Đề tài Phân tích thực trạng tài chính của công ty giao nhận kho vận ngoại thương Vietrans

doc 88 trang nguyendu 8420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phân tích thực trạng tài chính của công ty giao nhận kho vận ngoại thương Vietrans", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_phan_tich_thuc_trang_tai_chinh_cua_cong_ty_giao_nhan.doc

Nội dung text: Đề tài Phân tích thực trạng tài chính của công ty giao nhận kho vận ngoại thương Vietrans

  1. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lời mở đầu Thị trường giao nhận là một trong những thị trường sôi động nhất ngày nay. Trên thế giới thì thị trường này đã ra đời rất sớm, nhất là khi ngoại thương phát triển mạnh, để phục vụ cho nhu cầu buôn bán ngày càng lớn trên thị trường. Vietrans là một trong những công ty giao nhận đầu tiên được thành lập tại Việt Nam. Tuy đã trải qua hơn 30 năm hoạt động với nhiều thành công đạt được, nhưng bên canh đó là cũng không ít gian nan mà Vietrans đã vượt qua. Kể từ khi nước ta chuyền sang nền kinh tế thị trường cho đến nay thì thị trường này vẫn còn là thị trường non trẻ ở Việt Nam. Do đó, đối với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường này vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn, nhất là khi kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải đòi hỏi phải có vốn lớn, trang thiết bị hiện đại và giá thành dịch vụ thường cao, việc mở rộng thị trường còn hạn chế, thường xuyên bị ảnh hưởng của tính thời vụ, tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn, việc nắm bắt các điều luật quốc tế về giao nhận vận tải vẫn còn yếu do đó hiệu quả kinh doanh bị hạn chế. Đây là một thách thức không chỉ đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thị trường này mà còn là sự quan tâm của các cấp các ngành để làm sao cho thị trường tiềm năng này phát triển có hiệu quả. Để có thể tìm hiểu những nét thăng trầm trong quá trình hoạt động của công ty, em đã chọn đề tài: Phân tích thực trạng tài chính của công ty giao nhận kho vận ngoại thương Vietrans. Kết cấu của chuyên đề bao gồm Lời mở đầu Chương I: Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp. Chương II: Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương. Chương III: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty Vietrans. Trong thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương, với sự giúp đỡ ân cần của các cô chú trong công ty Vietrans Trần văn Toàn 1 Tài chính công 43A
  2. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kết hợp với những kiến thức đã học tại trường và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo Đàm Văn Huệ đã giúp em hoàn thành chuyên đề này Vì thời gian có hạn và với kiến thức còn hạn chế, nên chuyên đề không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vậy kính mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Trần văn Toàn 2 Tài chính công 43A
  3. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương I Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1. Khái niệm, ý nghĩa và phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế có liên quan đến việc hình thành và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Tài chính được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và có liên quan trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tài chính doanh nghiệp, các nhà kinh tế đã tìm kiếm khái niệm tài chính trên các vấn đề có tính chất nguyên lý khác nhau của họ mà thường tập trung vào 5 nguyên tắc sau: + Nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp + Sự bảo đảm có lợi ích cho những người bỏ vốn dưới các hình thức khác nhau. + Khía cạnh thời hạn của các loại vốn. + Sự diễn giải các khái niệm về vốn như là tổng giá trị của các loại tài sản dưới hai dạng vốn trừu tượng và vốn cụ thể. + Chỉ ra quá trình thay đổi của vốn trong các trường hợp tăng giảm và thay đổi cấu trúc của nó. Trần văn Toàn 3 Tài chính công 43A
  4. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1.1.2. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính là phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích các báo cáo tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp mà được phản ánh trên các báo cáo tài chính đó. Phân tích các báo cáo tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ và có thể xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để khai thác triệt để các điểm mạnh, khắc phục và hạn chế các điểm yếu. Tóm lại, phân tích các báo cáo tài chính là cần phải làm sao mà thông qua các con số “ biết nói ” trên báo cáo để có thể giúp người sử dụng chúng hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của những nhà quản lý doanh nghiệp đó. 1.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của phân tích tài chính của doanh nghiệp. 1.1.2.1 Mục tiêu của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản sau: xác định nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, tìm kiếm và huy động nguồn vốn đáp ứng tốt nhu cầu và sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vai trò đó thể hiện ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, trong việc thiết lập các dự án đầu tư ban đầu, dự kiến hoạt động, gọi vốn đầu tư. Để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh, thì các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định, bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và các vốn chuyên dùng khác. Ngoài ra doanh nghiệp cần phải có những giải pháp hữu hiệu để tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Việc tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng của hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn các nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình Trần văn Toàn 4 Tài chính công 43A
  5. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và nâng cao tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp đều có quyền bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh thì người ta chỉ quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh khác nhau như: các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng Nhưng vấn đề mà người ta quan tâm nhiều nhất là khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp. Bởi vậy, trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thì cần phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau đây: + Một là: Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực hệ thống những thông tin hữu ích, cần thiết phục vụ cho chủ doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác như: các nhà đầu tư, hội đồng quản trị doanh nghiệp, người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và những người sử dụng thông tin tài chính khác, giúp họ có quyết định đúng đắn khi ra quyết định đầu tư, quyết định cho vay. + Hai là: Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin quan trọng nhất cho các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của các dòng tiền vào, ra và tình hình sử dụng vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. + Ba là: Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình, sự kiện, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp: Nhiệm vụ của phân tích các báo cáo tài chính ở doanh nghiệp là căn cứ trên những nguyên tắc về tài chính doanh nghiệp để phân tích đánh giá tình hình thực trạng và triển vọng của hoạt động tài chính, chỉ ra được những mặt tích cực và hạn chế của việc thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hơn Trần văn Toàn 5 Tài chính công 43A
  6. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được các mục tiêu chủ yếu đó, nhiệm vụ cơ bản của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là: + Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. + Phân tích diễn biến sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. + Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. + Phân tích tình hình dự trữ TSLĐ. + Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. + Phân tích các chỉ số hoạt động. + Phân tích các hệ số sinh lời. 1.1.3. Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.1.3.1 Phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh. Có ba nguyên tắc cơ bản khi sử dụng phương pháp này, đó là: * Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh. Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, tiêu chuẩn đó có thể là: Tài liệu của năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức), nhằm đành giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức. Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được. * Điều kiện so sánh được. Trần văn Toàn 6 Tài chính công 43A
  7. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. Trong thực tế, thường điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm hơn cả là về thời gian và không gian. + Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán phải thống nhất trên ba mặt sau: - Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế. - Phải cùng một phương pháp phân tích. - Phải cùng một đơn vị đo lường + Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Tuy nhiên, thực tế ít có các chỉ tiêu đồng nhất được với nhau. Để đảm bảo tính thống nhất người ta cần phải quan tâm tới phương diện được xem xét mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần phải có, thời gian phân tích được cho phép. * Kỹ thuật so sánh. Các kỹ thuật so sánh cơ bản là: + So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô tăng giảm của các hiện tượng kinh tế. + So sánh bằng số tương đối: là thương số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế. + So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung, có cùng một tính chất. + So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung. Công thức xác định : Trần văn Toàn 7 Tài chính công 43A
  8. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Mức Hệ Chỉ biến động Chỉ tiêu số điều số = kỳ phân - x tương đối kỳ gốc tích chỉnh Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung phân tích của các chỉ tiêu kinh tế mà người ta sử dụng kỹ thuật so sánh thích hợp. Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo ba hình thức: - So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kế toán-tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiều dọc (cùng cột của báo cáo). - So sánh chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hướng biến động các kỳ trên báo cáo kế toán tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiều ngang (cùng hàng trên báo cáo). - So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem trên mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét nhiều kỳ (từ 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn) để cho ta thấy rõ xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu. Các hình thức sử dụng kỹ thuật so sánh trên thường được phân tích trong các phân tích báo cáo tài chính- kế toán, nhất là bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và bảng lưu chuyển tiền tệ là các báo cáo tài chính định kỳ của doanh nghiệp. 1.1.3.2. Phương pháp chi tiết. Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo những hướng khác nhau. Thông thường trong phân tích, phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau: + Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Mọi kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận. Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất Trần văn Toàn 8 Tài chính công 43A
  9. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. Với ý nghĩa đó, phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt kết quả kinh doanh. Trong phân tích kết quả kinh doanh nói chung, chỉ tiêu giá trị sản lượng (hay giá trị dịch vụ trong xây lắp, trong vận tải, du lịch ) thường được chi tiết theo các bộ phận có ý nghĩa kinh tế khác nhau + Chi tiết theo thời gian: kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đều. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu lực cho công việc kinh doanh. Tuỳ đặc tính của quá trình kinh doanh, tuỳ nội dung kinh tế của chỉ tiêu phân tích và tuỳ mục đích phân tích, khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian cần chi tiết khác nhau và chỉ tiêu khác nhau phải chi tiết. + Chi tiết theo địa điểm kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là do các bộ phận, các phân xưởng, đội, tổ sản xuất kinh doanh thực hiện. Bởi vậy, phương pháp này thường được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kinh doanh trong các trường hợp sau: - Một là, đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ. Trong trường hợp này, tuỳ chỉ tiêu khoán khác nhau có thể chi tiết mức thực hiện khoán ở các đơn vị có cùng nhiệm vụ như nhau. - Hai là, phát hiện các đơn vị tiên tiến hoặc lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Tuỳ mục tiêu đề ra có thể chọn các chỉ tiêu chi tiết phụ hợp về các mặt: năng suất, chất lượng, giá thành - Ba là, khai thác các khả năng tiềm tàng về sử dụng vật tư, lao động, tiền tồn, đất đai trong kinh doanh. 1.1.3.3. Phương pháp loại trừ. Trong phân tích kinh doanh, nhiều trường hợp nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh nhờ phương pháp loại trừ. Trần văn Toàn 9 Tài chính công 43A
