Đề tài Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa

doc 53 trang nguyendu 4750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_nang_cao_hieu_qua_huy_dong_von_tai_ngan_hang_thuong_m.doc

Nội dung text: Đề tài Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa

  1. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 4 LỜI MỞ ĐẦU 5 PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THANH HÓA 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thanh Hóa 6 1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thanh Hóa 7 1.3. Tình hình tổ chức cán bộ trong Chi nhánh 9 1.4. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa 12 1.4.1. Tình hình huy động vốn 12 1.4.2. Tình hình sử dụng vốn 19 1.4.3. Các hoạt động khác 21 1.4.4. Kết quả kinh doanh 23 PHẦN THỨ HAI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THANH HÓA 2.1. Thực trạng hoạt động huy động vốn từ bên ngoài của Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa 25 2.1.1. Phân tích hoạt động huy động vốn theo loại tiền 25 2.1.1.1. Huy động vốn nội tệ của Ngân hàng 25 2.1.1.2. Huy động vốn ngoại tệ của Ngân hàng 26 2.1.2. Phân tích hoạt động huy động vốn theo kỳ hạn 27 2.1.3. Phân tích hoạt động huy động vốn theo đối tượng 29 2.2. Đánh giá hoạt động huy động vốn của NHTMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa thời gian qua 30 2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn từ bên ngoài 30 2.2.1.1. Chi phí vốn 30 2.2.1.2. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn 30 2.2.2. Những kết quả đạt được 33 2.2.3. Hạn chế và nguyên nhân 34 2.3. Giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa 36 2.3.1. Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn của MB Thanh Hóa 36 2.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tại MB Thanh Hóa 38 SV: Nguyễn Thị Thanh 1 Lớp: 49B2 - TCNH
  2. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.3.2.1. Nhân tố bên trong 38 2.3.2.2. Nhân tố bên ngoài 40 2.3.3. Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh 41 2.3.3.1. Mở rộng các hình thức huy động vốn 41 2.3.3.2. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn 43 2.3.3.3. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn 44 2.3.3.4. Xây dựng một chiến lược khách hàng hợp lý 46 2.3.3.5. Thường xuyên đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 48 2.3.4. Một số kiến nghị 49 2.3.4.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội 49 2.3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 50 2.3.4.3.Kiến nghị đối với Chính phủ 50 KẾT LUẬN 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 SV: Nguyễn Thị Thanh 2 Lớp: 49B2 - TCNH
  3. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần QHKH Quan hệ khách hàng QLTD Quản lý tín dụng HCTH Hành chính tổng hợp KT&DVKH Kế toán và dịch vụ khách hàng KHDN Khách hàng doanh nghiệp KHCN Khách hàng cá nhân NSNN Ngân sách nhà nước NHNN Ngân hàng nhà nước CBCNV Cán bộ công nhân viên TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tố chức tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn SV: Nguyễn Thị Thanh 3 Lớp: 49B2 - TCNH
  4. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng biểu Trang Biểu 1.1 Mô hình cơ cấu tổ chức MB Thanh Hóa 7 Quy mô khách hàng của MB Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 11 Biểu 1.2 2011 Biểu 1.3 Tổng nguồn vốn của MB qua các năm 2009, 2010, 2011 13 Kết quả huy động vốn của MB Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 14 Bảng 1.1 2011 Quy mô và cơ cấu cho vay tại MB Thanh Hóa giai đoạn 17 Bảng 1.2 2009 – 2011 Bảng 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Thanh Hóa 21 Bảng 2.1 Huy động vốn nội tệ 23 Bảng 2.2 Huy động vốn ngoại tệ 25 Bảng 2.3 Huy động vốn theo kỳ hạn 26 Bảng 2.4 Huy động vốn theo đối tượng 27 Bảng 2.5 Lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra các thời kỳ 29 Bảng 2.6 Tình hình huy động và sử dụng vốn trung, dài hạn 30 Bảng 2.7 Tình hình huy động và sử dụng vốn ngắn hạn 30 SV: Nguyễn Thị Thanh 4 Lớp: 49B2 - TCNH
  5. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng là ngành then chốt trong lĩnh vực huy động vốn đóng vai trò chủ đạo trong việc dẫn vốn cho nền kinh tế. Nếu như ngân hàng thương mại hoạt động tốt, vốn được lưu chuyển hợp lý, liên tục sẽ tạo đà cho nền kinh tế phát triển. Trong giai đoạn sắp tới, khi các ngân hàng nước ngoài được phép vào hoạt động trên thị trường nước ta, cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ diễn ra vô cùng gay gắt. Muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường, ngân hàng cần phải có một nguồn vốn đủ mạnh bởi vì vốn là tiền đề quan trọng nhất trong mọi hoạt động của ngân hàng thương mại. Để có nguồn vốn đủ mạnh, các ngân hàng thương mại phải thực hiện nhiều hoạt động nhằm huy động được nguồn vốn đủ lớn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng thương mại Việt Nam có “thâm niên” hoạt động chưa dài, các hình thức huy động vốn còn đơn điệu, chưa phù hợp và chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Nhận thức được vai trò của hoạt động huy động vốn với hoạt động kinh doanh ngân hàng và thực tiễn hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội Thanh Hóa, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa” làm đề tài thực tập tốt nghiệp. 2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu đề tài Đánh giá thực trạng về công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị. Hy vọng giải quyết được những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chuyên đề tập trung vào nghiên cứu các phương thức, biện pháp huy động vốn của ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quân Đội trên địa bàn. 4. Phương pháp nghiên cứu Thu thập thực tế thông tin, số liệu, phân tích đánh giá các nguồn thông tin. Sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, phương pháp luận khoa học gắn với thực tiễn. SV: Nguyễn Thị Thanh 5 Lớp: 49B2 - TCNH
  6. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp 5. Bố cục của đề tài Nội dung của báo cáo ngoài lời mở đầu và kết luận thì gồm hai phần chính: Phần thứ nhất: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa Phần thứ hai: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa SV: Nguyễn Thị Thanh 6 Lớp: 49B2 - TCNH
  7. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN THỨ NHẤT : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THANH HÓA 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thanh Hóa Ngân hàng TMCP Quân Đội ra đời và hoạt động trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang chuyển mình đổi mới. Cuối năm 1989, những tiến bộ đạt được trong nền kinh tế, cho phép Việt Nam chuyển thời kỳ đưa ra thực thi các chính sách và mô hình ngân hàng thích hợp với cơ chế thị trường trong nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần. Nhà nước chủ trương cải cách hệ thống ngân hàng thành 2 cấp: cấp quản lý nhà nước do Ngân hàng Nhà nước đảm nhận và cấp kinh doanh do các ngân hàng thương mại đảm nhận. Hoạt động của ngân hàng đã có sự chuyển biến cơ bản trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động và phục vụ cho mọi thành phần kinh tế. Đồng thời cũng trong thời kỳ này, Nhà nước có chủ trương thành lập một số ngân hàng thương mại cổ phần nhằm thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Với chủ trương mới này là sự xuất hiện của hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần bên cạnh các ngân hàng thương mại quốc doanh đã tồn tại khá lâu đời, góp phần vào sự phát triển chung của thị trường tài chính – tiền tệ ở Việt Nam. Theo quyết định số 00374/GP-UB ngày 30/12/1993 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và giấy phép hoạt động 0054/NH-GP ngày 14/09/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và giấy phép kinh doanh số 060297 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994 (sửa đổi ngày 27/12/2002), ngày 04/11/1994 Ngân hàng TMCP Quân Đội chính thức bắt đầu đi vào hoạt động. Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là nhanh chóng ổn định hoạt động của chi nhánh về con người cũng như trang thiết bị cơ sở vật chất, triển khai các hoạt động kinh doanh với phương châm hoạt động là “Vững vàng – Tin cậy”, tăng cường công tác Marketing thu hút khách hàng thông qua việc tổ chức công tác tìm hiểu, tiếp cận khách hàng, tổ chức các dịch vụ tăng tính tiện ích cho khách hàng nhất là các dịch vụ thu tiền mặt tại chỗ, xây dựng nội quy, quy chế điều hành, cơ chế khoán, tổ chức thảo luận trong toàn thể các bộ công nhân viên Được thành lập dưới hình thức là ngân hàng thương mại cổ phần chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng với số vốn điều lệ là 25 tỷ đồng. Các cổ đông chủ yếu là các doanh nghiệp Quân Đội và một số thể nhân đóng góp và thời gian hoạt động quy định trong điều lệ ngân hàng là 50 năm. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động Ngân hàng TMCP Quân Đội được coi là SV: Nguyễn Thị Thanh 7 Lớp: 49B2 - TCNH
  8. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp một pháp nhân, hoạch toán kinh tế độc lập và được quyền tự chủ về tài chính, chủ động kinh doanh và có tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước. Chi nhánh có trụ sở tại Số 3 – Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội. Tên giao dịch là: “Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội”. Tên giao dịch quốc tế là: “Military Commerical Joint Stock Bank”. Số điện thoại: (84-4) 62661088, Fax: (84-4) 62661080. Email: info@mbbank.com.vn, Website: www.mbbank.vn Với nhu cầu phát triển đi lên cùng với việc mở rộng mạng lưới, đưa tên tuổi của Ngân hàng TMCP Quân Đội đến với mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Chính vì vậy Ngân hàng TMCP Quân Đội nắm bắt được điều đó và theo Quyết định Số 231/QD-NHQD-HDQT do Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Quân Đội cấp ngày 08/04/2008, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã mở rộng ra tỉnh Thanh Hóa với tên gọi “Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Nghệ An – Phòng giao dịch Thanh Hóa”. Do bối cảnh kinh tế và sự phát triển của phòng giao dịch đã mang lại doanh thu lớn cho Ngân hàng góp phần đáng kể cho việc tạo vị thế trên thương trường của Ngân hàng. Ngày 23/10/2008 Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Nghệ An – Phòng giao dịch Thanh Hóa chính thức khai trương và theo Quyết định Số 594/QD-NHQD-HDQT cấp ngày 15/12/2009 Phòng giao dịch đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép đổi thành Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa. Tên đầy đủ bằng tiếng việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa. Tên viết tắt: MB Thanh Hóa. Tên giao dịch: Ngân hàng Quân Đội Trụ sở chính đặt tại: Số 253 Trần Phú - Phường Ba Đình - TP Thanh Hóa - Tỉnh Thanh Hóa. Với tuổi đời hoạt động khá trẻ, tuy nhiên trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh tiền tệ này, Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa đã có những bước tiến vượt bậc trên tất cả mọi mặt. Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội Thanh Hóa đã liên tục phát triển về quy mô, vốn điều lệ, mạng lưới, tổ chức, hoạt động đảm bảo an toàn, kết quả kinh doanh có lãi, trở thành một trong số những Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu trên địa bàn. 1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thanh Hóa Khi mới thành lập Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa chỉ có 18 người gồm có 3 phòng ban: Ban Giám đốc, Bộ phận Kế toán và Dịch SV: Nguyễn Thị Thanh 8 Lớp: 49B2 - TCNH
  9. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp vụ khách hàng, Bộ phận Quan hệ khách hàng. Hiện nay, bộ máy tổ chức của Chi nhánh ngoài Ban Giám đốc còn gồm 4 phòng ban khác nhau, bao gồm: Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Kế toán và Dịch vụ khách hàng, Bộ phận Quản lý Tín dụng, Bộ phận Hành chính tổng hợp. Biểu 1.1: Mô hình cơ cấu tổ chức MB Thanh Hóa Ban Giám Đốc Phòng Bộ phận Bộ phận Phòng QHKH QLTD HCTH KT&DVKH Bộ Bộ Bộ Bộ Bộ phận phận phận phận phận Kế KH hỗ KH giao kho toán DN trợ CN dịch quỹ (Nguồn: Bộ phận Hành chính tổng hợp) * Ban Giám đốc Chỉ đạo, điều hành Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội Thanh Hóa theo chế độ một thủ trưởng, quyết định các vấn đề lớn và trực tiếp lãnh đạo tất cả các phòng ban cấp dưới thông qua các Trưởng phòng. * Phòng Quan hệ khách hàng QHKH Cá nhân: Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn và cho vay đối với các khách hàng là cá nhân với nhiều loại khoản vay như: ngắn han, trung và dài hạn ngoài ra bộ phận này còn quản lý dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế QHKH Doanh nghiệp: Cũng thực hiện các nghiệp vụ như bộ phận QHKH Cá nhân nhưng với đối tượng khách hàng là Doanh nghiệp. Ngoài ra bộ phận này còn quản lý thêm một số nghiệp vụ khác như thanh toán quốc tế, bảo lãnh, L/C SV: Nguyễn Thị Thanh 9 Lớp: 49B2 - TCNH
