Đề tài Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội

doc 46 trang nguyendu 4610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_nang_cao_hieu_qua_cho_vay_ngan_han_tai_ngan_hang_tmcp.doc

Nội dung text: Đề tài Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội

  1. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong các hoạt động của NHTM, cho vay là hoạt động chủ yếu, trong đó cho vay ngắn hạn thường chiếm tỉ trọng lớn và đem lại thu nhập chính cho ngân hàng. Trong những năm gần đây, các NHTM đã mở rộng cho vay trung và dài hạn, song cho vay ngắn hạn vẫn luôn là hoạt động chủ đạo, đặc biệt là đối với thị trường ngân hàng – tài chính của Việt Nam. Với những điều kiện của một nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu về vốn nói chung và vốn ngắn hạn nói riêng ngày càng tăng. Do đó việc năng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn là yêu cầu cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển của các NHTM. Trong hệ thống Ngân hàng TMCP An Bình, Chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh tiêu biểu thu hút một lượng lớn tiền gửi và thực hiện nhiều hoạt động cho vay với số dư không nhỏ. Chi nhánh hiện là đối tác cung cấp vốn quan trọng cho nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn của nền kinh tế.Trong hoạt động cho vay của mình, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sau gần sáu năm đi vào hoạt động, hiệu quả cho vay của ngân hàng đã được cải thiện rất nhiều, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Hoạt động cho vay ngắn hạn mang lại lợi nhuận cao, và đem lại thu nhập chính cho Chi nhánh Hà Nội, đồng thời cũng làm phát sinh các khoản nợ xấu, gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Từ những vấn đề trên, em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề là làm rõ lí luận về hiệu quả cho vay ngắn hạn của NHTM, bước đầu đưa lí luận kiểm nghiệm, áp dụng trong thực tiễn để hiểu sâu sắc hơn vấn đề nghiên cứ. 3. Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu hoạt động cho vay của NHTM về khía cạnh hiệu quả và chỉ giới hạn ở hình thức cho vay ngắn hạn. Chuyên đề chọn điểm nghiên cứu thực tiễn tại Ngân hàng TMCP An Bình –Chi nhánh Hà Nội, thời gian nghiên cứu là từ năm 2006 đến năm 2011. SVTH: Đinh Hồng Quân 1 MSSV: 0854027399
  2. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế 4. Phương pháp nghiên cứu Nhằm tìm hiểu một cách toàn diện và đánh giá một cách chính xác hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Nội, các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng để tiếp cận và giải quyết vấn đề là: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic, phương pháp so sánh và đối chiếu. 5. Kêt cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, Chuyên đề được chia thành 2 chương: Chương 1: Tổng quan về đơn vị thực tập. Chương 2: Thực trạng hiệu quả và giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội SVTH: Đinh Hồng Quân 2 MSSV: 0854027399
  3. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1 Khái quát về ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội 1.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Hà Nội Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Tên viết tắt: ABBANK Trụ sở chính: 47 Điện Biên Phủ, Quận 1 TP Hồ chí Minh Web: WWW.ABBANK.VN 1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) được thành lập theo giấy phép số 535/GP-UB do UBND TP Hồ Chí Minh cấp ngày 13/5/1993 với số vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng và trụ sở đặt tại Số 138 Hùng Vương, thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh. Tính đến tháng 12/2011, vốn điều lệ của ABBank đạt trên 3.830 tỷ đồng và có trụ sở chính tại Số 170 Hai Bà Trưng, P. Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Sau hơn 18 năm thành lập và phát triển, ABBank đã trở thành cái tên thân thuộc với gần 10.000 khách hàng doanh nghiệp và trên 100.000 khách hàng cá nhân tại 29 tỉnh thành trên cả nước thông qua mạng lưới hơn 110 chi nhánh, phòng giao dịch. ABBank xác định tầm nhìn chiến lược: “Ngân hàng TMCP An Bình hướng đến trở thành một ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại trọng tâm bán lẻ theo những thông lệ quốc tế tốt nhất với công nghệ hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại Việt Nam”. Với tôn chỉ hoạt động: “Phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả, linh hoạt; tăng trưởng lợi ích cổ đông; hướng đến sự phát triển bền vững cho ngân hàng; đầu tư vào yếu tố con người làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài”. Với mục tiêu phát triển toàn diện, ổn định, cùng với yêu cầu mở rộng mạng lưới hoạt động, ngày 23 tháng 2 năm 2006, chi nhánh ABBank Hà Nội đã chính thức được thành lập. Hiện nay, trụ sở ABBank Hà Nội đặt tại tầng 1 và 4 tòa nhà 101, đường Láng Hạ, TP Hà Nội với 423 cán bộ công nhân viên và 28 phòng giao dịch trên toàn Hà Nội. Là chi nhánh cấp một, ABBank Hà Nội đã có những bước phát triển, đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn ngân hàng. Điểm qua quá trình phát triển của chi nhánh qua một số mốc son đáng nhớ: SVTH: Đinh Hồng Quân 3 MSSV: 0854027399
  4. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế - Năm 2006, khai trương các phòng giao dịch tại số 69 Đinh Tiên Hoàng, 126 Lò Đúc và số 288 Trần Khát Chân. - Năm 2007, ABBank Hà Nội khai trương một loạt các phòng giao dịch mới, đó là các phòng giao dịch tại số 453 Nguyễn Văn Cừ, số 141 Tôn Đức Thắng, 109 Trần Đăng Ninh, 188 Quán Thánh, 30 Lê Trọng Tấn, số 1 Trần Phú - Hà Đông, 48-50 Phố Huế. - Năm 2008, một năm kinh tế khó khăn, ABBank Hà Nội chỉ mở thêm 03 phòng giao dịch nữa là phòng giao dịch số 279A Đội Cấn, số 02 Hàng Nón và PGD Đông Anh. - Năm 2009, với sự cố gắng nỗ lực của ngân hàng và chi nhánh cũng như sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, ABBank Hà Nội khai trương thêm một số phòng giao dịch nữa tại số 33 Đào Tấn, phòng giao dịch Đại Kim – A5, khu C8 khu đô thị Đại Kim và số 42 Hồ Tùng Mậu. - Năm 2010, ABBank Hà Nội tiếp tục mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch trên địa bàn thành phố Hà Nội với 04 phòng giao dịch (PGD Tây Hồ, PGD Ngô Gia Tự, PGD Quang Trung – Hà Đông, PGD Hoàng Quốc Việt). Trong năm 2011, ABBank Hà Nội khai trương thêm 05 phòng giao dịch và 03 quỹ tiết kiệm, nâng tổng số điểm giao dịch tại địa bàn Hà Nội lên 28 điểm nhằm đáp ứng và phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ Đô. Sau sáu năm hoạt động, ABBank chi nhánh Hà Nội đã không ngừng nỗ lực giữ vững vị trí là một Chi nhánh ngân hàng bán lẻ có dịch vụ tốt nhất tại Hà Nội, tăng trưởng hàng năm đạt 30%, tiếp tục phục vụ khách hàng với tiêu chí chất lượng, chuyên nghiệp, và hiện đại. Với việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ linh hoạt, an toàn, hiệu quả, chi nhánh ABBank Hà Nội đã thiết lập được mạng lưới khách hàng, đối tác thân thiết với hơn 2.700 khách hàng doanh nghiệp và trên 25.000 khách hàng cá nhân trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Rất nhiều khách hàng thân thiết với ABBank là các doanh nghiệp lớn như: Công ty cổ phần Picenza, Tập đoàn Geleximco, Tổng công ty điện tử tin học, Nhóm đối tác thuộc EVN (Tổng công ty điện lực miền Bắc, Tổng công ty điện lực Hà Nội), Công ty cổ phần sông Đà Thăng Long. Tính đến cuối năm 2011, chi nhánh ABBanh Hà Nội đạt trên 112 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, huy động vốn đạt 5980 tỷ đồng, dư nợ tín dụng trên 4775 tỷ đồng, tổng tài sản đạt mức 6950 tỷ đồng. 1.1.1.2 Cơ cấu tổ chức Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, chi nhánh ABBank Hà Nội đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức, nghiệp vụ vững vàng đáp ứng tốt yêu cầu trong tình hình cạnh SVTH: Đinh Hồng Quân 4 MSSV: 0854027399
  5. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế tranh gay gắt. Đồng thời nâng cao và đổi mới công nghệ, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các sản phẩm dich vụ, phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng, đóng góp tích cực vào thành công chung của toàn ngân hàng. Hiện nay cơ cấu tổ chức của chi nhánh ABBank Hà Nội bao gồm: - 1 Giám đốc chi nhánh. - 2 Phó giám đốc (Phó giám đốc phụ trách tín dụng & Phó giám đốc phụ trách khách hàng doanh nghiệp). - 6 Phòng chức năng (Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng kế toán, Phòng tín dụng, Phòng quản lý tín dụng, Phòng hành chính). - 21 Phòng giao dịch. Chi nhánh ABBank Hà Nội có cơ cấu tổ chức tinh giảm, gọn nhẹ nhưng vẫn đầy đủ các phòng ban cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của mình. Các phòng ban này có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất vơi nhau, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động với thái độ phục vụ khách hàng tận tình nhất. Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh ABBank Hà Nội GIÁM ĐỐC Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng KHDN KHCN kế toán tín QLTD hành dụng chính nhân sự PGD PGD PGD PGD PGD PGD PGD Đinh Phố Đào Quán Hà Đội Tây Tiên Huế Tấn Thánh Đông Cấn Hồ Hoàn g (Nguồn: Phòng Nhân sự - ABBANK Hà Nội) SVTH: Đinh Hồng Quân 5 MSSV: 0854027399