  10. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, bằng cách khi xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố này, thì loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. + Cách thứ nhất: có thể dựa trực tiếp vào mức độ biến động của từng nhân tố và được gọi là phương pháp “số chênh lệch”. - Phương pháp tính số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, nhằm phân tích nhân tố thuận, ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế. - Là dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, nên phương pháp tính số chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp liên hoàn. Chúng chỉ khác ở chỗ là khi xác định các nhân tố ảnh hưởng đơn giản hơn, chỉ việc nhóm các số hạng và tính chênh lệch các nhân tố sẽ ảnh hưởng cho ta mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Như vậy phương pháp số chênh lệch chỉ được áp dụng trong trường hợp các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng tích số và cũng có thể áp dụng trong trường hợp các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng thương số. + Cách thứ hai: Có thể dựa vào phép thay thế sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố và được gọi là phương pháp “thay thế liên hoàn”. Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu phân tích. Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm các bước sau: - Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. - Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất - Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2. - Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước Trần văn Toàn 10 Tài chính công 43A
  11. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp (lần trước của nhân tố đầu tiên là so với gốc) ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tố được xác định băng đối tượng phân tích. 1.1.3.4. Phương pháp liên hệ. Mọi kết quả kinh doanh đều có liên hệ mật thiết với nhau giữa các mặt, các bộ phận. Để lượng hoá các mối liên hệ đó, ngoài các phương pháp đã nêu, trong phân tích kinh doanh còn sử dụng phổ biến các cách nghiên cứu liên hệ phổ biến như liên hệ cân đối, liên hệ tuyến tính và liên hệ phi tuyến Liên hệ cân đối có cơ sở là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh: giữa tổng số vốn và tổng số nguồn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các quỹ, các loại vốn giữa nhu cầu và khả năng thanh toán, giữa nguồn mua sắm và tình hình sử dụng các loại vật tư, giữa thu với chi và kết quả kinh doanh mối liên hệ cân đối vốn có về lượng của các yếu tố dẫn đến sự cân bằng cả về mức biến động (chênh lệch) về lượng giữa các mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào nguyên tắc đó, cũng có thể xác định dưới dạng “tổng số” hoặc “hiệu số” bằng liên hệ cân đối, lấy liên hệ giữa nguồn huy động và sử dụng một loại vật tư Liên hệ trực tiếp: là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn lợi nhuận có quan hệ cùng chiều với lượng hàng bán ra, giá bán có quan hệ ngược chiều với giá thành, tiền thuế. Các mối liên hệ chủ yếu là: + Liên hệ trực tiếp giữa các chỉ tiêu như giữa lợi nhuận với giá bán, giá thành, tiền thuế. Trong những trường hợp này, các mối quan hệ không qua một chỉ tiêu liên quan nào: giá bán tăng (hoặc giá thành hay tiền thuế giảm) sẽ làm lợi nhuận tăng. + Liên hệ gián tiếp là quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữa chúng được xác định bằng một hệ số riêng. + Liên hệ phi tuyến tính là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức liên hệ không được xác định theo tỷ lệ và chiều hướng liên hệ luôn biến đổi. 1.2. Tài liệu phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp. Trần văn Toàn 11 Tài chính công 43A
  12. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.2.1. Các báo cáo tài chính 1.2.1.1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kết toán là báo cáo tổng hợp, cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán Biểu 1.1 Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp Tài sản Nguồn vốn Tài sản lưu động Nợ phải trả - Vốn bằng tiền - Nợ ngắn hạn - Khoản phải thu - Nợ dài hạn - Tồn kho Tài sản cố định Vốn chủ sở hữu - Hữu hình -Vốn kinh doanh - Vô hình - quĩ và dự trữ - Hao mòn tài sản cố định - Lãi chưa phân phối - Đầu tư dài hạn 1.2.1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời kỳ nhất định Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Biểu 1.2 Tổng doanh thu - VAT đầu ra, thuế TTĐB đầu ra = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán = Lãi gộp - Chi phí bán hàng và quản lý = Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh - Lãi (lỗ) từ hoạt động tài chính và bất thường Trần văn Toàn 12 Tài chính công 43A
  13. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp = Tổng lãi các hoạt động – thuế TNDN = Thực lãi thuần của doanh nghiệp 1.2.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( BCLCTT) BCLCTT phản ánh các luồng tiền ra, vào trong doanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Biểu 1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh Phương pháp gián tiếp Phương pháp trực tiếp Lợi nhuận ròng sau thuế Doanh thu bằng tiền + Khoản điều chỉnh: khấu hao, + Các nợ thương mại đã thu dự phòng - Tiền đã trả công nhân, - Tài sản lưu động: nhà cung cấp Các khoản phải thu - Tiền lãi và thuế đã trả Hàng tồn kho ± Các khoản thu chi bất ± Các khoản phải trả thường + Các khoản bất thường (bồi thường, phạt ) Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư - Mua tài sản, nhà xưởng thiết bị + Thu do bán tài sản cố định + Lãi thu được Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính + Tiền vay, tăng vốn - Các khoản đi vay đã trả - Lãi cổ phần đã trả 1.2.2. Thuyết minh các báo cáo tài chính Trần văn Toàn 13 Tài chính công 43A
  14. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Thuyết minh các báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh chưa có trong hệ thống các báo cáo tài chính, đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày, giải thích một cách rõ ràng, cụ thể. 1.3. nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Kết quả phân tích này sẽ cho phép các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay có chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có những biện pháp hữu hiệu cho công tác tăng cường quản lý doanh nghiệp. Nội dung phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm: - Phân tích khái quát tình hình vốn và nguồn vốn, tình hình thu, chi trong doanh nghiệp + Diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn, luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp + Tình hình vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động + Các chỉ tiêu trung gian tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh - Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng tài chính doanh nghiệp 1.3.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh hay những vướng mắc phát sinh mà doanh nghiệp gặp phải. Thông qua xem xét tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Trần văn Toàn 14 Tài chính công 43A
  15. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Để thấy rõ tỷ trọng của tăng loại nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn ta lập bảng phân tích có dạng sau: Bảng 1.1: Phân tích cơ cấu nguồn vốn Cuối kỳ so Số đầu năm Số cuối kỳ với đầu năm Chỉ tiêu S Tỷ S Tỷ S Tỷ ố tiền trọng ố tiền trọng ố tiền trọng (%) (%) (%) A: nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn III. Nợ khác B. Nguồn vốn CSH I. Nguồn vốn, quỹ II. Nguồn kinh phí, quỹ khác Tổng cộng 1.3.3. Phân tích tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Trần văn Toàn 15 Tài chính công 43A
  16. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phân tích tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét và đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên bảng cân đối kế toán về nguồn vốn và cách sử dụng vốn của doanh nghiệp Để tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trước tiên, người ta trình bày BCĐKT dưới dạng bảng cân đối báo cáo( trình bày một phía) từ tài sản đến nguồn vốn. Sau đó so sánh số liệu cuối kỳ so với đầu kỳ trong từng chỉ tiêu của bảng cân đối để xác định tình hình tăng giảm vốn trong doanh nghiệp theo nguyên tắc: + Sử dụng vốn là tăng tài sản, giảm nguồn vốn + Nguồn vốn là giảm tài sản, tăng nguồn vốn + Nguồn vốn và sử dụng vốn phải cân đối với nhau Cuối cùng tiến hành sắp xếp các chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn theo những trình tự nhất định tuỳ theo mục tiêu phân tích và phản ánh vào bảng biểu thưo mẫu sau: Bảng 1.2: tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Biểu 1.4 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng 1. Sử dụng vốn Cộng sử dụng vốn 2. Nguồn vốn Cộng nguồn vốn Trần văn Toàn 16 Tài chính công 43A
  17. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nội dung phân tích này cho ta biết trong một kỳ kinh doanh nguồn vốn tăng( giảm) bao nhiêu? tình hình sử dụng vốn như thế nào? 1.3.4. Vốn luân chuyển ( VLC ) và nhu cầu vốn luân chuyển 1.3.4.1. Vốn luân chuyển: Vốn luân chuyển (VLC) là một phần của vốn dài hạn (VTX) dùng để tài trợ cho một phần tài sản lưu động (TSLĐ). Kết cấu VLC phụ thuộc vào thời kỳ phân tích . Theo thông lệ, việc phân tích tài chính thường được thực hiện theo thời kỳ tính bằng năm thì kết cấu VLC là tương ứng với định nghĩa đã nêu. Như vậy, tính từ thời điểm đánh giá, nếu thời kỳ phân tích là khoảng thời gian T thì VLC chính là phần nguồn vốn có thời hạn TV > T nhưng không dùng để tài trợ cho TSCĐ. Cách xác định vốn luân chuyển: VLC cũng có thể định nghĩa theo hai cách khác cho phép xác định giá trị của nó như sau: * Tiếp cận từ phần dài hạn của bảng cân đối kế toán thì VLC là phần vốn dài hạn không dùng để tài trợ cho TSCĐ. Tiếp cận này cho thấy nguồn gốc của VLC. VLC = Nguồn vốn dài hạn (VTX) – Tài sản cố định = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn * Tiếp cận từ phần ngắn hạn của bảng cân đối kế toán thì VLC là giá trị của phần TSLĐ không được tài trợ bằng các nguồn ngắn hạn, qua đó thể hiện cách thức sử dụng VLC. VLC = TSLĐ - Nợ ngắn hạn VLC là một chỉ tiêu rất quan trọng cho việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết hai điều cốt yếu là: tài sản cố định của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc hay không? Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không . Thực tế VLC có thể nhận giá trị sau: Trần văn Toàn 17 Tài chính công 43A
  18. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp VLC > 0: trong trường hợp này thể hiện việc tài trợ các nguồn vốn là tốt. Toàn bộ tài sản cố định được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn nghĩa là một cách rất ổn định. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh. VLC 0: tức là tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Trong trường hợp này, các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có từ bên ngoài. Vì vậy, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho phần chênh lệch. Để giảm NCVLC biện pháp tích cực nhất là giải phóng tồn kho và giảm các khoản phải thu. Tuy Trần văn Toàn 18 Tài chính công 43A
