Đề tài Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm OPC

pdf 63 trang nguyendu 8550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm OPC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_phan_tich_moi_truong_va_chien_luoc_kinh_doanh_cua_con.pdf

Nội dung text: Đề tài Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm OPC

  1. DANH SÁCH NHÓM OPC (lớp thứ 4, ca 3, H406) STT Họ Tên Lớp Điểm 1 Đào Thùy Dung K11CKB 2 Nguyễn Thị Thanh Hải K11KTDND 3 Nguyễn Tá Hải K11NHTMI 4 Nguyễn Văn Hiếu (Nhóm trưởng) K11NHTMI 5 Dương Ngọc Mến K11KTDNC Email: lamviecnhom.pttc@gmail.com Điện thoại nhóm trưởng: 0168 998 6151 1
  2. MỤC LỤC trang Phần I: Giới thiệu chung về OPC 3 Phần II: Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của DN 8 Phần III: Đánh giá KQHĐKD thông qua báo cáo KQHĐKD 19 Phần IV: Phân tích tình trạng tài chính qua bảng CĐKT 33 Phần V: Phân tích các tỷ số tài chính 43 Phần VI: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 52 Kết luận 61 2
  3. PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPC 1. Giới thiệu về công ty - Tên Công ty: Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC - Logo: - Trụ sở chính: 1017 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh - Vốn điều lệ: 81.900.000.000 đồng. - Lĩnh vực kinh doanh của Công ty: o Trồng và chế biến dược liệu. o Sản xuất, kinh doanh dược phẩm, vật tư, máy móc, trang thiết bị y tế, hoá chất, mỹ phẩm, thực phẩm. o Sản xuất, mua bán: rượu, nước uống có cồn, nước uống có gas o Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch: nhà nghỉ. 3
  4. o Bán buôn cao su 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm TW 26 – OPC, được thành lập vào tháng 10 năm 1977. Năm 1994, Xí nghiệp đã trở thành một đơn vị xuất khẩu mạnh trong ngành dược với kim ngạch đạt khoảng 1,4 triệu USD, sản phẩm của OPC đã có mặt tại 15 nước trên thế giới như Đông Âu, Đức, Pháp, v.v với mức tăng trưởng bình quân đạt 15%/năm. Ngày 08/02/2002, Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển Xí nghiệp Dược phẩm TW 26 thành Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC. OPC là một trong những đơn vị cổ phần hoá sớm nhất của Bộ Y Tế. OPC là đơn vị đầu tiên của ngành dược đầu tư có hiệu quả các dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại như: dây chuyền chiết xuất dược liệu đa năng, sản xuất viên nang mềm, viên sủi, cồn nguyên liệu dược dụng; trang bị các máy móc kiểm nghiệm cao cấp để kiểm tra chất lượng sản phẩm như: hệ thống sắc ký lỏng cao áp, hệ thống sắc ký khí, máy quang phổ hấp thu, máy chuẩn độ điện thế, v.v . OPC là đơn vị sản xuất Đông dược đầu tiên được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận GMP, GLP, GSP. Hiện nay, Công ty sản xuất trên 150 sản phẩm các loại, trong đó nhiều sản phẩm nổi tiếng như: Dầu Khuynh diệp “Mẹ bồng con”, thuốc trợ tim Cortonyl, thuốc điều kinh Cao Ích Mẫu, viên an thần Mimosa, viên sủi bọt vitamin các loại, cồn nguyên liệu dược dụng và các chế phẩm từ cồn, v.v và đặc biệt là thuốc trị sỏi thận Kim Tiền Thảo OPC nhãn hiệu “Ông Già”. OPC đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao 14 năm liền 1998- 2011, là công ty dược duy nhất trong 27 công ty đạt Thương hiệu quốc gia lần 2, một trong 43 đơn vị được gắn biểu tượng Thương hiệu quốc gia 2010. Top 4
  5. 100 giải thưởng Sao vàng đất Việt 4 năm liền 2007-2010. Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Theo báo cáo năm 2009, OPC dẫn đầu các công ty thuộc tổng công ty dược Việt Nam về tốc độ tăng trưởng doanh thu (170%) và kim ngạch xuất khẩu (5,78 triệu USD) Biểu đồ 1: Tình hình tăng vốn của công ty OPC Chỉ tiêu Xếp hạng 2010 Doanh thu sản xuất 4 Kim ngạch xuất khẩu 4 Lợi nhuận trước thuế 4 Top 20 sản phẩm có doanh thu cao nhất TCT Dược Việt Nam - Kim tiền thảo 3 - Dầu khuynh diệp 5 - Cao ích mẫu 18 5
  6. Một số sản phẩm chính của OPC: 6
  7. 1.2 Cơ hội và thách thức:  Điểm mạnh: - Có kinh nghiệm hơn 30 năm trongviệc sản xuất đông dược - OPC luôn chủ động nguồn nguyện liệu đầu vào - Dây truyền công nghệ sản xuất hiện đại như: dây chuyền chiết xuất dược liệu đa năng, sản xuất viên nang mềm, viên sủi, hệ thống sản xuất cồn nguyên liệu dược dụng; trang bị các máy móc kiểm nghiệm cao cấp dùng trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm như: hệ thống sắc ký lỏng cao áp, sắc ký khí, máy quang phổ hấp thu, máy chuẩn độ điện thế v.v - Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao (gần 500 người, trong đó có trên 100 cán bộ đại học và trên đại học dày dạn kinh nghiệm luôn tận tụy với công việc) - Hệ thống marketing được thành lập từ năm 1990, đến nay OPC đã có các bộ phận chuyên nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc nghiên cứu thị trường, thu thập xử lý thông tin, xây dựng chiến lược tiếp thị, khuyến mãi, quảng bá thương hiệu, PR, thiết kế cải tiến mẫu mã sản phẩm  Điểm yếu: - Thuốc sản xuất chủ yếu là thuốc chữa bệnh thông thường, chưa có thuốc chuyên khoa, đặc trị hay các dạng bào chế đặc biệt. - Công nghệ sản xuất còn thua kém các nước phát triển.  Cơ hội: - Việt Nam là nước có dân số cao, chi tiêu cho y tế tăng nhanh theo nhịp độ phát triển của đất nước, ngành y tế được nhà nước ưu tiên để đảm bảo sức khỏe cho người dân. 7
  8. - Hội nhập sẽ giúp OPC có thể tiếp cận với công nghệ sản xuất thuốc của các nước phát triển, học hỏi kinh nghiệm quản lý.  Thách thức: - Từ hội nhập: Phải đáp ứng các tiêu chuẩn của thế giới về thuốc, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. - Xã hội phát triển, môi trường ngày càng ô nhiễm phát sinh nhiều loại bệnh mới đòi hỏi đội ngũ các bộ phải năng động, nắm bắt tốt nhu cầu của người bệnh. PHẦN II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Phân tích ngành kinh doanh.  Cạnh tranh giữa các hãng hiện tại Ngành dược Việt Nam đang ở mức độ 2.5 trong thang phân loại 4 mức độ xếp hạng thuốc của WHO. Đây là mức độ được đánh giá là có công nghiệp dược, đã sản xuất được thuốc generic nhưng đa phần vẫn nhập khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp trong nước chưa sản xuất được thuốc đặc trị. Do đó, hệ thống phân phối đóng vai trò quan trọng. Những doanh nghiệp nào có được quyền phân phối thuốc ở nhiều nơi thì doanh nghiệp đó được xem là có lợi thế. Từ ngày 1/1/2009, công ty dược nước ngoài có các quyền về xuất – nhập khẩu như các doanh nghiệp dược Việt Nam. Như vậy, thị trường thuốc nhập khẩu đang loại bỏ yếu tố độc quyền. Tính cho đến thời điểm hiện nay, chúng ta có hơn 400 doanh nghiệp nước ngoài được phép cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam và 90 doanh nghiệp được phép nhập khẩu thuốc trực 8
  9. tiếp. Tuy nhiên, quyền phân phối vẫn thuộc về các doanh nghiệp trong nước. Do đó, các doanh nghiệp đầu ngành với hệ thống đại lý phân phối rộng khắp sẽ có vai trò là đối tác với các tập đoàn đa quốc gia hơn là cạnh tranh trực tiếp ít nhất là trong từ 3 tới 5 năm nữa. Như vậy, triển vọng ngành dược Việt Nam vẫn được đánh giá cao. Dù có lợi thế sân nhà, chưa bị tác động nhiều ngay trong vài năm tới, nhưng các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước cũng phải chuẩn bị nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường hội nhập ngày càng sâu rộng.  Tiềm năng tăng trưởng về nhu cầu của ngành Dân số nước ta hiện nay đã hơn 85 triệu người, với tốc độ tăng trung bình những năm gần đây vào khoảng hơn 1%/ năm. Nếu như năm 2001, mức chi cho y tế chỉ 6 USD/người, đến năm 2009 đã lên 19,8 USD/người và ngày càng có xu hướng tăng. Có thể nói, nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe là bền vững ngay cả trong thời kỳ kinh tế khủng khoảng. Hiện tại, sản xuất quốc nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu thực tế. Tốc độ tăng trưởng doanh thu sản xuất của ngành khoảng 10 năm trở lại đây vào khoảng từ 15% đến 20% một năm. Đây là một thuận lợi lớn cho những doanh nghiệp còn đang phát triển. Riêng năm 2009 và 2010, sản xuất thuốc nội địa tăng đột biến 37.6% và 43.35%. Kim ngạch sản xuất năm 2010 ước tính đạt 1,2 tỷ USD và đã đáp ứng được 50% nhu cầu về thuốc cho thị trường trong nước (tăng 10% so với năm 2008). Tỷ lệ nguyên phụ liệu (NPL) nhập khẩu để phục vụ sản xuất theo đó cũng tăng trên 20% trong 2 năm 2009 và 2010. 9
  10. Ngành dược Việt Nam chủ yếu sản xuất thuốc generic (thuốc đã hết hạn quyền sở hữu trí tuệ). Trong khi đó, các loại thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc mới vẫn phải nhập khẩu.  Mức độ tập trung và sự cân bằng giữa các đối thủ Số lượng doanh nghiệp dược tính đến năm 2010 khoảng 200 quy mô còn nhỏ (về vốn và nhà xưởng), chủ yếu sản xuất thuốc phổ thông và phân phối còn nhiều trùng lặp dẫn tới cạnh tranh cao trong thị trường nội địa. 4 năm sau khi 10
  11. Việt Nam gia nhập WTO, cạnh tranh với các DN nước ngoài ngày càng cao. Số lượng DN nước ngoài đăng ký kinh doanh tại VN tăng từ hơn 300 năm 2007 lên gần 500 DN năm 2010.  Nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu Chi phí nguyên vật liệu (NVL) trong giá thành sản phẩm dược chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 60% đến 90%. Về đông dược, hơn 80% NPL đông dược của Việt Nam nhập từ Trung Quốc, vì vậy tình hình thảo dược tại Trung Quốc ảnh hưởng lớn tới các DN sản xuất Đông dược. Giá một số NPL thảo dược từ Trung Quốc tăng mạnh năm 2010, đặc biệt là cây hồi để bào chế Shikimic acid. Giá cây kim ngân hoa cho thuốc ung thư tăng 26%, loại chất lượng tốt tăng 200%. Khan hiếm nguyên liệu thô, giao thông gián đoạn do bão tuyết vào tháng 11 và 12, và đại dịch cúm H1N1 đẩy giá NPL thảo dược từ Trung Quốc tăng cao. Trong thị trường nội địa, giá NPL kim tiền thảo tăng 37.5% lên 11.000 VND/kg so với năm 2009. Về tây dược, kháng sinh, giảm đau và vitamin là những mặt hàng NPL được nhập khẩu nhiều nhất. Nhìn chung giá các NPL khá ổn định trong 3 quý đầu của 2010, nhưng cao dần lên vào quý cuối. Nguyên nhân một phần là do dầu tăng giá cũng vào thời điểm cuối năm. Dầu thô trên thế giới giữ giá trong khoảng 74-76 USD/thùng trong 9 tháng đầu năm, nhưng bật 12% từ 79 USD/thùng (tháng 10) lên 88.6 USD/thùng vào tháng 12. NPL dược chịu ảnh hưởng gián tiếp, theo tỷ lệ thuận với giá dầu thế giới và trong nước. Trong năm 2008, khi giá dầu tăng thêm 30%, chi phí sản xuất của các DN Dược tăng 1.75% và giá thành sản phẩm thêm 2.68% (Tạp chí khoa học ĐHQGHN). 9 tháng đầu năm 2010, NPL kháng sinh không có nhiều biến động. Nhưng từ tháng 10, Cefaclor có giá tăng từ 4.255đ/kg lên 4.316 VND/kg, Sulfamethoxazol cũng tăng lên 198.000 VND/kg từ giá 186.850 VND/kg của tháng 1đến tháng 9. NPL phổ biến như Ampicilin và Amoxilin tăng mạnh 10.5% lên 693.000 VND/kg từ 627.000 VND/kg. Mức tăng NPL kháng sinh khá rộng, từ 2-10% tùy loại. 11
  12. Trong khi đó, giá NPL thuốc giảm đau (Paracetamol) và vitamin C giảm mạnh (10% và 20%) trong 9 tháng đầu năm, nhưng cũng tăng mạnh nhất từ tháng 10/2010. Giá NPL Vitamin và giảm đau tăng trung bình 20%. Cuối năm 2010, 2 DN sản xuất Vitamin NPL lớn của Trung Quốc đóng cửa dẫn tới giá NPL Vitamin tăng mạnh vào quý 4/2010. Tình hình đại dịch cúm H1N1 đang quay trở lại, bão tuyết tháng 11 và 12 làm trì trệ khả năng vận chuyển tại Trung Quốc, khan hiếm nguyên liệu thô cũng khiến giá NPL từ Trung Quốc tăng cao (40% NPL dược nhập từ Trung Quốc).  Năng lực dư thừa và các rào cản ra khỏi ngành Hiện nay Chính phủ đã vạch ra lộ trình cụ thể cho các thực thể công nghiệp dược bao gồm nhà sản xuất, nhà phân phối thuốc tham gia các tiêu chuẩn quốc tế về dược, cuối 2009 mọi DN sản xuất phải đạt tiêu chuẩn GMP- WHO, đồng thời khuyến khích DN thực hiện tiêu chuẩn còn lại gồm bảo quản (GSP), tồn trữ (GLP), lưu thông - phân phối (GDP), tiêu chuẩn nhà thuốc tốt (GPP). Để đáp ứng tiêu chuẩn GMP-WHO mỗi nhà máy phải đầu tư tối thiểu khoảng 30 tỷ VNĐ. Đây là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp dược, những doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn này sẽ phải rời khỏi ngành. Mức đầu tư lớn là nguyên nhân chính khiến cho hiện nay trong hơn 180 nhà máy sản xuất dược chỉ có khoảng 98 nhà máy đạt tiêu chuẩn này. Mối đe dọa từ người mới gia nhập Mối đe dọa của việc các hãng mới sẽ gia nhập vào ngành sẽ ràng buộc việc định giá của các hãng dược hiện tại. Các rào cản gia nhập trong ngành dược: Tính kinh tế nhờ quy mô: trong ngành dược, tính kinh tế nhờ quy mô phát sinh từ việc có các khoản đầu tư lớn cho nghiên cứu và triển khai. Do vậy, 12
