Đề tài Phân tích tổng quan tình hình tài chính của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng - SRC

doc 30 trang nguyendu 4510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phân tích tổng quan tình hình tài chính của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng - SRC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_phan_tich_tong_quan_tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_c.doc

Nội dung text: Đề tài Phân tích tổng quan tình hình tài chính của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng - SRC

  1. Phân tích tài chính DN Mục lục Chủ Đề:“Phân tích tổng quan tình hình tài chính của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng-SRC Lời mở đầu 1 I.Khái quát về doanh nghiệp 2 II.Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 5 III.Phân tích tình hình biến động doanh thu,lợi nhuận và chi phí 7 IV.Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn .14 V.Phân tích các chỉ số tài chính .21 Kết Luận 29 1
  2. Phân tích tài chính DN LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành đầu tư hay sản xuất họ đều mong muốn đồng tiền của họ bỏ ra sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế sẳn có thì nội lực tài chính của doanh nghiệp là cơ sở cho hàng loạt các chính sách đưa doanh nghiệp đến thành công. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp xácđịnh đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch tài chính cũng đóng mộtvai trò quan trọng không kém, nó trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của doanh nghiệp, không có kế hoạch, doanh nghiệp sẽ hoạt động trong bối cảnh mù mờ về mục tiêu tài chính, dễ dẫn đến mất kiểm soát và dễ gặp bất trắc. Do đó chúng em đã quyết định chọn chủ đề “Phân tích tổng quan tình hình tài chính của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng- SRC” Đề tài nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình tài chính, vì thế quá trình hân tích chủ yếu dựa vào sự biến động của các báo cáo tài chính để thực hiện các nội dung: đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty, phân tích sự biến động các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích so sánh các tỉ số tài chính, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đưa ra một số biện pháp - kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính Công ty. Trong quá trình thực hiện, chúng em nhận thấy công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là một công ty hoạt động có hiệu quả, ngay cả trong tình hình kinh tế không mấy sáng sủa. Việc tìm tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và phân tích cũng khá dễ dàng do công ty đã minh bạch hóa số liệu và cập nhật thường xuyên. Tuy nhiên do phạm vi kiến thức về phân tích nói riêng và kiến thức tài chính nói chung còn hạn hẹp, nên bài nghiên cứu không thể không tránh khỏi sai sót, mong nhận được sự nhận xét, đóng góp từ cô để bài nghiên cứu hoàn thiện hơn./. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô! 2
  3. Phân tích tài chính DN CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG ( DANANG RUBBER JOINT STOCK COMPANY ) Tên Công ty : Công ty cổ phần cao su Đà nẵng Tên tiếng Anh : Danang rubber joint stock company Tên thương mại : DRC Trụ sở chính : 01 Lê văn Hiến - Phường Khuê Mỹ - Quận Ngũ Hành Sơn -Thành phố Đà Nẵng Điện thoại : 0511.3950824 – 3954942 – 3847408 Fax : 0511.3836195 – 3950486 Email : drcmarket@dng.vnn.vn Website : , HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP I. Khái quát về doanh nghiệp *Sản phẩm: DRC là một trong ba doanh nghiệp hàng đầu sản xuất săm lốp ở Việt Nam, cung cấp các loại săm lốp và là doanh nghiệp duy nhất sản xuất được lốp máy bay. Doanh nghiệp còn bắt đầu sản xuất lốp ôtô cho xe vận tải có trọng tải lớn (từ 12 tấn trở lên) bởi vì ngành hàng ô tô mang lại lợi suất lợi nhuận lớn so với các mặt hàng xe máy và xe đạp (58% tổng doanh thu). Hiện tại, mặt hàng săm, yếm, lốp ôtô chỉ chiếm 30% thị phần trên thị trường toàn quốc còn mặt hàng săm, yếm, lốp xe đạp chiếm 40% thị phần tòan quốc 3
  4. Phân tích tài chính DN Về cơ cấu sản phẩm, doanh nghiệp có 4 loại mặt hàng chủ lực: lốp,săm, băng tải và cao su kỹ thuật. Trong đó, lốp và săm là hai mặt hàng mang lại doanh thu lớn nhất và thứ hai cho công ty (75% và 20.09% năm 2008). Doanh thu còn lại thuộc về cao su kỹ thuật và các sản phẩm khác * Lĩnh vực kinh doanh. + Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao su, + Chế tạo lắp đặt thiết bị ng ành công nghiệp cao su + Kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp *Thị trường tiêu thụ Công ty có hệ thống phân phối trải rộng trên 3 miền với 130 đai lý cấp 1 với 7 xí nghiệp , trong đó 3 xí nghiệp chuyên sản xuất săm, lốp các loại và 4 xí nghiệp còn lại có nhiệm vụ cung cấp năng lượng,điện, cao su kỹ thuật và luyện cao su Công ty có 3 chi nhánh tạiThái Bình, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của SRC là thị trường trong nước . Hiện tại, công ty chưa xuất khẩu sang nước khác nhưng đó là mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp trong tương lai. Khách hàng chiến lược của SRC hầu hết là công ty Việt Nam . Hơp đồng mà SRC đang thực hiện mang lại giá trị dự kiến trong năm 2009 chủ yếu là mặt hàng ôtô, xe đạp xe máy Một số hình ảnh Thiết bị , nhà xưởng 4
