Đề tài Phân tích tài chính và ánh giá mức độ tín nhiệm của công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa

doc 18 trang nguyendu 4840
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phân tích tài chính và ánh giá mức độ tín nhiệm của công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_phan_tich_tai_chinh_va_anh_gia_muc_do_tin_nhiem_cua_c.doc

Nội dung text: Đề tài Phân tích tài chính và ánh giá mức độ tín nhiệm của công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa

  1. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 4 I. Giới thiệu về công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa 4 II. Phân tích báo cáo tài chính 5 1. Nhóm hệ số thanh khoản: Liquidity Ratios 5 2. Nhóm tỷ số hoạt động: Activity Ratios 6 3. Tỷ lệ tài trợ vốn 10 4. Nhóm tỉ số khả năng sinh lợi 12 5. Nhóm chỉ số tỷ lệ giá thị trường 13 III. Đánh giá mức độ tín nhiệm (chỉ số Z) 15 KẾT LUẬN 18 1
  2. DANH SÁCH NHÓM 1. Nguyễn Trung Hà MSV: 0853030043 2. Nguyễn Văn Hùng MSV: 0853030069 3. Phạm Trọng Hưng MSV: 0853030072 4. Nguyễn Trung Hoàng Nhật MSV: 0853010128 2
  3. LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, thị trường tiêu thụ cà phê tại Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đây là một cơ hội lớn cho các nhà sản xuất cà phê trong nước mở rộng sản xuất, tăng cao doanh số bán hàng. Theo báo cáo thị trường tháng 3 của tổ chức cà phê quốc tế (ICO), tăng trưởng tiêu thụ cà phê toàn cầu năm 2010 tăng 2,4%, cao hơn 3,129 triệu bao so với năm 2009. Tiêu thụ cà phê tại Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới với 31% từ 1,208 triệu bao năm 2009 lên 1,583 triệu bao năm 2010. Bên cạnh đó, ở các nước nhập khẩu, tiêu thụ cà phê đạt mức tăng 2%, tăng cao nhất ở Đức với 4,4%, sau đó là Pháp và Mỹ. Thị trường cà phê đang phát triển không ngừng và đây quả là một thị trường màu mỡ vì nhu cầu của người tiêu dùng với cà phê rất cao, kể cả khi lạm phát xảy ra đi chăng nữa. Chính vì vậy, nhu cầu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh rất quan trọng.nhóm chúng em đã nghiên cứu và phân tích báo cáo tài chính, đánh giá mức độ tín nhiệm của công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa – công ty sản xuất cafe lâu đời nhất tại Việt Nam dưới góc độ của ngân hàng. Từ đó rút ra nhận xét có nên cấp tín dụng cho công ty hay không? Nội dung bài tài tiểu luận của chúng em gồm những phần chính sau: Giới thiệu về công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa Phân tích tài chính của doanh nghiệp và nhận xét, đánh giá Đánh giá mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp ( chỉ số Z ) 3
  4. NỘI DUNG I. Giới thiệu về công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa Cây cà phê đã được người Pháp mang đến và chính họ đã xây dựng nhà máy cà phê đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1969. Đó chính là nhà máy cà phê Biên Hòa ngày nay với cái tên khai sinh là nhà máy Coronel. Sau năm 1975, đất nước Việt Nam thống nhất, người Pháp rút về nước, để lại một nhà máy với công suất thiết kế 80 tấn cà phê hòa tan/năm, vừa mới khánh thành, chưa chạy thử. Chính con người Việt Nam đã nghiên cứu chạy thử và sản xuất thành công. Trong hơn 30 năm, nhà máy cà phê Biên Hòa đã lớn mạnh vượt bậc, năm 2000 công ty đã xây dựng nhà máy mới với công suất lớn gấp 10 lần nhà máy cũ. Và Vinacafe đã nổi tiếng trong và ngoài nước. Tháng 12/2004, Vinacafe tiến hành cổ phần hóa, vốn điều lệ là 80 tỷ VNĐ, hiện nay công ty đã tăng vốn điều lệ lên 266 tỷ VNĐ. Về hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinacafe chia làm 2 dòng sản phẩm chính: Sản