  10. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hỗ trợ tín dụng: Thực hiện các công việc hỗ trợ, soạn thảo hợp đồng tín dụng, theo dõi các khoản vay của khách hàng, làm các báo cáo theo yêu cầu của quản lý, kiểm soát giải ngân. * Phòng Kế toán và Dịch vụ khách hàng Bộ phận Kế toán: Thực hiện các hoạt động liên quan đến tài chính, kế toán và thanh toán của Chi nhánh. Đảm bảo Chi nhánh chấp hành đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với NSNN và các quy định về nghĩa vụ tài chính trong hệ thống MB. Bộ phận Giao dịch: Thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi, tiết kiệm, thu lãi vay, giải ngân, thanh toán và chuyển tiền tại quầy, đảm bảo lợi ích và làm hài lòng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ tại đơn vị. Bộ phận Kho quỹ: Thực hiện việc tiếp quỹ cho các giao dịch viên và nhận hoàn quỹ về cuối ngày, đảm bảo cân quỹ, trực tiếp thu những khoản tiền lớn, thực hiện việc đóng bó tiền và hoàn thành kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với NHNN. * Bộ phận Quản lý Tín dụng Thực hiện quản lý món vay, giải ngân món vay, giám sát việc sử dụng vốn sau khi cho vay, đề xuất giải pháp quản lý món vay. Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín. Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. * Bộ phận Hành chính Tổng hợp Thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực hành chính nhân sự. Đảm bảo hỗ trợ kịp thời về nguồn lực, phương tiện lao động, phương tiện kỹ thuật và các hỗ trợ về mặt hành chính khác đối với các bộ phận còn lại của Chi nhánh. 1.3. Tình hình tổ chức cán bộ trong Chi nhánh Tính đến thời điểm 31/12/2011, tổng số cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh là 51 cán bộ. Tổng số cán bộ trên được bố trí sắp xếp theo cơ cấu các phòng như sau: + Ban Giám đốc: 01 cán bộ + Phòng Quan hệ khách hàng: 16 cán bộ + Phòng Kế toán và Dịch vụ khách hàng: 11 cán bộ + Bộ phận Quản lý Tín dụng: 03 cán bộ + Bộ phận Hành chính tổng hợp: 05 cán bộ SV: Nguyễn Thị Thanh 10 Lớp: 49B2 - TCNH
  11. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp + Phòng giao dịch Phan Chu Trinh: 07 cán bộ + Phòng giao dịch Lê Hữu Lập: 08 cán bộ (Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác tổ chức cán bộ năm 2011) Về trình độ cán bộ trong Chi nhánh: đại học 48 người, trung cấp 1 người và 2 lao động phổ thông (lái xe, tạp vụ). Qua đó, chúng ta có thể thấy số lượng nhân viên có trình độ Đại học chiếm đa số (94%). Chất lượng nguồn nhân lực được Chi nhánh quan tâm hàng đầu, nó ảnh hưởng trực tiếp và là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của Chi nhánh. Chi nhánh đã có sự chọn lọc kĩ càng về trình độ cũng như những hiểu biết, kĩ năng của các ứng cử viên để có thể xây dựng một đội ngũ nhân lực tận tâm, chuyên nghiệp phục vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất. Ngày 22/12/2011, Chi nhánh mới thành lập thêm một phòng giao dịch trên đường Lê Hữu Lập. Đến nay, Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa gồm có 1 trụ sở chính và 2 phòng giao dịch loại I. - Trụ sở chính: 253 Trần Phú – Ba Đình – TP Thanh Hóa Điện thoại : 0376 255 499, Fax : 0376 255 497 - Phòng giao dịch số 1: Lô 15 – Khu nhà ở Thương Mại – Phan Chu Trinh – Điện Biên – TP Thanh Hóa Điện thoại : 0376 253 068, Fax : 0376 253 069 - Phòng giao dịch số 2: 41 – 43 Lê Hữu Lập – Lam Sơn – TP Thanh Hóa Điện thoại: 0376 252 711 – 0376 252 714 , Fax : 0376 252 713 Chức năng, nhiệm vụ của 2 Phó Giám đốc: Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ của Phòng giao dịch, thực hiện các yêu cầu mở tài khoản tiền gửi khách hàng theo đúng quy định hiện hành về luân chuyển chứng từ của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội và hướng dẫn của Ban giám đốc Chi nhánh. Ký các hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu Chính phủ) trong thẩm quyền cho vay của các phòng giao dịch. Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân Đội đã xác định công tác huy động vốn được đưa lên hàng đầu. Do vậy Chi nhánh đã tăng cường hoạt động tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo trên báo chí, trên các phương tiện thông tin đại chúng của các phường lân cận nơi Chi nhánh đóng trụ sở. Tập trung chỉ đạo bằng các biện pháp tích cực để thu hút các nguồn vốn lớn, nhỏ ở các đơn vị tổ chức kinh tế trong và ngoài địa bàn, góp phần tăng trưởng nguồn vốn để Ngân hàng TMCP Quân Đội điều hoà cho các Chi nhánh khác đầu tư thực hiện chỉ tiêu kế hoạch chung toàn ngành và các chương trình đầu tư của Chính Phủ. Bên cạnh việc tập trung thu hút các nguồn SV: Nguyễn Thị Thanh 11 Lớp: 49B2 - TCNH
  12. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp vốn lớn trong các doanh nghiệp Chi nhánh đã chú trọng cả việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư bằng cách tổ chức khuyến mãi tặng quà cho khách hàng có số tiền gửi tiết kiệm lớn. 1.4. Tình hình hoạt động của NHTMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa Trong những năm vừa qua, được sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, của Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân Đội, sự hợp tác chặt chẽ của các bạn hàng và sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ công nhân viên, MB Thanh Hóa đã đạt được những kết quả khả quan. MB Thanh Hóa cũng giống như các Ngân hàng TMCP khác, hoạt động đa năng trên mọi lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Hiện tại MB Thanh Hóa đang thực hiện hầu hết các nghệp vụ tài chính tiền tệ như: nhận tiền gửi và thanh toán, chuyển tiền, tín dụng bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, tư vấn, hỗ trợ các Doanh nghiệp, các dịch vụ khác Dưới đây là tình hình hoạt động trong một số năm gần đây của MB Thanh Hóa: 1.4.1. Tình hình huy động vốn *Đặc điểm về nguồn vốn Tính đến thời điểm 30/9/2011, tổng vốn chủ sở hữu của MB là hơn 9.650 tỷ đồng, trong đó 7.300 tỷ đồng là vốn điều lệ, tỷ lệ an toàn vốn là 11%. Nguồn vốn của MB Thanh Hóa không ngừng được tăng lên theo các năm: - Tổng nguồn vốn năm 2008 đạt 55 tỷ đồng. - Tổng nguồn vốn năm 2009 đạt 307 tỷ đồng. - Tổng nguồn vốn năm 2010 đạt 331 tỷ đồng. - Tổng nguồn vốn năm 2011 đạt 791 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng phát triển góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh cũng như việc xây dựng một thương hiệu MB ngày càng vững mạnh trên thị trường tài chính. * Đặc điểm về khách hàng, thị trường Khi MB xâm nhập vào thị trường Thanh Hóa, trước đó đã có rất nhiều các ngân hàng đã và đang nắm giữ được một lượng khách hàng lớn. MB Thanh Hóa đã sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các ngân hàng đã có bề dày hoạt động kinh doanh và có nhiều lợi thế hơn hẳn, không những thế còn luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu tiền mặt. Nhưng với sự quyết tâm vượt gian khó của CBCNV Chi nhánh, mọi người đã cùng đồng lòng, góp sức tạo ra sự khác biệt, gây dựng niềm tin cho khách hàng đến với MB. Bên cạnh đó, MB Thanh Hóa chủ yếu nhằm vào các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động mảng quân sự như: Bộ chỉ huy quân sự Thanh Hóa, Công ty Z111, Chi nhánh Viettel Thanh Hóa, Đây là những tổ chức mang tính đặc SV: Nguyễn Thị Thanh 12 Lớp: 49B2 - TCNH
  13. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp thù phù hợp với đặc điểm của một ngân hàng mang cái tên: Ngân hàng Quân đội. Bởi từ khi được thành lập, MB hoạt động kinh doanh dưới hình thức là Ngân hàng TMCP chuyên doanh về tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng với định hướng phục vụ các doanh nghiệp Quân đội sản xuất quốc phòng và làm kinh tế. Chi nhánh đã và đang tích cực mở rộng thị trường, thị phần; có chiến lược khai thác khách hàng trong huy động vốn và cho vay vốn. Trong năm 2011, Chi nhánh đã phát triển thêm nhiều khách hàng mới có quan hệ tiền gửi, tiền vay thường xuyên với số dư lớn. Duy trì tốt mối quan hệ với các khách hàng cũ. Phát triển thêm được nhiều khách hàng mới có triển vọng cả về tiền gửi lẫn tiền vay. Biểu 1.2: Quy mô khách hàng của MB Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2011 Đơn vị: Người 10000 9250 9000 8000 7000 6143 6000 5000 3290 Khách hàng 4000 3000 2000 1000 0 2009 2010 2011 (Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng) Chi nhánh tuy mới được thành lập được gần 4 năm nhưng đến nay đã thu hút được một lượng khách hàng đáng kể. Khách hàng của MB từ những cán bộ nhân viên, người lao động phổ thông, tới những người làm nông nghiệp và đến người có trình độ trí thức tương đối cao, thu nhập khá. Hoạt động giao dịch ở đây chủ yếu là chuyển, gửi hay vay tiền, thẻ ATM. Lượng khách hàng đến với MB Thanh Hóa năm 2010 tăng 46,44% so với năm 2009. Năm 2010 có 6143 khách hàng, đạt 231% kế hoạch phát triển khách hàng đầu năm. Trong đó, quan hệ tiền gửi là 2200 khách hàng, tiền vay là 342 khách hàng (255 khách hàng cá nhân và 87 khách hàng doanh nghiệp), SV: Nguyễn Thị Thanh 13 Lớp: 49B2 - TCNH
  14. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp còn lại là các khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ khác như thẻ ATM. Các tổ chức hay doanh nghiệp với số lượng ít hơn nhưng lại là đối tượng chính mang lại nguồn thu lớn cho Ngân hàng. Điều này có tác động rất lớn tới doanh thu và lợi nhuận đặc biệt là uy tín của ngân hàng. Các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nhưng đổi lại, các doanh nghiệp đó cũng sẵn sàng từ bỏ Ngân hàng này để làm khách hàng của Ngân hàng kia một cách dễ dàng, nếu với họ chất lượng của Ngân hàng kia tốt hơn. Bước sang năm 2011, Chi nhánh vẫn thu hút được một lượng khách hàng lớn 9.438 khách hàng đang có quan hệ, tăng 2.087 khách so với đầu năm, tăng 33,6% so với năm 2010. Điều này cho thấy hình ảnh, uy tín của Chi nhánh đã được nâng cao; đồng thời các CBCNV trong Chi nhánh có sự nỗ lực rất lớn trong công tác tìm kiếm nguồn khách hàng mới cũng như giữ chân nhóm khách hàng cũ. *Tình hình huy động vốn Với phương châm "Đi vay để cho vay" MB Thanh Hóa đã xác định được tầm quan trọng của công tác huy động vốn nhằm tạo lập nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn, Chi nhánh đã tích cực chủ động trong khai thác nguồn vốn nhàn rỗi, mở rộng mạng lưới hoạt động, đưa ra nhiều hình thức huy động phù hợp với mọi tầng lớp dân cư như: Huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn ngắn nhất là 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng , tiết kiệm dự thưởng, và phát hành giấy tờ có giá, lãnh đạo Ngân hàng thường xuyên gặp gỡ và có chính sách khuyến khích, ưu đãi với các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, các cơ quan đơn vị có tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng, tạo điều kiện cho nhiều cá nhân, hộ kinh doanh mở tài khoản chuyển qua Ngân hàng. Hiểu rõ tầm quan trọng của vốn đối với sự sống còn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế. MB Thanh Hóa coi trọng nghiệp vụ nguồn vốn mà chủ yếu là công tác huy động vốn. Phát huy thế mạnh trên địa bàn Thanh Hóa, nơi tập trung dân cư có thu nhập cao, các đơn vị kinh tế, Chi nhánh đã tập trung chỉ đạo bằng các biện pháp tích cực để thu hút được nguồn vốn lớn, rẻ góp phần tăng cường nguồn vốn để mở rộng cho vay cũng như điều chuyển vốn trong hệ thống Ngân hàng TMCP Quân Đội. Tuy mới đi vào hoạt động được mấy tháng nhưng tính đến 31/12/2008 tổng số vốn mà Ngân hàng đạt được là 45.015 triệu VND. Và đến 31/12/2009 SV: Nguyễn Thị Thanh 14 Lớp: 49B2 - TCNH
  15. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp tình hình càng khởi sắc hơn nữa với số vốn huy động được là 223.615 triệu VND. Và không dừng lại ở đấy tổng số vốn huy động vẫn không ngừng được nâng cao cho đến năm 2010 là 577.843 triệu VND và năm 2011 là 504.450 triệu VND. Thị phần huy động vốn vẫn tiếp tục được giữ vững và nâng cao trong các năm tới trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn. Biểu 1.3: Tổng nguồn vốn của MB qua các năm 2009, 2010, 2011 Đơn vị: Triệu đồng 577 600 504 500 400 223 300 Tổng nguồn vốn 200 100 0 2009 2010 2011 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MB Thanh Hóa) Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, chỉ sau 2 năm hoạt động, năm 2010 nguồn vốn huy động tại Chi nhánh đã đạt được là 577.843 triệu VND, tăng 158% so với năm 2009. Có được kết quả này là do MB Thanh Hóa đã có những chủ trương kinh doanh hợp lý trong công tác thu hút khách hàng, mở rộng và phát triển mạng lưới huy động vốn cùng với việc triển khai nhiều hình thức huy động vốn như chính sách lãi suất, chế độ ưu đãi lãi suất đối với khách hàng, chương trình khuyến mại, quà tặng, nâng cao chất lượng các dịch vụ trong giao dịch Đồng thời cũng cho thấy rõ rằng, thương hiệu MB đã có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng dân cư, dần dần tạo được niềm tin, ưu thế trên thị trường Thanh Hóa nói riêng. Nhưng đến năm 2011, công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn huy động chỉ đạt có 504.450 triệu VND, giảm 12% so với năm 2010. Cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn biến phức tạp, gay gắt và bất bình SV: Nguyễn Thị Thanh 15 Lớp: 49B2 - TCNH
