hàng thì cần phải có sự phối hợp giải quyết đồng bộ, tích cực của các ngành, đặc biệt là Nhà nước về các vấn đề như: gía bảo hộ đối với nông sản phẩm chủ yếu, thành lập quỹ điều tiết rủi ro, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, phát triển giao thông vận tải, xây dựng hệ thống thị trường trong và ngoài nước, xoá bỏ sự phân cách thị trường nông nghiệp và nông thôn. 2.3.1 Đối với chính quyền địa phương tỉnh và huyện Hỗ trợ nông dân trong đào tạo và chuyển giao công nghệ: tỉnh cần thành lập các trung tâm tư vấn cho nông dân trong việc lựa chọn cây giống, chăm sóc và thu hoạch Cần làm tốt các khâu dự báo, thông tin nhanh nhạy và nhạy bén, bởi vì thông tin đối với người nông dân rất quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực nông sản, trong đó chủ yếu là cà phê. Cơ cấu lại các loại hình kinh tế: UBND huyện cần có kế hoạch triển khai Nghị quyết 13/2006/NQ-CP về “ Một số chủ trương chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp”. 2.3.2 Kiến nghị đối với chi nhánh NHN0&PTNT EaK’pam Đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa bàn để chủ động vốn trong hoạt động kinh doanh, tiết kiệm chi phí để đảm bảo kế hoạch tài chính. Bùi Thị Thu Phương 44 Lớp 49B2 - TCNH
  45. Báo Cáo Thực Tập Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động nghiệp vụ, thực hiện tốt khâu thẩm định trước khi cho vay để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Chấp hàng đúng chế độ nguyên tắc nhằm đảm bảo an toàn vốn, mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, tìm đối tượng mở rộng cho vay trung hạn và dài hạn để tạo điều kiện cho khách hàng có thể đầu tư thực hiện những dự án lớn. Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ Ngân hàng, thường xuyên cải tiến phong cách giao dịch để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Trong thời gian tới hệ thống Ngân hàng nông nghiệp sẻ áp dụng hình thức giao dịch một cửa, như vậy sẻ rất thuận lợi cho khách hàng, tuy nhiên sẻ gây khó khăn cho đội ngủ cán bộ Ngân hàng bởi vì: mọi người đã quen với phương thức giao dịch củ, cán bộ đa số đã có tuổi khó tiếp cận với phương thức mới năng động này Vì vậy Ngân hàng cần có những đợt tập huấn nghiệp vụ, có những văn bản hướng dẫn cụ thể để cán bộ, công nhân viên có thể làm việc. 2.3.3 Kiến nghị đối với NHN0&PTNT Việt Nam: Trong những năm qua NHN 0&PTNT Việt Nam đã chỉ đạo kịp thời, sát sao cho Ngân hàng thương mại nhiều thuận lợi trong hoạt động, song vẫn còn những vấn đề cần phải quan tâm, đó là: + Có cơ chế chính sách cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp của tỉnh miền núi,vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Cùng với việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với khách hàng ở những địa bàn hoạt động kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, cần có những chế độ đãi ngộ đối với cán bộ tín dụng làm công tác đi lại tại các vùng này. + Đổi mới cơ chế khoán tài chính: cụ thể là cơ chế khoán tài chính phải gắn với cơ chế kế hoạch. Trong đó mức độ hoàn thành kế hoạch được tính bằng cách Bùi Thị Thu Phương 45 Lớp 49B2 - TCNH
  46. Báo Cáo Thực Tập mức độ hoàn thành bình quân của các chỉ tiêu: huy động vốn tại địa phương, tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, tổng thu nghiệp vụ 2.3.4 Kiến nghị với nhà nước: Nhà nước đã nới lỏng hơn qui định thế chấp tài sản vay đối với kinh tế trang tại, song cũng cần nới lỏng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động ở nông thôn. Nhà nước cần tiếp tục có biện pháp thắt chặt qui định vay vốn với số tiền lớn, có thể trên 50 triệu đồng mua sắm phương tiện chăm sóc, đầu tư để sản xuất. Bên cạnh đó điều chỉnh mức thuế suất các loại đối với hoạt động tín dụng nông nghiệp và nông thôn, bằng cách chuyển đổi mức điều chỉnh đó vào quĩ phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng hoặc mua bảo hiểm tín dụng nông nghiệp. Tập trung những khoản vốn viện trợ, vốn vay nước ngoài thuộc dự án đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp thông qua con đường tín dụng. Đây là nguồn vốn quan trọng vì nếu phân tán như hiện nay thì hiệu quả sử dụng nguồn vốn này kém. Việc tập trung thống nhất các nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp vào một đầu mối có tác dụng chẳng những tăng thêm nguồn lực cho Ngân hàng mà còn làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn, hình thành mức lãi suất hợp lý mà hộ nông dân miền núi có thể chấp nhận được. Nhà nước cần xây dựng chính sách giá cả có lợi cho nông dân đảm bảo cho nông dân bù đắp được chi phí và có tích luỹ hợp lý, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất hộ nông dân như: Hình thành thị trường vốn ở nông thôn, nâng cao trình độ dân trí, quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng Đây là những yếu tố rất quan trọng nhưng hiện nay đang nằm ngoài tầm hoạt động của Ngân hàng, vì vậy cần được Đảng và Nhà nước chỉ đạo. 2.3.5 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước: Thu hút các dự án, chương trình quốc tế, hổ trợ ngành Ngân hàng về đào tạo cán bộ quản lý, điều hành hoạt động Ngân hàng theo trình độ quốc tế. Bùi Thị Thu Phương 46 Lớp 49B2 - TCNH
