Đề tài Nâng cao hiệu quả phân tích tài chính tại công ty cổ phần xây lắp điện I

doc 79 trang nguyendu 7460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nâng cao hiệu quả phân tích tài chính tại công ty cổ phần xây lắp điện I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_nang_cao_hieu_qua_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co.doc

Nội dung text: Đề tài Nâng cao hiệu quả phân tích tài chính tại công ty cổ phần xây lắp điện I

  1. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I Giáo viên hướng dẫn : TH.S TRẦN TỐ LINH Sinh viên thực hiện : HOÀNG VĂN QUANG Mã sinh viên : CQ502134 Lớp : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 50D HÀ NỘI, 4-2012 Hoàng Văn Quang 0 CQ502134
  2. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐẾ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3 1.1. Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 3 1.1.2. Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 11 1.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 14 1.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 14 1.2.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp 14 1.2.3. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản 16 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp 25 1.3.1. Các nhân tố chủ quan 25 1.3.2. Các nhân tố khách quan 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I 28 2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Xây lắp điện I 28 2.1.1. Khái quát về Công ty cổ phần Xây lắp điện I 28 2.1.2. Quá trình hình thành phát triển 29 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động 32 2.1.4. Sơ đồ tổ chức 33 2.1.4 Lực lượng lao động 34 2.2. Thực trạng chất lượng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Xây lắp điện I .36 2.2.1. Nguồn tài liệu 36 2.2.2. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản và ý nghĩa 43 2.3. Một số đánh giá chung về chất lượng phân tích tài chính 54 2.3.1. Kết quả đạt được 54 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế 56 2.3.3. Nguyên nhân 57 Hoàng Văn Quang 1 CQ502134
  3. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I 61 3.1. Định hướng phát triển của công ty 61 3.1.1. Các mục tiêu chính 61 3.1.2. Những vấn đề chính 61 3.1.3. Các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu trên 61 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Xây lắp điện I 62 3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức phân tích tài chính 62 3.2.2. Nâng cao chất lượng sử dụng thông tin trong phân tích tài chính 67 3.2.3. Hoàn thiện các phương pháp và kỹ thuật phân tích tài chính 68 3.2.4. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính 68 3.2.5. Đầu tư đổi mới công nghệ 69 3.3. Một số kiến nghị với Công ty cổ phần Xây lắp điện I 70 3.3.1. Kiến nghị về phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty 70 3.3.2. Kiến nghị về phương hướng nâng cao hiệu quả phân tích tài chính cho công ty 71 KẾT LUẬN 73 Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  4. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSLĐ . . Tài sản lưu động ROE Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu VCSH Vốn chủ sở hữu DN . Doanh nghiệp NĐT . . .Nhà đầu tư BCĐKT Bảng cân đối kế toán LNTT . Lợi nhuận trước thuế LNST .Lợi nhuận sau thuế TSCĐ Tài sản cố định VLĐ Vốn lưu động HTK . .Hàng tồn kho TSNH . .Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn KPT Khoản phải thu Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  5. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam 2011 đã đạt được những thành tựu nổi bật như đã ngăn chặn được sự suy giảm kinh tế, tăng trưởng khá và làm tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn đó một số khó khăn thách thức như vấn đề giải quyết việc làm, tình trạng nhập siêu cao và đặc biệt là tỉ lệ lạm phát qua các năm. Bên cạnh đó, trước sự cạnh tranh quyết liệt của các thành phần trong nền kinh tế thị trường hiện nay, có một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phải giải thể hoạt động kinh doanh của mình nhưng cũng có một số doanh nghiệp trụ vững được và hoạt động bình thường mặc dù các doanh nghiệp này cũng chịu không ít ảnh hưởng từ cuộc khùng hoảng kinh tế toàn cầu. Vậy thì câu hỏi được đặt ra là tại sao lại có sự khác biệt giữa những doanh nghiệp đó? Câu trả lời có liên quan đến nhiệm vụ phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp đó. Việc thường xuyên tiến hành và tiến hành có hiệu quả hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình, xác định đúng đắn và đầy đủ nguyên nhân cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính, từ đó có các kế hoạch quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh, đề ra các chiến lược phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai thông qua công việc tiến hành dự báo, dự đoán các điều kiện kinh doanh. Mặt khác phân tích tài chính doanh nghiệp là công việc được quan tâm và yêu cầu thường xuyên bởi nhiều đối tượng như nhà quản lý, nhà đầu tư, ngân hàng, Các đối tượng sẽ nhờ đó mà đưa ra các quyết định để phục vụ cho lĩnh vực quản lý của họ. Qua đó, từ các tác nhân chủ quan và khách quan, từ các nhân tố bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đó cũng là một trong những mục tiêu lớn nhất của tất cả các doanh nghiệp. Nhờ vậy doanh nghiệp mới tạo được uy tín cũng như thương hiệu của mình, ổn định tình hình tài chính, hạn chế những rủi ro luôn tiềm ẩn và có thể đứng vững và phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc phân tích tài chính trên kết hợp với những kiến thức đã được học tại trường trong những năm học Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  6. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân trước mà em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Xây lắp điện I” để làm chuyên đề thực tập. Chuyên đề của em được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính tại công ty cổ phần xây lắp điện I Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty cổ phần xây lắp điện I Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Trần Tố Linh cùng toàn thể các anh, chị trong phòng tài chính - kế toán đã giúp đỡ em thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này! CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐẾ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  7. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 1.1. Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Tổng quát về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh nhằm mục đích sinh lời được pháp luật thừa nhận, được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định, có từ một chủ sở hữu trở lên, có tên gọi riêng, có trụ sở giao dịch ổn định. Đối với các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có các yếu tố cần thiết: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền tệ nhất định. Do vậy, doanh nghiệp phải hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đó. Theo Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định bốn loại hình doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Đó là: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định. Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tài chính, tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời đây cũng là nơi thu hút trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nền sản xuất. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tài chính doanh nghiệp, các nhà kinh tế đã tìm kiếm khái niệm tài chính trên các vấn đề có tính chất nguyên lý khác nhau của họ mà thường tập trung vào 5 nguyên tắc sau: + Nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp + Sự bảo đảm có lợi ích cho những người bỏ vốn dưới các hình thức khác nhau + Khía cạnh thời hạn của các loại vốn Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  8. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân + Sự diễn giải các khái niệm về vốn như là tổng giá trị của các loại tài sản dưới hai dạng vốn trừu tượng và vốn cụ thể + Chỉ ra quá trình thay đổi của vốn trong các trường hợp tăng giảm và thay đổi cấu trúc của nó 1.1.1.2. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp, mục tiêu, nhiệm vụ và các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Khái niệm Phân tích tài chính là một tập hợp khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép tập hợp và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm trợ giúp cho việc ra quyết định tài chính. Trọng tâm của phân tích tài chính doanh nghiệp là phân tích các báo cáo tài chính và chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua hệ thống phương pháp, công cụ và kỹ thuật giúp cho nhà phân tích từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, vừa xem xét chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra các quyết định tài chính, quyết định tài trợ và quyết định đầu tư. Mỗi đối tượng khác nhau sẽ quan tâm tới các nội dung tài chính khác nhau của doanh nghiệp. Tuy nhiên, về cơ bản, quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp gồm các bước: thu thập thông tin; xử lý thông tin; dự báo và đưa ra quyết định tài chính. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính bao gồm thông tin kế toán và các thông tin khác, trong đó, thông tin kế toán có vai trò quan trọng nhất. Mục tiêu Hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản sau: xác định nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, tìm kiếm và huy động nguồn vốn đáp ứng tốt nhu cầu và sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  9. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân doanh nghiệp. Vai trò đó thể hiện ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, trong việc thiết lập các dự án đầu tư ban đầu, dự kiến hoạt động, gọi vốn đầu tư. Để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có một lượng vốn nhất định, bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và các vốn chuyên dùng khác. Ngoài ra doanh nghiệp cần phải có những giải pháp hữu hiệu để tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Việc tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng của hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn các nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và nâng cao tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp đều có quyền bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh thì chúng ta chỉ quan tâm đến tình hình tài chính của công ty, doanh nghiệp trên các khía cạnh, vai trò khác nhau như: đứng trên phương diện nhà đầu tư, nhà cung cấp, người đi vay, khách hàng .Nhưng vấn đề ở đây chúng ta quan tâm, để ý đến nhiều nhất là khả năng sinh lời, khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng thanh toán của công ty, doanh nghiệp và đặc biệt là mức lợi nhuận tối đa mà doanh nghiệp có thể đạt được là bao nhiêu. Chính vì thế mà trong phân tích tình hình tài chính của công ty, doanh nghiệp thì cần phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau: + Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực hệ thồng những thông tin hữu ích, cần thiết phục vụ cho doanh nghiệp và các đối tượng khác quan tâm đến như: các nhà đầu tư, các cổ đông và những người sử dụng thông tin tài chính khác, giúp cho họ có được quyết định đúng đắn khi đưa ra các quyết định đầu tư, quản lý công ty, doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất. + Phân tích tình hình tài chính phải cũng cấp đầy đủ những thông tin quan trọng nhất cho các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cổ đông, những người sử Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  10. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân dụng thông tin tài chính khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của các dòng tiền vào, ra tình hình sử dụng vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. + Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình, sự kiện, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp Nhiệm vụ Nhiệm vụ của phân tích các báo cáo tài chính ở doanh nghiệp là căn cứ trên những nguyên tắc về tài chính doanh nghiệp để phân tích đánh giá tình hình thực trạng và triển vọng của hoạt động tài chính, chỉ ra được những mặt tích cực và hạn chế của việc thu – chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được các mục tiêu chủ yếu đó, nhiệm vụ cơ bản của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là : + Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp + Phân tích diễn biến sử dụng tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản + Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp + Phân tích tình hình dự trữ TSLĐ + Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. + Phân tích các chỉ số hoạt động + Phân tích các hệ số sinh lời. Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh. Có ba nguyên tắc cơ bản khi sử dụng phương pháp này, đó là: Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh. Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  11. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, tiêu chuẩn đó có thể là: Tài liệu của năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức ) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức đó. Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được. Điều kiện so sánh được Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. Trong thực tế, thường điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm hơn cả là về thời gian và không gian. Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán phải thống nhất trên các mặt sau: + Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế + Phải cùng một phương pháp phân tích + Phải cùng một đơn vị đo lường Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương đương nhau. Tuy nhiên, trên thực tế có rất ít các chỉ tiêu đồng nhất được với nhau. Do đó, để đảm bảo tính thống nhất người ta cần phải quan tâm tới phương diện được xem xét mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần phải có, thời gian phân tích được cho phép. Kỹ thuật so sánh So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô tăng giảm của các hiện tượng kinh tế. Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  12. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân So sánh bằng số tương đối: là thương số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế. So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung, có cùng một tính chất. So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung. Công thức xác định: Mức biến động tương đối Chỉ số kỳ phân tích Chỉ tiêu kỳ gốc Hệ số điều chỉnh Tùy theo mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung phân tích của các chỉ tiêu kinh tế mà người ta sử dụng kỹ thuật so sánh thích hợp. Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể được thực hiện theo ba hình thức sau: So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỉ lệ mối tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kế toán – tài chính, còn gọi là phân tích theo chiều dọc (cùng cột của báo cáo) So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định tỉ lệ và chiều hướng biến động các kỳ trên báo cáo kế toán – tài chính, còn gọi là phân tích theo chiều ngang (cùng hàng trên báo cáo). So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem trên mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét nhiều kỳ (từ 3- 5năm hoặc lâu hơn) để cho ta thấy rõ xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu. Các hình thức sử dụng kỹ thuật so sánh trên thường được phân tích trong các phân tích báo cáo tài chính - kế toán, nhất là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  13. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính định kỳ của doanh nghiệp. Phương pháp tỉ lệ Phương pháp tỉ lệ được thực hiện thông qua việc tính toán các chỉ số tài chính dựa trên các dữ liệu thu thập được trên báo cáo tài chính, sau đó người phân tích sẽ so sánh và xem xét các chỉ số tính được với các thông tin tham chiếu theo thời gian và không gian. Từ đó có thể rút ra được xu hướng biến động và thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ: Tính chỉ số tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), sau đó so sánh với ROE của các năm trước để đánh giá và rút ra được những xu hướng biến động của ROE qua các năm, sau đó so sánh ROE của doanh nghiệp mình với mức ROE trung bình ngành để thấy được vị trí, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp khác. Các tỉ lệ tài chính then chốt thường được nhóm lại thành bốn loại chính, tùy theo khía cạnh cụ thể về tình hình tài chính của công ty mà các tỉ lệ này muốn làm rõ: - Khả năng sinh lời: các tỉ lệ được thiết kế để đo lường năng lực có lãi và mức sinh lợi của công ty - Tính thanh khoản: các tỉ lệ được thiết kế để đo lường khả năng của một công ty trong việc đáp ứng nghĩa vụ thanh toán nợ ngắn hạn khi đến hạn. - Hiệu quả hoạt động kinh doanh: đo lường tính hiệu quả trong công việc sử dụng các nguồn lực của công ty để kiếm được lợi nhuận. - Cơ cấu vốn (đòn bẩy nợ/vốn) : đo lường phạm vi theo đó việc trang trải tài chính cho các khoản vay nợ được công ty thực hiện bằng cách vay nợ hay bán thêm cổ phần. Phương pháp dupont Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  14. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Phương pháp phân tích dupont là việc nhà phân tích tách một chỉ số tổng hợp phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp thành các chỉ số có quan hệ với nhau. Từ đó nhà phân tích sẽ đánh giá tác động của từng yếu tố tới khả năng sinh lời chung của doanh nghiệp. ROE = NI/E = NI/S x S/A x A/E Trong đó: NI là lợi nhuận ròng; S là doanh thu; A là tổng tài sản và E là vốn chủ sở hữu. Với cách thay thế như vậy, ta sẽ có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của 3 nhóm nhân tố: tỷ suất lợi nhuận biên (NI/S); hiệu suất sử dụng tổng tài sản (S/A) và đòn bẩy tài chính (A/E). Một DN có thể tăng ROE bằng cách nâng cao hiệu suất sử dụng tổng tài sản (ROA) hoặc tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính (sử dụng nhiều nợ hơn để tài trợ cho tổng tài sản). Phương pháp phân tích tài chính Dupont mở rộng Với phương pháp phân tích tài chính Dupont mở rộng, các nhà phân tích đã đưa ra một số nhân tố bên trong ảnh hưởng đến ROE, gồm 5 nhân tố: - Tỷ suất lợi nhuận ròng biên (EBIT/doanh thu bán hàng); - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Doanh thu bán hàng/tổng tài sản); - Tỷ lệ chi phí trả lãi (Chi phí trả lãi/tổng tài sản); - Đòn bẩy tài chính (Tổng tài sản/vốn chủ sở hữu); - Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế so với lợi nhuận trước thuế (1-Thuế TNDN/EBT) = NI/EBT. Những phân tích này sẽ giúp NĐT biết được những thay đổi về giá trị ROE của DN cũng như các nguyên nhân gây ra chúng. Phương pháp dupont cho thấy mối quan hệ nhân quả ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp để có thể dự đoán những biến động trong tương lai và đưa ra những điều chỉnh thích hợp cho doanh nghiệp. Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  15. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 1.1.2. Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, được phân ra thành thông tin nội bộ trong doanh nghiệp và thông tin bên ngoài doanh nghiệp 1.1.2.1. Thông tin trong nội bộ doanh nghiệp Các thông tin nội bộ doanh nghiệp gồm có các thông tin kế toán, hệ thống báo cáo tài chính, tình hình hoạt động hiện tại và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt trong đó các báo cáo tài chính thể hiện các thông tin về tình hình tài chính - kế toán trong doanh nghiệp được coi là nguồn thông tin quan trọng nhất. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm ba loại báo cáo chủ yếu là báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ngoài ra còn có thêm một phần nữa là báo thuyết minh báo cáo tài chính để giải trình chi tiết hơn các thông tin trong các loại báo cáo trên. Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện các kết quả hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Cụm từ “khoảng thời gian nhất định” có ý nghĩa quan trọng vì báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả tích lũy của hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ. Nó cho biết liệu doanh nghiệp đó có kiếm được lợi nhuận không hay là kinh doanh thua lỗ - tức là liệu rằng lợi nhuận của công ty là dương hay âm. Ngoài phản ánh khả năng lợi nhuận của công ty ở cuối một khoảng thời gian cụ thể - thông thường là cuối tháng, cuối quý hay năm tài chính của công ty đó, nó còn cung cấp các thông tin tổng hợp về tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp như lao động, vốn, kĩ thuật, vật tư thông qua các khoản chỉ phí. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một cách tổng hợp tình hình tài chính của các công ty tại một thời điểm nhất định nào đó, thường là cuối tháng, cuối quý hoặc năm tài chính. Trên thực tế, bảng cân đối kế toán thế hiện những tài sản do công ty quản lý Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  16. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và việc cấp vốn cho những tài sản này - bằng vốn của những người cho vay (nợ phải trả), vốn góp từ các chủ sở hữu, hoặc từ cả hai nguồn. Bảng cân đối kế toán được phản ánh theo phương trình kế toán sau Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Tài sản là những thứ mà công ty đầu tư vào để thực hiện việc kinh doanh, chẳng hạn như tiền mặt, nguyên vật liệu tồn kho, đất đai, nhà xưởng và trang thiết bị. Ngoài ra, tài sản còn bao gồm tiền nợ từ các khách hàng và công ty khác, loại tài sản này gọi là khoản phải thu. Vế thứ hai của phương trình bắt đầu từ nợ phải trả. Nợ phải trả: Là tổng các khoản nợ phát sinh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản nợ tiền vay (vay ngắn hạn, vay dài hạn, vay trong nước, vay nước ngoài), các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước, các khoản phải trả cho công nhân viên (tiền lương, phụ cấp, ) và các khoản phải trả khác. Vốn chủ sở hữu là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên, Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần. Bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp, bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ và khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp đó. Qua các thông tin trên bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình, quy mô và mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các dòng tiền vào ra của một doanh nghiệp trong một thời kỳ, nêu chi tiết các lí do tại sao lượng tiền (và những khoản tương đương tiền) thay đổi trong kỳ kế toán. Đặc biệt báo cáo này phản ánh tất cả các thay đổi về tiền tệ theo ba hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tài chính. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết doanh Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  17. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân nghiệp có bao nhiêu tiền vào đầu kỳ và còn lại bao nhiêu vào cuối kỳ. Kế tiếp, nó mô tả công ty đã thu và chi bao nhiêu tiền trong một khoảng thời gian cụ thể. Việc sử dụng tiền được ghi thành số âm và nguồn tiền ở đây được ghi là số dương. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ rất hữu ích vì nó cho biết liệu công ty hay doanh nghiệp có khả năng chuyển các khoản phải thu thành tiền không. Về vơ bản, khả năng đó tạo điều kiện cho công ty, doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ. Khả năng thanh toán nợ là khả năng trả các hóa đơn khi đến hạn. Ngoài các báo cáo tài chính, người phân tích tài chính doanh nghiệp cũng cần phải thu thập thêm các thông tin về chiến lược phát triển, định hướng của doanh nghiệp, cách thức tổ chức quản lý trong doanh nghiệp đó. 1.1.2.2. Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp hết sức phong phú và đa dạng, trong đó có thể kể đến như thông tin về toàn bộ nền kinh tế, về ngành mà doanh nghiệp tham gia, các thông tin về thị trường và đối thủ. Các yếu tố của nền kinh tế như lạm phát, tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, môi trường kinh doanh, các yếu tố về pháp luật, chính trị. Đối với ngành mà doanh nghiệp tham dự, cần thu thập các thông tin thông tin về mức tăng trưởng, triển vọng của ngành, các chỉ số thống kê trung bình ngành. Các thông tin này sẽ giúp đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh, sản xuất đó. Các thông tin về thị trường như lãi suất, tỉ giá, thị phần, thông tin các sản phẩm cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp phân tích cũng như dự báo về các triển vọng và rủi ro có thể xảy ra. Từ đó góp phần giúp các doanh nghiệp có phương hướng đúng đắn để tăng doanh thu, tối thiểu chi phí. Các thông tin trên có thể doanh nghiệp tự tìm kiếm, tổng hợp hoặc cũng có thể do các tổ chức chuyên cung cấp các thông tin đó cung cấp cho công ty, doanh nghiệp quan tâm. 1.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  18. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Kết quả phân tích này sẽ cho phép các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay là có chiều hướng đi xuống. Trên cơ sở đó, có những biện pháp hữu hiệu cho công tác tăng cường quản lý doanh nghiệp. Nội dung phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm: - Phân tích khái quát tình hình vốn và nguồn vốn, tình hình thu – chi trong doanh nghiệp + Diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn, luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp + Tình hình vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động. + Kết cấu vốn và kết cấu tài sản. + Các chỉ tiêu trung gian tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh. - Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng tài chính doanh nghiệp. 1.2.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét và đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên BCĐKT về nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trước tiên, cần trình bày BCĐKT dưới dạng cân đối báo cáo (trình bày 1 phía) từ tài sản đến nguồn vốn. Sau đó so sánh số liệu cuối kỳ so với đầu kỳ trong từng chỉ tiêu của bảng cân đối để xác định tình hình tăng giảm vốn trong doanh nghiệp theo nguyên tắc: + Sử dụng vốn là tăng tài sản, giảm nguồn vốn + Sử dụng vốn là giảm tài sản, tăng nguồn vốn + Nguồn vốn và sử dụng vốn phải cân đối với nhau. Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  19. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Cuối cùng tiến hành xắp xếp các chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn theo những trình tự nhất định tùy theo mục tiêu phân tích và phản ánh vào một bảng biểu mẫu sau: Biểu chỉ tiêu số tiền tỷ trọng 1-Sử dụng vốn Cộng sử dụng vốn 2- Nguồn vốn Cộng nguồn vốn Nội dung phân tích này cho ta biết trong một kỳ kinh doanh nguồn vốn tăng (giảm) bao nhiêu? Tình hình sử dụng vốn như thế nào? những chỉ tiêu nào là chủ yếu ảnh hưởng tới sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp? từ đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Ngoài việc phân tích diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn, trên thực tế, người ta còn sử dụng phương pháp phân tích theo luồng tiền; phương pháp này dựa vào dòng tiền mặt đầu kỳ và cuối kỳ so sánh với nhau. Sau đó xác định nguyên nhân làm thay đổi tăng(giảm) tiền mặt cuối kỳ so với đầu kỳ, dựa vào sự thay đổi trong từng chỉ tiêu của BCĐKT. Mỗi sự thay đổi cuối kỳ so với đầu kỳ trong từng chỉ tiêu của BCĐKT đều dẫn tới sự tăng (giảm) tiền mặt tương ứng theo nguyên tắc: + Tăng tiền mặt là giảm tài sản và tăng nguồn vốn. + Giảm tiền mặt là tăng tài sản và giảm nguồn vốn. + Tổng cộng tăng (giảm) tiền mặt đến cuối kỳ đúng bằng sự thay đổi trên dòng tiền mặt cuối kỳ so với đầu kỳ của BCĐKT. Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  20. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Phương pháp phân tích này giúp ta xác định khả năng chuyển đổi vật tư, hàng hóa và tài sản thành tiền mặt trong kỳ. 1.2.3. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản 1.2.3.1. Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính Tỷ số nợ trên tài sản Tổng nợ Tỷ số nợ trên tài sản = 100% x Tổng tài sản Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị tổng tài sảntrong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn. Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cá biệt nào đó với tỷ số bình quân của toàn ngành. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Tổng nợ Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = 100% x Giá trị vốn chủ sở hữu Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  21. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân giá trị vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cá biệt nào đó với tỷ số bình quân của toàn ngành. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay LNTT + Lãi vay Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty. Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm Lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế bởi thực tế Lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một doanh nghiệp cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình. Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  22. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Ngoài các chỉ tiêu về cơ cấu trên còn có các chỉ tiêu như: TSCĐ hoặc TSLĐ Hệ số cơ cấu tài sản = Tổng tài sản Tổng VCSH Hệ số cơ cấu nguồn vốn = Tổng nguồn vốn Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn: - Độ ổn định của nguồn tài trợ V1 và V2: Vốn chủ + Nợ dài hạn V1 = Tổng nguồn vốn Nợ ngắn hạn V2 = Tổng nguồn vốn Ta có V2 = 1 – V1 vì tổng vốn gồm có Vốn chủ, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nếu V1 cao thì tình hình tài chính của doanh nghiệp là an toàn do các tài sản được tài trợ bằng các nguồn dài hạn và ngược lại, nếu có V2 cao thì tình hình tài chính của doanh nghiệp là không an toàn do các tài sản được tài trợ bằng các nguồn ngắn hạn. - Độ tự chủ tài chính tổng quát V3 và V4: Vốn chủ sở hữu V3 = Tổng nguồn vốn Nợ phải trả V4 = Tổng nguồn vốn Như vậy ta cũng có hệ số V4 = 1- V3 và V3 còn được coi là hệ số tự chủ về vốn. Hệ số V4 cho ta thấy tỷ lệ tài sản được đầu tư bởi nguồn vốn đi chiếm dụng. Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  23. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 1.2.3.2. Các hệ số về hoạt động Các hệ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài sản khác nhau. Số vòng quay hàng tồn kho Doanh thu thuần Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Trong đó: Hệ số vòng quay hàng tồn kho cũng được tính cho 4 quý gần nhất theo công thức sau: Trong đó Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  24. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền , cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp. Vòng quay VLĐ Doanh thu thuần Vòng quay VLĐ = TSLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ TSLĐ quay được bao nhiêu vòng và cho ta biết tương ứng với một đồng TSLĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Ngoài ra chỉ tiêu này nói lên trong một năm (quý), vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay càng nhiều thì hiệu quả đồng vốn đem lại càng cao. Số nghịch đảo của chỉ tiêu trên gọi là hệ số bảo đảm. Hệ số bảo đảm cho thấy muốn có một đơn vị khối lượng sản phẩm thực hiện cần thiết phải có bao nhiêu đơn vị vốn lưu động, hoặc một đồng giá trị sản phẩm thực hiện phải có bao nhiêu đồng vốn lưu động. Một chỉ tiêu khác thường được sử dụng là chỉ tiêu độ dài của mỗi vòng quay của vốn lưu động, được tính bằng đơn vị ngày. Cách tính cho một năm, hay một quý như sau: Mỗi vòng quay của vốn cần một thời gian càng ngắn càng tốt. Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  25. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Mỗi vòng quay của vốn cần một thời gian càng ngắn càng tốt. Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSCĐ = TSCĐ bình quân Chỉ tiêu chất lượng được thể hiện dưới hình thức giá trị về tình hình và kết quả sử dụng tài sản cố định trong một thời gian nhất định. Trong sản xuất - kinh doanh, chỉ tiêu này là quan hệ so sánh giữa giá trị sản lượng đã được tạo ra với giá trị tài sản cố định sử dụng bình quân trong kì; hoặc là quan hệ so sánh giữa lợi nhuận thực hiện với giá trị tài sản cố định sử dụng bình quân. Nó chỉ ra một đồng giá trị tài sản cố định làm ra được bao nhiêu đồng giá trị sản lượng hoặc lợi nhuận. Được dùng để đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp trong các thời kì khác nhau, hoặc trong quan hệ so sánh với các doanh nghiệp cùng loại. Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng Tổng TS = Tổng TSCĐ bình quân Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  26. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ. Kỳ thu tiền bình quân: Các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân = DT bình quân 1 ngày Kỳ thu tiền bình quân (hay Số ngày luân chuyển các khoản phải thu, Số ngày tồn đọng các khoản phải thu, Số ngày của doanh thu chưa thu) là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy số ngày trong năm chia cho số vòng quay khoản phải thu. Một cách tính khác là lấy trung bình cộng các khoản phải thu chia cho doanh thu thuần (doanh thu không kể tiền mặt) bình quân mỗi ngày. Dựa vào Kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của doanh nghiệp, chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp. Theo quy tắc chung, kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1/3) kỳ hạn thanh toán. Còn nếu phương thức thanh toán của doanh nghiệp có ấn định kỳ hạn được hưởng chiết khấu thì kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1/3) số ngày của kỳ hạn được hưởng chiết khấu. 1.2.3.3. Các chỉ số về khả năng thanh toán Đây là nhóm các chỉ số quan trọng, nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua một số hệ số sau: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Tổng tài sản Hệ số thanh toán tổng quát = Nợ phải trả Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp so với tổng số nợ phải trả. Hệ số này càng thấp thì khả năng thanh toán của doanh Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  27. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân nghiệp càng kém, còn khi hệ số này lớn hơn 1 thì mới đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Tổng tài sản lưu động Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là thương số giữa tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Nó thể hiện mức độ đảm bảo TSLĐ với nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này xấp xỉ 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh Tổng TSLĐ - HTK Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh là khả năng thanh toán nợ ngay của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 0,5 thì có khả năng thanh toán các khoản nợ tới và quá hạn tương đối tốt còn các doanh nghiệp có hệ số này dưới 0,5 thì có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ tới và quá hạn. Trường hợp lý tưởng là doanh nghiệp có hệ số này bằng 1. Đây là nhóm các hệ số quan trọng, nó phản ánh rõ nhất tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm xem xét. Các nhà quản lý doanh nghiệp căn cứ vào nhóm các hệ số này để đưa ra các đối sách về việc có cần huy động thêm hay không các nguồn tài chính một cách thích hợp, kịp thời để đảm bảo an toàn khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số nợ phải thu và nợ phải trả Các khoản nợ phải trả Hệ số nợ phải trả, nợ phải thu = Các khoản nợ phải thu Hệ số này đối với một doanh nghiệp có tình hình tài chính ổn định thường xấp sỉ bằng 1. Nếu hệ số này lớn hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp chiếm dụng được vốn của người khác và ngược lại nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp bị người khác chiếm dụng vốn. Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  28. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 1.2.3.4. Các hệ số về khả năng sinh lời Các hệ số về khả năng sinh lời luôn được các nhà quản trị tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, chúng phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh và cũng là căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai đối với doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất LNTT trên doanh thu = Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất LNST trên doanh thu = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các nhà quản trị tài chính đặc biệt quan tâm đến lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đã bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được mấy đồng lợi nhuận. Cũng như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ta cũng tính riêng lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế với vốn kinh doanh. Lợi nhuận trước thuế x 100 Tỷ suất LNTT vốn kinh doanh = Giá trị tài sản bình quân Lợi nhuận sau thuế x 100 Tỷ suất LNST vốn kinh doanh = Giá trị tài sản bình quân Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  29. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó. Hế số doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu này Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu bình quân Hệ số này cho ta biết với một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì chủ doanh nghiệp thu được về bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1. Các nhân tố chủ quan 1.3.1.1. Lựa chọn phương pháp phân tích tài chính Trên cơ sở những thông tin có được, các nhà phân tích sẽ lựa chọn phương pháp phân tích tài chính thích hợp để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Mỗi phương pháp sẽ cho một kết quả phân tích nhất định về một vấn đề nào đó trong tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong thực tế hiện nay, các nhà phân tích thường kết hợp các phương pháp tài chính theo từng mục tiêu cụ thể mà nhà quản lý, chủ đầu tư quan tâm. Có như vậy thì việc phân tích mới đạt chất lượng cao. 1.3.1.2. Trình độ cán bộ phân tích Người thực hiện phân tích tài chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính trước tiên do vậy trước hết nhà phân tích là người định hướng cho cả quá trình phân tích, quyết định phương pháp và nguồn thông tin sử dụng. Kết quả phân tích tài chính là những nhận xét, đánh giá và dự đoán của nhà phân tích, do vậy nhà phân tích phải cần trình độ chuyên môn tốt, yêu cầu trung thực cũng như phải ý thức được tầm quan trọng và nhiệm vụ của mình khi tiến hành phân tích thì việc phân tích tài chính mới có được hiệu quả cao. Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  30. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 1.3.1.3. Nhận thức về phân tích tài chính của nhà quản lý, chủ đầu tư. Nhà quản lý và chủ đầu tư là đối tượng quan tâm trực tiếp đến hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp, sử dụng chính kết quả phân tích để đưa ra các quyết định liên quan đến công ty. Nếu nhà quản lý không ý thức rõ ràng vai trò và kết quả của hoạt động tài chính thì khó có thể tổ chức tốt công tác phân tích tài chính chứ chưa nói đến việc đưa ra các quyết định đúng đắn. Vì vậy, để chất lượng phân tích tài chính tốt nhất thì cần nhà quản lý có nhận thức rõ ràng, định hướng công tác phân tích tài chính theo các mục tiêu cần quan tâm, có trình độ để có thể đưa ra quyết định trên cơ sở kết quả phân tích. 1.3.1.4. Chất lượng thông tin sử dụng trong phân tích tài chính. Thông tin là vô cùng quan trọng với hoạt động phân tích tài chính. Nếu không có thông tin hoặc thông tin được đưa ra một cách thiếu chính xác thì việc phân tích tài chính sẽ chất lượng phân tích tài chính sẽ thấp, không đạt được kết quả cao. Thông tin thiếu sẽ dẫn đến việc không thể thực hiện phân tích tài chính được. Thông tin có thể đến từ trong nội bộ doanh nghiệp như các tài liệu kế toán, kế hoạch kinh doanh, báo cáo tài chính, các quyết định của doanh nghiệp Thông tin cũng có thể đến từ bên ngoài doanh nghiệp như các thông tin của các tổ chức cung cấp thông tin, các cơ quan quản lý vĩ mô, thông tin từ thị trường .Do vậy, để nâng cao chất lượng phân tích tài chính thì chất lượng thông tin phải chính xác và thông tin đưa ra phải đầy đủ. 1.3.2. Các nhân tố khách quan 1.3.2.1. Môi trường pháp lý Sự biến động của môi trường pháp lý sẽ ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính rất nhiều. Chính phủ điều hành nến kinh tế thông qua hệ thống pháp luật và các biện pháp hành chính. Những thay đổi trong các chính sách tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua đó tác động tới chất lượng của việc phân tích tài chính. Ví dụ như những chế tài liên quan đến việc gian lận trong báo cáo tài Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  31. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân chính của công ty, việc áp dụng các chuẩn mực kế toán khi xây dựng báo cáo tài chính sẽ làm cho việc phân tích tình hình tài chính trở nên đồng nhất và trung thực hơn. Vì vậy với sự can thiệp của chính phủ thì việc phân tích các báo cáo tài chính sẽ được minh bạch thông tin, thực hiện với những chuẩn mực rõ ràng sẽ làm cho nhà quản lý, nhà đầu tư dễ dàng đọc hiểu để từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp. 1.3.2.2. Hệ thống thông tin ngoài doanh nghiệp Việc phân tích tài chính của doanh nghiệp thường lấy các hệ thống thông tin ngoài doanh nghiệp để làm cơ sở tham chiếu quan trọng trong khi tiến hành phân tích. Ví dụ với nguồn thông tin bên ngoài các tỉ lệ tài chính của doanh nghiệp là thấp hay cao, tốt hay xấu khi đem so sánh với tỉ lệ trung bình ngành. Nhà quản lý doanh nghiệp sẽ đánh giá được thực trạng tài chính của mình mà từ đó có những giải pháp để khắc phục. Hệ thống dữ liệu này cũng giống như thông tin trong doanh nghiệp, càng đầy đủ và chính xác thì chất lượng phân tích tài chính càng cao. Ngược lại với những luồng thông tin bên ngoài doanh nghiệp đưa ra không đúng đắn về doanh nghiệp có thể ảnh hưởng tới tâm lý của nhà quản lý tiếp theo đó sẽ ảnh hưởng tới việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  32. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I 2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Xây lắp điện I 2.1.1. Khái quát về Công ty cổ phần Xây lắp điện I - Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN 1 - Tên giao dịch quốc tế: POWER CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY No.1 - Tên viết tắt tiếng Anh: PCC1 - Trụ sở chính: Số 18 Lý Văn Phúc, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam. - Văn phòng làm việc: Tòa nhà CT2, số 583 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam. Điện thoại: (84-4) 3845.6329; Fax: (84-4) 3823.1997 Website: ; Email: pcc1@vnn.vn - Vốn điều lệ: 140.000.000 đồng (Một trăm bốn mươi tỷ đồng). Các đơn vị trực thuộc Doanh nghiệp: * Các công ty con: 1 – Công ty TNHH chế tạo cột thép Đông Anh - Hyundai (HDDA) Địa chỉ: Tổ 23, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội. 2 – Công ty TNHH MTV Xây lắp điện 1 - Đại Mỗ (PCC1 - Đại Mỗ) Địa chỉ: Thôn Chợ, xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội. 3 – Công ty TNHH MTV Xây lắp Điện 1 - Ba La (PCC1 - Ba La) Địa chỉ: Km0, quốc lộ 21B, phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội. 4 – Công ty TNHH MTV Xây lắp Điện 1 - Mỹ Đình (PCC1 - Mỹ Đình) Địa chỉ: xóm 7, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. 5 – Công ty TNHH MTV Xây lắp Điện 1 - Hoàng Mai (PCC1 - Hoàng Mai) Địa chỉ: 471 Nguyễn Tam Trinh, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, HN. 6 – Công ty TNHH MTV Xây lắp Điện 1 - Nàng Hương (PCC1 - Nàng Hương) Địa chỉ: Tòa nhà CT1, số 583 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. 7 – Công ty TNHH MTV Xây lắp Điện 1 Miền Nam (PCC1 Miền Nam) Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  33. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Địa chỉ: Lầu 1, Cao ốc An Khang, số 28 đường 19, phường An Phú, quận 2, HCM. 8 – Công ty Cổ phần Tư vấn điện 1 (PCSC1) Địa chỉ: Tầng 2A, tòa nhà CT2, số 583 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, HN. 9 – Công ty Cổ phần Hóa phẩm Phụ gia Việt Nam (VINACAS) Địa chỉ: Tổ 19 xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. * Các Chi nhánh: 1 – Chi nhánh 1.3- Công ty cổ phần Xây lắp Điện 1 Địa chỉ: Tổ 19 xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. 2 – Chi nhánh 1.6 - Công ty cổ phần Xây lắp Điện 1 Địa chỉ: Thôn Văn La, phường Phú La, quận Hà Đông, Hà Nội. 3 – Chi nhánh Công ty cổ phần Xây lắp Điện 1 - Trung tâm tư vấn Địa chỉ: Thôn Chợ, xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội. * Các Tổng đội Xây lắp điện và Nhà máy: 1 – Tổng đội xây lắp điện 1 Địa chỉ: Phường Ninh Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình 2 – Tổng đội xây lắp điện 4 Địa chỉ: Km 0, quốc lộ 21B, phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội 3 – Tổng đội xây lắp điện 5 Địa chỉ: Thôn Quang Lãm, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, Hà Nội. 4 – Tổng đội xây lắp điện 6 Địa chỉ: Xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. 5 – Tổng đội xây lắp điện 8 Địa chỉ: Thôn Chợ, xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội. 6 – Nhà máy chế tạo kết cấu thép Yên Thường Địa chỉ: Thôn Yên Khê, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội. 2.1.2. Quá trình hình thành phát triển Công ty Cổ phần Xây lắp điện I – PCC1 tiền thân là Xí nghiệp xây lắp đường dây và trạm trực thuộc Bộ Điện và Than được thành lập ngày 02 tháng 03 năm 1963. Khi mới thành lập Công ty là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  34. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân xây lắp đường dây và trạm nguồn điện trên toàn quốc. Theo hoạch định chiến lược phát triển ngành năng lượng Quốc gia trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, Công ty đã lần lượt mang tên Công ty xây lắp đường dây và trạm, Công ty xây lắp đường dây và trạm 1, Công ty xây lắp điện I và theo quyết định số 1263/QĐ-TCCB ngày 05 tháng 04 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ CÔng Nghiệp, Công ty xây lắp điện I được phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển thành Công ty cổ phần xây lắp điện I, có đăng ký kinh doanh số: 0103008561 do sở kế hoạch & đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 07 năm 2005, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 26 tháng 09 năm 2007, đăng ký thay đổi lần 3 ngày 15 tháng 04 năm 2010 với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới số: 0100100745. Với gần 50 năm hình thành và phát triển, các thế hệ nối tiếp của Công ty đã làm nên những dấu ấn đậm nét trên toàn bộ hệ thống mạng lưới vận hành và truyền tải phân phối năng lượng điện Quốc gia bằng những dự án, công trình đường dây và trạm quy mô lớn, chất lượng cao, mang nguồn năng lượng điện đến khắp mọi miền Bắc, Trung, Nam của đất nước; từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo và cả trên vùng núi, đồng bằng của nước bạn Lào anh em Trong những năm qua với chức năng và nhiệm vụ của mình Công ty đã đảm nhận thực hiện hàng nghìn km ĐZK 500kV, hàng chục nghìn km DZK 220kV, 110kV, hàng trăm nghìn km ĐZK 35kV, hoàn thành nhiều hệ thống thông tin viễn thông, đường dây cáp quang. Sản xuất chế tạo, lắp đặt hàng chục nghìn tấn kết cấu thép tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn .Công ty đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý giỏi; cán bộ kỹ thuật có trình độ cao; đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có khả năng kế thừa và phát triển để đảm nhận việc thực hiện những dự án có quy mô lớn, có tính chất đặc biệt quan trọng của Quốc gia. Đặc biệt trong những năm vừa qua Công ty đã thực hiện gia công chế tạo cột thép mạ kẽm một số công trình trọng điểm hệ thống truyền tải điện Quốc gia cho các đối tác là EVN, Ban quản lý dự án, các Công ty điện lực các miền Bắc-Trung- Nam, như Vinh – Hà Tĩnh, ĐZ 220kV Bản Lả – Vinh, ĐZ 220kV Tuyên Quang, Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  35. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Bắc Kạn, Thái Nguyên .Các công trình của các đối tác ngoài ngành điện như: Gia công kết cấu cột thép cho hệ thống viễn thông Nortel, Ericsson, gia công kết cấu mạ kẽm một số dự án điện của Siemens, cung cấp cột thép ĐZ 500kV Sơn La-Hòa Bình-Nho Quan Với những đóng góp của Công ty và chiến lược phát triển năng lượng điện của Quốc gia trong những năm qua, Công ty đã được Nhà nước phong tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Độc lập hạng Nhì, hạng Ba, được lọt vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2008, danh hiệu TOP 500 Thương hiệu Việt 2010, Đơn vị xuất sắc phong trào Thi đua yêu nước năm 2009 của Chính phủ cùng nhiều phần thưởng khác của Bộ, ngành và UBND các tỉnh thành phố. Công ty có năng lực máy móc, thiết bị thi công được trang bị đầy đủ để thực hiện đồng thời nhiều dự án đường dây, trạm nguồn điện có quy mô lớn phạm vi trong và ngoài nước. Công ty có năng lực tài chính là vốn lưu động tự có và sự tín nhiệm cam kết tín dụng của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam và các tổ chức tín dụng như Công Ty tài chính Dầu khí, Công ty Tài chính cổ phần Điện lực khi cần thiết, đủ để đáp ứng phục vụ thực hiện các dự án có quy mô lớn, đảm bảo luôn luôn kiểm soát được tiến độ và chất lượng dự án. Để đáp ứng mục tiêu luôn luôn cải tiến, nâng cao năng lực quản lý chất lượng các dự án, công trình xây dựng do công ty thực hiện ngoài việc thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ của các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, Công ty đã đang vận hành hệ thống quản lý chất lượng và đã được cấp chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008. Với chiều dài lịch sử và bề dày truyền thống gần 50 năm, với năng lực và kinh nghiệm cơ bản nêu trên, với phương châm của lãnh đạo Công ty luôn luôn cải tiến : “Chất lượng – Tiến độ – Giá thành – Thẩm mỹ công nghiệp” Công ty cổ phần Xây lắp điện I – tên viết tắt tiếng Anh “PCC1” đã đang và sẽ là thương hiệu số 1 trong lĩnh vực xây lắp đường dây và trạm nguồn điện trên toàn quốc. Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  36. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động Xây lắp các công trình đường dây tải điện và trạm biến áp, các công trình nguồn điện, các công trình công nghiệp, dân dụng, kỹ thuật hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông; Sản xuất kinh doanh, thiết bị, kết cấu thép, kim khí, vật liệu xây dựng, vật liệu và phụ kiện công trình điện, chế tạo thiết bị xây dựng, thiết bị phi tiêu chuẩn; Sản xuất chế tạo cột thép, mạ kẽm nhúng nóng và các cấu kiện kim loại phục vụ dân dụng và công nghiệp; Kinh doanh dịch vụ bất động sản: + Dịch vụ tư vấn bất động sản + Dịch vụ môi giới bất động sản + Dịch vụ định giá bất động sản + Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản + Dịch vụ quảng cáo bất động sản + Dịch vụ quản lý bất động sản Tổ chức dịch vụ quản lý, vận hành và khai thác khu đô thị, nhà chung cư cao tầng; Kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch và các dịch vụ khác. Tư vấn đầu tư, khảo sát, thiết kế xây dựng các công trình điện, công nghiệp, dân dụng, tư vấn giám sát, đền bù, giải phóng mặt bằng; Đo đạc bản đồ địa chính, giải thửa, trích đo thửa đất để phục vụ đền bù thi công công trình. Sản xuất kinh doanh điện; Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị; Đào tạo nghề xây lắp điện; Khai thác và chế biến đá các loại; Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  37. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2.1.4. Sơ đồ tổ chức SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  38. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2.1.4 Lực lượng lao động LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP Tổng số lao động của Công ty gồm : 1.354 người Trong đó: 211 cán bộ kỹ thuật và quản lý. 1.143 công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản, có tay nghề từ bậc 3 đến bậc 7. Hầu hết lực lượng cán bộ công nhân đã có thâm niên ngành nghề trên 5 năm, trưởng thành qua nhiều công trình lắp trạm, đường dây và xây dựng trọng điểm của Nhà nước và các công trình có vốn đầu tư nước ngoài: TỔNG HỢP LAO ĐỘNG TOÀN CÔNG TY Cán bộ CN kỹ thuật Ngành nghề chuyên Đại học Tổng TT Cao Trung Bậc Bậc môn và trên số đẳng cấp 5 ÷7 3 ÷4 ĐH A Lao động gián tiếp 166 34 11 211 1 Xây dựng 12 12 2 Kiến trúc 06 06 3 Điện phát dẫn 56 08 64 4 Trắc đạc, địa chất 06 05 11 5 Tài chính, kế toán 30 05 35 6 Kinh tế, kế hoạch 38 08 46 7 Cơ khí – chế tạo 07 02 03 12 8 Tự động hóa 02 02 9 Hóa, hóa dầu 03 03 Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  39. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Cán bộ CN kỹ thuật Ngành nghề chuyên Đại học Tổng TT Cao Trung Bậc Bậc môn và trên số đẳng cấp 5 ÷7 3 ÷4 ĐH 10 Chuyên môn khác 06 06 08 20 B Lao động trực tiếp 03 04 22 274 840 1.143 1 Công nhân mộc 14 14 2 Công nhân nề 12 28 40 3 Công nhân bê tông 13 26 39 4 Công nhân sắt 06 28 34 5 Công nhân cơ khí chế tạo 01 21 09 31 6 Công nhân mạ 46 18 64 7 C.nhân hàn, tiện 37 28 65 8 Công nhân điện 25 10 35 9 C.nhân Đường dây 04 36 475 515 10 C.nhân lắp trạm 08 27 168 203 11 CN sửa chữa điện 03 04 07 12 CN hàn nối, TN c.quang 08 08 13 CN TN điện 02 03 02 07 14 CN Lái xe nâng 02 02 04 15 CN lái ôtô, cẩu 05 12 17 16 CN lái xe xích, máy xúc 06 06 17 CN sửa chữa ôtô 01 04 05 18 N.viên phục vụ khác 37 12 49 Tổng cộng 169 38 33 174 840 1.354 Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  40. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hàng năm đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân đều được tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, huấn luyện an toàn, đảm bảo chất lượng lao động cao đáp ứng yêu cầu công việc của các dự án do Công ty thực hiện. Ngoài lực lượng chính của Công ty đảm nhiệm phần khối lượng công việc chủ yếu và đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, Công ty có thể hệ hợp tác với một số Công ty đối tác nhằm sử dụng nguồn lực một cách tốt nhất trong quá trình hoạt động và thi công các dự án do Công ty đảm nhiệm. 2.2. Thực trạng chất lượng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Xây lắp điện I 2.2.1. Nguồn tài liệu 2.2.1.1 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đến 31 tháng 12 năm 2011 Đơn vị: 1.000 đồng Tài sản Mã Năm 2010 Năm 2011 số A-TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 666.869.845.365 708.842.774.302 (100=110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 72.803.525.885 104.327.629.941 1. Tiền 111 13.802.859.218 21.184.196.926 2. Các khoản tương đương tiền 112 59.000.666.667 83.143.433.015 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn 120 hạn (120=121+129) 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán 129 đầu tư ngắn hạn (*) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 356.019.992.505 357.069.634.226 (130=131+132+133+134+135+139) 1. Phải thu khách hàng 131 272.352.067.913 256.173.860.488 Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  41. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2. Phải trả người bán 132 70.765.686.440 78.171.234.700 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 2.700.802.013 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp 134 đồng xây dựng 5. Các khoản phải thu khác 135 13.046.975.301 18.796.931.029 6. Dự phòng các khoản phải thu khó 139 (2.845.539.162) (275.351.272) đòi (*) IV. Hàng tồn kho (140=141+149) 140 234.738.599.299 243.556.694.142 1. Hàng tồn kho 141 234.738.599.299 243.556.694.142 2. Dự phòng giảm giá HTK (*) 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 3.307.727.676 3.888.815.993 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 223.981.375 25.090.423 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 3. Thuế và các khoản khác phải thu 154 Nhà nước 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 3.083.746.301 3.863.725.570 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 79.925.699.453 56.822.895.858 (200=210+220+240+250+260) I. Các khoản phải thu dài hạn 210 3.309.276.817 6.186.555.615 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 3.309.276.817 6.186.555.615 3. Phải thu nội bộ dài hạn 213 4. Phải thu dài hạn khác 218 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 (*) II. Tài sản cố định 220 40.331.253.258 25.183.910.761 1. Tài sản cố định hữu hình 221 37.333.704.749 25.183.910.761 -Nguyên giá 222 76.249.567.567 60.489.076.337 Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  42. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân -Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 (38.915.862.818) (35.305.165.576) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 -Nguyên giá 225 -Giá trị hao mòn lũy kế 226 3. Tài sản cố định vô hình 227 1.108.070.000 -Nguyên giá 228 1.108.070.000 -Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 1.889.478.509 III. Bất động sản đầu tư 240 -Nguyên giá 241 -Giá trị hao mòn lũy kế (*) 242 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài 250 32.605.075.547 24.879.565.696 hạn 1. Đầu tư vào công ty con 251 28.005.075.547 22.279.565.696 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên 252 doanh 3. Đầu tư dài hạn khác 258 4.600.000.000 2.600.000.000 4. Dự phòng giảm giá chứng khoán 259 đầu tư dài hạn (*) V. Tài sản dài hạn khác 260 3.680.093.831 572.863.786 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 3.680.093.831 572.863.786 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 3. Tài sản dài hạn khác 268 TỔNG TÀI SẢN (270 = 100+200) 270 746.795.544.818 765.665.670.160 Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  43. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân NGUỒN VỐN Mã Năm 2010 Năm 2011 số A- NỢ PHẢI TRẢ (300=310+320) 300 539.434.911.257 617.767.205.674 I. Nợ ngắn hạn 310 536.445.684.933 615.763.415.852 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 226.071.227.090 153.995.021.233 2. Phải trả người bán 312 155.408.242.972 85.239.514.291 3. Người mua trả tiền trước 313 33.225.094.603 300.229.858.259 4. Thuế và các khoản nộp Nhà nước 314 19.130.309.411 23.641.571.875 5. Phải trả công nhân viên 315 11.205.597.353 11.054.060.351 6. Chi phí phải trả 316 66.922.103.022 29.501.179.914 7. Phải trả nội bộ 317 3.758.646.660 2.577.770.153 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp 318 đồng xây dựng 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 6.529.557.072 7.583.499.549 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 10.374.066.523 11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 3.820.840.227 1.940.940.227 II. Nợ dài hạn 330 2.989.226.324 2.003.789.822 1. Phải trả dài hạn người bán 331 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 3. Phải tả dài hạn khác 333 4. Vay và nợ dài hạn 334 1.892.516.666 1.157.500.000 5.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 1.096.709.658 846.289.822 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 8. Doanh thu chưa thực hiện 338 9. Quỹ phát triển khoa học công nghệ 339 B- VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+420) 400 207.360.633.561 147.898.464.486 I. Vốn chủ sở hữu 410 207.360.633.561 147.898.464.486 Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  44. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 100.000.000.000 100.000.000.000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 13.832.187.500 13.832.187.500 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu ngân quỹ 414 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 5.533.673 (526.782.391) 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 7.653.853.642 5.153.870.180 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 5.065.870.180 2.565.870.180 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 1.250.000.000 10. Lợi nhuận chưa phân phối 420 79.553.188.566 26.873.335.555 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 (430=432+433) 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 2. Nguồn kinh phí 432 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (430= 440 746.795.544.818 765.665.670.160 300+400) CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 1. Tài sản thuê ngoài 2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 4. Nợ khó đòi đã xử lý 5. Ngoại tệ các loại 1.014.776 85.444 6. Dự án chỉ sự nghiệp, dự án Nguồn: Phòng tài chính kế toán Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  45. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Quy mô vốn của công ty trong năm 2010 là: Đầu năm : 765.665.670.160 (1.000 đồng) Cuối năm: 746.795.544.828 (1.000 đồng) Như vậy, tổng số vốn cuối năm so với đầu năm giảm: 18.870.125.342 (1.000 đồng) hay 2,46%. Điều này chứng tỏ khả năng huy động và sử dụng vốn của công ty là không tốt, công ty cần phải khắc phục những nhược điểm này. 2.2.1.2. Phân tích diễn biến vốn và sử dụng vốn Bảng: nguồn tài trợ và sử dụng nguồn tài trợ năm 2011 Đơn vị: 1.000 đồng Chỉ tiêu Số tiền đầu kỳ Số tiền cuối kỳ A. Nguồn tài trợ thường xuyên 187.608.285.070 132.428.432.059 I. Nguồn vốn chủ sở hữu 184.619 058.746 129.439.205.735 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 100.000.000.000 100.000.000.000 2. Quỹ dự phòng tài chính 5.065.870.180 2.565.870.180 3. Lợi nhuận chưa phân phối 79.553.188.566 26.873.335.555 II. Nợ dài hạn 2.989.226.324 2.003.789.822 B. Nguồn tài trợ tạm thời 536.445.684.933 615.763.415.852 I. Nợ ngắn hạn 536.445.684.933 615.763.415.852 1. Vay và nợ ngắn hạn 226.071.227.090 153.995.021.233 2. Phải trả người bán 155.408.242.972 85.239.514.291 3. Người mua trả tiền trước 33.225.094.603 300.229.858.259 4. Thuế và các khoản phải nộp 19.130.309.411 23.641.571.875 Nhà nước 5. Phải trả công nhân viên 11.205.597.353 11.054.060.351 6. Chi phí phải trả 66.922.103.022 29.501.179.914 7. Phải trả nội bộ 3.758.646.660 2.577.770.153 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  46. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân hợp đồng xây dựng 9. Các khoản phải trả, phải thu 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 10.374.066.523 11. Quỹ khen thưởng phúc lợi 3.820.840.227 1.940.940.227 Tổng ( A+B ) 724.053.969.900 748.191.847.800 Qua số liệu trên ta thấy toàn bộ nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn vốn chủ sở hữu, toàn bộ nguồn tài trợ tạm thời là nợ ngắn hạn vì vậy phân tích sự biến động về nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời chính là phân tích về sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu và nợ ngắn hạn. Bây giờ ta đánh giá mức hợp lý trong cơ cấu nguồn tài trợ cho từng loại tài sản. Ta có bảng phân tích: Năm Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 1. Tồn kho 234.738.599.299 243.556.694.142 8.818.094.900 2. Các khoản phải thu 356.019.992.505 357.069.634.226 1.049.641.700 3. Tài sản cố định 40.331.253.258 25.183.910.761 (15.148.342.497) 4. Nguồn tài trợ 187.608.285.070 132.428.432.059 (55.179.853.011) thường xuyên 5. Nguồn tài trợ tạm 536.445.684.933 615.763.415.852 79.317.730.919 thời 6. Vốn lưu động 147.277.031.812 107.224.521.298 (40.032.510.514) thường xuyên (4-3) 7. Nhu cầu vốn lưu 54.312.906.871 (15.137.087.484) (69.449.994.355) động thường xuyên (1+2-5) 8. Vốn bằng tiền (6-7) 92.964.124.941 122.381.608.782 29.417.483.841 Qua số liệu bảng phân tích ta thấy: Nguồn vốn tài trợ tạm thời của công ty là rất lớn. Hơn nữa nhu cầu vốn lưu động thường xuyên giảm mạnh từ 54.312.906.871 Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  47. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân xuống còn 15.137.087.484 chứng tỏ nguồn vốn ngắn hạn có thể đảm bảo đủ để tài trợ cho tài sản lưu động. Trong khi đó các khoản phải thu khách hàng tăng lên, điều này cho thấy công ty chưa có biện pháp hợp lý để giảm bớt khoản phải thu. Vốn bằng tiền của công ty tương đối lớn, từ năm 2010 đến năm 2011 tăng lên 29.417.483.841. Điều này dẫn đến tình trạng mất cân đối trong nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn là không xảy ra. Như vậy trong năm 2011 Công ty Xây lắp điện I đã chú trọng đầu tư vốn để mở rộng quy mô sản xuất (tăng dự trữ hàng tồn kho ) trả bớt nợ vay ngắn hạn, chia lợi nhuận cho cổ đông. Để tài trợ cho các mục đích trên, công ty đã vay thêm nợ dài hạn, tăng thêm vốn chủ sở hữu, thu hồi các khoản nợ của người mua, và chiếm dụng vốn của người bán. 2.2.2. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản và ý nghĩa Từ bảng cân đối kế toán và bảng cân đối tài chính ở trên ta tính được: 2.2.2.1. Các hệ số cấu trúc Hệ số cấu trúc bên TS Đầu kỳ Cuối kỳ T1=TSCĐ/Tổng TS 0,05 0,03 T2=Đầu tư TCDH/Tổng TS 0,04 0,03 T3=Các KPT/Tổng TS 0,48 0,46 T4=Tiền & DTTCNH/Tổng TS 0,1 0,07 Hệ số cấu trúc bên NV Đầu kỳ Cuối kỳ V1=Nợ NH/Tổng NV 0,718 0,804 V2=VC/Tổng NV 0,277 0,193 V3=Nợ phải trả/Tổng NV 0,722 0,806 Hệ số cân bằng Đầu kỳ Cuối kỳ Ed1=VC/TSCĐ 5,141 5,872 En2=(Tiền+các KPT)/Nợ ngắn hạn 0,689 0,614 En3=Tiền/Nợ ngắn hạn 0,025 0,034 Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  48. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2.2.2.2. Các hệ số về khả năng thanh toán Hệ số thanh toán tổng quát Tổng tài sản Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng nợ phải trả 746.795.544.818 Đầu năm 2011 = 539.434.911.259 = 1,38 lần 765.665.670.160 Cuối năm 2011 = 617.767.205.674 = 1,24 lần Như vậy, cứ 1 đồng đi vay của công ty thì có 1,38 đồng tài sản đảm bảo ở thời điểm đầu năm vào 1,24 đồng tài sản đảm bảo ở thời điểm cuối năm. Các hệ số thanh toán tổng quát đều lớn hơn 1, có nghĩa là công ty luôn đảm bảo được khả năng thanh toán. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn Tổng giá trị TSNH Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn 666.869.845.365 Cuối năm 2011 = 536.445.684.933 =1,24 708.842.774.302 Cuối năm 2011 = 615.763.415.852 =1,15 Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  49. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cuối năm lớn hơn đầu năm và đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán nợ ngặn hạn. Hệ số thanh toán nhanh Tổng giá trị TSNH - Tồn kho Hệ số thanh toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn 666.869.845.365 – 234.738.599.299 Đầu năm 2011 = 536.445.684.933 = 0,805 708.842.774.302 – 243.556.694.142 Cuối năm 2011 = 615.763.415.852 = 0,755 Hệ số thanh toán nhanh cuối năm nhỏ hơn đầu năm và đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của công ty là thấp. Tuy nhiên, do tỷ trọng các khoản phải thu lớn trong tổng TSNH và ĐTNH vì vậy khả năng thanh toán của công ty phụ thuộc nhiều vào khả năng thu hồi các khoản phải thu, đặc biệt là các khoản nợ của khách hàng. Qua đánh giá khái quát một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán, ta có bảng các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty như sau : Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  50. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Bảng : Khả năng thanh toán của công ty Đơn vị: 1000đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh % Số tuyệt đối TS ngắn hạn 666.869.845.365 765.665.670.160 260.633.163.968 +58,15 Các khoản đầu tư tài - - - - chính ngắn hạn Tổng nguồn vốn 746.795.544.818 765.665.670.160 18.870.125.342 +2,46 Tổng tài sản 746.795.544.818 765.665.670.160 18.870.125.342 +2,46 Nợ phải trả 539.434.911.257 617.767.205.674 +78.332.294.417 +14,5 Nợ ngắn hạn 536.445.684.933 615.763.415.852 +79.317.730.919 +14,78 Hệ số thanh toán tổng 1,38 1,24 -0,14 -10,1 quát Hệ số thanh toán nợ 1,24 1,15 -0,09 -7,26 ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh 0,805 0,755 -0,05 -6,21 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty) 2.2.2.3. Các hệ số về hoạt động Vòng quay các khoản phải thu Tổng Doanh thu thuần Số vòng luân chuyển các khoản phải thu = Các KPT bình quân 891.288.098.253 Năm 201 = 304.248.394.141 = 2,5 vòng 604.026.654.994 Năm 2011 = 304.248.394.141 = 1,98 vòng Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  51. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Như vậy số lần thu được nợ của năm 2010 là cao hơn 2011 chứng tỏ hiệu quả thu nợ của công ty là thấp. Còn có nhiều khoản vốn của công ty bị người khác chiếm dụng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Công ty cần đề ra phương án thu nợ có hiệu quả Kỳ thu tiền trung bình Số ngày Kỳ thu tiền trung bình = Vòng quay KPT 360 ngày Năm 2010 = 2,5 vòng = 144 ngày 360 ngày Năm 2011 = 1,98 vòng = 181,8 ngày Kỳ thu tiền trung bình cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Năm 2010 mất 144 ngày trong khi năm 2011 phải cần đến 181,8 ngày (gấp 1,26 lần). Như vậy thời gian thu 2011 đã nhanh hơn, giảm bớt việc vốn của công ty bị chiếm dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vòng quay vốn kinh doanh Doanh thu thuần Vòng quay vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh bình quân 1.782.576.196.506 Năm 2010 = 1.512.461.214.978 = 1,178 Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  52. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 1.208.053.309.988 Năm 2011 = 1.512.461.214.978 = 0,798 vòng Như vậy, số vòng quay vốn kinh doanh năm 2011 là thấp hơn so với năm 2010 (0,38 vòng). Điều này chứng tỏ khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp. doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư là thấp và có xu hướng giảm. Công ty đã có biện pháp tăng doanh thu không hợp lý nên phải có biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty, các dự án đầu tư được hiệu quả hơn. 2.2.2.4. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh LNTT Tỷ suất LNTT vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh bình quân 90.423.493.952 Năm 2010 = 1.512.461.214.978 = 0,06 32.496.738.48 Năm 2011 = 1.512.461.214.978 = 0,02 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh LNST Tỷ suất LNST vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh bình quân 72.329.975.133 Năm 2010 = 1.512.461.214.978 = 0,048 Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  53. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 27.131.946.568 Năm 2011 = 1.512.461.214.978 = 0,018 Kết quả trên cho thấy, với một đồng vốn bỏ ra thì đem lại số lợi nhuận trước thuế năm 2010 là 0,06 đồng, đối với năm 2011 là 0,02 đồng, điều này cũng có nghĩa là lợi nhuận sau thuế năm 2010 thu được là 0,048 đồng; năm 2011 là 0,018 đồng. Như vậy tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh của công ty là tương đối thấp. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu LNTT Tỷ suất LNTT trên doanh thu = DTT 90.423.493.952 Năm 2010 = 891.288.098.253 = 0,101 (10,1%) 32.496.738.748 Năm 2011 = 604.026.654.994 = 0,054 (5,4%) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu LNST Tỷ suất LNST trên doanh thu = DTT 72.329.975.133 Năm 2010 = 891.288.098.253 = 0,081 (8,1%) Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  54. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 27.131.946.568 Năm 2011 = 604.026.654.994 = 0,045 (4,5%) Như vậy, mỗi một đồng doanh thu mà doanh nghiệp bỏ vào kinh doanh trong kỳ đem lại 0,081 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2010 và 0,045 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2011. Chúng tỏ với cùng một đồng doanh thu thì năm 2011 đem lại hiệu quả thấp hơn so với năm 2010 Tỷ suất lợi nhuận VCSH LNST Tỷ suất lợi nhuận VCSH = VCSH bình quân 147.898.464.486+87.537.626.012 VCSH bình quân năm 2010 = 2 = 117.718.045.249 (nghìn đồng) 147.898.464.486+207.360.633.561 VCSH bình quân năm 2011 = 2 = 177.629.549.524 (nghìn đồng) 72.329.975.133 Năm 2010 = 117.718045.249 = 0,614 (61,4%) 27.131.946.568 Năm 2011 = 177.629.549.524 = 0,23 (23%) Tỷ suất lợi nhuận của hai năm là không bằng nhau, có nghã là 1 đồng VCSH bỏ vào kinh doanh năm 2010 mang lại 0,614 đồng lợi nhuận sau thuế và 1 đồng Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  55. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân VCSH bỏ vào kinh doanh năm 2011 mang lại 0,23 đồng lợi nhuận sau thuế, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn năm 2010 cao hơn so với năm 2011. So sánh với tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh mang lại, năm 2010 là 0,048 đồng còn năm 2011 là 0,018 đồng. Như vậy, trong cả hai năm thì doanh lợi VCSH đều lớn hơn doanh lợi của tổng vốn, điều này chứng tỏ hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của công ty là tương đối tốt. Đánh giá chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 2 năm 2010 và 2011 Do tổng số vốn cuối năm so với đầu năm giảm nên khả năng huy động vốn và sử dụng vốn của công ty là không tốt. Tài sản cố định không tăng do công ty không đầu tư nên dẫn đến công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Mặt khác, các khoản phải thu tăng gây bất lợi cho công ty vì lượng vốn bị chiếm dụng đã tăng lên, gây ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Nhìn vào bảng cân đối kế toán, nhận thấy một điều toàn bộ TSCĐ và ĐTTCH của công ty được đầu tư bằng nguồn VCSH chứ không được hình thành từ nguồn vay dài hạn. Nhưng nguồn vốn của công ty đã tăng khá cao, xấp xỉ 2,5% điều này thể hiện công ty có chính sách huy động vốn có hiệu quả, đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh. Trong đó nợ phải trả tăng 14,5%, nguồn vốn chủ sở hữu giảm 28,6% như vậy ngoài việc mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thì doanh nghiệp luôn ở trong trạng thái độc lập về mặt tài chính. Ngoài ra ta cũng có thể thấy nợ phải trả của doanh nghiệp quá cao, luôn trong tình trạng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn nguồn VCSH dẫn đến khả năng đảm bảo về mặt tài chính của công ty là rất kém và mức độ độc lập của công ty đối với các chủ nợ là rất thấp. Điều này được lý giải ở trên là do các dự án đầu tư của công ty có thời hạn dài, hiện thời chưa thu hồi được vốn nhưng trong vòng vài năm nữa khi các dự án đó đi vào hoạt động thì khả năng tài chính của công ty là tương đối cao. Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  56. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Như vậy trong năm 2011 công ty Xây lắp điện I chú trọng đầu tư vốn để mở rộng quy mô sản xuất (tăng dự trữ hàng tồn kho ) trả bớt nợ vay ngắn hạn, chia lợi nhuận cho các cổ động. Để tài trợ cho các mục đích trên, công ty đã vay thêm nợ dài hạn, tăng thêm vốn chủ sở hữu, thu hồi các khoản nợ phải thu Năm 2010 số lần thu được nợ là cao hơn so với năm 2011 (0,52 lần), chứng tỏ hiệu quả thu nợ của công ty là thấp, còn có nhiều khoản vốn của công ty bị người khác chiếm dụng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Công ty cần đề ra phương án thu nợ có hiệu quả. Như vậy, trong cả hai năm thì doanh lợi VCSH đều lớn hơn doanh lợi của tổng vốn, điều đó chứng tỏ việc sử dụng vốn vay là có hiệu quả. Thuận lợi Trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua, hàng loạt các gói giải pháp kích cầu nền kinh tế của Nhà nước đã được đưa ra nhằm ngăn chặng suy giảm kinh tế và có tác động tích cực đến đầu tư, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện đáng kể năng lực sản xuất của nền kinh tế. Các tổ chức tín dụng lớn vẫn cam kết cho Chính phủ Việt Nam vay vốn để phát triển hạ tầng nói chung và ngành điện nói riêng, do đó khả năng các công trình thiếu vốn không còn là vấn đề nữa. Mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn song thị trường ngành điện nói chung và hệ thống truyền tải điện quốc gia nói riêng vẫn được Chính phủ đặc biệt quan tâm phát triển. Các chính sách về thu hút đầu tư tư nhân trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng ngành điện cũng đa dạnh hơn. Do đó, đối với những công ty có tiềm lực có thể nắm bắt cơ hội này để nâng cao thị phần phát triển cũng mình đồng thời cũng mang lại lợi nhuận không nhỏ về cho công ty. Bên cạnh các yếu tố kể trên, Công ty hiện đang quản lý một quỹ đất lớn có vị thế đẹp tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là yếu tố thuận lợi nhằm đẩy mạnh lĩnh vực kinh doanh bất động sản của công ty. Mặt khác, công ty hiện có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và năng lực quản lý, hầu hết các cán bộ chủ chốt của Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  57. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân công ty đều đã được đào tạo cũng như được tham gia vào các dự án lớn, đây chính là yếu tố quyết định thành công của công ty trong thời gian tới. Công ty đang dần khẳng định được thương hiệu cũng như uy tín của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Trong nhiều năm qua các công trình thi công của công ty đều thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo yêu cầu khắt khe về chất lượng, qua đó củng cố được lòng tin đối với các chủ đầu tư, đưa công ty lọt vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2011, thương hiệu PCC1 là thương hiệu dẫn đầu trong ngành Xây lắp điện. Khó khăn - Nền kinh tế Việt Nam 2011 nói chung và nền kinh tế thế giới nói riêng có nhiều biến động phức tạp phát sinh ngoài dự báo, khủng hoảng tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp. Thị trường vốn khó khăn trong vài năm trở lại đây. Tỷ giá biến động mạnh, lãi suất ngân hàng tăng cao, thị trường bất động sản gần như đóng băng chưa biết đến bao giờ trở lại thời kỳ hoàng kim. - Công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư vẫn còn nhiều vướng mắc khó khăn do một số vấn đề từ giá cả tăng, các chính sách về công tác giải phóng mặt bằng không chỉ làm chậm tiến độ của dự án mà còn ảnh hưởng đến doanh thu, tiến độ giải ngân thanh toán bị thay đổi so với kế hoạch đặt ra. - Các yếu tố đầu vào biến động khá cao và khó dự đoán làm thay đổi kế hoạch vật tư của Công ty, kế hoạch tài chính và ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Mức độ cạnh tranh trong ngành xây lắp điện và chế tạo kết cấu thép diễn biến ngày cành tăng, các công ty nhỏ đang dần dần khẳng định cả về năng lực kinh nghiệm cũng như tiềm lực tài chính, tiềm lực sản xuất của mình. Vị thế của công ty trong ngành Công ty cổ phần Xây lắp điện I là doanh nghiệp lớn nhất trong tổng thầu xây dựng các công trình truyền tải điện cao thế đến 500kV ở Việt Nam hiện nay Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  58. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Trong lĩnh vực chế tạo, sản xuất cột thép mạ kẽm, công ty là nhà sản xuất cột thép mạ kém nhúng nóng lớn nhất Việt Nam. Công ty là đơn vị duy nhất ở Việt Nam có đủ năng lực thiết kế và chế tạo sản phẩm cột thép đơn thân (cột thép dạng ống), và đây cũng đang là sản phẩm thu hút được sự quan tâm của chủ đầu tư. Ngoài ra trong vị thế dẫn đầu vượt trội của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh ở kinh nghiệm, uy tín, chất lượng công trình, trình độ kỹ thuật, lao động. Thương hiệu PCC1 đã được khẳng định và biết tới một cách rộng rãi trong lĩnh vực xây lắp điện Triển vọng phát triển ngành Theo định hướng đến năm 2020 của Chính phủ, ngành xây lắp điện sẽ tiếp tục là một tiềm năng lớn, được Chính phủ ưu tiên sử dụng vốn tín dụng từ nhiều nguồn. Đây là cơ hội để tăng cường năng lực cho các đơn vị xây lắp điện nhằm đảm nhận những công trình đầu tư từ khâu thiết kế kỹ thuật thi công cho đến xây dựng, lắp đặt thiết bị điện, các công trình điện lưới lớn trong nước. Trước đây, gần như 100% các công trình trong lưới truyền tải điện của Việt Nam đều do EVN thực hiện,. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay rất nhiều các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực này như: PVN, TKV và các tập đoàn kinh tế tư nhân khác. Ngoài ra, các thị trường khu vực như Lào, Campuchia cũng đang rất phát triển, do vậy việc mở rộng thị trường cũng cần được quan tâm đúng mức hơn. Bên cạnh đó việc xây dựng và đầu tư kinh doanh bất động sản của công ty cũng đang được chú trọng vì nhu cầu nhà ở, văn phòng hiện nay vẫn đang ở trong tình trạng khan hiếm, hứa hẹn trong vài năm tới sẽ bùng nổ và thị trường bất động sản là một tiềm năng lớn mà công ty đang đi sâu vào khai thác. 2.3. Một số đánh giá chung về chất lượng phân tích tài chính 2.3.1. Kết quả đạt được Qua bề dày lịch sử phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần Xây lắp điện I đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực hoạt động Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  59. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân của mình. Doanh thu không ngừng tăng, thị phần ngày càng mở rộng, đội ngũ nhân viên, lao động ngày càng gia tăng cùng với chất lượng, trình đội của các cán bộ, nhân viên và đặc biệt là cán bộ phân tích tài chính - người có trách nhiệm rất lớn đối với ban giám đốc để đưa ra những quyết định đúng đắn, có lợi ích về cho công ty. Công ty luôn có sự đổi mới về công nghệ, không ngừng nâng cao chất lượng dự án công trình. Công ty cũng đang xây dựng quy trình phân tích tài chính một cách hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng phần mềm tính toán các chỉ tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp. Qua đó tiết kiệm phần lớn thời gian tính toán cho các cán bộ phân tích và nâng cao chất lượng của các con số mà các cán bộ phân tích đã thực hiện. Hàng quý, hàng năm đội ngũ nhân viên phòng Tài chính - Kế toán dưới sự chỉ đạo của Kế toán trưởng đều thực hiện phân tích tình hình tài chính công ty dựa trên các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, kế hoạch thu, chi được lập ra trên cơ sở thu thập, xử lý chính xác, kịp thời, có hiệu quả các thông tin kế toán. Từ đó có thể tính toán, so sánh với các chỉ tiêu trung bình ngành, so sánh với số liệu thực tế các năm trước để đưa ra những nhận xét về các chỉ tiêu tài chính đó, qua đó giúp cho ban giám đốc nắm được những thông tin về tình hình tài chính của Công ty, đồng thời kịp thời đưa ra những phương án khắc phục. Bên cạnh đó, ban giám đốc cũng thường xuyên quan tâm, chỉ đạo phòng Tài chính - Kế toán thực hiện nghiêm túc, đúng nhiệm vụ, thời hạn của mình. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2009- 2011 có sự gia tăng đáng kể so với những năm trước đó. Ngoài doanh thu như đã nói ở trên còn phải kể đến quy mô vốn hoạt động, sản lượng, các gói thầu mà công ty đã đạt được. Bên cạnh việc khẳng định vị thế trong ngành xây lắp điện, công ty còn mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang đầu tư bất động sản, chế tạo cột thép công nghiệp. Đây là một trong những cơ sở và định hướng lâu dài cho công ty trong thời gian tới. Để có được những kết quả đáng khích lệ đó có phần đóng góp không nhỏ của bộ phận phân tích tài chính. Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  60. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Các báo cáo phân tích trong vòng 3 năm trở lại đây đã có chất lượng khá tốt, đảm bảo được các thông tin đầy đủ, các số liệu được tính toán chính xác, các nhận định đưa ra là có cơ sở, các dự báo cũng gần với thực tế qua đó giúp cho ban giám đốc định hướng được chiến lược phát triển kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Cán bộ phân tích có đủ trình độ, khả năng để phân tích cùng với sự cập nhật thông tin đầy đủ về thị trường, nền kinh tế. Những kết quả trên là đáng khích lệ vì việc phân tích tình hình tài chính là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với công ty. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế Vì phân tích tài chính là một lĩnh vực khá mới mẻ của công ty và cũng chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức nên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Chưa có nguồn ngân sách riêng cho phân tích tài chính Công tác phân tích tài chính ở công ty chưa được quan tâm đúng mức, nguồn nhân lực còn hạn chế vì các cán bộ phân tích tài chính lại chính là những nhân viên kế toán, họ vừa phải làm nghiệp vụ kế toán đống thời làm luôn nhiệm vụ phân tích tài chính. Nguồn ngân sách riêng cho phân tích tài chính là chưa có nên công ty không thuê cán bộ phân tích ở bên ngoài, các nhân viên kế toán cũng không có lương dành riêng cho việc phân tích nên động lực của họ sẽ giảm đi vì thực hiện nhiều công việc cùng một lúc. Trình độ cán bộ phân tích tài chính chưa cao Vì cán bộ phân tích tài chính với nhân viên kế toán là một nên việc các nhân viên kế toán chưa đủ trình độ nghiệp vụ chuyên môn riêng cho công việc phân tích tài chính là điều dễ hiểu. Qua đây cũng có thể thấy công ty chưa chú trọng đến việc phân tích tài chính, chưa tổ chức đào tạo các nghiệp vụ cần thiết cho việc phân tích tài chính đối với những người trực tiếp tham gia vào việc phân tích tài chính. Thông tin chưa cập nhật thường xuyên Các số liệu, thông tin tại công ty chủ yếu dựa vào các số liệu kế toán của các báo cáo tài chính mà chưa sử dụng, cập nhật thường xuyên những thông tin quan Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  61. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân trọng khác. Các số liệu dùng để phân tích tài chính chưa được tập hợp sắp xếp theo quy định nên chưa thể dễ dàng xác định được một số chỉ tiêu trung gian cũng như các chi phí, lợi nhuận trước thuế, sau thuế để phân tích điểm hòa vốn, đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tổng hợp của công ty. Phương pháp phân tích áp dụng chưa linh hoạt, toàn diện Bộ phận phân tích trong khi phân tích có sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ. Tuy nhiên việc kết hợp linh hoạt giữa hai phương pháp trên là chưa có. Bên cạnh đó cũng chưa sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont, phương pháp chi tiết, loại trừ Chưa đi sâu phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và mối liên hệ cũng như tác động qua lại giữa các chỉ tiêu, dẫn đến quyết định thiếu chính xác. Các chỉ tiêu chưa được chú trọng phân tích, các chỉ tiêu này chỉ được phân tích sơ qua và chưa có kết luận rút ra trong khi chúng phản ánh tổng quát tình hình hoạt động của công ty từ cơ cấu nợ, mức độ đầu tư tài sản hay khả năng hoạt động, khả năng sinh lời cho đến khả năng tự chủ tài chính của công ty như thế nào. Công tác phân tích tài chính chưa được chú trọng Hiện tại ở Công ty cổ phần Xây lắp điện I chưa thực sự quan tâm đến công tác phân tích tình hình tài chính của công ty mình, mà chủ yếu chỉ nắm bắt tình hình tài chính của công ty qua các báo cáo tài chính được báo cáo bởi kế toán trưởng thông qua việc phân tích của các kế toán viên. 2.3.3. Nguyên nhân 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan Lập và tổ chức công tác quản lý chưa tốt Phân tích tài chính của công ty mới chỉ dừng lại ở dạng thuyết minh báo cáo tài chính. Phân tích tài chính là công tác khoa học nên rất khó, được làm ra để lãnh đạo sử dụng có kết quả vào công việc lên kế hoạch kinh doanh, điều chỉnh các hoạt Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  62. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân động trong doanh nghiệp. Vì thế người làm phân tích tài chính ngoài các nghiệp vụ còn phải rất có kinh nghiệm. Tuy nhiên công ty Xây lắp điện I chưa có cán bộ chuyên trách về phân tích tài chính (việc phân tích tài chính do nhân viên phòng Tài chính - Kế toán kiêm nhiệm). Trình độ cán bộ làm phân tích tài chính còn hạn chế Các nhân viên phòng Tài chính - Kế toán của công ty đều làm tốt công việc kế toán và có tâm lý chỉ tập trung vào công tác kế toán. Còn phân tích tài chính tuy rất quan trọng nhưng khi lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính từ các số liệu của kế toán tài vụ và kế toán tổng hợp người ta chưa dốc sức làm đúng theo trình tự, một số chỉ tiêu tài chính cần cho phân tích tài chính thì chưa sử dụng hoặc có sử dụng nhưng chưa được tốt. Ngoài ra, còn do các phương pháp phân tích luôn được bổ sung và đổi mới mà các nhân viên phòng Tài chính - Kế toán chưa tiếp cận được nên bỏ qua một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính bị bỏ qua do thiếu thông tin bên ngoài như các số liệu khác thuộc các công ty khác cùng ngành). Thông tin sử dụng trong phân tích còn thiếu Lãnh đạo công ty tuy coi trọng phân tích tài chính nhưng lại chưa thấy hết tầm quan trọng của các thông tin, nhất là thông tin về bên ngoài. Phân tích tài chính đòi hỏi những thông tin phải chính xác, đầy đủ, kịp thời trên nhiều lĩnh vực. Rõ ràng để kinh doanh có hiệu quả, nhất là trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, thị trường đầy biến động không chỉ từng tháng mà có khi ngay từng giờ, từng phút, từng giây, qua đó việc thu thập thông tin từ bên ngoài là rất quan trọng, trong đó có thông tin về tỷ giá, giá cả, các thông tin về các công ty kinh doanh cùng ngành xây lắp trạm nguồn điện. Còn phải kể đến cả thị trường tiêu thụ, chính vì vậy việc thu thập thông tin, xử lý thông tin, có những thông tin do chính phủ cung cấp, có những thông tin phải mua hoặc phải cập nhật internet thường xuyên tuy nhiên hiện nay công ty Xây lắp điện I vẫn chưa có những nhân viên đặc trách các số liệu thông tin đó. Các chỉ tiêu phân tích tài chính chưa đầy đủ Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  63. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Lãnh đạo công ty có ý thức coi trọng công tác phân tích tài chính, nhưng để mất quá nhiều thời gian cho công tác nghiên cứu và đánh giá các báo cáo tài chính, các phân tích tài chính do kế toán trưởng trình lên. Giám đốc ít khi yêu cầu phải cung cấp thêm các chỉ tiêu tài chính mà báo cáo tài chính được trình lên để giám đốc hoàn thiện việc phân tích tài chính. 2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan Phân tích tài chính còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Đây là một nguyên nhân làm các doanh nghiệp trước đây sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? Khái niệm chi phí vốn chưa hề được biết đến. Các quyết định của nhà quản trị không tính đến hiệu quả tài chính; tìm nguồn tài trợ nào để chi phí thấp nhất và đảm bảo các lợi ích khác, làm thế nào với nguồn vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp? Thị trường tiền tệ, thị trường vốn của Việt Nam chưa phát triển nên phân tích tài chính chưa được quan tâm đúng mức. Khi các thị trường này được xây dựng hoàn chỉnh và hoạt động đầy đủ thì nhà đầu tư mới có cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp và do đó học cần phải biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư, tức là họ phải phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và đến lúc đó, các công ty sẽ phải công khai các báo cáo tài chính với số liệu chính xác và có công ty kiểm toán thẩm định lại tính chính xác của báo cáo này, nhờ đó công tác phân tích tình hình tài chính sẽ có hiệu quả hơn. Trong khi đó ở Việt Nam, thị trường chứng khoán đã thực sự sôi động, số lượng công ty tham gia niêm yết trên sàn đã tăng một cách chóng mặt, các công ty chứng khoán cũng được thành lập rất nhiều, các nhà đầu tư ngày một nhiều. Vì vậy phân tích tài chính cần phải được coi trọng hơn nữa. Đặc thù kinh doanh của công ty: đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng điện của người dân, nhu cầu của doanh nghiệp, các các khu công nghiệp mới phụ Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  64. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân thuộc vào tình trạng của nền kinh tế, vì thế cho dù cố gắng hết sức thì tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận còn phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Bản thân hai phương pháp phân tích mà công ty đang sử dụng có những hạn chế của nó, đó là không thấy nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng và đo lường sự thay đổi của các yếu tố này đến yếu tố khác, tính dự báo không cao và chỉ phát huy hiệu quả nếu được so sánh với các doanh nghiệp cùng tính chất hoạt động. Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  65. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I 3.1. Định hướng phát triển của công ty 3.1.1. Các mục tiêu chính Mục tiêu của công ty trong 5 năm tới: - Phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lực con người trong 5 năm tới. - Triển khai thực hiện nhiều dự án kinh doanh mới. - Đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực quản lý 3.1.2. Những vấn đề chính - Tiếp tục nghiên cứu mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh, đặc biệt là trong dịch vụ cung cấp trạm nguồn điện. - Mở rộng phạm vi hoạt động ra các tỉnh thanh trên toàn quốc (kể cả vùng sâu, vùng xa ) thiết lập hệ thống chi nhánh ở các tỉnh. - Đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn - Hoàn thiện cơ chế tự ứng vốn kinh doanh đối với công ty nhằm khai thác tối đa nội lực của công ty - Nghiên cứu cơ chế huy động vốn, tạo nguồn vốn và có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt quan tâm đến thu nhập của cán bộ công nhân viên. 3.1.3. Các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu trên - Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức: chiến lược phát triển do công ty đề ra cần phải rà soát lại cơ cấu tổ chức, cơ cấu bộ máy, quy chế tuyển dụng để thu hút cán bộ trẻ có năng lực về cho công ty - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: đổi mới quản lý tài chính là yêu cầu khách quan của nền kinh tế, tính chất của tài chính doanh nghiệp phụ thuộc vào trình độ Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  66. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay. Doanh nghiệp muốn đạt được các mục tiêu đã định trước cần làm tốt cả hai yếu tố : yếu tố về trình độ vận dụng của các cán bộ quản lý tài chính thể hiện ở những công cụ quản lý thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và yếu tố thứ hai là yếu tố về môi trường pháp lý, thông tin tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. - Công ty có chính sách thu hút vốn pháp lý và tin cậy, song song với các giải pháp thu hút và sử dụng vốn có hiệu quả. - Đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu: Trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, ngành xây lắp trạm nguồn điện phải có chiến lược đầu tư dài hạn để nâng cao năng lực xây lắp, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.Trong phương hướng phát triển từ nay đến năm 2020, công ty đã xây dựng kế hoạch đầu tư vào các trang thiết bị, các công cụ dụng cụ để phục vụ việc xây lắp đạt được kết quả cao nhất. Trên cơ sở bề dày kinh nghiệm hoạt động, uy tín thương hiệu, các dây chuyền sản xuất và hệ thống quản lý ổn định và có hiệu quả, tiềm lực tài chính vững mạnh, với quỹ đất có nhiều lợi thế, quan hệ bạn hàng và quan hệ tín dụng uy tín và đặc biệt là khả năng cạnh tranh cao trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp điện và bất động sản, công ty có đủ năng lực thực hiện thành công kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi nhuận cho công ty cũng như lợi ích cho các cổ đông của công ty trong những năm tiếp theo. 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Xây lắp điện I 3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức phân tích tài chính Để có thể đưa các nội dung, phương pháp phân tích vào thực tế, cần thực hiện tốt các công tác tổ chức phân tích tài chính ngay từ khi lập kế hoạch, phân công vị trí, thực hiện phân tích, tổng hợp, kết luận Để làm tốt những việc đó, công ty cần thực hiện những giải pháp cụ thể như sau: Thứ nhất, Xây dựng và thực hiện tốt quy trình phân tích tài chính Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D
  67. Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Quy trinh phân tích được lập qua các bước: - Bước 1: Lập kế hoạch phân tích Đây là giai đoạn đầu tiên, là khâu quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thời hạn và tác dụng phân tích tài chính. Giai đoạn này được chuẩn bị tốt, chu đáo sẽ giúp cho các giai đoạn sau tiến hành có kết quả. + Xác định mục tiêu, xây dựng chương trình phân tích để từ đó phát hiện vấn đề chính, tránh lãng phí thời gian và chi phí. + Lập kế hoạch phân tích bao gồm nội dung phân tích, phạm vi phân tích, nguồn lực cho phân tích, thời gian tiến hành, những thông tin cần lựa chọn và thu thập, tìm hiểu. - Bước 2: Tiến hành phân tích + Sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu + Tính toán các chỉ tiêu phân tích + Xác định nguyên nhân và tính toán các mức độ ảnh hưởng cảu các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. + Xác định và dự đoán những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến tình hình kinh doanh các doanh nghiệp. + Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp. + Đưa ra giải pháp khắc phục hạn chế và phát huy thành công. + Đưa ra quyết định tài chính + Dự báo và lập kế hoạch tài chính cho năm tới và các năm tiếp theo. - Bước 3 + Viết báo cáo phân tích + Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích. Hoàng Văn Quang Lớp: TCDN 50D