Đề tài Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT

doc 38 trang nguyendu 9030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_phan_tich_tin_dung_cong_ty_co_phan_xnk_thuy_san_ben_t.doc

Nội dung text: Đề tài Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT

  1. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN BẾN TRE 5 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Bến Tre. 5 1.2 Tình hình phát triển 6 PHẦN II, ÁP DỤNG MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN (MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG) PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN BẾN TRE. 9 2.1 Phân tích tổng quát tình hình tài chính của công ty. 9 2.1.1 Phân tích biến động tài sản: 9 2.1.2 Phân tích biến đông nguồn vốn: 10 2.2 Thẩm định về phương diện tài chính đối với doanh nghiệp Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre. 12 2.2.1 Các chỉ tiêu tài chính sử dụng để phân tích và đánh giá: 12 2.2.2 Nhóm chỉ số thanh toán 18 2.2.3 Nhóm chỉ số hoạt động 20 2.2.4 Nhóm chỉ số thể hiện mức độ tự chủ tài chính 22 2.2.5 Nhóm chỉ tiêu sinh lời 24 2.2.6 Nhận xét chung về các chỉ số cơ bản 26 PHẦN III. PHÂN TÍCH TÍN DỤNG DỰA TRÊN MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI 28 Z SCORE MODEL 28 3.1 Giới thiệu về mô hình đo lường rủi ro tín dụng Z Score Model. 28 3.2 Áp dụng mô hình Z Score cho Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre 30 3.3 Nhận xét chung về mô hình Z 35 KẾT LUẬN 38 Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 1
  2. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT LỜI MỞ ĐẦU Bất cứ một vấn đề nào cũng đều tồn tại hai mặt của nó: mặt tiêu cực và mặt tích cực. Kinh doanh Ngân hàng không nằm ngoài quy luật này. Nếu như một món cho vay có thể đem lại thu nhập cho Ngân hàng thì nó cũng có thể khiến Ngân hàng chịu tổn thất khi không được hoàn trả, đây là biểu hiện của một trong 6 loại rủi ro của Ngân hàng: Rủi ro tín dụng. “Rủi ro” – “Risk” là thuật ngữ dùng để chỉ các sự kiện bất ngờ, không mong đợi mà khi xảy ra có nguy cơ gây thiệt hại cho chủ thể. Rủi ro đối với một Ngân hàng có nghĩa là mức độ không chắc chắn liên quan tới một vài sự kiện ví dụ như: Lãi suất trong thời gian tới tăng hay giảm có thể khiến Ngân hàng mất thu nhập hay không, khách hàng có hoàn trả khoản vay đúng hạn hay không ? Đối với các nhà quản lý Ngân hàng, song song với việc đẩy mạnh khả năng sinh lời, họ luôn phải quan tâm tới kiểm soát rủi ro và làm thế nào để giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất có thể. Khi nền kinh tế có nhiều biến động, các Ngân hàng càng tập trung vào công tác quản trị rủi ro bao gồm đo lường và kiểm soát. Nhìn vào bảng cân đối kế toán của Ngân hàng, khoản mục tài sản lớn nhất của Ngân hàng là những khoản cho vay. Đây là khoản mục thường chiếm từ ½ tới ¾ giá trị tổng tài sản của Ngân hàng. Điều gì xảy ra nếu một số khoản cho vay này không thu hồi được? Do vốn chủ sở hữu của Ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là rất nhỏ nên chỉ cần một tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề sẽ có thể đẩy Ngân hàng tới nguy cơ phá sản. Vì vậy, trong 6 loại rủi ro mà Ngân hàng hay gặp phải: Rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thu nhập và rủi ro phá sản, chúng ta tập trung vào đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng.  Mục tiêu phân tích tín dụng: Đứng trên lập trường của cán bộ tín dụng Ngân hàng, chúng tôi thực hiện đo lường rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong việc cho vay đối với Công ty Cổ Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 2
  3. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre thông qua việc phân tích tài chính của doanh nghiệp. - Đánh giá thực trạng tài chính và xu hướng biến động trong 2 năm gần đây. - Đánh giá khả năng thanh khoản và khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp. - Quyết định cho vay với doanh nghiệp.  Đối tượng phân tích: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các năm 2009, 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 thông qua việc sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.  Phương pháp phân tích tín dụng: Phân tích tình hình tài chính Công ty dựa trên các phương pháp sau:  Phương pháp so sánh: Đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung và tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó.  Phương pháp phân tích ngang báo cáo tài chính (phân tích xu hướng): so sánh đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối trên từng chỉ tiêu của Báo cáo tài chính.  Phương pháp phân tích dọc (phân tích cơ cấu): sử dụng các các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng BCTC, giữa các BCTC của doanh nghiệp.  Phương pháp phân tích chỉ số (Mô hình phân tích định lượng): dựa trên tính toán và phân tích các nhóm chỉ số tài chính và so sánh với mức trung bình ngành Thủy sản.  Phương pháp phân tích chỉ số Z của Altman (Mô hình phân tích điểm số Z): dựa trên mô hình phân tích độ tín nhiệm Alman Z Score Model đánh giá nguy cơ phá sản trong tương lai gần. Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 3
  4. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT  Kết cấu bài phân tích. Lời mở đầu Phần I: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Bến Tre. Phần II: Áp dụng mô hình Cổ điển (Mô hình phân tích định lượng) phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Bến Tre. Phần III: Áp dụng mô hình Hiện đại (Mô hình điểm số Z) phân tích tình hình phá sản của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Bến Tre. Kết luận. Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 4
  5. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN BẾN TRE 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Bến Tre. - Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre - Trụ sở chính: Ấp 9, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre Điện thoại: 075.3860 265 / Fax: 075. 3860 346 Email: abt@aquatexbentre.com Website: www.aquatexbentre.com - Số tài khoản tiền Việt Nam: 7211000001144 Tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển – Chi nhánh Bến Tre - Số tài khoản ngoại tệ: 001046234142 Tại Ngân hàng HSBC Chi nhánh TP Hồ Chí Minh. - Mã số thuế: 1300376365 - Vốn điều lệ khi thành lập: 25,000,000,000 đồng; hiện tại: 113,396,350,000 đồng. - Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Bến Tre tiền thân là Xí nghiệp đông lạnh 22 được UBND tỉnh Bến Tre thành lập năm 1977. Trong quá trình hoạt động, tên công ty có sự thay đổi như sau: từ 1977 đến 1988: Xí nghiệp đông lạnh 22; từ 1988 tới 1992: Liên hiệp các xí nghiệp thủy sản xuất khẩu Bến Tre; từ năm 1992 tới 2003: Công ty đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre. - Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre được thành lập theo quyết định số 3423/QĐ ngày 1/12/2003 của UBND tỉnh Bến Tre về việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre. Công ty bắt đầu niêm yết cổ phiếu ngày 25/12/2006, mã cổ phiểu ABT. Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 5