  47. Báo Cáo Thực Tập Chỉ đạo các hệ thống Ngân hàng mở rộng thị trường hoạt động liên Ngân hàng để kịp thời điều hoà vốn giửa các Ngân hàng thương mại, mở rộng hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và trong địa bàn để có đủ nguồn vốn mở rộng doanh số cho vay, tăng mức cho vay cùng số hộ được vay. Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cho vay chiết khấu đối với NHN0&PTNT. Cần tạo môi trường cạnh tranh thông thoáng, bình đẳng trên thị trường tín dụng nông thôn, thúc đẩy các TCTD mở rộng cho vay ở nông thôn, đầu tư cho nông nghiệp, tuy nhiên cần tránh tình trạng cho vay chồng chéo. Việc hoạch định những chủ trương, chính sách về tiền tệ - tín dụng Ngân hàng cần gắn sát với thực tế, sát với tình hình cơ sở và môi trường hoạt động của các tổ chức tín dụng, không ngừng cải tiến về thủ tục hồ sơ vay vốn của khách hàng. Bùi Thị Thu Phương 47 Lớp 49B2 - TCNH
  48. Báo Cáo Thực Tập KẾT LUẬN Công cuộc đổi mới đã từng bước đưa đất nước đi lên giành những thành tựu to lớn và quan trọng, tạo thế và lực vững chắc trong những năm đầu thế kỷ XXI, từng bước thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Trong công cuộc đổi mới chung của đất nước, ngành Ngân hàng đã tỏ rõ vị trí quan trọng của mình đối với sự phát triển của đất nước: hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng Thương mại nói riêng được coi không chỉ là điều kiện mà còn là động lực đảm bảo cho sự thắng lợi của công cuộc đổi mới. Với mục tiêu và phương châm tất cả vì lợi ích của khách hàng, hoạt động của NHNo & PTNT EaK’pam ngày càng được mở rộng và có hiệu quả cao. Đặc biệt trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay. Ngân hàng đã linh hoạt sử dụng các hình thức khuyến khích khách hàng như điều chỉnh lãi suất cho vay trong phạm vi cho phép để thu hút khách hàng, được hưởng lãi suất ưu đãi một phần trong lãi suất cho vay để không những đơn vị sử dụng vốn có hiệu quả mà còn trả được nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Trong quá trình hoạt động, mỗi cán bộ trong Ngân hàng đều không ngừng nâng cao trong chuyên môn, nghiệp vụ để những sản phẩm Ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn, tạo được tính cạnh tranh trên thương trường. Chính điều này đã làm tăng thu nhập cho Ngân hàng, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân trong toàn huyện, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên và thực thi chính sách Tiền tệ Quốc gia. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang hoà chung vào sân chơi WTO, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gây gắt của các tổ chức tín dụng khác, các Ngân hàng thương mại phải tự đổi mình và nâng cao hơn nửa chất lượng hoạt động, đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng. Thông qua hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại đã cung cấp vốn cho các chủ thể cần vốn giúp họ phát triển cả bề rộng lẩn bề sâu, và thông qua hoạt động tín dụng thì Bùi Thị Thu Phương 48 Lớp 49B2 - TCNH
  49. Báo Cáo Thực Tập Ngân hàng cũng đã thu được những khoản lợi nhuận cho mình. Chính vì thế việc nâng cao chất lượng tín dụng, nhất là tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp để giảm thiểu rủi ro của các Ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh NHN0&PTNT EaK’pam nói riêng là một vấn đề cần thiết và quan trọng. Vì nó không chỉ giúp cho Ngân hàng tồn tại và phát triển, mà còn phục vụ cho mục tiêu kinh tế - xã hội ở nông thôn, phục vụ cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Để giải quyết một cách hoàn chỉnh các vấn đề có liên quan đến tín dụng, nhất là tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp thì không chỉ có sự nổ lực của bản thân Ngân hàng mà còn cần có sự giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và các cơ quan hữu quan trong nền kinh tế. Bùi Thị Thu Phương 49 Lớp 49B2 - TCNH