  6. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế 1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội Năm 2011, nền kinh tế nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng gặp không ít khó khăn, lạm phát tăng cao và giữ ở mức hai con số (18.13% năm 2011). Thêm vào đó, với các chính sách mở cửa thị trường tài chính ngân hàng, các NHTM của Việt Nam và đặc biệt là các ngân hàng TMCP sẽ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và thử thách. Bên cạnh đó, một số kênh huy động mới phát triển mạnh mẽ như: Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, vàng, các quỹ đầu tư tài chính làm cho tính cạnh tranh thu hút vốn ngày càng trở lên khốc liệt. Tuy gặp phải một số khó khăn nhưng trong năm 2011, Chi nhánh Hà Nội đã đạt được một số kết quả khả quan. 1.2.1 Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là hoạt động được ABBank hết sức chú trọng, với mục tiêu đảm bảo nguồn vốn kinh doanh, an toàn thanh khoản và nâng cao vị thế của ABBank trong hệ thống ngân hàng. Đồng thời cung cấp đến khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Để tăng thị phần huy động, trong năm 2011, ngân hàng TMCP An Bình nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng đã triển khai nhiều hoạt động như: phối hợp tổ chức các sự kiện Tuần lễ tri ân khách hàng, tặng bảo hiểm, coupon, du lịch cho khách hàng sử dụng dịch vụ tại ABBank, triển khai thành công dịch vụ SMS Banking, nâng cấp hệ thống Core Banking và rất nhiều hoạt động khuyến mại, tri ân khác. Tình hình huy động vốn của chi nhánh ABBank Hà Nội qua các năm được thể hiện tại bảng dưới đây: Bảng 1.1. Tổng vốn huy động của chi nhánh ABBank Hà Nội qua các năm Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1 Tổng vốn huy 2,600,854 3,607,385 5,908,264 động 2 Tăng/giảm 52.6% 38.7% 63.78% (Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh ABBank Hà Nội) Qua bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh đã có những bước phát triển to lớn. Năm 2010, tổng vốn huy động của chi nhánh đạt 3.607 tỷ đồng thì sang năm 2011, con số này đã nhảy vọt lên là 5.908 tỷ đồng, tăng 63,78 %, là một trong những chi nhánh có tốc độ tăng trưởng vốn huy động cao nhất trong hệ thống của ABBank trên cả nước Với những SVTH: Đinh Hồng Quân 6 MSSV: 0854027399
  7. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế chính sách cạnh tranh hiệu quả trong việc thu hút vốn từ các tổ chức và cá nhân, chi nhánh đã áp dụng các cơ chế ưu đãi về lãi suất nhằm đảm bảo tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng gửi tiền, đồng thời duy trì các chính sách chăm sóc khách hàng cũng như chú trọng công tác quảng cáo, truyên thông và khuyễn mại. Phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân đã tích cự hoạt động nhằm tìm kiếm và xây dựng các mối quan hệ, tạo dựng uy tín với khách hàng. Đồng thời việc mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch trên địa bàn thủ đô cũng góp phần to lớn trong việc thu hút khách hàng đến với ABBank Bảng 1.2. Cơ cấu vốn huy động của chi nhánh ABBank Hà Nội Đơn vị: triệu đồng Tỷ Tỷ TT Chỉ tiêu 2010 2011 2011/2010 trọng trọng I Theo kỳ hạn 3,607,385 100% 5,908,264 100% 63.78% 1 Không kỳ hạn 2,561,243 71% 3,663,124 62% 43% 2 Có kỳ hạn 1,046,141 29% 2,245,140 38% 114.60% II Theo loại tiền 3,607,385 100% 5,908,264 100% 63.78% 1 Nội tệ 3,066,277 85% 4,844,776 82% 58% 2 Ngoại tệ 541,108 15% 1,063,488 18% 96.54% III Theo loại hình 3,607,385 100% 5,908,264 100% 63.78% 1 Tiền gửi DN 2,092,283 58% 3,544,958 60% 69.43% 2 Tiền gửi dân cư 1,370,806 38% 1,949,728 33% 42.20% Số dư trên tài khoản 3 144,296 4% 413,578 7% 186.60% ATM (Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh ABBank Hà Nội) Cơ cấu của nguồn vốn huy động, nguồn tiền gửi không kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2010 là 71% và năm 2011 là 62% so với nguồn có kỳ hạn (năm 2010 chiếm 29% và năm 2011 chiếm 38%). Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy, cơ cấu đang có sự chuyển dịch từ nguồn không kỳ hạn sang nguồn có kỳ hạn. Có được điều này là do ABBank đã tạo dựng được uy tín SVTH: Đinh Hồng Quân 7 MSSV: 0854027399
  8. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế ngày càng tốt đối với khách hàng. Năm 2011, cùng với các chương trình khuyến mại liên tục giúp duy trì ổn định thanh khoản toàn hệ thống, chi nhánh cũng xây dựng được một chính sách dịch vụ khách hàng VIP và khách hàng thân thiết nhằm tăng cường độ trung thành của khách hàng với ngân hàng. Qua bảng trên cũng dễ nhận ra một điều là khối lượng tiền gửi của khối khách hàng doanh nghiệp và khối khách hàng cá nhân nói chung đều tăng mạnh tuy nhiên tốc độ tăng của khối khách hàng doanh nghiệp tăng nhanh hơn khối khách hàng cá nhân. Điều này có được là do trong vài năm trở lại đây quan hệ tín dụng của khách hàng doanh nghiệp với Ngân Hàng đều tăng mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng kéo theo sự tăng cao về quan hệ tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp với Ngân Hàng Năm 2011, có một thực trạng diễn ra đó là các doanh nghiệp tăng cường vay vốn bằng ngoại tệ đặc biệt là USD. Để đáp ứng nhu cầu này của doanh nghiệp, các ngân hàng cũng tích cực thu hút nguồn vốn ngoại tệ bằng việc đưa ra những mức lãi suất hấp dẫn. Nhìn vào cơ cấu vốn huy động của chi nhánh ta cũng có thể thấy rõ điều này. Tuy chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với lượng vốn huy động bằng VNĐ nhưng từ năm 2010 sang năm 2011, tỷ trọng vốn huy động bằng ngoại tệ đã tăng lên (năm 2010 chiếm 15%, năm 2011 chiếm 18% trong tổng vốn huy động). Về cơ cấu vốn theo loại hình khách hàng, có thể thấy lượng vốn huy dộng của mỗi nhóm khách hàng đều tăng nhanh. Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là nguồn huy động từ các doanh nghiệp (năm 2010 chiếm 58%, năm 2011 chiếm 60%), sau đó là vốn huy động từ dân cư (năm 2010 chiếm 38%, năm 2011 chiếm 33%). Tổng kết lại, tình hình huy động vốn của chi nhánh ABBank Hà Nội qua các năm đều tăng trưởng ổn định. Năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình huy động vốn tuy gặp chút khó khăn nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng 38.7%. Sang năm 2011 đã có những bước tăng trưởng nhảy vọt, thể hiện ở cả quy mô và cơ cấu của nguồn vốn huy động, đáp ứng yêu cầu thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng. 1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn Công tác quản lý và sử dụng vốn của chi nhánh được thực hiện theo phương châm an toàn và hiệu quả nhằm vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Sau thời điểm khó khăn của năm 2009, năm 2010 đánh dấu sự tăng trưởng trở lại và trong năm 2011 hoạt động tín dụng của ABBank đã đạt được những kết quả nhất định, đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Việc tăng trưởng tín dụng của ABBank đếu dựa trên cơ sơ áp dụng và tuân thủ đầy đủ các thông lệ, chuẩn mực quốc tế và các quy định của SVTH: Đinh Hồng Quân 8 MSSV: 0854027399
  9. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế Ngân hàng nhà nước Việt Nam về an toàn tín dụng. Tổng dư nợ của ABBank tính đến ngày 31/12/2011 đạt 19.780 tỷ đồng tăng 53,5% so với năm 2010 và vượt 14,1% so với kế hoạch đã đề ra. Tại chi nhánh Hà Nội trong năm 2010, hoạt động tín dụng cũng đạt được những kết quả đáng khen ngợi.Tổng dư nợ tính đến 31/12/2011 đạt 4.775 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng thời điểm năm 2010. Số liệu về tổng dư nợ của chi nhánh những năm gần đây được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 1.3. Cơ cấu dư nợ tín dụng của chi nhánh ABBank Hà Nội Đơn vị: tỷ đồng Năm Tỷ Năm Tỷ 2010/ Năm Tỷ 2011/ Chỉ tiêu 2009 trọng 2010 trọng 2009 2011 trọng 2010 Tổng dư nợ 1,721 100% 2,857 100% 66% 4,775 100% 67% Tín dụng DN vừa và 1,153 67% 1,686 59% 46.20% 2,674 56.10% 58.60% nhỏ Tín dụng 568 33% 1,171 41% 106.20% 2,101 43.90% 79.40% khác VNĐ 1,592 92.50% 2,608 91.30% 63.80% 4,255 89.10% 63.20% Ngoại tệ (đã quy 129 7.50% 249 8.70% 93% 520 10.90% 109% đổi) (Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh ABBank Hà Nội) Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể nhận xét, tốc độ tăng tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh qua những năm gần đây khá cao và ổn định. Nếu như năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và những khó khăn chung của toàn ngân hàng, tổng dư nợ chỉ đạt 1.721 tỷ đồng thì sang năm 2010, tình hình đã được cải thiện rõ nét, tốc độ tăng của tổng dư nợ cao, đạt xấp xỉ 66% và tăng trưởng ổn định trong năm 2011 tại mức hơn 67%. Những tháng đầu năm 2011, tốc độ tăng dư nợ tín dụng chậm chỉ đạt khoảng 1.26%/ tháng do chính sách thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay của ngân hàng và chi nhánh. Tuy nhiên, bước sang quý II và III, tốc độ tăng dư nợ tín dụng khá cao, trung bình khoảng 2,5%/ tháng do chi nhánh đã tăng cường tìm kiếm khách hàng, mở rộng cho vay, đón đầu sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế trong nước. SVTH: Đinh Hồng Quân 9 MSSV: 0854027399
  10. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế Về cơ cấu dư nợ, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chiếm ưu thế. Các khoản tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có quy mô nhỏ hơn so với tín dụng doanh nghiệp lớn, tuy nhiên số lượng lại lớn hơn nhiều. Tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 67% năm 2009, 59% năm 2010 và 56.1% năm 2011 trong tổng dư nợ. Tuy nhiên có thể nhận thấy, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm. Biểu đồ 1.1 Cơ cấu dư nợ tín dụng Đơn vị: % (Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh ABBank Hà Nội) Theo loại tiền, cơ cấu dư nợ vẫn nghiêng về phía đồng nội tệ khi chiếm tỷ trọng rất lớn. Tuy nhiên giai đoạn từ cuối năm 2010 đến hết năm 2011, sự tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ rất cao và khác thường so với những năm gần đây. Đây cũng là một thực trạng chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn này, nguyên nhân chính là do chính sách hỗ trợ lãi suất kích cầu chấm dứt, lãi suất vay vốn bằng VNĐ tăng mạnh trở lại và tạo một chênh lệch lớn khi so sánh tương quan lợi ích với vay vốn bằng USD. Bên cạnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước mở rộng thêm đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ cũng là một lý do. Tại chi nhánh ABBank Hà Nội, năm 2011, tăng trưởng tín dụng bằng VNĐ là 63,2%, trong khi bằng ngoại tệ lên tới 109%. Tổng kết lại, hoạt động tín dụng của chi nhánh ABBank Hà Nội những năm gần đây đều tăng trưởng ổn định. Mức tăng 67% của tổng dư nợ và mức tăng 63,78 % của tổng vốn huy động năm 2011 được xem là khá hợp lý. Đảm bảo cho hoạt động của chi nhánh hiệu quả và hạn chế rủi ro tín dụng. 1.2.3 Các hoạt động khác Hoạt động thanh toán quốc tế: Năm qua, hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh ABBank Hà nội đã phát triển ngày càng lớn mạnh, tạo được SVTH: Đinh Hồng Quân 10 MSSV: 0854027399
