Đề tài Phân tích Báo cáo tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam vinamilk và đề xuất cho vay

doc 28 trang nguyendu 5690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phân tích Báo cáo tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam vinamilk và đề xuất cho vay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_phan_tich_bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sua_viet.doc

Nội dung text: Đề tài Phân tích Báo cáo tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam vinamilk và đề xuất cho vay

  1. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG TIỂU LUẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Đề tài: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK VÀ ĐỀ XUẤT CHO VAY Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Dung - 0853030028 Lê Thị Duyên - 0853030036 Ngô Thị Hạnh - 0853030048 Bùi Thu Huyền - 0853030036 Đỗ Diệu Linh - 0853030094 Giảng viên hướng dẫn: T.S Nguyễn Thị Lan Hà Nội, tháng 9/2011 0
  2. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 5 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY 7 2.1. Phân tích theo mô hình cổ điển 7 2.1.1 Tỷ số thanh khoản 7 2.1.1.1 Tỷ số thanh khoản hiện hành 7 2.1.1.2 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh 8 2.1.2. Các tỷ số hiệu quả hoạt động 10 2.1.2.1. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho 10 2.1.2.2 Kỳ thu tiền bình quân 11 2.1.2.3 Vòng quay tài sản cố định 12 2.1.2.4. Vòng quay tổng tài sản 13 2.1.3. Các tỷ số quản lý nợ 14 2.1.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 14 2.1.3.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 15 2.1.3.3 Tỷ số thanh toán lãi vay 16 2.1.3.4 Hệ số tự tài trợ 17 2.1.4. Các tỷ số khả năng sinh lời 18 2.1.4.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần 18 2.1.4.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản 19 2.1.4.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu 20 2.1.5 Các chỉ số giá trị thị trường 21 2.1.5.1 Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 21 2.1.5.2 Tỷ số giá trên thu nhập (P/E) 22 2.1.5.3 Tỷ số giá trên giá trị sổ sách (P/B) 22 2.2 . Phân tích theo mô hình điểm số Z 22 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CỦA CÁN BỘ TÍN DỤNG 24 3.1. Tóm tắt lại tình hình kinh doanh của doanh nghiệp 24 1
  3. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 3.2. Tình hình tài chính doanh nghiệp đến ngày 30/6/2011 24 3.4. Đề xuất cho vay 26 KẾT LUẬN 27 2
  4. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, dù chính sách đa dạng hoá tài sản đầu tư ngày càng được chú trọng thì tín dụng vẫn luôn là mảng kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất ở các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam bởi tính truyền thống, mức lợi nhuận cao của nó. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh nền kinh tế mới nổi còn nhiều bất cập về cơ chế, chính sách, đứng trước những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, NHTM luôn phải biết cách tự tạo ra những tấm lá chắn để bảo vệ đồng tiền đầu tư của mình. Một trong những khâu đẩu tiên và quan trọng nhất trong chính sách tín dụng của một ngân hàng là làm sao có thể phân tích, đánh giá chính xác khả năng của người đi vay, vừa để giúp ngân hàng tránh khỏi những lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức phát sinh, vửa giúp xã hội phân bổ được nguồn vốn hợp lí, đạt hiệu quả cao. Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là doanh nghiệp sản xuất sữa lớn nhất tại Việt Nam hiện nay chiếm gần 40% thị phần của thị trường sữa Việt Nam. Hiện tại tổng công suất 9 nhà máy của Vinamilk đạt khoảng 570.406 tấn sữa hàng năm với khoảng trên 200 dòng sản phẩm đa dạng. Mặc dù vậy, để đánh giá đúng khả năng tài chính của công ty thì không thể chỉ dựa vào những số liệu bề nổi như trên. Người cán bộ tín dụng phải biết cách phân tích kĩ lưỡng bản báo cáo tài chính của công ty để đánh giá đúng thực lực và những vấn đề còn tồn tại ở doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định tiến hành cho vay. Chính vì những lí do trên, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “ Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk và đề xuất cho vay” làm đề tài nghiên cứu. Bài tiểu luận sẽ đi sâu khai thác bản báo cáo tài chính của Vinamilk dựa vào hai mô hình cổ điển và hiên đại, từ đó đưa ra căn cứ cho ngân hàng để trả lời câu hỏi liệu có nên cho công ty vay vốn trong điều kiện kinh tế vĩ mô hiện nay không. Bài tiểu luận của nhóm sẽ được chia thành 3 phần: Chương I: Giới thiệu chung về công ty Vinamilk Chương II: Phân tích báo cáo tài chính của công ty 3
  5. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 Chương III: Đề xuất của cán bộ tín dụng. Chúng em xin chân thành cảm ơn T.S Nguyễn Thị Lan đã nhiệt tình hướng dẫn chúng em hoàn thành bài tiểu luận này. 4
  6. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk được thành lập trên quyết định số 155/2003QD-BCN ngày 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công Ty sữa Việt Nam thành Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam. Cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM ngày 28/12/2005. Tên giao dịch là VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY. Vốn điều lệ tại thời điểm tháng 01 năm 2011 là 3.530.721.200.000 đổng. Tiền thân của Vinamilk là 3 nhà máy sản xuất sữa là Thống Nhất, Trường Thọ. Hiện nay công ty có các nhà máy tại: Hà Nội, Bình Định, Cần Thơ, Sài Gòn và Nghệ An với hệ thống trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp hiên đại lân cận các tỉnh thành này. Công ty kinh doanh các sản phẩm như sau: sữa bột, bột ngũ cốc dinh dưỡng, trà, sữa đặc, sữa tươi, sữa chua ăn, sữa chua uống, sữa chua men sống, kem, phômai và smoothie với nhiều chủng loại và mẫu mã đa dạng và hầu hết đều mang thương hiệu Vinamilk. Các sản phẩm của Vinamilk không chỉ phục vụ nhu cầu nội địa mà còn được xuất khẩu sang ra các nước Trung Đông và Đông Nam Á. Sứ mệnh của Vinamilk là: Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội” Với hàng loạt các giá trị: chính trực, tôn trọng, công bằng, tuân thủ, và đạo đức Vinamilk đang vươn mình mạnh mẽ xứng danh với tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người. Dưới đây là sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý của Vinamilk 5
  7. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 Sứ mệnh của doanh nghiệp là: Vinamilk không ngừng đa dạng hóa các dòng sản phẩm, mở rộng lãnh thổ phân phối nhằm duy trì vị trí dẫn đầu bền vững trên thị trường nội địa và tối đa hóa lợi ích của cổ đông Công ty. Liên tục trong nhiều năm liền, Vinamilk liên tục là lọt vào danh sách hàng Việt Nam chất lượng cao, là một trong 31 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam, đồng thời góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Đặc biệt năm 2010 công ty được tạp chí Forbes bình chọn là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam lọt vào top 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất Châu Á. 6
  8. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY 2.1. Phân tích theo mô hình cổ điển 2.1.1 Tỷ số thanh khoản 2.1.1.1 Tỷ số thanh khoản hiện hành Tài sản lưu động Tỷ số thanh toán hiện thời = Nợ ngắn hạn 3.396.042 Năm 2008 = 1.221.336 = 2.78 5.118.618 Năm 2009 = 1.601.363 = 3.20 5.919.802 Năm 2010 = 2.645.012 = 2.24 7