  6. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT 1.2 Tình hình phát triển - Ngành nghề hoạt động: Nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản; nhập khẩu vật tư, hàng hóa; thương mại, nhà hàng và dịch vụ. - Vị thế trong ngành thủy sản: Công ty hiện đứng đầu cả nước về xuất khẩu Nghêu, đứng thứ 15 trong số 263 các doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra – Basa, đứng thứ 36 trong danh sách 100 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. - Thị trường: Thị trường xuất khẩu: Sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đến 35 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với mức chất lượng được tất cả các khách hàng và thị trường chấp nhận. Việc duy trì tỷ trọng cao thị trường Châu Âu trong nhiều năm liên tục cho thấy sản phẩm do công ty sản xuất hoàn toàn có khả năng xâm nhập các thị trường khó tính khác. Bên cạnh các thị trường truyền thống, công ty đã có thi trường mới tại Thụy Điển, Hy Lạp, Mexico, Li băng, Israel, Dominica và Ả Rập. Thị trường nội địa: Các nhà hàng thủy sản, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép, giấy và các đại lý tiêu thụ thủy sản tại Bến Tre, TP Hồ Chí Minh. - Tình hình hoạt động: từ khi chuyển sang công ty Cổ phần đến nay, Công ty có tốc độ tăng trưởng khá cao. Năm 2010 doanh thu đạt 685.5 tỷ đồng (tăng 26% so với năm 2009), lợi nhuận sau thuế đạt 93 tỷ đồng (tăng 3% so với năm 2009). Doanh thu và lợi nhuận trên đã đảm bảo mức trả cổ tức hợp lý cho cổ đông, thu nhập ổn định cho người lao động và tích lũy để tái đầu tư. 1.3 Phân tích SWOT Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre  Điểm mạnh: Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 6
  7. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT - Nguồn vốn ổn định, máy móc thiết bị tương đối hiện đại, đã và đang được đầu tư; vị thế, uy tín Công ty trên thương trường không ngừng được nâng cao - Chuỗi sản xuấ hoàn chỉnh, khép kín từ con giống cho đến thành phẩm xuất khẩu. Công ty là một trong số ít các công ty có thể chủ động 100% nhu cầu cá nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, góp phần hạn chế được rủi ro đầu vào và kiểm soát tốt chi phí, chất lượng sản phẩm và đáp ứng kịp thời yêu cầu SXKD - Chất lượng sản phẩm vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Trong những năm qua, công ty đã tập trung chế biến và xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao và phan khúc cao cấp của thị trường nghêu và cá tra với giá bán ổn định. Khách hàng của công ty chủ yếu là các chuỗi cửa hàng, nhà hàng, siêu thị trực tiếp nhập khẩu sản phẩm để bán lẻ, nên thời gian thanh toán khá nhanh, ít bị ảnh hưởng bởi việc xiết chặt tín dụng cũng như tình trạng cạnh tranh phá giá vốn ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp trong ngành. - Phương thức kinh doanh chắc chắn, sản xuất đồng thời 2 mặt hàng là nghêu và cá tra nên có thể thay đổi cơ cấu mặt hàng theo từng thời điểm. Bên cạnh đó, quy mô công ty vừa phải nên thuận lợi trong việc xoay xở trước tình thế khó khăn. - Khách hàng ổn định tại các thị trường nhập khẩu chính và dịch vụ khách hàng ngày càng hoàn hảo, được khách hàng đánh giá cao.  Điểm yếu: - Thiếu nguồn nhân lực kinh doanh trình độ và công nhanh tay nghề cao. - Tỷ trọng hàng giá trị gia tăng còn thấp.  Cơ hội: - So với các ngành xuất khẩu khác thì thủy sản thuộc nhóm ngành sản phẩm thiết yếu, trong đó, nghêu và cá tra là các sản phẩm phù Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 7
  8. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng, thay thế các loại thức phẩm cao cấp khác trên thị trường thế giới. - Việt Nam có chương trình giám sát nhuyễn thể 2 mảnh vỏ được EU công nhận, nghêu Bến Tre là nghề cá đầu tiên ở Đông Nam Á được cấp chứng nhận MSC. Công ty là doanh nghiệp đâu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn MSC CoC, sản phẩm nghêu càng ngày càng được ưa chuộng, không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng, giá rẻ mà còn là sản phẩm sinh thái, sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn ATVSTP của EU, là sản phẩm đặc thù của Công ty và ít bị cạnh tranh bởi các sản phẩm cùng loại tại các nước nhập khẩu. - Ngành thủy sản đang được hưởng lợi từ các chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ vốn cũng như quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản.  Thách thức: - Các nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính lại là các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam làm xuất khẩu giảm, giá bán thấp, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh, tính bền vững của xuất khẩu thủy sản. - Các nhà máy, công ty chế biến thủy sản ra đời dẫn đến sự cạnh tranh về nguồn lực do thiếu cán bộ quản lý và công nhân. - Chi phí đầu vào như nguyên vật liệu, phụ liệu, tiền lương, giá thức ăn thủy sản càng ngày càng tăng, trong khi giá bán thấp làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm càng ngày càng khắt khe hơn, đòi hỏi phải thực hiện “từ ao nuôi đến bàn ăn” và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 8
  9. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT PHẦN II, ÁP DỤNG MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN (MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG) PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN BẾN TRE. 2.1 Phân tích tổng quát tình hình tài chính của công ty. 2.1.1 Phân tích biến động tài sản: Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2009 2010 6.2010 6.2011 So sánh 2010/2009 6.2011/2010 +/- % +/- % A. 375.425 417.092 398.200 389.078 41.667 11% -9.121 -2.3% TSLD&DTNH I Vốn bằng tiền 90.331 132.350 33.397 93.944 42.018 47% 60.547 181.3% 1. Tiền mặt 0.319 0.099 2.978 0.495 -0.220 -69% -2.483 -83.4% 2. Tiền gửi 90.012 132.251 30.419 93.449 42.239 47% 63.030 207.2% NH II Các khoản 43.912 32.897 60.851 66.544 -11.01 -25% 5.693 9.4% đầu tư tài chính ngắn hạn III Các khoản 157.158 129.921 189.426 75.652 -27.24 -17% - -60.1% phải thu 113.774 1. Phải thu 104.708 127.532 99.740 68.247 22.824 22% -31.493 -31.6% của KH Hàng tồn kho 92.673 99.271 112.164 80.697 6.598 7% -31.467 -28.1% IV TSLD khác 1.763 2.654 2.362 2.241 0.890 50% -0.120 -5.1% 1. Chi phí trả 0.083 0.000 0.000 0.000 -0.083 -100% 0.000 - trước ngắn hạn 2. Tài sản lưu 0.415 0.282 0.654 0.630 -0.133 -32% -0.024 -3.7% động khác B. 161.579 184.834 147.889 172.373 23.254 14% 24.484 16.6% TSCĐ&ĐTDH I TSCĐ 52.484 50.384 51.269 49.942 -2.101 -4% -1.327 -2.6% II Các khoản 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 - 0.000 - ĐTTCDH Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 9