  11. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế lòng tin đối với khách hàng và các đại lý với các thành tựu cơ bản sau: doanh số tăng 80% và phí dịch vụ tăng 50% so với năm 2010; đưa ra các sản phẩm đa dạng, trọn gói, có tính cạnh tranh và hàm lượng công nghệ cao; đưa ra các tiện ích mới về thanh toán hàng xuất khẩu để thu hút khách hàng có nguồn thu ngoại tệ; kết hợp giữa cơ chế với biên pháp kiểm tra, giám sát nhằm phát triển nghiệp vụ một cách an toàn hiệu quả. Hoạt động đầu tư tài chính: Đầu tư tài chính là hoạt động mang tính chiến lược theo định hướng của HĐQT ngân hàng với mục tiêu phát triển, khai thác tiềm năng của các đơn vị liên kết trong tập đoàn tài chính An Bình cũng như các đối tác chiến lược khác như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Maybank, đồng thời chủ động tìm kiếm, khai thác các mảng thị trường tiềm năng mới trong và ngoài nước thông qua hình thức kinh doanh vốn như góp vốn mua/bán cổ phần hay đầu tư dự án. Chi nhánh ABBank Hà Nội đã năng động trong kinh doanh, chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư và đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động đầu tư tài chính. Hợp tác chiến lược: Tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lược như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank, Ngân hàng Maybank, Công ty cổ phần Picenza, Tập đoàn Geleximco Ngoài ra trong năm 2011, chi nhánh ABBank Hà Nội còn tiến hành triển khai rất nhiều hoạt động khác như: Mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện BẢNG 1.4. Kết quả kinh doanh của chi nhánh ABBank Hà nội Đv: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2011/2010 1 Tổng tài sản 4,323,600 5,200,830 6,350,214 22.1% 2 VCSH 674,127 744,127 1.064,846 43.1% 3 Dư nợ tín dụng 1,721,611 2,857,211 4,775,046 67.1% 4 Huy động 2,600,854 3,607,385 5,908,264 63.78% 5 Doanh thu hoạt động 124,698 159,062 206,781 30% 6 Chi phí hoạt động 49,150 75,150 94,767 26.1% 7 Lợi nhuận trước thuế 75,756 83,912 112,014 33.5% 8 Lợi nhuận sau thuế 56,25 62,934 84,010.5 33.5% (Nguồn báo cáo tài chính 2010/2011) SVTH: Đinh Hồng Quân 11 MSSV: 0854027399
  12. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế Năm 2011, tổng tài sản của chi nhánh là 6.350 tỷ đồng, tăng 22,1% so với năm 2010. VCSH là 1.065 tỷ đồng, tăng 43,1% so với năm 2010, việc tăng VCSH mạnh là để đáp ứng nhu cầu mở rộng ngày càng nhanh của chi nhánh. Hoạt động tín dụng và hoạt động huy động vốn đều đạt kết quả tốt, và có mức tăng trưởng khá nhanh và ổn định Nhìn vào bảng trên ta thấy, năm 2011 doanh thu hoạt động của chi nhánh đạt gần 207 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với năm 2010, chi phí hoạt động cũng tăng lên nhưng ít hơn so với doanh thu (tăng 26,1%). Điều này là do chi nhánh, ngoài việc tăng cường mở rộng hoạt động tín dụng, tăng doanh thu từ lãi vay và dịch vụ, đã có những biện pháp nhằm tiết kiện chi phí, đặc biệt là chi phí hoạt động dịch vụ nên tốc độ tăng chi phí nhỏ hơn so với doanh thu. Hai nhân tố này giúp lợi nhuận trước thuế của chi nhánh năm 2011 đạt 112 tỷ đồng, tăng 33,5% so với năm 2010, lợi nhuận sau thuế đạt trên 84 tỷ đồng. Trên đây là những hoạt động cơ bản và những kết quả đã đạt được của chi nhánh trong năm 2011. Nhìn chung, mặc dù nền kinh tế nước ta năm vừa qua gặp rất nhiều khó khăn song tình hình hoạt động của chi nhánh năm vừa qua khá khả quan và rất đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào thành công chung của ABBank. Năm 2010, ngân hàng TMCP An Bình đã được trao thưởng “Thương hiệu Việt được yêu thích nhất”, “Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc” và rất nhiều giải thưởng vinh dự khác. 1.2.4 Một số kết quả đạt được của Ngân hàng TMCP An Bình –Chi nhánh Hà Nội trong những năm qua Chính thức thành lập đầu năm 2006. Trong 5 năm trở lại đây, ABBANK Hà Nội đang ngày một phát triển, cả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ. Điều này thể hiện ở một số điểm sau: - Mạng lưới hoạt động của chi nhánh không ngừng được mở rộng với 28 phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận. - Cơ sở vật chất không ngừng được cải thiện với công nghệ hiện đại. Đặc biệt trong năm 2011 ABBANK Hà Nội đã chính thức chuyển giao công nghệ từ GoldRiver sang Core Banking Temenos 24 của Thụy Sĩ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ tiện ích và an toàn cho hoạt động của ngân hàng. - Cơ cấu tổ chức với các phòng ban chức năng được sắp xếp lại theo hướng chuyên môn hoá, tách biệt từng khâu, từng mảng đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, nhằm mục đích tăng hiệu quả hoạt động của chi nhánh. SVTH: Đinh Hồng Quân 12 MSSV: 0854027399
  13. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế - Các sản phẩm dịch vụ mà ABBANK Hà Nội cung cấp ngày càng đa dạng, phát triển nhiều dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ cao, điển hình là sản phẩm thẻ YOUCARD mới được ra mắt. - Kết quả kinh doanh của ABBANK Hà Nội tăng trưởng cao và cao tương đối so với toàn hệ thống. Điều này phù hợp với vai trò là đơn vị tiêu biểu, quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống các chi nhánh của ngân hàng TMCP An Bình khu vực phía bắc. - Năm 2010, ngân hàng TMCP An Bình đã được trao thưởng “Thương hiệu Việt được yêu thích nhất”, “Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc” và rất nhiều giải thưởng vinh dự khác. Điều này có sự đóng góp không nhỏ của ABBANK chi nhánh Hà Nội. SVTH: Đinh Hồng Quân 13 MSSV: 0854027399
  14. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế PHẦN 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH 2.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình –Chi nhánh Hà Nội 2.1.1 Tình hình cho vay ngắn hạn tại ABBANK Hà Nội Cho vay ngắn han là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay nhỏ hơn 12 tháng. Hoạt động của cho vay ngắn hạn của NHTM có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn vốn vay ngắn hạn đã góp phần ổn định, duy trì và mở rộng sản xuất – kinh doanh đối với các doanh nghiệp, nâng cao đời sống của các cá nhân, hộ gia đình. Chính vì vây cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng Tại ABBANK Hà Nội, cho vay ngắn hạn luôn là hoạt động chủ yếu, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể năm 2010 chiếm 69.1% và năm 2011 chiếm 74.5% Tổng dư nợ. Số liệu trên cho thấy, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng ngày càng tăng, tăng trưởng dư nợ ngắn hạn năm 2011 đạt mức 179.4 % so với năm 2010. Điều này hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động của ABBANK Hà Nội. BẢNG 2.1 DƯ NỢ VÀ DƯ NỢ NGẮN HẠN TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 2010/2009 Năm 2011 2011/2010 Tổng dư nợ 1 1,721,341 2,857,211 66% 4,775,046 67.12% cho vay Dư nợ cho vay 2 1,051,739 1,982,904 88.5% 3,557,409 79.4% ngắn hạn 3 Tỷ trọng 61.1% 69.4% - 74.5% - Nguồn: Báo cáo rủi ro tín dụng tháng 12/2011 Không chỉ chiếm phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng, cho vay ngắn hạn còn là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Với đặc điểm là vòng quay vốn nhanh, việc cho vay là thường xuyên nên cho vay ngắn hạn vẫn luôn là một trong những hoạt động căn bản, quan trọng của ngân hàng. SVTH: Đinh Hồng Quân 14 MSSV: 0854027399
  15. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế 2.1.1.1 Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo ngành phần kinh tế Đối tượng khách hàng của ABBANK Hà Nội là tất cả các tổ chức kinh tế và cá nhân có đủ điều kiện được vay, trong đó ưu tiên các khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Ngành Sản xuất chế biến và Thương mại – Dịch vụ là một trong những ngành chiến lược trong cho vay của ngân hàng ABBBANK, do vậy luôn là ngành chiếm tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao tại ABBANK Hà nội tuy nhiên năm 2011 cũng là năm ngân hàng nhà nước xiết chặt tín dụng với những lĩnh vực phi sản xuất xuống 22% chính vì vậy trong cơ cấu cho vay của ngân hàng có xu hướng giảm dần tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực phi sản xuất như bất động sản hay thương mại dịch vụ chính vì vậy tỷ lệ dư nợ trong cho vay của ngân hàng đã giảm từ 38% xuống còn 20% trong năm 2011 Với việc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) tham gia với tư cách là cổ đông chiến lược của ngân hàng TMCP An Bình, khách hàng ngành điện luôn nhận được những sự ưu tiên đặc biệt từ ngân hàng. Chính vì vậy, tỷ trọng dư nợ của EVN luôn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng dư nợ của ABANK Hà Nội. BẢNG 2.2 CƠ CẤU DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ Đv: Tỷ đồng 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Dư nợ Tỉ trọng Dư nợ Tỉ trọng Dư nợ Tỉ trọng Tổng dư nợ cho vay 1,051 100% 1,982 100% 3,557 100% ngắn hạn Sản xuất chế biến 400 38% 792.8 40% 2203.3 62% Thương mại - Dịch vụ 441.4 42% 753.1 38% 718.11 20% Giao thông vận tải 63.06 6% 80 4% 94.36 3% Khai thác và xây dựng 147.14 14% 356.7 18% 542.23 15% Khác - - - - Nguồn: Báo cáo rủi ro tín dụng tháng 12/2011 SVTH: Đinh Hồng Quân 15 MSSV: 0854027399
  16. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu dư nợ ngắn hạn 2.1.1.2 Cơ cấu cho vay ngắn hạn phân theo tài sản đảm bảo Năm 2011 dư nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng tài sản chiếm 70,83% tổng dư nợ ngắn hạn, so với mức 83% của năm trước, trong đó 38,72% dư nợ được bảo đảm bằng bằng Bất động sản (BĐS), các khoản nợ được bảo đảm bằng bảo lãnh của ngân hàng khác chiếm 9%, bảo đảm bằng giấy tờ có giá chiếm 6%. Dư nợ được bảo đảm bằng máy móc thiết bị và hàng tồn kho (thường được xếp hạng B với tính thanh khoản thấp) chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng dư nợ. Cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm gần 29.17% tổng dư nợ, tăng so với mức 27% của năm trước. Điều này một phần là do ngân hàng đang mở rộng quy mô hoạt động và quan hệ với nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có uy tín trên thị trường. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy rủi ro có nguy cơ gia tăng đối với ngân hàng do rủi ro đối với hình thức cho vay tín chấp rất cao, ngân hàng cần hạn chế cho vay dưới hình thức này. SVTH: Đinh Hồng Quân 16 MSSV: 0854027399