xuất cà phê: cà phê rang xay (đóng góp nhỏ hơn 1% doanh thu), cà phê hòa tan (đóng góp khoảng 1% doanh thu), cà phê sữa hòa tan (sản phẩm chủ lực mang lại 78% doanh thu) Ngũ cốc dinh dưỡng: sản phẩm mới của công ty nhưng tăng trưởng nhanh và mang lại doanh thu lớn cho công ty (chiếm khoảng 22% doanh thu) Ngày nay, khi nói đến Việt Nam, Vinacafe là cái tên được nhắc đến đầu tiên với chất lượng vượt trội và hương vị thơm ngon thuần khiết của cà phê Việt Nam. Vinacafe – Hương vị của thiên nhiên. Đó cũng chính là nên tảng phát triển của Vinacafe. 4
  5. II. Phân tích báo cáo tài chính Xem xét sự biến động của tổng tài sản (nguồn vốn) cũng như từng loại tài sản (nguồn vốn) và các khoản mục trong bảng cân đối kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh tài chính, thông qua các chỉ số tài chính, và số liệu trung bình ngành để rút ra sự chênh lệch cả về số tuyệt đối lẫn tương đối của các chỉ tiêu thực tế qua 3 năm 2008, 2009 và 2010 để rút ra những nhận xét cơ bản về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vinacafe Biên Hòa: Khả năng thanh khoản, cơ cấu vốn, khả năng hoạt động, khả năng sinh lãi. 1. Nhóm hệ số thanh khoản: Liquidity Ratios 1.1. Hệ số thanh toán hiện hành Current ratio (Rc): Total Current Asset Current Ratio = Total Current Liabilities Từ công thức trên, ta tính được: Hệ số thanh khoản hiện hành của Vinacafe Biên Hòa (VCF) Năm 2008 2009 2010 Hệ số thanh toán hiện hành 8,9 15,3 5,8 Rc của VCF vào năm 2009 tăng 71,91% so với năm 2008 nhưng đến năm 2010 lại giảm 42,48%. Lý do là vì vào năm 2010 nợ ngắn hạn của công ty tăng một cách đột biến, tăng hơn 4 lần so với năm 2009; trong khi đó thì tài sản ngắn hạn của công ty chỉ tăng hơn 1,5 lần. Nợ ngắn hạn của VCF tăng vì 2 lý do, thứ nhất là doanh nghiệp tăng cường vay vốn ngắn hạn để đầu tư sản xuất, đồng thời cũng được người bán tăng cường cấp tín dụng; thứ hai là do thông tư 224/2009/TT-BTC quy định chuyển khoản mục quỹ khen thưởng phúc lợi từ nguồn vốn sang nợ ngắn hạn, điều này đã làm cho nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng hơn 9 tỷ đồng. Tuy nhiên, vào năm 2010 hệ số thanh toán hiện hành của ngành là 6,24 nên VCF đã thấp hơn ngành mặc dù vào năm 2009 nó đã cao hơn rất nhiều so với ngành điều này là do nợ ngắn hạn của công ty đã tăng đột biến vào năm 2010 1.2: Hệ số thanh khoản nhanh: Acid ratio (Ra): (Total Current Assets – Inventory) Acid Ratio = Total Currnet Liabilities 5
  6. Ta có: Ra của VCF qua các năm : Năm 2008 2009 2010 Hệ số thanh khoản nhanh 5,1 11,7 4,1 Chỉ số này vào năm 2009 tăng hơn 2 lần so với năm 2008. Lý do ở đây là vì vào năm 2009, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm còn 105 tỷ đồng trong khi vào năm 2008 con số này là hơn 142 tỷ. Tuy nhiên, sang năm 2010 thì hàng tồn kho của VCF lại tăng mạnh (từ 105,6 tỷ - năm 2009 – đến 196,7 tỷ vào năm 2010). Hàng tồn kho tăng, kết hợp nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn tốc độ tăng tài sản lưu đồng làm cho tỷ lệ thanh khoản nhanh của VCF vào năm 2010 giảm mạnh (giảm 64,96%) so với năm 2010. Điều này làm cho tỉ lệ thanh toán nhanh của công ty cũng đã thấp hơn so với ngành của mình ( Chỉ số thanh toán nhanh của ngành là 4,63) 1.3: Tỷ lệ tiền mặt: Tiền và các khoản tương đương tiền Cash Ratio = Nợ ngắn hạn Tỷ lệ tiền mặt của VCF qua các năm: Năm 2008 2009 2010 Tỷ lệ tiền mặt 2,5 % 8,2 % 3,1 % Tiền và các khoản tương đương tiền của VCF tăng qua các năm (năm 2008: 96,320 tỷ; năm 2009: 235,091 tỷ; năm 2010: 361,737 tỷ). Tuy nhiên, tốc độ tăng của tiền và các khoản tương đương tiền của VCF không lớn bằng tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Cho nên, tỷ lệ tiền mặt của VCF nhìn chung là giống với hai hệ số khác của nhóm chỉ số thanh khoản. 2. Nhóm tỷ số hoạt động: Activity Ratios 2.1: Hiệu suất sử dụng tài sản: a. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: hay còn gọi là vòng quay tài sản cố định Total Reveues Non-Current Asset = Turnover Non - Current Assets Ta có, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của VCF qua các năm: 6