  10. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT III Chi phí 0.111 0.000 0.140 0.000 -0.111 -100% -0.140 -100% XDCB dở dang Cộng TS 537.004 601.925 546.088 561.451 64.921 12% 15.363 2.8% Nhìn chung tài sản của doanh nghiệp biến động không nhiều. Tài sản tăng 12% trong năm 2010, nhưng chỉ tăng 2.8% trong 6 tháng đầu năm 2011. Có được điều này là do công ty đã thu hồi được một số khoản tiền từ người mua, làm tiền tăng lên, số phải thu khách hàng giảm đi. Cụ thể là tiền tăng 181% trong khi khoản phải thu khách hàng giảm tới 207%. Số lượng hàng hóa tồn kho cũng giảm theo các năm, chứng tỏ kỳ tồn kho bình quân của doanh nghiệp khá tốt, hàng hóa tiêu thụ nhanh chóng. Tài sản dài hạn cũng tăng từ 15 tới 16%, tuy nhiên, việc tăng tài sản này không có nghĩa là doanh nghiệp đầu tư để mở rộng việc sản xuất kinh doanh mà là bù đắp vào các quỹ dài hạn. Có thể đưa ra một nhận xét như sau: Các biến động trong tài sản của Công ty hầu như đều cùng chiều. Công ty hiện tai không có kế hoạch đầu tư thêm về tài sản cố định và chỉ duy trì tiền gửi ngân hàng, tiêu thụ hàng hóa, đồng thời thu các khoản nợ của người mua. 2.1.2 Phân tích biến đông nguồn vốn: Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2009 2010 6.2010 6.2011 So sánh 2010/2009 6.2011/2010 +/- % +/- % A. Nợ phải trả 104.314 157.647 48.162 132.003 53.333 51% 83.841 174% I. Nợ ngắn hạn 104.314 157.647 48.162 131.943 53.333 51% 83.781 174% 1. Người mua trả 1.119 2.588 1.715 0.955 1.469 131% -0.76 -44% tiền trước 2. Phải trả người 8.399 20.971 14.748 20.206 12.572 150% 5.458 37% bán 3. Thuế và các 10.694 9.617 17.602 2.71 -1.077 -10% -14.89 -85% khoản phải nộp II. Nợ dài hạn 0 0 0.0598 0 - 0.0598 - Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 10
  11. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT B. Nguồn vốn 432.689 444.278 497.926 429.448 11.589 3% -68.47 -14% CSH I. Nguồn vốn KD 113.396 136.072 113.396 136.072 22.676 20% 22.676 20% Lợi nhuận chưa 19.035 3.436 82.227 41.068 -15.59 -82% -41.15 -50% PP Tổng Nguồn vốn 537.004 601.925 546.088 561.451 64.921 12% 15.363 3% Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy tổng nguồn vốn có biến động qua các năm nhưng biến động không nhiều và có xu hướng biến động tăng. Cụ thể là nguồn vốn tăng 12% trong năm 2010 và tăng 3% trong 6 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ năm 2010. Nợ phải trả của công ty cũng tăng nhiều so với năm trước đó. Nợ năm 2010 tăng 51% so với 2009, và nợ của 6 tháng đầu năm 2011 tăng 174% so với cùng kỳ năm 2010. Công ty đang vay nợ ngắn hạn nhiều để nhằm mục đích luân chuyển vốn, thanh toán các khoản tiền cho người bán. Hơn nữa, năm 2011 phát sinh thêm khoản nợ dài hạn để bù vào quỹ thất nghiệp cho người lao động tại công ty. Năm 2011, số tiền phải trả người mua cũng giảm mạnh, chứng tỏ công ty đã hầu như không nhận được một khoản cấp tín dụng nào từ phía người mua. Thuế và các khoản phải nộp khác cũng được giảm mạnh trong năm 2011. Lý do là công ty đã thoát khỏi tình trạng bị ép tính thuế chống phá giá với các doanh nghiệp thủy sản do Mỹ quy định. Nguồn vốn chủ sở hữu là một khoản mục chỉ đóng góp tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng không kém phần quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối. Do nguồn vốn kinh doanh hầu như không đổi nên vốn chủ sở hữu tăng hay giảm là do sự biến động của lợi nhuận chưa phân phối. Lợi nhuận chưa phân phối là lũy kế lợi nhuận từ năm này qua năm khác, hay nói cách khác là tổng của lợi nhuận tích lũy hàng năm và lãi lỗ năm hoạt động. Trong hơn 2 năm qua doanh nghiệp đều kinh doanh có lãi tuy nhiên lợi nhuận chưa phân phối lại sụt giảm khá mạnh. Cụ thể Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 11
  12. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT là năm 2010 giảm tới 82%, 6 tháng đầu năm 2011 giảm 50% so với cùng kỳ 2010. 2.2 Thẩm định về phương diện tài chính đối với doanh nghiệp Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre. Phân tích tín dụng dựa trên phương pháp phân tích tài chính (phương pháp Cổ điển hay phân tích định lượng) Tài liệu sử dụng để phân tích: - Báo cáo tài chính, gồm có: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính của 02 năm gần nhất, tức năm 2009, 2010 và 6 tháng đầu năm 2011. - Các tài liệu tham khảo khác. 2.2.1 Các chỉ tiêu tài chính sử dụng để phân tích và đánh giá: A, Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (Liquidity Ratios) - Tỷ suất các khoản phải thu. Chỉ số này phản ánh các khoản Doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng và được tính theo công thức: Tỷ suất các khoản phải thu - Chỉ số vòng quay khoản phải thu: chỉ số này cung cấp cho chúng ta thông tin về chất lượng khoản phải thu. Chỉ số vòng quay khoản phải thu = Thời gian quay vòng các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh các khoản phải thu quay được một vòng thì mất mấy ngày. Thời gian quay vòng khoản phải thu = - Tỷ số khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio) Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 12
  13. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT Tỷ số này cho biết khả năng thanh khoản đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản lưu động (không kể hàng tồn kho). Tỷ số này còn cho biết nếu hàng tồn kho của công ty bị ứ đọng, không đáng giá thì công ty sẽ lâm vào khó khăn tài chính gọi là không có khả năng chi trả. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = - Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời (Current Ratio) Tỷ số này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ số này cho biết nếu doanh nghiệp huy động toàn bộ tài sản ngắn hạn của mình sẽ trả được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn. hay là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp B, Nhóm chỉ tiêu hoạt động: - Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover Ratio) Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Vòng quay hàng tồn kho = Số ngày tồn kho bình quân = Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 13
  14. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT - Chỉ số chi trả lãi vay: Sử dụng nói chung tạo ra được lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhưng cổ đông chỉ có lợi khi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ. Để đánh giá khả năng trả lãi của Doanh nghiệp, chúng ta sử dụng chỉ số khả năng thanh toán lãi vay: Chỉ số chi trả lãi vay = Nếu EBIT lớn hơn lãi vay càng nhiều lần thì khả năng thanh toán các khoản chi phí lãi vay từ lợi nhuận càng được đảm bảo. - Chỉ số hiệu suất sử dung tài sản cố định: Được dùng để đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp trong các thời kì khác nhau, hoặc trong quan hệ so sánh với các doanh nghiệp cùng loại. Hiệu quả sử dụng tài sản = C, Nhóm tỷ số kết cấu tài chính/ tỷ số nợ (Leverage ratios) - Tỷ số nợ (Total debt Ratio) Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho toàn bộ tài sản của công ty (Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn vay). Nhìn chung tỷ số này nên biến động từ 0 đến dưới 1. Nếu bằng 1 hoặc lớn hơn 1 có nghĩa là toàn bộ giá trị tài sản của công ty không đủ để trả nợ và thực tế công ty sẽ phá sản ngay nếu các chủ nợ đòi nợ cùng một lúc. Tỷ số nợ = - Tỷ số nợ / vốn chủ sở hữu (Debt-equity ratio) Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ của công ty và qua đó còn đo lường được khả năng tự chủ tài chính của công ty. Nó còn cho thấy quan hệ đối ứng giữa vốn của doanh nghiệp và vốn vay của ngân hàng. Đứng trên góc độ ngân hàng, tỷ số này chỉ nên biến động từ 0 đến dưới 1. Nếu bằng hoặc lớn hơn 1 thì doanh nghiệp đã quá lệ thuộc vào vốn vay và như vậy rủi ro của doanh nghiệp dồn hết cho ngân hàng gánh chịu. Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 14