  17. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế BẢNG 2.3 CƠ CẤU DƯ NỢ NGẮN HẠN PHÂN LOẠI THEO TÀI SẢN ĐẢM BẢO NĂM 2011 Đv /Triệu đồng Tỷ lệ/Tổng dư TT Tiêu chí Dư nợ ngắn hạn nợ A. Có tài sản đảm bảo 2.519.712 70.83% 1 BĐS 1.092.710 38.72% Máy móc thiết bị và hàng tồn 2 88.925 2.5% kho 3 Giấy tờ có giá 213.42 6% 4 Bảo lãnh từ ngân hang khác 320.13 9% 5 Bảo lãnh của Chính phủ 214.42 6% 6 Bảo lãnh khác 312.25 8.61% B. Không có tài sản đảm bảo 1.037.696 29.17% Tổng 3,557,409 100% Nguồn: Báo cáo rủi ro tín dụng tháng 12/2011 Danh mục tín dụng năm 2011 nhìn chung có sự cải thiện, hợp lý hơn so với danh mục tín dụng trong năm 2010 xét ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản gia tăng so với năm trước nên ngân hàng vẫn gặp phải rủi ro tín dụng tập trung xét cả về số lượng khách hàng, ngành nghề kinh doanh và loại hình sở hữu. Trên cơ sở đó, Ngân hàng cần phải đa dạng hoá ngành nghề cho vay; tiếp cận và khai thác các khách hàng có thị phần lớn, uy tín thuộc các ngành nghề; chú trọng khai thác khách hàng là các công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty tài chính nhằm đa dạng hóa loại hình sở SVTH: Đinh Hồng Quân 17 MSSV: 0854027399
  18. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế hữu của khách hàng; khai thác các khách hàng cá nhân tiềm năng thực hiện đúng theo chỉ đạo của ngân hàng TMCP An Bình về việc xây dựng một cơ cấu cho vay theo định hướng “An toàn và hiệu quả ”. 2.1.1.3 Doanh số cho vay ngắn hạn Doanh số tín dụng phản ánh lượng vốn mà ngân hàng thực tế đã giải ngân cho khách hàng theo hợp đồng tín dụng đã kí kết. Nó đại diện cho quy mô tuyệt đối, cho biết xu hướng là mở rộng hay thu hẹp tín dụng đối với các doanh nghiệp này. Doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh trong những năm vừa qua đều có sự tăng trưởng vững vàng. Tổng doanh số tín dụng năm 2011 đạt hơn 5.685 tỷ đồng, tăng 53% so với năm 2010. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn đạt 3.195 tỷ đồng, chiếm 56.2% tổng doanh số và tăng 58.4% so với năm trước. Bảng 2.4. DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH ABBBANK HÀ NỘI Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 2010/2009 Năm 2011 2011/2010 1 Tổng DSTD 2,495,450 3,714,374 48.8% 5,685,064 53% Doanh số cho 2 1,073,044 2,016,617 87.9% 3,195,006 58.4% vay NH 3 Tỷ trọng 43% 54.3% - 56.2% - (Nguồn: phòng KHDN-ABBank Hà Nội) SVTH: Đinh Hồng Quân 18 MSSV: 0854027399
  19. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế Biểu đồ 2.2. Doanh số tín dụng của chi nhánh qua các năm Đơn vị: triệu đồng 6000000 5685064 5000000 Doanh số tín 4000000 3714374 dụng DNV&N 3195006 3000000 Tổng doanh số 2495450 tín dụng 2016617 2000000 1073044 1000000 0 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 (Nguồn: phòng KHDN-ABBank Hà Nội) Nhìn vào các số liệu trong bảng trên ta thấy, doanh số tín dụng của chi nhánh 3 năm trở lại đây đều tăng, trong đó doanh số tín dụng cho vay ngắn hạn đang dần chiếm tỷ trọng cao hơn (43% năm 2009; 54,3% năm 2010 và 56.2% năm 2011) và tốc độ tăng cũng nhanh hơn so với tốc độ tăng trung bình. Đặc biệt là năm 2010, doanh số tín dụng cho vay ngắn hạn tăng 87,9% so với năm 2009, đây là một sự tăng đột biến so với những năm trước (trung bình ở mức 30-40%), điều này là do chính sách nới lỏng cho vay, mở rộng tín dụng để phục vụ nhu cầu vốn của doanh nghiệp phát triển lại sản xuất sau khủng hoảng. Tuy nhiên, do đặc điểm của tín dụng cho vay ngắn hạn có tính rủi ro cao nên nếu không chú trọng khâu quản trị rủi ro, thậm định chặt chẽ thì dễ dẫn tới nguy cơ làm tăng tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của chi nhánh. Sang năm 2011, tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống còn 58.4% nhưng chi nhánh vẫn cần thận trọng vì tín dụng có tính thời hạn. Có thể nhận thấy doanh số tín dụng và số lượng khách hàng vay ngắn hạn tăng tỷ lệ thuận với nhau. Tuy nhiên tốc độ tăng của doanh số nhanh hơn tốc SVTH: Đinh Hồng Quân 19 MSSV: 0854027399
  20. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế độ tăng của số lượng khách hàng. Điều này chứng tỏ không chỉ số lượng các khoản tín dụng dành cho khách hành vay vốn ngắn hạn tăng lên mà quy mô vốn cũng lớn hơn. Cho thấy nhu cầu vốn của các doanh nghiệp ngày càng tăng lên và chính sách mở rộng hoạt động tín dụng cho loại hình doanh nghiệp này của chi nhánh trong 2 năm gần đây. Bảng 2.5. DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH ABBBANK HÀ NỘI Đơn vị: Tỷ đồng, doanh nghiệp Năm Năm Năm TT Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010 2009 2010 2011 Doanh số tín 1 1,073 2,016 87.9% 3,195 58.4% dụng ngắn hạn Số lượng khách 2 hàng cho vay 559 709 26.83% 888 25.25% ngắn hạn (Nguồn: phòng KHDN-ABBank Hà Nội) Tóm lại, về chỉ tiêu doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh trong những năm gần đây có sự tăng trưởng rõ rệt, điều này được giải thích bởi số lượng và quy mô các khoản tín dụng cho vay ngắn hạn trong 2 năm trở lại đây đều có sự gia tăng. Điều này mang lại nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức cho chi nhánh. Viêc doanh số tín dụng tăng cũng đồng nghĩa với việc rủi ro tăng theo. Nếu việc công tác quản trị rủi ro và thẩm định khách hàng hiệu quả thì việc mở rộng này sẽ đạt kết quả tốt, mang lại nguồn lợi nhuận cao cho ngân hàng trong thời gian tiếp theo. Ngược lại, nếu công tác thẩm định trước khi cho vay và quản trị rủi ro không tốt thì chi nhánh sẽ phải đối mặt với những khó khăn nhất định trong tương lại. 2.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Nội. 2.1.2.1 Các chỉ tiêu định tính Thực hiện chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng TMCP An Bình, trong những năm qua, ABBANKHà nội đã thực hiện nghiêm chỉnh quy định của NHNN, quy chế, quy trình cho vay của ngân hàng TMCP An Bình. Bên cạnh SVTH: Đinh Hồng Quân 20 MSSV: 0854027399
  21. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế việc nỗ lực mở rộng quy mô cho vay, ABBANK Hà Nội đã cố gắng nâng cao hiệu quả các khoản cho vay bằng việc thực hiện đầy đủvà nghiêm túc hơn các điều kiện về qui trình, kiểm tra, giám sát trong hoạt động cho vay. ABBANK Hà Nội đã tiếp cận và đặt quan hệ được với những khách hàng lớn, xây dựng quan hệ lâu dài và trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động cho vay đã được nâng cao, điều này thể hiện ở việc không chỉ cung cấp vốn kịp thời, chính xác, hiệu quả cho khách hàng, mà còn tạo được niềm tin đối với khách hàng. Cũng từ đó, khách hàng có thể tin tưởng và kinh doanh hiệu quả, thực hiện trả gốc, lãi đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng. 2.1.2.2 Các chỉ tiêu định lượng a. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn Chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn tuyệt đối và tương đối phản ánh mức tăng trưởng trong hoạt động cho vay của ngân hàng, thể hiện hiệu quả hoạt động cho vay xét về quy mô. BẢNG 2.6 TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ CHO VAY NGẮN HẠN Đv. Tỷ đồng Mức tăng Mức tăng Năm 2009 2010 2011 trưởng tuyệt trưởng tương đối 2011/2010 đối Tổng dư nợ 1,721 2,857 4,577 1720 137.5% cho vay Dư nợ cho vay 1,051 1,982 3,557 1575 124.5% ngắn hạn (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2010 / 2011) Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2011 ABBANK Hà Nội đạt mức tăng trưởng lớn về dư nợ cho vay ngắn hạn, mức tăng trưởng tuyệt đối là 1575 tỷ và mức tăng trưởng tương đối là 124.5%. Bên cạnh đó, mức dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng. Cụ thể năm 2010 là 69.4% và con số này của năm 2011 là 74% của tổng dư nợ. Điều này thể hiện chính sách mở rộng khách hàng và quảng bá hình ảnh sản phẩm của ngân hàng. Nhưng việc tăng trưởng dư nợ quá nóng cũng đem lại không ít rủi ro cho ngân hàng, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay. SVTH: Đinh Hồng Quân 21 MSSV: 0854027399
  22. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế b. Chỉ tiêu phản ánh độ an toàn - Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo Tài sản đảm bảo là một căn cứ quan trọng để ngân hàng quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không và mức dư nợ tối đa có thể cấp cho khách hàng. Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng được đảm bảo, qua đó nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn có TSĐB Dư nợ cho vay ngắn hạn có TSĐB =  Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn BẢNG 2.7 TỶ LỆ CHO VAY CÓ TSĐB Đv. Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Dư nợ cho vay có TSĐB 1,497 2,428 3,581 Tổng dư nợ 1,721 2,857 4,775 Tỉ lệ cho vay có TSĐB 87% 85% 75% Dư nợ cho vay ngắn hạn có TSĐB 903 1.645 2.519 Dư nợ cho vay ngắn hạn 1,051 1.982 3.557 Tỉ lệ cho vay ngắn hạn có TSĐB 86% 83% 70.83% (Nguồn: Báo cáo rủi ro tín dụng 2009/2010/2011) SVTH: Đinh Hồng Quân 22 MSSV: 0854027399
  23. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo Tỷ lệ cho vay có TSĐB và cho vay ngắn hạn có TSĐB của chi nhánh Hà Nội năm 2011 giảm nhiều so với năm 2010. Sở dĩ như vậy là do: Thứ nhất Mức tăng trưởng dư nợ nói chung và dư nợ ngắn hạn rói riêng là rất cao. Thêm vào đó, một số doanh nghiệp là khách hàng lớn của ngân hàng, có mức dư nợ cao đã trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng, qua đó ngân hàng có thể cho vay mà không cần tài sản đảm bảo (cho vay tín chấp). Tuy nhiên điều này mang lại không ít rủi ro cho Ngân Hàng. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay thì ngân hàng cần phải có các chính sách phù hợp để vừa đảm vào mức tăng trưởng dư nợ vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay của ngân hàng. - Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả cho vay ngán hạn của NHTM. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp trả gốc và lãi không đúng với kỳ hạn đã quy định trong hợp đồng. Điều này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như: Khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả, khách hàng không có thiện trí trả nợ, các nguyên nhân khách quan và dẫn đến hiệu quả của khoản vay thấp. SVTH: Đinh Hồng Quân 23 MSSV: 0854027399
  24. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế Dư nợ ngắn hạn quá hạn Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn =  Tổng dư nợ ngắn hạn BẢNG 2.8 TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN Đv. Tỷ đồng Năm Năm Năm TT Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010 2009 2010 2011 Dư nợ cho vay 1 1.051 1.982 88.5% 3.557 79.4% ngắn hạn Nợ quá hạn 2 cho vay ngắn 14 27 -14.25% 42 24% hạn Tỷ lệ nợ quá 3 1.4% 1.4% 1.2% 2.1% hạn ngắn hạn Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Dư nợ quá hạn (1) 26 45 62 Tổng dư nợ (2) 1,721 2.857 4.775 Tỉ lệ nợ quá hạn (1)/(2) 1.50% 1.60% 1.30% Dư nợ ngắn hạn quá hạn (3) 15 27 42 Tổng dư nợ ngắn hạn (4) 1.051 1.982 3.557 Tỉ lệ nợ ngắn hạn quá hạn (3)/(4) 1.40% 1.40% 1.20% (Nguồn: Báo cáo kinh doanh các năm 2009/2010/2011) SVTH: Đinh Hồng Quân 24 MSSV: 0854027399