  13. các doanh nghiệp mới gia nhập sẽ gặp rào cản lớn về chi phí so với các hãng hiện tại. Các rào cản pháp lý: Theo quyết định 27 của Bộ Y tế, kể từ ngày 1/7/2008, những doanh nghiệp sản xuất không đạt GMP (tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt) theo khuyến cáo của WHO sẽ bị ngưng sản xuất, và chuyển sang gia công cho những doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn. Sức đàm phán của người mua và người bán Sự nhạy cảm với giá Ngành Dược chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước về giá bán. Năm 2010, tỉ lệ tăng của giá thuốc (3,44%) thấp hơn hẳn so với tỷ lệ tăng của CPI do Bộ Y tế siết chặt hơn các quy chế quản lý giá thuốc. 13
  14. Với đặc điểm là một ngành chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào, phải nhập khẩu tới hơn 90%, biến động giá nguyên vật liệu cũng là một trở ngại. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các DN dược. Đáng chú ý nhất là chính sách quản lý giá của chính phủ. Các DN dược phải đăng ký giá bán thuốc với Cục Quản lý dược dựa trên chi phí sản xuất từng năm. Nếu có biến động mạnh về giá nguyên liệu thì có thể đề nghị điều chỉnh giá thuốc và phải chờ được chấp thuận. Năm 2008, giá dược liệu biến động mạnh, nhiều DN buộc phải tăng giá thuốc vượt mức đăng ký. Hiện nay, trên 90% nguyên liệu sản xuất tân dược nhập, nên DN dược phải chịu những rủi ro đặc thù như biến động tỷ giá, giá nguyên liệu DN dược phẩm phân phối qua các kênh chính là hệ thống bệnh viện, cơ sở điều trị và kênh bán lẻ. Chi phí thực bán hàng và marketing của các DN luôn duy trì ở mức cao, chiếm khoảng 30% giá thành. tăng cao chi phí trong sản xuất. 2.2. Phân tích chiến lược của OPC 2.2.1. Chiến lược cạnh tranh Dựa vào những tuyên bố trong bản báo cáo thường niên năm 2010, báo cáo tài chính 2010 và thực tế kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm OPC ta có thể thấy chiến lược cạnh tranh chính của công ty là chiến lực khác biệt 14
  15. hóa sản phẩm, đầu tư nhiều vào dây chuyền công nghệ, công tác nghiên cứu sản phẩm mới, chất lượng sản xuất. Bên cạnh đó, công ty cũng tập trung quan tâm đến việc giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm. Cụ thể:  Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Nghiên cứu phát triển là một trong những mũi nhọn của OPC. Công ty lập Phòng Nghiên cứu phát triển để thực thi nhiệm vụ chiến lược trong lĩnh vực đầu tư và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm OPC nghiên cứu khoảng 10 sản phẩm mới và đưa vào sản xuất khoảng 5 sản phẩm. Có 30 sản phẩm đã được tiến hành thử nghiệm lâm sàng tại các bệnh viện trong và ngoài nước, viện Y dược học dân tộc, Trung tâm nghiên cứu lâm sàng, Trung tâm nghiên cứu Y dược học cổ truyền, v.v để khẳng định hiệu quả điều trị và độ an toàn cao cho người sử dụng Công ty đang thực hiện nghiên cứu, phát triển dạng bào chế mới là thuốc phiến (thuốc thang). Hiện nay, các loại thuốc phiến trên thị trường chưa được kiểm soát, chủ yếu là các sản phẩm trôi nổi từ nước ngoài (Trung Quốc, ) hoặc các thầy lang trong nước. Tuy nhiên, cùng với kế hoạch tiêu chuẩn hóa các sản phẩm thuốc phiến của Bộ y tế, các sản phẩm trôi nổi sẽ bị kiểm soát chặt chẽ và khó có thể thâm nhập vào các trung tâm khám chữa bệnh, bệnh viện y học cổ truyền. Hiện Công ty đang trình Bộ Y tế xem xét để tiến hành tiêu chuẩn hóa thuốc phiến, như vậy Công ty là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chế biến và sản xuất sản phẩm này. Ý tưởng về sản phẩm: Trước những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc tân dược, con người có xu hướng quay về với thiên nhiên. Do đó, công ty tập trung phát triển các sản phẩm của mình trên cơ sở các nguồn dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên.  Sự ổn định của các nguồn cung ứng nguyên vật liệu 15
  16. Trong tình hình biến động giá cả toàn thế giới, các chi phí nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng cùng với sự quản lý chặt chẽ của Bộ Y Tế trong những năm gần đây với xu hướng bình ổn giá thuốc sẽ làm cho giá thành cao mà giá bán không thay đổi cũng gây nhiều bất lợi cho các công ty dược. Tuy nhiên, OPC đã chủ động được trong nguồn nguyên liệu đầu vào: Đối với nguyên liệu trong nước, công ty kí hợp đồng thu mua thời vụ, hỗ trợ vốn đầu tư nuôi trồng cho nông dân, hướng dẫn chuyển giao công nghệ chế biến tại chỗ, bao tiêu sản phẩm với các đối tác truyền thống, nhà trồng trọt, nhà cung ứng dược liệu có uy tín. Đặc biệt, dự án xưởng chiết xuất dược liệu tại Bắc Giang đã đi vào hoạt động, đem lại hiệu quả lớn, cung cấp ổn định các loại cao dược liệu chính đang sử dụng tại công ty như cao Kim Tiền Thảo, cao Ích Mẫu. Nhờ các biện pháp nói trên, nguồn dược liệu đầu vào không những đáp ứng đầy đủ, kịp thời về số lượng mà còn ổn định về chất lượng và ít bị ảnh hưởng bởi biến động của thị trường. Đối với nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài, tuy nguồn nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí đầu vào nhưng công ty vẫn chọn các nhà cung ứng nổi tiếng có uy tín là đối tác truyền thống và luôn duy trì cơ số tồn kho an toàn để hoàn toàn chủ động cho kế hoạch sản xuất và đón nhận sự biến động giá cả cũng như tình hình chung về nguồn nguyên liệu trên thế giới.  Chi phí sản xuất Giá thành sản phẩm của OPC cao hơn so với các cơ sở sản xuất thuốc nhỏ lẻ do được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn chất lượng GMP, GLP, GSP. Tuy nhiên giá thành sản phẩm của OPC được xây dựng hợp lý so với chất lượng, hiệu quả sự dụng và phù hợp với thu nhập, chi tiêu của người tiêu dùng vẫn đảm bảo khả năng cạnh tranh. Thực tế cho thấy giá vốn hàng bán được cải thiện do công ty đầu tư thêm dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất. Chi phí bán hàng trong năm vừa qua tiếp tục tăng về giá trị và tỷ trọng do công ty đang đẩy mạnh 16
  17. việc thực hiện và phát triển, mở rộng các chi nhánh, hệ thống bán hàng trên cả nước. Trình độ công nghệ Công ty cổ phần dược phẩm OPC là đơn vị sản xuất thuốc đông dược đầu tiên đạt các chứng chỉ về chất lượng như GMP, GSP, GLP, ISO 9001-2000 và cũng là doanh nghiệp đầu tiên trong nước có công nghệ chiết xuất dược liệu hiện đại. Hiện nay công ty đã có 6 hệ thống chiết xuất đa năng, 2 hệ thống cô màng mỏng hoạt động 24/24 giờ, thiết bị tiệt trùng với công suất 200kg/giờ và 1 hệ thống sấy rung với công suất 150-200kg/giờ với công nghệ tiên tiến hàng đầu Việt Nam. 2.2.2. Phân tích chiến lược công ty của OPC Công ty hoạt động đơn ngành dược tuy nhiên có đầu tư sang một số lĩnh vực khác như nhà nghỉ, khách sạn, xuất khẩu cao su  Tìm kiếm và hợp tác sản xuất kinh doanh dược phẩm và các lĩnh vực khác Theo bà Lê Thị Năm, người công bố thông tin của CTCP OPC: Công ty đang cùng với đối tác là HTX Tân Mỹ Bắc Giang xúc tiến thành lập CTCP Dược phẩm dược liệu OPC - Bắc Giang, với vốn điều lệ 15 tỷ đồng, trong đó OPC góp 40%. Khi DN này đi vào hoạt động đảm bảo đáp ứng đủ nguyên liệu cho sản xuất các dược phẩm chính của công ty. Ngoài góp vốn, OPC trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật trồng dược liệu, nhất là các loại dược liệu "sạch" cho nông dân là hội viên của HTX Tân Mỹ, bao tiêu toàn bộ sản phẩm ( TheoVneconomy.vn ) OPC sẽ liên kết nuôi trồng, chiết xuất và chế biến dược liệu tại Bắc Giang, một tỉnh phía Bắc có điều kiện tự nhiên và truyền thống lâu đời về nuôi trồng dược liệu quý tạo nên một sự đầu tư khép kín. Trong tương lai, công ty 17
  18. có thể ổn định và tự đáp ứng được nguồn nguyên liệu của mình, đặc biệt là các nguồn dược liệu sạch và có chất lượng cao.  Tiếp tục sắp xếp lại cơ cấu sản phẩm, tăng sản lượng những mặt hàng trọng điểm, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước lân cận và châu Phi. OPC đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu và đưa ra thị trường kịp thời dòng sản phẩm mới có tính đột phá, phát triển theo chiều sâu, chú trọng nghiên cứu tiêu chuẩn hóa các tác dụng dược lí sinh khả dụng, tương đương sinh học, nghiên cứu tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng để nâng tầm giá trị của dược liệu cũng như các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược.Chiến lược này đảm bảo cho OPC luôn cập nhật và đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của thị trường cũng như thích ứng với sự thay đổi của thị trường dược vốn đòi hỏi khắt khe về mặt tiêu chuẩn chất lượng. Từ đó tạo bước đệm vững chắc để tạo những bước đi quan trọng trong chiến lược và kế hoạch phát triển dài hạn cho công ty.  Chiến lược quảng bá thương hiệu Thương hiệu cũng là một trong những nhân tố có tầm ảnh hưởng lớn và quyết định một phần đến hoạt động của công ty.Là một công ty có vị trí nhất định trong ngành dược hiện nay, OPC thường có các hoạt động tích cực nhằm quảng bá thương hiệu và giới thiệu hình ảnh của công ty ra công chúng. OPC là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên trong Tổng Công ty Dược Việt Nam thành lập phòng Marketing vào năm 1988 và thực hiện các hoạt động: quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, dịch vụ tư vấn Nhận thức được vai trò quan trọng của Marketing trong sự thành công doanh nghiệp, OPC đã tập trung nguồn lực để thực hiện chiến lược “Marketing mix” một cách toàn diện nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong từng giai đoạn phát triển, trong đó có chiến lược quảng bá thương hiệu. Các hoạt động tiêu biểu bao gồm: 18
  19. - Tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế, chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao; chương trình cám ơn, tri ân khách hàng - Tài trợ cho các hoạt động xã hội như: Câu lạc bộ người cao tuổi, xây nhà tình thương, nhà tình nghĩa, quyên góp từ thiện, bảo trợ gia đình thương binh liệt sĩ, cấp phát thuốc phục vụ người nghèo, xây phòng khám bệnh v.v PHẦN III ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÔNG QUA BÁO CÁO KQHĐKD 3.1. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh dạng so sánh ngang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 5 năm gần đây (đv: tr.đ) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh thu BH & CCDV 156.247 180.142 219.019 372.705 354.995 Các khoản giảm trừ doanh thu 1.103 720 479 1.242 224 Doanh thu thuần về BH & CCDV 155.144 179.422 218.540 371.463 354.771 Giá vốn hàng bán 88.500 93.101 125.721 235.208 197.827 Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 66.644 86.320 92.819 136.255 156.944 Doanh thu hoạt động tài chính 216 4.227 6.745 5.946 6.369 Chi phí tài chính 2.386 1.659 7.639 -7.115 825 Trong đó: chi phí lãi vay 2.386 1.631 417 85 755 Chi phí bán hàng 24.169 38.833 42.155 62.632 67.854 Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.278 12.682 15.953 22.403 28.480 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30.028 37.373 33.816 64.280 66.155 Thu nhập khác 62 338 669 567 401 Chi phí khác 8 2 1.831 770 Lợi nhuận khác 62 330 668 -1.263 -369 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 30.090 37.703 34.484 63.016 65.786 Chi phí thuế TNDN hiện hành 3.027 3.826 3.229 13.624 15.238 Chi phí thuế TNDN hoãn lại -3 3 27 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (*) 27.063 33.881 31.251 49.393 50.522 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,006766 0,005622 0,003785 0,005958 0,006121 19