  16. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp đẳng, nhiều ngân hàng đã đẩy lãi suất huy động vốn lên rất cao. Toàn Chi nhánh đã tập trung cao cho công tác huy động vốn, triển khai một cách kịp thời, có hiệu quả chương trình huy động vốn do HO tổ chức như: “Chung vai sát cánh”; “Đánh nhanh – Thắng nhanh”; Chương trình “Tiết kiệm MB du xuân cùng Piaggio LX” và “Tiết kiệm MB đón hè rộn rã”; “Tiết kiệm MB đón vàng may mắn”. Khai thác tốt nguồn vốn huy động từ các tổ chức trên địa bàn; đối với nguồn tiết kiệm dân cư đã giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng chuyên viên, bao gồm cả chuyên viên không trực tiếp bán hàng. Bảng 1.1: Kết quả huy động vốn của MB Thanh Hóa năm 2009 - 2011 Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm Năm +/- % Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 1. Tiền gửi của TCKT: 96.574 342.832 161.318 + 255% - 53% + Tiền gửi không kỳ hạn 41.562 114.112 79.593 + 175% - 30% + Tiền gửi có kỳ hạn 54.900 228.220 81.366 + 316% - 64% + Tiền gửi ký quỹ 112 500 359 + 346% - 28% 2. Tiền gửi của dân cư: 122.676 234.818 343.082 + 91% + 46% + Tiền gửi không kỳ hạn 1.381 4.391 7.218 + 218% + 64% + Tiền gửi có kỳ hạn 10.252 129 - 98% + Tiền gửi ký quỹ + Tiền gửi tiết kiệm 121.295 220.175 335.735 + 82% + 53% 3. Huy động khác 4.365 193 50 - 96% - 74% Tổng vốn huy động 223.615 577.843 504.450 + 158% - 12% (Nguồn: Báo cáo tài chính của MB Thanh Hóa) * Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế Bước vào năm 2011, trước những thuận lợi cũng như những khó khăn và thách thức của nền kinh tế trong và ngoài nước, MB Thanh Hóa vẫn giữ vững được vị thế của mình trên địa bàn Thanh Hóa trong công tác huy động vốn. Mặc dù MB Thanh Hóa phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các TCTD khác trên cùng địa bàn nhưng nguồn tiền gửi của các TCKT liên tục tăng trưởng qua các năm. Ngay từ ngày đầu thành lập, đang còn nhiều khó khăn và bỡ ngỡ nên trong năm 2008 nguồn vốn huy động được chưa đáng kể, mới chỉ đạt 12.554 triệu VND, nhưng sang năm 2009 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn này khá cao, đạt 96.574 triệu VND, tăng 669% và năm 2010 tình hình kinh doanh vẫn trên đà tăng trưởng đạt 342.832 triệu VND, tăng 255% so với năm 2009 và tính đến 31/12/2011 nguồn vốn huy động từ TCKT giảm 53% so với năm 2010 SV: Nguyễn Thị Thanh 16 Lớp: 49B2 - TCNH
  17. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp chỉ đạt 161.318 triệu VND. Trong đó, năm 2009 nguồn tiền gửi không kỳ hạn đạt 41.562 triệu VND, đặc biệt là năm 2010 tình hình khởi sắc hơn rất nhiều là 114.112 triệu VND, tăng 175% so với năm 2009 và năm 2011 chỉ đạt 79.593 triệu VND giảm 30% so với năm 2010. Nguồn vốn huy động từ nguồn tiền gửi có kỳ hạn của TCKT cũng tăng qua các năm, năm 2008 là thời điểm khởi đầu còn gặp nhiều khó khăn nên chưa huy động được vốn qua hình thức tiền gửi này. Tuy nhiên bước sang năm 2009 đã đạt được 54.900 triệu VND và đến năm 2010 đã tăng thêm 316% là 228.220 triệu VND và năm 2011 giảm 64% chỉ đạt 81.366 triệu VND. Như vậy nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được trong hai năm 2009 và 2010 nguồn tiền gửi có kỳ hạn đều có sự tăng trưởng khá cao và lớn hơn tiền gửi không kỳ hạn rất nhiều, cụ thể: trong năm 2009 nguồn tiền gửi không kỳ hạn là 41.562 triệu VND và nguồn tiền gửi có kỳ hạn là 54.900 triệu VND, trong năm 2010 nguồn tiền gửi không kỳ hạn là 114.112 triệu VND và nguồn tiền gửi có kỳ hạn là 228.220 triệu VND, lớn gấp 2 lần so với nguồn tiền gửi không kỳ hạn và trong tình hình biến động kinh tế thì con số của năm 2011 cũng rất khả quan với nguồn tiền gửi không kỳ hạn đạt 79.593 triệu VND và tiền gửi có kỳ hạn đạt 81.366 triệu VND. Đây là một tín hiệu đáng mừng, vì nguồn tiền gửi có kỳ hạn càng cao càng tạo điều kiện cho Ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng vốn, mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Đồng thời đây cũng là biểu hiện cho thấy MB Thanh Hóa đang dần có vị thế trên thương trường, tạo được lòng tin, thu hút được nhiều khách hàng đến với mình, đặc biệt là tạo được sự trung thành của khách hàng đối với Ngân hàng. Có được kết quả này là do MB Thanh Hóa đã có những chủ trương kinh doanh hợp lý trong công tác thu hút khách hàng, mở rộng và phát triển mạng lưới huy động vốn cùng với việc triển khai nhiều hình thức huy động vốn như chính sách lãi suất, chế độ ưu đãi lãi suất đối với các khách hàng, quà tặng, chương trình khuyến mại. các dich vụ trong giao dịch Cơ chế điều hành vốn được tập trung hóa toàn ngành, việc quản lý tài sản Nợ - Có được xem xét và thực hiện phân tích, đánh giá hướng theo thông lệ. Bên cạnh đó, công tác quản lý rủi ro chính trong hoạt động nguồn vốn như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối được đánh giá để có biện pháp đảm bảo an toàn. Ngoài ra, cùng với hệ thống cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ và đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước và MB, MB Thanh Hóa đã triển khai các sản phẩm mới, đa dạng. Với sự nỗ lực và cố gắng đó, MB Thanh Hóa đã có những thành công trong công tác huy động vốn từ nguồn tiền gửi khách hàng, đảm bảo một cơ cấu tín dụng hợp lý trong các nguồn ngắn, SV: Nguyễn Thị Thanh 17 Lớp: 49B2 - TCNH
  18. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp trung và dài hạn, đồng thời đảm bào an toàn trong hoạt động tín dụng của MB Thanh Hóa. * Nguồn tiền gửi trong dân cư Nguồn vốn huy động từ nguồn tiền gửi trong dân cư của MB Thanh Hóa có sự biến động qua các năm. Trong khi năm 2009, nguồn này đạt 122.676 triệu VND, tăng lên 79.897 triệu VND tương đương với 187% so với năm 2008 (đạt 42.779 triệu VND) thì đến năm 2010, nguồn huy động từ dân cư đạt 234.818 triệu VND, tăng 91% so với năm 2009 và đáng mừng hơn nữa với con số năm 2011 nguồn tiền gửi từ dân cư đạt 343.082 triệu VND tăng 46%. Nhận thấy khả năng huy động vốn trong dân cư của năm 2011 so với năm 2010 tăng không mạnh như năm 2009 so với năm 2008 là do trong năm 2008 Ngân hàng mới thành lập nhiều người chưa biết đến, chưa tạo lập được lòng tin từ phía khách hàng. Hơn nữa, trong năm 2008 MB chỉ hoạt động được mấy tháng cuối năm vì 11/2008 MB mới được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Bên cạnh đó có thêm một số yếu tố như: lạm phát, sự biến động về lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 tăng cao hơn khiến người dân có xu hướng phải giữ lại đồng tiền đề phòng sự mất giá của đồng tiền. Một sự kiện thực tế năm 2010 cho thấy sự biến động khá mạnh của vàng khiến thị trường vàng xôn xao cũng tác động to lớn dến người dân thông qua hành vi mua bán và dự trữ vàng, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến nguồn tiền gửi trong dân cư có xu hướng giảm. Không những thế, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, do đó nhu cầu mua sắm và xây dựng của người dân ngày càng tăng và chưa có xu hướng chậm lại. Sự biến động của các thị trường trong và ngoài nước cũng là một trong những nguyên nhân: như thị trường nhà đất, thị trường lãi suất trên thị trường tiền tệ nói chung và trên địa bàn Thanh Hóa nói riêng Nhận thấy có một điểm khác biệt rõ rệt giữa nguồn tiền gửi của các TCKT và nguồn tiền gửi của dân cư đó là trong nguồn tiền gửi của dân cư nhìn chung nguồn tiền gửi không kỳ hạn luôn lớn và ổn định hơn so với nguồn tiền gửi có kỳ hạn, biểu hiện rõ rệt trong ba năm trở lại đây. Điều này MB Thanh Hóa phải đặc biệt chú ý vì nguồn tiền gửi có kỳ hạn là rất quan trọng, nó giúp Ngân hàng chủ động rất nhiều trong việc sử dụng vốn. Tuy nhiên sang năm 2010 nguồn tiền này lại tăng trưởng khá cao đạt 10.252 triệu VND, dường như Ngân hàng đã thực hiện khá tốt các chương trình quảng cáo, khuyến mại, các công tác tác động tới tâm lý người tiêu dùng, dần xây dựng được lòng tin ở dân cư. SV: Nguyễn Thị Thanh 18 Lớp: 49B2 - TCNH
  19. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kể từ khi thành lập, tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại MB Thanh Hóa liên tục tăng trưởng khá cao và đồng đều, chiếm tỷ trọng cao nhất trong nguồn tiền gửi của dân cư. Năm 2008 tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 42.485 triệu VND, năm 2009 tiếp tục tăng thêm 186% (đạt 121.295 triệu VND), và sang năm 2010 đạt 220.175 triệu VND tăng thêm 82%, không dừng lại ở đó năm 2011 tăng 53% tương ứng với 335.735 triệu VND. Có được kết quả khả quan như trên là do MB Thanh Hóa đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao khối lượng huy động tiền gửi từ các khoản tiết kiệm, như các chế độ ưu đãi về lãi suất đối với các khách hàng, các phương thức trả lãi thoả thuận, tích cực triển khai các sản phẩm mới theo chỉ đạo của Hội sở chính: Tiết kiệm dự thưởng với quy mô giải thưởng rất lớn và hấp dẫn, tiết kiệm gửi góp, tặng quà đối với khách hàng đầu tiên của Ngân hàng Trong 3 năm hoạt động vốn huy động thông qua kênh phát hành giấy tờ có giá cũng có sự tăng giảm không đồng đều. Năm 2008 không có nguồn huy động này, tuy nhiên bước sang năm 2009 tình hình vô cùng khởi sắc đạt 4.365 triệu VND, nhưng đến năm 2010 lại giảm xuống trầm trọng là 193 triệu VND và năm 2011 chỉ đạt 50 triệu VND. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng đã được kể đến ở trên. Trong đó sự ảnh hưởng đặc biệt đến nó là sự biến động mạnh mẽ của thị trường vàng. 1.4.2. Tình hình sử dụng vốn Đến 31/12/2011, các chỉ tiêu tín dụng của MB Thanh Hóa đã đạt được như sau: Bảng 1.2: Quy mô và cơ cấu cho vay tại MB Thanh Hóa năm 2009 - 2011 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm +/- % 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 1. Cho vay ngắn hạn 206.194 375.010 399.942 + 82% + 7% 2. Cho vay trung hạn 58.694 107.489 258.820 + 83% + 141% 3. Cho vay dài hạn 3.650 3.250 2.890 - 11% - 11% 4. Cho vay tài trợ, ủy thác 5.659 2.851 9.235 - 49% + 224% đầu tư 5. Cho vay chiết khấu 6. Cho vay khác 929 5.343 + 475% Tổng doanh số cho vay 274.197 489.529 676.230 + 79% + 38% (Nguồn: Báo cáo tài chính của MB Thanh Hóa) Năm 2008 doanh số về các khoản cho vay (11.882 triệu VND) khá khiêm tốn so với 3 năm trở lại đây. Nguyên nhân là vì năm 2008 là thời điểm SV: Nguyễn Thị Thanh 19 Lớp: 49B2 - TCNH
  20. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp khởi đầu của MB Thanh Hóa, cuối năm 2008 Chi nhánh mới được thành lập và đi vào hoạt động. Doanh số cho vay của năm 2008 ở trên không phải là doanh số của cả năm mà chỉ là doanh số trong 2 tháng cuối năm. Mặc dù mới đi vào hoạt động, thời kì đầu đang còn nhiều khó khăn và bỡ ngỡ nhưng có được kết quả như trên cũng là sự cố gắng và nỗ lực rất nhiều của toàn thể cán bộ, nhân viên Ngân hàng. Qua bảng trên ta có thể thấy được sự biến động trong cơ cấu dư nợ tín dụng, các khoản cho vay dài hạn, cho vay tài trợ, ủy thác đầu tư; cho vay chiết khấu và cho vay khác tăng giảm không đồng đều. Trong khi các khoản tín dụng ngắn hạn và trung hạn đều tăng khá cao và đồng đều qua các năm. Nhìn nhận trong về tình hình kinh doanh thì từ năm 2009 là bắt đầu khởi sắc, chính vì thế mà cuối năm 2009 MB Thanh Hóa từ Phòng giao dịch thuộc Chi nhánh Nghệ An đã được quyết định trở thành Chi nhánh Thanh Hóa của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Và sự thay đổi to lớn này đã dẫn đến cơ cấu tổng tài sản cũng như cơ cấu nguồn huy động hay dư nợ tín dụng đều có cự thay đổi nhất định. Năm 2008, do mới thành lập chưa có điều kiện nhiều về quy mô, cơ sở vật chất, kinh nghiệm, các mối quan hệ cộng thêm tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động và diễn biến phức tạp nên nền kinh tế Việt Nam không có nhiều chuyển biến tích cực, các khoản đầu tư đều là những con số khá khiêm tốn. Các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước không có được môi trường đầu tư thuận lợi, bên cạnh đó MB Thanh Hóa mới chỉ là đang trên đường tìm kiếm khách hàng, tạo lập mối quan hệ và vị thế của mình trên thị trường. Tuy vậy, hoạt động tín dụng đã được cải thiện đáng kể cả quy mô cũng như chất lượng trong 2 năm 2010 và 2011, chất lượng thẩm định được nâng cao, các nghiệp vụ tín dụng được cải thiện đã góp phần thu hút thêm được các khách hàng đến giao dịch. Năm 2009 dư nợ tín dụng của MB Thanh Hóa có thể nói là những con số đáng nể về sự phát triển vượt bậc so với năm 2008. Năm 2009, trong khi cho vay trung hạn đạt 58.694 triệu VND, sang năm 2010 tiếp tục tăng đạt 107.489 triệu VND tức tăng 83% so với năm 2009 và đến năm 2011 cho vay trung hạn vấn tiếp tục tăng mạnh lên 141% tương đương với 258.820 triệu VND. Năm 2008, chưa thu hút được tín dụng dài hạn nhưng sang năm 2009 đạt được 3.650 triệu VND, tuy nhiên kêt quả này không được duy trì tăng trưởng vào năm 2010 mà lại có xu hướng giảm xuống còn 3.250 triệu VND, tức giảm 11% và năm 2011 cũng giảm 11% chỉ đạt 2.890 triệu VND. Cho vay tài trợ, ủy thác đầu tư cũng giống như tín dụng dài hạn: năm 2008 chưa phát sinh nhưng sang năm 2009 đạt 5.659 triệu VND và đến năm 2010 lại có xu hướng giảm xuống SV: Nguyễn Thị Thanh 20 Lớp: 49B2 - TCNH