  25. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn Quy mô nợ quá hạn có sự thay đổi trong số tuyệt đối. Năm 2010, dư nợ quá hạn là 45 tỷ đồng, đến năm 2011 tăng lên 62 tỷ đồng. Tuy giá trị tuyệt đối có tăng nhưng do tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2011 cao nên tỷ lệ nợ quá hạn vẫn giảm từ 1.6% năm 2006 xuống còn 1,4% vào năm 2011. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần chứng tỏ việc thu hồi vốn của ABBANK Hà Nội đã trở nên tốt hơn, nâng cao hiệu quả cho vay của khoản vay. Bằng các biện pháp kiên quyết, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo pháp luật, tiếp tục xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ, ngân hàng đã thu hồi được một phần nợ quá hạn. Đồng thời thực hiện các biện pháp tín dụng chặt chẽ hơn đối với những khoản vay mới nên tỷ lệ nợ quá hạn đã đạt được mục tiêu do Ban lãnh đạo ngân hàng đưa ra. Trong số nợ quá hạn thì dư nợ ngắn hạn quá hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Sở dĩ có điều này là vì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay của ABBANK Hà Nội (từ 64% đến 67% tổng dư nợ). Tỉ lệ nợ ngắn hạn quá hạn năm 2011 đã giảm khá nhiều so với 2010. Cụ thể tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn năm 2011 là 1.2%, con số này của năm 2010 là 1.4%. Bên cạnh đó, qua bảng 2.8 ta thấy, dư nợ ngắn hạn năm 2011 tăng vọt so với năm 2010. Điều này cho thấy, ABBANK Hà Nội đã đồng thời thực hiện được chủ trương tăng trưởng tín dụng ngắn hạn và đảm bảo an toàn, giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn. SVTH: Đinh Hồng Quân 25 MSSV: 0854027399
  26. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế - Tỷ lệ nợ khó đòi Tỷ lệ nợ ngắn hạn khó đòi Dư nợ ngắn hạn khó đòi =  Tổng dư nợ ngắn hạn BẢNG 2.9 TỶ LỆ NỢ KHÓ ĐÒI Đv. Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Dư nợ khó đòi 2.93 4,2 0 Tổng dư nợ 1721 2,857 4.775 Tỉ lệ nợ khó đòi 0.17% 0.15% 0% Dư nợ cho vay ngắn hạn khó đòi 1.89 2.1 0 Dư nợ cho vay ngắn hạn 1,051 1.982 3.557 Tỉ lệ nợ ngắn hạn khó đòi 0.18% 0.11% 0% (Nguồn: Báo cáo kinh doanh 2009/2010/2011) Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ khó đòi 0.20% 0.18% 0.16% 0.14% 0.12% Tỷ lệ nợ khó đòi 0.10% 0.08% Tỉ lệ nợ ngắn hạn khó đòi 0.06% 0.04% 0.02% 0.00% 2009 2010 2011 SVTH: Đinh Hồng Quân 26 MSSV: 0854027399
  27. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế Nợ khó đòi là những khoản nợ quá hạn đã quá một kì gia hạn nợ. Đối với các khoản nợ này việc thu hồi vốn là rất khó khăn, khả năng mất vốn là rất cao. Tỉ lệ nợ ngắn hạn khó đòi năm 2009 là 0,18% và năm 2010 giảm xuống còn 0,15%, đến năm 2011 thì không còn nợ khó đòi đối với các khoản cho vay ngắn hạn. Điều này cho thấy ABANK Hà Nội đã thực hiện thành công các biện pháp quyết liệt nhằm giảm số lượng các khoản nợ khó đòi. Hiệu quả cho vay vì thế được nâng cao. Có được điều này cũng một phần các cán bộ cho vay của ngân hàng đã thực hiện tốt, linh hoạt các nghiệp vụ thu hồi nợ. Góp phần giảm số lượng nợ khó đòi của ngân hàng xuống mức thấp nhất. c. Chỉ tiêu mức sinh lời của đồng vốn cho vay BẢNG 2.10 MỨC SINH LỜI CỦA ĐỒNG VỐN CHO VAY Đv. Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Thu lãi ròng từ hoạt động cho vay ngắn hạn 40.3 46.7 81.6 Dư nợ ngắn hạn bình quân 149.2 1516 2769 Mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn hạn 2.7 % 2.8 % 3 % (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2010/2011) Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm (Dư nợ bình quân = ) 2 Biểu đồ 2.6 : Mức sinh lời của đồng vốn cho vay MứMứcc si nsinhh l ờlờii c củaủa đđồngồng vốn vố ncho ch vayo vay ngắn hạn 3.10% 3.00% 2.90% Mức sinh lời của 2.80% đồng 2.70% vốn CVNH 2.60% 2.50% 2009 2010 2011 SVTH: Đinh Hồng Quân 27 MSSV: 0854027399
  28. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế Qua số liệu ở bảng 12, ta có thể nhận thấy mức sinh lợi tăng dần qua các năm, từ 2.8% năm 2009 đến 3% vào năm 2011. Mức sinh lợi cao chứng tỏ hoạt động cho vay ngắn hạn của Chi nhánh Hà Nội là có hiệu quả. Có được điều đó là do chi nhánh Hà Nội trong những năm qua đã nỗ lực trong việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cũng như sử dụng hiệu quả đồng vốn cho vay. d. Thu hồi nợ ngắn hạn Thu hồi nợ là một trong những vấn đề trọng tâm mang tính cấp thiết trong quản trị rủi ro của ngân hàng. Việc thu hồi nợ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống một cách an toàn bền vững. Trong những năm vừa qua tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn ngắn hạn đã có được những bước cải thiện đáng kể từ 80% năm 2009 lên 84% năm 2010 và 100% năm 2011. Thực tế cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng vẫn ở mức cao tuy nhiên tỷ lệ nợ khó đòi ngắn hạn của ngân hàng đã giảm xuống một cách rõ rệt đặc biệt trong năm 2011 tỷ lệ nợ khó đòi ngắn hạn của chi nhánh là 0%. Có được điều này có sự đóng góp không nhỏ của công tác thu hồi nợ quá hạn của chi nhánh. Để có được điều này chi nhánh đã không ngừng đào tạo kỹ năng nghiệp vụ đàm phán thu hồi nợ cho mỗi cán bộ nhân viên ngân hàng góp phần đảm bảo an toàn hệ thống. Giảm thiểu rủi ro một cách bền vững lâu dài. BẢNG 2.11 : TỶ LỆ THU HỒI NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Thu hồi nợ quá hạn ngắn hạn 11.1 22.8 42 Tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn ngắn hạn 80% 84% 100% 2.2.3 Đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn của chi nhánh Hà Nội 2.2.3.1 Những kết quả đạt được Trước hết có thể nói với việc chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng TMCP An Bình trong những năm qua, ABBANK Hà Nội đã thực hiện nghiêm chỉnh những qui định của NHNN, quy chế, quy trình cho vay của Ngân hàng TMCP An Bình và quy chế tại ABBANK Hà Nội. Không chỉ cố gắng mở rộng quy mô cho vay, ABBANK Hà Nội đã cố gắng nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay bằng việc thực hiện bài bản, đầy đủ và nghiêm túc hơn các điều kiện, kiểm soát trong cho vay. Về hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn, có thể thấy những kết quả mà ABBANK Hà Nội đã đạt được trong thời gian qua: SVTH: Đinh Hồng Quân 28 MSSV: 0854027399
  29. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế Thứ nhất:về qui mô hoạt động cho vay ngắn hạn Hoạt động cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng rất cao trong toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng. Qui mô cho vay ngắn hạn không ngừng được mở rộng với tốc độ cao, tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt 79.4% năm 2011. Điều này chứng tỏ ABBANK Hà Nội đã thực hiện tốt các chính sách nhằm thu hút khách hàng, qua đó tăng trưởng dư nợ cho vay. Thứ hai: về các chỉ tiêu phản ánh độ an toàn. Sau hai năm đi vào hoạt động, số lượng các khoản nợ ngắn hạn quá hạn, khó đòi, mất vốn của ABBANK Hà Nội giảm với tốc độ rất cao. Các tỉ lệ này đều đạt thậm chí dưới mức chuẩn do Ngân hàng TMCP An Bình và NHNN đặt ra rất nhiều. Điều đó cho thấy ABBANK Hà Nội đã thực hiện tốt nhiệm vụ là đơn vị đi đầu ở khu vực phía Bắc của Ngân hàng TMCP An Bình. Thứ ba: về các chỉ tiêu sinh lời. Cho vay ngắn hạn luôn là hoạt động trung tâm củaABBANK Hà Nội, là hoạt động mang lại nguồn thu nhập cao cho ngân hàng. Chính vì vậy việc tăng trưởng bền vững các chỉ tiêu về khả năng sinh lời luôn là mục tiêu hàng đầu. Trong 2 năm vừa qua do qui mô hoạt động cho vay ngắn hạn không ngừng được mở rộng đồng thời các tỉ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi được giảm xuống tối thiểu đã tạo ra lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng. Cụ thể mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn hạn năm 2010 là 2.8 %, con số này của năm 2011 là 3%. Bên cạnh đó vòng quay vốn cho vay ngắn hạn được nâng cao cho thấy hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Chi Nhánh đã đạt được hiệu quả cao. 2.2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân a. Hạn chế Nhìn chung hoạt động cho vay ngắn hạn tại Chi Nhánh đã đạt được những kết quả khá khả quan. Tuy nhiên vẫn còn có một số hạn chế nhất định, nếu khắc phục được thì hiệu quả cho vay ngắn hạnsẽ còn cao hơn nữa. Cụ thể: - Về phía ngân hàng. + Thứ nhất: Tồn tại nhiều thiếu sót trong quy trình cho vay Áp lực về thời gian thẩm định dự án, ký kết hợp đồng và giải ngân đến từ cả hai phía, lãnh đạo ngân hàng và khách hàng vay vốn đã làm cho cán bộ tín dụng gặp phải những khó khăn. Thời gian càng ngắn cán bộ tín dụng không thể kiểm tra được đầy đủ thông tin, từ đó không đánh giá được chính xác năng lực của khách hàng vay vốn, kết quả thẩm định không được tốt. Bên SVTH: Đinh Hồng Quân 29 MSSV: 0854027399
  30. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế cạnh đó,áp lực về thời gian còn có thể dẫn đến những thiếu sót trong quy trình cho vay như: Hồ sơ khách hàng, quá trình giả ngân, kiểm tra giám sát sau khi cấp vốn làm giảm hiệu quả cho vay của ngân hàng. + Thứ hai: Trong thực tiễn tỷ lệ nợ qúa hạn vẫn trong giới hạn cho phép, tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế mà trực tiếp là các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng gay gắt,do vậy vấn đề nợ quá hạn luôn là yếu tố tiềm ẩn có tính thường trực, giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng. + Thứ ba: Tăng trưởng dư nợ cao nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn có tài sản đảm bảo của ngân hàng vẫn ở mức thấp Cụ thể năm 2010 là 83% và năm 2011là 70.83%. Điều này cho thấy rủi ro có nguy cơ gia tăng với hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cần có những chính sách phù hợp để đưa tỷ lệ này về mức hợp lý đồng thời vẫn đảm tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn. + Thứ tư: Vòng quay vốn của ABBANK Hà Nội còn thấp, chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Vòng quay vốn là một chỉ tiêu quan trọng, không chỉ phản ánh khả năng thu hồi nợ từ khách hàng mà còn cho thấy một nguồn vốn đầy đủ, sẵn sàng cho việc mở rộng tín dụng. Các chỉ số của Chi nhánh cho thấy vẫn còn hạn chế trong khâu tính toán kỳ hạn trả gốc và lãi, chưa xác định được chính xác tốc độ quay vòng vốn trong các doanh nghiệp để có thể thiết lập nên một cơ cấu vốn tối ưu. Vòng quay vốn thấp còn cho thấy công tác thu hồi nợ vẫn còn chưa tốt. + Thứ năm: Lãi suất cho vay biến động chưa thật sự phù hợp với sự biến động của cung cầu về vốn trên thị trường. Qua đó chưa tạo được sự thoả mãn cho khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng. - Về phía khách hàng + Khả năng kinh doanh, sử dụng vốn Ngân hàng của một số doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không có lợi nhuận hoặc có lợi nhuận nhưng ở mức quá thấp, không đủ để trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ chậm thu hồi được gốc và lãi hoặc xấu nhất có thể mất vốn. + Khách hàng có thái độ trả nợ không tốt. Vẫn còn một số doanh nghiệp không có ý thức tốt trong việc trả nợ, ở đây nói đến những doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt, có lợi nhuận nhưng không muốn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, nhằm mục đích chiếm dụng tín dụng của ngân hàng, họ viện nhiều lí do để không trả nợ đúng hạn, SVTH: Đinh Hồng Quân 30 MSSV: 0854027399
