Đề tài Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang

doc 25 trang nguyendu 5780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_phan_tich_tin_dung_cong_ty_duoc_hau_giang.doc

Nội dung text: Đề tài Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang

  1. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 I. GIỚI THIỆU CHUNG 3 1. Lịch sử hình thành 3 2. Các sự kiện quan trọng 3 3. Các danh hiệu cao quý 3 4. Tình hình hiện tại của công ty 4 4.1. Điểm mạnh 4 4.2. Điểm yếu 5 4.3. Cơ hội 5 4.4. Thách thức 6 II. PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY DƯỢC HẬU GIANG 8 1. Phân tích kĩ thuật 8 1.1. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 8 1.2. Phân tích bảng cân đối kế toán 10 a) Phân tích tài sản 10 b) Phân tích nguồn vốn 11 1.3. Phân tích các hệ số tài chính 11 a) Hệ số thanh toán 11 b) Hệ số hiệu quả hoạt động 12 c) Hệ số nợ 15 d) Hệ số sinh lời 16 e) Hệ số thị trường 17 2. Phân tích chỉ số Z 18 2.1. Mô hình điểm số “Z” 18 2.2. Tính tỷ số Z cua công ty cổ phần dược Hậu Giang 18 KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
  2. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 MỞ ĐẦU Dược Hậu Giang là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực dược phẩm của Việt Nam. Chính vì vậy, đứng dưới góc độ một ngân hàng thì công ty này là một khách hàng đầy tiềm năng không thể không lưu tâm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra khi xem xét cấp tín dụng cho công ty là: Liệu tình hình tài chính của công ty có tốt như vẻ ngoài của nó? Có những nguy cơ tiềm ẩn gì đối với công ty trong tương lai? Liệu có khả năng Dược Hậu Giang phá sản hay không? Tín dụng là lĩnh vực kinh doanh chính của ngân hàng và cũng tiềm nhiều rủi ro nếu như ngân hàng câp tín dụng không đúng đối tượng. Vì vậy việc thẩm định tín dụng của bất kì một công ty nào trước khi thực hiện cấp tín dụng cũng là một công việc vô cùng quan trọng. Với ngành dược phẩm nói chung cũng như Dược Hậu Giang nói riêng, việc cấp tín dụng có an toàn hay không? Bài phân tích này sẽ làm sáng tỏ điều đó thông qua hai mô hình được sử dụng phổ biến trong phân tích tín dụng công ty: Mô hình cổ điển và mô hình điểm số Z. Tuy còn nhiều thiếu sót, nhưng nhóm phân tích hi vọng những thông tin phân tích dưới đây có thể cho người đọc một cái nhìn đầy đủ nhất có thể về tình tình tài chính của công ty Dược Hậu Giang, qua đó quyết định chính sách tín dụng đối với công ty này một cách phù hợp nhất. Bài viết được chia làm 2 phần chính: Phần giới thiệu chung và phần phân tích tín dụng. Phần giới thiệu chung sẽ cho người đọc một cái nhìn chung nhất về lĩnh vực và công ty mà chúng ra đang đề cập đến. Đặc biệt nhóm phân tích sẽ sử dụng mô hình phân tích SWOT để phân tích tình hình hiện tại của Dược Hậu Giang khi đặt trong môi trường kinh tế hiện nay. Phần thứ hai bao gồm hai mô hình lớn như đã đề cập đến ở trên. Đây cũng là phần quan trọng và quyết định của bài phân tích. Qua đó, người đọc sẽ có một cái nhìn chi tiết hơn về từng mặt trong tình hình tài chính của công ty. Và từ đó sẽ có quyết định chính sách tín dụng đúng đắn. 2
  3. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 I. GIỚI THIỆU CHUNG Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Tên viết tắt: DHG PHARMA Địa chỉ trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ Điện thoại: (0710). 3891433 – 3890802 – 3890074 Fax: 0710.3895209 Email: dhgpharma@dhgpharma.com.vn Website: www.dhgpharma.com.vn Mã số thuế: 1800156801 1. Lịch sử hình thành Ngày thành lập: Tiền thân của Dược Hậu Giang là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất Sét, xã Khánh Lâm (nay là xã Khánh Hòa), huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Cổ phần hóa: Ngày 02/9/2004 vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng Niêm yết: Ngày 21/12/2006, niêm yết 8.000.000 cổ phiếu trên sàn HOSE. 2. Các sự kiện quan trọng 1996: Năm đầu tiên sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” (15 năm liền). Năm đầu tiên nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP Năm đầu tiên DHG dẫn đầu ngành công nghiệp dược Việt Nam liên tục cho đến nay. 2004: Cổ phần hóa 2006: Niêm yết cổ phiếu Trải qua 36 năm hình thành và phát triển, hiện nay DHG Pharma được công nhận là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp dược Việt Nam. Đây là những yếu tố cần thiết giúp công ty vững bước trên con đường hội nhập. 3. Các danh hiệu cao quý 1988: Huân chương lao động hạng ba 1993: Huân chương lao động hạng nhì 3