  7. Năm 2008 2009 2010 Vòng quay sử dụng tái sản 16 vòng 20,4 vòng 25 vòng Tài sản cố định của Vinacafe hầu như không thay đổi (năm 2008 xấp xỉ 50 tỷ, năm 2009 là 53 tỷ, năm 2010 là 50 tỷ). Tỷ số này tăng cho thấy doanh thu của doanh nghiệp tăng qua các năm. Điều này cho thấy hai nhà máy đã làm việc hết công suất trong thời gian qua, thời gian khấu hao tài sản cố định cũng đã sắp hết thời gian qua, việc đầu tư vào nhà máy mới dự kiến sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho công ty trong dài hạn. b. Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động: hay còn gọi là vòng quay tài sản lưu động (Current asset turnover) Total Revenues Current asset turnover = Total Current Asset Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động của Vinacafe qua các năm: Năm 2008 2009 2010 Vòng quay sử dụng TSLĐ 2,6 vòng 2,3 vòng 1,9 vòng Tỷ số này giảm qua các năm. Năm 2010 tỷ suất sử dụng tài sản lưu động chỉ bằng 37,08% so với năm 2008, giảm 26,92%. Điều này được giải thích bởi vì doanh nghiệp đang tăng cường đầu tư vào sản xuất, tuy nhiên, doanh thu đem lại vẫn chưa tăng bằng với tỉ lệ vốn lưu động bỏ ra. c. Tỷ suất sử dụng tổng tài sản hay còn gọi là vòng quay tổng tài sản (Total asset turnover) Total Revenus Assets Turnover Ratio = Total Assets Ta có bảng : Năm 2008 2009 2010 Vòng quay tổng tài sản 2,2 vòng 2,1 vòng 1,8 vòng 7
  8. Tỷ số này cũng giảm qua các năm như tỷ số vòng quay tài sản lưu động, trong khi vòng quay tài sản cố định thì ngược lại. Từ đây có thể suy ra rằng: doanh nghiệp đang tăng cường đầu tư vào hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng quá nhanh từ năm 2009 sang 2010, đẩy tài sản lưu động và tổng tài sản tăng, trong khi doanh thu không tăng nhiều. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến vòng quay tổng tài sản và vòng quay tài sản lưu động giảm. So với trung bình ngành thì qua các chỉ số (chỉ số trung bình ngành 2.84) ta thấy việc sử dụng tài sản của công ty vẫn còn thấp hơn so với ngành, việc công ty xây dựng nhà máy mới đầu tư vào các trang thiết bị dự kiến sẽ mang lại hiệu suất cao cho công ty trong tương lai. 2.2: Vòng quay hàng tồn kho: Inventory turnover Cost Of Goods Sold Inventory Turnover = Inventory Ta có bảng : Năm 2008 2009 2010 Vòng quay hàng tồn kho 4,9 vòng 7,3 vòng 5,2 vòng Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp hoàn toàn khớp với những diễn biến của chỉ số khả năng thanh khoản nhanh. Đó là hàng tồn kho tăng mạnh từ năm 2009 đến 2010, dẫn đến vòng quay hàng tồn kho giảm. Ngày tồn kho bình quân: 360 Average Inventory = Inventory Turnover Ta có bảng : Năm 2008 2009 2010 Ngày tồn kho bình quân 74,5 ngày 50 ngày 70,2 ngày Các chỉ số vừa tính toán cho thấy, trung bình tồn kho của Vinacafe quay 7,3 vòng vào năm 2009, 5,2 vòng vào năm 2010; nói khác đi, số ngày tồn kho của công ty trung bình là 50 ngày vào năm 2009, nhưng sang năm 2010 đã tăng lên 70,2 ngày. Nhìn chung, hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2009 giảm so với năm 2008, nhưng sang năm 2010 thì lại tăng mạnh. Điều này đã được phản ánh trong tỷ lệ thanh khoản nhanh của doanh nghiệp, tuy nhiên, so với tốc độ tăng 8