  31. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế lần lữa và xin gia hạn một cách không trung thực. Điều này sẽ làm cho ngân hàng thu hồi vốn một cách khó khăn, đồng thời làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng. b. Những nguyên nhân chủ yếu - Về phía ngân hàng + Quy trình cho vay chưa hoàn thiện và thiếu chặt chẽ. Ngân hàng TMCP An Bình đã lập ra Sổ tay tín dụng nhằm mục đích chuẩn hoá các khái niệm, các bước cần có trong quy trình tín dụng thống nhất trên toàn hệ thống. Sổ tay tín dụng được lập dựa trên cơ sở khoa học để đảm bảo chất lượng món vay là tốt. Tuy vậy việc áp dụng đầy đủ quy trình cho vay nhiều khi mới chỉ ở trên lý thuyết. Trong quá trình thực hiện, nhiều cán bộ vẫn chưa tuân thủ hoàn toàn chặt chẽ, hoặc do áp lực thời gian nên không thể tuân thủ một cách triệt để quy trình trong Sổ tay tín dụng, nhiều bước thực hiện dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm. Một số bước thẩm định đôi khi bị bỏ qua làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định, từ đó làm giảm hiệu quả cho vay của ngân hàng + Hạn chế về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng. Nhân viên tín dụng của chi nhánh đa số là những nhân viên trẻ tuổi và có trình độ,nhiệt tình say mê công việc song còn thiếu kinh nghiệm nên chưa thích ứng ngay được với cơ chế thi trường, việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và cập nhật thông tin còn ít, khả năng phân tích tổng hợp còn hạn chế, đặc biệt còn thiếu những cán bộ có trình độ tổng hợp, biết tổng quát về họat động của ngân hàng. + Khả năng xác định và dự báo các biến động của thị trường vốn kém, dẫn đến lãi suất áp dựng chưa thật sự linh hoạt, phù hợp với biến động của thị trường. + Tình trạng thiếu thông tin, hoặc thông tin không chính xác Trong nền kinh tế phát triển, vấn đề thông tin trở thành một trong những yếu tố chính trong cạnh tranh. Những ai nắm được càng nhiều thông tin chính xác, kịp thời thì càng có nhiều cơ hội thành công. NHTM hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ - một lĩnh vực dịch vụ mà thông tin là yếu tố cạnh tranh chủ yếu, nó quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Muốn thực hiện tốt công việc kinh doanh, ngân hàng phải tìm kiếm thông tin về khách hàng từ mọi nguồn có thể. Tuy nhiên hiện nay, ngân hàng chưa có được một cơ chế, một cách thức tối ưu để tìm kiếm thông tin. Những thông tin chủ yếu là do khách hàng cung cấp, và ngân hàng không tìm được cách nào SVTH: Đinh Hồng Quân 31 MSSV: 0854027399
  32. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế để xác định liệu những thông tin đó là đúng hay sai. Do vấn đề thiếu thông tin nên việc thẩm định khách hàng gặp rất nhiều khó khăn, không đảm bảo tính đúng đắn và chính xác. + Công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn còn chưa tốt. Chịu trách nhiệm về một khoản cho vay không chỉ thuộc về một mình cán bộ tín dụng mà còn ở bộ phận quản lý và giám sát tín dụng. Công tác kiểm tra, kiểm soát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn là rất quan trọng, nó đảm bảo cho món vay có được hiệu quả tốt. Khi thực hiện tốt công tác này, sẽ phát hiện được nhanh chóng và có biện pháp xử lý sớm những sai phạm, thiếu sót của cán bộ tín dụng và khách hàng hoặc có thể đưa ra các giải pháp hỗ trợ khách hàng, đảm bảo hiệu quả của khoản vay. Thời gian vừa qua đã cho thấy công tác kiểm tra kiểm soát vẫn chưa tốt, vẫn để xảy ra những tình trạng sử dụng vốn sai mục địch, nợ quá hạn, nợ xấu, những sai phạm mà không phát hiện được. - Về phía khách hàng + Năng lực tài chính của khách hàng kém. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có vốn chủ sở hữu quá nhỏ, tài sản đảm bảo có giá trị nhỏ, do đó không có khả năng vay được những nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của mình. Đồng thời với những dự án khi xem xét có hiệu quả cao, tuy vậy do giới hạn về tài sản đảm bảo nên không thể cho vay theo nhu cầu của khách hàng thì chất lượng món vay này cũng không thể coi là tốt. Kể cả trong trường hợp cho vay thì nếu giá trị tài sản đảm bảo không đủ cũng sẽ gây ra rủi ro cho ngân hàng. Dù trong bất kì trường hợp nào thì khi tình hình tài chính của doanh nghiệp không tốt thì hiệu quả của khoản vay sẽ không cao. + Khả năng sử dụng vốn vay của doanh nghiệp kém. Trong quá trình hoạt động của mình, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà các dự án kinh doanh không thuận lợi. Các doanh nghiệp hoạt động không tốt, không tận dụng được vốn vay từ ngân hàng. Các yếu tố chủ quan có thể là do trình độ quản lý, lãnh đạo của người chủ doanh nghiệp, không thích ứng được với những thay đổi của thị trường. Nguyên nhân khách quan có thể đến từ những khách hàng của doanh nghiệp, các đối tác làm ăn, các đối thủ cạnh tranh, từ những biến động bất lợi trên thị trường. Tuy nguyên nhân như thế nào đi nữa thì kết quả vẫn là doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, kinh doanh không có lợi nhuận, không trả được nợ cho ngân hàng, tạo ra các khoản nợ xấu cho ngân hàng. SVTH: Đinh Hồng Quân 32 MSSV: 0854027399
  33. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế + Đạo đức của khách hàng. Một vấn đề có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng là ý chí trả nợ của khách hàng. Khi khách hàng đã giành được khoản tiền từ ngân hàng thì việc sử dụng vốn hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng, ngân hàng khó có thể can thiệp được. Khi khách hàng không sử dụng vốn đúng mục đích, khoản cho vay không thể có chất lượng cao. Khi khách hàng chây ì không trả nợ, có các hành vi lừa đảo cán bộ tín dụng thì cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng do không thực hiện được mục tiêu vay vốn. - Các nguyên nhân khác. + Những biến động chung của nền kinh tế: Tỷ lệ làm phát ở mức hai con số, do đó NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, gây nhiều khó khăn cho hoạt động của NHTM + Môi trường cạnh tranh gay gắt trong hệ thống các NHTM của Việt Nam. Số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng gia tăng với chất lượng tốt, với cơ chế cho vay thông thoáng đã tạo ra áp lực cho hệ thống ngân hàng TMCP An Bình. +Môi trường pháp lý còn có những trở ngại cho hoạt động của ngân hàng. Một trong những vướng mắc đối với ngân hàng khi thực hiện những hoạt động của mình là việc mâu thuẫn giữa những văn bản pháp luật. Hệ thống các văn bản pháp luật nói chung và văn bản liên quan đến hoạt động ngân hàng nói riêng còn chưa đầy đủ, thiếu tính thống nhất. Trong các văn bản pháp luật, còn nhiều quy định không phù hợp với thực tế, và mâu thuẫn với nhau gây nên những vướng mắc khi thực hiện. Điển hình nhất là quy định về lãi suất cho vay tối đa trên lãi suất cơ bản do NHNN công bố và quy định trong bộ luật dân sự 2005. Việc xét xử các vụ vi phạm hợp đồng kinh tế không thuận tiện và nhanh chóng cho các bên có liên quan; hơn thế nữa các biện pháp, công cụ pháp chế không có hiệu quả, các bên không tuân theo quyết định của trọng tài kinh tế hoặc toà án mà không bị xử lý. Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế không được coi trọng, việc kí và thực hiện hợp đồng không nghiêm túc, đôi khi hợp đồng chỉ mang tính hình thức để hợp pháp hoá thủ tục vay vốn ngân hàng. Các doanh nghiệp không trung thực trong việc cung cấp thông tin cho ngân hàng. Sự phối hợp giữa các bên có liên quan chưa thường xuyên và hiệu quả. Trung tâm thông tin vẫn chưa thực sự giúp đỡ nhiều cho ngân hàng trong việc thu thập thông tin và hỗ trợ thông tin cho ngân hàng. Hoạt động kiểm toán SVTH: Đinh Hồng Quân 33 MSSV: 0854027399
  34. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế chưa thực sự có ý nghĩa nhiều và chưa có sự gắn kết với ngân hàng. Các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan công an, toà án cũng chưa có sự phối hợp chặt chẽ với ngân hàng trong việc xử lý các vụ việc vượt quá tầm xử lý của ngân hàng. Thực tế đòi hỏi các cơ quan này phải có mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng. Tóm lại, trong thời gian qua, bên cạnh nhiều kết quả đã đạt được, Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội vẫn còn có những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn. Trong thời gian sắp tới, ABBANK Hà Nội cần phải có những biện pháp để nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn, từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của Ngân hàng TMCP An Bình 2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 2.2.1 Định hướng hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Hà Nội Trên cơ sở bám sát chiến lược phát triển của ngân hàng TMCP An Bình, ABBANK Hà Nội đưa ra chiến lược phát triển của mình.Trong công cuộc "đổi mới" đất nước để phát triển, vai trò của các trung gian tài chính nói riêng, NHTM nói chung ngày càng quan trọng. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra với các NHTM mà cụ thể là ngân hàng TMCP An Bình,Chi nhánh Hà Nội là phải tăng cường công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển, phân bổ nguồn lực ngày càng khan hiếm này một cách có hiệu quả. Nhằm thực hiện mục tiêu trên, Chi nhánh Hà Nội thiết lập những định hướng cụ thể cho hoạt động cho vay. Cụ thể, theo định hướng của NHNN, Ngân hàng TMCP An Bình, ABBANK Hà Nội xác định phương hướng phát triển hoạt động cho vay theo hướng: - Quán triệt thực hiện cho vay theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn một cách hợp lí cho khách hàng. - Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời cho ngân hàng. - Đẩy mạnh hợp lý hoá cơ cấu cho vay theo kỳ hạn theo hướng phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong điều kiện đảm bảo an toàn thanh khoản, phù hợp với cơ cấu nguồn của ABBANK Hà Nội. - Đa dạng hoá danh mục cho vay theo hướng đa dạng ngành và thành phần kinh tế. SVTH: Đinh Hồng Quân 34 MSSV: 0854027399