  4. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 1996: Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (1991 – 1995) 1998: Huân chương lao động hạng nhất 2004: Huân chương độc lập hạng ba 2010: Huân chương độc lập hạng nhì 4. Tình hình hiện tại của công ty 4.1. Điểm mạnh - Có thế mạnh về quy mô, dược hậu giang đứng thứ 4 trong thị trường dược phẩm việt nam. Năm 1996 đơn vị được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao động thời kỳ đổi mới (1991-1995). Năm 2006, đứng trong Top 100 Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam - Có tiềm lực về sản xuất: . Là những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực nghiên cứu sản phẩm . Có khả năng nghiên cứu và sản xuất nhiều dạng bào chế . Có hơn 200 sản phẩm lưu hành . Có khả năng đáp ứng 100% nhu cầu về thuốc cảm và vitamin, 80% về thuốc kháng sinh trên thị trường việt nam . Có hệ thống máy móc dây chuyền hiện đại, nhà xưởng, công nghệ tiên tiến đã được nhiều tổ chức quốc gia và quốc tế công nhận - Tiềm lực về bán hàng : . Có 8 công ty con, 44 chi nhánh đại lý trên toàn quốc . Hiện có 44.000 là nhà thuốc , đại lý công ty trách nhiệm hữu hạn . Có 43 siêu thị bán sản phẩm của dược hậu giang, trong đó có 8 siêu thị có cửa hang healthcare . 44 quầy lẻ dưới dạng nhà thuốc của bệnh viện . Với đội ngũ nhân viên bán hàng hùng hậu, giúp sản phẩm DHG có mặt rộng khắp từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau . Doanh thu bán hàng của Dược Hậu Giang liên tục tăng và luôn dẫn đầu ngành Công nghiệp Dược Việt Nam . Có 85 sản phẩm có số đăng ký ở các nước như: Moldova, Nga, Mông Cổ, Campuchia, Nigeria, Phillipine . - Tiềm lực về marketing . Các sản phẩm được các Bác sĩ tin tưởng sử dụng tạo nên tên tuổi DHG PHARMA 4
  5. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 . Đội ngũ trẻ, sáng tạo, năng động . 13 năm liền đạt doanh hiệu HVNCLC . Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam . Thương hiệu “Dược Hậu Giang”, “ Hapacol” là thương hiệu nổi tiếng Việt Nam . Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2008 (4 năm liền) - Tiềm lực về nguồn nhân sự : . Môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, nơi người nhân viên có được cơ hội để phát huy tài năng. . Là nơi nhân viên có thể nâng cao khả năng phát triển cá nhân và nghề nghiệp . Là nơi nhân viên cảm thấy họ là người điều hành công ty . Là nơi nhân viên được khen thưởng xứng đáng cho những gì họ đóng góp . Là nơi để cảm nhận những thành tựu đạt được và là nơi để cân bằng công việc và cuộc sống - Tiềm lực về tài chính : . Nguồn tài chính luôn minh bạch và ổn định . Có các mối quan hệ tốt với các ngân hàng lớn như: HSBC, Vietcombank, Incombank - Có trách nhiệm với xã hội và môi trường, uy tín tốt 4.2. Điểm yếu - Sản phẩm nhiều tuy nhiên có giá trị không cao, thường là loại đã hết bản quyền sở hữu gốc, trong khi đó sản phẩm có giá trị cao chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ và mới ở trong giai đoạn nghiên cứu phát triển - Một số khoản mục đầu tư bị hạn chế nên không thể đầu tư cho các hoạt động quảng cáo , tiếp thị , khuyến mại nhiều như các đối thủ cạnh tranh khác , làm giảm khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Phần lớn các nguyên liệu sản xuất dược phẩm được nhập khẩu, chiếm tỉ trọng cao trong giá thành (chiếm 50-60%) nhất là trong thời buổi hiện nay, khi tỉ giá ngoại tệ trên thị trường có sự biến động mạnh sẽ làm cho lợi nhuện của công ti bị ảnh hưởng mạnh. Những nguyên liệu nhập khẩu từ Trung quốc và Ấn đội nên DHG thường xuyên gặp rủi ro do biến động giá cả nguyên vật liệu 4.3. Cơ hội - Quy mô dân số tăng 1,2% thu nhập bình quân trên đầu người ngày càng được cải thiện, từ đó nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng được nâng cao. dược phẩm là một mặt hàng thiết yếu , được xã hội quan tâm và có tiềm năng phát 5
  6. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 triển mạnh. Người ta có thể tiết kiệm chi tiêu chứ không thể không dùng thuốc mỗi lúc ốm đau. Trước kia, người dân chỉ quan tâm tới các loại thuốc chữa bệnh thì ngày nay, mức sống nâng cao nên mọi người còn quan tâm đến các mặt hàng thuốc bổ tốt cho sức khỏe . hiện nay , do những hậu quả còn để lại của cuộc khủng hoảng tài chính và tỉ lệ lạm phát cao ở nước ta đã khiến người dân chuyển từ sử dụng thuốc ngoại sang thuốc nội , vì vậy cơ hội cho những công ti dược như DHG là rất lớn. Hiện tại, với công nghệ dây chuyền kĩ thuật cao , chất lượng thuốc của DHG không thua kém gì so với các mặt hàng cùng chủng loại của các công ty dược khác trên thế giới. Vì thế công ty cần nắm được cơ hội này để tạo điều kiện phát triển cho mình để có thể có đủ khả năng cạnh tranh trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO. - Ngành dược có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 18%-20% / năm. Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng sản xuất trong nước trong giai đoạn 2001-2008 đã tăng gấp 4 lần nhưng cũng chỉ đáp ứng được 50% nhu cậu về sản phẩm trên thị trường. do đó tiềm năng mở rộng thị trường là rất lớn. Trên cơ sở thị phần ngày càng gia tăng nhờ vào phát triển mạng lưới phân phối toàn quốc, tăng cường đầu tư, tiếp nhận công nghệ sản xuất các loại thuốc đặc trị thông qua việc sản xuất thuốc nhượng quyền cũng như việc đẩy mạnh phát triển sản xuất nhóm sản phẩm dựa trên nguồn dược liệu phong phú của Việt Nam các doanh nghiệp trong nước đang đứng trước cơ hội to lớn, không những làm chủ thị trường trong nước mà còn có khả năng vươn ra tầm khu vực. Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Bản Việt, sau khi các biện pháp kiểm soát giá bị gỡ bỏ, hoạt động kinh doanh được thực hiện theo đúng thông lệ quốc tế thì ngành dược có thể duy trì tốc độ tăng trưởng 15%/ năm và giá trị tiêu thụ năm 2010 đạt 1,6 tỷ USD. Hiện nay, các công ty trong nước đang cố gắng thiết lập hệ thống phân phối thông qua xây dựng các trung tâm phân phối, các cửa hàng bán lẻ thuốc và liên kết với một số công ty dược địa phương, tham gia đấu thầu. - DHG hiện đang là nhà đầu tư nhà máy tại Trà Nóc với vốn đầu tư là khoảng 250 tỉ đồng và có thể đưa vào sử dụng từ năm 2011 với công suất khoảng 3 tỷ viên/ năm. Dự án này hứa hẹn làm gia tăng doanh thu lợi nhuận cho công ty vào những nắm tới. Không chỉ có vậy, công ty còn tích cực nâng cấp những nhà máy đã có và hệ thống phân phối của mình nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như ngoài nước. 4.4. Thách thức - Nền kinh tế thế giới cũng như trong nước gần đây có nhiều bất ổn, tỉ giá ngoại tệ không ổn định là mối đe dọa thực sự với công ty khi sử dụng quá nhiều nguyên liệu nhập khẩu. Ngành dược Việt Nam đang xếp ở mức độ 2,5 trong thang phân loại 4 mức độ xếp hạng thuốc của Tổ chức y tế thế giới (WHO). 6
  7. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 Đây là mức độ đánh giá nền kinh tế có ngành công nghiệp dược, đã sản xuất được thuốc generic (thuốc có gốc hóa học giống thuốc phát minh) nhưng đa phần vẫn nhập khẩu. Trong bối cảnh thời gian gần đây tỷ giá leo thang một cách chóng mặt kiến cho các mặt hàng nhập khẩu vì thế cũng tăng lên. Đây là áp lực không nhỏ tới lợi nhuận và khả năng phát triển của công ty trong tương lai. Để giải quyết thách thức này, công ty cần phải nhanh chóng thay đổi công nghệ, cố gắng tối đa hết sức để sản xuất trong nước, tránh nhập khẩu quá nhiều để ngăn ngừa rủi ro tỉ giá . Phương hướng đề ra là như vậy nhưng thực sự khó có thể giải quyết trong một thời gian ngắn vấn đề này vì hiện nay đất nước vẫn còn là một nước đang phát triển, muốn sản xuât được không chỉ cần đổi mới trong 1 ngành mà cần sự phối hợp trong các ngành khác nhau nữa ngoài ngành dược, như vậy mới có thể thực sự “nội hóa” thuốc của công ty. Bên cạnh đó, không chỉ có tỷ giá bất ổn mà tình hình chính trị kinh tế của thế giới cũng có nhiều bất ổn. Chiến tranh, thiên tai ở các nước khác cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới các nguyên liệu nhập khẩu của DHG. Lấy ví dụ như trận động đất sóng thần vừa qua ở nhật bản cũng có thể ảnh hưởng rất mạnh tới nhà máy vì Nhật bản cũng là 1 nước cung cấp nhiều nguyên liệu dược phẩm cho công ty. - Trong những năm gần đây, ngành dược trở thành một trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao. Các tập đoàn dòng, công ty dược phẩm lớn trên thế giới đều đã vào thị trường Việt Nam và xem đây là một thị trường tiềm năng. Mặt khác, các doanh nghiệp tư nhân trong nước ra đời với quy mô đầu tư khá lớn. Do đó mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Kể từ 1/1/2009, các công ty dược nước ngoài được phép trực tiếp nhập khẩu thuốc, không thông qua các công ty trung gian để nhập khẩu uỷ thác và mức thuế trung bình là 2,5%. Điều này dẫn đến giá bán các loại thuốc nhập khẩu giảm và các công ty trong nước sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn, khốc liệt hơn đối với các loại thuốc nhập khẩu. Các công ty dược phẩm nước ngoài có lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn, đặc biệt là lợi thế về quy mô, đội ngũ nguồn nhân có trình độ cao, có những phòng nghiên cứu thuốc chuyên nghiệp. Nếu không có một chiến lược tốt, DHG rất có thể sẽ bị lép vế và chịu thiệt thòi trên chính sân nhà của mình. Việc cần làm lúc này là nhanh chóng đổi mới công nghệ, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng việt nam bằng các chiến lược marketing hiệu quả, không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng của các loại thuốc, tập trung vào khâu nghiên cứu thị trường và sản phẩm để đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của người tiêu dùng. - Giá thuốc là vấn đề nhạy cảm về chính trị và anh sinh xã hộ nên chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. đồng thời giá thuốc cũng là tiêu điểm của các phương tiện thông tin đại chúng nên doanh ngiệp có thị phần lớn càng bị động về thay đổi giá. Đây là điều rất bất lợi cho DHG vì như đã phân tích ở trên, chi phí sản xuất của công ty phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu đầu vào mà chủ yếu được 7