  19. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nhiên khi xem xét để giảm NCVLC cần lưu ý đến các tác động ngược chiều của nó. Ví dụ nếu giảm thời gian trả chậm của khách mua hàng có thể làm giảm doanh số bán và không đạt được mục tiêu phát triển bán hàng của doanh nghiệp. 1.3.5. Phân tích tốc độ luân chuyển của TSLĐ (tài sản lưu động) TSLĐ lưu thông để đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp, được tiến hành bình thường. Qua mỗi chu kỳ sản xuất, TSLĐ trải qua nhiều hình thái khác nhau. Tốc độ luân chuyển của TSLĐ là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ. Nếu hiệu quả sử dụng TSLĐ cao thì tốc độ luân chuyển tăng, nếu hiệu quả sử dụng TSLĐ thấp thì tốc độ luân chuyển của TSLĐ giảm. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, TSLĐ vận động không ngừng. Để giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cần đẩy nhanh tộc độ luân chuyển của TSLĐ. Số vòng Tổng số doanh quay thu tuần = của TSLĐ TSLĐ bình quân Chỉ tiêu này cho biết, trong chu kỳ kinh doanh TSLĐ quay được mấy vòng. Hiệu quả sử dụng TSLĐ tăng khi số vòng quay của TSLĐ tăng và ngược lại, khi hệ số vòng quay của TSLĐ giảm, hiệu quả sử dụng TSLĐ giảm. Thời gian một Thời gian của kỳ phân tích vòng = luân chuyển số vòng quay của TSLĐ trong kỳ Thời gian một vòng luân chuyển thể hiện số thời gian cần thiết để cho TSLĐ quay được một vòng. Thời gian càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của TSLĐ càng lớn. Hệ số đảm TSLĐ bình = nhiệm quân Trần văn Toàn 19 Tài chính công 43A
  20. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TSLĐ Tổng doanh thu thuần Hệ số đảm nhiệm TSLĐ càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSLĐ càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Chỉ tiêu này cũng cho biết để có một đồng luân chuyển thì cần mấy đồng TSLĐ. Trong đó ta có: Tổn Tổng doanh Tổng thu Tổng thu g nhập doa = thu thuần từ + thuần từ + nhập khác nh thu hoạt động SXKD hoạt động tài thuần chính 1.3.6. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản và ý nghĩa của chúng Các hệ số tài chính được chia làm 4 nhóm chính, đó là: - Các hệ số về cấu trúc. - Các hệ số về khả năng thanh toán. - Các hệ số về hoạt động. - Các hệ số về khả năng sinh lợi. 1.3.6.1. Các hệ số về cấu trúc 1.3.6.1.1. Các hệ số cấu trúc bên tài sản: Để đánh giá cấu trúc tài sản của doanh nghiệp ta có các hệ số sau: Tỷ trọng của TSCĐ hữu hình T1 TSCĐ hữu hình (giá trị còn lại) T = 1 Tổng tài sản Hệ số này phụ thuộc ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, nó cho ta biết khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp nhanh hay chậm nên được xem là chỉ số đánh giá “độ ỳ” của doanh nghiệp. Tỷ trọng của các khoản đầu tư tài chính dài hạn T2 Đầu tư tài chính dài hạn T = 2 Tổng tài sản Trần văn Toàn 20 Tài chính công 43A
  21. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hệ số này thường chỉ đáng kể ở các doanh nghiệp tương đối lớn, nó thể hiện mối liên hệ của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác thông qua góp vốn liên doanh hay đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tỷ trọng hàng tồn kho T3 Hàng tồn kho T = 3 Tổng tài sản Hệ số này kém ổn định và phụ thuộc vào biến động của thị trường cũng như quyết định của chính doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp sản xuất hệ số này phụ thuộc vào đồng thời thời gian công nghệ toàn bộ và thời gian lưu kho hàng hoá. Tỷ trọng các khoản phải thu T4: Các khoản phải thu T4 = Tổng tài sản Hệ số này thể hiện chính sách chính sách thương mại của doanh nghiệp và phần nào phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ trọng của tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn T5: Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn T = 5 Tổng tài sản Hệ số này cũng có đặc điểm không ổn định. Nếu ta có hệ số này cao thì doanh nghiệp có độ an toàn cao trong thanh toán, có tính linh hoạt cao nhưng lại gây ứ đọng lãng phí vốn vì không đưa được nguồn lực tài chính này vào các hoạt động có khả năng sinh lợi cao hơn so với lãi suất của thị trường tài chính. 1.3.6.1.2. Các hệ số cấu trúc bên nguồn vốn: Để đánh giá cấu trúc bên nguồn vốn ta có các hệ số sau. Độ ổn định của nguồn tài trợ V1 và V2: và Nợ ngắn hạn VTX (Vốn chủ + Nợ dài hạn) V = V = 2 Tổng nguồn vốn Trần1 văn Toàn Tổng nguồn vốn 21 Tài chính công 43A
  22. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trong đó vốn sử dụng thường xuyên (VTX) gồm vốn chủ sở hữu (VC) và nợ dài hạn. Như vậy ta có hệ số V2 = 1- V1 vì tổng vốn gồm vốn thường xuyên và nợ ngắn hạn. Nếu ta có hệ số V1 cao thì tình hình tài chính của doanh nghiệp là an toàn do các tài sản được tài trợ bằng các nguồn dài hạn và ngược lại nếu có hệ số V2 cao thì tình hình tài chính của doanh nghiệp là không an toàn do các tài sản được tài trợ bằng các nguồn ngắn hạn . Độ tự chủ tài chính tổng quát V3 và V4: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả V = V4 = 3 Tổng nguồn vốn Tổng nguồn vốn Như vậy ta cũng có hệ số V4 = 1- V3 và V3 còn được gọi là hệ số tự chủ về vốn. Hệ số V4 cho ta thấy tỷ lệ tài sản được đầu tư bởi nguồn vốn đi chiếm dụng. Độ tự chủ tài chính dài hạn V5 , V6 và V7: Vốn chủ sở hữu Nợ dài hạn VàV = V6 = 5 VTX VTX Ta cũng có V6 = 1- V5 . Nợ dài hạn V = 7 VC Ta có hệ số V7 chính là hệ số đòn bẩy dùng để xác định hiệu ứng đòn bẩy tài chính và cũng để đánh giá năng lực sinh nợ của doanh nghiệp. 1.3.6.2. Các chỉ số về khả năng thanh toán: Đây là nhóm các chỉ số quan trọng nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua một số hệ số sau: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Hệ số thanh Tổng tài sản = toán tổng quát Nợ phải trả Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp so với tổng số nợ phải trả. Hệ số này càng thấp thì khả năng thanh toán Trần văn Toàn 22 Tài chính công 43A
  23. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của doanh nghiệp càng kém, còn khi hệ số này lớn hơn một thì mới đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Khả năng thanh Tổng tài sản lưu động = toán nợ ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là thương số giữa tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Nó thể hiện mức độ đảm bảo TSLĐ với nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này xấp xỉ một thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng Tổng TSLĐ-Hàng tồn kho = thanh toán nhanh Tổng nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh là khả năng thanh toán nợ ngay của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 0,5 thì có khả năng thanh toán các khoản nợ tới và quá hạn tương đối tốt còn các doanh nghiệp có hệ số này dưới 0,5 thì có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ tới và quá hạn. Trường hợp lý tưởng là doanh nghiệp có hệ số này bằng một. Đây là nhóm các hệ số quan trọng, nó phản ánh rõ nhất tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm xem xét. Các nhà quản lý doanh nghiệp căn cứ vào nhóm các hệ số này để đưa ra các đối sách về việc có cần huy động thêm hay không các nguồn tài chính một cách thích hợp, kịp thời để đảm bảo an toàn khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số nợ phải thu và nợ phải trả: Hệ số nợ phải Các khoản nợ phải trả = trả, nợ phải thu Các khoản nợ phải thu Hệ số này đối với một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh thường xấp xỉ bằng 1.Nếu hệ số này > 1 thể hiện rằng doanh nghiệp chiếm dụng Trần văn Toàn 23 Tài chính công 43A
  24. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp được vốn của người khác còn ngược lại hệ số này <1 thể hiện doanh nghiệp bị người khác chiếm dụng vốn. 1.3.6.3. Các hệ số về hoạt động: Các hệ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài sản khác nhau. Số vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay Doanh thu thuần = hàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng tồn kho bình quân lưu chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc sản xuất kinh doanh càng được đánh giá tốt do doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn thu được doanh số cao. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Số ngày của một vòng Số ngày trong kỳ = quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho Hệ số này phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Số ngày trong kỳ đối với một niên kim là 360 ngày. Hệ số vòng quay tài sản lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ TSLĐ quay được bao nhiêu vòng và cho ta biết ứng với một đồng TSLĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Số vòng quay tài Doanh thu thuần = sản lưu động Tài sản lưu động bình quân Hệ số số ngày một vòng quay tài sản lưu động: Chỉ tiêu này cho ta biết một vòng quay TSLĐ hết bao nhiêu ngày. Số ngày một 360 (ngày) = vòng quay TSLĐ Số vòng quay TSLĐ Hệ số vòng quay toàn bộ vốn (còn được gọi là vòng quay tổng tài sản): Số vòng quay vốn Doanh thu thuần = kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân Trần văn Toàn 24 Tài chính công 43A
  25. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hệ số này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua hệ số này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, doanh thu thuần sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư. 1.3.6.4. Các hệ số về khả năng sinh lợi. Các hệ số về khả năng sinh lợi sinh lợi luôn luôn được các nhà quản trị tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, chúng phản ánh hiệu quả kinh doanh và cũng là căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các nhà quản trị tài chính rất quan tâm đến lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế và có thể xem xét, đánh giá chúng thông qua hai chỉ tiêu sau: Tỷ suất lợi nhuận trước Lợi nhuận trước thuế = thuế trên doanh thu Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận sau Lợi nhuận sau thuế = thuế trên doanh thu Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đã bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được mấy đồng lợi nhuận. Cũng như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ta cũng tính riêng rẽ lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế với vốn kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận trước Lợi nhuận trước thuế = x 100 thuế vốn kinh doanh Giá trị tài sản bình quân Tỷ suất lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế = vốn kinh doanh (ROI) Giá trị tài sản bình quân x 100 Trần văn Toàn 25 Tài chính công 43A
  26. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE). Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó. Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu này. Công thức xác định là: Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế = vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân Hệ số này cho ta biết với một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì chủ doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. 1.3.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính DN - Mục đích phân tích: có nhiều người quan tâm đến những khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp, do đó họ cũng chỉ quan tâm đến những thông tin khác nhau về doanh nghiệp, vì vậy, phân tích cũng có thể cho những kết quả khác nhau do yêu cầu thông tin khác nhau. - Phương pháp phân tích: có nhiều phương pháp khác nhau để sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp, mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau, tuỳ theo yêu cầu, mục đích, thời gian khác nhau của việc phân tích mà người ta sử dụng phương pháp phân tích phù hợp. - Con người ( trình độ, đạo đức ): Mức độ chính xác, chất lượng của những thông tin, kết quả của quá trình phân tích quyết định phần lớn ở trình độ của người phân tích. Người có trình độ càng cao thì mức độ chính xác và đầy đủ càng cao. Bên cạnh trình độ thì cũng cần phải nhấn mạnh đến nhân tố đạo đức người phân tích: người có lương tâm, đạo đức thì kết quả phân tích chắc chắn hơn hẳn ngưòi không có lương tâm, đạo đức - Thời gian phân tích: có những khoản không được phản ánh kịp thời tại thời điểm phân tích và ở mỗi thời điểm khác nhau thì mức độ tác động đó là khác nhau. Do đó phân tích ở những thời điểm khác nhau thì sẽ cho kết quả khác nhau. Độ dài thời gian phân tích khác nhau cũng có thể cho kết quả khác nhau: thường thời gian càng dài thì thông tin tổng hợp càng đầy đủ, kết quả chính xác cao. Trần văn Toàn 26 Tài chính công 43A
  27. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Các thông tin khác: phân tích tài chính doanh nghiệp không phải lúc nào cũng chỉ dựa trên các con số mà còn phải dựa vào các thông tin khác bên ngoài, để từ đó tổng hợp các thông tin phục vụ cho phân tích sẽ cho kết quả chính xác và đầy đủ. Chương II Phân tích thực trạng tài chính của công ty Vietrans 2.1. Khái quát về công ty Vietrans. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty giao nhận kho vận Ngoại thương(VIETRANS) là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thương mại, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế tự chủ tài chính. Là tổ chức về giao nhận đầu tiên được thành lập ở Việt nam theo Quyết định số 554/BNT ngày 13/ 8/1970 của Bộ Ngoại thương. Khi đó Công ty được lấy tên là Cục kho vận kiêm Tổng công ty giao nhận ngoại thương. Hiện nay tên chính thức của công ty là " Công ty giao nhận kho vận Trần văn Toàn 27 Tài chính công 43A