  15. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = - Hệ số tự tài trợ (equity ratio) Tỷ số này thể hiện khả năng tự chủ tài chính và tính ổn định dài hạn của doanh nghiệp trong kinh doanh. Đối với các Ngân hàng, tỷ suất này của khách hàng càng cao càng tốt, nhưng tối thiểu phải 30% mới gọi là có khả năng tự chủ về tài chính. Hệ số tự tài trợ = - Tỷ số nợ dài hạn (Long term debt ratio) Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm giá trị các khoản nợ dài hạn so với tổng giá trị vốn dài hạn mà doanh nghiệp sử dụng để hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu cũng tương tự như tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu, tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến nợ dài hạn, là những khoản nợ chưa phải trả trong năm tới. Tỷ số nợ dài hạn = D, Nhóm tỷ số khả năng sinh lời (Profitability ratios) - Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (Return on Assets – ROA) Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản), ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. ROA = - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE) Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn, là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 15
  16. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT lời. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông. ROE = - Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (return on sales- ROS) Tỷ số này thể hiện tỷ lệ thu hồi lợi nhuận trên doanh số bán được. Nếu tỷ lệ này tăng, chứng tỏ khách hàng chấp nhận mua giá cao, hoặc cấp quản lý kiểm soát chi phí tốt.Nếu tỷ lệ này giảm có thể báo hiệu chi phí đang vượt tầm kiểm soát của cấp quản lý, hoặc công ty đó đang phải chiết khấu để bán sản phẩm hay dịch vụ của mình. ROS = Dựa trên các công thức tính trên, ta có bảng tổng hợp các chỉ số cơ bản sau S Chỉ tiêu 2009 2010 6/ 6/ Chênh lệch T 2010 2011 10/09 6.11/6.10 T +/- % +/- % 1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán -3.04 -100% -3.6 -61% Khả năng thanh toán 3.04 2.02 5.94 2.34 nhanh -1.24 -32% -5.32 -64% Khả năng thanh toán 3.89 2.65 8.27 2.95 hiện hành Tỷ suất các khoản 12.46 6.08 6.76 3.37 -6.38 -51% -3.39 -50% phải thu 2. Nhóm chỉ tiêu hoạt động Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 16
  17. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT Vòng quay hàng tồn 1 15% 0.52 16% 6.55 7.55 3.16 3.68 kho Chu kỳ hàng tồn kho -7.44 -13% -8.12 -0.14 55.76 48.32 57.75 49.63 Vòng quay các khoản -0.27 -5% 1.45 0.819 5.05 4.78 1.77 3.22 phải thu Chu kỳ các khoản 4.12 6% -46.25 -0.45 72.30 76.42 102.94 56.69 phải thu Vòng quay vốn lưu 2.00 1.73 0.79 0.82 -0.27 -14% 0.03 4% động Chu kỳ vốn lưu động 179 208 226 219 29 0.162 -7 -3% 3. Mức độ tự chủ tài chính Hệ số nợ 8% 44.44% 15% 172.7 0,18 0,26 0,088 0,24 % Tỷ suất tự tài trợ -8% -9.76% -15% - 0,82 0,74 0,912 0,76 16.67 % Tỷ suất tự tài trợ tài 2.72 2.4 3.36 2.49 -32% -11.8% -87% - 25.89 sản cố định % Tỷ suất đầu tư 0.30 0.30 0.27 0.30 0% 0% 3% 11.1 % Vốn lưu động thường 278.8 259.4 350.0 257.1 -19.4 -7% -92.9 -27% xuyên (Tỷ đồng) Khả năng trả lãi 16.6 21.6 8.48 11.2 5 30,12% 2.72 32% 4. Nhóm chỉ tiêu sinh lời Doanh lợi doanh thu -3.01 -18% -3.32 -16% 16.71 13.7 20.59 17.27 Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 17
  18. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT (ROS)% Doanh lợi tổng tài -1.33 -8% -1.39 -12% 16.93 15.6 11.57 10.18 sản (ROA)% Doanh lợi vốn chủ sở 0.48 2% 0.61 5% 20.65 21.13 12.69 13.3 hữu (ROE)% 2.2.2 Nhóm chỉ số thanh toán Đơn vị: Lần Chỉ tiêu 2009 2010 6/2010 6/2011 TBN Khả năng thanh toán 3.04 2.02 5.94 2.34 1.248 nhanh Khả năng thanh toán 3.89 2.65 8.27 2.95 1.878 hiện hành Tỷ suất các khoản 12.46 6.08 6.76 3.37 1.14 phải thu Nhìn vào 2 chỉ số trên của doanh nghiệp qua các năm có thể đưa ra một vài nhận xét như sau: - Hệ số thanh toán nhanh của công ty rất cao và đều qua các năm cũng như trong các thời kỳ. Điểm quy mô trung bình luôn đạt điểm tối đa. Doanh nghiệp luôn có sẵn tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán các khoản với khi đến hạn. Hệ số thanh toán nhanh là một chỉ tiêu khá khắt khe đối với khả năng chi trả các khoản nợ khi đến hạn, nhưng doanh nghiệp lại đáp ứng rất tốt yêu cầu đó. Nhìn vào hệ số này các chủ nợ, các ngân hàng luôn sẵn sang cho ABT vay vốn. Tuy nhiên đối với cổ đông thì đó không phải là một điều đáng mừng vì nó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn thấp. Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 18
  19. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT - Cũng giống như hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán hiện hành của công ty cũng rất cao, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp rất lớn. - Mặc dù tài sản ngắn hạn năm 2010 tăng 11% so với năm 2009, nhưng cả 2 hệ số đều giảm. Nguyên nhân là do: + Nợ ngắn hạn tăng rất nhanh, gấp 1,63 lần so với năm 2009. Trong đó khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước tăng nhanh. Có thể thấy ABT là một doanh nghiệp có uy tín, được nhà cung cấp tin tưởng. - 2 hệ số này của doanh nghiệp vào đầu năm 2010 cao đột biến. Mặc dù tài sản ngắn hạn và hàng tồn kho ở mức ổn định so với tình hình phát triển chung, nhưng nợ ngắn hạn giảm đáng kể. Tỷ lệ tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn năm 2009 là 3.89 lần. 2010: 2.65 lần, 6 tháng đầu năm 2011: 2.95 lần, nhưng riêng 6 tháng đầu năm 2010 là 8.27 lần. Dựa vào những con số trên, co thể thấy đầu năm 2010, doanh nghiệp kinh doanh dựa trên vốn tự có mà không cần vay mượn. - 6 tháng đầu năm 2011 ABT vẫn khá ổn định và luôn sẵn sàng nguồn tiền để thanh toán nợ khi đến hạn. - Nhìn chung đây là một doanh nghiệp có nguồn tài chính rất dồi dào, dừa vào thang điểm mà ngân hàng đã đưa ra thì ngân hàng hoàn toàn có thể yên tâm về khả năng thanh toán các khoản vay mà doanh nghiệp đã xin vay. - Đối với tỷ số các khoản phải thu, ta nhận thấy các tỷ sổ luôn ở mức lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp luôn luôn bị chiếm dụng vốn từ khách hàng. Cao điểm là năm 2009, tỷ số này là hơn 12 lần. Điều này có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp khi không có nhiều vốn để quay vòng, Trong đầu năm 2009, tình hình này đã được cải thiện tuy vẫn ở mức cao. Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 19