  9. của hàng tồn kho thì độ tăng của doanh thu vẫn mạnh hơn So với trung bình ngành thì vòng quay của VCF vẫn còn thấp (chỉ số của ngành là 8,56) 2.2. Vòng quay các khoản phải thu: Receivables turnover: Total Revenues Receivables Turnover = Accounts Receivable Ta có bảng: Năm 2008 2009 2010 Vòng quay các khoản phải 9,7 vòng 10,9 vòng 11,4 vòng thu *) Kì thu tiền bình quân: Accounts Receivable Average Collection Period = (Total Revenues/365) Kì thu tiền bình quân của Vinacafe qua các năm: Năm 2008 2009 2010 Kì thu tiền bình quân 37,6 33,8 32 Tỷ số này cho ta cái nhìn sâu nhất vào chất lượng các khoản phải thu và khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Đối với Vinacafe Biên Hòa, khoản phải thu tăng qua các năm. Bởi vì doanh nghiệp tăng tỉ lệ bán chịu cho khách hàng. Tuy nhiên, tốc độ tăng các khoản phải thu không nhanh bằng tốc độ tăng doanh thu, cho nên vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng – khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp tăng, tương đương với điều này là kì thu tiền bình quân giảm. Tuy nhiên so với ngành, thì cho ta thấy khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp là tương đối thấp (chỉ số ngành 11,21) doanh nghiệp cần có chính sách bán hàng hợp lí để giảm tỉ lệ bán chịu cho khách hàng, tăng tỉ lệ tiền mặt cho công ty. Vậy, qua việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Vinacafe Biên Hòa, ta nhận thấy răng, doanh nghiệp đang tăng cường đầu tư vào tài sản lưu động. 9
  10. 3. Tỷ lệ tài trợ vốn 3.1: Hệ số nợ trên tổng tài sản: Debt ratio Total Liabilities Debt Ratio = Total Assets Ta có bảng qua các năm: Năm 2008 2009 2010 Hệ số nợ trên tổng tài sản 12 % 9% 19% Qua phân tích, ta thấy tỷ lệ nợ trên tổng tài sản hoàn toàn khớp với các chỉ số về khả năng thanh khoản. Đó là vào năm 2009, tỷ lệ nợ giảm so với năm 2008, nhưng sang năm 2010 thì doanh nghiệp đã tăng cường vay vốn. Các chủ nợ của công ty thường thích công ty có khả năng trả nợ cao, ngược lại, cổ đông thích công thi có tỷ sợ nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài chính nói chung gia tăng khả năng sinh lời cho cổ đông. Hệ số nợ tăng vì tổng nợ của công ty tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản. 3.2: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Debt to total equity. Debt Debt To Total Equity = Total Equity Ta có: hệ số này của VCF qua các năm: Năm 2008 2009 2010 Hệ số nợ trên vốn chủ sở 14% 10% 24% hữu Tỷ số này cho thấy vào năm 2009, tương ứng với mỗi 100 đồng vốn của chủ doanh nghiệp cung cấp thì chủ nợ cấp 10 đồng. Nhưng sang năm 2010, doanh nghiệp tăng tỷ lệ vay nợ, cho nên, tương ứng với 100 đồng vốn của chủ sở hữu là 24 đồng vốn nợ. So với trung bình ngành, công ty có một tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thấp (chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu của ngành 56.72%) cho ta thấy việc sử dụng nợ vay của công ty là thấp hơn so với các công ty trong ngành, công ty chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu. 10
  11. 3.3: Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản: Total Equity Equity To Total Asset Ratio = Total Asset Năm 2008 2009 2010 Hệ số VCSH trên tổng tài 84% 90% 79% sản Nhìn chung, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của doanh nghiệp gần như xấp xỉ 80%. Điều này có nghĩ là doanh nghiệp sử dụng vốn tự có để kinh doanh là chính, chưa sử dụng nhiều về đòn bẩy tài chính. Điều này có lợi cho công ty khi tình hình lãi suất tăng trong thời gian qua, điều này giúp công ty chủ động hơn trong kinh doanh giúp các cổ đông an tâm hơn về tình hình nợ của công ty. 3.4: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Operating Income (EBIT) Time Interest Earned = Ratio Interest Expense Ta có: Năm 2008 2009 2010 Hệ số khả năng thanh toán lãi 19 18 16 vay Sử dụng nợ nói chung tạo ra được lợi nhuận cho công ty nhưng cổ đông chỉ có lợi khi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ. Nếu không công ty sẽ không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi gây thiệt hại cho cổ đông. Nhìn chung, khả năng trả lãi của Vinacafe là tương đối tốt. Xét chung về tỉ lệ tài trợ vốn của VCF ta thấy, do công ty có một số lượng tiền nhàn rỗi khá lớn nên công ty hầu như không sử dụng nhiều vốn vay do đó các chỉ số nợ của công ty đều thấp hơn so với các doanh nghiệp chế biến khác trong ngành. Đây là một điểm thuận lợi giúp công ty không chịu nhiều áp lực lãi vay khi tình hình lãi suất cho vay ở mức khá cao trong thời gian qua. 11
  12. 4. Nhóm tỉ số khả năng sinh lợi 4.1: Hệ số doanh thu ròng cận biên: Net Income Net Profit Margin = Total Revenues Ta có: Năm 2008 2009 2010 Hệ số doanh thu ròng cận 12% 13% 12% biên Lợi nhuận cận biên của Vinacafe hầu như không tăng, mà lại giảm 1% từ năm 2009 sang 2010. Điều này chứng tỏ tuy doanh nghiệp đầu tư nhiều vào quá trình sản xuất nhưng chưa thu được kết quả cao như năm 2009. Ta thấy doanh thu ròng cũng không thay đổi mấy qua các năm, chỉ xoay quanh 12% .So với ngành chế biến thực phẩm gồm một số công ty đầu ngành về sữa,bánh kẹo, mía đường cho ta thấy khả năng sinh lời của ngành cà phê là không hấp dẫn bằng, các chỉ số này chỉ bằng khoảng 0,5 – 0,7 lần so với ngành. 4.2: Tỷ số sinh lợi của tài sản: ROA – Rerurn on Asset Net Income ROA = Total Assets Ta có: Năm 2008 2009 2010 Tỷ số sinh lợi của tài sản 26,9 % 27,8 % 22,1 % (ROA) Từ bảng trên ta thấy với 1 đồng tài sản bỏ ra công ty thu được khá nhiều lời nhuận ( trung bình 3 năm gần 25% ) mặc dù năm 2010 ROA = 22,1% thấp hơn 2 năm 2008, 2009 nhưng nó vẫn cho thấy rằng công ty làm ăn khá hiệu quả. 4.3: Hệ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu: ROE – Return on equity : Net Incom ROE = Equity 12
  13. Ta có: Năm 2008 2009 2010 Hệ số sinh lời trên VCSH 32,1 % 30,8 % 28 % (ROE) Từ bảng trên ta thấy lợi nhuận tạo ra khi sử dụng 1 đồng vốn chủ sở hữu là khá cao. Điều này thể hiện khả năng sản xuât kinh doanh của công ty khá tốt, chỉ số này cao sẽ thu hút được nhà đầu tư vào công ty. Do tình hình kinh tế năm 2010 gặp khó khăn nên ROE giảm nhưng cũng chỉ giảm tương đối thấp. 4.4: Thu nhập trên mỗi cổ phần: Earning per Share – EPS. Net Income – Dividen Of Dreference Shares EPS = Average Total Shares Ta có: Năm 2008 2009 2010 Thu nhập trên mỗi cổ phần 7.421 vnđ 9.594 vnđ 6.079 vnđ Nhận thấy rằng, EPS của doanh nghiệp tăng vào năm 2009, nhưng lại giảm vào năm 2010. Nguyên nhân là do vào năm 2010 doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu gần gấp đôi so với năm 2009. Cụ thể: năm 2009 doanh nghiệp có 14.175.710 cổ phiếu, sang năm 2010, con số này đã là 26.579.135 cổ phiếu. 5. Nhóm chỉ số tỷ lệ giá thị trường 5.1: Giá trên thu nhập: Price to Earning. Price PE = Earning Per Share Ta có: chỉ số PE của VCF: Năm 2008 2009 2010 Giá trên thu nhập 6,024 5,216 7,896 Ta có thể thấy rằng, tuy EPS của năm 2010 là thấp nhất trong vòng các năm trở lại đây, tuy nhiên, nhà đầu tư đang rất kì vọng vào sự tăng trưởng của 13