  8. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 nhập khẩu. Khi tỷ giá có sự biến động mạnh, theo hướng lên như hiện nay thì chi phí sản xuât của công ty cũng tất nhiên phải tăng lên. Tuy nhiên, là một doanh nghiệp lớn, có uy tín trên thị trường như DHG thì việc thay đổi giá thuốc thực sự là một khó khăn. Việc tăng giá thuốc đồng loạt sẽ có thể khiến công ty mất thị phần, làm tăng nguy cơ lạm phát với cộng đồng và gây ảnh hưởng to lớn với đời sống của người dân. Vì thế cho nên, bất kì quyết định tăng giá nào của công ty cũng cần xem xét thật kĩ mọi tác động của nó tới người tiêu dùng. như thế mới đảm bảo cho sự phát triển bền vững của DHG trong tương lai. II. PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CÔNG TY DƯỢC HẬU GIANG 1. Phân tích kĩ thuật 1.1. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh Doanh thu 2008 2009 2010 Doanh thu 1,518,436,877,452 1,770,344,687,033 2,052,247,764,060 Tốc độ tăng 18.15% 16.59% 15.92% trưởng Biểu đồ về tốc độ tăng trưởng doanh thu 8
  9. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 Qua biểu đồ ta thắy rằng, tốc độ tăng trưởng doanh thu của DN đã ổn định qua các năm, khoảng cách giữa các năm là không lớn. Điều đó chứng tỏ, DN đang trong giai đoạn phát triển ổn định và nếu DN muốn tăng trưởng nhanh chóng hơn nữa thì DN nhất định phải nghiên cứu, tìm kiếm ra sản phẩm độc đáo mới. Chi phí: 2008 2009 2010 Giá vốn hàng 694,444,594,610 822,445,899,741 1,015,922,884,307 bán Chi phí bán hàng 521,504,942,048 409,533,239,836 483,629,769,106 Chi phí quản lí 103,918,190,916 113,700,825,796 134,944,063,183 DN Tổng chi phí 1,319,867,727,574 1,345,679,965,373 1,634,496,716,596 chính Tốc độ tăng 17% 1.96% 21.46% trưởng chi phí Qua bảng trên ta thấy rằng, tốc độ tăng trưởng chi phí chính của doanh nghiệp là không đều qua các năm, đặc biệt tăng cao vào năm 2008 và 2010, giảm xuống rất thấp trong 2009. Nguyên nhân của sự tăng trưởng không ổn định của chi phí đó là do năm 2008,2009 và 2010 tình hình dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm A H5N1 diễn biến rất phức tạp cả trong và ngoài nước, dẫn đến nhu cầu về nguyên liệu sản xuất thuốc và văxin phòng cúm là rất lớn, điều đó đã đẩy chi phí giá vốn hàng bán lên rất cao trong cả 3 năm. Tuy nhiên, trong năm 2009 thì DN đã quản lý rất tốt chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN ( mặc dù doanh thu luôn tăng trưởng cao qua các năm) điều này đã giúp DN có mức tăng chi phí là rất thấp 1.96% so với mức tăng doanh thu trong cùng năm 16.59% Lợi nhuận sau thuế: 2008 2009 2010 Lợi nhuận 129,994,593,623 362,340,382,334 383,335,234,331 Tốc độ tăng trưởng 12.89% 178.73% 5.79% 9
  10. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 Qua bảng trên ta thấy rằng lợi nhuận sau thuế của DN tăng trưởng rất bất thường, tăng vừa phải vào nam 2008, rất thấp vào 2010 và đặc biệt cao vào năm 2009. Nguyên nhân thì chính là do trong năm 2009, doanh thu của DN đã tăng lên tương đối cao 16.59% so với năm trước, trong khi đó do chính sách quản lý chi phí rất tốt thì chi phí chỉ tăng có 1.96% so với năm trước, điều này đã giúp cho kết quả kinh doanh của DN tăng lên rất lớn. Lợi nhuận năm 2010 chỉ tăng có 5.79% là do tốc độ tăng trưởng chi phí rất lớn 21.46% ( đặc biệt là chi phí bán hàng và quản lí DN đã bị đẩy lên cao) trong khi tốc độ tăng doanh thu chỉ là 15.92% 1.2. Phân tích bảng cân đối kế toán. a) Phân tích tài sản Tổng tài sản của DN đã tăng lên rất nhanh qua các năm, từ mức 1,081,782,242,811 năm 2008 lên đến 1,819,735,094,670 năm 2010 với quy mô tài sản tăng lên gần 1.8 lần. Điều đó đã chứng tỏ trong thời gian vừa qua, DN đã làm ăn rất hiệu quả và luôn có nhu cầu mở rộng sản xuất, mở rộng nhà xưởng. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc tăng tài sản của DN chủ yếu diễn ra ở mục tài sản ngắn hạn, trong khi đó ở mục tài sản dài hạn thì không có nhiều thay đổi lớn. Nguyên nhân là do trong năm 2009 DN đã duy trì một lượng tiền mặt lớn sau khi phát hành thêm lượng lớn cổ phiếu mới, còn trong năm 2010 khoản mục “ các khoản phải thu” đã tăng lên rất lớn, nguyên nhân là do DN đã mở rộng chính sách tín dụng với khách hàng, đại lý. Ngòai ra ta thấy rằng, mặc dù là DN sản xuất thuốc nhưng khoản tài sản dài hạn lại nhỏ hơn rất nhiều so với tài sản ngắn hạn, điều đó chứng tỏ mục đích ngắn hạn của DN là theo đuổi việc tăng cao lợi nhuận bằng cách đầu tư vào khoản “hàng tồn kho, phải thu khách hàng và tiềm mặt “ điều đó giúp khai thác tốt thị trường hiện tại, khách hàng hiện tại. Tuy nhiên điều này có thể ảnh hưởng lớn tới tiềm năng phát triển của DN trong tương lai do không tập trung mở rộng nhà máy, nghiên cứ phát triển sản phẩm mới. 2008 2009 2010 Tài sản ngắn hạn 783,527,449,374 1,212,468,335,434 1,442,304,118,769 Tài sản dài hạn 298,254,793,437 309,504,424,142 377,700,975,901 Tài sản 1,081,782,242,811 1,521,972,759,576 1,819,735,094,670 Tốc độ tăng trưởng 14.51% 40.69% 20% 10