  9. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 Nhận xét: Tỷ số > 1 1 đồng nợ ngắn hạn trong năm 2008 được đảm bảo bằng 2.78 đồng tài sản lưu động. Năm 2009 là 3.20 và năm 2010 là 2.24 Số liệu thanh toán hiện thời năm 2009 tăng 0.42 so với năm 2008. Mức giảm giữa 2010 và 2009 là khá lớn: 0.96 Tỷ số này cho ta thấy, công ty Vinamilk ngày càng sử dụng nhiều các khoản nợ ngắn hạn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Tài sản lưu động của công ty cũng tăng qua các năm nhưng tăng ít hơn các khoản nợ ngắn hạn, làm cho tỷ số thanh toán hiện thời giảm tương đối nhưng vẫn ở mức rất an toàn, điều này cũng có thể là công ty đã có những thay đổi quan trọng trong chiến lược chiếm dụng vốn. Tuy nhiên việc phân tích tỷ số này còn hạn chế, chưa đánh giá chính xác khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty vì trong tài sản lưu động có giá trị hàng tồn kho, chuyển đổi thành tiền chậm. Số liệu này tuy giảm dần qua các năm nhưng vẫn chứng tỏ mức an toàn lý tưởng trong khả năng thanh toán hiện thời của công ty. Vốn lưu động thường xuyên thuần (= Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn) luôn đảm bảo dương, có nghĩa là công ty luôn có khả năng chi trả các nghĩa vụ ngắn hạn của mình. Chỉ số này thấp đi nhưng vẫn đủ cao an toàn, cho thấy việc sử dụng tài sản ngắn hạn ngày một tốt hơn, công ty dần tối đa hóa được nguồn vốn ngắn hạn. 2.1.1.2 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động- giá trị hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn. 3.396.042 – 1.796.683 Năm 2008 = 1.221.336 8
  10. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 = 1.31 . 5.118.618 – 1.311.885 Năm 2009 = 1.601.363 = 2.38 5.919.802 – 2.351.354 Năm 2010 = 2.645.012 = 1.35 Nhận xét: Tỷ số > 1 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1.31 đồng (2008), 2.38 (2009), 1.35 (2010). Như vậy công ty có khả năng thanh toán ngắn hạn tốt, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cho khách hàng. Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cao. Việc loại giá trị hàng tồn kho của công ty ra khỏi khả năng thanh toán bằng tài sản lưu động, làm cho khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn giảm so với tỷ số tỷ số hiện thời nhưng nó đã phản ánh đúng thực chất khả năng thanh toán nhanh bằng tài sản lưu động. Điều này giúp cho công ty tăng uy tín về khả năng thanh toán nhanh chóng các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2010 tỷ số này giảm do hàng tồn kho tăng lên tương đối, điều này rất có thể là công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh bằng việc đa dạng hóa sản phẩm để kịp thời đáp ứng với nhu cầu thị trường. 9
  11. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011  Đánh giá chung: Khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tài sản lưu động là rất cao. Mặc dù qua các năm khả năng thanh khoản giảm nhưng khả năng thanh toán nhanh vẫn cao. Đảm bảo việc chi trả các khoản nợ phải thanh toán ngay. Với nhóm chỉ tiêu khả năng thanh khoản đứng góc độ ngân hàng sẽ sắn sàng chấp nhận các khoản tín dụng, đứng góc độ các đối tác kinh doanh thì sẵn sang ký kết hợp đồng với công ty vì uy tín trả nợ của công ty trong ngắn hạn là rất cao. Chính vì vậy làm cho công ty Vinamilk sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh, thu nhiều lợi nhuận hơn. 2.1.2. Các tỷ số hiệu quả hoạt động 2.1.2.1. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân Hàng tồn kho bình quân = (Hàng tồn kho đầu năm + Hàng tồn kho cuối năm)/2 5.609.083 Năm 2008 = 1.733.277 = 3.24 6.736.215 Năm 2009 = 1.543.613 = 4.36 10.579.208 10
  12. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 Năm 2010 = 1.831.560 = 5.78 Nhận xét: Phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho tốt. Vòng quanh nhanh tạo ra nhiều lợi nhuận, giảm chi phí, giảm hao hụt về vốn và tồn đọng. Giá trị hàng tồn kho năm 2009 ít hơn năm 2008, năm 2010 giá trị hàng tồn kho khá lớn nhưng đây không phải là một tín hiệu xấu bởi vì cùng với đó thì giá vốn hàng bán tăng vượt trội, cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty tăng cao, tăng doanh thu hàng bán, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. 2.1.2.2 Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = các khoản phải thu bình quân/ doanh thu bình quân 1 ngày Các khoản phải thu bình quân = (Tổng các khoản phải thu đầu năm + Tổng các khoản phải thu cuối năm)/2 Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu hàng năm/ 360 650.553 Năm 2008 = 23.277 = 27.95 712.197 Năm 2009 = 30.059 = 23.69 11