  20. Bảng 3.2: Báo cáo khuynh hướng kết quả kinh doanh Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 DTT BH & CCDV 100 116 141 239 229 Giá vốn hàng bán 100 105 142 266 224 Lợi nhuận gộp BH & CCDV 100 130 139 204 235 Doanh thu hoạt động tài chính 100 1.957 3.123 2.753 2.949 Chi phí tài chính 100 70 320 -298 35 Chi phí bán hàng 100 161 174 259 281 Chi phí quản lý doanh nghiệp 100 123 155 218 277 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 100 124 113 214 220 Bảng 3.3: So sánh kết quả kinh doanh năm 2009 và 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu 2009 2010 tr.đ ± % 1. Doanh thu BH & CCDV 372.705 354.995 -17.710 -4,75 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1.242 224 -1.018 -81,96 3. Doanh thu thuần BH & CCDV 371.463 354.771 -16.692 -4,49 4. Giá vốn hàng bán 235.208 197.827 -37.381 -15,89 5. Lợi nhuận gộp BH & CCDV 136.255 156.944 20.689 15,18 6. Doanh thu hoạt động tài chính 5.946 6.369 423 7,11 7. Chi phí tài chính -7.115 825 7.940 Trong đó chi phí lãi vay 85 755 670 788,24 8. Chi phí bán hàng 62.632 67.854 5.222 8,34 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22.403 28.480 6.077 27,13 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 64.280 66.155 1.875 2,92 11. Thu nhập khác 567 401 -166 -29,28 12. Chi phí khác 1.831 770 -1.061 -57,95 13. Lợi nhuận khác -1.263 -369 894 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 63.016 65.786 2.770 4,40 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 13.624 15.238 1.614 11,85 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 27 27 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 49.393 50.522 1.129 2,29 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,005958 0,006121 0,000163 2,74 20
  21. Theo bảng 3.2, từ 2006 đến 2010 nhìn chung doanh thu thuần BH &CCDV tăng khá đều, năm 2010 có mức giảm chút ít, chúng ta sẽ làm rõ điều này ở phần sau. Đặc biệt, năm 2009, doanh thu thuần BH & CCDV tăng rất mạnh. Doanh thu năm 2010 duy trì ở mức gần bằng năm 2009 trong khi các khoản giảm trừ doanh thu giảm rất mạnh từ 1.242 triệu xuống còn 224 triệu cho thấy chất lượng sản phẩm, việc quản lý khâu tiêu thụ của doanh nghiệp được nâng lên rất nhiều. Giá vốn hàng bán cũng tăng đều trong các năm. Năm 2009, giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn doanh thu thuần nhưng sang năm 2010, giá vốn hàng bán có mức giảm mạnh hơn doanh thu có thể là do doanh nghiệp quản lý sản xuất tốt hơn, điều này sẽ được làm rõ trong phần sau. Từ 2006 đến 2010, lợi nhuận gộp đều có mức tăng đáng kể theo các năm, đặc biệt năm 2009, lợi nhuận gộp tăng 46% so với năm 2008. Năm 2010, vì mức giảm của doanh thu thuần nhỏ hơn mức giảm của giá vốn hàng bán nên lợi nhuận gộp vẫn tăng. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ thể hiện xu hướng thay đổi của doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ dưới đây: Biểu đồ 2: Xu hướng thay đổi DTT, GVHB và LNG qua 5 năm Cũng theo bảng 3.2, ta có thể thấy doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp tăng rất mạnh từ 2006 đến 2007 và từ 2007 đến 2008 do sự phát 21
  22. triển của thị trường tài chính trong nước, sau đó giảm nhẹ ổn định trong các năm 2009 và 2010 do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu mà Việt Nam là một bộ phận trong đó. Chi phí tài chính nhìn chung tương đối ổn định và rất nhỏ so với doanh thu hoạt động tài chính. Điểm đặc biệt ở đây là chi phí tài chính năm 2009 nhỏ hơn không. Điều này là do doanh nghiệp hoàn nhập dự phòng các khoản đầu tư tài chính đã trích lập năm 2008 khi khủng hoảng tài chính nổ ra. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có mức tăng lớn hơn mức tăng của doanh thu thuần có thể do doanh nghiệp quản lý các loại chi phí này chưa hiệu quả đặc biệt năm 2010, doanh thu thuần giảm trong khi hai loại chi phí này lại tăng. 3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh dạng so sánh dọc Qua bảng 3.2, chúng ta có thể thấy được tốc độ tăng doanh thu thuần, giá vốn, lãi gộp của công ty qua các năm. Chúng ta sẽ tiếp tục xem xét báo cáo kết quả HDKD dạng so sánh dọc, mà ở đó các số liệu báo cáo được để ở dạng % so với doanh thu thuần, từ đó mà có cơ sở để so sánh hiệu quả hoạt động các công ty qua các năm. Bảng 3.4: Báo cáo kết quả kinh doanh đồng quy mô Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh thu thuần BH & CCDV 100 100 100 100 100 Giá vốn hàng bán 57,04 51,89 57,53 63,32 55,76 Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 42,96 48,11 42,47 36,68 44,24 Chi phí bán hàng 15,58 21,64 19,29 16,86 19,13 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,62 7,07 7,30 6,03 8,03 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 19,35 20,83 15,47 17,30 18,65 Biểu đồ 3: Tỷ trọng một số chỉ tiêu so với doanh thu thuần 22
  23. 100 90 80 Doanh thu thuần BH & CCDV 70 Giá vốn hàng bán 60 50 Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 40 Chi phí bán hàng 30 Chi phí quản lý doanh nghiệp 20 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 10 0 2006 2007 2008 2009 2010 Nhìn chung, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp trong 5 năm khá ổn định. Trong đó cần chú ý là năm 2007 và 2009. Năm 2009, cứ mỗi đồng doanh thu thuần có được, công ty phải chi ra 63,32 đồng giá vốn nhưng đến năm 2010 còn còn phải chi ra 55,76 đồng, giảm 7,56 đồng chứng tỏ doanh nghiệp quản lý loại chi phí này hiệu quả hơn. Chi phí bán hàng được duy trì ở mức khá ổn định, khoảng gần 20% so với doanh thu thuần. Đây là mức chi phí phù hợp với một doanh nghiệp trong lĩnh vực dược phẩm, cần chi nhiều cho quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu trong bối cảnh tăng trưởng doanh thu và cạnh tranh cao trong ngành. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng ở mức khá ổn định từ 6-8% doanh thu thuần nhưng có xu hướng tăng. Điều này phản ánh vai trò ngày càng quan trọng của đội ngũ nhân viên quản lý và chuyên gia kỹ thuật. Mức tăng này là hợp lý trong bối cảnh công ty mong muốn nâng cao quản lý chất lượng sản phẩm, nâng cao mức lương cho người lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần chú ý hơn đến việc quản lý loại chi phí này do tỷ lệ loại chi phí này của doanh nghiệp cao hơn hẳn các doanh nghiệp khác trong ngành theo biểu đồ dưới đây. Do những tiến bộ trong việc kiểm soát chi phí mà tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận thuần có mức tăng đáng kể từ năm 2009 đến năm 2010. So với các công ty khác trong ngành, đặc biệt là so với TRA, công ty cũng sản 23
  24. xuất đông dược thì tỷ suất lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần của OPC rất ấn tượng. So với các doanh nghiệp khác trong ngành năm 2010, tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của OPC rất tốt, chỉ kém DHG. Đặc biệt, TRA cũng là một công ty đông dược như OPC nhưng tỷ lệ này gần 70% trong khi OPC chỉ có gần 56%. Điều này góp phần làm cho tỷ suất lợi nhuận thuần doanh thu của OPC cao thứ 2 trong số 5 công ty. Bảng 3.5: So sánh KQKD so với DTT 5 công ty dược năm 2010 Chỉ tiêu DHG DCL TRA IMP OPC Doanh thu thuần BH & CCDV 100 100 100 100 100 Giá vốn hàng bán 49,94 79,22 69,33 57,74 55,76 Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 50,06 20,78 30,67 46,19 44,24 Chi phí bán hàng 23,77 4,40 13,74 28,83 19,13 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,63 3,15 5,47 4,64 8,03 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 21,48 8,46 4,48 13,00 18,65 Biểu đồ 4: So sánh KQKD so với DTT 5 công ty dược năm 2010 100 90 80 Doanh thu thuần BH & CCDV 70 Giá vốn hàng bán 60 50 Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 40 Chi phí bán hàng 30 Chi phí quản lý doanh nghiệp 20 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 10 0 DHG DCL TRA IMP OPC 3.3. Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận 24
  25. Năm 2008, công ty đã mở rộng hoạt động xuất khẩu cao su để gia tăng thêm doanh thu và lợi nhuận. Đối với sản phẩm chính là dược phẩm, năm 2009 doanh thu sau khi tăng trưởng đột phá so với 2008 với tỷ lệ 130,61%, năm 2010 tiếp tục tăng trưởng tốt với tỷ lệ 118,41%. Lợi nhuận trước thuế của sản phẩm chính cũng tăng ấn tượng và liên tục: 149,72% (2009/2008) và 118,94% (2010/2009) trong bối cảnh tình hình kinh tế có nhiều biến động như lạm phát, nguồn cung nguyên liệu chịu ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai và công ty phải chủ động sản xuất dự trữ để chuẩn bị di dời nhà máy đến Bình Dương tháng 2/2011. Biểu đồ 5: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010 của OPC Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2010 43,26% 39,06% 38% 23,59% 18,04% Tổng doanh thu Doanh thu sản LNTT LNTT sản phẩm LNST phẩm chính chính Nguồn: Báo cáo HĐQT công ty OPC 3.3.1. Phân tích doanh thu Bảng 3.6: Các khoản thu nhập 5 năm của OPC Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 DTT BH & CCDV 155.144 179.422 218.540 371.463 354.995 Doanh thu HĐTC 216 4.227 6.745 5.946 6.369 Thu nhập khác 62 338 669 567 401 Tổng 155.422 183.987 225.954 377.976 361.765 25
  26. Bảng 3.7: Tỷ trọng các khoản thu nhập trong 5 năm của OPC Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 DTT BH & CCDV 99,82 97,52 96,72 98,28 98,13 Doanh thu HĐTC 0,14 2,30 2,99 1,57 1,76 Thu nhập khác 0,04 0,18 0,30 0,15 0,11 Tổng 100 100 100 100 100 Bảng 3.8: So sánh các khoản thu nhập năm 2009 và 2010 Chênh lệch Tỷ trọng Chỉ tiêu 2009 2010 tr.đ % 2009 2010 DTT BH & CCDV 371.463 354.995 -16.468 -4,43 98,28 98,13 DT HĐTC 5.946 6.369 423 7,11 1,57 1,76 Thu nhập khác 567 401 -166 -29,28 0,15 0,11 Tổng cộng 377.976 361.765 -16.211 -4,29 100 100 Nhìn chung, từ 2006 đến 2010, các khoản thu nhập của doanh nghiệp có mức tăng đều, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng gần 100%. Điều đó đảm bảo rằng thu nhập của OPC được hình thành từ những hoạt động cơ bản, hoạt động kinh doanh sản xuất chính và thể hiện tiềm lực nội tại của doanh nghiệp Bên cạnh đó, năm 2010, các khoản giảm trừ doanh thu giảm mạnh so với năm 2009 đến 82% chứng tỏ chất lượng sản phẩm rất đảm bảo. Doanh thu HĐTC có mức tăng lớn về số tuyệt đối nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng thu nhập. Thu nhập khác không đáng kể, khoảng từ 0,14% -2,99% tổng thu nhập. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vai trò của hoạt động tài chính gia tăng do sự phát triển của các thị trường tài chính, đặc biệt là năm 2007, 2008 khi thị trường tài chính phát triển khá mạnh, đặc biệt là thị trường chứng khoán thì doanh thu hoạt động tài chính chiếm 2,99%. Sau đó 26
  27. doanh thu hoạt động tài chính giảm vào năm 2009, 2010 khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng tới Việt Nam Doanh thu thuần giảm đi kèm với tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lần lượt từ 36,56% lên 44,67% và từ 17,25% lên 18,36% chứng tỏ công ty quản trị có hiệu quả khi các chi phí được kiểm soát tốt và thay đổi một tỷ lệ hợp lý so với doanh thu. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 65 tỷ đồng, tăng 4,04% so với 2009, vượt 13 tỷ đồng so với kế hoạch (52 tỷ đồng) Ngoài ra đóng góp vào các khoản thu nhập của doanh nghiệp còn có khoản thu nhập khác, tuy nhiên nó chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp, khoảng từ 0,04% -0,3% Biểu đồ 6: Tỷ trọng các khoản thu nhập trong 5 năm của OPC 100% 90% 80% 70% 60% Thu nhập khác 50% Doanh thu HĐTC 40% DTT BH & CCDV 30% 20% 10% 0% 2006 2007 2008 2009 2010 Bảng 3.9: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh 2010 27