  5. Phân tích tài chính DN Công ty Cổ phần Cao Su Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 1446/QĐ –TCCB ngày 18 tháng 04 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nay là bộ công thương. Công ty bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần từ ng ày 01/01/2006.Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao su; Chế tạo, lắp đặt thiết bị ng ành công nghiệp cao su; Kinh doanh th ương mại, dịch vụ tổng hợp. Sản phẩm sản xuất của công ty l à đa dạng và phong phú nhưng chiếm tỷ trọng lớn vẫn là sản phẩm săm lốp ô tô .Công ty sản xuất các loại lốp siêu trường, siêu trọng phục vụ công trình và khai thác mỏ, trọng lượng trên 2 tấn/1chiếc lốp. Đây là sản phẩm tại Việt Nam chỉ có công ty cổ phần cao su Đ à Nẵng sản xuất duy nhất . Ngoài ra công ty còn sản xuất các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng như săm lốp xe đạp, săm lốp xe máy, săm lốp ô tô phục vụ xe tải và các công ty lắp ráp trong cả nước. Công ty còn sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật phục vụ các nghành công nghiệp khác II.ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ( Đơn vị : Triệu VND) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T/2010 Tổng tài sản 584.408 614.518 785.852 828.850 Doanh thu thuần 1.182.137 1.317.075 1.855.378 979.836 LNST 70.867 51.789 394.527 114.915 ROA (%) 12,13% 8,43% 50,20% 8,84% ROE (%) 33,97% 23,90% 70,80% 10,95% EPS 5.435 3.366 25.563 3.239 BV 15.998 14.085 36.221 20.556 Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2009 của DRC đạt được hiệu quả cao khi lợi nhuận vượt kỳ vọng. Mặc dù doanh thu năm 2009 tăng trưởng khá cao ( tăng 40,64%) nhưng lợi nhuận lại tăng đột biến, đạt 393,275 tỷ đồng so với 51,790 tỷ đồng trong năm 2008, tăng 661,78%. Do đó EPS năm 2009 đạt 25.563VND, một mức rất cao so với hấu hết các doanh nghiệp niêm yết trên sàn. 5
  6. Phân tích tài chính DN Bước sang năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, giá cả nguyên vật liệu biến động thất thường tác động tiêu cực đến hoạt động của DRC. Tuy nhiên, để đạt được những kết quả như trên là nhờ chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của chính phủ như gói kích cầu kinh tế đã phát huy tác dụng và chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp góp phần giảm chi phí hoạt động doanh nghiệp. Hệ thống quản trị của DRC đã được nâng cấp lên một bước, giúp DN điều hành tốt hơn và kiểm soát chặt chẽ các chi phí. Chất lượng sản phẩm của DN được tăng cường Cùng với sự giảm giá của nguồn nguyên liệu đầu vào, DRC đã chủ động tích trữ nguyên vật liệu đầu vào đã giúp cho DN giảm được chi phí giá vốn vì thế dù doanh thu tăng không nhiều nhưng lợi nhuận trước thuế tăng mạnh. Trong cơ cấu doanh thu thì doanh thu từ lốp xe (chủ yếu là lốp xe tải) chiếm 80.7% tổng doanh thu. Trong đó, doanh thu từ lốp xe tải hạng nặng chiếm 48% tổng doanh thu và lốp xe tải hạng nhẹ chiếm 20%. Mặc dù Bộ Giao thông vận tải cho biết sẽ hạn chế tăng trưởng doanh thu bán xe máy xuống mức 7% trong năm 2010 nhưng doanh thu của DRC sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Bên cạnh đó nhu cầu về oto tại Việt Nam ngày càng lớn, do đó thị phần tiêu thụ săm lốp ô tô sẽ tăng, hiện tại chất lượng săm lốp ô tô của DRC cũng như các doanh nghiệp cùng ngành rất thấp chủ yếu là lốp bias độ ma sát kém do đó hầu hết các doanh nghiệp trong nước đang xây dựng nhà máy sản xuất lốp radial và nhà máy sản xuất lốp xe máy, nếu 2 nhà máy này đi vào hoạt động thì doanh thu của DRC sẽ tăng trưởng mạnh đã giảm mạnh tỷ lệ chiết khấu thanh toán. Mặc dù chi phí lãi vay và chi phí chiết khấu đã giảm đáng kể, chi phí tài chính chỉ giảm 22% so với cùng kỳ năm trước, điều này là do 69% chi phí tài chính xuất phát từ lỗ tỷ giá (tăng 4.2% so với cùng kỳ năm trước). Cùng với đó doanh nghiệp đã sử dụng lượng tiền mặt sẵn có đầu tư vào nhu cầu vốn lưu động của mình thay cho sử dụng nợ. * Tình hình tài chính: Tình hình tài chính của DRC tương đối lành mạnh, khả năng thanh toán hiện hành khá cao và liên tục tăng từ 1,4 lần năm 2008 lên 3,9 lần trong 6 tháng đầu năm 2010 . Cùng với đó khả năng thanh toán nhanh của DRC rất tốt, do việc hạn chế sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản lưu động do đó rủiro về mất khả năng thanh toán của DRC là khá thấp Tuy doanh nghiệp đã hạn chế sử dụng nợ, tuy nhiên chính sách tín dụng đã được nới lỏng ra nên ượng khoản phải thu khách hàng của DRC tăng 6