  21. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp còn 2.851 triệu VND tức giảm 49%, tuy nhiên đến năm 2011 lại tăng lên đáng nể với con số 224% tương đương với 9.235 triệu VND. Về cho vay chiết khấu và các khoản cho vay khác không có gì đáng kể. Tuy nhiên, khoản đáng nói ở đây là dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng liên tục và ổn định: trong khi năm 2009 là 206.194 triệu VND, thì năm 2010 tiếp tục tăng 375.010 triệu VND tức 82% và năm 2011 tăng 7% đạt 399.942 triệu VND. Nhìn chung nhịp độ phát triển của MB có thể nói là tăng dần đều qua các năm. MB Thanh hóa đã tiến hành giải ngân các khoản vay với các Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển hạ tầng Phúc Thành, Công ty Vận Tải biển Lộc Phát, Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Thanh Hóa, Công ty TNHH Hatuba MB Thanh Hóa cũng xem xét về đề nghị vay vốn ngắn hạn của khách hàng, giải ngân, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, thẩm định các dự án cho vay, tiếp cận một số công ty mới có nhu cầu vay vốn ngắn hạn. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cả nhu cầu. Trong những năm qua, MB Thanh Hóa đã thực hiện hàng loạt danh mục đầu tư, cho vay theo đúng tính chất của một ngân hàng hiện đại, đáp ứng được một phần nào các nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, góp phần giữ vững vị thế của hệ thống MB trên địa bàn và trên cả nước. 1.4.3. Các hoạt động khác Hoạt động dịch vụ năm 2011 đã tăng so với các năm trước cả về quy mô và chất lượng. Trong năm 2011, thu từ hoạt động dịch vụ dù tăng không đáng kể so với năm 2010 nhưng các dịch vụ ngân hàng đã có nhiều cải thiện cả về chất lượng và quy mô, thuận lợi, nhanh chóng và hợp lý đối với các khách hàng. MB Thanh Hóa cũng tích cực thực hiện công tác Marketing và đưa ra những chính sách ưu đãi hợp lý nhằm tăng doanh số và lượng khách hàng đến giao dịch tại MB Thanh Hóa, phối kết hợp với các phòng, điểm giao dịch để nắm bắt các thông tin về phía khách hàng. MB Thanh Hóa đã tiến hành tăng cường việc tìm kiếm, phát triển khách hàng, tập trung vào các đối tượng Doanh nghiệp vừa và nhỏ, những Doanh nghiệp Cổ phần, TNHH hoạt động trong các ngành triển vọng, đẩy mạnh công tác quảng cáo, quảng bá sản phẩm mới, dịch vụ thanh toán trong nước được mở rộng, tăng cả về quy mô và chất lượng. Hoạt động thẻ được phát huy mạnh mẽ, hệ thống thanh toán tự động ATM được lắp đặt và sử dụng trên nhiều địa bàn trong cả nước. MB cũng như MB Thanh Hoá luôn cố gắng đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ nhanh chóng và thuận lợi nhất. SV: Nguyễn Thị Thanh 21 Lớp: 49B2 - TCNH
  22. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực hiện Đề án phát triển sản phẩm dịch vụ, ngoài các sản phẩm dịch vụ truyền thống, Chi nhánh đã triển khai hầu hết các nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại trên nền công nghệ cao như: - Gửi, lĩnh nhiều nơi cho khách hàng cá nhân. - Phát hành thẻ ATM, Visa Card cho khách hàng cá nhân. - Chi trả lương qua tài khoản. - Thanh toán biên mậu, thanh toán CAD (Cash Against Document). - Mobile Banking, Internet Banking. - Nhóm sản phẩm liên kết ngân hàng, bảo hiểm, thu đổi ngoại tệ - Phát hành thẻ ATM năm 2011 đạt 1.203 thẻ . Thu phí dịch vụ thẻ đạt 34 triệu đồng tăng 48% so với năm 2010. Phát hành mới 998 thẻ đạt 59% kế hoạch. - eMB 48 khách hàng, nhận tin nhắn báo thông tin tài khoản thanh toán qua điện thoại di động là hơn 860 khách hàng, báo thông tin hoạt động tín dụng là 333 khách hàng. - Internet Banking đến hết năm 2010 tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ là 203 trong đó có 93 cá nhân và 110 doanh nghiệp. * Những kết quả khác Song song với việc thực hiện hai chỉ tiêu chính huy động vốn và cho vay, việc phát triển các sản phẩm dịch vụ về thanh toán quốc tế, bảo lãnh, dịch vụ kiều hối cũng đã thu được kết quả khá tốt, cụ thể: - Bảo lãnh Năm 2010, dư bảo lãnh là 5,7 tỷ được đánh giá là vượt chỉ tiêu đề ra. Đến thời điểm 31/12/2011, dư bảo lãnh là 12,74 tỷ đạt 127% kế hoạch năm và tăng 55,26% so với năm 2010, dư bảo lãnh bình quân đạt 50 tỷ vượt 70% so với kế hoạch đề ra. - Thanh toán quốc tế Năm 2010, hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đến năm 2011, doanh số thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế là 1,78 triệu USD đạt 178% kế hoạch. Kinh doanh ngoại tệ doanh số 4,7 triệu đạt 193% kế hoạch (kế hoạch 2,265 triệu). - Chi trả kiều hối Chi trả kiều hối có số lượng khách hàng sử dụng cao trong năm 2010, đạt khoảng 170.000 USD. Năm 2011 đạt khoảng 35.000 USD bằng 30% kế hoạch (kế hoạch năm 1.200.000 USD). SV: Nguyễn Thị Thanh 22 Lớp: 49B2 - TCNH
  23. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp MB Thanh Hóa cũng đã cùng các Chi nhánh khác trên khắp tỉnh thành cả nước góp phần tạo nên một thương hiệu uy tín toàn cầu. Trong những năm vừa qua, MB đã đạt được những giải thưởng nổi bật: - Năm 2009: MB nhận Giải thưởng "Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất", “Nhân ái Việt Nam”, “Thương hiệu mạnh”, giải thưởng “Thanh toán quốc tế xuất sắc” do Ngân hàng Mỹ Wachovia trao tặng. - Năm 2010: MB nhận được các giải thưởng như: Giải Thương hiệu mạnh 2010, Giải Sao vàng đất Việt 2010, Giải Thương hiệu Chứng khoán uy tín 2010. - Năm 2011: Giải 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Giải Tin và Dùng 2011, MB nhận giải thưởng Thanh toán quốc tế xuất sắc do HSBC trao tặng Top 20, Những thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Năm 2011, công tác thẩm định và quản lý tín dụng luôn được đảm bảo đúng tiến độ, đúng quy trình thẩm định của MB Thanh Hóa. Công tác thẩm định được tiến hành nhanh chóng và chính xác, thoả đáng đối với các đối tác khách hàng, đảm bảo là chỗ dựa cho nghiệp vụ đề phòng rủi ro tín dụng của MB Thanh Hóa. Các phòng ban có thẩm quyền về thẩm định và quản lý tín dụng lập các báo cáo định kỳ đúng hạn, các báo cáo đột xuất gửi lên cấp trên nhanh chóng, chính xác, thuận lợi cho công tác quản lý của các cấp lãnh đạo ngân hàng. Công tác tổ chức – kế toán được hoạch toán đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh, kiểm tra và phát hiện xử lý kịp thời các lỗi sai sót trong thanh toán. Các công tác của MB Thanh Hóa được thực hiện chuyên nghiệp, quy mô, nhằm cung cấp được các dịch vụ hoàn thiện cho khách hàng. 1.4.4. Kết quả kinh doanh Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Thanh Hóa Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm +/- % 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Thu nhập 18.228 73.556 173.476 + 304% + 136% Chi phí 17.786 69.734 161.223 + 292% + 131% Lợi nhuận sau thuế 332 2.867 9.200 + 764% +221% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MB Thanh Hóa) Lợi nhuận trước thuế của MB Thanh Hóa nhìn chung đều tăng dần đều qua các năm và tương đối lớn. Năm 2008 tuy hoạt động có 2 tháng cuối năm nhưng cũng có một khoản thu nhập không mấy khiêm tốn (470 triệu VND), tuy nhiên trong năm này không có lợi nhuận mà ngược lại còn bị âm (chi phí 650 triệu VND) là do thời điểm khởi đầu mới thành lập, ngân hàng phải đầu tư cơ SV: Nguyễn Thị Thanh 23 Lớp: 49B2 - TCNH
  24. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp sở vật chất, thiết bị kỹ thuật, cộng thêm với chi phí đầu tư quảng cáo, khuyến mại nhằm thu hút khách hàng. Sang năm 2009 tình hình kinh doanh đã ổn định hơn và cũng đã đi vào khuôn khổ hoạt động nên trong năm này MB Thanh Hóa đã bước đầu thu được lợi nhuận, đạt 332 triệu VND. Không dừng lại ở đó, cuối năm 2009 khi được quyết định nâng cấp từ PGD lên Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Thanh Hóa, thì Ngân hàng đã mở rộng quy mô về cơ sở vật chất lẫn quy mô vốn đầu tư, mở rộng thêm nhiều sản phẩm với các chương trình khuyến mại phong phú. Chính điều này lại càng giúp Ngân hàng thu hút khách hàng, xây dựng được lòng tin ở khách hàng, tạo được sự trung thành của khách hàng và thu hút thêm khách hàng tiềm năng. Điều đó được thể hiện rõ ở mức lợi nhuận sau thuế mà Ngân hàng đã đạt được trong 2 năm trở lại đây, năm 2010 đạt 2.867 triệu VND và năm 2011 đạt 9.200 triệu VND. Có được sự phát triển đồng đều đó là do MB Thanh Hóa càng ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, không ngừng trau dồi kiến thức nghiệp vụ cho nhân viên Công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cũng được MB Thanh Hóa hết sức quan tâm và chú trọng. Số tiền trích quỹ dự phòng rủi ro luôn chiếm khoảng 2/3 lợi nhuận sau thuế, MB Thanh Hóa luôn đặt công tác đảm bảo chất lượng và an toàn tín dụng lên hàng đầu, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của MB Thanh Hóa an toàn và chất lượng. SV: Nguyễn Thị Thanh 24 Lớp: 49B2 - TCNH
  25. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN THỨ HAI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THANH HÓA 2.1. Thực trạng hoạt động huy động vốn từ bên ngoài của Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa 2.1.1. Phân tích hoạt động huy động vốn theo loại tiền 2.1.1.1. Huy động vốn nội tệ của Ngân hàng Đối với các Ngân hàng TMCP nói chung và Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng quan tâm đến hình thức huy động vốn theo loại tiền, trong hình thức huy động này, huy động vốn bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với huy động vốn ngoại tệ. Số liệu cụ thể như sau: Bảng 2.1: Huy động vốn nội tệ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm +/- % 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 1. Tiền gửi của các TCKT 96.297 341.990 161.066 + 255% - 53% 2. Tiền gửi của dân cư 96.728 188.569 302.994 + 95% + 61% 3. Phát hành giấy tờ có giá 4.365 193 50 - 96% - 74% Vốn huy động 197.390 530.752 464.110 + 169% - 12% (Nguồn: Báo cáo tài chính của MB Thanh Hóa) Theo số liệu trên, nhìn chung nguồn vốn bằng nội tệ tăng giảm theo tình hình biến động kinh tế. Diễn biến nguồn huy động này như sau: Tiền gửi của các TCKT: Nguồn tiền này có quy mô, cơ cấu lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động từ bên ngoài, tỷ trọng dao động từ 34 – 64%. Tuy nhiên, tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong 3 năm trở lại đây có xu hướng không ổn định về cơ cấu: năm 2009 chiếm 48,79%, năm 2010 tăng 15,64% tương ứng với 64,43%, tính đến 31/12/2011 giảm 29,64% chỉ còn chiếm 34,79%. Quy mô không ổn định khi năm 2010 tốc độ tăng trưởng đạt 255% nhưng ngay sau đó năm 2011 lại giảm 53%. Thực trạng cho thấy, trong 3 năm qua lượng vốn lớn với chi phí rẻ từ các công ty, các doanh nghiệp gửi tại MB Thanh Hóa không ổn định, có xu hướng giảm. Nguyên nhân là vì tiền gửi nội tệ của các tổ chức kinh tế gửi tại MB Thanh Hóa chủ yếu là của các công ty hoạt động trong ngành quốc phòng và một số các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, tiền gửi này thường là tiền SV: Nguyễn Thị Thanh 25 Lớp: 49B2 - TCNH
  26. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp gửi giao dịch hoặc có kỳ hạn ngắn, hưởng lãi suất thấp vì các doanh nghiệp đều có tốc độ quay vòng của vốn khá nhanh. Hơn nữa trong những năm qua ngoại trừ một số tên tuổi như Viettel kinh doanh có lãi còn hầu hết các doanh nghiệp quốc phòng khác chỉ kinh doanh cầm chừng không có lãi. Nguồn vốn này giảm đối với ngân hàng sẽ rất không có lợi vì nếu ngân hàng huy động được nhiều để cho vay và đầu tư thì không những kéo dài được chênh lệch lãi suất hai đầu mà còn giảm được chi phí vốn bình quân, tăng lợi nhuận. Tiền gửi của các tầng lớp dân cư: Đây chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, nguồn này có quy mô, cơ cấu ổn định hơn qua các năm. Trong các năm qua nhìn chung tốc độ tăng trưởng nguồn này tăng nhanh năm 2010 so với năm 2009 tăng mạnh lên tới 95% và tính đến 31/12/2011 so với năm 2010 tăng 61%. Tiền gửi của các tầng lớp dân cư cũng có xu hướng tăng lên, năm 2010 so với năm 2009 giảm 13,47% chỉ chiếm 35,53% do biến động của thị trường vàng tuy nhiên đến năm 2011 thì cơ cấu nguồn này tăng mạnh lên 29,97% chiếm 65,2%. Nhược điểm huy động tiền gửi tiết kiệm có lãi suất huy động bình quân cao, kỳ hạn tiền gửi danh nghĩa của người dân thường ngắn (kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng) nhưng kỳ hạn thực tế trung bình lại dài, tính ổn định cao, là nguồn chính để ngân hàng cho vay trung và dài hạn và tăng hệ số sử dụng vốn. Cũng như các ngân hàng trên địa bàn có tỷ trọng tiền gửi của dân cư có xu hướng tăng về qui mô, cơ cấu như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương .v.v., nguồn tiền gửi của dân cư tại MB Thanh Hóa có xu hướng tăng cả về tỷ trọng và số tuyệt đối. Điều này đã làm tăng khả năng sử dụng vốn, khả năng dịch chuyển kỳ hạn dư nợ, kết quả kinh doanh và sức cạnh tranh của MB Thanh Hóa. Phát hành giấy tờ có giá: Nguồn này có quy mô, cơ cấu nhỏ nhất trong tổng nguồn. Tỷ trọng chỉ chiếm khoảng 0,01 – 2%, tốc độ không ổn định, nhìn chung có xu hướng giảm sút. Nguồn vay này MB Thanh Hóa chỉ sử dụng để đáp ứng nhu cầu đảm bảo thanh khoản, không sử dụng để đầu tư, cho vay. 2.1.1.2. Huy động vốn ngoại tệ của Ngân hàng Trên đây là nguồn vốn được huy động bằng nội tệ VND. Trong vốn huy động của MB Thanh Hóa thì ngoài đồng VND, Ngân hàng còn huy động vốn ngoại tệ (chủ yếu là đồng USD và EUR). So với nguồn vốn nội tệ, nguồn ngoại tệ nhỏ hơn có tỷ trọng 11,7% so với 88,3% năm 2009; 8,15% so với 91,85% năm 2010; và tính đến 31/12/2011 chỉ còn 7,99% so với 92,01%. Như vậy, nguồn ngoại tệ đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế, chính trị toàn cầu đang có những biến động không ngừng. Thực trạng huy động bằng ngoại tệ của MB Thanh Hóa như sau: SV: Nguyễn Thị Thanh 26 Lớp: 49B2 - TCNH