  28. Xét trong 2 năm 2009 và 2010: Doanh thu năm 2010 giảm nhẹ gần 5% so với năm 2009 nhưng vẫn đạt 122,41% so với kế hoạch. Trong đó, doanh thu sản phẩm chính vẫn có mức tăng là 18,41%. Điều này cho thấy sự sụt giảm doanh thu đến từ sự giảm của doanh thu xuất khẩu cao su và hoạt động khác không phải là hoạt động chính của doanh nghiệp. Việc xuất khẩu cao su giảm là do ba nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới là Thái Lan, Indonesia và Malaysia, mặc dù đã không có một thỏa thuận chính thức nào về việc dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu nhưng cả ba nước đã đều dừng chương trình hạn chế xuất khẩu cao su kể từ Quý II năm 2009, sau khi cao su tăng giá mạnh trong thời gian gần đây đồng thời Trung Quốc tăng gấp đôi nhu cầu mua cao su từ thị trường nội địa.  Ảnh hưởng của giá cả đến doanh thu sản phẩm chính (không tính doanh thu xuất khẩu cao su và các hoạt động khác): Theo bảng 3.9, doanh thu sản phẩm chính năm 2009 và 2010 lần lượt là 259.358 triệu đồng và 307.103 triệu đồng. ID = Iqt X Ig = X Theo số liệu do tổng cục thông kê, chỉ số giá nhóm ngành thuốc và thiết bị y tế năm 2010 so với năm 2009 tăng 3,44% tức Ig = 1,0344 28
  29. ID = = 1,1841 Do đó Iqt = hay sản lượng tiêu thụ sản phẩm chính tăng 14,47% Như vậy doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính tăng 14,47% nếu bỏ qua ảnh hưởng của giá. Đây là mức tăng trưởng tốt trong khi tốc độ tăng doanh thu của ngành chỉ khoảng 10%. Doanh thu theo sản phẩm Nhóm sản phẩm truyền thống có mức doanh thu cao sau khi tăng trưởng ấn tượng trong năm 2009 vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2010 với tốc độ tăng bình quân đạt 133,5%. Sự tăng trưởng của dòng sản phẩm chính khá tốt và bền vững, đạt 118,41% về doanh thu và 118,94% về lợi nhuận trước thuế (theo báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh 2010 của công ty) Tăng trưởng doanh thu Tăng trưởng doanh thu Sản phẩm 2009/2008 (%) 2010/2009 (%) Cồn xoa bóp 211,15 Bổ thận âm 125,47 135,28 Fengshi 167,94 132,23 Mimosa 197,21 121,72 Dầu nóng mặt trời 133,90 121,48 Kim tiền thảo 139,36 121,16 Dầu khuynh diệp 130,00 120,68 Cao ích mẫu 142,73 118,82 (Theo báo cáo thường niên công ty OPC 2009 và 2010)  Doanh thu theo khu vực địa lý Theo báo cáo thường niên năm 2010, việc mở rộng mạng lưới phân phối trên địa bàn cả nước tiếp tục phát huy hiệu quả, nổi bật nhất là sự tăng trưởng 29
  30. của các chi nhánh Cần Thơ, Hà Nội, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ. Các chính sách khuyến mãi, quảng cáo, chương trình sản phẩm mục tiêu, Nhà thuốc mẫu đã phối hợp đồng bộ vừa đảm bảo kế hoạch chi phí, vừa mang tính hiệu quả cao và phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu, từng phân khúc thị trường. 3.3.2. Phân tích chi phí  Giá vốn hàng bán Biểu đồ 7: Tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần qua các năm Giá vốn hàng bán 63,32 57,04 55,76 57,53 51,89 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ lệ giá vốn hàng bán khá ổn định trong 5 năm ở mức khoảng khoảng từ 51,89% đến 63,32% doanh thu thuần. Điều đáng chú ý là nguyên liệu đầu vào của các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là nhập khẩu nên chịu ảnh hưởng trực tiếp khi Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2007, tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần thấp hơn các năm khác là do sự giảm xuống của giá vốn hàng bán vật tư, nguyên liệu trong khi giá vốn hàng bán của thành phẩm đã bán hầu như không có sự thay đổi. Năm 2009, tỷ lệ này lại cao hơn hẳn ác năm khác vẫn với lý do đến từ sự thay đổi chủ yếu của giá vốn hàng bán vật tư, nguyên liệu từ 21 tỷ lên 103 tỷ, năm 2010, khoản mục này giảm còn 43 tỷ làm 30
  31. cho tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần trở lại mức bình thường. Khoản mục giá vốn hàng bán của thành phẩm đã bán có sự tăng lên qua các năm cùng với sự tăng lên của doanh thu bán thành phẩm, tuy nhiên mức tăng luôn chậm hơn so với doanh thu. Đặc biệt, năm 2007, doanh thu bán thành phẩm tăng 23,6 tỷ nhưng giá vốn hàng bán thành phẩm chỉ tăng có 3,7 tỷ; năm 2009 và 2010, doanh thu bán thành phẩm tăng lần lượt 61,2 tỷ và 47,7 tỷ nhưng giá vốn hàng bán thành phẩm chỉ tăng 27,2 tỷ và 20,6 tỷ. Năm 2007 là năm có nhiều biến động về giá cả, hầu hết các nguyên vật liệu đều tăng giá mạnh làm tăng giá thành, giảm đi tính cạnh tranh của sản phẩm. Năm 2008, tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, vừa lạm phát rồi giảm phát; thị trường kinh doanh nhiều biến động, hầu hết nguyên vật liệu, bao bì, nhiên liệu tăng giá, hàng nhập khẩu nhiều lúc bị gián đoạn, nguồn hàng nội địa khan hiếm, nhu cầu tiêu dùng giảm rõ rệt. Năm 2009-2010, tình hình kinh tế thế giới và trong nước đang trên đà phục hồi dần, hoạt động sản xuất kinh doanh khả quan hơn, đặc biệt năm 2010, doanh thu và lợi nhuận sản phẩm chính cao nhất từ trước đến nay. Doanh nghiệp chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho là phương pháp bình quân gia quyền, điều này làm cho giá vốn hàng bán ít biến động mạnh nếu có sự tăng lên hay giảm đi của giá cả đầu vào. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng là chủ yếu nhưng cũng có một số máy móc thiết bị, phương tiện vận tải được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao nhanh theo mức quy định năm 2010. Nếu khấu hao theo phương pháp đường thẳng thì chi phí khấu hao đều bằng nhau giữa các năm còn theo phương pháp khấu hao nhanh thì chi phí khấu hao thay đổi giữa các năm, từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và giá vốn hàng bán. Do doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng là chủ yếu nên giá vốn hàng bán ít bị biến động bởi khoản mục này.  Chi phí tài chính 31
  32. Chi phí tài chính của doanh nghiệp nhìn chung ở mức khá thấp do doanh nghiệp có mức tự chủ về tài chính cao. Những năm mà chi phí tài chính đáng chú ý là 2008, 2009 và 2010. Năm 2008, chi phí tài chính tăng đột biến do doanh nghiệp trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính với mức 7.200 triệu đồng. Sang năm 2009, chi phí tài chính nhỏ hơn 0 là do doanh nghiệp hoàn nhập dự phòng khoản trích lập ở trên. Năm 2010, chi phí tài chính rất thấp, ở mức 825 triệu đồng, trong đó chi phí lãi tiền vay là 755 tỷ và lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện là 69 tỷ. Khoản lãi vay trung và dài hạn để xây dựng nhà máy mới ở Bình Dương đều được vốn hóa theo quy định và không tính vào chi phí tài chính.  Chi phí bán hàng: Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí bán hàng của doanh nghiệp từ năm 2006 -2010 có xu hướng tăng chiếm khoảng 15,58% - 21,64% so với doanh thu thuần. Đặc biệt trong năm 2007 chi phí bán hàng tăng lên mức 21,64 %, tốc độ tăng của chi phí bán hàng từ năm 2006 – 2007 là 60,68%, năm 2008 -2009 là 48,58% lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Nguyên nhân của việc tăng chi phí bán hàng trong năm 2006 – 2007 là doanh nghiệp mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí bán hàng vào năm 2008-2009 là do cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. So với năm 2009, chi phí bán hàng đã tăng 5.222 triệu đồng trong năm 2010 tức tăng 8,34%. Tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu thuần là 19,13% nghĩa là để có được 100 đồng DTT thì doanh nghiệp phải bỏ ra 19,13 đồng chi phí bán hàng, đây là mức trung bình khi so sánh với các doanh nghiệp khác theo bảng 3.5. So với năm 2009, chi phí bán hàng tăng là do doanh nghiệp đang mở rộng hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra nguyên nhân còn do những năm qua, tình trạng lạm phát làm giá cả dịch vụ tăng cao, vì vậy các khoản chi phí để thực hiện các chương trình khuyến mại, chi phí tiếp thị, quảng cáo, mở rộng thị trường, vận chuyển hàng hóa đều tăng. Tuy nhiên, cùng với sự tăng về chi phí bán hàng là sự tăng 32
  33. về sản lượng sản phẩm bán ra (sản phẩm chính) là việc bình thường, không thể khẳng định rằng chi phí tăng cao như vậy chứng tỏ doanh nghiệp đã không quản lí tốt chi phí được. Tuy nhiên, doanh thu xuất khẩu cao su lại giảm mạnh có thể thấy doanh nghiệp chưa có mức chi phí bán hàng hợp lý cho hoạt động này.  Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 cũng tăng so với năm 2009 (tăng 2% tỷ trọng so với doanh thu thuần). Mặc dù thấp hơn nhiều so với chi phí bán hàng nhưng đây là loại chi phí ít biến đổi so với sản lượng sản phẩm tiêu thụ, việc tăng tỷ trọng loại chi phí này trong khi tổng doanh thu thuần giảm là không hợp lý. Doanh nghiệp cần quản lý tốt hơn loại chi phí này. 3.3.3. Phân tích lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả cuối cùng trong HĐKD của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng số liệu từ năm 2006 -2010 ta thấy tuy doanh thu và chi phí có sự biến động theo chu kì nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng qua các năm. Sự biến động của lợi nhuận luôn gắn liền với sự biến động của doanh thu và chi phí. Năm 2010, tỷ trọng lợi nhuận gộp tăng lên mạnh là do tốc độ giảm doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ giảm của giá vốn hàng bán. Tỷ suất lợi nhuận thuần cũng tăng lên 1,35% thể hiện hoạt động của doanh nghiệp khá hiệu quả. Để có được cái nhìn toàn diện hơn, chúng ta sẽ cùng xem xét các tỷ số thể hiện khả năng sinh lời ở phần sau. PHẦN IV PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP THÔNG QUA BẢNG CĐKT 4.1. Phân tích khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn 33
  34. Bảng 4.1: Bảng cân đối kế toán 5 năm gần đây của OPC Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 89.528 180.440 161.432 288.906 232.967 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 11.638 40.730 15.809 78.555 29.047 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 45.000 49.044 III Các khoản phải thu ngắn hạn 42.147 50.025 29.793 115.712 59.858 IV Hàng tồn kho 34.431 420.830 63.392 90.066 128.151 V Tài sản ngắn hạn khác 1.311 2.602 3.394 4.574 15.911 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 37.101 62.024 95.177 96.445 168.043 II Tài sản cố định 27.326 37.756 78.162 72.280 142.530 1 Tài sản cố đinh hữu hình 24.926 35.107 65.463 58.663 54.164 3 Tài sản cố định vô hình 2.245 2.245 12.634 12.634 12.709 4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 155 404 66 983 75.657 IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 9.775 24.265 17.015 24.166 25.490 V Tài sản dài hạn khác 3 23 TỔNG TÀI SẢN 126.629 242.464 256.609 385.351 401.010 A. NỢ PHẢI TRẢ 50.888 20.139 18.381 115.358 106.853 I Nợ ngắn hạn 50.494 19.531 16.762 100.430 58.769 1 Vay và nợ ngắn hạn 37.011 800 800 5.000 6.072 2 Phải trả cho người bán 4.454 5.512 8.304 10.820 20.782 3 Người mua trả tiền trước 290 15 64.473 899 4 Thuế, khoản phải nộp Nhà nước 1.627 1.965 2.270 4.816 7.946 5 Phải trả người lao động 814 60 3.802 7.196 6 Chi phí phải trả 40 4.722 9 Khoản phải trả, phải nộp NH khác 6.298 11.178 6.188 11.479 1.286 Quỹ khen thưởng phúc lợi 9.866 II Nợ dài hạn 393 608 819 14.928 48.084 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 75.741 222.326 238.228 269.993 294.157 I Vốn chủ sở hữu 70.957 218.123 233.651 262.154 294.157 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 40.000 78.000 81.900 81.900 81.900 2 Thặng dư vốn cổ phần 109.563 109.413 109.413 109.413 6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 951 7 Quỹ đầu tư phát triển 15.902 14.793 22.122 43.421 64.310 8 Quỹ dự phòng tài chính 3.350 4.820 6.206 8.636 8.646 10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 11.704 10.946 14.009 17.832 29.887 II Nguồn kinh phí, quỹ khác 4.784 4.203 4.577 7.839 1 Quỹ khen thưởng phúc lợi 4.784 4.203 4.577 7.839 TỔNG NGUỒN VỐN 126.629 242.464 256.609 385.351 401.010 34