  7. Phân tích tài chính DN mạnh, tuy nhiên các khoản phải thu này chủ yếu là các khách hàng quen thuộc do đó tính lỏng khá cao khi vòng quay khoản phải thu tăng từ 9.09 lần năm 2006 lên 14,41 lần năm 2009. Đồng thời khả năng sinh lời của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của DRC khá cao, do đột biến về lợi nhuận năm 2009 nên ROE năm 2009 của DRC là 70,57% và ROA là 52%, trong khi đó trong quý II/2010 của DRC thì ROA đạt là 8.04%, nếu hoạt động kinh doanh của DRC tiếp tục ổn định trong những tháng cuối năm thì ROA trong năm nay có thể đạt 30% theo đánh giá của các nhà kinh tế. Để thấy được rõ hơn tình hình tài chính của công ty ta tiến hành phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cóa kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. III.PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU,LỢI NHUẬN VÀ CHI PHÍ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ngày 30-12-2009 Đơn vị :VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 1 Doanh thu bán hàng và 1,317,074,770,390 1,855,377,641,365 cung cấp dịch vụ 2 Các khoản giảm trừ doanh 26,557,127,396 40,336,619,011 thu 3 Doanh thu thuần về bán 1,290,517,642,994 1,815,041,022,354 hàng và cung cấp dịch vụ 4 Giá vốn hàng bán 1,133,436,423,717 1,292,759,604,291 5 LN gộp về bán hàng và 157,081,219,277 522,281,418,063 cung cấp dịch vụ 6 Doanh thu hoạt động tài 10,088,689,285 2,449,556,248 chính 7 Chi phí tài chính 65,206,137,614 47,393,813,255 8 Chi phí bán hàng 34,020,242,990 45,459,928,569 9 Chi phí quản lý doanh 19,842,423,521 39,743,862,125 nghiệp 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt 48,101,104,437 392,133,370,362 động kinh doanh 7
  8. Phân tích tài chính DN 11 Thu nhập khác 3,837,569,798 2,750,012,563 12 Chi phí khác 149,510,369 356,523,032 13 Lợi nhuận khác 3,688,059,429 2,393,489,531 14 Tổng lợi nhuận kế toán 51,789,163,866 394,526,859,893 trước thuế 15 Thuế thu nhập doanh 1,252,285,703 nghiệp 16 Lợi nhuận sau thuế thu 51,789,163,866 393,274,574,190 nhập doanh nghiệp 17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 3,366 25,563 18 Cổ tức trên mỗi cổ phiếu (*) Bảng rút gọn của Bộ Tài chính như sau: Đơn vị: Tỷ VNĐ 2007 2008 2009 Doanh thu Thuần 1.169,8 1.290,5 1.815,0 Giá vốn hàng bán 1.029,4 1.133,4 1.292,8 Lãi gộp 140,4 157,1 522,3 Thu nhập tài chính 1,7 10,1 2,4 Bao gồm: Thu nhập HĐ đầu tư tài chính - - - Chi phí tài chính 25,0 65,2 47,4 Bao gồm: Chi phí tiền lãi vay 22,1 44,8 13,7 Chi phí bán hàng 25,9 34,0 45,5 Chi phí quản lý DN 17,4 19,8 39,7 Lãi/(Lỗ) từ hoạt động kinh doanh 73,8 48,1 392,1 Lãi lỗ trong công ty liên doanh, liên kết - - - Thu nhập/(Chi phí) khác 2,9 3,7 2,4 Lãi/(Lỗ) ròng trước thuế 70,9 51,8 394,5 Thuế TNDN - Hiện thời - - 1,3 Thuế TNDN - Hoãn lại - - - Lãi/(Lỗ) ròng sau thuế 70,9 51,8 393,3 Lợi ích của cổ đông thiểu số - - - Lãi/(Lỗ) thuần của cổ đông công ty mẹ 70,9 51,8 393,3 Chi phí khấu hao TSCĐ 50,2 28,3 33,5 EBITDA (Lợi nhuận trước Lãi vay, Thuế, KH) 143,2 96,6 - 8
  9. Phân tích tài chính DN EBIT (Lợi nhuận trước Lãi vay, Thuế) 93,0 96,6 - Đưa vào chỉ tiêu năm 2007 để thấy được rõ hơn tình hình biến động về doanh thu,lợi nhuận và chi phí của công ty. Tiến hành lập báo cáo khuynh hướng kết quả kinh doanh(KQKD) ta được Đơn vị: % Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Doanh thu Thuần 100 110.32 155.15 Giá vốn hàng bán 100 110.10 125.59 Lãi gộp 100 111.89 372.01 Thu nhập tài chính 100 594.12 141.18 Chi phí tài chính 100 260.80 189.60 Chi phí bán hàng 100 131.27 175.68 Chi phí quản lý DN 100 113.79 228.16 Lãi/(Lỗ) từ hoạt động kinh doanh 100 65.18 531.30 Thu nhập/(Chi phí) khác 100 127.59 82.76 Lãi/(Lỗ) ròng trước thuế 100 73.06 556.42 Thuế TNDN - Hiện thời 100 Thuế TNDN - Hoãn lại 100 Lãi/(Lỗ) ròng sau thuế 100 73.06 554.72 Lãi/(Lỗ) thuần của cổ đông công ty mẹ 100 73.06 554.72 9
  10. Phân tích tài chính DN Báo cáo kết quả hoạt đọng kinh doanh dạng so sánh ngang Đơn vị :VNĐ tỷ lệ % với doanh chênh lệch 2008 chênh lệch 2009 thu Tuyệt Đơn vị: Tỷ VNĐ 2007 Tuyệt đối % đối % 2008 2009 Doanh thu Thuần 1,169.8 +120.7 +10.3 +645.2 +55.2 100 100 Giá vốn hàng bán 1,029.4 +104.0 +10.1 +263.4 + 25.6 +87.8 +71.2 Lãi gộp 140.4 +16.7 +11.9 +381.9 +272.0 +12.2 +28.8 Thu nhập tài chính 1.7 +8.4 +494.1 +0.7 + 41.2 +0.8 +0.1 Chi phí tài chính 25.0 +40.2 +160.8 +22.4 +89.6 +5.1 +2.6 Chi phí bán hàng 25.9 +8.1 +31.3 +19.6 +75.7 +2.6 +2.5 Chi phí quản lý DN 17.4 +2.4 +13.8 +22.3 +128.2 +1.5 +2.2 Lãi/(Lỗ) từ hoạt động kinh doanh 73.8 -25.7 -34.8 +318.3 +431.3 +3.7 +21.6 Thu nhập/(Chi phí) khác 2.9 +0.8 +27.6 -0.5 -17.2 +0.3 +0.1 Lãi/(Lỗ) ròng trước thuế 70.9 -19.1 -26.9 +323.6 +456.4 +4.0 +21.7 Thuế TNDN - Hiện thời - +0.1 Thuế TNDN - Hoãn lại - Lãi/(Lỗ) ròng sau thuế 70.9 -19.1 -26.9 +322.4 +454.7 +4.0 +21.7 Từ bảng trên ta thấy rằng,trong năm 2009 Công ty đă đạt được một số thành tích như: DTT tăng theo các năm cao nhất là 2009 tăng 55.15% (645.2 tỷ ) so với 2007 đây là 1 dấu hiệu tốt của doanh nghiệp Doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh trong năm 2008 gấp gần 6 lần so với năm 2007(tăng 494.12%) Lợi nhuận từ HĐKD năm 2008 giảm chỉ bằng 65.18% năm 2007 tuy nhiên năm 2009 LN tăng vọt bằng 531.3% năm 2007 - Phân tích 10