  27. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bảng 2.2: Huy động vốn ngoại tệ Đơn vị: Triệu đồng(ngoại tệ quy đổi) Chỉ tiêu Năm Năm Năm +/- % 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 1. Tiền gửi của các TCKT 277 842 252 + 204% - 70% 2. Tiền gửi của dân cư 25.948 46.249 40.088 + 78% - 13% Vốn huy động 26.225 47.091 40.340 + 80% - 14% (Nguồn: Báo cáo tài chính của MB Thanh Hóa) Tiền gửi bằng ngoại tệ của các TCKT: Đây chủ yếu là các khoản tiền gửi trong thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn ngắn thường từ 1- 3 tháng. Cũng giống như tiền gửi bằng nội tệ, tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức kinh tế có mức tăng trưởng khá nhưng không ổn định (năm 2010 so với năm 2009 tăng mạnh lên 204% nhưng năm 2011 so với năm 2010 giảm 70%). Tiền gửi bằng ngoại tệ của các tầng lớp dân cư: Chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng tốc độ tăng giảm thất thường (năm 2010 tăng 78% so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 giảm xuống 13%). Nguyên nhân đó là do việc huy động vốn bằng ngoại tệ luôn bị tác động mạnh bởi lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế và tính trạng khan hiếm tiền đồng VND. Ví dụ như cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục cắt giảm lãi suất cho vay từ đó lãi suất huy động bằng USD của các ngân hàng luôn giảm mạnh, hệ quả là người dân chuyển sang dùng đồng tiền có giá (đổi USD sang VND chuyển sang gửi tiết kiệm bằng đồng VND để hưởng lãi suất cao hơn). Như vậy, cơ cấu huy động vốn qua loại tiền VND và ngoại tệ của ngân hàng là tương đối phù hợp. Ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc cho vay đối với từng loại tiền, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 2.1.2. Phân tích hoạt động huy động vốn theo kỳ hạn Nếu phân tích huy động vốn theo loại tiền cho ta thấy biến động của nguồn nội tệ cũng như ngoại tệ để MB Thanh Hóa đề ra các chiến lược thúc đẩy huy động nội tệ hoặc ngoại tệ tuỳ theo tình hình biến động của thị trường cũng như chính sách tiền tệ của NHNN thì phân tích hoạt động huy động vốn theo kỳ hạn và theo đối tượng cho Ngân hàng thấy được nguồn nào, đối tượng nào mà Ngân hàng có thể huy động có hiệu quả nhất theo phân tích dưới đây: SV: Nguyễn Thị Thanh 27 Lớp: 49B2 - TCNH
  28. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bảng 2.3: Huy động vốn theo kỳ hạn Đơn vị: Triệu đồng, % Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Số dư Tỷ Số dư Tỷ Số dư Tỷ trọng trọng trọng 1. Tiền gửi không kỳ 42.942 19,6% 118.503 20,56% 86.812 17,22% hạn 2. Tiền gửi kỳ hạn dưới 168.792 77% 442.647 76,77% 400.945 79,55% 12 tháng 3. Tiền gửi kỳ hạn trên 7.402 3,4% 15.402 2,67% 16.284 3,23% 12 tháng Tổng 219.136 576.552 504.041 (Nguồn: Báo cáo tài chính của MB Thanh Hóa) Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi này được huy động chủ yếu từ các TCKT, các doanh nghiệp, dân cư huy động không đáng kể, có tỷ trọng từ 17 – 20% và có xu hướng tăng dần. Qua các năm, tuy về tỷ trọng có giảm nhưng số lượng khách hàng gửi tài khoản tiền gửi giao dịch ngày càng tăng trên các tài khoản tiền gửi của TCKT. Số lượng khách hàng ngày càng gia tăng là lợi thế lớn của ngân hàng do những người gửi tiền hiện tại nhưng sẽ là những người vay vốn tiềm năng vì tính không khớp nhau về thời gian giữa lượng tiền thu về và nhu cầu vốn cho đầu tư, dự trữ vật tư, mở rộng sản xuất. Thông qua việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện tốt thanh toán bù trừ dưới sự chủ trì của NHNN nên chất lượng thanh toán dần được nâng cao, rút ngắn thời gian chu chuyển vốn của khách hàng. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: Đây là loại tiền rất nhạy cảm với lãi suất do thời gian nhàn rỗi được dài, khách hàng đã kế hoạch hoá từ trước khi quyết định gửi vào ngân hàng theo những kỳ hạn nhất định. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng có cơ cấu cao (tỷ trọng từ 76 – 79%) và đang có xu hướng tăng. Điều này có được là do MB Thanh Hóa bước đầu thực hiện đa dạng hoá các loại kỳ hạn gửi tiền và các hình thức trả lãi phong phú (trả lãi trước, trả lãi sau). Trong khoản tiền gửi này, dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng liên tục, các TCKT thì chủ yếu gửi tiền vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, còn tiền gửi có kỳ hạn gửi với số lượng nhỏ hơn và có xu hướng tăng lên. Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng: Tiền gửi có kỳ hạn dài của MB Thanh Hóa có quy mô, cơ cấu nhỏ (tỷ trọng dao động từ 2,5 – 3,5%) tăng trưởng ổn định, có xu hướng tăng về cơ cấu (năm 2009 chiếm 3,4%, năm 2010 chiếm SV: Nguyễn Thị Thanh 28 Lớp: 49B2 - TCNH
  29. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2,67%, năm 2011 chiếm 3,23%). Điều này có được là do MB Thanh Hóa bước đầu thực hiện đa dạng hoá các loại kỳ hạn gửi tiền và các hình thức trả lãi phong phú. Tuy nhiên, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn. Nhưng như vậy không có nghĩa huy động vốn của MB Thanh Hóa đã hợp lý, vốn huy động của MB Thanh Hóa trong những năm qua là lớn tăng dần qua các năm nhưng chủ yếu là nguồn không kỳ hạn, nguồn kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng giảm nhẹ, nguồn dài hạn còn rất nhỏ bé. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong vấn đề kế hoạch hoá nguồn vốn, nếu không tốt có thể gây ra ứ đọng vốn nếu cho vay không hết, đồng thời nếu cho vay quá nhiều thì sẽ bị động trong việc thanh toán. Vốn dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ khiến cho Ngân hàng khó có khả năng dịch chuyển cơ cấu dư nợ theo thời hạn. 2.1.3. Phân tích hoạt động huy động vốn theo đối tượng Bảng 2.4: Huy động vốn theo đối tượng Đơn vị: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Số dư Tỷ Số dư Tỷ Số dư Tỷ trọng trọng trọng 1. Tiền gửi của các 96.573 44,05% 342.832 58,44% 161.318 34,74% TCKT 2. Tiền gửi của dân 122.675 55,95% 243.818 41,56% 302.997 65,26% cư Tổng 219.248 586.650 464.315 (Nguồn: Báo cáo tài chính của MB Thanh Hóa) Năm 2009, so với thời điểm cuối năm 2008 thì tính chất nguồn vốn của Chi nhánh có những xu hướng biến động mạnh mẽ theo chiều hướng khá tích cực, tiền gửi của TCKT chiếm tỷ trọng là 44,05%, tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng lớn hơn 55,95% và cũng là nguồn tăng nhanh nhất trong năm. Tỷ trọng tiền gửi dân cư đã tăng lên và đưa dần vào thế ổn định. Bên cạnh đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng đã tăng dần lên cùng với tiền gửi của dân cư đã chiếm một tỷ trọng khá ưu thế trong cơ cấu nguồn của Chi nhánh. Đạt đươc kết quả là do sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, các phòng chức năng và toàn thể cán bộ công nhân viên của Chi nhánh. Năm 2010, tiền gửi của các TCKT đạt 342.832 triệu VND, tăng 246.259 triệu VND so với năm 2009, tốc độ tăng trưởng là 255%, tiền gửi của dân cư đạt 243.818 triệu VND tăng 121.143 triệu VND so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 41,56% tổng nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng là 98,75%. Như vậy cơ cấu SV: Nguyễn Thị Thanh 29 Lớp: 49B2 - TCNH
  30. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp nguồn vốn của Chi nhánh đã có thay đổi đáng kể, nhìn chung sang năm 2010 tất cả các nguồn vốn đều tăng nhanh. Năm 2011 so với năm 2010 có chút giảm nhẹ trong tiền gửi của các TCKT chỉ đạt 161.318 triệu VND tương ứng với giảm 53%, tiền gửi của dân cư lại tăng mạnh hơn so với tiền gửi của các TCKT trong năm và tăng lên 59.179 triệu VND so với năm 2010 đạt 302.997 triệu VND, tốc độ tăng trưởng là 24,3%, chiếm tỷ trọng 65,26%. Năm 2011 là năm kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, nhiều khó khăn Ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức do tác động của những diễn biến không thuận lợi của nền kinh tế trong và ngoài nước nên kết quả đạt được trong năm vừa qua cũng rất khả quan. Qua phân tích ở trên chúng ta có một số kết luận sau : + Nguồn huy động không kỳ hạn có mức tăng trưởng khá. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được mở rộng đã giúp tăng nguồn huy động. + Nhóm nguồn huy động có kỳ hạn phân loại theo đối tượng gửi tiền chưa ổn định, chưa hợp lý cụ thể : Nguồn tiền gửi của các TCKT có quy mô không cao, tăng trưởng không ổn định. Trong những năm qua, số lượng các TCKT, các công ty trong ngành Quốc phòng gửi tại ngân hàng rất nhỏ lẻ, không đều như những năm trước đây, một số công ty lớn có số dư gửi tại ngân hàng giảm dần hoặc thôi không gửi tại ngân hàng. Nguồn tiền gửi của dân cư có mức tăng trưởng và tương đối ổn định (đây là nguồn chủ yếu để ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay và đầu tư). 2.2. Đánh giá hoạt động huy động vốn của NHTMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa thời gian qua 2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn từ bên ngoài Trên đây ta đã phân tích quy mô, cơ cấu của các nguồn huy động từ bên ngoài theo loại tiền, kỳ hạn và đối tượng từ đó cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng tương đối thành công. Sau đây là một số chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn từ bên ngoài: 2.2.1.1. Chi phí vốn Chi phí vốn là chỉ tiêu quan trọng để xác định kết quả kinh doanh, chi phí vốn được hình thành từ nguồn tiền gửi và nguồn tiền vay nhưng đối với MB Thanh Hóa chi phí vốn chỉ hình thành từ nguồn tiền gửi. Trong huy động vốn, MB Thanh Hóa vận dụng mức lãi suất tương đối cao đối với các loại tiền gửi, ngân hàng có thể trả lãi trước đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn, trả lãi sau, trả làm nhiều lần tuỳ thuộcvào nhu cầu của khách SV: Nguyễn Thị Thanh 30 Lớp: 49B2 - TCNH
  31. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp hàng để tăng cường huy động vốn trong điều kiện cạnh tranh, từ đó thu hút thêm khách hàng mới. Nhờ vậy, trong những năm qua toàn ngân hàng đạt mức tăng trưởng khá trên các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn. Chi phí cho loại nguồn này tương đối thấp so với chi phí huy động các nguồn khác. Theo diễn biến lãi suất, lãi suất bình quân huy động đầu vào tăng dần từ 0,85%/tháng năm 2009 lên 1%/ tháng năm 2010 và năm 2011 lãi suất tăng 1,12%/ tháng. Bảng 2.5: Lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra các thời kỳ Đơn vị: % Tháng/Năm LSBQ đầu vào LSBQ đầu ra Chênh lệch LS Năm 2009 0,85% 1% 0,15% Năm 2010 1% 1,3% 0,3% Năm 2011 1,16% 1,66% 0,5% (Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng) Bảng trên cho thấy chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào có xu hướng tăng dần từ 0,15%/tháng năm 2009 lên 0,3%/tháng năm 2010 và đến năm 2011 tăng lên 0,5%/tháng. Lãi suất bình quân đầu vào có xu hướng biến động tăng là do cạnh tranh trong huy động vốn giữa các NHTM ngày càng tăng kéo theo lãi suất bình quân cho vay cũng tăng. Như vậy, lãi suất bình quân hai đầu có xu hướng tăng mạnh dẫn đến chênh lệch lãi suất hai đầu cũng tăng lên. Hệ quả, chi phí vốn giảm từ đó cho thấy kết quả kinh doanh của Ngân hàng rất khả quan. 2.2.1.2. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau, tất cả các NHTM không những chỉ huy động thật nhiều vốn với lãi suất thích hợp mà còn phải tìm kiếm nơi để cho vay và đầu tư hiệu quả. Nếu Ngân hàng chỉ chú trọng tới huy động vốn mà không cho vay và đầu tư hết thì sẽ bị ứ đọng vốn, làm giảm lợi nhuận. Ngược lại, nếu Ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay và đầu tư, ngân hàng sẽ mất cơ hội mở rộng khách hàng, làm giảm uy tín của mình trên thị trường. Điều quan trọng là công tác huy động vốn có nhịp nhàng với sử dụng vốn hay không? Do vậy việc xem xét mối quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn có phù hợp cũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả huy động vốn. * Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn trung, dài hạn Tính cân đối giữa các kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn cho vay có bảo đảm hay không cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn. Nếu huy động SV: Nguyễn Thị Thanh 31 Lớp: 49B2 - TCNH
  32. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp vốn ngắn hạn nhiều để cho vay dài hạn sẽ có rủi ro nhiều như mất khả năng thanh toán, hơn nữa về mặt kinh tế chưa chắc đã hiệu quả vì huy động ngắn hạn phải có dự trữ bắt buộc, mà khoản này không sinh lời, trong khi huy động dài hạn thì không phải dự trữ bắt buộc mà có thể được phép sử dụng 100 %. Bảng 2.6: Tình hình huy động và sử dụng vốn trung, dài hạn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Nguồn vốn trung, dài hạn 7.402 15.452 16.334 2. Sử dụng vốn trung, dài hạn 62.344 110.739 261.710 3. Phần dư nguồn vốn trung, dài - 54.942 - 95.287 - 245.376 hạn (Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng) Qua số liệu trên ta thấy nhu cầu vay vốn và đầu tư trung, dài hạn tăng nhanh, việc huy động vốn trung dài hạn chưa gắn với việc sử dụng vốn. Qua các năm, phần dư nguồn vốn trung, dài hạn đều âm, ngân hàng phải chuyển hoán nguồn, dùng phần lớn phần dư nguồn vốn ngắn hạn để bù đắp. Năm 2010 so với năm 2009, nhu cầu sử dụng vốn trung dài hạn tăng 77,6%, trong khi nguồn để cho vay trung, dài hạn tăng 108,7% nhưng cung vẫn không đủ đáp ứng cầu. Năm 2011 so với năm 2010, nhu cầu sử dụng tăng 136,3% trong khi nguồn chỉ tăng 5,7%. Như vậy, mặc dù nguồn có tăng, thậm chí còn tăng nhanh hơn cả nhu cầu sử dụng nhưng về số lượng vẫn không đáp ứng được nhu cầu. Hiện nay, NHNN có quy định cho tất cả các NHTM được trích phần trăm từ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay, bù đắp thiếu hụt không ngoại lệ, MB Thanh Hóa cũng tận dụng đến mức triệt để nguồn vốn ngắn hạn để bù đắp thâm hụt cung cầu về vốn trung, dài hạn. Bảng 2.7: Tình hình huy động và sử dụng vốn ngắn hạn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Nguồn vốn ngắn hạn 216.213 562.391 488.116 2. Sử dụng vốn ngắn hạn 206.194 375.010 399.942 3. Phần dư nguồn vốn ngắn hạn 10.019 187.381 88.174 (Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng) Qua phân tích ở trên ta thấy nguồn vốn của MB Thanh Hóa có tăng nhanh nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu vay vốn cho nền kinh tế. Vốn ngắn hạn huy động thừa so với nhu cầu. Phần dư nguồn vốn ngắn hạn lớn nhất là năm 2010 khi thực hiện lãi SV: Nguyễn Thị Thanh 32 Lớp: 49B2 - TCNH