  13. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 926.749 Năm 2010 = 44.671 = 20.75 Nhận xét: Do đặc thù ngành nghề kinh doanh, tỷ số phản ánh công ty bán chịu rất nhiều, có nhiều khoản phải thu. Doanh thu bình quân 1 ngày của công ty rất cao, hiệu quả kinh doanh qua các năm tốt lên một cách rõ rệt. Mặc dù có nhiều khoản phải thu: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác nhưng công ty quản lý nợ rất tốt, trong vòng chưa đầy 1 tháng, công ty có thể thu hồi các khoản phải thu. Các khoản phải thu tăng đồng thời với doanh thu bình quân 1 ngày. Hiệu quả quản lý các khoản nợ phải thu ngày càng tốt. 2.1.2.3 Vòng quay tài sản cố định Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Tổng giá trị tài sản cố định ròng bình quân. Tổng tài sản cố định ròng bình quân = (Tổng giá trị tài sản cố định ròng đầu năm +Tổng giá trị tài sản cố định ròng cuối năm)/2. 8.208.035 Năm 2008 = 1.794.931 = 4.57 10.614.825 Năm 2009 = 2.230.726 12
  14. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 ` = 4.76 15.752.865 Năm 2010 = 2.976.767 = 5.29 Nhận xét: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty qua các năm ngày một tốt hơn, tạo ra được nhiều doanh thu. Dễ dàng nhận thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong giai đoạn 2009-2010, công ty đầu tư một giá trị lớn vào tài sản cố định, vòng quay được đẩy nhanh (Vinamilk sử dụng dây chuyền máy móc tiên tiến), từ đó cho thấy sản phẩm tạo ra nhiều, có chất lượng tốt, tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất, giúp cho công ty thu được lợi nhuận lớn. 2.1.2.4. Vòng quay tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng giá trị tài sản bình quân Tổng giá trị tài sản bình quân = (Tổng giá trị tài sản đầu năm + Tổng giá trị tài sản cuối năm)/2 8.208.035 Năm 2008 = 5.679.264 = 1.45 10.614.825 Năm 2009 = 7.249.010 13
  15. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 = 1.46 15.752.865 Năm 2010 = 9.627.534 = 1.64 Nhận xét: Việc sử dụng toàn bộ tài sản của công ty rất có hiệu quả. Tỷ số này tăng từ 1% lên 18% qua các năm. Lượng tài sản tham gia sản xuất lớn nên doanh thu của công ty cao. Tất cả các nguồn hình thành nên tài sản của công ty đều tăng qua các năm.  Đánh giá chung: Các tỷ số đã phản ánh được hoạt động kinh doanh của công ty là rất hiệu quả, việc quản lý các nguồn phải thu tốt, giá trị tài sản của công ty tăng lên, tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh có chất lượng cao với công nghệ hiện đại vì vậy mà doanh thu của công ty tăng rất nhanh. Mặc dù nền kinh tế khó khăn nhưng việc sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực có trình độ cao, sự quản lý tốt giúp cho công ty Vinamilk lần đầu tiên đạt doanh thu trên 10.000 tỷ đồng, đóng góp ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ đồng. 2.1.3. Các tỷ số quản lý nợ 2.1.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ = Tổng nợ phải trả/Tổng giá trị tài sản 1.367.948 Năm 2008 = 5.933.415 = 0.23 14
  16. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 1.857.658 Năm 2009 = 8.531.062 = 0.22 2.808.596 Năm 2010 = 10.773.032 = 0.26 Nhận xét: Tỷ số nợ năm sau cao hơn năm trước, điều này cho thấy giá trị tài sản được tài trợ bằng nợ phải trả nhiều hơn. Nhưng việc tăng các khoản nợ phải trả của công ty luôn đi kèm với việc tăng tổng giá trị tài sản. Điều này cho thấy công ty luôn có khả năng trả nợ bằng tài sản cao. Hơn nữa, nếu tỷ số này cao ở một mức kiểm soát được thì sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra được tấm chắn thuế lãi vay một cách hiệu quả. 2.1.3.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 1.367.948 Năm 2008 = 4.514.798 = 0.30 1.857.658 Năm 2009 = 6.638.039 15