  11. Phân tích tài chính DN *DTT DTT năm 2008 tăng 10.3% (120.7 tỷ) Iq=Id/Ig =1.103/1.22 =0.904 (lạm phát năm 2008 khoảng 22%) => bỏ qua ảnh hưởng của giá cả thì sản lượng tiêu thụ năm 2008 giảm 10.6% so với 2007 =>DTT tăng chủ yếu do doanh nghiệp được hưởng lợi thế về giá tăng trên thị trường DTT năm 2009 tăng 55.2% so với 2007(645.2 tỷ) Iq=Id/Ig =1.552/1.0688=1.452 (lạm phát năm 2009 khoảng 6.88%) => bỏ qua ảnh huởng của giá cả sản lượng tiêu thụ năm 2009 vẫn tăng 45.2% so với 2007 => đây là 1 dấu hiệu rất tốt của doanh nghiệp Năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới khiến nhiều công ty sản xuất ô tô gặp khó khăn trong khi đó doanh nghiệp lại chuyên sản xuất xăm lốp ô tô (chiếm 80% tổng doanh thu)=> ảnh hưởng tới DTT. Năm 2009 phục hồi sau khủng hoảng nên doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng mạnh. Chính DTT tăng mạnh giúp cho doanh nghiệp đạt được lợi nhuận lớn trong năm 2009=> điều này cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động đúng hướng Doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính tăng cho thấy quy mô của doanh nghiệp dang tăng cả về hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận *Giá vốn 11
  12. Phân tích tài chính DN Qua các năm giá vốn có xu hướng tăng tuy nhiên tốc độ tăng của giá vốn vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của DTT => doanh nghiệp đang hoạt động khá ổn định ít rủi ro. Trong năm 2008 thu được 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải sử dụng 87.8 đồng chi trả cho giá vốn . tỉ lệ này là quá cao cho thấy doanh nghiệp quản lý giá vốn trong năm 2008 là chưa tốt, lãng phí các yếu tố đầu vào, dự trữ không hợp lý Năm 2009 giá vốn của doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng nhưng trong năm 2009 doanh nghiệp bán được nhiều hàng do đó giá vốn tăng lên là điều hợp lý. Trong 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp chỉ phải bỏ ra 71.2 đồng chi trả cho giá vốn => hoạt động quản lý giá vốn diễn ra tốt hơn *Chi phí tài chính Chi phí tài chính năm 2008 tăng nhanh ( tăng160.8% so với 2007) do tình hình kinh tế thế giới cộng thêm tình hình lạm phát tăng cao của Việt Nam khiến chi phí đi vay tăng cao. Tuy nhiên 2009 với các biện pháp của chính phủ nhằm giảm lãi suất đã làm giảm chi phí đi vay của doanh nghiệp Chi phí tài chính tăng cao 1 phần do lãi suất tăng nhưng cũng có 1 phần do doanh nghiệp đang gặp tình trạng khó khăn nên phải vay mượn nhiều . điều này làm tăng rủi ro của doanh nghiệp khi họ vay nợ quá nhiều đặc biệt trong tình hình thị trường không ổn định như năm 2008 Chính sự tăng mạnh của chi phí tài chính đã khiến lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2008 bị giảm mạnh *Chi phí bán hàng DTT của doanh nghiệp tăng nên việc tăng chi phí bán hàng là hợp lý tuy nhiên tốc độ tăng chi phí bán hàng là quá cao đặc biệt trong năm 2008 DTT tăng 10% nhưng chi phí bán hàng tăng tới 30%. Cho thấy doanh nghiệp chưa quản lý tốt việc bán hàng, công việc kinh doanh không ổn định vì vậy doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều chi phí để bán hàng tăng doanh thu. Việc bán hàng không tốt cũng 1 phần do các doanh nghiệp xe hơi đang gặp khó khăn vì vậy việc bán các sản phẩm xăm lốp (80% DTT) gặp khó khăn => tăng các khoản khuyến mại để bán được nhiều hàng Trong năm 2009 DTT tăng mạnh nhưng trong 100 đồng doanh thu chỉ phải dùng 2.5 đồng cho chi phí bán hàng (nhỏ hơn năm 2008 với 2.6 đồng) => doanh nghiệp cải thiện tốt khâu bán hàng *Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng qua các năm nhưng tăng vọt 228% trong năm 2009. điều này có thể lý giải do doanh nghiệp mở rộng sản xuất tăng quy mô dẫn đến chi phí quản lý tăng => hợp lý 12
  13. Phân tích tài chính DN *Lợi nhuận Trong năm 2008 lợi nhuận từ HĐKD giảm 34.8% tương đương 25.7 tỷ tuy nhiên doanh nghiệp vẫn làm ăn có lãi. Cho thấy doanh nghiệp đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn do tình hình thị trường năm 2008. phần lớn lợi nhuận được hình thành từ hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy doanh nghiệp ít rủi ro. Năm 2009 LN tăng mạnh cho thấy doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả. LN vẫn được hình thành phần lớn từ hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy vị thế của doanh nghiệp ngày càng được cải thiện - kết luận : năm 2008 do điều kiện kinh tế khó khăn làm tăng các chi phí dẫn đến giảm sút lợi nhuận của doanh nghiệp. năm 2009 doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, doanh thu tăng mạnh tạo ra lợi nhuận lớn 13