  33. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp suất thả nổi có điều tiết thì số dư nguồn lên tới 187.381 triệu VND. Mức tăng đã làm cho cơ cấu giữa nguồn ngắn hạn và dài hạn có sự thay đổi lớn. Với sự dồi dào nguồn vốn ngắn hạn cho phép MB Thanh Hóa tránh được rủi ro trong thanh khoản khi khách hàng có nhu cầu rút tiền đột xuất, đảm bảo thực hiện các dịch vụ của ngân hàng, nó cũng cho phép ngân hàng dễ dàng chuyển đổi một phần nguồn vốn này để cho vay trung, dài hạn, tạo điều kiện cho ngân hàng thay đổi kết cấu dư nợ: từ chỗ chỉ tập trung cho các đơn vị quốc doanh đến việc phục vụ cho tất cả các thành phần kinh tế. Phần dư nguồn vốn ngắn hạn không sử dụng hết đều được MB Thanh Hóa tận dụng bù đắp cho nguồn vốn trung, dài hạn. Tóm lại, việc huy động và sử dụng vốn của MB Thanh Hóa nhìn chung chưa thực sự hợp lý: huy động vốn tăng nhưng chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn, huy động vốn trung dài hạn có tăng về cơ cấu, qui mô nhưng còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Đây cũng là xu hướng chung của các NHTM vì hiện nay huy động nguồn vốn trung, dài hạn rất khó khăn và cũng không mang lại hiệu quả cao cho các ngân hàng hiện nay. Vì thế, theo quy định của NHNN, các NHTM chỉ được lấy 30% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Đó là lý do khiến nhiều ngân hàng phải "lách" bằng cách đưa ra các sản phẩm kỳ hạn dài nhưng cho phép khách hàng rút tiền trước hạn và vẫn được hưởng lãi suất bằng lãi suất kỳ hạn thực gửi. Về sử dụng vốn: quy mô, tỷ trọng cho vay ngắn hạn ít và trung dài hạn nhiều. Điều này buộc Ngân hàng phải chuyển hoán một phần lớn nguồn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Nếu việc quản trị danh mục tài sản, nguồn vốn không tốt thì ngân hàng phải đối đầu với nhiều loại rủi ro dẫn đến hiệu quả công tác huy động vốn không cao. 2.2.2. Những kết quả đạt được Căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn ở trên, ta thấy hiệu quả công tác huy động vốn tương đối cao. Điều này thể hiện qua các kết quả đạt được cụ thể như sau: Về quy mô huy động vốn từ bên ngoài: Với mục tiêu và chiến lược kinh doanh nhằm không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, MB Thanh Hóa đặt ra phương châm tập trung khai thác nguồn nhàn rỗi của các thành phần kinh tế một cách có hiệu quả, chú trọng hơn tới những đối tượng trong ngành để tài trợ cho những nhu cầu ngày càng tăng của danh mục tài sản. Trong những năm trở lại đây, vốn huy động từ bên ngoài của MB Thanh Hóa tăng dần qua các năm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay và đầu tư của mình. Trong nguồn tiền gửi, tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao một mặt tạo điều kiện tăng số dư và giảm chi phí đầu vào (tiền gửi không kỳ hạn có mức lãi suất thấp nhất, hầu như không đáng kể), mặt khác giúp ngân hàng mở rộng các dịch vụ liên quan đến huy động vốn như SV: Nguyễn Thị Thanh 33 Lớp: 49B2 - TCNH
  34. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp phát hành thẻ .v.v Tiền gửi của tầng lớp dân cư chiếm tỷ trọng cao và ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Về cơ cấu: Cũng giống các Ngân hàng TMCP khác, nguồn huy động chủ yếu của là nguồn ngắn hạn, tuy vậy nguồn này của MB Thanh Hóa lại không biến động nhiều. Nguồn có kỳ hạn trung và dài có xu hướng tăng tuy cung chưa đủ đáp ứng cầu nhưng đã thể hiện sự chuyển biến tích cực, cho thấy sự chú trọng của ngân hàng về vốn trung và dài hạn. Nguyên nhân kết quả đạt được: MB Thanh Hóa không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và cơ cấu, phát triển một mạng lưới huy động vốn rộng khắp ở tất cả các chi nhánh tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm. Thương hiệu của ngân hàng ngày càng có chỗ đứng tin cậy, vững chắc trong lòng khách hàng. Trong công tác điều hành và quản lý vĩ mô, MB Thanh Hóa đã sớm đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp huy động vốn hợp lý, luôn bổ xung và hoàn chỉnh các quy chế theo hướng phát huy quyền chủ động sáng tạo. Trong thời gian qua, ngân hàng đã thực hiện một chính sách huy động mềm dẻo trên cơ sở phân tích, dự đoán xu hướng biến động, dùng công cụ lãi suất thả nổi có điều tiết để thu hút khách hàng. Là một ngân hàng quân đội do vậy ngân hàng rất được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của Bộ Quốc phòng cũng như các ban ngành hữu quan. Chính vì thế đem lại lợi thế cho MB nói chung và MB Thanh Hóa nói riêng so với các Ngân hàng TMCP khác trong việc tìm kiếm đầu ra. Ngân hàng luồn có nhiều dự án lớn của Chính phủ cũng như Bộ Quốc phòng tạo điều kiện giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc tìm kiếm đầu vào. Về đội ngũ cán bộ, ngân hàng đã tạo dựng một môi trường làm việc hấp dẫn và thuận lợi nhằm thu hút nhân viên giỏi, luôn khuyến khích người lao động học tập, nâng cao trình độ. 2.2.3. Hạn chế và nguyên nhân Trong quá trình thực hiện chính sách huy động vốn của mình, MB Thanh Hóa cũng gặp phải những trở ngại chủ quan cũng như khách quan. Cụ thể: Thứ nhất, MB Thanh Hóa chưa chú trọng nhiều đến kênh huy động vốn tiền vay các TCKT-XH, dân cư thông qua việc phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu. Thứ hai, công tác huy động vốn chưa thực sự gắn với việc sử dụng vốn. Trong những năm qua, việc huy động vốn của MB Thanh Hóa bị mất cân đối về kỳ hạn. Trong khi dư thừa nguồn ngắn hạn thì nguồn vốn huy động trung và dài hạn vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh trung, dài hạn của ngân hàng. Việc chuyển hoán nguồn để đầu tư, cho vay trung, dài hạn còn hạn chế vì để làm điều này ngân hàng có thể phải đối mặt với rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản. SV: Nguyễn Thị Thanh 34 Lớp: 49B2 - TCNH
  35. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thứ ba, tiền gửi của các TCKT chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng lại có xu hướng giảm cả về quy mô lẫn cơ cấu. Các công ty trong ngành Quốc phòng cũng như các TCKT khác có số dư tiền gửi trên tài khoản tại ngân hàng giảm. Tóm lại, MB Thanh Hóa vẫn thiếu vốn huy động vốn có kỳ hạn dài, tiền gửi của các TCKT có xu hướng giảm. Điều này đòi hỏi MB Thanh Hóa phải tăng cường công tác huy động vốn từ bên ngoài nhiều hơn nữa. Nguyên nhân * Nguyên nhân chủ quan + MB Thanh Hóa chưa thực hiện tốt công tác phân tích nguồn vốn, mặc dù những năm qua ngân hàng đã nghiên cứu, xem xét vấn đề này nhưng những việc đó chưa đúng với thực chất phân tích nguồn vốn. Công tác này nếu thực hiện tốt sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế bớt các rủi ro có thể gặp và tối thiểu hoá chi phí đầu vào. Thực tế cho thấy, Ngân hàng bị mất cân đối về kỳ hạn huy động, cơ cấu vốn huy động chưa thực sự cân xứng và phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn về kỳ hạn và việc cân đối nguồn vốn, lập kế hoạch dự trữ chưa tốt. + MB Thanh Hóa vẫn duy trì huy động vốn bằng những hình thức đơn giản, truyền thống. Các hình thức mới như: tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có mục đích gần đây mới được triển khai nhưng còn chậm, mới ở mức độ thăm dò, thử nghiệm. Việc bỏ qua huy động vốn thông qua hình thức phát hành giấy tờ có giá là một hạn chế lớn của MB Thanh Hóa. + MB Thanh Hóa vẫn chưa xác định rõ được chiến lược khách hàng phù hợp, từ đó chưa có chính sách khách hàng hợp lý. Việc tổ chức thực hiện chính sách chưa thường xuyên, mức độ chưa thoả đáng, MB Thanh Hóa cũng chưa đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng. Trải qua thời gian dài hoạt động, MB Thanh Hóa đã bộc lộ hạn chế: việc tiếp cận cộng đồng dân cư còn thụ động, công tác tuyên truyền, quảng cáo, cung cấp thông tin cho khách hàng chưa đa dạng, từ đó sự hiểu biết của người dân đối với ngân hàng còn hạn chế. + Trong thời gian qua, MB tuy đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách lãi suất của mình, song cũng chỉ dừng lại ở mức độ tương đối. Trên cơ sở tham khảo các mức lãi suất của các ngân hàng lớn, ngân hàng đưa ra các mức lãi suất. Việc đưa ra các mức lãi suất chủ yếu dựa trên cơ sở định tính, dựa trên việc phân tích, tổng hợp lãi suất đầu ra, đầu vào chưa được chú trọng. + Một số nguyên nhân khác như: các dịch vụ liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng còn chưa nhiều, sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng chưa nhịp nhàng nên hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng còn chưa cao. SV: Nguyễn Thị Thanh 35 Lớp: 49B2 - TCNH
  36. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp * Nguyên nhân khách quan Hoạt động kinh doanh của MB Thanh Hóa chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi đặc điểm kinh tế xã hội và sự thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô nói chung. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta và tình hình thế giới có nhiều biến đổi: Cục dự trữ Liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất cho vay đồng USD, trên thị trường luôn khan hiếm đồng nội tệ, nhu cầu về vốn, nhu cầu đầu tư trên các ngành, lĩnh vực tăng mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế này. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã thành công trong việc kiềm chế lạm phát, là tiền đề cơ bản để người dân gửi tiền vào ngân hàng nhưng nhìn chung lòng tin vào sự ổn định của đồng tiền chưa cao khi giá cả và tỷ giá biến động. Cạnh tranh ngày càng gay gắt diễn ra đồng thời trên 2 mặt: Một mặt, cạnh tranh diễn ra các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp từ đó ngân hàng khó khăn trong việc tìm kiếm doanh cho hoạt động tài trợ của mình. Mặt khác, cạnh tranh diễn ra trong nội bộ hệ thống các NHTM với nhau và với các định chế tài chính phi ngân hàng trong hoạt động huy động vốn. Đó là chưa kể đến tâm lý, thói quen “số đông” của dân cư. Rất nhiều doanh nghiệp còn mang nặng tư tưởng bao cấp, đòi hỏi phải được đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn mà ít quan tâm tới hiệu quả sử dụng vốn làm tăng dư nợ quá hạn gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng Từ thực trạng nguồn vốn và hoạt động huy động vốn của MB Thanh Hóa vấn đề đặt ra cấp thiết là phải có các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn để đáp ứng yêu cầu không ngừng mở rộng, nâng cao kết quả kinh doanh. 2.3. Giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Hóa 2.3.1. Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn của MB Thanh Hóa *Mục tiêu - Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động phòng QHKH, khoa học và thực sự hiệu quả, nâng cao trình độ chuyên môn của tất cả cán bộ phòng lên một bước mới. - Coi công tác huy động vốn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, liên tục và thường xuyên. Đẩy mạnh và quyết tâm thực hiện gia tăng doanh thu dịch vụ (bảo lãnh, thanh toán quốc tế, kinh doanh nội tệ, phí trả lương ) nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch lợi nhuận. - Tận dụng thời cơ thị trường để cơ cấu lại danh mục khách hàng tín dụng và gia tăng khả năng bán thêm sản phẩm dịch vụ cho khách hàng hiện có. Tập trung phát triển khách hàng mới có khả năng sử dụng dịch vụ ngân hàng đa dạng. - Chấn chỉnh triệt để những tồn tại của hồ sơ vay vốn, hồ sơ thiết lập mới phải đạt chuẩn tối đa. SV: Nguyễn Thị Thanh 36 Lớp: 49B2 - TCNH