  35. Bảng 4.2: Bảng cân đối kế toán đồng quy mô 5 năm gần đây của OPC Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 70,7 74,4 62,9 75,0 58,1 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 9,2 16,8 6,2 20,4 7,2 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 18,6 19,1 - - III Các khoản phải thu ngắn hạn 33,3 20,6 11,6 30,0 14,9 IV Hàng tồn kho 27,2 173,6 24,7 23,4 32,0 V Tài sản ngắn hạn khác 1,0 1,1 1,3 1,2 4,0 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 29,3 25,6 37,1 25,0 41,9 II Tài sản cố định 21,6 15,6 30,5 18,8 35,5 1 Tài sản cố đinh hữu hình 19,7 14,5 25,5 15,2 13,5 3 Tài sản cố định vô hình 1,8 0,9 4,9 3,3 3,2 4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0,1 0,2 0,0 0,3 18,9 IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 7,7 10,0 6,6 6,3 6,4 V Tài sản dài hạn khác - 0,001 - - 0,01 TỔNG TÀI SẢN 100 100 100 100 100 A. NỢ PHẢI TRẢ 40,2 8,3 7,2 29,9 26,6 I Nợ ngắn hạn 39,9 8,1 6,5 26,1 14,7 1 Vay và nợ ngắn hạn 29,2 0,3 0,3 1,3 1,5 2 Phải trả cho người bán 3,5 2,3 3,2 2,8 5,2 3 Người mua trả tiền trước 0,2 0,006 16,7 0,2 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1,3 0,8 0,9 1,2 2,0 5 Phải trả người lao động 0,6 0,02 1,0 1,8 6 Chi phí phải trả 0,01 1,178 9 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 5,0 4,6 2,4 3,0 0,3 Quỹ khen thưởng phúc lợi 2,5 II Nợ dài hạn 0,3 0,3 0,3 3,9 12,0 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 59,8 91,7 92,8 70,1 73,4 I Vốn chủ sở hữu 56,0 90,0 91,1 68,0 73,4 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 31,6 32,2 31,9 21,3 20,4 2 Thặng dư vốn cổ phần 45,2 42,6 28,4 27,3 6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0,2 7 Quỹ đầu tư phát triển 12,6 6,1 8,6 11,3 16,0 8 Quỹ dự phòng tài chính 2,6 2,0 2,4 2,2 2,2 10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 9,2 4,5 5,5 4,6 7,5 II Nguồn kinh phí, quỹ khác 3,8 1,7 1,8 2,0 Quỹ khen thưởng phúc lợi 3,8 1,7 1,8 2,0 TỔNG NGUỒN VỐN 100 100 100 100 100 35
  36. 4.1.1 So sánh cơ cấu tài sản, nguồn vốn của OPC theo thời gian  Về tài sản Bảng 4.1 cho ta thấy quy mô tài sản của doanh nghiệp liên tục tăng lên theo từng năm, từ năm 2006 đến năm 2010, Tổng tài sản của doanh nghiệp tăng từ 126,629 tỷ lên 401,010 tỷ (tăng 3,17 lần). Sự tăng lên này thể hiện ở cả sự tăng lên của giá trị tài sản ngắn hạn cũng như tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn trong từng năm từ 2006 đến 2010 có sự tăng giảm nhất định nhưng nhìn chung có xu hướng tăng lên về giá trị tuy nhiên xét về cơ cấu tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm xuống, điều này là do sự tăng lên của tổng tài sản do cả sự tăng lên của tài sản ngắn hạn cũng như dài hạn tuy nhiên sự tăng lên của tài sản dài hạn lớn hơn so với sự tăng lên của tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn tăng lên chủ yếu do sự tăng lên của giá trị hàng tồn kho lớn hơn mức giảm của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền. Tiền và tương đương tiền năm 2007 và 2009 có tỷ trọng lớn hơn so với các năm khác. Mức tăng của giá trị và tỷ trọng hàng tồn kho do một phần việc từ tháng 10/2010, công ty tiến hành sản xuất dự trữ chuẩn bị cho việc di dời nhà máy về Bình Dương. Năm 2007, giá trị và tỷ trọng hàng tồn kho rất lớn. Khoản mục tiền và tương đương tiền thay đổi bất thường. Năm 2009, khoản mục này đặc biệt cao là do công ty nhận được tiền vay dài hạn để thực hiện dự án đầu tư nhà máy mới đang triển khai. Tài sản ngắn hạn khác có xu hướng tăng đều, năm 2010 có mức tăng đột biến về giá trị cũng như tỷ trọng. Tài sản dài hạn có chiều hướng tăng lên qua các năm. Việc tăng tài sản dài hạn chủ yếu là do tăng tài sản cố định (cả tài sản cố định hữu hình, vô hình và chi phí xây dựng cơ bản dở dang). Trong đó đặc biệt năm 2010 có khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng tỷ trọng rõ rệt gần 20% và tăng giá trị từ 983 triệu lên 75.657 triệu do công ty đang có công trình xây dựng nhà máy ở Bình Dương và Bắc Giang. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn cũng có mức tăng đáng kể. 36
  37.  Về nguồn vốn Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên trong 5 năm. Tỷ trọng nợ phải trả khá nhỏ so với tổng nguồn vốn. Năm 2006, khoản mục này có tỷ trọng cao nhất 40,2% là do. Đến 2007, 2008 thì khoản mục này có tỷ trọng đặc biệt nhỏ chỉ 8,3% và 7,2% so với tổng nguồn vốn do doanh nghiệp phát hành cổ phiếu để tăng vốn.Đến năm 2009 và 2010, tỷ trọng này tăng lên do công ty vay vốn để đầu tư nhà máy mới ở Bình Dương và một số dự án xây dựng khác. Năm 2010 so với năm 2009, nợ phải trả ngắn giảm về giá trị (-8,5 tỷ) và tỷ trọng (-3,3%) so với tổng nguồn vốn trong đó nợ ngắn hạn giảm đi và nợ dài hạn tăng lên. Nợ ngắn hạn giảm đi trong đó khoản mục người mua trả tiền trước giảm đi (16,7% xuống 0,2%) còn hầu hết các khoản mục còn lại đều tăng (vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, chi phí phải trả). Nợ dài hạn có mức tăng lớn về tỷ trọng (3,9% lến 12%) và về giá trị (từ 15 tỷ lên 48 tỷ) cho thấy doanh nghiệp đã huy động được nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho phần tài sản dài hạn tăng ở bên trên. Nợ dài hạn tăng mạnh về tỷ trọng năm 2010 là do công ty tiếp tục nhận được nguồn vốn vay theo tiến độ xây dựng. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao so với tổng nguồn vốn trong 5 năm, đặc biệt tỷ trọng này là 91,7% và 92,8% trong năm 2007 và 2008. Xét về giá trị, nguồn vốn chủ sở hữu có mức tăng đều từ 2006 đến 2010 từ 75,7 tỷ lên 294 tỷ (gần 4 lần). Năm 2009 và 2010 khi doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy mới và vùng nguyên liệu mới thì tỷ trọng vốn chủ sở hữu ngay lập tức sụt giảm do sự tăng lên của tỷ trọng nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng một phần vì doanh nghiệp tăng vốn điều lệ và vì doanh nghiệp liên tục làm ăn có lãi trong 5 năm, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chiếm tỷ trọng ổn định trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Đánh giá: Doanh nghiệp duy trì cơ cấu nguồn vốn khá an toàn, ít bị tác động bởi nguồn vốn nợ. 37
  38. 4.1.2. So sánh cơ cấu tài sản, nguồn vốn của OPC với DN khác trong ngành Về tài sản ngắn hạn, ngoại trừ DHG, các doanh nghiệp ngành dược đều có tỷ trọng tiền và tương đương tiền trong tổng tài sản khá nhỏ. Có thể là do họ đã tạm thời dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. DCL và TRA có khoản mục phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, điều này không tốt cho doanh nghiệp do bị đối tác chiếm dụng vốn. Hàng tồn kho của các doanh nghiệp ngành dược này đều ở mức chấp nhận được. OPC có tỷ trọng tài sản ngắn hạn thấp nhất trong đó các khoản mục tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn đều rất thấp nhưng khoản mục hàng tồn kho có tỷ trọng cao thứ 2 sau TRA. Điều này cho thấy OPC quản lý tài sản ngắn hạn khá tốt (khoản mục hàng tồn kho có tỷ trọng cao hoàn toàn nằm trong kế hoạch của công ty). Về tài sản dài hạn, DHG và TRA có tỉ trọng tài sản cố định nhỏ trong khi 3 doanh nghiệp còn lại có tỉ trọng khá cao (khoảng 30%). Trong đó DCL có tỉ trọng tài sản cố định hữu hình cao nhất trong nhóm. Bên cạnh đó OPC có tỷ trọng chi phí xây dựng cơ bản dở dang lớn hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác chứng tỏ bước tiên phong của OPC trong việc hiện đại hóa công nghệ, đầu tư cho dài hạn. Về nợ phải trả, ngoài DCL có tỉ trọng nợ phải trả cao (62%) thì các doanh nghiệp khác đều có tỉ trọng nợ phải trả thấp (khoảng 20-40%). DCL và TRA luôn dẫn đầu trong tỉ trọng nợ ngắn hạn, vay ngắn hạn và phải trả người bán. DCL và OPC có tỉ trọng nợ dài hạn cao nhất trong nhóm thể hiện sự đầu tư cho tương lai của 2 công ty này. Về vốn chủ sở hữu, ngược với nợ phải trả, DCL có tỉ trọng vốn chủ sở hữu thấp nhất trong nhóm ngành dược, điều này cho thấy doanh nghiệp không tự chủ về nguồn vốn mà phải đi vay từ bên ngoài. Bảng 4.3: Bảng cân đối kế toán đồng quy mô ngành năm 2010 38
  39. Chỉ tiêu DHG DCL TRA IMP OPC A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 79,2 69,3 84,5 66,3 58,1 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 35,3 2,9 5,0 14,8 7,2 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - 0,1 0,5 - III Các khoản phải thu ngắn hạn 24,5 41,0 46,1 26,6 14,9 IV Hàng tồn kho 19,1 23,2 32,2 23,0 32,0 V Tài sản ngắn hạn khác 0,3 2,3 1,0 1,4 4,0 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 20,8 30,7 15,5 33,7 41,9 II Tài sản cố định 16,7 30,5 14,8 27,3 35,5 1 Tài sản cố đinh hữu hình 9,2 28,3 10,0 19,3 13,5 3 Tài sản cố định vô hình 7,0 2,0 2,9 7,4 3,2 4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0,4 0,2 2,0 0,6 18,9 III Bất động sản đầu tư 0,4 IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2,2 0,4 4,5 6,4 V Tài sản dài hạn khác 1,5 0,1 0,1 1,9 0,0 VI Lợi thế thương mại 0,2 TỔNG TÀI SẢN 100 100 100 100 100 A. NỢ PHẢI TRẢ 29,2 62,1 39,7 21,5 26,6 I Nợ ngắn hạn 25,9 52,5 39,1 21,3 14,7 1 Vay và nợ ngắn hạn 0,7 36,6 14,9 1,9 1,5 2 Phải trả cho người bán 4,7 11,0 18,8 10,0 5,2 3 Người mua trả tiền trước 0,1 0,9 0,4 2,9 0,2 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 2,2 0,5 3,0 1,2 2,0 5 Phải trả người lao động 5,5 0,1 1,0 1,1 1,8 6 Chi phí phải trả 9,3 1,4 0,0 3,0 1,2 9 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 1,8 0,8 1,0 1,1 0,3 Quỹ khen thưởng phúc lợi 1,6 1,4 0,0 0,1 2,5 II Nợ dài hạn 3,2 9,6 0,6 0,2 12,0 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 70,4 37,9 60,314 78,5 73,4 I Vốn chủ sở hữu 70,4 37,9 60,307 78,5 73,4 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 14,8 11,5 21,3 15,5 20,4 2 Thặng dư vốn cổ phần 20,8 12,9 15,9 35,6 27,3 Vốn khác của CSH 0,3 Cổ phiếu quỹ -0,03 0,0 -0,001 6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0,2 0,3 -0,2 7 Quỹ đầu tư phát triển 11,2 5,7 9,4 14,9 16,0 8 Quỹ dự phòng tài chính 3,5 0,9 1,9 1,6 2,2 Quỹ khác thuộc VCSH 1,0 10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 20,0 5,6 11,4 10,7 7,5 Nguồn vốn đầu tư XDCB 0,002 II Nguồn kinh phí, quỹ khác 0,007 C LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 0,5 0,02 TỔNG NGUỒN VỐN 100 100 100 100 100 39
  40. Đánh giá: Đa phần các công ty dược ngoại trừ DCL đều có chính sách tự chủ về tài chính rất cao. Các công ty này có xu hướng tăng dần vốn chủ sở hữu do hoạt động trong các năm gần đây rất tốt, mức tăng trưởng cao từ 10-15% làm cho lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. OPC tuy phải đi vay nợ để thực hiện các dự án từ 2009, 2010 nhưng cơ cấu vốn vẫn rất an toàn so với các doanh nghiệp khác. DCL có cơ cấu vốn khá mạo hiểm. 4.2. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thông qua các mối quan hệ cân bằng trên bảng CĐKT Bảng 4.4: VLĐTX, NCVLĐ và VBT của OPC trong 2 năm gần đây 2009 2010 Chênh lệch VLĐTX=NVDH – TSDH =(14.928+269.993)-96.445 =(48.084+294.157)-168.043 = 188.476 = 174.198 -14.278 NCVLĐ = TSKD – NKD =(115.712+90.066+4.574) =(59.858+128.151+15.911) -(100.430-5.000) -(58.769-6.072) = 114.921 = 151.223 36.302 VBT= VLĐTX – NCVLĐ =188.476-114.921 = 174.198-151.223 =73.555 =22.975 -50.580 40