  14. Phân tích tài chính DN IV.PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 30-12-2009 Đơn vị: VNĐ Stt Nội dung Số dư đầu kỳ Số dư cuối kỳ I Tài sản ngắn hạn 429,046,461,457 546,819,954,385 1 Tiền và các khoản tương 14,761,063,710 77,969,488,775 đương tiền 2 Các khoản đầu tư tài chính 9,000,000,000 0 ngắn hạn 3 Các khoản phải thu ngắn 120,863,874,652 125,948,346,714 hạn 4 Hàng tồn kho 281,718,053,577 337,387,368,530 5 Tài sản ngắn hạn khác 2,703,469,518 5,514,750,366 II Tài sản dài hạn 185,472,062,672 238,229,104,440 1 Các khoản phải thu dài hạn 2 Tài sản cố định - Tài sản cố định hữu hình 156,485,910,536 207,749,475,754 - Tài sản cố định vô hình 3,245,227,115 3,259,817,120 - Tài sản cố định thuê tài chính - Chi phí xây dựng cơ bản 19,434,517,810 dở dang 22,410,586,996 3 Bất động sản đầu tư 4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 5 Tài sản dài hạn khác 6,306,407,211 4,809,224,570 III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 614,518,524,129 785,049,058,825 IV Nợ phải trả 398,490,405,216 226,560,569,107 1 Nợ ngắn hạn 303,161,069,047 183,213,155,812 2 Nợ dài hạn 95,329,336,169 43,347,413,295 V Vốn chủ sở hữu 216,028,118,913 558,488,489,718 1 Vốn chủ sở hữu 216,685,819,486 557,253,299,989 - Vốn đầu tư của chủ sở 153,846,240,000 hữu 153,846,240,000 - Thặng dư vốn cổ phần 3,281,000,000 3,281,000,000 - Cổ phiếu quỹ 14
  15. -Chênh lệch đánh giá lại tài sản Phân tích tài chính DN -Chênh lệch hối đoái 304,364,410 -Các quỹ 5,471,922,169 23,754,182,116 -Lợi nhuận sau thuế chưa 54,086,657,317 phân phối 376,067,513,463 -Nguồn vốn đầu tư XDCB 2 Nguồn kinh phí và quỹ -657,700,573 khác 1,235,189,729 -Quỹ khen thưởng phúc lợi -657,700,573 1,382,636,462 -Nguồn kinh phí -401,700,000 -Nguồn kinh phí đã hình 254.253.267 thành TSCĐ VI TỔNG CỘNG NGUÔN 614,518,524,129 785,049,058,825 VỐN Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có tài sản bao gồm TSLĐ và TSCĐ. Để hình thành 2 loại tải sản này phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ , phần dư củanguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành TSLĐ. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hay giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên. 1. Đánh giá VLĐTX: VLĐTX = NVDH - TSDH = (Nợ DH +VCSH) – TSDH *Đầu năm : VLĐTX= ( 95,329,336,169 + 216,028,118,913 ) - 185,472,062,672 = 125,885,392,500 *Cuối năm : VLĐTX = ( 43,347,413,295 + 557,253,299,989 ) - 238,229,104,440 = 362,371,608,800 15
  16. Phân tích tài chính DN VLĐTX ở đầu năm và cuối năm đều > 0 chứng tỏ NVDH không những tài trợ được cho toàn bộ TSDH mà một phần NVDH còn tài trợ được cho TSNH.Điều này thường đem lại cho Doanh nghiệp một nguồn vốn tài trợ ổn định,một quyền độc lập tự chủ nhất định trong việc SXKD của công ty => Dấu hiệu An toàn về cơ cấu vốn VLĐTXĐN 0 chứng tỏ 1 phần TSNH của DN đang cần được ngượi thứ 3 tài trợ. 3. Đánh giá Vốn bằng tiền ( VBT): VBT = VLĐTX - NCVLĐ Đầu năm : VBT = 125,885,392,500 - 102,124,328,600 =23,761,063,900 Cuối năm: VBT = 362,371,608,800 - 285,637,309,800=76,734,299,000 VBT cả đầu năm và cuối năm dều > 0 trong khi NCVLĐ dương chứng tỏ VLĐTX thỏa mãn NCVLĐ,DN không cần đi vay và chủ động về VBT. 4. Sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng tới VLĐTX: 16
  17. Phân tích tài chính DN Đơn vị: VND Tài sản dài hạn Chênh lệch Nguồn vốn dài hạn Chênh lệch Các khoản phải thu 0 Nợ dài hạn -51,981,922,870 dài hạn Tài sản cố định: +54,254,224,390 Vốn chủ sỡ hữu +340,567,480,500 -TSCĐ hữu hình +51,263,565,200 *Vốn chủ sỡ hữu 0 -TSCĐ vô hình +14,590,005 -Các quỹ +18,282,259,940 -Chi phí xây dựng +2,976,069,180 -Lợi nhuận chưa +321,980,856,100 cơ bản dở dang phân phối sau thuế -Chênh lệch tỷ giá hối đoái +304,364,410 Bất động sản đầu 0 *Nguồn kinh phí +1,892,890,302 tư và các quỹ Các khoản đầu tư 0 -Quỹ khen thưởng +2,040,337,035 tài chính dài hạn phúc lợi Tài sản dài hạn -1,479,182,641 -Nguồn kinh phí -401,700,000 khác -Nguồn kinh phí đã hình thành +254,253,267 TSCĐ Cộng +52,757,041,750 Cộng +254,478,447,900 Vốn lưu động thường xuyên kỳ này lớn hơn so với kỳ trước 236,486,216,300đ Thể hiện nguồn vốn dài hạn đầu tư cho tái sản ngắn hạn tăng.Nhìn chung đây là xu hướng tốt cho doanh nghiệp. Cụ thể là do nguồn vốn dài hạn tăng 254,478,447,900đ làm vốn thường xuyên tăng.Bên cạnh đó tài sản dài hạn tăng 52,757,041,750đ giảm nhưng với tốc độ tăng nhỏ hơn nguồn vốn dài hạn làm vốn lưu động thường xuyên tổng thể tăng.Các nhân tố ảnh hưởng đến Vốn lưu động thường xuyên của Công ty DRC được tóm tắt trong bảng trên. 17
  18. Phân tích tài chính DN Xem xét một cách chi tiết hơn cho thấy,Nguồn vốn dài hạn tăng do Lợi nhuận chưa phân phối sau thuế tăng rất nhiều. Tuy vốn góp không tăng nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp còn được hưởng lợi lớn từ chênh lệch tỷ giái hối đoái.Việc tăng vốn chủ sỡ hữu chủ yếu do tăng hiệu quả kinh doanh,doanh nghiệp trích lập nhiều quỹ hơn làm tăng năng lực tài chính cho doanh nghiệp. Tài sản dài hạn của doanh nghiệp tăng do doanh nghiệp mở rộng quy mô tài sản để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.