  37. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Hoàn thành 100% kế hoạch được giao 6T/2012: giảm 50% số dư nợ xấu tại thời điểm 30/6. *Định hướng phát triển Giai đoạn 2011 – 2015 nằm trong chiến lược phát triển kế hoạch 10 năm 2011 – 2020 về kinh tế - xã hội của đất nước và cũng là năm hội nhập toàn diện sâu rộng của nền kinh tế mà đặc biệt là của ngành ngân hàng. Ngân hàng Quân đội sẽ tiếp tục phát triển theo hướng đột phá. MB thuê nhà tư vấn hàng đầu thế giới (thuộc Tập đoàn Chuyên tư vấn Tài chính-ngân hàng quốc tế của Mỹ) để tư vấn xây dựng MB theo mô hình ngân hàng thân thiện với 5 trụ cột. - Thứ nhất, sẽ trở thành ngân hàng cộng đồng, chủ động gắn bó với từng khách hàng, từng địa phương. - Thứ hai, xây dựng ngân hàng chuyên nghiệp gắn bó với khách hàng lớn theo hướng chủ động hơn, tạo sự trung thành của khách hàng. - Thứ ba, xây dựng mô hình ngân hàng giao dịch, thanh toán, quản lý nguồn tiền bảo đảm nhanh chóng và an toàn trong toàn hệ thống cũng như giữa các ngân hàng trong nước và quốc tế. - Thứ tư, xây dựng ngân hàng có năng lực quản trị rủi ro hàng đầu. - Thứ năm, xây dựng ngân hàng văn hóa, sáng tạo, nâng cao tính kỷ luật, tính bền bỉ trong thương mại, chủ động vượt qua những khó khăn. Mục tiêu lớn của Ngân hàng Quân đội là sẽ phấn đấu xây dựng trở thành Tập đoàn tài chính mạnh của quốc gia vào năm 2015, phục vụ tốt hơn nữa nhiệm vụ của quân đội và đất nước. Cùng với việc thực hiện 5 trụ cột trên, MB thực hiện đồng bộ 20 sáng kiến để thực thi mục tiêu chiến lược trên, phấn đấu trong 5 năm nữa, MB sẽ nằm trong top 3 NHTMCP hàng đầu Việt Nam. Đồng thời, phát triển các công ty trực thuộc ngân hàng như Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty Cổ phần địa ốc MB Land, Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng Quân đội nằm trong top đầu trên thị trường. Để đạt được vị trí này, đến năm 2015, MB phải có mức tăng trưởng gấp 7 lần hiện nay, bình quân tăng trưởng 50%/năm. Căn cứ vào mục tiêu có tính đến các điều kiện thuận lợi và khó khăn nội tại, khả năng thực hiện MB Thanh Hóa xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011 – 2020 với các định hướng sau: Một là, thực hiện những cải tiến trong hệ thống phân phối. Không ngừng củng cố, nâng cao hiệu quả hệ thống mạng lưới hoạt động kinh doanh nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu thị trường để tăng cầu về tài sản ngân hàng của khách hàng tạo động lực cho hoạt động huy động vốn. SV: Nguyễn Thị Thanh 37 Lớp: 49B2 - TCNH
  38. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng tại trụ sở và các phòng giao dịch, tạo tiền đề cho việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ tài chính có chất lượng cao, được thực hiện khép kín từ đó nâng dần sức cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động dịch vụ. Hai là, mở rộng các hình thức huy động vốn, ngân hàng có thể đưa ra các hình thức tiền gửi tiết kiệm hoặc tiền gửi có kỳ hạn nhưng lại có một số thuộc tính của tiền gửi không kỳ hạn, chủ động khai thác những nguồn mới, làm cho ngân hàng ít lệ thuộc vào các nguồn, nhóm nguồn tiền gửi hay biến động. Ba là, nâng cao chất lượng, dịch vụ thanh toán, cải tiến, hiện đại hoá trong hệ thống thanh toán theo hướng giảm sự ràng buộc vào các giấy tờ, tăng an toàn trong hoạt động thanh toán góp phần củng cố lòng tin của khách hàng. Bốn là, điều chỉnh cơ cấu huy động vốn theo thời gian phù hợp với việc sử dụng, đảm bảo vốn trung và dài hạn, đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng tài sản có thời hạn dài, ngăn ngừa các rủi ro có thể gặp phải thông qua các giải pháp mang tính định hướng như: làm tăng tính ổn định của nguồn vốn; thực hiện chế độ bảo hiểm tiền gửi; tăng khả năng kiểm soát độ nhạy cảm của tài sản và nguồn vốn và kiểm soát khe hở lãi suất; tăng khả năng hoán đổi kỳ hạn giữa các tài sản và nguồn vốn sao cho thích hợp. Năm là, tiến hành phân đoạn thị trường theo những tiêu thức khác nhau (như phân loại theo địa bàn, điều kiện kinh doanh vùng, tập quán tiêu dùng, mức độ cạnh tranh.v.v.) để từ đó xây dựng chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối.v.v. thích hợp cho từng phân đoạn thị trường. Sáu là, thực hiện trả lãi cho các tiền gửi và áp dụng hệ thống lãi suất mang tính cạnh tranh. Giảm bớt việc vay vốn với chi phí cao trên thị trường liên ngân hàng, tạo ra sự chủ động hoàn toàn về vốn Những định hướng này để trở thành hiện thực cần áp dụng một số các giải pháp. 2.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tại MB Thanh Hóa 2.3.2.1. Nhân tố bên trong * Trình độ quản trị Công tác tổ chức và quản trị tại ngân hàng tác động đến giá trị của ngân hàng, thậm chí tới cả giá vốn của họ trên thị trường. Xét ở tầm vĩ mô, công tác quản trị doanh nghiệp tác động đến khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng, là thước đo cho khả năng thích ứng của ngân hàng trước sức ép của nền kinh tế. Đó không chỉ là sức đề kháng để cạnh tranh cho Chi nhánh mà còn là sức mạnh cho tính liên kết bền vững của cả thị trường liên ngân hàng. Nếu Chi nhánh yếu kém trong quản trị sẽ không chỉ gây tổn thất cho chính Chi nhánh mà còn tạo nên những rủi ro nhất định mang tính dây chuyền cho các đơn vị khác. Từ đó tạo nên những khó khăn nhất định trong hoạt động SV: Nguyễn Thị Thanh 38 Lớp: 49B2 - TCNH
  39. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của Chi nhánh. Măt khác, khi mà môi trường huy động vốn ngày càng có những thay đổi phức tạp, đòi hỏi Ban lãnh đạo của Chi nhánh cần có những điều chỉnh kịp thời chính xác, từ đó đảm bảo cho quá trình huy động vốn của Chi nhánh hoàn thành kế hoạch đã đề ra. * Vốn chủ sở hữu Vốn được xem như một phương tiện điều tiết sự tăng trưởng của một ngân hàng có thể được duy trì ổn định lâu dài. Để có thể tồn tại và phát triển, đòi hỏi MB Thanh Hóa cần có một nguồn vốn phát triển tương ứng với sự phát triển của danh mục các khoản mục cho vay và của những tài sản rủi ro khác. Chính vì vậy, nguồn vốn của Ngân hàng phải luôn được củng cố, bổ sung tương ứng. Sự lớn mạnh về nguồn vốn của ngân hàng sẽ tạo niềm tin cho khách hàng vay vốn và sự đảm bảo đối với những người gửi tiền vào ngân hàng. Quy mô vốn tự có giữ vai trò quyết định đến quy mô vốn cho vay, đầu tư vốn cho các doanh nghiệp và tốc độ hiện đại hoá, phát triển công nghệ ngân hàng, mở rộng thị trường hoạt động do đó ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn. * Hình thức huy động Khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau như vì mục đích an toàn, gửi nhằm lấy lãi để tiêu dùng, gửi để đồng vốn càng sinh sôi nảy nở hay cũng doanh nghiệp chưa đến kỳ trả tiền hàng nên đồng vốn đang còn nhàn rỗi Chính vì vậy, hình thức huy động vốn cần đa dạng nhằm tận dụng mọi nguồn tiền nhãn rỗi trong dân cư và tại các doanh nghiệp. Càng có nhiều hình thức huy động càng tạo nhiều cơ hội cho người gửi lựa chọn, đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong muốn của họ. MB Thanh Hóa với đặc điểm và điều kiện của mình, đồng thời là một Chi nhánh của MB, hiện đang thực hiện các hình thức huy động được xem là khá đa dạng với kỳ hạn linh hoạt như gửi tiền trong một thời gian rất ngắn như 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng hay 3 tháng bên cạnh các kỳ hạn ngắn, trung dài hạn khác. Lãi suất áp dụng đối với dân cư và các tổ chức kinh tế có sự khác nhau cũng tạo điều kiện cho các đối tượng khách hàng quan tâm chú ý đến Chi nhánh. * Trang thiết bị công nghệ Ngân hàng là một trong những ngành rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngày nay hoạt động của các ngân hàng nói chung và MB Thanh Hóa nói riêng không thể tách dời khỏ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Trên thực tế công nghệ mới cho phép Chi nhánh đổi mới như phần mềm T24, máy rút tiền tự động ATM, vấn tin tài khoản tự động IPCAS, đại lý Western Union, thanh toán điện tử Sự phát triển của mạng lưới máy tính cho phép ngân hàng cung cấp dịch vụ 24/24h đổi mới cách thức huy động vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi tiến hành giao dịch với Chi nhánh cũng như với các đối SV: Nguyễn Thị Thanh 39 Lớp: 49B2 - TCNH
  40. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp tác đặc biệt đối với những khách hàng là tổ chức kinh tế. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì nguồn vốn này Chi nhánh không phải trả lãi hoặc trả lãi thấp. Do vậy có thể nói công nghệ là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của Chi nhánh. * Tính chuyên nghiệp trình độ của Cán bộ công nhân viên Các ngân hàng để cạnh tranh với nhau không chỉ dừng lại ở mức lãi suất, mà ngày càng quan tâm đến chất lượng phục vụ đối với khách hàng. Để tạo ấn tượng tốt với khách hàng, đội ngũ cán bộ nhân viên của MB Thanh Hóa đóng vai trò rất quan trọng. Nhân viên ngân hàng ngoài việc có kiến thức, cần phải có cách xử lý các tình huống linh hoạt, sáng tạo, phải nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, thấu hiểu điều mà khách hàng mong muốn. Không những thế, nhân viên ngân hàng cần có sự chuyên nghiệp trong quá trình làm việc của mình. Sự chuyên nghiệp đó sẽ tạo cho khách hàng niềm tin, từ đó gửi gắm nhu cầu của mình tới ngân hàng. Quá trình tiếp cận khách hàng tốt sẽ mang lại lợi ích trước mắt cũng như lâu dài đối với Chi nhánh. Nắm bắt được vấn đề này mà phương châm kinh doanh của MB là: “Trở thành một đối tác tin cậy, an toàn và trung thực”, qua đó đặt lợi ích của khách hàng cùng với lợi ích của ngân hàng. * Uy tín của chi nhánh Uy tín của một doanh nghiệp đó chính là hình ảnh của doanh nghiệp đó trong lòng khách hàng. Uy tín không phải được tạo ra trong ngày một ngày hai mà nó được hình thành trong một quá trình lâu dài. Đối với các ngân hàng, tạo được uy tín đối với khách hàng là điều rất quan trọng Người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thường quan hệ kinh doanh đối với những bạn hàng lâu năm. Chính vì vậy, những ngân hàng có uy tín cao sẽ tạo được sự chú ý rất lớn từ phía khách hàng khi họ lựa chọn ngân hàng trong quá trình gửi tiền tiết kiệm. Là một Ngân hàng TMCP có tuổi đời trong lĩnh vực ngân hàng tài chính gần 18 năm, hiện nay MB là ngân hàng có quy mô về vốn, tài sản, đội ngũ nhân viên, màng lưới hoạt động và số lượng khách hàng lớn, Ban lãnh đạo của MB Thanh Hóa luôn cố gắng nâng cao hơn nữa uy tín của Chi nhánh thông qua việc đầu tư vào các dự án lớn trên toàn quốc, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên của mình. 2.3.2.2. Nhân tố bên ngoài * Môi trường kinh tế chính trị xã hội MB Thanh Hóa nằm ở khu vực phía Bắc miền trung, là cửa ngõ giao lưu giữa các tỉnh phía bắc và các tỉnh phía nam. Nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, đó là điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động kinh doanh trên địa bàn Thanh Hóa phát triển. Dân cư sống trên địa bàn là những người có trình độ và thu nhập cao, ổn định, họ có hiểu biết khá rõ và mạnh dạn trong việc sử dụng các dịch của vụ ngân hàng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn các khoản tiền nhàn rỗi trong SV: Nguyễn Thị Thanh 40 Lớp: 49B2 - TCNH
  41. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp dân cư cũng như việc sử dụng các dịch vụ thanh toán ngân hàng của Chi nhánh từ người dân. * Lãi suất Huy động vốn và cho vay là hai hoạt động chính của ngân hàng. Sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động tạo nên doanh thu chính cho ngân hàng. Do đó lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Khách hàng hiện nay luôn rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất. Chính vì vậy, bất kỳ sự thay đổi lãi suất nào từ phía Ngân hàng đều có ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của người đi vay và người cho vay. Hay nói cách khác, lãi suất cao hay thấp có ảnh hưởng tới cung cầu đầu tư và tiết kiệm. Nếu lãi suất cao, tiết kiệm có xu hướng tăng trong khi đầu tư lại giảm dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn trong ngân hàng. Ngược lại, khi lãi suất giảm tiết kiệm giảm và đầu tư tăng gây nên tình trạng thiếu vốn. Chính vì vậy, lãi suất là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. * Sự đa dạng của các dịch vụ cung cấp Ngày nay khi mà khách hàng có nhu cầu rất lớn từ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Chính vì vậy để có thể cạnh tranh với nhau, các ngân hàng cần có những dịch vụ ngân hàng tiện ích nhất nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp có thể kể đến như thực hiện trao đổi ngoại tệ, chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại, nhận tiền gửi, bảo quản vật có giá trị, cho vay tiêu dùng, tư vấn tài chính, dịch vụ thuê mua thiết bị Dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam hiện nay là một trong bốn ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao (cùng với dịch vụ viễn thông, vận tải và du lịch). Vấn đề quan trọng trong ngành dịch vụ ngân hàng là sự phong phú của các sản phẩm mà dịch vụ cung cấp. Ở Việt Nam hiện nay, tuy rằng tốc độ phát triển nhanh tuy nhiên so với trên thế giới thì còn rất hạn chế, dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam còn thiếu, nghèo nàn và sơ khai. Nắm bắt được tình hình hiện tại về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, để cạnh tranh chiếm lĩnh khách hàng, MB Thanh Hóa một mặt cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mặt khác tích cực tung ra những dịch vụ mới như đa dạng các loại thẻ, phát hành thẻ tín dụng thông minh, liên kết với nhau để tung ra thị trường thẻ đa năng Trước sự phát triển nhanh của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đã tạo nên những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh buộc Chi nhánh phải có bước đi đứng đắn nhằm giữ chân những khách hàng hiện tại đồng thời tìm kiếm những khách hàng mới. 2.3.3. Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh 2.3.3.1. Mở rộng các hình thức huy động vốn - Ý nghĩa giải pháp: Cần thực hiện giải pháp này là vì hạn chế trong tăng trưởng nguồn vốn một phần xuất phát từ nguyên nhân kỳ hạn tiền gửi chưa đa dạng, nếu không SV: Nguyễn Thị Thanh 41 Lớp: 49B2 - TCNH