  11. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 b) Phân tích nguồn vốn 2008 2009 2010 Nợ 382,657,609,230 496,158,280,749 530,696,724,099 Vốn chủ sở hữu 695,939,887,206 1,018,033,631,792 1,280,322,125,140 Lợi ích cổ đông 3,184,746,375 7,780,847,035 8,716,245431 thiểu số Nguồn vốn 1,081,782,242,811 1,521,972,759,576 1,819,735,094,670 Tốc độ tăng 14.51% 40.69% 20% trưởng Qua bảng trên ta thấy rằng, nguồn vốn của DN đã tăgn lên rất nhanh chóng qua các năm vừa qua. Đặc biệt trong năm 2009 và 2010, nguồn vốn của DN đã tăng lên cực kì nhanh, nguyên nhân là do trong năm 2009, kết quả kinh doanh của DN là rât khả quan, rất thu hút nhà đầu tư và DN đã quyết định phát hành cổ phiếu mới 6.66 triệu cổ phiếu, điều này đã giúp cho lượng vốn chủ sở hữu của DN tăng tới 46.28%, ngòai ra thì DN cũng đã tăng cường sử dụng vốn nợ nhằm sử dụng lá chắn thuế, tất cả những điều trên giúp cho nguồn vốn năm 2009 tăng tới 40.69%. 1.3. Phân tích các hệ số tài chính Để có được một cái nhìn đầy đủ nhất về tình hình tài chính của công ty, ta sẽ so sánh các hệ số tài chính của công ty Dược Hậu Giang với một công ty cùng ngành, đó là công ty cổ phần TRAPHACO. a) Hệ số thanh toán Hệ số thanh toán ngắn hạn = Hệ số thanh toán nhanh = DHG TRA Năm 2008 2009 2010 2008 2009 11
  12. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 Hệ số thanh toán ngắn hạn 2.13 2.52 3.05 3.09 2.47 Hệ số thanh toán nhanh 0.58 1.25 1.36 0.29 0.04 Qua bảng trên ta thấy rằng, hệ số thanh toán ngắn hạn cũng như hệ số thanh toán nhanh của DHG đã được cải thiện qua các năm. Đặc biệt là hệ số thanh toán nhanh năm 2009 đã tăng lên tới 2.15 lần so với năm 2008, nguyên nhân là do năm 2009, DHG đã dự trữ một lượng tiền mặt là rất lớn sau khi phát hành thành công cổ phiếu mới. Ta cũng thấy rằng, khi so sánh với T thì hệ số thanh tóan ngắn hạn của 2 công ty là tương tự nhau, tuy nhiên khi so sánh về hệ số thanh toán nhanh thì DHG cao hơn hẳn, điều này sẽ đảm bảo khả năng thanh toán ngay lập tức cho D nhưng nó sẽ gây ra sự lãng phí trong việc sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Với mức tiền mặt dự trữ lớn như vây, DHG theo đuổi mục tiêu là tính thanh khoản để có thể đầu tư hay trả nợ ngay lập tức mà không cần vay thêm tiền. b) Hệ số hiệu quả hoạt động Hệ số vòng quay tài sản Số vòng quay tài sản = Số vòng quay tài sản cố định = DHG TRA Năm 2008 2009 2010 2008 2009 Số vòng quay tài sản 1.4 1.16 1.13 2.19 1.86 Số vòng quay TSCĐ 6.72 7.47 6.76 15.26 12.63 Qua bảng trên ta thấy rằng, hiệu quả sử dụng tài sản giảm dần qua các năm. Điều này là do tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng tài sản, việc tăng tài sản của DHG chủ yếu là tăng tài sản ngắn hạn mà không mở rộng sản xuất kinh doanh, chính điều này đã không mang lại nhiều lợi ích trong việc tăng doanh thu. Với hệ số vòng quay TSCĐ, DHG đã không có nhiều thay đổi qua các năm, điều này cho thấy DHG đã không chú trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. So sánh với TRA ta thấy rằng cả hệ số vòng quay tài sản và hệ số vòng quay tài sản cố định của TRA đều cao hơn rất nhiều, điều đó chứng tỏ DHG vẫn chưa sử dụng tài sản một cách 12
  13. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 hiệu quả và chính sách tích trữ tiền mặt cũng như hàng tồn kho rất lớn của DHG là quá nhiều so với nhu cầu thực đã khiến cho hiệu quả sử dụng tài sản thấp so với TRA. Hệ số hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho = Số ngày tồn kho bình quân =360/ số vòng quay hàng tồn kho DHG TRA Năm 2008 2009 2010 2008 2009 Số vòng quay hàng tồn kho 2.58 2.67 3.1 5.24 4 Số ngày tồn kho bq 140 135 116 69 90 Qua bảng trên ta thấy rằng số vòng quay hàng tồn kho của DHG đã tăng dần qua từng năm, điều này cho thấy DHG đã chú trọng hơn đến việc quản lý hàng tồn kho và khiến cho số ngày tồn kho đã giảm xuống đáng kể từ mức 140 ngày năm 2008 xuống còn 116 ngày năm 2010, điều này sẽ giúp cho DHG không cần tích trữ quá nhiều hàng tồn kho mà tập trung đầu tư vào tài sản khác. Tuy nhiên, khi so sánh với TRA thì ta thấy rằng chính sách quản lí hàng tồn kho của DHG là kém hiệu quả, số ngày tồn kho của DHG là lớn hơn rất nhiều 140 so với 69 ngày tồn kho năm 2008, điều này sẽ khiến cho DHG bị ứ đọng vốn, không tập trung nguồn vốn để mở rộng sản xuất. Chính vì vậy, trong thời gian tới. DHG cần phải xác định tương đối chính xác nhu cầu về hàng tồn kho để có được lựong dự trữ phù hợp hơn. Hệ số sử dụng vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động là = Số ngày quay vòng vốn lưu động là 360/ vòng quay vốn lưu động DHG TRA Năm 2008 2009 2010 2008 2009 Số vòng quay vốn lưu 3.65 2.42 2.11 3.82 3.7 động 13