  41.  Phân tích VLĐTX VLĐTX 2 năm đều lớn hơn 0, tuy VLĐTX năm 2010 có mức giảm 14.278 triệu (7,58%) do doanh nghiệp tập trung đầu tư cho tài sản dài hạn là nhà máy mới ở Bình Dương. Nguồn vốn dài hạn không nhưng đủ tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp khá an toàn. Cụ thể: Bảng 4.5: Sự biến động các nhân tố ảnh hưởng đến VLĐTX Tài sản dài hạn Chênh lệch Nguồn vốn dài hạn Chênh lệch Các khoản phải thu dài hạn 0 Nợ dài hạn +33.156 Tài sản cố định +70.250 Vốn chủ sở hữu +24.164 TSCĐ hữu hình -4.499 Vốn chủ sở hữu +32.003 TSCĐ vô hình 0 Các quỹ +20.899 Chi phí XDCB dở dang +74.674 LN chưa phân phối +12.055 Bất động sản đầu tư 0 Nguồn kinh phí, quỹ khác 0 Các khoản ĐTTC dài hạn +1.324 Tài sản dài hạn khác +23 CỘNG +71.597 CỘNG +57.320 Ta thấy rằng VLĐ thường xuyên giảm là do NVDH tăng lên với tỷ lệ thấp hơn sự tăng lên của TSDH. NVDH tăng lên do các khoản mục Nợ dài hạn và VCSH tăng lên với giá trị gần bằng nhau trong khi tài sản dài hạn tăng lên chủ yếu do chi phí xây dựng dở dang tăng lên.  Phân tích NCVLĐ Bảng 4.6: Sự biến động các nhân tố ảnh hưởng đến NCVLĐ Tài sản kinh doanh Chênh lệch Nợ kinh doanh Chênh lệch Phải thu ngắn hạn -55.854 Phải trả người bán +9.962 Hàng tồn kho +38.085 Người mua trả tiền trước -63.574 Tài sản ngắn hạn khác +11.337 Thuế và các khoản phải +3.130 nộp nhà nước Phải trả người lao động +3.394 0 Chi phí phải trả 4.682 Các khoản phải trả, -10.193 phải nộp khác CỘNG -6.432 CỘNG -52.599 41
  42.  Phân tích VBT 2009 2010 VBT VBT 73.555 VLĐTX 22.551 VLĐTX 174.294 NCVLĐ 188.476 NCVLĐ 114.921 151.742  Từ các số liệu trong bảng , ta thấy năm 2010, ngân quỹ ròng của công ty OPC bằng 22.551 tr > 0 .Dưới góc độ thanh khoản , số liệu này chứng tỏ rằng doanh nghiệp có thể hoàn trả ngay các khoản nợ cho các nhà cho vay nếu các khoản vay này đến hạn.Tuy nhiên, giá trị ngân quỹ ròng của OPC tương ứng năm 2009 là 73.555. Điều này cho thấy lượng vốn bằng tiền năm 2010 đã có sự sụt giảm đáng kể, chỉ xấp xỉ khoảng 35% so với năm trước đó. Điều này có thể lí giải như sau: Năm 2009, ngoài hoạt động kinh doanh chính là trồng và chế biến dược liệu, OPC còn có thêm hoạt động xuất khẩu cao su. Hoạt động này tuy không chiếm tỉ trọng chính trong thu nhập của doanh nghiệp nhưng cũng góp phần đem lại một nguồn thu không nhỏ cho công ty.Chỉ tính riêng quý 4/2009, doanh thu từ hoạt động này mang lại cho công ty con số 25,42 tỷ và 54,75 tỷ đồng vào quý 3/2009. (Theo Stockbiz). Thêm vào đó cũng trong năm này ,công 42
  43. ty còn có thêm một khoản lợi nhuận từ việc hoàn nhập các khoản dự phòng đầu tư tài chính dài hạn đã trích lập trước đó (riêng quý 3/2009 là 7,2 tỷ). Những yếu tố trên đã làm tăng thêm lượng tiền thu vào trong kì của công ty. Đến năm 2010, doanh thu xuất khẩu cao su và hoàn nhập dự phòng. Do đó, ngân quỹ có của công ty giảm xuống, cộng thêm sự tăng thêm của các khoản nợ đã làm cho lượng vốn bằng tiền của công ty giảm sút so với năm 2009. Tuy nhiên,lượng ngân quỹ ròng vẫn dương trong năm 2010 đồng nghĩa với OPC vẫn dư sức thanh toán cho các khoản nợ đến hạn của mình. PHẦN V PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH 5.1. Năng lực hoạt động của tài sản Bảng 5.1: Các chỉ tiêu thể hiện năng lực hoạt động tài sản của OPC Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Số vòng quay các khoản phải thu 3,89 5,48 5,11 4,04 Kỳ thu tiền trung bình 94 67 71 90 Số vòng quay hàng tồn kho 0,41 0,52 3,07 1,81 Số ngày 1 vòng quay HTK 892 703 119 201 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 5,51 3,77 4,94 3,30 Hiệu suất sử dụng tổng TS 1,00 0,91 1,18 0,92 Vòng quay khoản phải thu tăng lên khá nhiều năm 2008 nhưng lại có xu hướng giảm trong 2 năm 2009 và 2010. Đây là một dấu hiệu không tốt, vốn bị ứ đọng nhiều ở khâu tiêu thụ. Năm 2009 bên cạnh việc tăng đột biến của doanh thu thuần 170% thì các khoản phải thu bình quân cũng tăng lên với tỷ lệ gần tương ứng dẫn đến số vòng quay các khoản phải thu 2 năm này gần như nhau. Điều đó thể hiện việc tăng doanh thu của doanh nghiệp chủ yếu là do tăng doanh thu bán chịu, việc này giúp tăng doanh thu, thị phần ngắn hạn nhưng về 43
  44. dài hạn thì công ty sẽ thiếu vốn nếu không có chiến lược hợp lý. Năm 2010, doanh thu thuần giảm nhẹ, khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh 48% nhưng vẫn lớn gấp đôi năm 2008 nên số vòng quay các khoản phải thu giảm hơn 1 vòng xuống 4,04 vòng. Biểu đồ 8: Sự thay đổi số ngày 1 vòng quay các khoản phải thu và số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho V(pt) V(htk) 5,48 5,11 3,89 4,04 3,07 1,81 0,41 0,52 2007 2008 2009 2010 Số vòng quay hàng tồn kho ở mức rất thấp năm 2007 và 2008 do lượng hàng tồn kho bình quân quá nhiều trong thời gian này trong khi giá vốn hàng bán lại ít thể hiện công tác sản xuất của doanh nghiệp chưa có kế hoạch tốt đặc biệt là trong năm 2007. Sang năm 2009, số vòng quay hàng tồn kho tăng rất mạnh lên 3,07 vòng do doanh nghiệp đẩy mạnh việc tiêu thụ, doanh thu thuần tăng mạnh cùng với giá vốn hàng bán trong khi lượng hàng tồn kho bình quân tuy cũng tăng nhưng với tỷ lệ thấp hơn rất nhiều. Năm 2010, trong khi giá vốn hàng bán giảm thì hàng tồn kho bình quân lại tăng lên, một phần do doanh nghiệp chủ động sản xuất chuẩn bị cho việc di dời nhà máy vào tháng 2/2011. Biểu đồ 9: So sánh năng lực hoạt động tài sản của OPC với các doanh nghiệp khác 44
  45. H(ts) H(tscđ) V(htk) V(pt) 0,92 OPC 3,30 1,81 4,04 1,05 IMP 4,28 2,39 4,07 1,75 TRA 11,81 3,92 3,57 0,94 DCL 2,67 3,58 2,44 1,25 DHG 7,53 3,11 5,48 So với các doanh nghiệp khác, số vòng quay các khoản phải thu của OPC tương đối giống với họ nhưng số vòng quay hàng tồn kho lại thấp nhất, mặc dù doanh nghiệp có chiến lược dự trữ nguyên vật liệu lâu dài đồng thời chủ động sản xuất để di dời nhà máy nhưng nếu tình trạng này duy trì lâu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty có xu hướng giảm. Về lý thuyết đây là một chỉ báo không tốt về tình hình của công ty. Tuy nhiên, xem xét kỹ lưỡng hơn ta thấy rằng từ năm 2009 đến 2010, hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm là do doanh thu thuần giảm nhẹ 4,43% nhưng tài sản cố định bình quân lại có mức tăng 42,79% do công ty đầu tư đổi mới dây chuyền thiết bị. Nếu nhìn thoáng qua, ta có thể nhận định doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định chưa hiệu quả tuy nhiên nếu phân tích kỹ lưỡng hơn, với việc tăng doanh thu 45
  46. hoạt động chính 18% (việc giảm tổng doanh thu do hoạt động xuất khẩu cao su giảm doanh thu) thì có thể thấy việc sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp là tương đối tốt. Đây là dấu hiệu tốt cho việc tăng trưởng cao trong tương lai. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2010 cũng có mức giảm so với năm 2009 (giảm 0,26) là do các khoản thu nhập giảm 4,29% trong khi tổng tài sản bình quân tăng 22,49%. Các khoản thu nhập giảm chủ yếu do doanh thu hoạt động xuất khẩu cao su giảm (do lý do khách quan). Doanh nghiệp cần điều chỉnh các khoản mục đầu tư của mình để có được hiệu suất sử dụng tài sản lớn hơn. 5.2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn Bảng 5.2: Các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của OPC Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,77 9,24 9,63 2,88 3,96 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 1,07 6,95 5,65 1,93 1,51 Hệ số khả năng thanh toán ngay 0,23 4,39 3,87 0,78 0,49 Nhìn vào bảng 5.2 ta thấy tất cả các chỉ tiêu đều ở mức rất cao vào năm 2007 và 2008 so với các năm khác. Lý do là trong 2 năm này, doanh nghiệp có số nợ ngắn hạn rất nhỏ do có hoạt động phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn (lượng vốn góp chủ sở hữu đã tăng gấp đôi sau thời gian này. Năm 2010, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tăng lên đáng kể so với năm 2009 do nợ ngắn hạn giảm 41,48% trong khi tài sản ngắn hạn giảm ở mức thấp hơn là 19,36%. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt hơn Tuy nhiên, khả năng thanh toán nhanh lại giảm 0,42 là do và tiền và tương đương tiền giảm 63,02%, các khoản phải thu giảm 48,27% trong khi nợ ngắn hạn giảm 41,48%. Khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp cũng có mức giảm đáng kể 0,29 do lượng tiền và tương tiền có mức sụt giảm mạnh. 46
  47. Biểu đồ 10: So sánh hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 5 công ty dược OPC IMP Hệ số khả năng thanh toán ngay TRA Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nợ DCL ngắn hạn DHG 0 1 2 3 4 5 Theo đó ta thấy khả năng thanh toán của OPC là cao nhất tuy nhiên khả năng thanh toán ngay của OPC lại ở mức khá thấp trong các doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán ngay của OPC. 5.3. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn Bảng 5.3 : Các tỷ số thể hiện khả năng thanh toán dài hạn của OPC Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 115.358 106.853 Tỷ số nợ 0,40 0,08 0,07 = 0,30 = 0,27 385.351 401.010 14.928 48.084 Tỷ số nợ dài hạn 0,01 0,003 0,003 = 0,06 = 0,16 269.993 294.157 269.993 294.157 Tỷ số tự tài trợ TSDH 2,04 3,58 2,50 = 2,80 = 1,75 96.445 168.043 63.016 85 65.786 755 Tỷ số khả năng trả lãi tiền vay 13,61 24,12 83,70 =742,36 = 88,13 85 755 Tỷ số nợ: tỷ số nợ thấp thể hiện doanh nghiệp có cơ cấu tài chính an toàn, tự chủ được nguồn vốn và ít phụ thuộc vào nguồn vốn nợ bên ngoài. Đặc biệt trong năm 2007, 2008 hệ số nợ rất thấp, dưới 0.01 +Nguyên nhân:thứ nhất, do NPT của doanh nghiệp trong năm 2007,2008 giảm mạnh đặc biệt là nợ ngắn hạn (trong đó khoản vay và nợ ngắn hạn giảm mạnh nhất) có thể do năm 2008 khủng hoảng tài chính xảy ra khiến cho việc vay vốn trong nền kinh tế rất khó khăn, lãi suất cao, làm tăng chi phí sử dụng vốn, do 47
  48. vậy khoản vay và nợ ngắn hạn mới giảm mạnh như vậy. Tuy nhiên sang năm 2009,nhờ có gói hỗ trợ lãi suất của chính phủ mà việc vay vốn dễ dàng hơn, chi phí sử dụng vốn cũng giảm, vì vậy khoản vay và nợ ngắn hạn tăng mạnh. Thứ 2, do vốn đầu tư của chủ sở hữu liên tục tăng, đồng thời từ năm 2007-2010 có khoản thặng dư vốn cổ phần khá lớn nên tổng nguồn vốn tăng từ năm 2006 – 2010. So với các doanh nghiệp khác trong năm 2010 thì tỷ số nợ của DN khá thấp, chỉ cao hơn 1 chút so với IM đảm bảo cơ cấu nguồn vốn an toàn và ít phải chịu rủi ro từ cơ cấu tài chính này Tỷ số nợ dài hạn thấp (đặc biệt năm 2006,2008 chưa chiếm đến 0.001) DN có cơ cấu vốn an toàn, mức độ phụ thuộc vào các khoản vay dài hạn thấp, do đó DN có thể chủ động sử dụng nguồn vốn cho các kế hoạch phát triển dài hạn Ta thấy đến năm 2010 tỷ số nợ dài hạn tăng lên là 0.16, nguyên nhân là do từ năm 2009 đến 2010 VCSH tăng 8.95% trong khi NDH tăng 222% Tỷ số NDH có cao hơn các DN khác trong ngành, chỉ thấp hơn DCL, tuy nhiên với tỷ số NDH khá thấp thì mức độ đảm bảo cho các khoản nợ được đánh giá là khá tốt, khoản nợ dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn Tỷ số tự tài trợ TSDH của DN cao cho thấy khả năng tài chính của DN vững vàng, mức độ cam kết của DN trong hoạt động sản xuất là lâu dài, DN có được lòng tin từ các NĐTư và chủ nợ Tuy nhiên sang năm 2010 thì tỷ số tự tài trợ TSDH bị sụt giảm. Nguyên nhân: Do VCSH của DN từ năm 2009 đến 2010 chỉ tăng 8,95% trong khi TSDH tăng 74,24% chủ yếu là sự tăng lên của TSCĐ và chi phí xây dựng cơ bản dở dang thể hiện sự đầu tư cảu DN để mở rộng quy mô sản xuất So với các DN khác trong ngành thì tỷ số tự tài trợ TSDH của OPC là thấp hơn trong năm 2010, vì vậy DN cần nâng cao tỷ số này như các năm trước Tỷ suất đầu tư TSCĐ cảu DN khá cao, đặc biệt trong năm 2008 và 2010 và cao hơn so với các DN khác trong ngành, cho thấy DN đã chú trọng vào việc 48