  35. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế 2.2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội 2.2.2.1 Hoàn thiện và thực hiện tốt quy trình cho vay Quy trình cho vay đã được quy định và hướng dẫn cụ thể trong số tay tín dụng của ngân hàng TMCP An Bình. Đó là một quy trình được tính từ khi ngân hàng tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng đến khi thu hồi hết nợ, giải chấp tài sản đảm bảo, thanh lý hợp đồng. Đây là quy trình chặt chẽ, bao gồm nhiều bước. Cán bộ tín dụng phải theo sát quy trình, đặc biệt ở những khâu quan trọng như thẩm định, trong đó có khâu thẩm định tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, các cán bộ tín dụng cũng phải rất linh hoạt trong việc áp dụng quy trình này vào từng trường hợp cụ thể. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng, thì các bước hướng dẫn hồ sơ, thủ tục là không cần thiết, bước thu thập, điều tra thông tin có thể giảm nhẹ do kế thừa thông tin có sẵn, cán bộ chỉ cần tập trung nhiều hơn vào dự án xin vay. Ngược lại, đối với khách hàng lần đầu có quan hệ tín dụng, cán bộ tín dụng cần thiết phải thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng các bước trong quy trình, để đảm bảo rằng khách hàng hiểu rõ và thực hiện được các yêu cầu của ngân hàng. Trong cho vay ngắn hạn, thời gian và cơ hội là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp xin vay và cả ngân hàng. Do đó, áp dụng một quy trình linh hoạt, vừa đảm bảo các quy định, vừa giảm nhẹ thủ tục, giảm bớt thời gian là cần thiết. Thực hiện tốt quy trình cho vay đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải thực hiện tốt ngay ở từng bước của quy trình, vì bước sau có tính kế tiếp bước trước. Do đó, tuân thủ quy trình chặt chẽ mà lại rất linh hoạt là điều kiện quan trọng để có được các quyết định cho vay đúng đắn, tạo điều kiện hết sức cho khách hàng, đồng thời đảm bảo an toàn, sinh lợi cho ngân hàng. Hiệu quả cho vay nhờ đó được nâng cao. 2.2.2.2 Nâng cao trình độ nhân viên của ngân hàng Con người luôn là nhân tố quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng. Hiệu quả của hoạt động cho vay ngắn hạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phân tích, xét đoán tình hình cũng như kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay cá nhân các cán bộ tín dụng thường là người có vai trò chính trong việc thẩm định tính hiệu quả của các hồ sơ xin vay và tự phải thực hiện kiểm soát tới quá trình hoạt động của dự án cũng như việc thu hồi và xử lý nợ. Trong giai đoạn tới với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa cácNHTM, sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế và sự đổi mới vượt bậc của công nghệ ngân hàng sẽ đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có một đội ngũ cán SVTH: Đinh Hồng Quân 35 MSSV: 0854027399
  36. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế bộ được đào tạo tốt, năng động, có khả năng nắm bắt thị trường, có sức khoẻ và khả năng chịu áp lực cao trong khi vẫn không mất đi những phẩm chất căn bản của một cán bộ ngân hàng là cẩn thận và trung thực. Những yêu cầu về phẩm chất của người cán bộ ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng là rất cao, điều đó chứng tỏ để có được những cán bộ ngân hàng giỏi không phải là một việc đơn giản. Người cán bộ tín dụng cần phải được đào tạo để có được những kỹ năng rất cần thiết, đó là: Kỹ năng giao tiếp - Đây là một kỹ năng quan trọng trong việc tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng, cán bộ tín dụng có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có khả năng thu thập thông tin nhiều hơn, chính xác hơn từ phía khách hàng cũng như sẽ thu hút, lôi kéo được nhiều khách hàng tới với những sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng; Kỹ năng điều tra – kỹ năng này yêu cầu cán bộ tín dụng phải biết thu thập và khai thác thông tin từ nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau phục vụ cho công tác thẩm định, đáng giá khoản vay; Kỹ năng đàm phán - Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết thương lượng với khách hàng các vấn đề liên quan đến việc tuân thủ các điều khoản quy định trong chế độ, thể lệ cho vay trước khi ký hợp đồng, cũng như thuyết phục được khách hàng tuân theo những yêu cầu của ngân hàng đem lại lợi ích cho cả hai phía; Kỹ năng phân tích – kỹ năng này yêu cầu cán bộ tín dụng phải biết nhận định, đánh giá tình hình một cách có cơ sở khoa học, kết hợp với tình hình thực tiễn đang diễn ra, từ đó rút ra kinh nghiệm tìm biện pháp tốt hơn để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay; Kỹ năng viết - Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng tổng hợp thông tin để viết báo cáo, tờ trình có tính thuyết phục, lôgic khi trình lên lãnh đạo phê duyệt. Từ những yêu cầu cao đối với cán bộ tín dụng, Ngân hàng TMCP An Bình, Chi nhánh Hà Nội phải xây dựng cho mình một chiến lược để phát triển nguồn nhân lực như: Chính sách tuyển dụng, tổ chức các khoá đào tạo nghiệpvụ nâng cao năng lực làm việc của cán bộ, khuyến khích tinh thần làm việc cũng như phát huy tính sáng tạo, chủ động, tích cực của từng cán bộ 2.2.2.3 Nâng cao khả năng dự báo những biến động của thị trường trong ngắn hạn và dài hạn. Những biến động của nền kinh tế vĩ mô hay của thị trường tài chính trong nước và quốc tế có thể tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Những tác động này có thể theo hai hướng, tích cực và tiêu cực. Ngân hàng cần phải dự báo được những biến động đó để có thể tận dụng tối đa những cơ hội hoặc chủ động đương đầu với những khó khăn, thách thức do những biến động đó mang lại. SVTH: Đinh Hồng Quân 36 MSSV: 0854027399
  37. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế 2.2.2.4 Nâng cao khả năng thu thập và xử lý thông tin của ngân hàng Ngoài các thông tin do khách hàng cung cấp thì các nguồn thông tin khác cũng rất quan trọng, trợ giúp cho cán bộ ngân hàng trong quá trình thẩm định,đánh giá cho vay. Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã có trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nhưng thông tin vẫn còn hạn chế, mức độ cập nhật thông tin chưa cao. Để việc thẩm định, đánh giá được chính xác hơn, Ngân hàng TMCP An Bình, ABBANK Hà nội cần thành lập bộ phận tư vấn thông tin tín dụng và bộ phận này có thể nằm trong phòng thẩm định. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận này là: - Thu thập và lưu giữ thông tin về các khách hàng vay vốn: tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản hiện có, quá trình quan hệ ngân hàng, hồ sơ cá nhân của chủ doanh nghiệp - Thu thập và phân tích các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Tư vấn pháp luật, công nghệ, kỹ thuật cho bộ phận tín dụng. Nhân viên bộ phận này phải là những người có năng lực, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng phân tích những biến động của thị trường. Những thông tin do bộ phận này cung cấp, kết hợp với những thông tin cán bộ tín dụng thu thập được sẽ giúp nâng cao tính chính xác của quá trình thẩm định, góp phần nâng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. 2.2.2.5 Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn. Sau khi ngân hàng cấp vốn cho khách hàng, khách hàng chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của khoản vay. Tuy nhiên, điều đó sẽ được đảm bảo hơn khi khách hàng có được sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ phía ngân hàng. Trong quá trình kiểm tra, giám sát khách hàng, nếu phát hiện bất cứ sai phạm nào, ngân hàng cần đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời và chính xác. Đồng thời nếu phát hiện doanh nghiệp đang gặp phải những khó khăn nhưng vẫn có khả năng hoàn trả đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng nếu như doanh nghiệp có được sự giúp đỡ kịp thời từ phía ngân hàng, ngân hàng cần phải có những giải pháp hợp lý để hỗ trợ khách hàng như gia hạn nợ, cơ cấu lại nợ SVTH: Đinh Hồng Quân 37 MSSV: 0854027399
  38. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế 2.2.3 Một số kiến nghị 2.2.3.1 Đối với ngân hàng TMCP An Bình - Về quy trình cho vay Trong năm 2005 Ngân hàng TMCP An Bình đã ban hành sổ tay tín dụng của riêng ngân hàng. Tuy vậy đây mới là phiên bản đầu tiên, còn nhiều thiếu sót và chưa cụ thể đối với các nghiệp vụ. Trong thời gian tới, ngân hàng TMCP An Bình cần tiếp tục nghiên cứu và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn để giúp cho quá trình cho vay được thuận tiện và chính xác hơn, giúp cán bộ ngành tín dụng nắm bắt và thực hiện đúng công việc đảm bảo chất lượng công việc. - Về đảm bảo tiền vay Trong sổ tay tín dụng đã ban hành, ngân hàng TMCP An Bình đã ban hành các hướng dẫn bổ sung thực hiện bảo đảm tiền vay, trong đó, có quy định các nội dung cần thực hiện. Tuy nhiên, cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn nữa, nhất là sự hỗ trợ về chuyên môn để thành lập Tổ thẩm dịnh tài sản đảm bảo, hỗ trợ cho các nhân viên tín dụng ở chi nhánh và các PGD. - Về nhân sự Ngân hàng TMCP An Bình cũng cần thực hiện tốt hơn nữa các chính sách về nhân sự: tuyển chọn, đào tạo cán bộ, khen thưởng kịp thời. Ngân hàng cần tiếp tục thường xuyên có chính sách đào tạo cán bộ qua các lớp tập huấn cấp hệ thống, gửi cán bộ đi đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu các nghiệp vụ mới, công nghệ ngân hàng hiện đại trên thế giới để tìm cách áp dụng ở Ngân hàng. Tuyển chọn nhân sự ngày càng trở nên quan trọng, ngân hàng phải có chính sách tuyển chọn đúng đắn để từng bước nâng cao trình độ đội ngũ, đưa ngân hàng vươn đến tầm cao của các hoạt động và dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo. -Về chương trình hiện đại hoá ngân hàng Đây là chương trình mà Ngân hàng đã chủ động triển khai tích cực nằm trong đề án phát triển của ngân hàng, đã đưa lại những kết quả nhất định. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn, nhanh chóng áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động của mình, đồng thời, luôn tích cực cập nhật, học hỏi công nghệ mới, tạo điều kiện áp dụng nhanh chóng các công nghệ này ở ngân hàng. - Về phát triển hợp tác quốc tế Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác quốc tế để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực bên ngoài, mở rộng hoạt động kinh doanh trên SVTH: Đinh Hồng Quân 38 MSSV: 0854027399