  20. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT Tuy nhiên để xem xét một cách chính xác và khách quan để có thể đưa ra quyết định có nên cấp tín dụng cho ABT hay không, ngân hàng cần phân tích thêm các nhóm chỉ số tài chính khác. 2.2.3 Nhóm chỉ số hoạt động Nhóm chỉ tiêu này cho thấy mức sử dụng các tài sản khác nhau để đạt được một mức doanh thu nhất định. Các chỉ tiêu này cho thấy tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đối với tưng loại tài sản. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: Đơn vị: lần Chỉ tiêu 2009 2010 6/2010 6/2011 TBN Vòng quay hàng tồn 6.55 7.55 3.16 3.68 4.3 kho Chu kỳ vòng quay 55.76 48.32 57.75 49.63 84 hàng tồn kho Vòng quay các khoản 5.05 4.78 1.77 3.22 phải thu Kỳ thu tiền bình quân 72.30 76.42 102.94 56.69 93.21 Sức sản xuất của tài 1.18 1.20 0.57 0.57 0.098 sản Vòng quay vốn lưu 2.00 1.73 0.79 0.82 0.149 động Chu kỳ vốn lưu 179 208 226 219 động - Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp khá cao theo năm, tuy nhiên chỉ tiêu này của những tháng đầu năm thâp hơn nhiều so với trung bình cả năm. Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 20
  21. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT - Hệ số quay vòng hàng tồn kho cao chứng tỏ ABT là một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, giảm được vốn đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng hóa thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hàng hóa tồn kho trở thành hàng ứ đọng. Đó cũng là một trong những lý do khiến cho nhóm chỉ tiêu thanh toán của doanh nghiệp cao. - Hệ số này cao và tăng nhanh qua các năm, là do giá vốn hàng bán của ABT rất cao so với hàng tồn kho và giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn hàng tồn kho. - Tuy nhiên 2 quý đầu năm của các năm lại thấp hơn nhiều, chỉ bằng 1 nửa hệ số trung bình năm. Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ thủy sản ở nước ngoài tăng mạnh vào cuối năm hơn là đầu năm. - Do có hệ số vòng quay hàng tồn kho tốt nên số ngày bình quân của một vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp ở mức có thể chấp nhận được. Một đợt hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp cần khoảng 50 ngày để quay vòng, hay nói cách khác, ký đặt hàng bình quân của doanh nghiệp là khoảng 50 ngày. Đây chưa phải là con số lý tưởng nhưng vẫn chưa phải là quá cao. - Vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp tương đối thấp, đồng nghĩa với kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp cao. Đay là chỉ số có điểm thấp nhất theo đánh giá của ngân hàng. Điều đó cho thấy tốc độ thu hồi tiền của doanh nghiệp rất chậm, doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn. Doanh nghiệp cần có biện pháp đẩy nhanh tốc độ thu tiền đối với các khoản phả thu của khách hàng. Vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp không được tốt. Do đặc tính hàng hóa của doanh nghiệp là cần quay vòng nhanh nên vòng quay vốn lưu động cũng phải ngắn để đảm bảo luôn luân chuyển được vốn. Tuy nhiên có thể thấy rằng thời gian lưu chuyển vốn lưu động của công ty khá dài, chu kỳ Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 21
  22. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT liên tục tăng trong 2 năm 2009, 2010, tới 2011 có giảm nhưng không đáng kể. 2.2.4 Nhóm chỉ số thể hiện mức độ tự chủ tài chính Mức độ tự chủ tài chính 2009 2010 6.2010 6.2011 TBN Hệ số nợ 0,18 0,26 0,088 0,24 0.28 Tỷ suất tự tài trợ 0,82 0,74 0,912 0,76 0.52 Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định 2.72 2.4 3.36 2.49 Tỷ suất đầu tư 0.30 0.30 0.27 0.30 Vốn lưu động thường xuyên (tỷ đồng) 278.8 259.4 350.0 257.1 Khả năng trả lãi 16.6 21.6 8.48 11.2 - Xét hệ số nợ. Tổng nợ ở đây bao gồm nợ ngăn hạn và nợ dài hạn phải trả. Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như thế công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tỷ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trong trường hợp DN rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản. Nhìn vào bảng trên ta thấy hệ số nợ của công ty từ 2009 tới 6/2011 đều khá thấp. Cao nhất năm 2010 là 26% ( 1 đồng vốn tài trợ bằng 0.26 đồng nợ). Qua bảng cho thấy tỷ số nợ của công ty là rất thấp, chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu góp phần vào việc hình thành tài sản ở công ty là cao. Đối với đặc điểm ngành chế biến thủy sản thì thường các nguồn vốn vay là ngắn hạn để tài trợ cho việc luân chuyển vốn nên công ty hầu như không có nợ dài hạn trong nhiều năm. Tới đầu năm 2011 công ty mơi có một khoản nợ dài hơn hơn 50 tỷ nhưng không Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 22
  23. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT dùng cho đầu tư tài sản mà dùng để bổ sung quỹ trợ cấp thất nghiệp cho công nhân. - Xét hệ số tự tài trợ: Tỷ suất tự tài trợ có giá trị càng cao thì khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng lớn. Tỷ suất tự tài trợ = NVCSH/ Tổng nguồn vốn = 100% - Tỷ số nợ, hai chỉ tiêu này phản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp trong kinh doanh. Theo đánh giá ở trên thì hệ số nợ của công ty khá thấp tương đương tỷ suất tự tài trợ của công ty là cao. Năm 2009 tỷ lệ này là 82%, 2010 là 74%. Thậm chí 6 tháng đầu năm 2010 tỷ số này lên tới 91.2% nhưng giảm xuống còn 76% cùng kỳ năm 2011. Với những con số khả quan như thế cho thấy mức độ tự tài trợ của công ty là tốt. - Xét tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định Qua bảng tính toán trên, ta dễ dàng thấy được tỷ suất này luôn lớn hơn 1 (doanh nghiệp có tình hình tài chính vững mạnh thì tỷ suất này thường lớn hơn 1), thậm chí gấp 2, 3 lần, chứng tỏ khả năng tài chính vững vàng, ổn định của doanh nghiệp. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ của công ty có giảm : năm 2009 đến năm 2010 giảm 11,8%, 6/2010 so với 6/2011 giảm 25,89%, nguyên nhân là do tài sản dài hạn tăng trong khi vốn chủ sở hữu lại giảm (TSDH tăng từ 15-16%), nhưng tỷ số này vẫn lớn (lớn hơn 1). Doanh nghiệp không dùng nợ để đầu tư tài sản cố định mà hoàn toàn là sử dụng vốn tự có. - Xét tỷ suất đầu tư: Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của công ty. Công ty Thủy sản Bến Tre đã có một quá trình phát triển khá lâu dài, trang thiết bị máy móc ổn định và chưa cần thay thế, vì vậy tỷ suất đầu tư luôn giữ mức 0.3 ổn định trong thời gian qua. - Xét chỉ số vốn lưu động thường xuyên Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 23
  24. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT Chỉ tiêu này rất quan trọng trong việc đánh giá cơ cấu vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vốn lưu động thường xuyên phản ánh mức độ an toàn của tài sản lưu động. Qua bảng tính toán ta thấy vốn lưu động thường xuyên của công ty lớn hơn rất nhiều so với nợ ngắn hạn (mà nợ ngắn hạn là nợ chính của công ty, chiếm hơn 90%). Năm 2011, công ty có tăng nợ ngắn hạn lên nhưng vốn lưu động vẫn rất dồi dào chứng tỏ tính ổn định trong sản xuất kinh doanh khá vững chắc. - Xét chỉ số Khả năng trả lãi Khả năng thanh toán lãi vay càng cao thì khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp cho các chủ nợ của mình càng lớn. Hệ số khả năng trả lãi năm 2009 là 16.6 có nghĩa là thu nhập của doanh nghiệp cao gấp 16.6 lần chi phí trả lãi và hệ số này có xu hướng tăng qua các năm, năm 2010 tăng 30,12% so với năm 2009 do lợi nhuận gộp tăng 20% chi phí lãi giảm 14%, mặc dù chi phí lãi vay 6/2011 tăng gấp hơn 4 lần so với 6/2010, nhưng lợi nhuân gộp năm sau cao hơn năm trước 1.5 lần và chi phí hoạt đông giảm, nên khả năng trả lãi của công ty vẫn tăng 32%. Qua đó cũng cho thấy khả năng sinh lợi của tài sản của công ty là cao. 2.2.5 Nhóm chỉ tiêu sinh lời. Nhóm chỉ tiêu sinh lời 2009 2010 6/2010 6/2011 TBN Doanh lợi doanh thu 0,1671 0,137 0,2059 0,1727 0.164 (ROS) Doanh lợi tổng tài sản 0,1693 0,156 0,1157 0,1018 0.92 (ROA) Doanh lợi vốn chủ sở 0,2065 0,2113 0,1269 0,133 0.11 hữu (ROE) - Xét ROS Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 24