Đây là việc làm cần thiết để tăng năng lực cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp.Mặt khác việc đầu tư này vẫn trên cơ sở nguồn vốn dài hạn.Tuy năm 2009 chỉ tiêu Tài sản dài hạn khác giảm nhưng lượng giảm là không đáng kể so với tốc độ tăng của TSCĐ.Dựa vào bảng trên ta còn thấy được năm 2009 Công ty có xu hướng tập trung mở rộng sản xuất và không mở rộng lĩnh vực đầu tư tài chính để kiếm thêm lợi nhuận.Bên cạnh đó Doanh nghiệp đang quản lý rất tốt các khoản phải thu dài hạn từ 2008 đến 2009. Ngoài ra, để xem xét Dn có đủ VLĐTX đáp ứng cho các chu kỳ kinh doanh ta xét các tỷ số so sánh sau: VLĐTX / NCVLĐ = 362,371,608,800 / 285,637,309,800 = 126,86 % Trong trường hợp này DRC là công ty sản xuất nên tỷ số này nên > =50% để phản ánh hiệu quả sử dụng vốn hợp lý Nói tóm lại doanh nghiệp đang có một cơ cấu vốn an toàn,đảm bảo cho viêc mở rộng quy mô sản xuất. 5. Sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng tới NVCLĐ: Đơn vị: VND Tài sản kinh doanh Chênh lệch Nợ kinh doanh Chênh lệch Phải thu ngắn hạn +5,084,472,100 Nợ ngắn hạn -119,947,913,200 Hàng tồn kho +55,669,315,000 TS ngắn hạn khác +2,811,280,848 Cộng +63,565,067,950 Cộng -119,947,913,200 18
  19. Phân tích tài chính DN So với năm trước Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 183,512,981,100đ(179,7%).Với doanh thu thuần của doanh nghiệp năm nay tăng so với năm trước là 40,64% ( 1,815,041,022,354/1,290,517,642,994 ) cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp đã tăng lên.Tuy nhiên để có biện pháp quản lý tốt hơn các loại tài sản ngắn hạn,các khoản nợ,cần làm rõ nguyên nhân của việc tăng này.Sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu vốn lưu động được tóm tắt ở bảng trên. Ta thấy,do Tài sản kinh doanh tăng đã làm nhu cầu vốn lưu động tăng 63,565,067,950đ,đồng thời Nợ kinh doanh giảm làm tăng nhu cầu vốn lưu động 119,947,913,200đ Sự tăng lên của tài sản kinh doanh chủ yếu do sự tăng lên của hàng tồn kho(55,669,315,000 đ tương ứng 87,68% sự tăng lên của Tài sản kinh doanh).Tuy nhiên,nguyên nhân của việc tăng HTK cần phải được làm rõ để thấy được tính hợp lý hay không của việc tăng này.Nguyên nhân làm HTK tăng có thể là do: Hàng hóa kém chất lượng,ứ đọng lâu ngày, không tiêu thu được co thể dẫn tới ứ đọng vốn,hoặc có thể do năm 2008,2009 thị trường đang chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên giá hàng hóa tăng cao làm tốc độ tiêu thụ sản phẩm chậm lại,và các sản phẩm của công ty không năm ngoài số đấy.Hoặc xem xét trong trường hợp này HTK tăng một phần do giá cả,nhưng chủ yếu là do công ty tăng quy mô sản xuất,cơ sở vật chất kỹ thuật tăng,hàng hóa sản xuất ra nhiều hơn. Khoản phải thu ngắn hạn tăng 5,084,472,100 đ tương ứng 4,2% do doanh nghiệp mở rộng điều kiện tín dụng cho khách hàng bằng các biện pháp như bán hàng trả chậm nhằm kích thích tiêu thụ hàng hóa trong thời kỳ khủng hoảng và khách hàng gặp khó khăn về thanh toán. NCVLĐ tăng còn do Nợ kinh doanh của công ty giảm rất nhiều - 119,947,913,200đ do doanh nghiệp quản lý tốt hơn năm trước về các khoản nợ ngắn hạn,doanh nghiệp còn được nhân các điều kiện ưu đãi từ bạn hàng và đã chấp hành kỷ luật thanh toán,kỷ luật tài chính tốt,tạo được uy tín trong ngành và không tạo áp lực cho chính doanh nghiệp về các khoản nợ đó. Ta có tỷ số NCVLĐ / DTT như sau: *Đầu năm: NCVLĐ / DTT = (102,124,328,600 / 1,290,517,642,994 ).100% = 7,91 % 19
  20. Phân tích tài chính DN *Cuối năm: NCVLĐ / DTT = (285,637,309,800 / 1,815,041,022,354).100% = 15,74 % Tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn tốt của doanh nghiệp 6.Phân tích mối quan hệ giữa VBT, VLĐTX va NCVLĐ: *Năm 2008: VBT>0 , VLĐTX >0 ,NCVLĐ >0 *Năm 2009: VBT>0 , VLĐTX >0 ,NCVLĐ >0 VBT VLĐTX VBT VLĐTX 23,761,063,900 125,885,392,500 76,734,299,000 362,371,608,800 NCVLĐ NCVLĐ 102,124,328,600 285,637,309,800 Doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ cả hai thời điểm đầu và cuối năm điều này cho thấy doanh nghiệp đang duy trì một cơ cấu vốn rất an toàn song việc dùng quá nhiều nguồn vốn dài hạn cho nhu cầu ngắn hạn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 20
  21. Phân tích tài chính DN v. Phân tích các chỉ số tài chính năm 2008-2009 1.Chỉ số đánh giá khả năng thanh toán: -Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Hệ số này đo lường khả năng mà các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn 2008 2009 HSTTNNH 1.415 2.985 Số liệu trên hàm ý cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có 1.415d(2008)và 2.985d(2009) tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền để trả các khoản nợ đến hạn. Ta thấy mức chênh lệch của năm 2008 vs năm 2009 là rất lớn. So vs năm 2008 hệ số này đã tăng lên gấp đôi. Để giải thích cho sự thay đổi lớn này ta có thể thấy ngay nguyên nhân chính ở đây là do sự tăng cao của TSNH năm 2009 là 28% so vs năm 2008 trong khi Nợ NH năm 2009 giảm 40% so vs năm 2008. Việc TSNH tăng 28% nguyên nhân chính là do HTK tăng đến 20% so vs năm 2008.Như ta đã biết khả năng chuyển hóa thành tiền của HTK là kém nhất. Vì vậy để đánh giá 1 cách toàn diện hơn ta sẽ sử dụng hệ số khả năng thanh toán nhanh của DN -Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số này đo lường khả năng các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng việc chuyển đổi TS ngắn hạn(ko kể hang tồn kho) thành tiền. 21