  49. đầu tư TSCĐ để tăng năng lực sản xuất, mở rộng quy mô của DN, xây dựng thêm các nhà máy mới (nhà máy ở Bình Dương). Để nâng cao hơn hiệu quả sản xuất DN cần khai thác được hiệu suất sử dụng TSCĐ để tăng sức cạnh tranh Tỷ số khả năng trả lãi tiền vaycao đặc biệt là năm 2009 là 742,4=> DN có cơ cấu tài chính an toàn Nguyên nhân: do lợi nhuận trước thuế của DN khá cao, và tăng dần từ năm 2006-2010. Trong khi lãi vay chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí bởi DN tự chủ được nguồn vốn và các chi phí phải trả cho các khoản vay bên ngoài không cao. Đặc bệt trong năm 2008, 2009 chi phí trả lãi vay là rất nhỏ. Lí do là trong năm 2 này do cuộc khủng hoảng tài chính nên việc vay vốn từ các chủ thể bên ngoài nền kinh tế khó khăn, lãi suất vay cao nên các khoản vay và nợ ngắn hạn của DN giảm khiến cho lãi vay phải trả giảm mạnh Các DN khác trong ngành cũng có tỷ số khả năng trả lãi tiền vay cao vào năm 2010 đặc biệt là DHG do công ty này có khoản lợi nhuận trước thuế cao, và khoản lãi vay phải trả tương đối thấp so với tổng nguồn vốn. NHẬN XÉT CHUNG: nhìn chung, cơ cấu tài chính của DN khá an toàn với hệ số nợ thấp, tỷ số NDH thấp và khả năng thanh toán lãi vay cũng như tỷ số tự tài trợ TSDH cao. Điều đó đảm bảo được lòng tin của Nhà đầu tư cũng như chủ nợ, mang lại triển vọng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên DN vẫn có thể sử dụng nợ nhiều hơn để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng sinh lời mà vẫn đảm bảo cơ cấu vốn an toàn 5.4. Phân tích khả năng sinh lời Bảng 5.4: Khả năng sinh lời của OPC qua một số chỉ tiêu 49
  50. Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tỷ suất LN từ BH & CCDV trên DTT 48,11% 42,47% 36,68% 44,24% Tỷ suất LN thuần trên DTT 20,83% 15,47% 17,30% 18,65% Tỷ suất LNTT trên DTT 21,01% 15,78% 16,96% 18,54% Tỷ suất LNST trên DTT 18,88% 14,30% 13,30% 14,24% Tỷ suất LNST trên tổng tài sản 18,36% 12,52% 15,39% 12,85% Tỷ suất LNST trên VCSH 22,73% 13,57% 19,44% 17,91% Theo bảng 5.4, năm 2007 là năm có các chỉ tiêu sinh lời tốt nhất. Năm 2009, mặc dù doanh thu thuần tăng đột biến 70% nhưng tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên DTT giảm so với năm 2008. Năm 2010, ROS của OPC được cải thiện đáng kể so với năm 2009. ROA, ROE năm 2010 đều giảm so với năm 2009 chúng ta sẽ sử dụng phương pháp Dupont để phân tích điều này.  Với ROA: Năm 2009: 15,39% = 13,30% x 1,16 Năm 2010: 12,85% = 14,24% x 0,90 ROA giảm 2,54% do 2 nhân tố: - Do ROS tăng làm cho ROA tăng (14,24% - 13,30%) x 1,16 = 1,09% - Do hiệu suất sử dụng tài sản giảm làm cho ROA giảm 14,24% x (0,90-1,16) = -3,70% Như vậy, muốn tăng ROA, doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của mình.  Với ROE Năm 2009: 19,44% = 13,30% x 1,16 x 1,26 Năm 2010: 17,91% = 14,24% x 0,90 x 1,39 50
  51. ROE giảm 1,53% do 3 nhân tố: - Do ROS tăng làm ROE tăng (14,24% - 13,30%) x 1,16 x 1,26 = 1,37% - Do hiệu suất sử dụng tài sản giảm làm cho ROE giảm: 14,24% x (0,90-1,16) x 1,26 = -4,67% - Do đòn bẩy tài chính tăng làm cho ROE tăng 14,24% x 0,90x (1,39 - 1,26) = 1,67% Như vậy, để nâng cao ROE, doanh nghiệp cần phải cải thiện hiệu suất sử dụng tài sản của mình. So với các doanh nghiệp khác, năm 2009, ROA và ROE của OPC khá giống với họ ngoại trừ DHG quá lớn và PMC quá nhỏ nhưng do ROA và ROE của OPC giảm trong năm 2010 thì nó đã tụt lại so với các doanh nghiệp khác. 51
  52. PHẦN VI PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 6.1. Đánh giá các nguồn thu và chi tiền Bảng 6.1: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ công ty OPC từ 2007 đến 2010 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Lợi nhuận trước thuế 37.703 34.484 63.016 65.786 2. Điều chỉnh cho các khoản - Khấu hao TSCĐ 5.078 6.744 9.381 12.505 - Các khoản dự phòng 215 7.200 -6.506 422 - Lãi, lỗ chênh lệchTGHĐ chưa thực hiện 28 - Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư -4.381 -6.745 -5.946 -4.182 - Chi phí lãi vay 1.631 417 85 755 3. LN từ HĐKD trước thay đổi VLĐ 40.274 42.099 60.031 75.287 - Tăng, giảm các khoản phải thu -9.228 20.018 -86.179 56.883 - Tăng, giảm hàng tồn kho -7.664 -21.309 -26.672 -38.079 Tăng, giảm các khoản phải trả - 6.670 -1.841 73.109 -34.452 (không kể lãi vay phải trả thuế TNDN) - Tăng, giảm chi phí trả trước -2 33 -91 -898 - Tiền lãi vay đã trả -1.631 -417 -85 -755 - Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp -4.295 -3.443 -10.496 -13.793 - Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 413 791 417 652 - Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh -5.304 -835 -4.300 -22.161 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 19.231 35.096 5.733 22.683 52
  53. II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1 Tiền chi mua sắm, TSCĐ và các TSDH khác -15.794 -47.114 -2.968 -83.120 Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ 2 10 50 337 4.455 và các TSDH khác 3 Tiền chi cho vay, mua CCN của đơn vị khác -1.355 4 Tiền thu hồi cho vay, bán lại CCN đơn vị khác 1.043 452 5 Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác -59.490 -3.994 -1.375 6 Tiền thu hồi đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác 50 50 7 Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 4.381 6.745 3.846 3.182 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -70.892 -44.625 1.717 -81.258 III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1 Tiền thu từ phát hành CP, nhận vốn góp của CSH 129.563 3.900 Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, 2 mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 3 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 800 22.302 42.014 4 Tiền chi trả nợ gốc vay -37.011 -4.269 -9.950 5 Tiền chi trả nợ thuê tài chính 6 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu -12.600 -19.292 -12.060 -22.045 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 80.752 -15.392 5.973 10.018 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 29.092 -24.921 13.424 -48.557 Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 11.638 40.730 64.852 78.555 Ảnh hưởng của thay đổi TGHĐ quy đổi ngoại tệ 278 -951 Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 40.730 15.809 78.555 29.047 Bảng 6.2: Tóm tắt các luồng lưu chuyển tiền của OPC Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 19.231 35.096 5.733 22.683 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT -70.892 -44.625 1.717 81.258 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC 80.752 -15.392 5.973 10.018 Ảnh hưởng của thay đổi TGHĐ 278 -951 Tiền tăng (giảm) trong năm 29.091 -24.921 13.701 113.008 Lợi nhuận sau thuế TNDN 33.881 31.251 49.393 50.522 Nhìn chung, trong 4 năm, dòng tiền vào chủ yếu của doanh nghiệp là dòng tiền từ HĐKD. Năm 2007, dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính trong đó dòng tiền HĐTC chiếm phần lớn dòng tiền vào. Năm 53
  54. 2008, dòng tiền thuần từ HĐKD tăng lên đáng kể (tăng 82,50%) tuy nhiên lại sụt giảm mạnh chỉ còn 5,7 tỷ năm 2009 nhưng đã tăng mạnh năm 2010 đạt 22,6 tỷ. Năm 2009, nguồn tiền chính của OPC là từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính (chiếm tỉ lệ xấp xỉ nhau), nguồn tiền từ hoạt động tài chính chiếm tỉ lệ nhỏ so với 2 nguồn kể trên. Sang năm 2010, doanh nghiệp có sự chi tiêu mạnh cho hoạt động đầu tư,cụ thể là mua sắm tài sản cố định. Lưu chuyển tiền thuần tư hoạt động này giảm rất mạnh, từ 1.717 triệu đồng năm 2009 còn - 81,258.Trong khi đó, nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư tăng nhưng với tốc độ chậm hơn. OPC là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng về dược phẩm nên việc nguồn tiền chính phát sinh từ hoạt động kinh doanh là một dấu hiệu rất tốt, nhất là khi công ty đang ở trong giai đoạn trưởng thành.Tuy nhiên ta cũng cần phải xem xét cân nhắc tới vấn đề, doanh nghiệp chi tiêu mạnh tay cho đầu tư tài sản cố định nhưng chỉ tạo ra một lượng tiền ít từ hoạt động kinh doanh. Năm 2010, LCT thuần từ HĐKD tăng mạnh chủ yếu là do giảm các khoản phải thu và tăng các khoản phải trả lớn hơn so với mức tăng của hàng tồn kho.  So sánh LCT thuần từ HĐKD và LNST Ngoại trừ năm 2008, LCT thuần từ HĐKD lớn hơn LNST còn trong 3 năm còn lại thì LCT thuần từ HĐKD đều nhỏ hơn LNST rất nhiều. Đây là một dấu hiệu không tốt bởi OPC đang ở giai đoạn trưởng thành, lợi nhuận sau thuế của công ty gồm cả chi phí phi tiền mặt (ví dụ chi phí khấu hao hay trích lập các khoản dự phòng cần thiết ), nên dòng tiền từ hoạt động kinh doanh phải lớn hơn lợi nhuận sau thuế. Đây cũng là tín hiệu cho thấy OPC có chất lượng lợi nhuận chưa tốt, biểu hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận và dòng tiền từ HĐKD. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định.  Đánh giá các nhân tố chủ yếu của LCT thuần từ hoạt động đầu tư 54
  55. LCT từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp liên tục âm trừ năm 2009, năm mà doanh nghiệp chi cho mua sắm, xây dựng tài sản cố định rất ít. Việc chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác giảm dần theo thời gian chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng tập trung vào hoạt động chính của mình. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia đều ở mức ổn định trong 4 năm. Qua đó có thể thấy, dòng tiền cho mua sắm, xây dựng TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong LCT thuần từ HĐĐT. Đặc biệt năm 2010, OPC chi lớn cho hoạt động đầu tư mà nguồn chi chủ yếu là cho đầu tư máy móc thiết bị mới. Đồng thời, doanh nghiệp cũng thu được số tiền lớn đột biến từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Đây không phải là dấu hiệu không tốt bởi khi chi tiền đầu tư cho máy móc thiết bị ,tài sản cố định nghĩa là doanh nghiệp đang củng cố và gia tăng lợi nhuận kinh doanh trong tương lai. Điều này nằm trong kế hoạch thanh lý TSCĐ ở nhà máy cũ, mua mới thiết bị cho nhà máy mới ở Bình Dương. Khoản chi ở hiện tại có thể đem lại nguồn thu ở nhiều kì trong tương lai cho doanh nghiệp.Tuy nhiên trong trường hợp chi quá nhiều cho hoạt động đầu tư mà nguồn thu từ hoạt động kinh doanh nhỏ, doanh nghiệp cần xem xét tính toán lại các phương án kinh doanh của mình.  Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ HĐTC Trong 4 năm thì lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC đều dương trừ năm 2008. Năm 2007, LCT thuần HĐTC khá lớn và dương là do công ty thu được nhiều tiền từ phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn trong khi khoản chi trả gốc vay cũng rất lớn. Điều này góp phần làm cho tỷ lệ nợ phải trả năm 2007 ở mức rất thấp, chỉ 8,3% so với tổng nguồn vốn. Đồng thời năm 2008, doanh nghiệp không có khoản vay nào trong khi vẫn phát hành cổ phiếu thể hiện xu hướng tự chủ về tài chính của công ty. Năm 2008, LCT thuần từ HĐTC âm là do khoản chi trả cổ tức lớn hơn so với khoản tiền từ phát hành cổ phiếu mới nhận được. Sang năm 2009 và 2010, lượng tiền từ vay ngắn hạn và dài hạn nhận được (khoản tiền dùng đầu tư xây dựng nhà máy mới) tăng lớn hơn lượng tiền chi ra chủ yếu là để trả cổ tức và trả gốc vay làm cho LCT thuần từ HĐTC dương. 55