  28. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ngoại thương " tên giao dịch là " Vietnam National Foreign Trade Fowding and Warehousing Corporation ", tên viết tắt là VIETRANS được thành lập theo quyết định số 337/TCCB ngày 31/3/1993 của Bộ Thương mại. Trước năm 1986, do chính sách Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương nên VIETRANS là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận ngoại thương, phục vụ tất cả các Tổng công ty xuất nhập khẩu trong cả nước, nhưng hoạt động chủ yếu chỉ giới hạn ở ga, cảng, cửa khẩu. Hoạt động giao nhận kho vận ngoại thương được tập trung vào một đầu mối để tiếp nối quá trình lưu thông hàng hoá xuất nhập khẩu trong và ngoài nước do Bộ ngoại thương chỉ đạo, nhà nước ra các chỉ tiêu kế hoạch. Cùng với sự phát triển nền kinh tế đất nước, khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu càng tăng cơ sở vật chất kỹ thuật của VIETRANS như: kho tàng, bến bãi, xe cộ ngày càng được nhà nước đầu tư tăng thêm để đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng. Song thậm chí có những lúc do khối lượng hàng hoá quá lớn, kho VIETRANS chỉ dành riêng bảo quản chứa hàng xuất, còn hàng nhập được tổ chức giao thẳng tại cảng vì thực tế không đủ diện tích kho để chứa hàng nhập và cảng phải chủ động thu xếp kho bãi tại cảng để bảo quản an toàn hàng hoá trong thời gian chờ chuyển chủ yếu để giải phóng tàu nhanh. Sau đại hội Đảng lần thứ VI, tình hình kinh tế nước ta có những biến chuyển mới. Việc buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa Việt nam và các nước khác ngày càng phát triển. Những mối liên hệ Quốc tế được mở rộng, VIETRANS thấy cần phải mở rộng phạm vi hoạt động và đã vươn lên trở thành một Công ty giao nhận quốc tế có quan hệ đại lý rộng trên khắp thế giới và tiến hành cung cấp mọi dịch vụ giao nhận kho vận đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước. VIETRANS đã tham gia hội các tổ chức giao nhận các nước thành viện Hội đồng tương trợ kinh tế và trở thành thành viên chính thức của liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA từ năm 1989. Thời kỳ 1989 đến nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia vào các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân kể cả lĩnh vực dịch vụ vận tải ngoại thương. Trong bối cảnh đó, Trần văn Toàn 28 Tài chính công 43A
  29. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp VIETRANS mất thế độc quyền và phải bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt với các tổ chức kinh tế khác cùng hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận. Những biến đổi to lớn về cơ chế kinh tế, môi trường kinh tế xã hội của thời kỳ chuyển đổi mô hình kinh tế đã đem lại cho VIETRANS những thuận lợi và vận hội mới nhưng cũng đặt ra những khó khăn và thách thức lớn cho bước đường phát triển kinh doanh của VIETRANS. Để thích ứng với môi trường hoạt động kinh doanh mới VIETRANS đã tiến hành đổi mới toàn diện từ định hướng chiến lược, phương thức hoạt động đến qui mô hình thức và cách tổ chức hoạt động, điều hành. Công ty không chỉ đặc biệt chú ý đến việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật mà còn chú ý đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như uy tín của công ty. Phát huy truyền thống và kinh nghiệm sẵn có cùng những thay đổi phù hợp với tình hình mới.VIETRANS vẫn nâng cao được khả năng cạnh tranh của Công ty và giữ vững được vị trí là một trong những đơn vị hàng đầu về giao nhận kho vận ở Việt nam, xứng đáng với vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực tổ chức giao nhận. Như vậy trải qua gần 30 năm, VIETRANS đã có nhiều thay đổi về mô hình tổ chức hoạt động cũng như tên gọi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước qua các thời kỳ. Cho đến nay, VIETRANS đã trở thành một Công ty giao nhận quốc tế, là một trong những sáng lập viên của Hiệp hội giao nhận Việt nam ( VIFFAS) là một đại lý hàng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA và còn là thành viên của Phòng thương mại công nghiệp Việt nam (VIETCOCHAMBER). Hiện nay VIETRANS có 6 chi nhánh ở các tỉnh thành phố. Đó là: - VIETRANS Hải phòng - VIETRANS Nghệ an - VIETRANS Đà nẵng - VIETRANS Nha trang - VIETRANS Qui nhơn - VIETRANS Thành phố Hồ Chí Minh Trần văn Toàn 29 Tài chính công 43A
  30. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Và 2 Công ty liên doanh: - TNT - VIETRANS express worlwide Ltd ( Vietnam) được thành lập năm 1995 với GD express worlwide Ltd ( Hà lan ) với số vốn 700.000 USD hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển quốc tế. - Lotus Joint Venture Company Ltd.(Phú mỹ, Nhà bè, Thành phố Hồ CHí Minh ) được thành lập năm 1991 với hãng tàu biển đen - Blasco ( Ucraina ) và Công ty Stevedoring Service America - SSA ( Mỹ ) có ttổng số vốn 19,6 triệu USD để xây dựng và khai thác cầu cảng, vận chuyển hàng hoá thông qua tàu, container, thiết bị bốc xếp dỡ 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các dịch vụ kinh doanh của Công ty 2.1.2.1. Chức năng VIETRANS là một Công ty làm các chức năng nhiệm vụ quốc tế về vận chuyển, giao nhận, xuất nhập khẩu hàng hoá, tư vấn, đại lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển, giao nhận và xuất nhập khẩu hàng hoá. Công ty có các chức năng sau: - Tổ chức phối hợp với các tổ chức khác ở trong và ngoài nước để tổ chức chuyên chở, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng ngoại giao, hàng quá cảnh, hàng hội chợ triển lãm, hàng tư nhân, tài liệu, chứng từ liên quan, chứng từ phát nhanh. - Nhận uỷ thác dịch vụ về giao nhận, kho vận, thuê và cho thuê kho bãi, lưu cước, các phương tiện vận tải ( Tàu biển, ôtô, máy bay, sà lan, container ) bằng các hợp đồng trọn gói ( door to door ) và thực hiện các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá nói trên, như việc thu gom, chia lẻ hàng hoá, làm thủ tục xuất nhập khẩu, làm thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá và giao nhận hàng hoá đó cho người chuyên chở để tiếp chuyển đến nơi qui định - Thực hiện các dịch vụ tư vấn về các vấn đề giao nhận, vận tải, kho hàng và các vấn đề khác có liên quan theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Trần văn Toàn 30 Tài chính công 43A
  31. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hoá trên cơ sở giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại cấp cho Công ty. - Tiến hành làm các dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu hàng hoá quá cảnh qua lãnh thổ Việt nam và ngược lại bằng các phương tiện chuyên chở của các phương tiện khác. - Thực hiện kinh doanh vận tải công cộng phù hợp với qui định hiện hành của nhà nước. Làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài và làm công tác phục vụ cho tàu biển của nước ngoài vào cảng Việt nam. - Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trong các lĩnh vực giao nhận, vận chuyển, kho bãi, thuê tàu. - Kinh doanh du lịch ( dịch vụ khách sạn, vận chuyển, hướng dẫn khách du lịch ) kinh doanh cho thuê văn phòng, nhà ở. 2.1.2.2. Nhiệm vụ Với các chức năng trên, Công ty giao nhận kho vận ngoại thương phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các dịch vụ kinh doanh của Công ty theo qui chế hiện hành nhằm thực hiện mục đích và chức năng đã nêu của Công ty. - Bảo đảm việc bảo toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, bảo đảm trang trải về tài chính, sử dụng hợp lý, theo đúng chế độ, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, làm trọn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. - Mua sắm, xây dựng, bổ sung và thường xuyên cải tiến, hoàn thiện, nâng cấp các phương tiện vật chất kỹ thuật của Công ty. - Thông qua các liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện việc giao nhận, chuyên trở hàng hoá bằng các phương tiện tiên tiến, hợp lý, an toàn trên các luồng, các tuyến vận tải, cải tiến việc chuyên trở, chuyển tải, lưu kho, lưu bãi, giao nhận hàng hoá và bảo đảm bảo quản hàng hoá an toàn trong phạm vi trách nhiệm của Công ty. Trần văn Toàn 31 Tài chính công 43A
  32. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Nghiên cứu tình hình thị trường dịch vụ giao nhận, kho vận, kiến nghị cải tiến biểu cước, giá cước của các tổ chức vận tải có liên quan theo qui chế hiện hành, để các biện pháp thích hợp để bảo đảm quyền lợi giữa các bên khi ký kết hợp đồng nhằm thu hút khách hàng đem công việc đến để nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. - Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, tài sản, các chế độ chính sách cán bộ và quyền lợi của người lao động theo quy chế tự chủ, gắn việc trả công với hiệu quả lao động bằng hình thức lương khoán, chăm lo đời sống, đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên Công ty để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao. - Tổ chức quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc Công ty theo cơ chế hiện hành. 2.1.2.3. Giới thiệu các dịch vụ kinh doanh của Công ty * Dịch vụ giao nhận Công ty VIETRANS là một doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ giao nhận hàng hoá trong xã hội. Sản phẩm của doanh nghiệp chính là các dịch vụ trong giao nhận ( dịch vụ giao nhận hàng hoá ) mà doanh nghiệp đóng vai trò người giao nhận. Trong các dịch vụ giao nhận thì phần lớn là các dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá ( chiếm từ 70 - 80% chi phí lưu thông ). Giao nhận không phải là chuyên chở thực thụ mà chủ yếu là tổ chức hoặc kiến trúc sư của dây chuyền vận tải lo mọi công việc cần thiết cho việc vận chuyển để người chuyên chở thực thụ như tàu biển, ôtô, đường sắt, máy bay thực hiện. Khi tổ chức một dây chuyền vận tải hoàn chỉnh từ một điểm này tới một điểm kia, người giao nhận lựa chọn người chuyên chở và người cung cấp dịch vụ thích hợp, sau đó thương lượng với họ bằng danh nghĩa của mình về các điều khoản sẽ ký kết trong hợp đồng. * Dịch vụ kho vận Trần văn Toàn 32 Tài chính công 43A
  33. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Dịch vụ kho vận là hình thức dịch vụ phục vụ khách hàng ở kho, bao gồm: các dịch vụ chính cho thuê kho để chứa, bảo quản và vận chuyển hành hóa, ngoài ra còn tiến hành làm các dịch vụ khác như: xếp dỡ, đóng gói, môi giới tiêu thụ, giám định chất lượng hàng hóa, tư vấn thanh toán Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh (giảm chi phí trong nghiệp vụ kho hàng). 2.1.3. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty VIETRANS: Đứng đầu Công ty là Tổng Giám đốc Công ty do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Tổng giám đốc tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước về mọi hoạt động của Công ty. Bộ máy tổ chức của Công ty tuân theo chế độ một thủ trưởng có quyền hạn và nhiệm vụ theo qui định tại quyết định số 217/HĐBT và qui định của Bộ về phân cấp quản lý toàn diện của Công ty. Giúp việc có hai phó Tổng giám đốc, trong đó có một Phó Tổng Giám đốc thứ nhất. Các phó Giám đốc do Tổng Giám đốc đề nghị và được thủ trưởng cơ quan chủ quản là Bộ thương mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Mỗi một phó Tổng giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác của Công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công việc được giao. Trong trường hợp Tổng giám đốc vắng mặt thì phó Tổng giám đốc thứ nhất là người thay mặt Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị và bộ phận trực thuộc Công ty cũng như mối quan hệ công tác giữa các đơn vị và bộ phận nói trên do Tổng giám đốc qui định cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế của từng năm, từng giai đoạn nhất định, bảo đảm cho sự tồn tại và hoạt động hiệu quả của Công ty. Hiện nay Công ty có các khối phòng ban như sau: + Khối kinh doanh dịch vụ: Bao gồm các phòng ban có chức năng kinh doanh nhằm tự trang trải và nuôi sống các cán bộ văn phòng Công ty. Trần văn Toàn 33 Tài chính công 43A
  34. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp + Khối quản lý: Các phòng ban trong khối có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc trong công tác quản lý mọi hoạt động của Công ty, đặc biệt là phòng hành chính quản trị. Trần văn Toàn 34 Tài chính công 43A