  39. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế thị trường tiền tệ quốc tế, từng bước tiến gần đến các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động. Việc liên kết với các đối tác chiến lược là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay. - Về hình ảnh và văn hoá doanh nghiệp Ngân hàng đã rất chủ động, tích cực trong việc xây dựng thương hiệu của mình. Việc củng cố, làm tôn vinh thêm thương hiệu này không chỉ trong tầm quốc gia mà còn ở tầm quốc tế, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Ngân hàng nói chung và hệ thống các chi nhánh nói riêng. Cùng với sự liên kết với những thương hiệu nổi tiếng thì tên tuổi của ABBANK sẽ ngày càng trở nên quen thuộc với các đối tác, khách hàng. 2.2.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - NHNN cần có các thông tư hướng dẫn việc thực hiện các Quyết định của NHNN, Nghị định của Chính phủ đến các NHTM một cách cụ thể, kịp thời. NHNN cũng có thể tổ chức thường xuyên các khoá tập huấn cần thiết dành cho cán bộ của các NHTM. - NHNN cần nghiên cứu, cải tiến thủ tục để các NHTM chủ động hơn trong hoạt động, chẳng hạn trong việc quyết định mức thu các loại phí dịch vụ, lãi suất, chủ động tổ chức cơ cấu, bổ nhiệm cán bộ sao cho phù hợp với thực tiễn ở mỗi ngân hàng. - Cùng với hệ thống các NHTM, NHNN cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu biết đúng đắn về hoạt động ngân hàng, ngày càng chủ động tích cực tiếp cận NHTM. Hiểu biết đúng đắn của người dân là điều kiện cần thiết để ngân hàng có môi trường thuận lợi cho phát triển. 2.2.3.3 Đối với Nhà nước - Chính phủ cần tạo lập môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ để người vay và người cho vay thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. - Chính phủ cần ổn định nền kinh tế vĩ mô, vì đây là môi trường chung của mọi hoạt động kinh tế, của bản thân ngân hàng cũng như các khách hàng vay vốn. - Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện Luật Kế toán, Luật Kiểm toán nhà nước để đạt được chuẩn mực trong công tác kế toán, kiểm toán. Đối với các NHTM, đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng thông tin tín dụng, ảnh hưởng tới hiệu quả của khoản vay. - Chính phủ cần có biện pháp giải quyết dứt điểm nợ tồn đọng; đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại nợ một cách hợp lý để lành mạnh hoá tình hình tài chính. Hiện nay, các NHTM chưa đạt được tỉ lệ an toàn COOK là do có vốn SVTH: Đinh Hồng Quân 39 MSSV: 0854027399
  40. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế chủ sở hữu quá nhỏ Do vậy, Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu, khuyến khíchcác đề án bổ sung vốn điều lệ của các NHTM trong điều kiện việc mở cửa thị trường Ngân hàng – Tài chính sắp đến. - Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính cần tiếp tục nghiên cứu nhằm thay đổi tỉ lệ vốn góp của cổ đông chiến lược nước ngoài vào các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Điều này sẽ giúp các NHTM thu hút được những cổ đông chiến lược có sức mạnh, có kinh nghiệm tổ chức quản lý để giúp các ngân hàng tiến hành hiện đại hoá ngân hàng thành công, giúp các NHTM Việt Nam có đủ năng lực để cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. SVTH: Đinh Hồng Quân 40 MSSV: 0854027399
  41. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế KẾT LUẬN Trước các yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước, với phương châm phát huy tối đa nguồn nội lực, tín dụng ngân hàng là một giải pháp quan trọng về vốn. Sự ra đời của Thị trường chứng khoán tạo ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, là một sự bổ sung tốt cho hệ thống NHTM. Tuy vậy, cho vay ngắn hạn của ngân hàng đối với khách hàng luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Trong quá trình cạnh tranh và phát triển, các Ngân hàng nhận thấy việc nâng cao hiệu quả cho vay cũng quan trọng không kém việc mở rộng cho vay. Vì vậy, nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn luôn là nội dung quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của các ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả cho vay, vai trò của bản thân Ngân hàng thương mại là quan trọng nhất, tuy nhiên vẫn không thể tách rời các bên có liên quan như khách hàng, Ngân hàng Nhà nước và môi trường kinh tế vĩ mô. Sau sáu năm đi vào hoạt động, Ngân hàng TMCP An Bình –Chi Nhánh Hà Nội đã đạt được kết quả rất khả quan, góp phần đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho các doanh nghiệp, cho bản thân ngân hàng và cho nền kinh tế. Bên cạnh những thành công rực rỡđãđạt được, trong hoạt động cho vay ngắn hạn vẫn còn một số hạn chế cần gải quyết. Nhưng với chiến lược, định hướng lâu dài, hợp lý trong hoạt động tín dụng ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội sẽ giải quyết được các vướng mắc đó và không ngừng nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn của mình. Em hy vọng rằng những nghiên cứu trên phần nào có ý nghĩa đối với ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội cũng như các ngân hàng thương mại nói chung. Em tin rằng, nếu có điều kiện đi sâu nghiên cứu một vài nhóm giải pháp, thì tính thực tiễn của chuyên đề sẽ lớn hơn nhiều. SVTH: Đinh Hồng Quân 41 MSSV: 0854027399
  42. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (chủ biên), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Trường đại học Kinh tế quốc dân. 2. PGS.TS Lưu Thu Hương (chủ biên), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, trường đại học Kinh tế quốc dân. 3. Peter. S. Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại. 4. Frederic. Mishkin, Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. 5. Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP An Bình 6. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 7. Luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng 8. Một số website và báo chuyên ngành. SVTH: Đinh Hồng Quân 42 MSSV: 0854027399
  43. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tổng vốn huy động của ABBank Hà Nội qua các năm Bảng 1.2. Cơ cấu vốn huy động của chi nhánh ABBank Hà Nội Bảng 1.3. Cơ cấu dư nợ tín dụng của chi nhánh ABBank Hà Nội Bảng 1.4. Kết quả kinh doanh của chi nhánh ABBank Hà nội Bảng 2.1. Dư nợ và dư nợ ngắn hạn Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ ngắn hạn phân loại theo TSĐB năm 2011 Bảng 2.4. Doanh số cho vay ngắn hạn Bảng 2.5. Doanh số cho vay ngắn hạn Bảng 2.6. Tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn Bảng 2.7. Tỷ lệ cho vay có TSĐB Bảng 2.8. Tỷ lệ nợ quá hạn Bảng 2.9. Tỷ lệ nợ khó đòi Bảng 2.10. Mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn hạn Biểu đồ 1.1. Cơ cấu dư nợ tín dụng Biểu đồ 2.1. Cơ cấu dư nợ ngắn hạn Biểu đồ 2.2. Doanh số tín dụng tại chi nhánh qua các năm Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ cho vay có TSĐB Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nợ khó đòi Biểu đồ 2.6. Mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn hạn SVTH: Đinh Hồng Quân 43 MSSV: 0854027399
  44. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế MỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI DUNG PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội 1.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP An Bình 1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 1.2.1.2 Cơ cấu tổ chức 1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội 1.2.1 Hoạt động huy động vốn 1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 1.2.3 Các hoạt động khác 1.2.4 Một số kết quả đạt được của Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Hà Nội trong những năm qua PHẦN 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình –Chi nhánh Hà Nội 2.1.1 Tình hình cho vay ngắn hạn tại ABBANK Hà Nội 2.1.1.1 Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo ngành phần kinh tế 2.1.1.2 Cơ cấu cho vay ngắn hạn phân theo tài sản đảm bảo 2.1.1.3 Doanh số cho vay ngắn hạn 2.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Nội. 2.1.2.1 Các chỉ tiêu định tính 2.1.2.2 Các chỉ tiêu định lượng 2.1.3 Đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn của chi nhánh Hà Nội 2.1.3.1 Những kết quả đạt được 2.1.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Hà Nội SVTH: Đinh Hồng Quân 44 MSSV: 0854027399
  45. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế 2.2.1 Định hướng hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Hà Nội 2.2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội 2.2.2.1 Hoàn thiện và thực hiện tốt quy trình cho vay 2.2.2.2 Nâng cao trình độ nhân viên của ngân hàng 2.2.2.3 Nâng cao khả năng dự báo những biến động của thị trường trong ngắn hạn và dài hạn 2.2.2.4 Nâng cao khả năng thu thập và xử lý thông tin của ngân hàng 2.2.2.5 Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn. 2.2.3 Một số kiến nghị 2.2.3.1 Đối với ngân hàng TMCP An Bình 2.2.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2.2.3.3 Đối với Nhà nước KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO SVTH: Đinh Hồng Quân 45 MSSV: 0854027399
  46. Báo cáo thực tập Khoa Kinh tế DANH MỤC VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp TSĐB : Tài sản đảm bảo CVNH : Cho vay ngắn hạn NH : Ngắn hạn TMCP : Thương mại cổ phần NHTM Ngân hàng thương mại TP : Thành phố HĐQT : Hội đồng quản trị BĐS : Bất động sản NHNN : Ngân hàng nhà nước PGD : Phòng giao dịch SVTH: Đinh Hồng Quân 46 MSSV: 0854027399