  56. Nhìn chung trong cả 4 năm, lượng tiền chi để trả cổ tức khá ổn định (tỷ lệ chi trả cổ tức khoản 20% mỗi năm). Thời điểm đáo hạn các khoản vay năm 2009 và 2010 là vào năm 2015, được ân hạn thêm 2 năm, thời điểm nhà máy mới tại Bình Dương đã đi vào hoạt động ổn định (bắt đầu hoạt động tháng 2/2011) nên khả năng thanh toán các khoản nợ này rất cao. 6.2. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ đồng quy mô Bảng 6.3: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đồng quy mô dòng tiền vào Dòng tiền vào 2007 2008 2009 2010 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % LCT thuần từ HĐKD 19.231 12,49 35.096 74,94 5.733 17,52 22.683 31,34 Tiền thu thanh lý, 10 0,01 50 0,11 337 1,03 4.455 6,15 bán TSCĐ,TSDH khác Tiền thu hồi cho vay, 1.043 2,23 452 1,38 bán lại CCN đơn vị khác Tiền thu hồi đầu tư, 50 0,15 50 0,07 góp vốn đơn vị khác Tiền thu lãi cho vay, cổ 4.381 2,85 6.745 14,40 3.846 11,75 3.182 4,40 tức,lợi nhuận được chia Tiền thu từ phát hành 129.563 84,14 3.900 8,33 cổ phiếu, nhận vốn góp Tiền vay ngắn hạn, 800 0,52 22.302 68,16 42.014 58,04 dài hạn nhận được TỔNG 153.985 100 46.834 100 32.720 100 72.384 100 Công ty cổ phần dược phẩm OPC là một công ty trong lĩnh vực trồng, chế biến dược liệu và sản xuất dược phẩm. Công ty dùng phương pháp gián tiếp để báo cáo các luồng lưu chuyển tiền tệ của mình. Dòng tiền vào: qua bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ đồng quy mô ta thấy năm 2007, tiền của OPC chủ yếu có được nhờ phát hành cổ phiếu, dòng tiền vào đáng kể thứ hai đến từ HĐKD. Bảng 6.4: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đồng quy mô dòng tiền ra 56
  57. 2007 2008 2009 2010 Dòng tiền ra Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tiền chi mua sắm -15.794 12,65 -47.114 65,66 -2.968 15,38 -83.120 71,35 TSCĐ, TSDH khác Tiền chi cho vay, mua -1.355 1,89 CCN đơn vị khác Tiền chi đầu tư góp -59.490 47,63 -3.994 5,57 -1.375 1,18 vốn vào đơn vị khác Tiền chi trả nợ gốc vay -37.011 29,63 -4.269 22,12 -9.950 8,54 Cổ tức, lợi nhuận -12.600 10,09 -19.292 26,89 -12.060 62,50 -22.045 18,92 đã trả cho chủ sở hữu TỔNG -124.895 100 -71.755 100 -19.297 100 -116.490 100 Nguồn tiền có được đã được sử dụng đúng mục đích bởi năm 2008 hơn 74% luồng tiền vào là từ HĐKD, ngoài ra tiền có được từ thu lãi cho vay, cổ tức được chia cũng chiếm tỷ trọng lớn với 14,4%. Năm 2009 và 2010, dòng tiền vào của công ty chủ yếu được tạo ra từ hoạt động đi vay ngắn hạn và dài hạn ( chiếm 68% và 58% ), trong khi đó dòng tiền vào từ HĐKD chỉ chiếm 17,52% và 31,34%. Công ty vay nợ để thực hiện dự án đầu tư cho việc phát triển hoạt động trong tương lai là một điều tốt tuy nhiên sự sụt giảm của tỷ trọng LCT thuần từ HĐKD là đáng lo ngại. Dòng tiền ra: Năm 2007, tiền chi đầu tư vào đơn vị khác chiếm tỷ trọng cao nhất, thứ hai là tiền chi để trả gốc vay nhưng sang năm 2008, 2009, tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và trả cổ tức lại chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2010, công ty tiếp tục chi cho mua sắm tài sản cố định và trả cổ tức với tỷ trọng lớn nhất. Việc chi nhiều cho mua sắm, xây dựng TSCĐ là do công ty đang có dự án xây dựng nhà máy mới ở Bình Dương cũng như đầu tư mua sắm thiết bị mới cho nhà máy này để đảm bảo mục tiêu hoạt động của công ty trong thởi gian tới và thực hiện một số dự án trọng điểm như xây dựng nhà xưởng và đưa vào chế 57
  58. biến dược liệu tại công ty cổ phần dược phẩm OPC Bắc Giang, bàn giao khu đất dự án cao ốc xây dựng văn phòng và căn hộ chung cư tại 1017- Hồng Bàng, quận 6, TP HCM. Việc chi trả cổ tức với tỷ lệ cao là điều bình thường bởi công ty cam kết trả cổ tức tăng dần qua các năm, lợi ích của cổ đông được đảm bảo. Tuy nhiên, việc chi mua sắm, xây dựng TSCĐ chủ yếu dựa trên số tiền mà công ty đi vay, điều này khá rủi ro nếu như dự án đầu tư hoạt động không hiệu quả trong thời gian tới. Bảng 6.5: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và doanh thu thuần Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 1. Lợi nhuận trước thuế 21,01 15,78 28,83 30,10 2. Điều chỉnh cho các khoản - Khấu hao TSCĐ 2,83 3,09 4,29 5,72 - Các khoản dự phòng 0,12 3,29 -2,98 0,19 - Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 0,02 - Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư -2,44 -3,09 -2,72 -1,91 - Chi phí lãi vay 0,91 0,19 0,04 0,35 3. LN từ HĐKD trước thay đổi VLĐ 22,45 19,26 27,47 34,45 - Tăng, giảm các khoản phải thu -5,14 9,16 -39,43 26,03 - Tăng, giảm hàng tồn kho -4,27 -9,75 -12,20 -17,42 Tăng, giảm các khoản phải trả - 3,72 -0,84 33,45 -15,76 (không kể lãi vay phải trả thuế TNDN phải nộp) - Tăng, giảm chi phí trả trước -0,001 0,02 -0,04 -0,41 - Tiền lãi vay đã trả -0,91 -0,19 -0,04 -0,35 - Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp -2,39 -1,58 -4,80 -6,31 - Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 0,23 0,36 0,19 0,30 - Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh -2,96 -0,38 -1,97 -10,14 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 10,72 16,06 2,62 10,38 Theo cách tiếp cận thứ hai, các dòng tiền thu và chi của doanh nghiệp được so sánh với DTT từ BH & CC dịch vụ. Theo bảng ta thấy chi phí khấu hao và các khoản dự phòng chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với doanh thu thuần tuy nhiên có xu hướng tăng lên. Trong năm 2010, doanh nghiệp giảm mạnh các khoản phải thu, mức giảm lớn hơn mức tăng hàng tồn kho, giảm các khoản phải 58
  59. trả, tăng các khoản chi khác nên tỷ lệ LCT thuần từ HĐKD so với DTT đã cải thiện đáng kể từ 2,62% lên 10,38% 6.3. Dòng tiền tự do cho doanh nghiệp và cho chủ sở hữu FCFF = CFO + IDrc + Int x (1-t) – FClnv FCFE = CFO + Idrc – FClnv + Vay ròng Bảng 6.6: Chỉ tiêu FCFF và FCFE của OPC Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 FCFF 40.629 89.268 12.611 -56.689 FCFE 3.195 88.955 30.580 -25.191 Xét trong 3 năm thì FCFF và FCFE của năm 2008 là lớn nhất tuy nhiên đến năm 2009 thì sụt giảm mạnh và sang năm 2010, FCFF và FCFE đều nhỏ hơn 0, không có nguồn tiền sẵn có cho các cổ đông và chủ nợ. Doanh nghiệp cần phải cải thiện điều này nếu như muốn tiếp tục huy động vốn vay cũng như vốn chủ sở hữu. 6.4. Phân tích các tỷ số dòng tiền Nhóm tỉ số phản ánh kết quả hoạt động Từ các số liệu trên ta thấy dòng tiền của OPC trong 2 năm 2007, 2008 là khá tốt. Tuy nhiên, trong 2 năm 2009, 2010 dòng tiền của doanh nghiệp có xu hướng giảm. Dòng tiền trên tổng tài sản, dòng tiền trên VCSH và dòng tiền trên doanh thu thuần, dòng tiền trên lợi nhuận thuầntrong năm 2009 là thấp nhất. Do lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2009 giảm mạnh xuống so với năm 2007, từ 35.096 tr.đ xuống 5.733 tr.đ. Nguyên nhân do trong năm 2009 so với các năm còn lại, DN trích lập 1 khoản dự phòng lớn, các khoản phải thu giảm và các khoản phải trả tăng, đồng thời thuế tạm nộp cho nhà nước cao hơn các năm khác rất nhiều lên tới trên 10 tỷ. 59
  60. Bảng 6.7: Các tỷ số dòng tiền của OPC Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Dòng tiền trên tài sản 10,42% 14,06% 1,79% 5,77% Dòng tiền trên vốn chủ sở hữu 12,90% 15,24% 2,26% 8,04% Dòng tiền trên doanh thu thuần 10,72% 16,06% 1,54% 6,39% Dòng tiền trên LNT từ HĐKD 51,46% 103,79% 8,92% 34,29% Khả năng trả nợ 0,54 1,82 0,09 0,20 Khả năng trả nợ ngắn hạn 0,55 1,93 0,10 0,28 Thời gian trả hết nợ dài hạn 0,03 0,02 1,37 1,39 Khả năng trả lãi vay 15,42 93,42 191,93 49,31 Khả năng trả nợ gốc vay 0,52 1,34 2,28 Khả năng chi trả cổ tức 1,53 1,82 0,48 1,03 Khả năng tái đầu tư 1,22 0,74 1,93 0,27 + Tuy nhiên, trong năm 2010 dòng tiền của OPC đã tốt hơn so với năm 2009. Cụ thể, mỗi 100 đồng TS, VCSH và DTT tương ứng mang lại 5,8; 8 và 6,4 đồng tiền thuần từ HĐKD tăng hơn so với 2009, nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2007, 2008.  Nhóm tỉ số phản ánh khả năng trả nợ Ta thấy khả năng trả nợ cũng như khả năng trả nợ ngắn hạn và thời gian trả hết nợ dài hạn của DN trong năm 2007, 2008 là khá tốt. Tuy nhiên, trong nợ ngắn hạn giảm, đặc biệt trong năm 2009, 2 tỷ số này giảm mạnh, thể hiện tình hình tài chính của DN không an toàn. Nguyên nhân do lưu chuyển tiền từ HĐKD giảm trong khi các khoản nợ (cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) đều tăng trong năm 2009, cao nhất trong năm 2010. 60
  61. + Khả năng trả lãi tiền vay rất tốt, đặc biệt năm 2009, khả năng trả lãi vay tốt nhất do chi phí lãi vay phải trả chỉ là 85 triệu, thấp hơn rất nhiều các năm khác. + Khả năng trả nợ gốc vay có xu hướng tăng từ năm 2007 đến 2010 do các khoản tiền trả lãi vay và trả nợ gốc vay giảm. +Khả năng chi trả cổ tức đều ở mức lớn hơn 1, riêng năm 2009 có tỉ lệ 1) và giảm trong năm 2008, 2010 (<1) do tiền chi mua TSCĐ và TSDH khác trong năm 2008, 2010 rất lớn so với năm 2007, 2009. DN đã phải huy động thêm tiền từ hoạt động tài chính để đầu tư vào TSCĐ, khiến cho tình hình tài chính của công ty khó khăn hơn. KẾT LUẬN Qua phân tích các báo cáo tài chính trong mối quan hệ với các thông tin phi tài chính xung quanh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể rút ra những kết luận sau: Tình hình tài chính Nhìn chung tình hình tài chính của OPC trong năm 2010 là tốt. Doanh nghiệp vẫn duy trì cơ cấu sử dụng vốn an toàn và thực tế đã và đang điều chỉnh cơ cấu vốn –sử dụng vốn vay nhiều hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong tương lai. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả, chủ động về tài chính, khả năng thanh toán tốt. Trong năm 2010, tốc độ tăng trưởng của OPC chậm lại so với năm 2009 mặc dù tăng trưởng doanh thu sản phẩm chính vẫn tăng 18% là do hoạt động xuất khẩu cao su có doanh thu sụt giảm do tình hình thế giới biến động. Thêm vào đó, công ty phải chuẩn bị các điều kiện để di dời nhà máy vào tháng 2/2011 cộng với tình trạng khó khăn của nền kinh tế và việc giá bán bị chính phủ 61
  62. khống chế trong khi giá nguyên vật liệu đầu vào lại tăng lên có tác động bất lợi đến doanh thu và lợi nhuận của OPC. Trong dài hạn khi nhà máy mới đi vào hoạt động, hệ thống phân phối đủ mạnh để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì doanh thu được kì vọng sẽ tăng trưởng mạnh, các chỉ số tài chính sẽ sớm được cải thiện tốt hơn. Triển vọng phát triển Suy thoái kinh tế toàn cầu tác động đến nhiều thành phần, tuy nhiên ngành dược vẫn được đánh giá là một trong thiểu số bị ảnh hưởng ít. Trong bối cảnh này hầu hết các tập đoàn lớn cũng như các công ty nhỏ đều giãn thời gian cho các dự án, chính vì vậy thị trường Dược trong năm tới sẽ chưa diễn ra sự cạnh tranh gay gắt. OPC đi đầu trong hoạt động đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, các sản phẩm độc đáo chuyên biệt, cũng như tiếp cận khoa học kỹ thuật là nền tảng hạt nhân phù hợp cho mục tiêu sản xuất các sản phẩm mang hàm lượng khoa học kỹ thuật cao. Trong tương lai đây chính là yếu tố để cạnh tranh giữa các DN. Trong thời gian tới, khi mà nhà máy mới ở Bình Dương và vùng nguyên liệu được xây dựng ổn định ở Bắc Giang cùng với việc mở rộng mạng lưới phân phối rộng khắp hơn nữa trong nước cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ tạo cho OPC một sức cạnh tranh cao hơn là đòn bẩy để công ty có được những thành công sau này trong hoạt động kinh doanh của mình.  Đề xuất các giải pháp tài chính. Doanh nghiệp cần có kế hoạch quản lí tốt hơn hàng tồn kho và các khoản phải thu, xem xét lại chính sách tín dụng thương mại, quản lý các khoản nợ phải thu của mình để cải thiện tình trạng dòng tiền từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần xem xét lại các khoản chi phí về bán hàng và quản lý doanh nghiệp sao cho hài hòa với lượng doanh thu đạt được 62
  63. Doanh nghiệp cần phát triển hệ thống phân phối và bán hàng hiệu quả để tăng thị phần, trở thành đơn vị sản xuất đông dược lớn nhất cả nước với những tiền đề đã và đang đạt được ở trên Hạn chế đầu tư vào hoạt động xuất khẩu cao su do 3 nước xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới đã dỡ bỏ hạn ngạch xuất khẩu đồng thời Trung Quốc, thị trường nhập khẩu lớn nhất đã tuyên bố giảm lượng nhập khẩu 50%. 63