  35. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Phòng Kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ tổ chức hạch toán kế toán, tham mưu giúp Tổng giám đốc quản lý vốn, giám sát việc thu chi tài chính, trả lương thưởng và thanh toán các khoản thu chi của Công ty. - Phòng Tổ chức cán bộ: Giúp Tổng giám đốc trong tuyển dụng nhân viên, thi hành, thực hiện các chính sách chế độ của nhà nước. Giám sát công việc của cán bộ công nhân viên. - Phòng tổng hợp: Tổng hợp các số liệu kinh doanh hàng tháng của Công ty theo dõi thực hiện kế hoạch quản lý tài chính. Đề ra các kế hoạch hoạt động tài chính trong tương lai. - Phòng hàng không: Tổ chức kinh doanh giao nhận vận tải bằng đường hàng không. - Phòng vận tải quốc tế, phòng giao nhận vận tải và phòng chuyển tải: Là những bộ phận trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao nhận vận tải hàng hoá. - Phòng công trình: có chức năng vận chuyển, lắp đặt toàn bộ những hàng hoá, thiết bị công trình xây dựng từ nước ngoài vào Việt nam. -Phòng triển lãm: Vận tải hàng hoá phục vụ cho các hội chợ triển lãm ở trong và ngoài nước. - Phòng maketing: Đi giao dịch, quảng cáo và tìm nguồn hàng về cho các phòng ban thực hiện giao nhận vận tải, đồng thời cũng thực hiện các nhiệm vụ do phòng maketing được theo phương án kinh doanh được lãnh đạo phê duyệt. - Phòng xuất nhập khẩu: Khai thác dịch vụ xuất nhập khẩu trực tiếp và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá của các chủ hàng, làm các thủ tục giấy tờ để hàng hoá có thể vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu. - Kho Yên Viên: nhận lưu trữ, bảo quản hàng hoá để thu lệ phí lưu kho. Ngoài ra còn nhận đóng hàng và tái chế hàng hoá. - Đội xe: Gồm các tải và các xe nâng làm nhiệm vụ chuyên chở hàng hoá phục vụ nhu cầu của khách hàng. Trần văn Toàn 35 Tài chính công 43A
  36. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.1. 4. Qui trình công việc của dịch vụ giao nhận kho vận: Maketing tìm nguồn khách hàng Báo vê ban lãnh đạo. Ban lãnh đạo nghiên cứu xem dịch vụ chuyên về lĩnh vực vận tải gì ( Hàng không, biển, bộ ) Giao cho một phòng chuyên trách có chức năng thích hợp với yêu cầu công việc Phòng chịu trách nhiệm đảm nhận công việc sau khi nhận nhiệm vụ thì báo gia cho cấp trên biết trên cơ sở tìm hiểu nghiên cứu xem quá trình thực hiện dịch vụ phải qua những khâu nào Sau khi ban lãnh đạo duyệt và khách hàng chấp nhận giá đó thì thực hiện ký kết hợp đồng Tổ chức thực hiện dịch vụ Kiểm tra số lượng hàng hóa Vận chuyển ra cảng ( Đường biển ), hàng không, ra ga ( nếu là đường sắt ) Làm thủ tục hải quan Đưa hàng lên phương tiện vân tải ( máy bay, tàu thuỷ, tàu hoả, ô tô ) Trần văn Toàn 36 Tài chính công 43A Giao hàng đến tay người nhận (Nếu hợp đồng yêu cầu)
  37. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của VIETRANS trong 3 năm qua ( 2001 –2002- 2003 ) (Đơn vị: đồng) 2001 2002 2003 Năm Chỉ tiêu Doanh thu 8.793.18 9.127.75 6.901.181. 7.998 8.539 591 Nộp ngân 819.228. 307.454. 443.209.5 sách 697 650 87 Lợi nhuận 1.231.65 1.823.46 1.870.040. 0.280 6 261 693 Tỉ lệ lợi 14 20 27,1 nhuận/ Doanh thu, (%) (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty VIETRANS) Dịch vụ giao nhận là một trong những lĩnh vực hoạt động chính của VIETRANS. Doanh thu từ hoạt động này chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu của công ty. Qua số liệu ở bảng trên ta có thể thấy ngay năm 2002 doanh thu của công ty tăng thêm 334.570.541 đồng so với năm 2001, nhưng đến năm 2003 doanh thu có giảm đi nhưng tỷ lệ lợi nhuận/ Doanh thu lại tăng khá cao: năm 2001 là 14%, năm 2002 là 20%, năm 2003 là 27,1 %. Lợi nhuận của công ty tăng lên qua từng năm, điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh cua công ty đang rất có hiệu quả. Và nếu nhìn vào bảng tổng sản lượng hàng hoá giao nhận dưới đây, ta thấy được hoạt động giao nhận của công ty tăng đáng kể: Bảng 2.1: Tổng sản lượng giao nhận hàng hoá của công ty VIETRANS Đơn vị: Tấn Trần văn Toàn 37 Tài chính công 43A
  38. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 2 2 2 Năm 000 001 002 003 Chỉ tiêu Sản lượng giao 2 4 3 3 nhận 4.000 4.000 0.824 2.216 Giao nhận hàng 1 3 1 1 xuất 2.000 2.803 6.620 6.745 Giao nhận hàng 1 1 1 1 nhập 2.000 1.197 4.204 5.971 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty VIETRANS) Từ năm 2000 đến nay, sản lượng hàng hoá giao nhận của công ty tăng dần lên, đặc biệt năm 2001, sản lượng tăng manh gấp 1.3 lần so với năm 2000. Nhưng từ cuối năm 2001 trở lại đây, sản lượng hàng hoá giao nhận lại bị sụt giảm một cách đáng kể, năm 2002 chỉ còn 70% và năm 2003 chỉ bằng 73,5% so với năm 2001. Sản lượng hàng hóa giao nhận bị giảm đi là do sự cạnh tranh trên thị trường giao nhận ngày càng trở nên trở nên gay gắt và do công ty chưa có biện pháp giữ và thu hút khách hàng thích hợp nên khối lượng hàng hoá giao nhận của công ty bị giảm đi. 2.2. Phân tích thực trạng tài chính của Công ty vietrans. * Tình hình tài chính của Công ty năm 2003 Để đánh giá về tình hình tài chính của công ty, chúng ta có thể căn cứ vào số liệu của: Bảng cân đối tài chính trong hai năm 2002 - 2003 của công ty vietrans. Bảng cân đối tài chính Đến 31 tháng 12 năm 2003 Đơn vị:1.000 đồng Tài sản M Cuối Cuối Cuối Trần văn Toàn 38 Tài chính công 43A
  39. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ã năm 2001 năm 2002 năm 2003 số A - Tài sản lưu động và đầu 12,759, 14,721 17,431 tư nh 694 ,422 ,042 (100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150 1 + 160) 00 1 3,078, 4,060, I. Tiền 10 409 427 1 235,53 142,35 272,22 1. Tiền mặt tại quỹ 11 6 1 5 1 1,894,7 2,936, 3,788, 2. Tiền gửi ngân hàng 12 40 058 201 1 3. Tiền đang chuyển 13 II. Các khoản đầu tư tài chính 1 NH 20 1 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 21 1 2. Đầu tư ngắn hạn khác 28 3. Dự phòng giảm giá đầu tư NH 1 (*) 29 1 10.514. 11.444 13.182 III. Các khoản phải thu 30 346 .883 .398 1 2,977,3 4,015, 4,825, 1. Phải thu của khách hàng 31 52 663 568 1 1,677,1 2,541, 3,890, 2. Trả trước cho người bán 32 95 391 748 3. Thuế giá trị gia tăng được khấu 1 trừ 33 0 0 0 1 1,420,8 1,420, 1,420, 4. Phải thu nội bộ 34 19 819 819 - Vốn kinh doanh ở đơn vị trực 1 1,420,8 1,420, 1,420, Trần văn Toàn 39 Tài chính công 43A
  40. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thuộc 35 19 819 819 1 - Phải thu nội bộ khác 36 1 1,334,9 763,88 406,83 5. Các khoản phải thu khác 38 47 3 3 1 6. Dự phòng các KPT khó đòi (*) 39 7. Tài sản lưu động khác 1 115,07 198,12 188,21 IV. Hàng tồn kho 40 0 8 7 1 1. Hàng mua đang đi trên đường 41 2. Nguyên vật liệu, vật liệu tồn 1 122,79 kho 42 77,567 4 54,260 1 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 43 1,724 1,095 1 133,95 4. Chi phí SX, kinh doanh dở dang 44 35,779 74,239 7 1 5. Thành phẩm tồn kho 45 1 6. Hàng hoá tồn kho 46 1 7. Hàng gửi đi bán 47 1 8. Dự phòng giảm giá HTK (*) 49 1 VI. Chi sự nghiệp 60 1 1. Chi sự nghiệp năm trước 61 1 2. Chi sự nghiệp năm nay 62 B. Tài sản cố định, đầu tư 2 62,645, 63,267 64,421 Trần văn Toàn 40 Tài chính công 43A
  41. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp dài hạn 00 005 ,672 ,279 (200 = 210 + 220 + 230 + 240) 2 10,673, 11,296 11,848 I. Tài sản cố định 10 682 ,349 ,595 2 6,414,1 11,296 11,848 1. Tài sản cố định hữu hình 11 05 ,349 ,595 2 10,673, 11,296 11,848 - Nguyên giá 12 682 ,349 ,595 2 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 13 2 2. Tài sản cố định thuê tài chính 14 2 - Nguyên giá 15 2 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 16 2 3. Tài sản cố định vô hình 17 2 - Nguyên giá 18 2 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 19 II. Các khoản đầu tư tài chính 2 51,971, 51,971 52,572 DH 20 323 ,323 ,683 2 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 21 2 51,971, 51,971 52,572 2. Góp vốn liên doanh 22 323 ,323 ,683 2 3. Đầu tư dài hạn khác 28 4. Dự phòng giảm giá đầu tư 2 DH(*) 29 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở 2 Trần văn Toàn 41 Tài chính công 43A
  42. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp dang 30 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược 2 DH 40 tổng cộng tài sản (250 = 100 2 75,404, 77,989 81,852 + 200) 50 699 ,094 ,321 Cuối Cuối Cuối nguồn vốn năm 2001 năm 2002 năm 2003 3 11,090, 12,117 13,373 A - Nợ phải trả 00 112 ,636 ,100 (300 = 310 + 320 + 330) 3 11,090, 12,117 13,373 I. Nợ ngắn hạn 10 112 ,636 ,100 3 1.Vay ngắn hạn 11 3 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 12 3 6,947,1 6,436, 6,307, 3. Phải trả cho người bán 13 27 665 902 3 1,203,3 2,253, 4,667, 4. Ngời mua trả tiền trước 14 83 539 264 3 339,34 374,44 297,03 5. Thuế và các khoản phải nộp NN 15 6 0 0 3 624,97 737,54 653,24 6. Phải trả công nhân viên 16 0 1 9 3 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 17 8. Các khoản phải trả, phải nộp 3 1,975,2 2,315, 1,447, khác 18 84 450 653 3 II. Nợ dài hạn 20 3 1. Vay dài hạn 21 Trần văn Toàn 42 Tài chính công 43A
  43. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3 2. Nợ dài hạn 22 3 III. Nợ khác 30 3 1. Chi phí phải trả 31 3 2. Tài sản thừa chờ xử lý 32 3 3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 33 B - Nguồn vốn chủ sở hữu (400 = 4 64,314, 65,871 68,479 410 + 420) 00 587 ,458 ,221 4 64,146, 65,738 65,561 I. Nguồn vốn, quỹ 10 281 ,038 ,197 4 58,656, 59,156 59,156 1. Nguồn vốn kinh doanh 11 153 ,153 ,153 4 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 12 4 298,69 337,46 432,05 3. Chênh lệch tỷ giá 13 0 7 8 4 351,62 351,62 851,62 4. Quỹ phát triển kinh doanh 14 4 4 4 4 185,41 185,41 185,41 5. Quỹ dự phòng tài chính 15 4 4 4 4 699,97 1,656, 6. Lãi chưa phân phối 16 0 329 15,501 7. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ 4 bản 17 15,501 15,501 8. Giảm do loại bỏ chi phí - - - XDCBDD 320,649 603,709 129,210 4,259,5 4,639, 5,049, 9. Giá trị khấu hao 77 258 656 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 4 168,30 133,41 2,918, Trần văn Toàn 43 Tài chính công 43A
  44. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 20 5 9 023 1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc 4 2,637, làm 21 12,708 11,628 979 4 150,41 115,01 2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 22 4 5 4 3. Quỹ quản lý của cấp trên 23 91,628 4 188,41 4. Nguồn kinh phí sự nghiệp 24 5,183 6,776 6 4 - Nguồn KP sự nghiệp năm trước 25 4 - Nguồn KP sự nghiệp năm nay 26 5,183 6,776 4 - Nguồn KP đã hình thành TSCĐ 27 tổng cộng nguồn vốn (430 = 4 75,404, 77,989 81,852 300 + 400) 30 699 ,094 ,321 2.2. 1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty Quy mô vốn của công ty trong năm 2003 là: Đầu năm : 77.989.094.759 đồng Cuối năm : 81.852.321.911 đồng Như vậy, tổng số vốn cuối năm so với đầu năm tăng 3.863.227.152 đồng hay 4,95%. Điều này chứng tỏ khả năng huy động và sử dụng vốn của công ty là rất tốt, công ty cần phát huy ưu điểm này. Bảng 2.2: Tình hình tăng giảm tài sản Đơn vị : 1.000 đồng Tài sản Ngày Ngày So sánh 31/12/2002 31/12/2003 Tuyệ ( t đối %) A. TSLĐ và đầu 14.7 17.4 +2.7 + Trần văn Toàn 44 Tài chính công 43A
  45. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tư NH 21.422 31.042 09.620 18,4 I. Tiền 3.07 4.06 +982 + 8.409 0.427 .018 31,9 III. Các khoản phải 8.74 10.5 +1.8 + thu 1.758 43.970 02.212 20,6 IV. Hàng tồn kho 198. 188. - - 128 217 9.911 5 V.TSLĐ khác 2.70 2.63 - - 3.125 8.427 64.698 2,3 B. TSCĐ và đầu 63.2 64.4 +1.1 + tư DH 67.672 21.279 53.607 1,8 I. TSCĐ 11.2 11.8 +552 + 96.349 48.595 .246 4,6 1. TSCĐ hữu hình 11.2 11.8 +552 + 96.349 48.595 .246 4,6 2. TSCĐ vô hình 0 0 0 0 II. Các khoản đầu 51.9 52.5 +601 + tư tài chính DH 71.323 72.683 .360 1,15 III. Chi phí XD dở 0 0 0 0 dang Tổng cộng 77.9 81.8 3.86 + 89.094 52.321 3.227 4,7 (Nguồn: Số liệu tại văn phòng công ty- Hà Nội) Tổng tài sản năm 2003 so với năm 2002 tăng : 3.863.227 nghìn đồng tương ứng 4,7% chủ yếu là do TSLĐ và ĐTNH tăng 2.709.620 nghìn đồng, nguyên nhân là do: - Tiền tăng: 982.018.000đồng tương ứng 31,9%: Trong khi công ty đã trích một phần để dành cho đầu tư vào TSCĐ làm cho TSCĐ tăng 142.849.000 Trần văn Toàn 45 Tài chính công 43A