  25. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (ROS - return on sales) thể hiện tỷ lệ thu hồi lợi nhuận trên doanh số bán được. Chỉ tiêu này phản ánh năng lực và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cho biết tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thuần. Qua đó cho chúng ta biết tỷ lệ phần trăm của mỗi đồng doanh số sẽ đóng góp vào lợi nhuận. Chỉ số ROS của công ty là dương và khá cao (> 0) chứng tỏ công ty làm ăn có lãi. Năm 2009 chỉ số này là 16.71% tuy nhiên sang năm 2010 giảm còn 13.7%. Chỉ số này giảm vì trong năm 2010 tuy doanh thu tăng từ 544 tỷ năm 2009 lên 685.5 tỷ năm 2010 ( tăng 141.5 tỷ) tuy nhiên lợi nhuận chỉ tăng 3 tỷ ( năm 2009 là 90.9 và 2010 là 93.8). Lợi nhuận tăng ít do trong năm 2010 chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn nhiều so với năm 2009 ( số liệu cụ thể ở báo cáo tài chính ). 6 tháng đầu năm 2010 chỉ số này khá cao lên tới 20.59% do 70% lợi nhuận cả năm của công ty tập trung ở 6 tháng này trong khi doanh thu chỉ bằng 1 nửa so với cả năm, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí tài chính 6 tháng này của công ty âm gần 4 tỷ. Đầu năm 2011 con sô này có xu hướng tăng và lên tới 17.27% cho thấy dấu hiệu khả quan về lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu so sánh với cùng kỳ năm 2010 ta thấy lợi nhuận gộp của 6/2011 tận 93 tỷ trong khi 6/2010 chỉ là 63.5 tỷ nhưng lợi nhuận sau thuế 6/2011 là 57 tỷ mà 6/2010 là 63 tỷ, nguyên nhân cũng chủ yếu xuất phát từ sự chênh lệch lớn ở chi phí tài chính. Đầu năm 2011 con sô này có xu hướng tăng và lên tới 17.27% cho thấy dấu hiệu kha quan về lợi nhuận của doanh nghiệp. - Xét ROA Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Tỷ số này lớn hơn 0, có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Tuy nhiên từ 2009 tới 2011 chỉ số này có xu hướng giảm xuống. Năm 2009 tỉ lệ này là 16.93% tương ứng với lợi nhuận sau thuế là gần 90.9 tỷ và Tài sản gần 537 tỷ. Năm 2010 tỉ lệ có giảm đi còn 15.6 % do doanh nghiệp đầu tư vào tài sản lên 602 tỷ ( tăng 65 Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 25
  26. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT tỷ) mà lợi nhuận chỉ tăng khoảng 3 tỷ ( 93.8 tỷ). So với cùng kỳ năm 2010 thì 6 tháng đầu năm 2011 doanh nghiệp đạt lợi nhuận ít hơn (6/2010 là 63 tỷ và 6/2011 là 57 tỷ) trong khi đó tài sản lại nhiều hơn nên làm giảm tỉ lệ ROA xuống còn 10,18%. - Xét ROE Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ công y sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông. So với năm 2009 thì năm 2010 có tỉ lệ ROE cao hơn. Cũng vì lợi nhuận tăng nhiều hơn so với việc tăng vốn chủ sở hữu (Năm 2010 doanh nghiệp tăng đi vay khiến tổng nguồn vốn tăng lên 602 tỷ). Kịch bản này cũng tương tự nếu như so sánh giữa 6 tháng đầu năm 2010 và 2011. 6/2010 vốn chủ sở hữu là 497 tỷ thì năm 2011 chỉ còn 429 tỷ nhưng tổng nguồn vốn 2011 vẫn lớn hơn 2010. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang có xu hướng đi vay nhiều hơn. Tỉ lệ ROE tăng lên phần lớn do nguyên nhân này (Tỉ lệ tài sản / vốn chủ sở hữu tăng). Mặc dù tỷ lệ này của công ty cao nhưng đang có xu hướng giảm dần từ 20.65% năm 2009 giảm còn 13.3% năm 2011. Tuy nhiên ta vẫn có thể kết luận công ty đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình. Đối với Ngân hàng, hai chỉ số cần quan tâm hơn trong nhóm này chính là ROA và ROS vì đây là các chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát nhất về khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư (của Ngân hàng và các chủ nợ khác) cũng như năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các chỉ số ROA và ROS như hiện nay thì 2 chỉ số này đang biến động giảm cụ thể là ROS của 6 tháng đầu năm 2011 giảm 16% so với cùng kỳ 2010, ROA giảm 12% so với cùng kỳ 2010 nhưng đây là tình trạng chung trong thời gian đầu năm của các doanh nghiệp ngành Thủy sản. Có thể kết luận rằng Ngân hàng sẽ khá yên tâm về khả năng doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và trả nợ tốt cho Ngân hàng. 2.2.6 Nhận xét chung về các chỉ số cơ bản. Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 26
  27. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT Tóm lại: Qua quá trình phân tích các chỉ số tài chính Ngân hàng có thể đưa ra các nhận xét sau đây: - Về khả năng thanh khoản: Doanh nghiệp có khả năng thanh khoản khá tốt. Các tài sản lưu động có tính lỏng cao đủ khả năng tài trợ cho các khoản nợ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng đang dần dần thoát khỏi tình trạng bị chiếm dụng vốn khi các khoản phải thu khách hàng đã giảm trong 2 quý đâu năm 2011 này. - Về khả năng trả nợ: Do tình hình vay vốn Ngân hàng có nhiều khó khăn nên hầu như doanh nghiệp phải sử dụng vốn tự có để kinh doanh. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt chứng tỏ khả năng vững vàng về tài chính. Các khoản nợ của doanh nghiệp chủ yếu là ngắn hạn và công ty luôn chứng tỏ khả năng hoàn trả nợ vay của mình. - Về khả năng hoạt động, khả năng sinh lời: Doanh nghiệp luôn hoạt động đều đặn, sử dụng tốt các nguồn lực sẵn có và luôn kinh doanh có lãi trong nhiều năm, bất chấp tình hình thị trường tiêu thụ gặp nhiều rào cản và khó khăn. Trước những con số trên, Ngân hàng quyết định cho doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn để tăng khả năng lưu chuyển vốn đồng thời xem xét cho vay dài hạn để đầu tư trước tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp đang giảm dần. Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 27
  28. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT PHẦN III. PHÂN TÍCH TÍN DỤNG DỰA TRÊN MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI Z SCORE MODEL 3.1 Giới thiệu về mô hình đo lường rủi ro tín dụng Z Score Model. Sử dụng mô hình điểm số Z của Giáo Sư Edward I. Altman để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Mô hình Z Score là môt hình thức phân tích tuyến tính trong đó 5 đơn vị đo lường được tính toán một cách khách quan và cộng lại để cho ra một chỉ số toàn diện làm nền tảng cho việc phân loại các công ty thành những nhóm có nguy cơ phá sản và không có nguy cơ phá sản. Mô hình này đã tính toán khá chính xác tình hình phá sản của các doanh nghiệp trong tương lai gần. Từ mô hình điểm số Z được Giáo Sư Edward I. Altman đã phát triển ra Z’ và Z’’ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp, như sau:  Mô hình 1: Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 1.00X5 Nếu Z > 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1.8 2.9 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1.23 < Z’ < 2.9 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 28
  29. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT Nếu Z’ 2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1.2 < Z’’ < 2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu Z’’ <1.1 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Trong đó: X 1 = Vốn lưu động / tổng tài sản X 2 = Lợi nhuận giữ lại / tổng tài sản X 3 = EBIT/ tổng tài sản X 4 = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu / Giá trị sổ sách của nợ X 5 = Doanh thu bán hàng / tổng tài sản Và:  Vốn lưu động = Tài sản lưu động – nợ ngắn hạn  Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức, lợi nhuận trả cho CSH  EBIT = Lợi nhuận gộp – chi phí hoạt động – khấu hao  Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu = số cổ phiếu x giá cổ phiếu Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 29
  30. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT 3.2 Áp dụng mô hình Z Score cho Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre. Trong trường hợp Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre, ta áp dụng mô hình 1. Bảng số liệu sử dụng để tính toán: Chỉ tiêu 2009 2010 6 tháng đầu năm 2011 Tài sản lưu động 375,424,991,758.00 417,091,710,751.00 389,078,446,147.00 Nợ ngắn hạn 96,549,254,038.00 157,647,099,559.00 131,943,105,594.00 Lợi nhuận gộp 101,317,350,137.00 122,127,467,826.00 93,569,472,114.00 Chi phí hoạt đông 37,351,912,190.00 47,914,760,161.00 20,936,508,599.00 Khấu hao 32,390,355,264.00 38,740,903,490.00 42,251,925,463.00 Số cổ phiếu 11,339,635.00 13,607,207.00 13,607,207.00 Giá cổ phiếu 52,000.00 42,500.00 39,300.00 Doanh thu bán hàng và cung 544,094,049,870.00 685,575,058,551.00 330,910,495,548.00 cấp dịch vụ Tổng tài sản 537,004,057,773.00 601,925,220,587.00 561,451,363,732.00 Tổng nợ 96,549,254,038.00 157,647,099,559.00 132,002,974,278.00 Chỉ tiêu 2009 2010 6 tháng đầu 2011 Vốn lưu động 278,875,737,720.00 259,444,611,192.00 257,135,340,553.00 Lợi nhuận giữ 90,932,466,643 - lại 48,260,901,840 3,189,293,540 EBIT 31,575,082,683.00 35,471,804,175.00 30,381,038,052.00 Giá trị thị trường của 589,661,020,000.00 578,306,297,500.00 534,763,235,100.00 VCSH Xem xét mô hình Z Score của Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre trong 3 thời điểm. Vào ngày 31 tháng 12 năm 2009, dựa trên các thông số trên báo cáo tài chính kết thúc năm 2009: Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 30
  31. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT X1 = 0.5193 X2 X3 = 0.05879 X4 = = = 6,10736 X5 = = = 1.01320 Vào ngày 31 tháng 12 năm 2009 Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 1.0X5 = 1.2(0.5193) + 1.4(0.1693) + 3.3(0.05879) + 0.6(6.10736) + 1.0(1.01320) = 5.7318 > 2.99 Kết luận: Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre nằm ở mức an toàn: High Probability of Solvency. Vào ngày 31 tháng 12 năm 2010, dựa trên báo cáo tài chính kết thúc năm 2010: = 0.43102 X1 = = 0.08017 X2 = = 0.06605 X3 = Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 31
  32. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT = 3.66835 X4 = = 1.13897 X5 = Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 1.0X5 = 1.2(0.43102)+ 1.4(0.08017) + 3.3(0.06605) + 0.6(3.66835) + 1.0(1.13897) = 4.1874 > 2.99 Kết luận: Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre nằm ở mức an toàn: High Probability of Solvency. Vào ngày 30 tháng 6 năm 2011, dựa vào báo cáo tài chính giữa niên độ năm 2011: = 0.45798 X1 = = -0.00568 X2 = = 0.05411 X3 = = 4.05114 X4 = = 0.58938 X5 = Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 1.0X5 = 1.2(0.45789)+ 1.4(-0.00568) + 3.3(0.05411) + 0.6(4.05114) + 1.0(0.58938) = 3.74014 > 2.99 Kết luận: Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre nằm ở mức an toàn: High Probability of Solvency. Tham khảo và đối chiếu với các công ty trong ngành Thủy sản: Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 32
  33. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT Biểu đồ điểm số Z của 11 doanh nghiệp ngành Chế biến Thủy Sản Qua bảng trên ta thấy, có 6 doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản đó là công ty CP XNK Thủy sản Cửu long An Giang (Z = 2.7788), công ty CP XNK Thủy sản An Giang (Z = 2.5791), Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Z = 2.8923), công ty Cổ phần Thủy hải sản Minh Phú (Z = 2.0198), công ty Cổ phần Thủy sản Số 4 (Z = 2.1603), công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến tre(Z = 1.9667). Bên cạnh đó, có 2 công ty Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao, đó là công ty cổ phần BASA (Z = 1.3803), công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản CADOVIMEX (Z = 1.1592). Tuy nhiên, ta có thể đưa ra một nhận định chung đó là tình trạng của các công ty trong ngành là vô cùng khó khăn và nguy cấp. Chỉ có 3 công ty đáp ứng được yêu cầu >2.99. Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 33
  34. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT Xét X1: Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản là một khía cạnh của mô hình Z, phản ánh khả năng thanh khoản của Công ty. Một tỷ lệ tài sản mang tính lỏng trên tổng tài sản thấp là thách thức lớn đối với công ty. Theo tính toán trên, giá trị X1= 0.45789 trong 6 tháng đầu năm 2011 tăng so với năm 2010 tuy nhiên vẫn thấp hơn năm 2009. Có thể thấy tài sản của 6 tháng đầu năm 2011 giảm nhẹ do các khoản phải thu khách hàng giảm, tuy nhiên điều này vẫn cho thấy Thủy sản Bến Tre giữ được mức thanh khoản khá tốt qua các năm. Xét X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản có thể thấp vì công ty không tích lũy được nhiều lợi nhuận trong các năm qua. Tỷ số này có thể là một dấu hiệu của việc không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận đã bị xói mòn do được dùng để bù đắp cho những thua lỗ. Đối với trường hợp của công ty thủy sản Bến Tre, trong năm 2009, lợi nhuận giữ lại là khá cao do cổ tức, lợi nhuận đã trả cho CSH rất thấp, chỉ 1.8 triệu. Đến năm 2010, cổ tức đã trả tăng cao, tới hơn 45 tỷ khiến lợi nhuận giữ lại giảm mạnh, trong khi tổng tài sản tăng nhẹ khoảng 12%. Sang 6 tháng đầu năm 2011, lợi nhuận giữ lại bị âm là do công ty đã tiến hành trả cổ tức hơn 60 tỷ trong khi lợi nhuận sau thuế chỉ có 57 tỷ. Thủy Sản bến tre là một trong những công ty hiếm hoi trả cổ tức đầy đủ và đúng hạn, trong khi các công ty khác cố tình trì hoãn thanh toán cổ tức. Xét X3: EBIT trên Tổng tài sản là một yếu tố cơ bản để đo lường ROA. Công ty đang trên bờ vực phá sản đều là những công ty có thu nhập cực thấp. X3 giảm khiến ROA của Công ty đang giảm so với cùng kỳ năm 2010 là 12%.Có thể nhận thấy X3 của Thủy sản Bến tre có giảm so với 2 năm 2009 và 2010. Tuy nhiên, mức độ giảm này chỉ là tạm thời vì đây mới là con số tính đến giữa năm 2011. Xét X4: Tỷ số giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của nợ, nếu giá trị này thấp, nó phản ánh một sự thật rằng công ty có mối quan hệ chặt chẽ với các khoản nợ, có số lượng nợ tương đối cao, thường thấy được ở những công ty làm ăn thua lỗ. Giá trị thị trường của Thủy sản Bến Tre vào năm Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 34