  14. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 Số ngày quay vòng vốn 97 149 171 94 97 lưu động Qua bảng trên ta thấy rằng, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DHG đã không những không tăng mà còn giảm đáng kể qua các năm, với mức giảm cực lớn trong năm 2009, điều này đã khiến cho số ngày quay vòng vốn lưu động tăng lên rất lớn (149 ngày năm 2009 so với mức 97 ngày năm 2008). Nguyên nhân của việc sử dụng không hiệu quả vốn lưu động này là do năm 2009, DHG dự trữ quá nhiều tiền mặt so với nhu cầu thực tế, tăng 175.87% so với lượng tiền mặt 2008. Khi so sánh với TRA, ta thấy rằng, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của TRA cao hơn hẳn, đó là vì TRA có lượng tiền măt dự trữ phù hợp với nhu cầu hơn (5,433,848,068 của TRA so với mức584,128,534,956của DHG trong năm 20009), điều này cho thấy DHG cần phải điều chỉnh lại chính sách về sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn trong thời gian tới. Hệ số các khoản phải thu Số vòng quay khoản phải thu = Số ngày phải thu bình quân là = 360/số vòng quay khoản phải thu DHG TRA Năm 2008 2009 2010 2008 2009 Số vòng quay khoản 5.92 6.41 5.52 6.65 4.44 phải thu Số ngày phải thu bình 61 56 65 54 81 quân Qua bảng trên ta thấy rằng, hệ số vòng quay khoản phải thu của DHG đã không có nhiều thay đổi qua các năm, điều đó cho thấy rằng chính sách quản lý khoản phải thu, chính sách tín dụng với khách hàng và đại lý đã không thay đổi. So sánh với TRA thì trong năm 2009, việc quản lý khoản phải thu của DHG là tốt hơn rất nhiều, điều đó khiến cho số ngày phải thu bình quân của DHG thấp hơn đáng kể so với TRA ( 56 ngày so với 81 ngày). Hệ số các khoản phải trả Số vòng quay khoản phải trả = doanh số mua hàng/ khoản phải trả bình quân 14
  15. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 Doanh số mua hàng = (giá vốn hàng bán + tồn kho cuối kì- tồn kho đầu kì)/2 DHG TRA Năm 2008 2009 2010 2008 2009 Số vòng quay khoản 2.86 2.45 2.52 5.88 4.3 phải trả Số ngày phải trả bình 126 147 143 61 84 quân Qua bảng trên ta thấy rằng, số vòng quay khoản phải trả của DHG là thấp hơn rất nhiều so với TRA, điều này đã giúp cho số ngày phải trả bình quân của DHG cao hơn rất nhiều so với TRA. Điều này cho thấy rằng DHG đã sử dụng rất tốt sức mạnh của mình trên thị trường để có thể yêu cầu nhà cung cấp áp dụng những chính sách tín dụng có lợi cho DHG.Tuy nhiên, việc lam dụng khoản phải trả có thể gây ảnh hưởng xấu tới DN khi thanh toán chậm tiền lương cho công nhân và đóng nghĩa vụ về thuế với Nhà nước. c) Hệ số nợ Hệ số nợ = tổng số nợ / Tổng tài sản . Hệ số nợ 2008 2009 2010 DHG 0.35 0.325 0.284 TRA 0.283 0.35 Hệ số nợ của DHG được đánh giá là khá tốt do khả năng tự chủ về vốn chủ sở hữu. So sánh ta có thể thấy trong khi hệ số nợ của TRA tăng khá lớn qua các năm từ 0.283 lên 0.39 trong năm 2009 thì DHG lại có xu hướng giảm hệ số nợ. Có điều này là do vốn chủ sở hữu của công ty tăng gần 100% trong 2 năm 2009,2010 trong khi tổng nợ của công ty thì tăng chậm hơn. Điều này là hợp lý vì khi DHG tăng lượng vốn chủ sở hữu lên lớn như vậy , công ty cần phải tìm cách sử dụng nguồn vốn tăng này một cách hiệu quả. Nếu đồng thời cũng tăng thêm nguồn vốn từ vay nợ thì chắc chắn công ty sẽ 15
  16. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 gặp khó khăn trong việc sử dụng nguồn vốn tăng thêm khá lớn này. Điều này trái ngược hẳn với bên TRA , trong 2 năm họ tăng vốn chủ sở hữu không đáng kể trong khi tổng nợ thì tăng gần 42% . Từ đây có thể thấy việc quản lý nguồn vốn của DHG là khá hiệu quả Hệ số nhân vốn chủ sở hữu= Tổng tài sản / vốn chủ sở hữu Hệ số nhân vốn 2008 2009 2010 DHG 1.55 1.49 1.4 TRA 1.4 1.55 Hệ số nhân vốn của DHG ở mức trung bình trong ngành và đang trên đà giảm, những dự báo trong năm 2011 hệ số này sẽ tăng vì việc huy động vốn chủ sở hữu trở nên khó khăn, công ty bắt buộc phải tìm đến các khoản vay nợ nếu muốn tiếp tục mở rộng và tăng tổng nguồn vốn. Hệ số chi trả lãi vay = EBIT / Lãi vay. Hệ số chi trả lãi 2009 2010 DHG 272 511 Khả năng chi trả lãi vay của công ty là rất tốt , tăng gần gấp đôi trong năm 2010 do lãi vay của công ty trong năm 2010 giảm so với 2009 còn lợi nhuận thì lai tăng đáng kể. Từ đây ta có thể nhận xét rằng điểm tín dụng của công ty khá tốt d) Hệ số sinh lời Hệ số lãi ròng = lãi ròng / doanh thu: Hệ số lãi ròng 2008 2009 2010 DHG 0.131 0,207 0.187 TRA 0.06 0.067 Hệ số lãi ròng của công ty khá ổn định , tăng mạnh trong năm từ 13,1% lên 20, 7% trong năm 2009 và giữ ổn định trong năm 2010 (chỉ giảm 2%). So sánh với công ty 16