  22. Phân tích tài chính DN Chỉ tiêu 2008 2009 HSTTN 0.48 1.16 Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ NH mà ko dựa vào việc phải bán bớt vật tư hang hóa,HTK Hệ số này năm 2009 tăng 0.68 tức tăng đến 142% so vs năm 2008.Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh nợ NH của công ty là rất tốt. Việc tăng đột biến chủ yêu do nợ ngắn hạn giảm mạnh và việc DN đã tăng khoản tiền vs tương đương tiền -Hệ số khả năng thanh toán tức thì 2008 2009 HSNHTTTT 0.0784 0.4747 Hệ số này năm 2009 tăng đến 0.3963 chứng tỏ khả năng thanh toán của DN đã dc cải thiện rõ rệt nhất. Việc thanh toán các khoản nợ đến hạn là rất tốt. DN ko rơi vào trạng thái rủi ro thanh toán Qua 3 hệ số thanh toán trên ta có thể thấy dc rằng so vs năm 2008 thì 2009 công ty đã có 1 tiến bộ 1 cách vượt bậc.Điều này cũng có thể giải thích do năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới kéo theo nhiều ngành nghê bị ảnh hưởng. Một trong những ngày ảnh hưởng nặng nề nhất là ngành ô tô. Mà ta đã biết đa số doanh thu công ty là do sản phẩm săm lốp ô tô mang lại.Đến năm 2009 khi kinh tế thế giới dc phục hồi thì triển vọng mới được mở ra. Tính thanh khoản trong việc thanh toán của công ty là điều dễ hiểu. Để đánh giá 1 cách chính xác hơn về khả năng thanh toán của công ty ta xét them 1 số yếu tố cấu thành chỉ tiêu , những nhân tố tác động đến sự chuyển hóa thành tiền sau: +Vị thế ngành: Công ty cao su Đà Nẵng là công ty hang đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất săm lốp ô tô xe máy +Đặc điểm tính chất ngành KD: Ngành săp lốp ô tô xe máy có tiềm năng rất lớn nhu cầu trong và ngoài nước cao. Vì ngành công nghiệp SX ô tô đang dc phục hổi. Lượng ô tô tiêu thụ tăng cao. Nên đây là 1 ngành có triển vọng lớn. So sánh khả năng thanh toán vs hệ số bình quân trong ngành Cao su Đà Nẵng Ngành săm lốp ở VN 2008 2009 2008 2009 22
  23. Phân tích tài chính DN HSTTNH 1.415 2.985 1.21 2.25 HSTTN 0.48 1.16 0.41 0.85 HSTTNTT 0.078 0.4747 0.09 0.8 Nhìn vào bảng so sánh ta có thể thấy dc khả năng thanh toán của công ty trong năm 2009 đã cao hơn khả năng thanh toán của ngành trong HSTTNH và HSTTN còn HSTTNTT kém hơn nhưng ko đáng kể. Đến đây ta có thể kết luận rằng công ty đang có tính tanh khoản cao hoàn toàn ko bị rủi ro trong thanh khoản. -Hệ số nợ Tỷ số nợ=Tổng nợ phải trả/Tổng TS 2008 2009 Hệ số nợ 64,85% 28.86% Qua bảng trên ta có thể thấy rằng hệ dố nợ năm 2009 đã giảm 3 lần so với năm 2008 việc có hệ số nợ thấp như thế này trong năm 2009 giúp cho DN tạo được lòng tin đối với các nhà tài trợ vì khi đó nếu DN muốn vay vốn để mở rộng SXKD thì rất dễ dàng. -Hệ số nợ dài hạn Hệ số nợ dài hạn=Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu 2008 2009 Hệ số nợ dài hạn 15.51% 5.52% Hệ số nợ giảm mạnh là do DN thanh toán dc 1 giá trị lớn nợ dài hạn năm 2008. Con số này lên đến 50%. Trong khi VCSH cũng tăng lên gấp đôi. Việc hệ số này giảm đến 3 lần minh chứng rõ nhất cho việc kinh doanh của DN có hiệu quả rất tốt. Trả dc 1 số lượng lớn nợ dài hạn đã đến hạn thanh toán mà vẫn còn lợi nhuận để tăng nguồn vốn chủ sở hữu. So sánh tỷ số nợ vs tỷ số nợ bình quân ngành Công ty cao su Đà Nẵng Ngành Săm lốp Việt Nam 23
  24. Phân tích tài chính DN 2008 2009 2008 2009 Hệ số nợ 64.85% 28.86% 70% 40% Hệ số nợ dài 15.51% 5.52% 254% 75% hạn Qua bảng so sánh ta có thể thấy dc hệ số của công ty thấp hơn rất nhiều so với hệ số nợ bình quân trong ngành. Đây có lẽ là minh chững rõ nhất cho sự hoạt động có hiệu quả của công ty trong năm 2009 2.Phân tích chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động A.Số vòng quay tài sản 2008 2009 Số vòng quay tài sản 2.143 2.363 Số vòng quay tài sản hàm ý cứ 1 VNĐ tài sản thì tạo ra 2,363VND doanh thu(2009) Chỉ tiêu này của doanh nghiệp lớn hơn mức trung bình ngành là 0.6 và có xu hướng tăng dần qua các năm cho thấy DN đang hoạt động rất tốt B.Số vòng quay TSCD 2008 2009 Số vòng quay TSCD 7.35 7.95 Số vòng quay TSCD của DRC năm 2009 là 7.95 nghĩa là cứ 1 VND TSCD thì tạo ra 7.95 VND doanh thu thuần. CHỉ số này cho thấy DN tạo ra mữa doanh thu thuần cao hơn mức TSCD .Tuy nhiên số vòng quay TSCD của DRC là quá cao cho thấy DN đã sử dụng hết công suất TSCD nên rất khó mở rộng thêm hoạt động SXKD nếu ko dầu tư them vào TSCD C.Số vòng quay vốn lưu động ròng 2008 2009 24
  25. Phân tích tài chính DN Số vòng quay VLDR 10.25 5 Số ngày vòng quay VLDR 35 72 Số vong quay vống lưu động ròng của công ty năm 2009 là 5 nghĩa là chứ 1 VND vốn lưu động ròng thì tao ra 5VND doanh thu. Cứ 72 ngày thì có 1 vòng quay vốn lưu động ròng. Chỉ số vòng quay vốn lưu động ròng năm 2009 chỉ bằng 1 nữa năm 2008 cho thấy DN tạo ra ít doanh thu hơn trên 1 VND vốn lưu động.VỐn lưu động ròng dc quay vòng chậm hơn. Lúc này ta có thể thấy trong khi vòng quay này chỉ hết 35 ngày vào năm 2008 thì đến năm 2009 vòng quay này đã lên đến 72 ngày. Sự suy giảm khả năng quay vòng vốn của công ty rất kém.Nguyên nhân ở đây chủ yếu là do nợ ngắn hạn của DN giảm đi rất nhiều trong khi doanh thu của DN tăng tương đối. CÔng ty mặc dù làm ăn có hiệu quả nhưng ko