  46. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đồng nhưng lượng tiền vẫn tăng. Điều này thể hiện công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ, đặc biệt là khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. - Các khoản phải thu tăng: 1.802.212.000đồng tương ứng 20,6%. Đây là một yếu tố gây bất lợi cho công ty, lượng vốn của công ty bị các đơn vị chiếm dụng tăng lên, gây ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. - Hàng tồn kho giảm: 9.911.000đồng tương ứng 5%. Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ thì giá trị hàng tồn kho giảm phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng hết các nguyên, nhiên liệu dự trữ, có nghĩa là hiệu quả kinh doanh có tín hiệu tốt. - TSLĐ khác giảm: 64.698.000đồng tương ứng 2,3%: chủ yếu là do các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược của công ty. - TSCĐ và ĐTDH tăng: 268.710.000đồng tương ứng 0,45%. Ta có : Tỷ suất TSCĐ & ĐTDH x đầu tư = Tổng tài sản 100 Tỷ suất đầu tư đầu năm 63.26 x 100 = 2003 = 7 672 81% 77.98 9.094 Tỷ suất đầu tư cuối năm 64.42 x 100 = 2003 = 1.279 78,7% 81.85 2.321 Như vậy, đầu tư vào TSCĐ giảm 2,3%, quy mô TSCĐ bị giảm đi một phần. Tỷ suất tự tài trợ Nguồn vốn CSH x Trần văn Toàn 46 Tài chính công 43A
  47. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TSCĐ = TSCĐ & ĐTDH 100 Đầu năm 65.871.458 x 100 = 104% 2003 = 63.267.672 Cuối năm 68.479.221 x 100 = 2003 = 64.421.279 106,3% Như vậy, toàn bộ TSCĐ và ĐTDH của công ty được đầu tư bằng nguồn vốn CSH chứ không phải được hình thành từ nguồn vay dài hạn. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ cuối năm 2003 lớn hơn đầu năm do nguồn vốn CSH tăng 2.607.763 nghìn đồng, trong khi TSCĐ và ĐTDH tăng: 64.421.279 - 63.267.672 = 1.153.607 (nghìn đồng) Bảng 2.3: Tình hình tăng giảm nguồn vốn Đơn vị: 1.000 đồng Ngày Ngày So sánh Nguồn vốn 31/12/2002 31/12/2003 Tuyệ T t đối ương đối(%) A. Nợ phải trả 12.1 13.3 +1.2 + 17.636 73.100 55.464 10,36 I. Nợ ngắn hạn 12.1 13.3 +1.2 + 17.636 73.100 55.464 10,36 II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 III. Nợ khác 0 0 0 0 B. Nguồn vốn 65.8 68.4 +2.6 3 CSH 71.458 79.221 07.763 ,8 I. Nguồn vốn, quỹ 65.8 68.1 +2.3 + 64.682 99.177 34.549 3,4 Tổng nguồn vốn 77.9 81.8 3.86 + 89.094 52.321 3.227 4,7 (Nguồn: Số liệu tại văn phòng công ty- Hà Nội) Trần văn Toàn 47 Tài chính công 43A
  48. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp + Nguồn vốn tăng: 3.863.227( 1.000 đồng) tương ứng 4,7%, điều này thể hiện công ty đã có những chính sách huy động vốn hiệu quả, đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh. Trong đó: - Nợ phải trả tăng: 1.255.464 (1.000 đồng) tương ứng 10,36% chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng 1.255.464 nghìn đồng (10,36%) do việc mua nguyên, nhiên liệu, dụng cụ phục vụ cho việc kinh doanh dịch vụ, nhưng do có ít hợp đồng giao nhận và kho bãi nên hiệu quả kinh doanh bị giảm sút. - Nguồn vốn CSH tăng 2.607.763 ( 1.000 đồng) tương ứng 3,8%. Nguồn vốn CSH tăng ít, quy mô nguồn vốn cuối năm so với đầu năm tăng ở mức vừa phải, do vậy công ty luôn có khả năng độc lập về mặt tài chính. Tỷ suất tài trợ: Tỷ suất tài Nguồn vốn CSH x trợ = Tổng nguồn vốn 100% Tỷ suất tài trợ đầu năm 65.87 x 100% = 2003 = 1.458 84,5% 77.98 9.094 Tỷ suất tài trợ cuối năm 68.47 x 100% = 2003 = 9.221 83,6% 81.85 2.321 Như vậy, so với đầu năm 2003, tỷ trọng nguồn vốn CSH của công ty giảm trong tổng số nguồn vốn. Mức độc lập về mặt tài chính của công ty có phần giảm bởi hầu hết tài sản mà công ty hiện có đều được đầu tư bằng vốn của mình. 2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Trong hoạt động kinh doanh, ngoài vốn tự có của doanh nghiệp thì cần phải cần có thêm nguồn huy động để đáp ứng yêu cầu kinh doanh, tỷ trọng của từng khoản vốn trong tổng nguồn sẽ cho thấy mức độ đảm bảo của nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trần văn Toàn 48 Tài chính công 43A
  49. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bảng 2.4: phân tích cơ cấu nguồn vốn Đơn vị: 1000 đồng Nguồn vốn Đầu năm 2003 Cuối năm So sánh 2003 Số T Số T Số T tiền ỷ trọng tiền ỷ trọng tiền ỷ trọng A. Nợ phải trả 12. 1 13 1 1. 0 117.636 5,5 .373.100 6,3 255.464 ,8 I. Nợ ngắn hạn 12. 1 13 1 1. 0 117.636 5,5 .373.100 6,3 255.464 ,8 1. Vay ngắn hạn 0 0 0 0 0 2. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 đến hạn trả 3. Phải trả cho 6.4 8 6. 7 - - người bán 36.665 ,3 307.902 ,7 128.763 0,6 4. Người mua trả 2.2 2 4. 5 2. 2 tiền trước 53.539 ,9 667.264 ,7 413.725 ,8 5. Thuế và các 374 0 29 0 - - khoản phải nộp Nhà .440 ,48 7.030 ,36 77.410 0,12 nước 6. Phải trả công 737 0 65 0 - - nhân viên .541 ,95 3.249 ,8 84.292 0,15 7. Phải trả đơn vị 0 0 0 0 0 0 nội bộ 8. Các khoản 2.3 3 1. 1 - - phải trả nộp khác 15.450 ,0 447.653 ,8 867.797 1,2 II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 III. Nợ khác 0 0 0 0 0 0 B. Nguồn vốn 65. 8 68 8 2. 0 CSH 871.458 4,5 .479.221 3,7 607.763 ,8 I. Nguồn vốn, 65. 8 68 8 2. 0 quỹ 864.682 3,4 .199.177 3,3 334.549 ,1 II. Nguồn kinh 6.7 0 28 0 27 0 phí, quỹ 76 ,1 0.044 ,4 3.268 ,3 Tổng cộng 77. 1 81 1 3. 4 nguồn vốn 989.094 00 .852.321 00 ,7 Trần văn Toàn 49 Tài chính công 43A
  50. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 863.227 (Nguồn: Số liệu tại văn phòng công ty- Hà Nội) Thông qua sử dụng “ hệ số nợ” sẽ cho thấy mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ nợ, mức độ tự chủ đối với nguồn vốn kinh doanh của mình. Hệ số nợ Nợ phải x 100 = trả Tổng nguồn vốn Hệ số nợ đầu 12.117.6 x 100 = năm = 36 15,5 77.989.0 94 Hệ số nợ cuối 13.373.1 x 100 = năm = 00 16,3 81.852.3 21 Như vậy, đầu năm 2003, cứ trong một đồng vốn bỏ ra thì có 0,15 đồng là vay nợ từ bên ngoài,trong khi cuối năm là 0,16 đồng vay nợ từ bên ngoài. Hệ số nợ tuy có tăng nhưng không đáng kể. Trong tổng số nguồn vốn của công ty thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng thấp, trong khi đó nguồn vốn CSH lại chiếm tỷ trọng rất cao: - Đầu năm : Nợ phải trả chiếm tỷ trọng 15,5% Nguồn vốn CSH chiếm tỷ trọng 84,5% - Cuối năm: Nợ phải trả chiếm tỷ trọng 16,3% Nguồn vốn CHS chiếm tỷ trọng 83,7% Như vậy, khả năng đảm bảo về mặt tài chính của công ty là rất tốt và mức độ độc lập của công ty đối với các chủ nợ là rất cao. 2.2.3. Phân tích tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Trần văn Toàn 50 Tài chính công 43A
  51. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Việc phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn được căn cứ vào bảng sau: Bảng 2.5: nguồn tài trợ và sử dụng nguồn tài trợ năm 2003. Đơn vị: 1.000đồng T T Nguồn tài trợ S ỷ Sử dụng nguồn S ỷ trọng ố tiền trọng tài trợ ố tiền % % Nguyên vật liệu 9. 0 Vốn bằng tiền 9 1 trong kho 911 ,14 82.018 4,3 Giải phóng TSLĐ 6 0 Cấp tín dụng cho 1. 2 khác 4.698 ,94 khách hàng 802.212 6,24 Trích khấu hao 4 6 Đầu tư tài chính 6 8 TSCĐ 10.398 dài hạn 01.360 ,75 Thu hồi ký quỹ ký 4 6 Thanh toán cho 1 1 cược dài hạn 74.499 ,92 người bán 28.763 ,86 Tăng số tiền 2. 3 Nộp thuế cho 7 1 người mua trả tiền trước 413.125 5,15 Nhà nước 7.410 ,14 Tăng chênh lệch 9 1 Trả lương công 8 1 tỷ giá 4.591 ,4 nhân viên 4.292 ,23 Tăng quỹ phát 5 7 Trả các khoản 8 1 triển kinh doanh 00.000 ,3 phải trả phải nộp khác 67.797 2,64 Tăng quỹ dự 2. 3 Chia lợi nhuận 1. 2 phòng trợ cấp mất việc 626.351 8,2 640.828 3,9 làm Trần văn Toàn 51 Tài chính công 43A
  52. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tăng quỹ quản lý 9 1 Chia quỹ khen 1 1 của cấp trên 1.628 ,34 thưởng phúc lợi 15.015 ,67 Tăng nguồn kinh 1 2 Giảm nguồn vốn 1 0 phí sự nghiệp 81.639 ,65 đầu tư XDCB 5.501 ,22 Đầu tư cho 5 8 TSCĐ 52.246 ,05 Tổng cộng 6. 1 6. 1 867.442 00 867.442 00 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty VIETRANS) Căn cứ vào bảng trên cho thấy: Tổng số vốn huy động được của công ty trong năm 2003 là 6.867.442 nghìn đồng, nguồn vốn huy động được của công ty phần lớn là từ quỹ dự phòng trợ cấp việc làm, với số tiền là 2.626.351 nghìn đồng chiếm 38,2% và từ số tiền người mua trả trước với số tiền là 2.413.725 nghìn đồng chiếm 35,15%, tăng quỹ phát triển kinh doanh 500.000 đồng chiếm 7,3%, trích khấu hao TSCĐ 410.398.000 đồng chiếm 6%. Bên cạnh đó công ty còn huy động từ các nguồn khác: tăng nguồn kinh phí sự nghiệp, tăng quỹ quản lý của cấp trên, chênh lệch tỷ giá tăng, Từ nguồn vốn huy động được ở trên, công ty đã đầu tư chủ yếu cho việc phục vụ cấp tín dụng cho khách hàng, với số tiền là 1.802.212 nghìn đồng chiếm 26,24%, đầu tư tài chính dài hạn với số tiền là 601.360 nghìn đồng chiếm 8,75%, giá tăng vốn bằng tiền 982.018 nghìn đồng chiếm 14,3%, chia lợi nhuận 1.640.828 nghìn đồng chiếm 23,9%, thanh toán cho người bán 1.28.763.000 đồng chiếm 1,86%, nộp thuế cho Nhà nước 77.410.000 đồng chiếm 1,14%, trả lương CNV 84.292.000 đồng chiếm 1,23%, thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác 867.797.000 đồng chiếm 12,64% và sử dụng cho các mục đích khác như: chia quỹ khen thưởng phúc lợi 115.015.000 đồng chiếm 1,67%, đầu tư cho TSCĐ 552.246.000 đồng chiếm 8,05% và giảm nguồn vốn đầu tư XDCB. 2.2.4. Xác định vốn luân chuyển và nhu cầu vốn luân chuyển 2.2.4.1. Xác định vốn luân chuyển (VLC) Trần văn Toàn 52 Tài chính công 43A
  53. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công thức tính: VLC = VTX (Nguồn vốn dài hạn) - Tài sản cố định = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Bảng 2.6: mức vốn luân chuyển Đơn vị:1.000 đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Cuối năm 2002 2002 2003 I. VLC = VTX - TSCĐ 1. VTX 60.375.65 61.835.90 63.558.775 6 8 - Vốn CSH 60.375.65 61.835.90 63.558.775 9 8 - Nợ DH 0 0 0 - Nợ khác 0 0 0 2. TSCĐ 58.706.07 59.232.12 59.500.832 7 2 II. VLC = TSLĐ - Nợ NH 1.TSLĐ 12.759.69 14.721.42 17.431.042 4 2 2. Nợ NH 11.090.11 12.117.63 13.373.100 2 6 VLC 1.669.581 2.603.786 4.057.942 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty VIETRANS) So sánh mức vốn luân chuyển ta thấy: Năm 2003 cao hơn năm 2002 là (4.057.942.213 - 2.603.786.286) = 1.454.155.927 đồng. Theo kết quả bảng trên, giá trị TSCĐ của các năm đều nhỏ hơn giá trị nguồn vốn dài hạn. Có nghĩa là TSCĐ được tài trợ một cách ổn định và an toàn, đó là do vốn chủ sở hữu tăng, tức là từ nguồn vốn kinh doanh được bổ sung thêm từ quỹ phát triển kinh doanh và từ lãi chưa phân phối. Vốn luân chuyển là khoản vốn dài hạn không sử dụng để tài trợ TSCĐ, có thể được dùng để đáp ứng những nhu cầu Trần văn Toàn 53 Tài chính công 43A
  54. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khác. Như vậy việc sử dụng vốn ở công ty là hợp lý, đúng nguyên tắc và qua đó cũng thấy được tình hình tài chính của công ty là rất lành mạnh. 2.2.4.2. Xác định nhu cầu vốn luân chuyển Công thức tính: NCVLC = Phải thu + Hàng tồn kho - Phải trả (Phải trả = Nợ ngắn hạn - Vay ngắn hạn) Bảng 2.7: nhu cầu vốn luân chuyển Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Cuối năm 2002 2002 2003 1. Phải thu 7.410.314.6 8.741.758. 10.543.97 05 561 0.046 2. Hàng tồn 115.070.81 198.128.7 188.217.6 kho 8 28 35 3. Phải trả 11.090.112. 12.117.63 13.373.10 343 6.150 0.608 + Nợ NH 11.090.112. 12.117.63 13.373.10 343 6.150 0.608 + Vay NH 0 0 0 NCVLC - - - 3.564.726.920 3.177.748.861 2.640.912.927 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty VIETRANS) Theo kết quả tính toán ở trên thì cuối hai năm nợ ngắn hạn thừa để tài trợ cho phần TSCĐ trừ tiền. Như vậy, nhu cầu vốn luân chuyển cuối năm 2002 và 2003 là - 3.117.748.861 đồng và -2.640.912.927 đồng. Điều đó cũng có nghĩa là công ty không cần thiết phải huy động thêm vốn từ vay ngắn hạn. 2.2.5. Phân tích tốc độ luân chuyển của TSLĐ. Vốn là yếu tố rất quan trọng và cần thiết trong SXKD, để sử dụng vốn có hiệu quả thì cần phải đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn đặc biệt là TSLĐ. Để Trần văn Toàn 54 Tài chính công 43A
  55. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đánh gía hiệu quả sử dụng TSLĐ ta tính một số chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển TSLĐ. * Số vòng quay của TSLĐ: Doanh thu Số vòng quay của thuần = TSLĐ TSLĐ bình quân Trong đó: - TSLĐ bình quân: 12.759.694+14.7 Năm 13.740.558 21.422= = 2002 nghìn đồng 2 17.431.042+14.72 Năm 16.076.232 1.422= = 2003 nghìn đồng 2 Số vòng quay của TSLĐ. Năm 12.653.672 = = 0.92 vòng 2002 13.740.558 Năm 10.793.187 = = 0.67 vòng 2003 16.076.232 Kết quả cho thấy: số vòng quay TSLĐ năm 2002 là 0.92 vòng, còn số vòng quay TSLĐ năm 2003 là 0.67 vòng. Như vậy, số vòng quay TSLĐ năm 2002 cao hơn năm 2003, mặc dù tốc độ luân chuyển vốn cả hai năm đều chậm : nếu năm 2002 doanh nghiệp đầu tư bình quân 1 đồng vào TSLĐ trong kỳ thì chỉ tạo ra được 0.92đồng, cũng con số đó thì ở năm 2003 là 0.67 đồng. Nguyên nhân chính là do TSLĐ bình quân năm 2003 tăng cao hơn năm 2002 trong khi doanh thu thuần năm 2003 lại thấp hơn năm 2002. Kết quả trên cho thấy: tốc Trần văn Toàn 55 Tài chính công 43A