  17. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 Traphaco thì DHG có hệ số lãi rỏng lớn hơn rất nhiều, cho thấy khả năng sử dụng nguồn vốn hiệu quả của DHG Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA =lãi ròng / tổng tài sản bình quân ROA 2008 2009 2010 DHG 20.6% 23.8% 21,2% TRA 12.8% 12.56% 13.05% ROA của công ty được đánh giá là khá cao so với các công ty cùng ngành trong khi của TRA trung binh là 12,68% thì ROA của DHG luôn lớn hơn 20% và luôn giữ ổn định trên mức này .Trong đó năm 2009 đươc coi là năm hoạt động khá hiệu quả của DHG với tỉ suất sinh lơi là 23.8% tăng so với 2008 2,2%. Không nhưng vậy trong năm 2009 tổng tài sản của công ty tăng khá lớn 40.69% việc công ty vừa tăng tổng tài sản lớn như vậy, đồng thời tăng cả tỷ suất sinh lời có thể đánh giá việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ở công ty đạt hiệu quả cao. Năm 2010 DHG lại không thể đạt được điều này tỉ suất sinh lời giảm chỉ còn 21,2% . Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có ROE = Lãi ròng / Vốn chủ sở hữu ROE 2008 2009 2010 DHG 28.6% 35.8% 29.8% TRA 17.88% 19.33% 20.38% ROE cho ta biết với 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì sẽ thu về bao nhiêu đồng lãi. ROE của DHG được đánh giá là cao so với các công ty cùng ngành ,cao hơn nhiều so với TRA. Với tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 29,8% trong năm 2010 thì việc đầu tư vào DHG là hiệu quả, tỉ suất sinh lời năm 2010 giảm so với năm 2009 tới 6%, khá lớn. Có điều này là do lợi nhuận ròng của công ty tăng không đáng kể so với việc tăng vốn chủ sở hữu. Nếu công ty không quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn của mình thì sang năm 2011 với lộ trình tăng vốn chủ sở hữu tỉ suất sinh lời trên VHSH có thể tiếp tục giảm nữa. e) Hệ số thị trường P/E = giá cổ phiếu / mức lợi tức P/B = thị giá / giá sổ sách Mã Price P/E P/B 17
  18. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 DHG 125 8.29 2,85 TRA 47.5 7.89 2.06 P/E của công ty cao hơn hầu hết các công ty cùng ngành ,trong khi của TRA là 7.89,thì DHG lớn hơn 1 chút là 8.29. chỉ số này mang ý nghĩa chủ đầu tư chấp nhận bỏ ra 8,29 đồng tiền vốn để thu về 1 dồng tiền lãi. Cho thấy chủ đầu tư kỳ vọng khá lớn vào cổ phiếu của DHG, thị giá của công ty được đẩy lên tơi 125.000đ đứng trong top đầu các cổ phiếu có giá cao nhất thị trường hiện nay.Mức kỳ vọng này có thể chấp chận được vì P/E 8.2 là cao so với ngành nhưng không quá lớnđể đẩy giá cổ phiếu của công ty lên quá cao. 2. Phân tích chỉ số Z 2.1. Mô hình điểm số “Z” Z= 1.2X1 + 1.4X2+3.3X3 +0.64X4 +1.0X5 Trong đó: X1 = tỷ số “vốn lưu động ròng/ tổng tài sản”. X2 = tỷ số “lợi nhuận giữ lại/ tổng tài sản”. X3 = tỷ số “lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ tổng tài sản”. X4 = tỷ số “thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”. X5 = tỷ số “ doanh thu/ tổng tài sản”. Sau khi tính ra tỷ số Z: Nếu Z > 2.99: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1.8 < Z < 2.99: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản. Nếu Z ≤1.8: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. 2.2. Tính tỷ số Z cua công ty cổ phần dược Hậu Giang Năm 2008 X1 = vốn lưu động ròng/ tổng tài sản = (tài sản lưu động – nợ ngắn hạn)/ tổng tài sản 18
  19. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 = ( 783,527,449,374 – 367,464,442,596)/ 1,081,782,242,811 = 0.38 X2 = tỷ số lợi nhuận giữ lại/ tổng tài sản = 62,247,037,941/ 1,081,782,242,811 =0.06 X3 = tỷ số lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ tổng tài sản =791,019,227,889/1,081,782,242,811 = 0.73 X4 = tỷ số thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ = giá của cổ phiếu * số lượng cổ phiếu lưu hành/ giá trị ghi sổ của nợ =119,000*65,166,299/ 382,657,609,230 = 20.27 X5 = tỷ số doanh thu/ tổng tài sản = 1,518,436,877,452/1,081,782,242,811 = 1.40 Z = 1.2X1 + 1.4X2+3.3X3 +0.64X4 +1.0X5 =1.2*0.38+1.4*0.06+3.3*0.73+0.64*20.27+1.0*1.40 = 17.3218 Như vậy, năm 2008, theo như mô hình phân tích điểm số Z, Công ty Dược Hậu Giang có chỉ số Z> 2.99, hoạt động kinh doanh của công ty đang rất tốt, không tiềm ẩn nguy cơ phá sản, chất lượng cao, có độ tín nhiệm cao, rủi ro phá sản của công ty là rất thấp. Năm 2009 19
  20. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 X1 = vốn lưu động ròng/ tổng tài sản = (tài sản lưu động – nợ ngắn hạn)/ tổng tài sản = (1,212,468,335,434 – 481,915,971,070)/ 1,521,972,759,576 = 0.480003574 X2 = tỷ số lợi nhuận giữ lại/ tổng tài sản = 330,992,386,888/ 1,521,972,759,576 = 0.217475894 X3 = tỷ số lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ tổng tài sản = 923,576,301,471 /1,521,972,759,576 = 0.606828405 X4 = tỷ số thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ = giá của cổ phiếu * số lượng cổ phiếu lưu hành/ giá trị ghi sổ của nợ =114,000*65,166,299/ 496,158,280,749 = 14.97295999 X5 = tỷ số doanh thu/ tổng tài sản = 1,770,344,687,033 /1,521,972,759,576 = 1.163190784 Z = 1.2X1 + 1.4X2+3.3X3 +0.64X4 +1.0X5 =1.2*0.480003574+1.4*0.217475894+3.3*0.606828405+0.64*14.97295999+1. 0*1.163190784 = 13.62888945 > 2.99 Năm 2009, từ kết quả đánh giá mô hình điểm số Z, Z> 2.99, tình hình kinh doanh của công ty đang ở mức rất an toàn, không tiềm ẩn khả năng ngừng hoạt động, 20