  35. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT 2009 đã có lúc lên tới 52,000 VND/cổ phiếu khiến X5 tăng cao, con số này có bao gồm mức độ ảnh hưởng của thông tin trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên cũng phản ánh được kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như mức độ hấp dẫn của cổ phiếu này. Tới thời điểm hiện nay, giá cổ phiêu ở mức 39,300 VND cũng là mức cao so với các công ty cùng ngành. Các nhà đầu tư vẫn yên tâm rằng công ty làm ăn có lãi và kỳ vọng ở lợi suất trong tương lai. Phần mẫu số là tổng nợ của doanh nghiệp. Cơ cấu nợ của Thủy sản Bến Tre bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn, tuy nhiên, nợ ngắn hạn chiếm phần lớn, nợ dài hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, thậm chí trong năm 2009 và 2010 công ty không có nợ dài hạn. Lý do là trong những năm qua, công ty không đầu tư thêm về tài sản cố định hay các dự án mà chỉ vay ngắn hạn để trả các khoản nợ cho người bán. Xét X5: tỷ số doanh thu trên tổng tài sản cho thấy hiệu quả của sử dụng tài sản và quá trình sản sinh ra lợi nhuận của công ty. Nếu chỉ số này thấp chứng tỏ công ty sử dụng tài sản không hiệu quả. Nhìn chung, chỉ số này của thủy sản Bến Tre là khá tốt. Trong năm 2009 và 2010, hầu như một đồng tài sản có thể tạo ra hơn 1 đồng doanh thu. Vào thời điểm hết quý 2, con số này ở mức 0.589 là mức khá cao, khi kết thúc kỳ kế toán năm của Công ty, tỷ số này có thể lớn hơn 1. 3.3 Nhận xét chung về mô hình Z Qua các chỉ số trên ta rút ra các kết luận sau: - Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản đều gặp rủi ro trong kinh doanh và có khả năng rơi vào trạng thái có nguy cơ phá sản. Do đó, khi quyết định tín dụng với doanh nghiệp này, ngân hàng phải xem xét kỹ lưỡng thực trạng tài chính và khả năng phá sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thủy sản là một ngành xuất khẩu quan trọng của nước ta, các ngân hàng có thể xem xét cho vay với chính sách tín dụng ưu đãi nhằm tạo động lực cho ngành phát triển. Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 35
  36. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT - Chỉ tiêu Z phụ thuộc chủ yếu vào tổng tài sản. Do đó,doanh nghiệp cần quản lý tốt tài sản và sử dụng tài sản một cách hiệu quả. Các doanh nghiệp đang rơi vào trạng thái có nguy cơ phá sản cần phải phân loại và tài sản và thanh lý tài sản không hoạt động. Khi đó doanh nghiệp sẽ chuyển hóa tài sản cố định thành tài sản ngắn hạn làm cho X1 sẽ tăng lên. Bên cạnh đó chi phí khấu hao cũng sẽ giảm xuống, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng, tức là X2 và X3 sẽ tăng theo làm Z tăng, giảm nguy cơ phá sản. - Chỉ tiêu X4 của hầu hết các doanh nghiệp rơi vào trạng thái nguy cơ phá sản đều có giá trị nhỏ hơn 1. Do đó, doanh nghiệp cần gia tăng vốn chủ sở hữu nhằm giảm thiểu khả năng phá sản. Trong một giai đoạn nào đó, doanh nghiệp có thể thương lượng giảm cổ tức chia cho Cổ đông giúp tăng lợi nhuận giữ lại và làm vốn chủ sở hữu săng tăng lên. Khi đó X3 sẽ tăng theo và làm cho Z tăng, tức là giảm thiểu được khả năng phá sản. Đồng thời, doanh nghiệp nên hạn chế việc vay nợ, thay vào đó có thể phát hành thêm cổ phiếu, tăng thị giá cổ phiếu khi có cơ hội. Thực hiện giải pháp này sẽ làm cho X4 tăng lên và dẫn đến Z tăng, tức là khả năng phá sản của doanh nghiệp sẽ giảm. - Chỉ tiêu X2, X3 của hầu hết các doanh nghiệp rơi vào trạng thái nguy cơ phá sản đều rất thấp thậm chí bị âm. Để tăng X2, X3 doanh nghiệp cần phải điều chỉnh chi phí của việc tăng doanh số. Nếu chi phí tăng quá cao, thì tử số X1, X2, X3 sẽ giảm, khi đó X5 có tăng cũng không đủ sức bù đắp cho sự giảm của các chỉ số X1, X2, X3. Tổng kết ba yếu tố của Công ty XNK Thủy sản Bến Tre - Khả năng thanh khỏan: Xét trên kía cạnh tính toán X1 và các chỉ số khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện thời, có thể kết luận rằng Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre đang có tình hình thanh khoản tốt. Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 36
  37. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT - Khả năng hoạt động: Chỉ số X5 và các tỷ số hoạt động đã tính toán ở phần trên cũng cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang khá tốt. Công ty sử dụng hiệu quả các nguồn lực như tài sản cố định, vốn lưu động thường xuyên. Tuy nhiên, trong các tỷ số hoạt động thì vòng quay khoản phải thu và chu kỳ vốn lưu động đang ở mức cao, điều này đã hạn chế khả năng quay vòng vốn của công ty nhưng nhìn chung doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt. - Khả năng trả nợ: X2, X3, X4 và các tỷ số nợ của công ty đều ở mức tốt. Các khoản nợ của công ty có tăng trong năm 2011 nhưng chủ yếu là nợ ngắn hạn để luân chuyển vốn và công ty đang thu hồi được các khoản nợ của khách hàng nên công ty vẫn giũ được khả năng trả nợ cao. Hơn nữa, công ty luôn làm ăn có lãi nên có đủ nguồn tiền để trả nợ. Ngoài ra, tài sản của công ty có tính lỏng cao, vốn lưu động thường xuyên khá nhiều và ổn định qua các năm vì thế nếu cho doanh nghiệp vay, ngân hàng có thể yên tâm về khả năng trả nợ. - Ngân hàng có thể nhận thấy rõ khả năng tự chủ tài chính của Thủy sản Bến Tre cũng như khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp. Vì thế, ngân hàng có thể cấp tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp và xem xét cấp tín dụng dài hạn để doanh nghiệp đầu tư thêm về tài sản cố định nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 37
  38. Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre - ABT KẾT LUẬN Qua kết quả thẩm định, căn cứ vào chỉ số Z và các nhóm chỉ số tài chính cơ bản, các ngân hàng có thể phân loại các doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản; doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản; doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để các ngân hàng quyết định hạn mức tín dụng cần thiết đối với từng doanh nghiệp. Như vậy, mô hình điểm số Z và phân tích chỉ số tài chính có thể coi là hai công cụ hỗ trợ chủ chốt cho các nhà quản trị ngân hàng có những quyết định đúng đắn trước khi cấp tín dụng. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần xét đến các ngành nghề kinh doanh để ra quyết định đúng đắn. Trước những nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp mũi nhọn, các ngân hàng cần quán triệt các Nghị quyết của Chính phủ, cũng như các chính sách dành cho các ngành sản xuất trong nước. Không chỉ đặt lợi nhuận lên trên hết, Ngân hàng cần chung sức cùng doanh nghiệp phát triển bền vững, có như vậy, Ngân hàng có thể thu được lợi, giảm rủi ro, các doanh nghiệp sản xuất ổn định và có lợi nhuận dương liên tục. Tóm lại, để hạn chế rủi ro đối với các ngân hàng và cho cả các doanh nghiệp chế biến Thủy sản Việt Nam, các doanh nghiệp nên quan tâm đến chỉ số Z trong việc quyết định đi vay nợ, còn các ngân hàng sử dụng để ra quyết định cấp tín dụng. Đồng thời cần phải thực hiện đồng bộ các đề xuất để gia tăng chỉ số Z, tức là giảm thiểu khả năng phá sản của doanh nghiệp; hạn chế rủi ro tín dụng trong việc cho vay của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Nhóm 6 – NHA 401.1 Trang 38