  56. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp độ luân chuyển vốn của công ty là còn chậm chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty là chưa cao và còn có xu hướng giảm sút. Công ty cần phải có biện pháp kịp thời để cải thiện tình trạng trên. * Thời gian một vòng quay luân chuyển TSLĐ Thời gian phân Thời gian một tích vòng luân chuyển = Số vòng quay của TSLĐ TSLĐ Thời gian một 360 ngày 391.3 vòng luân chuyển TSLĐ = = 0.92 ngày năm 2002 Thời gian một 360 ngày 537.3 vòng luân chuyển TSLĐ = = 0.67 ngày năm 2003 Thời gian một vòng luân chuyển TSLĐ cho biết: trung bình cứ một vòng quay TSLĐ thì hết bao nhiêu ngày. Theo kết quả trên: bình quân để TSLĐ quay được một vòng thì năm 2002 hết 391.3 ngày, còn năm 2003 là 537.3 ngày. Như vậy, trong cả hai năm, một vòng quay TSLĐ dài hơn cả thời gian kỳ phân tích ( 360 ngày), điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSLĐ là còn thấp, công ty cần phải có phương án điều chỉnh cho phù hợp. 2.2.6. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản và ý nghĩa của chúng Từ bảng cân đối kế toán và bảng cân đối tài chính ở trên, ta tính được: 2.2.6.1. Các hệ số cấu trúc : Hệ số cấu trúc bên TS Đầu kỳ Cuối kỳ T1=TSCĐ(GT còn 0,085 0,083 lại)/Tổng TS T2=Đầu tư TCDH/Tổng 0,67 0,64 Trần văn Toàn 56 Tài chính công 43A
  57. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TS T3=Các KPT/Tổng TS 0,112 0,129 T4=Tiền & 0,0395 0,0496 ĐTTCNH/Tổng TS Hệ số cấu trúc bên Đầu kỳ Cuối Kỳ NV V1=VTX/Tổng NV 0,845 0,837 V2=Nợ NH/Tổng 0,155 0,163 NV V3=VC/Tổng NV 0,845 0,845 V4=Nợ phải 0,155 0,163 trả/Tổng NV V5=VC/VTX 1 1 Hệ số cân bằng Đầu kỳ Cuối kỳ Ed1=VTX/TSCĐ(gtcl) 9,89 10,07 Ed2=VC/TSCĐ(GTCL) 9,89 10,07 En1=TSLĐ/Nợ ngắn hạn 1,215 1,303 En2=(Tiền+các KPT)/Nợ ngắn 0,98 1,09 hạn En3=Tiền/Nợ ngắn hạn 0,254 0,304 Hệ số luân chuyển Đầu kỳ Cuối kỳ Ld1=Tổng doanh thu/Tổng tài 0,162 0,132 sản Ld2=Tổng doanh thu/VC 0,192 0,158 2.2.6.2. Các hệ số về khả năng thanh toán : * Hệ số thanh toán tổng quát Trần văn Toàn 57 Tài chính công 43A
  58. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hệ số thanh toán tổng Tổng tài quát = sản Tổng nợ phải trả Đầu năm 2003 = 77.989.094 = 6,4 12.117.636 lần Cuối năm 2003 = 81.852.321 = 6,1 13.373.100 lần Như vậy, cứ 1 đồng đi vay của công ty thì có 6,4 đồng tài sản đảm bảo ở thời điểm đầu năm và 6,1 đồng tài sản đảm bảo ở thời điểm cuối năm. Các hệ số thanh toán tổng quát đều lớn hơn 1, có nghĩa là công ty luôn đảm bảo được khả năng thanh toán . * Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nợ ngắn Tổng giá trị hạn = TSLĐ Tổng nợ ngắn hạn Đầu năm 2003 = 14.721.422 = 12.117.636 1,2 lần Cuối năm 2003 = 17.431.042 = 13.373.100 1,3 lần Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cuối năm lớn hơn đầu năm và đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. * Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán Tổng giá trị TSLĐ- nhanh = Tồn kho Tổng nợ ngắn hạn Đầu năm 2003 = 14.721.422 -198.128 12.117.636 =1,2lần Trần văn Toàn 58 Tài chính công 43A
  59. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Cuối năm 2003 = 17.431.042 – 188.217 = 13.373.100 1,3 lần Hệ số thanh toán nhanh cuối năm lớn hơn đầu năm và đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của công ty. Tuy nhiên, do tỷ trọng các khoản phải thu lớn trong tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn (đầu năm, tỷ trọng này là 59,4%, cuối năm là 60,5%) vì vậy khả năng thanh toán của công ty phụ thuộc nhiều vào khả năng thu hồi các khoản phải thu, đặc biệt là các khoản nợ của khách hàng. Qua đánh giá khái quát một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán, ta có bảng các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty như sau: Bảng 2.8 : Khả năng thanh toán của công ty Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm Năm So sánh 2002 2003 Số ( tuyệt đối %) 1. TSLĐ và đầu tư ngắn 14.72 17.431 2.709 1 hạn 1.422 .042 .620 8,4 - Tiền và tương đương 14.52 17.242 2.719 1 tiền 3.294 .825 .531 8,7 - Hàng tồn kho 198.1 188.21 - - 28 7 9.911 5 2. Tổng nguồn vốn 73.95 76.931 2.978 4 3.544 .875 .331 3. Tổng tài sản 73.95 76.931 2.978 4 3.544 .875 .331 4. Nợ phải trả 12.11 13.373 1.255 1 7.636 .100 .464 0,36 5. Nợ ngắn hạn 12.11 13.373 1.255 1 7.636 .100 .464 0,36 Trần văn Toàn 59 Tài chính công 43A
  60. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6. Hệ số thanh toán tổng 6,4 6,1 -0,3 - quát 4,9 7.Hệ số thanh toán nợ 1,2 1,3 0,1 8 ngắn hạn ,3 8. Hệ số thanh toán 1,2 1,3 0,1 8 nhanh ,3 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty VIETRANS) 2.2.6.3. Các hệ số về hoạt động : * Vòng quay các khoản phải thu: Số vòng luân chuyển các khoản phải thu = Tổng doanh thu thuần Các khoản phải thu bq Năm 2002 = 12.653.672 = 1,57 8.076.036 vòng Năm 2003 = 10.793.187 = 1,12 9.642.864 vòng Như vậy số lần thu được nợ của năm 2002 là 1,57 cao hơn năm 2003 (1,12 lần), chứng tỏ hiệu quả thu nợ của công ty là chưa cao. Còn có nhiều khoản vốn của công ty bị người khác chiếm dụng, lànm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Công ty cần đề ra phương án thu nợ có hiệu quả. + Kỳ thu tiền trung bình Kỳ thu tiền trung 360 ngày bình = Vòng quay các khoản phải thu Năm 2002 = 360 ngày = 229 Trần văn Toàn 60 Tài chính công 43A
  61. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1,57 vòng ngày Năm 2003 = 360 ngày = 321 1,12 vòng ngày Kỳ thu tiền trung bình cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Năm 2002 phải mất 229 ngày. Trong khi năm 2003 mất 321 ngày. Như vậy thời gian thu năm 2003 còn rất chậm, gây hậu quả xấu là vốn của công ty bị chiếm dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, làm giảm hiệu quả kinh doanh. + Vòng quay vốn kinh doanh: Vòng quay Doanh thu thuần = vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân 9.112.098+2.838.332+7 12.6 N 03.242 53.672 0,16 ăm = = = 76.6 vòng 2002 76.696.896 96.896 6.901.181+3.538.406+3 10.7 N 53.600 93.187 0,14 ăm = = = 79.9 vòng 2003 79.920.707 20.707 Như vậy, số vòng quay vốn kinh doanh năm 2002 là 0,16 vòng cao hơn năm 2003 ( 0,14 vòng). Điều này chứng tỏ khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư là thấp và có xu hướng giảm. Công ty cần có biện pháp tăng doanh thu để nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa. 2.2.6.4 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi + Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh Trần văn Toàn 61 Tài chính công 43A
  62. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tỷ suất LN Lợi nhuân trước thuế trước thuế vốn kinh = Vốn kinh doanh bình doanh quân 2.130. 2.130.920 920 Năm 0 = 75.404.699 + = = 2002 76.69 ,027 77.989.094 6.896 2 2.313.920 Năm 77.989.094+81.85 0 = = 2003 2.321 ,029 2 + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh Lợi nhuận sau Tỷ suất lợi thuế nhuận sau thuế vốn = Vốn kinh doanh kinh doanh bình quân Năm 1.823.466 0, = = 2002 76.696.896 024 1.870.040 Năm 0, = 79.920.707 = 2003 023 Kết quả trên cho thấy: với một đồng vốn bỏ ra thì đem lại số lợi nhuận trước thuế năm 2002 là 0,027 đồng, năm 2003 là 0,029 đồng, điều này cũng có Trần văn Toàn 62 Tài chính công 43A
  63. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nghĩa là lợi nhuận sau thuế năm 2002 thu được 0,024 đồng, năm 2003 thu được 0,023 đồng. Như vậy tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh của Công ty nhìn chung là thấp. + Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu Lợi nhuận trước Tỷ suất lợi nhuận thuế = trước thuế trên doanh thu Doanh thu thuần 2.130.92 Năm 0 = = 0,17 (17%) 2002 12.653.6 72 Năm 2.313.250 = = 0,21 (21%) 2003 10.793.187 + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận sau sau thuế = thuế trên doanh thu Doanh thu thuần 1.823.46 Năm 6 = = 0,144 (14,4%) 2002 12.653.6 72 Năm 1.870.040 = = 0,173 (17,3%) 2003 10.793.187 Trần văn Toàn 63 Tài chính công 43A
  64. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Như vậy, với nỗi một đồng doanh thu mà doanh nghiệp bỏ vào kinh doanh trong kỳ thì đem lại 0,14 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2002 và 0,17 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2003. Chứng tỏ một đồng doanh thu thì năm 2003 đem lại hiệu quả cao hơn năm 2002. * Tỷ suất lợi nhuận vốn CSH : Tỷ suất lợi Lợi nhuận sau thuế nhuận = Vốn CSH bình quân vốn CSH Vốn CSH 64.314.587+65.87 =65.093.022 bình quân năm =1.458 nghìn đ 2002 2 65.871.458+68.47 Vốn CSH bình =67.175.339 =9.221 quân năm 2003 nghìn đ 2 Năm 1.823.466 = =0,028(2,8%) 2002 65.093.022 Năm 1.870.040 = = 0,028(2,8%) 2003 67.175.339 Ta thấy: Tỷ suất lợi nhuận của cả hai năm đều bằng nhau và bằng 2,8%, có nghĩa là 1 đồng vốn CHS bỏ vào kinh doanh mang lại 0,028 đồng lợi nhuận sau thuế, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn năm 2002 và năm 2003 có hiệu quả như nhau.So sánh với tỷ suất lợi nhuận của vốn kinh doanh mang lại ,năm 2002 là 0,024 đồng còn năm 2003 là 0.023 đồng. Như vậy, trong cả hai năm thì doanh lợi vốn CSH đều lớn hơn doanh lợi của tổng vốn ,điều đó chứng tỏ việc sử dụng vốn vay là có hiệu quả . Trần văn Toàn 64 Tài chính công 43A
  65. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.2.7. Tình hình thực hiện kinh doanh dịch vụ trong hai năm 2002 – 2003 Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002 và 2003, ta thấy: so với năm 2002 lợi nhuận trước thuế năm 2003 tăng 182.329.369 đồng tương ứng 7,88%. Có kết quả đó là do lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 285.679.424 tương ứng 13,7%. Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh dịch vụ lại âm (-104.769.784 đồng) và lợi nhuận từ thu nhập khác là giảm 123.747.389 đồng tương ứng 26,68%, nhưng khoản lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng lớn hơn phần thu bất thường giảm và lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ âm nên tổng lợi nhuận trước thuế năm 2003 vẫn lớn hơn tổng lợi nhuận trước thuế năm 2002. Việc lợi nhuận trước thuế năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là do những nguyên nhân sau: - Tốc độ tăng doanh thu từ hoạt động tài chính là 19,78%, đồng thời mức tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính là 13,7%. Có được kết quả này là do các chi phí bất thường giảm 225.894.874 đồng tương ứng 94,3%, điều này thể hiện doanh nghiệp đã có chính sách hiệu quả trong quản lý tiết kiệm chi phí - Trong hai năm 2002 và 2003 công ty không thu được lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ, thậm chí lợi nhuận bị âm. Kết quả không tốt này là do chi phí quản lý doanh nghiệp quá lớn chiếm 8,9% trong doanh thu thuần. Năm 2003 tăng 37.943.760 đồng tương ứng 6,17% so với năm 2002 trong khi doanh thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ giảm 1.876.144.834 đồng tương ứng 14,8%. Bên cạnh đó còn do công ty chưa làm tốt công tác khách hàng, không có nhiều hợp đồng được ký kết. Mặc dù công ty được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả cao, chưa tận dụng hết công suất của thiết bị.Từ đó, dẫn đến lãng phí tiềm năng, giảm hiệu quả kinh doanh. 2.2.8. Nhận xét chung về tình hình chính năm 2003 so với năm 2002 Trần văn Toàn 65 Tài chính công 43A
  66. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Xét một cách tổng quát về tình hình tài chính năm 2003 so với năm 2002, thì ta có thể thấy lợi nhuận năm 2003 tăng so với năm 2002 (7,88%) điều này chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty có tiến triển. Tuy nhiên, lợi nhuận mà công ty đạt được chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt động tài chính, còn hoạt động kinh doanh dịch vụ không mang lại lợi nhuận, thậm chí còn lỗ. Vì vậy công ty cần phải có ngay những biện pháp hữu hiệu nhằm cải thiện tình hình này. Để thấy rõ hơn tình hình này, ta phải tiến hành đi sâu tính toán, phân tích các chỉ số tài chính, nguồn hình thành tài sản lấy từ đâu và tình hình sử dụng tài sản như thế nào. Từ đó, mới hiểu rõ được tình hình tài chính, thấy được nguyên nhân của những mặt mạnh và yếu. Trên cơ sở đó để đưa ra các biện pháp khắc phục, với mục đích là làm cho tình hình sản xuất kinh doanh được tốt nhất trong điều kiện có thể. 2.2.9. Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh Bảng 2.9: báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị: Đồng So sánh Năm Năm T Chỉ tiêu 2002 2003 Số tiền ỷ lệ (%) Doanh thu bán hàng và 9.127.75 6.901.18 - - cung cấp dịch vụ 8.539 1.591 2.226.576.948 24,4 15.660.5 Các khoản giảm trừ 11 - Chiết khấu - Giảm giá - Thuế TTĐB Thuế XK và thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải Trần văn Toàn 66 Tài chính công 43A