  21. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 hay phá sản, tình hình tài chính ổn định, nhưng so sánh với năm 2008, năm 2009 có chỉ số Z đã giảm xuống rất nhiều. Như vậy thì độ tín nhiệm của công ty cũng sẽ giảm. Sự giảm này là do X3, X4 và X5 giảm. Vậy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty giảm so với năm 2008, dẫn đến lợi nhuận giữ lại giảm. Tuy nhiên, khi xét trên góc độ 1 năm thì tình hình kinh doanh của công ty đang diễn ra rất tốt, có tính thanh khoản cao (chỉ số X1 tăng lên so với năm 2008, như vậy tính thanh khoản tăng lên). Dựa vào kết quả đánh giá chỉ sổ Z, chúng ta có thể dự đoán rằng công ty đang hoạt động tốt, không có khả năng vỡ nợ trong thời gian sắp tới. Năm 2010 X1 = vốn lưu động ròng/ tổng tài sản = (tài sản lưu động – nợ ngắn hạn)/ tổng tài sản = ( 1,442,034,118,992 – 471,555,878,347)/ 1,819,735,094,670 = 0.53331 X2 = tỷ số lợi nhuận giữ lại/ tổng tài sản = 364,342,106,640/ 1,819,735,094,670 =0.20022 X3 = tỷ số lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ tổng tài sản =1,018,532,357,621/1,819,735,094,670 = 0.55971 X4 = tỷ số thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ = giá của cổ phiếu * số lượng cổ phiếu lưu hành/ giá trị ghi sổ của nợ =120,000*65,166,299/ 530,696,724,099 = 14.73526 X5 = tỷ số doanh thu/ tổng tài sản 21
  22. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 = 2,052,247,764,060/1,819,735,094,670 = 1.12777 Z = 1.2X1 + 1.4X2+3.3X3 +0.64X4 +1.0X5 =1.2*0.53331+1.4*0.20022+3.3*0.55971+0.64*14.73526+1.0*1.12777 = 13.32566 Năm 2010, tài chính của công ty cổ phần dược Hậu Giang vẫn đang ở mức an toàn, không có khả năng công ty sẽ vỡ nợ vào năm 2011. Khi đứng trên vai trò của cán bộ tín dụng để đánh giá, thì vốn cho vay đang nằm ở mức an toàn, có thể cấp vốn mà không lo công ty bị phá sản, dẫn đến mất khoản nợ. Nhưng khi so sánh với năm 2009, chỉ số Z của năm 2010 giảm, nguyên nhân có thể do tình hình kinh doanh của công ty giảm sút, hay do thị giá của công ty bị giảm. Biểu đồ thể hiện sự tăng giảm của chỉ số Z qua các năm của công ty cổ phần Dược Hậu Giang: 22
  23. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 KẾT LUẬN Bài phân tích tập trung vào phân tích tín dụng của công ty Dược Hậu Giang thông qua hai mô hình: Mô hình cổ điển và mô hình điểm số Z nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát nhất về tình hình tài chính của công ty, và quan trọng hơn là khả năng vay vốn của công ty trong tương lai. Thông qua hai mô hình trên, ta có thể đi đến kết luận rằng tình hình tài chính của công ty Dược Hậu Giang là tương đối vững mạnh, là một khách hàng lớn và có độ rủi ro thấp thể hiện qua một số kết luận được rút ra như sau: - DHG là một DN đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất và phân phối dược phẩm - Dưới tác động của môi trường kinh tế, môi trường xã hội và môi trường chính trị trong những năm vừa qua đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự cất cánh của DHG. - DHG có rất nhiều lợi thế hơn so với những điểm yếu và quan trọng hơn là cơ hội phát triển đối với DHG nói riêng và ngành dược phẩm việt nam nói chung là rất lớn, tuy nhiên thì thách thức từ dược phẩm ngoại cũng rất cao. - Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của DHG đã tăng lên rất lớn trong 3 năm gần đây, tuy nhiên tốc độ tăng là rất chênh lệch giữa các năm, đặc biệt là lợi nhuận đã tăng lên rất lớn trong năm 2009 do DHG đã quản lý rất tốt chi phí bán hàng năm đó. Tuy nhiên trong năm 2010 thì việc quản lý chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là chưa tốt. - Do DHG có lượng dự trữ tiền mặt là rất lớn khiến cho hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động so với TRA là thấp hơn rất nhiều. Tuy nhiên điều đó giúp hệ số thanh toán nhanh của DHG là lớn hơn rất nhiều so với TRA, giúp cho DHG không cần phải đi vay để thanh toán nợ hay để đầu tư vào hàng tồn kho. - Chính sách về hàng tồn kho của DHG là chưa hiệu quả so với TRA, điều này sẽ khiến cho DHG bị ứ đọng vốn và bị mất nguồn lực để đầu tư mở rộng sản xuất. - DHG đã sử dụng rất tốt sức mạnh cạnh tranh của mình trong việc sử dụng lợi thế của khoản trả trậm, tăng cường khoản phải thu để cải thiện tình hình tài chính. - Ta thấy tỉ lệ vốn chủ sở hữu của DHG còn rất lớn, DHG nên dần dần tăng cường sử dụng vốn vay để khai thác lợi ích từ thuế và chi phí vay vốn, giúp DN giảm chi phí vốn. - Dựa vào mô hình điểm số Z, DHG có điểm số rất cao thể hiện độ an toàn và đáng tin cậy của công ty trong việc cấp tín dụng của ngân hàng. Tuy có giảm nhẹ qua 23
  24. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 các năm nhưng chỉ số này vẫn ở mức hoàn toàn có thể cấp tín dụng mà không lo về khả năng vỡ nợ của công ty trong tương lai. 24
  25. Phân tích tín dụng công ty Dược Hậu Giang 2011 TÀI LIỆU THAM KHẢO McGraw Hill, Giáo trình Fundamentals Of Corporate Finance III GS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ Giáo trình marketing lý thuyết Website của traphaco Website của dược hậu giang Website cafef.vn Tổng cục thống kê Website công ty chứng khóan ngân hàng BIDV (BSC) 25