  17. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 = 0.28 2.808.596 Năm 2010 = 7.964.437 = 0.35 Nhận xét: Tỷ lệ < 1 Nợ phải trả của công ty nhỏ hơn vốn chủ sở hữu công ty bỏ ra, công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán bằng chính nguồn vốn chủ sở hữu. Chỉ số này đều tăng qua các năm nhưng đều không có đột biến, điều này cho thấy công ty đang sử dụng nợ có hiệu quả và các khoản nợ đều được đảm bảo chi trả. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng cao (do lợi nhuận không ngừng gia tăng), chính vì vậy khoản nợ của công ty tăng lên nhiều nhưng còn quá nhỏ so với vốn chủ sở hữu. 2.1.3.3 Tỷ số thanh toán lãi vay Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay = EBIT/Chi phí lãi vay 1.389.177 Năm 2008 = 27.000 = 51.45 2.738.366 Năm 2009 = 6.655 16
  18. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 = 411.47 4.257.379 Năm 2010 = 6.172 = 689.79 Nhận xét: Khả năng chi trả lãi vay của công ty là rất cao. Năm 2009 và nhất là năm 2010 lợi nhuận trước thuế và lãi cao hơn rất nhiều với khoản tiền vay thấp, lãi phải trả ít nên công ty ít tốn chi phí vay hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Khả năng chi trả lãi cho ngân hàng của công ty là rất lớn nhưng việc sử dụng chỉ tiên này đánh giá khả năng trả lãi còn hạn chế vì EBIT không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả lãi. Hơn thế nữa hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như trả tiền nợ gốc, chi phí tiền thuê và chi phí trả cổ tức ưu đãi. 2.1.3.4 Hệ số tự tài trợ Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản 4.514.798 Năm 2008 = 5.933.415 = 76.09% 6.638.039 Năm 2009 = 8.531.062 17
  19. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 = 77.81% 7.964.437 Năm 2010 = 10.773.032 = 73.93% Nhận xét: Đối với Ngân hàng, tỷ suất này của khách hàng tối thiểu phải 30% mới gọi là có khả năng tự chủ về tài chính. Ở đây, hệ số tự tài trợ của công ty luôn ở mức rất cao, cho thấy công ty ít bị phụ thuộc và nguồn vốn vay, khả năng “tự thân vận động” rất tốt, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.  Đánh giá chung: Mức độ sử dụng nợ của công ty để đầu tư kinh doanh là rất thấp, chính vì thế mà khả năng chi trả nợ luôn luôn được đảm bảo. Chi phí bỏ ra ít mà doanh thu tăng thì lợi nhuận cũng sẽ tăng. Đối với ngân hàng những công ty có các tỷ số này đảm bảo khả năng chi trả cao thì việc cho vay sẽ thu được lợi nhuận cao. Việc đầu tư, khả năng chi trả đảm bảo năm sau luôn cao hơn năm trước. 2.1.4. Các tỷ số khả năng sinh lời. 2.1.4.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần ROS = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần 1.229.570 Năm 2008 = 8.208.035 = 0.15 2.376.420 Năm 2009 = 10.614.825 18
  20. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 = 0.22 3.615.493 Năm 2010 = 15.752.866 = 0.23 Nhận xét: Qua các năm, lợi nhuận ròng tạo ra từ doanh thu luôn tăng. Công ty hoạt động rất hiệu quả, chi phí bỏ ra thấp hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn. 2.1.4.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA = Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản bình quân 1.229.570 Năm 2008 = 5.679.264 = 0.22 2.376.420 Năm 2009 = 7.249.010 = 0.33 19
  21. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 3.615.492 Năm 2010 = 9.627.534 = 0.37 Nhận xét: Cùng 1 đồng tài sản bỏ ra thì lợi nhuận ròng được tạo ra của công ty tăng lần lượt là 11% và 4% qua các năm. Tỷ trọng tài sản tham gia vào sản xuất lớn và hiệu quả của nó cao cho nên lợi nhuận được tạo ra nhiều. Dựa và tỷ số nợ trên tài sản bình quân thấp, chi phí thấp, doanh thu lại nhiều, hiệu quả sử dụng tài sản đầu tư tăng, lợi nhuận ròng được tạo ra nhiều, lợi ích dành cho cổ đông, doanh nghiệp tăng lên. 2.1.4.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE = Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu 1.229.570 Năm 2008 = 4.514.798 = 0.27 2.376.420 Năm 2009 = 6.638.039 = 0.36 3.615.493 Năm 2010 = 7.964.437 = 0.45 20