tận dụng dc nguồn vốn sẵn có của mình. D.Số vòng quay hang tồn kho 2008 2009 Số vòng quay HTK 4.02 3.83 Số ngày vòng quay HTK 90 94 Con số 3.83 năm 2009 có ý nghĩa cứ 1 VND hang tồn kho thì tạo ra 3.83 VND giá vốn hàng bán,trung bình cứ 94 ngày là HTK lại bán dc. Chỉ số quay vòng HTK của công ty không có gì biến động nhưng con số 94 vẫn còn cao. Nó phản ánh việc tiêu thụ hàng tồn kho của công ty chưa thực sự tốt E.Số vòng quay các khoản phải thu 2008 2009 Số vòng quay các KPT 10.75 14.42 Số ngày vòng quay KPT 34 25 Số vòng quay KPT tăng qua từng năm nhưng tta có thể thấy số ngày vòng quay KPT thì gần như không thay đổi là do doanh thu thuần cũng tăng bằng tỷ lệ tăng của các KPT. Việc công ty thu hồi nợ khá tốt chứng tỏ nhwungx khách hàng đó đều có khả năng thanh toán và họ là những khách hàng truyền thống của công ty. Đó cũng là lý do để công ty tiếp tục bán chiu sau này 25
  26. Phân tích tài chính DN 3.Phân tích các chỉ tiêu khả năng sinh lời Ta có bảng sau Công ty DRC TS bình quân Chỉ tiêu ngành 2008 2009 2008 2009 Tỷ suất LN trước thuế trên DT 10% 25% 4% 18% Tỷ suất LN sau thuế trên DT 8.5% 22% 4% 17% Tỷ suất LN sau thuế trên TTS(ROA) 8,5% 50% 5% 38% Tỷ suất LN sau thuế trên VCSH(ROE) 24% 70% 14% 61% A.Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lời tài sản ROA của công ty năm 2009 là 50% cao hơn rất nhiều so vs năm 2008 là 8.5%. Xét trong 2 năm tỷ số ROA của công ty luôn cao hơn chỉ số bình quân của ngành đặc biệt là năm 2009 ROA cao hơn 12%. Vậy công ty đã tận dụng dc tài sản vốn có của mình. Lợi nhuận tạo ra khá tốt Như ta đã biết ROA=tỷ suất lợi nhuận DT*Hiệu suất sử dụng tổng TS Từ đây ta có thể thấy khả năng sinh lời của TTS chịu tác động của 2 nhân tố. hiệu suất sử dung TTS tăng do doanh thu tăng B.Tỷ suất lợi nhuận sinh lời của VCSH(ROE) 26
  27. Phân tích tài chính DN Ta có thể thấy ROE của công ty là 70% 1 con số thuyết phục. Nó đã phản ánh phần nào tình hình tài chính của DN. Khả năng sinh lời trên 1 đồng vốn của DN rất cao. Đây là biểu hiện cho kết quả kinh doanh rất tốt của công ty năm 2009 Tóm lại qua nhưng phân tích ở trên ta có thể thấy tình hình tài chính của DRC là rất lành mạnh khả năng thanh toán hiện hành khá cao và lien tục tăng.Cùng vs nó là khả năng thanh toán của DRC là rất tốt do việc hạn chế sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư vào TS lưu động nên rủi ro về thanh toán của DRC là khá thấp. Tuy doanh nghiệp đã hạn chế dc sử dụng nợ,nhưng chính sách nới lỏng thanh toán khiến cho các KPT của DRC tăng mạnh,tuy nhiên các khoản phải thu chủ yếu là các khách hàng quen thuộc do đó tính lỏng cao khi vòng quay phải thu khách hàng tăng từ 10.75 trong năm 2008 đến 14.42 trong năm 2009. ĐỒng thời khả năng sinh lời của TTS vs VCSH của DRC là khá cao,do đột biến về lợi nhuận năm 2009 nên ROE năm 2009 của DRC là 70% và ROA là 50% Nhìn lại về phần doanh thu từ các hoạt động tài chính ta có thể nhận thất ngay nó chủ yếu xuất phát từ lãi tỷ giá và lãi tiền gửi. Để tổng quan hơn nữa mình cùng đi so sánh các chỉ tiêu trên vs 2 công ty cạnh tranh chủ yếu của DRC là công ty cau su Sao Vàng (SRC) và công ty cao su Miền Nam (CSM) năm 2009 Chỉ tiêu SRC CSM DRC Hệ số khả năng thanh toán nợ NH 0.14 0.09 2.99 Hệ số khả năng thanh toán nợ nhanh 0,39 0.55 1.16 Hệ số khả năng thanh toán nợ nhanh tức 1.16 1.51 0.47 thì Hệ số nợ 59% 0.52 0.29 Hệ số nợ dài hạn 1.41 1.09 5.52% Số vòng quay TS 0,48 0.54 2.36 Số vòng quay TSCD 0.13 1.51 7.95 Số vòng quay VLDR - - 5 Số vòng quay HTK 0 0 3.83 27
  28. Phân tích tài chính DN Số vòng quay KPT - - 14.42 ROA 18% 25% 50% ROE 43% 52% 70% ROA & ROE so sánh giữa CMS,DRC,SRC Qua bảng trên ta có thể thấy côn ty cao su Đà Nẵng đã có thành tích kinh doanh khả quan hơn 2 doanh nghiệp còn lại. Rõ rệt nhất là qua 2 chỉ số ROA và ROE. Bên cạnh đó xét về các khả năng thanh toán thì công ty có tính thanh khoản cao hơn. Ko chiu rủi ro trong thanh toán. CÒn các công ty còn lại thì ruit ro rất lớn khi khả năng thanh toán của công ty họ tương đối thấp. 28
  29. Phân tích tài chính DN KẾT LUẬN Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn phát triển về quy mô lẫn doanh số,đó không chỉ đơn thuần là những hoạt động kinh doanh mà còn cần phải có những phân tích tài chính đúng đắn để có thể đưa ra những quyết định chính xác,hợp lý nhằm thúc đẩy các hoạt động của công ty.Qua việc phân tích tài chính của công ty Đà Nẵng cùng với sự tham chiếu với chỉ số trung bình ngành và hai công ty tham chiếu ta thấy được tầm quan trọng của quản trị tài chính.Từ việc phân tích tài chính thì ta mới có thể đánh giá đầy đủ,chính xác tình hình phân phối,sử dụng và quản lý nguồn vốn,đồng thời tìm ra những khả năng tiềm tàng về vốn của công ty. 29
  30. Phân tích tài chính DN Nhóm 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp Danh sách thành viên STT HỌ TÊN LỚP 1 Đặng Lê Hoài Nam TTQT-K11 2 Lê Khắc Kiên “ 3 Nguyễn Việt Tuấn “ 4 Mai Văn Nhân “ 5 Hoang Tùng Huy “ 6 Nguyễn Minh Quang “ 7 Nguyễn Huy Tuân “ 8 Vũ Đông Hưng NHTME-K11 30