  14. Vinacafe. Cụ thể, năm 2010, nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra 7,896 vnd để thu lại 1vnd lợi nhuận. Tiếp đó, khi công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh – sàn HOSE thì mức giá chào sàn của cổ phiếu VCF là 58.000 vnđ (tăng 10.000 vnđ so với giá cổ phiếu VCF vào ngày 31/12/2010 là 48.000 vnđ). 5.2: Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách: Market Value to Book value. Market Value Of A Share M/B = Book Value Of A Share M/B của Vinacafe qua các năm: Năm 2008 2009 2010 Giá trị thị trường trên giá tri sổ 1,306 1,441 1,750 sách Tỷ số này qua 3 năm đều lớn hơn 1, cho thấy rằng nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều hơn cho cổ phiếu của Vinacafe qua các năm. Đây là một tín hiệu tốt đối với một công ty đang cần vốn để mở rộng sản xuất như Vinacafe Biên Hòa. 14
  15. III. Đánh giá mức độ tín nhiệm: ( mô hình điểm số Z ) 1.Mô hình điểm số Z: Đây là mô hình do E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro rín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: - Trị số của các chỉ số tài chính của người vay - Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm số Z như sau:  Mô hình 1: Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 1.00X5 Nếu Z > 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1.8 2.9 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1.23 < Z’ < 2.9 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu Z’ <1.23 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.  Mô hình 3: Đối với các doanh nghiệp khác Chỉ số Z’’ dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được đưa ra. Công thức tính chỉ số Z’’ được điều chỉnh như sau: 15
  16. Z’’ = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4 Nếu Z’’ > 2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1.2 < Z’’ < 2.6 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu Z’’ <1.1 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Trong đó: X1 = Vốn Lưu Động trên Tổng Tài Sản (Working Capitals/Total Assets). X2 = Lợi Nhuận Giữ Lại trên Tổng Tài Sản (Retain Earnings/Total Assets). X3 = Lợi Nhuận Trước Lãi Vay và Thuế trên Tổng Tài sản (EBIT/Total Assets). X4 = Vốn Chủ Sỡ Hữu trên Tổng Nợ (Total Equity/Total Liabilities). X5 = Doanh Số trên Tổng Tài Sản (Sales/Total Assets). 2. Đánh giá mức độ tín nghiệp của công ty. Công ty vinacafe Biên Hòa là công ty đã cổ phần hóa, thuộc ngành sản xuất vì vậy ta dùng mô hình 1. Z = 1.2*X1 + 1.4*X2 + 3.3*X3 + 0.6*X4 + 1.0*X5 X1 = vốn lưu động/tổng tài sản X2 = lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản X3 = EBIT/tổng tài sản X4 = giá trị thị trường VCSH/giá trị sổ sách của nợ X5 = doanh thu bán hàng/tổng tài sản Ta có bảng: Năm X1 X2 X3 X4 X5 Z 2008 0.76 0.2 0.37 6.7 2.21 8.643 2009 0.84 0.27 0.3 9.9 2.07 10.386 2010 0.75 0.2 0.25 5.5 1.78 7.085 16
  17. Từ bảng trên ta thấy: mặc dù điểm số Z của năm 2010 nhỏ hơn năm 2009, nhưng trong 3 năm gần nhất điểm số này vẫn khá cao và lớn hơn 2,99. Điểm số này cho thấy công ty nằm trong vùng an toàn, hoạt động hiệu quả cao, có khả năng tự chủ tài chính rất tốt. Triển vọng phát triển lâu dài tiềm lực tài chính mạnh. Khả năng trả nợ rất tốt và rủi ro thấp nhất. 17
  18. KẾT LUẬN Từ những phân tích trên nhóm chúng em xin đưa ra kết luận: Đồng ý cấp tín dụng cho công ty vinacafe Biên Hòa vì 1 số lý do: - Qua phần phân tích báo cáo tài chính đã cho thấy rằng công ty có hoạt động kinh doanh tốt và ổn định: tăng trưởng doanh thu của công ty tương đối cao, trung bình khoảng 25%/ năm giai đoạn 2008-2010, chỉ tiêu ROA, ROE của công ty khá cao nó thể hiện khả năng kinh doanh của công ty rất tốt. - Điểm số Z của công ty khá cao Z=7.085 vào năm 2010, chỉ số nói lên rằng công ty có tiềm lực tài chính mạnh, hoạt động kinh doanh tốt đặc biệt là khi vay tiền có khả năng trả tiền rất cao, rủi ro vỡ nợ rất thấp. 18