  22. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 Nhận xét: Cùng 1 đồng vốn chủ sở hữu nhưng lợi nhuận ròng qua các năm đều tăng 9%. Nguồn vốn chủ sở hữu lớn, mà các chi phí phải trả bằng vốn chủ sở hữu thấp nên khi đầu tư sản xuất kinh doanh, lợi nhuận ròng thu được nhiều. Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tăng khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đem lại lợi nhuận cao cho các cổ đông của công ty.  Đánh giá chung: Khả năng sinh lợi của công ty rất cao, các nhà đầu tư nên đầu tư vào công ty này, lợi nhuận thu được sẽ nhiều. Các chỉ số phân tích cho thấy khả năng sinh lời của công ty là rất lớn, nhà đầu tư sẽ sẵn sàng bỏ ra chi phí cao để đầu tư vào công ty. Đứng góc độ ngân hàng thì đây là khách hàng ít rủi ro, mang lại lợi nhuận cao. 2.1.5 Các chỉ số giá trị thị trường 2.1.5.1 Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) EPS= (Lợi nhuận ròng – Cổ tức trả cổ phiếu ưu đãi)/ Bình quân tổng số cổ phần EPS(2008) = 7.015 EPS(2009) = 6.769 EPS( 2010) = 10.251 2.1.5.2 Tỷ số giá trên thu nhập (P/E) P/E= Giá/ Thu nhập mỗi cổ phần P/E(2008) = 10.83 P/E(2009) = 10.73 P/E(2010) = 9.24 21
  23. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 2.1.5.3 Tỷ số giá trên giá trị sổ sách (P/B) P/B = Giá cổ phiếu/ Giá trị sổ sách mỗi cổ phần Giá trị sổ sách mỗi cổ phần = (Tổng giá trị tài sản – tài sản vô hình – nợ)/ Số cổ phiếu phổ thông bình quân đang lưu hành P/B(2008) = 3.01 P/B(2009) = 2.54 P/B(2010) = 2.19 Nhận xét: Ta nhận thấy thu nhập trên mỗi cổ phần luôn ở mức cao và ổn định. Cổ phiếu Vinamilk luôn hấp dẫn các nhà đầu tư ( nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao mua cổ phiếu để nhận được 1 đồng tiền lãi cổ tức), do diễn biến chung của thị trường, P/E của VNM năm 2010 có giảm đi đôi chút nhưng vẫn thể hiện tâm lý lạc quan của nhà đầu tư đối với cổ phiếu của công ty. Tỷ số P/B cao cũng cho thấy công ty làm ăn rất tốt, thu nhập trên tài sản cao. 2.2 . Phân tích theo mô hình điểm số Z *) Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,64 X4 + 1,0 X5 Trong đó: X1 - tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (working capital/total Assets). X2 - tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (retain earning/ total Assets). X3 - tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/ total Assets). X4 - Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Market value of total liabilities). X5 - Tỷ số doanh số trên tổng tài sản (Sales/ total Assets) Năm 2008 2009 2010 X1 0.37 0.41 X2 0.09 0.1 22
  24. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 X3 0.23 0.32 X4 10.63 14.17 X5 1.41 1.27 Z 5.65 5.64 Năm 2008: Z = 9.5422 >2.9. Tài chính của doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn cao, chưa có khả năng phá sản. Năm 2009: Z = 12.0268 > 2.9. Tình hình tài chính ổn định, mức độ an toàn cao, độ tín nhiệm của công ty ở mức rất cao. Năm 2010: Z = > 2.9. Tài chính của công ty an toàn. Như vậy, trong 3 năm 2008, 2009, 2010 tài chính của công ty an toàn, độ tín nhiệm là AAA, trái phiếu của công ty có thể được đầu tư. 23