  42. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp điều này sẽ làm hạn chế cơ cấu cho vay và khả năng cung cấp tài sản có tính lỏng khác nhau, khả năng chuyển hoán kỳ hạn của tài sản không cao bằng các NHTM khác. - Kế hoạch thực hiện Bộ phận thực hiện: Được sự cho phép của Ban giám đốc và căn cứ vào chiến lược khách hàng do phòng QHKH lập, bộ phận QLTD trực tiếp thực hiện theo nguyên tắc tiếp tục duy trì huy động vốn ngắn hạn, đồng thời đẩy mạnh huy động vốn dài hạn. Cách thức thực hiện: Một là, mở rộng các hình thức tiền gửi trong dân bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi sử dụng thẻ, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm bậc thang. MB Thanh Hóa cần có giải pháp tự động chuyển hoá tiền gửi không kỳ hạn sang có kỳ hạn cho dân. Ví dụ, những người đã gửi tiết kiệm không kỳ hạn ở Ngân hàng từ 2 tháng trở lên có thể chuyển cho họ được hưởng quyền lợi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Linh hoạt về thời hạn cũng là một sự hấp dẫn tiền gửi. Hai là, “Chứng khoán hoá” các khoản tiền gửi trung, dài hạn để người sở hữu có thể linh hoạt chuyển đổi khi cần thiết. Đây là một biện pháp hữu hiệu giúp ngân hàng có thể nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn. Với hình thức này, ngân hàng có thể phát hành thẻ tiết kiệm vô danh với thời hạn gửi tiền. Ngân hàng không phát hành đồng loạt mà thực hiện giống như các khoản tiền gửi tiết kiệm bình thường khác. Công cụ này tạo nhiều thuận lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. Ba là, sử dụng công cụ tiền gửi có mục đích. Đây là hình thức tiết kiệm trung, dài hạn. Khi khách hàng mang tiền gửi vào ngân hàng dưới hình thức này thì giữa ngân hàng và khách hàng đều biết rõ mục đích của việc gửi tiền. Đối tượng chủ yếu của hình thức này là người có thu nhập thấp nhưng ổn định có dự định chi tiêu trong tương lai, có nhu cầu mua sắm tài sản có giá trị lớn nhưng mức tiết kiệm của họ trong thời gian ngắn không thể đáp ứng được. Do biết được mục đích gửi tiền của khách hàng, ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng về thời gian và phương thức gửi tiền cụ thể như : + Tiết kiệm tuổi già và tiết kiệm tích luỹ (hay tiết kiệm nhân thọ), đây là hình thức tương tự như bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm nhân thọ của các công ty bảo hiểm. Hình thức tiết kiệm tuổi già cùng với bảo hiểm xã hội và bảo hiểm nhân thọ sẽ đảm bảo cho người già có mức sống ổn định và cuộc sống có ý nghĩa hơn. + Tiết kiệm nhà ở: Những người dân có nhu cầu làm nhà, mua nhà ở nhưng tài chính có hạn, gửi dần tiền tích luỹ được vào ngân hàng đến lúc nào đó có thể rút ra để mua nhà, xây nhà. Ngân hàng cần có chính sách cho vay ưu đãi để làm nhà, mua nhà đối với những người gửi thường xuyên, đều đặn và có qui mô đến một độ lớn nào đó thì có thể cho vay thêm để mua nhà, xây nhà bằng cách kết hợp lợi SV: Nguyễn Thị Thanh 42 Lớp: 49B2 - TCNH
  43. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp ích của người dân với lợi ích của ngân hàng, sẽ mở ra triển vọng tốt đẹp cho hình thức này. + Tiền tiết kiệm mua sắm phương tiện đắt tiền (ô tô, xe máy vv) cũng như người muốn làm nhà, mua nhà, người mua sắm ô tô, xe máy nhưng chưa đủ tiền. Số tiền có được và thu nhập hàng tháng có thể gửi vào ngân hàng đẻ đến lúc nào đó có thể rút ra mua sắm. Ngân hàng cũng cần có cơ chế cho vay ưu đãi thêm đối với những người gửi thường xuyên và có số dư đáng kể. Ngoài việc xem xét đưa ra các hình thức huy động mới vào kinh doanh, huy động vốn qua việc phát hành các giấy tờ có giá (như kỳ phiếu, trái phiếu) cũng cần được quan tâm. Hiện nay, MB Thanh Hóa vẫn chưa chú trọng huy động vốn qua hình thức này. Chi phí huy động qua hình thức này tuy lớn hơn chi phí huy động qua nguồn tiền gửi nhưng lại nhỏ hơn chi phí của nguồn tiền vay, nó giúp ngân hàng chủ động cơ cấu lại nguồn vốn, tăng cường nguồn vốn trung dài hạn, nguồn có kỳ hạn dài. 2.3.3.2. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn - Ý nghĩa giải pháp: Lãi suất là một trong các yếu tố kinh tế có tác động mạnh đến việc thu hút vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, vì người dân khi có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng với thời hạn dài thường đặt mục tiêu lãi suất lên trên hàng đầu. Lãi suất ngân hàng cần phải thoả mãn: Có lợi cho người gửi, có lợi cho người vay và có lợi cho ngân hàng cụ thể : Một là, lãi suất danh nghĩa phải cao hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền. Hai là, lãi suất cho vay phải đảm bảo lợi nhuận cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường (lãi suất cho vay phải nhỏ hơn tỷ lệ sinh lời của doanh nghiệp). Ba là, lãi suất được xây dựng theo nguyên tắc thị trường và trong mối quan hệ về vốn. Lãi suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào, lãi suất thực dương tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Lãi suất được xác định trong mặt bằng chung trong hệ thống ngân hàng, phải có tính cạnh tranh, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dài phải cao hơn lãi suất gửi tiền có kỳ hạn ngắn. Hiện nay các ngân hàng thường áp dụng lãi suất huy động bằng tỷ lệ lạm phát bình quân hoặc lãi suất gốc cộng với tỷ lệ thu nhập dự tính của người gửi tiền. Bốn là, lựa chọn cơ cấu lãi suất sao cho vừa đảm bảo gia tăng qui mô tổng nguồn, điều chỉnh cơ cấu, tiết kiệm chi phí, lại vừa tăng tính ổn định của nguồn, dự báo được xu hướng biến động của lãi suất thị trường để chủ động tạo ra khe hở nhạy cảm với lãi suất thích hợp, từ đó hạn chế được rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, điều chỉnh kết quả kinh doanh theo hướng tích cực. SV: Nguyễn Thị Thanh 43 Lớp: 49B2 - TCNH
  44. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Kế hoạch thực hiện Bộ phận chịu trách nhiệm chính: Lãi suất ta nghiên cứu ở đây là lãi suất huy động vốn. Lãi suất này do phòng QHKH (Khối Treasury) tiến hành. Cách thức thực hiện Căn cứ vào lãi suất do NHNN công bố cũng như căn cứ vào lãi suất của 4 NHTM quốc doanh, CitiBank và 1 Ngân hàng TMCP khác, đồng thời căn cứ vào lượng tiền gửi, tiền vay của ngày hôm trước phòng QHKH sẽ tiến hành phân tích để đưa ra các mức lãi suất huy động cho ngân hàng. Đây là hoạt động diễn ra thường xuyên hàng ngày nhằm đảm bảo lãi suất linh hoạt phù hợp với biến động của thị trường và của nguồn vốn trong ngân hàng. Hiện nay, đối với MB Thanh Hóa việc xác định lãi suất này cần tuân thủ theo nguyên tắc: Nâng cao lãi suất đối với tiền gửi trung và dài hạn, đồng thời hạ lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn để đảm bảo lãi suất trung bình không bị tăng lên đối với toàn bộ vốn huy động. Việc nâng cao lãi suất trung dài hạn phải nằm trong khung giá, phải có tính cạnh tranh, ngân hàng có thể dựa vào khung lãi suất kỳ phiếu, trái phiếu của các ngân hàng lớn để đưa ra mức lãi suất vừa hấp dẫn, mang tính cạnh tranh. Ngoài ra, để thực hiện lãi suất linh hoạt cũng nên mở rộng các hình thức trả lãi. Bên cạnh việc áp dụng hình thức trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi hàng tháng, MB Thanh Hóa có thể áp dụng hình thức lãi suất luỹ tiến theo số lượng gửi tiền. Với cùng một kỳ hạn như nhau, ngân hàng có thể thay đổi mức lãi suất với những khoản tiền lớn. Với chính sách lãi suất nhạy cảm như vậy, ngân hàng có thể thu hút được những khoản tiền lớn. Trong những năm tới, khi dịch vụ ngân hàng phát triển, công tác thanh toán qua ngân hàng được hiện đại hoá, ngân hàng sẽ tiến tới không trả lãi đối với các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn như ở các ngân hàng nước ngoài đã làm hiện nay. 2.3.3.3. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn - Ý nghĩa giải pháp: Cần phải thực hiện giải pháp này vì hiện nay, phương thức cạnh tranh hiện đại giữa các ngân hàng là cạnh tranh bằng loại hình và chất lượng dịch vụ. Một số khó khăn vướng mắc của các hoạt động dịch vụ liên qua tác động trực tiếp đến khả năng tăng trưởng nguồn huy động của các NHTM. Các loại hình dịch vụ của ngân hàng hiện được đổi mới đáp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực ngân hàng. Qua nhiều lần nâng cấp phền mềm, công nghệ, hiện nay, chi nhánh cũng như toàn bộ hệ thống MB Bank đã đưa vào sử dụng phần mềm T24 (Hệ thống CoreBanking của MB) và WAY4 (Hệ thống quản lý thẻ của MB). Đảm bảo cho khách hàng có thể giao dịch một cách thuận tiện và nhanh nhất, cũng như tinh giảm các thủ tục rườm rà, giảm thiểu chi phí cho SV: Nguyễn Thị Thanh 44 Lớp: 49B2 - TCNH
  45. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngân hàng, tăng năng suất, hiệu quả hoạt động chuyên môn của nhân viên. Đối với khách hàng thông qua hoạt động cung ứng dịch vụ cho khách hàng, ngân hàng sẽ nắm được những thông tin về tài chính của khách hàng, biết được khi nào khách hàng thừa vốn hoặc thiếu vốn và có thể đưa ra các biện pháp để giúp đỡ khách hàng. - Kế hoạch thực hiện Bộ phận chịu trách nhiệm chính: với sự hỗ trợ của phòng IT và phòng Quan hệ khách hàng, khối bán hàng sẽ trực tiếp thực hiện. Ngân sách thực hiện: được lấy từ quỹ đầu tư và phát triển sản phẩm mới. Cách thức thực hiện + Hiện nay, tại trụ sở chính ngân hàng có 1 máy ATM và 2 máy đặt ở những địa điểm phát triển khác trên địa bàn còn các phòng giao dịch hầu như chưa có. Vì vậy, sẽ trang bị thêm máy rút tiền tự động ATM (Automatic Teller Machine) tại tất cả các chi nhánh và đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, tin học - điện tử trong các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Trong đó, phát triển mạnh hoạt động dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đảm bảo đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về thanh khoản với nhiều tiện ích, tiện lợi cao, tăng tốc độ thanh toán và thủ tục thuận tiện. Đây sẽ là cơ sở để phát triển hoạt động huy động vốn, tăng trưởng và mở rộng nguồn tiền gửi của dân cư. + Dịch vụ tư vấn: Khách hàng khi đến ngân hàng không phải ai cũng hiểu biết rõ về các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng có thể cung ứng, các nhân viên giao dịch có thể giúp đỡ, hướng dẫn khách hàng lựa chọn cho mình hình thức phù hợp nhất để khách hàng gửi tiền hay đầu tư. + Dịch vụ bảo quản : Là việc ngân hàng xác nhận trách nhiệm giữ hộ cho khách hàng tài sản theo yêu cầu của khách hàng và đảm bảo giữ an toàn bí mật. Ngân hàng cho thuê két sắt để khách hàng có thể bảo quản tài sản an toàn tại ngân hàng. Thực hiện dịch vụ này một mặt ngân hàng thu được dịch vụ phí, mặt khác khai thác được những thồng tin để vận động khách hàng, đặt khách hàng trước sự lựa chọn giữa tài sản như vàng, bạc, ngoại tệ hay gửi tiền vào để lấy lãi. + Làm dịch vụ thu tiền bảo hiểm và thanh toán bảo hiểm cho một số đối tượng bảo hiểm tài sản, bảo hiểm nhân thọ Cơ hội để phát triển các dịch vụ mới của các ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng là rất lớn nhờ việc mở rộng phạm vi hoạt động cho các NHTM, nhờ sự ra đời và hoàn thiện dần dần thị trường chứng khoán, thị trường hối đoái v.v Do đó Ngân hàng TMCP Quân Đội cần nhanh chóng nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc ứng dụng để cung cấp cho thị trường những sản phẩm dịch vụ đa dạng. SV: Nguyễn Thị Thanh 45 Lớp: 49B2 - TCNH
  46. Trường Đại học Vinh Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.3.3.4. Xây dựng một chiến lược khách hàng hợp lý - Ý nghĩa của giải pháp: NHTM hoạt động linh hoạt trong cơ chế thị trường đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới để thích ứng với những điều kiện năng động từ đó tìm kiếm các cơ hội để tăng trưởng và phát triển. Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và không ngừng tăng trưởng tài sản, là đơn vị kinh doanh quyền sử dụng tiền, MB Thanh Hóa cần nhận thức được rằng, ngày nay khách hàng trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trên phạm vi rộng hơn do sự phát triển của các lĩnh vực khoa học, công nghệ, thông tin. Chính vì vậy, ngân hàng nên xây dựng chiến lược khách hàng để tạo sự gắn bó với số lượng lớn khách hàng trên cơ sở đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu cho vay, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ tài chính đối với khách hàng. - Kế hoạch thực hiện Bước 1: Tăng cường nghiên cứu thị trường và tiếp thị Bộ phận chịu trách nhiệm chính: Hoạt động nghiên cứu thị trường được thực hiện thường xuyên, trong mô hình tổ chức, phòng QHKH và bộ phận QLTD là bộ phận trực tiếp nghiên cứu; xác định các chỉ tiêu cân đối kế hoạch, tham mưu cho Ban Giám đốc chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của toàn ngân hàng. Cách thức thực hiện Để thực hiện nghiên cứu, bộ phận này phải tiếp cận, khảo sát thị trường. Với hệ thống mạng lưới các chi nhánh, các phòng giao dịch, thông tin được báo cáo hàng ngày về ngân hàng để các phòng ban phân tích tình hình. Do tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ sản suất và các tầng lớp dân cư là bạn hàng của MB Thanh Hóa, nên việc nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội, diễn biến thị trường là hết sức quan trọng xác định qui mô, cơ cấu, thời hạn và lãi suất huy động cho từng chi nhánh, đồng thời công tác dự báo tương lai, xu hướng phát triển của thị trường và khách hàng. Từ việc nghiên cứu thị trường và tiếp thị có kết quả, độ tin cậy trong dự báo cáo ngân hàng có thể tìm kiếm cơ hội kinh doanh đồng thời hạn chế rủi ro có thể có. Bước 2: Xây dựng chiến lược khách hàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người gửi tiền Bộ phận chịu trách nhiệm: Trong mô hình tổ chức của ngân hàng thì phòng QHKH sẽ chịu trách nhiệm thu thập thông tin về từng loại khách hàng, từng loại SV: Nguyễn Thị Thanh 46 Lớp: 49B2 - TCNH