  67. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nộp 9.112.09 6.901.18 - - 1. Doanh thu thuần 8.028 1.591 2.216.916.437 24,3 8.660.49 6.391.27 2. GVHB 5.499 3.971 3. Lợi nhuận gộp từ bán 451.602. 509.943. 58.341.0 1 hàng và cung cấp dịch vụ 529 620 91 2,9 4. Doanh thu hoạt động 2.838.33 3.538.40 700.074. 2 tài chính 2.230 6.407 177 4,6 5. Chi phí tài chính 1.046.38 1.460.78 - Trong đó: Lãi vay phải 8.924 3.674 trả 0 0 6. Chi phí bán hàng 7. Chi phí quản lý doanh 576.372. 614.316. 37.943.7 6 nghiệp 313 073 06 ,6 8. Lợi nhuận thuần từ 1.667.17 1.973.25 306.076. 1 hoạt động kinh doanh 3.522 0.277 755 8,3 703.242. 353.600. - - 9. Thu nhập khác 063 000 349.642.063 49,7 239.494. 13.600.0 10. Chi phí khác 674 00 463.747. 340.000. - - 11. Lợi nhuận khác 389 000 123.747.389 26,7 12. Tổng lợi nhuận trước 2.130.92 2.313.25 182.329. 8 thuế 0.911 0.280 369 ,6 307.454. 443.209. 13. Thuế thu nhập 650 587 1.823.46 1.870.04 46.574.4 2 14. Lợi nhuận sau thuế 6 261 0.693 32 ,6 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty VIETRANS) Trần văn Toàn 67 Tài chính công 43A
  68. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Năm 2003 doanh thu thuần của công ty đạt 10.793.187.998 đồng, giảm 1.860.484.323 đồng (14,7%) so với năm 2002. Trong đó doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ đạt 6.901.181.591 đồng, giảm 2.226.576.948 đồng (24,4%) so với năm 2002. Giá vốn hàng bán năm 2003 giảm 2.269.257.528 đồng (26,2%).Trong năm 2002 để có được 100 đồng tổng doanh thu thuần thì công ty phải hao phí 68,44 đồng giá vốn hàng bán (để có được 100 đồng doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ thì công ty phải hao phí 95,04 đồng giá vốn). Năm 2003 để có được 100 đồng tổng doanh thu thuần thì công ty phải hao phí 59,21 đồng giá vốn (để có được 100 đồng doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ thì công ty phải hao phí 92,61 đồng giá vốn). Như vậy, để có được 100 đồng tổng doanh thu thuần năm 2003, công ty hao phí một lượng giá vốn hàng bán ít hơn so với năm 2002. Năm 2003, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 37.943.760 đồng (6,5%) so với năm 2002. Trong khi đó, tổng doanh thu thuần giảm 14,7%. Bên cạnh đó, để có được 100 đồng doanh thu thuần thì năm 2002 công ty hao phí 6,32 đồng, năm 2003 là 8,9 đồng. Đây là một điểm hạn chế của công ty, cần phải có chính sách hiệu quả trong công tác quản lý nhằm giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Chi phí hoạt động tài chính tăng 414.394.750 đồng (39,6%), doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 700.074.177 (24,6%), doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm 32,8% tổng doanh thu thuần năm 2003 và chiếm 22,4% tổng doanh thu thuần năm 2002. Điều này phản ánh hiệu quả từ hoạt động tài chính của công ty là khá cao và ngày càng tăng. Lợi nhuận gộp từ cung cấp dịch vụ tăng 58.341.019 đồng (12,9%). Trong năm 2002 cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 4,95 đồng lợi nhuận gộp, năm 2003 là 7,38 đồng lợi nhuận gộp. Mức sinh lợi trên một đơn vị doanh thu thuần năm 2003 tăng so với năm 2002 chứng tỏ hiệu quả kinh doanh năm 2003 cao hơn so với năm 2002. Trần văn Toàn 68 Tài chính công 43A
  69. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trong năm 2002 cứ 100 đồng tổng doanh thu thuần đem lại 0,144 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2003 là 0,173 đồng lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế tăng 46.574.432 đồng (2,6%) trong khi tổng doanh thu thuần giảm 1.860.484.323 đồng (14,7%), phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty tương đối tốt. Nhưng công ty cần xem xét để tăng doanh thu từ cung cấp dịch vụ bởi lợi nhuận sau thuế tuy có tăng nhưng tăng là do lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Chương III Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty vietrans 3.1. Định hướng phát triển của công ty( 2005- 2010). Như những con tàu chở đầy hàng hoá xuất nhập khẩu vượt qua muôn trùng sóng gió đến thị trường các châu lục, mang ngoại tệ về cho đất nước để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, toàn thể cán bộ công nhân viên Vietrans và hai liên doanh quyết tâm vượt qua mọi thách thức, nắm bắt cơ hội, phát huy những thành tích đã đạt được trong năm 2004, toàn công ty tích cực quyết tâm phấn đấu giành thành tích ngay trong những ngày đầu, tháng đầu của năm mới, tiến tới hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2005 của bộ thương mại đã giao, phấn đấu tăng các chỉ tiêu doanh Trần văn Toàn 69 Tài chính công 43A
  70. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thu, lợi nhuận, nộp ngân sách 16% trong năm 2005, đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, một nấc thang mới mà công ty phải vượt qua. Nâng cao năng lực quản lý, kiện toàn tổ chức theo hướng chuyên môn hoá và đào tạo cán bộ trong toàn bộ hệ thống để phù hợp với mô hình công ty mẹ - công ty con, thực hiện lộ trình đã báo cáo trong dự án đã trình bộ và chính phủ duyệt nhanh nhất. Tổ chức tốt công tác thị trường đó là: tăng cường công tác Maketing, phấn đấu nâng cao chất lượng dịch vụ và có giá hợp lý, coi đây là hai công cụ cạnh tranh chủ đạo tích cực; mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài, tăng cường tìm kiếm đại lý, khôi phục những đại lý tiềm năng để khai thác tốt hơn dịch vụ giao nhận vận tải háng hoá, đặc biệt là thị trường Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc và các thị trường khác mà công ty đã ký kết hợp đồng. Tiếp tục tập trung vốn, đầu tư chiều sâu, cải tạo nâng cấp kho hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, mua thêm các trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công tác kinh doanh kho; triển khai đề án xây dựng kho mới, phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo trong kinh doanh, khai thác mọi tiềm năng hiện có. Lên kế hoạch tập trung vốn cùng với liên doanh LOTUS mua hai tàu mới, mỗi tàu có trọng tải trên hai vạn tấn để khắc phục đội tàu, nhằm đa dạng hoá loại hình kinh doanh, khai thác cảng biển hiện nay hiệu quả hơn. Đầu tư nhiều hơn nữa cho chi nhánh TP. HCM cả về cơ sở vật chất và nhân lực, nhằm đưa doanh số và lợi nhuận của chi nhánh vào câu lạc bộ chục tỷ tại TP. HCM Thông qua phong trào thi đua, thổi vào một luồng sinh khí mới tạo nên một quyết tâm mới, một sức bật mới nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong toàn ngành Vietrans. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội thông qua việc tài trợ và ủng hộ kinh phí cho các chương trình mà đảng và nhà nước phát động và đẩy mạnh công tác quảng cáo để góp phần quảng bá thương hiệu Vietrans trên thị trường trong nước và quốc tế. Trần văn Toàn 70 Tài chính công 43A
  71. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tích cực hoàn tất thủ tục xây dựng trụ sở văn phòng làm việc tại Hà nội và 102C Nguyền Văn Cừ- TP.HCM với quy mô 20 tầng để sớm khởi công vào cuối năm 2006, có trụ sở mới phục vụ kinh doanh cho TNT và các đại lý của Vietrans. Quan tâm chỉ đạo thúc đẩy hoạt động các liên doanh, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, phấn đấu đạt kết quả kinh doanh cao hơn nữa xứng đáng với những danh hiệu mà Nhà nước, Chính phủ và Bộ Thương mại trao tặng. Quan tâm chăm sóc khách hàng, coi cách ứng xử của các nhà cung cấp dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tính hấp dẫn của ngành Vietrans. Có chiến lược đa dạng hoá ngành nghề, tiến tới làm tăng dịch vụ Logistics. Phát huy dân chủ, chăm lo đời sống CBCNV, đẩy mạnh phong trào thi đua, dành nhiều danh hiệu thi đua cao quý hơn năm 2004 để góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch được giao. Lập thành tích chào mững các ngày lễ lớn trong năm và 35 năm thành lập ngành Vietrans. Thưòng xuyên quan tâm, làm tốt công tác vệ sinh, an toàn lao động, PCCC, PCBL, bảo vệ an toàn hàng hoá, tài sản, tính mạng người lao động, giữ vững ổn định phát triển công ty. Tiếp tục việc ủng hộ đầu tư thiết bị và mở rộng quy mô hoạt động của công ty liên doanh LOTUS để từng bước nâng cao sức cạnh tranh ngang tầm với những cảng lớn ở trong nước và khu vực. Chủ động loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của việc tư do hoá thương mại, dịch vụ cảng biển khi gia nhập WTO. Xây dựng bãi container và mua sắm các thiết bị phục vụ công tác xếp dỡ container đáp ứng xu hướng container hoá của thị trường nhằm tăng doanh thu. Đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh của LOTUS như khai thác cảng biển, giao nhận bốc xếp hàng hoá, cho thuê kho bãi, kinh doanh xuất nhập khẩu, đại lý tàu biển, cung ứng tàu biển Một số dự án chiến lược cụ thể: Trần văn Toàn 71 Tài chính công 43A
  72. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Xây dựng cao ốc văn phòng 17 tầng tại diện tích 7.600 m2 đất đường Phạm Văn Đồng Hà nội . - Đầu tư san lấp và xây dựng khu kho hiện đại để gom hàng sát quốc lộ 1A 7.000 m2 tại thành phố Đà nẵng. - Xây dựng văn phòng cao ốc tại 20 Trần Phú thuộc thành phố Đà nẵng. - Xây dựng văn phòng làm việc tại 102 Nguyễn Văn Cừ thành phố Hồ Chí Minh với diện tích đất 1.700 m2. - Xây dựng khu kho liên hoàn hiện đại tại Pháp vân và thị trấn Yên viên thành phố Hà nội. Một số chỉ tiêu chủ yếu: Dự kiến trong vòng 5 năm tới tốc độ tăng trưởng bình quân của Vietrans và các công ty con, công ty liên kết sẽ ở mức 10 đến 15 % / năm về các chỉ tiêu chủ yếu . Sau đây là một số số liệu cơ bản: a. Công ty Vietrans, Các công ty con và các công ty liên doanh: Đơn vị tính : Triệu VNĐ Nă Vốn Doanh Lợi Nộp m kinh thu nhuận ngân sách doanh Nă 368. 262.00 54.00 34.70 m 2005 000 0 0 0 Nă 375. 290.00 60.00 38.80 m 2006 000 0 0 0 Nă 385. 320.00 66.00 43.50 m 2007 000 0 0 0 Nă 400. 360.00 72.00 48.70 m 2008 000 0 0 0 Trần văn Toàn 72 Tài chính công 43A
  73. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nă 415. 400.00 80.00 54.60 m 2009 000 0 0 0 Nă 420. 465.00 88.00 m 2010 000 0 0 61.000 b. Công ty Vietrans : Đơn vị : Triệu VNĐ Năm Vốnki Doan Lợi Nộ nh doanh h thu nhuận p ngân sách Năm 104.00 20.00 8.80 670 2005 0 0 0 Năm 114.00 25.00 9.60 770 2006 0 0 0 Năm 125.00 32.00 10.0 820 2007 0 0 00 Năm 134.00 40.00 10.8 850 2008 0 0 00 Năm 150.00 50.00 11.5 900 2009 0 0 00 Năm 165.00 62.00 13.0 1.0 2010 0 0 00 00 Như vậy, dự kiến đến năm 2010 các chỉ tiêu chủ yếu của công ty Giao nhận Kho vận ngoại thương như sau: - Tổng Doanh thu 465 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2003. Trần văn Toàn 73 Tài chính công 43A
  74. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Lợi nhuận 88 tỷ đồng , gấp 1,9 lần so với năm 2003. - Nộp Ngân sách 61 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2003. 3.2. Các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty Vietrans. 3.2.1. Đẩy mạnh khối lượng các dịch vụ mà công ty đang cung cấp 3.2.1.1. Mục đích của biện pháp Để tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay, bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự tìm hướng đi thích hợp cho riêng mình. Một hướng đi đúng đắn và thích hợp sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công ty. Để có thể tồn tại và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường giao nhận thì VIETRANS cần phải phát triển hơn nữa các dịch vụ của mình. Tăng khối lượng các dịch vụ, tạo điều kiện thu hút khách hàng nhiều hơn từ đó làm tăng doanh thu, tăng lượng vốn lưu động làm cho quá trình luân chuyển vốn tăng lên, hiệu quả kinh doanh của công ty được nâng cao. Công tác nghiên cứu nắm bắt các thông tin về thị trường, mở rộng thị trường, khai thác thêm khách hàng là công việc hết sức quan trọng, góp phần quyết định sự thành bại của việc kinh doanh. Tuy nhiên các công việc này chưa được chú trọng quan tâm đúng mức, điều này dẫn đến những chính sách, đường lối mang lại hiệu quả không cao, khối lượng dịch vụ thực hiện được ít, trong khi chi phí cố định bỏ ra lớn, dẫn đến tình trạng có nhiều nghiệp vụ thực hiện bị lỗ, bị lãng phí nguồn lực. 3.2.1.2. Các biện pháp tiến hành Quảng cáo là phương tiện không thể thiếu để đưa các dịch vụ của công ty đến với khách hàng. Quảng cáo để khách hàng biết các thông tin về các dịch vụ mà công ty cung cấp, cũng như uy tín của công ty, chất lượng các dịch vụ, các ưu thế của công ty,các ưu đãi của công ty Đây là công việc mà phòng Maketing đảm nhận và hình thức quảng cáo hấp dẫn cũng là sách lược thu hút khách hàng đến với công ty. Trần văn Toàn 74 Tài chính công 43A