  25. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CỦA CÁN BỘ TÍN DỤNG 3.1. Tóm tắt lại tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thời gian qua - Mặt hàng kinh doanh: Sữa - Doanh thu qua các năm : 2008 2009 2010 8,208,982 10,613,771 15,752,865 - Kết quả kinh doanh : 1,250,120 2,736,076 3,615,492 - Thực hiện nghĩa vụ ngân sách Số tiền phải nộp: 635,715 tr vnd năm 2010 Số tiền đã nộp: 635,715 tr vnd , năm 2010 - Thị trường cung cấp nguyên vật liệu: 40% nguyên liệu trong nước, nhập sữa bột từ Úc, Newzealand - Thị trường tiêu thụ : 63 tỉnh thành cả nước, xuất khẩu sang Thái Lan, Úc, Mỹ. - Uy tín về giá cả, chất lượng: chất lượng tốt, giá cả phù hợp 3.2. Tình hình tài chính doanh nghiệp đến ngày 30/6/2011 - Vốn CSH: triệu vnd Ngày 30/6/2011 Ngày 31/12/2010 12,286,682 7,950,956 24
  26. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 Vốn CSH của DN tăng lên tới 154, 5% so với mức vốn CSH của DN tại ngày 30/12/2010 - Nợ phải trả: triệu vnd Ngày Tại ngày Tại ngày 30/6/2011 31/12/2010 Nợ vay ngắn hạn 3,248,164 2,643,646 Nợ vay dài hạn 143,679 159,704 Nợ vay ngắn hạn của DN tăng 23% trong vòng 6 tháng đầu năm 2011, có thể DN mở rộng việc sản xuất kinh doanh , hứa hẹn doanh thu cao hơn - Phải thu: triệu vnd Ngày 30/6/2011 31/12/2010 Phải thu k/h 994,444 595,420 Trả trước người 770,357 340,412 bán Phải thu khác 260,559 183,819 Tống 2,204,139 1,119,075 Các khoản phải thu từ khách hàng, trả trước người bán, phải thu khác tăng lần lượt 67% , 126%, 42% trong 6 tháng đầu năm 2011. Cho thấy tình hình kinh doanh của DN năm tới tốt hơn rất nhiều so với năm trước. - Hàng tồn kho : triệu vnd Ngày 30/6/2011 31/12/2010 HTK 3,987,991 2,276,753 Hàng tồn kho của DN tăng 67% trong nửa năm 2011, cho thấy quy mô sản xuất của DN năm tới mở rộng hơn so với năm trước. 25
  27. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 - Kết quả kinh doanh : triệu vnd Ngày 30/6/2011 31/12/2010 Doanh thu thuần 16,033,834 7,264,465 Lãi 2,090,642 2,052,246 Doanh thu của DN tăng 120% trong vòng 6 tháng đầu năm 2011, cùng với đó lãi tăng 1,8 %. Cho thấy tình hình kinh doanh của DN tốt hơn tron năm tới 3.3. Nhận xét của CBTD: - DN có đầy đủ tư cách pháp lý có uy tín, thương hiệu trên thương trường , cùng với mạng lưới sản xuất kinh doanh rộng khắp mọi tỉnh thành trên cả nước và thị trường nước ngoài. - Tình hình tài chính của DN: các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động, quản lí nợ, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán đều khá tốt , ốn định , và có xu hướng tăng trong tương lai. Đồng thời theo phân tích Zeta , điểm số Z của DN luôn ở mức trên 5.6 > 2.99, cho thấy DN luôn có tình hình tài chính tốt trong những năm qua (2008, 2009, 2010). Đặc biệt , trong thời gian tới, DN tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh có hiệu quả cho thấy tiềm lực tài chính của DN ngày càng lớn . - Vì vậy khả năng trả nợ và lãi vay ngân hàng được đảm bảo . 3.4. Đề xuất cho vay : - Quyết định cho công ty VINAMILK vay vốn - Số tiền cho vay, thời hạn vay, lãi suất 26
  28. Nhóm 5 Tín dụng ngân hàng Tháng 9/2011 KẾT LUẬN Trong suốt gần 10 năm hình thành và phát triển, công ty cồ phần sữa Việt Nam Vinamilk luôn chứng tỏ được tiềm lực tài chính ngày càng lớn mạnh của mình, có những đóng góp không nhỏ trong quá trình hiện đại hóa của toàn xã hội. Tương lai của công ty đang mở rộng với những số liệu tài chính dự kiến năm 2011. Do vậy ngân hàng có thể yên tâm về năng lực, uy tín và khả năng tài chính của người đi vay. Hơn khi nào hết, đặt trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn với lạm phát cao, thắt chặt tiền tệ, dư nợ tín dụng giảm, ngân hàng đặt yếu tố an toàn lên trên yếu tố lợi nhuận thì Vinamilk lại càng là một lựa chọn hợp lí để rót vốn cho vay. Hy vọng những phân tích tài chính và nhận định trên đây góp phần giúp ngân hàng có cái nhìn chân thực hơn để hỗ trợ việc ra quyết định của mình. Do quá trình tìm hiểu, phân tích của chúng em không tránh khỏi có nhứng sai sót nên chúng em mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía cô và các bạn. Một lần nữa, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới T.S Nguyễn Thị Lan đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu luận này. 27